Results 1 to 10 of 10

Thread: ĐỚI BỈNH QUỐC B̀NH THIÊN HẠ

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    ĐỚI BỈNH QUỐC B̀NH THIÊN HẠ



    Nguyễn Phú Trọng & Đới Bỉnh Quốc


    Đă có lần ông Đới Bỉnh Quốc nói rằng Trung Quốc “không t́m cách chiếm bá quyền”. Ông c̣n khẳng định: “Nh́n lại lịch sử, Trung Quốc không có truyền thống chiếm bá quyền.” ( ? )

    Chúng tôi không lập lại những ư kiến đă viết trong bài “Đới Bỉnh Quôc lừa dối” đăng trên báo Người Việt vào tháng 12 năm 2010. Người Việt Nam (đă bị mang tên An Nam đô hộ phủ), người Cao Ly (An Đông đô hộ phủ) và những dân tộc kém may mắn hơn như người Tây Tạng, người Măn Châu, Mông Cổ, người Hồi ở Tân Cương, Thanh Hải, tất cả đều có thể làm chứng họ đă là nạn nhân của chính sách bá quyền do các triều đ́nh Trung Quốc thi hành trong hơn hai ngàn năm lịch sử. Bá quyền, hiểu theo nghĩa như chính sách đế quốc trong thế giới ngày nay.


    Nhưng nếu xét về nghĩa gốc các từ ngữ th́ có thể ông Đới Bỉnh Quôc vẫn nói đúng. Trung Quốc không phải chỉ có tham vọng bá quyền. Các hoàng đế Trung Hoa đời trước cũng không thèm nghĩ tới bá quyền. Họ muốn đạt tới một mục tiêu cao lớn hơn nữa: B́nh Thiên Hạ.

    Những ông vua xưng Bá đời Chiến Quốc như Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, cũng chỉ là những vua chư hầu, chưa tỏa rộng uy quyền khắp bốn phương như ngôi thiên tử. Tần Thủy Hoàng mới là người có tham vọng làm chủ tất cả thiên hạ, ông đă đạt được mục đích đó vào năm 221 trước Công Nguyên. Từ đời Tần Thủy Hoàng, các vị hoàng đế Trung Hoa sau này đều ôm mộng theo gương đó: Thống trị thiên hạ bằng một “Trật tự Thế giới mới” trong đó nước Trung Hoa đứng ở địa vị trung tâm, và trên đỉnh là vị “Con Trời” ngự trị.


    Thiên Hạ nghĩa là tất cả mọi thứ ở dưới bầu trời. Nó bao gồm cả đất đai, thổ sản, dân cư, và một “trật tự thế giới” theo quan niệm của người Trung Hoa. Trong nước Trung Hoa đời trước, quan niệm “chính thống” đó bao gồm lối tổ chức xă hội bên ngoài gọi là theo Khổng Giáo nhưng trên căn bản lại sử dụng các kỹ thuật cai trị của Pháp Gia. Mà phương pháp cốt tủy của Pháp Gia là tập trung quyền hành tuyệt đối trong tay ông vua, khác hẳn quan niệm rộng răi, trọng dân hơn, của Khổng Tử hay Mạnh Tử. Có thể gọi đó là chủ trương Ngoại Nho Nội Pháp; hay nói ngược lại cũng được. Các nước Á Đông xưa kia đều chịu ảnh hưởng của “ư thức hệ” gốc Trung Hoa đó. Các ông vua Việt Nam, Cao Ly, Miến Điện, các đại hăn Mông Cổ, Khiết Đan đều chịu nhường, họ chỉ xưng vương, c̣n danh hiệu hoàng đế để cho ông vua nước Tàu độc quyền sử dụng. Chỉ có ông vua Trung Hoa được coi là chịu Mệnh Trời, là Thiên Tử, Con của Trời. Nhưng các dân tộc bất khuất th́ không bao giờ chịu để cho đất nước họ bị nhập làm một với nước Tàu.


    Có hai sắc dân, ở Mông Cổ và Măn Châu, đă sử dụng ư thức hệ Ngoại Nho Nội Pháp làm khí cụ thống trị dân Trung Hoa hàng thế kỷ. Như Vua Ung Chính Nhà Thanh đă từng bài bác những “người Tàu yêu nước quá khích;” bằng cách vin vào những khái niệm Thiên hạ, Mệnh Trời, để biện minh cho chế độ người Măn ngồi trên đầu người Hán! Mà người Hán, quả thật, đă chịu phục tùng triều đại Măn thanh trong ba thế kỷ! Nhưng cuối cùng, chính dân tộc Măn đă mất nước, cũng như đa số người Mông Cổ trước đó. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ, các vua nhà Minh được thừa hưởng cả một đế quốc do người Mông Cổ dựng lên. Họ tiếp tục bắt các dân du mục ở phía Bắc và vùng Trung Á thần phục họ, như đă từng bị thua phải thần phục các vua nhà Nguyên. Trong đó có cả nước tổ tiên của người Mông Cổ! Hai sắc dân Mông và Măn đă bị thua trên mặt trận văn hóa. V́ họ đă sử dụng vũ khí tư tưởng, có thể gọi là ư thức hệ, của người Trung Hoa, để cai trị nước Trung Hoa. Trong đó có quan niệm về Thiên Hạ, và B́nh Thiên hạ! Dùng dao của người Trung Hoa, họ đă tự cắt đứt gốc rễ của chính họ! Trong các h́nh thức nô lệ, không ǵ nguy hiểm bằng nô lệ về tư tưởng! B́nh Thiên Hạ là một khẩu hiệu cũng dễ mê hoặc giống như tiến tới Chủ Nghĩa Xă Hội sau này!


    Trong hàng chục năm qua, Bắc Kinh đă mở mặt trận ngoại giao khắp thế giới để gây ảnh hưởng, lôi kéo các nước đang phát triển về phía ḿnh. Trong đó có việc thành lập những Viện Khổng Tử, truyền bá ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng họ không dùng Nho Giáo để thay thế chủ nghĩa Cộng Sản với đặc tính Trung Quốc. Ngược lại, họ vẫn mô tả “mô h́nh Trung Quốc hiện đại” như là một thứ Chủ Nghĩa Xă Hội mới, để các nước đang phát triển noi theo.

    Cuốn bạch thư 10,000 chữ mà chính phủ Bắc Kinh mới phát hành viết họ đang “xây dựng Trung Quốc thành một nước xă hội chủ nghĩa giàu, mạnh, dân chủ, văn minh, hài ḥa, và hiện đại từ nay đến... giữa thế kỷ 21”. Đó là một cách quảng cáo cho mô h́nh Trung Quốc. Mô h́nh đó bao gồm việc tập trung quyền bính trong tay một đảng, thâu tóm các quyền lợi kinh tế vào trong tay một giai cấp tư bản mới lên, dùng kinh tế thị trường với sự can thiệp trắng trợn của bộ máy hoạch định nhà nước. Trong mục này đă nhiều lần nêu lên những nhược điểm cơ bản trong nền kinh tế Trung Quốc, chúng tôi không lập lại nơi đây. Nhưng mô h́nh Trung Quốc vẫn có thể mê hoặc rất nhiều người! Các chế độ độc tài ở các nước đang phát triển rất dễ bị lôi cuốn với mô h́nh này. V́ đó là một thứ ư thức hệ biện minh cho cảnh tập trung quyền hành chính trị và quyền lợi kinh tế trong tay một thiểu số! Trước đây Mao Trạch Đông đă t́m cách gây ảnh hưởng trên thế giới thứ ba với lư thuyết cách mạng vô sản kiểu Trung Hoa. Ngày nay, các hoàng đế ở Bắc Kinh lại tiếp tục cuộc tấn công đó, nhưng với lư thuyết mới, để tiếp tục B́nh Thiên Hạ!


    Khi tái lập năm 1951, đảng Cộng Sản Việt Nam đă tôn thờ tư tưởng Mao Trạch Đông như cách hay nhất để áp dụng chủ nghĩa Mác-Lê Lin tại Á Châu. Trung Cộng đă ảnh hưởng tới Việt Nam qua guồng máy hai đảng, nhiều hơn cả guồng máy nhà nước. Thời ông Nguyễn Cơ Thạch, có lúc Bộ Ngoại Giao không có việc ǵ làm, v́ mọi giao thiệp giữa hai nước đều cho ban đối ngoại của hai trung ương đảng chuyên quyền quyết định. Khi người ta đă nhân danh đảng mà nói, guồng máy nhà nước phải câm miệng lại! Guồng máy đảng là nơi phát ra những tín hiệu chỉ đạo cái đầu mọi người. Muốn B́nh Thiên Hạ, tất cả mọi cái đầu phải suy nghĩ giống nhau!


    Từ khi Nông Đức Mạnh triều yết Bắc Kinh giữa năm 2008, rồi cuối năm Nguyễn Tấn Dũng tiếp theo sang Tàu để kết thúc các hiệp ước biên giới, và mở cửa nước Việt Nam cho các công ty Trung Quốc bán sản phẩm và sang làm ăn, Việt Nam đă hoàn toàn rơi vào quỹ đạo Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị. Nhưng muốn nắm đầu cả về văn hóa tư tưởng, họ phải dùng guồng máy đảng. T́nh trạng này thể hiện trong cuộc thăm viếng của ông Đới Bỉnh Quốc vừa qua.


    Báo chí trong nước cho biết trong phiên họp của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung có “quan chức từ hai đảng cầm quyền, các quan chức quân sự, trung ương và lănh đạo chính quyền địa phương từ hai quốc gia”. Đới Bỉnh Quốc không phải là một bộ trưởng ngoại giao, nhưng là người phụ trách đối ngoại trong Bộ Chính Trị Cộng Sản Trung Quốc. Cho nên cuộc họp về bang giao giữa hai nước, thay v́ chỉ cần các chuyên gia về vấn đề biên giới, vấn đề hải phận, các chuyên viên kinh tế tài chánh, người ta lại nhấn mạnh tới “quan chức từ hai đảng cầm quyền”.


    Với sự có mặt của các quan chức từ hai đảng cầm quyền, mọi quyết định sẽ bắt buộc guồng máy nhà nước phải tuân theo, không thể căi! Trong cuộc họp mặt này, thay v́ chỉ có các nhân vật thuộc chính quyền trung ương, chúng ta c̣n thấy cả “lănh đạo chính quyền địa phương từ hai quốc gia” nữa. Bản tin không cho biết đó là những địa phương nào. Có chính quyền tỉnh Quảng Ngăi, nơi các ngư dân bị “tàu lạ” tấn công hay không? Có chính quyền những tỉnh đang cho người Trung Hoa thuê khai thác rừng, mỏ hay không? Có chính quyền những tỉnh mà các công ty Trung Quốc đang làm ăn mang cả ngàn công nhân Tàu sang làm việc mà không cần giấy phép hay không? Nếu có những người đó, th́ họ có thể đă nhận được các chỉ thị trực tiếp trong cuộc họp ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung này, do ông Đới Bỉnh Quốc chủ tŕ hay không? Tại sao các quan chức địa phương người Việt lại phải đi nghe các chỉ thị của một ủy viên trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc?


    C̣n các quan chức địa phương Trung Quốc, sang đây để làm ǵ? Năm 2008, giữa chuyến đi của hai ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông là Uông Dương, ủy viên Bộ Chính Trị, đă qua Việt Nam vào Tháng Chín, bàn bạc về chuyện biên giới và mang theo một đoàn doanh nhân hùng hậu khiến Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội phải báo tin gấp về cho Bộ Ngoại Giao Mỹ (Wikileaks, ngày 30 tháng 8, 2011). Chuyến đi của ông Uông Dương có phải là một bước chuẩn bị trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng trước khi bay qua Bắc Kinh? Các vua nhà Thanh đời xưa thường trao việc Việt Nam cho các vị tổng đốc Lưỡng Quảng lo liệu. Ngày nay có thể ông Uông Dương (Wang Yang) cũng mang trách nhiệm tương tự hay không?


    Trong cuộc họp của ủy ban chỉ đạo vừa rồi, ông Khổng Huyền Hựu, đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội đă nhấn mạnh, “Chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế hợp tác giữa các bộ ngoại giao, quốc pḥng, công an, v.v. hai nước, cũng như các ban đối ngoại, tuyên giáo của hai đảng.”

    Tại sao cần phải có tuyên giáo của hai đảng dính vào việc bang giao giữa hai quốc gia? Đây chính là một cái đầu cầu để cho đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể “giáo dục” đầu óc người dân bản xứ! Trung Quốc đă từng yêu cầu đảng Cộng Sản Việt Nam phải “lănh đạo” báo đài trong nước làm sao cho dân Việt nguôi bớt mối uất hận đối với việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.


    Đại sứ Khổng Huyền Hựu c̣n nói: “Tôi tin rằng, miễn là hai bên nghiêm chỉnh thực hiện những nhân thức chung của lănh đạo hai nước, tiếp thu, tham khảo một cách đầy đủ kinh nghiệm thành công về phân giới cắm mốc đường biên giới đất liên của hai nước, cũng như về phân định vịnh Bắc bộ của hai nước, th́ chúng ta nhất định có trị tuệ để tránh được, không để những bất đồng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước”.


    Đọc lời tuyên bố trên, chúng ta có thể hiểu dụng ư của ông đại sứ Trung Quốc. Ông muốn mọi người Việt Nam học tập “tiếp thu, tham khảo một cách đầy đủ kinh nghiệm thành công về phân giới cắm mốc đường biên giới” để cư xử với đàn anh phương Bắc theo đúng “mô thức” này, không được làm khác. Đối với Trung Quốc, việc “phân giới cắm mốc đường biên giới” được coi là một thành công. Mọi bất đồng đều được vui vẻ xí xóa. Các quan chức địa phương người Việt Nam chắc đều được dịp tiếp thu, tham khảo sự thành công tốt đẹp đó.


    Người dân Việt Nam có thể nghĩ khác. Nhưng họ có quyền nghĩ khác hay không? Nếu nghĩ khác, họ có được nói lên hay không? Trước ngày ông Đới Bỉnh Quốc sang Hà Nội, bộ máy công an của đảng Cộng Sản Việt Nam đă dẹp tan tất cả các cuộc biểu t́nh kéo dài hơn hai tháng trước đó. Trong ư thức hệ bao gồm với hai chữ Thiên Hạ, thiên hạ phải có trên có dưới! Nếu những người lănh đạo nước Việt Nam đă chấp nhận theo đường Trung Quốc, tiến lên một Chủ Nghĩa Xă Hội nào đó (với đặc tính Trung Quốc tất nhiên) th́ cũng phải hướng dẫn dư luận dân Việt theo chiều hướng của thiên triều. Ông Đới Bỉnh Quốc đă hoàn tất một công tác trong quá tŕnh B́nh Thiên Hạ!


    Ngô Nhân Dụng

    Danlambao
    Last edited by Tigon; 11-09-2011 at 09:20 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỊNH NÓI G̀ KHI CHỌN BỘ COMPLET VÀ CRAVAT GIỐNG ĐỚI BỈNH QUỐC



    Nguyễn Tấn Dũng & Đới Bỉnh Quốc


    - Trong văn hóa chính trị thế giới, khi tiếp đón những nhân vật có ảnh hưởng lớn th́ mọi biểu hiện từ nụ cười, ánh mắt, cái bắt tay, câu pha tṛ... đến bộ quần áo, giờ tiếp khách... đều có ư nghĩa riêng của nó.


    Lần tiếp Đới Bỉnh Quốc này, hẳn Thủ tướng Việt Nam ư thức được rất rơ vai tṛ của họ Đới trong chính trị Trung Quốc.


    Hiện, ông Đới là nhân vật cao cấp nhất của Trung ương Đảng Cộng sản TQ về đối ngoại và là giám đốc văn pḥng an ninh quốc gia của Trung ương Đảng. Với một nhân vật như thế này, Thủ tướng Việt Nam không xem nhẹ buổi tiếp đón cũng là phải.


    Tuy nhiên, các cố vấn hóa trang, ai đă xui Thủ tướng Việt Nam bắt chước y hệt Đới Bỉnh Quốc về ăn mặc?


    Tôi viết là Thủ tướng Việt Nam bắt chước ông Đới chứ không ngược lại, chắc mọi người cũng nghĩ như tôi.


    Ta hăy nh́n bức ảnh và thử xét xem bức ảnh gửi thông điệp ǵ cho nhân dân Việt Nam, cho thế giới ?


    Hai bộ complet chắc cùng một hiệu may, hay ít ra, th́ người may cho thủ tướng cũng đáng khen v́ bắt chước khá giống. Mầu xậm, kẻ sọc dọc. Ông Đới có thể thích sọc dọc v́ lùn, c̣n Thủ tướng Việt Nam không nhất thiết phải dùng sọc này.


    Ngày xưa, để cho cả thế giới biết Việt Nam là em Trung Quốc, Phạm Văn Đồng hay mặc bộ đồ Tôn Trung Sơn. Các nhà chính trị hàng đầu của Việt Nam như Hồ Chí Minh, Trường Chinh cũng chỉ mặc bộ đồ trung quốc này, trong các ngày đại lễ. Họ muốn khẳng định họ là cộng sản và không mặc bộ đồ dân tộc như ông Tổng thống Việt Nam cộng ḥa , ông Ngô Đ́nh Diệm.


    Đối với những người cộng sản Việt Nam, cách ăn mặc rất quan trọng. Nó thể hiện tư tưởng con người. Tố Hữu, ủy viên Bộ chính trị, phụ trách tư tưởng, đă từng phát biểu đại ư : Nó/ thanh niên/ ăn mặc quần loe th́ đầu óc nó cũng loe, nghĩa là không cộng sản. Chả thế mà những năm cuối của thập kỷ 70, Hà Nội và những thành phố lớn Việt Nam tràn ngập các thanh niên cờ đỏ trong những ngày thứ 7 và chủ nhật, để bắt và rạch quần, cắt tóc của những thanh niên theo trào lưu mốt thời bấy giờ : quần loe, tóc dài.


    Ngày nay theo truyền thống, Thủ tướng Việt Nam cũng phải bận bộ complet giống complet của họ Đới để khẳng định với thế giới là: Việt Nam vẫn c̣n là em của Trung Quốc. Các người / Hoa Kỳ/ thấy không, chúng tôi đến cả ăn mặc biểu hiện ra bên ngoài cũng giống nhau, chưa nói đến sự giống nhau về suy nghĩ, tư tưởng. Chỉ nh́n bức ảnh này thôi, Tổng thống Hoa Kỳ hay bất cứ một nhà chính trị thế giới nào quan tâm đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng đều hiểu là : khó mà chia rẽ được 2 người này, khó mà chia rẽ được Việt Nam và Trung Quốc.

    Đấy là đối với thế giới. C̣n đối với Đới Bỉnh Quốc, việc Thủ tướng Việt Nam ăn mặc y hệt như ông ta, có một hàm ư tế nhị khác. Đó là Nguyễn Tấn Dũng nhắc khéo ông Đới rằng : không nên bận tâm về vài câu phát biểu thể hiện sự khác nhau của Việt Nam, Trung Quốc. Tôi phải nói như vậy, không th́ nhân dân Việt Nam họ ăn thịt tôi mất. Nói th́ nói vậy, mà không như vậy. Cái cơ bản là chúng ta giống nhau. Ông cứ yên trí, tôi sẽ dẫn dắt mọi việc như ông muốn, như Trung Quốc muốn.


    Ta tiện đây cũng bàn một chút về đồng tính luyến ái giữa nam giới.


    Hai chiếc cà vạt mầu hồng gợi ta nghĩ đến chuyện này.


    Hai bộ đồ complet y hệt nhau, cũng gợi ta nghĩ đến chuyện này.


    Tại sao vậy?


    Đơn giản chỉ là các kiểu ăn mặc complet, cà vạt, là xuất phát từ văn hóa phương Tây. Mà người xă hội tư bản, kị ăn mặc giống nhau. Ra đường nếu gặp người ăm mặc giống ḿnh th́ có cảm giác khó chịu, xui xẻo như người Việt Nam có người cho rằng mới sáng sớm ra đường gặp con gái th́ cả ngày không được việc ǵ.


    Chỉ có người đồng tính luyến ái là ăn mặc giống nhau, để khẳng định mối t́nh của họ là khác thường, hay trường hợp anh, chị em sinh đôi, sinh 3, sinh 4...


    Trường hợp Thủ tướng Việt Nam ăn mặc giống Đới Bỉnh Quốc, th́ các nhà cố vấn hóa trang chắc quên, hay cố ư ?, đă cho ta cảm giác là Nguyễn Tấn Dũng và Đới Bỉnh Quốc là đồng tính luyến ái.


    Đồng tính luyến ái được nhân loại biết đến từ lâu lắm, từ thần thoại Hi Lạp.


    Chúa tể của các thần trên đỉnh Olimpic, thần Zeeus có lưỡi tầm sét kinh hoàng, là một người có thiên hướng "bi". Nghĩa là ngoài việc thích các cô gái dưới trần gian xinh đẹp, vị chúa tể Zeeus này c̣n thích các chàng trai đẹp. Tuy vậy, sự thích thú của Ngài chỉ dừng lại ở sự thán phục một cái đẹp, một cơ thể đẹp.


    Sau này ở Hi Lạp nói riêng, La Mă và Châu Âu nói chung, t́nh bạn thủy chung, cao thượng, hi sinh cho nhau v́ nghĩa lớn, hay giúp nhau trong tranh luận t́m ra chân lư..., giữa các chàng trai vẫn được ca ngợi. Trong t́nh cảm này, không có bóng dáng của "sex".


    Ngày này, 2 thanh niên nam phải ḷng nhau, mang nội dung nam-nữ trần tục. Họ yêu nhau như nam yêu nữ. Thường có 1 người mạnh mẽ là nam và người thứ 2 yếu hơn là nữ. Vậy bạn đọc thử đoán Đới và Dũng ai là nam, ai là nữ ?

    Dông dài như thế này để nói: t́nh yêu của Đới Bỉnh Quốc và Nguyễn Tấn Dũng là t́nh yêu ǵ? Chúng ta, những công dân đóng thuế của nước Việt Nam có quyền biết thiên hướng t́nh dục của vị Thủ tướng của ḿnh.


    Hay đây chỉ là sự kém cỏi của những cố vấn hóa trang Việt Nam.



    Nguyễn Tấn Dũng : Đồng chí - đồng phục


    Nếu vậy th́ họ là lũ ăn hại tiền thuế nhân dân, đă quân sư cho Thủ tướng một sai lầm của ăn mặc và rộng ra, một sai lầm biểu hiện chính trị.


    Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao)

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Việt - Trung thừa nhận khác biệt



    Ông Đới Bỉnh Quốc sang dự cuộc họp của Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc


    Ông Đới Bỉnh Quốc sang dự cuộc họp của Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc
    Tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc tới làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng trong vấn đề Biển Đông "việc hai bên c̣n khác biệt là thực tế khách quan".

    Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, tại cuộc gặp diễn ra chiều thứ Tư 7/9/2011 ở Hà Nội, ông Dũng cũng nhấn mạnh đối thoại Việt - Trung "dựa trên tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".

    Ngoài ra, Thông tấn xã Việt Nam trích lời ông Nguyễn Tấn Dũng nói đến nhu cầu đối thoại dựa trên Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) nhằm "t́m kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được".

    Gắn liền vận mệnh?

    Thông tấn xã Việt Nam thuật lại rằng ông Đới Bỉnh Quốc cũng đáp lại tương tự, nếu không phải là nguyên văn.

    Theo đó, ông Đới đã "đề nghị, trên tinh thần vừa là đồng chí, vừa là anh em, hai bên khẩn trương cùng nhau đàm phán, thảo luận những vấn đề mà hai bên c̣n khác biệt trên Biển Đông để t́m ra những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được".

    Nguồn tin của phía Việt Nam cũng nói Thủ tướng Việt Nam cho rằng hai bên "cần đẩy nhanh đàm phán để sớm kư Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, tạo cơ sở để hai bên giải quyết các vấn đề cụ thể trên biển".

    Cùng ngày, ông Đới Bỉnh Quốc cũng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tại Hà Nội bằng những phát biểu rất thắm thiết.

    Báo chí chính thống Việt Nam trích lời ông Đới Bỉnh Quốc nói hai Đảng và Chính phủ "có chung lư tưởng, có lợi ích chung, vận mệnh gắn liền với nhau, không có lư do ǵ không cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp".

    Trong phát biểu của ông Trọng không thấy có từ "khác biệt" mà chỉ có "hai bên c̣n có những vấn đề tồn tại", hàm ý sẽ sớm được giải quyết.

    Tuy cũng nói về t́nh h́nh Biển Đông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng coi đây chỉ là vấn đề cần t́m ra giải pháp thỏa đáng để hướng tới mục tiêu lâu dài hơn là "tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển".

    Hôm qua, Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin trích lời ông Đới Bỉnh Quốc rằng "Quan hệ Trung -Việt cần phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng phát triển".

    Đây là phát biểu của ông tại Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc về biên giới trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải tiếp tục gia tăng những tháng qua.

    Nhân chuyến thăm của ông Đới, các báo chính thống tại Việt Nam liên tục chạy các hàng tít mang tính hạ nhiệt và tìm đồng thuận, dạng như "Gạt bỏ trở ngại để thúc đẩy quan hệ Trung-Việt", trích nguyên văn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Mã Triều Húc.

    Tuy nhiên, các báo Việt Nam không nói "trở ngại" đó là gì, do ai gây ra.

    Hai bên cũng không hề nhắc đến các vụ chính phía Việt Nam từng nêu ra là "tàu Trung Quốc gây hấn" tại vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền hay cáo buộc ngược lại khi Trung Quốc nói tàu cá Việt Nam "xâm phạm lãnh hải" của họ.

    Phía Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức bỏ hay sửa đổi tuyên bố chủ quyền gần trọn vùng biển Đông Nam Á, điều khiến các nước trong vùng lo ngại.

    Tân Hoa Xã nói trước phiên họp lần thứ năm của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc ông Đới Bỉnh Quốc nêu ý kiến chỉ đạo rằng quan hệ Trung - Việt cần được nhìn nhận "từ viễn cảnh lâu dài" và xử lý từ "tầm cao chiến lược trong các hoàn cảnh mới".

    Các bản tin của hai bên không nêu rõ lời ông Đới định nghĩa "hoàn cảnh mới" này là gì.

    Sinh năm 1941, người dân tộc Thổ (Tujia), tỉnh Quý Châu, ông Đới (Đái) Bỉnh Quốc từng làm việc tại Vụ Liên Xô và Châu Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và là cựu đại sứ Trung Quốc tại Hungary trước khi lên làm thứ trưởng ngoại giao.

    Theo trang web của Bấm chính phủ Trung Quốc, hiện ông Đới là nhân vật cao cấp nhất của Trung ương Đảng Cộng sản về đối ngoại và giám đốc văn phòng an ninh quốc gia của Trung ương Đảng.

    Ông cũng đóng vai trò chính trong cuộc đàm phán liên qua đến Nam Bắc Triều Tiên.


    BBC

  4. #4
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171

    cà vạt liền cà vạt ,complet liền complet .

    Ngày nay theo truyền thống, Thủ tướng Việt Nam cũng phải bận bộ complet giống complet của họ Đới để khẳng định với thế giới là: Việt Nam vẫn c̣n là em của Trung Quốc. Các người / Hoa Kỳ/ thấy không, chúng tôi đến cả ăn mặc biểu hiện ra bên ngoài cũng giống nhau, chưa nói đến sự giống nhau về suy nghĩ, tư tưởng. Chỉ nh́n bức ảnh này thôi, Tổng thống Hoa Kỳ hay bất cứ một nhà chính trị thế giới nào quan tâm đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng đều hiểu là : khó mà chia rẽ được 2 người này, khó mà chia rẽ được Việt Nam và Trung Quốc.
    Hết sông liền sông, núi liền núi th́ bây giờ tới phiên cà vạt liền cà vạt ,complet liền complet chứ .


    Nói nào ngay nh́n thấy hai tên Á châu nầy mặc đồ vía th́ cũng chứng minh văn hoá phuơng Tây đă dắt ĺn ông trên thế giới tới đại đồng "B́nh thiên hạ" rồi .

    Thủ lảnh nào bầy đặt ăn mặc rườm rà đồ quốc phục của ḿnh dám đi la cà ngoại giao sẽ lần lượt bị xóa sổ

    Đây là lịnh của New world order;)

    Bài học Gaddafi truớc mắt ..

    Một chân lư khg bao giờ thay đổi :

    Thời nay khi đàn ông mặc đồ vía của phương Tây đi ngoại giao nó làm tăng lên sắc đẹp của ḿnh ;Trong đây có ai dám ăn mặc áo dài khăn đóng (đi ăn đám cuới th́ đuợc v́ đám cuới là đại lể gia đ́nh chứ khg có mùi ngoại giao) đi interview xin Job HONG ? ,Ngọai trừ khg muốn có job và chọc quê tên interviewer mà thôi

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Căng thẳng Việt-Trung đang hạ nhiệt?


    Ông Đới Bỉnh Quốc (bên trái) tại Phiên họp thứ 3 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương tại Hà Nội


    Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ thứ Hai 5/9 đến thứ Sáu 9/9, theo Tân Hoa Xã. Giới quan sát đánh giá đây là nỗ lực hạ nhiệt trong quan hệ hai nước.

    Ông Đới Bỉnh Quốc đến Việt Nam lần này để chủ trì phiên họp thứ 5 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung cùng với người đồng nhiệm, Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

    Chuyến thăm được giới phân tích đánh giá là sự kiện quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng về biển Đông gia tăng thời điểm gần đây.

    Trước đó, phía Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều hoạt động nâng cao khả năng quân sự.

    Trong khi đó, trả lời trước báo chí Việt Nam và Trung Quốc, cả hai đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thơ và đại sứ CHND Trung Hoa ở Việt Nam, Khổng Huyền Hựu cho biết hai nước vẫn đang củng cố tình hữu nghị hai nước và coi đây là xu hướng chính trong quan hệ song phương.

    Hôm 3/9, ông Khổng Huyền Hựu, đại sứ nhiệm kỳ lần thứ 16 của Trung Quốc ở Việt Nam, cho biết trong thời gian thăm tại Hà Nội, ông Đới Bỉnh Quốc sẽ hội kiến và hội đàm với các lãnh đạo của Việt Nam, cùng điểm lại tình hình phát triển quan hệ hai nước trong một năm qua và điều phối, đưa ra quy hoạch thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định.

    ( C̣n tiếp...)

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Giảm nhiệt'

    Báo Việt Nam dẫn lời ông Khổng Huyền Hựu nói: “Chuyến thăm này là sự kiện trọng đại trong quan hệ hai nước chúng ta trong năm nay, cũng là sự tiếp xúc quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước.”

    “Tôi mong muốn triển khai một số công tác như giao lưu hữu nghị, tăng thêm tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị.Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, để không ngừng chỉ rõ phương hướng phát triển đúng đắn cho quan hệ hai nước. Chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế hợp tác giữa các Bộ ngoại giao, Quốc phòng, Công an.. hai nước, cũng như các Ban Đối ngoại, Tuyên giáo của hai Đảng.”

    Hôm 4/9, trả lời trước báo chí Trung Quốc bên thềm sự kiện này, đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thơ, nói sự có mặt của ông Đới Bỉnh Quốc là một sự kiện quan trọng trong quan hệ song phương.

    “Mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn nồng ấm mặc dù có các tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia trong khu vực Biển Đông.”, đại sứ Thơ nói.

    Nhiều phân tích gia cho rằng đây là những nỗ lực ‘giảm nhiệt’ trong quan hệ Việt – Trung.

    Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, được khởi động từ năm 2006 tại Hà Nội, đóng vai trò như nền tảng cho các đối thoại giữa các quan chức cấp cao hai nước. Ủy ban này họp mỗi năm một lần nhằm thảo luận các vấn đề chiến lược và quan trọng có ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương.

    Trong phiên họp có sự tham dự của các quan chức từ hai đảng cầm quyền, các quan chức quân sự, trung ương và lãnh đạo chính quyền địa phương từ hai quốc gia.

    Ông Nguyễn Văn Thơ cho biết: “Trong 5 năm qua, uỷ ban đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị, thương mại, kinh tế, an ninh và quốc phòng. Ủy ban đã có những đóng góp to lớn nhằm thúc đẩy quan hệ song phương theo chiều sâu và một cách toàn diện.”

    Đại sứ Thơ đã nhấn mạnh về ‘kết quả và những kinh nghiệm quư báu trong việc phân định Vịnh Bắc Bộ và biên giới trên bộ sẽ là tiền đề quan trọng’ để hai bên tiếp tục đưa ra các thảo luận chung trước vấn đề Biển Đông.

    Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời đại sứ Khổng Huyền Hựu nói: “Tôi tin rằng, miễn là hai bên nghiêm chỉnh thực hiện những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, tiếp thu, tham khảo một cách đầy đủ kinh nghiệm thành công về phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền của hai nước, cũng như về phân định vịnh Bắc bộ của hai nước, thì chúng ta nhất định có trí tuệ để tránh được, không để những bất đồng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước.”

    BBC

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    V́ sao TQ mềm mỏng hơn với các láng giềng?

    Bắc Kinh đă gửi nhà ngoại giao hàng đầu sang Hà Nội gần đây.

    Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng ngày 12/09 có bài với tiêu đề "Bắc Kinh tỏ lập trường mềm mỏng hơn với các nước láng giềng". BBC trích lược vài nét chính để độc giả tham khảo về góc nh́n của một số chuyên gia Trung Quốc sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc.

    Những nỗ lực ngoại giao gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, vốn bị ảnh hưởng do tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cho thấy Bắc Kinh đang có cách tiếp cận ḥa giải hơn để giải quyết căng thẳng.

    Quan hệ ngoại giao và quân sự với Việt Nam và Philippines được củng cố thông qua một loạt các chuyến thăm cấp cao trong hai tuần qua.

    Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đă gặp vào ngày 31 tháng 8 tại Bắc Kinh và tái khẳng định cam kết để giải quyết một cách ḥa b́nh lănh thổ tranh chấp trong vùng Biển Đông.

    Bộ trưởng Quốc pḥng Lương Quang Liệt vào ngày 29 tháng 8 đă gặp Thứ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh để mở đường cho một chuyến thăm Trung Quốc vào năm nay của tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Và tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đă đến Hà Nội gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

    Cả hai ông đă đồng chủ tŕ một phiên họp về quan hệ song phương và thảo luận các vấn đề chiến lược và quan trọng.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mă Triều Húc cho biết Bắc Kinh sẽ làm việc với Hà Nội để giữ mối quan hệ song phương đi đúng hướng.

    Thiếu tướng đă nghỉ hưu Từ Quang Vũ của Quân Giải phóng Nhân dân, cho biết rằng Bắc Kinh sẽ không để cho mối quan hệ với Việt Nam và Philippines xấu đi.

    ( C̣n tiếp...)

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Bên thứ ba'

    "Mặc dù có một loạt các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc và tồn tại thái độ chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philippines trong ṿng ba tháng qua, Bắc Kinh nhận ra rằng bất kỳ cuộc xung đột với các nước láng giềng sẽ không chỉ gây tổn hại cho an ninh khu vực, mà cũng sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế của chúng ta, và điều đó sẽ chỉ đem lại lợi ích cho bên thứ ba," ông Vũ nói tuy từ chối đề cập bên thứ ba là nước nào.


    Trong khi đó học giả Vương Hàn Lĩnh, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết "bên thứ ba" là Hoa Kỳ.

    "Hoa Kỳ đă có mặt ở đó; Hoa Kỳ chưa bao giờ rời châu Á", Giáo sư Vương nói.




    Đă có hơn 10 cuộc biểu t́nh chống TQ tại Hà Nội.


    "Bắc Kinh biết điều này rất rơ và nhận ra rằng Washington sẽ sử dụng các tranh chấp Nam Hải để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    "Nhưng Trung Quốc cũng nhận ra rằng, khi xét tới sự ổn định của Đông Nam Á với lợi ích kinh tế chung giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tranh chấp lănh thổ tại Nam Hải không phải là vấn đề lớn ".

    Ông Vương cho biết ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh sẽ là duy tŕ tốt mối quan hệ với tất cả các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp biển, bởi vấn đề phức tạp không thể được giải quyết về ngắn hạn.

    "Căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa nên được kiểm soát, không được phép leo thang, v́ sẽ chỉ gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực Đông Nam Á," ông nói.

    "Bắc Kinh cũng nhắc nhở các nước các nước láng giềng là chúng ta có cùng một văn hoá và lịch sử, đặc biệt là ở chỗ tất cả chúng ta đều bị các nước phương Tây xâm chiếm trong thế kỷ qua."

    Ông Vương cho biết Trung Quốc đă đề nghị Việt Nam, Philippines và những người khác thực hiện các biện pháp để ngăn chặn khả năng tranh chấp biển leo thang.

    ( Con` tiếp...)

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Không thể cắt quan hệ'

    Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Hà Nội, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do "Vai tṛ đáng xấu hổ" của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.

    "Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đ́nh chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt quan hệ với Việt Nam và Philippines ", ông Trương nói.


    "Khi so với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này t́m sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "

    Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường.

    Hai nước hồi tháng trước đă kư một tuyên bố về ư định phát triển quan hệ quân y.

    "Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ v́ Washington là quá quan trọng đối với Hà Nội," ông Trương nói.


    Ông cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là đồ Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội.

    "Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao và công nghệ, và Trung Quốc không có khả năng làm điều đó," ông cho biết.

    Ông Trương có nhiều Việt Kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ.

    "Đó là lư do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích quá gần tới Hoa Kỳ," ông Trương nói

    BBC

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhất trí từ trong tới ngoài?

    Chuyến thăm của Đới Bỉnh Quốc tới Việt Nam đang được dư luận quan tâm, nhất là sau những “sự cố” trên biển Đông và những đợt biểu t́nh chống Trung Quốc vừa qua của người Việt ở Hà Nội, Sài G̣n và nhiều nơi khác trên thế giới.

    Theo BBC, ông Đới đã “đề nghị, trên tinh thần vừa là đồng chí, vừa là anh em, hai bên khẩn trương cùng nhau đàm phán, thảo luận những vấn đề mà hai bên c̣n khác biệt trên Biển Đông để t́m ra những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.

    Báo chí chính thống Việt Nam trích lời ông Đới Bỉnh Quốc nói hai Đảng và Chính phủ “có chung lư tưởng, có lợi ích chung, vận mệnh gắn liền với nhau, không có lư do ǵ không cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp”.



    Trên một số trang mạng đang lan truyền bức ảnh của 2 ông Nguyễn Tấn Dũng và Đới Bỉnh Quốc, giống nhau từ trong tới ngoài, từ bộ comple tới cravat.

    Blogger Nguyễn Quang Lập nhận xét: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc rất là đồng tâm nhất trí, kể cả áo quần cũng như đúc từ một ḷ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VINH DANH CỐ ĐẠI TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ
    By Hoang Tam Hong in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 5
    Last Post: 14-05-2012, 05:33 PM
  2. Replies: 27
    Last Post: 13-04-2012, 04:58 PM
  3. Replies: 17
    Last Post: 26-02-2012, 12:31 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 30-12-2010, 12:51 PM
  5. Replies: 5
    Last Post: 11-09-2010, 11:22 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •