Page 1 of 9 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 81

Thread: Mạng lưới đặc quyền

  1. #1
    Dac Trung
    Khách

    Mạng lưới đặc quyền

    Một mạng lươí đặc quyền và giàu có kêt´ nôí vơí nhau trong xư´ xă hội chủ nghĩa này ... Nhiều doanh nghiệp vẫn là một trong các doanh nghiệp Nhà nước trước đây hay là c̣n có một số quyền sở hữu Nhà nước, và nhất là vẫn c̣n được điều hành bởi các đảng viên. Nhiêù ngôi vị điều khiển và chủ đạo của khu vực tư nhân được bổ nhiệm bên gia đ́nh bà con, hoặc bạn bè của họ.

    Vietnam's New Money

    An influx of wealth and privilege is shaking up this socialist country....Many "private" businesses are either former state-owned enterprises (SOEs) or still have some state ownership, and most are still run by party members. Most of the controllers of the commanding heights of the private sector are party appointees, their family, or their friends. The Communist Party elite are turning Vietnamese capitalism into a family business.

    http://www.foreignpolicy.com/article...nams_new_money


    việc tuyển dụng công chức cho các cơ quan hành chính thành phố hiện nay vẫn phụ thuộc quá nhiều vào “quan hệ”, chủ yếu con cháu các vị lănh đạo

    http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/s...ng/5324986.epi

  2. #2
    Dac Trung
    Khách
    Truyền thống gia đình trong Đảng


    Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 200 vị.

    Trong đó, có một số tân ủy viên là con các lãnh đạo cao cấp. Một số người được dư luận nói đến, một số người khác gần như ít biết.

    Điểm qua các nhân vật được gọi nôm na là "Hạt giống đỏ" trong Ban Chấp hành lần này, có ông Nguyễn Thanh Nghị (ủy viên dự khuyết), con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ông Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng Bí thư khóa X Nông Đức Mạnh; ông Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; ông Phạm Bình Minh, con trai cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch; ông Nguyễn Xuân Anh (ủy viên dự khuyết), con trai ủy viên Bộ Chính trị khóa X Nguyễn Văn Chi; ông Trần Sỹ Thanh (ủy viên dự khuyết), cháu ông Nguyễn Sinh Hùng và bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (trúng cử từ khóa X).

    Ông Trần Sỹ Thanh hiện là Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đăk Lăk. Ông Nguyễn Chí Vịnh là Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng.

    Ông Phạm Bình Minh là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao và bà Nguyễn Thị Kim Tiến là Thứ trưởng Bộ Y Tế, người được cho có nhiều cơ hội lên thay ông Nguyễn Quốc Triệu, người không trúng cử ủy viên trung ương lần này.

    Một nhân vật khác xuất thân từ gia đình cao cấp là ủy viên trung ương Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, con trai nguyên Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm.
    Công tác Đảng-Đoàn
    Ủy viên Trung ương

    * Nông Quốc Tuấn, Bí thư Bắc Giang
    * Nguyễn Thanh Nghị (dự khuyết), Phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP HCM


    * Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Ngoại giao (từ khóa X)
    * Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng
    * Trần Sỹ Thanh (dự khuyết), Phó Bí thư Đăk Lăk
    * Nguyễn Xuân Anh (dự khuyết), Bí thư Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
    * Trần Bình Minh, Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam
    * Nguyễn Kim Tiến, Thứ trưởng Y tế (từ khóa X)

    Người được chú ý nhiều là tiến sỹ Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    Ông Nghị được bầu bổ sung ngay tại Đại hội vào vị trí Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

    Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington, ông Nguyễn Thanh Nghị về Việt Nam và trở lại công tác tại trường cũ là Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

    Ban đầu ông làm Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường, rồi ông nhanh chóng lên chức Phó Hiệu trưởng.

    Cùng trẻ tuổi, và cũng là trẻ nhất trong số ủy viên dự khuyết như ông còn có ông Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi.

    Ông Chi, quê ở Hòa Vang, Đà Nẵng rời vị trí Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, chức vụ ông nắm từ 2002.

    Con ông là Nguyễn Xuân Anh, đi thẳng từ chức Bí thư Quận uỷ Liên Chiểu, Đà Nẵng lên Trung ương Đảng, dù mới là ủy viên dự khuyết.

    Ông Trần Bình Minh là con của nhà cách mạng lão thành Trần Lâm

    Cả hai ông Nghị và Anh đều sinh năm 1976.

    Và dù ông Nông Đức Mạnh rời vị trí Tổng bí thư Đảng, con trai ông là Nông Quốc Tuấn đã vào Trung ương Đảng.

    Sinh năm 1963, ông Tuấn lên bằng con đường Đoàn - Đảng, giữ chức Bí thư trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp thanh viên Việt Nam trước khi được bổ nhiệm đột xuất năm 2010 vào chức Bí thư Bắc Giang.

    Trước đó, từ tháng 4/2009 ông đã làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, chuyên phụ trách ngành 'xây dựng Đảng' và cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XII, đại diện cho tỉnh Sơn La.

    Việc bầu chọn ông Nông Đức Tuấn hồi tháng 9/2010 diễn ra chỉ hai tuần sau vụ lộn xộn ngay tại trung tâm thành phố Bắc Giang đã thu hút sự chú ý của dư luận.

    Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bấm Bắc Triều Tiên.

    Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Bấm Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.

    Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng', được Phương Tây gọi là 'Chinese princelings'.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...redseeds.shtml

  3. #3
    Dac Trung
    Khách
    Từ hạt giống đỏ đến gia đ́nh trị?

    Cái lạnh giá chết trâu chết ḅ từ Phương Bắc tràn về không làm cho câu chuyện về Đại Hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng CSVN bớt nóng.

    Từ Đại Hội tới Đại Hội, thành công lại tiếp tục thành công. Những cụm từ mà khi chưa tổ chức người ta đă sử dụng và biết chắc chắn rằng nó sẽ được nói ra khi Đại Hội kết thúc.

    Trong cuộc họp báo đầu tiên ngay sau khi kết thúc Đại Hội (ngày 19/1), tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nói với các phóng viên trong nước và quốc tế rằng Đại Hội đă thành công rực rỡ. Có một vài trục trặc nhỏ nhưng không đáng kể.

    Ông Trọng không nhắc đến cụ thể sự trục trặc đó là cái ǵ nhưng có thể hiểu một trong số đó là danh sách đề cử mà Trung Ương Đảng CSVN khóa X tŕnh Đại Hội đă có 7 trường hợp không được bầu.

    Trong đó đáng chú ư nhất là trường hợp của Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm cùng với một số vị bộ trưởng khác.
    Bí mật thông tin

    Người dân không được biết các thông tin và câu chuyện nội bộ của Đại Hội. Các nhà báo theo dơi cũng vô cùng ít thông tin về các cuộc họp bên trong.

    V́ thế thông tin ông Trọng đưa ra về việc danh sách Trung Ương tŕnh đă bị Đại Hội thay đổi làm cho người nghe cảm thấy vui vui và có những ư nghĩ lạc quan về không khí dân chủ của Đại Hội.

    Nhiều người c̣n nghĩ đến một tương lai dân chủ hơn ngoài xă hội. Nhiều đại biểu có học thức, có chính kiến riêng và việc họ làm không phải hoàn toàn theo ư kiến chỉ đạo trước.

    Tuy nhiên, chuyện những người không trúng cử rồi sẽ qua đi. Nhiều vị sẽ nghỉ hưu và sẽ không c̣n ảnh hưởng ǵ đến nền chính trị Việt Nam trong tương lai.

    Nhưng điều sẽ còn lại và quyết định việc đưa con thuyền Việt Nam đến bến bờ nào là danh sách của những người tái cử và những người trúng cử.

    Đại Hội đă bầu được 200 người vào Ban Chấp Hành Trung Ương.

    200 con người được gọi là hiền tài của đất nước ấy là những ai? Già trẻ ra sao? Họ đến từ những nơi nào? Đại diện cho thành phần xă hội nào?

    Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động th́ đại diện của họ trong Trung Ương là những ai? Có bao nhiêu người xuất thân từ lao động?...

    Và nhiều câu hỏi nữa mà người dân Việt Nam với dân số gần 90 triệu người rất muốn biết nhưng sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để biết.
    Câu hỏi không có trả lời

    Ngay như Bộ Trưởng Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân cũng không hề biết được người vừa trúng cử ủy viên dự khuyết ngồi cạnh ḿnh, ông Trần Sỹ Thanh, Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk là ai th́ nói ǵ đến các đại biểu khác hay dân thường ngoài xă hội?

    Ông Trần Sỹ Thanh, sinh năm 1972, là Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk.
    Bí thư Bắc Giang Nông Quốc Tuấn



    Trước khi được bầu giữ chức Phó Bí Thư cuối năm 2010 vừa rồi, ông làm Phó Tổng Giám Đốc Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam và luân chuyển vào giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk, một địa bàn kinh tế chính trị giàu có quan trọng ở Tây Nguyên.

    Ông là cháu ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng Chính Phủ, người vừa tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa và nghe đồn sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ Tịch Quốc Hội vào tháng 7 tới.

    Trường hợp ông Trần Sỹ Thanh có thể ít người biết đến nhưng ba trường hợp nổi bật khác cũng trúng vào Trung ương lần này, hay ba ‘hoàng tử đỏ” khác, thì khá là nổi tiếng.

    Đó là ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, con trai Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá IX và X Nông Đức Mạnh.

    Trường hợp thứ hai là ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh, con trai đương kim Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

    Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí Thư Quận Ủy Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, con trai Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kiểm tra Trung Ương khoá 10 Nguyễn Văn Chi.

    Không thể phủ nhận là trong số các ủy viên trung ương lần này cũng có nhiều người là con cái cán bộ lăo thành -- những người được coi như khai quốc công thần, hy sinh cả cuộc đời ḿnh cho cách mạng Việt Nam; nhưng dường như sự thành đạt của họ trên chính trường khó có thể nhận thấy sự can thiệp d́u dắt của cha họ.

    Thậm chí nhiều người yêu mến c̣n cho rằng họ phải rất vất vả để vượt qua cái bóng của cha ḿnh như Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng, con trai cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

    Tướng Thanh đă hy sinh vài chục năm nay, khi ông Vịnh c̣n là trẻ con.

    Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao Phạm B́nh Minh là con trai cố Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch nhưng nhiều người thậm chí c̣n không biết họ là cha con.

    Đứng sau Phạm B́nh Minh trong danh sách trung ương có Trần B́nh Minh, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền H́nh Việt Nam.

    Ông Minh nổi tiếng là một nhà báo tài năng, hoạt ngôn và rất thông minh chứ ít được biết đến như con trai nguyên Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm, người đă treo cờ tổ quốc ở Nhà Hát Lớn Hà Nội trong ngày 19/8/1945.

    Hay một trường hợp khác là bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y Tế.

    Bà Tiến bắt đầu nổi tiếng khi được nhắc đến là Viện Trưởng Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh khi dịch cúm gia cầm xảy ra ở Việt Nam cách đây vài năm chứ ít được biết đến với tư cách cháu ngoại cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập.


    Chủ nghĩa xă hội hay chủ nghĩa gia đ́nh trị?

    C̣n bao nhiêu ‘hạt giống đỏ’ trong Trung Ương lần này? Bao nhiêu người là con cán bố lăo thành, những người sẽ tiếp nối sự nghiệp cách mạng của cha ông ḿnh ở Việt Nam?

    Và bao nhiêu người là con cán bộ đương chức?

    Nếu như trường hợp của ông Vịnh, bà Tiến và hai ông Minh không có ǵ để bàn luận nhiều th́ trường hợp của ông Tuấn, ông Nghị và ông Xuân Anh đă được dân chúng râm ran bàn luận trước khi đại hội diễn ra.

    Trước đó vài tháng ở Bắc Hàn, con trai út của nhà lănh đạo Kim Yong-il là Kim Jong-un, 27 tuổi, được phong hàm đại tướng, mở đường cho một sự nối ngôi của gia đ́nh độc tài họ Kim này.
    Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh

    Ông Trần Bình Minh gắn bó nhiều năm với ngành truyền hình

    Liệu có sự liên tưởng nào giữa hai đất nước có cùng hệ tư tưởng cộng sản Marxism - Leninism này không?

    Ông Nông Quốc Tuấn thuộc thế hệ 6X.

    Về tuổi tác ông không hẳn là trẻ nhưng chưa chứng minh được bản thân trong khi bị chỉ trích là bất tài, năng lực thuộc loại yếu.

    Ông không có học hành đến nơi đến chốn mà bắt đầu bằng việc đi xuất khẩu lao động ở Đức.

    Sau khi cha của ông chuyển công tác từ tỉnh miền núi Bắc Thái về Hà Nội và thăng tiến nhanh ở thủ đô, ông Tuấn gia nhập cơ quan Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, nơi cung cấp cán bộ cho Đảng.

    Ông nhanh chóng được đề bạt đến chức bí thư trung ương Đoàn, một cấp hàm tương đương thứ trưởng.

    Sau một hồi luân chuyển ḷng ṿng, nay ông là người đứng đầu một tỉnh phía bắc và có tên trong Trung Ương Ủy Viên.

    Khác với ông Tuấn, hai ông Xuân Anh và ông Nghị thuộc thế hệ 7X. Họ c̣n rất trẻ và được học hành tử tế.

    Họ được chuẩn bị để tiếp tục có vị trí cao hơn trong Đảng Cộng Sản vào nhiệm kỳ tới.

    Điều này đã được nhiều doanh nhân ở Sài G̣n nhận định rằng, về mặt h́nh thức, Việt Nam vẫn tuyên bố đi theo chủ nghĩa cộng sản để tiến tới chủ nghĩa xă hội, một xă hội công hữu về tư liệu sản xuất.

    Nhưng thực tế th́ một số nhà lănh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang hành động theo cách ngược lại, là tư hữu hoá mọi thứ có thể cho gia đ́nh ḿnh.

    Họ sẽ đưa đất nước theo hướng được điều hành bởi một nhóm gia đ́nh quyền lực về kinh tế và chính trị, trong đó việc đưa con trai ḿnh vào trung ương lần này càng khẳng đ́nh rơ quan điểm cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa đất nước theo hướng đó và gia đ́nh ông là một trong những gia đ́nh điều hành đất nước Đông Nam Á này.

    Nếu như ở Trung Quốc, ông Tập Cận B́nh, Phó Chủ Tịch Trung Quốc cho rằng đất nước nên được điều hành bởi con cái của những nhà cách mạng tiền bối th́ ở Việt Nam, quan điểm này đang bắt đầu có cơ sở.

    Trước khi đại hội 11 diễn ra, Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh cho rằng chỉ Đảng Cộng Sản là người lănh đạo thành công nhiều cuộc chiến tranh cho nên chỉ có Đảng Cộng Sản mới có quyền lănh đạo đất nước.

    Nhưng việc con cái các nhà lănh đạo được chuẩn bị để tiến tới điều hành đất nước sẽ đưa đất nước này đi về đâu?


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru..._opinion.shtml

  4. #4
    Dac Trung
    Khách
    'Nhà trẻ trung ương' ở Việt Nam

    Hồi mới học tiếng Anh có lúc va phải từ cronyism tôi thấy khó kiếm ra chữ trong tiếng Việt để dịch cho sát nghĩa.

    Dịch là thói bè phái, thân quen cũng tạm được nhưng chưa toát lên hết ý. Phải đợi lần về Việt Nam trong tháng 11 vừa qua tôi mới được một số bạn bè giúp cho chữ ‘nhà trẻ trung ương’.

    Một giám đốc doanh nghiệp nhà nước nói với tôi tại công ty của anh, vẫn trực thuộc một bộ lớn, chỉ có một phần ba nhân viên là thực sự làm việc, một phần ba nữa là con em các vị trong ngành, và một phần ba còn lại là do các cấp trên, ngành dọc, ngành ngang hay quan hệ chéo, gửi gắm.


    Tôi không tin lắm vào cách chia ba giản đơn của vị giám đốc nọ, nhưng tìm hiểu qua những quan hệ khác thì tôi tin rằng chắc chắn có một con số không nhỏ thanh niên được nhận vào các vị trí công việc nhà nước hoặc công ty, tổng công ty của Việt Nam chính là qua con đường nhờ vả, cài cắm.

    Họ làm việc rất ít, không làm gì hoặc thậm chí còn phá. Có công ty phải cử người canh để 'cháu bé' ngoài 20 tuổi không đem giấy tờ đi làm bậy.

    Nhìn hàng nghìn, thậm chí hàng vạn bạn trẻ xinh tươi, đẹp đẽ, bận rộn phóng xe máy trên các con đường nên thơ của thủ đô, hay nói chuyện duyên dáng trong các quán cà phê dưới trời thu Hà Nội, ai dám nghĩ rất nhiều người trong họ là những bé thơ lớn tuổi được gửi gắm vào công sở, cơ quan, công ty dịch vụ kinh doanh.

    Ca dao có câu 'Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa'

    Hiện tượng nhiều phòng ban phải nuôi dưỡng họ như các nhà trẻ trung ương-theo một cách nói mỉa mai-đã trở thành phổ biến tới mức nhiều bạn trẻ không có tên. Họ chỉ được biết đến như ‘Con ông X, cháu bà Y’.

    Trong câu chuyện hàng ngày tôi được nghe ‘À, thằng con ông A vừa cưới con ông B tại khách sạn Daewoo, làm to lắm, tới gần 1000 khách’. Hay ‘Cậu còn nhớ T không, bố nó nay làm chức ấy, chức nọ’.

    Đời cứ vui cười cứ tươi

    Nhưng đừng ai lo ngại các bạn ấy buồn vì chuyện không có tên, không có mặt, mà chỉ được nhận diện và hiện diện trong xã hội với tư cách là con cháu của một chức vụ, một vị trí làm ăn nào đó. Tôi đã gặp một vài bạn và thấy họ sống rất khoẻ, rất vui.

    Và cũng đừng tưởng họ thiếu tự tin vì tiêu tiền của người khác hay nói về cha mẹ của mình, những người có chức, có quyền và có tiền, với một giọng thành kính, biết ơn. Không có đâu. Họ cười cợt thế hệ già rất thản nhiên và coi đồng tiền cha mẹ cho họ ăn chơi nhẹ như lông gà thời cúm gia cầm.


    Đa số cũng đã có dịp ra nước ngoài, sang các nước Phương Tây học hành hoặc ăn chơi, nên họ cũng có thêm độ tự tin đáng nể trong chuyện chê Tây chê Mỹ.

    Nói chung ai, cái gì họ cũng chê hết, và nếu các bậc phụ huynh hy vọng thế hệ thành viên những nhà trẻ trung ương này sẽ toàn tâm toàn ý về tương lai của chế độ, của chủ nghĩa xã hội thì chỉ có nhầm to.

    Tất nhiên, không phải ai trong số ‘con ông cháu cha’ cũng sống hời hợt và khinh bạc như đám trẻ được gửi gắm, trông coi và được nuông chiều hết cỡ. Tôi cũng biết không ít những thanh niên Hà Nội có chí vươn lên từ nền tảng gia đình, dù đó là cái gốc chính trị hay kinh tế.

    Sản phẩm của thời đại




    Tượng quan thời phong kiến dắt ngựa, cầm kiếm

    Tôi cũng tin rằng hiện tượng ‘nhà trẻ trung ương’ sẽ dần mất đi, khi kinh tế tư nhân lớn mạnh hơn và chính trị ngày càng buông tha các doanh nghiệp.

    Cũng như thế, nền kinh tế càng hiện đại, càng minh bạch thì công ty dù là nhà nước hay tư nhân sẽ cần người được việc chứ không phải cần nuôi trẻ là con ông to để nhờ vả.

    Thực lòng mà nói, tôi hoàn toàn tin rằng với đầu óc sáng láng, tài ăn nói đáng phục của mình, khi bị quăng ra đời phải tự bơi, thì các bạn trẻ nay vẫn sống trong nhà trẻ trung ương sẽ hoàn toàn có thể tự lập và làm nên chuyện.

    Vấn đề là trước mắt, họ chẳng tội gì phải tự lo thân vì cơ chế là của cuộc chơi đang là như thế. Và cả nước phải trả tiền nuôi họ như một thứ dịch vụ giá cao, đầu tư quan hệ mà phần lãi không chắc chắn.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...cronyism.shtml

  5. #5
    Dac Trung
    Khách
    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957 tại Hà Nội, là con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

    Phu nhân là con gái Trung tướng Đặng Vũ Chính, tức Đặng Văn Trung, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, Bộ Quốc pḥng Việt Nam (từ năm 1994 đến năm 2002).

    Em gái ông Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là bà Nguyễn Thanh Hà, Nguyên Cục phó Cục Hàng không Việt Nam (bà là con gái đầu của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh)

    http://www.tinmoi.vn/Trao-giai-thuon...-09161297.html
    http://www.tin247.com/trao_giai_thuo...-21592594.html


    Trần Tuấn Anh, cựu Tổng lănh sự San Francisco và hiện là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (con trai của Trần Đức Lương, ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và là Chủ tịch nước Việt Nam từ 1997 đến 2006).

    Điểm qua các nhân vật được gọi nôm na là "Hạt giống đỏ" trong Ban Chấp hành lần này, có ông Nguyễn Thanh Nghị (ủy viên dự khuyết), con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng;

    ông Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng Bí thư khóa X Nông Đức Mạnh;

    ông Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh;

    ông Phạm Bình Minh, con trai cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch;

    ông Nguyễn Xuân Anh (ủy viên dự khuyết), con trai ủy viên Bộ Chính trị khóa X Nguyễn Văn Chi;

    ông Trần Sỹ Thanh (ủy viên dự khuyết), cháu ông Nguyễn Sinh Hùng

    và bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (trúng cử từ khóa X).

    http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/th...t=195&tstart=0


    Phạm Hà - Giám đốc Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Hà (con trai của nguyên Thủ tướng Phạm Hùng), nguyên là chủ tịch quận Ba, một người quen cũ của tôi...

    Cái ghế 6 trưởng pḥng của Sở Thương mại thành phố sẽ do tổ chức điều phối sắp xếp! Thế c̣n cái ghế của Giám đốc Sở? Đầu dây bên kia là cái cười chen giữa chất giọng rành rẽ cố hữu: Giám đốc Sở Thương mại thành phố là thành ủy viên. Giám đốc Sở Công nghiệp thành phố cũng là thành ủy viên. Cái đó là việc của tổ chức!

    ...

    Nguyễn Cẩm Tú (con trai nguyên ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm) đang là thứ trưởng Bộ công thương .

    (Chuyện ghi ngày nhập bộ

    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chuyen-ghi-.../70093605/157/)


    Ông Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là cháu nội Hồ Tùng Mậu (ông Hồ Tùng Mậu là đảng viên của cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, và đă là thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam).


    Người phụ nữ lái xe cán chết người hôm 27.11.2010 là Nguyễn Thị Lan Anh, sinh năm 1972, là Trung tá Phó Trưởng pḥng công an thành phố Hải Pḥng. Bà Lan Anh là con gái của ông Nguyễn Thế Thưởng, nguyên Phó Giám Đốc công an thành phố Hải Pḥng mới vừa nghỉ hưu.

    http://dlbvn.wordpress.com/2010/12/0...-ch%E1%BA%A1y/


    Ông Lê Đưc´ Thọ, tên thật là Phan Đ́nh Khải, thành viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên chủ tịch uỷ ban quốc pḥng của Đảng, anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện và của Đại tướng Mai Chí Thọ.

    Con trai của ông là Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Thượng tướng Đinh Đức Thiện tên thật là Phan Đ́nh Dinh. Con gái ruột là Phan Thị Ḥa, nguyên Ủy viên Hội đồng Quản trị, Trưởng ban Ban Kiểm soát Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

    http://www.pvn.vn/?portal=news&page=...y_id=86&id=400

    Con trai là Phan Đ́nh Đức, Ủy viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

    http://www.chinhphu.vn/portal/page?_...AL&docid=97709



    Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị . Con trai là Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh.



    Ông Phạm Gia Khiêm (sinh ngày 6 tháng 8 năm 1944) là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Gia đ́nh ông có anh cả là Trung tướng Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y Việt Nam. Em gái là Phạm Thúy Hằng nguyên cục phó trong quân đội với hàm Đại tá.


    http://daituliem.gov.vn/trangin.php?id=272



    Thứ trưởng Bộ lao động, phó Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng Nguyễn Song Tùng:

    Con trai : Nguyễn Xuân Thắng là Chủ tịch liên hiệp các hội Unesco Việt Nam

    Con trai : Nguyễn Cảnh Đức hiện nay đang làm việc tại Đức.

    Con gái : Nguyễn Nguyệt Nga, Vụ trưởng vụ hợp tác kinh tế Bộ Ngoại giao.

    Con rễ : Phạm B́nh Minh, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao (con trai nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch).


  6. #6
    Dac Trung
    Khách
    ...Trong danh sách Ban Chấp hành TW khóa XI có ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, con trai của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh...

    Các ủy viên trung ương mới đáng chú ý còn có ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng (con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) và ông Nguyễn Thanh Nghị (ủy viên dự khuyết), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng....

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ommittee.shtml
    Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang, con trai ông Nông Đức Mạnh (Speculation persists in many quarters that Mr Manh is the illegitimate son of Vietnam's revolutionary leader, Ho Chi Minh. His mother is believed to have been the leader's servant for a time.

    Asked to comment on the rumours, Mr Manh said his parents had died when he was very young.

    http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1291000.stm

    http://www.time.com/time/world/artic...195506,00.html


    Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh

    Theo như ông khẳng định, cha mẹ ông là ông Nông Văn Lại và bà Hoàng Thị Nh́nh. Ông luôn bác bỏ tin đồn rằng ông là con của ông Hồ Chí Minh, và đă trả lời "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ" khi được báo chí hỏi về điều đó.

    http://www.mofa.gov.vn/vi/cs_doingoa...1#UsqH8ETyiZ15

    Tạp chí Thế Giới Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001, bài "Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong kư ức của một người thầy" có ghi chú thích của tạp chí: "bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh".



    Lê Duẩn (1907–1986) là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986.

    Ông có hai người vợ:

    1. Bà Lê Thị Sương . Con:
    * Lê Hăn (sinh 1929), tên thường dùng là Lê Thạch Hăn, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Cục trưởng cục quản lư các nhà trường quân đội, Tư lệnh Bộ Tư lênh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đă nghỉ hưu.
    * Lê Thị Diệu Muội (1940-2008), nguyên Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khóa V, Thứ trưởng Bộ Nội thương.
    2. Bà Nguyễn Thụy Nga, kết hôn khi Lê Duẩn vẫn c̣n hôn nhân chính thức với người vợ đầu. Con:
    * Lê Kiên Thành (sinh 1955), từng là Chủ tịch HĐQT Techcombank, hiện Lê Kiên Thành là Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị; chủ một sân golf; Tổng Giám đốc Cty Thiên Minh và lănh đạo một vài Cty khác.

    http://dddn.com.vn/16231cat137/toi-t...cung-nhieu.htm

    http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/.../45259238/111/


    * Lê Kiên Trung (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM (từ tháng 12 năm 2007). Hiện là Phó Tổng cục trưởng TCAN -Bộ Công an (2010)

    http://motgoctroi.com/DienDan/Dd_Chinhtri/CCCC.htm


    Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (sinh năm 1959 – con rể cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An

    http://radiochantroimoi.com/spip.php?article6995

    Phu nhân là Nguyễn Thị Hương, là Chuyên viên Vụ KHCN các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ.


    Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Ai bảo thủy điện xả lũ làm chết dân? (Vụ thủy điện A Vương xả lũ)

    http://phapluattp.vn/200911091138356...m-chet-dan.htm

    http://www.binhdinhffc.com/diendan/v...ic.php?p=75708

  7. #7
    Dac Trung
    Khách
    Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đă khẳng định, giá điện sẽ phải tăng trong năm 2011, giá xăng kiên quyết theo thị trường.

    http://vef.vn/2010-12-31-se-phai-tan...trong-nam-2011

    Lương dân Việt Nam thấp nhất thê´ giơí th́ tính sao ?
    Ông Nguyễn Sinh Hùng, cháu bà con Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, nay là Chủ tịch Quốc hội nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    Ông sinh năm 1946, thuộc ḍng họ Nguyễn Sinh quê ở xă Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


    Nơi Bác đến đầu tiên khi đặt chân trở lại Kim Liên là ngôi nhà thờ của ḍng họ Nguyễn Sinh, chính là ngôi nhà của ông nội Bác ngày xưa (mà sau này chính Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng bây giờ đă từng ở và học tập trong đó). Bác nh́n ngắm thật lâu và vô cùng xúc động trước những kỷ vật của cụ Nguyễn Sinh Sắc được lưu giữ tại đây.

    Ông Nguyễn Sinh Quế nhớ lại: Về thăm ngôi nhà lá năm xưa, thấy ḍng chữ "Nhà Hồ Chủ tịch" ghi trên tấm biển trước cổng, Bác đă quay lại nói với mọi người rằng đây không phải là nhà Hồ Chủ tịch mà là nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc.

    http://www.baomoi.com/Chuyen-Bac-Ho-...21/6300861.epi




    Các tuyên bô´ :

    Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: “Không thể không làm đường sắt cao tốc”

    http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/3...%E2%80%9D.html

    Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng : "Đại lễ là sự kiện có hiệu quả cao nhất của năm”.

    http://dantri.com.vn/c20/s20-448992/...at-cua-nam.htm

  8. #8
    Dac Trung
    Khách
    Ông Trần Bình Minh làm tổng giám đốc VTV



    Như trông đợi, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Trần Bình Minh vừa được bổ nhiệm vào chức tổng giám đốc, bắt đầu từ 01/05.

    Người tiền nhiệm của ông là ông Vũ Văn Hiến.

    Trước đó, ông Minh đã trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội XI hồi tháng 1/2011.

    Ông cũng được bầu làm Bí thư Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015 trong hội nghị Đảng bộ tổ chức hôm 23/09/2010.

    Việc ông Trần Bình Minh lên làm tổng giám đốc được bình luận "gần như chắc chắn" sau khi một ứng viên khác cho chức vụ này, Bấm Phó Tổng giám đốc Trần Đăng Tuấn, từ chức vào đầu tháng 9/2010.

    Vụ ông Tuấn ra đi bị nhiều người cho là do "đấu đá nội bộ".

    Ông Trần B́nh Minh sinh 1958, quê quán Hải Dương. Ông là con trai ông Trần Lâm, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh và Truyền h́nh Việt Nam, cựu Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

    Ông Trần Lâm được coi như một trong những người sáng lập ra ngành phát thanh-truyền hình của Việt Nam. Ông vừa qua đời vào tháng 2/2011.
    Kinh nghiệm VTV

    Nhà báo Trần Bình Minh đã có nhiều năm làm việc tại VTV tuy tốt nghiệp đại học ở Nga chuyên ngành luyện kim.

    Ông từng giữ các chức trưởng phòng, rồi trưởng Ban Thời sự VTV1 trước khi được bổ nhiệm chức Phó Tổng giám đốc vào năm 2004.

    Ông Trần Bình Minh được cử đi biệt phái làm phó bí thư Tỉnh ủy Nghệ An trong khoảng một năm và được bổ nhiệm trở lại làm phó tổng giám đốc VTV hồi tháng 6/2010.

    Bản tin của Truyền h́nh Việt Nam về buổi lễ công bố quyết định điều động ông Minh từ Nghệ An về lại Đài Truyền h́nh đă dẫn lời ông Trần Lưu Hải, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương nói:

    "Đồng chí Trần B́nh Minh đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao."

    Việc ông Minh lên chức tổng giám đốc xảy ra sau khi Đài Truyền hình Việt Nam vướng vào một số bê bối.

    Gần đây nhất là việc một biên tập viên chương trình Tài chính-Kinh doanh của kênh VTV 1 là Lê Bình "lỡ lời" khiếm nhã nay trên sóng truyền hình trực tiếp.

    Trước đó, chương trình Người xây Tổ ấm cũng của VTV1 bị tố giác đã "sử dụng nhân vật giả".


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...minh_vtv.shtml

  9. #9
    Dac Trung
    Khách
    Ông Đoàn Mạnh Giao

    - Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam

    - Nguyên Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, ...

    - Hội viên sân golf Tam Đảo, Vĩnh Phúc

    http://vietbao.vn/The-thao/Hiep-hoi-.../20731089/137/

    Ông Đoàn Mạnh Giao là con của Đoàn Trọng Truyến, nguyên Bộ trưởng, nguyên Chủ nhiệm Văn pḥng Hội đồng Bộ trưởng,...

    Hai anh em ông Đoàn Mạnh Giao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam) : Đoàn Mạnh Hưng (Đại tá Quân đội), Đoàn Mạnh Thanh (Trung tá) .

    cha và con tiếp nối nhau cùng làm bộ trưởng một bộ ... Đó là gia đ́nh Nhà giáo Nhân dân - giáo sư Đoàn Trọng Truyến, nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư kư Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ những năm 1984 1987, và con trai trưởng là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ đương nhiệm, ông Đoàn Mạnh Giao. ..

    http://nld.com.vn/128734P0C1002/mot-...-bo-truong.htm
    60 năm phát triển quan hệ ngoại giao Việt-Trung

    Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt-Trung đă tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2010).

    Phát biểu tại buổi lễ, điểm lại mối quan hệ hai nước thời gian qua, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Trung Đoàn Mạnh Giao nhấn mạnh, bước vào thế kỷ mới, theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, mối t́nh hữu nghị truyền thống Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân vun đắp ngày càng phát triển tốt đẹp.


    http://www.vietnamplus.vn/Home/60-na...1/31179.vnplus


    Từ năm 2005 cho đên´ nay, đồng bào ngư dân của ông Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Trung Đoàn Mạnh Giao liên tục bị đuổi giêt´ mỗi năm vào muà đánh cá chính, trong khi ông và các đồng chí của ông vui chơi thoải mái trên nhiêù sân golf VN.

  10. #10
    Dac Trung
    Khách
    Vụ tham nhũng PMU 18

    Ông Đoàn Mạnh Giao từng có mặt tại bữa cơm ở khách sạn Melia giữa Tôn Anh Dũng và Tổng cục phó Tổng cục cảnh sát Cao Ngọc Oánh cùng 2 quan chức Văn pḥng chính phủ khác. Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc (Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xă hội) gửi văn bản tới Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ban kiểm tra tư cách đại biểu (tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X), khẳng định ông không liên quan việc chạy án của Bùi Tiến Dũng.

    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ong-Doan-Ma.../10953240/157/


    Ông Đoàn Mạnh Giao

    - Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam

    - Nguyên Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, ...

    - Hội viên sân golf Tam Đảo, Vĩnh Phúc


    http://thethaovanhoa.vn/128N20080624...gay-tu-nho.htm[/quote]


    Sân golf Tam Đảo mang họa cho dân

    Năm 2004, sân golf Tam Đảo (Vĩnh Phúc) bắt đầu đi vào hoạt động, làm dấy lên những lo lắng của người dân về ảnh hưởng của nguồn nước thải chưa qua xử lư mang theo hóa chất diệt cỏ, thuốc sát trùng và các hóa chất khác từ sân gôn. Năm tháng trôi qua, điều người dân lo lắng giờ đă thành hiện thực.

    Theo phản ánh của báo NN Việt Nam ra ngày 03/08/2010, sân golf Tam Đảo nằm trên diện tích 160 ha thuộc địa phận 3 xă Hợp Châu, Hồ Sơn và Minh Quang nhưng hệ thống nước thải lại đổ ṭan bộ xuống khu vực thôn Sơn Long (xă Hợp Châu) – nơi có 200 hộ dân với hơn 1000 nhân khẩu sinh sống.
    Người dân Sơn Long bức xúc cho biết, hiện khoảng 70 giếng nước ăn của thôn không c̣n sử dụng được v́ hóa chất trong nước thải từ sân golf ngấm xuống tầng nước ngầm. Tuy nhiên, các hộ dân vẫn phải dùng nguồn nước này cho tắm giặt, c̣n nước ăn th́ chở ở nơi khác về. Đáng nói là cả thôn đă có 8 người chết v́ ung thư trong ṿng 2 năm qua.
    Được biết, ngày 14/07/2010 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đă kư Quyết định 1945/QQĐ-CT xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 114.500.000 đồng về hành vi gây phương hại đến môi trường sống và sức khỏe người dân thôn Sơn Long đối với Cty CP Đầu tư Tam Đảo. Song thiết nghĩ, số tiền phạt trên mới chỉ như một sự nhắc nhở công ty này phải thực hiện các cam kết đầu tư, c̣n những ảnh hưởng mà môi trường sống và sức khỏe người dân đă và đang phải chịu th́ không thể tính toán được .


    http://giaiphapmoitruong.com/ban-tin...ng-hoa-cho-dan


    Một ngướ công dân CH xă hội chủ nghĩa VN đáng giá bao nhiêu ?

    xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 114.500.000 đồng về hành vi gây phương hại đến môi trường sống và sức khỏe người dân ->

    114.500.000 đồng VN ~ 5874 US dollars cho 8 người chết và nhiêù ngướ dân đang mang bệnh .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 08-03-2012, 11:11 AM
  2. Replies: 17
    Last Post: 14-12-2011, 06:44 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 23-11-2011, 12:29 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 12-12-2010, 06:08 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •