Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Việt Nam phải làm ǵ để tự vệ trước Trung Quốc ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-09-2011
    Posts
    21

    Việt Nam phải làm ǵ để tự vệ trước Trung Quốc ?

    Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủ cũng phải canh cánh câu hỏi: Khi nào th́ anh ta có thể đánh ḿnh, và làm sao để ḿnh không bị anh ta đánh?


    Đây cũng là một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc pḥng và ngoại giao của Việt Nam, và anh hàng xóm khổng lồ của Việt Nam là Trung Quốc.

    Quy luật lịch sử

    Khi nào th́ Trung Quốc có thể đánh Việt Nam? Tương lai không thể nói trước được, nhưng nếu lịch sử cho thấy có quy luật th́ có nhiều khả năng quy luật đó sẽ tiếp tục ứng nghiệm trong tương lai.


    Lịch sử từ khi nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ba lần lớn và một số lần nhỏ hơn Trung Quốc ra quân đánh Việt Nam.

    Lần thứ nhất năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng ḥa.

    Lần thứ hai năm 1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới trên bộ, vào sâu nhiều chục cây số, phá huỷ cơ sở vật chất, rồi rút về sau đúng một tháng.

    Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 băi đá trong vùng lân cận các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, riêng vụ đụng độ chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thuỷ thủ của Hải quân Việt Nam.

    Những lần đánh nhỏ hơn bao gồm các cuộc tấn công ở biên giới sau cuộc chiến 1979, liên tục cho đến năm 1988. Trong thời gian này, Trung Quốc đă chiếm được một số điểm cao chiến lược dọc biên giới như ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (tỉnh Hà Giang) và Cao Lộc, Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Các cuộc lấn chiếm này dường như đă được hợp pháp hóa tại Hiệp ước biên giới trên bộ năm 1999.

    Ngoài ra, trên quần đảo Trường Sa sau năm 1988, Trung Quốc đă chiếm thêm các băi đá ở gần vị trí đóng quân của Việt Nam như Én Đất (Eldad Reef) và Đá Ba Đầu (Whitson Reef) vào các năm 1990, 1992, và sau đó chiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995.

    Thế và Thời

    Tư duy chiến lược Trung Hoa đặc biệt coi trọng chữ Thế và chữ Thời. Các cuộc tấn công Việt Nam cho thấy có một quy luật khá nhất quán trong việc Trung Quốc chớp thời cơ vào lúc thế của họ đi lên và thế của đối phương đi xuống để tung quân ra đánh.


    Thời điểm tháng 1-1974, Trung Quốc đánh Hoàng Sa đang do Việt Nam Cộng ḥa kiểm soát là sau khi Mỹ cam kết chấm dứt can thiệp quân sự ở Việt Nam (Hiệp định Paris tháng 1-1973) và Quốc hội Mỹ cấm Chính phủ can thiệp trở lại (Tu chính án Case-Church tháng 6-1973), tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực và khiến cho Việt Nam Cộng ḥa chới với không nơi nương tựa.

    Trong khi đó thế của Trung Quốc đang dâng lên với việc Bắc Kinh trở thành một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tháng 10-1971) và từ địa vị kẻ thù của cả hai siêu cường (Liên Xô và Mỹ) trở thành đối tác của Mỹ (với Thông cáo chung Thượng Hải tháng 2-1972).

    Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979 là để trả đũa Việt Nam đưa quân vào Campuchia nhưng cũng là khi thế của Việt Nam đi xuống trong khi thế của Trung Quốc đi lên.

    Một tháng sau khi Việt Nam và Liên Xô kư liên minh quân sự (tháng 11-1978) th́ Trung Quốc và Mỹ cũng tuyên bố lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời, Việt Nam đang bị thế giới ngoài phe Liên Xô tẩy chay v́ chiếm đóng Campuchia nên thế của Việt Nam đang xuống rất thấp.

    Các cuộc tấn công của Trung Quốc dọc biên giới trong các năm từ 1980 đến 1988 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập với thế giới bên ngoài trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, cũng bị cô lập trên trường quốc tế (do đưa quân vào Afghanistan) và, cộng với những khó khăn kinh tế, phải đi vào giai đoạn ḥa hoăn và thỏa hiệp với Trung Quốc cũng như phương Tây.

    Chiến dịch chiếm một phần Trường Sa năm 1988 của Trung Quốc khởi sự từ năm 1986, khi Liên Xô chuyển sang nhượng bộ chiến lược với phương Tây và Trung Quốc, đồng thời rục rịch rút lui ảnh hưởng khỏi Đông Nam Á cũng như toàn thế giới.

    Bài nói tại Vladivostok của lănh tụ Liên Xô Gorbachov ngày 28-7-1986 tỏ ư Liên Xô sẵn sàng chấp nhận các điều kiện Trung Quốc đưa ra để b́nh thường hóa quan hệ Xô-Trung (Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và giảm căng thẳng ở biên giới Xô-Trung, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia) đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong chính sách của Liên Xô ở châu Á, đồng thời cũng là chỉ dấu cho thấy thế của Liên Xô đi xuống và thế của Trung Quốc đi lên.

    Trong các năm sau, việc Liên Xô rút lui trong khi Mỹ không trám vào đă thực sự tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực.

    Trong khi ấy Việt Nam vẫn bám vào Liên Xô mà không phá được thế bị cô lập. Một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang "đa phương hóa" chỉ được thông qua vào tháng 5-1988, hai tháng sau vụ đụng độ ở quần đảo Trường Sa.

    Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 1980-1988 có thể coi là dư chấn của cuộc chiến năm 1979. Các cuộc chiếm đảo ở Trường Sa thời kỳ 1990-1992 cũng có thể coi là dư chấn của chiến dịch năm 1988.

    Thời kỳ 1980-1988, Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, đi vào giai đoạn ḥa hoăn và thỏa hiệp với Trung Quốc.

    Thời kỳ 1990-1992, tuy là những năm Trung Quốc bị phương Tây cô lập phần nào sau vụ Thiên An Môn, cũng lại là những năm Việt Nam mất hẳn chỗ dựa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong khi vẫn chưa được nhận vào ASEAN và chưa b́nh thường hóa quan hệ được với Mỹ.

    Việt Nam làm ǵ?

    Hiện nay Việt Nam có thể làm ǵ để Trung Quốc không đánh? Lư thuyết quan hệ quốc tế gợi ư năm phương pháp chính: 1) cùng chung một nhà, 2) ràng buộc bằng lợi ích, 3) ràng buộc bằng thể chế, 4) răn đe quân sự, 5) răn đe ngoại giao.


    Phương pháp "cùng chung một nhà" xem ra không ổn v́ ít nhất ba lư do.

    Thứ nhất: Trung Quốc rất thiếu cảm t́nh với Việt Nam và kinh nghiệm quan hệ với Việt Nam khiến Trung Quốc tin rằng Việt Nam hay tráo trở. Các cuộc thăm ḍ dư luận ở Trung Quốc cho thấy Việt Nam cùng với Mỹ và Nhật Bản là ba nước bị người Trung Quốc ghét nhất trên thế giới.

    Thứ hai: Trung Quốc chỉ coi Việt Nam là đồng chí chứ không phải đồng minh.

    Thứ ba : Lịch sử cho thấy quan hệ "gắn bó như môi với răng" giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn không ngăn được Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, nẫng tay trên người "đồng chí anh em" Bắc Việt.

    Phương pháp "ràng buộc bằng lợi ích" sẽ không ngăn được Trung Quốc đánh ở Biển Đông v́ lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông có vị trí rất cao trong chiến lược lớn của Trung Quốc. Biển Đông là yết hầu con đường tiếp tế vật tư và nhiên liệu cho Trung Quốc từ Trung Đông, châu Âu, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, với 2/3 lượng dầu khí nhập khẩu và 4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.

    Biển Đông cũng là bàn đạp để khống chế Đông Nam Á, một khu vực mà nếu Trung Quốc khống chế được th́ sẽ có thể quy phục được Nhật Bản và trung lập hóa cả Mỹ lẫn Ấn Độ, c̣n nếu Trung Quốc không khống chế được th́ sẽ không thể ngoi lên địa vị đứng đầu châu Á. Trung Quốc không có lợi ích nào ở Việt Nam, kể cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, lớn hơn lợi ích ở Biển Đông để Trung Quốc phải đánh đổi.

    Phương pháp "ràng buộc bằng thể chế" càng khó ngăn cản Trung Quốc ra tay khi cần thiết v́ Trung Quốc cũng như các nước lớn khác chỉ tuân thủ thể chế quốc tế nếu thể chế ấy phục vụ lợi ích chiến lược của họ. Trong trường hợp lợi ích chiến lược của họ đ̣i hỏi làm khác đi, họ sẽ có cách giải thích thể chế quốc tế theo kiểu riêng để biện minh cho hành động của ḿnh.

    Trung Quốc đă làm như thế khi xâm lăng Việt Nam năm 1979, nói rằng để trừng phạt Việt Nam xâm lăng Campuchia. Đây không phải là đặc điểm riêng của Trung Quốc mà các nước lớn đều như vậy. Mỹ và phương Tây đánh Nam Tư rồi tách Kosovo ra khỏi nước này hay Nga đánh Gruzia rồi tách Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi nước này đều nói là dựa trên luật pháp và thể chế quốc tế nhưng đó là luật pháp và thể chế quốc tế theo cách giải thích riêng của họ.

    Phương pháp "răn đe quân sự" không phải là cách mà Việt Nam có thể làm với Trung Quốc trong lúc này v́ Việt Nam không có vũ khí hạt nhân để răn đe chiến lược (trong khi Trung Quốc có) và lực lượng quân sự thông thường của Việt Nam hiện c̣n quá yếu để có thể tạo sức mạnh răn đe chiến thuật đối với Trung Quốc.

    C̣n lại duy nhất phương pháp "răn đe ngoại giao". Phương pháp này là dùng quan hệ với các nước mạnh hơn Trung Quốc và áp lực của quốc tế để Trung Quốc không dám đánh Việt Nam. Hiện nay trong khu vực, Trung Quốc vẫn phải kiêng dè Mỹ, do đó Việt Nam quan hệ càng gần gũi với Mỹ bao nhiêu càng có tác dụng răn đe bấy nhiêu. Một điểm nữa Việt Nam có thể tận dụng là Trung Quốc muốn thế giới tin rằng họ không phải là mối đe dọa đối với các nước.

    Nếu những lấn lướt ức hiếp của Trung Quốc với Việt Nam được thế giới quan tâm và hiểu như bước đầu của một mối đe dọa lớn hơn đối với họ th́ thứ nhất, chúng có thể làm Trung Quốc yếu thế đi, và thứ hai, đó cũng là một lư do để Trung Quốc phải cân nhắc kỹ hơn nếu có ư định đánh Việt Nam.

    Bài học lịch sử

    Quy luật rút ra từ lịch sử ba lần Trung Quốc đánh Việt Nam và qua phân tích năm phương pháp nói trên cho thấy để tránh không bị Trung Quốc đánh, Việt Nam phải làm được ba điều.

    Thứ nhất, phải liên tục nâng cao vị thế của ḿnh trên trường quốc tế, đặc biệt chú ư trong tương quan với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thêm bạn th́ Việt Nam cũng phải có thêm bạn mạnh hơn và nếu Trung Quốc xích lại gần các nước th́ Việt Nam c̣n phải xích lại gần các nước hơn. Không bao giờ được để Việt Nam ở thế cô lập hơn Trung Quốc trên thế giới.

    Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được

    Thứ hai, phải hết sức bén nhạy với cán cân quyền lực trong khu vực và phải lập tức mạnh dạn điều chỉnh chiến lược đối ngoại khi tương quan lực lượng trong khu vực biến đổi bất lợi cho Việt Nam.

    Thứ ba, phải sáng suốt t́m ra ai là kẻ mạnh trong khu vực và đâu là chỗ yếu của Trung Quốc để thực hiện kế răn đe ngoại giao.

    Trong dài hạn, chỉ có kết hợp răn đe ngoại giao (kết thân với nước lớn và tranh thủ dư luận thế giới) với răn đe quân sự (quân đội mạnh, đặc biệt hải quân và không quân) và liên tục nâng cao vị thế quốc tế của ḿnh th́ Việt Nam mới có thể tương đối yên tâm không bị Trung Quốc đánh.

    Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được, nhất là khi anh hàng xóm đó chưa phải là kẻ mạnh nhất trong vùng.

    Bài viết thể hiện ư kiến riêng của tác giả, tiến sĩ Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái B́nh Dương, Bộ Quốc pḥng và Chính phủ Hoa Kỳ.

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-05-2011
    Posts
    187
    >> Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979 là để trả đũa Việt Nam đưa quân vào Campuchia nhưng cũng là khi thế của Việt Nam đi xuống trong khi thế của Trung Quốc đi lên.

    Mục tiêu của TQ trong chiến tranh đó gồm có: ép Việt Nam rút quân tinh nhuệ từ chiến trường Campuchia, và dạy cho VN một bài học . Mục tiêu thứ hai có thể nói là thành công, nhưng mục tiêu thứ nhất là thất bại hoàn toàn . VN chỉ dùng địa phương quân và khoảng 100 ngàn quân chính quy để đối chọi với 400,000 lính TQ, và không rút một sư đoàn nào từ chiến trường Campuchia). Tuy TQ vào được 60 km ở điểm xa nhất nhưng không đi xa được hơn nữa mà tổn thất quá lớn (theo nguồn tin Tây Phương khoảng 60 ngàn chết và bị thương). Đúng ra cuộc chiến này cũng là một bài học quan trọng cho TQ v́ nó cho thấy chiến thuật của VN đă hiện đại hơn TQ rất nhiều (VN dùng h́nh chụp của vệ tinh LX để biết vị trí chiến lược của quân TQ).

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    TQ vẫn chưa nuốt được VN v́ VN có 90 T dân 1 con số quá lớn. Khi nào TQ nghĩ ra cách (thiên tai, bệnh tật) tiêu diệt 90% (chết 7 c̣n 3 chết 2 c̣n 1) dân VN th́ VN mới biến mất trên bản đồ thế giới. VN chỉ là con bệnh sống ngắc ngoải chờ chết. VN dưới sự lănh đạo của CSVN chỉ có đi lùi chứ chẳng thấy tiến bộ ǵ cả th́ làm sao có nội lực để phát triển kinh tế, quân sự.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-09-2011
    Posts
    19

    Nên tăng cường thực hiện đường lối đối ngoại lâu nay!

    Việt Nam đă đề ra được đường lối đối ngoại đúng đắn: đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn với tất cả các nước. Đối với Trung Quốc chúng ta nên học tập cách ứng xử của cha ông chúng ta: Phải cứu văn ḥa b́nh bằng mọi cách, trước hết là bằng "ba tấc lưỡi", bằng ngoại giao tỉnh táo và khôn khéo, có lúc sẵn sàng nhún nhường một tư. Tuy nhiên, nếu anh xâm lược tôi, th́ tôi sẽ một mất, một c̣n với anh và khi tôi đă đánh bại anh rồi, tôi vẫn rất tôn trọng anh, tử tế với anh, coi trọng ḥa khí với anh.

  5. #5
    chuot_congus
    Khách
    Trên đất liền .








    Ngoài biển











    Quân Đội Nhân Dân





  6. #6
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    35

    Phải khôn khéo để bảo vệ độc lập, tự chủ

    Đồng ư với Tonthieugia: "Việt Nam đă đề ra được đường lối đối ngoại đúng đắn: đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn với tất cả các nước. Đối với Trung Quốc chúng ta nên học tập cách ứng xử của cha ông chúng ta: Phải cứu văn ḥa b́nh bằng mọi cách, trước hết là bằng "ba tấc lưỡi", bằng ngoại giao tỉnh táo và khôn khéo, có lúc sẵn sàng nhún nhường một tư. Tuy nhiên, nếu anh xâm lược tôi, th́ tôi sẽ một mất, một c̣n với anh và khi tôi đă đánh bại anh rồi, tôi vẫn rất tôn trọng anh, tử tế với anh, coi trọng ḥa khí với anh."
    Nhưng cũng phải lưu ư rằng, với vị trí địa chính trị hiện nay và măi măi sau này không cho phép VN theo Mỹ , Nga, Trung Quốc hay bất cứ một người bảo trợ khổng lồ nào cả. Sự trường tồn của VN chỉ là hiện thực và vĩnh hằng khi chọn kế "ngoạ sơn, quan hổ đấu". Phải khôn khéo để bảo vệ độc lập tự chủ, xử lư trung lập với tất cả các xu hướng và quan điểm chính trị, trung lập với mọi quan điểm để bảo vệ độc lập chủ quyền mà thôi. không dại ǵ mà nghe ai xui khiến.

  7. #7
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    831
    Quư vị có thật sự yêu nước không?

    Phương pháp ngoại giao đem lại kết quả ǵ? khi mà csVn vẫn tiếp tục cho thuê rừng bán đất và chấp nhận cho người Tàu ra vào Việt Nam tự do không cần chiếu khán như hiện nay. Người Tàu không cần phải sử dụng vũ lực cũng có thể chiếm dần lănh thổ và đồng hóa chủng tộc Việt một ngày không xa.

    Và (vô t́nh??) cao kiến của quư vị đă giúp cho csVN duy tŕ quyền lực và tiếp tục sống trên mồ hôi nước mắt của người dân.

  8. #8
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    114

    Giải thể đảng cọng sản VN mới bảo vệ đất nước trước Trung Quốc.

    Thưa quư vị trên diễn đàn,
    Nếu Việt Nam do đảng Cọng sản lănh đạo thực ḷng lo lằng đến sự bảo về tổ quốc th́ c̣n ǵ bằng. Nhưng thực tế đă cho thấy " Thấy vậy mà không phải vậy " :

    Hồ Chí Minh và đám đàn em đă đem dâng giang sơn tổ quốc cho Tàu. Cũng là cọng sản mà Trung Cộng th́ lấn đất, chiếm biển làm lợi cho nước Tàu c̣n Việt cộng th́ sao ?
    Thử tổng kết lại, Cọng sản Việt Nam đă đem lại ǵ cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam :

    1.- Mấy triệu người của cả 2 miền Nam-Bắc đă chết oan uổng cho tham vọng " Bác dẫn năm châu tới đại đồng" : Những tội ác tày trời từ Quỳnh Lưu, Nhân Văn Giai Phẩm, Cải cách ruộng đất, phát động chiến tranh để cướp tài sản đất đai ở Miền Nam, Tù "cải tạo", cải tạoTư sản Mại Bản, vượt biển t́m tự do...

    2.- Kư nhiều công hàm, văn bản vừa bí mật, vừa công khai đă đem đất đai ,sông, biển,tài nguyên... của dân tộc giao cho Trung cọng : Mục đích chỉ là để phục vụ mưu đồ của đảng cọng sản- nói chính xác hơn là một số ít những kẻ nắm quyền lănh đạo đảng, những kẻ mà nhờ dựa vào Tàu mà từ khố rách áo ôm đă trở thành triệu phú, tư phú

    3.- Tổ Quốc Việt Nam, từ nam Quan đến Cà Mau, hiện nay chính quyền CS nơi nào cũng cho Tàu cọng thuê đất hoặc bán đất , bộ đội Tàu giả dạng công nhân hiện diện đông đảo ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở Tây Nguyên, một yếu điểm chiến lượt không những cho Việt Nam mà cả ba nước Đông Dương Việt-Miên-Lào. Đâu đâu cũng có tô giới Tàu ( do Tàu tự quản, công an Việt không dám can thiệp ) , người Tàu ( cọng ) được ưu đải trên mọi lănh vực Văn Hóa ( phim Tàu), Xă Hội ( gái Việt lấy chồng Tàu ),kinh tế ( Tàu trúng hầu hết các cuộc đấu thầu), thương mại ( hàng hóa Tàu ồ ạt nhập vào Việt Nam),Quốc pḥng ( tướng Việt qua Tàu triều kiến mang mớ giấy lộn với vài lời hứa lèo của Tường Tàu về bịp dân chúng) v..vv.... Hai đảng cọng sản Việt - Trung " CHỐNG ĐỐI CUỘI VỚI NHAU " để xoa dịu dân chúng và phát hiện những ngưới yêu nước ḥng trấn áp, tù đày...

    Như vậy với thế mạnh tiền bạc,số lượng lính Tàu đông đúc ở khắp mọi nơi theo thế da beo và nhất là được sự hậu thuẩn của giới lănh đạo chóp bu đảng CS Việt Nam, Cọng sản Tàu không cần mở mặt trận trên đất liền cũng có thể thôn tính Việt Nam.
    Vấn đề là làm sao trấn áp được sức phản kháng của những người dân Việt yêu nước, dĩ nhiên trước mắt dùng guồng máy công an người Việt trị người Việt nhưng nếu cần cách hửu hiệu nhất mà vua chúa Tàu thường áp dụng là bêu đầu những kẻ bán nước cầu vinh để vỗ yên trăm họ mà cũng có thể xảy ra giống như Irac, Liby. Hàng tỷ dollar mà bọn chóp bu CS VN kiếm được chắc chắn sẽ được mọi người phát hiện và thu hồi .
    4.- Cọng sản Việt nam vẻ đường cho hưu ( Tàu ) chạy, dời cột mốc biên giới, đường lưởi ḅ trên biển ...Nếu Việt Nam là một Quốc gia không cọng sản chắc chắn sẽ có các hiệp ước với Hoa Kư, Nato, Hiệp Hội Asean...th́ liệu Trung cộng có dám dở thói xâm lăng hay không ? Ví dụ như Đài Loan chẳng hạn chỉ dám đánh vỏ mồm mà thôi.

    Tóm lại :
    Những người cọng sản Việt nam phải chịu trách nhiệm về sự đô hộ của Tàu , không những bây giờ mà măi măi về sau. Lịch sử con cháu mai nầy sẽ chỉ thẳng mặt những kẻ bán nước cầu vinh. Đó chính là Hồchí Minh và những đảng viên dảng cọng sản ." Trăm năm bia đá th́ ṃn, ngàn năm bia miệng vẫn c̣n trơ trơ".

    Những động tác ve vản Ấn, Phi, Nhựt...những sự mua bán Tàu ngầm, hỏa tiển...để chống Tàu. Chỉ là những tṛ bịp để ổn định ḷng dân. Chắc chắn rằng nếu có xung đột xảy ra giửa Tung Cọng và các nước khác trên biển đông th́ Cọng Sản Việt Nam sẽ đứng về phỉa Trung Cọng để bảo vệ đảng tức là bảo vệ tài sản, tiền của đă kiếm được THÀ MẤT NƯỚC CHỨ KHÔNG MẤT ĐẢNG.

    Những tướng lănh, Sỉ Quan, binh sỉ của QDND liệu có hănh diện cầm súng để bảo vệ đảng tức bảo vệ tiền bạc, của cải cho các cấp lănh đạo. Lịch sử, con cháu sẽ nghỉ ǵ cho sự hi sinh của quư vị. Hăy nh́n những người đă nằm xuống trong trận chiến biên giới Việt-Trung 1979 , ai được nhà nước CSVN tạc đài tưởng niệm để đời đời nhớ ơn , không phải chiến sĩ Việt Nam mà là bọn xâm lượt Tàu cọng . Đau ḷng thay !

    Những Cán bộ, nhân viên ở các Ṭa Lănh sự, Sứ Quán của chính quyền cọng sản Việt Nam trên khắp các nơi trên thế giới, Quư vị nghỉ sao ? có chính phủ nào nơi nhiệm sơ của quư vị đem dân tộc và tổ quốc ḿnh dâng cho nước khác hay không ? hảy thật ḷng đi, xét tất cả hoàn cảnh của Việt Nam hiện tại , là người Việt Nam quư vị thấy ǵ ? có cảm thấy xấu hổ khi đại diện cho một chính quyền như vậy hay không ? Mặt mủi nào gặp gở người Việt hải ngoại nơi quư vị đang công tác . Đừng để đến khi mất hết bổng lộc mới dở tṛ hối hận.

  9. #9
    Member
    Join Date
    05-12-2010
    Posts
    202

    Đây chỉ là cách xoa dịu sự phẫn nộ trong nước

    Đây chỉ là cách xoa dịu sự phẫn nộ trong nước theo bài bản do đảng cs Tàu cung cấp mà thôi để cho sự thôn tính được êm thắm, không bị sự phản ứng nào đáng kể từ người dân. Cứ xem bài báo đăng trên VL mấy hôm trước đây th́ rơ: Đài TV Việt Nam đă trưng lá cờ Trung Cộng có 6 sao (5 ngôi sao nhỏ là: Tân Cương, Măn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng và Việt Nam . Trước đây chỉ có 4 sao nhỏ mà thôi). Xem lại bài báo trên Vietland theo link sau đây:
    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...-%C4%91%C3%A2y

  10. #10
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by macanto28 View Post
    Đồng ư với Tonthieugia: "Việt Nam đă đề ra được đường lối đối ngoại đúng đắn: đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn với tất cả các nước. Đối với Trung Quốc chúng ta nên học tập cách ứng xử của cha ông chúng ta: Phải cứu văn ḥa b́nh bằng mọi cách, trước hết là bằng "ba tấc lưỡi", bằng ngoại giao tỉnh táo và khôn khéo, có lúc sẵn sàng nhún nhường một tư. Tuy nhiên, nếu anh xâm lược tôi, th́ tôi sẽ một mất, một c̣n với anh và khi tôi đă đánh bại anh rồi, tôi vẫn rất tôn trọng anh, tử tế với anh, coi trọng ḥa khí với anh."
    Nhưng cũng phải lưu ư rằng, với vị trí địa chính trị hiện nay và măi măi sau này không cho phép VN theo Mỹ , Nga, Trung Quốc hay bất cứ một người bảo trợ khổng lồ nào cả. Sự trường tồn của VN chỉ là hiện thực và vĩnh hằng khi chọn kế "ngoạ sơn, quan hổ đấu". Phải khôn khéo để bảo vệ độc lập tự chủ, xử lư trung lập với tất cả các xu hướng và quan điểm chính trị, trung lập với mọi quan điểm để bảo vệ độc lập chủ quyền mà thôi. không dại ǵ mà nghe ai xui khiến.
    Đây chắc la bài học "Cộng sản văn giáo khoa thư" lớp đồng ấu cuả "đảng ta" đấy phỏng?
    Hèn gì mà từ ngaì chủ tịt Trít tới mọi đại gia hay "thiếu gia" đều làu làu kinh điển "đảng nhà".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •