Results 1 to 5 of 5

Thread: Trường Sơn Lê Xuân Nhị - Truyện T́nh của chị Hạ và anh Nuôi -

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Trường Sơn Lê Xuân Nhị - Truyện T́nh của chị Hạ và anh Nuôi -

    Mở



    Câu truyện sau đây là một sản phẩm của tưởng tượng. Tưởng tượng, nhưng nó là một tấm gương can đảm, chịu đựng, vị tha, nhân ái, yêu đời. Đúng hơn, đây là những đặc tính điển h́nh của những người đàn bà Việt Nam. Những người đàn bà Việt Nam khốn khổ, gót yếu chân mềm, sinh ra trong khói lửa, lớn lên trưởng thành và cuối cùng là quay cuồng trong khói lửa. Sau 15 năm cầm bút, tôi đă viết rất nhiều cho lính, nhưng rất ít cho những người vợ lính, những người đàn bà mà theo tôi, tấm gương can đảm cũng chẳng thua ǵ chồng hoặc có khi c̣n hơn. Đối với những người lính trận như chúng tôi, chỉ cần một phát súng, một quả ḿn, một trái pháo là sẽ thênh thảng ra đi, bước vào một cơi trời cách biệt, nơi không c̣n có lo buồn, không c̣n có chém giết và thù hận. Nhưng đối với những người ở lại, những người vợ lính và con lính, những người đàn bà góa chồng và những đứa con nheo nhóc không cha, cuộc tranh sống của họ tiếp tục kéo dài. Có khác đi là kể từ ngày hôm đó, cuộc chiến dành cơm mua áo sẽ trở thành cay đắng độc địa và tàn khốc hơn gấp mấy lần bởi v́ chồng và bố chúng nó không c̣n trên cơi đời này nữa để phụ giúp họ.

    Viết bài này, tôi muốn quỳ xuống và cúi đầu thật sâu để đốt lên một nén hương trầm, dâng lên cao tôn vinh những người đàn bà vợ lính Việt Nam - những người đă chết, những người c̣n sống..
    .



    Truyện t́nh của chị Hạ và anh Nuôi

    Tác giả :Trường Sơn Lê Xuân Nhị




    Trang 1



    Tôi nh́n chị Hạ, nước mắt muốn ứa ra. Chị Hạ nh́n tôi, cặp mắt ráo hoảnh nhưng phiền muộn và buồn như một buổi chiều mùa thu. Tôi cúi đầu, nhăn mặt lại để kềm gịng nước mắt. Rồi tôi nói thật nhanh:

    - Thôi em đi nhé chị Hạ...

    - Ừ chú Nhị đi...

    Tôi đứng lên và móc hết mấy cái túi áo bay, ṃ mẫm măi mới t́m thấy được một dúm tiền gồm có ba tờ giấy một ngàn, một tờ giấy 500 và 5 tờ giấy một trăm. Vậy là đúng bốn ngàn đồng bạc...

    Bốn ngàn đồng bạc so với số lương của một Thiếu Úy phi công khoảng 30 ngàn một tháng không phải là lớn nhưng cũng không phải nhỏ. Không phải nhỏ bởi nó đồng nghĩa với... 10 chai bia lớn và một bữa ăn nhậu. Hoặc có thể, nó đồng nghĩa với một buổi tối thứ bảy vi vút với đào ở băi biễn Nha Trang. Hoặc, một cách tằn tiện hơn th́ cũng đủ tiền ăn sáng, ăn trưa được ba bốn ngày...

    Nhưng bốn ngàn đồng bạc này, tôi biết, đối với người đàn bà vợ lính vừa mất chồng đang đứng trước mặt mà tôi gọi là chị Hạ, có thể là đủ tiền gạo tiền sữa cho chị và đứa con một tuổi của chị được một tháng trời...

    Tôi cầm bốn ngàn trong tay nh́n chị Hạ, t́m một lời nói nhưng kiếm không ra. Nhưng chị Hạ tinh mắt lắm. Chị biết tôi tính cho chị tiền. Chị mắc cỡ quay mặt đi, không dám nh́n tôi...

    Tôi lưỡng lự một chút rồi đưa dúm tiền vào tay chị, nói:

    - Chị Hạ, em phải đi. Chị cầm lấy chút ít này để mua sữa cho cháu... Em móc hết hầu bao chỉ c̣n có thế... Nếu chị không lấy th́ từ này trở đi em thề sẽ không bao giờ về đây thăm chị nữa...

    Bị hăm dọa, chị Hạ đành đưa tay cầm lấy tiền. Rồi chị quay lại nh́n tôi. Mặt chị nhăn lại như để kềm chế sự xúc động rồi bỗng dưng, không kềm được nữa, chị ̣a lên khóc nức nỡ. Thằng bé con trong tay chị rung lên từng chặp. Nước mắt chị rơi xuống mặt nó.

    Chị Hạ thổn thức nói:

    - Hu... hu... Chú Nhị, chỉ có chú là tốt với chị...

    Tôi lí nhí nói:

    - Chả có ǵ đâu chị ạ, em chỉ có mấy ngàn đồng bạc... Em muốn cho chị nhiều hơn, nhưng em chỉ có thế.

    Chị Hạ đưa tay lên quẹt nước mắt:

    - Chị xin lỗi chú, chị biết chị khóc như thế là không phải... Nhưng chị không cầm được...

    Tôi cầm tay chị Hạ:

    - Chị Hạ...

    Chị Hạ khóc to hơn, mặt méo đi, nước mắt nhạt nḥa trên hai g̣ má:

    - Chú Nhị, ngày chị bị thằng Quang phá nát đời con gái, chị đă không khóc. Khi bị đuổi ra khỏi nhà, chị cũng đă không khóc... Lúc nghe tin anh Nuôi tử trận, chị cũng không khóc được v́ nỗi mất mát to lớn quá. Nhưng bây giờ nh́n thấy chú tốt với chị như thế, chị khóc... hu... hu...

    Những ǵ chị Hạ kể, tôi đă biết gần hết, nhưng bây giờ nghe chị Hạ nói như thế th́ ḷng tôi thấy quặn ḿnh lại, đau đớn như chính ḿnh là nạn nhân. Tôi không muốn ở đây thêm một giây phút nào nữa. Tôi cúi xuống cầm lấy cái mũ ca-lô ở trên bàn:

    - Thôi chị, em xin phép để em đi, hôm nào rảnh em sẽ về ghé thăm chị...

    Chị Hạ ngừng khóc, mím chặt môi lại như đang cố gắng dùng hết nghị lực để làm chuyện đó. Chị nói:

    - Chị cám ơn chú nhiều lắm. Chú phải ở lại uống thêm cốc nước với chị chứ.

    Tôi nh́n chị, cố gắng điểm một nụ cười để ḿnh khỏi bị khóc theo. Tôi đổi đề tài:

    - Chị vẫn c̣n thích mím chặt môi lại như ngày nào hồi c̣n nhỏ...

    Tôi ngừng một chút, cố gắng xua đuổi cái h́nh ảnh gần 20 năm trước của chị Hạ ra khỏi trí nhưng không thể được. Những h́nh ảnh ngày xưa của chị Hạ tiếp tục trở về dồn dập trong trí tôi. Một buổi sáng, phải rồi, một buổi sáng. Tôi nói tiếp:

    - Phải, vẫn cái mím môi và cái thái độ cương quyết đó. Chị không bao giờ bỏ được...

    Lần đầu tiên kể từ khi gặp nhau, gương mặt phiền muộn của chị Hạ điểm một nụ cười. Nụ cười héo hắt như một cành hoa lạc. Nhưng tôi không thể nào quên nụ cười ấy được. Bao nhiêu năm qua, bao thăng trầm biến đổi, chị Hạ vẫn giữ được nụ cười và cái mím môi quyết liệt...

    Chị Hạ nói:

    - Chú vẫn c̣n nhớ chuyện ngày xưa à? Lâu quá rồi nhỉ...

    Tôi cúi đầu, nói nhẹ nhàng:

    - Không, phải nói là mau chứ chị. Mới đó mà đă mấy chục năm rồi, tuổi thơ, cuộc đời, rồi chiến tranh, tất cả đều đă trôi qua mau như một giấc mộng...

    Chị Hạ cười nhẹ:

    - Chú nhớ hay quá, mà nói lại nghe hay nữa... Chú Nhị tài hoa quá...

    - Chị cứ khen. Nhưng làm sao em quên được chị?

    (c̣n tiếp)
    Last edited by NguyễnQuân; 30-09-2011 at 01:11 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570
    Trang 2




    Phải, làm sao tôi quên được. Buổi sáng hôm đó. Đó là một buổi sáng trong trăm ngàn buổi sáng của những ngày xưa hồi tôi c̣n rất nhỏ, khi đất nước ḿnh có cuộc di cư vĩ đại của một triệu người miền Bắc vào Nam vào năm 1954, 55. Hồi ấy tôi chỉ là một thằng bé con chừng 6, 7 tuổi.

    Một sáng, nhà tôi có cha Tâm đến thăm. Cha Tâm là một người quyền uy, đi xe hơi to lắm, có tài xế lái, và lắm khi lại có cảnh sát đi theo. Cha Tâm thường hay đến nhà bố tôi chơi. Bố tôi hồi ấy làm giám đốc một hăng xuất nhập cảng cao-su lớn nhất thành phố Pleiku nên cũng oai quyền và giàu có lắm. Nhà tôi lúc ấy người ăn người làm trong và ngoài có đến vài chục người. Cha Tâm là khách quư của bố. Và khi bố tôi gặp khách quư th́ thường thường có tiệc tùng hoặc nói chuyện rất lâu.

    Sáng hôm đó, sự xuất hiện của cha Tâm làm nhiều người trong nhà chú ư v́ cha có dắt theo một cô bé gái tóc cắt ngắn một cái kiểu rất lạ mắt, bọn tôi chưa hề nh́n thấy bao giờ. Con bé lớn hơn tôi chừng năm tuổi. Tóc tai nó đă thế, nó lại mặc áo quần rất lạ mắt mà măi sau này tôi mới biết là đồ của "Mỹ Quốc Viện trợ". Mặt mày con bé buồn rầu ngơ ngác càng làm cho anh chị em chúng tôi chú ư thêm hơn.

    Bố tôi và cha Tâm nói chuyện với nhau khá lâu, mặt cha có vẻ nghiêm nghị chứ không vui vẻ như thường ngày. Chị lớn tôi đại diện các em ra chào cha, cha chỉ gật một cái rồi quay sang nói chuyện tiếp chứ không nói đùa với chị tôi một câu như thường ngày. Anh Thái đi đâu về đến chào cha, cha chỉ gật, không nói ǵ. Tôi chưa bao giờ thấy cha Tâm nghiêm trang như thế. Sau khi nói chuyện rất lâu, cha Tâm đứng lên bắt tay bố tôi. Cha nói:

    - Anh ráng giúp tôi. Tôi hứa rằng khi nào tôi kiếm ra được bố mẹ cháu, tôi cho sẽ người tới rước cháu đi liền...

    Bố tôi gật đầu, bảo:

    - Xin cha cứ để đấy cho con, khỏi phải lo ǵ cả. Con coi nó như con gái trong nhà. Nhà càng lắm người th́ càng vui cha ạ.

    Cha Tâm gật đầu măn nguyện rồi kéo con bé ra một chỗ th́ thầm với nó một lúc. Không biết cha Tâm nói ǵ nhưng nửa chừng th́ con bé ̣a lên khóc nức nở. Khóc thật ngon lành, chẳng cần biết mắc cỡ, chẳng cần biết ra anh chị em chúng tôi đang nh́n nó chăm chăm.

    Cha Tâm dỗ dành đến mấy nó vẫn không nín. Một lúc nào đó, cha Tâm bỏ cuộc, nói:

    - Thôi cha phải đi, con ở lại. Cha đi ra kia mua gói thuốc lào rồi cha trở về liền. Con ở đây chờ cha.

    Nghe như thế th́ con bé bỗng dưng ngừng khóc hẳn. Nó lắc đầu, đưa tay lên chùi nước mắt, cất giọng sầu thảm nói:

    - Không, cha nói dối con đấy. Con biết cha đi th́ cha không trở lại nữa...

    Cha Tâm vỗ đầu con bé, bật cười thân thiện:

    - A, con này hay nhỉ? Mày dám bảo cha nói dối à?

    Con bé lại khóc ̣a lên:

    - Hu hu... Lạy cha ạ, con chẳng dám láo thế nhưng con biết nếu cha đi th́ cha không trở lại nữa...

    Đang đứng gần đó ṭ ṃ xem một cách lén lút, anh chị em chúng tôi nh́n nhau nháy nhó, trao đổi với nhau những cái nh́n thích thú về những ǵ vừa nghe và thấy được. Ở tuổi chúng tôi thời đó, không phải lúc nào ḿnh cũng có thể nghe được một con bé dám bảo ông cha nói dối. Thế mà cha Tâm lại không tát cho nó một cái th́ cũng là chuyện lạ. Cả bố tôi cũng đứng yên mà ngó, không có phản ứng ǵ. Chuyện này ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

    Nhưng bố tôi không phải là người không có mắt. Chúng tôi đang c̣n chờ đợi để xem tiếp coi cha Tâm sẽ đối phó với con bé ngổ ngáo này như thế nào th́ bố tôi đă bất ngờ quay lui và đuổi hết bọn con nít chúng tôi xuống nhà dưới. Thế là cuộc vui bị chấm dứt nửa chừng.

    Nhưng chừng nửa tiếng sau, khi cha Tâm lên xe đi rồi th́ bố tôi cho gọi chúng tôi lên nhà. Trong pḥng khách, bây giờ bố tôi là người đang thế chỗ cha Tâm, đứng vỗ về con bé xa lạ. Con bé bây giờ không c̣n khóc nữa mà đứng mím môi, dương mắt nh́n chúng tôi bằng một cặp mắt vừa lạnh lùng, vừa thách thức.

    Con gái nhà ai mà mất dạy thế, tôi nhớ đă tự bảo ḷng ḿnh như thế. Và tôi không bao giờ có thể quên được cặp mắt và cái mím môi đó. Dù c̣n rất nhỏ, tôi cũng nh́n thấy đó là cặp mắt của một con chúa sơn lâm bị lâm vào đường cùng, đưa mắt nh́n thách thức mọi vật, mọi thứ ǵ biết cử động chung quanh ḿnh. Ngay từ hồi đó, tôi đă biết cặp mắt này không phải của một con bé b́nh thường. Và bỗng dưng, tôi thấy thương con bé ấy. Cái sự mến thương thường t́nh của một thằng bé dành cho một người hay một cái ǵ mà ḿnh thấy đáng phục.

    Trước sự ngạc nhiên của anh chị em chúng tôi, bố tôi nhẹ nhàng vuốt đầu con bé, nh́n chúng tôi và dịu dàng bảo:

    - Kể từ hôm nay, nhà ḿnh có một... đứa con mới. Đây là Hạ. Chúng con phải coi Hạ như một người chị, người em ruột thịt trong gia đ́nh. Gia đ́nh Hạ ở ngoài Bắc và chị bị lạc bố mẹ v́ chuyến di cư. Chắc chẳng lạc đâu xa, có thể bố mẹ ở đâu trong Sài-G̣n nhưng chưa liên lạc được, v́ thế, Hạ chỉ ở tạm với chúng ta trong một thời gian ngắn. Khi nào cha Tâm liên lạc được và khi t́m thấy bố mẹ chị ấy, Hạ sẽ đi... trong khi đó, chúng con phải biết yêu thương và quư mến chị Hạ như một người ruột thịt trong gia đ́nh.

    Lạ lùng thay, sau câu nói của bố tôi th́ cặp mắt của con bé thay đổi liền. Thay đổi thật mau và trở nên dịu dàng chân thật làm bọn tôi kinh ngạc. Hồi ấy dù tuổi đời c̣n rất nhỏ nhưng tôi cũng nhận ra được chuyện quan trọng này. Tôi không bao giờ ngờ rằng một cặp mắt lại có ảnh hưởng đến những người chung quanh đến như thế.

    Thế là sau buổi chiều hôm đó, trong nhà tôi có thêm một khuôn mặt mới. Như mọi đứa con nít thời ấy, chúng tôi làm quen với nhau rất mau. Chị Hạ lại là một người khéo léo, luôn luôn biết cách làm vui ḷng mọi người nên chẳng bao lâu chúng tôi coi chị như một người ruột thịt trong gia đ́nh. Ngay cả người khó tánh nhất trong chị em tôi là chị Phan, chị cả, cũng thích chị. Tôi nhỏ tuổi nên gọi chị Hạ là chị. Các anh chị tôi, có người gọi là chị hoặc em. Tạm thời, bố tôi gởi chị vào học trường bà sơ chung với các chị tôi trong khi chờ đợi Cha Tâm trở lại...

    (c̣n tiếp)

  3. #3
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570
    Trang 3




    Thời gian trôi qua và tôi chẳng thấy cha Tâm trở lại như lời bố tôi nói nhưng việc này chẳng làm cho ai bận tâm. Đúng hơn càng làm cho chúng tôi thích v́ chúng tôi đă trở nên thân thiết với chị Hạ, không muốn cha trở lại để đem chị đi.

    Một ngày, cha Tâm trở lại và ngồi nói chuyện với bố tôi khá lâu. Cha cho biết cuộc di cư đă chấm dứt và cha vẫn không t́m ra được cha mẹ của chị Hạ. Bố tôi bảo cha đừng lo v́ chị Hạ bây giờ đă trở thành một người con trong gia đ́nh chúng tôi. Biết được tin đó, ai trong chúng tôi cũng mừng v́ gia đ́nh bây giờ có thêm được một người chị dễ mến, khéo léo, và luôn luôn biết bênh vực chúng tôi khi có chuyện ở trường.

    Nhưng quăng đời êm đềm của chị Hạ và gia đ́nh tôi không kéo dài lâu... Chị Hạ ở với gia đ́nh tôi được chừng vài năm th́ trong gia đ́nh tôi xảy ra hai biến cố. Tôi không biết có nên dùng hai chữ "biến cố" để gọi không bởi v́ nó xảy ra không phải đùng một cái mà xảy ra rất từ từ, mỗi ngày một chút, kéo dài trong một khoảng thời gian cỡ một hoặc hai năm. "Biến cố" thứ nhất là nhà tôi càng ngày càng trở nên sa sút, và biến cố thứ hai, theo tôi nghĩ không ít th́ nhiều do hậu quả của biến cố thứ nhất, đó là việc chị Hạ trong gia đ́nh càng ngày càng bị đối xử tẻ nhạt.

    Tôi muốn nói về cái "biến cố" thứ nhất.

    Nhà tôi hồi ấy có thể nói là một trong những gia đ́nh giàu có nhất nh́ thành phố nhờ bố tôi đă một thời làm thị trưởng thành phố. Tôi không biết được bố tôi có bao nhiêu tiền nhưng tôi biết nhà tôi hồi đó có 4 chiếc xe hơi. Một chiếc du lịch hiệu Traction cho bố đi làm, hai chiếc xe jeep để cho người làm đi rẫy và một chiếc xe vận tải lớn để chở hàng. Nói về người ăn người làm trong nhà hồi ấy đông lắm. Con số tôi không biết là bao nhiêu nhưng đông đến độ nhà tôi phải chia ra làm 3 xuất để ăn cơm. Xuất đầu tiên dành cho gia đ́nh, gồm có bố mẹ, anh chị em tôi (dĩ nhiên là có cả chị Hạ). Xuất thứ hai dành cho người làm rẫy, thợ mộc, thợ nề và tài xế xe hơi. Và xuất thứ ba, cuối cùng, dành cho người làm hay là người ở trong nhà. Người ở trong nhà có khi lên tới gần 10 người.

    Một năm sau ngày chị Hạ về ở với gia đ́nh tôi th́ bố tôi bị mất chức giám đốc của hăng xuất nhập cảng cao su. Theo như chỗ tôi nghe được hồi ấy và không biết có đúng không th́ hăng cao su mà bố tôi làm tổng giám đốc là do người Pháp làm chủ. Ông tổng thống Ngô Đ́nh Diệm chủ trương bài Pháp nên tăng thuế cao. Người Pháp t́m cách trốn thuế và bị bắt lật tẩy. Ông sợ tù tội nên bán tháo bán đổ lại rồi bỏ về nước.

    Quyết xây dựng cơ đồ, bố tôi bỏ hết tiền của dành dụm nhiều năm để đầu tư việc làm rẫy, trồng cà phê. Nhưng v́ làm cái đồn điền quá lớn và không có nhiều kinh nghiệm nên số tiền dành dụm chẳng bao lâu biến thành mây khói. Cần tiền, bố tôi bán luôn mấy căn phố cho người Hoa mướn đang có lợi tức dồi dào để tiếp tục khuếch trương. Nhưng công việc rẫy bái trồng trọt phải mất một thời gian mới thu hoạch được kết quả nên tiền của trong nhà tiếp tục cạn đi. Cuối cùng th́ cạn vốn nên đành phải bỏ mấy trăm mẫu đất đang canh tác dở dang, để biến thành hoang phế. Nợ nần chồng chất, bố tôi đành phải bán bớt nhà và đất để trả nợ. Nhà tôi đang giàu có bỗng trở nên sa sút. Sa sút nhanh chóng ào ào như một chiếc xe bị tuột dốc...

    Xe hơi là một thứ xa xỉ trong xă hội Việt Nam cho nên, khi sự sa sút bắt đầu kéo tới nhà nào th́ cái thứ ǵ xa xỉ nhất phải chắp cánh bay đi trước. Nhà tôi cũng không tránh khỏi định luật này. Từ một nhà có 4 chiếc xe mà chỉ trong ṿng một năm, bố tôi chỉ c̣n giữ lại được một chiếc xe jeep cũ để đi rẫy. Chiếc xe cũ nhiều khi trở chứng làm anh em chúng tôi phải khốn đốn, khi quay khi đẩy hộc x́ dầu.

    Ra đi cùng một lúc với những chiếc xe hơi là những người ăn người làm trong nhà. Điều khác lạ ở đây là người đi th́ ồn ào hơn, không trầm lặng như... xe hơi. Mỗi lần có người đi là có cảnh tiễn biệt, cảnh bịn rịn, cảnh từ giă. Lắm khi, lại có cảnh... căi lộn chí chóe với mẹ tôi v́ số tiền lương lănh được không như ư muốn hay sao đó. Những người bỏ gia đ́nh tôi ra đi, mới đầu là các bác tài xế xe hơi, rồi đến nhân công ngoài rẫy và cuối cùng, khổ cho chúng tôi nhất, là những người giúp việc trong nhà. Từ một số người làm tổng cộng có đến 3, 4 chục mà chỉ trong ṿng vài ba năm xuống chỉ c̣n có vài người. Dĩ nhiên, ba xuất cơm ngày xưa giờ chỉ c̣n lại một. Bố tôi và mọi người cùng quay quần bên nhau ăn một lần cho tiện. Nếu ai hỏi tôi trên đời này có hoàn cảnh nào tôi sợ nhất hồi c̣n bé th́ tôi xin thưa này là cảnh... bỗng dưng ḿnh phải ... tự giặt đồ lấy và thay phiên nhau rửa chén v́ không có người giúp việc trong nhà. Từ từ, anh chị em tôi được huấn luyện để làm lấy tất cả mọi thứ mà ngày xưa chỉ dành cho người làm: giặt dũ quần áo, lau nhà, quét dọn v.v...

    "Biến cố" thứ hai, có thể là do bởi hậu quả của biến cố thứ nhất, nhưng diễn ra một cách rất âm thầm và từ từ hơn đó là chuyện chị Hạ. V́ một lư do nào đó mà đầu óc tuổi thơ của tôi không đoán ra được, chị càng ngày càng bị đối xử lạnh nhạt hơn. Sự lạnh nhạt bắt đầu với Mẹ tôi. Mới đầu tôi không để ư đến nhưng dần dần th́ tôi thấy ngay rằng h́nh như chị Hạ thường bị sai vặt thường hơn và cũng bị la mắng thường hơn nữa. Khi th́ mẹ tôi bắt chị ra lấy cái ống nhổ trầu, rồi đến quét cái nhà, lau cái bàn v.v... và dần dần th́ tới những việc khác nặng hơn như lau nhà, giặc quần áo.

    Một hôm cả nhà ngồi ăn cơm xuất đầu, (hồi ấy nhà vẫn c̣n ăn 3 xuất v́ c̣n đông người làm) tôi chờ măi mà không nh́n thấy chị Hạ. Bố mẹ tôi h́nh như lại gây với nhau nên chẳng có đứa nào trong anh em chúng tôi dám mở miệng nói nhiều. Trước khi so đũa, mẹ tôi chỉ tuyên bố một câu ngắn gọn: "Chúng con ăn đi, kể từ nay, con Hạ ăn cơm ở xuất thứ 3." Việc chị Hạ bị xuống ăn cơm ở xuất thứ ba tuy đáng buồn nhưng không đáng buồn bằng chuyện mẹ tôi dùng chữ "con Hạ" để chỉ chị Hạ. Tôi thấy tê tái trong người nhưng không dám nói năng ǵ. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu rơ được thế nào là cảnh "T́nh đời đen bạc" tôi thường đọc trong sách. Mấy ai biết được chuyện "T́nh đời đen bạc" có thể xảy ra ngay trong nhà ḿnh.

    Bọn người ăn người làm trong nhà có nhiều đứa không thích chị Hạ từ lâu, đây là dịp tốt cho chúng nó trả thù. Trong số đám người làm này có một con nhỏ tên là con Khanh. Nó là một con ở tính t́nh lóc chóc, luôn luôn kiếm dịp gây gỗ với mọi người. Nó là người làm đầy tớ trong nhà mà đôi khi c̣n dám lên mặt gây gỗ cả với chị em chúng tôi th́ đủ biết nó ngổ ngáo đến mức nào. Một con bé tính t́nh như thế th́ nó có coi chị Hạ ra ǵ. Nó và chị Hạ đă có một lần đụng độ nhau. Chuyện xảy ra như sau:

    Hồi ấy mẹ tôi giao cho chị Hạ chịu trách nhiệm vệ sinh sạch sẽ pḥng ngủ. Đây là bổn phận của con Khanh. Một sáng, không biết v́ lư do ǵ đó mà con Khanh căi lư với chị Hạ. Nó làm sao căi lư bằng chị Hạ được cho nên cuối cùng đuối lư, nó bảo: "Chị cũng là người dưng nước lă như tôi, chị có máu mủ ǵ trong gia đ́nh này mà lại lên mặt làm khó tôi như thế?"

    Câu nói tàn độc làm chị Hạ sững người, trong một giây phút không biết phải trả lời làm sao. May quá, lúc ấy có tôi đứng ngay đó. Tôi nổi cơn điên, xông tới tát cho con khốn nạn mấy cái, miệng chửi:

    - Chị Hạ là người ruột thịt trong nhà, tao cấm mày không được hỗn như thế.

    Con Khanh bị đ̣n đau quá, như mọi đứa trẻ nít trong nhà, liền khóc bù lu bù loa lên. Nó lại dám chửi luôn cả tôi. Tôi điên tiết xông tới đấm đá túi bụi:

    - Tao đánh cho mày một trận cho mày hết dám hỗn với tao.

    Dù cứng đầu đến đâu th́ con Khanh cũng chịu không nổi, nó bèn lên tiếng năn nỉ. Nhưng cái giọng năn nỉ của nó nghe càng chói tai hơn:

    - Cậu tha cho con, con đâu biết cậu lại thương mến chị Hạ đến thế.

    Ở nhà ai cũng biết tôi là người hiền nhưng cộc tính. Ai đă làm tôi nổi cơn điên th́ phải coi chừng lắm lắm. Tôi một tay nắm tóc nó, tay kia đem bao nhiêu thứ "vơ" học được ở nhà trường về áp dụng với nó...

    Anh chị em tôi lúc này đă có mặt và chứng kiến cảnh con Khanh bị đ̣n nhưng không ai muốn can. Có thể họ sợ tôi một phần và một phần cũng v́ muốn nh́n thấy cái con ở lắm mồm lắm miệng này bị đ̣n một phen cho nó chừa tật. Cuối cùng th́ chính chị Hạ là người nhảy vào kéo tôi ra. Chị mím môi, bảo tôi:

    - Đủ rồi chú Nhị. Chị xin chú tha cho nó. Nó chẳng biết việc ḿnh làm.

    Kể từ đó, con Khanh không c̣n bao giờ dám hỗn, nhưng nó đă thành công trong việc nó muốn làm, đó là khơi dậy một vết thương ḷng mà ai cũng muốn quên đi. Kể từ ngày đó, chị Hạ chẳng c̣n bao giờ như xưa nữa. Khi nói chuyện với người làm trong nhà, nhiều khi đang thao thao bất tuyệt th́ chị bỗng dừng lại làm như vừa nhớ ra những ǵ con Khanh nói ngày nào: Chị không phải là người ruột thịt máu mủ ǵ trong nhà. Có lúc khác, tôi bắt gặp chị đứng một ḿnh ở sau nhà, môi mím chặt lại, dơi đôi mắt buồn bă nh́n về một phương trời vô định nào đó...

    Hôm đầu tiên chị phải xuống ăn cơm xuất 3 với người ăn người ở trong nhà, con Khanh là người vui mừng nhất. Nhưng nó đểu giả khốn nạn lắm. Nh́n thấy chị Hạ ngồi vào bàn là nó làm bộ vồn vă với chị Hạ, mời chị ăn thức này món nọ, tḥ tay gắp thức ăn vào chén cho chị. Tôi đứng ngoài nh́n vào, thấy rằng chẳng thà nó chửi vào mặt chị một câu tàn nhẫn như là "Tại sao chị lại xuống đây ăn uống với bọn người làm này" th́ tôi chắc chị Hạ đă đỡ khổ hơn nhiều. Tội nghiệp, chị Hạ phải can đảm lắm mới ngồi ăn được một cách b́nh thản như thế. Chị coi như chẳng có ǵ xảy ra, cũng vồn vă đáp lại sự vồn vă của con Khanh.

    Việc ǵ xảy ra tiếp theo th́ ai trong nhà cũng đă đoán được là nó sẽ xảy ra: Chị Hạ bị cho thôi học. Cơm trong nhà c̣n không được ăn xuất một th́ tiền đâu cho chị đi học? Lần này, chính bố tôi là người thông báo cái tin buồn đau khổ ấy cho chị. Tôi biết bố tôi, người báo tin, cũng đau khổ và buồn phiền chẳng khác ǵ người nhận tin là chị Hạ. Trong đáy ḷng, tôi biết bố tôi lúc nào cũng quư mến và coi chị Hạ như một đứa con, nhưng nhà cửa một ngày một sa sút, con nuôi phải nghỉ học để dành tiền cho con đẻ. Cuộc đời là như thế.

    Có lẽ đă phần nào đoán trước được số mạng hẩm hiu của ḿnh, chị Hạ đón nhận nguồn tin rất là b́nh tĩnh. Sau này tôi nghe mấy bà chị tôi kể rằng rằng chị Hạ đă biết trước được chuyện nghỉ học nên một tuần lễ trước đó, chị vào lớp và nhờ bạn bè viết "Lưu Bút" để làm kỷ niệm với bạn bè. Ở tuổi học tṛ ai cũng biết lưu bút là một cuốn tập truyền tay nhau để bạn bè ghi lại những kỷ niệm, những cảm nghĩ về nhau trước ngày chia tay. Những cuốn Lưu bút này chỉ luân lưu vào dịp cuối năm trước khi chia tay, không ai viết Lưu bút giữa năm như chị Hạ.

    Dĩ nhiên là chị Hạ nghỉ học ở nhà không phải để chơi... Lúc gia đ́nh đang sa sút, người ăn người làm liên tiếp ra đi th́ chị Hạ phải trám vào những chỗ đó để lo giúp việc trong nhà. Thế là từ một em bé học sinh con nhà khá giả, được coi như ruột thịt trong nhà, đang ăn cơm xuất một và đi học trường tư, chỉ trong ṿng vài tháng, chị Hạ bỗng trở thành một con bé thất học và tệ hơn, xuống làm một kẻ giúp việc trong nhà.

    Tuy rằng anh chị em chúng tôi luôn luôn hết sức để thân mật với chị, nhưng từ ngày bị xuống thang, cách chị Hạ đối xử với chúng tôi đă thay đổi. Vẻ thân mật hồn nhiên của một người bạn, người chị trong gia đ́nh không c̣n nữa. Chị luôn luôn giữ một khoảng cách giữa chị với chúng tôi. Có một lần, nh́n thấy chị Hạ ngồi giặt một thau đồ to lớn ở sau nhà, tôi lân la xuống ngồi nói chuyện với chị. Lúc ấy người ăn người làm, kể cả con Khanh đă nghĩ việc. Muốn làm vui ḷng chị, tôi kể chuyện xảy ra trong trường cho chị nghe. Toàn những chuyện vớ vẩn như thầy Thanh sắp lấy vợ, cô giáo Hân vừa xin nghỉ để theo chồng về Sài-G̣n. Rồi đến chuyện xảy ra trong lớp, thằng này bị đ̣n, con kia bị phạt v.v... Tôi đang nói ngon lành như thế th́ bỗng dưng chị Hạ bỗng nạt tôi bằng một giọng giận dỗi:

    - Chị không muốn chú kể những chuyện ấy nữa.

    Đầu óc non nớt của tôi lúc ấy không hiểu tại sao chị lại nạt tôi như thế. Chưa kịp nói ǵ th́ chị Hạ tiếp:

    - Chị xin lỗi chú nhưng chị không được đi học, chú được đi học và cứ kể như thế làm chị đau lắm.

    Nghe xong câu đó, tôi mới hiểu được nỗi ḷng của chị. Và tôi hối hận quá, nhưng không biết phải nói ǵ để có thể làm tươi khuôn mặt buồn thảm kia được.

    Nhưng sự nghỉ học và làm việc của chị Hạ không giúp được ǵ trong việc làm chậm lại sự tuột dốc kinh tế thê thảm của gia đ́nh tôi. Người ăn người làm trong nhà tôi cứ thay phiên nhau ra đi cho đến một hôm chúng tôi ngồi ăn cơm, tôi nhận ra là ngoài bố mẹ và anh chị em chúng tôi ra, nhà tôi chẳng c̣n người ăn người làm nào cả. Kẻ duy nhất không cùng máu mủ với chúng tôi chính là chị Hạ. Tôi không thể nào quên được bữa ăn đạm bạc đầu tiên với nhau này.

    (c̣n tiếp)

  4. #4
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Trang 4




    Kể từ này hôm đó, mọi việc trong nhà, từ việc giặc giũ quần áo cho đến việc nấu cơm nấu nước bây giờ là do một tay chị Hạ quán xuyến và lo lắng. Các chị em tôi cũng phụ chị Hạ nhưng chẳng giúp được bao nhiêu v́ chúng tôi phải đi học, và đi học về c̣n phải làm bài, học bài. Thêm vào đó cái tính ham chơi của tuổi trẻ nên chị Hạ phải quần quật suốt ngày suốt đêm. Chị là người thức giấc sớm nhất trước mọi người, và là kẻ đi ngủ sau cùng, sau khi mọi người đă yên nghỉ.

    Mẹ tôi cũng phụ giúp chị nhưng chẳng bao nhiêu v́ kể từ khi nhà cửa bị sa sút, tinh thần mẹ tôi sa sút, tính khí bất thường. Mẹ hay la mắng và bắt lỗi bắt phải mọi người về những việc nhỏ nhặt nhất. Có nhiều buổi sáng, mẹ ngồi khóc hàng tiếng đồng hồ ở sau nhà như muốn ăn vạ với... ông trời sao lại để cho gia đ́nh tôi điêu đứng khổ sở như thế. Chị Hạ ở nhà thường xuyên mới mẹ nên chịu nhiều cảnh đắng cay nhất. Nhưng chị không hề dám nói lại mẹ. Mẹ tôi la mắng thế nào, xỉ vả nhiều câu tàn độc, chị Hạ chỉ nhẹ nhàng trả lời: "Thưa mẹ con xin nhận lỗi" hoặc "Thưa mẹ, lần sau con chả dám thế."

    Phần bố tôi, mới đầu cũng cố gắng đem hết tài năng ra để cứu văn t́nh thế, nhưng v́ không có thời cho nên càng làm lớn th́ càng lỗ lớn (sau này tôi được biết đó là lư do tại sao bố phải bán hết mấy chiếc xe đi), bố đâm ra thất chí, sinh tật rượu chè. Bố tôi bây giờ vắng nhà nhiều hơn xưa và khi về th́ thường đi chân nam đá chân xiêu. Những hôm khác, phải có người d́u vào nhà. Những buổi sáng thức giấc sau cơn rượu, bố thường ngồi trầm ngâm ở pḥng khách hàng tiếng đồng hồ, hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác cho đến khi khách khứa bạn bè đến rủ đi làm ăn hay đi ăn nhậu.

    Chị Hạ gánh vác sự nghèo khó và đau thương của gia đ́nh tôi, làm việc miệt mài mà không hề thở than hay lên tiếng than trách. Chị phục vụ gia đ́nh tôi như ruột thịt của chị, lo từng miếng ăn thức uống, ủi từng cái áo, chăm sóc từng ngày một. Tôi không hiểu tâm trạng của chị như thế nào trong lúc đó, từ một đứa bé con nhà khá giả ở Bắc Việt Nam bỗng đùng một cái, mất cha mất mẹ rồi trở thành một con ở trong một gia đ́nh xa lạ ở miền Nam. Điều làm cho tôi phục chị là chị không hề mở miệng than phiền hay ta thán. Được cái, anh chị em tôi đối xử với chị rất là thân thiết nên cũng xoa dịu được phần nào nỗi buồn của chị. Trong đám anh chị em tôi, tôi là người chị quư nhất. Thỉnh thoảng đi học, tôi không biết chị góp nhặt ở đâu mà dúi vào tay tôi một đồng bạc để ăn quà.

    Và thời gian qua mau, thấm thoát mà chị Hà đă ở trong nhà tôi được hơn mười hai năm. Trong suốt thời gian này, chỉ có 2 năm đầu tiên là chị được đối xử như một đứa con, c̣n thời gian c̣n lại th́ cuộc đời chị không hơn ǵ một đứa ở. Có phần tệ hơn là bởi người ăn kẻ ở trong nhà khi muốn đi th́ có quyền rũ áo ra đi, c̣n được nhận tiền lương hàng tháng. Phần chị, chị không bao giờ mở miệng ra hỏi một đồng bạc và mẹ tôi th́ cứ lờ đi, không bao giờ nhắc tới việc trả lương cho chị. Hồi ấy c̣n bé tôi không hề nh́n thấy chuyện này nhưng sau này ra đời bôn ba, nghĩ lại tôi thấy bố mẹ tôi bất công vô cùng. Theo tôi, nếu ḿnh không đối xử được với chị Hạ như con th́ phải trả tiền cho chị như một người làm. Bố mẹ tôi không phải là hạng người lợi dụng hay hẹp ḥi, có lẽ hoàn cảnh túng quẫn của gia đ́nh đă làm 2 người như thế. Câu nói "cái khó bó cái khôn" là một câu thật đúng trong trường hợp này.

    Thời gian thấm thoát qua mau cùng với nỗi buồn của gia đ́nh tôi và của chị Hạ. Sau hơn mười hai năm, nhà tôi vẫn nghèo như xưa nhưng chị em chúng tôi đều đă làm quen với sự nghèo khó nên không c̣n thấy khổ sở như hồi mới bắt đầu nữa. Mấy người chị lớn của tôi cũng lần lượt lập gia đ́nh rồi ra riêng. Người anh lớn trong gia đ́nh, anh Thái cũng đă t́nh nguyện vào lính nên trong nhà bây giờ th́ tôi là đứa con trai lớn nhất với mấy người em.

    Chị Hạ bây giờ đă trở thành một người thiếu nữ, sắc đẹp tuy vào hạng b́nh thường nhưng có đầy đủ tất cả những ǵ một người đàn bà cần phải có như bộ ngực no tṛn và những đường cong khêu gợi v.v... Dù chị Hạ không phải thuộc hạng sắc nước hương trời nhưng tính t́nh hiền lành cùng sự khéo léo của chị cả xóm đều biết. Nhà tôi sau này dọn về ở một nơi b́nh dân nên trai hàng xóm đến tuổi cập kê toàn là những người lao động như thợ khuân vác, thợ ḷ rèn và nhân công làm rẫy cà phê. Người "văn minh" nhất trong xóm hồi đó theo tôi là mấy anh làm lơ xe đ̣ v́ họ c̣n đi đó đi đây, thỉnh thoảng đem về món này món nọ mua từ những thành phố lớn để lấy le với hàng xóm. Và dĩ nhiên là có nhiều người trong đám "trai làng" này bắt đầu để ư đến chị Hạ. Một người trong bọn là anh Nuôi, thợ hớt tóc.

    Hồi ấy anh Nuôi thỉnh thoảng cũng đến nhà tôi để giúp việc lặt vặt nên hai người chẳng lạ ǵ với nhau. Chị Hạ coi anh Nuôi như một người quen biết nhưng anh Nuôi th́ ngược lại, phải ḷng chị Hạ thấy rơ. Đúng hơn, phải nói là anh mê chị Hạ như điếu đổ. Anh vốn là dân nhà quê nên cách anh tán tỉnh cũng rất nhà quê và đôi khi trở thành ngây thơ và dễ thương đến nực cười. Dạo sau này, mỗi lần đến nhà chơi th́ anh Nuôi chải đầu bằng dầu Bri-dăng-tin bóng lộn, tóc tém ra phía sau theo một kiểu mà hồi đó người ta gọi là kiểu đầu "đít vịt." Tôi không hiểu v́ anh làm nghề hớt tóc nên muốn biễu diễn chút tài năng để dợt le với chị Hạ, hoặc v́ một lư do ǵ khác tôi không biết, nhưng có lần, tôi thấy anh đứng ở đằng sau hồ nước nhà tôi, trước một tấm gương nhỏ gần suốt hai tiếng đồng hồ chỉ để... chải đầu. Ṭ ṃ, tôi để ư quan sát, thấy anh hết chải xuôi rồi lại chải ngược, rồi lại tém bên phải, sửa bên trái. Điều đáng nói là ngoài cái đầu đít vịt, những thứ khác trên người anh, từ chiếc áo sơ mi hay áo thun cho đến cái quần đùi anh mặc, tất cả đều cũ và nhàu nát một cách thảm hại.

    Cũng có đôi khi anh "lên khuôn" coi rất dễ sợ. Cái khuôn sang trọng nhất của anh là cái áo sơ mi trắng, cộng thêm cái cà vạt trái mùa thắt méo sang một bên trông như một sợi dây tḥng lọng. Phần trên đă thế, phần dưới là một cái quần tây không có dây thắt lưng và chân lại mang... dép lẹp xẹp. Anh Thái tôi, có lần nh́n thấy anh Nuôi như thế th́ lắc đầu và phê b́nh một câu cay độc: "Thật là một h́nh ảnh bi thảm và tuyệt vọng của một thằng cha hớt tóc muốn học làm sang." Nhưng anh Nuôi th́ luôn luôn hănh diện ra mặt mỗi khi lên khuôn long trọng như thế. Mặt mày anh rạng rỡ, anh cười cười nói nói y như một tay công tử thứ thiệt.

    Lâu lâu một lần anh mới lên khuôn như thế, thường th́ vào những buổi chiều chủ nhật, trước khi anh đi coi cải lương với bạn bè.

    Tôi để ư là mặc ǵ th́ mặc, trong túi anh luôn luôn có một bao thuốc lá Capstan không bao giờ khui. H́nh như đó là dấu hiệu của sự giàu sang và trưởng thành. Thỉnh thoảng anh c̣n đứng sau nhà, ở một chỗ mà anh chắc chắn là chị Hạ nghe được, rồi cất giọng ca mấy câu cải lương thật mùi mẫn. Những lần như thế, các anh chị em tôi phải ôm bụng mà cười. Nhưng chị Hạ không bao giờ cười dù chị không thích. Chị nghiêm sắc mặt trách bọn tôi rằng cười như thế là "vô nhân đạo".

    Tôi c̣n nhỏ nên không biết ǵ về chuyện yêu đương trai gái nhưng tôi để ư hễ mỗi lần có anh Nuôi xuất hiện th́ chị Hạ t́m cách lánh mặt đi. Anh chị em chúng tôi ai cũng đồng ư là anh Nuôi không xứng đáng với chị Hạ. Chị Hạ dù sao cũng có chút kiến thức, biết đọc sách, biết đọc cả thơ TTKH, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, v.v..., c̣n anh Nuôi th́ mù chữ, chẳng biết ǵ...


    (c̣n tiếp)

  5. #5
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570
    Trang 5

    Và càng về sau này th́ anh Nuôi càng hay thường lui tới nhà tôi. Lần nào cũng với cái đầu đít vịt chải Bri-dăng-tin bóng lộn, và anh tiến bộ hơn trước, không c̣n mặc quần đùi nữa nhưng mặc quần ống túm và mang dép.

    Tôi không dám hỏi chị Hạ về truyện anh Nuôi nhưng tôi nghe mấy chị tôi nói là chị Hạ không thích anh Nuôi. Không thích nhưng v́ ḷng nhân ái, chị không nỡ xua đuổi anh ấy, sợ anh ấy buồn. Và chị luôn luôn lễ phép với anh Nuôi. Con người chị Hạ tốt như vậy đó. Hồi ấy dù c̣n nhỏ nhưng tôi biết chị Hạ thích một người khác mà tôi biết rơ...

    Đó là anh Quang, bạn của anh Thái tôi. Anh Quang con nhà giàu, có xe mô bi lét, tướng người to cao, nước da ngâm đen và rắn chắc. Không hiểu sao, dù anh Quang là bạn của anh Thái nhưng tôi không hề thích anh ấy. Ai cũng khen anh Quang là đẹp trai nhưng tôi lại ghét bộ mặt ấy vô cùng. Tôi thấy bộ mặt có vẻ ǵ giống tựa tựa như bộ mặt ... con Khanh, đểu cáng và tàn bạo.

    Điều làm cho tôi biết chị Hạ thích anh Quang là mỗi lần có anh Quang xuất hiện th́ mặt chị Hạ đỏ bừng lên như vừa thổi lửa trong ḷ ra. Chị thường đưa tay sửa tóc và đi đứng ăn nói khác hẳn thường lệ mỗi khi có anh Quang đến nhà chơi. Tiếng là đến chơi với anh Thái tôi, nhưng anh Quang luôn luôn t́m cách xuống bếp, lúc lấy cái này, lúc xin cái nọ để gặp mặt chị Hạ. Thỉnh thoảng, anh c̣n trao đổi vài câu bỡn cợt rất văn chương với chị Hạ mà lúc ấy tôi không thể nào hiểu được. Có lần, anh Quang nói ǵ không biết mà chị Hạ cười típ mặt lại, mặt đỏ bừng lên. Tôi chưa bao giờ nh́n thấy chị Hạ cười như thế.

    Lúc anh Thái lên đường đi lính rồi, đáng lư ra anh Quang chẳng c̣n lư do ǵ đến nhà tôi nhưng anh luôn luôn t́m ra một lư do nào đó để đến. Lúc th́ trả lại cuốn tập cho tôi, lúc th́ hỏi xem anh Thái có thư từ liên lạc ǵ về nhà không. Toàn là chuyện bố láo cả nhưng trong nhà chẳng ai nói ǵ v́ cả nhà ai cũng biết anh Quang là con nhà giàu có.

    Bố mẹ tôi chắc cũng biết ư đồ của anh Quang muốn ngắm nghé ǵ đây nhưng không đoán được là trong đám con gái đang lớn ở nhà, anh đang muốn tán tỉnh ai. Các chị tôi tuy không nói ra nhưng ai cũng nghĩ là anh Quang chắc có t́nh ư với ḿnh. Một tối, tôi nhớ h́nh như gần ngày tết, các chị và bố mẹ tôi đi chợ tết, ở nhà chỉ có ḿnh chị Hạ và tôi. Chị Hạ cũng không biết tôi ở nhà v́ hôm đó đáng lẽ tôi đi theo các chị nhưng bị phạt v́ được một quả vịt lộn kỳ thi toán vừa rồi. Tôi phẫn chí, đang nằm ở trên giường ở trên gác đọc truyện th́ nghe được tiếng xe mô-bi-lét của anh Quang. Đáng lẽ tôi đă xuống nhà nói cho anh Quang biết rằng không có ai ở nhà nhưng vốn chẳng thích ǵ anh Quang nên tôi cứ nằm im, nghĩ rằng nếu không t́m thấy ai th́ anh ấy sẽ bỏ đi.

    Tôi nghe tiếng xe mô bi lét anh Quang tắt máy và chờ một lúc mà không nghe tiếng máy nổ trở lại để đi về th́ sinh nghi, liền đứng lên đi xuống nhà dưới. Và tôi ngạc nhiên vô cùng khi nh́n thấy anh Quang và chị Hạ đứng bên cạnh nhau tâm t́nh. Hồi ấy tôi đă lớn nên biết phân biệt được sự khác biệt giữa 2 người thường nói chuyện và hai kẻ yêu thương nhau nói chuyện. Chỉ cần nh́n phớt qua một cái th́ tôi biết hai người đang yêu nhau đă từ lâu mà không ai biết. Phải thú thật rằng lúc ấy tôi cũng vừa mừng cho chị Hạ v́ sau bao nhiêu năm tháng khổ đau, cuối cùng th́ chị cũng t́m được nguồn an ủi cho cuộc đời chị, nhưng đồng thời cũng thấy buồn cho các chị tôi v́ đă không được anh Quang để ư...

    Chị Hạ thính tai lắm. Tôi vừa bước được mấy bước th́ chị nghe ra liền và hoảng hốt giật tay chị ra khỏi tay anh Quang. Hai người quay lại nh́n tôi. Tôi nói liền:

    - Chị Hạ đừng lo, em không nói ǵ đâu. Chỉ tưởng anh Quang ghé rồi đi nên em xuống chơi...

    Chị Hạ rưng rưng nước mắt nói:

    - Nếu chú... giỏi như thế th́ chị cám ơn chú lắm. Hôm nào cưới nhau rồi anh chị sẽ không quên chú...

    Tôi gật đầu, ừ hử rồi quay lên gác, nói thầm trong bụng rằng cưới ai chứ cưới anh Quang th́ chán bỏ mẹ. Anh Quang c̣n nói theo:

    - Nhờ đừng nói chuyện này cho ai biết chú nhé, hôm nào anh sẽ cho chú mượn xe mô-bi-lét đi chơi một ngày...

    Tôi chẳng ham ǵ đi ké chiếc mô bi lét của anh Quang v́ không ưa anh ta, nhưng tôi hứa với ḷng ḿnh sẽ không để lộ chuyện này với ai biết v́ tôi quư chị Hạ, không muốn gây phiền phức cho chị. Trước khi đi, anh Quang lên gác, dúi vào tay tôi 2 đồng, bảo cho chú ăn quà. Tôi quẳng hai đồng bạc xuống sàn rồi xoay người vào trong vách giả vờ ngủ.

    Sau đêm đó, chị Hạ và anh Quang vẫn tiếp tục lén lút với nhau nhưng ngoại trừ tôi, chẳng ai biết cho đến một tối. Tối đó, cơm nước xong, vào lúc vắng người, chị Hạ bảo tôi ra chờ chị ở cây mít phía sau nhà. Tôi không biết chuyện ǵ nhưng đoán là có chuyện ǵ quan trọng lắm v́ chị mặt Hạ nghiêm trọng vô cùng.

    Khi gặp nhau, chị đưa cho tôi một mảnh giấy gấp làm bốn có dán cơm và nói:

    - Chú sang nhà anh Quang đưa lá thư này cho anh Quang hộ chị có được không?

    Dưới ánh đèn vàng vọt ở nhà sau, không hiểu tại sao lúc ấy tôi mới nhận ra một điều hơi lạ lùng là tôi thấy mặt chị mập ra. Hồi đó tôi đă lớn nên nhận ra ngay rằng đó là cái mập của một người đàn bà con gái ốm nghén lần đầu tiên trong đời. Từ chuyện này, tôi lại nhớ thêm một chuyện khác là những lúc gần đây, chị Hạ ăn uống khá nhiều hơn thường ngày. Có một lần chị ăn hết nguyên một rổ bắp chuối. Lần khác, chị ăn hết nguyên một trái mít chỉ c̣n có sơ mà thôi. Tôi biết rằng những người đàn bà ốm nghén thường thích ăn những thứ kỳ quặc. Tôi lại nhớ cách đây mấy ngày, các chị tôi đă đồn đăi với nhau rằng chị Hạ và anh Nuôi đă làm chuyện tày trời trong nhà là ăn nằm với nhau. Dĩ nhiên rằng đây là những lời đồn đăi tuy phần nào có căn bản nhưng cũng rất xa sự thật v́ không ai ngờ rằng người mà chị Hạ có thể ăn nằm với không phải là anh Nuôi mà lại là anh Quang. Trong nhà chỉ có ḿnh tôi và chị Hạ biết chuyện này.

    Tôi nh́n chị lo lắng hỏi:

    - Có chuyện ǵ không chị?

    Chị Hạ lắc đầu, rồi mím môi lại, nói:

    - Sau đêm đó.. sau lần đó anh Quang không c̣n tới đây thăm chị nữa. Chị chả biết việc ǵ xảy ra...

    Tôi chới với, toan hỏi nửa nhưng chị Hạ đă vội vă xua tay và mím môi lại, nói:

    - Nếu chú muốn giúp chị, chú phải đi mau, đừng để bố mẹ biết...

    Dĩ nhiên là tôi phải giúp chị Hạ. Tôi phóng lên xe đạp, đạp mau như bị ma đuổi tới nhà anh Quang. Nhưng đi giữa đường, h́nh ảnh cùng cái mím môi của chị Hạ làm ḷng tôi quặn lại. Tôi mường tượng được một chuyện ǵ ghê gớm lắm đă xảy ra. Tôi liền dừng xe ở dưới một cột đèn và quyết định dở lá thư ra xem chị Hạ viết ǵ. Nếu giết tôi chết, tôi vẫn phải đọc cho được lá thứ quan trọng này. Những gịng chữ mềm mại nhưng rất rơ ràng của chị Hạ viết như sau:


    (c̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-05-2012, 10:14 PM
  2. Replies: 111
    Last Post: 29-04-2012, 03:30 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 10-05-2011, 10:44 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •