Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 42

Thread: Tâm Hồn Cao Thượng

  1. #21
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Toàn bộ tập sách này có đăng tại đây:
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn

    Tôi để lại trong bookmark, v́ hồi nhỏ đây là bộ sách có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển nhân cách sau này. Tôi đọc qua đọc lại đến nay là hàng trăm lần, vẫn thấy hay.

    Ước ǵ trẻ em VN được học bộ này trong tiểu học.

  2. #22
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Mong một ngày ước mơ thành sự thật

    Quote Originally Posted by Dr_Tran View Post
    Toàn bộ tập sách này có đăng tại đây:
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn

    Tôi để lại trong bookmark, v́ hồi nhỏ đây là bộ sách có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển nhân cách sau này. Tôi đọc qua đọc lại đến nay là hàng trăm lần, vẫn thấy hay.

    Ước ǵ trẻ em VN được học bộ này trong tiểu học.
    Điều mơ ước của Dr_Tran và có lẽ cũng là mơ ước của đông đảo người Việt yêu chuộng nếp sống văn minh tự do dân chủ, nhưng cho đến giờ phút này ước mơ đó chỉ là ước mơ, ngoại trừ XHCN VN bị đánh sập, đảng cướp CsVN phải đền tội trước pháp luật.

    Có một điều may mắn là một số em học sinh trường Việt ngữ tại hải ngoại vẫn được các thày, cô giáo giảng dạy những bài học "Tâm Hồn Cao Thượng" cho các em.

    Phú Yên

  3. #23
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    19. Bạn tôi



    Người đă cho cậu bé miền Nam cái tem thơ hôm trước là người bạn mà tôi thích hơn hết. Anh lớn nhất lớp, đầu to vai rộng, năm nay gần 14 tuổi, tên gọi Garônê. Anh rất tử tế, coi miệng cười th́ biết. Ngoài anh Garônê tôi c̣n quen nhiều bạn nữa.

    Anh Côretti là một bạn mau mắn và vui vẻ, tôi rất ưa mến. Anh thường mặc cái áo nịt bằng da rái cá và đội cái mũ nồi bằng da mèo. Anh là con một người hàng củi. Cha anh đă từng đầu quân trong cuộc chiến tranh năm 1866 và nhập vào đội quân của Hoàng thân Umbertô. Người ta nói cha anh đă được ba tấm huy chương. Cạnh anh Côretti là anh Nenli, lưng gù, người coi yếu đuối mảnh dẻ và anh Vôtini một người học tṛ phục sức rất sang và có tính hay làm dáng.

    Đầu bàn nh́, có một cậu bé mặt tṛn, mũi dẹp mà anh em thường gọi đùa là "chú phó nề" v́ cha cậu làm nghề ấy. Cậu có cái biệt tài là "nhăn mơm thỏ" làm cho ai nấy phải bật cười, v́ thế anh em hay bắt cậu làm tṛ để đùa nghịch với nhau. Cậu lại có cái mũ rất mềm thường vo viên bỏ túi như chiếc mùi xoa.
    Cạnh "chú phó nề" là anh Garôphi, người gầy g̣ mũi khoằm, mắt bé. Lúc nào anh cũng bán chác nào bút, diêm, nào tranh, ảnh cho bạn. Anh lại hay chép bài học vào móng tay để đọc, anh khôn khéo đến nỗi không bao giờ thầy bắt gặp.

    Gần đấy lại c̣n một cậu bé coi bộ khinh khỉnh là cậu Carlô Nobitxi. Cậu ngồi giữa hai người bạn đối với tôi rất tử tế : một người là con người thợ khoá, ăn mặc vụng về, xanh xao như người ốm, coi bộ nhút nhát và buồn thiu ; người kia, tóc vàng da xanh, một cánh tay bị liệt phải đeo trước ngực. Cha cậu sang Mỹ, mẹ cậu ở nhà bán hoa quả rong.

    Người ngồi bên trái tôi lại đáng chú ư hơn nữa, tức là anh Xtarđi, thân lùn cổ rụt, ít nói và hay cáu. Anh không thông minh mấy nhưng rất chú ư đến lời thầy giảng, anh nghe không dám cựa, mắt thẳng, trán cau, miệng mím. Ai hỏi anh trong lúc thầy đang cắt nghĩa, nhất định anh không trả lời, vô phúc hỏi đến lần thứ hai là bị anh đạp luôn cho mấy cái ...Và anh vẫn không hé răng.

    Cạnh anh là Phranti, một tên rắn mặt và gớm guốc, h́nh như đă bị đuổi ở trường làng.

    Lại c̣n hai em nhà nọ, ăn mặc như nhau và cùng đội mũ gài lông trĩ, trông giống nhau như đúc.

    Người tử tế hơn hết, thông minh hơn hết, người chắc chắn sẽ được phần thưởng thứ nhất, ai cũng biết được là anh Đêrôtxi.

    Anh Prêcôtxi con người thợ khoá nói trên, thực là một người học tṛ đáng thương hại. Theo lời người ta nói th́ anh thường bị cha đánh đập luôn, đến nỗi anh thành ra người dút dát, mỗi khi hỏi ai hay lỡ chạm phải ai là anh "xin lỗi" luôn miệng và nh́n người ta bằng đôi mắt hiền lành và buồn bă.

    Trong ngần ấy người bạn, theo ư tôi, th́ anh Garônê là người tốt hơn cả.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  4. #24
    Member
    Join Date
    06-05-2011
    Posts
    403

    Kính đến Bác Phú Yên !

    Bác hẳn biết rất rơ là nghe kể chuyện có cái thú vị không giống tự ḿnh đọc truyện ! Nhất là các cháu nhỏ ! Chắc bác đă đoán được điều tôi muốn nói lên rồi !
    Cũng chính v́ điều đó mà giờ đây tôi đă tường thuật vừa hết câu chuyện số 19 !Chắc Bác không nghĩ đến việc là ḿnh có nhiều " Thính giả nhí " đến vậy !
    Xin thành thật chia xẻ niềm vui không ngờ, mà Bác là vai chính, đă mang lại và rất xứng đáng được Tri Ơn !!!

    Với tất cả tấm ḷng Trân trọng !!

    bussoni128

  5. #25
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Cám ơn lần nữa ...

    Nhờ những độc giả ghé đọc những "topic" và những bài viết hay, rồi để lại lời khuyến khích / khen tặng - như bạn bussoni128; đó chính là chất xúc tác để người sưu tầm các tác phẩm hay, đăng tải lên diễn đàn cần cù và kiên nhẫn ...

    Phú Yên

  6. #26
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    20. Ḷng hào hiệp


    Sáng nay, chúng tôi vừa vặn có dịp xét đoán anh Garônê.

    Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crôtxi khốn nạn - tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả. - Họ lấy thước đánh cậu, lấy vỏ hạt dẻ ném cậu, họ gọi cậu là con quỉ què và mếu máo giả cách làm người liệt tay. Ngồi trơ một ḿnh ở đầu ghế, cậu thẹn thùng và đưa mắt nh́n người nọ, người kia như để van lơn họ khỏi hành hạ ḿnh. Được thể, bọn học tṛ càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ và phát run người. Th́nh ĺnh, Phranti, một đứa học tṛ mặt xấu như khỉ, đứng lên ghế, khuỳnh hai cánh tay như người khoác hai cái giỏ, bắt chước bộ tịch mẹ cậu Crôtxi những khi đứng đợi con ở cửa trường. (Đă mấy hôm nay, bà không đến đón con v́ bị ốm). Coi tấn tuồng câm ấy học tṛ cười ầm cả lên. Crôtxi điên tiết, vồ ngay lọ mực trước mặt ném Phranti, Phranti né ḿnh, lọ mực trúng giữa ngực ông Perbôni ở ngoài bước vào.

    Mọi người hết vía, chạy trốn về chỗ và ngồi im thin thít.

    Thầy giáo lên bục cau mày hỏi :

    _ Ai ném lọ mực ?

    Chẳng ai hé răng.

    Thầy gắt :

    _ Ai ? Ai ném ?

    Lúc ấy bị kích thích v́ ḷng thương bạn, anh Garônê đứng dậy nói quả quyết :

    _ Thưa thầy, con.

    Thấy mọi người sửng sốt về câu trả lời ấy, thầy hiểu ngay và ôn tồn nói :

    _ Không. Không phải con.

    Xong thầy lại nói :

    _ Ai trót dại đứng lên thú nhận, ta sẽ tha.

    Crôtxi đứng lên nói :

    _ Thưa thầy, các anh ấy chọc con, đánh và chửi con... Con mất trí... Con trót ném...

    _ Thầy nói tiếp :

    _ Cho ngồi xuống. Bây giờ đến lượt những kẻ sinh sự đứng lên.

    Bốn anh trong bọn khiêu khích đứng dậy, cúi đầu.

    _ Thầy mắng :

    _ Các anh đă vô cớ lăng mạ một người bạn không trêu chọc các anh. Các anh đă chế giễu một người tàn tật. Các anh đă xúc phạm một đứa trẻ yếu đuối không tự vệ được. Các anh đă làm một điều hèn hạ đáng xấu hổ, một điều có thể làm nhơ nhuốc đến phẩm giá của con người, các anh là những đồ đê tiện !

    Nói xong thầy xuống giữa lớp, lại chỗ anh Garônê ngồi. Thấy thầy đến, anh cúi đầu. Ông Perbôni để tay xuống dưới cằm nâng mặt anh lên, nh́n thẳng vào hai mắt anh và nói :

    _ Con có một trái tim cao thượng đáng khen !

    Anh Garônê nhân dịp ấy cúi vào tai thầy nói nhỏ mấy câu. Lập tức thầy quay lại chỗ 4 kẻ tội nhân và đột nhiên bảo :

    _ Thôi ! Tha cho các anh.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  7. #27
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    21. Trên rầm thượng (*1)



    Chiều hôm tôi và em Xinvya cùng đi với mẹ tôi đem quần áo cho một người đàn bà nghèo mà người ta đă mách trong một tờ báo. Tôi mang gói, em tôi đă ghi sẵn tên tắt và địa chỉ người đàn bà ấy ra mảnh giấy cầm tay. Chúng tôi leo lên gác thượng một toà nhà cao lắm. Tới nơi, chúng tôi thấy một hành lang dài, hai bên có những căn pḥng liên tiếp nhau. Mẹ tôi gơ cửa buồng cuối cùng. Một người đàn bà c̣n trẻ mặt bủn vóc vầy ra mở cửa. Trông cái khăn vuông trùm trên đầu, tôi nhớ h́nh như đă gặp bà này ở đâu th́ phải.

    Mẹ tôi hỏi :

    _ Có phải bà là người mà người ta đă mách trên báo?

    _ Thưa bà vâng, chính chúng tôi.

    _ Đây, tôi mang lại cho bà ít quần áo.

    Người đàn bà nghèo khó kia cám ơn chúng tôi măi không thôi.

    Lúc ấy, tôi trông thấy trong một góc nhà không đồ đạc và tối ṃ, có một cậu bé quay lưng ra phía chúng tôi. Cậu qú trước một cái ghế h́nh như đang măi viết. Giấy để trên mặt ghế mà lọ mực th́ dưới sàn. Không biết cậu ta làm thế nào mà viết được trong xó tối như vậy.

    Tôi đang tự hỏi thế, chợt trông thấy mớ tóc vàng hoe và cái áo dài lụng thụng, tôi nhận ra ngay anh Crôtxi, con bà bán hoa quả, tức là cậu bé liệt tay. Tôi bảo sẻ mẹ tôi, trong lúc mẹ anh đang gỡ gói quần áo.

    Mẹ tôi bấm :

    _ Im, đừng gọi, cậu ấy sẽ ngượng chăng.

    Nhưng, ngay lúc ấy Crôtxi quay ra ; tôi bối rối, anh mỉm cười với tôi. Mẹ tôi liền đẩy tôi lại. Anh giơ hai tay chạy ra. Tôi liền ôm lấy anh hôn.

    Mẹ anh nói :

    _ Thưa bà, bà đă rơ, nhà chỉ có ḿnh cháu với tôi. Cha cháu đi sang Mỹ đă sáu năm nay, không may vừa rồi tôi lại bị ốm không đi hàng được, phải bán dần đồ đạc để ăn. Cả đến cái bàn viết của cháu cũng không c̣n. Đèn đuốc cũng thiếu, cháu phải học ṃ trong bóng tối rất hại mắt. Nhưng cũng may là tôi c̣n có thể cho cháu ra trường và cháu được sách vở phát không. Thương hại cho cháu! Cháu chịu khó lắm! Có khi nhịn đói đi học. Thưa bà, t́nh cảnh chúng tôi thật là khổ sở quá !...

    Mẹ tôi lấy tất cả tiền trong ví bỏ vào tay người đàn bà khốn khổ, hôn anh Crôtxi rồi dân dấn nước mắt trở ra.

    Về nhà, mẹ tôi khuyên tôi rằng :

    Con ơi! Con hăy trông gương đứa trẻ nghèo khổ ấy đă phải học hành trong cảnh thiếu thốn và khó khăn. Về phần con, con có đủ mọi thứ cần dùng mà đôi khi con c̣n kêu sự học vất vả. Này ! Enricô ơi ! Một ngày làm việc của Crôtxi c̣n đáng công hơn cả một năm học của con. Chính những hạng học tṛ ấy phải cho phần thưởng danh dự mới phải.

    Cha tôi đă nghe được những lời mẹ tôi khuyên bảo tôi, v́ thế ngay chiều hôm ấy, tôi thấy để trên bàn viết của tôi lá thư sau này :


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

    ----------------------------------
    (*1) Ở bên Âu, những dân nghèo thường phải thuê nhà ở trên rầm thượng, tức là tầng gác sát mái nhà, cho được rẻ tiền.

  8. #28
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    22. Học đường


    " Enricô con ơi! Việc học đối với con h́nh như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn ! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà th́ ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào ! Cha chắc chỉ trong ṿng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi ! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hăy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến c̣n phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.

    Mỗi buổi sáng, lúc con ra trường, con hăy nghĩ cùng giờ ấy, trong thành phố ta có tới 3 vạn đứa trẻ cũng như con đi "chầu" lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ. Con lại nghĩ : xấp xỉ giờ này, con trẻ trong các nước trên hoàn cầu đều đi học cả. Con hăy tưởng tượng những trẻ lếch thếch trên những đường hẽm nhà quê, rảo bước trong các phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng : chúng đi thuyền ở những xứ lắm sông ng̣i, cưỡi ngựa qua những cánh đồng mông quạnh, hoặc ngồi "xe trượt" trên những băi băng giá lanh. Chúng xuống lũng, lên đồi, chúng xuyên rừng lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Ăn mặc hàng ngh́n lối khác nhau, nói bằng trăm thứ tiếng khác nhau, chúng đi một ḿnh hay lũ năm lũ ba, sách cắp trong tay hay cặp đeo dưới nách.

    Từ ngôi trường cùng tột lấp trong ánh tuyết nước Nga cho tới nóc trường hẻo lánh lẩn trong khóm gồi xứ Ả rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều bằng những thể thức khác nhau.

    Con lại tưởng tượng cái tổ kiến học sinh ấy gồm có hàng trăm dân tộc khác nhau và cái trường hoạt động ấy, con có cái hân hạnh dự phần rồi con tự nhủ : ví phỏng một mai sự hoạt động ấy ngừng hẳn th́ nhân loại sẽ trở lại đời mọi rợ, sẽ sa vào cơi tối tăm, sự hoạt động ấy là sự tiến bộ, là mối hy vọng, là ánh sáng vinh quang của thế giới vậy.

    Cố lên ! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia ! Cố lên ! Con ơi ! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm băi chiến trường, coi sự ngu dốt là cứu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát. "


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  9. #29
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    23. Ḷng yêu nước của cậu bé thành Pađôva (*1)



    Không, không bao giờ tôi chịu làm tên lính hèn nhát. Nếu ngày nào thầy giáo cũng kể cho tôi nghe như câu chuyện sáng nay th́ có lẽ không bao giờ tôi muốn nghỉ học. Theo lời thầy th́ mỗi tháng sẽ có một truyện mà truyện nào cũng nói về những thủ đoạn phi thường của một đứa trẻ con.

    "L̉NG YÊU NƯỚC CỦA CẬU BÉ THÀNH PAĐÔVA" đó là đầu đề câu chuyện sáng nay.

    Năm trước, một chiếc tàu Tây Ban Nha dời bến Bardêlôna (*2) để đi Giênôva (*3). Trên tàu, trừ người Tây Ban Nha, c̣n có một ố người Pháp, người Italia, người Thuỵ Sĩ, và nhiều người khác nữa. Trong bọn hành khách người ta nhậnthấy một đứa trẻ độ 11 tuổi, ăn mặc nhơm nhếch, đứng riêng một chỗ và nh́n những người kia bằng đôi mắt hầm hầm. Nó nh́n như thế cũng không phải hẳn là không có cớ. Cha mẹ nó là nông dân ở gần Pađôva, cố nhiên là nghèo túng, hai năm trước v́ tham tiền đă cho nó đi ở với một người chủ xiếc rong. Người này dạy nó một vài món nhảy, lộn rồi bắt nó theo sang Pháp và Tây Ban Nha. Nó bị hành hạ luôn tay và ăn uống không đủ.

    Đến thành Bardêlôna, không thể chịu được cái đời sống khổ ải ấy nữa, đứa trẻ khốn nạn liền trốn chủ đến cầu cứu viên lănh sự Italia. Động mối thương tâm, viên lănh sự xin cho nó một chỗ trong tàu nói trên và cho nó một lá thư giới thiệu cùng ông thị trưởng thành Giênôva nhờ ông trả về cho cha mẹ nó, là người đă bán nó như một con vật. Thằng bé c̣m gầy yếu đuối và mặc bộ quần áo rách. Người ta cho nó ngồi pḥng hạng nh́. Hành khách ai cũng nh́n nó, có người hỏi nó song nó không trả lời. Nó có vẻ căm ghét mọi người v́ những sự khắc khổ và hành phạt đă làm cho nó oán hận và không có cảm t́nh. Tuy nhiên, có ba người hành khách đă khéo làm cho nó hé răng. Nó kể chuyện nó bằng tiếng Italia pha giọng Tây Ban Nha. Ba người khách kia không phải là dân Italia nhưng cũng thương nó, cho tiền để nó nói chuyện, nghe cho đỡ buồn. Đồng thời, có mấy thiếu phụ đi qua, ba ông quí khách hănh diện ném thêm tiền xuống bàn loảng xoảng và nói : "Cầm lấy ! Cầm lấy nữa này !"

    Đứa bé sung sướng, vơ tiền bỏ túi, cảm ơn rồi vào pḥng. Nó buông màn cửa xuống ngồi yên lặng và nghĩ đến những việc nó sẽ phải làm.

    Nó nghĩ : với số tiền ấy, nó sẽ được ăn no, không phải thèm nhạt như trước. Khi tới Giênôva, nó sẽ sắm một bộ cánh mới để thay bộ quần áo nó đeo hai năm trời nay, rách như tổ đỉa. Nó lại định để ra một ít tiền đem về cho cha mẹ, chắc là được săn đón và quí hoá hơn là về tay không. Số tiền ấy đối với nó là một món tiền to. Ngồi sau rèm cửa, nó trừ đi tính lại và trong ḷng thấy khoan khái nhẹ nhàng.

    Lúc ấy, ba người khách nói trên đang ngồi ở buồng ăn, quây quần uống rượu và nói chuyện về những cuộc du lịch của ḿnh cùng phong tục những nước đă đi qua. T́nh cờ, câu chuyện nhằm vào nước Italia. Một người bắt đầu phàn nàn về khách sạn, người chê về xe lửa. Cuối cùng, rượu say, họ thi nhau nói xấu tất cả những ǵ thuộc về nước Italia. Người thứ nhất nói biết thế, họ sẽ di du lịch xứ Lappôn (*4) (ở cực bắc châu Âu) c̣n hơn sang nước Italia. Người thứ nh́ nói quả quyết rằng ở Italia hắn gặp toàn thị những phường quỷ quyệt và những quân cường đạo. Người thứ ba nói thêm rằng :

    _ Những người tùng sự nước Italia không biết chữ.

    Người thứ nhất nói :

    _ Đó là một dân tộc ngu dốt !

    Người thứ nh́ tiếp :

    _ Bẩn thỉu !

    _ Và ăn ...

    Người thứ ba định nói câu "ăn cắp" nhưng chưa dứt lời th́ một trận mưa toàn tiền vàng và bạc hắt vào mặt những người ấy rơi tung toé xuống bàn và trên sân. Ba người hầm hầm đứng dậy xem trận mưa dữ ấy ở đâu ra th́ lại bị ném thêm.

    Cậu bé thành Pađôva vén rèm tḥ đầu ra thét bằng giọng khinh bỉ :

    _ Cầm lại tiền của các người. Ta không thèm nhận của bố thí của những người kẻ đă lăng mạ nước ta.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

    --------------------------------
    Chú thích : (*1) Padoue. (*2) Barcelone. (*3) Gênes. (*4) Laponie.

  10. #30
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    24. Em bé quét mồ hóng



    Chiều qua tôi sang trường Nữ Học để đưa cho cô giáo em Xynvya bản tiểu truyện "Cậu bé thành Pađôva" mà cô muốn xem. Trong trường có tới 700 nữ sinh. Khi tôi đến học tṛ đang ra về, ai nấy đều hớn hở v́ được nghỉ mấy ngày nhân dịp lễ "Chư Thánh".

    Đối cửa trường, bên kia đường cái, có một đứa bé quét mồ hóng, chân tay quần áo đen thủi, đứng quay vào tường, gục đầu vào cánh tay khóc nức nở.

    Hai ba cô học tṛ lớp hai lại gần hỏi tại sao, nhưng nó cứ khóc và không trả lời.

    Bọn học tṛ lại hỏi :

    _ Anh có việc ǵ? Sao lại đứng đây mà khóc?

    Nó bèn nhấc cánh tay để lộ một gương mặt hiền lành và nói đi quét mồ hóng từ sáng đến lúc ấy được 3 hào, vô ư bỏ vào túi thủng, tiền rơi mất cả. Nó không dám về sợ chủ đánh.

    Nói xong lại tru lên khóc và gục mặt vào cánh tay như một kẻ chán đời.

    Lũ học tṛ bé quay lại nh́n nhau, cho là quan trọng lắm. Một bọn khác cũng xúm lại : bé có ,lớn có, con nhà nghèo, con nhà giàu có, thẩy đều cắp cặp trong tay. Một cô trong bọn, người đă lớn và trên mũ có gài chiếc lông xanh, móc trong túi ra hai xu, bảo chị em :

    _ Tôi c̣n có hai xu. Chúng ta quyên vậy.

    Cô áo đỏ nói :

    _ Tôi cũng có hai xu. Trong bọn ta, làm ǵ lại chả thu được ba hào.

    Nói xong, hai cô hô hào :

    _ Chị Amêlya, chị Lighya, chị Anna ơi ! Mỗi chị một xu! Chị nào có xu nữa không?

    Mấy cô đem tiền định mua vở và mua hoa, thấy thế cũng vui ḷng bới ra cho. Vài em bé cho cả tiền kẽm. Cô mũ gài lông xanh nhặt tiền và đếm to :

    _ Tám , mười, mười lăm ! C̣n thiếu nhiều !

    Một thiếu nữ nghiêm trang có lẽ là cô trợ giáo đi qua thấy thế, cho một hào. Cả bọn đều vỗ tay. C̣n thiếu năm xu nữa.

    Một em bé reo :

    _ Ḱa các chị lớp bốn đă đến, các chị ấy có nhiều xu !

    Quả nhiên, bọn học tṛ lớp bốn đến và bỏ nhiều tiền. Bấy giờ, có tới trăm cô nữ sinh đứng xúm xít ṿng trong ṿng ngoài, vây chặt đứa bé, bày ra một cảnh đẹp mắt vô cùng : Một cậu bé lọ lem điểm giữa các cô gái xinh tươi, làn tóc phất phơ , áo mầu rực rỡ.

    Ba hào đă đủ, nhưng tiền vẫn ném vào. Mấy em bé không tiền cũng cố len vào cho vài chùm hoa v́ các em cũng muốn dự vào việc phúc.

    Chợt người gác trường kêu to :

    _ Bà Đốc !

    Các cô chạy tán toạn như một đàn chim sẻ bay vù.

    C̣n trơ lại thằng bé quét mồ hóng đứng lau nước mắt. Hai tay nó không những đầy xu mà ở khuy áo, miệng túi và trên mũ c̣n giắt bao nhiêu là hoa ! Tiền nhiều, hoa đẹp, cậu bé bây giờ thấy ḿnh sung sướng như một ông Hoàng, vừa đi vừa hát !...


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 12:31 PM
  2. Thơ tiếu lâm về Chồng, Vợ và Bồ nhí !!!
    By tdinh in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 08-12-2011, 01:18 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 27-10-2011, 10:47 AM
  4. Bác Hồ Dẫn Vợ Con Đi Chợ China
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 9
    Last Post: 15-01-2011, 12:01 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •