Độc tài.



Đại hội Đảng XI đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư từ tháng Giêng năm 2011. Nhưng, nhân sự chủ chốt đều đă được quyết định từ ngày 22-12-2010, bởi Hội nghị 14 của Trung ương khóa trước. Cũng như các tân tổng bí thư, ông Trọng chỉ có thể thay đổi cán cân quyền lực khi chuyển dịch được một số vị trí chủ chốt trong Chính phủ và trong các Ban của Đảng.

Trong gần bảy tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Trọng vừa là Chủ tịch Quốc hội, vừa là Tổng Bí thư. Quốc hội Khóa XII khi ấy vẫn c̣n hai kỳ họp và người từng đề nghị thành lập Ủy ban điều tra độc lập vẫn đang là phó chủ nhiệm một ủy ban. Đặc biệt, với cương vị Bí thư Đảng Đoàn, ông Trọng có gần như toàn quyền để cấu trúc một Quốc hội có thể giám sát từng bước đi của Chính phủ. Chỉ cần ông tái đề cử những đại biểu như Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông… th́ thông điệp chính trị mà cử tri và Thủ tướng nhận được từ ông sẽ là mạnh mẽ.

Rất tiếc, cũng như những nhiệm kỳ trước, chỉ có 33,4% số đại biểu Khóa XII được đưa vào Quốc hội Khóa XIII. Những cán bộ được Đảng cử đi làm đại biểu của dân, sau một nhiệm kỳ nghe tranh luận và tham gia tranh luận công khai, kỹ năng đại biểu vừa mới nhích lên đă bị cho về hưu hoặc chuyển đi làm việc khác. Năng lực lập pháp và giám sát bị thất thoát. Công việc phê chuẩn nhân sự Chính phủ lại phải đặt vào tay của những người lần đầu đặt chân tới nghị trường. Những ǵ mà trong Trung ương, trong Bộ Chính trị không tiện nói với nhau cũng không có cơ hội được nói ra trong cơ quan dân cử.

Ngày 11-7-2011, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Bùi Quang Bền được điều ra làm Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 7-8-2011, một cựu Bí thư khác của Kiên Giang, Đại tướng Lê Hồng Anh, được điều sang Thường trực Ban Bí thư. Đành rằng về lư thuyết, trong Đảng không có bè cánh, cục bộ địa phương. Nhưng, nh́n “đội h́nh” ấy không ít người băn khoăn về vai tṛ của Tổng Bí thư mà ông Trọng đang nắm giữ.

Những người quan sát ông Nguyễn Phú Trọng từ khi đang là Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản không bất ngờ lắm khi ông bỏ qua những cơ hội này. Nhưng, nhiều người vẫn kỳ vọng v́ ông là một trong hai người trong “tứ trụ” có đời sống cá nhân khả kính.

Chủ tịch Trương Tấn Sang không ít lần từ chối cám dỗ biệt thự Phùng Khắc Khoan để giữ căn phố lầu xây trên nền đất 4x16m ở Thạch Thị Thanh mà ông được cấp từ hồi làm Bí thư huyện ủy. Nhiều nhà lănh đạo tỉnh rất cảm kích trước cái cách mà ông Nguyễn Phú Trọng tế nhị trả lại quà cáp, phong b́. Hai con của Tổng Bí thư hầu như không có điều tiếng “cậy thế, cậy quyền” c̣n vợ ông th́ được những người gần gũi mô tả như là một phu nhân mẫu mực. Nhưng, Đảng cộng sản, mà ông đứng đầu đang là một đảng cầm quyền. Sự liêm chính là cần thiết, nhưng vai tṛ của ông không chỉ là để bảo vệ thanh danh của một cá nhân. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đi từ một nền độc tài tập thể sang độc tài cá nhân. Nếu để cho điều đó xảy ra th́ sẽ là thảm họa cho cả dân và Đảng.

Hăy về từng xóm, từng thôn, gặp những người dân phải bán ruộng để t́m đường cho con thoát khỏi sự bế tắc ở nông thôn, kể cả để được vào học ở các trường của Quân đội, Công an…, mới thấy tương lai trong sạch của chính quyền là vô vọng. Công lư đang là một thứ rất xa xỉ với thường dân. Hăy về các tỉnh để coi chủ nhân những căn nhà to đẹp nhất là ai. Chi phí tham nhũng nằm ở trong kư thịt, mớ rau. Chi phí tham nhũng đang lấy hết lợi nhuận của các nhà đầu tư. Nhiều tên tuổi lớn đang phải xoay xở để có được những khoản vay đảo nợ và vay để trả lăi ngân hàng; có không ít đại gia đă thực sự “chết lâm sàng”; tiền bạc vẫn vào túi quan tham, trong khi những người làm ăn chân chính th́ chỉ mong giữ vốn.

“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối th́ tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton). Không có nền độc tài nào có thể giúp cho một quốc gia phát triển lâu bền. Phải lựa chọn cho Việt Nam một mô h́nh mà quyền lực nhà nước được kiểm soát để những kẻ tha hóa khó có thể tồn tại. Việt Nam không thể mời Bill Clinton, hay Tony Blair… về lănh đạo như mời các huấn luyện viên bóng đá cho đội tuyển quốc gia. Nhưng đừng lấy lư do khác biệt về văn hóa để không tiếp thu những thành quả mà trí tuệ loài người xưa nay đúc kết. Loay hoay cải tiến cái mô h́nh nhà nước đă thất bại ở nhiều nơi cũng giống như năm 2003, khi thế giới chuẩn bị xuất xưởng Boing 7E7, Airbus 380, Việt Nam vẫn loay hoay chắp vá từ những mảnh máy bay cũ của Liên xô để ráp những chiếc Vam I, Vam II, bay được 45 phút rồi để 6-7 năm nằm đắp chiếu. Hăy nắm lấy cơ hội sửa đổi Hiến pháp 1992, không chỉ để cứu văn t́nh thế của Đảng hiện nay mà c̣n đem lại chút hy vọng vào tương lai Dân tộc.

Có rất ít người tin vào khả năng tự thay đổi của chính quyền cộng sản. Nhưng cũng có không ít người sợ hăi cách mạng sau những ǵ mà họ đă chịu đựng kể từ năm 1945. Những người nổi dậy đă vào đến thủ đô Tripoli nhưng Lybia cũng phải trải qua nhiều tháng trong chiến tranh, hàng ngàn người chịu thương vong và con đường phân chia quyền lực phía trước cũng có thể c̣n nhiều đau đớn. Sự mỏi mệt của nhân dân cũng có thể coi như là một cơ hội của Chính quyền, nên t́m một lối thoát cho cả hai bằng một tiến tŕnh cải cách. Trước khi Quốc hội thay thế bản Hiến pháp hiện thời và Đảng dân chủ hơn trong cách chọn người. Sự liêm chính của cá nhân Tổng Bí thư phải giúp đánh thức lương tri các đồng chí của ông, phải trở thành sức mạnh chính trị để hạn chế sự lộng quyền trong Đảng.

Trước khi các nhánh quyền lực nhà nước có thể kiểm soát nhau một cách chính danh. Sự phân công trong Đảng cũng có thể tránh được độc tài cá nhân: Người nắm quyền lực kinh tế th́ không được dính dáng tới Quốc pḥng, An Ninh; người nắm Quân đội, Công an th́ không có trong tay báo chí, Quốc hội và các đoàn thể. Đành rằng, Đảng lănh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Bộ Chính trị sẽ bàn bạc và quyết định tập thể, nhưng tiền bạc và sự sợ hăi cũng có khả năng chi phối các lá phiếu.

Người dân c̣n xuống đường để biểu t́nh phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc là c̣n kỳ vọng vào Chính quyền Việt Nam. Đừng để sự phẫn uất khiến họ quay lưng. Chính quyền độc tài nào cũng cần sự trung thành của quân đội và an ninh. Nhưng, ngay cả chính quyền độc tài th́ cũng cần dân. Đừng quá sợ hăi các “thế lực thù địch” mà sợ luôn cả nhân dân. Ngay cả các vụ án chính trị th́ chính trị cũng phải đứng trên an ninh chứ không phải là ngược lại. Đừng nghĩ lấy lại được vài lô đất của nhà thờ là thành công. Điều Chính quyền cần là giáo dân, là sự đoàn kết quốc gia, chứ không phải là vài thầy tu dễ bảo.

Cơ quan điều tra th́ có quyền bắt người, nhưng phải để cho Viện kiểm sát cân nhắc trước khi phê chuẩn và hăy để luật sư làm tṛn bổn phận. Ngay cả bị cáo là Cù Huy Hà Vũ th́ cũng phải để cho Ṭa án độc lập, nếu ṭa thấy vô tội th́ phải để ṭa trả tự do. Tuyên giáo cũng phải cân nhắc chính trị trước các yêu cầu của cơ quan công an. Đừng v́ áp lực mà để cho các công cụ truyền thông nhà nước trở nên lố bịch. Chính quyền có hơn 700 tờ báo, có VTV, nhưng người dân cũng có internet. Không giống Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người có thể tiếp cận với những tiếng nói đa chiều. Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lư chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng.

Huy Đức
Osin blog