Page 2 of 7 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 67

Thread: Truyền Thuyết Của Các Loài Hoa

  1. #11
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by anhTS View Post

    Hoa Hoa Glayơn Glaieul


    ...
    Em cũng thích hoa này. Bên Đức họ hay trồng hoa bán tự cắt tự trả tiền. Hoa này ngoài vẻ đẹp, c̣n được một cái đặt biệt là có rất nhiều màu sắc khác nhau. Cho nên tự chọn (để phối hợp màu) tự cắt rất là thú. Bữa nào kẹt tiền th́ tự trả giá rẻ hơn (đừng bắt chước nhe mấy bác).
    Tức cười người Việt ḿnh, đọc hai phụ âm không được, bỏ quách đi phụ âm đầu.

  2. #12
    Member
    Join Date
    03-06-2011
    Posts
    283

    Cánh hoa màu tím – Hoa bâng khuâng

    Người ta kể rằng ở một làng nọ có một người con gái rất xinh đẹp. Rất nhiều người con trai đem ḷng thương nhớ và theo đuổi nàng. Nhưng thời thiếu nữ và giấc mơ chàng hoàng tử cưỡi con bạch mă đem 1000 bông hồng đỏ đến cầu hôn đă khiến nàng ch́m vào giấc mộng lư tưởng đó. Những người con trai quanh nàng trở thành tầm thường so với h́nh ảnh đẹp đẽ mà nàng tạo dựng nên. Nàng chần chừ trước những tấm chân t́nh bên nàng mà măi theo đuổi giấc mơ xa vời. Gặp được người con trai yêu nàng tha thiết rồi, nàng vẫn toan tính rằng : Người này rất tốt rồi nhưng biết đâu c̣n có một chàng trai tuyệt vời hơn nữa đang đợi ḿnh phía trước. Thời gian dần trôi đi. Những cơ hội cũng không c̣n đến với một cô thiếu nữ tuổi 30 nữa. Rồi nàng trở thành một " Thiếu phụ chưa chồng" . Nàng trở thành thiếu phụ v́ h́nh ảnh người chồng lư tưởng đă chết. Nàng chưa lấy chồng, chưa chạm ngơ hạnh phúc nên măi măi là người thiếu phụ chưa chồng.

    Cho đến khi nàng chết, trên mộ nàng mọc lên một loài cây, nở ra một loài hoa rất lạ. Loài hoa đó lúc nào cũng vươn ḿnh ra con đường xa tít tắp như ngóng trông một điều ǵ. Người ta gọi đó là hoa bâng khuâng. Cũng như cuộc đời nàng, mang theo vào dĩ văng một t́nh yêu. Bâng khuâng suốt đời trong cuộc đi t́m hạnh phúc của ḿnh.


    Một loài hoa bé nhỏ
    tim tím giữa trời hoang
    bâng khuâng ḷng muốn ngơ
    ngại chút t́nh sớm tan
    Tôi là đứa tṛ nhỏ
    lang thang giữa rừng chiều
    hư ảo một t́nh yêu
    mong manh như sương cỏ
    Hoa Bâng Khuâng bâng khuâng !
    ngày xưa c̣n hoang dại
    nổi niềm nào đọng lại ?
    Khi một đời bâng khuâng ?


    Ai đă từng ngắm Hoa Bâng Khuâng ở những nơi hoang vắng, trong những buổi chiều tà sẽ không khỏi bâng khuâng nhớ đến một người ḿnh đă thầm yêu, hay hoài vọng về một mối t́nh xa xôi cũ.

    Một người bỏ một người đi
    Một bài thơ dở dang v́ lăng quên
    Giữa trời sao mọc lênh đênh
    Một đàn cá lội buồn tênh chân cầu
    Một người đi mất từ lâu
    Để người kia hát về đâu hỡi người
    Hoa bâng khuâng rụng không lời
    Chim bay ngơ ngác cuối trời hoàng hôn..."


    Chúc các bạn một ngày yên tĩnh!

    HOA TÍM NGÀY XƯA:

  3. #13
    Member
    Join Date
    17-04-2011
    Location
    Bern, Switzerland
    Posts
    194

    Truyền Thuyết Hoa Trinh Nữ



    Hoa Trinh Nữ



    Thuở ấy, nhà nọ từng có hai kiếp đàn bà, cả hai kiếp đến lượt ḿnh, đều chôn chân thờ chồng đi lính.
    Hai người đàn ông lần lượt ra đi, nhưng người về th́ chỉ một. Người chiến binh dũng cảm ấy về làng trong tiếng tiền hô hậu ủng, xênh xang trong mũ áo vua ban và làm vẻ vang cho ḍng họ. Nhưng khi đón chồng, người đàn bà thứ hai khóc thầm: “Cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban… tất cả đều đẹp nhưng mái đầu ta và ông ấy tự lúc nào đă ngả sang màu sương!…”

    Vậy nên, kiếp đàn bà thứ ba vừa lọt ḷng và nhoe nhoe khóc, th́ cả bà, cả bố và mẹ cô bé chắp tay: “Lạy Phật! Lại thêm một cái tội nữa. Nhưng lần này, chúng ta sẽ không gả nó cho bất kỳ một người lính nào đâu nhé. Hai đời, chúng ta đă đợi chờ đến bạc tóc, thế c̣n chưa đủ sao?”.

    Cô bé lớn lên mơn mởn như nụ hồng. Từ nhỏ đến lớn cả nhà không cho cô được nói chuyện với bất cứ một người lính nào để cô giữ lời nguyền thuở trước.

    Một buổi sáng, xa xa vẳng tới tiếng trống ngũ liên. Cô gái bước ra vườn, đến bên bờ giậu đẫm sương. Chàng trai nhà bên đang gấp gáp khăn gói lên đường. Vốn là đôi trẻ vẫn cũng nhau chơi tṛ “đố lá”, họ cùng nh́n nhau rồi cùng cúi mặt, lớp lông măng ngăm ngăm trên mép chàng trai khẽ rung. Tiếng trống thúc dồn. Chàng trai đánh bạo:

    - Thế… có chờ… không?

    - Sao không hỏi xem bông tầm xuân có nở trước khi mặt trời lên không? - Cô gái cắn môi, nước mắt lăn tṛn trên má.

    Và thế là mặt chàng trai đỏ đến tận chân tóc. Lâng lâng như vừa được chắp cánh, chàng bấm bụng: “Ta có thể ra đi, dù “da ngựa bọc thây”.

    Cô gái trở vào, mắt ngấn nước và thẫn thờ như người ốm, trong tiếng trống ngũ liên xa xa thúc dồn. Vậy là cả nhà biết. Họ trách lẫn nhau, rồi hai người đàn bà ôm nhau khóc. Bà cô gái thắp ba nén hương khấn người chồng quá cố: “Ông ơi! Có lẽ cháu ông đúng, bởi tôi nghiệm rằng, nếu bây giờ ông sống dậy, lại ra trận, th́ tôi vẫn chờ ông. Ôi! Cái kiếp đàn bà!…”. Mẹ cô gái nức nở: “Chỉ tại mẹ thôi, chính mẹ đă truyền cho con ḍng máu “đợi chờ”! Con làm sao khác được!”. Ông bố cố gạt đi: “Th́ cũng phải có một đứa con gái nào đó chờ thằng bé ấy chứ, cũng như ngày xưa, trong căn nhà này bà chờ tôi vậy! Bây giờ, chỉ c̣n biết mong sao thằng bé ấy trở về!”.

    Nhưng thằng bé không sớm trở về. Chàng tân binh hăng hái giết giặc trong vài trận rồi ngôi sao chiếu mệnh mỉm cười với chàng ta, đấng quân vương vốn giỏi chọn người, vừa nh́n thấy chàng trai đă nhận ra ngay rằng đây là một tên lính hầu trung thành vô hạn. Thế là, ngài cho rút chàng trai về, ngày đêm cận kề bên ngài, một bước cũng không được rời xa. Khi c̣n giặc giă, vua cần chàng đưa vồng ngực vạm vỡ ra che làn đạn giặc, c̣n khi hết giặc, vua càng cần chàng hơn, để giữ ǵn quyền uy tối hậu. Chàng là lưỡi kiếm “trừng phạt” tuyệt hảo, sẵn sàng giáng xuống đầu bất kỳ ai, theo lệnh đấng quân vương.
    Đă mười bảy năm rồi, cô gái chờ người lính ấy. Từ một thiếu nữ như nụ hoa chớm hé, nàng đă trở thành một cô gái quá lứa nhỡ th́. Bà nàng, rồi cha mẹ nàng theo nhau lần lượt trở về cơi Phật. Trước khi nhắm mắt, họ đều gọi con gái đến bên giường dặn ḍ: “Mai ngày nếu sinh con gái…”. Cô gái lặng lẽ khóc khi bà và bố mẹ mất, lặng lẽ khóc khi người yêu của chúng bạn trở về hay tử trận và cuối cùng, lặng lẽ để tang người yêu năm xưa, v́ đă mười mấy năm rồi, chàng biệt vô âm tín.

    Thế rồi một buổi chiều có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm.

    Bước xuống từ yên ngựa là một người đàn ông phong trần và nh́n mọi vật từ trên xuống qua ánh mắt lạnh lẽo như thép. Ngang lưng anh ta thắt chiếc đai vàng vua ban. Đó là phần thưởng sau khi anh ta lập được công đâm vào lưng người bạn cũ. Người bạn này đă cả gan ngăn vua khi ngài hạ lệnh chém một danh tướng. Ông này chỉ v́ mắt kém mà trót dâng vua một quả táo bị sâu ăn. Sau bữa tiệc ngập máu ấy, vua đă cất nhắc anh ta và cho phép anh ta về thăm nhà sau mười mấy năm xa cách. Mười mấy năm qua, người lính đó vẫn không quên người yêu xưa. Giữa cuộc đời bụi bậm, giữa triều đ́nh đầy mưu kế sâu độc, cô trinh nữ nhà lành cắn môi cố nuốt giọt nước mắt chia ly vẫn không mờ nhạt mà thật lạ kỳ, lại càng như vầng trăng xa thẳm gọi anh về.

    Người con gái lỡ th́ bước tới vài bước rồi sững lại. Nàng hoang mang tự hỏi, không biết đó có phải là chàng trai hàng xóm năm xưa rụt rè măi mới dám hỏi: “Thế… có chờ… không?”. Nhưng khi người đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc, nàng khóc, tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi, v́ nàng phải chờ đợi quá lâu, và người nàng chờ nay đă biến thành người đàn ông có cái nh́n lạnh lẽo như thép.

    Làng xóm đua nhau chúc mừng nàng. Các ông làm nghề “gơ đầu trẻ” đem mối t́nh chung thủy của hai người rao giảng trong các lớp học. Thế là từ đấy có thêm nhiều cậu bé chỉ mơ về chiến trận. Mơ về một mai ḿnh được hầu cận đấng quân vương. C̣n những cô bé th́ chỉ ao ước sao mai này lớn, được chờ người yêu đến khi lỡ th́!

    Không chậm trễ ǵ, người ta làm lễ cưới cho đôi t́nh nhân chung thủy. Vua ban áo tím cho nàng trinh nữ lỡ th́ và đám cưới trọng thể hết chỗ nói. Hoàng hôn xuống, cạnh chén rượu bên mâm cỗ, quan khách tṛn xoe mắt nghe chú rể kể chuyện. Mười mấy năm hầu cận vua, anh ta đă quen tính kín miệng. Và chỉ bốc lên khi rượu đă ngà ngà. Nhưng anh không biết nói chuyện ǵ khác, ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị ngập máu trong thời b́nh và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh. Cuối cùng, v́ sao vua đă ban cho anh ta chiếc đai vàng.

    Người trinh nữ nghe chuyện của chồng mới cưới và nàng đứng không vững nữa. Lảo đảo, nàng lùi dần về buồng. Nép ḿnh trên giường trong bóng tối, nàng như ngửi thấy mùi tanh lợm của máu, và trên mặt nàng như có làn môi lạnh toát của những oan hồn lướt qua. Nàng vùng dậy, run lật bật, vội vàng châm lửa lên tất cả các ngọn đèn dầu lạc mà nàng t́m được trong buồng. Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm nàng thêm sợ hăi.

    Vừa lúc đó, có tiếng kẹt cửa. Thân h́nh to lớn của người chồng mới cưới chếnh choáng tiến vào. Theo thói quen, anh ta vẫn mang theo thanh kiếm. Nàng nh́n lên, và thấy anh không vào một ḿnh. Theo liền sau anh là một người đàn bà trong veo, tóc xoă - chỉ có bộ tóc là c̣n màu sắc - mặc quần áo đại tang, đang cầm một tấm áo đẫm máu giơ lên và cất giọng đều đều một cách kỳ lạ, lặp đi lặp lại như không bao giờ dứt:

    -Hăy trả chồng cho ta! Kẻ giết bạn kia, trước khi mi bước vào giường cưới! Hăy trả cha cho năm đứa con thơ dại của ta! Hăy trả…

    Vậy mà chồng nàng không nghe thấy ǵ cả, anh dựng thanh kiếm vào vách, rồi xáp tới đặt tay lên ngực nàng. Ngay lúc đó, nàng nh́n thấy máu từ tấm áo trong tay người đàn bà xoă tóc rỏ xuống hai bàn tay người chồng mới cưới. Nàng ôm mặt rú lên kinh hăi:

    - Ôi ḱa, máu! Máu nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!

    Chồng nàng giật ḿnh nh́n lại. Anh vẫn không thấy ǵ cả, ngoài những vết sẹo ngang dọc nơi bàn tay ḿnh. Anh dỗ dành:

    - Ồ! Can đảm lên, cô em ủy mị! Chẳng qua là v́ em quá hồi hộp đó thôi! Đă bao ngày ta chờ phút giây này. Nào, hăy vui lên.

    Anh nói vậy, nhưng miệng không cười và mắt vẫn lạnh như thép, cũng như từ ngày về đến giờ, chưa một ai nh́n thấy anh cười. Người trinh nữ bỏ hai bàn tay che mặt. Nàng không nh́n thấy người đàn bà tóc xoă nữa, nhưng trên khuôn mặt đang gần xuống mặt nàng, nàng chỉ thấy khóe miệng mím chặt và cái nh́n lạnh lẽo như cái nh́n của Thần Chết. Lại sợ hăi cuống quít, nàng van vỉ:

    -Hăy mỉm cười đi anh! Em van đấy! Hăy cười lên để em thấy anh của ngày xưa. Bao năm chờ đợi, em đâu muốn anh buồn…

    Người chồng cố hết sức để mỉm cười. Đă lâu lắm rồi anh không làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu một nụ cười như thế nào. Khó nhọc lắm, anh mới nhớ ra rằng, khi cười người ta phải để lộ ít nhất là một hàm răng. Anh nhếch môi, để lộ hẳn hai hàm răng chắc khỏe.

    Nhưng anh quên rằng, khi người ta cười, chính đôi mắt cười trước, cái miệng cười sau, thậm chí chỉ cười bằng mắt cũng đủ. Mà đôi mắt muốn cười, trước hết tâm hồn phải cười đă, cho nên cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói. Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại và quay mặt vào trong, thổn thức cố ḱm tiếng khóc.

    Người chồng buồn bă soi trong tấm gương cười, ngắm kỹ ḿnh, rồi tuyệt vọng:

    - Thôi, thế là hết, cả một đời chờ đợi! Em chối từ ta, em ghê tởm ta ư?

    Anh rũ xuống thành giường, rồi gầm lên như một con thú bị thương:

    - Tại sao em chờ ta cả đời, để rồi chối từ ta? Tại sao em bắt ta phải cười! C̣n đâu nữa chàng trai với lớp lông măng trên mép ngày xưa! Ta đă trở thành “người đàn ông không cười” của triều đ́nh, từ khi bàn tay này nhúng vào máu bạn bè, bên những bàn tiệc đầy sơn hào hải vị. Đấng quân vương sai ta giết hết những kẻ bất tuân thượng mệnh bằng các chiếc đũa. Trong mọi chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc đều có một lưỡi dao tinh tế giấu ở trong…

    Anh nức nở, đôi vai rung lên dữ dội:

    - Ôi! Bạn ta! Người bạn đă cùng ta tựa vào lưng nhau t́m hơi ấm chống đỡ cơn gió lạnh chiến hào. Thôi, thế là hết và đây là đêm tân hôn vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương.

    Tiếng nức nở dữ dội của người chồng mới cưới rung chuyển cả căn pḥng. Rồi xách kiếm trên tay, anh bỏ đi biệt xứ. Có người nói rằng anh đă đến t́m vua, định bắt vua phải đền tội đă biến anh thành người đàn ông không biết cười. Nhưng vua đă kịp giết chết anh trước, bằng chính một trong những chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc. Cũng có người bảo rằng anh lại lao vào những cuộc chém giết mới không ghê tay cho quên ngày tháng.
    Chỉ c̣n lại nơi quê nhà người trinh nữ lỡ th́. Nàng sống âm thầm như cái bóng, mà không một lần nghĩ đến chuyện tự giải thoát bằng cái chết. Nhưng cái tật hễ có tiếng chân hay tiếng động mạnh là đưa tay lên ôm mặt th́ nàng không sao bỏ được.

    Một hôm, người xă trưởng được mời đến để làm giấy chứng tử cho nàng. Nàng chết mà hai tay che mặt, người khâm liệm nắn thế nào cũng không bỏ ra.

    Vài ngày sau, trên mộ nàng rùm roà mọc một loài cây thấp ḷa x̣a mang h́nh tṛn tim tím buồn man mác. Mỗi khi có chân bước qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá lăn tăn lại giật ḿnh khép lại, xuôi xuống như bàn tay ai che mặt.

    Những loài hoa cỏ mọc đầy chung quanh lấy làm lạ lùng lắm về chuyện đó. Một hôm, chúng chặn chàng Gió lại:

    - Này, anh Gió! Ở đây, không có ai già như anh và trẻ như anh. Vậy anh hăy nói cho chúng tôi biết v́ sao loài cây mới đến kia, tầm thường đến vậy, ḷa x̣a bên vệ cỏ, khách bộ hành dễ dàng giẫm lên, có ǵ đặc biệt đâu mà phải ǵn giữ, hơi một tí lại lấy tay che mặt, điệu đà làm vậy?

    Từng trải như chàng Gió mà cũng không trả lời được.
    Thế là một đêm thanh tĩnh, dịu dàng, muôn hoa cỏ đang mơ màng trong giấc ngủ êm đềm, chàng Gió lướt tới bên loài cây tầm thường ấy, khẽ hỏi:

    - Này cô em bé bỏng! Sao em hay che mặt thế? Ở đây có ai chọc ghẹo em sao? Em hay e thẹn lắm à? Nếu không, tại sao người ta lại gọi em là cây trinh nữ?

    Đắn đo một chút, rồi loài cây ấy nhẹ nhàng đáp:

    - Không phải thế đâu, mặc dù chết đi, em vẫn là trinh nữ. Em che mặt v́ sợ. Ngày nay người ta càng tranh giành nhau dữ hơn, những bàn tiệc ngập máu vẫn c̣n nhiều. Vậy nên, mỗi va chạm, mỗi bước chân tạt qua đều làm em giật thót ḿnh. Em sợ người ta sẽ gửi đến cho em đôi bàn tay đầy máu và khuôn mặt người yêu xưa chẳng biết cười.

    Cây trinh nữ chợt co ḿnh lại v́ vừa nghe tiếng chân qua. Đó là bước chân sóng đôi của một đôi trai gái đang đi trong sương mù. Trước khi cẩn thận khép những mắt lá lại, cây trinh nữ cầu khẩn: “Ôi! Lạy Phật! Cầu cho đây không phải là bước chân của những người phải tiễn nhau về nơi ấy…”.



    Anh muốn tặng em đóa hoa Trinh Nữ
    Mới chạm cành.... mắt lá khép bờ mi
    Hoa phớt tím ý chừng hoa mắc cỡ
    Hay là hoa xấu hổ cái xuân thì ?
    Dịu dàng thế ơi cây gai bé nhỏ !
    Khéo dùng dằng hãy buông áo anh đi.

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hoa Tigon

    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Sao bác Tigon vô làm chứng dùm cho, là có phải Tigon là hoa này không? Bởi v́ hoa này tiếng Đức gọi là Tränendes Herz (con tim rơi lệ), mà thấy tên tiếng latin lại khác với bài của bác AnhTS (Lamprocapnos spectabilis).


    Trên đây không phải là " hoa Tigon" , h́nh dưới mới đúng :


    ***


    Hôm nay đă hết hè , nhưng Tigon vẫn nở rực rơ , hồng cả một góc trời .

    Tigon ḅ rất nhanh , tràn qua mái patio , leo tuốt lên ngọn hai cây bưởi .





    Chụp gần cho các bạn xem nè .


    Tigon trồng lâu năm , rễ có chùm củ như củ khoai .

    Mùa đông tàn , Xuân đến mầm non từ củ lại trồi lên .

    Không cần ương hột lại

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...4504#post84504


    *****

    Tigon

  5. #15
    Member
    Join Date
    17-04-2011
    Location
    Bern, Switzerland
    Posts
    194

    Truyền Thuyết Hoa Loa Kèn (Hoa Thủy Vu)





    Đó là kết quả của một câu chuyện t́nh, một đời của con người - Truyền thuyết về loài hoa đẹp, loài hoa chỉ nở vào tháng duy nhất trong 1 năm - tháng tư, một màu trắng tinh khôi với mùi hương thơm dịu nhẹ sẽ làm rung động biết bao trái tim !


    " Những giọt nước mắt nào có giúp được ǵ! Giắc sẽ phải lên đường chinh chiến ở một xứ xa lạ, đành bỏ lại Lilia, người vợ chưa cưới của ḿnh trên đất Pháp. Lúc chia tay, Giắc rút trái tim ra khỏi lồng ngực ḿnh, trao cho Lilia và nói: - Đă là chiến binh th́ phải sống không có tim. Trái tim chỉ gây phiền hà cho ta. Nàng hăy giữ lấy nó chờ ta về. Lilia giấu trái tim của Giắc vào một cái tráp bạc và từng ngày, từng ngày chờ đợi người yêu quay trở về.

    Với một người đang trông đợi th́ thời gian mới chậm chạp làm sao! Một ngày dài bằng cả năm, một năm bằng cả thế kỷ. Dù Lilia có làm ǵ và có đi đâu th́ cái nh́n của nàng lúc nào cũng hướng về phía mà Giắc đă ra đi. Nàng đă mất thói quen tính ngày, tính tháng. Một lần nàng rất phẫn uất khi người cha nói với nàng: - Con gái của ta, thế là đă mười năm trôi qua kể từ ngày người yêu cả con xông pha nơi trận mạc, không chắc nó có hồi hương. Đă đến lúc con phải lo tấm chồng khác rồi đấy. - Cha ơi, cha mà lại nói với con như vậy ư? - Nàng đau đớn nói với cha - Giắc đă trao trái tim của chàng cho con rồi và bây giờ trái tim ấy đang ở chỗ con, con không thể nào quên Giắc được đâu cha ạ. Người cha chỉ biết lắc đầu, thở dài năo nuột. Chắc chắn là ông không thể sống cho đến ngày ông được bế trên tay một đứa cháu trai.

    Hại mười năm nữa qua đi, cuộc chiến cũng vừa tàn, các chiến binh lục tục trở về, người th́ chống nạng, kẻ th́ tay áo lủng lẳng. Lilia chờ đợi Giắc, nàng hỏi tin chàng khắp nơi, nhưng vẫn chẳng nhận thêm được điều ǵ. - Có lẽ chàng đă phải ḷng người con gái khác và ở lại xứ người rồi, - có lần em gái Lilia tỏ ư nghi ngờ, song Lilia không thể tin điều đó. - Chàng có thể yêu người khác sao được một khi trái tim chàng đang c̣n ở chỗ ta? Một người không có tim th́ không thể yêu được! Chiến tranh đă qua rồi, nhưng một con người không có trái tim như Giắc, suốt trong những năm tháng ấy chỉ quen chém giết, cướp bóc không biết ghê tay, bây giờ chàng sống theo kiểu khác rồi. Chàng trở thành thủ lĩnh một băng cướp ở xứ người và nhiều khi c̣n trấn lột vàng bạc của quư của người qua đường. Khi tên cướp già Pie bị ốm, Giắc đă thẳng tay đuổi ra khỏi băng cướp. Sau này, khi quyết định phải trả thù thủ lĩnh, Pie liền t́m đường về quê hương của Giắc với mong muốn kể cho họ hàng thân thích và người quen biết Giắc hiểu rơ rằng, Giắc đang làm một công việc tầm thường như thế nào. Pie phải đi mất cả chục năm mới về tới nước Pháp vậy mà vẫn không t́m thấy làng quê của Giắc. Và người đầu tiên mà gă ta gặp là một bà già tóc đă bạc phơ, có cái nh́n khắc khoải. - Bà có biết Giắc không? - Pie hỏi - Ôi lạy chúa, ông hỏi tôi về chuyện ǵ vậy? - người đàn bà kêu lên - Giắc là chồng chưa cưới của tôi, là người tôi đang ṃn mỏi trông chờ, tôi không biết sao được? Hăy làm ơn nói mau, hiện chàng đang ở đâu và chàng đă gặp điều ǵ chẳng lành? Pie thấy trong cặp mắt người đàn bà vẫn c̣n đang cháy lên niềm hy vọng, và gă hiểu ngay rằng bà vẫn c̣n yêu Giắc cháy bỏng như thời c̣n son trẻ. Gă không nỡ nói hết sự thật kinh hoàng về Giắc. - Vậy ra bà là vợ chưa cưới của Giắc đấy! Pie thốt lên. - Phải, tôi là Lilia, chúng tôi đă thề nguyện với nhau. - Ôi, tôi mang đến cho bà một tin buồn - Pie cụp mắt xuống - Giắc đă lao vào cuộc chiến như một dũng sĩ. Anh ấy mới yêu bà làm sao! Trước lúc nhắm mắt, anh ấy cứ nhắc măi cái tên của bà - Lilia. Giắc của ta đă chết và đă yên giấc ngàn thu - Lilia đau buồn nghĩ - Nhưng chàng nằm xuống đất sao được khi chàng không có tim? Ta phải đi t́m mộ chàng và trả lại cho chàng trái tim nhân hậu đáng yêu.

    Ôm cái tráp bạc, Lilia bắt đầu một cuộc hành tŕnh gian khổ đến những miền đất xa xôi. Bà mất cả thói quen tính ngày, đếm tháng, nhưng gặp ai bà cũng hỏi thăm đường. Mọi người can ngăn bà không nên đi tiếp khi chỉ có một ḿnh, v́ biết đâu sẽ gặp bọn cướp ác độc, song Lilia không nghe. Quả nhiên, đến một khúc đường ngoặt, bà bị mấy tên cướp râu xồm trấn mất cái tráp đựng báu vật. Bà khóc lóc, vật nài, kể lể về mối t́nh bất hạnh của ḿnh với Giắc, nhưng tất cả điều đó không hề làm bọn cướp động ḷng. Bọn cướp mang cái tráp về dâng thủ lĩnh. Chúng vừa cười hô hố vừa thuật lại chuyện một bà già mất trí đi t́m mộ chồng để trao cho chồng trái tim mà ông ta đă trao cho bà làm tin trước lúc ra trận. Trong lúc bối rối, thủ lĩnh toán cướp bèn mở tráp ra và trông thấy trái tim của chính ḿnh mà bao năm tháng qua đă bị mất. Và thật lạ lùng, trái tim đă nói với người chủ của nó bằng tiếng nói của con người: - Nếu c̣n là người, chớ có nói cho Lilia biết người là cái hạng ǵ. Hăy cứ để cho Lilia tin rằng người đă chết, như vậy bà ta sẽ giữ được trọn vẹn những kỷ niệm tốt đẹp về người. Giắc vội vàng đậy nắp tráp lại và ra lệnh cho bọn đàn em phải đem trả lại ngay cho bà già, đồng thời phải chỉ cho bà thấy một nấm mộ cỏ mọc xanh ŕ, làm như đó là mộ của Giắc. Dọc đường đi, bọn cướp quyết định giữ cái tráp lại, song chúng vẫn không quên chỉ cho Lilia nấm mộ theo ư của Giắc. Người đàn bà bất hạnh giờ đây vẫn c̣n mang t́nh yêu với Giắc như hồi c̣n trẻ, và bà không nỡ rời bỏ Giắc khi Giắc không có trái tim bên ḿnh. Thế rồi bà đă lôi trái tim từ lồng ngực của ḿnh ra vùi xuống nấm mộ, nơi bà nghĩ có hài cốt của Giắc.

    Từ nơi trái tim ấy đă mọc lên một bông hoa, mà đời nay vẫn gọi là LOA KÈN . Loài hoa tượng trưng cho sự trinh trắng, ḷng chung thuỷ và cao thượng, loài hoa chỉ nở duy nhất vào tháng tư !

    Câu chuyện 2 - Hoa Thủy Vu




    Trên các băi cỏ mọc đầm lầy trong những khoảng rừng sâu hẳn là các bạn đă có dịp trông thấy một loài hoa kỳ lạ mọc trên nước, duy nhất chỉ có một cái cánh trắng muốt ôm lấy một cái nhụy vàng.


    Ở làng quê người ta gọi đó là Hoa Ráy c̣n ở thành phố gọi là Hoa Thủy Vu, thường được trồng trong các chậu cảnh. Thuở nhỏ tôi đă được nghe ông nội kể về gốc tích của nó.



    Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Lanhít. Cậu luôn được ánh nắng mặt trời ve vuốt và bàn tay của mẹ chăm chút nên khi lớn lên cậu cũng là một đứa trẻ vui tính hoạt bát như mọi đứa trẻ khác trong làng. Nhưng thật không may, một căn bệnh quái ác đă cướp mất của cậu người mẹ thân yêu. Cuộc sống của cậu bắt đầu trở nên khó khăn. Chẳng bao lâu người cha lại rước về nhà một mụ mẹ kế ác độc, ích kỷ, chỉ cần một cái liếc mắt của mụ là Lanhít đă sợ khiếp vía.

    Mẹ kế c̣n mang về nhà chồng cả một bầy lợn lông trắng lông đen lốm đốm để làm của hồi môn và bắt Lanhít phải chăn dắt suốt từ b́nh minh cho đến hoàng hôn, từ mùa xuân xanh cho đến mùa thu vàng vọt. Ở đầu băi chăn thả có một cái ao vừa sâu lại vừa bẩn, đàn lợn thường quen xuống đó tắm mát. Phía bên kia bờ ao là cả một con lợn ranh ma thường vượt sang đó để đào khoai ăn, khiến Lanhít phải vất vả lội xuống bùn lấm để xua đuổi con vật. Mỗi buổi chiều về nhà, toàn thân Lanhít bám đầy những bùn đất hôi hám, đă thế mẹ kế lại không hề cho cậu một giọt nước để tắm rửa. Chân tay chẳng mấy chốc đă khô nứt hệt những vết rạn.



    Trước đây, Lanhít có rất nhiều bạn bè cùng vui đùa, nay đám trẻ t́m cách xa lánh cậu bé chăn lợn bẩn thỉu. Lanhít đành phải đứng từ xa trông đám trẻ vui đùa và khe khẽ huưt sáo bài ca "Mặt trời nhỏ". Một hôm, v́ măi suy nghĩ, cậu không để ư thấy một con lợn dẫn cả đàn con vượt qua ao sâu, tấn công đám ruộng trồng khoai tây. Mấy đứa con của mẹ kế biết chuyện, không thèm nói cho Lanhít biết mà chạy về mách mẹ. Sợ hăi, cậu bỏ chạy thục mạng và trong lúc lúng túng cậu đă bị ngă xuống ao nước bẩn. Cậu cố leo lên bờ, mẹ kế lại tiếp tục dồn đánh. Điều kỳ lạ là tuy bị lấm bùn từ đầu đến chân, song một phía sườn của cậu vẫn c̣n sạch nguyên trông hệt như một cánh hoa trắng muốt.

    - Ê, cánh hoa trắng bé xíu! Hoa ráy tụi bay ơi! - Lũ trẻ hét lên với một vẻ thích thú.

    Không ngờ tiếng kêu đó đă cột chặt đời Lanhít vào kiếp bùn đen. Cậu đă phải mang một cái tên khác, kể cả cha cậu, mỗi lần bí mật xoa đầu cậu vẫn gọi cậu là "Hoa ráy của ta!"

    Đó là một mùa hè khốc liệt. Cỏ cây khô héo, những cánh đồng lúa ḿ chết rụi. Cái ao sâu hôi hám cũng bị cạn kiệt, nứt nẻ như đá, muôn loài không c̣n chỗ mà tắm mát nữa. Đàn lợn hung dữ lại bươn bả khắp các băi chăn thả, lùng xục cả vào rừng, hy vọng t́m được một băi cỏ xanh tươi. Ngay cả hồ nước giờ đây cũng đă cạn phơi đáy, duy chỉ có ở giữa ḷng hồ c̣n lộ ra một cái hố nhỏ đen ng̣m, không một tia sáng mặt trời lọt vào.

    Nạn hạn hán càng hoành hành dữ dội. Riêng cái hố nhỏ như có một con mắt đen kia lại có sức hấp dẫn muôn loài đi t́m kiếm nguồn nước mát.

    Trong số những muông thú dại dột ấy có một con lợn của mẹ kế đă liều ḿnh lao xuống cái hố đó để tắm mát và lập tức bị ch́m nghỉm. Lanhít sợ hăi chạy về nhà kêu cứu. Nhưng cặp mắt của mẹ kế chợt vằn lên trông dữ dằn như cái hố nhỏ đen ng̣m giữa ḷng hồ khô cạn. Mụ túm lấy một tai Lanhít và kéo xềnh xệch ra miệng hố.

    - Mày phải tự nhảy xuống hố lôi con lợn lên cho ta!

    Cậu bé bất hạnh bị quẳng xuống cái hố nhỏ, chỉ c̣n thấy nhô lên một cái tai trắng của con lợn. Lanhít bèn túm lấy cái tai con lợn nhưng cái hố nhỏ quái ác đă d́m sâu cậu xuống. Chỉ c̣n có cái tai lợn và nắm tay nhỏ sần sùi của cậu là nổi lên trên mặt nước.

    - Mày cứ ở lại dưới đó, Hoa ráy ạ! - Mẹ ghẻ rít lên từng tiếng một.

    Ngày hôm sau, cái hố nhỏ đó cũng bị cạn khô và ngay chỗ đó người ta thấy mọc lên một bông hoa như một cánh hoa trắng muốt.

    - Hoa Thủy Vu! Xem ḱa, một bông Hoa Thủy Vu - một cô gái trẻ chạy qua thốt lên. Từ đấy, loài hoa ấy có tên gọi là Hoa Thủy Vu.


    Calla palustris/ Calla Lily - Hoa Thủy Vu(Hoa loa kèn)

    Thủy vu (danh pháp khoa học: Calla palustris), theo phân loại hiện nay là loài duy nhất c̣n lại trong chi Calla của họ Ráy (Araceae). Các loài c̣n lại có nguồn gốc từ miền nam châu Phi mà trước đây xếp vào chi này đă được chuyển sang chi Vân môn (Zantedeschia). Loài thủy vu thật sự này có nguồn gốc từ khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu, bao gồm các khu vực trung, đông và bắc châu Âu (từ Pháp và Na Uy về phía đông), bắc châu Á và bắc Bắc Mỹ (Alaska, Canada, đông bắc Hoa Kỳ).




    Tên tiếng Việt : hoa Thủy Vu, loa kèn
    Tên tiếng Anh : Calla Lily, Calla, Trumpet, Arum Lily hoặc Pig Lily.
    Phân loại khoa học:

    * Giới (regnum): Plantae.
    * Ngành (divisio): Magnoliophyta.
    * Lớp (class): Liliopsida.
    * Bộ (ordo): Alismatales.
    * Họ (familia): Araceae.
    * Chi (genus): Calla.
    * Loài (species): C. palustris.
    * Tên hai phần: Calla palustris L.



    Ý nghĩa: magnificent beauty- vẻ đẹp lộng lẫy.

    Nó là loài cây thân thảo có thân rễ sống lâu năm, mọc cạnh các đầm lầy và ao hồ. Lá tṛn hoặc h́nh tim, dài 6–12 cm trên cuống lá dài 10–20 cm, bản rộng 4–12 cm. Các hoa bao gồm mo chứa bông mo trắng, dài 4–6 cm, và cụm hoa màu vàng ánh lục, dài 3–4 cm. Quả là một cụm các quả mọng màu đỏ, mỗi quả mọng chứa vài hạt.



    Thủy vu là rất độc khi c̣n tươi do nó chứa nhiều axít oxalic, nhưng thân rễ có thể ăn được sau khi phơi khô, tán nhỏ, lọc và luộc kỹ.
    Chi này trước đây c̣n bao gồm cả một loạt các loài khác, hiện nay đă được chuyển sang chi khác biệt là Zantedeschia (vân môn). Các loài vân môn này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới thuộc châu Phi, cho nên việc gọi chúng dưới tên gọi thủy vu là điều không khó hiểu, tuy nhiên cần phân biệt chúng với loài thủy vu (C. palustris) thật sự này.



    Xuất xứ từ Nam Phi, Ethiopia, Calla là một thành viên trong gia đ́nh thực vật hoa kèn. Hoa biểu tượng cho sắc đẹp lộng lẫy, thường hiện diện trong bó hoa cầm tay của cô dâu. Nó được yêu thích v́ những cánh hoa trắng như tuyết dễ thương, những chiếc lá xanh to bản và nhất là mùi hương dịu. Calla cũng có nhiều màu khác nữa như hồng, vàng, cam,… Đây là loài hoa thanh nhă, được đặt theo tên của một hoàng hậu, vợ của Vua James Đệ Nhất. Theo truyền thuyết, bạn bè đă thách thức Hoàng hậu tạo ra được một loại hoa mới, và bà đă làm được. Arum đại diện cho sự tôn nghiêm. Hăy trang hoàng thêm cho căn nhà của bạn một b́nh hoa Calla để tăng phần lộng lẫy.

  6. #16
    Member
    Join Date
    17-04-2011
    Location
    Bern, Switzerland
    Posts
    194

    Truyền thuyết hoa Phong Lan (Hoa Lan Hồ Điệp) - Orchid



    Hoa Phong Lan




    Ở một vùng đất xa xôi nọ, bộ lạc Aruaki may mắn có được khả năng sai khiến loài chim Orchid chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng.

    Mỗi lần chim đẻ trứng là một lần dân làng lại mở hội. Trong ngày vui đó, sau khi đón nhận món quà từ chim Orchid, đích thân thủ lĩnh người Aruaki sẽ chuyển tổ chim thần sang một cây khác. Các cô gái trong làng sẽ thay nhau phục trên cành của cái cây này để bảo vệ tổ chim trong khi các chàng trai giương cao giáo mác ngăn chặn các bộ lạc khác đến cướp trứng và chim vàng.

    Cuộc sống của họ sẽ thật thanh b́nh và sung túc với những quả trứng vàng nếu một ngày kia một người con gái trong làng không đem ḷng yêu thương một chàng trai lạ. Cô gái đă vô t́nh tiết lộ bí mật kho báu bộ lạc ḿnh. Và khi ṇng súng của kẻ xâm chiếm kho báu bắt đầu hướng thẳng tới nơi con chim đẻ trứng vàng trú ngự th́ cũng là lúc tất cả các cô gái Aruaki đồng loạt leo lên tất cả các cây, ôm chặt các cành để đánh lạc hướng kẻ thù.

    Những kẻ khát vàng điên cuồng nổ súng. Các cô gái vẫn kiên trung ôm chặt những cành cây mặc máu chảy, mặc con tim ngừng đập. Cái chết của họ đă giữ lại được báu vật cho làng. Trong ngày, tưởng nhớ họ, khi lời nói “các con xứng đáng được ban thưởng” cất lên th́ cũng là lúc từ cành cây, nơi các cô gái trút hơi thở cuối cùng, một thứ hoa ngát hương thơm rực rỡ tỏa rạng.

    Người đời nay gọi loài hoa đó là hoa phong lan. Mỗi cô gái được biến thành một loài lan khác nhau, đều rất đẹp và thơm.




    Lan Hồ điệp có tên khoa học Phalaenopsis Blullle, 1825. Họ phụ Vandoideae. Tông Vandeae. Tên gọi Phalaenopsis có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, Grec Phalaina có nghĩa là "con bướm" và Opsis có nghĩa là "giống như".




    Nguồn gốc - Xuất xứ


    Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay.



    Chi lan Hồ điệp Phalaenopsis Blullle, 1825 thuộc tông Vandear, trong phân họ Vandoideae.



    Giống Phalaenopsis gồm 21 loài lan phát sinh, ưa nóng có ở bán đảo Mă Lai, Indônêxia, Philipin, các tỉnh phía Đông Ấn độ và Châu Úc.



    Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay.



    Giống Hồ điệp có khoảng trên 60 loài và ngày càng được lai tạo ra rất nhiều cây lai hoa rất đẹp và quư phái. Các loài thuộc giống này có nguồn gốc xuất xứ ở các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Indonexia, Philipine, bán đảo Đông Dương; Ấn độ và Châu Úc.



    Đặc điểm


    Hồ điệp là lan đơn thân, thân ngắn, lá dày, mọc sát vào nhau. Phát hoa mọc từ nách lá, dài, đơn hay phân nhánh. Lá đài và cánh hoa phẳng, trải rộng, thường th́ lá đài giống và gần bằng cánh hoa. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài. Trụ h́nh bán nguyệt, thẳng hay hơi cong. Hoa có màu sắc phong phú từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím và có loài có sự phối màu tự nhiên như có đốm hay sọc... Thời kỳ nở hoa thay đổi theo loài, hoa lâu tàn khoảng 2-4 tuần.



    Đây là loại lan có biên độ ánh sáng biến thiên khá rộng khoảng 5.000-15.000 lm/m2, ánh sáng hữu hiệu khoảng 30%; Nhiệt độ thích hợp cho việc nuôi trồng là từ 20°C- 27°C; Độ ẩm lư tưởng: 60-70%; Sự thông gió rất cần thiết và chậu trồng phải thật thoáng.



    Các loài này đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc đẹp, cấu trúc kỳ diệu, rất dễ thương và có hương thơm nên hấp dẫn đối với giới sưu tầm lan rừng nguyên thủy. Đây cũng là nguồn gen quư để phát triển công nghệ lai tạo hoa lan Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các loài này không thấy trồng phổ biến và tên Việt cũng không được quan tâm, chỉ biết cây Phaenopsis mannii Rchob. f gọi là Hồ Điệp Hổ Vằn. Đă đến lúc cũng cần phải sưu tập lại để bảo tồn nguồn gen cũng như tính đa dạng sinh học cho thế giới lan rừng.



    Hồ điệp là một loại lan đại chúng được xếp vào bậc nhất. Hoa to, h́nh dáng đẹp đẽ, nhiều mầu, lâu bền, có hoa quanh năm và lại dễ trồng. V́ những đặc điểm kể trên, lan Hồ điệp được nhiều người ưa chuộng và cũng v́ vậy các nhà trồng lan Đài loan, Hoa kỳ, Thụy điển, Đan mạch đă trở thành kỹ nghệ với một sản lượng hàng chục triệu cây mỗi năm. Do đó giá lan Hồ điệp tương đối hạ so với các loại lan khác.



    Lan Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên giẫy Hi mă lạp sơn đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7-8 giống. Vào năm 1750 G.E. Rumphius đă t́m ra cây Hồ Điệp nhưng lầm tưởng là một loại Angraecum và sau này Carl Blume mới t́m ra cây Phalaenopsis amabilis vào năm 1825. Theo tiếng La tinh chữ Phaluna có nghĩa là con bướm (moth) và opsis có nghĩa là giống như. Lan Hồ điệp là một loại lan thân đơn, ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào mùa đông xuân, các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng cách lan hồ điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra hoa ở ngọn rồi mới chết.



    NHỮNG GIỐNG HỒ ĐIỆP MỌC Ở VIỆT NAM


    Phalaenopsis amabilis
    Phalaenopsis cornu servi
    Phalaenopsis fuscata
    Phalaenopsis gibbosa
    Phalaenopsis lobbii
    Phalaenopsis manii
    Phalaenopsis parishii
    Phalaenopsis petelotii



    NHỮNG CÂY HỒ ĐIỆP CÓ HƯƠNG THƠM


    Phalaenopsis amabilis Phalaenopsis cornu servi
    Phalaenopsis fasciata Phalaenopsis luddemanniana
    Phalaenopsis manii Phalaenopsis modesta
    Phalaenopsis speciosa Phalaenopsis schilleriana
    Phalaenopsis stuartiana Phalaenopsis violacea



    Những cây lai giống từ các cây kể trên phần đông đều có hương thơm di truyền từ cây cha hoặc cây mẹ.



    NHIỆT ĐỘ


    Hồ Điệp là một loại lan không chịu được quá nóng hay quá lạnh, lại không cần nhiều ánh sáng cho nên thích hợp trồng trong nhà hay trong nhà kính. Nhiệt độ 75-85°F cho ban ngày và 65°F vào ban đêm. Khi cây đang ra nụ, nhiệt độ hay độ ẩm thay đổi bất thường sẽ làm cho nụ hoa héo rụng.



    ÁNH SÁNG


    Trong nhà kính phải dùng lưới che bơtù ánh sáng v́ lan chỉ cần từ 1000 cho dến 1500 ánh nến. Nuôi trong nhà, cần để lan ở gần cửa sổ có ánh nắng hoặc không cũng được. Có thể dùng 4 chiếc đèn ống 40 W và 2 bóng đèn thường, cách ngọn cây lan khoảng 6-10" từ 12-16 giờ mỗi ngày. 12 giờ cho cây lớn và 16 giờ cho cây nhỏ.



    TƯỚI NƯỚC


    Không bao giờ để lan quá khô, mùa hè nên tưới thật đẫm 2 lần một tuần. Muà đông 10 ngày tưới một lần. Nên tưới vào buổi sáng để lá cây sẽ khô vào trước ban đêm. Để nước đọng vào ngọn, lá non dễ bị thối và cây sẽ chết.



    ĐỘ ẨM


    Lan cần ẩm độ từ 50-80%. Để chậu lan trên khay nước có xếp đá sỏi cho có đủ ẩm độ cần thiết.



    PHÂN BÓN


    Khi cây đang mọc bón phân 30-10-10 mỗi tuần một lần, chỉ nên bón 1/4 hay ½ th́a cà phê gạt cho 1 gallon nước. Khi cây sắp ra nụ bón phân 10-30-20 hoặc dùng một thứ 15-15-15. Mùa đông bớt bón phân 2 tuần 1 lần, khi cây không mọc nên ngưng bón.



    THAY CHẬU


    Thời gian thay chậu tốt nhất là vào muà xuân hay khi hoa vừa tàn, tối thiểu 3 năm một lần. Nếu vỏ cây bị mục nát sẽ làm thối rễ. Vỏ cây nuôi Hồ điệp cần phải thoáng và dóc nước, thông thường dùng vỏ cây cỡ ½" trộn với 1/10 perlite hoặc vỏ cây cở 1/8-1/4" và perlite cho những cây lan c̣n nhỏ. Khi trồng lại, cắt bỏ các rễ thối, giữ cho cuống rễ gần ngang miệng chậu rồi bỏ vỏ cây vào. Dùng ngón tay ấn quanh miệng chậu cho chặt. Tưới bằng 1 th́a súp B1 pha với 1 gallon nước.



    Khi hoa tàn, cắt bỏ ḍ hoa chừa lại 3 đốt cuối, lan sẽ tiếp tục ra hoa. Nếu cây không được mạnh, lá mềm rũ xuống nên cắt bỏ hẳn ḍ hoa để cho cây được mạnh. Một đôi khi lan cũng mọc cây con (keiki) ở gốc hoặc trên các đốt trên ḍ hoa, trường hợp này đợi cây non ra rễ sẽ tách ra trồng lại. Có những loại thuốc có chất hormone để tạo ra những cây con ở các đốt hoa. Thuốc này có bán tại các nhà trồng lan.



    Lai tạo - Nhân bản

    Và vô số loài lan Hồ điệp lại đă được lai tạo. Người Tây phương cho rằng Hồ điệp là loài lan thông dụng và dễ trồng nhất cho những người mới bắt đầu chơi lan v́ chúng tăng trưởng gọn chắc, dễ ra hoa, mùa hoa kéo dài, nhiều màu sắc, chịu đựng cao với ánh sáng yếu .Với vẻ đẹp khó tin, chúng là phần thưởng cho những người trồng lan kinh nghiệm. Người Việt Nam th́ ngược lại, dù là nhà vườn có nhiều năm kinh nghiệm đều quan niệm rằng đây là giống khó trồng nhất trong họ lan. Quê hương của lan Hồ điệp là các nước của vùng Đông Nam á, rừng Việt Nam không có loài Phalaenopsis amabilis, chỉ có 5 loài tương tự được biết là Phaenopsis mannii, Phalaeopsis gibbosa, Phalaenopsis lobbi, Phalaenopsis fuscata và Phalaenopsis cornu-cervi. Tuy nhiên không thấy chúng được trồng phổ biến. Càn cứ vào dữ kiện trên có thể kết luận rằng, điều kiện khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho sự sinh trường và phát triển của lan Hồ điệp. Do đó t́m những nguyên nhân để giải thích sự thất bại của việc trồng lan Hồ điệp ở Việt Nam là điều phải suy nghĩ thận trọng. V́ đây là sơ cơ cho việc trồng thành công loài lan Hồ điệp trong tương lai.



    Kinh nghiệm khi trồng lan hồ điệp

    *Lan Hồ Điệp không thích đọng nước trên lá qua đêm. Nếu để đọng nước trên lá như vậy lá của nó có thể bị nhiễm bệnh.

    * Hồ Điệp có thể cho bông trong điều kiện nhiệt độ dưới 65 độ F hay 18 độ C.

    * Hồ Điệp là giống lan cho bông lâu tàn nhất trong điều kiện chăm sóc lư tưởng.

    * Hồ Điệp thích ẩm ướt.

    * Hồ Điệp ưa được trồng trong chậu chặt khít.

    * Hồ Điệp ưa trồng trong giá thể có kích thước trung b́nh.

    * Hồ Điệp không thích bị khô giữa hai kỳ tưới nước giống như một số loại lan khác. Một số loại lan giữa 2 lần tưới cần có 1 khoảng thời gian khô ráo.



    Ghi chú: Cách đổi độ F sang độ C: °C = (°F – 32) / 1.8

    Với Hồ Điệp th́ kinh nghiệm bản thân cho thấy, không cần tưới nước nhiều, 1 tuần không tưới cũng không chết được. Nhưng do Hồ Điệp rất thích ẩm nên rất dễ bị nấm, do đó phải thường xuyên phun thuốc pḥng nấm. Mùa khô, nếu gió nhiều, cây dễ mất ẩm, nên thường xuyên kiểm tra để tưới thêm. Mùa mưa nên tránh không cho nước mưa đọng trên lá, không để mưa trực tiếp vô lá làm thối lá. Trồng trong chậu kín, nhiều dớn giữ ẩm tốt th́ không nên tưới nhiều làm thối rễ. Trồng thoáng, để rễ mọc phía trên th́ tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm.



    Về ánh sáng th́ Hồ Điệp không cần nhiều sáng, nhiều cây trồng trong nhà gần cửa sổ gắn kiếng, có chút ánh sáng ban ngày vẫn có thể cho bông. Hồ Điệp có đặc tính khi ra bông, nếu không cắt ṿi khi bông tàn, để 1 thời gian ṿi đó vẫn cho nhánh ra bông tiếp. V́ vậy, nếu chăm tốt, ṿi bự th́ nên để ṿi sau khi hoa tàn, dưỡng cây 1 thời gian lại cho bông tiếp trên ṿi đó. Nhưng cần lưu ư lan nuôi bông thường rất yếu, nếu tham để bông lâu th́ cây sẽ đuối, lá không cứng nổi. Người biết chơi thường cắt ṿi sau khi hoa tàn, hoặc thấy cây yếu th́ cắt ṿi sớm hơn. Sau đó dưỡng cây bằng phân 30-10-10 một thời gian cho cây khoẻ lại mới nghĩ tới chuyện kích 6-30-30 để cho ṿi khác.



    Hồ Điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất. Khi có bông, nếu không tưới phân, không để nước phun lên bông, không để ngoài nắng th́ bông có thể chơi tới 2 tháng. Măn Thiên Hồng cũng họ hồ điệp là loại có hoa bền nhất.


  7. #17
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Xin đa tạ, đa tạ "anhTS" !
    Anh đã bỏ công khó sưu tập và post lên cả một thread về hoa cho cả làng thưởng lãm và học hỏi, quả là một tấm lòng yêu hoa!
    Tôi cũng lượm lặt đươc ít nhiều "tip" trồng hoa về một vài loại hoa từ những post cuả anh, như hoa lan. Hoa lan thì có thể trồng đươc trong nhà quanh năm, còn ở Bắc Mỹ thì một năm chỉ "vui thú điền viên" vài ba tháng là ...hết mùa, trừ khi nhà có nhà kiếng hay sunroom để giữ cây qua mùa đông.

    Sẵn anh đang ...lang thang tìm hoa đẹp -!!!- muốn hỏi xem anh có khi nào ...vấp phải hoa gọi là "hoa lộc vừng" không?
    Tôi không hề biết về "cây" hoa này, quái lạ!
    Đáng lý ra là hỏi anh Vicent Le, vì anh ấy có bài hoa lộc vừng rất công phu, -và cả bài hoa tử đinh hương, hoa bằng lăng - , nhưng sẵn thấy anh đang sưu tầm hoa nên mới dám hỏi thêm.
    Theo bài cuả anh Vincent Le thì "lộc vừng" là một cây cổ thụ, ma cho hoa mảnh mai rất lạ?
    Tiếng bình dân là ...cây gì, có quen thuộc hơn "lộc vừng" không? Và hay thấy ở miền nào trong nước ta?

    Trồng cây thì là việc cuả chị em chúng tôi, nhưng ...ngắm hoa và tìm hoa...lạ là "nghề" cuả các anh thì phải? Đúng không? Hahahah!!!

  8. #18
    Member
    Join Date
    17-04-2011
    Location
    Bern, Switzerland
    Posts
    194
    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Xin đa tạ, đa tạ "anhTS" !
    Anh đã bỏ công khó sưu tập và post lên cả một thread về hoa cho cả làng thưởng lãm và học hỏi, quả là một tấm lòng yêu hoa!
    Tôi cũng lượm lặt đươc ít nhiều "tip" trồng hoa về một vài loại hoa từ những post cuả anh, như hoa lan. Hoa lan thì có thể trồng đươc trong nhà quanh năm, còn ở Bắc Mỹ thì một năm chỉ "vui thú điền viên" vài ba tháng là ...hết mùa, trừ khi nhà có nhà kiếng hay sunroom để giữ cây qua mùa đông.

    Sẵn anh đang ...lang thang tìm hoa đẹp -!!!- muốn hỏi xem anh có khi nào ...vấp phải hoa gọi là "hoa lộc vừng" không?
    Tôi không hề biết về "cây" hoa này, quái lạ!
    Đáng lý ra là hỏi anh Vicent Le, vì anh ấy có bài hoa lộc vừng rất công phu, -và cả bài hoa tử đinh hương, hoa bằng lăng - , nhưng sẵn thấy anh đang sưu tầm hoa nên mới dám hỏi thêm.
    Theo bài cuả anh Vincent Le thì "lộc vừng" là một cây cổ thụ, ma cho hoa mảnh mai rất lạ?
    Tiếng bình dân là ...cây gì, có quen thuộc hơn "lộc vừng" không? Và hay thấy ở miền nào trong nước ta?

    Trồng cây thì là việc cuả chị em chúng tôi, nhưng ...ngắm hoa và tìm hoa...lạ là "nghề" cuả các anh thì phải? Đúng không? Hahahah!!!
    Hihihihi, cám ơn chị Tiếng Xưa đă quá khen. Thật ra trồng hoa là một thú vui tiêu khiển nhưng cần phải có những tính năng của người trồng hoa như: chăm sóc, kiên nhẫn, kiên tŕ, kiên định th́ hoa mới lên cao, nở đẹp...phải không chị?

    C̣n có một loài hoa mang nhiều tính cách như: hỷ, nộ, ái, ố, bi, lạc, dục th́ các cánh đàn ông chúng tôi chỉ dám đứng xa nh́n, ngắm. Những ngày đẹp trời các cánh hoa đó bay lượn thướt tha với muôn ngàn h́nh dáng, màu sắc trên các nẻo đường...ôi đẹp làm sao nhưng...:cool: chỉ dám đứng nh́n xa xa thôi chứ nào dám lại gần v́ trong số đó sẽ có một đóa hoa gần kề nhưng mang tâm hồn "GHEN" tuông kỳ lạ, làm cho cánh đàn ông chúng ông thường hay nhức đầu, chóng mặt.

    Nhưng nói ǵ th́ nói chứ đàn ông chúng tôi vẫn dấu nghề khi lên mạng lướt sóng, hihihii :D

  9. #19
    Member
    Join Date
    03-06-2011
    Posts
    283

    Loài hoa của mảnh đất trời nam : Mai vàng

    Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đă được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông vơ thuật. Lúc ấy có một con yêu tinh về làng quấy phá . V́ thương dân làng, thế là hai cha con lên đường tiêu diệt yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nh́n thấy cô từ xa.
    Sau đó hai cha con trèo non lội suối t́m cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Khi gặp yêu tinh, hai cha con cô gái đă có một trận chiến kinh hoàng với loài yêu nghiệt. Người cha già v́ sức yếu nên không phụ giúp được ǵ nhiều cho cô con gái . Nhưng với ḷng thương cha và thương dân làng, cô gái đă chiến đấu với với ḷng dũng cảm phi thường ,... cuối cùng cô gái bị con yêu tinh quấn chặt, nhưng trước khi chết, cô cũng cố gắng lấy những sức lực cuối cùng của ḿnh để vung dao đâm vào đầu con yêu quái. Tiêu diệt được yêu quái, cứu được cha và cứu dân làng nhưng cô gái cũng ra đi...

    ..Cảm thương trước tấm ḷng hiệp nghĩa và sự hy sinh của cô gái cũng như nỗi mong chờ đau đớn của người mẹ tội nghiệp nên Trời đă cho cô gái được sống lại và trở về với gia đ́nh trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong h́nh hài nguyên vẹn với gia đ́nh trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết th́ biến mất).

    Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa. Trên mộ cô mọc lên một loài cây lạ, cây này trổ hoa vàng rực trong suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đ́nh mỗi độ xuân về.

    Mặc dù chỉ là câu chuyện cổ tích dân gian, nhưng một phần nào đó đă nói lên ước mơ và hoài băo thiết tha của người Việt xưa về một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc, giàu mạnh hùng cường, không có chết chóc chiến tranh, t́nh yêu thương mọi người được đề cao khắp chốn...

    Đó là những mơ ước, những hoài băo mà con người trong bất cứ thời đại nào cũng mong mỏi như vậy. Tuy cây mai chỉ là thực vật và trổ hoa theo mùa chứ không có ǵ linh thiêng cả, nhưng nếu đă là một di sản tinh thần của người Việt th́ cũng nên giữ ǵn cho các thế hệ sau v́ đó là những nét văn hóa truyền thống đẹp và quư báu. Nó làm nên giá trị văn hóa cổ truyền của người Việt từ xa xưa cho đến tận hôm nay và măi măi về sau.


    Chẳng v́ thế mà Cao Bá Quát – Một đời chỉ biết bái dưới Hoa Mai :

    Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

    Mười năm chọn bạn như t́m thanh kiếm cổ
    Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai .

    Ngày xưa trên ve áo của chàng trai ưu tú , bông mai vàng được gắn lên... Bông mai vàng tượng trưng cho sự quyết tâm và ḷng dũng cảm quên ḿnh, tượng trưng cho sự b́nh yên, an vui sẽ đem đến cho mọi người....

    Mong đất nước thanh b́nh như khung trời nắng trong sắc màu Hoa mai...Khi đó em sẽ đón anh trong tà áo vàng rực rỡ :

    Nh́n rừng Mai nở vàng trong rừng vắng
    Anh ngỡ như tà áo của năm xưa
    Em đến thăm vào mùa Xuân năm đó
    Đến bây giờ sao ngỡ đă xa xưa...

    YDC

  10. #20
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by anhTS View Post
    ...

    Hoa Thủy Tiên



    ...
    Bác AnhTS coi lại dùm em xem ai ăn cắp mất đoá hoa thuỷ tiên. Hoa này thấy hoài mà giờ này mới biết tên tiếng Việt. Ai mà ở bên Đức qua Anh chơi vào đầu tháng ba sẽ thấy sự khác lạ là v́ mùa xuân bên đấy đă bắt đầu và hoa thuỷ tiên nở khắp mọi nơi, trong khi th́ bên Đức mùa xuân thường bắt đầu 3, 4 tuần sau đó. Có lẽ v́ vậy mà hoa thuỷ tiên cũng được coi là quốc hoa ở Wales.
    C̣n bên Đức th́ vào đầu mùa xuân (đầu tháng tư) các bác tới chơi th́ sẽ thấy hoa này.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Liên quan giữa truyền thuyết Âu Lạc và Sundaland?
    By mơtiên in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 05-05-2012, 01:49 AM
  2. Truyền thuyết Bạch Xà
    By clip_vn in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 06-10-2011, 01:10 PM
  3. Truyền thuyết hoa sen
    By trungtgtt in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 26-04-2011, 07:59 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 18-02-2011, 09:45 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-09-2010, 12:00 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •