Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 27

Thread: Con người và cảnh vật Hà Nội ngày xưa

  1. #11
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Posts
    62

    ... những mái trường xưa....

    ...lâu ngày, mong rằng c̣n nhớ ; trước hết là ; trường nữ Đồng Khánh, toạ lạc trên phố Đồng Khánh, trước cửa rạp chiếu bóng Majestic& Studio cũng trên phố Đồng Khánh. Thời kỳ 1946, quân Pháp chiếm đóng, 1948 khi lập quân đội Quốc gia th́ làm Tổng hành dinh Đệ tam quân Khu. 1949 trao lại cho VN, mở trường Trung học Nguyễn Trăi. 1950, trường Bưởi cũng được quân đội trả lại, Chu văn An mở cửa. Nguyễn Trăi dọn về Đỗ hữu Vị. Trưng Vương cũng từ trường hàng Vôi dọn về nhà cũ Đồng Khánh. C̣n Albert Sarault sau này 1954-200x là trường Đảng. Mới đây trả lại cho Giáo duc, nay là trung học Trần Phú.
    Khu vực hàng Bài/Đồng Khánh/Lư Thường Kiệt có nhiều trường; Đồng Khánh, Ste Marie, Puginier, Mỹ Thuật, St Paul (Trường Thi/nhà chung), Dũng Lạc, xa hơn chút có; Ste Rosaire, Minh Tân, Khuông Việt, ra mé gần sông Hồng; Đại học... xa hơn nữa ; Cơ thể học viện, Pasteur... những con đường rợp bóng phượng đỏ của mùa thi// nmq

    QUOTE=Vinh Phan;80669]Bây giờ xin mời các bạn thăm lại mấy ngôi trường cũ từ hồi Pháp thuộc

    Trường Albert Sarraut

    Tên gọi của ngôi trường này lấy tên một viên Toàn quyền Đông Dương hai nhiệm kỳ trước và sau Thế chiến I, sau là Bộ trưởng Thuộc địa Pháp.

    Ban đầu nó mang tên Trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội nhằm đào tạo cho con em những nhà cai trị, cộng đồng người Âu và tầng lớp trên của người bản xứ, đến năm 1923 mới mang tên riêng nhà cai trị thực dân.




    Trường do kiến trúc sư A.Bussy thiết kế theo một chuẩn mực hoàn chỉnh của một trường trung học như bên chính quốc, có hẳn một sân vận động hoành tráng.

    Vơ Nguyên Giáp, và trùm Pathet Lào Souphanouvong học ở đây.

    Trường Bưởi

    Được người Pháp thành lập với tên chính thức Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ, trường lại thường được biết tới với tên trường Bưởi, vốn được các học sinh dùng để thể hiện ḷng yêu nước của ḿnh. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1954 và cố định ở đó đến hiện tại.


    Trường Trung học Trưng Vương Hà Nội, hậu thân của Trường nữ sinh Đồng Khánh là một trường trung học cơ sở tại Hà Nội. Thành lập năm 1917, trường là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam. Trường nằm ngay bên cạnh Hồ Gươm, Hà Nội. Trước năm 1945 trường là cơ sở đào tạo dành riêng cho nữ giới. Từ sau năm 1945 trường bắt đầu đào tạo chung cho cả nam và nữ sinh. Trường đổi tên thành Trường Trưng Vương từ năm 1948.




    Hai h́nh cuối là nữ sinh Trưng Vương Sài G̣n trước 1975, không phải là nữ sinh Hà Nội trước 1940.

    Vĩnh Phan[/QUOTE]

  2. #12
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153

    Xin trả lời chị Tiếng Xưa

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Tài liệu này cuả anh Vinh phan có vẻ ...tài liệu đúng nghĩa, không dung dăng dung dẻ như chị em chúng tôi trên cùng phố phường Hà Nội, vì vậy chắc chắn là không có chuyện "bên lề" đâu nhỉ?

    Nhưng đã là tài liệu thì luôn luôn là bổ ích. Cho nên, tôi xin đươc hỏi thêm là những địa danh "Ô" như Ô Cầu Giấy - cái ô này la quen thuộc với hầu hết hoc sinh tiểu học miền Nam, dù chưa hề một ngày ra đất Bắc - Ô Quan Chưởng, v.v... có hàm chỉ một công trình kiến truc gì hay không? Tại sao gọi là "Ô"
    Trước khi trả lời chị, cho phép tôi được nói lời cám ơn chị Tigôn v́ đă cho tôi 2 tấm h́nh: đường Cổ Ngư và Trường Trưng Vương Hà Nội.

    Nói về "Dung dăng dung dẻ", có lẽ chị ám chỉ đến khoảng thời gian từ 1950-1954 v́ thời gian này Hà Nội rất yên vui. Chiều chiều, nhất là chủ nhật, trai thanh, gái lịch dạo chơi chật đường quanh khu bờ hồ và khu Hàng Ngang, Hàng Đào...

    Chắc chắn là có một nhóm nữ sinh ríu rít đi chơi, thỉnh thoảng lại cười phá lên để chọc quê một cái đuôi nào đó cứ lẽo đẽo theo sau hoài. C̣n có chuyện "bên lề" hay không th́ chỉ có trời và 2 người trong cuộc mới biết, tôi th́ chưa đủ điều kiện vào thời gian đó.

    Câu hỏi về các cửa ô, tôi xin tŕnh bày như sau:
    Ô Quan Chưởng hay c̣n gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn (東河門, tức cửa phường Đông Hà), là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.

    Tương truyền, tên gọi này bắt nguồn từ sự kiện năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20-11-1873), chúng kéo quân từ dưới tàu chiến đậu ở bến sông lên, khi bắt đầu qua cửa ô Thanh Hà th́ vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân ta do một viên quan chưởng cơ chỉ huy và bị thiệt hại khá nặng. Về sau chúng có thêm viện binh. Kết cục quân ta từ viên chưởng cơ cùng toàn thể binh lính gồm một trăm người đều anh dũng hy sinh. Để tỏ ḷng ngưỡng mộ người chưởng cơ anh dũng, nhân dân gọi cửa ô là ô Quan Chưởng.

    Ô Chợ Dừa: Về phía tây Hà Nội, nơi có cái chợ nhỏ bé từng một thời họp dưới bóng dừa lao xao bát ngát, dẫn tới Trại Tóc, Trại Nhăn… xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành. Theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ khu xă Đàn, xă Tắc - Phố Nguyễn Lương Bằng (Phố Nam Đồng cũ), Đê La Thành, Phố Tôn Đức Thắng (phố Hàng Bột cũ), Phố Khâm Thiên, kết thúc là Đê La Thành.

    Ô Cầu Dền: Phố Huế nối với Bạch Mai, ngày nay không c̣n dấu vết ǵ.

    Ô Đông Mác: ở tận cùng phố Ḷ Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên, gần giáp sông Hồng... ở vào phía đông nam Hà Nội. Ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở ở đúng góc Đông nam của toà thành đất ṿng giữa, bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thǎng Long cũ. Và có nhiều tên gọi khác nhau, tên Đông Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này. Cửa ô này c̣n tên là Thanh Lăng, vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, lại đổi là cửa ô Lăng Yên... Xa hơn nữa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông Mạc. Sang thế kỷ 20, dân quen gọi là ô Đống Mác.

    Ô Cầu Giấy là một cửa ô xẻ qua ṭa thành đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa, được nhiều nhà nghiên cứu gọi là ṿng thành giữa, mà bức tường phía tây chạy từ núi Sưa (trong vườn Bách Thảo) trở thành chính phố Giảng Vơ ngày nay. Cửa ô này vốn có tên chữ Hán là Thanh Bảo và ở vào chỗ gần bến xe Kim Mă bây giờ.

    Thành Thăng Long xưa có một cây cầu bắc qua sông Tô Lịch gọi là Cầu Giấy, tại nơi bây giờ là đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tên cầu đă được dùng để đặt cho Ô Cầu Giấy xưa và Quận Cầu Giấy hiện nay. Địa điểm của cây cầu này cũng chính là Ô cầu Giấy (thời Lư Trần gọi là cửa Tây Dương).

    Năm Quư Dậu 1873, tại ô Cầu Giấy, trung úy hải quân Pháp Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội đă tử thương khi bị phục kích của quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. Năm 1882, cũng tại nơi này, Đại tá Henri Rivière lại bị quân Cờ đen giết chết.

    Tại sao lại gọi là ô?
    Trong thơ ca văn nhạc th́ các cửa ô nghiễm nhiên đă trở thành h́nh ảnh tượng trưng cho Hà Nội từ lâu rồi. Vậy ô là ǵ? Cửa ô là ǵ?

    Trong tất cả những tiếng Hán Việt đọc là “ô” đều không có nghĩa nào phù hợp với thực tế các cửa ô nói trong sách cũ cũng như cửa ô Quan Chưởng c̣n sót lại kia. Tuy nhiên Ô Quan Chưởng, xưa c̣n gọi là ô Đông Hà, viết chữ nho là Đông Hà môn (東河門), tức cửa phường Đông Hà. Như vậy, hiểu một cách đơn giản th́ Ô chỉ có nghĩa là CỬA mà thôi.

    Bye bye chị

    VP

  3. #13
    Member
    Join Date
    01-04-2011
    Posts
    135
    Quote Originally Posted by Vinh Phan View Post
    Diễn đàn Vietland có đăng bài một ông Việt Kiều về Hà Nội bị đuổi ra khỏi tiệm ăn, sau đó c̣n bị chưởi vào mặt.
    Đúng là Hà Nội bây giờ ngập đầy dân quê từ khắp các vùng miền về làm thuê. Họ hầu như thay thế toàn bộ người Hà Nội trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ thương mại: nhà hàng, khách sạn, buôn bán đầu đường xó chợ..., nơi diễn ra sự giao tiếp trực tiếp với khách hàng.

    Những người này mang theo ḿnh vào thành phố, hiển nhiên, thứ văn hóa thấp hèn, văn hóa của nghèo đói, của đấu tranh sinh tồn bản năng trong những điều kiện không văn minh, vô nhân tính, từ những miền quê của họ.

    Trong chuyến đi ngắn ngủi mới đây về Hà Nội tôi thường xuyên nhịn đói, khi đi công việc trong thành phố: nh́n những khuôn mặt ngây thộn, hoàn toàn không “rạng sáng” bởi bất cứ thứ tri thức nào từ bên trong, đi rép lê, mặc quần áo ngủ, tay trần vừa thọc vào bánh phở, vừa kịp lùa vào đũng quần ngủ, nơi cất giữ “quầy trả tiền”, tôi lấy làm khó hiểu làm sao những người như thế có thể biết thế nào là miếng ngon, hay khẩu vị nói chung, để làm cho tôi ăn, và nói chung, phải không tôn trọng ḿnh lắm, mới có thể cho phép ḿnh sử dụng những dịch vụ thấp hèn như thế, v́ thế tôi mới quyết định thà nhịn đói, để bụng không cho đến khi về nhà và ăn.

    Điều đáng tiếc là những người mới đến thành phố, người nước ngoài, khách du lịch, khi phải tiếp xúc trực tiếp với những đại diện của loại văn hóa như vậy, tưởng nhầm họ là người Hà Nội.

    Song, trong bất kỳ trường hợp nào, bất chấp thái độ tiêu cực của tôi về người ngoại tỉnh vào Hà Nội, những người đầy khuyết tật, rất không may mắn do những nguyên nhân, hoàn cảnh đứng cao hơn họ, những người mà tuyệt đại đa số là lương thiện, thấp cổ bé họng, quen bị trà đạp, bị đối xử bất công, v́ thế trong cuộc đấu tranh sinh tồn đơn phương độc mă trước số phận khắc nghiệt, bị đẩy vào góc tường cuối cùng, họ đáng thương và cần thái độ khoan dung từ những người xung quanh. V́ thế, tôi ít tin rằng câu chuyện mà Việt kiều nào đó kể là có thật.

  4. #14
    Member
    Join Date
    01-04-2011
    Posts
    135
    Nhiều thành viên đă phát biểu về "nền văn hoá chưởi" của Hà Nội ngày nay, coi đó là văn hoá dị dạng, bởi vỉ người Hà Nội xưa đâu có tồi tệ như vậy.
    “Chửi”, hiển nhiên, cũng là văn hóa, là một trong những phát sáng của tia chớp tri thức từ bên trong. Hà Nội và chỉ Hà Nội mới có thể trở thành thủ đô chính nhờ văn hóa, trong đó có văn hóa “chửi”, sắc sảo, vuông thành sắc cạnh, lọt đủ vào các ngơ ngách thầm kín của nhận thức, đủ sức chinh phục, hấp dẫn hơn hẳn mọi địa phương khác của đất nước.

    Chửi, hơn nữa lại "chửi hay" v́ tính h́nh ảnh trong đó, th́ thời nào người Hà Nội chẳng chửi, cứ ǵ “xưa” hay “nay”?! Vậy nên, đây cũng là một khái niệm rất ngây ngô, không có ǵ liên quan tới hiện thực, về người Hà Nội.
    Last edited by theviewingplatform; 18-09-2011 at 01:53 AM.

  5. #15
    Member
    Join Date
    01-04-2011
    Posts
    135
    Tuy thế, giọng Hà Nội vẫn có một sai sót nhỏ khi phát âm vần TR và CH. Con TRÂU th́ người Hà Nội phát âm là con CHÂU. Cũng giống như người miền Nam kêu "Trời ơi" th́ người miền Bắc, kể cả Hà Nội sẽ kêu "Giời ơi"
    Tất cả phụ thuộc vào mức độ học vấn. Người Hà Nội nào có học vấn càng cao, họ nói càng đúng.

    Ở trường học sinh được học phân biệt rơ sự phát âm khác nhau giữa “tr” và “ch”. Các phát thanh viên đài tiếng nói Việt Nam đọc hai âm này khác nhau. Người Hà Nội có học th́ nói “Trời”. Nói “Giời” là dân vô học, buôn bán đầu đường xó chợ, loại người này ở khắp Việt Nam nhiều vô kể, là nguyên nhân của nghèo đói, thụt hậu, là vật cản trên con đường Việt tới văn minh: Hà Nôin không thể là ngoại lệ. Ngay trên phố cổ Hà Nội đầy dăy bọn người “Hà Nội gốc” nói ngọng, không đủ khả năng tư duy logic để tiếp nhận kiến thức khoa học.

    Người Hà Nội gốc, thực ra, rất quê mùa và tỉnh lẻ. Quê mùa, bởi phương thức sản xuất nông nghiệp của đất nước không từ cả the status quo thủ đô để ghi dấu ấn lên cả nó. C̣n tỉnh lẻ, bởi người Hà Nội gốc thực ra rất thưa thớt: vàng bạc trở nên được quư báu, bởi chúng vô cùng ít. Hay như nước cất si-rốp: để người trần mắt thịt uống được, phải pha thêm nước vào nó. Người Hà Nội gốc là như thế.

    Người “Hà Nội gốc” da trắng, đường nét mặt cân đối, chịu ảnh hưởng nặng của khiếu thẩm mỹ Pháp. Một mặt, đằng sau cách ăn nói nhỏ nhẹ, khoan thai, song vô cùng sắc sảo của người Hà Nội gốc, cũng như vẻ bề ngoài yểm thế, tỉnh lẻ của họ, song thực ra bên trong là những người vô cùng biết giá của ḿnh, hợm hĩnh, tự tin, coi cả thiên hạ không ra ǵ, với cảm giác tự mỉa mai vô sỷ, khiếu hài đen black humour đủ phát triển..; song, mặt khác, vô cùng háo danh, hám ngoại, sính Tây, thức thời: mọi tính cách của dân thủ đô truyền thống đều có trong bộ tịch cả thể xác và tinh thần người “Hà Nội gốc”.

  6. #16
    Member
    Join Date
    01-04-2011
    Posts
    135
    Quote Originally Posted by Vinh Phan View Post
    Sau khi đă thành vợ chồng chính thức, họ thường xưng hô với nhau là "cậu, mợ". Do vậy, sau này con cái cũng gọi cha mẹ là cậu, mợ.
    Tôi nghe thấy bố tôi kể là lúc bé họ gọi bố mẹ là “ba”, tức “pa”, và “mẹ”. Ở đây, hiển nhiên, không khó đoán ảnh hưởng của văn hóa Pháp, châu Âu. Cho đến một ngày, khi đàn con c̣n đủ nhỏ để kịp quen với cái mới, ông nội trở về nhà và bắt tất cả các con từ nay phải xưng hô với họ bằng “cậu” và “mợ”.

    “Cậu, mợ”, theo tôi, thuần Việt hơn, song mang hơi hướng của tâm lư tiểu thị dân học đ̣i trưởng giả, bản thân sống trong điều kiện thành phố, song chưa kịp trút bỏ sợi giây cuối cùng với gốc quê, nửa nạc nửa mỡ. Họ chưa phát triển đến văn hóa Urbanism.

    Cũng có nhiều gia đ́nh con cái gọi cha mẹ là "thầy, u" nữa.
    Bọn này chắc chắn gốc quê, không phải người Hà Nội. Typically “The Viet Marginal”. Khỉ, vượn chưa rụng đuôi.

  7. #17
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153

    Đối thoại với theviewingplatform

    Lưu ư: Những gịng chữ nghiêng là nguyên văn của theviewing

    Bài viết chính của tôi chỉ nhắc lại những phong tục, tạp quán của Hà Nội được áp dụng từ trước, và những phong cảnh cũng từ trước năm 1940. Hoàn toàn không phải lập trường, lập luận, hay chủ thuyết mới do tôi tự khởi xướng. V́ thế, chẳng có ǵ để bạn đọc phải phản biện cả, và cũng chưa thấy ai phản biện.

    Nhưng thật bất ngờ, tôi gặp 4 bài Reply liên tiếp của bạn theviewingplatform. Trong các reply này bạn không phản biện ǵ về bài viết của tôi, mà lại quay ra đả kích, mạt sát thậm tệ những phong tục ngày xưa của Hà Nội. Ngoài ra bạn c̣n xoáy vào người Hà Nội Gốc để gán cho họ những ư niệm thật thấp hèn, với phong cách "bới lông t́m vết", "ngậm máu phun người". Tất cả để chứng tỏ ngầm cho người đọc biết là bạn đang mổ xẻ vấn đề qua lăng kính "triết học". Tôi sẽ lần lượt tŕnh bày từng điểm và những phản biện cuả tôi.

    Trong bài đầu, với một đoạn văn "tràng giang đại hải" không ngắt câu, bạn đă "ít tin", nghĩa là không tin câu chuyện một Việt Kiều bị chưởi. Trước đó, bạn tỏ ra bênh vực những người "đă chưởi" ông Việt Kiều kia với những lập luận đầy triết lư như sau:

    Song, trong bất kỳ trường hợp nào, bất chấp thái độ tiêu cực của tôi về người ngoại tỉnh vào Hà Nội, những người đầy khuyết tật, rất không may mắn do những nguyên nhân, hoàn cảnh đứng cao hơn họ, những người mà tuyệt đại đa số là lương thiện, thấp cổ bé họng, quen bị trà đạp, bị đối xử bất công, v́ thế trong cuộc đấu tranh sinh tồn đơn phương độc mă trước số phận khắc nghiệt, bị đẩy vào góc tường cuối cùng, họ đáng thương và cần thái độ khoan dung từ những người xung quanh. V́ thế, tôi ít tin rằng câu chuyện mà Việt kiều nào đó kể là có thật.

    Mờibạn đọc xem những bài sau, không c̣n luận điệu bênh vực nữa mà toàn là đả kích, mạt sát thậm tệ người Hà Nội, đặc biệt là những người Hà Nội gốc phải hứng chịu sự vùi dập dưới ng̣i bút cay nghiệt của "triết gia?" ...platform!

    “Chửi”, hiển nhiên, cũng là văn hóa, là một trong những phát sáng của tia chớp tri thức từ bên trong. Hà Nội và chỉ Hà Nội mới có thể trở thành thủ đô chính nhờ văn hóa, trong đó có văn hóa “chửi”, sắc sảo, vuông thành sắc cạnh, lọt đủ vào các ngơ ngách thầm kín của nhận thức, đủ sức chinh phục, hấp dẫn hơn hẳn mọi địa phương khác của đất nước.

    Nếu tôi không lầm th́ chính bạn không hiểu là ḿnh đang viết cái ǵ. Sao "chửi" lại là một tia chớp trí thức từ bên trong???. Nói đến "tri thức" (knowledge/connaissance) là phả́ nói đến "luận lư" (logic/logique). Do vậy một người có tri thức khi phát biểu về một vấn đề ǵ, họ phải biết rơ và hiểu là họ đang nói về cái ǵ, dù cho phát biểu của họ không là chuẩn mực cho các người khác th́ ít nhất nó cũng không phản lại tri thức cuả họ. Không thể có tia chớp trí thức được, v́ như vậy chỉ là "ngẫu hứng". Ngẫu hứng mà hợp lư luận th́ là hùng biện. Ngẫu hứng mà chửi là "mất dạy". Bạn đang bênh vực cho "ngẫu hứng chưỉ" đó, và khoác cho nó cái mỹ từ tia chớp tri thức!!! Bạn nói "văn hoá chửi" đă lọt đủ vào các ngơ ngách thầm kín của nhận thức. Nói cách khác th́ trong nhận thức của người Hà Nội chẳng c̣n ǵ khác ngoài "văn hoá chửi".

    Ngoài ra làm ǵ có thứ "văn hoá chửi" sắc sảo, đủ sức chinh phục để làm cho Hà Nội hơn các địa phưong khác??? Bạn đang cố xài những từ ngữ "khác người" để ngầm chứng tỏ ḿnh là một triết gia (???). Nhưng đồng thời bạn đang biến Hà Nội thành một "chợ cá", v́ trở thành thủ đô là nhờ văn hoá trong đó có "văn hoá chửi"!!! Nói văn hóa chửi làm cho Hà Nôi hơn các địa phương khác th́ Hà Nội hoá ra là một mụ "nhà quê, chanh chua, đanh đá" không ai sánh kịp!!!

    Chửi, hơn nữa lại "chửi hay" v́ tính h́nh ảnh trong đó, th́ thời nào người Hà Nội chẳng chửi, cứ ǵ “xưa” hay “nay”?! Vậy nên, đây cũng là một khái niệm rất ngây ngô, không có ǵ liên quan tới hiện thực.

    Bạn có phải là người Hà Nội không? Nếu có th́ bạn có sống ở Hà Nội trước năm 1940 không? (nhắc lại là tiêu đề thread của tôi là Hà Nội ngày xưa nhé). Nếu không th́ bạn phải cần gặp một vị cao niên nào đó để hỏi xem có phải thời xưa và nay người Hà Nội đèu "chửi" như vậy không? Ngay trên diễn đàn này cũng có rất nhiều người Hà Nội, bạn thử hỏi xem có phải từ xưa đến nay họ đă xử dụng môn vơ "chửi" không? Nếu câu trả lời là không th́ cái "khái niệm rất ngây ngô" kia cần áp dụng cho chính bản thân bạn.

    Nói “Giời” là dân vô học, buôn bán đầu đường xó chợ, loại người này ở khắp Việt Nam nhiều vô kể, là nguyên nhân của nghèo đói, thụt hậu, là vật cản trên con đường Việt tới văn minh: Hà Nôi không thể là ngoại lệ. Ngay trên phố cổ Hà Nội đầy dăy bọn người “Hà Nội gốc” nói ngọng, không đủ khả năng tư duy logic để tiếp nhận kiến thức khoa học.

    Chà! Đoan này th́ không những bạn biến Hà Nội thành chợ cá mà bạn c̣n mạt sát dân Hà Nôi thậm tệ nữa. Bạn có bao giờ đọc các tác phẩm cuả một số nhà văn (th́ cú gọi chung như thế) như Nguyên Ngọc, Dương Thu Hương, Bích Huyền...bạn sẽ nhặt ra được rất nhièu tán thán tự "Giời ạ!". Theo bạn th́ những người này đêu là dân vô học, đầu đường xó chợ...Tại sao chỉ nói "giời"mà lại bị gọi là vô học và là nguyên nhân cuả nghèo đói, vật cản...???Hết biết!!!

    Ngoài ra bạn đă gặp một người Hà Nội gốc nào nói ngọng chưa? Nếu có th́ người đó là ai? Tên, nơi ở hiện nay? Và nói ngọng như thế nào? Nếu nói v́ tế nhị không thể nêu tên th́ ít nhất cũng phải cho biết lời nói ngọng đó phat ra ở đâu? Ai làm chứng? Bạn đang tập làm "triết gia" th́ cần phải chứng tỏ là ḿnh trung thực "nói có sách, mách có chứng" chứ! Không nên nói năng lạng quạng vô căn cứ.

    Người Hà Nội gốc, thực ra, rất quê mùa và tỉnh lẻ. Quê mùa, bởi phương thức sản xuất nông nghiệp của đất nước không từ cả the status quo thủ đô để ghi dấu ấn lên cả nó. C̣n tỉnh lẻ, bởi người Hà Nội gốc thực ra rất thưa thớt: vàng bạc trở nên được quư báu, bởi chúng vô cùng ít. Hay như nước cất si-rốp: để người trần mắt thịt uống được, phải pha thêm nước vào nó. Người Hà Nội gốc là như thế.

    Mạt sát nữa! Triết gia này đang có lập luân không theo triết học (unphilosophical): "phương thức sản xuất nông nghiệp không từ cả the status quo thủ đô để ghi dấu ấn lên nó" ??? Sao không nói thẳng là dân Hà Nội gốc là một bọn quê mùa? Sao lại phải ḷng ṿng với vài câu triết lư lộn xộn như trên??? Phương thức sản xuất nông nghiệp ghi dấu ấn lên thủ đô là dấu ấn ǵ???Chứng minh đi.

    Người “Hà Nội gốc” da trắng, đường nét mặt cân đối, chịu ảnh hưởng nặng của khiếu thẩm mỹ Pháp. Một mặt, đằng sau cách ăn nói nhỏ nhẹ, khoan thai, song vô cùng sắc sảo của người Hà Nội gốc, cũng như vẻ bề ngoài yểm thế, tỉnh lẻ của họ, song thực ra bên trong là những người vô cùng biết giá của ḿnh, hợm hĩnh, tự tin, coi cả thiên hạ không ra ǵ, với cảm giác tự mỉa mai vô sỷ, khiếu hài đen black humour đủ phát triển..; song, mặt khác, vô cùng háo danh, hám ngoại, sính Tây, thức thời: mọi tính cách của dân thủ đô truyền thống đều có trong bộ tịch cả thể xác và tinh thần người “Hà Nội gốc”.

    Bề ngoài yếm thế, tỉnh lẻ là thế nào? Cho thí dụ. Yếm thế là chán đời, bi quan (pessimistic), vậy dân Hà Nội gốc là một bọn người bi quan từ tỉnh lẻ lên chăng? Rồi với cảm giác tự miả mai vô sỷ là cái ǵ? Thế nào là tự mỉa mai vô sỷ? Đưa dẫn chứng cụ thể coi!

    Chưa hết, các tính xấu trên cộng khiếu khôi hài đen...thức thời nữa. Bạn có hiểu black humour là thế nào không? Tôi cho bạn một thí dụ: "Trung Cộng quậy phá tùm lum ở ngoài biển Đông th́ ông Tổng Bí Thư nói là Biển Đông không có gi mới". Bạn cho là người Hà Nội gốc đều như thế sao??? Bạn nói rằng người Hà Nội gốc háo danh, hám ngoại, sính Tây (mà lại) thức thời!!! Câu này quả là tréo ngoe! V́ thức thời (keep up with the times) tức là thích ưng với môi trường ḿnh đang sống, ở đây có nghĩa là Hà Nội. Nói như bạn, cả thủ đô Hà Nội, từ trước đến nay, đều sa đoạ trong đó bao gồm cả những người Hà Nội gốc!!!

    Trong bài chủ có câu: Trong nhiều gia đ́nh con cái gọi cha mẹ bằng "thầy, u nữa". Chỉ có thế mà theviewingplatform mạt sát: Bọn này chắc chắn gốc quê không phải người Hà Nội. Typically "The Việt Marginal". Khỉ, vượn chưa rụng đuôi.

    Không hiểu v́ lư do ǵ mà bạn căm thù người Hà Nội Gốc như vậy? Bạn gọi họ bằng đủ danh từ hạ tiện, gán cho họ mọi đièu xấu xa, nhưng không hề đưa ra một minh chứng nào tiêu biểu cho những lời buộc tội của bạn. Chỉ có chuyện họ gọi cha mẹ là thầy, u cũng làm cho bạn tức tối và cho là đó dân nhà quê. Người Hà Nội chính gốc đă bị bạn bôi đen rất gay gắt, và khi họ gọi cha mẹ là thầy, u th́ bạn cho là dân nhà quê, khỉ vượn!!! Vậy hăy hỏi ngay trong diễn đàn này, gồm rất nhiều người Hà Nội chính gốc xem khi gọi cha mẹ là thầy, u họ có phải là dân nhà quê, khỉ vượn không? Và hăy nói cho mọi người biết bạn là type người nào? Chắc bạn sẽ tự cho ḿnh là dân "supremacy" chăng? Thái độ "bới lông t́m vết" và "cố t́nh ngậm máu phun người" của bạn chỉ thu được backlash, bạn sẽ chẳng thấy vinh dự ǵ.

    Cho đến một ngày, khi đàn con c̣n đủ nhỏ để kịp quen với cái mới, ông nội trở về nhà và bắt tất cả các con từ nay phải xưng hô với họ bằng “cậu” và “mợ”. “Cậu, mợ”, theo tôi, thuần Việt hơn, song mang hơi hướng của tâm lư tiểu thị dân, học đ̣i trưởng giả, bản thân sống trong điều kiện thành phố, song chưa kịp trút bỏ sợi giây cuối cùng với gốc quê, nửa nạc nửa mỡ. Họ chưa phát triển đến văn hóa Urbanism. Cho đến một ngày, khi đàn con c̣n đủ nhỏ để kịp quen với cái mới, ông nội trở về nhà và bắt tất cả các con từ nay phải xưng hô với họ bằng “cậu” và “mợ”.

    Tôi không rơ là "ông nội" ở đây là chính ông nội cuả bạn hay là một thứ ông nội chung chung nào đó. Nhưng con cái gọi cha mẹ là cậu mợ th́ đă có từ rất lâu ở Hà Nội, cho tới tận khi di cư lối xưng hô này vẫn c̣n. Cho nên tôi giả định là bạn đang nói về chính ông nội cuả bạn. Nếu thế th́ bạn đă trúng đ̣n cuả môn phái "Mộ Dung Cô Tô" tức "Gậy Ông Đập Lưng Ông" rồi. Bạn ngạc nhiên? Để tôi chứng minh cho bạn thấy. Dĩ nhiên bạn biết về Phép Tam Đoạn Luận (syllogism) phải không? Cái môn triết tép riu này ai mà chẳng biết khi đầu c̣n húi cua, quần soọc, lóc cóc đạp xe đi học học lớp cuối bậc Trung Học. Vậy xin dẫn giải theo đúng những ǵ thầy đă giảng thưở ấy: "1-Mọi người đều phải chết. 2-Socrates là người. 3-Socrates cũng phải chết".

    Trước khi áp dụng tam đoạn luận vào câu viết cuả bạn ở trên, tôi xin minh xác rằng tôi không hề có ư xúc phạm ông nội bạn, hoặc bất cứ một ông nôi chung chung nào đó. Tôi chỉ nêu lên như một chứng cứ là bạn đang tự hại ḿnh khi nói vung tàn tán để miệt thị người khác: (1) Gọi cậu mợ...mang hơi hướng...học đ̣i trưởng giả...(2) Ông nội bắt các con phải xưng hô cậu mợ. (3) Ông nội đó mang tâm lư tiểu thị dân, học đ̣i trưởng giả chưa trút bỏ gốc quê...

    Chẳng lẽ khi bạn miệt thị người khác là quê mùa th́ trong những người đó gồm cả ông nội bạn hay ông nội của người ta hay sao?

    Sau cùng, v́ bạn luôn ngầm chứng tỏ là dùng triết lư để phân tách sự việc (nhưng có lẽ bạn quên rằng triết học là một khoa học, do đó nó phải được chứng minh, phải được diễn tả bằng good sense (lương tri) không phải bằng voluntarism (ư chí luận), tôi xin tặng bạn một câu nói của Friedrich Wilhelm Nietzsche, Triết gia lừng danh của Đức cuối Thế Kỷ 20:
    "All credibility, all good conscience, all evidence of truth come only from the good senses"

    Vĩnh Phan

  8. #18
    Lalan
    Khách

    Phố cổ Hà Nội và giọng nói Hà Nội ngày nay


  9. #19
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Go'p vui - Chuyen nga`y xua

    ĐỪNG TRÁCH EM NHA ...

    Anh bảo rằng
    Anh vẫn nhớ về em
    Dẫu hơn bốn mươi năm trời đằng đẵng
    Nỗi nhớ âm thầm dù mưa hay nắng
    Và dù em biết hay không
    Bên này đầu dây em thấy đắng ḷng
    V́ em cũng muốn nói với anh những lời như anh vừa nói
    Nhưng anh ơi,
    Ḍng đời đă chia ḿnh hai lối
    Nên em nghẹn ngào nuốt ngược về tim

    Anh bảo rằng anh vẫn nhớ về em
    Thế anh có nhớ những ngày xưa ḥ hẹn ...
    Em nép bên anh má hồng v́ thẹn
    Khi thiên hạ nh́n ta ư nhị mỉm cười
    Khi bước chân t́nh rộn ră chơi vơi
    Và khi tim đập sai nhịp đập

    Anh có nhớ không ...
    Chiều Sài G̣n nắng ngập ...
    Áo em bay và gió lả lơi cười
    Khi Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ song đôi
    Khi Cầu Sơn, Thị Nghè, Lê Văn Duyệt
    Em chưa kể với anh những lần đạp xe ra bưu điện
    Để gởi cho anh những lá thư dài
    Em vẫn nhớ bữa cơm ngon với chú em trai
    Vừa ăn vừa tṛ chuyện
    Anh biết đâu rằng
    Có những chiều một ḿnh em ra biển
    Nh́n cuối trời t́m cánh hải âu
    Để nhớ anh và để đợi con tàu
    Mang anh trả về thành phố

    Anh hỏi em có nhớ không, một chiều mưa đổ
    Hiên nhà ai, Phú Thọ, trú mưa
    Em nhớ chứ anh ...
    Anh đến t́m em và cũng là lần chia biệt, ai ngờ ....
    Định mệnh phải không ?... hôm ấy ...
    Chẳng v́ đâu mà em giận hờn, ngúng nguẩy
    Nhưng v́ sao anh chẳng làm lành ?
    V́ sao anh không t́m em lần nữa hở anh ...
    Mà lại gởi đến em thiệp vui, báo hỉ
    Anh đă chọn rồi, người anh vừa ư
    Sao bây giờ c̣n nói nhớ về em ?!
    Sao hơn bốn mươi năm anh mới đi t́m
    (T́m trong cảnh vẫn vô cùng ngăn cách !)
    Sao anh t́m em để rồi anh trách
    Trách chẳng hồi âm khi anh gọi, anh chờ ....

    Anh có hiểu em không ?
    Em để cho t́nh trôi thế, vào thơ
    Bởi chúng ta, anh chọn rồi, hai ngả
    Bởi hơn bốn mươi năm ḷng em băng giá
    Khâm liệm mối t́nh duy nhất anh ơi

    Đừng trách em nha
    Nếu biết rằng em vẫn là ... của ... một... người ...


    Song Châu Diễm Ngọc Nhân


    Cảm tác từ bài thơ trên đây của SCDNN,
    xin viết vài ḍng :


    Ngày xưa đó, anh : chàng thủy thủ !
    Đă yêu em nhưng cũng đă xa em;
    Cuộc t́nh kia cứ tưởng quá êm đềm
    Rồi tan vỡ, để em thầm đau khổ !
    T.C.


  10. #20
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Vinh Phan View Post
    Trước khi trả lời chị, cho phép tôi được nói lời cám ơn chị Tigôn v́ đă cho tôi 2 tấm h́nh: đường Cổ Ngư và Trường Trưng Vương Hà Nội.

    Nói về "Dung dăng dung dẻ", có lẽ chị ám chỉ đến khoảng thời gian từ 1950-1954 v́ thời gian này Hà Nội rất yên vui. Chiều chiều, nhất là chủ nhật, trai thanh, gái lịch dạo chơi chật đường quanh khu bờ hồ và khu Hàng Ngang, Hàng Đào...

    Chắc chắn là có một nhóm nữ sinh ríu rít đi chơi, thỉnh thoảng lại cười phá lên để chọc quê một cái đuôi nào đó cứ lẽo đẽo theo sau hoài. C̣n có chuyện "bên lề" hay không th́ chỉ có trời và 2 người trong cuộc mới biết, tôi th́ chưa đủ điều kiện vào thời gian đó.

    .............
    Bye bye chị

    VP
    Xin cám ơn "bác" Vĩnh Phan về những tìm tòi cuả bác, TX học hỏi thêm rất nhiều.
    Có tinh thần "tôn ti trật tự" nên xin đươc gọi bằng "bác" với sự tôn kính người hàng trên, không nên coi là "bằng vai phải lứa" mà vô phép.
    Còn chuyện "dung dăng dung dẻ" trên phố phường Hà Nội thì không có đến lượt cuả TX, bác à - hic...hic...!
    Có chăng là chỉ có trong mơ và trong mục "Nghe chuyện Hà Nội" cuả chị Tigon mở từ gần...một năm nay thôi!
    Riêng chị Tigon vì ngồi chung mái trường nên dù cách nhau bao xa vẫn la "chị, em".

    PS: Bác VinhPhan có cái "đầm nhà" nặng ký qúa, bác biết làm sao để "nện" cho "flat" một cái ...gì không bằng phẳng, chỉ làm vướng chân người đi dạo Hà Nội xưa?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 04-07-2012, 03:40 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-03-2012, 10:17 AM
  3. Replies: 130
    Last Post: 31-12-2011, 08:37 AM
  4. Replies: 189
    Last Post: 31-08-2011, 10:36 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 18-01-2011, 12:12 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •