Bản tin "Tránh băo ở Hoàng Sa, hai tàu cá bị tàu chiến lạ tấn công" được đăng trên báo Người Lao Động, lúc 10:57 phút thứ Hai, ngày 26 tháng 09 năm 2011, sau vài giờ đưa lên đă nhanh chóng bị hạ xuống.


Điều không c̣n lạ ở đây là việc ngư dân Quảng Ngăi bị tàu chiến xua đuổi ra khỏi khu vực trú băo và bị tấn công bằng đạn thật lần này diễn ra ngay tại đảo Trụ Cẩu (thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa Việt Nam) và cái điệp khúc "tàu lạ", "tàu nước ngoài" vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn.

Đưa tin lên rồi hạ tin xuống, có vẻ như thói quen này không c̣n quá xa lạ với cung cách hiện nay của làng báo mạng Việt Nam.


Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao lại hạ bản tin đó xuống? Và ai là người đứng đằng sau việc này?


Có lẽ, sẽ có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi v́ sao tin đưa lên rồi lại hạ xuống. Nhưng câu trả lời thường thấy vẫn sẽ là: "v́ lư do nhạy cảm chính trị...".


Nhiều người thường chỉ nh́n vấn đề ở khía cạnh nhỏ hẹp là trách nhiệm của một tờ báo, một vị tổng biên tập của chính tờ báo đó. Thực chất vấn đề nằm ở chỗ ông tổng biên tập vô h́nh của hơn 700 tờ báo tại Việt Nam hiện nay.


Một bản tin liên quan đến vùng biển Tổ quốc được đưa lên dù chỉ trong chốc lát, chứng tỏ rằng, vẫn c̣n có nhiều phóng viên, biên tập viên... có trách nhiệm với chủ quyền đất nước, với tính mạng của đồng bào ḿnh. Thật sự, bạn đọc trân trọng những nỗ lực đáng quư này của các bạn.

Việc xếp các tin tức liên quan đến chủ quyền biển đảo, đến sinh mạng của ngư dân Quảng Ngăi đang kiếm sống tại Hoàng Sa vào dạng "tin khó đăng", khiến cho kết luận của người đọc về một sự hèn hạ vô h́nh nhưng quen thuộc càng ngày càng có cơ sở.


Một loạt các tờ báo như báo Quân đội Nhân dân, báo Hà Nội Mới, báo An ninh Thủ đô... các tờ báo đi đầu trong việc bôi nhọ những người tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc tại Hà Nội trong những tháng vừa qua, nên chăng làm hẳn một phóng sự về chuyện đưa lên hạ xuống bản tin viết về ngư dân Quảng Ngăi trú băo tại khu vực đảo Hoàng Sa hôm nay, rằng: ĐÂY LÀ DIỄN BIẾN.



Lê Nguyên Anh (danlambao