Sửa Hiến pháp và quyền tham gia của dân

Tác giả: TS. Đặng Minh Tuấn (ĐHQGHN)




Sự tham gia tích cực của nhân dân cho phép nâng cao tính trung thực của các đánh giá và sửa đổi Hiến pháp.
Hiến pháp là một đạo luật cơ bản và có giá trị pháp lư cao nhất, v́ thế quy tŕnh sửa đổi Hiến pháp cũng có những đặc thù khác biệt so với việc sửa đổi một đạo luật thông thường. Sự khác biệt về thủ tục sửa đổi Hiến pháp xuất phát từ bản chất quyền lập hiến thuộc về nhân dân.

Hiến pháp là một khế ước xă hội, phản ánh lợi ích của tất cả các thành viên trong xă hội, bao gồm các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xă hội, do vậy tất cả các chủ thể này đều có quyền quyền tranh luận, trao đổi, bày tỏ quan điểm đánh giá về việc sửa đổi Hiến pháp, và quan trọng hơn, những ư kiến, quan điểm của họ phải được lắng nghe và thể hiện trong những sửa đổi đó. Sự tham gia tích cực của nhân dân cho phép nâng cao tính trung thực của các đánh giá và sửa đổi Hiến pháp.
Việc sửa đổi Hiến pháp trên thế giới được thực hiện bằng nhiều h́nh khác nhau nhằm đảm bảo quyền tham gia chủ động và rộng răi của nhân dân: hội đồng lập hiến; uỷ ban sửa đổi hiến pháp; các hội nghị, hội thảo quốc gia; các cuộc tranh luận bàn tṛn ở trung ương và địa phương; các hoạt động đánh giá của các cơ quan hành pháp; các quy tŕnh tiếp xúc, làm việc với cử tri và trưng cầu dân ư.
Hội đồng lập hiến, các uỷ ban sửa đổi là các cơ quan trực tiếp tiến hành công việc đánh giá việc thực thi Hiến pháp hiện hành (hoặc trước đó) và soạn thảo một Hiến pháp mới. Ở một số nước, Hội đồng lập hiến được thành lập thông qua bầu cử trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp. Việc lập một uỷ ban sửa đổi Hiến pháp thuộc Quốc Hội cũng được nhiều nước lựa chọn. Để đảm bảo tính dân chủ của Hiến pháp, thành phần của uỷ ban này thường rất mở rộng. Ví dụ, Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp ở Thái Lan được thành lập năm 1995 bao gồm 89 thành viên, trong đó 66 thành viên được chọn từ các tỉnh, mỗi một tỉnh một đại diện. Số c̣n lại là các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học pháp luật, chính trị và hành chính công, được đề cử bởi các trường đại học và được thông qua bởi Nghị viện
Để đảm bảo sự tham gia nhiều hơn của các tầng lớp khác nhau trong xă hội, các Hội nghị quốc gia được tổ chức để tham gia vào quá tŕnh cải cách Hiến pháp. Các hội nghị này thường có số lượng thành viên rất lớn đại diện cho các đảng phái, cơ quan nhà nước, các nhóm lợi ích, các tổ chức xă hội và phi chính phủ. Số lượng có thể từ vài trăm đến vài ngh́n người. Các hội nghị này có thể thành lập các uỷ ban, hội đồng để trực tiếp đánh giá các vấn đề chuyên môn để tŕnh và tư vấn cho hội nghị. Để có những đánh giá hiến pháp một cách hữu hiệu nhất, nhiều nước coi trọng việc tổ chức các cuộc tranh luận bàn tṛn giữa các nhân vật chủ chốt như các đảng phái, các nhà hoạt động xă hội và các nhà cải cách. Các cuộc thảo luận và đóng góp ư kiến được tổ chức ở các địa phương nhằm phát huy tối đa sự tham gia của nhân dân vào quá tŕnh sửa đổi Hiến pháp.


Sự tham gia tích cực của nhân dân cho phép nâng cao tính trung thực của các đánh giá và sửa đổi Hiến pháp. Ảnh minh họa

Sự thành công của Hiến pháp Nam Phi năm 1996 là kết quả của sự tham gia rộng răi của nhân dân vào quá tŕnh sửa đổi Hiến. Hội đồng Hiến pháp Nam Phi dành toàn bộ thời gian 1 năm để lấy ư kiến nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp: hàng ngh́n cuộc hội thảo, thảo luận được tổ chức với sự tham gia của 95 ngh́n công dân; khoảng 2 triệu công dân có đóng góp qua đơn thư kiến nghị; khoảng 13.500 tờ tŕnh về sửa đổi Hiến pháp (10% của các tổ chức, 90% từ công chúng). Trong lần sửa đổi Hiến pháp 1998 ở Thái Lan, nhờ vào các cuộc tranh luận rất đa dạng ở tất cả các địa phương trong khoảng 1 năm, rất nhiều vấn đề bất cập liên quan đến văn hoá chính trị Thái Lan đă được tổng kết như "sự thiếu minh bạch", "t́nh trạng tham nhũng", "sự bất ổn của các chính phủ dân sự" và "sự thiếu hiệu quả của các thể chế chính trị".
Bằng những h́nh thức đa dạng ở trung ương hoặc địa phương, với sự tham gia của nhân dân giúp ích cho việc t́m hiểu những vấn đề hiện có của Hiến pháp để xây dựng một Hiến pháp tốt hơn trong tương lai. Việc ban hành bất kỳ một Hiến pháp nào cũng đều phải có sự tham gia của nhân dân, và mức độ tham gia của nhân dân thể hiện tính hợp pháp và giá trị của Hiến pháp đó. Người dân phải có quyền được thông tin về chính sách sửa đổi hiến pháp, có quyền bảy tỏ các ư kiến đánh giá Hiến pháp hiện tại cũng như những nguyện vọng cho một bản Hiến pháp trong tương lai, và những ư chí, nguyện vọng đó phải được thể hiện trong các nội dung sửa đổi Hiến pháp. Báo chí cần phải là một kênh quan trọng để cho nhân dân thực hiện các quyền đó.
Việc sửa đổi Hiến pháp ở Nam Phi năm 1996 và Thái Lan năm 1997 là các ví dụ điển h́nh thể hiện tầm quan trọng nhân dân vào trong quá tŕnh sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp ở Thái Lan trải qua 2 bước: Bước 1, trên cơ sở các đóng góp tham gia rất nhiều các tổ chức và cá nhân, như các nhóm chính trị, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm học thuật và công chúng, Uỷ ban sửa đổi soạn thảo Dự thảo Hiến pháp lần thứ nhất; Bước thứ 2, Uỷ ban tiếp tục tổ chức rất nhiều các cuộc thảo luận ở tất cả các tỉnh để xin ư kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo đầu tiên này. Hai giai đoạn chưa từng có trong tiền lệ trong việc soạn thảo Hiến pháp ở Thái Lan nhằm tập hợp tối đa các ư kiến và kiến nghị cho một bản Hiến pháp trong tương lai, đă góp phần to lớn vào việc thu hút sự quan tâm và chú ư lớn của quần chúng nhân dân vào quy tŕnh sửa đổi Hiến pháp. Sự tham gia của nhân dân vào trong quá tŕnh sửa đổi Hiến pháp 1997 là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của bản Hiến pháp này so với các bản Hiến pháp trước đó. Ở Nam Phi, sau giai đoạn lấy ư kiến nhân dân, Hội đồng lập hiến tiếp nhận và đánh giá 4.000 bản dự thảo Hiến pháp khác nhau và 250.000 các kiến nghị sửa đổi Hiến pháp để có thể xây dựng một dự thảo Hiến pháp hoàn chỉnh (1 năm tiếp theo).
Như vậy, xuất phát từ bản chất của Hiến pháp, nhân dân có quyền tham gia chủ động vào quá tŕnh sửa đổi Hiến pháp. Như theo đánh giá của Cố vấn chính sách về Chế độ pháp quyền và Tiếp cận công lư của UNDP tại Việt Nam, ông Nicholas Booth, sự tham gia của nhân dân có rất nhiều lợi ích: tăng cường năng lực và sự hiểu biết của nhân dân về Hiến pháp; tạo điều kiện cho nhân dân có khả năng tham gia vào công việc của nhà nước, thực hiện và bảo vệ các quyền hiến pháp của họ; tăng sự hiểu biết và sự tôn trọng các nguyên tắc hiến pháp; nâng cao tính hợp pháp của Hiến pháp khi luật cơ bản này phản ánh ư chí, nguyện vọng của nhân dân.

[1] Borwornsak UWANNO ,Wayne D. BURNS, "The Thai Constitution of 1997 sources and process", Thanland Law Forum, http://www.thailawforum.com/articles/constburns1.html.
[2] Nick Booth, Inclusive, participatory and transparent constitution-making- the UN standard in practice, Toạ đàm xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc thi hành Hiến pháp phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2011.
[3] Peter LEYLAND, "Constitution Design and the Quest for Good Gouvernance in Thailand", in Tania GROPPI, Valeria PIERGIGLI, Angelo RINELLA, Asia constitutionnalism in transition. A comparative perspective, Giuffrè, Milano, 2008, tr. 71.
[4] Niyom RATHAMART, "The 1997 Constitution: the path of reform", Centre for Democratic Institution, http://www.cdi.anu.edu.au/CDIwebsite...date_Apr03.pdf.
[5] Nick Booth, tlđd.