Page 4 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 31 to 40 of 42

Thread: Tâm Hồn Cao Thượng

  1. #31
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    25. Người bán than và ông quư phái



    Carlô Nôbix lúc nào cũng kiêu hănh v́ sinh ra ở nơi quyền quư và giàu có. Cha anh vẻ người phong nhă, đứng đắn, trán rộng, râu đen, thường đưa anh đến trường.

    Sáng qua, Carlô căi nhau với Betty là con một người bán than. Cũng lư, anh chẳng t́m được lời ǵ, phát cáu nói :

    _ Bố mày là đồ bần tiện !

    Betty đỏ mặt, không nói được nữa, nước mắt chạy quanh.

    Trưa về, Betty kể lại cho cha hay. Buổi chiều, ông bố lập tức ra trường phàn nàn với thầy giáo. Ông ta đang phân trần th́ theo lệ thường, ông Nôbix cũng vừa đến cổng và cởi áo khoác cho con. Nghe thấy có người nói đến tên ḿnh, ông tiến vào xem có việc ǵ.

    Ông Perbôni nói :

    _ Ḱa ông Nôbix đă đến ! Vừa khéo ! Ông này đang đến phàn nàn v́ Carlô đă mắng con ông ấy bằng câu "Bố mày là đồ bần tiện!"

    Ông Carlô cau mày và hơi đổi sắc mặt, quay lại hỏi con :

    _ Có thực con đă nói thế ?

    Carlô đứng ngây như gỗ, cúi đầu im lặng.

    Ông Carlô xin phép dắt con đến chỗ Betty và bảo :

    _ Con xin lỗi anh Betty đi !

    _ Thưa ngài xin thôi !

    Người hàng than nói thế và toan chạy vào ngăn lại, nhưng ông quư phái không nghe, cứ bắt con xin lỗi :

    _ Con nhắc lại câu này : Anh Betty ơi ! Tôi xin lỗi anh về lời bất nhă và vô ư thức mà tôi đă chót nói phạm đến cha anh, người mà cha tôi rất lấy làm hân hạnh được bắt tay.

    Không dám ngẩng mặt, Carlô cứ nguyên văn nhắc lại những câu cha vừa dạy bằng giọng thấp.

    Rồi ông Nôbix đưa tay cho người bán than bắt một cách rất nồng nàn.

    Bắt tay xong "Bá tước" quay lại nói với thầy giáo.

    _ Thưa ngài, xin ngài làm ơn cho hai đứa trẻ này ngồi liền nhau.

    Ông Perbôni đặt luôn Betty ngồi cạnh Carlô. Khi chúng đă yên chỗ, ông Carlô chào và trở ra.

    Ông hàng than đứng lại một lúc, bâng khuâng, do dự. Ông ngắm hai trẻ ngồi sánh vai nhau, rồi chẳng nói chẳng rằng, ông chạy lại toan ôm lấy Carlô, song đến nơi ông bỗng dừng lại, đành lấy bàn tay chuối hột sẻ vuốt tóc anh Carlô rồi ra thẳng.

    Thầy giáo bảo chúng tôi :

    _ Các con hăy nhớ lấy tấn kịch mà các con vừa xem. Đó là một bài học hay nhất trong năm.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  2. #32
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    26. Học tṛ nghèo


    Cha tôi đă thứ lỗi cho tôi rồi, nhưng ḷng tôi vẫn buồn nên chiều nay mẹ tôi cho tôi đi chơi với người gác cổng.

    Khi chúng tôi đi qua một cái xe ḅ đỗ trước một cửa hàng kia, tôi thấy có tiếng người gọi tôi. Quay lại th́ ra anh Côretti bạn học tôi. Anh mặc cái áo dài da rái cá và đội cái mũ nồi da mèo. Mồ hôi ướt đầm nhưng nét vui tươi vẫn lộ trên khuôn mặt, anh đang vác trên vai một bó củi nặng. Một người đàn ông đứng trên xe chuyển củi cho anh mang vào hàng. Anh xếp đống rồi lại ra xe. Tôi hỏi :

    _ Anh làm ǵ thế ?

    Anh vỗ vào bó củi trên vai, đáp :

    _ Anh coi đây th́ rơ. Tôi vừa làm vừa học bài anh ạ.

    Rồi anh vai vừa vác củi, miệng vừa lẩm bẩm :

    _ Người ta gọi sự biến hoá của tiếng động từ là những sự thay đổi của tiếng ấy về số, và về các ngôi...

    Anh vừa ném cùi vào đống vừa đọc :

    _ Tuỳ theo th́ của việc làm...

    Rồi lộn ra xe lấy củi, anh đọc tiếp :

    _ Và tuỳ theo cách của việc làm ...

    Đó, anh học bài văn phạm để đọc hôm sau.

    Anh hỏi tôi :

    _ Anh xem tôi lợi dụng thời giờ như thế có được không? Cha tôi và người ở th́ đi giao hàng, mẹ tôi th́ ốm, tất đến việc tôi phải dở xe củi. Tuy nhiên, việc làm vẫn không ngăn trở việc học bài. Hôm nay chúng ta phải bài khó quá ! Tôi nhai măi không thuộc.

    Anh quay lại nói với người kéo xe ḅ :

    _ 7 giờ cha tôi về bác sẽ đến lấy tiền.

    Người đánh xe đi. Anh rủ tôi :

    _ Anh vào chơi với tôi một tí.

    Tôi vào trong một gian rộng xếp đầy củi thanh và củi bó, cạnh cửa có một cái cân.

    Anh nói tiếp :

    _ Hôm nay nhà tôi bận rộn quá. Tôi phải làm bài từng câu vụn, từng đoạn con. Lúc năy, đang viết th́ có người gọi mua hàng... Bán xong, vào vừa cầm bút th́ người xe củi đến. Từ sáng đến giờ tôi đă ra chợ củi ở băi Vênêzya hai lần rồi. Chân mỏi quá mà tay th́ phồng lên. Bây giờ mà phải vẽ th́ đến chịu.

    Anh vừa nói vừa quét những lá khô rải rác trên thềm.

    Tôi hỏi :

    _ Anh làm bài ở chỗ nào ?

    _ Ở trong này. Anh vào coi.

    Anh đưa tôi vào gian sau cửa hàng là chỗ vừa làm buồng ăn vừa làm bếp. Trong một góc có cái bàn trên bày mấy quyển sách và vở bài đang làm dở. Anh nói :

    _ Câu hỏi thứ hai hiện c̣n bỏ trống : Người ta dùng da thuộc để làm giày dép, cương ngựa...

    Bây giờ tôi viết thêm : làm vali.

    Rồi anh cầm bút viết chữ rất tốt.

    Chợt có tiếng hỏi ở ngoài hàng :

    _ Có ai bán hàng không ?

    Đó là một người đàn bà đến mua củi.

    _ Có ! Tôi đây.

    Anh vội thưa, chạy ra cân củi, nhận tiền, biên sổ rồi vừa trở vào vừa nói một ḿnh :

    _ Không biết họ có để yên cho ḿnh làm hết bài không ?

    Xong anh ngồi viết nối : làm ḥm, làm túi đạn.

    Viết đến đây anh hốt hoảng kêu :

    _ Chết ! Hỏng cả ấm cà phê !

    Rồi anh chạy lại ḷ, nhắc ấm ra, nói :

    _ Đây là cà phê của mẹ tôi, anh ạ. Hai ta cùng mang vào đi ! Thấy anh chắc mẹ tôi sẽ vui ḷng... A ! Tôi c̣n phải biên thêm ǵ nữa ở dưới chữ : túi đạn không ? Kể th́ c̣n nhiều thứ nữa, nhưng tôi chưa kịp nghĩ ra... Mời anh vào đây...

    Bạn tôi mở cửa, chúng tôi vào chỗ mẹ anh nằm. Bà nằm trên một cái giường rộng đầu bịt khăn vuông trắng.

    _ Thưa mẹ, cà phê đây ạ.

    Nói xong, anh đưa mắt chỉ tôi và nói :

    _ Đây là bạn học của con.

    Bà nói :

    _ Quí hoá quá ! Đến thăm kẻ ốm là một điều hay cậu ạ.

    Anh Côretti nắn lại gối, kéo lại chăn cho mẹ, thêm lửa trong ḷ và đuổi con mèo ngồi chồm hổm trên mặt tủ. Mẹ uống xong, anh đỡ chén và hỏi :

    _ Mẹ không cần ǵ nữa chứ ? Mẹ đă uống hai th́a thuốc ho chưa ? Dùng hết, con sẽ ra hiệu lấy. Củi đă xếp đầu vào đấy cả rồi. Đến bốn giờ con sẽ nướng thịt như lời mẹ dặn và khi nào người hàng mỡ đi qua, con sẽ trả 8 xu. Thưa mẹ, mẹ cứ yên tâm. Mọi việc con sẽ làm chu đáo cả.

    Bà hàng than nói :

    _ Ngoan lắm ! Con tôi chẳng sót việc ǵ. Tội nghiệp !...

    Nhân tiện anh Côretti lại chỉ cho tôi xem bức ảnh cha anh treo ở tường, ông vận nhung phục, ngực dính Quận công bội tinh, khuôn mặt giống anh như đúc, mắt sáng, miệng tươi.

    Chúng tôi lộn ra pḥng ăn. Côretti bỗng reo to :

    _ Tôi t́m thấy rồi !

    Rồi anh chạy lại biên thêm vào vở bài : người ta cũng làm yên ngựa bằng da nữa.

    Anh nói tiếp :

    _ Thôi, c̣n mấy câu hỏi nữa để đến khuya sẽ làm... Anh Enricô ơi ! Anh sung sướng quá, anh có đủ thời giờ học, viết và thời giờ đi chơi.

    Luôn luôn vui vẻ và lanh lẹ, anh đưa tôi ra ngoài hàng. Anh lấy những thanh củi đặt lên bàn, cưa mỗi thanh hai nhát đứt đôi. Rồi anh bảo tôi :

    _ Đây là ngón vơ khoẻ gấp vạn món thể thao "co và duỗi cánh tay" ! Tôi muốn cắt hết đống củi này trước khi cha tôi về, tất cha tôi sẽ hài ḷng lắm ; nhưng khốn thay sau buổi kéo cưa như thế những chữ t và l tôi sẽ viết ra h́nh rắn cả, đúng như lời thầy giáo thường kêu. Nhưng tôi biết làm thế nào? Tôi sẽ thú thực với thầy : "Con vận động cánh tay nhiều quá, ngón tay thành ra tê cả!" Điều đó không ngại. Bây giờ tôi chỉ mong sao cho mẹ tôi chóng khỏi. Nhờ giời ! Hôm nay mẹ tôi đă khá nhiều ! C̣n bài văn phạm, đến mai tôi sẽ dậy sớm học cũng kịp. A ! Ḱa xe than đă về, tôi phải ra.

    Một xe ḅ chất đầy bao đen đỗ trước cửa hàng. Anh chạy ra nói chuyện với người đánh xe xong, lộn vào bảo tôi :

    _ Bây giờ tôi không thể giữ anh được nữa. Đến mai nhá ! Cảm ơn anh đă tạt vào thăm tôi. Tôi chúc anh đi chơi được vui vẻ, anh Enricô sung sướng của tôi !

    Bắt tay tôi xong, anh chạy ra cơng từng b́ than một, từ xe vào hàng, rồi lại từ hàng đi ra, nét mặt tươi tỉnh dưới chiếc mũ da mèo, ai trông thấy cũng phải chú ư.

    " Enricô sung sướng"! - Lời bạn đă tặng tôi. - Nhưng không, anh Côretti bạn quí của tôi ơi ! Không ! Chính anh mới là người sung sướng v́ anh vừa làm vừa hoc, và anh có ích cho cha mẹ hơn tôi, v́ anh đảm đang và giỏi gấp trăm tôi !


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  3. #33
    Member
    Join Date
    06-05-2011
    Posts
    403

    Bác Phú Yên Kính !

    Ghi nhớ măi những niềm vui Bác Phú Yên đă mang lại cho cả trẻ thơ lẫn người lớn !
    Chúc Bác Luôn Vui Khỏe Hạnh Phúc !!!

    bussoni128

  4. #34
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    27. Ân nhân của bạn Nelli



    Hôm qua, Neli đi xem diễu binh. Cậu bé gù lưng này nh́n lính diễu qua bằng cặp mắt buồn rầu và than rằng :

    _ Như thân tôi, th́ không bao giờ được ra lính.

    Cậu bé khốn nạn ấy chăm học lắm ; người c̣m và xanh, động học là hơi thở tai. Mẹ cậu là một bà tóc đỏ, áo thâm, cứ tan học là đến đón cậu để khỏi bị anh em xô đẩy. Ta hăy trông mẹ cậu vuốt ve và yêu dấu cậu biết là dường nào ! Mấy ngày đầu, học tṛ cứ chế giễu cậu và lấy cặp thích vào lưng cậu nhưng không bao giờ cậu kháng cự và mách mẹ cả, v́ cậu giấu không cho mẹ biết ḿnh hay bị bắt nạt để mẹ lo buồn. Họ chọc ghẹo quá, lắm lúc cậu phải gục đầu xuống bàn khóc thầm.

    Một hôm, thấy thế, anh Garônê can thiệp và bảo bọn học tṛ :

    _ Ai c̣n động đến Nelli nữa sẽ biết tay ta. Ta sẽ đá cho một trận để nhớ đời !

    Phơranti chẳng coi lời doạ ấy vào đâu, cứ chế giễu hoài, liền bị Garônê đá cho một cái lộn ba ṿng. Từ đó không ai dám động đến Nelli nữa. Thầy giáo cho Garônê ngồi cạnh Nelli, hai cậu thành đôi bạn thân.

    Việc này, chắc anh Nelli về thuật lại với mẹ, nên mới có câu chuyện sáng nay .

    C̣n độ nửa giờ nữa th́ tan học, thầy giáo sai tôi mang bản khoá tŕnh lên bàn giấy ông hiệu trưởng. Tôi vừa vào pḥng th́ gặp mẹ anh Nelli đến hỏi ông hiệu trưởng :

    _ Thưa ngài, ở đây có cậu nào tên gọi là Garônê không ?

    _ Thưa bà có.

    _ Xin ngài làm ơn cho gọi cậu ấy lên đây để tôi hỏi chút việc, có được không ?

    Ông hiệu trưởng bấm chuông gọi người gác cổng bảo đi gọi cậu Garônê. Một phút sau th́ cậu tới, có vẻ ngạc nhiên v́ không hiểu bị gọi về việc ǵ.

    Vừa trông thấy cậu, bà Nelli chạy luôn lại cầm tay và xoa đầu cậu một cách rất quí hoá.

    _ Cậu Garônê đây à ? Cậu là bạn của Nelli và vẫn bênh vực cho em phải không ?

    Nói xong, bà tháo chuỗi dây "Thánh giá" bằng vàng đeo vào cổ anh Garônê và nói :

    _ Cậu em yêu quí của ta ! Em hăy nhận chút kỷ niệm này, kỷ niệm của một người mẹ vẫn cầu nguyện cho em và hết ḷng cảm ơn em.

    Hà Mai Anh dịch

  5. #35
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    28. Em bé trinh sát



    Năm 1859, trong cuộc chiến tranh để giải phóng cho xứ Lômbacđi, quân Pháp và quân Italia đă đại thắng quân Áo ở trận Xolphêrinô và trận Xan Mactinô. Sau những trận này được mấy hôm, vào khoảng cuối tháng sáu, một đội kỵ mă nhỏ đi nhẩn nha trong con đường hẻm về phía địch để ḍ xét hai bên cánh đồng. Đội kỵ mă này có một sĩ quan và một viên đội chỉ huy ; hai người đều yên lặng, cố nh́n những tên lính xung phong bên địch vận đồ trắng thấp thoáng ở đằng xa.

    Đội kỵ mă cứ thế đi tới một cái nhà tranh, chung quanh giồng những cây tần b́ cao lớn. Trước nhà có một đứa con trai độ 12 tuổi đang cầm dao róc vỏ một cành tần b́ để làm gậy. Trên cửa sổ nhà này có treo một lá cờ tam tài lớn, bên trong chẳng có ai cả. Khi thấy quân kỵ mă đến, đứa bé vứt que và cất mũ chào. Đó là một cậu bé tóc đỏ, mắt xanh, vẻ mặt quả quyết. Cậu vận áo sơ mi, hở ngực.

    Sĩ quan dừng ngựa hỏi :

    _ Em làm ǵ ở đây ? Sao không đi lánh nạn với gia quyến ?

    Cậu bé trả lời :

    _ Cháu không có gia quyến. Cháu là một đứa trẻ bơ vơ. Cháu chỉ làm việc cho những người muốn t́m cách sinh sống cho cháu. Cháu ở đây để xem đánh trận.

    _ Em có thấy quân Áo qua đây không ?

    _ Không, đă ba hôm nay cháu không nom thấy.

    Sĩ quan suy nghĩ một lúc rồi xuống ngựa, trèo lên mái nhà tranh nh́n xét nhưng chỉ trông thấy một khu đồng hẹp v́ nhà này thấp quá.

    Sĩ quan vừa tụt xuống vừa nói :

    _ Phải leo lên cậy mới nh́n được.

    Ngay trước nhà có một cây tần b́ cao lắm, ngọn mềm phe phẩy trong đám mây xanh. Sĩ quan đứng ngẫm nghĩ, nh́n cây rồi lại nh́n lính rồi lại nh́n cây, sau đột nhiên hỏi cậu bé :

    _ Em trông co tinh không ?

    _ Cháu à ? Mắt cháu có thể nh́n rơ một con chim cách xa ngh́n thước.

    _ Em có thể trèo lên cây này không ?

    _ Lên ngọn cây này ? Chỉ là công việc trong nháy mắt.

    _ Em thử nh́n xem ở đằng xa, về phía địch có quân lính, cát bụi bay, ngựa hay súng ống ǵ không ?

    _ Vâng.

    _ Em cố giúp ta và em có muốn ǵ không ?

    Cậu bé cười nhạt đáp :

    _ Không, cháu chả muốn ǵ cả. Nếu làm việc cho quân Áo th́ các vàng cháu cũng không giúp. Nhưng cho quân ta... cháu là người Lômbacđi...

    _ Thế th́ tốt lắm. Trèo đi !

    _ Khoan để cháu cởi giày đă.

    Cậu tháo giày, thắt chặt lại dây lưng, vứt mũ xuống cỏ rồi bám cây, leo thoăn thoắt như một con mèo.
    Một lát sau, cậu bé đă lên tít ngọn cay, lá che kín chân, chỉ trông thấy ngực. Ánh nắng chiếu vào tóc cậu lóng lánh như nhuộm vàng để nh́n cho rơ :

    _ Nh́n thẳng đằng trước mặt và đằng xa em !

    Cậu víu một tay, c̣n một tay giơ lên ngang trán để nh́n cho rơ.

    Sĩ quan nói :

    _ Có thấy ǵ không ?

    Cậu cúi xuống lấy tay làm loa và trả lời :

    _ Có hai người cưỡi ngựa trên đường.

    _ Gần hay xa ?

    _ Độ ngh́n hay hơn ngh́n thước.

    _ Họ tiến về phía này ?

    _ Không, họ đứng.

    Im lặng một lúc, sĩ quan lại hỏi :

    Em c̣n trông thấy ǵ nữa không ? Thử quay sang bên phải xem.

    Cậu bé nh́n về bên phải rồi đáp :

    _ Có trông thấy người không ?

    _ Không. Họ nấp cả trong ruộng lúa.

    Ngay lúc ấy, một viên đạn bay vút trong không và rơi xuống sau nhà.

    Sĩ quan kêu :

    _ Em ơi xuống đi ! Họ nh́n thấy em rồi. Ta không muốn ḍ thêm ǵ nữa. Xuống ngay đi !

    Cậu đáp :

    _ Cháu không sợ.

    _ Xuống ! Ta bảo xuống kia mà !

    _ Thong thă đă... Đằng kia, ở bên trái cháu trông thấy... Một viên đạn nữa vụt qua tai làm ngắt lời cậu. Cậu rùng ḿnh kêu :

    _ Lũ quái định "truy" ḿnh đây.

    Sĩ quan phát tức, thét :

    _ Xuống lập tức !

    Cậu đáp :

    _ Vâng, cháu xuống. Xin chú yên tâm, đă có cây che cho cháu. Nhưng chú có muốn biết bên trái có ǵ nữa không ?

    _ Không. Không. Xuống đi!

    Cậu nghiêng ḿnh về bên trái vừa nh́n vừa nói to :

    _ Bên trái, gần nhà thờ, h́nh như có ...

    Viên đạn thứ ba trúng ngọn cây, người ta thấy cậu lộn nhào, trước c̣n bám vào cây, vào cành, sau buông tay và rơi lộn đầu xuống đất.

    Sĩ quan vừa nguyền rủa quân thù vừa chạy lại .

    Cậu bé nằm sơng sượt trên đất, hai tay dang ra. Một ḍng máu đỏ ở ngực chảy ra. Người đội và hai người lính xuống ngựa chạy lại. Sĩ quan mở áo sơ mi cậu xem th́ viên đạn thấu phổi bên trái. Sĩ quan kêu :

    _ Tội nghiệp ! Thằng bé chết rồi !

    Viên đội nói tiếp :

    _ Không, nó c̣n sống.

    Sĩ quan gọi cậu bé :

    _ Em ơi ! Đứa em khốn khổ và can đảm của ta ơi ! Tỉnh lên ! Tỉnh lên !

    Sĩ quan vừa nói vừa cầm khăn mùi soa lau vết thương cho cậu, cậu mở bừng mắt rồi ngả đầu ra chết.

    Sĩ quan tái lợt, nh́n cậu bé hồi lâu, đứng dậy rồi lại nh́n h́nh như không nỡ dứt...

    Sĩ quan buồn rầu nhắc lại :

    _ Thương thay ! Đứa trẻ can đảm !

    Nói xong, sĩ quan với lá cờ treo ở trước cửa nhà kia phủ lên ḿnh cậu bé như một tấm vải liệm chỉ để hở đầu. Viên đội nhặt giày , mũ, dao và gậy gọt dở để bên ḿnh cậu.

    Sĩ quan đứng im lặng một lát rồi quay lại bảo viên đội :

    _ Ta sẽ cho xe hồng thập tự lại rước em. Cái chết này có ư nghĩa quân nhân. Nhà binh sẽ phải chôn cất cho tử tế.

    Nói xong, sĩ quan giơ tay chào cậu bé lần cuối cùng.

    Rồi, mọi người lên ngựa thẳng tiến.

    Vài giờ sau, thi hài cậu bé được táng theo tang lễ nhà binh.

    Khi đạo quân kỵ đi khỏi một lúc th́ có một đại đội pháo binh đi đến. Chính đội này, mấy hôm trước đây đă đổ máu một cách rất dũng cảm trong trận Xan Mactinô.

    Tin cậu bé can đảm kia đă bay tới các hàng quân một cách rất nhanh chóng. V́ thế, khi qua chỗ thi hài cậu bé nằm dưới gốc cây tần b́, các sĩ quan đều giơ gươm chào, một viên cúi xuống bờ suối gần đó rứt nắm hoa, ném trên ḿnh cậu bé. Thế rồi theo gương ấy, tất cả đội pháo binh ai cũng nhặt hoa ném vào. Trong vài phút đồng hồ, hoa phủ đầy thi thể cậu bé.

    Quan, lính lúc diễn qua, ai cũng nói :

    _ Can đảm thay cậu bé xứ Lômbacđi !

    _ Vĩnh biệt em !

    _ Em thực là người dũng cảm !

    _ Vinh dự thay cho em !

    _ Chúc em yên giấc ngh́n năm !

    Một sĩ quan tháo tấm Quận công bội tinh của ḿnh đặt nơi ngực cậu. Tức th́, lại một trận mưa hoa phơi phới rơi xuống ngực máu đào, đầu tóc đỏ của cậu bé yên nghỉ dưới lá cờ tam tài đắp ngang. Nét mặt cậu bé như tươi cười ! Phải chăng ḷng cậu sung sướng và tự hào v́ đă bỏ ḿnh cho quê hương của cậu ?

    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  6. #36
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    29. Kẻ khó



    " Hy sinh cho tổ quốc như cậu bé Lômbacđi, là một đức tính siêu việt đă đành, nhưng cũng c̣n nhiều nết hay khác mà con không nên sao nhăng con ơi ! "

    Như sáng nay, lúc đi học về, con đi trước mẹ, con đă gặp một người đàn bà nghèo bế một đứa con nhỏ xanh xao yếu đuối và ch́a tay xin con. Con nh́n người ta bằng cặp mắt lạnh lùng, con chẳng cho ǵ cả mà chính lúc ấy túi con có tiền. Nghe mẹ, con ơi !

    Con đừng tập thói làm ngơ trước cái nghèo khó nó ngửa tay xin con ; hơn nữa con lại càng không nên bước qua một người mẹ xin ăn cho con. Con hăy nghĩ đến bụng đói của đứa trẻ thơ, nghĩ đến sự đau khổ của người mẹ.

    Mỗi khi mẹ bố thí cho kẻ nghèo th́ bao giờ họ cũng cảm ơn và chúc cho mẹ, cho cả nhà ta được mọi sự lành. Những lời chúc tụng ấy nghe êm ái biết là dường nào ! Và ḷng tạ ơn họ không biết bao nhiêu.

    Những lời cầu nguyện ấy sẽ thấu đến đấng Thượng đế để ngài phù hộ cho tất cả những người thân yêu của ta. V́ thế, mẹ trở về rất hài ḷng và tự nhủ :

    _ Người ấy đă cho ta nhiều hơn là ta đăi họ !

    Enricô ơi ! Con hăy nghe mẹ : thỉnh thoảng nên bớt một vài xu trong túi tiền của con để cho người già không chốn nương thân, người mẹ không gạo, đứa trẻ không mẹ không cha. Những kẻ khó thích xin trẻ con v́ như thế họ không nhục, v́ trẻ con cũng như họ phải cần đến mọi người. Con có nhận thấy ở quanh trường thường có nhiều kẻ ăn xin không ? Sự bố thí của người lớn là một việc làm phúc, nhưng sự bố thí của trẻ con không những là một việc làm phú mà c̣n là một sự vỗ về nữa, v́ mỗi lần đứa trẻ đem cho th́ h́nh như đồng tiền kèm với bông hoa ở trong tay nó rơi ra.

    Con ơi ! Con phải biết con có đủ cả, chứ kẻ khó th́ thiếu hết. Khi con mong được sung sướng th́ người nghèo chỉ cầu sao cho khỏi chết. Trong một đám có bao nhiêu là nhà giàu, trong một phố có bao nhiêu người sang trọng qua lại, có bao nhiêu đứa trẻ ăn mặc xa hoa, thế mà vẫn c̣n thấy nhiều đàn bà và trẻ con đói khát, rách rưới ! Thực đáng buồn thay !

    Muốn cho người ta khỏi chê con là một kẻ vô t́nh th́ từ sau, con đừng bước qua một kẻ khó mà không cho ǵ".

    Mẹ con


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  7. #37
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    30. Tính khoe khoang


    Hôm qua, tôi đi chơi với anh Vôtini và cha anh. Khi qua phố Đôra, chúng tôi thấy anh Xtađia đang quay lại đá vung mấy người bạn đă vô ư dẫm phải chân anh trong khi anh mải nh́n một bản địa đồ treo trong hiệu sách ( v́ anh học cả ở ngoài trường ). Chúng tôi gọi, anh chỉ hơi chào trả, thực là thiếu lịch sự !

    Chúng tôi mặc anh và thẳng đường đi. Tôi để ư nh́n anh Vôtini th́ bao giờ anh cũng ăn mặc xa hoa quá thể, đối với một đứa trẻ con như anh. Giày da dê, áo nẹp thêu, mũ phớt trắng, đồng hồ vàng. Anh ra bộ giương giương tự đắc lắm, nhưng lần này th́ bị nhụt !

    Cha anh thủng thỉnh đi sau, c̣n anh và tôi th́ chạy trước. Chúng tôi đến một cái ghế đá, đă thấy có một cậu bé cúi đầu ngồi nghỉ, vẻ mệt nhọc. Một người đàn ông nữa, có lẽ là cha cậu, đi tản bộ dưới bóng cây, xem báo. Hai chúng tôi cùng ngồi ghế. Anh Vôtini len ngồi giữa tôi và cậu bé và t́m cách làm cho cậu chú ư đến ḿnh.

    Anh giơ một chân lên hỏi tôi :

    _ Anh đă xem đôi giày bốt tin kiểu "sĩ quan" của tôi rồi chứ ?

    Anh nói thế cốt để cậu bé kia nh́n đôi giày mới của anh nhưng cậu bé không hề liếc mắt.

    Thấy vô hiệu, anh bỏ chân xuống rồi vừa trỏ vào những cái "lon" kim tuyến ở tay áo, vừa liếc sang cậu bé mà bảo tôi rằng :

    _ Này anh ! Lối viền này coi rợn quá ! Tôi định thay bằng bộ cúc bạc !

    Nhưng cũng phí lời, v́ cậu bé ngồi yên như thường.

    Anh Vôtini liền đặt mũ lên ngón tay trỏ quay tít. Cậu bé nhất định không nh́n.

    Tức ḿnh, anh rút luôn đồng hồ , mở nắp cho tôi xem các bánh xe. Nhưng cậu hàng xóm vẫn không nhúc nhích.

    Tôi hỏi :

    _ Đồng hồ anh mạ vàng ?

    Anh đáp :

    _ Không. Bằng vàng cả.

    _ Nhưng bao giờ người ta cũng pha ít bạc vào.

    _ Không. Tôi cam đoan với anh rằng đồng hồ tôi toàn vàng.

    Rồi cố ư bắt cậu bé kia phải trả lời, anh giơ đồng hồ ngang mặt cậu và nói :

    _ Này anh coi, có phải bằng vàng cả không ?

    Cậu kia trả lời cụt ngủn.

    _ Tôi không biết.

    Như bị trêu chọc, Vôtini kêu :

    _ A ! A ! Làm bộ nhỉ !

    Anh vừa kêu th́ cha anh lại. Ông nh́n cậu bé rồi vội bảo anh :

    _ Im !

    Xong ông ghé vào tai anh nói nhỏ :

    _ Đứa bé khốn nạn này mù, con ạ !

    Vôtini nh́n kỹ cậu bé th́ thấy hai con ngươi trơ như cùi nhăn.

    Anh kinh ngạc, cứng người, mắt nh́n xuống đất, lẩm bẩm :

    _ Chết chửa ! Ḿnh không biết...

    Cậu bé mù, hiểu cả, nở một nụ cười tử tế thoảng qua nét buồn nói :

    _ Không hề ǵ...

    Xét ra, Vôtini là một kẻ hợm ḿnh thực, nhưng ḷng anh không độc v́ từ lúc ấy, anh kém vui và có vẻ nghĩ ngợi.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  8. #38
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    31. "Chú phó nề"



    Hôm nay "Chú phó nề" lại tôi chơi, chú mặc áo cũ của cha chữa lại, hăy c̣n nguyên cả vết vôi và thạch cao.

    Anh Antôniô vui tính lắm, mới gặp anh lần đầu mà cha tôi đă thích.

    Vừa tới cửa, anh lột mũ cát két đẫm tuyết bỏ túi rồi thủng th́nh bước vào như bộ người thợ mệt, nh́n bên nọ, nh́n bên kia, mặt tṛn như quả táo, mũi th́ tẹt. Vào pḥng ăn thấy bức ảnh "Chú hề gù", anh liền "nhăn mơm thỏ" ai trông thấy cũng phải tức cười.

    Chúng tôi chơi xếp nhà cửa. Anh khéo tay quá, bầy những cầu và tháp rất tài t́nh. Anh cặm cụi và kiên tâm như một nhà nghề. Trong khi xếp đồ chơi anh kể chuyện cho chúng tôi nghe.

    Nhà anh ở một gác xép. Tối tối, cha anh đi học lớp lao động để tập đọc. Năm nay anh mới tám tuổi rưỡi. Cha anh cao lớn như người khổng lồ, vào cửa hay chạm đầu, mà người anh th́ bé nhỏ trái hẳn với cha.

    Coi y phục của anh th́ biết cha mẹ anh thương anh lắm. Áo anh đă kép thêm cho đỡ rét : ca vát đă do tay mẹ anh thắt rất diêm dúa và sạch sẽ.

    Bốn giờ chiều, chúng tôi ăn quà ngay ở ghế trường kỷ. Lúc anh đứng lên, tôi thấy một vết trắng dây vào lưng ghế chực lau đi th́ không hiểu sao cha tôi giữ tay tôi lại, rồi sau nhằm lúc không ai chú ư, cha tôi tự chùi lấy.

    Trong lúc nô đùa, anh đánh đứt một cái khuy áo, mẹ tôi đơm lại cho anh. Anh đỏ mặt, sững người nh́n mẹ tôi khâu và nín thở, có lẽ anh đang áy náy v́ đă làm phiền mẹ tôi.

    Tôi cho anh xem những bức vẽ hoạt kê, anh bắt chước những bộ nhăn nhó trong tranh rất hệt khiến cha tôi phải bật cười. Hôm nay, "chú phó nề" được một ngày vui quá, lúc về quên cả đội mũ. Ra khỏi hè, như để tỏ ḷng biết ơn, chú c̣n quay lại "nhăn mơm thỏ" với tôi một lần nữa.

    Antôniô về rồi, cha tôi bảo :

    _ Con ơi ! Con có biết tại sao cha không cho con chùi ghế trong lúc bạn con c̣n ở đó ? V́ làm thế tựa như mắng bạn đă làm bẩn ? Những vết trắng ấy, con có rơ ở đâu ra không ? Đó là ở quần áo của cha anh đă quệt phải trong khi làm việc. Những "dấu cần lao" ấy, ta phải kính trọng. Đó là cát bụi, đó là vôi, sơn : chứ không phải là dơ bẩn. Sự cần lao không bôi bẩn bao giờ. Thấy một người thợ đi làm về, con không nên nói :
    _ Người này bẩn !

    Con phải nói :

    _ Trên áo người này có nhiều vết cần lao.

    Những điều ấy, con nên ghi ḷng. Con phải quí mến "chú phó nề" kia, trước hết v́ đó là bạn con, sau nữa đấy là con một người lao động.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  9. #39
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858
    32. Quả cầu tuyết



    Tuyết xuống măi !

    V́ tuyết mà sau buổi học sáng nay đă xảy ra một chuyện đáng tiếc. Một lũ học tṛ ra khỏi cửa trường được một quăng, liền viên tuyết ném nhau, những ḥn nặng và rắn như đá. Lúc ấy trên hè đông người đi lại. Một người khách qua đường kêu :

    _ Đừng ném nữa ! Những thằng ranh kia !

    Th́ ngay lúc ấy, bên kia đường có tiếng rú lên, một ông già, hai tay bưng mắt, đang bước lảo đảo, cạnh có đứa bé con kêu cứu ầm ĩ.

    Mọi người đổ đến. Ông già khốn khổ đă bị một quả cầu tuyết trúng mắt. Lũ học tṛ chạy trốn. Tôi đang đứng ở cửa một hiệu sách đợi cha tôi vào mua, thấy mấy anh bạn chạy lại đứng ngoài tủ kính giả vờ xem : nào anh Garônê, nào anh Côretti, nào "chú phó nề", nào anh Garôpphi.

    Lúc ấy, mọi người đều xúm xít chung quanh ông già bị nạn : một viên cảnh binh dậm doạ hỏi :

    _ Đứa nào ? Đứa nào ném ? Bắt nó ra đây !

    Người ta t́m những đứa trẻ con khám xem tay ai ướt. Garôpphi đứng cạnh tôi mặt xám như gà cắt tiết.

    Công chúng vẫn gào :

    _ Đứa nào ? Đứa nào ném ?

    Tôi thấy anh Garônê bảo anh Garôpphi :

    _ Ra đi ! Anh cứ ra nhận đi ! Đừng để người khác bị bắt oan. Garôpphi run như cầy sấy, đáp : - Nhưng tôi có định ném ông ta đâu !

    _ Dù sao anh cũng phải làm bổn phận của anh.

    _ Tôi sợ lắm.

    _ Không việc ǵ, anh cứ theo tôi.

    Viên cảnh binh và công chúng càng gào to :

    _ Đứa nào ? Bắt bằng được ! Nó ném vỡ kính đâm mù mắt ông già rồi !

    Nghe thấy thế Garôpphi rủn người như sắp ngă xuống đất.

    Garônê quả quyết giục :

    _ Cứ ra, tôi sẽ bênh vực cho anh.

    Nói xong, Garônê đưa Garôpphi ra và ôm đỡ anh như một bệnh nhân.

    Trông thấy, công chúng hiểu ngay đó là tội nhân, họ hung hăng kéo đến.

    Garônê đứng che cho bạn và nói :

    _ Có phải mười người lớn định đánh một đứa trẻ con không ?

    Họ đều thôi. Viên cảnh sát đến lôi Garôpphi qua đám đông người điệu vào một cửa hàng là chỗ người ta đă đưa ông già vào ngồi tạm.

    Trông ông già, tôi nhận ngay ra là một người làm công trọ ở tầng gác thứ tư, nhà tôi ở. Ông ngồi tựa lưng vào ghế, tay cầm mùi soa ấp mắt người cháu đứng cạnh ông.

    Garôpphi mặt tái mét vừa khóc vừa nói :

    _ Tôi có định ném cụ ấy đâu. Tôi lỡ tay...

    Hai ba người đẩy mạnh anh vào hàng và thét :

    _ Phải quỳ xuống xin lỗi !

    Nhưng, ngay lúc ấy, có hai cánh tay mạnh mẽ nâng anh dậy và một giọng quả quyết buông ra :

    _ Thưa các ngài, không được !

    Đó là ông hiệu trưởng trường tôi : ông đă nh́n rơ tấn kịch ấy.

    Garôpphi nức nở khóc, hôn tay ông già. Ông lăo rờ đầu và xoa tóc anh, tỏ ư tha thứ cho một đứa trẻ đă biết hối.

    Lát sau, người ta cho Garôpphi về.

    Cha tôi cũng kéo tôi về. Đi đường cha tôi hỏi :

    _ Enricô ơi ! Gặp những trường hợp như thế, con có can đảm ra thú lỗi không ?

    Tôi đáp :

    _ Thưa cha, có.

    _ Con giữ lời chứ ?

    _ Vâng, con xin thề với cha như thế !


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  10. #40
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    33. Các cô giáo trường tôi



    Hôm nay, Garôpphi ra trường có vẻ lo lắng v́ chắc thế nào cũng bị thầy giáo quở phạt. Nhưng ông Perbôni nghỉ mà thầy giáo phụ cũng không đến, chỉ có bà Crôme là bà giáo có tuổi nhất trường đến dạy thay. Hôm nay bà có vẻ buồn v́ con bà ốm. Bà bước chân vào lớp, học tṛ đă làm rầm lên. Bà chậm răi nói : "Các con nên trọng mái tóc bạc của ta một chút ! Ta không những là một bà giáo, ta c̣n là một người mẹ ! ".

    Ai nấy đều nín thít. Ngỗ nghịch như anh Phơranti cũng đành chịu nói thầm.

    Cô Đelcati, dạy em tôi lên thay bà Crôme, c̣n lớp cô th́ để cho cô "Mụ nhà ḍng " coi giúp ; người ta hay gọi thế v́ cô hay mặc đồ thâm. Cô da trắng, tóc trơn, mắt sáng, giọng lại thanh tao h́nh như trời sinh ra chỉ để đọc kinh cầu nguyện. Tuy nhiên cái giọng êm ái ấy cũng có oai quyền, khiến cho đám trẻ phải kinh sợ ; những trẻ nghịch ngợm nhất ở trước mặt cô cũng phải thúc thủ.

    Trong trường c̣n một cô giáo nữa tôi rất quí mến là cô giáo lớp sơ đẳng. Cô sắc mặt hồng hào, má lúm đồng tiền, đầu đội mũ gài lông đỏ. Cô tính t́nh hoà nhă, trên môi lúc nào cũng nở một nụ cười, dạy học rất vui. Cô luôn luôn gơ thước xuống bàn hoặc vỗ tay cho học tṛ ngồi im. Lúc học tṛ ra, cô thường theo sau để giữa cho chúng đi thẳng hàng, xóc cổ áo cho em này, gài khuy áo cho em khác, theo ra tận đầu phố cho chúng khỏi đánh nhau, ngọt ngào nói với cha mẹ chúng về nhà đừng đánh phạt chúng. Em nào ho th́ phát kẹo thuốc, em nào rét th́ cho mượn bao tay. Lúc nào, cô cũng bị học tṛ vây đón tíu tít, kẻ kéo khăn quàng. Người lôi cổ áo...

    Cô chịu khó lắm, vưà dạy chữ vừa dạy vẽ. Cô đi làm để nuôi mẹ và em.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 12:31 PM
  2. Thơ tiếu lâm về Chồng, Vợ và Bồ nhí !!!
    By tdinh in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 08-12-2011, 01:18 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 27-10-2011, 10:47 AM
  4. Bác Hồ Dẫn Vợ Con Đi Chợ China
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 9
    Last Post: 15-01-2011, 12:01 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •