Results 1 to 3 of 3

Thread: Thư gửi chị Oanh!

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,756

    Thư gửi chị Oanh!

    Chị Oanh thân mến,

    Trước hết, em xin gửi lời hỏi thăm và cầu chúc bình an đến chị cùng gia đình.

    Thưa chị,

    Cho phép em được giới thiệu đôi dòng về mình với chị, trước khi bắt đầu câu chuyện.

    Em là Như Quỳnh - mọi người thường gọi em là mẹ Nấm (vì em là mẹ của một em bé gần 4 tuổi tên Nấm, chứ chẳng phải em có ý định làm mẹ Tơm, mẹ Suốt gì đâu).

    Em đã từng bị bắt giam trong 10 ngày, vì "dại dột" để "các thế lực thù địch", lợi dụng "sự thiếu hiểu biết về các chủ trương, chính sách của nhà nước", kích động tinh thần dân tộc trong lòng mình, đã in áo, mặc áo thun phản đối "chủ trương lớn và đúng đắn" của đảng là khai thác bauxite tại Tây Nguyên, đã "nóng giận" và "thiếu kiềm chế" khi đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo "nhạy cảm" là Hoàng Sa và Trường Sa, làm ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao.

    Em bị bắt giam khẩn cấp khi con em được 34 tháng 6 ngày, và trong suốt 10 ngày đó, em không hề được gặp con lần nào.

    Em kể, để chị biết rằng chị rất là may mắn vì chị còn được biết thế nào là "chính sách khoan hồng, nhân đạo" khi họ vẫn để chị tại ngoại và nuôi con nhỏ như hiện nay.

    Khi người ta tuyên bố điều này, tức là ở đâu đó có người muốn chị phải ghi nhớ và biết ơn họ, thưa chị.

    Có lẽ khi báo giới công khai nhắc đến chính sách nhân đạo và khoan hồng với chị như hiện nay, như một lời gợi ý , muốn chị thay đổi thái độ, và hợp tác với họ hơn nữa?

    Em mong là chị cân nhắc và trao đổi thẳng thắn với họ về việc này. Thế nào là nhân đạo? Thế nào là khoan hồng khi đơn phương tuyên bố và kết tội chị trong một cuộc họp báo như vậy?


    Chị thân mến,

    Em không biết cơ quan an ninh điều tra đã nói gì và làm những việc gì với chị, với kinh nghiệm cá nhân của em thì câu nói thường xuyên mà em được nghe đó là "Thôi Quỳnh ạ, mọi việc đã như thế này rồi, em khai báo thành khẩn và nhanh chóng đi, để còn về nhà với Nấm. Nấm cần em." Do đó em nghĩ, mình có thể hiểu phần nào cảm giác của chị, trong những lần làm việc với an ninh và canh cánh nghĩ về bé Trâm Anh ở nhà.

    Liên quan đến việc làm việc với cơ quan điều tra, em xin chia sẻ với chị câu chuyện này, hy vọng chị có thể tìm thấy tâm trạng của mình ở đâu đó.

    Suốt một tuần liên tục theo dõi việc đi đứng, tiếp xúc và nơi ở của em, cơ quan an ninh tỉnh Khánh Hòa gửi một giấy triệu tập em đến cơ quan cho giám đốc của chồng em, và người trưởng bộ phận nơi chồng em làm việc đã điện thoại gọi chồng em lên nhận tờ giấy này.

    Sau gần 4 tiếng làm việc thì cơ quan an ninh có hỏi chồng em rằng:
    - Hiện nay Quỳnh đang ở đâu?
    - Đang ở nhà mẹ cùng con nhỏ _ chồng em đáp.

    Họ tỏ vẻ không tin, và yêu cầu chồng em đưa họ về nhà mẹ em để thấy tận mắt thì họ mới tin.

    11h30 phút đêm ngày 2 tháng 9, họ đã đọc lệnh bắt khẩn cấp em, sau khi "thấy tận mắt" là em đang ngủ với bé Nấm ở nhà.

    Nếu em không hỏi lại câu chuyện này sau khi đã trải qua thời khắc khủng khiếp kia, có lẽ, em cũng không tưởng tượng ra được mức độ bi hài của nó chị ạ. Làm sao mà sau khi theo dõi, rình rập, dò xét đường đi nước bước, tất cả các mối quan hệ của mình, lại "canh cửa" nhà mình trong chừng ấy thời gian, cùng đủ các giấy tờ, lý do để bắt mình, mà họ vẫn có thể nhờ người thân của mình tạo ra một cái cớ rất đơn giản là "gọi mở cửa".

    Đó là nhân đạo, là cách đối xử của những con người có trách nhiệm vì nước, vì dân, mà có lẽ, suốt đời, những người dân thường như em - như chị - sẽ không bao giờ thấu hiểu được đâu chị ạ.


    Chị thân mến,

    Một ngày bị giam giữ, bằng vạn ngày tự do, khi bị cách ly với gia đình, với người thân, không ai biết được mình sẽ nghĩ gì, muốn gì và sẽ đưa ra quyết định gì.

    Em nhớ, khi được trả tự do em đã từng phản đối việc mẹ em và chồng em viết cam kết bảo lãnh cho em, bởi lúc cơ quan an ninh làm việc với gia đình em, thì em đang bị giam giữ. Em phản đối vì cam kết không để em viết blog (à quên, nói chính xác là viết blog nói xấu nhà nước) nữa, nó làm em cảm thấy mình bị tước tự do. (Tuy nhiên, cam kết này đã bị xé bỏ, khi cơ quan an ninh không giữ đúng lời hứa với em, và khi em phát hiện ra là cam kết này được chồng em viết ra dưới sự gợi ý của vài người).


    Điều kiện để em được gặp gia đình em lúc bấy giờ là em nên khuyên gia đình em, ngừng trả lời báo chí nước ngoài.

    Em đã từ chối rất thẳng thừng, bởi em không phải là gia đình em, và em không biết được ngoài kia chuyện gì đang diễn ra, và quan trọng hơn là, em không phải là người chịu trách nhiệm vì lời nói của bất kỳ người nào ngoài bản thân em.

    Em từ chối gặp con với lý do duy nhất: "Nếu cho em gặp con, thì phải thả em về, con em rất nhạy cảm, và em không muốn tạo cho nó một vết thương tâm lý khi nó còn quá nhỏ."

    Em được gặp mẹ em và chồng em, và em đã khóc vì thấy sự tiều tụy và nước mắt của mẹ em. Em thấy mình có lỗi chị à, em muốn vứt bỏ cái gọi là tinh thần dân tộc, cái gọi là quan điểm và ý chí để đổi lấy sự bình an cho gia đình mình.

    Có một người bạn đã nói với em rằng, người biết nghĩ đến nỗi đau của người khác, điểm yếu của họ chính là gia đình, và chỉ có những người không có trái tim mới đem tình cảm gia đình, và người thân ra để làm áp lực và thuyết phục người khác thú nhận là mình sai lầm.

    Chia sẻ với chị câu chuyện của mình, em không có ý gì ngoài việc mong rằng chị vững tin vào bản thân mình.

    Một tháng trời, chị không được gặp thầy Hoàng, nay được thấy chồng mình trong bản tin trên ti vi, đọc những lời nhận tội, hẳn là chị sẽ cảm thấy rất đau lòng. Như chị đã trả lời RFA trong lần phỏng vấn mới nhất, chị không hiểu chuyện gì đã xảy ra, và thực sự điều quan trọng là cái ở đằng sau bản tin về chồng chị khi cơ quan an ninh điều tra quyết định họp báo sau 1 tháng bắt giam thầy Hoàng - chứ không phải là chuyện gì đã xảy ra chị ạ.

    Họ có thể bắt chị - bất kỳ lúc nào họ muốn - vì họ có đủ bằng chứng (cái này họ nói, không phải em nói), và thường thì thì chả cần bằng chứng gì cả, họ cũng triệu tập chị và bắt chị được.

    Với kinh nghiệm cá nhân của em, em chỉ có thể chia sẻ với chị thế này, một khi chưa gặp mặt, chưa nhìn thấy nhau, thì những gì em nói, chồng chị nói, và những người khác nói - khi còn đang bị giam giữ và cách ly, đều không đáng tin và không đáng giá.

    (Em cũng đã từng có một bản nhận tội, đọc rất là trơn tru và pro, vì rút kinh nghiệm của luật sư Lê Công Định, em không phải cầm giấy đọc, cho nó tự nhiên).

    Em cũng đã nhận là em sai, vì em bao đồng, em lo luôn chuyện của nhà nước, em nhận hết những gì các anh an ninh kêu em nhận, để em được trở về với con em.

    Có những quyết định, không vì muốn, mà vì nên chị ạ!

    Chị thân mến,

    Trong lúc này, những lời an ủi và chia sẻ của mọi người, khó mà khiến chị lấy lại được sự bình an trong tâm hồn mình, sau một chuỗi biến động như vậy.

    Em - một người ở xa, chỉ biết san sẻ với chị những kinh nghiệm với "các lời hứa" mà bản thân đã phải trải qua, cùng với vài chục cái mũ "phản động" - "diễn biến và tự diễn biến", mà bản thân được trao tặng, để chị có thể bình tâm hơn một chút, mà suy xét và cân nhắc với việc lựa chọn cho mình một thái độ khi đối thoại.

    Không ai có thể buộc chị có trách nhiệm với lời nói của một người khác - cho dù người đó có là chồng chị đi chăng nữa.

    Không ai có thể nói xấu người khác, nếu bản thân người đó không xấu, đúng không chị?

    Em tin rằng, với bản năng của một người vợ - chị sẽ là người hiểu rõ chồng mình nhất.

    Đúng - sai trong việc đấu tranh cho một xã hội "công bằng - văn minh - dân chủ" thực sự không phải chỉ căn cứ vào phán xét của ṭa án.

    Bởi ai cũng biết rằng, ở những xă hội được vận hành bởi một cơ chế độc tài th́ ṭa án là cơ quan luôn chịu sự khống chế để áp đặt lên những người mong muốn xă hội phát triển, tiến bộ những mức án phi lư.

    Tuy nhiên, không ai có thể thoát khỏi sự phán xét nghiêm minh của lịch sử, em nghĩ là như vậy thưa chị.

    Vì vậy, mong là chị luôn giữ vững tinh thần cũng như sức khỏe trong những ngày tới.

    Cầu chúc chị và gia đình, vượt qua được gánh nặng này.

    Cầu chúc chị luôn giữ được bình tĩnh, khôn ngoan và sáng suốt lúc cần.

    Cầu chúc bình an.

    Nha Trang, ngày 30 tháng 9, năm 2010

    Như Quỳnh
    Mẹ Nấm Blog http://menam0.multiply.com/journal/item/338/338

    * Source: http://tiengnoitudodanchu.org/module...ticle&sid=9294

  2. #2
    old man
    Khách
    Tôi thật sự ngưỡng mộ những anh thư như Mẹ Nấm đương đầu với CSVN mà vẫn giữ được tính cương cựng quả thật là hiếm hoi ,tiếc rằng chị đấu tranh cho một dân tộc mà phần đông chỉ biết lấy hận thù ,nếu không th́ lấy vật chất làm thước đo cho trí thông minh ,gịng máu hào hùng nào đă ung đút con người như chị ?
    Xin căm ơn chị đă cho tôi niềm tin ỡ tương lai dân tộc
    Căm ơn

  3. #3
    Người Tù
    Khách
    Quote Originally Posted by Sydney View Post
    Chị Oanh thân mến,

    Trước hết, em xin gửi lời hỏi thăm và cầu chúc bình an đến chị cùng gia đình.

    Thưa chị,

    Cho phép em được giới thiệu đôi dòng về mình với chị, trước khi bắt đầu câu chuyện.

    Em là Như Quỳnh - mọi người thường gọi em là mẹ Nấm (vì em là mẹ của một em bé gần 4 tuổi tên Nấm, chứ chẳng phải em có ý định làm mẹ Tơm, mẹ Suốt gì đâu).

    Em đã từng bị bắt giam trong 10 ngày, vì "dại dột" để "các thế lực thù địch", lợi dụng "sự thiếu hiểu biết về các chủ trương, chính sách của nhà nước", kích động tinh thần dân tộc trong lòng mình, đã in áo, mặc áo thun phản đối "chủ trương lớn và đúng đắn" của đảng là khai thác bauxite tại Tây Nguyên, đã "nóng giận" và "thiếu kiềm chế" khi đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo "nhạy cảm" là Hoàng Sa và Trường Sa, làm ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao.

    Em bị bắt giam khẩn cấp khi con em được 34 tháng 6 ngày, và trong suốt 10 ngày đó, em không hề được gặp con lần nào.

    Em kể, để chị biết rằng chị rất là may mắn vì chị còn được biết thế nào là "chính sách khoan hồng, nhân đạo" khi họ vẫn để chị tại ngoại và nuôi con nhỏ như hiện nay.

    Khi người ta tuyên bố điều này, tức là ở đâu đó có người muốn chị phải ghi nhớ và biết ơn họ, thưa chị.

    Có lẽ khi báo giới công khai nhắc đến chính sách nhân đạo và khoan hồng với chị như hiện nay, như một lời gợi ý , muốn chị thay đổi thái độ, và hợp tác với họ hơn nữa?

    Em mong là chị cân nhắc và trao đổi thẳng thắn với họ về việc này. Thế nào là nhân đạo? Thế nào là khoan hồng khi đơn phương tuyên bố và kết tội chị trong một cuộc họp báo như vậy?


    Chị thân mến,

    Em không biết cơ quan an ninh điều tra đã nói gì và làm những việc gì với chị, với kinh nghiệm cá nhân của em thì câu nói thường xuyên mà em được nghe đó là "Thôi Quỳnh ạ, mọi việc đã như thế này rồi, em khai báo thành khẩn và nhanh chóng đi, để còn về nhà với Nấm. Nấm cần em." Do đó em nghĩ, mình có thể hiểu phần nào cảm giác của chị, trong những lần làm việc với an ninh và canh cánh nghĩ về bé Trâm Anh ở nhà.

    Liên quan đến việc làm việc với cơ quan điều tra, em xin chia sẻ với chị câu chuyện này, hy vọng chị có thể tìm thấy tâm trạng của mình ở đâu đó.

    Suốt một tuần liên tục theo dõi việc đi đứng, tiếp xúc và nơi ở của em, cơ quan an ninh tỉnh Khánh Hòa gửi một giấy triệu tập em đến cơ quan cho giám đốc của chồng em, và người trưởng bộ phận nơi chồng em làm việc đã điện thoại gọi chồng em lên nhận tờ giấy này.

    Sau gần 4 tiếng làm việc thì cơ quan an ninh có hỏi chồng em rằng:
    - Hiện nay Quỳnh đang ở đâu?
    - Đang ở nhà mẹ cùng con nhỏ _ chồng em đáp.

    Họ tỏ vẻ không tin, và yêu cầu chồng em đưa họ về nhà mẹ em để thấy tận mắt thì họ mới tin.

    11h30 phút đêm ngày 2 tháng 9, họ đã đọc lệnh bắt khẩn cấp em, sau khi "thấy tận mắt" là em đang ngủ với bé Nấm ở nhà.

    Nếu em không hỏi lại câu chuyện này sau khi đã trải qua thời khắc khủng khiếp kia, có lẽ, em cũng không tưởng tượng ra được mức độ bi hài của nó chị ạ. Làm sao mà sau khi theo dõi, rình rập, dò xét đường đi nước bước, tất cả các mối quan hệ của mình, lại "canh cửa" nhà mình trong chừng ấy thời gian, cùng đủ các giấy tờ, lý do để bắt mình, mà họ vẫn có thể nhờ người thân của mình tạo ra một cái cớ rất đơn giản là "gọi mở cửa".

    Đó là nhân đạo, là cách đối xử của những con người có trách nhiệm vì nước, vì dân, mà có lẽ, suốt đời, những người dân thường như em - như chị - sẽ không bao giờ thấu hiểu được đâu chị ạ.


    Chị thân mến,

    Một ngày bị giam giữ, bằng vạn ngày tự do, khi bị cách ly với gia đình, với người thân, không ai biết được mình sẽ nghĩ gì, muốn gì và sẽ đưa ra quyết định gì.

    Em nhớ, khi được trả tự do em đã từng phản đối việc mẹ em và chồng em viết cam kết bảo lãnh cho em, bởi lúc cơ quan an ninh làm việc với gia đình em, thì em đang bị giam giữ. Em phản đối vì cam kết không để em viết blog (à quên, nói chính xác là viết blog nói xấu nhà nước) nữa, nó làm em cảm thấy mình bị tước tự do. (Tuy nhiên, cam kết này đã bị xé bỏ, khi cơ quan an ninh không giữ đúng lời hứa với em, và khi em phát hiện ra là cam kết này được chồng em viết ra dưới sự gợi ý của vài người).


    Điều kiện để em được gặp gia đình em lúc bấy giờ là em nên khuyên gia đình em, ngừng trả lời báo chí nước ngoài.

    Em đã từ chối rất thẳng thừng, bởi em không phải là gia đình em, và em không biết được ngoài kia chuyện gì đang diễn ra, và quan trọng hơn là, em không phải là người chịu trách nhiệm vì lời nói của bất kỳ người nào ngoài bản thân em.

    Em từ chối gặp con với lý do duy nhất: "Nếu cho em gặp con, thì phải thả em về, con em rất nhạy cảm, và em không muốn tạo cho nó một vết thương tâm lý khi nó còn quá nhỏ."

    Em được gặp mẹ em và chồng em, và em đã khóc vì thấy sự tiều tụy và nước mắt của mẹ em. Em thấy mình có lỗi chị à, em muốn vứt bỏ cái gọi là tinh thần dân tộc, cái gọi là quan điểm và ý chí để đổi lấy sự bình an cho gia đình mình.

    Có một người bạn đã nói với em rằng, người biết nghĩ đến nỗi đau của người khác, điểm yếu của họ chính là gia đình, và chỉ có những người không có trái tim mới đem tình cảm gia đình, và người thân ra để làm áp lực và thuyết phục người khác thú nhận là mình sai lầm.

    Chia sẻ với chị câu chuyện của mình, em không có ý gì ngoài việc mong rằng chị vững tin vào bản thân mình.

    Một tháng trời, chị không được gặp thầy Hoàng, nay được thấy chồng mình trong bản tin trên ti vi, đọc những lời nhận tội, hẳn là chị sẽ cảm thấy rất đau lòng. Như chị đã trả lời RFA trong lần phỏng vấn mới nhất, chị không hiểu chuyện gì đã xảy ra, và thực sự điều quan trọng là cái ở đằng sau bản tin về chồng chị khi cơ quan an ninh điều tra quyết định họp báo sau 1 tháng bắt giam thầy Hoàng - chứ không phải là chuyện gì đã xảy ra chị ạ.

    Họ có thể bắt chị - bất kỳ lúc nào họ muốn - vì họ có đủ bằng chứng (cái này họ nói, không phải em nói), và thường thì thì chả cần bằng chứng gì cả, họ cũng triệu tập chị và bắt chị được.

    Với kinh nghiệm cá nhân của em, em chỉ có thể chia sẻ với chị thế này, một khi chưa gặp mặt, chưa nhìn thấy nhau, thì những gì em nói, chồng chị nói, và những người khác nói - khi còn đang bị giam giữ và cách ly, đều không đáng tin và không đáng giá.

    (Em cũng đã từng có một bản nhận tội, đọc rất là trơn tru và pro, vì rút kinh nghiệm của luật sư Lê Công Định, em không phải cầm giấy đọc, cho nó tự nhiên).

    Em cũng đã nhận là em sai, vì em bao đồng, em lo luôn chuyện của nhà nước, em nhận hết những gì các anh an ninh kêu em nhận, để em được trở về với con em.

    Có những quyết định, không vì muốn, mà vì nên chị ạ!

    Chị thân mến,

    Trong lúc này, những lời an ủi và chia sẻ của mọi người, khó mà khiến chị lấy lại được sự bình an trong tâm hồn mình, sau một chuỗi biến động như vậy.

    Em - một người ở xa, chỉ biết san sẻ với chị những kinh nghiệm với "các lời hứa" mà bản thân đã phải trải qua, cùng với vài chục cái mũ "phản động" - "diễn biến và tự diễn biến", mà bản thân được trao tặng, để chị có thể bình tâm hơn một chút, mà suy xét và cân nhắc với việc lựa chọn cho mình một thái độ khi đối thoại.

    Không ai có thể buộc chị có trách nhiệm với lời nói của một người khác - cho dù người đó có là chồng chị đi chăng nữa.

    Không ai có thể nói xấu người khác, nếu bản thân người đó không xấu, đúng không chị?

    Em tin rằng, với bản năng của một người vợ - chị sẽ là người hiểu rõ chồng mình nhất.

    Đúng - sai trong việc đấu tranh cho một xã hội "công bằng - văn minh - dân chủ" thực sự không phải chỉ căn cứ vào phán xét của ṭa án.

    Bởi ai cũng biết rằng, ở những xă hội được vận hành bởi một cơ chế độc tài th́ ṭa án là cơ quan luôn chịu sự khống chế để áp đặt lên những người mong muốn xă hội phát triển, tiến bộ những mức án phi lư.

    Tuy nhiên, không ai có thể thoát khỏi sự phán xét nghiêm minh của lịch sử, em nghĩ là như vậy thưa chị.

    Vì vậy, mong là chị luôn giữ vững tinh thần cũng như sức khỏe trong những ngày tới.

    Cầu chúc chị và gia đình, vượt qua được gánh nặng này.

    Cầu chúc chị luôn giữ được bình tĩnh, khôn ngoan và sáng suốt lúc cần.

    Cầu chúc bình an.

    Nha Trang, ngày 30 tháng 9, năm 2010

    Như Quỳnh
    Mẹ Nấm Blog http://menam0.multiply.com/journal/item/338/338

    * Source: http://tiengnoitudodanchu.org/module...ticle&sid=9294
    Gỏi
    Như Quỳnh.
    cọng sản một sách ,chính tôi không có tội ǵ cả mà măm 1980 chúng muốn cướp nhà cũa tôi, nên chúng bất tôi vào nữa đêm , đem về nhốt Tôi vào pḥng biệt giam số 8 khu B trại giam số 4 Phan Đang Lưu , hai ngày sau chúng đưa tôi ra hỏi cung chúng gép Tôi là Gián Điệp của Đế Quốc Mỷ gài lại, tôi không nhận , vậy là chúng cho tôi vào nhốt đúng 5 ngày chúng không cho ân chỉ cho uống nước cầm hơi không đủ , đến ngày thứ sáu chúng đưa tôi ra hỏi cung lại, tôi nhớ tên hỏi cung tôi giới thiệu tên nó , tôi tên cáp xuân diệm mật nó lạnh như tiền, nó hỏi tôi anh có khoẻ không? ở trong có ân uôngánh c̣n mẹ già không ai cham sóc mà sao anh không nhận tội đi để được cách mạng khoan hồng về sớm,chúng phục tôi không được sau đó chúng nhốt tôi vào và c̣ng chéo tay lui sau lưng một tay choàng trên vai xuống , 6 tiếng sau là tôi xĩu chúng mở c̣ng ra cho tôi uống nước và cho một chén cháo tráng, ngày sau chúng cho tôi một chén cơm nhưng cơm chúng trộn cát vào v́ đói quá nên tôi vội vă nuốt không nhai được v́ nhai th́ toàn là cát, sau đó chúng cho tôi an cầm chừng để sóng hai ngày một chén cơm có khi trộn cát có khi trộn lúa vào , cuối cùng đúng một nam chúng uy hiếp mẹ tôi phải kư giấy đi ra khỏi nhà th́ nó thả tôi về , v́ tôi là gián điệp mỷ, mẹ tôi sợ quá nên kư giấy nó đưa mẹ và em tôi lên vùng kinh tế mới, cơm áo không có,c̣n tôi nó vẩn tiếp tục nhốt, cho đến lúc nó cho mẹ và em tôi vào tham và kư giấy băo lănh mà chúng đă nguỵ tạo ra,
    Về nhà tôi hỏi mẹ tôi con không có tội mà sao mẹ phăi kư giấy bào lănh,mẹ tôi nói v́ bọn nó uy hiếp mẹ và chúng nó đ̣i bát luôn em con v́ vậy mẹ sợ quá nên phải kư đễ hy vọng nó thả con ra c̣n người là c̣n tất cả con ạ.
    Thũ đoạn của cs ghê gớm lám cô Như Quỳnh Và cô Oanh ạ.
    Tôi là người đả trải qua Tôi thông căm cho những ai đang ở tù cs dù biết họ không có tội, nhung v́ gia đ́nh Mẹ già hay vợ con họ ngày đêm bị khũng bố, băn thân họ bị đày đoạ không cho an nhịn khát không chịu nổi, đó là thủ đoạn cũa cs,
    Kính chào

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. PHI VỤ OANH LIỆT CUỐI CÙNG
    By Nguyen Hung Kiet in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 43
    Last Post: 21-06-2011, 05:06 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 29-03-2011, 06:18 PM
  3. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 15-11-2010, 02:09 PM
  5. Replies: 9
    Last Post: 18-09-2010, 04:39 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •