Tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu

Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều tù nhân lương tâm bỏ thân trong trại giam, từ người tù bất khuất Trương Văn Sương ở trại Ba Sao, Nam Hà cho tới người tù chính trị Nguyễn Văn Trại ở nhà tù Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Những cái chết này làm người ta lo ngại cho số phận của 1 tù nhân thế kỷ khác là ông Nguyễn Hữu Cầu ở trại giam Xuân Lộc. Thanh Quang t́m hiểu về hoàn cảnh hiện giờ của ông Nguyễn Hữu Cầu như sau:

Trên 30 năm âm thầm chịu đựng

Vào lúc tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục thọ án tù từ tử h́nh giảm xuống chung thân hiện được hơn 29 năm, cộng thêm 5 năm bị cưỡng bức gọi là“cải tạo” trước đó, th́ cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, 1 trong số 8 nhà dân chủ VN vừa được giải Hellman/Hammett của Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch, bày tỏ quan ngại như sau:

Nguyễn Bắc Truyển: Trước sự qua đời của tù nhân bất khuất Trương Văn Sương, th́ hoàn cảnh của tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu hiện nay không có ǵ sáng sủa. Có thể nói anh Nguyễn Hữu Cầu là người tù hiện bị giam giữ lâu nhất VN. Và theo tôi được biết th́ trên thế giới này, anh Cầu cũng là người bị giam giữ lâu nhất.

Người con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu, là Nguyễn Thị Anh Thư, không ngăn được nỗi khổ đau sâu đậm này:


Chị Nguyễn Thị Anh Thư, con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu

Anh Thư: Cháu buồn đă lâu rồi, chứ không phải chỉ có hiện giờ. Bây giờ nuốt nước mắt vào trong chứ nước mắt không c̣n chảy ra ngoài được nữa. Cháu buồn lâu lắm rồi khi thấy t́nh cảnh của ba cháu như vậy đó. Những ǵ cháu làm được th́ cháu đă làm hết rồi, nhưng cũng không thấy câu trả lời. Nói chung cháu thất vọng rất nhiều.

Con trai của ông Nguyễn Hữu Cầu nhưng lấy họ cha dượng sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, là Trần Ngọc Bích, cũng không tránh khỏi ngậm ngùi:

Ngọc Bích: Lúc này ba yếu và ốm lắm. Bởi v́ ba bị giam trong đó không có người nào hết, không có ai tiếp xúc, tṛ chuyện nên ba buồn, ba bệnh và giờ ốm lắm.

Đừng để xảy ra một Trần Văn Sương thứ 2

Sức khỏe suy sụp Sức khoẻ của tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu cũng là mối lo âu dai dẳng của con gái ông:

Anh Thư: Chuyến thăm kỳ nầy, cháu thấy ba cháu bi bệnh, bị máu không lên năo được nó làm chóng mặt, xay xẩm, té hoài. Ba cháu hiện ốm lắm. Mấy cô chú bên đó có gởi thuốc về nên đôi mắt ba cháu không mờ thêm nữa, dù đôi mắt ba gần mù rồi.

Cách nay khoảng 7 tháng, ông Nguyễn Hữu Cầu bị chuyển vào sâu hơn 6 km từ phân trại K2 tới K3 của nhà tù Xuân Lộc - trong t́nh trạng bị biệt giam. Câu hỏi được nêu lên là ở K2 đă khắc nghiệt th́ bị biệt giam ở K3 hiện giờ, tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu ra sao ? Nguyễn Thị Anh Thư cho biết:

Anh Thư: Cháu thấy trong đó giờ ba buồn hơn khi ở K2. Lúc ba c̣n ở K2, khi cháu đi thăm th́ thấy ba nói rất nhiều. C̣n bây giờ ba không nói nhiều nữa, không muốn nói nữa. Có ǵ cần lắm th́ ba mới nói thôi.Vô trong đó th́ nhà trại cho ba cái nhà nhỏ nhỏ để ba ở một ḿnh thôi. Mỗi sáng ba ra tự trồng hoa, trồng rau ba ăn. Ba kêu mua hoa để ba trồng. Cháu nghĩ v́ không có ai nói chuyện, tâm sự nên ba trồng rau, trồng hoa để giết bớt thời gian.

Cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển lo lắng cho hoàn cảnh hiện giờ của bạn tù Nguyễn Hữu Cầu, và mong sao ông sớm được giải oan:

Nguyễn Bắc Truyển: Anh Nguyễn Hữu Cầu hiện nay bị giam riêng. Trước đây khi c̣n ở tù th́ tôi có ở chung với anh Nguyễn Hữu Cầu tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc.

Nhưng sau đó, khi tôi về được vài tháng th́ được biết anh bị giam riêng tại phân trại 3. Đối với anh Cầu th́ chuyện bị biệt giam là rất b́nh thường. Suốt đời bị đi tù chắc anh Cầu bị giam riêng mà thôi. V́ những phản kháng của anh về vấn đề chính sách trại giam cũng như vấn đề liên quan cái án của anh ấy.

Anh Nguyễn Hữu Cầu đă viết gần 500 lá đơn để kêu oan, nhưng cho tới nay cũng không đựợc cứu xét. Hiện nay đối với gia đ́nh, th́ họ cố gắng làm sao để có khả năng thuê một luật sư, để có thể tiếp cận với anh Nguyễn Hữu Cầu trong tù.

V́ vừa qua, sau khi có đơn khiếu nại của cháu Anh Thư là con của anh Cầu để yêu cầu xét lại vụ án, th́ ṭa án tối cao có yêu cầu gia đ́nh bổ túc án văn sơ thẩm và phúc thẩm của anh Cầu. Những cái án văn này anh Cầu đang giữ trong nhà tù. Nhưng chắc chắn trại giam không giúp anh chuyển những bản sao 2 án văn này tới toà án tối cao.

Chỉ có cách duy nhất là làm sao thuê 1 luật sư để tiếp cận với anh trong tù. Cũng như sao lục các giấy tờ tại toà án sơ thẩm Kiên Giang và toà án phúc thẩm tại Saig̣n để mong có chính sách nào xem xét lại vụ án của anh Cầu không.

Ngàn lời cảm ơn gởi đến quư bác

Nhân dịp này, Nguyễn Thị Anh Thư ngỏ lời cảm ơn ân nhân khắp nơi từng quan tâm cứu giúp cha cô, để nhờ đó mà hy vọng người cha bị đoạ đày của cô sớm thoát khỏi cảnh lao lư:

Anh Thư: Cháu không biết nói ǵ hơn. Bây giờ nếu được ước một điều hay cho cháu nói một lời th́ cháu chỉ van xin những người, những cô, những bác, những chú nào c̣n quan tâm tới ba th́ lên tiếng cho ba cháu về, là cháu măn nguyện lắm rồi. Chứ cháu không cần ǵ hơn nữa. Nhân đây cháu xin thay mặt ba cháu kính gởi ngàn lời cảm ơn đến quư bác, chú, cô đă lắng nghe cháu nói. Cháu xin cảm ơn.

Trần Ngọc Bích cũng lo cho số phận của cha khi liên tưởng tới sự ra đi vĩnh viễn trong cảnh tù đầy vưà rồi của tù nhân thế kỷ khác, ông Trương Văn Sương:

Ngọc Bích: T́nh h́nh vưà qua chú Trương Văn Sương cũng vưà mất trong tù. Con nghĩ đến th́ thấy hoàn cảnh của ba con cũng y như chú Sương thôi. Con cũng không biết nói ǵ hơn là nhờ quư bác, quư chú cùng các tổ chức nhân quyền can thiệp để cho ba con được về. Chứ vụ chú Sương làm cho con sợ quá, sợ mai này ba con cũng giống như chú Sương nữa !

Cảnh bị đọa đày khắc nghiệt dài lâu của tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu hiện giờ tiếp tục là nỗi bất an và cảm thông của công luận, nhất là sau sự ra đi vĩnh viễn mới đây của những tù nhân đồng cảnh ngộ Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại khi đang trong ṿng lao lư – t́nh cảnh phát xuất từ hành động bị cáo giác là độc đoán, vô cảm của giới cầm quyền VN.

* Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...011082221.html
----------------------------------------------
* Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 012 314 .
Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 012 314


* RFA Radio Website: http://www.rfa.org/vietnamese