Page 5 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 41 to 50 of 64

Thread: Sàig̣n với những kỷ niệm khó quên-Bài 1: Trường Trưng Vương

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by Lalan View Post
    Nghe ông Viên kẹo Bạc nhắc tới London School , tôi c̣n nhớ dạo đó bà hiệu trưởng là Mrs. Contento và Ông Bùi Bảo Trúc sau khi bị mất chức ở Toà đại sứ VN tại London v́ chôm $50,000 đô , ông ta về VN dạy English part time tại London School . Ông thường đi xe jeep hoặc Lambretta trắng .
    Lalan cũng biết trường này nữa hả? Dạy tiếng Anh cũng được lắm.
    Lúc đó tui c̣n nhỏ xíu, nhà biểu đi học th́ đi học, nên cũng không có để ư lắm. Tui chỉ học lớp ban đêm, và chỉ nhớ là vào lớp th́ không có nói tiếng Việt.
    Tui học ở đó cũng khá lâu, với 5,6 ông thầy nhưng không thấy thầy nào người VN cả. Có lẽ ông BBT dạy lớp khác, hoặc lúc đó tôi đă nghỉ.

  2. #42
    Lalan
    Khách
    Tôi đả học trường này 3 năm . Trường này chỉ có 2 giáo sư Việt là ông BB Trúc (part time giờ trưa) và 1 full time là 1 người Việt gốc Hoa đả tốt nghiệp Anh Ngữ ở England, c̣n lại là các giáo sư người Anh quốc Nói là giáo sư cho oai , chứ thật ra những người ngoại quốc về VN dạy Anh ngữ là những giáo sư thất nghiệp hay thất bại ở ngoại quốc , nhiều khi họ không có degree mà chỉ thông thạo về tiếng mẹ đẻ và có đúng accent . Cũng như Trung tâm văn hoá Pháp tất cả học sinh từ lớp vở ḷng đến lớp cao nhất đều không được phép nói tiếng Việt .

  3. #43
    Người Xưa
    Khách

    Sàig̣n với những kỷ niệm khó quên-Bài 1: Trường Trưng Vương

    T́nh cờ lật trang VL cũ , nhớ lại bao kỷ niệm thuở vườn hoa VL c̣n đầy hương sắc với biết bao thi nhân tao ngộ

    VL c̣n đây , dù đă đổi tên , mà Người Xưa sao vắng bóng ?

  4. #44
    dân say
    Khách
    Quote Originally Posted by Người Xưa View Post
    T́nh cờ lật trang VL cũ , nhớ lại bao kỷ niệm thuở vườn hoa VL c̣n đầy hương sắc với biết bao thi nhân tao ngộ

    VL c̣n đây , dù đă đổi tên , mà Người Xưa sao vắng bóng ?

    Thôi th́ cứ ráng sống với hoàn cảnh vật đổi sao dời đi .. Cũng như bây giờ Mr Trump cũng ráng sống với cảnh

    " vật đổi sao dời " đó sao th́ lam sao đủ hứng thú mà qua lại với em bé ũn ĩn bằng thơ văn loại "c̣n đầy hương sắc với biết bao thi nhân tao ngộ "

    Bây giờ chỉ có thể mở lời ra nguyền rủa cho có hương sắc với biết bao vũ khí thèm tao ngộ thôi.

  5. #45
    Người Xưa
    Khách

    Sàig̣n với những kỷ niệm khó quên-Bài 1: Trường Trưng Vương

    Dân say : "Thôi th́ cứ ráng sống với hoàn cảnh vật đổi sao dời đi ..."

    Vậy sao không tiếp tay nhau để tưới cho khu vườn Vietland tươi tốt , tự nhiên Ong Xưa , Bướm Cũ sẽ trở lại thôi ?

  6. #46
    dân say
    Khách
    Quote Originally Posted by Người Xưa View Post
    Dân say : "Thôi th́ cứ ráng sống với hoàn cảnh vật đổi sao dời đi ..."

    Vậy sao không tiếp tay nhau để tưới cho khu vườn Vietland tươi tốt , tự nhiên Ong Xưa , Bướm Cũ sẽ trở lại thôi ?
    Anh NMQ cũng nói nhiều về Saig̣n thuỡ ấy rồi.. bộ hong đủ sức để tưới cho khu vườn Vietland tươi tốt để quyến rủ Ong Xưa , Bướm Cũ trở lại sao ?

    Thôi th́ tôi xin nghe lời yêu cầu của NX t́nh nguyện nói lại h́nh ảnh xưa của xứ VN nhé...

    Vây thử hỏi NX cái tấm bên dưới được chụp vào khoảng năm nào ?



    Thời mà Nữ sinh có truyền thống mặc áo dài Trắng với quần Trắng đó . Tôi nhớ thời đó, tôi c̣n nhỏ hay lư lắc lắm làm "em trai dại khờ", tuy có xe hai bánh để chạy, nhưng giả bộ làm "nhà nghèo" hay đi mấy chiếc xe loại này lắm . ..để làm chi !

    Chỉ để thoă măn nguyện vọng ngồi chung chạ với mấy chị Nữ Sinh này thôi ...Rồi một hôm bị 1 chị cao tay ấn chỉ chữi tui :

    " thằng nhỏ này nhen mại... bày đặt ngồi lấn lấn hoài hà....xe nó thắng th́ mày phải ngả sang chị bên kia ḱa sao mày ngả ngược sang bên chị vậy... Bộ khg biết sức ly tâm nó kéo về bên nào hà..."

    ====> Nghe xong mặt tui xanh lè xanh lét tuy vậy trong ḷng vẩn khoái đó .. đó là kỹ niệm Saigon xưa hỏng c̣n nữa.

  7. #47
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon với những kỷ niệm ;... ngày ấy tôi về...!

    ngày 27 - 09 - 2017... trời vẫn mù mù ô nhiễm.. gió im và nhiệt độ OAT = + 27 oC.. độ ẩm 65%....

    Cảm ơn quí Bạn đă " đánh thức..".. chuyện xưa . Nhất là chuyện của miền Nam.. của Saigon một thuở.. Những thư mục này đă khai sanh ra từ thời Vietland.. và hôm nay lại như " tiếng vọng từ quê hương văng vẳng bên tai !.. Saigon thân thương... tiếc rằng..;
    Ngày đó nmq về đén Saigon là khoảng thắng 6-1966... thời điểm của các vụ xuống đường của mấy ông sư áo vàng.. làm rối loạn đ̣i sống thường ngày của dân chúng Đô Thành...

    Nhận công tác điều hành trợ giúp phân khoa cuar Grall, nmq được cấp cho căn pḥng nội trú.. việc đi lại nhờ có chiếc Lambretta của ông gác cổng.. Lúc ban đầu tiếp súc cũng khó khăn v́ Bs Giám đốc là Việt mà ban Quản lư lại là ngoại quốc nói tiếng Pháp..Đáo giang tuỳ khúc và nhập gia tuỳ tục.. nmq gia nhập vô gia đ́nh mới này th́ cũng phải tuân thủ các quy luật bất thành văn bản của Bv mà thôi. Rồi cũng xong...
    Qua công việc rồi trờ nên quen th́ là đám Y sĩ trong Bv trong đó có DQH và cô Tám Hươn.. Nam kỳ đặc sệt. cũng ngổ ngáo không kém nam nhi.. dù rằng ít hơn tôi đến 10 tuổi nhưng lại đ̣i làm chị.. coi tôi như em út và làm chị th́ có bổn phận chăm lo cho tôi.. v́ vậy mà tôi có món chuối chưng nước dừa tươi để ăn mỗi buổi trưa.. và nhờ chị Tám tàng này mà tôi biết đến ẩm thực của miền Nam..Nhưng tính nét của tôi lại giống ông cụ già Bắc kỳ.. thích ăn hàng ngủ quán lê la đến các quán hàng đầu hè cuối hẻm.. nơi đó.. nếp sống b́nh dân thể hiển cởi mở hơn và tôi dễ dàng hội nhập hơn là đến nhà mấy ông Hội đồng, C̣ mi Nam bộ.
    Già mất rồi, lúc đó tôi đă 36 tuổi rồi.. đâu c̣n tuổi thanh xuân trèo me leo sấu..hay chui bụi gai để tḥ tay ngắt bông hoa hàm tiếu cho mấy cô em đang len cơn hờn dỗi ! Từ Grall đi qua bịnh viện Hải quân Pháp cũ sau này trở thành ngôi trường của Khung cửa mùa Thu.. Trưng vương.. tuy không đi " troongf si trên vỉa hè ciment.." nhưng cũng th́nh thoảng.. chiều thu năm thứ bày có giờ nghỉ.. cũng lai văng đi t́m những h́nh bóng thanh xuân một thời bỏ lỡ..! mà chỉ dám dứng nh́n những tà áo trắng phơi phới tung bay phía sau những chiéc xe đạp hàng ba hàng tư đang ríu rít lăn bánh..thế rồi lại nh́n đến đám trai niên thiếu tan trường của Vơ trường Toản... lững thững đi trở về ...

    Có lẽ với tuổi đời đă 36.. tính nết cũng đă trầm tư hơn hay là v́ những gian lao.. những truyện đời thường cũng đă nhiều lần. làm tôi trăn trở.. và tôi lặng lẽ đi t́m hiểu đến đời sống hạ tầng.. bữa cơm chiều tôi đă không ăn ở trong câu lạc bộ mà mon men ra chợ Kitchener- cầu Ông Lanhx để ăn cơm chiều.. ngồi trên chiếc ghế gỗ và ăn cơm hàng như một anh phu khuân vác hàng trong chợ.. trên chiếc bàn vuông ghép bằng tấm ván.. chung quanh là vài cái ghế gỗ thâm đen.. cũng bát sứ đũa tre đen ś.. nhưng món ăn dân dă đặc cách Nam kỳ .. cá kho tộ.. canh chua với mấy khúc lóc bông.. đĩa thịt nướng chao..v.v.. và bát cơm gạo nàng Hương thơm phúc nghi ngút khói bốc nóng hổi trên tay..

    Tôi nhờ vậy mà biết món Nam.. biết đến bông điển điển nấu canh cá linh.. chua chua mà thơm mùi hoa đồng cỏ nội và chén nước mắm pha kiểu Nam .. chua chua ngọt ngot.. mà hương thơm của Phú Quốc như đâu đây.. c̣n cô hàng trên đầu chiếc khăn rằn ri hất tém hai bên trông như củ ấu.. chiếc áo bà ba.. cổ hở ..tay vén cao khoe sức lớn của thanh nữ miền Tây.. no nê mà thật rẻ tiền so với cửa hàng cơm Tây ở góc Mayer/Hai bà Trưng.. hay ở Đinh Tiên hoàng chez Albert quen thuộc

    Cái lư lắc của thiếu nữ Nam kỳ khác với cái chanh chua mà nũng nịu của gái Bắc... gái Nam có phần trực tính hơn,.. đẽ dàng giải thích hơn và các nường cũng mau hét giận hờn hơn mấy cô Bắc kỳ...

    Cái thích thú kế tiếp là đi ăn khuya.. làm quen với giới cải lương.. cũng chỉ v́ có một bịnh nhân đến bv nhờ coi xem tại sao giọng hát lại trở nên khan tiếng.. (cord vocale).. làm cho tôi ṭ ṃ thêm về kiếp sống cầm ca của giới cải lương... người ngồi xe hơi đưa đón kẻ th́ húp tô cháo huyết... sống câm hơi sau nhứng buổi diẽn tuồng ;.. ngă tư Quốc tế Bùi Viện và những con ngơ chằng chịt nghèo nàn của giới cải lương..

    Cải lương hát bộ là món ăn tinh thần giải trí của b́nh dân Nam bộ.. cũng có nhưng ông bầu bà bầu và những soạn giả nổi tiếng như Hà triều hoa Phượng.. nhưng tài tử như Hữu Phước , Thành Được..Thanh Nga và bà bầu Thơ th́ cungx có nhưng anh kéo màn chị đóng vai chạy cờ sau nhưng màn tŕnh diễn... Tan xuất hát.. kẻ nổi danh th́ lên xe Fiat 1700 hay Peugeot.. Mazda..đi ăn cà rem hóng mát ngoài bờ sông.. cong anh kéo màn và chị chạy rông th́ đầu con hẻm sau hí viện Nguyễn văn Hảo.. những chiếc ghế gỗ và chiéc bàn dại trước mặt là ly cà phê đen và bát cháo huyết cầm hơi.. đồng lương ít ỏi.. rồi đâm vay mượn ( xanh xít đít đui - 5 thành 6 và 10 thành 12) vay nặng lăi chất chồng...

    Chút ǵ c̣n nhớ khi đặt chân lên mảnh đất phương Nam.. c̣n tiếp ../. nmq

  8. #48
    Karin Puttfarken
    Khách

    Áo xanh

    Có người thắc mắc là nữ sinh Trưng Vương mặc áo xanh, tôi xin trả lời sau đây: ngày thường th́ nữ sinh phải mặc áo dài trắng, không bắt buộc phải mặc quần đen hay trắng. Nhưng mỗi ngày thứ hai phải chào cờ nên nữ sinh phải mặc áo dài màu xanh. Đó là xanh da trời. Đầu năm học, trường bán vải vừa đủ để nữ sinh may áo dài nên không có chuyện mỗi người mặc một màu. Nữ sinh nào quên, ngày thứ hai lại mặc áo màu trắng sẽ bị trừ điểm "kỷ luật". Nhờ vậy nên từ nhỏ đă phải học cách giữ ǵn kỷ luật nhà trường.

    Tôi đậu cuộc thi tuyển vào lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) năm 1963. Năm đó, trường Trưng Vương tuyển học sinh cho 7 lớp (4 lớp Anh Văn và 3 lớp Pháp Văn), mỗi lớp gồm 60 học sinh, như vậy, tổng cộng là 420 học sinh. Học sinh khi đó được mặc áo đầm trắng cho đến hết lớp đệ tứ (lớp 9). Học sinh từ lớp đệ tam trở đi (lớp 10) bắt buộc phải mặc áo dài là đồng phục, không được mặc áo đầm, tức là học sinh học lớp nhỏ th́ được rộng lượng hơn trong cách ăn mặc, nhưng áo đầm phải rộng răi, không được bó vào người. Hồi đó có mode mặc robe, tức là áo đầm một mảnh, từ trên xuống dưới, sát vào thân. Áo này bị cấm mặc, tuy là màu trắng.

    V́ trường chỉ tuyển những học sinh giỏi nhất của Saigon vào học nên đa số học sinh đều tốt nghiệp và có căn bản học vấn vững chắc. Đó là điều kiện để thành công ở nước ngoài. Tôi lấy bằng Tú Tài II ban C năm 1970. Khi định cư tại Đức năm 1975, tôi theo đuổi việc học ngoại ngữ và sau đó làm việc tại trường đại học Hamburg 35 năm. Tôi vừa mới nghỉ hưu tháng rồi. Tôi dịch Sinh Học từ tiếng Đức ra tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha và dịch từ các ngoại ngữ này ra tiếng Đức.

    V́ tôi có quốc tịch Đức nên phải đổi tên Việt ra tên Đức. Tên tiếng Việt của tôi là Phùng Thị Bích Hồng. Xưa kia tôi ở gần ngă tư Phú Nhuận. Mỗi ngày tôi đi bộ từ nhà đến trường, khoảng 4 km để tiết kiệm tiền xe. Đó là cuộc sống khi xưa. Cả đời tôi chỉ lo học, lo làm, chẳng bao giờ chú ư ǵ đến các chàng học ở trường bên cạnh hay các trường khác. Mỗi người mỗi tính!

  9. #49
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Hahahah! Tiếng Xưa đúng là ..Tiếng Xưa !

    . . .

    Nói nhỏ nghe , rồi bỏ qua nhé : Dân Trứng Vịt ( TV ) gọi các anh VTT là Vô Trật Tự ( VTT), và kêu Chu Văn An là Chết V́ Ăn ( CVA ) . Sau có người cắc cớ ghép lại : CVA. TV > Chết V́ Ăn Trứng Vịt

    Vậy mà nhiều tên húi cua , biết " chết" vẫn vui vẻ nhào vô .

    Thật ra , TV không chú ư đến VTT mấy , v́ khi bên TV đă có lớp Đệ Nhất , th́ VTT mới mở mới có Đệ Tứ . Mấy năm sau , mỗi năm lên một lớp .

    Nói vậy chứ cũng có không ít mối t́nh học tṛ TV+VTT .

    Tigon
    Các cô em Trứng Vàng gọi VTT là "vô trật tự" ít nghe hơn là "vỏ trứng thối"
    Sis TG nhắc làm tôi nhớ chuyện ngày xưa:



    Hàng cây Tùng trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cả non nửa thế kỷ vẫn đứng đó, vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt", có một thời chúng từng chứng giám một gă VTT tan học không chịu về nhà, lóng ngóng chờ một tà áo TV, ngẩn ngơ khi cô bé đi qua. trưa nắng chang chang mà vẫn thấy . . . mát ruột mát gan. Đúng là "nắng Sài G̣n Em đi mà chợt mát . . . "
    Mà sis TG có nhớ lộn qua trường Trần Lục không vậy, lúc tôi vào học khoảng 1 năm sau Mậu Thân Vỏ trứng thối đă có lớp Đệ Nhất từ thuở tám hoánh nào rồi mà. Mà cả 2 trường Trứng Vịt vả Vỏ Trứng Thối đều có "tuổi trụ tŕ" trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm gần như ngang ngửa nhau: Trưng Vương Hà Nội di cư vào Nam sau hiệp định Geneve 1954 có niên khóa đầu tiên tại số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vào năm 1957 (3 năm đầu tiên sau khi di cư vào Nam đă phải "ăn nhờ ở đậu" bên trường nữ Gia Long) trong khi VTT có niên khóa đầu tiên trên con đường t́nh đẹp nhất Sài G̣n này hai năm trước đó, 1955.
    Last edited by BlackHole; 28-07-2018 at 03:25 AM.

  10. #50
    vietnamtoi
    Khách

    Một thuở xa xưa ...

    Sẵn dịp mấy ông,bà nói về Trường Trần Lục của tôi ??? cũng xin góp ư chút chút nhé . Trường tôi có cái " hỗn danh " là Thịt Lợn - xin quư bà con đừng diễn dịch thêm nữa nhé : nghe không thanh nhă tư nào . Lúc tôi vào th́ trường chỉ là trường Trung Học Đệ Nhất Cấp thôi , sau này khi Trường đổi tên thành trường Nguyễn Du mới thêm những lớp Đệ Nhị cấp nữa ... Không bao giờ tôi quên Thầy Hiệu Trưởng Hoàng Khôi,Thầy Tổng Giám Thị Tuyến, các Thầy Giám thị Trang ( Nhà Dịch Thuật truyện Kiếm Hiệp Tầu , bút hiệu Hàn Giang Nhạn , Giám thị Hảo , Giám thị Vũ Mốc ( Thầy mất khi tôi học lớp đệ Thất ) . Quư Thầy Cô : Thầy Ngọc dạy toán , Thầy Hiệp dậy Toán,Công Dân , Thầy Khuê dậy Pháp văn, Thầy Giáp,Thầy Liễn dậy LưHoá, Thầy Long ( Việt văn ) - các Cô như Cô Oanh ( Việt văn ), Cô Trường,Cô Bằng ( Vạn Vật ), Cô Dung ( Pháp văn ), Cô Côn ( Anh văn ).
    Tôi học cũng vào hạng khá giỏi , cũng là học tṛ cưng của Thầy Khiếu hữu Kiều dậy Pháp văn ... bài Dictée non - preparée thường 0 faute , có lần thầy vừa mở hộp kẹo Pastilles ( thầy thích ngậm kẹo này lắm ) - Thầy khen tôi một câu nhớ đời : Mr N .... vous êtes un porte-bagages de mots Francais .. Sướng cu ty . Sau này học hành chẳng ra chi , được vài chứng chỉ Đại học ... làm quan hai tàu thuỷ - Mất nước Việt Nam Cộng Hoà Thân Yêu , đi tù vẹt cộng gần 9 năm : Trảng Lớn , Xuân Lộc, Long Giao,Hoàng Liên Sơn,Lào Kay,Vĩnh Phú , Z 30 A ( Gia Ray , Long Khánh ) đi HO 15 . Trường Trưng Vương , cũng như Gia Long cũng có một vài mối t́nh con con , giờ lảng đảng , vật vờ như sương khói ấy , THƯA QUƯ ÔNG BÀ Ạ .
    À , tôi có cô em ruột cũng học Trưng Vương , cùng lớp với cô con gái Tr/Tướng Có , Cô Đào Hoàng Mỹ danh thủ bóng bàn một thời , cả cô Nguyễn Hải Hậu , Đỗ Ưu hang Trung học Đệ Nhất Cấp thời đó . vietnamtoi .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 30-09-2011, 08:29 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 04-09-2011, 06:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-04-2011, 05:49 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 21-01-2011, 06:28 PM
  5. Replies: 27
    Last Post: 05-12-2010, 04:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •