1. Chính Kinh

Thời Vua Hùng, có chàng lái đ̣ Trương Chi nổi tiếng về tài thổi sáo. Lại có nàng Mỵ Nương, v́ say mê tiếng sáo và v́ quá mong gặp người nghệ sĩ tài hoa, nên nhuốm bệnh tương tư. Nhưng khi gặp mặt Trương Chi, nàng bỗng thấy ḷng dửng dưng.

Trái lại, chỉ vừa thoáng thấy Mỵ Nương, Trương Chi đă đắm đuối rồi tương tư mà chết. Tim chàng hóa thành ngọc và được tiện thành chén trà quư. Mỗi lần chén có trà, bóng Trương Chi chèo đ̣ hiện lên, và tiếng sáo lại văng vẳng.

Một hôm, cầm chén ngọc, nghe lại tiếng sáo, Mỵ Nương bỗng nhớ lại chuyện xưa và để rơi một giọt nước mắt vào chén. Chén ngọc liền tan thành nước.

* * * *

DIỄN KINH

2. Giới Thiệu T́nh Nam Nữ

Đây quả là một thiên t́nh sử lăng mạn, khác hẳn với quan niệm khắt khe về t́nh ái của Khổng học, mà chúng ta thường nghe nói là của người xưa. Thiên t́nh sử này được lưu truyền rộng răi trong đại chúng suốt mấy ngàn năm, chứng tỏ văn hóa Việt có những nét đặc thù. Đặc điểm này khác hẳn bộ mặt khô cằn mà giới trí thức Tống nho đă cố ngụy tạo, và giới phục vụ Tây học đă cố khai thác.

Cùng với tục ngữ ca dao t́nh tứ tràn ngập trong đại chúng, thiên t́nh sử này đă phản ảnh đích thực quan niệm sống của dân tộc ta.

Trong suốt ḍng lịch sử, Tổ Tiên chưa bao giờ coi rẻ hoặc g̣ bó t́nh yêu nam nữ. Nhiều nơi trong sử sách người Hoa cũng đă ghi nhận cách sống đặc biệt này, dĩ nhiên với những thêm thắt lố bịch như họ thường làm.

* * * *

3. T́nh Yêu Và Con Người
3. 1 Chuyện T́nh Nam Nữ

H́nh ảnh Trương Chi chèo đ̣ trên sông nhắc nhớ Chữ Đồng khi chưa gặp Tiên Dung. Cả hai đều sống vất vưởng, cô đơn, túng thiếu và kiếm ăn nhờ sông nước.

Hơn nữa, Kinh Trương Chi và Kinh Chữ Đồng c̣n giống nhau ở chỗ cùng nói về chuyện gặp gỡ giữa một chàng và một nàng. Tuy nhiên ḥan cảnh tâm trạng và kết cục của hai cuộc gặp gỡ lại ḥan ṭan khác nhau.

V́ vậy, để thâm hiểu t́nh ư của Kinh Trương Chi, ta so sánh với Kinh Chữ Đồng.

* *

3. 2 T́m Nhau Tận T́nh

a. Trước hết, tuy ḥan cảnh sống giống nhau, nhưng Trương Chi khác Chữ Đồng, điểm đầu tiên, ở chỗ chàng đă bộc lộ tài năng ngay cả trước khi gặp nàng tiên của chàng.

Tiếng sáo Trương Chi ngày đêm văng vẳng trên sông nước, khi th́ réo rắc d́u dặt như gió thỏang mây bay, lúc lại dồn dập hùng tráng như cuồng phong băo tố; khi th́ bập bềnh trầm buồn da diết, lúc lại vút cao bay bổng lên chín tầng mây… Tiếng sáo của chàng như Rồng thiêng vẫy vùng thỏa thích giữa sóng nước mây trời.

Trách ǵ tiếng sáo huyền diệu đó đă ru hồn nàng Mỵ Nương hương sắc. Với trí tưởng tượng thần tiên của một thiếu nữ mới lớn, Mỵ Nương đă dệt tiếng sáo thành h́nh ảnh người t́nh muôn thuở. Mê mẩn trong tiếng sáo du dương, nàng đă h́nh dung ra chàng nghệ sĩ hào hoa phong nhă. Theo nhịp tim rộn ră với điệu nhạc trầm hùng, nàng mường tượng người tráng sĩ hiên ngang… Nàng lẫn lộn giữa mộng và thực.

Tiếng sáo bay lượn vẫy vùng của chàng Rồng nghệ sĩ đă làm cho nàng Tiên của chúng ta ngă bệnh tương tư. Nàng tương tư người t́nh hào hoa chưa một lần gặp mặt.

*

b. Đây cũng là điểm khác với cặp Chữ Đồng Tiên Dung. Ở Kinh Chữ Đồng, Tiên Dung bỏ cung điện xuống thuyền đi t́m Rồng, và Chữ Đồng cũng đă quanh quẩn trên bờ sông để kiếm nàng Tiên của chàng. Tiên bỏ đất xuống nước t́m Rồng, Rồng bỏ nước lên bờ t́m Tiên.

Đang khi đó, Rồng Trương Chi lại chỉ chèo đ̣, vui sống và trổ tài trên sông nước, c̣n Tiên Mỵ Nương th́ kín cổng cao tường. Mỗi người đóng khung trong cuộc sống của ḿnh, chỉ biết có ḿnh.

Tiên Dung và Chữ Đồng đă chủ tâm đi t́m nhau, c̣n Trương Chi và Mỵ Nương th́ không. (*1)

* *

3. 3 Gặp Nhau Trọn Vẹn

a. Điểm khác cũng quan trọng không kém. Đó là dầu Chữ Đồng và Tiên Dung dấn thân đi t́m nhau, nhưng khi gặp mặt nhau th́ mỗi người lại vẫn sống thực con người trọn vẹn của ḿnh: Tiên Dung bỏ nước lên bờ, trở về với đất, núi, nơi Tiên ở; và Chữ Đồng đang sống trên bờ th́ lại moi cát để trở về đáy nước, là nơi vùng vẫy của Rồng.

V́ mỗi người trở lại nguyên vẹn chính ḿnh, nên khi gặp nhau, Tiên Dung và Chữ Đồng gặp trọn vẹn con người của nhau, nguyên vẹn, tinh tuyền, không ǵ che đạy.

*

b. Trương Chi và Mỵ Nương th́ không vậy. Đă không hề dấn thân đi t́m Rồng, Mỵ Nương lại tương tư một chàng trai huyền ảo, dệt bằng tiếng sáo phiêu du. Lạ ǵ khi Trương Chi được mời tới th́ dáng dấp người lái đ̣ đă làm nàng thất vọng.

Trương Chi bằng xương bằng thịt th́ làm sao có thể ứng hợp với người t́nh trong mộng của nàng tiểu thư khuê các! Mỵ Nương bừng tỉnh trước thực tế phũ phàng.

Trương Chi c̣n tệ hơn. Chàng chỉ mới thóang thấy h́nh bóng mỹ nhân trong giây phút, mà đă tưởng là duyên kiếp ngàn năm. Ngay từ phút đầu gặp gỡ, Trương Chi bỗng bị tiếng sét ái t́nh.

Từ đó chàng ôm ấp bóng h́nh kiều nữ trong mơ, mà không hề t́m hiểu con người và tâm trạng của nàng. Chàng mê đắm một bóng h́nh. Mà đă là bóng h́nh th́ làm sao có thể đáp lại t́nh yêu!

* *

3. 4 Trọn Vẹn Con Người

a. T́m nhau tận t́nh, gặp nhau trọn vẹn, nên Tiên Dung và Chữ Đồng đă có thể vượt qua mọi trở ngại để ḥa hiệp hai cuộc sống làm một, chung sống với nhau hạnh phúc suốt đời.

Trái lại, Trương Chi và Mỵ Nương mới chỉ yêu bóng yêu gió, nên cuộc t́nh đó cũng tan mau như tiếng sáo thỏang, và hăo huyền như bóng h́nh.

*

b. Gái tham tài, trai tham sắc. Trai tài gái sắc gặp nhau th́ thật đẹp duyên trời. Nhưng tài sắc không phải là tất cả. Tài sắc hay bất cứ ǵ khác, phải là cửa ngơ dẫn tới sự gặp gỡ tâm hồn, tới trọn vẹn con người, trọn vẹn cuộc đời.

Biết bao cuộc t́nh, bao cuộc đời, đổ vỡ đắng cay cũng chỉ v́ tự giới hạn ở tài sắc, mà không thành tâm t́m kiếm và không thực sự gặp gỡ con người trọn vẹn của nhau.

Nói T́nh Yêu Là nói Con Người Trọn Vẹn, yêu với trọn vẹn chính ḿnh và yêu trọn vẹn người ḿnh yêu. (*2)

* * * *

4. T́nh Yêu Và Cuộc Sống
4. 1 Chết V́ Yêu

Từ ngày mê đắm h́nh bóng Mỵ Nương và không được h́nh bóng đó đáp t́nh, Trương Chi sinh bệnh và hao ṃn mà chết. Không được yêu lại, Trương Chi gục ngă. Thân xác chàng đă không chịu đựng nổi sự thiếu vắng của t́nh yêu.

Ôi sức mạnh của t́nh yêu! Dầu chỉ là ảo tưởng, dầu mới như bóng h́nh, t́nh yêu cũng đă ảnh hưởng sâu đậm tới con người. Không t́nh yêu, t́nh yêu không được đáp ứng, th́ con người không thể sống.

Khi không có t́nh yêu, cuộc sống con người không có ư nghĩa, cuộc sống không c̣n đáng sống.

* *

4. 2 Sống Trong T́nh

a. Trương Chi đă chết. Nhưng trái tim chàng không tan ră, mà lại hóa thành ngọc.

Cho trái tim, cho t́nh yêu của Trương Chi thành ngọc, Tổ Tiên đă xác nhận sự quư chuộng đặc biệt dành cho mối t́nh này. Thân xác chàng lái đ̣ si t́nh không c̣n nữa, nhưng t́nh yêu của chàng vẫn tồn tại. Trái tim ngọc c̣n đó, trong ngời, sáng đẹp.

*

b. Viên ngọc này, khác với đá ngọc ở các Kinh khác, lại được gọt dũa thành chén trà.

Với chi tiết này, Tổ Tiên đă phân định giá trị của từng cuộc sống.

Người Em trong Kinh Trầu Cau đă hy sinh v́ t́nh gia đ́nh, nên ṭan thân hóa thành tảng đá vôi. Người vợ Vọng Phu cùng chồng trọn T́nh Nhà T́nh Nước, nên vươn cao thành núi. Mỵ Châu chỉ có giọt máu trở thành đồ trang sức. Ở đây, trái tim si t́nh của Trương Chi lại trở thành vật trang trí hữu dụng, dùng để uống trà.

*

Tuy trở thành chén trà, nhưng không phải là chén trà đất đá vô tri. Mỗi khi có trà, h́nh bóng Trương Chi chèo đ̣ lại hiện lên và tiếng sáo thu hồn của chàng lại văng vẳng.

Sau khi chết v́ tương tư, Trương Chi vẫn sống trong trái tim của chàng. Óc diễn đạt của Tổ Tiên quả đă đến mức thần diệu. Không được đáp t́nh, Trương Chi gục chết. Nhưng trong trái tim, trong t́nh yêu của chàng, chàng vẫn sống, vẫn chèo đ̣, vẫn thổi sáo, vẫn sống nguyên vẹn đời sống trước kia.

* *

4. 3 Sống Chết V́ T́nh

Không c̣n h́nh ảnh nào đầy đủ và tài t́nh hơn để diễn tả ư nghĩa và vai tṛ của T́nh Yêu trong Cuộc Sống Con Người. Không t́nh yêu, con người không thể sống. T́nh yêu quyết định sự sống chết của con người, Có t́nh yêu, đời sống con người mới thực là sống.

Ngày nay, văn minh vật chất đă nhận ch́m tâm hồn con người trong máy móc cơ xưởng, trong rộn ràng của phương tiện truyền thông, trong chật vật bon chen… và biến con người thành những cái máy, những con vật phản xạ có điều kiện.

Các tà thuyết đủ lọai đă chối bỏ t́nh yêu, thủ tiêu tâm hồn con người. Chúng lấy những phản ứng và cách sống đă khảo sát được ở thú vật để làm khuôn mẫu cho con người. Trong cái xă hội chỉ biết theo thú vật mà sống, mà cư xử, mà giao tiếp nam nữ… mà đấu tranh sinh tồn, mà mạnh được yếu thua, mà áp bức, hận thù… th́ trách ǵ con người đối xử với nhau như ḷai thú, kiếp người thua cả súc vật!

Không tâm hồn, không t́nh yêu, con người là ác thú tàn bạo nhất. Con Người khác ḷai thú ở T́nh Yêu, ở tâm hồn. T́nh Yêu Làm Cho Con Người Đích Thực Là Người. (*3)

* * * *

5. Đích Điểm T́nh Yêu
5. 1 Ḥa Một Nhịp Rung

Trong trái tim ngọc, trong chén trà, Trương Chi vẫn sống, vẫn khắc khỏai, vẫn đợi chờ, vẫn tương tư. T́nh yêu của chàng vẫn nguyên vẹn. Về phần Mỵ Nương, nàng đă dửng dưng, nàng đă quên.

Nhưng kỷ niệm vẫn c̣n đó. Trong những buổi thưởng trà ngắm cảnh, tiếng sáo vẫn văng vẳng trong hồn nàng. Và rồi trong một giây xúc động, nàng đă không cầm được nước mắt.

Đây là giọt nước mắt ân t́nh đầu tiên nàng dành cho chàng lái đ̣ tài hoa. Trước kia nàng chỉ biết có người t́nh huyền ảo trong mộng, giờ đây nàng thực sự xúc động v́ mối t́nh trọn kiếp của chàng.

V́ vậy, khi giọt nước mắt chân t́nh đó chạm vào trái tim ngọc, cũng là giây phút đầu tiên hai trái tim, hai tâm hồn bỗng chạm nhau, rung động v́ nhau.

Ngay tại thời điểm linh diệu này, trái tim ngọc của Trương Chi cũng vụt tan ra thành nước, để kịp ḥa lẫn trong giọt nước mắt của người t́nh. Bao năm tháng đợi chờ, bao khổ sầu buồn tủi, cũng chỉ mong nhận được một giọt nước mắt yêu thương!

* *

5. 2 Kết Hiệp Tâm Hồn

Đây chính là bản ca tụng tuyệt vời cho T́nh Yêu. Con Người chỉ tọai nguyện khi được yêu thương. Con người sẵn sàng đợi chờ, khắc khỏai, chịu gọt dũa miệt mài, chịu khổ nhục đắng cay, cũng chỉ để được giây phút kết hiệp tâm t́nh. Và khi gặp được, dầu chỉ là một giọt nước mắt, quá khứ khổ đau, năm tháng đợi chờ, cũng vụt tan biến.

T́nh yêu đ̣i kết hiệp, đ̣i tan biến vào nhau. Đích điểm tối hậu của T́nh Yêu Là Kết Hiệp, là hiệp nhất hai tâm hồn, là ḥa lẫn hai cuộc sống. Song Hiệp.

* * * *

6. T́nh Nam Nữ Trong Văn Hóa Việt
6. 1 Văn Hóa Việt và Tống Nho

Cần phân biệt những người theo Khổng học với đại đa số dân chúng. Có thời người ta chỉ căn cứ vào sách vở và sáo ngữ của thiểu số 5% theo Khổng học, mà gán ghép cho ṭan thể dân Việt, nên đă gây nhiều hiểu lầm.

Vào đầu thế kỷ hai mươi, trong trào lưu cổ vơ văn hóa phương Tây, và trong chủ trương triệt hạ uy tín của tầng lớp đang lănh đạo đại chúng chống thực dân Pháp, nhiều nhóm người đă điêu ngoa đả phá những tệ đoan của giới học thức khuôn rập Tống Nho.

Dĩ nhiên, thời suy thóai càng có nhiều tệ đoan cần được sửa chữa. Nhưng v́ không phân biệt đâu là tệ đoan của thiểu số và đâu là văn hóa dân tộc, nên trào lưu đó đă tiếp tay với thực dân mà hủy họai tinh thần của nhiều thế hệ.

Chủ trương này lại được tập đ̣an Cộng Sản khai thác thêm.

* *

6. 2 Sáo Ngữ Tai Hai

Thực lố bịch khi dùng những sáo ngữ: gái phải tam ṭng, môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, nam nữ thọ thọ bất thân… mà gán ghép là xă hội Việt trước đây g̣ bó t́nh yêu. Những sáo ngữ đó có thể đúng với 5% dân số khuôn rập theo Tống Nho. Nhưng lấy đó mà gán cho ṭan thể dân Việt th́ thật là sai lầm và tai hại.

Môn đăng hộ đối. Cha mẹ nào mà không muốn cho con cái ḿnh được xứng đôi vừa lứa? Nhưng môn đăng hộ đối là ǵ đối với 95% dân số vừa đủ cơm ngày ba bữa?

Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Với 95% dân số sống ở thôn xóm làng mạc, có cùng một mức sống như nhau, th́ c̣n được bao nhiêu chỗ khác nữa mà đặt?

Nam nữ thọ thọ bất thân. 95% trai gái hàng ngày gặp gỡ nhau trong cùng thôn xóm, đầu đường cuối ngơ, trên sông ng̣ai ruộng, cày cấy gặt hái, giă gạo đạp lúa, đi chùa đi lễ, hội hè đ́nh đám… th́ sao lại cứ nói là chưa hề gặp mặt, chưa biết ǵ nhau, chưa nhóm yêu thương? Cứ thử hỏi các cụ th́ biết! (*4)

* *

6. 3 Vấn Đề T́nh Dục

Trước đây nhiều xă hội và trào lưu, cả đông lẫn tây, chủ trương t́nh dục là cấm kị. Người ta cấm đóan cả việc gọi đích danh những cơ quan của con người.

Đang khi đó, đại chúng Việt đă không e ngại mà dùng những từ ngữ chỉ cơ quan sinh dục để đặt tên cho con cái, và gọi chúng một cách tự nhiên, không mặc cảm.

Ng̣ai ra, những câu đố, những chuyện cười, và ca dao tục ngữ Việt, cũng đề cập tới những vấn đề quanh khía cạnh t́nh dục… một cách vui tươi, không hậu ư.

Tuy nhiên, không phải v́ thế mà chúng ta chấp nhận những lố lăng và cách sống thú vật của những trào lưu phương Tây hiện nay. Chúng đă hạ thấp nếp sống và phẩm giá Con Người.

Che dấu hoặc lộ liễu quá đáng đều là những khiếm khuyết.

* *

6. 4 Tục Ở Rể

Để chuẩn bị cho hôn nhân, ta c̣n có tục ở rể trước khi cưới. Chưa cưới, nhưng chàng đă tới ở trong nhà! Thói tục này thực trái ngược với quan niệm nam nữ cách biệt, ngày cưới vẫn chưa thấy mặt… của người Hoa.

Với nếp sống làng thôn, tục ở rể không cần thiết cho việc trai gái gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, đây lại là phương thức tuyệt hảo để gia đ́nh bên gái t́m hiểu chàng rể tương lai. Sau một thời gian sinh họat cận kề, dầu chàng trai có xảo trá bao nhiêu, gia đ́nh gái cũng nhận ra được phần lớn tính nết và phẩm hạnh của chàng. Nhờ đó, những vị có kinh nghiệm có thể thẩm định tầm hạnh phúc nhân duyên suốt đời của con cháu ḿnh.

Đây cũng là dịp ngàn vàng để chàng và nàng t́m hiểu nhau, tập chấp nhận nhau, yêu nhau… trước khi chung sống với nhau.

Ở thời suy thóai, nhiều phong tục tốt đẹp của Tổ Tiên đă bị thực hành hoặc tŕnh bày sai lạc.

* * * *

Ghi Chú:

(*1) Chấp Nhận và Cảm Thông

Dầu do bất cứ ḥan cảnh và lư do ǵ mà gặp nhau, dầu từ cảnh ngộ ngỡ ngàng và cuộc sống trái ngược như Chữ Đồng và Tiên Dung, nếu hai người biết chấp nhận nhau, và biết từng ngày thực tâm t́m hiểu cảm thông nhau, Song Hiệp, th́ cuộc t́nh vẫn hạnh phúc, mỗi ngày một thêm hạnh phúc.

Trái lại, dầu cuộc t́nh có khởi sự tốt đẹp bao nhiêu, mà mỗi người cứ tự đóng khung, giữa hai người cứ xây thêm tường ngăn cách, th́ c̣n ǵ ng̣ai đổ vỡ đắng cay.

(*2) Trọn Vẹn Cho Nhau
a. Khi yêu nhau, phải ứng dụng vào cuộc sống thường ngày, những nguyên tắc B́nh Đẳng Tột Cùng của Kinh Chữ Đồng: Nhận thực chính ḿnh, tức là Tiên biết ḿnh cần Rồng và Rồng nhận ḿnh cần Tiên; Chỉ thấy con người và là con người trọn vẹn, chớ không chỉ thấy tài thấy sắc; dùng Tài năng của cải để giúp nhau thăng tiến cuộc sống chung, và quyết Chung hưởng cuộc sống, kết hai cuộc sống thành một, trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Đồng thời cũng sống thực các nguyên tắc Thân Thương Tột Cùng của Kinh Trầu Cau, tức là Chấp nhận thương nhau, Quyết không v́ bất cứ lư do ǵ mà ĺa nhau, Sẵn sàng chết cho nhau, và quyết Măi măi có nhau.

*

b. Khi vợ chồng đối xử với nhau như vậy, th́ T́nh Yêu mới thực trọn vẹn, cuộc sống mới một ngày một thêm hạnh phúc.

Chính nhờ sống nét văn hóa tuyệt vời này, bao cặp vợ chồng đă từ khởi đầu xa lạ đi đến chỗ hiệp nhất cuộc sống, và cùng nhau hưởng trọn cuộc đời hạnh phúc bền vững bên nhau.

(*3) Về Chân Thiện Mỹ T́nh
Người phương Tây thường lặp đi lặp lại Chân Thiện Mỹ như là ba tuyệt đối. Họ bỏ quên một tuyệt đối quan trọng khác là T́nh.

Mỹ chú trọng tới thể chất. Chân thuộc phần trí khôn và Thiện nối kết con người với phần siêu linh. Nhưng v́ không chú trọng đúng mức đến T́nh, v́ thiếu T́nh, nên không thể có nếp sống đạt được Thiện. Đây là nguyên nhân làm cho xă hội phương Tây phải ngụp lặn trong những bế tắc của vật chất hạn hẹp và của suy luận hàm hồ.

V́ phát xuất từ nền văn hóa thiếu T́nh của xă hội phương Tây, nên nền văn minh hiện đại đem lại nguy khốn cho nhiều con người hơn là ơn ích.

Khi thiếu T́nh, Con Người không được sống trọn vẹn là Người.

(*4) Về Phụ Nữ trong Văn Hóa Việt, đọc Kinh Vọng Phu, phần 7.

* * * *

Huấn Ca:

Vang trên sóng nước Cửu Long
Tiếng tiêu sầu nhớ nỗi ḷng Trương Chi
Nhạt khoan theo tuổi xuân th́
Rộn ràng chèo chống cũng v́ t́nh nhân
Bao năm trôi nổi xa gần
Thuyền rồng lẻ bóng thoáng phần gặp tiên
Cũng trong những phút giao duyên
Mỵ Nương – say đắm triền miên tháng ngày
Trai hùng đẹp nhất làng này
Mơ chàng nghệ sĩ tỏ bày tâm tư
Sánh duyên với bậc tiểu thư
Trai tài gái sắc – đẹp như t́nh hồng

Sớm mai – chớm buổi lập đông
Thiên hương – gặp mặt chàng rồng Trương Chi
Ngỡ ngàng duyên phận so b́
Gặp chàng tàn tật – nàng th́ dửng dưng

Nhưng chàng th́ lại thầm mừng
Say mê người đẹp – ngỡ chừng tơ duyên
Và rồi nhung nhớ triền miên
Khiến chàng chết gục trong niềm yêu thương

Trái tim – chén ngọc chàng Trương
Đưa đ̣ thổi sáo – hiện trường t́nh ca
Ước mong xum họp một nhà
Nước non cách biệt – t́nh ta chia ĺa

Thương chàng nghệ sĩ canh khuya
Cô Nương nhỏ lệ - sao ḱa chén tan
Âm dương – xa cách muôn ngàn
Và t́nh song hiệp – ḥa chan Tiên Rồng

Qua Kinh diễn tả t́nh hồng
Tổ Tiên hướng dẫn cộng đồng yêu thương
Trái tim – lẽ sống chàng Trương
Căn nguyên hạnh phúc – tỏ tường là đây
Con Người – nền tảng xum vầy
T́nh yêu – nguyên tắc dựng xây cuộc đời

Sống trong xă hội đương thời
Lắm tên tàn ác – sống rời thương yêu
Nguyên do khoa học lầm điều
Con người phản xạ theo chiều thú y
Tạo ra xă hội suy vi
Yếu thua mạnh thắng – là v́ không yêu
Đấu tranh giai cấp phi nhiêu
Khiến cho cuộc sống thủ tiêu T́nh Người

Nhưng Văn Hóa Việt tuyệt vời
Thân Thương B́nh Đẳng là lời sống chung
Trở thành nguyên lư tột cùng
Mọi người cùng hưởng – toàn vùng yêu thương
Kinh qua thời cuộc nhiễu nhương
Lai căng văn hóa khinh thường t́nh yêu
Tống Nho – lập luận một chiều
Trọng nam khinh nữ – xóa điều Trầu Cau
Môn đăng hộ đối – mè màu
Phá nền Đạo Việt – c̣n đâu Chữ Đồng
Gia đ́nh – phân hóa vợ chồng
Tam ṭng tứ đức – Tiên Rồng lăng quên

Chữ Đồng – nền tảng nói lên
Gặp nhau trọn vẹn – đôi bên “đi t́m”
Con người sống thực trong tim
Tiên Rồng hoàn chỉnh – đời ch́m t́nh yêu

Trương Chi – khác hẳn một điều
Hai người đôi ngă – t́nh nhiều trái ngang
Thương ai trong cảnh phũ phàng
Nhớ ai mà nhớ có nàng Mỵ Nương
Trở vê cuộc sống nhật thường
Chàng thời ray rứt nhớ thương cô nàng
Tương tư lá ngọc cành vàng
Đưa chàng tiến đến thiên đàng t́nh yêu
Gío may man mác lăng phiêu
Rồi chàng ngă gục trong chiều thu sương
Trái tim hóa ngọc yêu thương
Và chàng sống măi trên đường ái ân
Quản chi năm tháng tảo tần
Đưa đ̣ thổi sáo cô thân đợi chờ

Riêng phần người đẹp mộng mơ
Sống trong nhung lụa – nàng chờ bóng ai
Chiêm bao đă rơ h́nh hài
Nghĩ chàng nghệ sĩ xấu trai hôm nào
Bởi nàng đă trả gía cao
Tính bằng cơi chết – đi vào t́nh thương
Làm người toàn vẹn bước đường
Sống thiêng thác gởi – tinh tường nơi đây
Lạ thay! T́nh được xum vầy
Khi nàng bật khóc đáp đầy t́nh yêu
Ô kia! Người đẹp diễm kiều
Qua bao giọt lệ mỹ miều khóc thương
T́nh yêu – nhớ đến chàng Trương
Chén tan t́nh trọn – âm dương hợp ḥa

Kết kinh – nói đến thăng hoa
Cảm thông chấp nhận – nhạt nḥa t́nh yêu
Cuộc t́nh gắn bó sớm chiều
Cho nhau trọn vẹn – sống điều Thân Thương
T́nh-chân-thiện-mỹ là đường
Con người sống thực – kỷ cương hợp ḥa.

Nguồn: www.phamvanban.com