Results 1 to 2 of 2

Thread: NÓNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    NÓNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

    Hải quân Trung Quốc chặn chiến hạm Ấn Độ

    Một tàu chiến của Trung Quốc đă chặn một tàu của Hải quân Ấn Độ trong vùng biển quốc tế khi tàu này vừa rời vùng biển Việt Nam hồi cuối tháng 7, tờ Financial Times của Anh hôm qua đưa tin.


    Chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ.

    Tờ báo có trụ ở tại London (Anh) đưa tin rằng 5 người biết về vụ việc cho hay cuộc chạm trán xảy ra tại vùng biển quốc tế ngay sau khi tàu đổ bộ tấn công INS Airavat của Ấn Độ hoàn thành chuyến thăm cảng Việt Nam.

    Theo Financial Times, sau khi vừa ra khỏi vùng biển Việt Nam, một tàu chiến không rõ số hiệu của Trung Quốc đã ra tín hiệu đòi chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ phải trình báo danh tính và giải trình lý do có mặt trong vùng biển quốc tế.

    New Delhi xác nhận rằng Trung Quốc liên lạc với tàu Ấn Độ, nhưng bác bỏ thông tin về một “cuộc đối đầu”.

    Chính phủ Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố rằng, vào ngày 22/7, sau khi vừa đi vào vùng biển quốc tế, tàu INS Airavat nhận được điện đàm từ một người gọi tự xưng là “Hải quân Trung Quốc” cảnh báo rằng tàu này “đang tiến vào hải phận Trung Quốc”.

    Tuyên bố nói thêm rằng không nhìn thấy tàu hay máy bay nào quanh khu vực đó, và INS Airavat tiếp tục hải trình như đã định.

    “Ấn Độ ủng hộ tự do lưu thông trong các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông, và quyền tự do hàng hải phù với các quy định của luật lệ quốc tế. Các quy định này cần được tất cả các bên tôn trọng”, Delhi cho biết.

    Đây là lần đầu tiên xảy ra một sự việc như vậy của Hải quân Ấn Độ và Trung Quốc tại Biển Đông.

    Vụ việc diễn ra giữa những lo ngại trong khu vực về tuyên bố chủ quyền hàng hải của Bắc Kinh.

    Một loạt các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đă gây lo ngại cho các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

    Trong những tháng gần đây, Philippines và Việt Nam đă lên tiếng phản đối những hành động quấy nhiễu của Trung Quốc các tàu thăm ḍ dầu khí và các ngư dân tại Biển Đông.

    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi tháng 7 đă lên án những hành động “hăm dọa” tại Biển Đông.

    Một báo cáo của Lầu Năm Góc hồi tuần trước nói rằng Trung Quốc đang ngày càng tập trung vào quyền lực hải quân trong khi đ̣i chủ quyền đối với nhiều khu vực rộng lớn trên Biển Đông.

    Phía Trung Quốc th́ khẳng định chương tŕnh hiện đại hóa quân đội của họ chỉ nhằm mục đích pḥng thủ.

    Mỹ lên tiếng sau tin tàu Ấn Độ bị Trung Quốc cảnh báo trên Biển Đông

    Mỹ đă lên tiếng kêu gọi tiến trình hợp tác ngoại giao để giải quyết bất đồng ở Biển Đông, sau khi có tin tàu Ấn Độ "bị Trung Quốc cảnh báo" khi vào vùng biển này.

    Hôm qua, Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận chiến hạm ISN Airavat của nước này "đã nhận cảnh báo qua điện đàm về việc tiến vào hải phận Trung Quốc hôm 22/7 khi chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý (83km)".

    Dù Delhi nói không thấy sự hiện diện của tàu Trung Quốc khi vụ việc xảy ra và không có đối đầu nhưng lời cảnh báo cũng đã đánh động dư luận, vốn quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

    Phát biểu với báo giới cùng ngày hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington, ông Mark Toner, nói: "Chúng tôi ủng hộ tiến trình hợp tác ngoại giao của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền nhằm giải quyết bất đồng".

    Ông Toner từ chối đi vào chi tiết, nhưng nói ông đã nhận được tin từ phía Ấn Độ nói là không có đối đầu trong vụ tàu INS Airavat.

    Trước đó, tờ Financial Times của Anh đă có bài bình luận cho rằng "việc Trung Quốc thách thức tàu hải quân Ấn Độ ngoài khơi Việt Nam là hành động tái khẳng định chủ quyền của nước này tại Biển Đông".

    "Đây là "bước mới trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển trong khu vực... Cho dù đã có nhiều cuộc cãi cọ với các nước nhỏ trong vùng như Philippines, Việt Nam và Malaysia, Trung Quốc chưa bao giờ thách thức một cường quốc đang lên khác trên biển", tờ báo viết.

    Theo tờ báo, "việc tìm kiếm phương cách giải quyết bất đồng càng trở nên quan trọng. Lý tưởng nhất là một dàn xếp đa phương các tranh chấp chủ quyền của các bên tham gia".

    "Hành động của Bắc Kinh không gây ngạc nhiên vì sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc dẫn đến cách tiếp cận năng nổ hơn trong việc tìm kiếm và bảo đảm các nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như các tuyến đường giao thông liên lạc. Điều này khiến việc tìm kiếm phương cách giải quyết bất đồng càng trở nên quan trọng. Lý tưởng nhất là một dàn xếp đa phương các tranh chấp chủ quyền của các bên tham gia.

    Công ước về Luật biển 1982 của LHQ, mà Trung Quốc đã ký kết, có thể dùng làm cơ sở cho dàn xếp nói trên tại Biển Đông. Tuy nhiên, quá trình này đang bị cản trở bởi Trung Quốc không muốn mang các tuyên bố chủ quyền quá đáng của mình ra cho các bên thứ ba phân định. Đây là một phần trong sự ngại ngần nói chung của Trung Quốc trong việc chấp nhận một hệ thống toàn cầu lấy pháp lý làm cơ sở", Financial Times viết.

    Financial Times nhận định đáng tiếc đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc muốn có luật chơi của riêng mình.

    Mỹ - Ấn - Nhật hợp tác để đối phó với Trung Quốc trên biển

    Lần đầu tiên, ba cường quốc Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản tổ chức cuộc đối thoại ba bên cấp cao về “những vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm” - một cơ chế đối thoại an ninh để đối phó với thái độ quyết đoán trên biển của Bắc Kinh.


    Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về Đông Á Kurt Campbell sẽ tham gia cuộc họp ba bên Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản

    Cuộc gặp sẽ diễn ra tại Tokyo vào ngày 7/10 tới, với nội dung tập trung vào thái độ ngày càng kiên quyết của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực châu Á- Thái B́nh Dương.

    Đại diện phía Mỹ sẽ là ông Kurt Campbell, trợ lư ngoại trưởng phụ trách Đông Á - Thái B́nh Dương.

    Theo các nguồn tin của chính phủ Ấn Độ, cuộc đối thoại sẽ là cuộc trao đổi thẳng thắn quan điểm của các bên ở Ấn Độ Dương và khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, cũng như cách thức để tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.

    Theo báo chí Ấn Độ, cơ chế đối thoại an ninh ba bên Ấn, Mỹ và Nhật được quyết định thàn lập vào lúc Bắc Kinh liên tiếp có những hành động hù dọa các láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Nhật Bản và mới đây là Ấn Độ.

    “Đây là lần đầu tiên mà Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản có một cuộc đối thoại chính thức như vậy”, tờ Hindustan Times của Ấn Độ viết.

    Ấn Độ là nước không có bờ biển chung với Trung Quốc nhưng cũng có liên quan, do những quan hệ được tăng cường giữa New Delhi với các quốc gia Đông Nam Á. Hành động phát tín hiệu cảnh cáo của Trung Quốc đối với tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ trung tuần tháng 7 vừa qua đă được giới phân tích cho là nhằm lưu ư New Delhi là không nên can thiệp vào Biển Đông.

    Vụ tàu đánh cá Trung Quốc cản đường quân hạm Mỹ Impeccable vào năm 2009 ở Biển Đông, vẫn c̣n nằm trong kư ức của mọi người.

    Với Nhật Bản, tàu đánh cá của Trung Quốc cũng đă đâm vào tàu tuần duyên Nhật Bản tại vùng Senkaku/Điếu Ngư vào năm ngoái, làm cho quan hệ Bắc Kinh Tokyo căng thẳng rơ rệt.

    Danh mục các hành động buộc các nước khác phải tuân thủ luật lệ của Trung Quốc càng ngày càng dài. Gần đây nhất là vụ Bắc Kinh điều một chiếc tàu ngư chính cỡ lớn xuống tuần tra tại vùng Hoàng Sa, trực tiếp đe dọa các ngư dân Việt Nam. Đó là chưa kể đến một loạt hành động hung hăng nhắm vào tàu thăm ḍ dầu khí của Việt Nam và Philippines sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của hai nước này, nhưng bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền lịch sử của họ.

    Một số nguồn tin chính phủ New Delhi xác định là sáng kiến đối thoại ba bên được ngoại trưởng Nirupama Rao thông báo trong chuyến thăm Nhật Bản vào ngày 7/4.

    Theo Hindustan Times, trên danh nghĩa, cơ chế đối thoại an ninh ba bên này hoàn toàn không nhằm mục tiêu chống lại Trung Quốc.

    “Sáng kiến được đưa ra để các nước có dịp thảo luận về các vấn đề chung, từ việc bảo đảm an toàn cho các tuyến đường biển chống lại các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống như cướp biển ở Ấn Độ Dương và Biển Đông, đặc biệt tại vùng eo biển Malacca, cho tới việc phối hợp hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp thiên tai”.

    Thế nhưng, sáng kiến này lại được thúc đẩy vào lúc Trung Quốc càng lúc càng biểu lộ tham vọng kiểm soát Ấn Độ Dương, tranh giành chủ quyền với Nhật Bản tại biển Hoa Đông và biến Biển Đông thành một vùng nội thủy của họ. Các hành động quyết đoán của Bắc Kinh đối với các nước đang tranh chấp với Trung Quốc càng lúc càng nhiều.

    Trong thời gian qua, giới quan sát đă gợi lên một chiến lược của Mỹ, h́nh thành một ṿng cung dân chủ để cân bằng thế lực đang lên của Bắc Kinh. Ṿng cung này bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia.

    Nếu cơ chế đối thoại ba bên Mỹ-Ấn-Nhật vận hành tốt, th́ khả năng Australia tham gia thêm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

    Theo AFP - BBC - Hindustan Times
    http://dantri.com.vn/c36/s36-514550/...-tren-bien.htm

  2. #2
    Cháu ngoan Bác Hồ
    Khách
    Em Khương Du đính chính rồi, "Không có đụng độ giữa tàu quân sự TQ-Ấn. Ấn Độ là một nước lớn, chúng tôi đâu dám giỡn mặt, chúng tôi chỉ đập mấy thằng ĐNA nhỏ con thôi "



    Em Khương DU gọi những tin tức như trên là "không có cơ sở". Chắc là do thằng lom com nào đó (có thể là VN) giở tṛ "ném đá giấu tay"

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...dia_ship.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 47
    Last Post: 16-11-2013, 08:31 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2012, 04:29 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-12-2011, 08:42 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 01-08-2011, 07:33 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-05-2011, 12:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •