Trung Tá Lê Quang Trọng, Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam đầu tiên (1955-1956)



Trung Tá Lê quang Trọng, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên


Đă lâu lắm, thời gian hơn nửa thế kỷ, nhưng kỷ niệm vẫn c̣n trong tâm trí tôi h́nh ảnh một cấp chỉ huy mà tôi cũng như mọi người trong binh chủng TQLC rất thương kính mặc dầu Ông chỉ ở trong Binh chủng khoảng hơn một năm. Bởi thế mà tôi muốn ghi lại những điều mà chính tôi biết và chứng kiến như một sự tưởng nhớ và cầu nguyện cho Ông mặc dầu muộn màng. Hơn nữa muốn những người trong Binh chủng không được biết đến Ông hiểu rằng những ngày đầu tiên trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước cũng như phương tiện rât thiếu thốn mà Ông đă cố gắng vượt qua.

Trung Tá Lê Quang Trọng. Xuất thân khoá 2 sĩ quan Đập Đá ( Huế ).

Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.

Tháng 6 năm 1955 Ông được Phủ Thủ Tướng bổ nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng Binh Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Trung tá Trọng chỉ định Thiếu Tá Phạm Văn Liễu làm Tham Mưu Trưởng, (Thiếu Tá Phạm Văn Liễu là người trách nhiệm tổ chức và điều hành TQLC lúc ban đầu tại trại Trần Hưng Đạo, cạnh Bộ Tổng Tham Mưu QĐVNCH.) Đại Uư Nguyễn Kim Hương Giang trưởng pḥng 1, Trung Uư Huỳnh Văn Nhàn trưởng pḥng 2, Đại Uư Nguyễn Kiên Hùng trưởng pḥng 3, Đại Uư Lê Nguyên Khang trưởng pḥng 4.

Thời kỳ phôi thai này Binh chủng TQLC là đơn vị trực thuộc Quân chủng Hải Quân Việt Nam về cả hai phương diện Chỉ huy và Hành chánh. Chỉ huy trưởng TQLC có cấp bậc Trung Tá c̣n Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam là Hải Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ ( Hai người cùng họ Lê Quang nhưng không có liên hệ thân thuộc ǵ với nhau ).

Lúc này TQLC mới có 2 Tiểu Đoàn tác chiến, TĐ1 ở Cồn Dương Nha Trang và TĐ2 đang được thành lập tại Long Hải, Phước Tuy. TĐ1 đă hoàn tất thời kỳ huấn luyện và đă sẵn sàng tham dự các cuộc hành quân độc lập. TĐ1 do Đại Uư Roger Bùi Phó Chí Tiểu Đoàn Trưởng, c̣n TĐ2 do Đại Uư Nguyễn Kiên Hùng chỉ huy trưởng đơn vị tuần giang số 1 ở Khánh hội ra thành lập và giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

Trung Tá Trọng dáng người cao, mang kính trắng dầy, diện mạo Ông có dáng dấp như một nhà giáo hay một vị lănh đạo tinh thần bên Công Giáo hơn là một cấp chỉ huy quân sự chuyên nghiệp

Năm 1955 ông chỉ huy TQLC tham dự Chiến dịch Hoàng Diệu dưới quyền Đại Tá Dương Văn Minh chỉ huy chiến dịch. Đây là cuộc hành quân đầu tiên của Binh chủng TQLC.Trong cuộc Hành quân này tù binh bắt được cho biết Bẩy Viễn có chôn dấu nhiều tiền ở trong khu vưc này. Anh em chúng tôi thuộc ĐĐ3/TĐ1 có nhiệm vụ đào kiếm nơi chôn dấu, khi chúng tôi t́m được hầm chứa rất nhiều Lu bằng Sành đựng tiền, nẳp đậy kín nước không vào được. Khi nghe báo cáo rất nhiều sĩ quan trong Bộ Chỉ Huy Hành Quân đều có mặt ngay tại địa điểm anh em chúng tôi t́m thấy tiền, Tôi thấy có Đại Tá Dương văn Minh, và nhiều sĩ quan cao cấp trong Bộ chi huy hành quân, tôi cũng thấy có mặt Thiếu Tá Phạm Văn Liễu riêng Trung Tá Lê Quang Trọng CHT/TQLC tôi không nh́n thấy Ông có mặt nơi chúng tôi đào bới t́m tiền.

Cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu lúc đó là Thiếu Tá TMT/TQLC viết “ Tôi theo đoàn giang đĩnh vào tận chỗ chôn dấu kho tàng của B́nh xuyên. Nh́n thấy thái độ của các giới chức trong BTL tôi không muốn lên bờ nữa, tôi thấy coi khinh bọn người thấy vàng hoa mắt.”( Trích trong Hồi Kư trả ta sông núi trang 329 của Ông Phạm Văn Liễu )

Tiền t́m thấy được đưa xuống tầu nhỏ để mang ra chiến hạm, v́ nơi đây rạch nhỏ và nước cạn chiến hạm không vào được. Khi chấm dứt hành quân, trở về hậu cứ tại Nha Trang anh em chúng tôi được Tiểu Đoàn cho mỗi người là bốn mươi bẩy đồng.

TĐ1 cùng các đơn vị bạn như Nhẩy Dù, Hải Quân, Tuần Giang dẹp tan B́nh Xuyên khi Bẩy Viễn chạy ra khỏi Saigon và Chợ lớn đi ẩn trốn tại Rừng Sát . Đầu tháng 12 năm 1955 TĐ1 Đổ Bộ di chuyển vào Nam đặt thuộc quyền xử dụng của Phân Khu Sóc Trăng để tham dự chiến dịch Nguyễn Huệ do Đại Tá Dương Văn Đức Phân Khu Trưởng chỉ huy chiến dịch, với một Tiểu đoàn TQLC hành quân nên BCH/TQLC không có tham dự. TĐ1/TQLC được giao nhiệm vụ hành quân tảo thanh và diệt địch ở khu vực Giồng Riềng Rạch Giá, nơi đây là một xă ở phiá Đông phi trường Rạch Sỏi ba mươi lăm cây số, cách thị xă Rạch Giá bốn mươi lăm cây số về hướng Đông Nam, năm mươi cây số về phiá Bắc quận Vị Thanh và khoảng một trăm cây số về phiá Tây nam tỉnh Cần Thơ. Tiểu Đoàn di chuyển bằng ghe Cá Gộc ( Loại ghe cỡ trung b́nh dân chúng ở Rạch Giá dùng ra biển đánh cá ) và tầu LCVP ( Landing Craft Personnel Vehicle ) của Hải Quân đến vùng Hành quân. Tầu chở được một tiểu đội. nhưng có khi cũng chở cả trung đội.

Ngày 6-12-55, khi Tiểu Đoàn đổ bộ xuống Giồng Riềng, Đại Đội 2 và 3 đă tiến quân được một cây số Tiểu Đoàn 1 đă bị phục kích trên đường tiến quân. Ta tổn thất nặng có nhiều thiệt hại về nhân mạng, Lực lượng Địch sau khi rút đi đă bị Tiểu Đoàn Nhẩy Dù đánh tan lúc đang qua sông ở quận Vị Thanh buồi tối cùng ngày. Lúc này Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mới được Pháp chuyển giao, phương tiện yểm trợ c̣n quá yếu kém, Cả Quân Lực chỉ có vài máy bay quan sát ( gọi là máy bay Bà Già ) L19 mà thôi, chưa có pháo binh tầm xa đại bác 105 yểm trợ trực tiếp. Ngay sau khi TĐ1 tổn thất nặng được báo về Saigon, ngày hôm sau Trung tá Chỉ Huy trưởng đă dùng xe Jeep đi đường bộ do tài xế Hạ sĩ nhất Phạm Văn Phùng lái từ Saigon đến Quân Y Viện Rạch giá thăm các thương binh, tử sĩ và trao tặng huy chương. Sở dĩ tôi nhớ rất rơ về tài xế Phùng v́ sau khi Trung Tá Trọng rời binh chủng th́ Tài xế Phùng trở về lại TĐ1 làm tài xe cho 2 vị TĐT/TĐ1 là Đại Uư Ngụy Văn Thanh ( 1957 ) rồi đến Đại Uư Nguyễn Văn Tài (1958-1960.( Có một lần Hạ Sĩ Nhất Phùng lái xe đưa tôi từ Nha Trang vào Nam đi hành quân, đường dài tâm sự chuyện cũ nên v́ lư do đó mà tôi nhớ rất rơ vế anh này). Trở lại với Trung Tá Trọng, Ông ở lại Rạch giá với anh em hơn một tuần lể cho đến khi tất cả thương binh và tử sĩ được đem về đến Rạch giá, hàng ngày Ông đến tận giường bệnh tại Quân y Viện thăm hỏi t́nh trạng từng người. Phần đông anh em đều được trao tặng Chiến Thương Bội Tinh và Anh Dũng Bội Tinh, Tôi ( Thiếu Úy Định ) và Thiếu Úy Nguyễn Văn Nho được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với ngôi Sao Vàng và Chiến Thương Bội Tinh

Việc tản thương lâu là v́ phải chuyên chở bằng xuồng nên mất nhiều thời gian.Tất cả các tử sĩ được đưa về chôn cất tại Nghiă trang Rạch Sỏi. Nơi đây là nơi an nghỉ ngàn thu dành riêng cho các anh em thuộc Đại đội 2 và Đại Đội 3/TĐ1/ Đổ Bộ đă hy sinh trong trận Giồng Riềng ngày 6-12-1955. Trung Sĩ Nhất Phạm Khắc Dật Trung Đội trưởng ĐĐ3 được thăng cấp và sau này là Thượng Sĩ I đă hy sinh tại Mơ Cày 1960. Doanh trại của TĐ1 ở Rừng Cấm Thủ Đức mang tên anh.

Hàng ngày Ông cùng anh em thương binh bị thương nhẹ hoặc c̣n thể đi lại được ra chợ Rạch giá dùng cơm thân mật tại chợ như những người dân, quân b́nh thường . Ông có nói với Tôi ( Thiếu Úy Định ) Thiếu Uư Nguyễn Văn Nho và các anh em là “Mặt mũi ḿnh sáng sủa như thế này mà ra ngồi ở chợ ăn th́ không tiện, chắc ḿnh phải làm cho mặt mũi đen nhọ đi một chút th́ mới coi được”

Một cấp chỉ huy sinh hoạt gần gũi như vậy rất hiếm thấy trong Quân Đội, ông được mọi cấp trong Binh chủng thương kính.

Tháng 3 năm 1956 khi lành những vết thương trận, Tôi được xuất viện và trở về đơn vị. Năm 1963 tôi có theo TĐ2 trở lại Hành quân ở Rạch giá vài lần, nhưng tôi không có cơ hội viếng thăm nghĩa trang TQLC ở Rạch Sỏi và thăm những người đă cứu chữa lành những vết thương cho anh em TQLC chúng tôi khi nằm Quân y viện là Y sĩ Trung Uư Phạm Ngọc Toả cùng các Y sĩ khác.

Sau 53 năm, trong số hơn 30 sĩ quan của TĐ1 tham dự trận Giồng Riềng và trận đánh B́nh Xuyên ở Rừng Sát năm 1955. Ngày hôm nay c̣n lại 7 người hiện đang định cư tại Hoa Kỳ và Canada. Trần Văn Nhựt, Nguyễn Hữu Nhơn, Cao Tấn Hạp, Ngô Văn Định, Nguyễn Văn Hiển, Đào Ngọc Kỳ, Trần Đ́nh Thêm. Có thể c̣n vài người hiện vẫn c̣n sống và đang ở quê hương.

Sau khi rời TQLC, Trung Tá Lê Quang Trọng được thăng cấp Đại Tá, Ông về Phủ Tổng Thống làm việc tại pḥng Tổng thư kư thường trực Quốc pḥng cùng Thiếu Tá Nguyễn Khắc B́nh dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Khánh ( Dữ kiện do Thiếu Tướng Nguyễn Khắc B́nh cung cấp )

Năm 58 khi đi Okinawa học khoá Combined Operations về Ông đi làm Tư Lệnh Sư Đoàn 15 Khinh chiến ở Dục Mỹ thay thế Trung Tá Trần Thanh Phong (1)




Tôi nghĩ Ông ra đi là đúng, v́ làm việc cũng không thoải mái dưới quyền chỉ huy của một người có cấp nḥ hơn mặc dù Ông rất yêu thích TQLC và chúng ta cũng tiếp nhận sự Ông rời binh chủng với nhiều luyến tiếc.

Thiếu Tá Phạm Văn Liễu TMT, người có công đầu với binh chủng, người có nhiều kinh nghiệm chiến trường ở Bắc Việt là người kế vị Trung Tá Trọng giữ chức vụ CHT. Nhưng đến tháng 8 năm 1956 Ông lại được lệnh đi du học ở Hoa Kỳ. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bổ nhiệm Đại Úy Bùi Phó Chí đang là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 Xử Lư Thường Vụ chức vụ Chỉ Huy Trưởng TQLC. Ngày 1 tháng 10 năm 56 Thiếu Tá Lê Như Hùng từ đơn vị ở Huế về chính thức giữ chúc vụ CHT.

Cựu Đại Úy Đỗ Trọng sĩ quan tùy viên của Đại Tá Trọng cho biết như sau :

Sau một thời gian SĐ 15 Khinh chiến đổi danh hiệu là Sư đoàn 23 BB, Bộ Tư Lệnh di chuyển về đồn trú tại Ban Mê Thuột, Tư lệnh Phó Sư Đoàn là Trung Tá Nguyễn Xuân Thịnh,(2) Tham Mưu Trưởng SĐ là Thiếu Tá Nguyễn Khắc B́nh (3). Sau cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 63 Đại Tá Lê Quang Trọng bị mất chức Tư Lệnh SĐ 23 Bộ Binh và phải ra khỏi Quân đội. Đại Tá Hoàng xuân Lăm thay thế (4)

Đại Tá Trọng bị bệnh nan y phải đi nằm bệnh viện Grall, sau khi chữa bệnh ở Grall 6 tháng bệnh không thuyên giảm, ông được tướng Dương Văn Minh cấp phương tiện để đi Pháp chữa bệnh. Ở Pháp một năm ông về nước và qua đời ngày 7 tháng 12 năm 1965. Hương dương bốn mươi tuổi. ( 1925-1965 ) Ông bà có tám người con gồm năm Gái và ba Trai, tất cà hiện đang sống tại Hoa Kỳ Tôi có đến thăm Bà để xin Bà tin tức và h́nh ảnh của ông để khi Tôi viết bài này cho được chính xác. Bà yếu nhưng tinh thần c̣n rất minh mẫn.

Viết lại những dữ kiện thật sự của một cấp chỉ huy có tài theo ư kiến của tôi trong thời làm việc dưới quyền Ông.

Thiếu Tá Phạm Văn Liễu Tham Mưu trưởng TQLC dưới thời Trung Tá Trọng viết trong tập Hồi Kư 1 trả ta sông núi “ Trung Tá Trọng là một sĩ quan giỏi, nhiều tính chất văn nghệ, cư xử khéo léo, thân mật với anh em”( Hồi kư trả ta sông núi trang 328 của Ông Phạm Văn Liễu )

Ông là một cấp chỉ huy có tài, có ḷng với đất nước và được thuộc cấp quư trọng và mến mộ. (Thiếu Tướng Nguyễn Khắc B́nh )

Để tiếc thương một người mệnh bạc đă nằm xuống khi tuổi đời mới được bốn mươi. Cũng như để tất cả anh em trong Binh chủng hiểu biết thêm về một sĩ quan chỉ huy trưởng đầu tiên trong đơn vị mà anh em quư mến và có những kỷ niệm khó quên ở chiến trường năm xưa. Ông đă đem hết tâm trí để phục vụ cho sự lớn mạnh của Binh chủng. Nhưng các biến cố chính trị và sức khoẻ đă cắt đứt đường binh nghiệp của Ông, Ông không có dịp để phát huy khả năng của ḿnh để phục vụ Binh chủng cũng như Quân Lực Việt Nam Công Hoà. Một mất mát to lớn cho QLVNCH và đất nước Việt Nam.

Ghi chú:

1-H́nh ảnh trong bài là của gia đ́nh cho mượn,
2- Dữ kiện đi học cùng Đại Tá Thiệu do Thiếu Tướng Nguyễn khắc B́nh cựu TMT Sư Đoàn 23 cung cấp
3-Dữ kiện sơ lược về đời quân ngũ của Đại Tá Trọng từ 1956-1963 do Đại Uư Đỗ Trọng, Sĩ Quan Tùy Viên, hiện định cư tại Hoa Kỳ cung cấp
4-Trích Hồi kư cũa Cưu Đại Tá Phạm Văn Liễu
5- Chức vụ sau cùng của một số người có nêu tên trong bài viết:
(1) Trung Tướng Trần Thanh Phong Tham Mưu Trưởng Liên quân
(2) Trung Tướng Nguyễn Xuân Thịnh Tư Lệnh Sư Đoàn 25.
(3) Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Binh, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tinh Báo
(4) Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm Tư Lệnh QĐ1/QK1.


Bài viết của Mũ Xanh Đồ Sơn
San José, California, Hoa Kỳ