Results 1 to 2 of 2

Thread: Audio: Nhiều câu hỏi xung quanh cái chết của ông Trương Văn Sương

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    Audio: Nhiều câu hỏi xung quanh cái chết của ông Trương Văn Sương


    Cách nay hơn một năm - vào tháng 7 năm 2010, khi may mắn sống sót sau 33 năm 4 tháng bị lao tù nghiệt ngă trong cảnh đọa đày, tù nhân bất khuất Trương Văn Sương được nhà cầm quyền Việt Nam tạm cho ngưng thi hành án để về nhà trị bệnh, và những tưởng được gặp lại hiền thê luôn mỏi ṃn trông đợi, nhưng ngay khi đặt chân vào ngôi nhà nghèo xơ xác ở Sóc Trăng, ông vô cùng sửng sốt và nghẹn ngào chứng kiến cảnh tượng đau khổ tột cùng, như ông lúc đó mô tả:

    "Dạ (khóc), tôi ... tôi không c̣n biết tôi là ai nữa. (khóc) Lúc nh́n thấy h́nh vợ tôi trên bàn thờ, tim tôi muốn văng (khóc)...văng ra ngoài. Trong lúc này tôi không c̣n biết tôi là ai nữa (khóc)..."

    Bị bắt trở lại dù đang bệnh nặng

    Audio: Ông Trương Văn Sương đă chết sau khi bị bắt giam trở lại
    <table bgcolor="#000000" cellpadding="0" cellspacing="0"><tr> <td><embed quality="high" pluginspage="http://www.macromedia.com/go/getflashplayer" type="application/x-shockwave-flash" bgcolor="#000" width="328" height="94" src="http://www.esnips.com//escentral/images/widgets/flash/esnips_player.swf" flashvars="theTheme= blue&amp;autoPlay=no &amp;theFile=http ://www.esnips.com//nsdoc/6dfa2c2e-0736-4910-aa9d-9827d3a01bfa&amp;the Name=T&ugrave; nh&acirc;n Trương Văn Sương&amp;thePlayerU RL=http://www.esnips.com//escentral/images/widgets/flash/mp3WidgetPlayer.swf" ></embed></td></tr><tr><td><table cellpadding="2" style="font-family:Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif; padding-left:2px; color:#FFFFFF; text-decoration:none ; ; font-size:10px; font-weight:bold"><tr><td ><a style="color:#FFFFFF ; text-decoration:none " href="http://www.esnips.com/CreateWidgetAction.n s?type=0&objectid=6d fa2c2e-0736-4910-aa9d-9827d3a01bfa"> Get this widget </a></td><td style="font-size:7px; font-weight:normal;">|</td><td align="center"><a align="center" style="color:#FFFFFF ; text-decoration:none " href="http://www.esnips.com/doc/6dfa2c2e-0736-4910-aa9d-9827d3a01bfa/T%C3%B9-nh%C3%A2n-Tr%C6%B0%C6%A1ng-V%C4%83n-S%C6%B0%C6%A1ng/?widget=flash_player _esnips_blue"> Track details </a></td><td style="font-size:7px; font-weight:normal;">|</td><td><a align="center" style="color:#FF6600 ; text-decoration:none" href="http://www.esnips.com//adserver/?action=visit&cid=pl ayer_dna&url=/socialdna"> eSnips Social DNA </a></td></tr></table></td></tr></table>
    Hai người con trai, Trương Quang Dũng (trái) và Trương Tấn Tài (phải) đứng trước mộ mới đắp của ông Trương Văn Sương ở chân núi Ba Sao tỉnh Nam Hà.

    Th́ hôm 12 tháng 9 năm 2011 vừa rồi, tù nhân thế kỷ Trương Văn Sương, cựu sĩ quan VNCH, 68 tuổi, đă vĩnh viễn ra đi tại trại giam Nam Hà ở Miền Bắc – 25 ngày sau khi ông bị giới cầm quyền cưỡng bức trở lại ṿng lao lư dù ông đang bị bệnh tim trong t́nh trạng thập tử nhất sinh. Trước khi trở lại lao tù, ông Trương Văn Sương không quên nhắn nhủ - mà xem chừng như là lời trăn trối – với người con lớn của ông là Trương Văn Dũng, như cháu Dũng nghẹn ngào kể lại:

    "Cha cháu khuyên cháu là ở nhà ráng lo cho con cháu và lo làm ăn v́ “ba đi chuyến này chắc có lẽ 3 năm sau con mới ra Bắc lấy cốt ba về được”. Ba cháu nói vậy, nhưng cháu trả lời rằng “Ba à, không sao đâu. Ba đi đi (nghẹn ngào). Con (khóc)… con … con bảo lănh cho ba để ba được về c̣n phải trị bệnh, v́ con biết bệnh của ba không hết được đâu!”. Bệnh của ba cháu không bao giờ hết được. Nhưng sống quăng đời c̣n lại mà được vui vẻ, đừng cho ba con buồn hay giận th́ ba con có thể sống được thêm vài năm nữa thôi. Con biết…(khóc) Nhưng tại v́ con làm chưa tṛn…V́ số của ba con (khóc). Chớ con biết bệnh t́nh của ba con không hết (khóc). Con đi ra đồng ruộng bứt từng cây cỏ (khóc)…Ai chỉ ǵ con cũng lấy về cho ba con uống…"

    Người con trai kế của ông, là Trương Tấn Tài, cũng không thể nào tả nỗi cảnh đau đớn này:

    "Nỗi mất cha, chúng cháu đây rất đau khổ và không biết nói ǵ hơn. Chỉ ngậm ngùi thôi. Nỗi đau của con là khi vắng cha, con sợ lắm. Sợ nhất là cái ngày ba mất trên trại giam mà các con không thấy mặt. Rồi một chuyến đi xa biết ḿnh có tiền đi hay không. Sợ lắm. Nhưng bây giờ sự thật đă đến với chúng cháu quá đột ngột. Nhiều gian đoạn quá. Bây giờ cháu không thể tả nỗi ḿnh đang đau khổ như thế nào. Con người của cháu coi như lừ đừ, lừ đừ như vầy hoài!"

    Chỉ nghe, nh́n, chứng kiến

    Rồi 2 anh em Tài và Dũng lặn lội ra Bắc để tiễn biệt phụ thân, để cầu nguyện cho một trong những người thân thương nhất đời được về cơi Vĩnh Hằng:

    "Hai anh em ra Bắc gặp mặt được ba con lần cuối (nghẹn ngào). Con cứ van vái Trời Phật và Chúa cho hai anh em con ra đó được gặp mặt ba lần cuối. Khi đến và gặp được mặt ba con th́ ba con đang nằm trong quan tài do sự sắp xếp của trại giam và của pháp luật. Gặp mặt được ba con, hai con chỉ biết cắn răng mà thuận theo ư trời. Chúng con gặp mặt ba con trong cái ḥm có làm cái hộc rộng chừng 1 tấc rưỡi vuông. Xong họ đem ba con đi chôn. Nỗi đau th́ không thể nào tưởng tượng nổi.

    Nhưng có điều trước hết là h́nh như phần số của cha con đă như vậy rồi. Ba con khổ gần hết cuộc đời. Trong 12 tháng qua, con bảo lănh cho ba được về nhà trị bệnh, muốn cho cha được khỏe, cho ba gần gũi với con cháu. Chứ con biết bệnh t́nh của ba không c̣n sống bao lâu đâu ! Bệnh của ba con nặng lắm, trái tim có thể đột quỵ bất cứ lúc nào. Nhưng ra tới đó nh́n vẻ mặt ba con th́ con thấy h́nh như ba muốn hy sinh cho cái ǵ đó. Giờ khóc th́ con khóc, đau th́ con đau. Nhưng chắc có lẽ là phần số của ba. Giờ con chỉ cầu nguyện, cầu siêu, cầu an để ba con được thanh thản và được về với Trời Phật."

    Theo lời kể của 2 anh em này th́ chuyện an táng đă có nhà trại lo, từ quan tài, xét nghiệm tử thi, liệm người quá cố vào ḥm cho tới việc bắt những bạn tù đào huyệt chôn rồi lấp đất. Mọi chuyện, theo Trương Văn Dũng và Trương Tấn Tài, đều do người ta làm sẵn hết nên 2 anh em chỉ “nghe, nh́n, chứng kiến” mà thôi. Và người tù bất khuất Trương Văn Sương được an táng ngay nghĩa địa của trại giam Nam Hà, bên vách núi.

    Câu hỏi được nêu lên là cái chết của tù nhân thế kỷ này có ǵ khả nghi không, ngoài nguyên nhân bệnh t́nh trầm trọng ? Cháu Trương Tấn Tài cho biết:

    "Nhà trại thông báo 4 tiếng đồng hồ. Gia đ́nh không lên th́ ở đó cứ khám nghiệm tử thi gọi là luật của nhà trại. Chúng con xin cho gặp mặt cha lần cuối th́ nhà trại sắp xếp 1 quan tài, nắp ḥm ở trong giở lên th́ có một miếng kiếng để cho gia đ́nh thấy mặt cha lần cuối. Ḿnh thọt tay vô được. Lúc con đến th́ cán bộ cho giở coi.
    Con thọt tay vô, rờ ḿnh mẩy cha th́ thấy vẫn c̣n nguyên vẹn như vậy. Nhưng họ đă tẩn liệm hết rồi, chúng cháu không c̣n thấy ǵ hơn nữa. Ḿnh chỉ được làm như vậy thôi, chỉ được phép như vậy thôi chứ ngoài ra không t́m thấy được ǵ, v́ đă tẩn liệm cả rồi."

    Sau khi đau đớn tiễn biệt cha, Trương Tấn Tài lên tiếng với công luận như sau:

    "Cháu nghĩ rằng công luận thế giới cũng hiểu được t́nh cảnh này. Nếu có biết được những ǵ th́ con xin công luận thế giới – thí dụ có thấy nỗi oan ức ǵ của cha con, xin lên tiếng. Chúng con rất cảm ơn."

    Để lại nhiều thương tiếc

    Sự ra đi vĩnh viễn của tù nhân bất khuất Trương Văn Sương đă để lại nhiều thương tiếc không những cho thân nhân mà c̣n thân hữu - và có thể cả những người xa lạ nhưng cảm kích ḷng dũng cảm cho quê hương của ông, trong số này có MS Nguyễn Hồng Quang thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite, Sàig̣n.

    "Tôi rất đau buồn cho người tù nhân hết sức đặc biệt của đất nước VN, trong lịch sử VN của chúng ta. T́nh cảm giữa tôi với anh Sương th́ sâu đậm và cảm thông. Là người tù với nhau nên tôi rất hiểu hoàn cảnh của người ở tù. Nhưng hoàn cảnh của anh Sương th́ rất đặc biệt: Mẹ mất, 2 đứa con mất và vợ mất trong thời gian anh bị ở tù.

    Bệnh của anh cực nặng nên nhà nước mới cho về 1 năm để chữa bệnh. Nhưng sức khỏe anh mới vừa phục hồi th́ họ lại đưa trở lại trại giam. Mà vào trại giam th́ nhà nước không linh động cho anh thi hành án tại trại giam ở Miền Nam vốn đâu có “thua” ǵ ở Miền Bắc đâu. Nhưng họ lại đưa anh ra trại ở Miền Bắc bằng xe bít bùng.

    Người bệnh nặng mà bị đưa đi với xe như vậy. Sao họ không nói gia đ́nh mua vé máy bay rồi cho an ninh áp tải ra Bắc - hay cho bạn bè thân hữu giúp mua vé máy bay cũng được – th́ sẽ đỡ hơn, dù ra đến trại lao tù ở đó th́ không thể biết ra sao.

    Nhưng anh Sương chết đột ngột như vậy th́ có nhiều nghi vấn lắm. Anh Trương Văn Sương là một tù nhân hết sức đặc biệt trong lịch sử VN, là người anh hùng. Và qua anh, chúng tôi hiểu được rằng cái chết của anh trong trại giam là 1 sự hy sinh, và cuôc chiến cho đất nước này được tự do vẫn c̣n đang tiếp diễn. Thành phần tham gia ngày càng rộng răi hơn, chứ không phải chỉ giới hạn ở những sĩ quan quân lực VNCH như anh Trương Văn Sương."

    Và một bạn tù của ông Trương Văn Sương từng lâm cảnh đọa đày dài lâu, là Thượng Tọa Thích Thiện Minh, cũng khó tránh khỏi rơi lụy:

    "Tôi từng ở tù chung với ông Trương Văn Sương. Tôi rất xót xa và thương tâm cho hoàn cảnh của ông Sương cũng như gia đ́nh ông, v́ ông đă bị cầm tù hơn 33 năm rồi. Từ xưa đến giờ, những anh em cùng chung tù, khi thấy hoàn cảnh như vậy thường nói rằng “trông thấy người khác chết, trong ḷng rất xót xa, nửa thương xót kẻ chết, nửa nghĩ đến phiên ta.”

    Không phải chỉ có người tù bất khuất Trương Văn Sương bị cưỡng bức vào cơi tử, mà cách nay chưa lâu – tức vào hôm 11 tháng 7 vừa rồi, người tù lương tâm Nguyễn Văn Trại cũng đă vĩnh viễn ra đi ở Miền Nam - tại nhà tù Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai -khi gần măn hạn 15 năm tù do đấu tranh cho tự do, dân chủ. Theo Thượng Tọa Thích Thiện Minh th́ ông Nguyễn Văn Trại, 74 tuổi, đă qua đời trong “oan nghiệt và tức tưởi”. Thân nhân xin đưa thi hài ông về quê nhà an táng nhưng Ban Giám Thị Trại từ chối với lư do ông “Nguyễn Văn Trại là một tù nhân chính trị, chứ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI”.

    Những t́nh cảnh vừa nói hẳn khiến người ta lo cho số phận của LM Nguyễn Văn Lư từng bị nhiều lần đột quỵ và đang bị khối u năo, nhưng nhà cầm quyền vẫn cho là sức khỏe thích hợp để phải trở lại lao tù.

    Rồi tù nhân thế kỷ khác tiếp tục ṿng lao lư hơn 35 năm nay, cựu Đại úy quân lực VNCH Nguyễn Hữu Cầu, có thể ra sao ? Và c̣n biết bao tù nhân lương tâm khác đang bị giam giữ trong những trại tù khắc nghiệt trên khắp đất nước Việt Nam?

    * Source: http://www.rfa.org/vietnamese

    ----------------------------------------------
    * Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 012 314 .
    Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 012 314


    * Source: http://www.rfa.org/vietnamese

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    509

    Một bằng chứng đ̣n thù dơ bẩn đê tiện của bè lũ csVN đối với người hùng bất khuất TRƯƠNG VĂN SƯƠNG

    Trung Úy Trương văn Sương , Tận Trung ,Bất Khuất cho Việt Nam Tự Do . Ông là một trong những Chiến Sĩ VIỆT NAM CỘNG H̉A chấp nhận chết cho chánh nghĩa Quốc Gia , không khuất phục trước đ̣n thù trong ngục tù của bè lũ Việt gian cọng sản , xứng đáng được sách sử ghi danh muôn đời . Huyền Sử Anh Hùng TRƯƠNG VĂN SƯƠNG thà chết chớ không đầu hàng giặc cộng phỉ .
    TND

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-05-2012, 05:23 PM
  2. Những chuyện xung quanh 30-4
    By Nguyên Thạch in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 24-04-2012, 08:36 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 04-10-2011, 12:40 PM
  4. Replies: 6
    Last Post: 27-01-2011, 10:47 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •