Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 18

Thread: XẾP AL CAPONE -Tiểu thuyết trinh thám-Trường Sơn Lê Xuân Nhị.

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    XẾP AL CAPONE -Tiểu thuyết trinh thám-Trường Sơn Lê Xuân Nhị.


    Trường Sơn Lê Xuân Nhị


    Trường Sơn Lê Xuân Nhị

    XẾP AL CAPONE

    Tiểu thuyết trinh thám


    Tiểu sử tác giả


    Ông tên thật là Lê Xuân Nhị, sinh năm 1951 tại Ban Mê Thuột, một thành phố nằm trên lưng dẫy Trường Sơn ở Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam. Sau khi thi đậu tú tài bán phần năm 1968, yêu thích cuộc đời giang hồ của lính nên đă t́nh nguyện gia nhập trường Bộ Binh Thủ Đức.

    Tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức, v́ Không Quân bành trướng mạnh và nhu cầu đ̣i hỏi, ông được đưa tuyển sang Không Quân và sau một thời gian 2 năm dài học Anh Ngữ và học bay, trở thành phi công lái máy bay thám sát L-19, tốt nghiệp khóa 39 Hoa Tiêu Quan Sát tại trường phi hành Nha Trang.

    Sau khi ra trường, ông phục vụ tại Phi Đoàn 114, Không Đoàn 62 Chiến Thuật, Sư Đoàn 2 KQ Nha Trang. Khu vực làm việc của Phi đoàn 114 bao gồm từ Quăng Đức phía Nam cho đến Qui Nhơn phía bắc và quan trọng nhất, sâu vào phía Tây Bắc của vùng 2 chiến thuật là khu vực tam biên Pleiku. Đây là nơi mà nhiều trận đánh nổi tiếng đă xảy ra vào mùa Xuân-Hè năm 1972 (báo chí c̣n gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa) và năm 1972 khi Bắc Quân đem 3 sư đoàn xâm nhập và mưu toan cắt Việt Nam làm 2 khúc. Là một phi công lái máy bay trinh sát và hướng dẫn khu trục, Lê Xuân Nhị làm việc với tất cả những đơn vị bộ binh ở đó như sư đoàn 23 bộ binh, sư đoàn 22 bộ binh, Sỡ liên lạc Nha Kỹ Thuật, và các đơn vị biệt động quân ở vùng II.

    4 năm lăn lộn trong bầu trời đầy dẫy lửa đạn này, ông học hỏi được nhiều điều. Ông tâm sự “Điều tôi học được nhiều nhất trong khoảng thời gian nhọc nhằn này là t́nh bằng hữu anh em. Trong khói lửa và cơ cực và nghèo đói, anh em chúng tôi dựa vào nhau để sống và để chiến đấu. Chúng tôi an ủi lẫn nhau, bênh vực lẫn nhau, làm cho nhau cười để ráng sống và ráng coi thường những cam go cùng bất hạnh của cuộc chiến.”

    Cũng nhờ những phi vụ yểm trợ này ông có một khái niệm tổng quát về cuộc chiến, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về các trận đánh và dùng những kinh nghiệm này sau này để viết những câu truyện ngắn thật là cảm động về cuộc chiến đấu cô đơn và anh dũng và bi hùng của người lính QLVNCH.

    Ông sang Mỹ năm 1975, hiện cư ngụ tại hai thành phố New Orleans (tiểu bang Louisiana) và San Jose (California), Hoa Kỳ.

    Trường sơn Lê Xuân Nhị say mê văn chương hồi c̣n học trung học và kể từ năm 1967, ở lớp Đệ Tam đă gởi vài truyện ngắn đầu tay cho các tờ báo. Nhưng v́ những tác phẩm này không hề được đăng báo, ông chán nản bỏ bút. Theo lời ông kể, ngày ông bỏ bút lúc c̣n trẻ là ngày buồn nhất đời ông. Ông tâm sự: "Hồi đó, tôi thấy cái cơi văn chương sao nó thật là gần gũi mà thật là xa vời. Nó nằm ngay trước mặt ḿnh mỗi ngày, trong những trang báo, trong những cuốn sách bán đầy ngoài tiệm, nhưng muốn bước vào cơi đó th́ khó như người bước vào cơi tiên."

    Khi sang Mỹ năm 1975, uất hận v́ cuộc thua trận vô lư và nhục nhă của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, mỗi năm vào dịp kỷ niệm mất nước 30-4, ông thường viết những bài viết ngắn bằng tiếng Anh để đăng lên mục "Ư kiến bạn đọc" (Your opinion) của tờ nhật báo duy nhất The Times Picayune của thành phố New Orleans, vạch ra những sai lầm và bất công mà nhân dân và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải gánh chịu trong suốt cuộc chiến. Thường thường, những bài viết chỉ trích như vậy rất ít khi được đăng, nhưng hầu hết những bài viết của Trường sơn Lê Xuân Nhị đều được tờ báo Mỹ địa phương đăng tải sau khi sửa đổi vài chi tiết phụ không quan trọng. Những bài viết này được một số người Việt Nam địa phương để ư, cho nên, khi hội ái hữu Không Quân tại Louisiana quyết định làm tờ đặc san năm 1989, ông được anh em mời cộng tác.

    Thế là, sau 22 năm bỏ bút, ở lứa tuổi 40, Trường sơn Lê Xuân Nhị cầm bút lên trở lại với đoản thiên đầu tiên viết về anh em và phi đoàn ḿnh, phi đoàn 114. Bài viết làm cho chính tác giả và nhiều người rơi lệ. Được anh em khuyến khích, ông viết thêm vài truyện ngắn về lính, và cũng được khen ngợi. Nhiều người đọc xong đă khóc ṛng.

    Được khuyến khích, ông viết thử bộ truyện dài "Xếp Al Capone" là một cuốn truyện viết về bọn mafia ở Chicago mà sau đó trở thành bộ trường thiên, viết trong 5 năm, gồm 5 cuốn tổng cộng 2000 trang tất cả với một số chữ là một triệu chữ. Đây là một trong những bộ sách bán chạy nhất hải ngoại với nhiều lần tái bản.

    Sau cuốn Xếp Al Capone, Trường sơn Lê Xuân Nhị viết tiếp Phát Súng Ân T́nh gồm 10 cuốn (2 triệu chữ) cũng được độc giả khắp thế giới say mê theo dơi. Bộ sách được tái bản cho đến ngày hôm nay (năm 2001) là 6 lần tất cả.

    Ông hiện là một chuyên viên về điện toán (Computer Specialist) cho chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ tại thành phố New Orleans.

    Hỏi về cách làm việc, ông cho biết là ông đi ngủ rất sớm rồi thức giấc vào lúc 2, hoặc 3 giờ sáng là cái khoảng thời gian yên tỉnh nhất rồi viết cho đến khi đi làm.
    Hiện ông đang viết một cuốn truyện dài thuộc loại xă hội đen khác về nghiệp đoàn lao động Hoa Kỳ và đồng thời sắp hoàn thành một tác phẩm bằng Anh Ngữ, viết về chiến tranh Việt Nam.
    Last edited by NguyễnQuân; 10-09-2011 at 11:14 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone

    Tác giả: Trường Sơn Lê Xuân Nhị
    Nhà Xuất Bản Xuân Lê
    5168 Mt. Rushmore Dr.
    Marrero LA 70072 USA

    TSLXNHI@aol.com


    1. 1


    Xếp Al Capone xoay người, điếu x́ gà vừa được cắm lên môi th́ ba bốn bàn tay hộ pháp của đám cận vệ chung quanh đă ch́a ra liền cái rụp, mỗi thằng một cái bật lửa sẵn sàng mồi thuốc cho xếp. Xếp chưa thèm châm lửa vội, gỡ điếu x́ gà xoay xoay nhịp nhàng trong hai ngón tay bằng vẻ rất thỏa măn. Phải vậy mới được. Làm cận vệ cho xếp Al Capone đâu phải là chỉ có rút súng ăn thua với kẻ thù thôi, nhưng c̣n phải biết điếu đóm, biết nhiều thứ chuyện khác nữa, như ở nhà th́ phải biết lo ăn uống, pha rượu, kiếm gái cho xếp khi xếp đă ngà ngà say... Ra đường th́ khỏi nói. Nhiệm vụ đầu tiên là xách cặp táp, rồi làm tài xế, rồi ngoại giao... Trong lúc đi hội họp, phải biết nh́n sắc mặt của xếp mà chuẩn bị để hành động. Xếp bắt tay thằng nào, ôm hôn ai cũng phải biết nhận xét cách nắm tay kiểu nào là để tỏ t́nh thân thiện, cái hôn nào là hôn để ... vĩnh biệt người chết. Rồi đến những công tác được xếp giao phó. Xếp chỉ thị "bắn gục" là phải bắn gục, khỏi có cái màn nổ dăm ba phát đạn, thấy máu óc phọt ra bầy nhầy rồi xách súng đi về, ngày mai nghe tin nó c̣n sống là chỉ có chết với xếp. "Nó không chết th́ chú em chết dùm", cái luật này của Xếp Al Capone xưa nay ở Chicago ai mà không biết?

    Sở dĩ xếp Al Capone biết huấn luyện cận vệ "đúng chỉ số" như vậy v́ ngày xưa, chỉ mới cách đây không tới mười năm, chính xếp cũng xuất thân là cận vệ của ông trùm John Torrier kia mà. Đúng hơn, người ta gọi xếp là hung thần Al Capone, đao phủ thủ số một của Chicago. Xếp là người "định" lại cái nhiệm vụ của giới này, nên xếp tuyển chọn cận vệ rất kỹ. Cũng như mỗi ông vua phải có một viên tướng giỏi và trung thành, xếp quan niệm mỗi ông trùm phải có một thằng cận vệ cực kỳ lanh lẹ, văn vơ song toàn để làm phụ tá. Cái thời ôm súng Mút cờ Tông bên nhà đă hết rồi. Đất Mỹ là đất của tiến bộ. Chiến sĩ Mafia bây giờ không những chỉ biết chơi súng, mà c̣n phải biết ngoại giao, biết luật pháp Hoa Kỳ, biết đút lót, biết ăn nói lịch sự, biết diện đồ thiệt kẻng...

    Phụ tá của xếp bây giờ là thằng Frank Nittie. Xếp chấm thằng này từ lúc nó c̣n ở Brooklin New York. Chuyện của nó nếu kể hết cũng mất vài chương sách. Đại khái, Frank Nittie và xếp có nhiều điểm giống nhau. Thứ nhất, cả hai đều rất thông minh và ĺ lợm. Thứ hai, cũng như xếp ngày xưa, giao cho nó chuyện nào cũng vậy, trăm lần như một không bao giờ có sơ xẩy. Thứ ba, thằng này ăn nói lịch sự và kín đáo, nó giận thằng nào hay muốn làm ǵ không bao giờ để cho ai biết, cái mặt lúc nào cũng tái mét xám xịt, đến chừng nó móc ra cây Colt .45 chĩa thẳng vào đầu người ta bóp liền mấy phát th́ kẻ xấu số mới biết là nó giận ḿnh. Một cái sở trường khác của thằng Frank Nittie là bom. Nó đặt chỗ nào là nổ tung chỗ đó. Cái đáng nói là sự chính xác của trái bom nó gài. Nếu nó muốn cho nổ một nhà hàng, th́ cái nhà hàng bị tan tành thôi, khỏi có cái màn lỡ tay cho quá nhiều thuốc để đến nỗi cả khu phố bị ...bay bổng lên trời. Nhiều máu quá không tốt cho công việc làm ăn, xếp Al Capon vẫn thường bảo vậy. Dưới trướng thằng Frank Nittie là thằng Frankie Rio và Mike Cottrel. Riêng chú em Glenn Accardo, người đă có công "cứu giá" xếp ở Lexington th́ được xếp quư vô cùng, luôn luôn cho đi sát bên ḿnh.

    Sau lần chết hụt ở đại bản doanh Lexington năm ngoái, xếp Al Capone đâm ra hơi ...cẩn thận, bèn tuyển thêm rất nhiều cận vệ. Năm đó cuộc chiến để tranh giành đất sống tại Chicago đă đến thời quyết liệt. Lúc ấy băng của xếp và băng của ông trùm Jim Colosimo là hai băng duy nhất c̣n xót lại sau một cuộc chiến đẫm máu nhất Chicago, cuộc chiến đă quất sụm hàng trăm tay súng của các phe chỉ trong ṿng hai năm, đă đưa thành phố Chicago vào lịch sử thế giới, được nhiều lần lên trang nhất của hàng trăm tờ báo khắp nơi trên thế giới. Giữa xếp Al Capone và trùm Jim Colosimo, ai bị gục trước th́ băng đó coi như thua, cuộc chiến sẽ bế mạc...

    Khi đại chiến mới bắt đầu, ông trùm Jim Colosimo biết tài nghệ của hung thần Al Capone nên nằm nhà thủ kỹ, chỉ cho đàn em đi bắn giết rồi về báo cáo. Ông trùm đinh ninh thế nào cũng hạ được Al Capone trong ṿng vài tuần v́ thế lực của ông quá lớn: Có cái nhà hàng nào, cái tiệm rượu lậu nào, cái động chơi nào ở Chicago này mà không phải đóng thuế cho ông? Ngay cả Thị trưởng Chicago lúc ấy cũng nằm trong sổ lương của ông trùm kia mà. C̣n Cảnh Sát th́ khỏi nói, từ xếp cho tới lính, ngày nào mà không được chia chát chút ít, hoặc thỉnh thoảng được tặng cho chai rượu Whiskey, thứ quư nhất trong thời buổi cấm rượu này để đem về nhà lai rai. Nhưng ông trùm Jim Colosimo đă tính lầm. Nước cờ lầm lần đầu tiên và cuối cùng của cuộc đời anh chị: Al Capone là một tưp anh chị mới, khôn ngoan biết tấn công đối phương một lúc trên ba mặt trận: Quân Sự, Kinh Tế và Chánh Trị.

    Về quân sự, mấy thằng em của xếp Jim Colosimo thua xa đám cận vệ cảm thử của xếp do đích thân thằng Frank Nittie chỉ huy. Bọn Colosimo đă được hưởng thái b́nh hơi lâu, thân thể thằng nào cũng ph́ nộn với cái bụng chứa la de, những bàn tay chuyên môn nặn bài và xoa rốn đĩ th́ lúc đụng trận làm sao xung phong ngon lành và vẫy Colt chính xác bằng đàn em của xếp Al Capone được? Thằng Frank Nittie nổi tiếng là "vua bom", đă từng là lính TQLC chiến Mỹ và đóng đến lon Hạ Sĩ, biết cách xử dụng khả năng của ḿnh. Nó huấn luyện cho đàn em y hệt theo kiểu đánh giặc của TQLC Mỹ. Bọn này thường liều lĩnh ôm bom nhảy vào sào huyệt của địch, dám tổ chức đột kích đằng sau pḥng tuyến đối phương. Hơn nữa, chúng được dạy dỗ thêm nhiều tài vặt, như tài ...thảy lựu đạn chẳng hạn. Không bao giờ có trái lựu đạn nào chạm mục tiêu mà chưa nổ, để cho người ta có th́ giờ cầm lên rồi ném trả lại. Thường th́ quả lựu đạn nổ ngay trên mục tiêu, không cách ǵ trốn kịp.

    Về kinh tế, các khu vực đóng hụi chết cho Jim Colosimo bị đàn em Capone lần lượt thu hồi hết. Có ǵ khó đâu, tiệm rượu lậu nào lại không được bảo vệ bởi mấy thằng an ninh do trùm Colosimo gởi tới. Trước hết, bọn Caponi (Người phe Capone) giả dạng khách chơi đến thăm viếng để xem mặt và coi gị mấy thằng này. Biết mặt rồi th́ muốn giết chúng nó đâu có ǵ khó. Đất Chicago rộng quá, lại có nhiều hồ. Một phát súng vào đầu nạn nhân ở những nơi chúng ít ngờ nhất như là trước nhà hay trong một tiệm ăn nào đó th́ thằng nào đỡ nổi? Nếu là nơi đông đúc phố thị th́ bắn xong lẳng lặng chuồn êm. C̣n ở những nơi vắng vẻ, không muốn cho cảnh sát đến làm thủ tục lẩm cẩm th́ cứ hai ba thằng xốc nạn nhân lên, chạy tuốt ra bờ sông quăng cái ùm xuống là yên chuyện. Hết an ninh rồi, ông chủ nào nghe đến câu "Từ này về sau cái tiệm này thuộc về xếp Capone nghe chưa? Đàn em của Jim Colosimo mà tới đây là phải thông báo liền cấp kỳ, chậm trể tao cho một trái lựu đạn vào là chết mẹ hết cả lũ..." mà chẳng dám tuân lời. Tuân mau và tuân đẹp lại là đàng khác. Thế là đàn em của ông trùm Jim Colosimo đi lang thang thâu hụi đều bị thịt từ từ từng đứa một. Trong chiến tranh, ai cũng cần tiền. Tiền để trả lương nhân viên và mua nhiều thứ: Mua súng ống đạn dược, mua căn cứ, mua sự bảo vệ của Cảnh Sát, của các quan toà... Các cơ sở làm ăn bị nướng cháy mau như vậy th́ trùm Jim Colosimo lấy đâu ra tiền để chi? Chỉ trong vài tuần, sự yểm trợ của Cảnh Sát yếu thấy rơ, các ông toà cũng làm việc tà tà hơn khi cho mấy thằng em của trùm Jim Colosimo ra tại ngoại hầu tra. Vậy là mặt trận cuối cùng, mặt trận Chính Trị cũng đang bị bao vây.

    Chưa xong, chừng như cái thời của ḿnh sắp hết, những năm gần đây ông trùm Jim Colosimo có thêm cái tật xấu là mê gái. Trong thời chiến, giữa lúc các chiến sĩ ngày đêm lo đánh giặc th́ trùm Jim Colosimo chỉ lo nằm nhà ôm đít và o bế con đào Monique của ḿnh, đàn em từ từ không có dịp tới gần nữa.

    Nằm nhà măi cũng chán, em Monique than phiền nhiều quá chịu không nổi, một hôm ông trùm Jim Colosimo quyết định muốn ra đường trở lại. Đàn em can gián đủ lời nhưng ông trùm đâu có thèm nghe: "Người của ḿnh c̣n đầy dẫy mà, thằng khốn nạn Al Capone là cái ǵ mà tụi mày phải ... đái ra quần như thế?".

    Tuyên bố ngon vậy nhưng ông trùm cũng chuẩn bị đầy đủ, trước khi tới nhà hàng nào th́ ít nhất có hai tiểu đội vơ trang tới giữ an ninh trước. Khỏi nói, gặp đứa nào có vẻ hơi nghi nghi là bọn này không ngần ngại kéo con người ta ra sau, thằng chĩa Colt vào đầu, đứa khác đi một đường kiểm soát kỹ càng từ tóc xuống đến ngón chân. Chỉ tội những thực khách vô tội, thời buổi kinh tế khủng hoảng dành dụm lâu lắm mới có tí tiền dắt đào đi ăn, đương không bị mấy thằng cô hồn chĩa súng vào đầu dẩn vô cầu tiêu lục soát, lúc được trả về bàn cũ th́ không ai c̣n hồn vía nào mà ăn nữa, cái nĩa cầm trên tay cứ rung lên bần bật từng cơn.

    Những chuyến đi du hí đầu tiên, ông trùm luôn luôn cho bố trí kỹ lưỡng như vậy. Chắc ăn hơn, chính ông trùm và con Monique mỗi người c̣n thủ một cây Smith & Wesson ngắn ṇng. Nhưng rồi một vài lần thấy có vẻ yên, ra là cái bọn Caponi cũng đâu phải là xuất quỷ nhập thần ǵ như báo chí thường đăng tải, hơn nữa, đi chơi mà có nguyên tiểu đội an ninh tiền hô hậu ủng th́ mất vui và tốn tiền quá, ông trùm từ từ cho giảm bớt sự đề pḥng: "Chỉ cần giữ bí mật chỗ tao tới và có ba thằng chung quanh tao là đủ". Ông trùm xuống lịnh một cách lạc quan, đâu có ngờ đó là bản án tử h́nh của ḿnh.

    Trong khi đó, một người có nhiều lư do để lạc quan hơn hết nhưng vẫn luôn luôn cẩn trọng từng chút một là xếp Al Capone. Các đường đi nước bước của ông trùm Jim Colosimo làm sao qua mắt nổi thằng Frank Nittie? Ngày đầu tiên ông trùm xuất hiện, Frank Nittie đă phóng xe xuống tổng hành dinh vào tŕnh diện xếp Al Capone với một mảnh giấy chỉ vỏn vẹn có hai hàng chữ tối mật ghi địa chỉ một nhà hàng. Frank Nittie "xin" hai chục tay súng đi theo ḿnh để làm thịt Jim Colosimo liền lập tức. Xếp Al Capone chụp mảnh giấy, ṿ nát trên tay trước vẻ mặt chưng hửng của đàn em:

    -Làm ăn hấp tấp như chú mày coi chừng chết không có đất chôn. Mày tưởng ông trùm Jim Colosimo ngu lắm à? Nằm trong nhà đă lâu bây giờ mới xuất hiện, chắc chắn nó phải thủ kỹ. Tao dám cá, chiếc xe mày chưa tới gần nhà hàng th́ đă có ít nhất hai chục họng tiểu liên bố trí sẵn dư sức cày nát cái xe mày ra như cái tổ ong...

    Chừng như khoái chí về cái nhận xét khôn ngoan của ḿnh, xếp đưa ngón tay gơ gơ vào trán, ư muốn nói cái đầu này đă tính th́ không trật được:

    -Mày biết tại sao tao c̣n sống đến giờ này không? Đâu phải hễ cứ nghe đụng là xách súng chạy loạn cào cào mà giết được kẻ thù? Mày phải nhớ là dù tài giỏi tới đâu, bắn người ta mười lần th́ thế nào cũng phải bị người ta bắn lại vài lần. Tao c̣n sống tới giờ này là bởi tao biết bắn lúc nào cần bắn, biết chi địa lúc nào cần chi địa, và cái quan trọng nhất: Tao biết chờ. Nghe tao đi, số mạng của trùm Jim Colosimo nằm trong tay tao rồi, nhưng cái ngày đó chưa phải là hôm nay.

    Quả đúng như xếp dự đoán, nếu Frank Nittie ra quân hôm ấy th́ thế cờ sẽ bị lật ngược. Thằng Frank Nittie mà bị bắn chết ngắc th́ ḿnh xếp Al Capone làm sao chống nổi thằng Antonio, "tư lệnh chiến trường" của Colosimo, lúc ấy đang c̣n vang danh là đệ nhất đao phủ thủ của Chicago.

    Và cái ngày chờ đợi đó đă đến. Một buổi chiều đang ngồi ăn ḿ ống ở nhà hàng của lăo Giovani, ông trùm vừa nâng ly rượu lên th́ nh́n thấy hai thằng cô hồn mặc áo măng tô dài tới chân bước vào quán. Ḍm kỹ hơn th́ thấy hai thằng này mặt mũi coi sao bặm trợn quá chừng, đâu có giống mấy khách hàng tới lui thường trực. Mà tụi nó đâu có bước, phải nói là chạy mới đúng. Chỉ thoắt một cái là hai thằng khách lạ đă đứng trước mặt bàn của ông trùm. Hai cận vệ ruột ngồi ở bàn kế bên phản ứng lẹ không kém. Nghe xoạt một tiếng là tụi nó đă đứng bật dậy, mỗi đứa một cây Colt trong tay...

    Nhưng hai thằng thích khách c̣n mau hơn, hai cây shotgun cưa ṇng đen thùi lùi đă được chúng lôi ra không biết từ lúc nào, một cây xĩa ngang qua đám cận vệ, cây kia nhắm vào ông trùm nổ liền mấy phát. Làm sao trật được. Phát đầu tiên thổi ngay vào giữa mặt ông trùm, sức ép của hàng chục ḥn bi trong viên đạn phà đẩy bật ông trùm té ngữa ra sau. Con nhỏ Monique hoảng quá mà cũng đâu có kịp kêu được tiếng nào. Phát thứ hai bay theo liền, cày nát bét khoảng ngực của ông trùm ra.

    Đồng thời lúc ấy, cây Shotgun kia cũng đă khạc lửa lia lịa về phía hai thằng cận vệ chưa kịp nâng ṇng súng lên. Hai đứa lănh trọn mấy phát đạn, bắn bung lên. Vừa rớt xuống sàn đá hoa th́ bị bồi thêm mỗi đứa một phát nữa. Xong rồi, chưa có dọt vội, một thằng phóng tới bên cái xác c̣n be bét máu của ông trùm, kê họng cây ghotgun sát vào khuôn mặt không c̣n ai nhận ra được nữa nổ thêm phát cuối cùng. Xếp Al Capone có dặn là bắn th́ phải bắn cho ...chết mà! Con Monique th́ năy giờ vẫn ngồi yên như pho tượng đá.

    Cảnh tượng diễn ra quá mau, trước sau chỉ có vài giây đồng hồ làm các thực khách đang ngồi trong nhà hàng không kịp có phản ứng. Có mấy cô hoảng sợ quá muốn rú lên một tiếng cũng không sao mở miệng được. Thoáng một cái chúng dọt vào, và thoáng một cái là lại biến mất dạng, để lại trong nhà hàng ba cái thây ma với máu me từng vũng coi thấy gớm.

    Đến lúc này đám thực khách mới hoàn hồn, đàn bà th́ kêu rú lên thảm thiết, c̣n đàn ông th́ chạy tứ tung như một đàn vịt; không biết chạy để làm ǵ và chạy đi đâu...

    Ông chủ nhà hàng Giovani năy giờ đứng tại quày rượu mục kích cú thanh toán không thiếu một chi tiết. Vốn là bạn lâu đời của trùm Jim Colosimo, khi chiến tranh bắt đầu bùng nổ, ông đă lo sợ một ngày loang lổ máu như vậy sẽ xảy ra. Nhưng ông không thể ngờ ngày đó lại là ngày hôm nay, và xảy ra ngay tại quán của ḿnh. Ông đau ḷng trước cảnh người bạn bị thảm sát ngay trước mắt, nhưng cũng bối rối không biết lát nữa ông sẽ ăn nói làm sao với thằng Antonio, đệ tử ruột kiêm đao phủ thủ số một kiêm phụ tá đặc biệt của ông trùm. Ông c̣n lạ ǵ tính nết của thằng Antonio này. Cách đây vài năm, lúc Al Capone mới chân ướt chân ráo về Chicago, nó là thằng duy nhất dám xách súng đi kiếm xếp chỉ v́ một chuyện không đâu. Quả thực, Al Capone lúc ấy gặp thằng Antonio ở đâu là né ở đó. Kẹt cái là nó trung thành với lăo Jim Colosimo quá, trong khi lăo này th́ càng già càng lú đi, chẳng làm ǵ nên chuyện. Nhưng đă đến nước này, trước sau ǵ cũng sẽ có một vụ đổ máu nữa để trả thù cho ông trùm, và ông, con nhà buôn khôn lanh, chắc chắn ông không muốn tên ḿnh sẽ đứng đầu trong danh sách bị nghi ngờ. Hơn nữa, ông không muốn cái nhà hàng xây dựng trong ṿng 30 năm biến thành băi chiến trường cho hai phía. Mồ hôi vă ra trên trán, ông chụp máy điện thoại không phải gọi cho cảnh sát mà quay một số bí mật: Số của thằng Antonio.

    Điện thoại reo đến tiếng thứ năm th́ có tiếng rè rè bâng quơ trong máy trả lời:

    -He..lo o o..

    Thằng Antonio xưa nay bao giờ vẫn vậy, điện thoại không bao giờ chuông vừa reo mà nhấc lên liền. Nó phải chờ đến tiếng thứ năm, và luôn luôn trả lời bằng một giọng ngái ngủ. Đầu giây bên kia là một giọng hốt hoảng:

    -Antonio, Antonio!

    -He....lo...

    -Antonio, lăo đây, lăo Giovani đây. Lăo muốn ....

    Giọng thằng Antonio tự nhiên bỗng trở nên sắc như một lưỡi dao, cắt đứt giọng nói hổn hển sợ sệt của lăo Giovani:

    -Có chuyện rồi phải không? Có ǵ nói mẹ nó ra đi ông, Ông Già làm sao?

    -...tụi nó 2 thằng...

    -Mother F.... Ông Già có sao không?

    -Ổng bị rồi, chắc..chắc đi luôn.

    Chỉ cần nghe tới đó, Antonio cúp phone liền cái rụp. Bao nhiêu năm lặn lội trong nghề, kinh nghiệm dạy cho nó biết hỏi thêm hay than van thêm cũng bằng thừa. Xếp đă bị bắn gục. Chết. Đơn giản có vậy. Nó không có th́ giờ để khóc như một đứa con nít, ngay cả một tiếng chửi thề cũng không thèm bung ra. V́, bung ra cũng chỉ là thừa. Giai đoạn này là giai đoạn cần phải sáng suốt để đối phó với t́nh h́nh mới. "Vua" Colosimo chết, Antonio là kẻ thân cận nhất và là kẻ có nhiều quyền uy nhất sau ông trùm, nếu nó không lẹ tay dàn xếp th́ "triều đ́nh" chắc chắn có loạn. Trong nhà mà không nắm vững được giềng mối trong lúc nguy cấp như vầy th́ khó mà tồn tại được với tụi Al Capone.

    Tuy suy nghĩ "cứng" lắm nhưng cái mặt của nó cứ càng ngày càng trắng bệch ra. Than ôi, sao ông già ra đi một cách thê thảm quá. Thằng Al Capone này nếu nó không trả thù được th́ nhất định không phải là dân giang hồ.

    Hai thằng cận vệ của Antonio b́nh thường ít khi thấy ai gọi đến cho đàn anh, bây giờ nghe chuông reo và nh́n thấy khuôn mặt trắng bạch như tờ giấy của Antonio th́ biết ngay rằng có chuyện chẳng lành đă xảy ra. Một thằng lẹ tay rót cho đàn anh ly Whisky đầy ắp. Antonio làm một hơi cạn sạch, cất giọng từ từ giữa hai hàm răng nghiến chặt:

    -B́nh tĩnh nghe tao nói tin này. Ông già bị tụi nó chơi nặng ở nhà hàng lăo Giovani, sống chết chưa biết sao.

    Ngừng một chút, nó chỉ một thằng:

    -Mày gọi qua khu Cicera bảo đem vài thằng bay tới nhà hàng lăo Giovani liền lập tức cho tao. Điều quan trọng nhất là coi thử ông già c̣n sống không? Nếu c̣n phải báo cáo gấp. Coi chừng tụi nó chơi cú "Secondery". Tao sẽ cho 2 chục thằng tới bảo vệ nhà thương liền. Nếu tới trước cảnh sát th́ thủ tiêu mấy cây súng của bọn ḿnh, dặn hai thằng cận vệ nếu đứa nào c̣n sống bảo tụi nó kín miệng. Sáng mai tụi nó sẽ ra hết.

    Antonio quay sang đứa thứ hai:

    -Mày gọi hết mấy thằng trưởng toán tới đây họp liền lập tức cho tao.

    Chừng như, muốn cho cái lệnh của ḿnh được đàn em hiểu rơ một cách tường tận hơn, nó nghiến răng lại, gằn mạnh từng tiếng:

    -Liền lập tức, nghe rơ không? Liền lập tức.

    (c̣n tiếp)

  3. #3
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone

    2. 2

    Trong khi đó, tại tổng hành dinh của Xếp Al Capone, chuông điện thoại cũng reo vang. Frank Nittie nhấc ống nói, chỉ nghe được đầu giây bên kia sủa hai gọn tiếng "Xong rồi" là cúp cái cụp.

    Frank Nittie quay nh́n xếp Al Capone, gật đầu một cái. Xếp hiểu ngay là thằng Frank Nittie muốn nói ǵ. Miệng xếp nở lên một nụ cười khoái trá, dơ tay chỉ vào cái quày rượu. Frank Nittie tới quầy lấy ra hai cái ly. Ly của xếp được nó đổ đầy bằng loại rượu Cognac thượng hảo hạng. Tiếng rượu chảy vào ly làm xếp Al Capone cảm thấy sảng khoái. Ly của nó, chỉ đổ nước ngọt. Tính thằng phụ tá này xưa nay không bao giờ thay đổi. Nó không thích rượu. Đối với nó, rượu chỉ làm người ta lu mờ lư trí, phản ứng chậm chạp, và quan trọng nhất, dễ bắn... trật.

    Đưa ly rượu cho xếp Al Capone trong giây phút vinh quang chiến thắng này, cái bản mặt cô hồn của thằng phụ tá số một vẫn không lộ vẻ ǵ là thoả măn hay vui sướng. Nó không thèm nói dư một câu, cũng không có một cử chỉ thừa thải. Cái mặt nó cứ xám xịt ra với mọi cử động, mọi vận chuyển đều lầm ĺ một cách đáng sợ. Xếp Al Capone nâng ly:

    -Good job Frank, very good job!

    Xếp Al Capone xưa nay ít khi khen ai, nhưng đă khen th́ đối tượng phải làm xong được chuyện ǵ ghê gớm lắm. Đúng thật, v́ cuộc xử tử Jim Colosimo hôm nay, tuy là chỉ thị cuối cùng đến từ xếp Al Capone nhưng mọi chuyện đều do chính bàn tay của Frank Nittie xắp xếp và tổ chức. Hai thằng đao phủ thủ ôm Shotgun đột kích ông trùm là cận vệ ruột của Frank Nitti. Noi gương xếp, nó đă tính th́ ít có khi nào trật. Phải nói là quá đầy đủ mới đúng. V́ ngoài hai thằng đao phủ vào đợt đầu tiên, nó đă cho chuẩn bị đợt tấn công thứ nh́ để pḥng trừơng hợp tụi này vào không lọt ṿng lưới của địch thủ. Đợt thứ nh́ chuẩn bị ồ ạt hơn, với hai chiếc xe và ...20 tay súng máy chờ sẵn ở ngoài. Theo lệnh của Frank Nitti, nếu đợt tấn công bất ngờ thứ nhất không làm ăn được, lập tức tụi này phải tràn vào, mỗi đứa một cây liên thanh để biến cái nhà hàng thành một cái nhà ... xác, già trẻ lớn bé có bị ăn đạn chết oan cũng không sao.

    Cái quan trọng là trùm Colosimo phải bị bứng. Frank Nittie đă ra chỉ thị rơ ràng: "Nó phải chết. Nếu nó không chết, tụi bay đừng có vác mặt về đây." Khi mọi chuyện đă xảy ra đúng như dự tính, hai chiếc xe Ford Station Wagon mới tinh mở hết tốc lực dọt thẳng về tổng hành dinh để làm pḥng tuyến mới chuẩn bị cú trả đũa của thằng Antonio. Frank Nittie và xếp Al Capone biết thằng này rơ hơn ai hết. Nó đă chơi là chơi xả láng, nếu cần cho nổ tung cả thành phố, nó không một chút ngần ngại. Và điểm quan trọng làm ai cũng phải suy nghĩ là: Giống như xếp Al Capone và Frank Nitti, nó ít khi nào tính trật.
    Làm hết ngụm rượu, xếp Al Capone bước ra cửa sổ, nh́n xuống đường:

    -Mày nghĩ thằng Antonio chừng nào sẽ hạ thủ?

    Frank Nittie nhún vai, xốc lại cây Colt .45 đeo dưới nách:

    -Tụi nó phải mất vài ngày để chuẩn bị lực lượng. Nhưng với thằng cáo già này, không ai có thể ước lượng ǵ được. Theo lẽ thường, tôi nghĩ có lẽ tuần tới chúng mới gom đủ lực lượng để tấn công.

    Al Capone châm lửa một điếu x́ gà, thở khói lên trần nhà:

    -Tao nghĩ khác!

    Xếp cất tiếng sau một lúc suy tư:

    -Có thể tụi nó sẽ đến tối nay hay ngày mai. Nó sẽ đến vào lúc bất ngờ nhất, vào lúc ḿnh không ngờ trước được. Mày để dưới nhà bao nhiêu tay súng?

    -Chừng hai chục, vẫn toán của thằng Frankie Rio

    -Có ai t́m ra tông tích thằng Antonio chưa?

    Frank Nittie lắc đầu:

    -Thằng này thuộc loại cáo già mà xếp, nó lặn mất tiêu. Cả thành phố Chicago không có ai biết nó ở đâu hết.

    Xếp Al Capone chỉ hỏi lấy lệ, v́ biết đàn em ḿnh chưa moi ra chỗ của thằng Antonio được. Ngay từ ngày đầu tiên, kế hoạch triệt hạ Jim Colosimo của xếp gồm hai phần: Trước hết là bứng liền lập tức hai kẻ thù nguy hiểm: Jim Colosimo và Antonio. Cả hai người này, dân giang hồ đều biết là "bất khả phân ly". Một người chết, người kia sẽ trả thù đến giọt máu cuối cùng, khỏi có cái màn dàn xếp hay thương lượng. Phần thứ hai là chiêu dụ tất cả những đàn em của Jim Colosimo về một mối. Ông trùm Jim Colosimo th́ hớ hênh, dễ bị gài bẫy nhưng Antonio là một tay anh chị thuộc loại quỷ quyệt khôn lường. Ngay đến chỗ ở, nó sơ sơ có chừng bốn năm nơi. Thằng đàn em thân tín nhất cũng không biết nó sẽ ngủ ở nơi nào. Nhiều đêm, thấy nó cặp vài em điếm vào ngủ ở một nơi, nhưng sáng sớm, người ta lại thấy cái bản mặt cô hồn xuất hiện ở chỗ khác. V́ vậy, dù diệt được ông trùm Jim Colosimo, cái mối lo canh cánh bên ḷng của xếp Al Capone vẫn chưa giải quyết được. Ngày nào chưa nh́n thấy được cái xác bê bết máu của Antonio, xếp Al Capone c̣n ngủ chưa yên.

    Đi qua đi lại trong pḥng, dù mới sau một chiến thắng vẻ vang, xếp Al Capone chợt nhận thấy ḿnh đang bị đẩy vào thế thụ động. Tuy không nghiên cứu sách vở, nhưng sau mấy chục năm tranh chấp trong giới giang hồ, xếp biết cách pḥng thủ hay nhất là tấn công. Kẹt cái là ḿnh không thấy kẻ thù th́ không lẽ lại đi tấn công để bắn ... gió? Xếp biết sớm muộn ǵ thằng Antonio cũng sẽ chường mặt ra, nhưng cái quan trọng là ngày đó, ai sẽ ... c̣n sống để nh́n thấy nó?

    Chuông đồng hồ treo tường gơ chín tiếng, làm xếp Al Capone cảm thấy ...đói bụng. Từ ngày dọn đại bản doanh vào chiếm cứ hết lầu của đại khách sạn Lexington đến nay mới hơn 1 năm, xếp Al Capone đang từ 220 pounds đă vọt lên 260 pounds. Không lên sao được v́ xếp có cái tật khoái ăn, khoái uống. Buổi sáng, thức giậy vào lúc ... 11 giờ trưa, xếp phải làm một bữa điểm tâm trên giường. Ba hay bốn giờ chiều, là một dĩa ḿ ống hay vài miếng bí tết với rượu Chianti. Rồi đến khoảng 7 hay 8 giờ, mới là bửa ăn chính, thịnh soạn với đầy đủ cao lương mỹ vị. Một công hai việc, xếp thường dùng những bữa ăn này để tiếp đón các nhân vật quan trọng trong chính quyền, các thương gia từ khắp các nơi trên thế giới, và dĩ nhiên, các tay anh chị trong giới giang hồ. (Hồ sơ của sở anh ninh liên bang có ghi rơ thị trưởng Thompson của Chicago là một trong những khách thường xuyên của xếp.) Những bữa tiệc này có khi kéo dài đến 1 hay 2 giờ sáng với hàng chục dĩa tôm hùm, bít tết và hàng chục chai rượu qúy. Hôm nay, v́ bận với những diễn tiến việc thanh toán ông trùm Jim Colosimo, xếp quên mất phần ăn uống. Xếp vỗ vỗ vào cái bụng đang phát triển của ḿnh, nói bằng tiếng Ư với Frank Nittie :

    -Bảo tụi nó chuẩn bị một bàn, tụi ḿnh xuống ăn.

    Frank Nittie gật đầu. Tuy có vẻ không ưng ư với cái quyết định ăn uống này, nhưng như thường lệ, nó không bao giờ hỏi lại. Có một điều ǵ lẩn quẩn trong đầu nó về cái đại khách sạn này nhưng Frank Nittie chưa bao giờ nghĩ ra. Tuy xếp Al Capone có đến gần 50 % phần hùn trong khách sạn, tuy lăo quản lư là một tay "người nhà", dân Sicily chính gốc, nhưng làm sao hoàn toàn kiểm sóat nổi một khách sạn lớn như vầy với gần ngàn nhân viên. Lúc xếp Al Capone mới bắt đầu dọn đại bản doanh về đây, Frank Nittie đă đi một đường thanh tra lư lịch kỹ càng các nhân viên. Phải nói là quá kỹ mới đúng: Bốn cái xác của đàn em Jim Colosimo được cảnh sát t́m thấy dưới ḷng sông Chicago. Ngay cả đến những thằng vô tội, không thuộc phe đảng nào và chỉ làm những việc tầm thường như lau chùi cầu tiêu rửa chén, nếu không phải là "người nhà" hay có vẻ nghi nghi là Frank Nittie cũng cho nghĩ việc liền. "Tao chỉ muốn thấy người của xếp Al Capone ở đây thôi", lệnh của Frank Nittie đă ban ra như vậy, thằng nào dám căi.

    Cái đáng thương cho những nhân viên bị sa thải, thời buổi khủng hoảng kinh tế, đâu dễ ǵ kiếm được việc khác? Nhưng nh́n cái bản mặt lù đù của nó với cây Colt .45 đeo trệ dưới nách trái, thằng nào có gan mà từ chối? Thôi th́ đành gật đầu, dọn quần áo về nhà mà thông báo tin buồn cho vợ con rồi tính đường khác. Nhưng mấy tháng sau, Frank Nittie khám phá một điều là "Không bao giờ nên đặt đại bản doanh ở một đại khách sạn." Làm sao dám chắc được trong cái đám bồi mấy trăm thằng, không có đứa dại dột nghe ngóng dùm tụi FBI để kiếm tí điểm, hay nhận chút ít quà cáp của băng Jim Colosimo? Cho dù đă chuẩn bị đến mức tối đa, từ những thằng bồi hầu bàn cho đến những mụ bồi pḥng của xếp được chính tay Frank Nittie tuyển lựa, nhưng, đa nghi và quỷ quyệt như thằng Frank Nitti, nó vẫn chưa thấy an tâm. Có một cái ǵ, cái ǵ đó làm nó cảm thấy bất an. Ngay sau khi nghe tin về vụ ông trùm, nó đă tính đề nghị với xếp tạm "lánh cư" đi chỗ khác một thời gian, như về thăm gia đ́nh tại Florida hay lên New York du hí chẳng hạn, chờ đến khi nh́n được cái xác của thằng Antonio rồi mới về tiếp tục công việc nhưng nó biết tính t́nh của xếp Al Capone: "Chết thôi chớ làm chó ǵ mà phải chạy đi đâu cho tụi nó cười?"
    Frank Nittie bốc điện thoại ra lệnh cho tụi Franko Rio đang làm an ninh ṿng đầu ở lầu 1:

    -Tụi tao sắp xuống ăn. Chuẩn bị

    Cú điện thoại thứ hai, xuống nhà hàng, với lăo quản lư:

    -Hai bàn cho Al Capone và tụi tui, như mọi lần

    Lăo quản lư nhà hàng của đại khách sạn hiểu ư. Lăo ngoắc tay, hai ba thằng bồi chạy tới rồi chỉ trong vài phút, chúng đă dọn xong hai bàn đặc biệt: Một cái kê gần cửa ra vào cho tụi cận vệ, cái thứ hai để sâu phía trong, dành cho xếp. Cái bàn đặc biệt này do chính xếp Al Capone xếp đặt và chỉ dành cho xếp. Mặt bàn một lớp gỗ quí dày cở 1 inch để khi nguy biến, chỉ cần đẩy nó nhào ra trước là có ngay một tấm bững chắn đạn an toàn. Toán an ninh của thằng Frankie Rio có mặt liền cấp kỳ. Tụi này ăn mặc sang trọng lịch sự, với complê nguyên bộ và những chiếc áo bành tô mắc tiền, hợp thời trang trông giống như một băng công tử con nhà giàu đi chơi khuya. Cái khác lạ là nếu ai đứng gần chúng, và có can đảm ... nh́n kỹ vào phía dưới nách, người ta sẽ thấy cồm cộm nổi lên một vật dài h́nh thù giống như những cây súng liên thanh.

    Một thằng đi thẳng xuống nhà bếp, canh cái cửa Emergency độc nhất dẫn ra ngoài nhà hàng. Một thằng nữa đi vào cầu tiêu, làm một đường kiểm soát cẩn thận rồi kiếm một bàn toạ trống ...ngồi luôn trên đó để giữ an ninh khu vực cầu tiêu. Hai thằng khác đứng nơi cửa ra vào chính của nhà hàng, làm ra vẻ như đang chuyện tṛ chờ đợi ai nhưng tay th́ thủ kỹ trong áo bành tô, nắm chặt cán khẩu liên thanh. Sau cùng, ba nhân vật quan trọng nhất của toán cận vệ là Frankie Rio và hai đàn em ra ngồi trấn nơi cái bàn sát cửa ra vào. Những cặp mắt cú vọ của bọn này, vừa ngồi xuống là đă quét ra khắp các bốn phía để quan sát. Không một khuôn mặt nào, một cử chỉ nào thóat ra khỏi nhăn quan của chúng. Quan sát bằng mắt, nhưng bàn tay th́ luôn luôn thủ kỹ dưới chiếc áo vét, sẵn sàng rút súng ra nổ bất kỳ lúc nào.

    Kiểm soát đâu đó xong, Frankie Rio nh́n lăo quản lư gật đầu ra hiệu. Lăo mập nhấc điện thoại, quay lên số pḥng của xếp Al Capone. Frank Nittie nhấc máy, giọng lăo mập rất kính cẩn:

    -Mời xếp xuống, tất cả đă sẵn sàng.

    Frank Nittie mở cửa, như thường lệ, tḥ cái đầu ra ngoài hành lang quan sát. Ở cuối mỗi hành lang là một cầu thang h́nh ṿng cung đưa xuống lầu dưới. Tốt, thằng gác khu vực này đang đứng yên lặng nơi đó trong bóng mờ. Đă từ lâu, Frank Nittie có vẻ không vừa ư về cái hành lang hơi tối này. Nó định bụng sẽ cho bắt lại cái dàn đèn nhưng chưa có dịp. Hành lang ǵ mà tối quá, lỡ có thằng nào ôm súng đứng chờ th́ khó mà thấy được. Cẩn trọng chút vậy thôi chứ đây là đại bản doanh, là bộ tư lệnh được trên 20 tay súng sừng sỏ nhất của giới anh chị Hoa Kỳ canh gác, một con muỗi bay c̣n được để ư th́ làm ǵ có chuyện sợ thằng nào xâm nhập? Nhưng trong cái nghề ...bắn và bị bắn này, cẩn thận vẫn luôn luôn là thượng sách, Frank Nittie không bao giờ coi thường bất kỳ một chi tiết nhỏ nhặt nào. Nó sửa lại cây súng đeo dưới nách, thong thả bước ra ngoài. Quan sát một ṿng xong nó đứng chấn ngay cửa, quay lưng về phía thằng gác, cặp mắt dán chặt vào khoảng hành lang có chút ánh đèn gần cầu thang phía trước chờ xếp bước ra.

    Nếu Frank Nittie quay lại lúc ấy, nó sẽ nhận ra thằng gác hành lang đang từ từ đưa tay gỡ từng cái nút một của chiếc áo bành tô dày cộm, rồi b́nh thản kéo ra một cây tiểu liên Tommy Gun. Không gây một tiếng động, John Alario khéo léo nhấn băng đạn tṛn 50 viên vào súng, tḥ tay tắt luôn cái ngọn đèn hành lang trên đầu ḿnh. Cái hay là thằng này nhét băng đạn vào súng mà ngay cả đến một tiếng clắc cũng không ai nghe được. Tên anh chị lầm ĺ tiến tới đàng sau Frank Nitti, từng bước một, rất nhẹ nhàng như một con mănh hổ đang đi đến vồ mồi.

    John Alario, c̣n được giới giang hồ gọi là "John Tommy gun" nhờ tài bắn tiểu liên chính xác, vốn là thuộc hạ cũ của Jim Colosimo nhưng bị xếp Al Capone mua đứt cách đây chừng hai năm sau một vụ ś căng đăng lăng nhách. Nó tằng tịu với một em điếm gốc ở New York. Mối t́nh rẻ tiền này mới đầu tưởng chỉ là tạm bợ, là niềm an ủi ngắn của một chiến sĩ Mafia sừng sỏ như nó. Nhưng sau sáu tháng, John Alario, người đă sống sót sau bao trận đánh lớn nhỏ khắp hang cùng ngơ hẻm của Chicago bị em điếm rẻ tiền quất sụm: Nó đâm ra mết em thật t́nh. Hai đứa dành dụm chút tiền rồi bỏ nghề, dọn về miền Tây buôn bán làm ăn, sống một đời lương thiện. Ngày lên đường từ giă, trùm Jim Colosimo, vốn xuất thân nghèo hèn, ôm lấy John Alario nhắn nhủ nhiều chuyện. Ông trùm chúc nó may mắn, và hẹn nếu cần ǵ cứ việc gọi về đây, ông sẽ giúp đỡ. Hành trang của John Alario ngày lên đường chỉ có vài ngàn đô la và một vật kỷ niệm c̣n lại duy nhất của những năm tháng giang hồ: Cây Tommy gun yêu quư.

    (c̣n tiếp)

  4. #4
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone

    Nhưng cuộc đời thường thường ít khi xảy ra như ư ḿnh muốn. Nhảy vào nghề bán Pizza thấy không khấm khá, nó chuyển sang nghề lái xe truck chở hàng đi xa. Một ngày nọ, khi chuyến đưa hàng bị hủy bỏ, nó trở về nhà bất thần để nh́n thấy người t́nh yêu quư, người vợ hoàn lương của ḿnh đang ôm ấp một t́nh nhân khác.

    Máu giang hồ nằm trong đáy trái tim đă lâu liền nổi dậy đùng đùng. Cây Tommy gun đă cất kỹ trong rương mấy năm nay được nó lôi ra xử dụng lại. Thằng đàn ông vô phúc bị nó bắt đứng sát vào tường, rồi chĩa họng cây Tommy gun vào của quư nạn nhân bóp c̣. Giết xong t́nh địch, nó kê cây Tommy Gun vô đầu c̣n vợ lăng loàn, tính phơ luôn th́ nghe tiếng c̣i xe cảnh sát hụ lên ở đằng xa đành ra xe vọt lẹ. Lúc cảnh sát đến, ai nấy đều lạnh người khi nh́n thấy cái xác trần truồng mất hẳn phần dưới của nạn nhân. C̣n con vợ nó th́ hăi quá, phải đưa vô nhà thương điều trị mà cả đến mấy ngày sau vẫn chưa nói được một lời. Hồ sơ c̣n ghi là cảnh sát đếm được gần 15 cái vỏ đạn bay khắp nơi trong pḥng ngủ.

    Trở về lại Chicago, John Alario cảm thấy nhiều chuyện đă đổi thay trong cánh Jim Colosimo. Mọi quyền hành và xếp đặt đều nằm trong tay của Antonio. Ông trùm Jim Colosimo thời gian sau này ít tham dự việc làm ăn. Dĩ nhiên Antonio đón nhận lại John Alario, nhưng chỉ cho nó cái chức khiêm nhường là gác x̣ng bạc. Không phải v́ Antonio không biết dùng người nhưng cái cáo thị tầm nă của cảnh sát liên bang về vụ sát nhân vừa rồi của John Alario bay đi khắp nơi như bươm bướm. Khôn ngoan và quỷ quyệt, Antonio không muốn dùng một thằng có án lệnh tầm nă vào những chức vụ quan trọng. Một chiến sĩ Mafia có thể giết hàng trăm mạng, giết càng nhiều càng ...nổi tiếng nhưng tuyệt đối không bao giờ để lại vết tích hay một nhân chứng. Giá như nó c̣n th́ giờ cho luôn con vợ phản trắc vài phát vào đầu th́ bây giờ chắc được trọng dụng. Antonio không muốn thằng John Alario, nếu bị bắt sẽ trở thành một thứ hàng mặc cả cho cảnh sát. Dễ lắm, nếu bọn cớm liên bang tóm được thằng John Alario, họ có thể dùng cái tội sát nhân cũ rích của thằng này để mặc cả đ̣i nó khai cho bằng hết những ǵ nó biết về thế giới bàn tay đen. Một hai năm th́ chưa đến nỗi nào chứ hai chục năm tù xấp lên th́ dù có cứng tới cỡ nào cũng gẫy như thường. Thằng John Alario chưa chắc phải là típ phản thùng nhưng nếu phải chọn lựa giữa vài chục năm tù và một sự hợp tác với cảnh sát th́ khó mà biết được nó sẽ chọn cái nào. Nên đề pḥng cẩn thận vẫn hơn.

    Lúc ấy là thời b́nh của giới giang hồ Chicago. Giang sơn và khu vực làm ăn được chia cách rơ ràng. Thủ lănh của các phe họp nhau vài tháng một lần để xác định những ranh giới làm ăn của ḿnh vài giải quyết các vấn đế rắc rối lặt vặt nếu có. Khi nghe tin thằng "Tommy Gun" trở về lại với giới giang hồ, xếp Al Capone lo lắm. Xếp không lạ ǵ thằng này, c̣n phải nói là chịu nó mới đúng, chỉ tiếc nó đă là người của Jim Colosimo. Đă mấy tháng nay, xếp âm thầm chuẩn bị chiến tranh với cánh của ông trùm Jim Colosimo nên đang t́m mọi cách để phân tán lực lượng kẻ thù. Bây giờ tự nhiên thằng khốn này ở đâu dẫn xác về đầu quân cho Jim Colosimo, cái gáy của xếp cảm thấy ...lành lạnh. Thằng này bắn ít khi trật. Nhưng khi nghe tin nó bị "thất sủng" ở cánh Jim Colosimo, xếp như mở cờ trong bụng, gọi Frank Nittie lại giao nhiệm vụ chiêu hồi thằng này. Cũng như Antonio, Frank Nittie có vẻ sợ cái cáo thị tầm nă của tụi cảnh sát liên bang, phản đối, nhưng xếp Al Capone lắc đầu:

    -Một tay súng tiểu liên cừ khôi như nó không dễ kiếm. Nếu không chiêu dụ nó được, phải t́m cách "giao" nó cho tụi công an liên bang. Ḿnh đang chuẩn bị đánh lớn, cần nhiều nhân tài.

    -Nếu nó về với ḿnh nhưng lại bị kẹt với pháp luật?

    Xếp đă có sẵn câu trả lời:

    -Nếu nó bị bắt, tụi Colosimo kẹt hơn ḿnh. Xưa nay nó là lính của Colosimo th́ nó chỉ biết chuyện trong nhà của bọn kia, biết ǵ về tổ chức của ḿnh mà khai? Đằng nào ḿnh cũng lợi hơn tụi kia, mà cũng lợi cho nó nữa. Tao biết tài giỏi như nó sức mấy mà chịu ôm súng gác x̣ng bài măi? Cho nó nhập toán thằng Frankie Rio, giao cho nó những công tác dữ dội nhưng ít quan trọng và cho người theo sát nó, khỏi sợ ǵ cả.

    Một tháng sau, nhờ Frank Nittie móc nối, John Alario đào ngũ cánh Colosimo để về ăn lương của xếp Al Capone. Nhập toán của Frankie Rio, toán đao phủ lừng danh nhất của giới anh chị Chicago thời đó, John Alario chứng tỏ sự ước tính của xếp Al Capone không lầm. Nó bắn đâu trúng đó, bắn đẹp, bắn ĺ, càng bắn càng hay. Trong ṿng sáu tháng, nó trở thành tên đàn em tín cẩn nhất của Frankie Rio.

    Rồi lúc chiến tranh bắt đầu, John Alario đă trở thành một dũng tướng của xếp Al Capone . V́ nó biết rơ tất cả những sào huyệt của Jim Colosimo, nên xuất trận lần nào là thắng trận đó. Công trạng lẫy lừng như vậy, nhưng ngoài những tiếng khen của xếp Al Capone, nó chẳng được thưởng một ân huệ đặc biệt nào hơn lúc trước. Không phải thằng ngu nên lập thêm vài công trạng nữa mà chẳng thấy ăn thua ǵ, John Alario bắt đầu bất măn. Nhưng nó khéo léo, không để một ai biết nỗi ḷng ḿnh. Rồi một ngày, John Alario vô t́nh nghe được Frank Nittie nói với Frankie Rio về nó như sau:

    -John Alario là một tay súng thượng thặng nhưng đă hết thời rồi. Nó là một thứ "Expenditure" chứ không phải là một "Asset". Giao cho nó những nhiệm vụ khó khăn nhưng đừng gần gũi nó.

    Đó là những giọt nước cuối cùng làm đầy ly nước. John Alario quyết định từ giă xếp Al Capone kể từ ngày đó. Nó bắt liên lạc lại được với cánh Colosimo. Ông trùm cho biết ông rất hân hoan đón nhận đứa con hoang trở về, mọi tội lỗi sẽ được tha thứ. Nhưng ông tḥng thêm một câu là ngày trở về, nếu nó đem theo tờ báo Chicago Tribune có đăng h́nh của xếp Al Capone ... bị bắn chết tươi để làm quà cho ông trùm th́ ông rất lấy làm hoan hỉ.

    John Alario là một đứa dám nói và dám làm. Nó nhất định dâng món quà quí giá đó cho ông trùm Colosimo. Ở trong toán của Frankie Rio là toán "ngự lâm quân" nên nó có dịp gần gũi xếp luôn. John Alario xếp đặt kế hoạch tỉ mỉ, tính ra tay mấy lần nhưng đều phải bỏ dở v́ xếp và thằng phụ tá Frank Nittie ranh mănh hơn quỷ sứ, không có cách ǵ hành động kịp. Và chiều hôm nay, John Alario nghe tin ông trùm bị bắn gục một cách thê thảm. Kế hoạch này do Frank Nittie soạn thảo kín đáo, đến ngay cả Frankie Rio chỉ biết lờ mờ, làm sao John Alario biết được. Nếu John Alario "ngửi" được cái mùi này trước, th́ chẳng những ông trùm Jim Colosimo đă không chết mà thằng Frank Nittie chắc chỉ c̣n nước mướn xe truck 18 bánh đi ... chở xác đàn em ḿnh về. Khi nhận được hung tin, John Alario làm bộ ra vẻ tươi cười, rót vài ly rượu chúc mừng Frank Nittie rồi dọt ra ...cầu tiêu ngồi suy nghĩ tính toán một ḿnh. Thành thật mà nói, ông trùm Jim Colosimo đă đối xử với nó như bát nước đầy. Làm sao nó quên được cảnh ông trùm ôm nó hôn nhắn nhủ tận t́nh ngày lên đường từ giă để đi xây dựng cuộc đời mới với người vợ trẻ. Dáng điệu, lời nói, nhất nhất đều là dáng điệu của một người cha đối với đứa con khi nó lên đường đi học ở miền xa. Ngày nó trở về, nghĩ cho cùng, nó đă là một người khác, đă trở thành một món nợ hơn là một thứ tài sản cho tất cả mọi người như thằng Frank Nittie đă nói. Vậy mà ông trùm vẫn bao che, cho nó một chân gác ṣng bạc. Tuy chức vụ này một chức vụ hạng bét nhưng người như nó, c̣n mong ǵ hơn. John Alario cảm thấy hối hận. Nếu nó đừng nghe lời thằng Frank Nittie để đào ngũ th́ trận chiến vừa qua, với cây Tommy Gun thần sầu của nó chắc ǵ tụi Al Capone đă làm được tṛ trống ǵ? Cơ sự đă đến nỗi này, John Alario thấy ḿnh tiến thoái lưỡng nan. Ở lại th́ trước sau ǵ cũng bị đào thải, c̣n đi th́ biết đi về đâu?

    Gục mặt xuống bồn để rửa cho tỉnh táo, John Alario có linh cảm nếu nó muốn làm một chuyện ǵ, phải quyết định sớm. Nhớ lại bản mặt của thằng Frank Nitti, nó nhận ra một điều là kể từ giây phút đầu tiên gặp gỡ, nó đă không ưa cái bản mặt điếm chảy của thằng này. Người ngợm ǵ coi nham hiểm và hung ác như quỷ diêm vương địa ngục. Lại thêm cái cặp môi xám xịt thô bỉ, lâu lâu mới sủa ra những câu nhát gừng, không bao giờ dám nh́n thẳng và mắt người đối thoại. John Alario có cảm tưởng rằng cái hạng thằng khốn nạn này, v́ chuyện làm ăn, nếu cần phải quay súng để bắn cả vợ con ḿnh, nó sẵn sàng ra tay không chút xót thương hay suy nghĩ. Tuy là dân giang hồ, nhưng làm đĩ mười phương th́ cũng nên chừa một phương, thằng Frank Nittie này chẳng thấy nó chừa một phương nào hết.

    Ra khỏi cầu tiêu, John Alario kiếm một trạm điện thoại, bắt liên lạc với "hộp thơ" của Antonio. Nhắn xong mẫu tin, nó bỏ xuống tầng dưới kiếm một chỗ trong nhà hàng ngồi. Là một trong những tay súng tín cẩn trong toán của Frankie Rio, được giao trọng trách pḥng thủ đại bản doanh, nó coi như đă nắm chắc được vận mạng của xếp Al Capone trong tay ḿnh. Nếu không có thằng Frank Nittie với cây Colt .45 theo sau đít xếp như bóng với h́nh th́ mọi chuyện đă xong từ lâu. Như mọi dân chơi thiện nghệ khác, John Alario biết đo lường cẩn thận trước khi xuất chiêu. Phụ tá Frank Nittie xưa nay nổi tiếng trong giới giang hồ nhờ tài thiện xạ. Nó vẫy Colt chính xác như người ta để bi vào lỗ. Cái đặc biệt là mỗi lần bắn, nó luôn luôn lảy c̣ hai cái một lần. Đă nhiều lần, cảnh sát Chicago vô cùng ngạc nhiên và ... lạnh xương sống lúc quan sát thấy hai lỗ đạn trên xác chết nạn nhân thường cách nhau chỉ có một inch. Nguyên sở cảnh sát Chicago, ngay cả bắn bia chưa có ai để đẹp như vậy. Mà đạn chỉ chịu ... chui vào hai nơi: Hoặc là vô sọ hoặc là vô tim. Tuyệt đối không bao giờ nó thèm vẫy bậy bạ vô tay vô chân người ta. Bắn không chết th́ bắn làm ǵ, Frank Nittie hay bảo đàn em như vậy. Giới giang hồ ai cũng biết chuyện này, và dĩ nhiên, xếp Al Capone biết nó hơn ai cả. Xếp ít khi đi đâu mà không đem theo thằng Frank Nitti. Chẳng những bắn hay bắn lẹ, nó c̣n tính toán rất mau, đă cứu tử xếp không biết bao nhiêu lần. Ngoài thằng Frank Nittie ra, chắc ăn, xếp c̣n tăng cường thêm một lô đàn em của Franki Rio. Tụi này tuy xử dụng tiểu liên không đẹp bằng Alario, nhưng năm họng súng cùng khạc đạn một lượt, dù có dỡ đến đâu th́ cũng phải có một họng ... bắn trúng ḿnh. John Alario lắc đầu không dám nghĩ thêm...

    Măi suy nghĩ, ly cà phê nguội ngắt lúc nào không hay. Nó vẫy tay làm dấu gọi thêm cà phê. Người hầu bàn già xuất hiện, đổi cho John Alario một ly mới, rồi cúi đầu nói thật nhỏ đủ để John Alario nghe:

    -Cái h́nh của Al Capone trên báo đáng giá 5 chục ngàn đô!

    John Alario giật ḿnh đánh thót một cái. Lăo hầu bàn, mặt lạnh như tiền, quay gót trở vào trong không nói thêm một câu. Đích thị đây là người nhà của Antonio v́ cái ám hiệu "h́nh của xếp Al Capone trên báo" chỉ có ông trùm Colosimo, Antonio và nó biết. Câu này có nghĩa :"Cái h́nh của xếp Al Capone bị bắn chết tươi đăng trên báo". John Alario lại nghĩ đến 5 chục ngàn đô tiền thưởng quá lớn mà ngay cả một tay anh chị lâu năm trong nghề như nó cũng không dám mơ ước. Tự nhiên, nó thấy trong ḷng tràn ngập hứng khởi. Xong cú này th́ có thể giải nghệ được, thề không bao giờ rờ tới cây Tommy Gun nữa. Antonio đă gài được người vào nơi quan trọng nhất của xếp Al Capone tất phải có nhiều màn ngoạn mục sắp xảy ra. Cái nó cần biết bây giờ là ngoài lăo bồi khách sạn vô dụng này, không hiểu có tay súng nào đang lẩn trốn đâu đây để giúp nó không? Thôi th́ cứ tà tà ngồi đây chờ xem động tỉnh và suy nghĩ lập kế hoạch thịt xếp Al Capone.

    Ngay lúc đó, Franki Rio và đám lâu la xuất hiện nơi nhà hàng. Nh́n cách đi đứng hùng hổ và bố trí nhân viên của tụi này, John Alario biết ngay rằng đă đến giờ ăn uống của xếp. Frankie Rio nh́n thấy nó liền quát lên ỏm tỏi:

    -Thằng ôn dịch. Mày đang đi nghỉ hè hả? Thiên hạ "đại loạn", bắn nhau rầm rầm mà mày ngồi làm con khỉ ǵ ở đây? Xếp xuống ăn bây giờ. Ông làm ơn xách cây Tommy Gun của ông ra làm an ninh ṿng ngoài cho tôi nhờ. Mau, đi lẹ lẹ không tao giộng cho một đạp bây giờ!

    Nghe đến dây, trong đầu John Alario bỗng lóe lên một ư tưởng ...chết người. Xong rồi, kế hoạch làm thịt xếp Al Capone rặn măi mấy tháng không ra bây giờ tự dưng lóe lên trên trí nó. Dễ quá mà sao lâu nay nghĩ không tới, xếp Al Capone đă tới giờ đền tội. Nó đứng vụt dậy bước ra khỏi nhà hàng. Frankie Rio nh́n theo, dường như đang c̣n tức tối về cái sự vô tư và tà tà của thằng này, than thở với thằng đàn em:

    -Cái thằng "Tommy Gun" này quả là hết thời. Lúc này tao thấy sao nó ngơ ngáo như người mất hồn. Hèn ǵ Frank Nittie phê điểm nó tệ quá.

    Với kế hoạch thịt Al Capone đă có sẵn trong đầu, John Alario mở tủ, lôi ra cây tiểu liên Tommy Gun. Nó kéo cơ bẩm, nhét một viên đạn vào ṇng súng. Tay chơi súng chuyên nghiệp luôn luôn làm vậy để khi hữu sự, chỉ cần nhét băng đạn vào là bóp c̣, khỏi phải mất th́ giờ lên đạn hay ...quên lên đạn. Nó lấy một băng đạn tṛn, đưa lên đưa xuống để ước lượng sức nặng. Tốt, nặng như vầy th́ băng đạn phải đầy ắp. Cho chắc ăn, nó dùng ngón tay cái ấn xuống viên đạn trong băng để đo lường sức co dăn của ḷ xo rồi nhét vào túi trái của cái áo bành tô. Chưa hết, nó lấy thêm một băng nữa cũng làm y như vậy, bỏ vào túi phải rồi kiểm soát cây liên thanh lại lần chót trước khi đeo vô nách. Đâu đă xong, thời buổi này biết bắn liên thanh th́ phải biết xài lựu đạn. Trên đời, không thứ trái nào đẹp bằng trái ...lựu đạn. Nó nghĩ mà khâm phục thằng nào đă chế ra trái lựu đạn là một thứ đồ chơi hữu dụng vô cùng. Hữu dụng cho cả người ném và bị ném. Rút chốt ra mà ném liền th́ dễ bị kẻ thù chụp rồi ném trả lại. Cú này nó đă bị một lần xém chết hồi mới ra nghề, nhớ lại vẫn c̣n thấy lạnh gáy. C̣n rút chốt mà lính quưnh để lâu quá th́ cũng chết banh xác. Xừng xỏ như nó, phải canh làm sao khi trái lựu đạn ném ra vừa tới đích th́ cũng vừa nghe đánh ầm một tiếng, có muốn đưa tay ra bắt hay chạy trốn cũng không kịp. John Alario moi ra hai trái lựu đạn, sửa cái khoá lại ngay ngắn một chút cho dễ rút rồi bỏ vào túi. Cái áo bành tô bây giờ xem chừng đă nặng lắm. Khóac cái áo nặng nề vào, John Alario ra đứng trước gương kiểm soát lại dung nhan ḿnh. Ngoài trừ cái phần hơi cồm cộm lú ra một chút dưới nách mà phải là dân chuyên nghiệp mới nhận ra, nó coi thấy được lắm, đâu có thua ǵ một đại thương gia đi chơi đêm ở Chicago. Nó để ư sắc mặt ḿnh xem thử có tĩnh như mọi ngày để làm cú này không. John Alario biết rơ đám đàn em của xếp Al Capone. Chúng nó không bao giờ tin ai cả và đứa nào tinh ranh như quỷ, một sắc mặt khác thường, một hành động thừa thăi là có thể bị lộ liền. Cũng không đến nổi tệ. Da mặt nó có hơi tái chút xíu nhưng dưới ánh đèn thằng nào nhận ra?

    Ra khỏi pḥng, John Alario hít một hơi thở dài. Trước khi làm những cú ǵ lớn nó tập được cái thói quen hay hít thở như vậy để giữ cho tâm hồn tĩnh táo. Vừa đi, nó vừa ôn lại kế hoạch tấn công. Để coi, nếu nó đuổi được hai thằng gác hành lang đi th́ công việc coi như xong một nửa. Ǵ chứ đứng trong bóng tối với cây Tommy Gun mà chờ địch thủ th́ đâu có kẻ nào sống sót nổi với nó, dù kẻ đó là tay Colt ngoại hạng như Frank Nittie hoặc 30 năm kinh nghiệm dao búa như xếp Al Capone. Chỉ cần một loạt thôi, tràng liên thanh đầu tiên với nhịp bắn của cây Tommy Gun th́ ít nhất hơn chục viên đạn sẽ bay ra khỏi ṇng trước khi thằng khốn Frank Nittie có dịp tḥ tay rờ vào súng. Nếu xếp Al Capone đứng gần đâu đó, loạt này sẽ kéo dài cày vào người xếp luôn. Bảo đảm nó sẽ gởi cái vào cái xác mập thù lù của xếp không dưới mười viên đạn. Như mọi viên đạn dùng trong súng của John Alario, mười viên này là loại đạn đặc biệt, đă khứa sẵn đầu, bị tống đi bởi một số thuốc đạn "overboost" do chính tay nó nhồi th́ sức tàn phá phải biết. Cái ngực đầy những mỡ của xếp sẽ bị nát bấy như tương là cái chắc, không chừng lại chẳng thấy máu mà chỉ thấy mỡ người văng tung tóe tùm lum. Sau loạt đó, John Alario dự tính, toán của thằng Frankie Rio sẽ nhào lên nhưng đâu có sao, nó c̣n tới hai băng đạn và hai trái cà na kia mà. Hơn nữa, tụi này biết tài bắn tiểu liên như để bi vào lỗ của John Alario, sức mấy dám liều mạng ẩu? Nó chỉ cần quất sụm vài thằng ngu ngốc có máu anh hùng tàu dám "xung phong" lên đầu tiên, rồi chơi hai trái cà na xuống dưới nhà là thiên hạ sẽ đại loạn, đèn đuốc tắt tối thui. Hỗn loạn như vậy, cho kẹo cũng không có thằng nào dám rượt theo nó. Vả lại, nếu xếp Al Capone đă bị bắn chết nhăn răng ra rồi th́ rượt theo để làm ǵ? Ăn cái giải ǵ mà rượt theo? Lúc đó, nó sẽ thoát khỏi khách sạn Lexington này dễ dàng như trở bàn tay...

    Như một khách nhàn nhă đi ăn đêm, John Alario huưt sáo miệng, hai tay thọc sâu vào túi áo bành tô, lầm lũi tiến về phía cầu thang, nơi dẫn lên đại bản doanh của xếp Al Capone. Chỉ cần một cái liếc mắt, John Alario nhận ra hai thằng gác được Frankie bố trí: Một ở cầu thang và một ở cuối hàng lang. Đi ngang thằng gác cầu thang, John Alario dừng lại vừa nói vừa ngáp vặt, ra cái điều là đă khuya quá rồi mà Frankie Rio vẫn chưa cho đi ngủ, c̣n hành lên hành xuống với cái ca đổi gác bất thường này:

    - Frankie biểu tao lên thế mày. Dọt đi kiếm ǵ ăn đi, chừng nửa đêm về lại.

    Mặc dù mới đổi ca gác, nhưng đă quen với những cái lệnh lạc kỳ quái của Frankie Rio, thằng gác gật đầu bỏ đi xuống, không thèm thắc mắc một câu. Mấy ngày nay đấm đá tùm lum, mệt bở hơi, phải dọt về nhà để thăm con mèo và "bốc hốt" một chút chớ. John Alario tỉnh bơ nhắn thêm: "Nhớ đừng đi lâu quá nghe cha nội, Frankie hỏi bất tử tao không biết đường nào trả lời". Xong một thằng, c̣n đứa đứng cuối hành lang nữa là có thể tính "chuyện lớn" được. Nó móc túi rút gói thuốc, cắm một điếu vào mép, tà tà leo hết mấy bậc thang. Tim nó bây giờ đập th́nh thịch, bàn tay thọc trong túi aó bành tô thấy đă hơi run run. Nhưng với bao nhiêu lăn lộn trong nghề, nó cố trấn tĩnh được ngay. Cứ rờ vào cái chất thép lạnh lạnh của trái lựu đạn trong túi là nó thấy... khỏe khoắn và tươi tỉnh trong người liền.
    Khi thằng gác hành lang nh́n thấy John Alario, nó nhíu mày:

    -Mày lên đổi tao?

    John Alario càu nhàu:

    -Sáng tới giờ bận hàng trăm việc, tính dọt về th́ xếp bắt lên đây. Đ. M. cả mấy ngày nay chưa sờ được cái mông đít của con đào già, cứ cái đà này th́ ...vợ nó cũng bỏ ḿnh mà đi, nói ǵ tới đào. Mày đứng đây lâu chưa?

    -Chừng vài tiếng.

    -Bố khỉ, sớm vậy tại sao Frankie biểu tao lên đổi mày?

    Thằng kia làm một đường nhún vai, không biết trả lời sao. John Alario thúc nhẹ vào hông nó:

    -Dọt đi, Frankie bảo tao chịu trách nhiệm hành lang này.

    Thế là thằng gác hành lang rút lẹ. Nó khoái chí v́ được nghỉ bất ngờ, vừa huưt sáo vừa nhảy hai nấc một xuống cầu thang.

    Bây giờ, trong ánh đèn mờ của hành lang, chỉ c̣n lại một ḿnh John Alario với cây Tommy gun ...chết người trong áo bành tô. Thấy đăng đắng nơi miệng, John Alario nuốt nước bọt và khám phá ra là ḿnh đă cắn nát đầu điếu thuốc lúc nào không biết. Miệng mồm nó bây giờ toàn là bă thuốc lá. Th́ ra là ở những lúc thập tử nhất sinh của cuộc đời, dù đă chuẩn bị kỹ bao nhiêu vẫn không thoát khỏi những hớ hênh nhỏ. John Alario nhổ cái toẹt vào tường, đưa tay chùi miệng rồi đứng im lặng chờ Frank Nittie và xếp Al Capone bước ra.

    Khi thấy phụ tá Frank Nittie mở cửa, tḥ cái đầu ra quan sát một ṿng rồi quay đi hướng khác, John Alario biết giờ cuối cùng của hai thầy tṛ Al Capone đă tới. Nó tà tà tiến tới đàng sau lưng Frank Nitti...

    Ở ngay cái giây phút thập tử nhất sinh đó của xếp Al Capone, Frankie Rio đang ngồi trong nhà hàng với hai đàn em bỗng giật nẩy ḿnh lên khi nh́n thấy thằng gác hành lanh lù đù dẫn xác vô. Frankie Rio nhíu mày, cổ kim chưa có chuyện ... hoang đường như vầy. Thằng này chắc muốn chết. Nhiệm vụ pḥng vệ "cung điện nhà vua" là nhiệm vụ chết vẫn không được sao lăng, làm ǵ lại có chuyện bỏ gác đi khơi khơi như vầy? Xưa nay dưới trướng nó có thằng nào được giao bổn phận canh gác mà lại lặn xuống nhà hàng để ăn uống một cách ...chết người như thế này đâu? Kỷ luật kỷ cương đi đâu hết mẹ nó rồi? Frankie Rio gầm lên:

    -Thằng chết đâm chết chém này, mày làm Fuck ǵ mà dẫn xác xuống đây?

    Thằng nọ chưng hững:

    -Ủa, th́ chính xếp kêu thằng John Tommy Gun lên thế tôi mà?

    Chỉ nghe tới đó là Frankie Rio cảm thấy toàn thân ḿnh như bị điện giựt, biết ngay là thằng John Alario đang làm phản. Nhanh như chớp, nó cùng hai thằng cận vệ đứng dậy, rút súng chạy ào ra khỏi quán. Có em bồi cái đang đi lang thang bị nó ủi cho một cái ngă chơng gọng trên sàn nhà, váy tốc lên ḷi cái quần x́ líp trắng bóc. Từ tầng dưới, nó có thể nh́n thấy John Alario với cây Tommy Gun đang tà tà tiến tới đàng sau lưng Frank Nitti. Cả ba dùng hết tất cả sức lực của ḿnh phóng như bay lên lầu.

    Nghe tiếng chân người chạy b́nh bịch trên cầu thang, tinh ranh như thằng John Alario, phải biết là âm mưu ḿnh đă bị bại lộ. Nó xoay người lại để vừa vặn nh́n thấy một thằng cận vệ của Frankie Rio phóng lên hết bậc thang cuối, hai tay thủ cây tiểu liên chưa kịp bấm c̣.

    Thằng ngu, mày chạy lên trước th́ ...chết trước. John Alario nhảy lùi vào tường, họng súng nó khạc lửa. Chỉ nghe một loạt đạn vang lên là thằng cận vệ của Frankie Rio bị đẩy bật ngữa, té ngược xuống cầu thang, cây tiểu liên chưa kịp bắn viên nào quay long lóc trên sàn. Ít nhất là 4 phát vô ngực, chịu ǵ nỗi. Đă biết tài bắn của John Alario nên khi nh́n thấy đàn em bị ăn đạn lăn ṿng ṿng xuống cầu thang sau loạt súng nổ, Frankie Rio và đứa c̣n lại vội vàng hụp người núp theo cầu thang. Cả hai đứa, một cây tiểu liên và một Colt .45 chĩa lên lầu bóp c̣ lia lịa.

    Bóp ...cho vui để mua th́ giờ chờ phụ tá Frank Nittie trả đũa, có thấy nó đâu mà bắn? Đạn bay rào rào gây đổ vỡ khắp nơi nhưng đúng y như sự ước lượng của Frankie Rio, yếu tố bất ngờ của John Alario đă mất. Kể từ đây, phần chủ động thuộc về phía bên kia.

    Loạt đạn nổ chát chúa trong một đại khách sạn vào cái giờ nhộn nhịp vui vẻ này làm tất cả mọi người chới với. Các thực khách trong nhà hàng, nghe tiếng súng gần quá, như một cái máy hoảng hốt tranh nhau chui xuống gầm bàn. Mau nhất là mấy ông nhạc công và ca sĩ. Mới nhắm mắt thả hồn theo tiếng đàn như thể say mê nghệ thuật tưởng đến trời sập cũng không biết vậy mà chỉ sau vài tiếng súng là mấy thày lặn mất tiêu. Lặn mau hơn cả những khách hàng ở dưới làm ai nấy ngạc nhiên vô cùng. Có ǵ đâu, mấy anh nhạc công này lặn mau vậy là nhờ kinh nghiệm của bao nhiêu đêm hát xướng ở các pḥng trà Chicago. Ai có lạ ǵ cái cảnh thanh toán nhau của giới giang hồ trong các tiệm nhậu? Nhiều khi mới chúc nhau một ly, người kia chưa kịp uống ngụm nào là đă thấy một con chó lửa ḷi ra chĩa thẳng vô ngực ḿnh. Đang c̣n kinh ngạc th́ "oành ̣anh" hai tiếng, một người ngă gục, người kia tỉnh bơ làm hết ly rượu rồi tà tà bước ra...

    Quang cảnh trong nhà hàng bây giờ ngỗn ngang, bàn ghế đổ tùm lum, ly tách kêu loảng xoảng v́ thiên hạ tranh nhau chạy t́m chỗ nấp. Có nhiều bà sợ quá, kêu rú lên....


    (c̣n tiếp)

  5. #5
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone

    3. 3

    Nhưng những tiếng súng này cũng đă cứu tử cho Frank Nittie và xếp Al Capone. Lúc ấy xếp vừa tính bước ra ngoài th́ Frank Nittie đă lẹ tay đóng ập cửa lại, đồng thời, nó xoay người lại về phía sau với khẩu Colt .45 đă nằm sẵn trong tay.

    Loạt liên thanh thứ hai của John Alario quạt xuống cầu thang, vào hướng có ánh lửa lóe lên từ hai họng súng. Không bỏ lỡ một giây đồng hồ, Frank Nittie bóp c̣ liền hai phát. Với khoảng cách gần như vậy, nó ít khi nào bắn trật. Hai phát Colt .45 bắn vào giữa ngực John Alario vào đúng lúc thằng này cũng đương quay họng cây liên thanh trở lại tính làm thịt phụ tá Frank Nittie. Chỉ chậm hơn Frank Nittie một chút xíu, nhưng cái "chút xíu" này đă quyết định cuộc đời của tay súng giang hồ. John Alario tung cây Tommy Gun lẫy lừng của cuộc đời anh chị xuống sàn, lảo đảo ôm lấy vết thương nơi ngực. Rất b́nh tĩnh, Frank Nittie nhắm cây Colt .45 vào cái khoảng ngực bê bết máu của nạn nhân, nổ thêm hai phát nữa. Chỉ hai phát thôi, nhưng dân giang hồ biết tài bắn của nó mà: Hai phát vào tim, viên này cách viên kia chỉ có một inch.

    Tay anh chị lỡ thời bị đẩy ngă chúi vào tường, trợt từ từ xuống rồi trở thành một xác chết bất động trên hành lang. Máu từ ngực chảy qua lớp áo vét, qua lớp áo bành tô rịn xuống nền nhà. Lúc này, Frankie Rio và thằng đệ tử cũng vừa phóng lên lầu, kịp nghe Frank Nittie ḍm nháo nhát và gắt ỏm tỏi:

    -Làm ăn như Fuck! Bố trí lại, cho bố trí lại hết. Đ.M. đóng hết mấy cái cửa ra vào cho tao, thằng này đứng chi đây, xách cây Tommy gun của mày ra thủ cái công tắc cầu ch́ chính. Đ. M. nó cúp điện một cái là phe ḿnh bắn ...nhau loạn xà ngầu cho coi. Thằng nào đi đứng thấy khả nghi cứ việc bắn bỏ xác. Chẳng thà bắn lầm c̣n hơn ...chết lầm. Coi chừng cú "Secondary" của tụi nó. Làm ăn như Fuck, mày cho tụi nó đi kiếm hai thằng chịu trách nhiệm gác hành lang đem lên đây cho tao. Mother Fuck!

    Tuy miệng thằng Frank Nittie quát tháo nhặng lên nhưng cặp mắt cú vọ của nó tiếp tục nh́n ngang nh́n dọc khắp nơi. Khẩu Colt .45 lăm lăm trong tay nó, cây c̣ mổ đă kéo ra sẵn, chỉ chực thấy có ǵ nghi nghi là nó không ngần ngại thổi liền hai phát nữa vô bất kỳ ai, bất cứ cái ǵ. Chẳng thà bắn ... lộn c̣n hơn là bị bắn. Chân lư của nó xưa nay vẫn vậy mà. Frank Nittie có vẻ giận dữ hơn là sợ hăi.

    Hầu như ngay lúc đó, xếp Al Capone cũng xuất hiện ở ngưỡng cửa, gương mặt có hơi ngạc nhiên, nhưng tuyệt nhiên không thấy một chút kinh hăi. Tay của xếp cũng không thèm thủ một cây chó lửa cho ra cái điều ta đây cũng biết bắn súng mà lại vo ve điếu x́ gà đang hút dở. Xếp lớn của dân anh chị, có ǵ đâu phải bấn xúc xích lên cho đàn em nó cười? Đâu phải lần đầu xếp bị địch thủ chơi những cú bất ngờ như vậy. Cuộc đời xếp là những chuổi bất ngờ và nguy hiểm nối tiếp nhau, nếu chết th́ đă chết rồi, c̣n chưa chết th́ có ǵ mà phải lo? Xếp lững thững bước tới bên cái xác thằng John Alario, vừa đi vừa kéo những hơi thuốc dài.

    Khi tới bên cái xác chết với hai con mắt trợn trừng đầy uất hận của John Alario, xếp Al Capone có cảm giác ... lành lạnh nơi gáy. Quái lạ, xưa nay xếp đă giết hàng trăm đứa mà có bao giờ xếp thấy lạnh như vầy đâu? Xếp tự nghĩ hay ḿnh già rồi chăng? Hoặc lâu quá ḿnh chưa tự tay bắn ai nên đâm ra thấy lạ? Măi sau này xếp mới biết ḿnh lạnh gáy là v́ nếu không nhờ một sự t́nh cờ may mắn mà thằng Frankie Rio khám phá ra đứa đàn em bỏ gác đi ăn uổng ẩu tả th́ chính xếp là người đang nằm trợn mắt trên vũng máu chớ đâu phải là nó? Thôi, người ta giết nhau lúc sống, nay kẻ thù đă nằm chết dưới chân, cuộc chơi đă có kết quả thắng bại, chẳng cần phải nổi giận làm ǵ. Có giận là giận thằng ...c̣n sống nào đă dám cả gan chơi một cú cạn láng như vầy.

    Xếp ngồi xuống bên xác chết, cúi đầu làm dấu thánh giá, ś sầm một lời cầu kinh bằng tiếng Ư. Tuy theo đạo từ thưở nhỏ, có lần đă giúp lễ và ở trong ca đoàn St. Michael nhưng đă mấy chục năm chưa đi nhà thờ và chẳng bao giờ đọc kinh đọc kệ, bài cầu kinh của thưở ấu thơ xếp chỉ nhớ được lỏm bỏm mấy đoạn. Thây kệ, nhớ khúc nào đọc khúc đó, xếp lẩm bẩm một tràng cho hết bài kinh rồi làm dấu đứng dậy. Sau câu "Xin cho linh hồn thằng ...khốn này được nghỉ yên trên nước Chúa ... Amen" là sắc mặt của xếp liền trở lại lạnh lùng xám xịt như quỷ địa ngục, cất giọng ra lệnh cho Frank Nittie qua hai hàm răng nghiến chặt:

    -Mày gọi qua sở Cảnh Sát Chicago bảo tụi nó cho ḿnh nửa tiếng đồng hồ dọn dẹp đă trước khi tới đây. Mày nói với lăo trưởng pḥng Mike Casey là tao bảo vậy.

    Xếp dằn mạnh ba tiếng: "Tao bảo vậy" để cho lăo trưởng pḥng Mike Casey hiểu được tầm mức quan trọng của cái lệnh mà xếp vừa ban ra. Xếp tiếp tục:

    -Tao muốn đích thân lăo đến đây mở cuộc điều tra cho chắc ăn. Tao không muốn cái đại bản doanh này bị bọn nhà báo đói tin, tụi cảnh sát liên bang ... chó chết tới moi móc tùm lum. Đem xác thằng này thủ tiêu mất tích cho tao. Dặn tụi bồi bàn và tất cả nhân viên kín mồm kín miệng. Không có chuyện ǵ xảy ra hết, nghe rơ chưa.

    Ngừng một chút, xếp nói rất nhỏ chỉ đủ cho thằng Frank Nittie nghe:

    -Chắc chắn thế nào đồng đảng của nó cũng có thằng c̣n trong này. Nếu khéo léo có thể bắt được. Gọi thằng Franki Rio và Mike vào gặp tao liền. Đem thêm toán của thằng Mike tới tăng cường tại đây, cho tụi nó chuẩn bị sẵn sàng, chính tao sẽ đi bắt thằng Antonio tối nay.

    Frank Nittie gật đầu, nó ghi nhớ rơ ràng những lệnh lạc của xếp như một cái máy đánh tốc kư tuyệt hảo, không thiếu một chi tiết.

    Đám lâu la của xếp Al Capone lúc này đă có mặt đầy đủ, vây kín khu hành lang khách sạn, không để bất kỳ ai ra vào. Xác thằng John Alario và đàn em của Franki Rio được khiêng đi rất lẹ. Máu me được một tiểu đội bồi pḥng lau chùi sạch sẽ trong chớp mắt. Nếu ai để ư lắm mới nh́n thấy được những dấu vết tàn phá trên tường do mấy loạt đạn tiểu liên để lại. Nhưng ở Chicago lúc này ai mà thèm để ư những thứ vặt vănh xảy ra trong đại bản doanh của xếp Al Capone ngoại trừ mấy thầy cảnh sát. Mà cảnh sát là "người nhà" của xếp, đâu c̣n ǵ phải lo. Cái hơi ngại là mấy chú cảnh sát liên bang, nhưng phải là thứ mới tinh vừa được gởi xuống từ Hoa Thịnh Đốn mới đáng bận tâm; c̣n cảnh sát liên bang mà ở Chicago lâu một chút th́ cũng được xếp cho ăn ngập mặt c̣n ai dại dột đi điều tra bậy bạ để bị cúp lương trong thời buổi kinh tế khó khăn này. Không những bị mất nguồn tài chánh phụ trội mà lạng quạng c̣n có thể bị đi tàu suốt lắm. Làm ăn với giới giang hồ cũng như "trao cuộc đời cho ma quỷ", đâu có cái màn "muốn đi th́ đi, muốn về th́ về..."

    Những người bàng quan trong khách sạn và thực khách trong nhà hàng sau khi hú hồn v́ những tiếng nổ đinh tai nhức óc, thấy ḿnh vẫn c̣n ... sống nhăn, đă bắt đầu lấy lại b́nh tĩnh, từ từ chui ra khỏi những cái gầm bàn, vừa phủi quần áo cho nhau vừa đấu láo loạn cào cào. Dân lui tới thường xuyên của đại khách sạn Lexington là những bác sĩ luật sư, những triệu phú, những tay tai to mặt bự và chính khách gộc của Chicago. Sống ở đất Mỹ vào cuối thập niên 1920 này, với luật cấm bán rượu đang được chính phủ áp dụng chặt chẽ, dù ai có vô tội đến đâu cũng biết sở dĩ ḿnh ṃ đến đại tửu lầu Lexington này là để nhấm nháp chút rượu. Dĩ nhiên, đi uống rượu lậu th́ không có nơi đâu được bảo vệ chặt chẻ lại có đủ thứ rượu quư đến từ khắp nơi trên thế giới cho bằng đến đại bản doanh của xếp Al Capone. Nói đúng hơn, đây là một tiểu bồng lai của hạ giới. Ngoài cái mục rượu, quư khách nếu muốn đánh bạc th́ chỉ chịu khó bước qua căn pḥng kế bên. Muốn đánh bao nhiêu và bài loại nào cũng có, từ máy kéo tiền cho đến các loại roulette, xí ngầu v.v... C̣n, nếu sau khi nhắp vài ly rượu và xem vài màn thoát y vũ, quư khách xem chừng đă ngà ngà, cơm nhà ..."cái ấy" vợ măi đă chán, muốn t́m của lạ để thử một chút th́ xin mời lên lầu. Đủ thứ gái. Từ tóc nâu đến tóc vàng tóc đen hay tóc đỏ, từ gái Pháp đến gái Ăng Lê hay gái Á Đông, khách muốn cái ǵ có cái đó.

    Nếu ai có theo dơi tin tức trên báo chí chắc phải biết giới giang hồ Chicago đang đi vào thời kỳ cuối cùng của cuộc đại chiến kéo dài gần ba năm. Vốn đă quen với những tiếng súng, những vụ thanh toán ở Chicago, người ta không coi chuyện nổ súng hôm nay là một biến cố lớn lắm. Người ta chỉ hơi ngạc nhiên một chút v́ súng đă nổ ngay trong đại bản doanh của xếp, nơi mà nhiều tay anh chị công nhận là một "thánh địa", là nơi bất khả xâm phạm. Súng đă nổ ở "cung điện nhà vua" th́ hoặc là vua sẽ chết, hoặc là thời thái b́nh đă gần đến, lại càng nên ăn mừng lắm. Chỉ một lúc là đâu lại vào đấy. Mấy ông nhạc công, lúc xuất hiện cũng lẹ làng chẳng thua ǵ lúc biến mất, ai nấy trở lại vị trí ḿnh cười nói om x̣m. Dàn nhạc cho nổi những bản nhạc thời trang, đoàn vũ nữ tha thước tiến ra múa may quay cuồng khoe đít khoe vú, rượu quư được đem ra khui ầm trời để thiên hạ chúc mừng nhau thoát nạn.

    Vừa chết hụt nhưng xếp Al Capone chẳng thấy sợ hăi chút nào, chỉ bực ḿnh là đă bị mất khẩu vị của bữa ăn thịnh soạn mừng chiến thắng ngày hôm nay. Mấy ai trên đời dù gan ĺ đến đâu cũng c̣n đầy đủ khẩu vị để ngồi nhắm dĩa tôm hùm sau khi chính ḿnh vừa chút xíu nữa th́ bị ...đi ṃ tôm. Xếp quay trở lại văn pḥng, Frank Nittie theo bén gót.

    Khi tiếng súng liên thanh của John Alario nổ vang loạt đầu tiên, Glenn biết là đă có chuyện. Thực sự, từ lúc nhận lệnh Franki Rio vào ngồi làm an ninh trong nhà vệ sinh này, nó đă nghĩ là đàn anh quá lo xa, thằng chó nào dám vác mặt vào hang cọp để ăn thua với Al Capone? Nhưng Franki Rio th́ lo sợ cái nhà bếp và cái cầu tiêu bởi v́, suy bụng ta ra bụng người, đi thanh toán ai nó cũng cho giấu vũ khí và xuất hiện ở một trong hai chỗ này. Đó là sở trường của Franki Rio. Cứ tà tà thọc hai tay vào túi bước vô nhà cầu, lúc vào th́ là một tay ăn chơi thanh lịch, lúc trở ra th́ cũng vẫn là tay ăn chơi thanh lịch, chỉ khác là nó có cầm thêm ...cây súng tiểu liên chết người nơi tay. Đến chừng tự nhiên nghe súng nổ ḍn dă, Glenn mới thấy Franki Rio đă không lo quá xa như nó nghĩ. Trong cái nghề dao búa này, không có cái cẩn thận nào là quá đáng hết. Glenn móc cây Colt ra thủ sẵn nơi tay nhưng chưa thèm nhúc nhích. Franki Rio có ra chỉ thị rơ ràng là nếu nghe súng nổ, thằng nào phải ở nguyên vị trí đó, cấm không được nhốn nháo chạy loạn cào cào. Đi theo Franki Rio đă lâu, Glenn biết rơ những ǵ phải làm. Vào đây mới hơn nửa tiếng, nó thi hành đúng chỉ thị cấp trên: Kiểm sóat coi có cây súng hay trái ḿn nào của ai ...để quên bậy bạ trong này không và theo dơi tất cả những khách ra vào xử dụng cầu tiêu. Thực t́nh, ngồi bẹp dí một chỗ hơi lâu, nó có hơi buồn ngủ cho đến khi nghe loạt đạn liên thanh bất ngờ gầm lên.

    Nó nghe thêm vài loạt đạn nữa, rồi đến mấy tiếng súng lục. Tiếng súng của ai bắn mà sao nghe ...điệu nghệ như của phụ tá Frank Nitti. Không bao giờ bắn bừa băi, bắn tùm lum. Cứ mỗi lần đạn nổ là người ta luôn luôn nghe hai phát đi đôi một lần. Tốt, phụ tá Frank Nittie đă rút súng ra được th́ thế nào cũng êm chuyện, Glenn suy nghĩ. Sau đó là im lặng. Kinh nghiệm cho Glenn biết cuộc chiến đă kết thúc mau lẹ mà phần thắng là về phe ta. Nếu phe ta thua th́ phải c̣n súng nổ dài dài v́ người ḿnh nhiều quá, bắn đến sáng mai vẫn c̣n đạn.

    Glenn chờ thêm hai phút, không nghe ǵ thêm, bèn nhét súng vào bụng, chậm răi mở cửa pḥng vệ sinh bước ra. Đi ngang qua pḥng đợi, Glenn thoáng thấy lăo Mark, bồi khách sạn thâm niên và già khụ đang chăm chú vào ống nói điện thoại công cộng, điệu bộ ra vẻ hốt hoảng sợ sệt ghê lắm. Glenn cừơi thầm, đúng là dân sinh ra để làm ... bồi, súng đă im tiếng, có chó ǵ đâu mà phải đái ra quần như thế? Nhưng đi ngang lăo, Glenn nghe thóang được một câu làm nó muốn nhảy dựng người lên. Câu nói bằng tiếng Ư, đúng giọng nhà quê Sicily:

    - ... không xong đâu. Lực lượng pḥng thủ của Al Capone đă chuẩn bị sẵn sàng, tụi nó c̣n đang kéo thêm người về đây ...

    Glenn không tin được hai lỗ tai ḿnh. Nếu đây không phải là đàn em của Antonio gọi về báo tin cho xếp th́ ai vô đây? Phóng viên báo chí đâu có giả dạng đi làm bồi mấy chục năm để săn tin tức. C̣n tụi cảnh sát liên bang th́ sức mấy mà thèm chơi cái tṛ lẩm cẩm này. Sống ở Lexington khá lâu, Glenn đâu có lạ ǵ lăo già này, cứ tưởng lăo là ngu đần, bây giờ mới vỡ lẽ. Nó b́nh tĩnh tiếp tục rảo bước, không chậm mà cũng không mau. Có ǵ đâu mà phải vội vàng, đây là đại bản doanh của Al Capone, kiếm ra chuột mới là khó, c̣n t́m thấy rồi th́ chuột chạy đi đâu. Điều quan trọng là phải tỉnh táo, coi có thêm đồng lỏa nào trong vụ này không đă rồi làm luôn một mẻ cho tiện.

    Ra tới quày rượu, Glenn tḥ đầu vào dặn nho nhỏ điều ǵ với thằng captain. Không hiểu nó nói ǵ mà cái ly trong tay thằng kia run lên từng đợt. Nghe hết lời nhắn nhủ, thằng bồi pha rượu hớt hăi quay lại bốc điện thoại gọi số pḥng của xếp Al Capone, vâng dạ một lúc rồi nh́n Glenn gật đầu. Glenn quay gót...
    Khi đám cận vệ do Franki Rio chỉ huy dẫn lăo bồi khách sạn vào tŕnh diện xếp Al Capone, lăo sợ quá đến độ không c̣n đứng vững, hai thằng đi bên cạnh phải xốc nách lên. Vừa nh́n thấy xếp Al Capone ngồi im lặng trên cái ghế bành lót nhung đỏ, bên trái là Mike, bên phải là Frank Nitti, lăo không cầm nổi sự sợ hăi, liền ...té đái ra quần. Gịng nước tiểu âm ấm chạy theo quần, rịn từ từ xuống giày. Lăo biết xếp Al Capone nổi tiếng là hung thần không những chỉ v́ xếp đă giết hơn trăm mạng, mà v́ cách giết người của xếp tàn nhẫn và khoa học hơn thiên hạ. Xếp khoái cái câu nói của người Trung Hoa mà xếp đă nghe lơm được lúc nhỏ: "Giết một thằng tức là dằn mặt một trăm thằng." Phải, cứ kê súng vào đầu mà phơ th́ dễ quá, bắn mười thằng như vậy vẫn chưa dằn mặt được một thằng. Phải giết làm sao mà những thằng c̣n sống khi nghe kể lại là thấy lạnh ḿnh rởn gáy. Giết như vậy mới đáng đồng tiền. Xếp đă từng đưa kẻ bị tử h́nh lên sân thượng của các nhà lầu cao chót vót, rồi ...thảy con người ta xuống. Giết kiểu này vừa đỡ tốn một viên đạn vừa giúp cho cảnh sát dễ điều tra. Cứ phết đại hai chữ : "Tai nạn" hay "Tự tử" vô hồ sơ là yên chuyện. Cảnh sát Chicago trước sau đă lượm được mấy chục cái xác chết vỡ sọ v́ kiểu xử tử này trong trận thư hùng của các phe vừa qua. Xếp c̣n nhiều, nhiều mục thanh toán kẻ thù độc đáo hơn, tùy theo tội trạng nặng nhẹ của người bị thất thế. Một cách giết người độc đáo khác của xếp là xử dụng cây gậy baseball. Hồ sơ cảnh xác Chicago có ghi nhiều xác chết bị đánh bầm dập tới độ ... "Không c̣n khúc xương nào nguyên vẹn". Làm bồi ở Lexington gần 10 năm, lăo đă nghe quá nhiều, không ngờ rằng hôm nay đến phiên ḿnh.
    Không để lộ phản ứng, Xếp Al Capone đứng dậy, tiến về phía lăo, tay cầm ly rượu:

    -Mark, lăo đừng có lo lắng ǵ hết. Lăo biết tại sao tụi nó bắt lăo lên đây không?

    Lăo Mark nói không ra hơi, líu ríu gật đầu, chỉ chực đón một cú giộng như trời giáng vào mặt. Nh́n cái bàn tay hộ pháp của xếp với những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn ở bắp thịt th́ biết sức mạnh của xếp cỡ nào. Không chừng dám bay mất tiêu hàm răng lắm. Lăo Mark ú ớ không nói lên lời.

    Nhưng rất điềm đạm, xếp thong thả tới gần bên lăo, chỉ vào cái vũng nước tiểu nhỏ dưới chân lăo:

    -Al Capone không phải như người ta đồn bậy bạ đâu. Lăo thấy không, lăo đái trong pḥng tôi mà tôi có nói ǵ đâu?

    Xếp quay nh́n Frank Nitti:

    -Mày lấy cho ông Mark một ly cognac hảo hạng để ông ta tỉnh táo nói chuyện với tao.

    Nhận ly rượu trong tay Frank Nitti, dù đă dùng cả hai tay và cố gắng hết sức, cái ly trong tay lăo run lên bần bật, rượu văng tung tóe ra ngoài, ướt đẫm cả áo. Khi đưa lên tới miệng, ly rượu chỉ c̣n phân nửa. Lăo làm một hơi cạn sạch. Lăo cần chút men rượu để chiến đấu với nỗi sợ hăi.

    Xếp Al Capone lộ vẻ hài ḷng. Trận đánh cuối cùng với Antonio coi như xong một nửa. Lâu năm trong nghề, xếp biết người như lăo Mark khỏi cần tra tấn cũng moi được tất cả mọi chuyện. Cái cần nhất bây giờ là phải làm cho lăo b́nh tĩnh thêm chút nữa. Nếu sợ quá có thể lăo quên nhiều chi tiết quan trọng rất cần thiết cho cuộc phản công của xếp.

    Chờ cho lăo Mark uống hết ly rượu thứ hai, xếp Al Capone ra dấu cho lăo ngồi xuống ghế. Xếp ngồi sát bên cạnh, nói bằng một giọng đều đều nhưng âm u và lạnh lùng như tiếng vọng từ đáy vực sâu của tử thần:

    -Chắc lăo biết thằng Al Capone này chớ. Thằng này xưa nay đă từng giết hàng trăm mạng người rồi. Lăo biết tại sao thằng này xuống tay mà không bao giờ hối hận hay sợ xuống địa ngục không? Lư do rất đơn giản, v́ thằng này giết để sống c̣n. Lăo biết nghề của thằng này sống bằng súng đạn mà. Nếu thằng này không giết người ta, th́ sẽ bị người ta giết. Đơn giản lắm. Nói thật với lăo, nếu không cần thiết th́ một con gà thằng này cũng không nỡ làm thịt. Lăo hiểu ư thằng này muốn nói ǵ không?

    Hiểu chớ sao lại không, lăo Mark im lặng lắng tai nghe. Hai ly cognac và thái độ ôn tồn của xếp Al Capone làm cho lăo bớt căng thẳng thần kinh. Xếp Al Capone tuy là dân giang hồ, nhưng lại khoái lư luận. Xếp thường khoe với đàn em rằng nếu ngày xưa xếp có tiền để được ăn học đầy đủ, th́ xếp đă trở thành một luật sư giỏi hay một nhà báo nổi tiếng. Trước khi giết kẻ thù, nếu có th́ giờ, xếp cũng hay cắt nghĩa cái lư do tại sao xếp phải xô người ta từ sân thượng cao 30 tầng xuống đất. Khi đi hội họp với các trùm mafia khác, xếp cũng hay lư luận phải trái, luôn luôn "chính trị đi trước, súng đạn đi sau" trước khi đưa ra quyết định riêng của ḿnh. Thiên hạ ai cũng tưởng xếp Al Capone là thằng vừa nói vừa móc súng ra chỉ chực ăn thua đủ, nhưng thật tế, xếp khoái lư luận với kẻ thù và tính toán rất kỹ càng trước khi hạ thủ. Xếp chỉ hạ thủ khi không c̣n phương tiện nào khác ngoài sức mạnh của cây súng để giải quyết các vấn đề trong công chuyện làm ăn. Và khi đă quyết định xuống tay là xếp dùng hết sức, hết khả năng để quật ngă đối phương. Xếp nổi tiếng nhanh trong giới giang hồ rất nhờ cái khoa ăn nói và hành động thực tế này.

    Xếp cắm điếu x́ gà khác lên môi, Frank Nittie lẹ tay bật lửa cho xếp. Xếp thổi một luồn khói qua khỏi đầu lăo Mark:

    -Để khỏi mất th́ giờ lăo, lăo biết tụi này muốn ǵ rồi chớ ǵ?

    -Dạ ... có

    -Tốt. Vậy lăo có sẵn sàng hợp tác với tụi này để chuộc lại lỗi lầm của lăo không?

    -Dạ... tôi xin sẵn sàng. Chỉ mong xếp thương cho tôi c̣n vợ con ở nhà, tôi xin thề trên kinh thánh của đức chúa trời .....

    Thề thốt con mẹ ǵ, xếp xua tay, không để lăo nói hết:

    -Vậy là đủ rồi. Thằng Al Capone này không có th́ giờ ....


    (c̣n tiếp)

  6. #6
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone


    4. 4


    Khoảng một tiếng đồng hồ sau, Xếp Al Capone và ...mười bốn thằng cận vệ bước ra khỏi pḥng. Dẫn đầu là Frankie Rio với toán sát thủ. Xếp Al Capone đi ở đoạn sau, bên trái là Frank Nittie và bên phải là Mike.

    Đám người huyên náo bước xuống cầu thang hùng hổ như một đội binh trên đường ra quân. Mặt mũi đứa nào đứa nấy sát khí đằng đằng làm thiên hạ ai nh́n cũng phát ngán.

    Ba chiếc xe Limousine do đám đàn em của thằng Mike đă nổ máy chờ sẵn. Khi đi đâu, xếp Al Capone luôn luôn cho tài xế nổ máy trước chờ ḿnh, không khi nào thấy xếp chịu leo lên chiếc xe nào để mở công tắc. Nguy hiểm. Ngày c̣n trẻ, xếp đă đích thân gài vài chục trái bom vào xe của kẻ thù rồi đứng xa xa nh́n nạn nhân tỉnh queo leo lên ...quan tài, bật công tắc. Ùm một cái, cả xe lẫn người không c̣n mảnh nào nguyên vẹn. Gài bom dưới gầm xe thiên hạ là sở trường của xếp th́ xếp đâu có ngu để ...thiên hạ gài bom vô xe ḿnh. Cẩn thận hơn, xếp luôn luôn có ba chiếc xe để thay đổi. Xếp muốn đi chiếc nào th́ chỉ có xếp biết, có muốn đặt bom th́ cũng chẳng thằng nào biết chiếc nào mà gài.

    Xếp với Frank Nittie và cùng hai tay thiện xạ ưu hạng của Frankie Rio leo lên chiếc xe thứ nhất, đám c̣n lại của Frankie Rio lẹ làng chia nhau hai chiếc kia. Vừa ngồi vào băng sau chiếc xe và đóng cửa xong là Frank Nittie đă tḥ tay xuống sàn moi ra một cây tiểu liên đưa cho xếp coi. Cầm cây súng, mùi thép lạnh lan vào tay làm xếp nhớ đến những ngày xưa c̣n trẻ hơn của ḿnh. Xếp bắn tiểu liên cũng đâu có thua ǵ ai. Đúng ra, nếu xếp bắn dỡ hơn chút nữa th́ giờ này đâu c̣n sống mà ngồi đây. Đă lâu, mọi chuyện đánh đấm xếp đều giao khoán cho thằng Frank Nittie. Nhưng hôm nay, xếp quyết định phải chính ḿnh đi sắp đặt kế hoạch để làm thịt kẻ thù chót: Thằng Antonio. Xếp muốn tận mắt ḿnh thấy thằng khốn nạn ngă gục. Xếp Al Capone lấy ngón tay ṃ cái khoá an toàn. Tốt, khoá an toàn đă mở sẵn, tụi này biết nghe lời xếp. Có súng mà không có đạn th́ súng chỉ là một ...cây sắt. Có đạn mà cứ khoá an toàn th́ cũng như không có đạn. Trong lúc chiến đấu, sự khác biệt giữa việc bắn hay bị bắn chỉ trong một giây đồng hồ ngắn ngủi. Xếp luôn luôn nhắc nhở đàn em như vậy.

    Ba chiếc xe nối đuôi nhau chạy ra khỏi trung tâm thành phố Chicago và dừng trước một ḷ bánh ḿ. Hăng làm bánh ḿ này cách đây hơn năm đă kư một giao kèo cung cấp bánh hàng ngày cho đại khách sạn Lexington. Gớm thật, xếp Al Capone suy nghĩ. Nếu không bắt được lăo Mark th́ chưa biết cục diện sẽ ra sao. Cú sắp tới này mới là là cú chính của nó, cú cạn láng mà nếu lăo Mark không khai ra, xếp Al Capone coi như cầm chắc cái chết trong tay. Vụ tấn công của thằng John Alario chỉ là phụ và cầu may. Nếu thằng John Alrario thành công, Antonio coi như cuộc chiến chấm dứt. Nhưng nếu thất bại, nó cũng hoàn thành được một mục tiêu chiến lược là đánh lừa sự đề pḥng của xếp để chuẩn bị cho cuộc tấn công ngày hôm sau. Theo kế hoạch secondary của Antonio, khoảng 6 giờ sáng nay như thường lệ, hai chiếc truck lớn khi đến giao bánh ḿ cho nhà hàng, sẽ mang theo 10 tay súng hạng nhất của nó, ăn mặc như dân đi giao hàng của hăng. Khi giao bánh xong xuôi, tụi này sẽ ôm súng ống lựu đạn bí mật xung phong lên bộ chỉ huy của xếp. Dù đă cho gài người kín ba bốn lớp, tụi đàn em của xếp làm sao nghi ngờ được mấy cái thằng giao bánh ḿ hiền lành này có vác Tommy Gun theo? Khi xếp đă bị ...bắn chết tươi rồi, dĩ nhiên, sẽ có một trận thư hùng đẫm máu diễn ra nhưng ...ăn cái giải ǵ khi ḿnh đă thành ma? Xếp lắc đầu thầm phục kế hoạch của thằng Antonio. Chả trách ǵ trong giới giang hồ chỉ c̣n ḿnh nó là dám ăn thua đủ với xếp.

    "Máu nhiều quá không có tốt cho công chuyện làm ăn", xếp luôn luôn nghĩ vậy. Cực chẳng đă xếp mới cho mở màn một cuộc chiến v́ xếp biết luật bù trừ của tạo hóa: Có mấy ai bắn măi mà không ... bị bắn? Ba năm qua, đă có quá nhiều máu đổ ở Chicago, biến cái thành phố này trở thành nổi tiếng khắp thế giới. Nếu để cho tụi nó ṃ lên Lexington, thật là rắc rối vô cùng. Điều thứ nhất, nếu may ra mà thoát chết được, th́ cái đại khách sạn làm sao tránh khỏi những đổ nát? Điều thứ hai, mấy thằng nhà báo đói tin mắc dịch sẽ làm tùm lum vụ này lên. Rồi khắp nơi trên nước Mỹ sẽ chạy tít lớn trên trang nhất với h́nh của xếp, cộng thêm nhiều lời b́nh phẩm, chê trách chính phủ. Đồng ư là mọi chuyện sẽ êm đẹp nhưng cái tiếng của xếp Al Capone xưa nay vốn đă nổi như cồn bây giờ một lần nữa lại bị báo chí lôi ra xào nấu lại. Ngày xưa lúc chưa nổi tiếng th́ xếp khoái mấy cái vụ này lắm nhưng bây giờ xếp không cần nó nữa. Xếp chỉ muốn xin hai chữ b́nh an để ngồi thụ hưởng và đếm bạc. Tiếng dữ nhiều quá không tốt. Điều làm cho xếp ngán nhất là tụi cảnh sát liên bang ở Hoa Thịnh Đốn. Xưa nay họ chỉ gởi những anh cớm già xuống để ḍm ngó qua loa, nay nếu bị báo chí phanh phui xỉ vả, họ quyết định gởi một toán đặc nhiệm chuyên môn xuống Chicago th́ phiền cho xếp lắm. Xếp c̣n lạ ǵ cái thành tích ghê gớm của mấy toán đặc nhiệm này. Các đàn anh của xếp không biết bao nhiêu người bị thân bại danh liệt v́ tụi "cớm liên bang". Làm ăn nhỏ th́ chúng c̣n giao cho cớm địa phương trị, đến chừng nổi quá th́ bằng mọi giá chúng nó sẽ cho ḿnh chết.

    Khôn ngoan và tinh quái như xếp phải cân nhắc những cái bất lợi của cuộc chiến này nên khi vừa biết được kế hoạch do lăo Mark kể ra, xếp có quyết định liền tức th́. Thứ nhất, bắt cọp phải vào tận hang. Thứ hai, tiên hạ thủ vi cường, ra tay trước là thượng sách...

    Chỉ năm phút đồng hồ sau khi ba chiếc xe của xếp Al Capone dừng lại trước ḷ bánh ḿ, nhanh nhẹn và thiện nghệ không thua bất cứ một toán quân cảm tử nào trên thế giới, đàn em xếp đă bao vây, đột nhập xong và tóm cổ được thằng chủ ḷ bánh ḿ, Strado, đang ngồi thở vắn than dài trong văn pḥng. Mới ḍm thấy bản mặt thằng Strado, linh tính cho xếp Al Capone biết thằng này cũng như lăo Mark, khỏi cần phải điều tra hay hăm dọa ǵ cho mất công, có bao nhiêu nó sẽ nói hết.

    Nhưng tội thằng này lớn quá, ở Chicago này mà kư được cái giao kèo cung cấp bánh độc quyền cho đại khách sạn Lexington đâu phải ai làm cũng được. Vậy mà nó dám liều mạng, đem cả cuộc đời, cả một cơ sở thương mại xây dựng bằng mồ hôi nước mắt mấy chục năm để âm mưu với Antonio chắc phải có nhiều bí ẩn.

    Nh́n hai cặp mắt trũng sâu xuống trên khuôn mặt tái mét, xếp Al Capone biết ngay nó đă trải qua nhiều đêm mất ngủ, thần kinh căng thẳng đến tột độ. Danh tiếng của xếp Al Capone đă lừng lẫy trên thế giới, một thằng chủ ḷ bánh ḿ có giao kèo với khách sạn Lexington là nơi đặt đại bản doanh của xếp th́ c̣n phải biết rơ xếp hơn thiên hạ là cái chắc. Chẳng những biết rơ xếp mà nó c̣n biết luôn cả những cánh tay phải tay trái của xếp như Frank Nittie, hay Frankie Rio. Biết nhiều vậy cho nên tối nay, khi đang ngồi trong văn pḥng và nh́n thấy cái bản mặt cô hồn của thằng Frank Nittie xuất hiện với cây Colt 45 quen thuộc nơi tay, Strado biết là kế hoạch đă bất thành, và đời nó từ nay đă bước qua một khúc rẽ khác. Nó ngồi im như tượng đá, không c̣n có phản ứng, không dám nghĩ đến chống cự hay chạy trốn, cũng không nói năng ǵ được. Đến chừng trông thấy xếp Al Capone lù lù dẫn xác vô, cây tiểu liên mới tinh đong đưa nơi tay, cái thần kinh của ông chủ ḷ bánh ḿ Strado chịu không nỗi nữa, liền bứt ra cái bựt. Nó oà lên khóc hu hu như một thằng con nít. Strado khóc thật to, thật tận t́nh, khóc như chưa bao giờ biết khóc, nước mắt nước mũi đầy mặt.

    Tự nhiên như ...người trong nhà, phụ tá Frank Nittie kéo một cái ghế cho xếp ḿnh ngồi. Xếp Al Capone ngồi bắt hai chân chàng hảng qua khỏi lưng ghế, thẩy cây tiểu liên cho một thằng cận vệ:

    -Mày nói giùm với nó là tao đang bực ḿnh lắm. Tao ra hẹn trong 10 giây, nếu nó không nín khóc th́ mày chịu khó nhét dùm cái họng cây súng này vô miệng nó xuống tới ...càng cổ coi thử nó c̣n khóc được không?

    C̣n lạ ǵ xếp Al Capone, thằng chủ ḷ bánh ḿ khỏi đợi nhắc lần thứ hai, mới nghe tới đó là nín khe. Ngay cả tiếng thút thít cũng không c̣n. Xếp gài một điếu x́ gà trên môi, như thường lệ, Frank Nittie bật cái hộp quẹt cho xếp.

    Làm một hơi thuốc, xếp Al Capone nhả khói qua đầu kẻ ngồi đối diện:

    -Chuyện đâu c̣n đó, chú mày khóc tới sáng mai cũng đâu có rửa hết cái tội của ḿnh. Chú mày biết tao có 2/3 phần hùn trong khách sạn Lexington mà. Ban quản trị nhà hàng với chú mày cũng quá đẹp, vậy mà oan ức nổi ǵ để đến nổi phải âm mưu đột kích tao?

    Miệng Strado khô lại. Nước miếng chạy đi đâu không biết mà nuốt măi không thấy trào lên một chút. Làm sao trả lời câu hỏi của xếp đây. "Oan ức nổi ǵ để đến nổi phải âm mưu đột kích tao." Là dân làm ăn chân chỉ hạt bột, ông cố mấy đời sống lại phụ giúp nó cũng không dám gây oán thù với xếp Al Capone. Nhưng có thể nói, nó c̣n có vẻ kính mến xếp nữa ḱa. Thật ra th́ câu chuyện nó bắt đầu vào một ngày xa xưa lâu quá rồi, có gần hai chục năm. Lúc ấy nó mới là thằng di cư từ Ư qua, chân ướt chân ráo tới Chicago. Thời buổi kinh tế khó khăn, tiếng Mỹ lại nói ba trật ba duột nên Strado loay hoay mấy năm trời mà vẫn không kiếm được một công việc làm nuôi thân. Ăn uống th́ bữa đói bữa no, áo quần suốt năm không bao giờ đủ ấm. Một hôm nọ, t́nh cờ gặp người bạn cùng làng bên Ư lúc ấy đang giữ chức ... rửa xe cho trùm Johnny Torrier. Thở vắn than dài một chặp, thằng bạn rủ nó vào đầu quân cho ông trùm. Strado lắc đầu nguầy nguậy. Ǵ th́ được chớ súng đạn là nhất định không có nó. Cái gương của mấy tay anh chị chết thê thảm bên nhà cộng với những cái h́nh ảnh máu me bê bết lâu lâu đăng trên trang nhất của tờ Chicago Tribunes làm nó đái ra quần. Chết bằng súng ghê quá, mặt mũi coi nhăn nhó ra bộ đau đớn khủng khiếp lắm. Nó chỉ muốn học một nghề ǵ cũng được rồi ra mở một tiệm buôn nho nhỏ, bắt một con vợ để sống nghèo nhưng an nhàn hạnh phúc. Thằng bạn ngày xưa cũng là dân tốt bụng, cho nó bài đồng bạc rồi biến mất. Ít tuần sau, nó trở lại dắt thằng Strado xin vào làm trong một xưởng chế bánh ngọt. Ông chủ nhận liền cái rụp. Mới đầu, Strado cũng tưởng thằng bạn ḿnh có số hên, đi xin việc nhằm ngày tốt trời lại ăn nói khéo léo nên mọi chuyện suông sẻ. Làm vài ngày nó mới để ư là thiên hạ gặp nó, từ chủ cho đến công nhân hạng bét đều đối xử tử tế. Một thời gian sau, có người nói cho nó biết là nếu không có ông trùm Johnny Torrier gởi gắm th́ nhà quê và vô thân bất tài như nói, c̣n khuya nó mới chui vào hăng này làm việc được. Strado nghe nói bấy giờ mới thấy chột dạ, không biết là ḿnh phải rút ra bao nhiêu phần trăm số lương hàng tháng để "trả ơn" cho ông trùm. Nhưng chờ măi chẳng thấy ai đ̣i hỏi ǵ cả. Ông bạn qúi cũng lặn mất tiêu, không thèm đến thăm nó nữa.

    Cặm cụi năm ba năm, học nghề nướng bánh coi như đă khá, lại có chút tiền để dành, Strado đi kiếm một chỗ để nhảy ra làm ăn riêng. Cái thành phố Chicago này ở thập niên 1920 sao mà khó thở. Có tiền và có tài chưa có nghĩa là sẽ được có cơ sở làm ăn. Nó đi lặn lội khắp nơi, găi đầu găi tai đến muốn tróc cả móng tay mà chẳng có thằng chủ phố nào chịu cho nó mướn một chỗ coi tàm tạm để mở cửa hàng. Có thằng c̣n nói huỵch toẹt là mấy anh di cư muốn làm mưa làm gió ǵ ở khu lao động của Ư th́ làm chứ đừng ḥng vác mặt vào đây. Khu trung tâm thương mại là của người da trắng thôi. Strado buồn rầu chán nản. Mở cửa hàng đă khó vậy th́ mai một ra bánh, làm sao cạnh tranh lại với thiên hạ. Nhưng đùng một cái, thằng bạn quí ngày xưa lại xuất hiện. Strado tiếp đăi nó linh đ́nh như ông vua con. Người bạn đồng hương coi bộ chẳng quan tâm ǵ lắm cái vụ đền ơn lỉnh kỉnh này. Nó chỉ than nghe nói bạn hiền muốn mở tiệm sao không cho tao biết, chỗ anh em mà. Strado mới thú thật, hứa rằng nếu người bạn giúp đỡ kiếm được chỗ làm ăn, nó sẽ không bao giờ quên ơn. Ông bạn quí gật gật, đứng dậy đội mũ ra về, nói nhẹ nhàng: "Ông bạn lo lắng quá. Người đồng hương với nhau giúp nhau được th́ giúp. Bây giờ tôi giúp ông bạn, mai mốt biết đâu chừng ông bạn giúp lại tôi..."

    Tuần sau, Strado tự nhiên mướn được một chỗ ngon lành, giá cả rất phải chăng. Ngày nó làm tiệc khai trương, ông bạn quư đến dự, chẳng những không đ̣i hỏi quà cáp ǵ mà c̣n tặng nó một cái đồng hồ treo tường to tổ chảng. Strado cảm động quá đỗi, lí nhí măi mà không kiếm đâu ra được một lời văn hay một chữ nào tốt để cám ơn. Người bạn quí vỗ vai nó thân mật: "Ông bạn khỏi phải khách sáo làm chi, chỗ anh em ḿnh mà. Hôm nay tôi giúp ông, mai mốt tôi kẹt ông giúp lại chớ có ǵ mà lo? ". Ở thêm một lúc rồi người bạn quí giông thẳng.

    Người bạn bí mật ấy cũng chẳng bao giờ trở lại để làm phiền Strado. Vốn con nhà lương thiện xưa nay không bao giờ muốn giây dưa tới đám Mafia, mới đầu nó c̣n cảm thấy lo lo nhưng dần dần quên đi. Công việc làm ăn ngày một phát đạt. Nó mở rộng ḷ nấu bánh, mua đứt luôn một nửa khu phố để mướn thêm cho nhân viên và mở rộng cơ sở.

    Cho đến một ngày, đúng hơn là cách đây mấy ngày, người bạn quư thưở xưa đă nhiều năm không nh́n thấy bỗng lù đù xuất hiện. Người này không ai khác hơn là thằng Antonio, đệ nhất đao phủ thủ của Johnny Torrier, người mà ngay cả xếp Al Capone nghe tên c̣n phải kiêng nể. Thấy Antonio tḥ cái mặt vô với hai thằng cận vệ, Strado biết là đă đến lúc ḿnh phải trả ơn cho người bạn. Trước ǵ cũng sẽ có này như hôm nay, Strado muốn trả một lần cho dứt khoát. Strado bây giờ giàu mà, nó muốn xin bao nhiêu lại chả được.

    Người bạn quư lâu ngày không gặp coi cũng chả khác ngày xưa. Vẫn bộ đồ complê cắt đẹp nhất Chicago, cái mũ phớt che gần hết phần trán, tay chân đeo đầy hột soàn và kim cương. Chỉ có hai thằng cận vệ đi theo là có vẻ cô hồn khó chịu, mời ngồi nhất định không thèm, đứng nghênh ngáo nơi cửa sổ ḍm ḍm khắp nơi coi rất là khó chịu, c̣n Antonio th́ vẫn lịch sự, khéo léo như dạo nào.
    Tṛ chuyện vài câu, Antonio vô đề:

    -Ông trùm Johnny Torrier hôm nay cần ông bạn giúp cho một việc. Nhỏ thôi nhưng xong việc th́ ông trùm sẽ không bao giờ quên ơn ông bạn hết.

    Đă tính trước, Strado lấy cuốn check book ra mở sẵn để trên bàn, hớn hở vừa tḥ tay lấy cây viết vừa nói:

    -Ǵ chớ cái đó dễ mà. Thằng Strado này vẫn mong ngày nào có dịp để trả ơn cho ông trùm. Muốn bao nhiêu để tôi viết .....

    Lẹ như một con cọp vồ mồi, Antonio bất ngờ phóng bàn tay hộ pháp ra chụp cứng cái cánh tay cầm bút của Strado. Ông chủ ḷ bánh ḿ bị cú chụp bất ngờ, bắn người lên như bị điện giựt. Cái bàn tay thằng này không hiểu tập luyện thế nào mà cứng như sắt, nó chụp khơi khơi một cái mà như kẹp cánh tay ḿnh giữa hai tảng đá, không nhúc nhích ǵ được. Antonio gằn từng tiếng:

    -Ông bạn, ông bạn đừng khinh tụi tui quá chớ. Tôi đâu có thèm tiền của ông bạn. Ông chủ tôi muốn nhờ ông bạn chuyện khác ḱa.

    Strado run lên bần bật. Thế này th́ bỏ mẹ rồi, tiền là cái mà chúng nó mê thích nhất trên đời này, giết nhau v́ tiền, bắn nhau cũng v́ tiền mà bây giờ lên mặt chê th́ không hiểu chúng muốn ǵ? Không lư nó lại muốn cái ...mạng của ḿnh chăng? Mà nghĩ cho cùng, ḿnh đâu có làm ǵ nên tội? Xưa nay chỉ biết chân chỉ làm ăn, kẹt thời thế phải nhờ vả một chút, đâu có ngờ hôm nay lại đến nổi này. Nếu biết có ngày hôm nay, Strado đă chẳng thèm nhờ vả cho xong. Ôi một bài học đáng giá ngàn vàng. Ai bảo chơi với lửa, bây giờ lửa bén đến tay, đến quần aó th́ làm sao đây? Mồ hôi trán bắt đầu nhỏ giọt, nó đáp giọng run run, làm như hồn vía đă ra khỏi xác bay đi đâu từ hồi nào:

    -Được, được chớ, chỗ anh em với nhau mà. Anh em muốn ǵ tôi cũng ráng chiều ư...

    Antonio từ từ buông bàn tay của Strado ra, cất giọng nhẹ nhàng thân mật:

    -Th́ bởi vậy tụi mui mới tới đây nhờ ông bạn. Chắc ông bạn cũng biết tụi này đang đụng lớn với thằng Al Capone. Chuyện tụi này làm th́ tụi này lo, ông bạn đừng ngại, tụi này không muốn ông bạn đi đỡ đạn giùm tụi này đâu...

    Nghe đến đây Strado cảm thấy khỏe khắn trong người một chút. Muốn mượn cái ǵ cũng được, cái nhà, cái xe, ngay cả cái ḷ bánh nó cũng sẵn sàng, miễn sao đừng mượn cái mạng nó là được.

    Antonio tiếp tục:

    -Thật sự, tụi tui cũng chẳng muốn làm rầy ông bạn làm chi v́ tụi này biết ông bạn là dân lương thiện. Ông trùm phái anh em tôi xuống đây là v́ nói thiệt với ông bạn, chúng tôi sắp sửa kết thúc cuộc chiến. Ông bạn chắc không hiểu? Đây, chúng tôi biết ông bạn có hai cái xe bánh ḿ đi bỏ mối mỗi buổi sáng ở khách sạn Lexington. Ông trùm chẳng đ̣i hỏi ǵ nhiều, chỉ phiền ông bạn cho hai thằng tài xế nghỉ ngày hôm đó, chúng tôi sẽ có hai thằng khác chở bánh đi giao hàng giùm cho ông bạn. Chúng tôi bảo đảm ông bạn sẽ không có bị ǵ phiền toái đến pháp luật cũng như của phía thằng Al Capone hết. Đồng thời, cũng để đền chút ơn với ông bạn, xếp tôi cũng có nhả ư tặng ông bạn hai chiếc xe chở bánh mới tinh của hăng Ford vừa chế tạo.

    Khuôn mặt Strado bỗng xị xuống như cái mền. Ôi cuộc đời này sao toàn những chuyện rắc rối. Chicago này ngay đến cả trưởng ty cảnh sát, mấy ông quan toà nghe đến tên xếp Al Capone c̣n thấy lạnh đằng sau gáy th́ một thằng nướng bánh ḿ nhà quê như nó, làm sao dám nghĩ đến chuyện cho người ta mượn xe để đi thanh toán xếp? Nếu xếp không chết th́ chắc chắn nó phải chết. Kẹt hơn nữa, nếu xếp bị bắn chết thiệt th́ nó vẫn ...có thể chết như thường. Đàn em của xếp đông như kiến, nhiều như lá rừng, lại có những thằng dử dội như hung thần Frank Nitti, đao phủ thủ Frankie Rio th́ nó chạy trốn ở chỗ nào được? Về nghệ thuật trả thù th́ trong thế giới này có ai qua mặt nỗi dân Mafia? Ngày xưa ở bên nhà, mối thù lăng nhách như cái bạt tai mà hai mươi năm sau cũng có thằng trả cho được th́ nói ǵ đến chuyện lớn như vầy? Mà nếu dứt khoát từ chối thẳng với thằng Antonio bây giờ th́ cũng ...chết, c̣n có thể chết sớm hơn. Cứ nh́n cái bản mặt lầm ĺ của ông khách và hai đứa cận vệ th́ biết là bọn này không đến đây để đùa. Strado không hiểu trong cơi đời này, có ai bị lâm vào cảnh "3 đường, đường nào cũng ...chết" như nó không.

    Ngừng một chút cho Strado "tiêu hóa" hết những lời nói của nó, Antonio tiếp tục:

    -Xin ông bạn coi những lời tôi vừa nói là một đề nghị kêu gọi giúp đỡ. Chúng tôi không bao giờ ép ai làm việc ǵ trái ư họ. Nếu ông bạn thấy không tiện, xin cứ việc nói, tôi sẽ về thông báo cho ông trùm. Có điều, ông trùm của tôi thường coi trọng bạn bè và danh dự, nếu bị từ chối chắc ổng sẽ buồn lắm. Sao, ông bạn thấy thế nào?

    Thấy cái chó ǵ nữa? Cũng khỏi cần phải suy nghĩ hay lư luận làm ǵ. Nó dám chắc là bây giờ nếu buông ra một tiếng "No" đơn giản, âm thanh chưa dứt khỏi cuống họng là đă có mấy họng súng chĩa vào người nó nổ loạn cào cào liền. Hơn mười năm qua, Strado đă chờ đợi và linh cảm sẽ có một ngày như ngày hôm nay, ngày tận thế. Thôi th́ cứ coi như trả nợ một lần cho phứt, nếu c̣n sống, thề từ rày sắp lên nhất định không thèm gian díu hay nhờ vả mấy thằng bàn tay đen bàn tay đỏ này nữa. Vả lại, nhĩa có kỹ, cái chuyện cho mượn hai chiếc xe chở bánh xem ra không nguy hiểm lắm. Có ǵ cứ đổ thừa là xe bị ăn cắp hay bị cướp dọc đường là yên chuyện. Strado bèn lấy hết b́nh tỉnh gật đầu mấy cái, làm ra vẻ như ta đây rất là hăng hái:

    -Th́ tôi đă nói là tôi sẵn sàng mà. Mấy anh em sao cứ nghi ngờ thiện chí của tôi. Bạn bè nhờ vả nhau chỉ có lúc này ... Vậy chừng nào ông cần xin cho tôi biết.

    Antonio gật gù. Phải vậy mới được chớ. Té ra thằng này tuy dân lương thiện nhưng cũng biết t́nh biết nghĩa. Dân tộc Ư là dân tộc có nhiều t́nh nghĩa nhất, nó kết luận. Antonio búng tay cái tách và ngoắc đầu một cái, hai thằng cận vệ dọt ra ngoài, khóa trái cửa lại chỉ để ḿnh đàn anh và Strado trong pḥng. Chừng như chưa cho như vậy là đủ kín đáo, Antonio kéo ghế sát bên Strado, nói nhẹ nhàng vào tai nó:

    -Tụi này sẽ cho bạn biết trước một ngày. Tất cả những chi tiết sẽ thông báo cho ông bạn sau. Đồng ư?
    Đồng ư là cái chắc. Strado gật đầu. Antonio đứng dậy, ôm lấy Strado vào người, hun đánh chụt lên má nó một cái:

    -Ông bạn quả là người tử tế. Ông trùm sẽ chẳng bao giờ quên ơn ông bạn đâu.

    Rồi nó xách nón bước ra, cái bản mặt cô hồn lại trở thành lạnh lùng như cũ. Kể từ ngày hôm đó, Strado ăn ngủ không yên. Có tối nó nằm mơ không hiểu thấy ǵ mà nửa đêm la lên dữ dội. Mụ vợ vừa nắm vai tính lay cho nó tỉnh dậy th́ Strado co rúm người lại, hét to lên khủng khiếp, làm như ai đang tḥ tay vào bóp cổ nó. Vào sở, nó cứ mơ mơ như người mất hồn, không điều khiển được nhân viên hay làm được bất cứ chuyện ǵ cả. Nó lại hối hận, lại mơ ước phải như ngày xưa ḿnh biết được chuyện này th́ thôi xin làm một thằng nghèo suốt đời. Nghèo khổ nhưng mà sống c̣n hơn giàu sang mà chết. Mới chiều nay, nó nhận được cú điện thoại của Antonio báo liền hai tin động trời: Ông trùm vừa bị bắn gục và nó cần lấy hai chiếc xe chở bánh vào sáng ngày mai.

    (c̣n tiếp)

  7. #7
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone

    Vừa gác điện thoại lên là thằng Strado quỳ mẹp ngay xuống đất, làm dấu thánh giá rồi đọc kinh lia lịa. Nó đọc kinh để cầu cho linh hồn ông trùm và cũng để cầu cho ...ḿnh, cho mọi việc được êm xuôi. Từ chiều tới giờ, có buôn bán hay tính toán được mẹ ǵ đâu. Theo lời của Antonio, nó cho nhân viên về sớm hết, chỉ giữ lại mấy thằng nướng bánh. Không những mượn xe thôi, nó c̣n nhắn mượn luôn 6 bộ đồng phục của ḷ bánh ḿ Strado. Ngu như nó cũng đoán ra được thằng bạn đồng hương này muốn mấy bộ đồng phục để làm ǵ. Thế nào cũng có đánh lớn, đánh tùm lum. Sào huyệt của xếp Al Capone đâu phải là chỗ dể tung hoành. Xưa nay xếp chuyên môn đi đột nhập sào huyệt của người ta th́ sào huyệt của ḿnh xếp phải giữ kỹ là cái chắc. Nhưng nếu có chừng năm ba thằng vô tội đẩy chiếc xe bánh ḿ đi lên lầu th́ ai mà để ư. Không chừng tụi nó c̣n chơi cái màn gơ cửa pḥng, chờ người ta ra mở rồi tḥ tay vô trong đống bánh ḿ, bóp c̣ cây liên thành dấu sẵn th́ chắc khó mà đỡ. Đạn bay ra chắc dính ... bánh ḿ tùm lum. Strado rùng ḿnh không dám tưởng tượng thêm.

    Và tối nay, đang ngồi mơ mơ màng màng chờ điện thoại của Antonio th́ nó thấy thằng Frank Nittie, rồi đến xếp Al Capone dẫn xác vô, mặt mũi ai nấy coi như quỷ vương, hung ác lạ thường. Strado biết mọi chuyện đă nát bét...

    -Sao, trả lời đi chớ, tại sao mày âm mưu đột kích tao? Nói không hay để tao phải thảy mày vô cái ...ḷ bánh ḿ rồi mới chịu nói...

    Strado giựt nảy ḿnh. Đâu có ai lạ ǵ cái tính t́nh cương quyết của xếp Al Capone. Xếp nói là xếp làm, tuyệt nhiên khỏi có cái vụ "rung cây nhát khỉ". Nó biết nếu nói không kịp và nói không hết, chắc chắn xếp sẽ nhét nó vào vào cái ḷ bánh ḿ để nướng thiệt. Chao ôi, chỉ nghĩ đến đó thôi là thằng Strado không c̣n hồn vía nào nữa. Nó mếu máo:

    -Dạ, dạ, xếp đừng nóng, xếp từ từ để em kể hết cho xếp nghe...

    Phải mất hết giờ đồng hồ thằng Strado mới tường thuật hết cái cuộc đời của nó và sự dính líu với Antonio cho xếp nghe. Con người có một khả năng sinh tồn mạnh lạ lùng của trời phú cho khi ḿnh đang ở trong cơn nguy biến. Strado sau khi bắt giọng mấy câu là nó thao thao bất tuyệt về cuộc đời cực khổ của ḿnh. Nó biết mạng sống của nó c̣n hay mất là tùy thuộc vào cái bài ca con cá cuối cùng này. Nó phải nói làm sao cho xếp nghe mà xếp cảm thấy mủi ḷng, thấy thương th́ may ra mới có chầu thoát nạn. Nó biết xếp cũng xuất thân bần hèn nghèo khổ, bị hiếp đáp, bị ăn chận ăn giựt nên mới đâm liều và đi con vào đường máu này để mưu sinh nên cố gắng đem cái quăng đời niên thiếu đầy đau khổ khốn nạn của ḿnh ra để làm siêu ḷng xếp. Nhiều lúc, tới đoạn gây cấn, nó c̣n biểu diễn thêm cái màn khóc lóc bi ai. Ǵ chớ khóc lúc này dễ quá mà, chỉ cần tưởng tượng tới cái cảnh con vợ lôi... cái thây đen ś của ḿnh từ ḷ nướng bánh ḿ ra th́ bao nhiêu nước mắt lại chả tuôn ra được...

    Khi xếp Al Capone đốt xong điếu x́ gà thứ ba th́ lời tự thú của Strado cũng đến hồi kết thúc. Frank Nittie biết chắc là bài hùng biện vừa rồi của Strado đă cứu mạng nó. Nó c̣n lạ ǵ xếp Al Capone. Đối với kẻ thù, với ai th́ xếp tàn nhẫn như vậy nhưng đối với những thằng làm ăn đàng hoàng lại kính sợ xếp như thần hay những thằng nghèo không có cơm ăn áo mặt th́ xếp có một tấm ḷng trắc ẩn đặc biệt. Nó đă nhiều lần nh́n thấy xếp sụt sùi khóc nức nỡ khi đi xem những tuồng cải lương Ư. Chỉ một mối t́nh dang dỡ của cô sơn nữ miền nam thành phố Naples diễn trân sân khấu là đủ cho xếp ôm mặt khóc hu hu, lau ướt hết mấy cái khăn mu soa. Có nhiều khi đang khóc hu hu, sực nhớ đến chuyện làm ăn, xếp bèn quay người qua hỏi thằng phụ tá ḿnh, vừa hỏi vừa ...khóc:

    -Hu ... hu, hít ...hít, tụi mày đă lo bắn chết thằng X thằng Y ǵ đó chưa hu...hu.. Chuyện t́nh của con nhỏ này cảm động quá, sao mà nó khổ đến như vậy hít... hít....Tao không hiểu sao tụi mày đứa nào tâm hồn cũng trơ trơ như gỗ đá, tao th́ không cầm được nước mắt, hu... hu...

    Con người quả thực là phức tạp. Khóc hu hu với những tuồng cải lương rẻ tiền như vậy nhưng đối xử với kẻ thù, xếp hung dữ và tàn nhẫn hơn quỷ sứ. Frank Nittie c̣n nhớ lần xếp trói một thằng đem chôn sống trong cái khung đổ xi măng làm cột cho mấy cây cầu. Đây là cách giết người khoa học và tàn nhẫn nhất của giới anh chị chicago thời đó. Thường th́ người ta chỉ chôn mấy cái xác này trong khung bê tông cốt sắt để phi tang. Nhưng xếp Al Capone có lối chơi chết người hơn. Xếp trói gô thằng nhỏ, thảy nó xuống đáy khung nghe đến rầm một tiếng. Đàng xa, cái xe khổng lồ 26 bánh đang rề rề ḅ lui với mấy chục tấn xi măng lỏng đă quậy nhuyễn nhừ với nước. Thằng nhỏ la hét khóc lóc năn nỉ xếp tặng nó một phát vô đầu cho chết rảnh nợ nhưng xếp cứ tỉnh bơ, mặt lầm ĺ đứng yên không nhúc nhích. Ngay cả cái thằng lái xe đổ xi măng cũng giựt ḿnh kinh hăi. Nó không lạ ǵ với những vụ thủ tiêu kiểu này, nhưng xưa nay nó chỉ chôn người chết, có bao giờ đổ xi măng để chôn người sống như thế này đâu? Tiếng động cơ xe hơi rầm rầm như vậy mà vẫn không át được tiếng la hét khóc lóc thê thảm từ dưới đáy đưa lên. Thằng tài xế hăi quá, cứ de tới de lui mấy lần, không dám kéo cần đổ xi măng. Đến chừng nghe xếp quát: "Mày có chịu đổ không hay tao phải thảy mày xuống dưới đó luôn cho có nó bạn" th́ mới hoảng kinh hồn vía kéo cần cái rụp. Xi măng đổ xuống nửa trong nửa ngoài nhưng cũng đủ phủ quá khỏi đầu nạn nhân. Tiếng kêu gào im bặt. Nghe nói thằng tài xế sau ngày đó đâm ra ngơ ngẫn như người mất trí, xin nghỉ việc luôn rồi suốt ngày cứ uống rượu lu bù. Vụ đó làm cả Chicago này thằng nào nghe nói tới cũng phải lạnh ḿnh. Hồi năy, nghe xếp hăm nướng sống thằng Strado trong ḷ bánh của nó, Frank Nittie cũng chẳng ngạc nhiên. Chẳng qua đó chỉ là một tṛ chơi mới của xếp. Nhưng bây giờ nh́n cặp mắt hơi rơm rớm lệ của xếp Al Capone, Frank Nittie biết thằng này có chầu sống sót rồi... Giọng của xếp như đă hoà hoăn hơn:

    -Vậy th́ mấy giờ nó tới?

    -Dạ, xếp biết tính của thằng Antonio mà. Nó đi đâu, tính toán cái ǵ có ai biết trước được? Nó bảo chờ nó gọi điện thoại.

    Chờ điện thoại. Vậy là mạng sống của thằng Antonio nằm gọn trong tay xếp rồi. Xếp biết rơ thằng Antonio là loại quỷ quyệt, sức mấy mà nó thèm đích thân đến ḷ bánh ḿ lấy xe. Nó sẽ lặn kỹ ở một góc nào đó và đợi cho đến giây phút cuối cùng của kế hoạch. Không chừng thằng khốn c̣n dám ôm tiểu liên vô ngồi trong nhà hàng, b́nh thản nhâm nhi cà phê, chờ đàn em lái xe tới tập họp đầy đủ rồi cả bọn xung phong lên luôn một lần cho nó tiện. Ai biết được nó? Thằng Antonio xưa nay nổi tiếng là ranh mảnh mà, xếp không thể ra quân kiểu này được. Xưa nay xếp chưa bao giờ chịu hạ thủ nếu không nắm chắc phần thắng. Bắn chết thêm được vài thằng cận vệ của nó th́ ăn cái mẹ ǵ? Xếp nhất định nếu ra quân lần này là phải bứng cho được thằng Antonio. Muốn bứng cho được nó th́ phải vào tận sào huyệt của địch thủ mà ra tay trước. Nhưng suốt 2 năm nay, đây là một vấn đề không giải quyết được. Nếu xếp biết nó ở đâu th́ có đến mười thằng Antonio cũng bị ăn đạn chết queo như thường, nghĩa lư ǵ ḿnh nó? Khổ cái là nó cứ đi đi về về kín đáo như cái ...hồn ma, người trần mắt thịt làm sao kiếm ra? Nhưng hôm nay mọi chuyện đă thay đổi. "Chờ điện thoại" là yếu rồi. biMạng sống của thằng Antonio sẽ tùy thuộc vào cú điện thoại quyết định này. Nếu nó cứ đến bất ngờ th́ sau cuộc đấu súng, chưa biết ai c̣n ai mất. C̣n gọi điện thoại th́ coi như thằng khốn chuyến này cầm chắc cái chết trong tay... Điện thoại thời ấy chưa tối tân, tất cả những cú phone đều phải qua tổng đài để nhân viên làm việc theo số quay mà nối những đường giây đi và đến. Khi cú phôn đă đi qua tổng đài để nhờ người ta "móc" dùm th́ làm sao c̣n trốn được?

    Muốn t́m vị trí thằng nào và biết nó sẽ gọi đi đâu th́ chỉ cần cho người kèm cứng cái số nó sắp gọi là xong. Khi số đó reng, áp ống nghe phụ vào tai, thằng tổng đài vừa nghe vừa đi một đường "bút ch́" trong sổ niên giám đặc biệt th́ có khó ǵ mà không moi ra địa chỉ của đương sự. Bảo đảm 100% không sai xẩy, tổng đài điện thoại mà.

    Quan trọng như vậy, giàu có như xếp Al Capone trong thời chiến th́ làm sao lại không nuôi cỡ chục thằng ăn lương tháng nằm trong mấy cái tổng đài răi rác khắp Chicago này? Xếp lại c̣n nuôi toàn cở gộc không là đằng khác. Có mất mát ǵ đâu? Mỗi tháng một lần cho mấy thày chú tới động chơi để làm một đêm "nhất dạ đế vương" th́ sai khiến ǵ lại không được. Nhờ cú này mà xếp đă kiếm ra tung tích hàng bao nhiêu thằng. Nhiều tay khốn khi biết tên ḿnh nằm trong danh sách của phụ tá Frank Nittie, đă khôn ngoan trốn biệt cả năm trời, đi không ai biết, về không ai hay, ngay cả đến vợ con cũng chẳng biết đường nào ṃ mà tự dưng bị thích khách xông vào tận nơi quất gục một cách rất là bí mật. Chết mà mắt không nhắm được, vẫn trợn tṛng đầy vẻ ngạc nhiên kinh hoàng v́ không hiểu sao thằng khốn t́m ra được chỗ ḿnh ở. Bỗn cũ soạn lại đâu có ǵ khó?

    Xếp Al Capone ngoắc tay. Frank Nittie cúi người kề tai gần xếp để nhận chỉ thị. Xếp nói gọn:

    -Mày dọt gấp về tổng đài điện thoại, thông báo với "người nhà" canh cho tao số máy này. Kiếm được th́ phải cho tao biết liền cấp kỳ. Xong việc này coi như chiến tranh chấm dứt. Ráng lên!

    Frank Nitti gật đầu dắt theo 2 thằng cận vệ dọt lẹ. Nó không muốn xử dụng điện thoại ở ḷ bánh ḿ v́ nó không lạ ǵ thằng Antonio. Biết đâu chừng nó đă cho đặt người ngồi trực đường giây của thằng Strado 24/24. Ăn nói lạng quạng, chưa kịp làm ǵ mà bị lộ tẩy để cha con nó vác súng ống xung phong vào đây th́ phiền lắm. Frank Nittie xưa nay tính vốn cẩn thận, không dám để xẩy một chi tiết nhỏ nào có thể phá hư kế hoạch của trận đánh quyết liệt cuối cùng.

    Nửa đồng hồ sau, lúc Frank Nittie trở về th́ xếp Al Capone đă đặt xong kế hoạch làm thịt thằng Antonio. Nó kề tai xếp nói nhỏ:

    -Xong rồi xếp. Chuông reo xong, trong ṿng 10 phút ḿnh sẽ móc ra chỗ ở của nó.

    Xếp vỗ vỗ vào lưng thằng phụ tá ra dáng hài ḷng rồi đứng dậy:

    -Frankie Rio, mày cho một cặp anh em dắt ông chủ qua pḥng bên cạnh ngồi trực điện thoại đỡ. Nhớ chăm sóc cho đầy đủ, dù ǵ cũng người cùng xứ sở. Tao có vài điều muốn nói chuyện với anh em.

    Strado đứng dậy, rón rén theo gót hai thằng cô hồn bước ra khỏi pḥng. Trước khi đi, nó cẩn thận biểu diễn một nụ cười nhưng v́ hăi quá, nụ cười méo lệch sang một bên. Xếp Al Capone nh́n nó gật đầu nhẹ, như trấn an: "Yên chí đi chú mày, không ai đem mày đi bắn đâu. Nếu chết là đă chết rồi."
    Các đàn em ngồi vào đầy đủ, xếp phân tách:

    -Tao khoái chơi ru lết. Tối nay ḿnh ra quân cũng như là chơi ...ru lết vậy.

    Mười mấy cặp mắt nh́n nhau, chưa ai hiểu ǵ. Xếp tiếp tục:

    -Yếu tố quan trọng nhất của ngày hôm nay là phải moi ra chỗ tập họp của thằng Antonio. Nếu tao biết được chỗ tụi nó ...

    Xếp dừng lại ở cuối câu nói cho ra cái điều ...hùng biện, rồi búng tay nghe đến tách một cái:

    -Tao sẽ thịt không c̣n một thằng. Bằng không...

    Xếp lại bỏ lững câu nói, cúi đầu đi qua đi lại vài bước rồi mới tiếp tục:

    -Thành thật mà nói, tao cũng không biết tương lai sẽ đi về đâu. Nếu nó biết ḿnh ở đây, ngay giờ phút này, tao cá với mày là nó sẽ đem hết lực lượng nhà nó tới đây... một con chuột cũng không ḅ ra nỗi. Tụi mày biết tính thằng Antonio, không chừng nó c̣m dám ôm ḿn nhảy vào đây để chết chung với tao, miễn sao trả được thù...

    Để đóng trọn vở kịch, mặt xếp thoáng vẻ suy nghĩ, cặp mắt quần đỏ nh́n lên trần nhà, như kiếm một ư nghĩ. Rồi tự dưng xếp buông một câu làm ai nấy sửng sốt:

    -Tao có nghĩ đến giải pháp điều đ́nh ...

    Xếp quét mắt một ṿng ḍ phản ứng đàn em. Đầu tiên là thằng Frank Nittie. Tiên sư, thằng này đúng điệu dân chơi, cái mặt tái mét của nó không lộ một chút phản ứng ǵ. Đến thằng Frankie Rio th́ vẻ bất mản thấy rơ. Những khuôn mặt khác đều có vẻ khó chịu, bốc lửa căm hờn. Xếp thấy khoái trong bụng vô cùng. Trước khi hành quân lớn, xếp thường biểu diển cái màn thử "chí khí" đàn em như vậy nhưng có đứa nào biết ngoại trừ Frank Nitti? Tuy không tốt nghiệp một trường quân sự nào nhưng sau bao nhiêu năm xông pha lửa đạn, xếp biết tâm lư con người. Ra trận mà cứ nửa nạc nửa mỡ th́ là cầm chắc cái chết. C̣n nếu ai nấy đều quyết tâm một ḷng th́ dù đă đi vào tử lộ cũng có thể lật ngược được thế cờ như thường. Xếp mới đùa nhẹ một câu mà em út đă như thế vậy th́ thằng Antonio làm sao sống nổi?
    Xếp lắc đầu:

    -Tụi bây phải hiểu, nếu số thằng Antonio sống dai vậy th́ máu c̣n đổ dài dài. Trong bất cứ cuộc chiến nào cũng vậy, sau một thời gian đánh đấm là ngân khố trống rổng, nhân tài hao hụt. Tụi ḿnh đấm đá đă gần hai năm. Tới một giai đoạn nào đó, nếu thấy chiến tranh không thể tiếp diễn được nữa th́ phải điều đ́nh.

    Cả pḥng im lặng. Xếp châm lửa một điếu x́ gà:

    -Tao đă tính rồi. Nếu ngày hôm nay không dứt được thằng Antonio, tao sẽ dọt xuống Florida lánh mặt một thời gian. Frank Nittie sẽ đại diện tao ở lại đây điều đ́nh với nó. Chắc chắn, phải cắt đất đai của ḿnh ra chia cho nó một ít. Mà chưa chắc vậy đă là yên. Tụi mày chắc cũng biết tính t́nh thằng Antonio rơ như tao, nó có thể bắt tay làm hoà với ḿnh nhưng làm sao nó quên được cái thây ma của ông trùm? Trước sau hoặc sớm muộn ǵ nó cũng quất ḿnh lại một cú. Tụi mày đừng quên c̣n phe Do Thái của thằng O' Bannon xưa nay đứng trung lập để vừa hưởng lợi vừa chờ kết quả cuộc tranh hùng. Đ.M. tao lạ ǵ thằng chó đẻ này, nếu ḿnh bắn tiếng cầu hoà là nó sẽ bỏ theo thằng Antonio ngay. Hai cánh nó nhập lại, dù ḿnh có ngon tới đâu cũng khó mà cự...

    Xếp lại lặng thinh một lúc để cả pḥng tiêu hóa hết những lời xếp nói. Frankie Rio bất thần lên tiếng:

    -Sự nghiệp của ḿnh xây dựng mấy chục năm đâu có bỏ khơi khơi như vậy được xếp? Tụi tui nhất quyết đánh tới cùng.

    Một thằng khác nói theo:

    -Đàn anh Frankie nói đúng đó xếp. Ḿnh chiến đấu sống chết bao nhiêu năm, chỉ c̣n một ḿnh thằng Antonio thôi, đâu có thể bỏ được...

    Chỉ có thằng Frank Nitti là không thèm mở miệng. Nó đứng sừng sửng bên cạnh xếp với vẻ mặt lầm ĺ cố hữu. Dù biết xếp ḿnh đang khích tướng đàn em, nhưng Frank Nitti có nhiều lư do để sợ thằng Antonio hơn ai hết. Chính nó là người đă chỉ huy cuộc đột kích đẩm máu chiều hôm qua kia mà. Thằng Antonio có thể hoà đàm với bất kỳ ai trong cánh này, ngay cả luôn với xếp Al Capone, nhưng với Frank Nitti th́ không bao giờ có chuyện đó. Nó biết rơ như vậy và xếp Al Capone cũng biết rơ như vậy. Làm ǵ có chuyện để Frank Nitti đi điều đ́nh với Antonio? Dù có mệt mỏi đến đâu hay được hứa hẹn ...cả thành phố Chicago, thấy cái bản mặt thằng Frank Nitti là Antonio nhất định phải nổ. Không chừng nổ xong nó c̣n dám moi gan thằng này ra ăn sống. Frank Nitti biết xếp chỉ đùa dai chút vậy thôi, lát nửa thế nào cái ấn tiên phong lại không về tay nó? Giọng của xếp trở nên nghiêm trọng:

    -Đánh hay không là tao quyết định, dẹp mẹ nó lại mấy cái màn ư kiến lẩm cẩm của tụi mày. Đ.M. đây là "văn pḥng làm ăn" của Al Capone chớ đâu phải là diễn đàn quốc hội mà lắm mồm lắm miệng quá cỡ... Được rồi, nếu muốn đánh tới cùng tao cũng đồng ư, nhưng thằng nào muốn ...xung phong?

    Mười mấy cái miệng cùng hô "tôi" to lên một lượt. Xếp quên rất mau cái sự vô lư của ḿnh, vừa hỏi ư kiến đàn em xong là đă chửi tụi nó là đồ lắm mồm lắm miệng. Những tiếng "tôi" chắc nịch làm cho Xếp nghe thấy sao mà đă lỗ tai. Hoàng đế Cesar ngày xưa đi chinh phục thế giới quân sĩ hùng dũng cũng đến cỡ này là cùng chớ mấy. Xếp thọc hai ngón tay cái vô túi áo "gi lê", cười cười:

    -Tụi mày ngon lắm, nhưng vụ này không có Frank Nitti là không xong.

    Xếp ngó luôn thằng phụ tá:

    -Mày có đem "thùng đồ nghề" theo không?

    (c̣n tiếp)

  8. #8
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone

    5. 5

    "Thùng đồ nghề" xếp vừa hỏi là thùng đựng quần áo hóa trang. Frank Nitti và mấy đứa đàn em ruột trong xe lúc nào cũng có sẵn một mớ quần áo giả gói gọn gàn cất trong vali để dưới gầm xe. Đó là những bộ đồng phục của cảnh sát, y tá, bác sĩ nhà thương được may cắt rất khéo và giặt ủi sạch sẽ để pḥng những khi hữu sự. Làm ăn cẩn thận như xếp, sau khi cho đàn em đi thanh toán một kẻ thù, nếu có nghi ngờ là kẻ bị bắn chưa chết, chính Frank Nitti sẽ đích thân sách cây Colt .45 vào nhà thương để làm cú "Secondary". Muốn vào pḥng mổ hay cấp cứu của nhà thương đối với ai th́ khó chứ với Frank Nitti th́ dễ ẹt. Có ǵ đâu, nó chỉ cần lột bộ vét ra, đóng chiếc áo khóac màu trắng với cái ống nghe ḷng tḥng của bác sĩ vào là xong hết mọi chuyện. Cho chắc ăn, nó c̣n có nguyên một xấp thẻ đeo ngực với h́nh ảnh đàng hoàng. Cái th́ là bác sĩ pḥng hồi sinh, cái th́ bác sĩ nhà xác, cái th́ bác sĩ thần kinh... Cần đến nơi đâu chỉ móc tấm thẻ thích hợp vào ngực th́ thằng nào biết đường mà cản. Vả lại, nếu xúi quẩy bị thằng ngu nào chận dọc đường th́ c̣n cây Colt .45 để làm ǵ? Tại cú này mà nhiều lần, các bác sĩ bệnh viện thành phố Chicago không hiểu sao có thằng lúc khiêng từ xe hồng thập tự vào c̣n thoi thóp, tiếp máu và mổ xẻ xong thấy nhiều hy vọng sống lắm mà ngày hôm sau bị chết nhăn răng, chết một cách vô cùng bí mật... C̣n bộ đồ cảnh sát, nếu biết xử dụng đúng lúc th́ không c̣n ǵ quư bằng. Đi vào mấy chỗ công quyền, mấy cấm địa mà không có bộ đồ này là không xong. Mộc cảnh sát th́ cái nào lại chả na ná giống cái nào? Kiểu chơi độc đáo nhất vẫn là mặc đồ cảnh sát tốp xe của kẻ thù ở giữa đường. Sống nơi nước Mỹ này, dù là tay anh chị xừng xỏ đến mấy đi nữa, khi bị cảnh sát hụ c̣i đằng sau đứa nào mà dám không chịu tốp? Tốp mau lại là đằng khác để làm ra vẻ ta đây là con nhà đàng hoàng, thượng tôn pháp luật. Đến khi thấy thày cảnh sát ló đầu vô thay v́ đưa ra tờ giấy phạt, lại chĩa họng cây Smith & Wesson đen thùi lùi mà bóp c̣ bốn năm cái liên tiếp th́ nạn nhân mới biết là ḿnh lầm. Lần lầm lẫn cuối cùng của cuộc đời anh chị. Thằng Frank Nitti ít khi bắn ai mà ...không chết.
    Nghe xếp hỏi "thùng đồ nghề", Frank Nitti đă đoán ra được phần nào công tác sắp phải làm. Nó gật đầu:

    -Ngoài xe, lúc nào cũng sẵn sàng.

    Xếp vỗ nhẹ vào lưng thằng phụ tá, ra dáng hài ḷng. Cái thằng này sao mà luôn luôn được việc. Từ xưa đến giờ giao cho nó công tác ǵ cũng đều hoàn thành mỹ măn, không có cái vấn đề tại cái này, tại cái kia. Xếp nh́n Frank Nittie tiếp tục:

    -Mày với Frankie Rio lựa hai thằng ...coi được cho tụi nó "diện" đồ cảnh sát chuẩn bị đi làm thịt Antonio cho tao. Mike, mày chỉ huy đám c̣n lại, cho chất hết lên ba chiếc Limousine đi tiếp ứng.

    Lệnh lạc gọn lỏn như vậy thôi, khỏi dài ḍng mất công. Tất cả những thằng đứng trong pḥng này đều là bọn đầu trộm đuôi cướp trong nghề, đă theo xếp lâu năm nên trở thành một thứ thợ giết người chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, giữa mấy trăm đệ tử của xếp, leo lên được tới địa vị này không phải dễ. Chính tay phụ tá Frank Nittie và Frankie Rio lựa từng đứa một. Dân giang hồ có cái giác quan riêng biệt và cái tài huấn luyện thợ giết người không có một quân trường trên thế giới b́ kịp. Chúng nó được thử thách từ ḷng can đảm, sự trung thành, cho đến khả năng bắn súng, khả năng chịu đựng. Muốn lọt vào bộ chỉ huy đặc biệt của "bộ tư lệnh Lexington", thằng nào cũng phải có một hồ sơ "coi được." Chữ "coi được" ở đây có nghĩa phải là dân có máu Ư trong người và đă từng giết người. Dân đă phạm tội giết người rồi ít khi đổi hướng bất tử để đi về đầu quân cho cảnh sát.
    Frank Nittie bảo đứa cận vệ ruột:

    -Mày dọt ra xe tao lấy tao mượn hai cây dùi cui.

    Xếp Al Capone rút lui. Xếp c̣n có vài công chuyện làm ăn muốn bàn riêng với thằng Strado. Coi, nếu xếp mua lại một nửa cổ phần hăng bánh ḿ Napples của nó là một ư kiến nên làm lắm chớ có phải không đâu? Xếp đă làm bánh ḿ th́ có cái nhà hàng nào, tiệm buôn thực phẩm nào dám từ chối mua bánh của xếp? Hơn nữa, khi chiến tranh chấm dứt rồi, tiền sẽ vào như nước, xếp sẽ cần rất nhiều cơ sở thương mại buôn bán đàng hoàng để tẩu tán tiền bạc. Từ khi mua cổ phần của khách sạn Lexington, xếp bỗng đâm ra mê nhà hàng, mê cái nghề đếm bạc ở các tửu điếm. Tiền bỏ ra thật ít mà lời vô th́ nhiều không thể nào nói được. Đó là chưa nói đến những nguồn lợi ngầm khác. Muốn gái hả, chỉ cần một cái búng tay là bao nhiêu em lại không có? Mà toàn là thứ trẻ đẹp không. Muốn một bửa nhậu linh đ́nh để tiếp rước bạn bè hả? Cũng chỉ cần thêm một cái búng tay. Xếp đang từ từ h́nh dung ra cái đại thế giới của Al Capone. Một thế giới trong đó đại đế Al Capone nắm hết mọi sinh hoạt kinh tế của Hoa Kỳ. Th́ tụi Do Thái chẳng nhờ vậy mà kiểm soát được nước Mỹ, nắm quyền sinh sát của cả nước Đức, làm rúng động cả Âu Châu là ǵ? Do Thái keo kiệt thấy mẹ mà c̣n làm được th́ dân Ư chính tông, con cháu của Cesar đại đế sao không làm được ḱa? Măi suy nghĩ, xếp đă ra đến pḥng chính từ lúc nào. Thằng Strado c̣n ngồi u sầu trên chiếc ghế. Xếp vỗ vai nó thân mật:

    -Cười lên chút đi chớ, mọi chuyện coi như xong rồi ...

    Khi thằng đệ tử trở vào với mớ đồ nghề, Frank Nittie thủ thỉ điều ǵ với Frankie Rio một lúc rồi chọn lấy hai đứa to con, mặt mày cô hồn dắt sang một pḥng bên cạnh. Nó khóa trái cửa lại, thảy hai cây dùi cui cảnh sát cho đàn em:

    -Frankie Rio bảo tụi mày đă từng làm thầy đội. Tối nay tao cho hai đứa mày làm ...cảnh sát trở lại. Biểu diễn tao coi chút nghề coi.

    Hai ông cô hồn đứng lặng. Một đứa thắc mắc:

    -Làm cảnh sát đâu có khó, nhưng ông phụ tá muốn biễu diễn cái ǵ?

    -Trước hết, coi thử tụi bay đi đứng có giống cảnh sát không cái đă.

    À ra thế, phụ tá Frank Nittie làm ǵ cũng cẫn thận kỹ càng. Hai ông cảnh sát giả xách dùi cui cất bước trong pḥng. Frank Nitti quan sát một chút, nhắc nhở:

    -Được lắm, mới ḍm tao cũng tưởng cảnh sát thiệt. Có điều, tướng đi th́ giống cảnh sát mà bản mặt th́ giống dân ...ăn cướp quá cỡ. Tụi mày phải nghếch mặt lên, ra cái vẻ trịnh trọng thêm chút nữa. Đ.M. cớm là cha thiên hạ mà. Cái cây dùi cui trong tay phải để sau đít, lâu lâu rút lên, nện nó vô ḷng bàn tay vài cái th́ mới đúng điệu. Nện xong c̣n phải quay tít nó năm ba ṿng trong gió mới đúng là dân cớm Chicago.

    Đâu có ǵ khó, chỉ sau mấy phút, hai thằng đàn em đă đi đứng đúng điệu. Mặt mày chúng vênh váo không thua cớm thiệt chút nào. Cây dùi cui thỉnh thoảng quay tít trong bàn tay như cái chong chóng tàu bay. Phụ tá Frank Nittie có vẻ thỏa măn:

    -Very Good. Rồi bây giờ làm bộ thử tới xét giấy tờ của tao coi.

    Một thằng tiến tới gần Frank Nittie, gằn giọng:

    -Ê, có giấy tờ ǵ không, đưa coi thử coi.

    Frank Nitti chưa chịu, phê b́nh liền:

    -Đ.M. cảnh sát Chicago đâu có hỏi khơi khơi yếu vậy. Mày phải tiến tới từ từ, cách chừng hai bước th́ đứng lại. Cảnh sát Chicago nhát thấy mẹ, tụi nó có bao giờ dám tới gần bọn du côn đâu? Chúng nó sợ tụi này nhào vô ôm cứng là hết cựa quậy. Khi đứng lại phải thủ thế đàng hoàng. C̣n cây dùi cui trong tay để làm ǵ? Phải thọc vô ngực tao, vừa chửi thể vừa hạch sách như tao vừa giết người hay hiếp dâm xong mới được... Thử lại coi.

    Thằng nọ quay lui rồi trở lại. Lần này nó làm y hệt như lời ông phụ tá dạy, vừa thọc thọc cây dùi cui vô ngực kẻ đối diện vừa nạt:

    -Ê, Đ.M. mày ...ăn ǵ mà mặt mày coi hung ác quá cỡ? Có giấy tờ ǵ không đưa coi coi? Từ từ, Đ.M. không tao giộng cho một cây gục xuống bây giờ...

    Frank Nittie gật đầu:

    -Được lắm, được lắm. Mày chắc có máu cớm trong người, sao không đi làm cảnh sát mà nhảy qua cái nghề này? Nên nhớ, nếu thằng bị xét giấy mặc áo vét, hễ nó tḥ tay vô túi áo trên th́ phải chuẩn bị. Bàn tay nó vừa cử động th́ mày phải thọt mạnh cây dùi cui vô nách khóa cứng nó lại liền. Thọc càng mạnh và càng đau th́ càng tốt, làm sao cho thằng nhỏ nhảy dựng người lên mới được. Thọc không kịp nó móc ra cây Colt là hết đời cảnh sát ...giả. Đồng thời, tiến tới một bước, lẹ làng đưa bàn tay kia vô túi coi thử nó tính ṃ cái ǵ sau lần áo vét. Nếu ṃ thấy con chó lửa, cẩn thận, dớt liền lập tức. Hể thằng nhỏ cử động chút ǵ là thẳng tay nện cây dùi cui vô đầu nó cho tao, đừng lo nó chết bất tử, mấy thằng này sọ cứng lắm. Nếu rờ thấy giấy tờ không th́ cây dùi cui từ từ nới lỏng ra được....

    Xong mục đi đứng và hỏi giấy, phụ tá Frank Nittie dợt cho chúng luôn cách đi "hành quân lục soát" của cảnh sát. Frank Nitti dạy rơ ràng từ cách gơ cửa, rồi làm sao xông vào cho đúng điệu công chức nhà nước. Không mau quá để người ta có thể nghi ngờ mà cũng không chậm quá để vào không được. Dĩ nhiên, phần quan trọng nhất của bài học là thi hành mục đích ngày hôm nay: Bắn chết hết không chừa một mạng.

    Phụ tá Frank Nitti phân tách:

    -Sau khi tụi nó ngoan ngoản đứng quay lưng vào tường rồi, tao và Frankie Rio sẽ dọt vào. Để thằng Antonio cho tao. Tụi bay sẽ bắt đầu ria đạn từ hai hướng chéo ngược nhau, đứa nào đứng bên trái hết th́ bắt đầu từ trái sang phải, đứa nào đứng bên phải th́ làm ngược lại, từ phải sang trái. Tràng đạn đầu tiên phải bắn thấp. Bắn cao quá nó có thể hụp xuống là ḿnh thấy phiền muộn ngay. Cứ nhắm từ đầu gối trở xuống cho tao. Sau khi cha con nó nằm tùng phèo trên thềm xi măng rồi, ḿnh sẽ từ từ quạt từng đứa một.

    Cho chắc ăn, ông phụ tá khó tánh c̣n bắt cả bọn đứng xếp hàng ngang tập bắn súng bằng miệng, nêu rơ từng ưu khuyết điểm. Dợt tới dợt lui mấy lần, khi cảm thấy không c̣n sơ xảy chỗ nào được nữa, phụ tá Frank Nittie cho đàn em tan hàng.

    Phụ tá trở về gặp xếp Al Capone, kề tai xếp bí mật mấy câu. Xếp gật đầu...


    (c̣n tiếp)

  9. #9
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone

     

    6. 6


    The Saint Velentine's day massacre
    (Cuộc thảm sát ngày Lễ thánh Valentine)

    Trong một cái ga ra vắng nằm ở khu Near North Side thành phố Chicago, Đàn anh Antonio cùng 5 thằng đàn em thân tín nhất đang ngồi bên ḷ sưởi chùi lại mấy cây Tommy Gun. Lúc ấy vào khoảng 4 giờ sáng. Trời Chicago đến tháng 2 rồi mà sao c̣n lạnh đến khiếp. Tất cả đều im lặng lau lau chùi chùi, không ai thèm nói với ai một câu. Thỉnh thoảng có tiếng kéo cơ bẩm vang lên sột soạt. Đàn anh Antonio đích thân kiểm soát từng viên đạn một trước khi nhét vào băng. Dân giang hồ Chicago thời đó có cái tật là thích tự nhồi thuốc đạn lấy cho cây Tommy gun của ḿnh.

    Cây tiểu liên Thompson, c̣n được gọi là cây Tommy Gun mới có từ sau đệ nhất thế chiến. Cha đẻ của cây súng quái quỷ này là đại tá Thompson của lục quân Hoa Kỳ. Một ngày ở chiến trường, sau khi lau chùi cây súng lục Colt .45 mới tinh của ḿnh, ông vô ư ráp nó lại thiếu một bộ phận hay làm găy một cái ǵ đó mà không để ư. Lúc đụng trận, ông rút súng ra tính bóp c̣ một phát nhưng không ngờ cả 7 viên đạn liên tiếp theo đuôi nhau chui ra làm thành một loạt liên thanh bất ngờ không cách nào tốp lại được. Địch tưởng ông có súng nặng nên không dám tiến lên. Được trớn, ông tiếp tục lắp băng khác vào bấm c̣. Ngạc nhiên trước sức công phá, ông nghĩ đến việc lắp thêm cho cây Colt .45 một cái ṇng dài hơn, một băng đạn nhiều hơn và một cái khóa lựa chọn để bắn từng phát hay liên thanh. Sau khi chiến tranh kết liễu, với số tiền về hưu của một đại tá bộ binh, ông Thompson bỏ th́ giờ ra nghiên cứu và cho ra đời khẩu tiểu liên Thompson đầu tiên trên thế giới. Nặng chỉ có 8 pounds rưỡi, cây súng này có thể bắn xuyên thủng một tấm ván dày 3 inches ở khoảng cách 500 thước dễ như chơi. Xách lại trong tầm nh́n, nó dư sức đốn ngă một thân cây có đường kính là 27 inches hoặc phá thủng tấm thép dày 1/4 inches. (Tài liệu của New York Corporation Auto Ordnance) Lúc nó mới ra đời, các ông cảnh sát New York cười vào mũi ông già Thompson, chê ông này lẩm cẩm, coi đó là một thứ đồ chơi con nít chỉ v́ nó bắn bằng đạn súng lục. Các cơ quan an ninh liên bang (Lúc ấy FBI chưa được thành lập) cũng chê. Ai cũng chê hết, chỉ có một giới chơi súng duy nhất thời đó đánh mùi được sức công phá dữ dội và tầm quan trọng của cây Thompson là mấy tay anh chị Mafia. Giá bán rẻ rề, chỉ có 149 đô một cây nên thầy chú thi đua nhau đặt mua rào rào. Chỉ một thời gian ngắn, cán cân lực lượng giữa cảnh sát và bọn này bị thay đổi hẳn. Số cảnh sát bị Tommy Gun quất nằm chỏng gọng giữa đường càng ngày càng tăng. Nhiều vụ đấu súng, ăn cướp chỉ có vài thằng mà cảnh sát phải huy động cả đại đội đến bao vây tại v́ mấy thằng khốn quạt Tommy Gun quá đẹp, không có thầy nào dám ḅ vô. Phải mất mấy năm sau, chính phủ Hoa Kỳ mới biết ḿnh hố và bắt đầu đặt mua một lần mấy chục ngàn cây Tommy Gun để cấp tốc trang bị cho tất cả các nhân viên an ninh cảnh sát. Danh từ Tommy Gun nổi tiếng cũng kể từ đó.

    Dĩ nhiên khi cây Tommy Gun bắn bằng đạn súng Colt .45 nên thuốc súng thường được nhồi rất ít hay giới hạn. Các tay anh chị Chicago, "bao nhiêu năm trong nghề" biết cách biến cây Tommy gun thành một cây súng lợi hại hơn. Có ǵ đâu, chỉ tháo đầu đạn ra, nhồi thuốc vào cho đến khi nào nó đầy ắp, không thêm được chút nào nữa th́ mới nhét đầu vô trở lại. "Overboost" như vậy, bắn một phát th́ sức công phá phải biết, đúng là "bắn phát nào đáng đồng tiền phát đó". Khổ thân cái ṇng súng, chỉ sau vài trăm viên đạn nhồi Mafia là đă bị nở toang hoát như cánh hoa về chiều. Không sao, cái quan trọng là người bị bắn có chết không chớ ṇng súng th́ rẻ rề, hai chục đồng một cái mới nguyên, tha hồ mà thay thế. Hơn nữa, đụng trận trong thành phố, có ai bắn quá vài chục viên đạn? Năm ba viên đầu là những viên quyết định, sau đó là co gị chạy thục mạng rồi... Có nhiều tay anh chị kỹ hơn, như xếp Al Capone và Đàn anh Antonio, chỉ cần bắn vài chục phát là đă cho đàn em đi thay ṇng gấp gấp, mấy đồng bạc tiếc làm ǵ?

    Từ lúc 2 giờ sáng hôm nay, Đàn anh Antonio và bọn đàn em đă tụ tập đầy đủ ở cái "trung tâm hành quân" mới tinh này để duyệt lại kế hoạch lần cuối cùng trước khi xuất trận. Cách đây vài tháng, sau khi vùng hoạt động càng ngày càng bị thu nhỏ v́ áp lực tụi Al Capone, đánh hơi được cái sào huyệt ḿnh thế nào cũng bị bại lộ, Đàn anh Antonio đă ra công t́m kiếm một địa điểm bí mật mới để dời sào huyệt. Thật không c̣n chỗ nào tốt hơn cái ga ra vắng vẻ ở khu North Side này. Thời đại kinh tế c̣n phồn thịnh, đây là trung tâm phân phối hàng hóa nhộn nhịp mỗi ngày với hàng trăm chuyến hàng lên xuống của các chiếc truck đủ loại đến từ khắp nơi trên nước Mỹ. Nh́n cái sân rộng đủ chỗ đậu cho gần trăm chiếc xe vận tải hạng nặng, cộng thêm cái building vĩ đại mà ngày xưa tài xế thường vào đây để nghỉ ngơi qua đêm, cặp mắt ...gian ác của đàn anh Antonio biết ngay là dưới bàn tay nó, cái khu vực hoang vắng này sẽ trở thành một nơi hái ra tiền. Một nửa phía sau sẽ được biến cải cấp tốc thành những ḷ cất bia to lớn nhất thế kỷ. Vĩ đại như vậy, không chừng có thể cất đủ Bia để cung cấp cho toàn thể Chicago. Rồi nó tưởng tượng đến những chuyến xe truck hạng nặng 18 bánh chở đầy ắp rượu và bia đi vô đi ra hàng ngày. Xưa nay, rượu và bia lậu từ Canada chở về v́ chưa có kho hàng nên vẫn phải cho tản mác đi nhiều chỗ, rất khó kiểm soát, và kẹt nhất là dễ bị đối phương phục kích. Đàn anh Antonio c̣n nhớ khi cuộc chiến lên đến thời cao độ, có ngày nó bị ăn cướp mất đến hai chiếc xe cam nhông đầy rượu. Bọn Al Capone sau này nhờ tung tiền như nước nên đă thiết lập được một đường giây t́nh báo vô cùng hửu hiệu. Những chiếc cam nhông chở rượu của trùm Colosimo từ Kansas City qua chưa kịp chạy hết ṿng thành phố là chúng nó đă biết nên cho người sách súng đứng ŕnh sẵn ở một khúc đường nào đó, chờ xe tạt qua là nhảy phóc lên kèm cứng thằng tài xế. Khốn nỗi, tài xế xe rượu lậu thường phải mướn những đứa lương thiện có bằng cấp và thẻ hành nghề đàng hoàng để qua mặt cảnh sát. Mấy thằng này, v́ không phải là dân chơi chuyên nghiệp cho nên khi nh́n thấy cây Rouleau đen thùi lùi kê vô màng tang ḿnh th́ c̣n biết trời trăng ǵ nữa, nó biểu đi đâu mà chẳng tuân lệnh? Có thằng c̣n hăi quá, lính quưnh làm sao mà quẹo chiếc cam nhông vô lề đường, phải de tới de lui mấy bận mới ra nổi kia mà. Thông thường th́ bọn cô hồn bắt thằng tài xế lái thẳng về kho rượu của xếp Al Capone. Đây là thượng kế. Lấy hết rượu bia xong tụi nó cho thằng tài xế xách xe không ra về kèm theo một cái thiệp cám ơn có kư tên của xếp Al Capone đàng hoàng. Đôi lần khác, nếu thấy khó ăn quá, tụi nó cho lủi mẹ chiếc xe xuống đường mương. Thế là gần nguyên cả khu phố tự nhiên có mùi bia mùi rượu bốc lên nồng nặc từ mấy ống cống. Dĩ nhiên, mày ăn cướp xe tao th́ tao lại không biết cho đột kích xe của mày chăng? Antonio cũng đă cho trả đũa nhiều cú đẹp ra ǵ. Trả đũa đẹp lắm nhưng làm ăn kiểu này th́ đứa nào sống được lâu? Một chiếc xe rượu lậu nhiều khi trị giá đến cả mấy trăm ngàn đô la, bị mất chừng hai chiếc là coi như tháng đó làm ăn chỉ mong lấy huề, tiền đâu mà ăn xài? Chiến tranh Mafia, v́ ở trong thành phố nên luôn luôn bị chi phối nặng nhất bởi sức mạnh kinh tế. Kẻ chiến thắng luôn luôn là kẻ có nhiều tiền hơn đối thủ. Hết tiền là hết tất cả, kể cả mạng sống. V́ vậy, cáo già cỡ trùm Colosimo và Al Capone làm sao không biết áp dụng cái quy luật "đập túi tiền" nó trước? Cái ga ra to lớn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, một trong những vấn đề đó là có một kho chứa rượu vĩ đại.

    Mặc cả thương lượng để mướn xong miếng đất là ông trùm Colosimo cho xây gấp một bức tường cao lớn chung quanh để biệt lập ḿnh với thiên hạ cái đă. Trước cổng đàn anh Antonio c̣n cẩn thận cho đóng luôn một cái biển: "Hăng thầu Xây Cất Ferro Corporation" bằng đồng sáng chói, nhỏ thôi, nhưng coi rất là đẹp mắt. Để làm ra vẻ thương mại hiền lành, cái cổng sắt ra vô con đường lớn của hăng không bao giờ thấy người gác. Coi "sạch sẽ" vậy nhưng nếu ai để ư ḍm xéo vô bên trong và ...lên cao chút nữa, nơi có cái pḥng kính ở đầu lầu hai, th́ sẽ nh́n thấy mấy thằng cô hồn luôn luôn ôm Shotgun ngồi nh́n xuống.

    Bức tường vừa dựng lên xong là cảnh sát khu North Side được đàn anh Antonio chi địa đầy đủ liền. Chi đẹp lại là đằng khác. Cảnh sát khu này tuy đă ăn lương tháng của Al Capone rồi nhưng đâu có sao, thời buổi kinh tế khó khăn, người ta làm hai ba việc là chuyện thường mà. Mới vài tháng th́ làm sao gây dựng một đại bản doanh đầy đủ được, nhưng đàn anh Antonio có cái nh́n rất lạc quan. Chỉ cần năm ba tuần nữa thôi là mọi chuyện đâu sẽ vào đó. Al Capone sẽ chết. Khi thằng khốn Al Capone bị bứng rồi th́ Frank Nitti sẽ như con cá bị vớt ra khỏi nước. Nó biết thằng này khéo léo, cẩn thận, có tài giết người và tài tổ chức nhưng không có bộ óc thương mại, năng khiếu tổ chức và quan trọng nhất là cái nh́n chiến lược sâu sắc của một đàn anh Mafia. Đàn anh Mafia ḍm đâu cũng phải thấy ...tiền ở đó, bắn giết chỉ là chuyện phụ, chuyện cực chẳng đă. Đàn anh Antonio đánh giá Frank Nitti chính xác như người thợ kim hoàn lâu năm kinh nghiệm ước lượng món trang sức ḿnh cầm nơi tay, không sơ xẩy một chút nào: Nó sẽ chẳng bao giờ trở thành một lănh tụ cỡ Al Capone, mà chỉ luôn luôn là một thằng đao phủ thủ tài giỏi và trung thành. Có lẽ xếp Al Capone đă biết thằng phụ tá ḿnh rơ hơn ai hết nên mới tin dùng nó mà không sợ bị tạo phản hay bán đứng. Ai cũng ngán Frank Nittie, chỉ có đàn anh Antonio dám chắc là sẽ cho thằng này "đi luôn" một cách dễ dàng. Đám c̣n lại, kể cả Frankie Rio th́ sẽ như rắn mất đầu, không có ǵ đáng lo. Tóm tắt, cái nh́n chiến lược của đàn anh Antonio là: Một khi cánh Al Capone không c̣n ...Al Capone nữa th́ lâu lắm là ba tháng tụi này sẽ bị dẹp yên, sự nghiệp lẫy lừng của Al Capone sẽ chỉ c̣n trong mấy đống hồ sơ dầy cộm của ty cảnh sát Chicago và sở bài rượu liên bang.
    Và hôm nay là cái ngày mà Antonio quyết định cho Al Capone "đi luôn". Với kế hoạch đột kích bất ngờ "Bộ tư lệnh Lexington" đă soạn thảo kỹ lưỡng trong đầu, nó tự lựa lấy năm tay súng sừng sỏ nhất trong đám đàn em c̣n lại để làm công tác này. Đứa nào cũng trên dưới mười lăm năm tung hoành trong thế giới của bàn tay đen. Dĩ nhiên, tất cả đều là những tay súng cự phách, nhưng bắn tiểu liên giỏi cũng chưa chắc là đă trở thành được một tay chơi ngon lành đáng để đàn anh Antonio để ư. Nhiều yếu tố khác cũng không kém quan trọng như ḷng can đảm, sự quyết tâm, tài ứng biến v.v... Tụi nó nhất định phải nh́n thấy xác thằng Al Capone ngày hôm nay.

    Antonio tự tay kiểm soát từng viên đạn một. C̣n một mớ lựu đạn nữa, nó tháo ng̣i từng trái, kiểm soát thuốc nổ bên trong. Trái nào cũng được nhồi thêm thuốc. Đàn anh hoan hỉ vặn kíp lại. Lựu đạn quan trọng nhất là cái kíp nổ, sơ xẩy một chút là cả pḥng biến thành một cái ...hộp thịt người như chơi mà đàn anh xem ra chẳng có ư tứ ǵ cả, cứ thong thả vặn hết trái này đến khác. Tiếng vặn nghe ken két đến lạnh người. Kiểm soát của ḿnh xong, Antonio c̣n cẩn thận coi lại mấy cây khác của đám đàn em. Tất cả đều ở trong t́nh trạng hoàn hảo, không chê vào đâu được.

    Antonio ngước nh́n đồng hồ treo tường rồi bốc điện thoại gọi tổng đài xin số của thằng Strado. Chuông reo hai tiếng, giọng ông chủ ḷ bánh ḿ vang lên bên tai, đầy sự kính cẩn:

    -Ḷ bánh ḿ Naples, Strado tôi nghe.

    -Antonio !!!

    -Dạ... tôi đang ngồi chờ.

    Đàn anh Antonio đáp nhẹ nhàng:

    -Kế hoạch phải hủy bỏ giờ chót. Ông bạn thông cảm, tụi này không tới tối nay được...

    Strado giật ḿnh đánh thót một cái. Như vậy là hoài công phí của. Hay là Antonio đă biết được bọn Al Capone có mặt ở đây từ chập tối? Trán Strado chưa ǵ đă thấy lấm tấm mồ hôi, mặt tái hẳn đi. Nó chưa lấy hồn lại được sau vụ đột kích vừa rồi của Al Capone, nếu Antonio hoăn tấn công th́ mọi chuyện lại sẽ bắt đầu từ con số không. Đầu óc Strado trở nên tê dại.

    Sắc mặt thất thường của Stado không qua khỏi cặp mắt của xếp Al Capone đang ngồi sát bên đó. Xếp đưa hai tay ra dấu cho nó phải b́nh tĩnh. Strado líu ríu nói:

    -Có chuyện ǵ không đàn anh Antonio? Tôi đă làm theo như ư của đàn anh, đâu có ǵ trễ nải đâu.

    -Tôi biết rồi nhưng không được. Thành thật xin cảm ơn ông bạn, chắc có lẽ chúng tôi sẽ chẳng nhờ ông bạn nữa đâu?

    Strado chưa biết trả lời sao, miệng méo đi một cách thảm hại:

    -Th́ anh em muốn sao cũng được. Muốn mượn xe tôi cho mượn xe, bây giờ nếu không cần nữa th́ thôi...

    -À, mà ông bạn đừng có đi đâu hết nghe, có thể lát nữa đàn em tôi cho ghé ngang qua để biếu ông bạn món đồ. Chỗ anh em với nhau mà.

    Chỉ có vậy thôi là Antonio gác điện thoại cái rụp, khỏi bye bye làm ǵ cho mất th́ giờ. Strado thẫn thờ như người mất hồn, nh́n Xếp Al Capone lắc đầu:

    -Hỏng hết rồi xếp ơi! Antonio vừa gọi thông báo nó hủy bỏ cuộc tấn công tối nay. Không chừng chắc nó đă biết xếp có mặt ở đây rồi...

    Xếp Al Capone lắc đầu, mồi một điếu x́ gà:

    -Ông bạn lầm rồi, tôi đâu có lạ ǵ thằng chó này. Nó c̣n sống đến giờ này cũng nhờ những cái vụ úp mở này. Chưa bao giờ có người nào, trừ tôi, đoán trúng được chuyện nó sắp làm. Vậy nó có dặn ông ở nán lại đây không?

    -Có, nó dặn đừng đi đâu, sẽ có người ghé tặng món quà đền ơn.

    Xếp Al Capone vỗ mạnh vào mặt bàn làm thằng làm Strado dựt bắn ḿnh:

    -Xong rồi. Ông cứ ngồi đó chờ điện thoại đi, lát nữa thế nào nó cũng gọi lại cho coi. Nó không hủy bỏ chương tŕnh đâu.

    Cũng vừa lúc ấy, Frank Nittie bước vào pḥng, kề tai xếp nói nhỏ:

    -Chuyên viên điện thoại của ḿnh vừa thông báo là họ đă phăng ra chỗ ở của Antonio rồi: Khu Near North Side.

    Xếp hất đầu một cái:

    -Cho tụi nó ra xe chờ sẵn. Tao ra là ḿnh dọt liền.

    Xếp Al Capone dụi tắt điếu x́ gà. Những khi sung sướng cực độ, xếp thường không làm được ǵ cả, chỉ muốn ngồi yên để thưởng thức. Xếp tưởng tượng cái h́nh của Antonio máu me be bét trên trang một của tờ Chicago Tribune chiều nay. Như vậy là xong một đoạn đường.

    Quả như lời xếp đoán, chỉ chừng nửa tiếng sau, chuông điện thoại của Strado lại reo vang. Ống nói vừa nhấc, đă nghe đàn anh Antonio sủa gọn lỏn:

    -Từ bây giờ đến sáu giờ sáng, tụi tôi có mặt ở ḷ bánh.

    Strado thầm kính phục sự ước đoán của xếp Al Capone, chả trách ǵ xếp trở thành một tay anh chị sừng sỏ nhất thế giới. Giọng nó sảng khoái như vừa trút được một gánh nặng:

    -Đàn anh muốn sao cũng được. Thằng Strado này luôn luôn chiều ư đàn anh. Tất cả đều sẵn sàng, đang chờ đàn anh tới.

    Antonio cẩn thận:

    -Tụi trên Lexington có gọi cho ông không?

    Lần đầu tiên Strado dám nói dối với đàn anh Antonio:

    -Không, không thấy ǵ hết.

    -Có đứa nào bén mảng tới đó không?

    -Không, chỉ có ḿnh tôi và thằng nướng bánh.

    -Very good!

    -Đàn anh có thể cho biết mấy giờ không? Tại tôi c̣n phải đi ngủ nữa...

    Câu trả lời thoáng vẻ hơi khó chịu:

    -Biết vậy đủ rồi. Ráng chờ chút đi người anh em.

    -Dạ dạ..., th́ phải vậy chứ sao. Đàn anh cứ tin tôi đi.

    Antonio gác ông nói. Nó lại ngước nh́n đồng hồ treo tường. 4 giờ sáng. Antonio chợt nhớ hôm nay là ngày lễ thánh Valentines, một ngày biểu tượng của t́nh yêu, của những trái tim nồng thắm trên thế giới. Ngày của t́nh yêu mà đổ máu tùm lum như thế này th́ thật là uổng, Antonio chặc lưỡi. Bọn nó c̣n nửa giờ nữa để dợt lại kế hoạch lần chót trước khi phóng xe ra đi. Antonio đốt điếu thuốc lá, ngoắc tay cho sáu đứa đàn em quây chung quanh ḿnh. Dưới sàn nhà, một cái họa đồ sơ khởi của khách sạn Lexington được vẽ sơ sài. Đúng ra, đó chỉ là một cái h́nh vuông lớn chứa nhiều ...ô vuông nhỏ trên tờ giấy bằng nét vẽ nguệch ngoạc. Không hiểu sao chúng có thể định đâu là đâu được nhưng đàn anh Antonio b́nh thản chỉ vào cái h́nh vuông ở một góc:

    -Tao lập lại thêm lần nữa những ǵ tụi mày đă biết. Khách sạn này có hai cái nhà hàng, cái lớn nhất ở từng dưới và cái kia ở từng thứ hai. Sau khi đút đít chiếc xe của ḷ bánh ḿ Naples vào cửa sau, tụi ḿnh cứ việc b́nh thản chất bánh lên bốn cái xe nhỏ rồi đẩy vào. Đừng làm mau quá mà cũng không làm chậm quá, cứ đúng điệu tà tà của công nhân lương thiện là ăn tiền. Dĩ nhiên, đừng quên chất luôn mấy cây Tommy gun và mớ lựu đạn dưới những ổ bánh ḿ. Xong xuôi, lúc đẩy xe vào, hai thằng tài xế cứ tà tà ngồi ngoài đó mà chờ cho tao. Nhiệm vụ của tụi mày là "clear" cái băi đậu xe từ nhà bếp ra tới ngoài lộ. Đ. M. đánh mà không có đường rút là tự sát. Nên nhớ, nhiệm vụ hai đứa này rất quan trọng, nếu băi đậu xe có bị ǵ trục trặc, phải dọt vào trong thông báo cho tao biết. Nếu không thấy ai, tao sẽ coi như là băi đậu xe an toàn. Có thằng nào thắc mắc ǵ không?

    Antonia quét mắt một ṿng chờ đợi ư kiến. Không có tiếng trả lời. Có vài tiếng nuốt nước bọt ừng ực. Antonio lại chỉ vào một ô vuông khác, tiếp:

    -Từ trong bếp, một thằng đẩy chiếc xe bánh ra tới hành lang chính rồi t́m cách đứng luôn tại đó cho tao. Nhiệm vụ thằng này là chận hết những đứa nào muốn dọt lên cầu thang sau khi súng đă nổ. Chiếc xe bánh thứ hai sẽ vô thang máy để đi lên lầu 2. Đích thân tao sẽ đẩy chiếc này với ba thằng nữa. Ở trong thang máy, phải chuẩn bị súng đạn xong. Tới lầu hai, thay v́ đi thẳng vào nhà hàng, ḿnh sẽ đi ṿng qua trước pḥng của thằng Al Capone.

    Antonio lấy cây viết ch́, đưa lên miệng liếm rồi gạch chữ "X" vào một cái ô đen bên cạnh:

    -Tao biết, khoảng giờ đó, thằng Frank Nitti chưa có mặt, nó chỉ có hai thằng gác hành lang là có mặt 24/24 thôi. Dĩ nhiên, tụi mày phải nhớ là cho tới lúc đó, ḿnh vẫn c̣n là những thằng thợ bánh ḿ làm ăn chân chỉ của hăng Naples. Cứ tà tà đẩy xe qua mặt tụi nó. Qua khỏi rồi, thằng Mac Coy và Roberto, tụi mày quay trở lại bất ngờ để tặng cho mỗi đứa một đường giây lụa. Làm sao cho đẹp mắt, không được sơ hở. Đ.M. cứt sẽ phun ra tùm lum đầy hành lang nhưng đỡ hơn máu. Ngày lễ thánh Valentines không nên để máu chảy nhiều quá...

    Một tràng cười hềnh hệch cất lên, rồi hai tràng, rồi đến cả đàn anh Antonio cũng cười:

    -Gần bốn chục năm tao chưa bước vô nhà thờ nên phải tỏ ḷng tôn kính một chút.

    Tràng cười chấm dứt, Antonio lại trở nên nghiêm trang:

    -Phải chắc chắn là tụi nó bị xiết cổ chết ngắc trước khi ḿnh tiếp tục. Lúc này, tất cả súng ống phải cầm tay, lựu đạn sẵn sàng. Pḥng sát bên pḥng Al Capone là "trụ sở" của đám cận vệ. Đích thân tao sẽ gơ cửa pḥng thằng Al Capone. Trong lúc đó, thằng Baker sẽ trổ tài mở khóa, mày, Roberto, thủ sẵn hai trái lựu đạn. Cửa vừa mở ra là thẩy vào đó hai trái lựu đạn cho tao. Lựu đạn tung đi rồi là phải đóng ập cửa lại liền để dọt xuống giữ an ninh cầu thang, đừng có ham máu mà hư việc lớn. Thằng Al Capone th́ có lẽ lúc ấy tao cũng lo xong rồi. Thằng c̣n lại ở dưới khi nghe súng nổ phải dọt ra cầu thang chính để phụ cho Mac Coy và Roberto dọn đường xuống.

    Bẩy khuôn mặt anh chị dưới ánh đèn điện vàng coi lầm ĺ đến khiếp. Antonio ṿ nát tấm sơ đồ trong tay:

    - Tầng dưới chắc chắn sẽ c̣n một ít cận vệ của nó nữa. Nhiệm vụ của 3 thằng ở cầu thang chính lúc đó là khóa họng tụi này. lúc ấy không được ham máu ở lại bắn nhau với tụi nó mà phải kiếm đường rút lẹ. Kể cũng không có ǵ khó v́ khi nghe súng nổ, mọi người trong khách sạn đều ở yên trong pḥng. Chỉ có đám cận vệ mới xách súng ló mặt ra, mà chưa chắc tụi nó đă dám v́ không biết ḿnh có bao nhiêu thằng. Hể thấy cánh cửa pḥng nào hé mở là cứ quạt Tommy vào đó cho tao...

    C̣n một điều ǵ làm bận tâm Antonio, nó nhíu mày:

    -Cái tao chưa t́m ra được là không biết thằng Frank Nitti giờ đó sẽ ở đâu?

    Antonio ngừng một chút suy nghĩ:

    -Nếu nó có mặt ở Lexington sáng nay th́ ḿnh hơi kẹt nhưng cũng không đến nổi nào v́ ḿnh có yếu tố bất ngờ. Thằng nào bị thương không tự ư chạy được coi như ...bỏ. Nếu vào nhà thương hay bị bắt, tao sẽ lo sau.

    Antonio xốc lại sợi dây đeo súng:

    -Có đứa nào hỏi ǵ không?

    Hỏi mẹ ǵ, dân anh chị mà. Đây đâu phải là lần đầu chúng nó đi thi hành những mission như vầy. Như cơm bữa. Bọn cùng thời với chúng, thằng nào chịu không nổi th́ đă giải nghệ, nhiều đứa khác đang đếm vài chục cuốn lịch trong tù hay đă nằm yên trong nghĩa địa. Những thằng c̣n lại toàn là dân chơi thứ thiệt, bắn rất chính xác, ...chạy rất mau và sống rất đế vương. Chúng nó vô cùng hănh diện lần đột kích này, đích thân người hùng Antonio, nổi tiếng là đệ nhất đao phủ thủ của Chicago đi với chúng.

    Đàn anh Antonio bấc giác lắc đầu, cảm thấy tiếc thằng John Alario. Nó ngon thật nhưng hấp tấp quá, chưa xứng đáng là đối thủ của Frank Nitti. Nếu nó cứ b́nh tĩnh một chút, chờ cho đến sáng nay th́ nội công ngoại kích, thằng khốn Al Capone làm sao đỡ được? Một tay súng ngon cũng quư như con tuấn mă, cần được điều khiển bởi người cưỡi giỏi. Ngựa hay mà không được d́u dắt th́ có hơn ǵ bày ngựa thường? Đàn anh quyết chí sáng nay sẽ rửa hận cho thằng Alario.


    (c̣n tiếp)

  10. #10
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Xếp Al Capone

    Antonio quay người ra sau, tự tay bưng b́nh cà phê rót đầy bẩy tách. Ít khi đàn anh thèm biểu diễn cái màn "tự do b́nh đẳng" như vầy. Thường th́ nó chỉ ngoắc tay một cái rồi chỉ vào b́nh cà phê là hai thằng cận vệ ruột đă lo chạy thụt mạng để điếu đóm cho đàn anh. Nhưng hôm nay, không hiểu v́ hứng t́nh ǵ, Antonio làm một nghĩa cử quá đẹp. Roberto nh́n đàn anh ngạc nhiên tự hỏi: Trước khi xung trận sao Antonio lại đổi tính bất thường? Không biết đây là điềm tốt hay điềm xấu?

    Antonio ḍm đồng hồ: 4 giờ 30 phút. Nó hít một hơi thở dài, nh́n đám đàn em:

    -O.K. tụi mày, trước sau ǵ cũng một lần chết. Đă tới giờ lên đường.

    Lại thêm một câu nói gở. Đám cô hồn lục đục đứng dậy, mặt mũi đứa nào cũng tĩnh bơ như sắp sửa lên đường đi chơi, không hề thấy một chút căng thẳng hay lo lắng. Những cây tiểu liên, shotgun được chúng xách lên kiểm soát lại lần chót. Antonio là người đầu tiên bước tới cánh cửa:

    -Tao và thằng Roberto sẽ chờ tại góc đường số bốn. Tụi ḿnh sẽ thay quần áo tại đó.

    Ngay lúc ấy, bỗng có tiếng c̣i hụ của xe cảnh sát. Cả sáu thằng cùng nh́n nhau thắc mắc, lặng yên đứng nghe. Tiếng c̣i xe từ xa đưa tới, càng lúc càng gần. Ủa, tụi này chạy đi đâu mà sao nghe y như là nó quẹo vô trong khu đất của ḿnh. Antonio lẹ làng tḥ tay tắt ngọn đèn ngoài cửa, vén màn nh́n xuống. Đích thị rồi, nó đang quẹo vào cổng, ánh đèn pha sáng quắc lướt một ṿng ngang ga ra, đèn đỏ trên xe chớp chớp liên hồi.

    Một thằng đàn em của Antonio lên đạn cây Shotgun săm săm chuẩn bị đi xuống. May mà Antonio xông tới kịp túm áo thằng em, gầm vào mặt:

    -Roberto, mày tính làm cái tṛ ǵ. Đ.M. muốn bắn lộn với cảnh sát ở đây hả? Dẹp cha cái tṛ ngu ngốc đó lại. Tao cấm không thằng nào được đụng đậy ǵ hết. Cảnh sát quận này là "người nhà" của ḿnh, Đ.M. lại chắc hôm qua có thằng khốn nào ăn cướp nhà băng hay bậy bạ ǵ ở đâu đây nên tụi nó mới biểu diển cái tṛ hành quân cảnh sát này cho dân chúng yên tâm đó mà.

    Roberto hạ ṇng cây Shotgun. Trong đầu nó văng ra một câu hỏi kỳ lạ: Cái ga ra này có mẹ ǵ mà cảnh sát lại hú c̣i xông vào đây? Thầy chú ở đây ai cũng biết ḿnh đang trong giai đoạn gầy dựng cơ sở, làm ǵ có giọt rượu nào trong này. Hơn nữa, nếu có chuyện nghi ngờ th́ thiếu ǵ cách thông tin cho nhau? Hầu hết cảnh sát ở quận này ăn lương tháng ngập mặt của ḿnh mà? Nó gác cây shotgun trở lại kệ, lắc đầu suy nghĩ ráng t́m ra đáp số của bài toán.

    Antonio quát lên như sấm:

    -O.K., tất cả súng đạn để hết trên đây rồi dọt xuống dưới hết với tao để coi mấy thằng khùng này muốn ǵ. Tao lập lại, cấm không thằng nào được lạng quạng, nếu chúng có xúc lên xe cây, cứ việc leo lên, cùng lắm ḿnh hủy bỏ cuộc đột kích ngày hôm nay, tao sẽ lo sau. Tụi mày nghe rơ hết chưa?

    Đàn anh Antonio vừa càu nhàu vừa mở cửa bước xuống. Lệnh đă ban ra rơ ràng như vậy, đứa nào dám căi. Vả lại, cái lệnh này hợp lư: Dân anh chị không bao giờ thèm đi ăn thua với ...cảnh sát. Nếu muốn thịt thằng cớm nào th́ cứ chờ cho nó về nhà rồi thanh toán một ḿnh. Khi chúng nó hú c̣i đi khơi khơi như vậy, có cho kẹo cũng không thằng nào muốn rước họa vào thân.

    Cả sáu đứa bước xuống ga ra, tiếng gơ cửa từ bên ngoài cũng bắt đầu vang lên:

    -Cảnh sát, cảnh sát đây, mở cửa gấp.

    Antonio cẩn thận cho đàn em khoá trái cánh cửa ăn thông lên lầu trước khi đích thân ra mở cửa chính của ga ra.
    Tiếng gơ bây giờ đă trở thành những tiếng đập cửa ầm ầm:

    -Cảnh sát đây. Đ.M. làm fuck ǵ trong đó mà lâu quá vậy, có mở cửa không hay tao phải cho xe ủi bể cửa ra hết?

    Vặn hai ba ṿng khóa, Antonio từ từ kéo cánh cửa ra để nh́n thấy hai thầy cảnh sát mặc sắc phục đang giận dữ lóe ra hai cái mộc hiệu bằng đồng lóng lánh:

    -Cảnh sát, làm fuck ǵ trong nhà mà năy giờ mới chịu mở cửa, bộ muốn phi tang mấy mớ đồ nghề nấu rượu hả? Đ. M. đi hành quân lục soát mà gặp chừng ba đám như tụi mày th́ tao làm sao về kịp giờ cơm?

    Chưa thèm mở rộng cánh cửa vội, Antonio quan sát hai thầy cảnh sát thêm chút nữa. Mặt mày đám cớm này coi lạ hoắc. Chắc đây chắc là cớm ở xa mới đổi về nên chưa biết mặt trời, c̣n hung hăng. Lo ǵ, cảnh sát bao giờ chả vậy, chỉ cần ở đây vài tuần lễ là chúng trở thành dễ bảo như con nít ngay. Nó liếc mắt nh́n ra ngoài xe. Ủa, sao c̣n tới hai ba thằng khác ngồi lù lù trong xe không chịu đi vào. Một ư nghĩ ghê gớm lóe lên trong đầu tay anh chị từng trải. Nhưng nó trấn an được ngay, có thể tụi này là nhân viên an ninh liên bang của sở bài trừ rượu. Tụi này thường đi hành quân bắt rượu chung với cảnh sát nhưng rất kín đáo, ít khi ló mặt ra với những vụ cỏn con như vầy. Antonio nói ngọt:

    -Đang ngồi bàn chuyện ...làm ăn. Mấy thầy muốn ǵ?

    Rơ là đồ cảnh sát ...mất dậy. Hai thầy không thèm trả lời, cứ hùng hổ đẩy cửa vừa xông vào vừa hoa cây dùi cui loạn lên. Antonio bước lùi nhường chỗ cho hai thầy dọt vô. Vào hẳn trong ga ra, một thầy chỉ cây dùi cui vào mặt Antonio:

    -Giờ này tụ họp làm con mẹ ǵ ở cái ga ra vắng vẻ này mà đông quá cỡ vậy? Đ. M. tính tổ chức đi ăn cướp nhà băng hả. Đưa chút giấy tờ coi coi.

    Một thầy khác quát to lên vào đám c̣n lại:

    -Mấy thằng này nữa. Đ.M. sao mặt mũi đứa nào coi cũng hung ác quá chừng giống như quân ăn cướp. Đ. M. mới ḍm đă thấy muốn giộng cho mỗi đứa một cái dùi cui. O.K., tất cả móc giấy tờ ra rồi đứng quay mặt hết vào tường cho tao coi. Lẹ lên!!!

    Năm thằng đàn em của Antonio tuy năy giờ đứng yên nhưng đâu phải là hạng thèm nghe lời cảnh sát dễ dàng như vậy? Có cây dùi cui th́ nghĩa lư mẹ ǵ mà bày đặt lớn lối. Đúng ra, chỉ cần một cái lệnh ngầm của đàn anh là chúng nó sẽ xông tới tước vũ khí và đè cổ mấy thầy xuống thềm xi măng dợt cho một trận dễ dàng như trở bàn tay. Không đứa nào thèm nhúc nhích, cũng không thèm trả lời, mắt tóe lửa chỉ nh́n Antonio chờ lệnh. Đúng là một lũ du côn, có đứa nào coi cái quyền uy của cảnh sát quận North Side này ra cái chó ǵ đâu? Hèn ǵ ḍm mặt thằng nào cũng thấy có chất lưu manh mất dậy. Thầy cảnh sát làm như đă quen thói nạt nộ, thấy lệnh của ḿnh đă rơ ràng vậy rồi mà thằng nào cũng ĺ ra một đống, liền nỗi giận túm cổ một thằng, chỉ cây ma trắc vào mặt quát lên như cọp rống:

    -Đ.M. có đứng quay mặt vô tường không hay tao phải giộng cho một dùi cui lên đầu rồi mới chịu qùy xuống. Tụi mày muốn giỡn mặt cảnh sát à, lát nửa toán tăng cường tới đây là tao cho lên xe cây xúc hết tụi mày về bót.

    Thày nói xong là dơ cao dây dùi cui lên liền, làm như sắp sửa nện xuống thật. Vậy mà thằng bị túm cổ cái mặt vẫn lầm ĺ trơ trơ như đá. Nó c̣n nh́n thầy đầy vẻ thách thức như ngầm bảo: "Có ngon th́ giộng thử một cái là biết liền. Ông đụng vào người tôi là tôi cho ông nằm thẳng cẳng tại đây liền tức th́ ...".

    Đàn anh Antonio đâu dám để cho chuyện đổ bể đến nước đó, liền quát to lên chữa lửa:

    -Tụi bay không nghe lời thày nói sao? Tụi ḿnh là dân lương thiện mà, mau lẹ lẹ đứng quay mặt vô tường đi. Có thể mấy thầy hiểu lầm... Ḿnh là dân lương thiện mà.

    Đến bây giờ năm tay anh chị mới ngoan ngoăn quay người đứng chống tay vào tường, hai chân chàng hảng. Một thầy cảnh sát xách cây dùi cui đi sửa thế đứng của từng đứa, tiện tay kiểm soát một ṿng. Tốt, không t́m thấy cây súng nào hết, cả đến dao cũng không. Những đồ đạc giấy tờ trong túi bị thầy móc ra, thẩy xuống nền nhà.

    Kiểm soát xong, thầy cảnh sát nh́n bạn, gật đầu một cách bí mật. Antonio phân trần với thầy kia:

    -Thầy, sao thầy làm khó anh em, tụi này có làm ǵ đâu? Chỉ tụ họp đánh chút bài x́ phé chơi thôi. Đại úy Deerman là bạn thân của tôi mà. Thầy chắc ở xa mới về, tụi tôi hiểu...

    Người cảnh sát thọc cây dùi cui vào bụng Antonio:

    -Ai thèm bạn bè với "chú", Đ.M. năy giờ hỏi giấy tờ sao không thấy ǵ hết? Đưa "chút" giấy tờ coi thử coi.

    Antonio ngoan ngoăn tḥ tay vô túi. Chưa kịp kéo ra th́ thầy cảnh sát đă nhanh như chớp thọc sâu cây dùi cui vào nách nó, kèm cứng cánh tay. Đau nhức không chịu nỗi, Antonio thả bàn tay xuội lơ. Thày cảnh sát tḥ tay kia vô trong áo nó vừa vặn chụp được mớ giấy tờ mới rớt ra. Antonio thầm phục thầy cảnh sát. Đ.M. hành xử như thế này th́ đúng là dân cớm lăo luyện trong nghề, không tin bất kỳ ai và không bao giờ để cho thằng nào móc cái ǵ trong túi ra. Nhưng Antonio lần này "sạch", nó đâu có súng ống ǵ trong người. Antonio chỉ hơi khó hiểu một chút là thầy cảnh sát ngon lành vậy th́ chắc phải ở xa đổi về, không phải thứ cớm mới ra trường.

    Thày cảnh sát tay cầm mă trắc, tay kia lật lật xấp giấy trong tay xem xét. Thầy bỗng đổi giọng nói với Antonio:

    -A, té ra đây là ông bạn Antonio. Sao năy giờ không chịu giới thiệu? Ông chịu phiền đứng quay mặt vào tường cho tụi tôi kiểm soát một ṿng rồi thôi. Thủ tục hành chánh mà, mấy ông thông cảm.

    Antonio nghe nói cảm thấy thoải mái trong người. Thày vừa đọc ra cái tên của nó, cái tên mà tất cả những thày cảnh sát ở quận Near North Side này ai cũng biết nhờ chuyên môn chi địa đẹp. Phải vậy mới được. Antonio chỉ sợ gặp mấy ông cớm mới ra trường c̣n hăng tiết vịt, nỗi nóng bậy bạ xúc nó về bót th́ công việc sáng nay coi như bỏ. Thầy đă xuống nước mềm mơng như vậy th́ chắc là yên chuyện. Nó lững thững đi tới bức tường, ngoan ngoăn đứng nhập bọn với đám đàn em. Antonio chống tay nh́n tường chờ đợi. Chờ nửa phút, không thấy thày cảnh sát tới kiểm soát. Đ.M. cái gịng cảnh sát, lúc tḥ tay ra đớp bạc th́ sao mà mau thế, c̣n làm việc th́ chậm hơn rùa, Antonio chữi thề trong bụng. Nó đă quá quen với cái màn đứng quay mặt vào tường rồi, nên không lấy làm khó chịu lắm, chỉ cần chờ thêm một chút nữa là mọi chuyện đâu sẽ vào đó. Suốt cuộc đời anh chị, không biết đây là lần thứ mấy trăm nó bị đứng như thế này? Antonio tính ngày mai phải gặp thằng đại úy Deerman để xài xể thằng đại úy cảnh sát này một trận mới được. Nó đă dặn Deerman không biết bao nhiêu lần về cái vụ này. Người ở xa mới đổi về th́ phải thông báo cho nó biết liền, hay phải cắt đi tuần ở một khu khác. Sắp đánh lớn mà c̣n bị cái vụ lỉnh kỉnh này xui lắm. Đ.M., đă cho ăn ngập mặt mà sao làm việc bê bối quá, không chừng phải cảnh cáo nó mới được. Antonio tiếp tục suy nghĩ.

    Một phút đồng hồ nữa trôi qua cũng không nghe được một tiếng nói, hay tiếng la hét quát tháo thường lệ của mấy thầy. Cái giác quan bén nhậy của bao nhiêu năm giang hồ cho Antonio biết có chuyện lạ. Đứng bên cạnh Antonio là thằng Roberto. Nó cúi đầu nói nhỏ với đàn anh:

    -Antonio, đàn em nghĩ có chuyện ǵ bất ổn trong vụ này, nếu chúng nó không phải
    là cớm thiệt th́ đời tụi ḿnh tàn...

    Antonio nghe xong câu nói là giật ḿnh đánh thót một cái, hồn vía bay lên tận chín tầng trời. Có vậy mà từ năy giờ nó chưa nghĩ ra. "Nếu chúng nó không phải là cớm thiệt th́ đời tụi ḿnh tàn..." Antonio muốn đập đầu vào tường. Vào sinh ra tử, sống sót sau trăm trận lớn nhỏ như nó mà sao hôm nay ngu dại thua một đứa mới ra nghề. Sao nó chưa hiểu cái định luật bất di bất dịch của chiến tranh là phải tấn công và sẵn sàng để bị tấn công ở cái chỗ, cái lúc mà ḿnh không ngờ nhất. Nó và đàn em đă tính giả dạng nhân công bánh ḿ đi đột kích người ta th́ chắc ǵ tụi này đă không mặc đồ cảnh sát để đi thanh toán nó trước. Mồ hôi trán Antonio toát ra, bàn tay đang dựa vào tường bỗng run lên bần bật. Lần đầu tiên trong cuộc đời anh chị, Antonio nh́n thấy những ngón tay ḿnh run lên như vậy. Có thể đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của cuộc đời anh chị.

    Đằng nào cũng chết, Antonio xoay người lại để vừa vặn nh́n thấy những ǵ đàn em Roberto nói là đúng. Trước mặt nó là hai thằng cảnh sát và 2 đứa khác đang thủ mỗi đứa một Tommy Gun sẵn sàng nhả đạn. Antonio nhận ra ngay 2 thằng bên góc trái: Hai thằng đệ nhất đao phủ thủ của Al Capone chớ ai: Frank Nitti và thằng Frankie Rio đứng sát bên nhau, mắt rạng ngời sung sướng. Cái sung sướng của kẻ thắng trận pha lẫn cái sung sướng bệnh hoạn của những thằng sắp sửa giết người.

    Vậy là tàn một đời anh chị.

    Đă đến nước này th́ c̣n suy nghĩ ǵ nữa, Antonio thét to lên một tiếng, dùng hết sức nhào người ra phía trước, tính ôm cứng lấy thằng Frank Nitti để gỡ gạc cú chót. Nhưng làm ăn ǵ được với một thằng thiện nghệ như Frank Nittie? Đấu súng tay đôi chưa chắc nó đă sợ ai, bây giờ kẻ thù tay không ở trước mặt, làm sao nó để người ta thoát? Bốn cây liên thanh cùng khạc lửa ra một lần, tiếng nổ vang lên đinh tai nhức óc. Hai thằng mặc đồ cảnh sát theo đúng chỉ thị, quạt từ trái qua phải, hai thằng kia "đi" ngược chiều, từ phải qua trái. Như lời dạy dỗ của phụ tá Frank Nittie, các loạt đạn đầu tiên đều bắn thấp. 7 cái thân người cùng bị đốn ngă một lượt, nằm la liệt trên sàn nhà. Đạn tiếp tục nổ xuống chúng nó, máu me, thịt và óc bầy nhầy văng tung toé khắp nơi. Riêng đàn anh Antonio được Frank Nitti chiếu cố đặc biệt. Khi nó vừa ưởn người lên định phóng tới th́ ngón tay của Frank Nitti cũng vừa xiết c̣ súng. Cây Tommy Gun trong tay Frank Nitti nổ ḍn dă. Nổ thật chính xác như là nó đang tập bắn bia vậy. Loạt đạn đầu tiên bay thẳng vào ngực, chạy một đường lên tới mặt Antonio, làm như muốn chẻ đôi cái khối thịt nặng 200 cân ra. Kẻ thù nguy hiểm cuối cùng của xếp Al Capone bị đẩy dội ngược, rồi rớt xuống nền nhà, lăn lộn, co quắp. Frank Nitti hạ thấp mũi súng, tiếp tục tưới thêm một tràng nữa. Tiếng súng ḥa lẫn với tiếng la hét của nạn nhân làm thành một thứ âm thanh kinh khủng, quyện lẫn với khói thuốc súng bay mịt mù trong cái ga ra nhỏ.

    Khói súng đâu mà nhiều quá chừng, làm bọn Frank Nitti chảy cả nước mắt nước mũi. Nhưng có sao đâu, chỉ chịu khó bắn hết băng đạn là chúng nó có quyền rút. Sau mấy loạt, khi thấy ai nấy đă co quắp lăn lộn trên vũng máu rồi, Frank Nitti và đồng bọn lẹ làng bước đến trước từng cái xác một, kê súng vô đầu nạn nhân, bóp c̣ tiếp. Khi chắc chắn không để đứa nào "vô nhà thương c̣n ngáp ngáp", Frank Nitti thét to lên: "Xong rồi tụi bây, dọt". Bốn thằng tỉnh queo dọt ra khỏi cái ga ra đầy khói thuốc súng, leo lên xe mở máy phóng đi mất hút.

    Lúc ấy vào khoảng 5 giờ rưởi sáng ngày thứ năm, 14 tháng 2 năm 1929. Ngày hôm đó, không những cả Chicago, cả nước Mỹ mà cả thế giới rúng động về vụ tàn sát này. H́nh của đàn anh Antonio và 6 thuộc hạ được đăng lên trang nhất của ít nhất mấy ngàn tờ báo khắp nước Mỹ. Có cái xác nào c̣n nguyên vẹn đâu, chỉ là những đống thịt bầy nhầy coi phát gớm. Ngay đến tổng thống Hoover cũng phải lợm giọng, tuyên bố: "Đây là một ngày ô nhục của lịch sử tư pháp Hoa Kỳ". Ngài tổng thống c̣n hứa là sẽ "cho điều tra về các tội ác của thế giới bàn tay đen ở Chicago và toàn thể nước Mỹ".

    Vụ này đă đi vào lịch sử Chicago, được báo chí Mỹ gọi là "The St. Valentine's day Massacre."

    Khi cảnh sát đến nơi, dù đă quen với những vụ án mạng, nhiều thầy đă nôn mữa thốc tháo khi nh́n thấy cái cảnh hăi hùng trong ga ra. Thịt, máu, óc, ngón tay ngón chân văng khắp nơi: Trên tường, dưới sàn, ngay cả trên trần nhà cũng dính đầy máu óc...

    Dĩ nhiên, cũng như hàng trăm vụ thanh toán khác ở Chicago, cảnh sát không bao giờ t́m ra thủ phạm....

    Cuộc đại chiến đẫm máu nhứt của hai tay anh chị lừng danh Chicago chấm dứt ngày hôm nay, sau vụ "The Saint Valentine' s day Massacre". Kẻ chiến thắng, Xếp Al Capone, bắt đầu xây dựng lại những "đổ vỡ của chiến tranh". Chicago chỉ c̣n lại 3 cánh mà mạnh nhất và giàu nhất là của xếp Al Capone, kiểm soát hoàn toàn trung tâm thành phố và lănh thổ mới, khu North Side của Chicago. Hai cánh kia, một của O'Bannon (Cánh Do Thái) và của Rusky yếu hơn nên chỉ nhận coi vùng phía Nam và phía Tây, nơi có nhiều người da đen và dân nghèo. Đúng ra, Xếp Al Capone biết ḿnh có thể dẹp được hai cánh kia để "gồm thâu lục quốc" một cách dễ dàng nhưng xếp thấy giang sơn ḿnh đă lớn quá rồi, vả lại, chinh chiến suốt mấy năm, nên nghĩ ngơi để tái tổ chức cở sở và ...đếm bạc.


    (c̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. THUYẾT TR̀NH GIẢI THỂ CỘNG SẢN
    By BanhBongLan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 21-04-2012, 11:04 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 24-03-2012, 09:31 PM
  3. TRẬN CHIẾN XUÂN LỘC - TL THAM KHẢO
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 4
    Last Post: 11-12-2011, 06:31 AM
  4. Replies: 9
    Last Post: 26-10-2011, 08:45 AM
  5. Replies: 40
    Last Post: 09-09-2011, 02:40 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •