Sau vài chục ngày của tháng 8 kéo sang đến gần cuối tháng 9, hết “chân hạ” (真夏- nóng ra nóng), rồi “mănh thử” (猛暑-nóng kinh khiếp) xong đến “Tàn Thử” (残暑- nóng c̣n sót lại trước khi sang Thu) gây khổ tâm, kinh hoàng cho người, cho mùa màng... cuối cùng th́ trời đất cũng đă trở lại theo đúng qui luật tuần hoàn dù hơi muộn, chứ không phải “Em ra đi.... và Mùa Thu Không Trở Lại”. Khí trời đă có cảm giác “d́u dịu” vào thu, sáng ngủ không muốn dậy chứ không “hừng hực” lúc nào cũng muốn chạy ra bể nước dội vài gáo cho mát. Sau đó lại nghe sở khí tượng dọa: Thu năm nay sẽ ngắn và ra đi sớm hơn mọi năm và Đông th́ lê thê băng giá, thôi... sao cũng được, trời “đ́” đến đâu th́ chúng tôi cũng “đành” theo đến đó v́ chẳng lẽ lại ngẩng mặt than.... trời. “Thời tiết” th́ thế, đang từ “tàn thử - 残暑” chuyển sang “lương phong - 涼風” (có nghĩa là gió mát), nhưng “thời sự”, “thời thế” của Nhật Bản như chuyện chính trường, chuyện kinh tế, và nhất là chuyện với anh bạn khổng lồ côn đồ chuyên nói ngược.... th́ chẳng có ǵ là “lương phong” mà chỉ thấy toàn “mănh thử”. Xin bắt đầu từ

Chuyện Lên Voi Xuống Chó – Vật Đổi Sao Dời
Sự kiện “sửa đổi văn bản” do chính những người nắm giữ luật pháp (Viện Kiểm Sát) tạo ra để kết tội người khác đă làm người Nhật tức giận, xin được tóm tắt vài hàng báo cáo cùng quí vị.

Tháng 7 năm ngoái, viện kiểm sát địa phương Osaka ra lệnh bắt giữ 4 người (2 cán bộ của một hội từ thiện, 2 công chức cao cấp của bộ Y Tế Lao Động) v́ dính líu đến sự kiện giả mạo văn bản để âm mưu hưởng giá bưu điện đặc biệt dành riêng cho người tàn tật.

Theo bản cáo trạng của viện kiểm sát địa phương Osaka th́ 2 cán bộ của một đoàn thể người tàn tật tên “Rin” 障害者団体「凛(りん)の会」 đă nhờ một dân biểu quốc hội giới thiệu cho Hội các nhân viên cao cấp của bộ y tế lao động. Sau khi được dân biểu này nhờ vả, một nhân viên cao cấp (ngang hàng với thứ trưởng) đă chỉ thị “theo hệ thống quân giai” xuống cục trưởng (局長)Muraki Atsuko - trưởng pḥng (係長)Kamimura bằng một cách nào đó cấp giấy chứng minh giả cho Hội này để được hưởng qui chế đặc biệt về lệ phí bưu điện (chỉ 1/10 giá b́nh thường). Trong các cuộc điều tra, Kamimura, người thực hiện văn bản giả tạo này đă khai: hắn ta nhận trực tiếp chỉ thị từ bà cục trưởng Muraki (54 tuổi).

Tuy nhiên, khi ra trước ṭa từ tháng 7 năm ngoái cho đến nay, lúc nào Kamimura cũng phủ nhận tất cả những lời khai trước đó và chủ trương việc giả mạo chứng thư là do anh ta tự ư chứ chẳng có ai chỉ thị cả, những ǵ ghi trong biên bản mặc dù có chữ kư xác nhận của ḿnh sau khi đọc xong là những điều anh ta không nói nhưng quan kiểm sát cứ “vô tư” ghi như thật. Bà cục trưởng Muraki cũng vậy, sau khi bị điều tra lên điều tra xuống và nằm khám mất gần mấy tháng cũng một mực kêu than là ḿnh hoàn toàn không dính líu. Thấy có nhiều nghi vấn, mâu thuẫn trong các lời khai của các bên, toà đă cẩn thận cho xem xét lại tất cả những vật chứng, biên bản lời khai th́ thấy ḷi ra nhiều điều không thật, chẳng hạn như: trong biên bản ghi ngày-giờ viên cán bộ của Hội Rin gặp dân biểu tại văn pḥng quốc hội, nhưng thực ra cũng vào ngày giờ đó, ông dân biểu này lại đang ở sân.... golf, ngày tháng thực hiện chứng thư giả mạo trong biên bản lời khai khác với lời.... khai, và c̣n nhiều rất mù mờ không được xác minh.... Sau hơn nửa năm xem xét, ngày 10/9 vừa qua, ṭa án địa phương Osaka đă phán quyết là bà Muraki vô tội và khiển trách nặng nề cách “dựng chuyện” của các quan kiểm sát phụ trách.

Vài ngày sau, chuyện nổ lớn hơn khi tờ Asahi trưng bày chứng cớ “sửa đổi ngụy tạo tài liệu” của viên kiểm sát chủ nhiệm Maeda Tsunehiko, người trực tiếp lấy lời khai các bị cáo. Tờ báo cho biết: trong số những vật chứng tịch thu được tại nhà trưởng pḥng Kamimura vào tháng 5 năm ngoái, có một file trong đĩa mềm đă bị thay đổi ngày tháng. Nội dung file này là văn bản “chứng minh hội Rin là một hội từ thiện” được trưởng pḥng Kamimura làm vào 1 giờ 14 phút 32 giây ngày 1 tháng 6/2004, nhưng khi floopy này được trả lại cho đương sự th́ phát giác: ngày tháng thực hiện file đă được sửa thành 20 giờ 10 phút 56 giây ngày 8 tháng 6/2004. Sở dĩ có sự sửa đổi này là v́ theo biên bản lời khai trước đó: Kamimura đă nhận chỉ thị từ cục trưởng Muraki vào thượng tuần tháng 6, nếu để nguyên ngày tháng th́ không hợp với lời khai, thế là quan kiểm sát Maeda đă dùng một software đặc biệt để sửa lại phần property. Việc cạo sửa chứng cớ của một nhân vật nắm giữ, giải thích luật pháp này đă được coi là một hành động nhơ nhớp nhất trong lịch sử pháp luật tại Nhật. Ngày 21/9, trong buổi họp báo bất ngờ vào lúc 9 giờ 30 tối, nhân vật số 1 của viện kiểm sát tối cao Nhật Bản đă cúi đầu xin lỗi bà cục trưởng Muraki, người dân và ra lệnh khẩn cấp bắt giữ quan kiểm sát Maeda 43 tuổi về tội danh giả mạo để phi tang chứng cớ. Thế là một loạt những nhân vật dính líu khoảng 20 người từ cao cấp đến trung cấp của viện kiểm sát địa phương Osaka lần lượt bị gọi về “dinh” để hỏi cung.

Theo lời khai từ một quan kiểm sát phụ trách phiên ṭa cho biết: khi thấy có sự khác lạ trong ngày tháng lập bản chứng thư giả mạo, tháng 1 năm nay, người này đă liên lạc với người phụ trách lập biên bản là Maeda và hắn ta thú nhận: “đă vô t́nh sửa lại ngày tháng, chứ không cố ư”. Nội dung này đă được báo ngay cho 2 quan lớn hơn nhưng 2 quan này đă “không .... nói một lời nào dù chỉ một lời không đáng chi”, v́ thế có thể nói đây là một vụ bao che có hệ thống. Quan kiểm sát phụ trách phiên ṭa đă đau khổ thú nhận: “tôi đoán trước là chúng tôi sẽ thua cuộc ngay từ lúc c̣n đứng ở ghế buộc tội”.

Ngày 24/9, sau 1 năm 3 tháng, bà Muraki đă “Lên Voi”, được phục hồi chức vụ Cục Trưởng, ngày 27/9 bà được thăng chức “Quan thống quát chính sách” (政策統括官, tương đương thứ trưởng) “ngẩng cao đầu” vinh quang nhận nhiệm sở mới trực thuộc Phủ Thủ Tướng, c̣n 2 nhân vật cao cấp Viện Kiểm Sát địa phương Osaka th́ “Xuống Chó”, len lén “cúi gầm mặt” bước vào Viện Kiểm Sát Tối Cao để bị hạch tội hoặc có thể phải vào cái nơi.... mà bà “Lên Voi” Muraki đă phải nằm suốt mất tháng. Đúng là vật đổi sao dời.

Sự việc “nhơ nhớp” này chắc chắn sẽ kéo theo hàng loạt những yêu cầu xét lại các vụ án mà trước đây các quan kiểm sát dính líu vào vụ trên ngồi ở cái ghế hạch tội. Có lẽ một trong những người hể hả nhất là ông Ozawa Ichiro, v́ người thư kư của ông đă từng là “nạn nhân” của quan kiểm sát Maeda Tsunehiko, sau ngày thất bại bầu cử chủ tịch đảng, khuôn mặt của ông đă hết “tươi” và trở lại “ngầu” như... ngày xưa cũ, nhưng khi nghe tin này th́ “Con tim của ông.... đă vui trở lại”.

Chuyện chính trường
Sau một loạt thỏa hiệp, đi đêm, ḥa giải loạn cào cào... của các thế lực trong nội bộ để “đảng chúng ta phải là một” thất bại, cuối cùng th́ ông Ozawa, một nhân vật được coi là nổi danh chuyên môn ....“phá” (hiểu theo cả 2 nghĩa xấu và tốt), người luôn đứng “đằng sau” điều khiển “đằng trước” đă xuất đầu lộ diện tranh quyền “cứu nước” với thủ tướng đương nhiệm Kan Naoto, v́: “Tôi không thể nào im lặng được nữa trước t́nh h́nh bê bết về mọi mặt” hoặc “chỉ Ozawa tiên sinh mới đưa nước Nhật qua cơn bĩ cực”.

Trái hẳn với bản tính cố hữu, một ông (Kan) th́ nóng như lửa sẵn sàng cất cao tiếng... hét, c̣n một ông (Ozawa) th́ mặt lúc nào cũng ngầu, nghĩ ǵ trong đầu có trời mới biết, cả 2 đều thay đổi 180 độ, luôn toe toét dịu dàng trước ống kính, trước người dân.... trong suốt 2 tuần vận động trên đường phố, trên các hệ thống truyền thông.

Cuộc vận động diễn ra rất hào hứng, mọi người đặc biệt chú ư đến khuôn mặt “ngầu” Ozawa, v́ đây là lần đầu tiên ông xuất hiện nói về đường lối, chính sách một cách chi tiết, phải công nhận ông nói rất lưu loát, tŕnh bày vấn đề rất rơ ràng, mạch lạc. Tuy nhiên, ông vẫn không được cho điểm cao v́ nhiều người dân không cần .... mạch lạc, lưu loát v́ đó chỉ là chuyện kỹ thuật, họ chỉ cần thực tế, chưa chắc những chuyện ông nói có thể thực hiện được, v́ đă có một thời gian từ tháng 9 năm ngoái đến lúc ông đi xuống là tháng 6 năm nay, ông đă ở vị trí gần như lănh đạo (Tổng Thư Kư Đảng Dân Chủ) có dư quyền lực và khả năng để giải quyết các điều mà ông cho là vấn nạn, nhưng ông đă không làm hay không làm được, hơn nữa ông lại vướng mắc vào việc lem nhem tài chánh; tuy nhiên ông lại được những dân biểu-nghị sĩ thân cận, đặc biệt là thành phần nhờ ơn mưa móc của ông mà đắc cử tin tưởng tuyệt đối, số này ban đầu chiếm 2/3 trên tổng số.

C̣n ông Kan, chủ trương chính trị phải trong sạch, phải thành thật với người dân “có sao nói vậy” chứ không hứa đại, bắt đầu cuộc vận động nhắm vào khối số đảng viên-thân hữu dù số điểm không cao (chỉ 300 so với 824 của dân biểu-nghị sĩ). V́ c̣n phải làm việc nước, không có nhiều th́ giờ như ông Ozawa nên ông Kan đă phải nhờ “bà xă” phụ giúp một tay trong việc vận động. Bà Kan đă thay ông đến những nơi mà ông không đến được để yêu cầu mọi người “ủng hộ” ông xă của ḿnh. Không biết sự có mặt của bà có làm số phiếu của ông tăng lên hay không, nhưng ít nhất là trong vụ này th́ “2 ta đă là một”, chứ không phải như trước “hai ta vẫn là hai” khi bà viết cuốn sách “chê” ông Kan đủ thứ.

Tựu trung th́ mục đích của 2 ông cũng giống nhau, v́ vốn là người cùng đảng, người cùng đẻ ra ... đường lối, chỉ khác nhau về cách thực hiện. Ông Ozawa chê ông Kan làm chưa tới nơi tới chốn khi hoạch định ngân sách hàng năm, bị đám “quan liêu” nắm đầu, thất hứa với người dân.... c̣n ông Kan th́ chê ông Ozawa không thực tế, luôn chủ trương những điều trên mây, không đủ sức khoẻ để ngồi... nghe chất vấn suốt từ ngày này sang ngày nọ vân vân và vân vân...

Cuộc bầu cử lần này được gọi là “国民不在選挙 - quốc dân bất tại tuyển cử” (cuộc tuyển cử không có sự tham dự của người dân) nhưng ...người ngoại quốc sống ở Nhật lại có quyền tham dự. Nghe th́ tưởng giỡn, nhưng thật sự là như thế. Theo nội qui của đảng Dân Chủ th́ bất cứ người Nhật (lẽ dĩ nhiên) và người ngoại quốc nào sống ở Nhật trên 18 tuổi đều có thể trở thành đảng viên (đảng phí 6000 Yen 1 năm) và thân hữu (2000 Yen 1 năm) nếu đồng ư với chủ trương và đường lối của đảng. Dù là kỳ bầu chọn chủ tịch đảng nhưng là đảng cầm quyền nên đương nhiên chủ tịch đảng sẽ trở thành thủ tướng Nhật. Không biết là có bao nhiêu người ngoại quốc có quyền bỏ phiếu, nhưng rơ ràng là người Nhật (không phải là đảng viên, thân hữu) không có quyền bỏ phiếu mà chỉ có quyền.... ngồi xem TV đợi chờ kết quả.

Hiện tại đảng Dân Chủ có 412 dân biểu thuộc 2 viện, 2382 nghị viên địa phương và khoảng 340.000 đảng viên và thân hữu. Muốn trở thành chủ tịch, ứng viên phải đạt được quá bán của 1224 điểm, tức là trên 613 điểm.

- mỗi dân biểu-nghị sĩ được 2 điểm tất cả 824 điểm.
- 2382 nghị viên địa phương được 100 điểm
- 342.493 đảng viên, thân hữu được 300 điểm.

Cuộc bầu bán gồm 2 phần: phần 1 dành cho đảng viên, thân hữu, nghị viên địa phương; phiếu được gửi bằng đường bưu điện đến trung tâm bầu cử cho đến hết ngày 11/9, phần 2 là của các dân biểu, nghị sĩ trong đảng sẽ bỏ phiếu tại chỗ.

2 giờ chiều ngày 13/9 tại Tokyo, sau phần tŕnh bày cuối cùng của cả 2 ứng cử viên Ozawa-Kan, dân biểu, nghị sĩ của đảng Dân Chủ lần lượt ghi tên chọn người ḿnh tín nhiệm. Kết quả cuộc kiểm phiếu công khai trước thần dân thiên hạ đă được công bố lúc 3 giờ 40 ngày 13/9, theo đó th́ ông Kan đại thắng:

------------------------------Ông Kan Ông Ozawa
Dân Biểu - Nghị Sĩ ------412 điểm 400 điểm
Đảng Viên và thân hữu- 249 điểm 51 điểm
Nghị Viên địa phương---- 60 điểm 40 điểm
Tổng cộng ----------------721 điểm 491 điểm

Ông đại thắng Kan Naoto th́ cười tươi như hoa, mạnh miệng “từng bước từng bước.... thầm chính phủ sẽ thực hiện những chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế x́u x́u ểnh ểnh”, c̣n ông thảm bại Ozawa Ichiro th́ âu sầu nhưng vẫn ngoại giao: xin được là người lính để đóng góp vào sự nghiệp chung.

Kết quả cuộc bầu phiếu bất ngờ hay không bất ngờ tùy theo cách nh́n của.... người đối diện. Không bất ngờ là v́ hầu hết người dân muốn ông Kan thắng, chẳng ai muốn thủ tướng một nước chỉ trong ṿng vài tháng là thay đổi, hơn nữa, thời gian nắm quyền của ông Kan quá ngắn chỉ mới 3 tháng mà hơn một nửa thời gian là dùng để vận động cho 2 kỳ bầu cử (11/7 bầu thượng nghị viện), (13/9 bầu chủ tịch đảng Dân Chủ).

C̣n bất ngờ là v́ “Ư Dân khác Ư Dân....Biểu” . Lẽ thường th́ “ư dân biểu” phải thể hiện được “ư dân”, có nghĩa là dân muốn thế nào th́ dân biểu phải làm như vậy. Nhưng kết quả th́ không như thế, số “ư dân” (tạm gọi là “ư dân” v́ số đảng viên và thân hữu tham gia bỏ phiếu gần 300,000 người) ủng hộ ông Kan cao gấp 5 lần ông Ozawa, trong khi “ư dân biểu” ủng hộ 2 ông th́ gần xấp xỉ (ông Kan được 206 dân biểu, nghị sĩ ủng hộ c̣n ông Kan th́ 200). Một số các dân biểu lăo thành đă tỏ ra lo lắng về chuyện này v́ “ư dân biểu” đă không thể hiện được trọn vẹn “ư dân” mà chỉ là “ư của các thế lực trong đảng”.
Vài ngày sau, ông Kan thành lập ban chấp hành đảng và tân nội các mà ông gọi là (有言実施内閣 – nội các thực thi lời hứa), gồm những khuôn mặt chống Ozawa cũng có, thân Ozawa cũng có. 18 samurai sau khi được Nhật Hoàng chuẩn nhiệm đă bắt đầu .... ́ ạch hoạch định chương tŕnh làm việc trước những khó khăn đầy dẫy, món quà đầu tiên mà nội các Kan phải đối phó là chuyện của....

Anh “bạn” khổng lồ côn đồ ngang ngược
Ngày 7/9/2010, 1 tàu đánh cá của Trung Quốc khi bị cảnh cáo buộc phải rời khỏi lănh hải của Nhật đă ngang ngược đâm vào 2 tàu tuần của Nhật Bản khiến một tàu tuần tra Nhật bị hư hại nhẹ. Với lư do “gây trở ngại cho việc thi hành công vụ”, Nhật đă bắt giữ thuyền trưởng và toàn bộ thủy thủ đoàn chiếc tàu đánh cá này.

Sự việc xảy ra ở khu vực mà Nhật Bản gọi là Senkaku 尖閣諸島*, cách phía đông-bắc Đài Loan khoảng 190 km, phía tây Okinawa khoảng 400 km.

Vài ngày sau, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản bắt người trái phép và yêu cầu thả lập tức thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, nhưng Nhật Bản vẫn tỉnh bơ v́ đang bận rộn với việc bầu cử, chỉ phản ứng cho có lệ: “Xin b́nh tĩnh, chuyện đâu c̣n có đó”.

Quen thói áp đảo kẻ yếu và.... hèn như việt cộng, nhất là muốn chứng tỏ với người dân trong nước là “trên ta chẳng có ai”, Bắc Kinh lại hung hăng tung ra nhiều “vơ”:

- Tự động hủy bỏ chuyến thăm Nhật của Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội đă định trước từ nhiều tháng trước đó.
- Tự động ngưng các cuộc gặp gỡ định kỳ cấp cao giữa 2 nước.
- Triệu tập đại sứ Nhật tại Bắc kinh là ông Uichiro Niwa đến 6 lần, có lần vào lúc nửa đêm để “lầu bầu” Nhật Bản về chuyện bắt người trái phép.
- “Bỏ nhỏ” với các hăng du lịch trong nước để đ́nh chỉ các chuyến du lịch Nhật Bản.
- Tạm hoăn việc mời 1000 người trẻ Nhật Bản tham dự Hội Chợ Thượng Hải.
- Tạm ngưng việc bán vé một chương tŕnh concert của nhóm ca sĩ nổi tiếng Nhật Bản Smap cho đến khi... có lệnh mới.
- “Tổ chức” những nhóm biểu t́nh “tự nguyện” đốt cờ Nhật trước các ṭa lănh sự, đại sứ Nhật tại Trung Quốc.
- Kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật
v.v....

Đáp lại, Tokyo đă rất mềm mỏng nhưng dứt khoát: “B́nh tĩnh đi, có ǵ đâu mà nóng nẩy thế, chuyện đâu c̣n có đó”, lâu lâu c̣n “để nhẹ”: “không biết người dân Trung Quốc có được thông tin đầy đủ hay không?”, và “cảm thấy thật là đáng tiếc trước những quyết định trên”. Tokyo tiếp tục kêu gọi: Xin b́nh tĩnh hơn nữa và đặt vấn đề cho đúng chỗ v́ đây đâu phải là chuyện... giành dân lấn đất, anh xâm nhập gia cư bất hợp pháp rồi c̣n hung hăng đánh người th́ người ta chỉ lịch sự giữ anh lại hỏi han cho ra lẽ, có thế thôi mà!

13/9/2010, sau khi Cục Tuần Tra Nhật Bản đưa toàn bộ thuyền trưởng và 14 thủy thủ trở lại hiện trường để diễn lại cảnh “xung đột ” hầu lập hồ sơ, Viện Kiểm Sát Naha Nhật quyết định thả 14 thủy thủ v́ đă hỏi cho ra lẽ, nhưng c̣n giữ lại ông thuyền trưởng v́ có nhiều điểm chưa.... ra lẽ. Thực ra, theo lời “thú tội” của ông bộ trưởng Phủ thủ Tướng Sengoku sau này cho biết: tưởng là như thế th́ Bắc Kinh sẽ dịu bớt, nhưng không phải vậy. 22/9, tại Liên Hiệp Quốc, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo lại “lên gân” trước tập thể Hoa Kiều: “đảo Điếu Ngư là thánh địa của Trung Quốc”, các thầy bàn vuốt đuôi vội tiếp: “giới b́nh dân Trung Quốc nghe lời ông này lắm, ổng mà nói như vậy th́ dân “nghèo” có thể làm tùm lum cho mà coi”.

Tới tấp, toàn diện từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài cứ thế mà tấn công nhưng Tokyo vẫn b́nh chân như vại, anh bạn côn đồ tung thêm một chưởng nữa: 23/9, hăng Thông Tấn Tân Hoa Xă cho chạy bản tin: công an tỉnh Hà bắc đă bắt giữ 4 người Nhật của công ty kiến thiết Fujita v́ cho là họ đă xâm nhập trái phép và quay phim những mục tiêu quân sự tại Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh này. Toà đại sứ Nhật đă tiếp xúc 4 người này và được cho biết: “chúng tôi chỉ đến hiện trường thị sát hầu xúc tiến một chương tŕnh liên quan đến công việc giống như từ trước tới nay, nhưng bất ngờ th́ bị.....”

Tuy chủ trương đứng ngoài tranh chấp, nhưng trong lần gặp gỡ ngoại trưởng Nhật Bản Maehara tại Nữu Ước sáng ngày 23/9, bà Hillary Clinton đă khẳng định: Dựa trên các chứng từ lịch sử, quần đảo Senkaku là của Nhật. V́ thế, điều 5 của Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật sẽ thích dụng “trong trường hợp nếu một trong hai bên trên phần lănh thổ dưới sự quản lư của Nhật bị tấn công vũ trang có thể gây nguy hiểm ḥa b́nh và an toàn, Hoa Kỳ sẽ có hành động để đối ứng với các mối nguy hiểm chung theo quy định của hiệp định”. Lời khẳng định của bà Clinton lần này rất dứt khoát và rơ ràng, chứ không ấm ớ, né tránh như trước, sau đó trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ Tướng Kan và Tổng Thống Obama tuy không công bố, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ “sẵn sàng” đứng sau lưng Nhật Bản nếu anh Trung Quốc “quậy”, những điều này đă làm người dân Nhật cảm thấy an tâm một chút.

Tuy nhiên vào buổi chiều ngày 24/9, Viện kiểm Sát Naha Nhật lại ra quyết định: phóng thích viên thuyền trưởng với lư do.... rất chính trị thiếu tính chuyên môn: xét trên những yếu tố ảnh hưởng đến người dân, đến sự giao thiệp giữa 2 nước Nhật-Hoa, việc câu lưu viên thuyền trưởng không c̣n thích hợp nữa.

Lời giải thích của các “quan liêu” viện kiểm soát mang đầy tính chính trị, không phải là công việc chuyên môn của Viện Kiểm Sát Naha (ngược hẳn với chủ trương “chính trị chủ đạo” của đảng cầm quyền) đă bị nghi ngờ là của nội các Kan, khiến người dân nổi giận. Đảng đối lập th́ khỏi nói, ngay các dân biểu của đảng cầm quyền, báo chí đă chỉ trích nặng nề chính phủ Kan: e sợ áp lực của Trung Quốc và Nhật đă coi như hoàn toàn đại bại (toàn bại - 完敗), v́ nhượng bộ này có thể đưa đến chuyện mất luôn cả .... đảo. Dù các phiên họp của quốc hội sẽ chính thức bắt đầu vào tháng 10, nhưng hôm 28/9, Uỷ Ban Đối Ngoại và Quốc Pḥng của Thượng Viện đă triệu tập phiên họp đặc biệt sớm hơn để lượng định t́nh thế, tại đây các bộ trưởng của chính phủ đă rất vất vả khi bị quay về “quyết định” bị cho là khiếp nhược do các quan liêu (quan kiểm sát) chủ đạo, nhưng nội các Kan Naoto vẫn một ḷng trên dưới: đây là quyết định của viện kiểm sát Naha dựa trên luật pháp Nhật Bản, chính phủ phải tôn trọng, nhưng h́nh như chả mấy ai tin.

Sáng 25/9, viên thuyền trưởng đă lên máy bay trở về cố quốc với cái chào chiến thắng và hẹn: “Một ngày nào đó tôi sẽ.... trở lại đất.... mẹ” và được chào mừng như anh hùng.

Được đằng chân lấn đằng đầu, Bắc Kinh làm tới 2 lần đ̣i hỏi: Nhật Bản phải xin lỗi và bồi thường về những hành động và thiệt hại đă gây ra cho.... người dân Trung Quốc. Máu nóng lên tới đầu, ông Kan đáp lại: “C̣n.... khuya...” Sáng 27/9, bộ trưởng Phủ Thủ Tướng Sengoku Yoshito c̣n ngon hơn: “Nhật Bản sẽ yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại về vụ đâm tàu Nhật”. Bộ trưởng ngoại giao Maehara bồi tiếp: Tôi đă xem đi xem lại đoạn video ghi h́nh lúc chiếc tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần tra Nhật Bản, đây là hành động cố ư chứ không phải là vô ư hay va chạm ǵ cả nên việc bắt giữ chiếc tàu là chuyện đương nhiên chẳng có ǵ là trái phép cả.

Ngày 28/9, cựu trưởng pḥng đặc trách vấn đề an ninh của nội các thủ tướng Nakasone Sassa Atsuyuki đă góp ư trên một tờ báo lớn:

1/ Để đáp lại những tuyên bố vô lối của ông Ôn Gia Bảo, ông Kan Naoto phải mạnh miệng nhắc đi nhắc lại: Sengoku là của Nhật, muôn đời là của Nhật v.v...
2/ Gọi đại sứ Bắc Kinh tại Nhật (không cần phải ban đêm) đến bộ ngoại giao để dũa lại về tội bắt 4 người Nhật của công ty Fujita trái phép.
3/ Yêu cầu Trung Quốc phải ngưng ngay nhưng hành động vô lư như tự ư đ́nh chỉ các cuộc gặp gỡ, làm khó các hàng hóa Nhật Bản xuất cảng sang Trung Quốc v.v...
4/ Lập ngay các bến tàu, băi đáp trực thăng, hải đăng trên đảo Senkaku rồi cử t́nh nguyện quân (trả lương thật cao) sang hiện diện thường xuyên tại đảo.
5/ Phái lực lượng tuần duyên tuần tra thường trực khu vực xung quanh những khu vực mà Bắc Kinh nhắm tới để ngăn chận việc sẽ có các ngư dân giả dạng đánh cá âm mưu dựng... “ngũ tinh hồng kỳ” (cờ đỏ 5 sao Trung Quốc).....

Nếu không thực hiện ngay những điều trên th́ không sớm th́ muộn, một buổi sáng nào đó khi bừng mắt dậy sẽ thấy “ngũ tinh hồng kỳ” rợp trời trong..... gió.

Điều 1 và điều 2 th́ thấy mấy ông trong nội các đă hoặc đang làm, c̣n mấy điều kia th́ không biết mấy ông có làm được không nhưng nếu đứng từ phía người dân th́ những yêu cầu này thật hợp t́nh hợp lư.

Nghe nói là nếu quốc hội đồng ư, sẽ công khai đoạn video thâu h́nh tàu cá tấn công tàu Nhật cho mọi người thấy rơ đâu là sự thật.

Chưa biết chuyện sẽ ra sao trong những ngày tới, nhưng rơ ràng là “Trung Quốc” của bây giờ cũng vẫn là “Trung Cộng” của mấy chục năm về trước, chả có ǵ thay đổi, vẫn côn đồ, vẫn ngang ngược vẫn .... mất dạy.

Thấy “người... Nhật mà nghĩ đến ta” rồi buồn triền miên cho số phận của cái gọi là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, dân bị tấn công, bị đánh đập, bị bắt bớ đ̣i tiền chuộc ngay trong vùng đất của ḿnh mà chủ nhà th́ lại năn nỉ, ỉ ôi thằng ăn cướp, ngay đến tên của nó cũng không dám gọi, lúc nào cũng là “người lạ”, “tàu lạ” cái ǵ cũng “lạ”. Viết tới đây chợt buột miệng chửi thề: “馬鹿野郎 - baka yaro”**

Thôi, không muốn viết thêm nữa.
Hẹn quí vị thư sau.
-------------------------------------------------
*Quần đảo Senkaku
Nhật Bản gọi khu vực đang có vấn đề là Quần đảo Senkaku (尖閣諸島), c̣n Trung Quốc gọi là Điếu Ngư (釣魚), Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài (釣魚台)

Theo các tài liệu của Nhật được chính thức công bố th́ ngày 14 tháng 1/1885, sau 10 năm (1885-1895) khảo sát, thăm ḍ để biết.... chắc chắn không phải là của ai, nội các Nhật đă kư quyết định sáp nhập quần đảo Senkaku vào tỉnh Okinawa và từ đó người Nhật đă bắt đầu có mặt trên đảo và sinh sống bằng nghề lấy lông các loại chim biển (Diomedea albatrus), xẻ thịt biến chế các loại cá katsuo v.v... đến năm 1940, th́ các
nhà máy chế tạo này đă phải đóng cửa v́ không cạnh tranh nổi với những nơi khác, đảo lại trở nên hoang vắng. Tuy vậy, trên nguyên tắc Nhật Bản vẫn c̣n kiểm soát. Khi thế chiến thứ hai chấm dứt th́ quần[/I] đảo Senkaku thuộc phần kiểm soát của Hoa Kỳ. Vào thời điểm năm 1951, chiếu theo Hiệp Ước San Francisco trao trả độc lập cho Nhật Bản Hoa Kỳ vẫn coi quần đảo này thuộc Nhật Bản. Từ năm 1960, ngư dân Đài loan ồ ạt cử người đến đánh cá lén, lấy trứng các loài chim biển.... nhưng Hoa Kỳ cũng làm ngơ v́ muốn giữ ân t́nh với Tưởng Giới Thạch, mặc dầu có những tranh chấp giữa dân trên đảo và ngư dân Đài Loan.

Sau cuộc thăm ḍ hải dương của Liên Hiệp Quốc cho biết là khu vực này có thể trữ một lượng dầu hỏa khoảng 109,5 tỷ thùng dầu thô (barrel) tương đương với Iraq, th́ Đài Loan lập tức kư khế ước giao quyền khai thác dầu cho công ty Gulf Oil Corp của Hoa Kỳ và gửi đi khắp thế giới h́nh ảnh lá cờ “thanh thiên bạch nhật - 青天白日旗” (cờ Đài Loan) đang phất phới bay để chứng tỏ “chủ quyền”. Nhật Bản mạnh mẽ phản đối và cờ “thanh thiên bạch nhật” đă phải dẹp bỏ vào tháng 9/1970, quyền “bảo quản” được tạm giao cho chính phủ Mỹ. [I]

[I] Dù phải dẹp cờ, nhưng tháng 6/1971 Đài Loan vẫn tiếp tục chủ trương Senkoku là đảo của ḿnh. 6 tháng sau (12/1971), ngửi thấy mùi dầu thơm phưng phức, Bắc Kinh cũng nhào ra nhận vơ là của ḿnh bằng cách trưng bày “sách trắng, sách đen”, chứng từ, chứng tích lịch sử linh tinh từ hồi nào không ai biết rồi nói lấy được “đây là thánh địa của Trung Quốc”. Và sóng gió nổi lên từ đó. [I]

[I][I][I]** Tiếng chửi của người Nhật khi tức giận có nghĩa là “đồ ngu đồ dốt” [I]

--------------------------------------------------------------------------
Xin được chấm dứt ở đây hẹn quí vị kỳ sau nói tiếp.

Sayonara
Trần Thái Huy