Results 1 to 5 of 5

Thread: Vị Giáo Sư - Tiến sĩ người Việt trên xe lăn, của Đại Học UCLA

  1. #1
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Vị Giáo Sư - Tiến sĩ người Việt trên xe lăn, của Đại Học UCLA

    Từ một thanh niên 17 tuổi bị khuyết tật với cái vốn văn hóa lớp một, sau những năm tháng vượt qua mọi khó khăn để học tập nghiên cứu miệt mài trên đất Mỹ, chàng trai người Việt Huỳnh Phước Đương đă trở thành một Tiến sĩ thần kinh học làm việc tại đại học y khoa UCLA uy tín ở Mỹ.

    Tuổi thơ hạnh phúc, và khuyết tật

    Sinh năm 1958 trong một gia đ́nh nghèo mồ côi cha từ nhỏ ở Hội An giữa thời kỳ đất nước c̣n chiến tranh, Huỳnh Phước Đương có hai em trai và một em gái. Là anh cả trong nhà, từ nhỏ cậu bé Huỳnh Phước Đương đă phải đi chăn trâu giúp gia đ́nh. Dù vậy, theo anh, tuổi thơ anh vẫn là “những ngày vui nhất, hạnh phúc nhất!”. “Khoảng năm 1965, lính Mỹ lùa người từ Cẩm Thanh lên Cẩm Châu để cô lập Việt Cộng”, Tiến sĩ Đương nhớ lại. Cậu bé Đương và gia đ́nh nằm trong nhóm người bị lùa đi ấy. “Tôi c̣n nhớ, ngày nào cũng xảy ra đánh nhau”, anh kể tiếp.

    Năm 1968, trong một đêm chiến tranh kinh hoàng nơi ngoại ô Hội An, khi đang ngủ, nghe có tiếng súng nổ, cậu bé Huỳnh Phước Đương ngồi nhỏm dậy. Không may, v́ hành động ấy mà cậu bị một viên đạn xuyên vào cột sống Cái vết thương nơi cột sống ấy đă khiến cậu bé chăn trâu Huỳnh Phước Đương trở thành người khuyết tật và thay đổi cả cuộc đời anh.

    “Tôi được đưa vào một nhà thương của quân đội Mỹ tại Non Nước, Đà Nẵng”, Tiến sĩ Đương kể lại. Anh nằm tại bệnh viện này trong ba tháng. Sợ trở về nhà sẽ thành gánh nặng cho mẹ, nên Huỳnh Phước Đương đành phải khai không có gia đ́nh để các tổ chức y tế nhận nuôi. Anh được đưa vào Sài G̣n v́ không có thân nhân đi cùng. Tại Sài G̣n, vết thương của anh bắt đầu lành sau một tháng chữa chạy tại Bệnh viện Nhi Đồng Quốc tế.

    Lúc đó là năm 1974, cậu bé Đương bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, nhưng chỉ mới học lớp... một. "Tại mấy năm liền nằm bệnh viện có học hành ǵ đâu!", Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương cho biết. Tại Sài G̣n, anh bắt đầu đi học nghề tại một trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật. Huỳnh Phước Đương chọn học nghề thêu.

    Cậu học tṛ lớp một 17 tuổi ngồi xe lăn trên đất Mỹ
    Khi chiến tranh chấm dứt vào tháng 4/1975, Huỳnh Phước Đương cũng từ bỏ giấc “mộng thêu đan" sau hai tháng học nghề. Huỳnh Phước Đương theo một linh mục lên đường sang Mỹ. "Tôi vẫn khẳng định với họ rằng tôi không có gia đ́nh", Tiến sĩ Đương kể lại.

    Đến định cư ở Mỹ, ở tuổi 17, là thời gian khó khăn nhất của Huỳnh Phước Đương. Với kiến thức tương đương lớp một, lại phải di chuyển trên chiếc xe lăn dành cho người khuyết tật, Huỳnh Phước Đương bắt đầu đi học lại.

    Tự nhủ rằng ḿnh cần phải cố gắng hết sức học thành tài để có một tương lai thật sáng sủa, cậu học tṛ của một trường dành cho trẻ chậm phát triển Huỳnh Phước Đương bắt đầu cuộc chạy đua để giành lại thời gian đă mất. Thời gian này, Đương được giáo sư người Việt nhận dạy toán và một cô giáo dạy tiếng Anh. Không ngờ chàng thiếu niên khuyết tật với tố chất thông minh đă nhanh chóng hoàn tất chương tŕnh bậc tiểu học chỉ trong ṿng 6 tháng. Chỉ trong một năm, sau khi hoàn tất chương tŕnh tiểu học, với học lực xuất sắc, cậu bé “chậm phát triển” ấy đă được miễn các năm học tiếp theo để vào thẳng lớp 10. "Năm ấy tôi 19 tuổi, và tiết kiệm được năm năm học", Tiến sĩ Đương cười thú vị.

    Nói về bí quyết để kết thúc chương tŕnh học phổ thông một cách xuất sắc, Tiến sĩ Đương cho biết: “Có lẽ lúc đó ḿnh đă lớn tuổi nên phải cố gắng. Lúc đầu cũng khó khăn, nhưng ḿnh chỉ có việc học, không phải lo nghĩ điều ǵ nên tiếp thu nhanh. Nhưng lư do để ḿnh quyết tâm nhiều nhất là v́ ḿnh nghĩ chỉ có cố gắng học thật giỏi mới có điều kiện để trở về Việt Nam sau này”. Lá thư đầu tiên mà gia đ́nh Huỳnh Phước Đương nhận được tại Quảng Nam được anh gửi đi vào năm 1977. Trong khi đó, ở quê nhà, gia đ́nh đă lập bàn thờ anh. "Tôi không nhớ địa chỉ. Cứ ghi làng, thôn, xă là tới thôi... Lúc ấy gia đ́nh đă lập bàn thờ tôi. Tại v́ cũng lâu quá rồi...", Tiến sĩ Đương bùi ngùi.

    Đến Vị Giáo sư - Tiến sĩ người Việt nặng t́nh với quê hương


    Với sự nỗ lực không ngừng, trong những ngày tháng đi học anh luôn là học sinh ưu tú với những thứ hạng cao để được nhận vào trường Đại học California, khoa Công nghệ sinh học. Giải thích cho việc chọn ngành học của ḿnh, Huỳnh Phước Đương cho biết: “Có lẽ h́nh ảnh ruộng lúa, con trâu hồi trẻ thơ đă ăn sâu trong đầu nên tôi đă chọn ngành học này để sau này trở về Việt Nam, có điều kiện giúp đỡ cho quê hương. Nhưng sau đó thấy ngành học này không phù hợp với hoàn cảnh của ḿnh nên tôi chuyển hướng sang nghiên cứu về thần kinh học”.

    Học xong cao học, Huỳnh Phước Đương theo học tiếp chương tŕnh Tiến sĩ ngành Sinh hóa, thần kinh tại Đại học University of California, Riverside. Theo anh Huỳnh Phước Đương, thật ra, chương tŕnh cao học chuyển tiếp vào tiến sĩ là giai đoạn “thử thách” mà trường đại học đặt ra cho Huỳnh Phước Đương trước khi anh học lên tiến sĩ. Vượt lên mọi khó khăn, Huỳnh Phước Đương đă hoàn tất xuất sắc chương tŕnh đào tạo tiến sĩ ngành thần kinh học vào năm 1992 và trở thành Giáo sư tại Đại học UCLA California.

    Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, Huỳnh Phước Đương về Việt Nam lần đầu tiên thăm gia đ́nh. “Tôi đi từ Sài G̣n ra Hội An bằng xe chứ không phải bằng máy bay. Trên đường đi, tôi đă nh́n thấy những người khuyết tật không có xe lăn, không có phương tiện di chuyển. Họ rất khó khăn. Trong làng tôi cũng có người khuyết tật. Người dân Việt c̣n nghèo quá”, Tiến sĩ Đương nhớ lại lần đầu về thăm quê.

    Trên đường trở lại Mỹ, anh quyết định phải làm "một cái ǵ đó" để giúp người khuyết tật trong nước. Thế rồi vị tiến sĩ nặng t́nh với quê hương Huỳnh Phước Đương đă tham gia vào hội đồng quản trị của tổ chức từ thiện Chương tŕnh Trợ giúp Xă hội cho Việt Nam (Social Assistance Program for Vietnam - SAP-VN), được thành lập năm 1992 bởi những sinh viên và chuyên gia ở Mỹ. Mục tiêu chính của SAP-VN là cung cấp, cứu trợ trực tiếp cho người nghèo, đặc biệt là trẻ mồ côi và trẻ em khuyết tật.

    Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương đă đi đến nhiều quốc gia để tham gia hội thảo, thuyết tŕnh khoa học nhưng vui nhất, hạnh phúc nhất với anh là được trở về Việt Nam để tham gia các chương tŕnh từ thiện.

    Ngồi trên chiếc xe lăn, Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương tất bật cùng các chuyên gia y tế của SAP-VN trong các chuyến đi về Việt Nam tổ chức những chương tŕnh Dự Án Chăm sóc Sức khỏe Lưu động Miễn phí (Free Mobile Health Care Project) tập trung giúp khám chữa bệnh, phát thuốc, xe lăn, và tư vấn cho trẻ em khuyết tật ở vùng quê. “Nh́n sự vui mừng của các em khi có xe lăn để di chuyển tôi cảm thấy vui. Rất vui. Cứ vậy rồi tiếp tục làm thôi”, nói về lư do gắn bó với tổ chức SAP-VN, Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương cho biết.

    Vũ Anh Tuấn
    (*nguồn: www.tvvn.org)
    ==================== =

    Nhận xét của Phú Yên
    Một quyết tâm trong một t́nh trạng tuyệt vọng đă vực dậy khả năng trí tuệ thiên phú để đến thành công; ông Giáo sư Tiến sĩ Thần Kinh học, Huỳnh Phuớc Đương rất đáng được khen tặng và là tấm gương cho thế hệ sau.

    Tuy nhiên, tôi đọc một đoạn trong bài viết: <trích> Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương đă đi đến nhiều quốc gia để tham gia hội thảo, thuyết tŕnh khoa học nhưng vui nhất, hạnh phúc nhất với anh là được trở về Việt Nam để tham gia các chương tŕnh từ thiện<ngưng trích>, th́ tôi cần góp ư, may ra Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương đọc được, cũng tốt cho G.s:

    -G.s Huỳnh Phước Đương có chí lớn hơn người nhưng nếu giả sử G.s không may mắn, kẹt lại ở VN và phải sống với nhà cầm quyền csvn th́ tương lai và cuộc sống của Huỳnh Phước Đương có được địa vị Giáo sư Tiến sĩ như bây giờ không? Chắc chắn là không, Giáo sư nhỉ!

    -Giúp đỡ những con người cùng khổ, những người kém may mắn là điều rất nên làm và càng nên khuyến khích. Nhưng với kiến thức và đă đi đến nhiều quốc gia trên thế giới thế mà Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương đă KHÔNG HIỂU THẤU ĐÁO VỀ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI, CỘNG SẢN, một khi cái chế độ ấy c̣n ngồi trên đầu trên cổ người dân th́ cuộc sống của người dân chẳng khác ǵ thân cây ốm yếu trong băi sa mạc, không bao giờ có thể đâm chồi nẩy lộc xanh tươi! Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương có ra sức giúp mà nhà cầm quyền không quan tâm (c̣n ngăn chận, cướp đoạt đằng sau lưng) th́ thử hỏi người khốn cùng được hưởng những ǵ ? Kết quả cuối cùng vẫn chỉ là quan quyền đảng csvn là hưởng lợi trên sự đóng góp và giúp đỡ mà thôi.

    Sự giúp đỡ không chỉ là cho chút phẩm vật sống lây lất qua ngày đoạn tháng, mà giúp đỡ có kế hoạch dài lâu, tự người dân trong nước phải biết đứng lên đ̣i lại quyền làm người, giật sập chế độ độc tài gian ác csvn th́ tiền đồ của tổ quốc, dân tộc mới trường tồn.

    Không khéo, Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương sẽ rơi vào bẫy của Vc, như môt số vị khoa bảng Viêt kiều yêu Vc, đang "được đội ṿng kim-cô" của đảng csvn!

    Phú Yên
    Last edited by Phú Yên; 20-09-2011 at 11:08 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    05-12-2010
    Posts
    202

    Xin mời Giáo Sư đọc bài "Mùa Từ Thiện"

    Xin mời Giáo Sư đọc bài "Mùa Từ Thiện" đă đăng trên Vietnamdaily.com theo link sau đây để hiểu rơ hơn tại sao ta phải đưa lưng ra gánh vác trọng trách cứu tế xă hội cho csVN để chúng dùng tiền trong ngân sách đáng lẽ phải dùng cho việc này th́ chúng dùng để phát lương cho hàng vạn công an đi vây hăm, áp bức những người chỉ đưa ra lời kêu gọi tự do, dân chủ và toàn vẹn lănh thổ. Hàng trăm người đang bị csVN bỏ tù, đàn áp dă man, điển h́nh là Cha Lư, anh Điếu Cày, cựu TrTa' Trần Anh Kim, Thầy Giáo Vũ Hùng, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung,.v.v....chỉ v́ họ đưa ra lời kêu gọi ôn hoà, chí lư và bất bạo động ấy. Link:

    http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=57955

  3. #3
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Giúp đâu không thấy, chỉ gieo thêm hoạ

    Vừa qua t́nh cờ tôi nghe chương tŕnh phát thanh Việt Nam Tự Do trên làn sóng AM1430, ở San Jose, có bà bác sĩ tâm thần Phượng "Thúi" hành nghề mấy chục năm ở HK nhưng không hiểu xă hội dân sự ở HK được phúc lợi của chính phủ chu đáo như thế nào? Những phúc lợi mà người dân "low income" được hưởng là do tiền đóng thuế của dân chúng; thế th́ tại sao người dân sống trong "thiên đường" xhcn VN cứ phải chịu nghèo đói triền miên, trong khi những cán bộ đảng viên đảng csvn lại hưởng trọn gói phúc lợi, sống cuộc sống vương giả?

    Tưởng là bậc trí thức biết suy nghĩ căn nguyên của vấn đề th́ phải biết trị bệnh từ gốc, chứ sao lại chỉ điều trị xoa bóp ngoài da; hoá ra việc làm không đúng sẽ không có hiệu quả lâu dài mà c̣n gián tiếp tạo thêm sức cho bạo quyền csvn đè đầu cưỡi cổ người dân hơn nữa!

    Phú Yên

    Gởi bà bác sĩ tâm thần Phượng "Thúi" 2 tấm h́nh để suy nghĩ:

    *bệnh viện của nhân dân


    *Khu bảo vệ sức khoẻ cán bộ tỉnh Phú Yên
    Last edited by Phú Yên; 30-10-2011 at 08:02 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    72
    Quote Originally Posted by Phú Yên View Post
    Những phúc lợi mà người dân "low income" được hưởng là do tiền đóng thuế của dân chúng; thế th́ tại sao người dân sống trong "thiên đường" xhcn VN cứ phải chịu nghèo đói triền miên, trong khi những cán bộ đảng viên đảng csvn lại hưởng trọn gói phúc lợi, sống cuộc sống vương giả?
    Phú Yên


    *bệnh viện của nhân dân


    *Khu bảo vệ sức khoẻ cán bộ tỉnh Phú Yên
    @PY: cám ơn PY, 2 tấm ảnh quá độc .

    Phân biệt chủng tộc, ḱ thị giai cấp, chia rẽ phân biệt này nọ là do cái đảng khốn nạn kia.

    qua tấm ảnh thứ 2, chúng công khai: "Tau" làm thế đấy th́ đă sao !

  5. #5
    Phạm Thái
    Khách
    Trên đường trở lại Mỹ, anh quyết định phải làm "một cái ǵ đó" để giúp người khuyết tật trong nước. Thế rồi vị tiến sĩ nặng t́nh với quê hương Huỳnh Phước Đương đă tham gia vào hội đồng quản trị của tổ chức từ thiện Chương tŕnh Trợ giúp Xă hội cho Việt Nam (Social Assistance Program for Vietnam - SAP-VN), được thành lập năm 1992 bởi những sinh viên và chuyên gia ở Mỹ. Mục tiêu chính của SAP-VN là cung cấp, cứu trợ trực tiếp cho người nghèo, đặc biệt là trẻ mồ côi và trẻ em khuyết tật.

    Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương đă đi đến nhiều quốc gia để tham gia hội thảo, thuyết tŕnh khoa học nhưng vui nhất, hạnh phúc nhất với anh là được trở về Việt Nam để tham gia các chương tŕnh từ thiện.

    Ngồi trên chiếc xe lăn, Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương tất bật cùng các chuyên gia y tế của SAP-VN trong các chuyến đi về Việt Nam tổ chức những chương tŕnh Dự Án Chăm sóc Sức khỏe Lưu động Miễn phí (Free Mobile Health Care Project) tập trung giúp khám chữa bệnh, phát thuốc, xe lăn, và tư vấn cho trẻ em khuyết tật ở vùng quê. “Nh́n sự vui mừng của các em khi có xe lăn để di chuyển tôi cảm thấy vui. Rất vui. Cứ vậy rồi tiếp tục làm thôi”, nói về lư do gắn bó với tổ chức SAP-VN, Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương cho biết.
    Tôi th́ rất cảm phục và ngưỡng mộ vị TS này .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 28-07-2012, 04:08 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 18-11-2011, 11:09 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 07-11-2011, 10:19 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 17-08-2011, 05:22 AM
  5. Replies: 9
    Last Post: 18-09-2010, 04:39 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •