Page 4 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 31 to 40 of 65

Thread: Quốc Văn Giáo Khoa Thư

  1. #31
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị












    (Bài “92. Ông Paul Bert” không có trong Tuyển Tập QVGKT của nhà NXB Văn Học, ấn bản 2011.)


  2. #32
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị














  3. #33
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị














  4. #34
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị











    Đến đây coi như các bác đă được đọc toàn bộ các chữ trong sách QVGKT- Lớp Dự Bị, chỉ thiếu có ba chữ! Ba chữ c̣n thiếu đó là “Giá bán $5.00”, được in nơi b́a sau của cuốn sách.

  5. #35
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị

    Danh mục sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị
    01. Tràng học vui.
    02. Ngày giờ đi học.
    03. Đi học để làm ǵ.
    04. Lịch sử nước ta.
    05. Khuyên hiếu đễ.
    06. Mau trí khôn.
    07. Người ta cần phải làm việc.
    08. Dân tộc Việt Nam.
    09. Làng tôi.
    10. Chọn bạn mà chơi.
    11. Khuân tảng đá.
    12. Nội thuộc nước Tàu.
    13. Ông tôi.
    14. Bà ru cháu.
    15. Cây sen.
    16. Truyện hai chị em bà Trưng.
    17. Truyện người Thừa Cung.
    18. Đồ làm ruộng.
    19. Bịnh ghẻ.
    20. Bịnh ghẻ (tiếp theo).
    21. Nhờ có cuộc nội thuộc nước Tàu, mà người nước Nam được những ǵ?
    22. Học tṛ chăm học.
    23. Học tṛ lười biếng.
    24. Chữ nho.
    25. Nên giúp đỡ lẫn nhau.
    26. Lễ phép với người tàn tật.
    27. Cày cấy.
    28. Truyện ông Ngô Quyền.
    29. Mây và mưa.
    30. Thợ làm nhà.
    31. Chăn trâu.
    32. Vua Lư Thái Tổ dời đô ra thành Hà Nội.
    33. Chỗ quê hương đẹp hơn cả.
    34. Ngoan (giỏi) được khen, hư phải chê.
    35. Con ong.
    36. Ông Trần Quốc Tuấn.
    37. Mấy lời khuyên về vệ-sinh.
    38. Ngày giỗ.
    39. Bữa cơm ngon.
    40. Ông Lê Lai liều ḿnh cứu chúa.
    41. Tối ở nhà.
    42. Con c̣ mà đi ăn đêm.
    43. Ta không nên ngă ḷng.
    44. Truyện gươm thần của vua Lê Lợi.
    45. Cái cày.
    46. Con trâu.
    47. Con chim với người làm ruộng.
    48. Vua Lê Thánh Tôn.
    49. Kính trọng người già cả.
    50. Ḷng thương kẻ tôi-tớ.
    51. Học tṛ biết ơn thầy.
    52. Các khoa thi.
    53. Học thuộc ḷng.
    54. Làm người phải học.
    55. Chùa làng tôi.
    56. Một kẻ thoán nghịch: Mạc Đăng Dung.
    57. Mưa dầm gió bấc.
    58. Cơn mưa.
    59. Đứa bé và con mèo.
    60. Ông Nguyễn Kim.
    61. Trang sức.
    62. Ăn mặc phải giữ ǵn.
    63. Một cái thư.
    64. Ông tổ sáng nghiệp ra nhà Nguyễn: Ông Nguyễn Hoàng.
    65. Thư gửi mừng thầy học.
    66. Cái c̣, cái vạc, cái nông.
    67. Chim sơn ca (chuyện chuyện).
    68. Lũy Đồng Hới.
    69. Con chuột.
    70. Ở sạch th́ không hay đau mắt.
    71. Lư trưởng làng ta.
    72. Cố Alexandre de Rhodes và việc đặt ra chữ quốc ngữ.
    73. Tuần phu.
    74. Thú thật.
    75. Đi câu.
    76. Vua Gia Long.
    77. Người đi cấy.
    78. Da.
    79. Người ta cần phải vận động.
    80. Ông Bá đa Lộc.
    81. Ba thầy thuốc giỏi.
    82. Phải có thứ tự.
    83. Rau muống.
    84. Ông Phan Thanh Giản.
    85. Bắp ngô.
    86. Gừng và riềng.
    87. Chuyện ông Tử Lộ.
    88. Giặc khách ở Bắc kỳ [Việt].
    89. Phải bạo dạn mới được.
    90. Chuyện Sơn tinh, Thủy tinh.
    91. Anh em phải ḥa thuận.
    92. Ông Paul Bert.
    93. Bịnh chó dại.
    94. Nước có trị th́ dân mới an.
    95. Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội.
    96. Thành phố Sài G̣n.
    97. Không đánh đáo.
    98. Tiếng động ban đêm.
    99. Gió.
    100. Các lăng tẩm ở Huế.
    101. Công nghệ.
    102. Phải tuân theo pháp luật.
    103. Người đi buôn thật thà.
    104. Hà Nội, kinh đô mới ngày nay.
    105. Chơi đùa không phải là vô ích.
    106. Ông vua có ḷng thương dân.
    107. Mặt trời.
    108. Đường xe lửa chạy suốt xứ Đông pháp [Dương].
    109. Mặt trăng.
    110. Các cách đi thủy đi bộ.
    111. Cối giă gạo.
    112. Cuôc dẫn thủy nhập điền.
    113. Nhà ở phải sạch sẽ và có ngăn nắp.
    114. Các tinh tú.
    115. Công việc của người làm ruộng.
    116. Viện Pasteur.
    117. Nghỉ hè.
    118. Ông già với bốn người con.
    119. Người khôn hơn loài vật.
    120. Trường Đại học.


    Ghi chú:
    Trong sách này, những tiếng đứng giữa ngoặc đơn, hay ( ), là tiếng Trung kỳ của tiếng Bắc kỳ đứng trước; những tiếng có số ở dưới bài là tiếng Nam kỳ của tiếng Bắc kỳ có số viết lên trên (superscript) tương ứng.
    Ví dụ 1: này (nầy); (nầy): tiếng “nầy”, đứng giữa ngoặc đơn ( ), là tiếng Trung kỳ của “này”, tiếng Bắc kỳ.
    Ví dụ 2: xin xem câu “Thợ nề(1), thợ mộc có làm nhà, th́ ta mới có nhà mà ở” trong bài “7. NGƯỜI TA CẦN PHẢI LÀM VIỆC” dưới đây và tiếng có số “(1) thợ hồ”, bên dưới bài (nhưng không nằm trong phần giăi nghĩa). Ở đây với “(1) thợ hồ” có nghĩa là “thợ hồ” là tiếng Nam kỳ của “thợ nề” (1), tiếng Bắc kỳ với số viết lên trên ở đây là (1). Nói cách khác, “thợ nề” là tiếng Bắc kỳ và “thợ hồ” là tiếng Nam kỳ có cùng một ư nghĩa. Xin xem chú cước ở cuối bài TIỂU DẪN trong QVGKT - Lớp Đồng Ấu.
    Trong bản đánh máy này, những từ đứng giữa dấu ngoặc ôm, hay square brackets [ ], là từ dùng trong Tuyển Tập QVGKT do nhà xuất bản Văn Học in vào tháng 8 năm 2011 và từ đứng trước dấu ngoặc ôm [ ] có nét gạch dưới (underline) là từ dùng trong QVGKT - Lớp DỰ BỊ ấn bản năm 1935 (sách tôi mượn ở thư viện). Ví dụ: nhớn nhao [lớn lao], Nam [Việt Nam], (xin xem bài “4. LỊCH SỬ NƯỚC TA” dưới đây), trong đó nhớn nhao, Nam là các từ dùng trong QVGKT - Lớp DỰ BỊ ấn bản năm 1935 và “lớn lao”, “Việt Nam” là các từ dùng trong QVGKT - Lớp DỰ BỊ ấn bản năm 1948 được in lại trong Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học. Sự khác biệt này là do sự khác biệt giữa ấn bản năm 1935 trong QVGKT - Lớp DỰ BỊ (sách tôi mượn ở thư viện) và ấn bản năm 1948 được in lại (với giả thuyết là NXB Văn Học in lại nguyên văn) trong Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học. Nói cách khác đọc giả đọc bản đánh máy này là đọc hai ấn bản năm 1935 và năm 1948 của QVGKT - Lớp DỰ BỊ, ấn bản năm 1948 nằm trong các dấu ngoặc ôm [ ].
    Thêm vào các sự khác biệt nói trên, theo tài liệu tham khảo (8) trong post #1, GS Nguyễn Phú Phong cho biết QVGKT - Lớp DỰ BỊ ấn bản năm 1948 chỉ có 119 bài trong khi chúng ta thấy ở đây QVGKT - Lớp DỰ BỊ ấn bản năm 1935 có 120 bài. Bài nào đă bị bỏ đi trong QVGKT - Lớp DỰ BỊ ấn bản năm 1948, chúng ta không được rơ v́ không có trong tay nguyên bản QVGKT - Lớp DỰ BỊ ấn bản năm 1948.
    Ngoài ra với các từ ghép, QVGKT ấn bản năm 1935 hay dùng dấu nối, hay hyphen (-), giữa các từ này. Ví dụ: cao-ráo, lêu-lổng trong QVGKT ấn bản năm 1935. Ngày nay ít ai dùng dấu nối (-) giữa các từ ghép, trừ các từ phiên âm từ các tiếng nước ngoài, như bu-gi, ki-lo-gam (do các từ bougie, kilogramme của Pháp).Trong bản đánh máy này, các từ ghép sẽ không dùng các dấu nối (-), khác với các từ ghép trong nguyên bản QVGKT ấn bản năm 1935.
    Cuối cùng, trong bản đánh máy này, không có phần bài tập cuối mỗi bài như trong nguyên bản.
    (Ghi chú của TV).


    1. TRÀNG HỌC VUI

    Nhà gạch mái ngói thật cao ráo, chắc chắn. Ngoài th́ cửa chớp (cửa lá sách) sơn sanh, trong th́ cửa kính (cửa gương) sáng sủa.
    Lớp nào lớp ấy, bàn ghế toàn bằng gỗ lim, đánh bóng. Trên tường treo nhiều bản đồ. Trong tủ có nhiều sách chữ tây và chữ quốc ngữ.
    Thầy giáo dạy biết bao nhiêu học tṛ, cậu nào cậu ấy ngồi nghe có ư chăm chỉ lắm.
    Ấy, tràng học vui vẻ như vậy. Sao ta chẳng rủ nhau đi học. Có học mới biết, mới khôn được.

    Giải nghĩa:
    Đánh bóng = làm cho bóng, đánh cho gỗ lên nước. Người ta thường đánh bàn ghế bằng lá chuối khô hoặc bằng giẻ.
    Ta nên bảo nhau đi học


    2. NGÀY GIỜ ĐI HỌC

    Trừ ngày chủ nhật và ngày thứ năm, mỗi tuần lễ tôi đi học năm ngày. Mỗi ngày học hai buổi: buổi sáng và buổi chiều. Sáng học ba giờ chiều học hai giờ rưỡi. Buổi nào cũng có nghỉ mười lăm phút vào khoảng giữa buổi, để học tṛ ra chơi cho giải trí.
    Ấy ngày giờ tôi học là thế, c̣n cách học tập th́ mỗi giờ thầy dạy một bài, mà bài nào cũng có ích cả. Thầy chịu khó dạy, tôi chăm chỉ học, chẳng khi nào bỏ phí th́ giờ.

    Giải nghĩa:
    Giải trí = nghỉ trí khôn.
    Đừng bỏ phí th́ giờ


    3. ĐI HỌC ĐỂ LÀM G̀?

    Bác hỏi tôi đi học để làm ǵ. Tôi xin nói bác nghe.
    Tôi đi học để biết đọc những thư từ người ta gửi cho tôi và viết những thư từ tôi gửi cho người ta. Tôi đi học để biết đọc sách, đọc nhật báo, thấy điều ǵ hay th́ bắt chước.
    Tôi đi học để biết tính toán, biết mọi sự vật và biết phép vệ sinh mà giữ thân thể cho khoẻ mạnh.
    Nhưng tôi đi học cốt nhất là biết luân lư, cho hiểu cách ăn ở để thành được người con hiếu thảo và người dân lương thiện.

    Giải nghĩa:
    Lương thiện = hiền lành, tử tế.
    Người không học, không biết lẽ


    4. LỊCH SỬ NƯỚC TA

    Ta học sử để biết những việc đời trước. Thuở người ta chưa biết đặt ra chữ viết th́ chỉ đem những công việc trong đời ḿnh và những chuyện xảy ra trong nước kể lại cho con cháu nghe. Những chuyện ấy cứ truyền miệng như thế hết đời nọ sang đời kia, nên quên đi ít nhiều cùng sửa đổi lại mà thành ra chuyện cổ tích. Chuyện cổ tích không phải là thực cả, nhưng hay, nên ta thích kể.
    Ta biết sử nhất là v́ có sách cổ để lại. Trong lắm pho sách như pho Quốc sử, tổ tiên ta có chép những công việc nhớn nhao [lớn lao] trong nước Nam [Việt Nam] và chuyện các đấng vĩ nhân anh hùng nữa. Tổ tiên ta c̣n để lại những bút tích trong đền chùa, lăng tẩm và bia nữa.

    Giải nghĩa:
    Vĩ nhân = người tài giỏi hơn mọi người khác.
    Anh hùng = người làm những việc hiển hách.
    Bút tích = cái ǵ người đời xưa chép mà c̣n lại đến bây giờ.
    Lăng tẩm = mồ mả của vua chúa, xây đắp đẹp đẽ.
    Truyện cổ tích hay.


    5. KHUYẾN HIẾU ĐỄ

    (Bài học thuộc ḷng)

    Cha sinh, mẹ dưỡng,
    Đức cù lao lấy lượng nào đong.
    Thờ cha mẹ ở hết ḷng,
    Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.
    Chữ đễ nghĩa là nhường,
    Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên.
    Ghi ḷng tạc dạ chớ quên,
    Con em phải giữ lấy nền con em.

    Giải nghĩa:
    Dưỡng = nuôi nấng.
    Đức cù lao = công lao cha mẹ.
    Lấy lượng nào đong = nhiều lắm, không thể nào đong được.
    Luân thường = ngũ luân, ngũ thường, nghĩa là đạo ăn ở với mọi người.
    Nền = đây nghĩa là thứ bậc.
    Con phải hết ḷng thờ cha mẹ.


    6. MAU TRÍ KHÔN

    Một hôm, anh Giáp và lũ trẻ trong làng rủ nhau ra chơi ở trước sân đ́nh, bên cạnh cái ao. Trong khi mấy anh em đang đánh quần, đánh đáo với nhau, th́ anh Tư nom thấy con chuồn chuồn đậu trên cành đào, ở gần bờ ao, liền bỏ chạy đi đuổi bắt. Bỗng nghe tiếng kêu, mọi người ngoảnh lại, th́ thấy anh Tư đang loi nhoi (cụi-quậy [cựa-quậy]) dưới nước. Mấy đứa trẻ kia trông thấy, hoảng hốt, sợ hăi bỏ chạy mỗi đứa một nơi kêu la rầm rĩ. Anh Giáp không chạy đâu cả, trông trước, trông sau, thấy có cây sào dựng bên cạnh đ́nh, liền vác ra, bỏ xuống ao cho anh Tư níu lấy mà lên. Thế là nhờ có anh Giáp mau trí khôn mà cứu được anh Tư khỏi chết đuối.

    Giải nghĩa:
    Mau trí khôn = sáng trí, gặp việc khó mà tinh thần tỉnh táo, không hốt hoảng.
    Chuồn chuồn = một thứ côn trùng có bốn cánh mỏng, đuôi dài.
    Hoảng hốt = vội vàng, sợ hăi.
    Rầm rĩ = om ṣm.
    Níu = nắm chặt.
    Lúc nguy cấp cần phải mau trí khôn.


    7. NGƯỜI TA CẦN PHẢI LÀM VIỆC

    Người làm ruộng có trồng trọt cày cấy, th́ ta mới có thóc gạo mà ăn. Thợ nề (1) [nề], thợ mộc có làm nhà, th́ ta mới có nhà mà ở. Thợ dệt có dệt vải, thợ may có may quần áo, th́ ta mới có đồ mặc vào ḿnh. Quyển sách ta học cũng phải có người làm, người in. Cái đường ta đi cũng phải có người sửa, người quét. Nói tóm lại, nhất thiết một chút ǵ ta cần dùng đến, cũng là có người chịu khó làm việc mới nên.
    ___
    (1) thợ hồ. [ ] -- ([ ] có nghĩa là ấn bản 1948 không có chú thích này.)

    Giải nghĩa:
    Trồng trọt = có nơi gọi là trồng trĩa.
    Nhất thiết = cái ǵ cũng điều [đều] như thế cả.
    Ai ai cũng phải làm việc.


    8. DÂN TỘC VIỆT NAM

    (Bài này không có trong Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học, ấn bản 2011)
    Tổ tiên ta đời xưa gốc tích ở mạn nam nước Tàu, sau bỏ đất Tàu, đi xuống phía nam rồi đến ở xứ Bắc kỳ và miền bắc xứ Trung kỳ bây giờ.
    Về phía bắc th́ người Việt nam phải chống chọi với người Tàu măi. Sau thua Tàu mà phải họ đô hộ mất hơn một ngh́n năm.
    Nhưng về nam, th́ trước nhờ có người Tàu, sau tự lực, đánh được người Chiêm thành, chiếm lấy nước họ, lại chiếm thêm một phần nước Cao mên nữa.
    Xem như thế th́ người Việt nam cứ dần dần tiến về phía nam từ biên thùy nước Tàu cho đến vịnh Xiêm la vậy.

    Giải nghĩa:
    Đô hộ = chiếm giữ và cai trị một nước khác.
    Chiêm thành = một dân tộc ngày xưa ở vào mạn giữa và mạn nam xứ Trung kỳ bây giờ.
    Cao mên = phần nước Cao mên mà người Nam ta chiếm lấy ngày xưa gọi là Thủy chân lạp, nay là đất Nam kỳ.
    Biên thùy = chỗ nước ḿnh giáp nước khác.
    Người Việt Nam ngày xưa vốn ở mạn nam nước Tàu.


    9. LÀNG TÔI

    Làng tôi ở gần tỉnh. Xung quanh làng có lũy tre, đứng ngoài không nom thấy nhà cửa. Đầu làng cuối làng có cổng(1) xây bằng gạch. Trong làng th́ nhà [th́ có nhà] cửa phần nhiều là nhà lá. Nhà nào cũng có sân, có vườn, hoặc có ao nữa; xung quanh có hàng rào tre. Ngoài vườn th́ trồng rau, khoai cùng các thứ cây có quả.
    Đường sá th́ chỉ con đường chạy thẳng qua làng là rộng, c̣n th́ những lối đi hẹp, khúc khuỷu quanh co. Được ít lâu nay, đường ngơ lát gạch khắp cả, nên mới sạch sẽ, chứ trước hễ trời mưa là lậm lội [lầm lội] dơ bẩn(2), đi lại rất là khó chịu.
    ___
    (1) cửa ngơ – (2) dáy.

    Giải nghĩa:
    Lũy = bờ đất có tre trồng làm hàng rào.
    Lậm lội [Lầm lội]= có bùn, có nước.
    Sống ở làng, sang ở nước.


    10. CHỌN BẠN MÀ CHƠI

    Thói thường “Gần mực th́ đen…”
    Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
    Những người lêu lổng chơi bời,
    Cùng là lười biếng, ta thời tránh xa.

    Đại ư:
    Tục ngữ có câu rằng: " Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng", nghĩa là mực có sắc đen, đèn có ánh sáng, ḿnh gần mực th́ vấy đen, gần đèn th́ được sáng. Ư nói chơi với kẻ dở th́ hóa dở, chơi với người hay th́ được hay. Vậy ta phải chọn bạn mà chơi.
    Giải nghĩa:
    Hữu = cũng nghĩa là bạn bè.
    Lêu lổng = chơi bời không có nghề nghiệp ǵ.
    Ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài.


    11. KHUÂN TẢNG ĐÁ

    Trời nhá nhem (chạng vạng) tối. Tôi thấy một ông cụ già h́ hục khuân một tảng đá, nhắc lên, để xuống đến bốn năm lần, mới đem được từ giữa đường đến chỗ bụi cây mà bỏ đấy. Tôi lấy làm lạ, chạy lại hỏi, th́ ông cụ vừa thở vừa nói rằng: “Lăo đi lỡ vấp phải tảng đá này, sầy cả chân, đau lắm. Nên lăo khuân bỏ vào đây, sợ cứ để đấy, lại có người vấp nữa chăng.”
    Tôi thấy nói, lấy làm nghĩ. Ông cụ già chịu nhọc ḿnh một chút, để đỡ cho người đi đêm trên con đường không vấp phải tảng đá, cũng là một việc làm phúc đáng khen vậy.

    Giải nghĩa:
    Lăo = tiếng người già tự xưng.
    Sầy = rách da.
    Ta nên giúp đở lẫn nhau.


    12. NỘI THUỘC NƯỚC TÀU

    (Bài này không có trong Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học, ấn bản 2011)
    Nước ta ngày xưa gồm cả xứ Bắc kỳ và phía bắc xứ Trung kỳ bây giờ. Về phía bắc th́ có nước Tàu, là một nước lớn hơn và hùng cường hơn nước ta.
    Có một đạo quân Tàu sang đánh lấy nước ta rồi sáp nhập vào đất Tàu: từ đó nước ta phải nội thuộc nước Tàu trong hơn một ngh́n năm.
    Những quan lại Tàu sang cai trị nước ta thường là tàn bạo tham lam cả. Bởi vậy người nước ta nhiều lần nổi lên đánh đuổi người Tàu đi, khi th́ thất bại, khi th́ thành công nhưng chẳng được bao lâu. Đến thế kỷ thứ mười, nhân bên Tàu nội loạn, có người thủ lỉnh Việt Nam tên là Ngô Quyền khởi nghĩa đánh đuổi quân Tàu đi, từ đó nước ta mới được tự chủ.

    Giải nghĩa:
    Hùng cường = giỏi và mạnh.
    Nội loạn = cuộc rối loạn trong một nước, khi người cùng nước ấy đánh lẫn nhau.
    Khởi nghĩa = v́ một việc chánh đáng mà nổi lên chống cự lại.
    Tự chủ = ḿnh cai trị lấy ḿnh.
    Ông Ngô Quyền đánh đuổi người Tàu ra khỏi nước Nam.


    13. ÔNG TÔI

    Ông tôi năm nay đă ngoài sáu mươi tuổi. Đầu râu tóc bạc, da đă giăn (nhăn), má đă lơm (cọp), lưng đă c̣ng(1), đi đâu phải chống gậy.
    Ông tôi không phải làm việc ǵ nặng nhọc nữa. Thường ở nhà coi sóc cho cha mẹ tôi và dạy bảo chúng tôi. Thỉnh thoảng lại kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe, chúng tôi lấy làm thích lắm. Những khi đi học về, thường thường tôi lại đem những chuyện nhà tràng nói cho ông tôi nghe. Ông tôi lại nhân đấy mà giảng giải cho tôi học được nhiều điều khác nữa.
    ___
    (1) c̣m.

    Giải nghĩa:
    Lơm = trũng xuống.
    Cổ tích = chuyện đời xưa.
    Ông tôi già mà vui tính.


    14. BÀ RU CHÁU

    Trưa mùa hè, trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Trong nhà, ngoài ngỏ, vắng vẻ, tĩnh mịch. Ở một chái bên, bà ôm cháu vào ḷng. Hai bà cháu nằm trên cái vơng, đưa đi đưa lại, tiếng kêu kẽo cà kẽo kẹt, theo một điệu.
    Bà cất tiếng hát, bà ru:
    “Cái ngủ mày ngủ cho lâu,
    “Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về…”
    Cháu nghe êm tai, ra chừng thiu thiu ngủ, mà bà cũng ra dáng lim him hai con mắt
    “Ừ, cái ngủ mày ngủ cho say,
    Mẹ mày vất vả chân tay tối ngày.”

    Giải nghĩa:
    Một điệu = cứ thế măi, không thay đổi.
    Thiu thiu ngủ = sắp ngủ.
    Lim him hai con mắt = ư nói hai con mắt chập chờn sắp ngủ. Lim him có nơi gọi là riu riu.
    Bà đánh vơng ru cháu.


    15. CÂY SEN

    (Ca dao) -- Bài học thuộc ḷng.

    Trong đầm, ǵ đẹp bằng sen,
    Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
    Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

    Đại ư:
    Bài này nói cây sen mọc chỗ bùn mà vẫn giữ được hương thơm sắc đẹp. Cũng như người hiền, dẫu ở với người gian ác thế nào cũng không bỏ cái ḷng ngay thẳng của ḿnh.
    Giải nghĩa:
    Đầm = vũng nước to mà không sâu.
    Bông = cũng nghĩa như hoa.
    Nhị = phần ở giữa cái hoa, thường có hương thơm. Có nơi gọi là nhụy.
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
    Last edited by Truc Vo; 12-10-2011 at 08:50 PM.

  6. #36
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị

    16. TRUYỆN HAI BÀ TRƯNG

    Bà Trưng Trắc là con gái một quan lạc tướng, lấy ông Thi Sách là lạc tướng một châu nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Bà giận v́ quan thái thú Tàu là Tô Định chính sách tàn bạo, bèn đứng lên xướng xuất cùng với em là Trưng Nhị, chồng và các tù trưởng trong nước nổi lên. Bà đánh đâu được đấy; quân Tàu phải chạy trốn cả. Bà bèn tự xưng làm vua, đóng đô ở Mê Linh, thuộc tỉnh Phúc Yên bây giờ.
    Nhưng hai năm sau, vua Tàu sai một viên tướng tên là Mă Viện đem một đạo quân sang đánh nước ta. Bà Trưng Trắc bị thua nhiều lần, sau cả hai chị em đều chết. Nước ta lại phải phụ thuộc nước Tàu như trước.
    Hai chị em bà Trưng thực là hai vị Nữ anh hùng đầu tiên ở nước ta.

    Giải nghĩa:
    Xướng xuất = chỉ bảo cho người ta theo.
    Tù trưởng = người đàn anh cai quản một bọn.
    Hai chị em bà Trưng là hai vị nữ anh hùng nước ta.


    17. TRUYỆN NGƯỜI THỪA CUNG

    Thừa Cung nhà nghèo, mồ côi cha từ lúc hăy c̣n nhỏ. Khi mới lên tám, làm nghề chăn lợn (heo) để nuôi thân. Trong làng có ông Từ Tử Thịnh mở tràng dạy học, học tṛ xa gần đến học đông lắm. Thừa Cung cứ mỗi khi chăn lợn qua tràng, thấy tiếng giảng sách, th́ đứng lại nghe, trong ḷng lấy làm vui thích lắm, muốn đi học. Sau anh ta xin đến ở nhà học để dọn dẹp, quét tước. Từ Tử Thịnh thấy Thừa Cung mặt mũi khôi ngô, thuận cho ở. Lúc rảnh việc, anh ta chỉ chăm chăm chúi chúi học hành. Được vài ba năm Thừa Cung thành một người học tṛ giỏi, có tiếng thời bấy giờ.
    Nghèo mà chịu học như vậy, chẳng đáng khen lắm ru. [!]

    Giải nghĩa:
    Nuôi thân = kiếm ăn cho khỏi đói.
    Rảnh việc = không có việc ǵ làm.
    Nghèo mà chăm học thực là đáng khen.


    18. ĐỒ LÀM RUỘNG

    Muốn xới đất lên, th́ người ta dùng cày, hay dùng cuốc và cào. Cày và bừa th́ dùng ở ngoài đồng, phải có trâu ḅ kéo. Cuốc và cào th́ dùng ở vườn tược, tay người ta làm lấy. Đào đất th́ người ta dùng cái thuổng (xuổng, thêu), hay là cái mai. Đập đất cho nhỏ, th́ người ta dùng cái vồ bằng gỗ. Giũi cỏ cho sạch, th́ người ta dùng cái nạo. C̣n nhiều nơi người ta dùng quả lăn bằng gỗ hay bằng đá để lăn cho nhỏ đất, hoặc để trang cho phẳng mặt đất. Đến mùa lúa chín, th́ người ta dùng cái hái (vằng) để gặt, cái liềm để cắt rạ. Hết thảy những đồ ấy là đồ cần dùng cho những nhà làm ruộng.

    Giải nghĩa:
    Giũi = nạo cho sạch. Có nơi gọi là xủi.
    Trang = san cho phẳng.
    Cày và bừa th́ phải có trâu ḅ kéo.


    19. BỊNH GHẺ

    Bịnh ghẻ là một bịnh ở ngoài da, do con ghẻ mà sinh ra.
    Ai có bịnh ấy, th́ lúc đầu ngứa ngáy, khó chịu. Sau thấy có những nốt (mụt), trước c̣n mọc ở kẽ tay, cổ tay, nếu không chữa ngay th́ dần dần(1) lan ra khắp cả ḿnh mẩy.
    Bịnh ghẻ là một bịnh hay lây, nghĩa là có thể truyền người nọ sang người được. Người ta thường lây bịnh ấy, là v́ hay ở chung chạ với người có ghẻ, hoặc chung chăn(2) chiếu, chung quần áo với họ.
    (c̣n nữa)
    ___
    (1) lần lần—(2) mền.

    Giải nghĩa:
    Lan = ăn rộng măi ra.
    Chung chạ = ở lẫn với nhau.

    Bịnh ghẻ hay lây


    20. BỊNH GHẺ (tiếp theo)

    Muốn không mắc phải bịnh ghẻ, th́ ta chớ nên dùng những đồ đạc mà người có ghẻ đă dùng. Ta lại phải ở cho sạch sẽ, v́ ở bẩn(1) thường sinh ra ghẻ lở. Bịnh ghẻ không nguy hiểm ǵ, nhưng ghê tởm lắm.
    Ai mắc phải bịnh ấy, th́ nên chữa ngay. Mà chữa th́ phải lấy xà pḥng đen và bàn chải cứng mà xát vào những chỗ ghẻ cho bật máu ra, rồi tắm rửa cho thật sạch. Đoạn lấy thuốc ghẻ mà bôi. C̣n quần áo thay ra th́ phải bỏ vào nước sôi mà nấu. Cứ làm như vậy, th́ chẳng bao lâu khỏi (lành) ghẻ.
    ___
    (1) dơ.

    Giải nghĩa:
    Nguy hiểm = có thể hại đến sức khỏe hay tính mệnh.
    Xà pḥng = do tiếng tây savon mà ra. Xà pḥng dùng để tắm giặt cho sạch.
    Ghẻ thường tại bẩn mà sinh ra


    21. NHỜ CÓ CUỘC NỘI THUỘC NƯỚC TÀU, MÀ NGƯỜI NƯỚC NAM ĐƯỢC NHỮNG G̀?

    (Bài này không có trong Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học, ấn bản 2011)
    Trong thời nội thuộc, người Tàu dạy ta dùng cày và trâu ḅ để làm ruộng; mở trường học dạy chữ nho và đạo thánh hiền; họ lại đem những lễ nghi phong tục nước Tàu mà truyền thụ cho ta như lễ cưới xin, ma chay, cách thù ứng, cách ăn mặc, thờ tổ tiên, thờ thánh hiền, đạo Khổng, đạo Phật; nhất là họ làm cho nước ta thành ra một nước có chế độ vững bền: trong nhà th́ thuộc quyền người cha, ngoài xă hội th́ biết giữ trật tựkỷ luật.

    Giải nghĩa:
    Đạo = khuôn phép của các bậc thánh hiền đặt ra cho ta theo.
    Thù ứng = tiếp đăi người ngoài.
    Chế độ = cách sắp đặt trong nước cho đâu ra đấy.
    Trật tự = có thứ bậc trên dưới.
    Kỷ luật = phép tắc ai nấy đều phải theo.
    Người Tàu dạy ta học chữ nho.


    22. HỌC TR̉ CHĂM HỌC

    Sửu chăm học lắm. Khi ngồi trong lớp học th́ nó cúi đầu nom vào bài, lắng tai nghe lời thầy dạy. Bao nhiêu tâm trí đem vào sự học cả. Nó không nh́n ngang, nh́n ngửa, không thụi ngầm, nghịch trộm anh em.
    Ở nhà, lúc nó chơi, th́ hẳn ra chơi, mà lúc nó học bài hay tập viết, th́ chỉ chăm học, chăm viết mà thôi, chứ chẳng bao giờ nghĩ lảng đi đâu cả. Nó học tập như vậy, trách nào mà chẳng mau tấn tới.

    Giải nghĩa:
    Ngầm = giấu giếm không cho ai biết.
    Trộm = cũng nghĩa là ngầm.
    Ta phải nên chăm học.


    23. HỌC TR̉ LƯỜI BIẾNG

    Bính là một đứa học tṛ lười biếng (nhác nhờn). Sáng ngày dậy trưa nên đi học trễ, mà tiếng rằng đi học, nhưng chẳng mấy khi nó thuộc bài và làm đủ bài. Khi nó ở nhà cha mẹ sai làm việc ǵ, th́ t́m đường trốn tránh. Cả ngày chỉ thích chơi bời lang thang ở ngoài đường, ngoài ngơ. Cha mẹ nó đánh mắng luôn và thầy giáo cũng quở phạt luôn.
    Nếu nó cứ lười biếng như thế măi, th́ về sau chắc sẽ phải khổ suốt đời. Những người lười biếng th́ không làm ǵ nên thân. Ta chớ nên lười biếng.

    Giải nghĩa:
    Lang thang = vơ vẩn ngoài đường.
    Quở = cũng nghĩa là mắng.
    Ta chớ nên lười [làm] biếng.



    24. CHỮ NHO

    Thời nội thuộc nước Tàu, có mấy ông thái thú Tàu sang cai trị nước ta, mở trường học và khuyến khích việc học chữ nho.
    Đến khi nước Nam [Việt Nam] đă lấy lại quyền tự chủ rồi, th́ chữ ấy vẫn dùng để viết công văn như chỉ dụ, chế, sắc nhà vua, tờ sức, tờ bẩm của các quan, luật lệ, đơn từ và cả những giấy má việc tư nữa, như thư tín, khế ước, chúc thư, văn tế; chữ ấy vẫn dạy trong các trường học và dùng trong việc thi cử, c̣n tiếng ta th́ không dùng đến. Chữ ấy các nhà văn sĩ ta phần nhiều cũng dùng để làm thơ văn, sách vở nữa.
    Chữ nho ở bên nước ta không đọc như người Tàu đọc, lại đọc một cách riêng của ta và đă có lắm chữ thành hẳn tiếng ta rồi. Bởi vậy ta nay cũng phải học và biết ít nhiều để nói tiếng ta và viết văn ta cho thông.

    Giải nghĩa:
    Khuyến khích = khuyên nhủ, thúc giục.
    Công văn = giấy má, việc quan.
    Chỉ dụ = mệnh lệnh nhà vua ban ra.
    Chế, sắc = nhời vua viết ra phong thưởng tước phẩm cho các quan.
    Khế ước = giấy giao kèo của hai bên về việc mua, bán, cầm, cố vân vân.
    Chúc thư = nhời người chết dặn lại.
    Ta nên học chữ nho.


    25. NÊN GIÚP ĐỠ LẪN NHAU

    Trời nắng to. Đường th́ dốc. Một ông lăo đẩy cái xe lợn(1). Trên cái xe có ba bốn con lợn to, chân trói, bụng phơi và mồm kêu eng éc. Ông lăo cố đẩy cái xe, mặt đỏ bừng, mồ hôi chẩy, mà xe vẫn không thấy chuyển.
    Mấy cậu bé đang chơi trên bờ đê, thấy thế, vội chạy tới, xúm lại, buộc dây vào đầu xe mà kéo hộ.
    Xe lên khỏi dốc, ông lăo cám ơn các cậu và các cậu cũng lấy làm vui ḷng, v́ đă giúp được việc cho người.
    ___
    (1) heo.

    Giải nghĩa:
    Xe lợn = thứ xe một bánh để chở lợn, gà và các đồ vặt.
    Chuyển = nhúc nhích, động đậy.
    Ta phải giúp đỡ lẫn nhau.


    26. LỄ PHÉP VỚI NGƯỜI TÀN TẬT

    Anh Trung, nhân ngày chủ nhật, cùng với lũ trẻ rủ nhau ra cổng(1) xóm chơi. Lũ trẻ đang nô đùa với nhau, bỗng trông thấy một người ở đàng xa chống gậy đi đến. Người ấy què một chân, đi khập khễnh. Lũ trẻ cười ầm cả lên.
    Anh Trung mắng lũ trẻ mà bảo rằng: "Người ta là một người tàn tật, th́ chúng ta lại càng phải giữ lễ phép lắm; sao các anh trông thấy lại cười ầm lên như vậy, chẳng hóa ra là vô hạnh lắm ru."
    Lũ trẻ nghe nói, không dám cười nữa. Khi người què đến, anh Trung đứng nép ra bên đường để cho người ấy đi, cả lũ trẻ cũng bắt chước như vậy.
    ___
    (1) cửa ngơ.

    Giải nghĩa:
    Nô đùa = chơi nghịch với nhau, có nơi gọi là trửng dởn hay chơi dởn.
    Vô hạnh = không có nết na, không biết giữ lễ phép.
    Không nên nhạo báng những người tàn tật.


    27. CÀY CẤY

    (Ca dao) -- Bài học thuộc ḷng.

    Ơn trời mưa nắng phải th́,
    Nơi th́ bừa cạn, nơi th́ cày sâu.
    Công lênh chẳng quản lâu lâu,
    Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
    Xin ai đừng bỏ ruộng hoang,
    Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

    Giải nghĩa:
    Bừa cạn, cày sâu = bừa chỗ cạn, cày chỗ sâu.
    Nước bạc = nước ngập cả ruộng, trắng xoá, nghĩa là ruộng chưa cấy, chỉ có nước thôi.
    Cơm vàng = ư nói có gạo thóc quư như vàng, cũng có ư nói thóc lúa chín đỏ như vàng.
    Tấc đất tấc vàng = ư nói mỗi tấc đất thật quư như vàng. Hễ ai có ruộng đất mà chăm chỉ làm lụng th́ là tiền của ở đó.
    Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.


    28. TRUYỆN ÔNG NGÔ QUYỀN

    Một đạo quân Tàu đi đường biển vào sông Bạch Đằng. Ông Ngô Quyền sai quân lấy gỗ đẽo nhọn bịt sắt cắm xuống ḷng sông rồi trờ [chờ] nước thủy triều lên, cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến quân giặc. Được ít lâu, ông giả cách thua. Ngược ḍng sông chạy. Quân tàu đuổi theo, nhưng ngay lúc đó nước thủy triều xuống, thuyền của họ chạm vào cọc vỡ nát cả. Quân Tàu bị một trận thua to.
    Được trận rồi ông Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên). Ông trị v́ được sáu năm. Từ lúc ông lên làm vua là hết cuộc nội thuộc nước Tàu và bắt đầu thời kỳ tự chủ trong lịch sử nước Việt nam.

    Giải nghĩa:
    Sông Bạch Đằng = nhánh sông Thái B́nh chảy gần tỉnh lỵ Quảng Yên.
    Nước thủy triều = nước biển mỗi ngày dâng lên lại rút xuống.
    Khiêu chiến = khêu cho người ta đánh nhau với ḿnh.
    Ông Ngô quyền đóng đô ở Cổ Loa.


    29. MÂY VÀ MƯA

    Khi ta nấu nồi nước, th́ ta thấy hơi bốc lên nghi ngút như khói. Giá ta lấy cái vung úp lên trên miệng nồi một lát, th́ thấy ở cái vung có giọt nước chảy xuống. Vậy mây ở trên trời cũng giống như hơi ở nồi nước. Nhưng mây là hơi nước ở sông, ở bể bốc lên, mà thành ra. Lúc đầu th́ mây là những giọt nước nhỏ mà nhẹ, rồi dần dần(1) lên trên cao, gặp khí lạnh, hợp lại thành giọt nước lớn và nặng. Khi giọt nước nặng quá, th́ rơi(2) xuống, thành ra mưa.
    Nước mưa một phần thấm xuống đất, một phần chảy vào ao, vào ruộng, hay là chảy vào ng̣i, vào sông, rồi lại ra bể.
    ___
    (1) lần lần—(2) rớt.

    Giải nghĩa:
    Nghi ngút = hơi bay khói bốc lên nhiều.
    Vung = cái nắp đậy trên cái nồi.
    Hạt mưa ở trên trời sa xuống.


    30. THỢ LÀM NHÀ

    Làm một cái nhà gạch, phải dùng biết bao nhiêu thứ thợ.
    Đào móng, đổ nền, phải có thợ đấu(1). Đặt móng xây tường phải có thợ nề(2). Làm cột, làm kèo, làm gác, làm cửa phải có thợ mộc.
    Lại c̣n thợ chạm, chạm cửa vơng; thợ thiếc làm máng, thợ sơn sơn cửa.
    Ấy là ta không nói những thợ cưa gỗ, nung(3) vôi, làm gạch cùng những thơ lắp kính, lắp khóa, v.v...
    Làm cho thành một cái nhà, phải dùng biết bao nhiêu thợ thuyền và tốn biết bao nhiêu công của.
    ___
    (1) thợ làm đất. – (2) thợ hồ. – (3) đốt.

    Giải nghĩa:
    Cửa vơng = gỗ chạm lộng, thường đặt ở gian (căn) giữa nhà, từ bên nọ sang bên kia.
    Thợ mộc làm những đồ gỗ.

  7. #37
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị

    31. CHĂN TRÂU

    Ai bảo chăn trâu là khổ?
    - Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu tôi đội nón mê như lọng che. Tay cầm cành(1) tre như roi ngựa. Ngất nghểu [roi ngựa, ngất nghểu] ngồi trên ḿnh trâu, tai nghe chim hót trong cḥm cây, mắt trông bươm bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không c̣n ǵ sung sướng cho bằng!
    ___
    (1) ngành.

    Giải nghĩa:
    Nón mê = nón rách.
    Ngất nghểu = có ư nói ngồi trên ḿnh trâu lấy làm đắc chí.
    Dắt trâu ra đồng cho nó ăn cỏ.


    32. VUA LƯ THÁI TỔ DỜI ĐÔ RA THÀNH HÀ NỘI

    Vua Lư Thái Tổ thấy đất Hoa Lư là chỗ nhà Đinh và nhà Lê đóng đô trước chật hẹp quá, mới dời đô ra thành Đại La là nơi thủ phủ nước ta về cuối thời nội thuộc Tàu. Sử chép rằng khi thuyền rồng nhà vua ra đến nơi, th́ thấy một con rồng vàng bay lên trời. Nhà vua cho là điềm tốt mới đổi tên là Thăng Long nghĩa là "Rồng lên". Thế là thành Thăng Long, tức là thành Hà Nội bây giờ, thành ra kinh đô nước Nam [Việt Nam].

    Giải nghĩa:
    Thủ phủ = chỗ các quan cai trị một hạt đóng.
    Điềm = cái chứng triệu ǵ cho ta biết rằng công việc sau này tốt hay xấu.
    Kinh đô = chỗ có triều đ́nh nhà vua.
    Thành Thăng Long là thành Hà Nội ta ngày nay.


    33. CHỖ QUÊ HƯƠNG ĐẸP HƠN CẢ

    Một người đi du lịch đă nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: “Ông đi du sơn du thuỷ, thế tất đă trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả?” Người du lịch đáp lại rằng: “Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đă nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái ǵ cũng gợi ra cho tôi những mối cảm t́nh chứa chan, kể không sao xiết được.”

    Giải nghĩa:
    Du lịch = (du là chơi, lịch là trải) người đi chơi, trải nhiều nơi.
    Du sơn du thuỷ = chơi chỗ sông, chỗ núi, những chỗ phong cảnh đẹp.
    Chứa chan = nhiều, bề bộn.
    Chỗ quê hương đẹp hơn cả.


    34. NGOAN (GIỎI) ĐƯỢC KHEN, HƯ PHẢI CHÊ

    Đứa bé(1) yêu mến cha mẹ, vâng lời thầy dạy, là đứa ngoan. Đứa bé kính nể anh chị, nhường nhịn các em, cũng là đứa ngoan. Đứa bé biết lễ phép, ăn ở tử tế với cả mọi người, cũng là đứa ngoan. Ngoan th́ ai cũng yêu, cũng khen, cũng chiều chuộng.
    C̣n những đứa bé không kính mến cha mẹ, không nghe lời thầy dạy, không nhường nhịn anh em và xấc láo với cả mọi người, đều là những đứa hư cả. Hư th́ ai cũng ghét, cũng chê, cũng mắng mỏ (la mắng). Vậy các trẻ con đứa nào cũng nên ăn ở cho ngoan ngoăn.
    ___
    (1) nhỏ.

    Giải nghĩa:
    Chiều chuộng = theo ư ḿnh mà làm cho ḿnh bằng ḷng.
    Xấc láo = vô phép, ngược đăi người bề trên, cũng như hỗn hào, xấc xược.
    Ngoan được khen, hư phải chê.


    35. CON ONG

    Người ta nuôi ong, phải làm tổ(1) cho nó ở. Ong ở từng đàn. Những ngày nắng ráo, th́ từ sáng đến tối nó bay đi t́m hoa, lấy nước mật hoa đem về làm mật, lấy phấn hoa đem về làm sáp.
    Ta nuôi ong để lấy mật và lấy sáp. Mật để ăn, sáp để làm nến (cây đèn); ta lại c̣n dùng sáp ong để đánh các đồ đạc bằng gỗ cho bóng. Ong có ng̣i (đọc) đốt đau; ai vô ư mà đến gần tổ ong, thường bị nó đốt.
    ___
    (1) ổ.

    Giải nghĩa:
    Nước mật hoa = nước có vị ngọt ở trong hoa.
    Phấn hoa = phấn vàng bám ở nhị hoa.
    Sáp ong = một chất dẻo, có sắc vàng, lấy ở tổ ong ra.
    Nến = thứ nến làm bằng sáp ong ta gọi là nến sáp.
    Người ta nuôi ong để lấy mật và sáp.


    36. ÔNG TRẦN QUỐC TUẤN

    Hồi nước Nam [Việt Nam] phải quân Mông Cổ sang đánh, vua ta giao binh quyền cho ông Trần Quốc Tuấn. Ông đánh trận đầu, v́ quân Mông Cổ nhiều hơn quân ta, nên ông bị thua. Vua thấy thế mới bảo ông rằng: "Thế giặc mạnh lắm, trẫm sợ đánh nhau măi khổ dân. Hay là trẫm hàng cho dân khỏi khổ?" Ông tâu rằng: "Bệ hạ phán thế, thực có bụng thương dân lắm; nhưng dám xin Bệ hạ biết cho rằng cái đạo làm vua, trước hết phải ǵn giữ lấy giang sơn tiên tổ để lại cho đă. Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hăy chém đầu thần đi đă." Vua nghe nói thế, vững dạ, không nghĩ đến việc ra hàng nữa.

    Giải nghĩa:
    Binh quyền = quyền rèn tập, coi bảo quân lính.
    Trẫm = tiếng vua dùng để chỉ ḿnh như ta nói "tôi", "ta", v.v...
    Hàng = chịu phục, thôi không dám kháng cự lại, mà theo quyền phép người.
    Giang sơn = đất cát của một nước.
    Thế quân Mông Cổ rất mạnh.


    37. MẤY LỜI KHUYÊN VỀ VỆ SINH

    Khi chơi đừng có chạy nhanh(1) lắm.
    Khi mồ hôi chảy, chớ có uống nước lă, chớ có đứng chỗ luồng gió (gió lồng).
    Trời mưa ẩm ướt, chớ có chơi đùa dầm chân ở dưới nước.
    Đi đường gặp mưa, quần áo có ướt phải thay ngay.
    Những khi ngủ, phải đắp bụng, ăn uống phải có điều độ.
    Khi ốm đau, không nên ăn đồ độc: có kiêng có lành.
    ___
    (1) lanh.

    Giải nghĩa:
    Luồng gió = lối gió thổi mạnh.
    Kiêng = giữ không ăn hay không làm những cái ǵ có thể hại đến sức khỏe.
    Khi có mồ hôi, không nên uống nước lă.


    38. NGÀY GIỖ

    Trên bàn thờ, đồ đồng, đồ sơn bóng lộn (trong bóng), đèn nến(1) sáng choang, khói hương nghi nghút, trông thật là nghiêm trang. Thầy tôi đứng ở trước, châm một nắm hương, cắm vào b́nh hương, lạy hai lạy, rồi quỳ xuống hai tay chắp để ngang trán, miệng lẩm nhẩm khấn. Thầy tôi khấn và lạy xong, th́ đến những người trong họ và chúng tôi cứ lần lượt vào lạy, mỗi người bốn lạy. Lễ xong một chốc hết tuần hương, th́ cỗ bàn trên bàn thờ hạ xuống, dọn rượu, cả nhà hội họp ăn uống rất vui vẻ.
    ___
    (1) sáp.

    Giải nghĩa:
    Bóng = nhẵn và sáng trông nhấp nhánh.
    Lẩm nhẩm = nói sẽ trong mồm, người ngoài không nghe tiếng.
    Tuần hương = một lượt hương cháy hết.
    Khói hương bay nghi ngút.


    39. BỮA CƠM NGON

    Cậu Tí đi học về một chốc, th́ cha ở ngoài đồng cũng vác cày, dắt (dắc) trâu, về đến nhà.
    Cơm đă chín. Mẹ và chị dọn ra để trên gường. Cả nhà ngồi ăn. Cơm đỏ, canh rau, chẳng có ǵ là cao lương mỹ vị. Nhưng cơm sốt, canh nóng, bát đũa sạch sẽ cả nhà ăn uống ngon miệng no nê.
    Nhất là cha mẹ, con cái, trên thuận dưới ḥa, một nhà đoàn tụ sum họp với nhau, th́ dẫu cơm rau cũng có vị lắm.

    Giải nghĩa:
    Cao lương mỹ vị = đồ ăn quí, đắt tiền.
    Sum họp = họp mặt đông đủ.
    Có vị = ăn ngon miệng.
    Cơm sốt, canh nóng, ăn ngon.


    40. ÔNG LÊ LAI LIỀU M̀NH CỨU CHÚA

    Vua Lê Lợi bấy giờ ở Chí Linh bị quân Tàu vây riết lắm; quân giặc sắp hạ được đồn, vua Lê tất bị giết. Vua mới hỏi tướng tá rằng: "Ai dám thay trẫm ra phá ṿng vây, đánh nhau với giặc? Người ấy sẽ bị giặc bắt, c̣n trẫm th́ nhân lúc giặc lui, mộ thêm quân, họp binh lại, mưu sự báo thù." Ông Lê Lai ra nhận việc ấy.
    Ông mặc áo ngự bào, cưỡi voi ra ngoài đồn, tự xưng là "B́nh định vương" là hiệu vua Lê Lợi bấy giờ. Quân nhà Minh tưởng là vua Lê Lợi thực, xúm nhau lại bắt ông giết đi. Ông Lê Lai liều ḿnh như thế thành ra cứu được vua Lê Lợi thoát nạn, mà nhân đó nước ta mới được tự chủ, khỏi phải quân Tàu áp chế.

    Giải nghĩa:
    Vây = cho quân đứng quây xung quanh mà đánh.
    Riết = quân vây rất nhiều mà đánh rất hăng.
    Hạ = đánh lấy được.
    Ngự bào = áo vua mặc.
    Áp chế = đè nén, hà hiếp.
    Ông Lê Lai cứu vua khỏi chết, cứu nước khỏi khổ.


    41. TỐI Ở NHÀ

    Cơm nước xong, trời vừa tối. Ngọn đèn treo, thắp ở giữa nhà. Cha ngồi đọc nhật báo. Anh đang ngồi cúi xuống xem sách hay làm bài. Mẹ và chị, kim chỉ vá may. Ở bên cạnh, hai đứa em nhỏ đang nghe bà kể câu chuyện cổ tích, thỉnh thoảng lại khúc khích cười với nhau rất vui vẻ.
    Ban ngày đi làm ăn khó nhọc; tối đến cả nhà được đông đủ, sum vầy như vậy, tưởng không có cảnh nào vui hơn nữa.

    Giải nghĩa:
    Chuyện cổ tích = chuyện đời xưa.
    Sum vầy = hội họp, quây quần với nhau.
    Một nhà sum vầy vui vẻ.


    42. CON C̉ MÀ ĐI ĂN ĐÊM

    (Cao dao) Bài học thuộc long.

    Con c̣ mà đi ăn đêm,
    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,
    Ông ơi, ông vớt tôi nao!
    Tôi có ḷng nào, ông hăy xáo măng.
    Có xáo th́ xáo nước trong,
    Đừng xáo nước đục đau ḷng c̣ con.


    Đại ư:
    Bài này mượn chuyện con c̣ mà ngụ ư luân lư rất cao. Con c̣ sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Cũng như người ta nghèo khó đi làm ăn lở sa cơ thất thế, bị phải tai nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy tấm ḷng trong sạch, không làm điều ǵ ô uế.
    Giải nghĩa:
    Lộn cổ = rơi đâm đầu xuống.
    Vớt = lôi ở dưới nước lên.
    Xáo măng = nấu lẫn với măng để làm món đồ ăn.
    Phải giữ tấm ḷng cho trong sạch.


    43. TA KHÔNG NÊN NGĂ L̉NG

    Nước mềm, đá rắn (cứng), thế mà nước chảy măi đá cũng phải ṃn. Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, vậy mà dây cứa măi gỗ cũng phải đứt. Con kiến nhỏ, cái tổ(1) to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ.
    Người ta cũng vậy, phàm làm việc ǵ dẫu thấy khó cũng đừng nên ngă ḷng. Gặp việc ǵ khó, ta cũng cứ vững ḷng mà làm, cứ cố vào, cố nữa, cố luôn măi, th́ việc dẫu khó đến đâu, cũng có ngày ta làm nên được. Những kẻ hay ngă ḷng chẳng bao giờ làm được việc ǵ cả.
    ___
    (1) ổ.

    Giải nghĩa:
    Tha = cắn vào mồm mà mang đi.
    Phàm = gồm tất cả.
    Gặp việc khó ta chớ nên ngă ḷng.


    44. TRUYỆN GƯƠM THẦN CỦA VUA LÊ LỢI

    Tục truyền rằng vua Lê Lợi, trước khi nổi lên đánh quân Minh, vẫn ở Hà Nội làm nghề đánh cá.
    Một hôm ngài quăng lưới xuống hồ Hoàn Kiếm, bấy giờ c̣n gọi là hồ Tả vọng, lúc kéo lên không được cá, lại được một thanh gươm rất đẹp, lưỡi rộng, cứng mà sáng loáng. Ngài được thanh gươm ấy, nổi lên đánh quân Tàu, đuổi ra ngoài nước, rồi lên ngôi vua ở Thăng Long (Hà Nội bây giờ).
    Một hôm ngài ngự thuyền chơi trên hồ; ngài thấy có một con rùa to nổi lên, bơi lại gần ngài. Ngài sợ, lấy gươm gạt ra, nhưng con rùa đớp lấy gươm rồi biến mất. Ngài bấy giờ mới biết rằng con rùa ấy là vị thần hồ đă giúp ngài đánh quân Tàu. Sau người ta xây ở giữa hồ một cái tháp gọi là "Quy sơn tháp" (tháp Núi rùa), c̣n cái hồ ấy th́ gọi là "Hoàn kiếm hồ" (hồ Giả gươm [hồ giả gươm]).

    Giải nghĩa:
    Ngự = tiếng để chỉ những việc vua làm, hay là những cái ǵ vua dùng như: ngự lăm (vua xem), ngự thuyền (vua đi thuyền), ngự bào (áo vua mặc).
    Con rùa thần nổi lên mặt nước


    45. CÁI CÀY

    Cái cày là đồ làm ruộng cần nhất. Cái cày của ta dùng c̣n đơn sơ lắm, gần hết làm bằng gỗ. Thân cày, náng cày, chỗ tay cầm (seo cày) toàn bằng gỗ cả. Cái bắp cày th́ bằng tre hay bằng gỗ. Chỉ có cái lưỡi cày và cái diệp là bằng sắt mà thôi. Cái cày tây th́ gần hết làm bằng thép cả, và đủ bộ phận hơn cày ta. Bên Tây nhiều khi lại c̣n ghép mấy cái cày vào một cái bắp, rồi dùng máy kéo. Bên ta dùng cày máy không tiên, v́ ruộng ta bùn lầy, lại chia ra từng miếng nhỏ hẹp. Sự cày bừa của ta quanh đi quẩn lại chỉ nhờ sức trâu ḅ mà thôi.

    Giải nghĩa:
    Diệp cày = một miếng gang hay một miếng sắt để gần liền ở trên cái lưỡi, để khi cày nó lật đất ra hai bên.
    Quanh đi quẩn lại = chỉ có thế mà thôi, không có ǵ khác nữa.
    Có cày ruộng mới có thóc gạo [ăn].

  8. #38
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị

    46. CON TRÂU

    Trâu lớn hơn ḅ và sức mạnh hơn. Lông đen, cứng và thưa, thỉnh thoảng có con lông trắng. Mắt lờ đờ, sừng to và cong lên. Trâu xem nặng nề và chậm chạp hơn ḅ. Tính nó thuần và hay chịu khó. Ăn uống ít, mỗi ngày chỉ vài ba nắm cỏ khô cũng đủ. Nó ưa đầm (mẹp) xuống nước, xuống bùn, và có thể lội qua sông, qua đầm được.
    Trâu dùng để cày ruộng, kéo xe, hoặc kéo che đạp mía. Thịt trâu không ngon bằng thịt ḅ. Da trâu dùng để bịt trống hay làn giày dép. Sừng trâu dùng làm các đồ vật như: cán dao, lược, ông thuốc v.v...
    Trâu thật là con vật có ích. Ta vẫn cho vào hạng lục súc rất có công với người.

    Giải nghĩa:
    Lờ đờ = trông không nhanh trai.
    Đầm = lăn xuống cho có nước, có bùn.
    Che đạp mía = máy ép mía.
    Lục súc = Sáu giống vật của người ta nuôi: trâu, ngựa, dê, gà, chó, lợn.
    Trâu to hơn và khoẻ hơn ḅ.


    47. CON CHIM VỚI NGƯỜI LÀM RUỘNG

    Chim là loài ăn những côn trùng làm hại lúa. Nhờ có chim mới trừ được những giống ấy. Chim có thể đuổi bắt côn trùng ở trên không, hay nhặt (lặt)(1) nó ở luống cày. Chim chính là tuần ngoại của ta đó. Người làm tuần ngoại, th́ chỉ giữ được kẻ trộm cắp hoa màu(2) mà thôi, chứ chim làm tuần ngoại, th́ mới giữ nổi các loài sâu bọ đâu đâu cũng vào lọt.
    Vậy loài chim có ích cho nhà nông lắm. Chớ nên giết hại nó.
    ___
    (1) lượm.- (2) đồ hoa quả.

    Giải nghĩa:
    Côn trùng = nói chung các loài sâu bọ.
    Trừ = làm mất đi, giết đi.
    Tuần ngoại = tuần coi lúa má ở ngoài đồng.
    Hoa màu = các thứ cây ăn được, trồng ở nơi cạn như: ngô, khoai, rau, đậu.
    Không nên giết hại loài chim v́ nó có ích cho người làm ruộng


    48. VUA LÊ THÁNH TÔN

    Vua Lê Thánh Tôn sai quan làm bộ quốc sử và vẽ địa đồ nước ta. Ngài họp tập các nhà danh sĩ thời bấy giờ và khuyến khích việc văn học, ngài có soạn ra nhiều thơ chữ nho và thơ nôm nữa.
    Ngài t́m cách mở mang nghề làm ruộng và nghề chăn nuôi. Ngài cho khai khẩn những đất hoang, mở ra hơn bốn mươi sở đồn điền cho dân nghèo khổ có việc mà kiếm ăn. Ngài lập ra nhà tế sinh để nuôi những người già yếu tàn tật, không có nơi nương tựa; khi nào có dịch tễ th́ sai quan đem thuốc phát cho các người mắc bệnh.
    Ngài lại đánh lấy được nước Chiêm Thành nữa.
    Nói tóm lại đời vua Lê Thánh Tôn là một thời kỳ vẻ vang nhất trong lịch sử nước Nam.

    Giải nghĩa:
    Danh sĩ = người làm văn có tiếng.
    Thơ nôm = thơ tiếng ta.
    Vua Lê Thánh Tôn đánh được nước Chiêm Thành


    49. KÍNH TRỌNG NGƯỜI GIÀ CẢ

    Một lũ học tṛ ngồi xúm xít ở hàng nước, đang cười cười nói nói. Có một cụ già lưng c̣ng, tóc bạc, cũng muốn vào hàng nước nghỉ. Nhưng mấy cái ghế chật ních cả rồi, cụ cứ loanh quanh (xa xẩn) đứng ở ngoài.
    Một cậu học tṛ ít tuổi nhất, thấy thế, vội vàng đứng ngay vậy, nhường chỗ mời cụ ngồi. Sau lại cầm hộ cả cái điếu đưa cho cụ hút thuốc. Mấy cậu ngồi bên cạnh, bây giờ cùng bảo nhau ngồi dồn lại cho rộng chỗ.
    Cụ già ăn thuốc xong, khen các cậu rằng:
    “Các cậu là học tṛ tràng nào, mà khéo học được những điều lễ phép như thế! Lăo đây thật lấy làm quí hoá cái nết của các cậu”.

    Giải nghĩa:
    Xúm xít = đông người tụ họp với nhau một chỗ.
    Chật ních = chật lắm, không c̣n hở chỗ nào.
    Lăo = tiếng người già tự xưng.
    Kính lăo đắc thọ.


    50. L̉NG THƯƠNG KẺ TÔI TỚ

    Ông Lưu Khoan thuở xưa là một ông quan có tiếng nhân từ. Một hôm, ông mặc áo, đội mũ chỉnh tề, sắp đi chầu. Con thị t́ bưng bát cháo lên hầu. Chẳng may lỡ tay, đánh đổ cháo ra áo chầu. Con thị t́ sợ hăi, vội vàng lấy tay vuốt chỗ cháo đổ. Ông Lưu Khoan không đổi sắc mặt, từ từ nói rằng: “Mầy có bỏng(1) tay không?”
    Ôi! Tay người ta bỏng th́ đau đớn nhiều, áo quí mà hoen bẩn(2) là việc nhỏ. Ông Lưu Khoan biết quên cái áo bị bẩn của ḿnh, mà chỉ nghĩ đến tay bỏng của người đầy tớ, thật là người có đại độ, biết thương kẻ dưới.
    ___
    (1) phỏng.- (2) vấy ố.

    Giải nghĩa:
    Chỉnh tề = ngay ngắn, đứng đắn.
    Thị t́ = đầy tớ gái.
    Không đổi sắc mặt = ư nói không có giận dữ chút nào.
    Hoen = giọt mở, giọt cháo rơi vào vải, lụa, làm cho mất màu đi. Có nơi gọi là quẹn.
    Đại độ = bụng rộng răi, biết dong thứ người ta.
    Ta nên biết thương kẻ tôi tớ.


    51. HỌC TR̉ BIẾT ƠN THẦY

    Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua tràng học ở làng, trông thấy ông thầy dạy ḿnh lúc bé, bấy giờ đă đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm tràng và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà rằng: “Tôi là Carnot, thầy c̣n nhớ tôi không?” Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học tṛ rằng: “Ta b́nh sanh, nhất là ơn cha, ơn mẹ ta, sau ơn thầy ta đây, v́ nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay.”

    Giải nghĩa:
    Rảnh việc = thong thả, không có việc làm.
    B́nh sanh = sống ở đời.
    Sự nghiệp = công cuộc của ḿnh đă làm nên.
    Học tṛ phải biết ơn thầy.


    52. CÁC KHOA THI

    Ngày xưa, học tṛ học chữ nho đi thi để có chân khoa mục và ra làm quan. Thi có hai khoa: thi hươngthi hội.
    Những người đậu thi hương chia ra làm hai hạng: một là hương cống sau gọi là cử nhân, hai là sinh đồ sau gọi là tú tài. C̣n người đậu thi hội th́ có ba hạng, gọi là tiến sĩ (nhà Trần gọi là thái học sinh). Vua Lê Thái Tôn muốn cho việc thi cử thêm bề trọng thể, mới lập ra lệ xướng danh và vinh quy. Ngài lại sai khắc tên những người đậu tiến sĩ vào bia đá. Những bia đá ấy nay c̣n dựng ở nhà văn miếu ở Hà Nội và Huế.

    Giải nghĩa:
    Khoa mục = thi đậu, có bằng sắc nhà vua ban cho.
    Thi hương = khoa thi mở ở các hạt trong nước để tuyển lấy tú tài và cử nhân.
    Thi hội = khoa thi mở ở kinh đô để tuyển lấy tiến sĩ.
    Hương cống, cử nhân = người thi hương đậu cao từ 50 trở lên.
    Sinh đồ, tú tài = người thi hương đậu thấp từ 50 trở xuống.
    Trọng thể = có bề thế lớn được người nể v́.
    Vinh quy = thi đậu về làng được người rước sách linh đ́nh.
    Ngày xưa thi đậu th́ được vinh qui.


    53. HỌC THUỘC L̉NG

    Thằng Bút học bài ngụ ngôn. Nó đọc cả bài hai ba lượt, rất có ư và nhận nghĩa cho thật hiểu.
    Nó đọc câu đầu, rồi không nh́n vào sách mà đọc lại. Nó đọc thong thả, rơ ràng, không sai chút nào.
    Nó đọc sang câu thứ hai. Thuộc rồi, đọc lại cả với câu đầu. Rồi nó học luôn như thế cho đến câu cuối cùng.
    Sau Bút học lại cả bài, năm bảy bận. Lúc bấy giờ, gấp sách lại, đọc làu làu, chắc mai vào lớp không sợ ngắc ngứ(1) (trúc trắc).
    ___
    (1) ngập ngừng.

    Giải nghĩa:
    Ngụ ngôn = chuyện đặt ra, có ư để dạy bảo người ta.
    Ngắc ngứ = đọc vấp váp, không trôi chảy. Có nơi gọi là ngúc ngắc.
    Đọc bài thuộc làu làu.


    54. LÀM NGƯỜI PHẢI HỌC

    Ngọc kia chẳng giũa, chẳng mài,
    Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.
    Con người ta có khác ǵ,
    Học hành quí giá, ngu si hư đời.
    Những anh mít đặc thôi thời,
    Ai c̣n mua chuộc, đón mời làm chi.

    Đại ư:
    Bài này nói người ta không học, th́ ngu dốt, chẳng biết nghĩa lư ǵ. Ví như ḥn ngọc dẫu quí, nhưng không giũa, không mài, th́ cũng chẳng thành đồ mà dùng được. Vậy người ta ai ai cũng phải học th́ mới khôn.

    Giải nghĩa:
    Vô dụng = không dùng được việc ǵ
    Quí giá = tôn trọng lên.
    Hư đời = hỏng cả đời người, chẳng làm được việc ǵ.
    Mít đặc = dốt chẳng biết một tí ǵ cả.
    Làm người phải học


    55. CHÙA LÀNG TÔI

    Chùa làng tôi lợp bằng ngói, đàng trước có sân, bên cạnh có ao, xung quanh có vườn. Ở trước sân có tam quan, trên là gác chuông, dưới là cửa để ra vào. Trong chùa, trên bệ cao, th́ có nhiều tượng Phật bằng gỗ, sơn son thiếp vàng. Sau chùa th́ có nhà tổ và chỗ các sư ở. Hai bên th́ là nhà khách. Ngoài sân chùa th́ có bia đá, ghi công đức những người đă có công với nhà chùa. Ngoài vườn có vài ngọn tháp, là nơi những vị sư đă tịch ở đấy.
    Ngày rằm, mồng một, cứ đến tối, tôi thường theo bà tôi lên chùa lễ. Sư cụ tụng kinh, gơ mơ, ngồi ở trên; bà tôi và các già ngồi ở dưới, vừa lễ vừa na mô Phật.
    Trên bàn thờ th́ đèn nến(1) sáng choang, khói hương nghi ngút, trông thật nghiêm trang.
    ___
    (1) sáp.

    Giải nghĩa:
    Tam quan = cửa chính của nhà chùa, có ba cửa ra vào.
    Nhà tổ = nhà thờ những vị sư đă tu ở chùa đă tịch rồi.
    Nhà sư gơ mơ tụng kinh.


    56. MỘT KẺ THOÁN NGHỊCH: MẠC ĐĂNG DUNG

    Bấy giờ là lúc nhà Hậu Lê đă suy. Vua th́ nhu nhước hèn yếu. Trong nước có nhiều giặc giă nổi lên. Giặc đến đánh phá kinh thành, vua phải chạy trốn. Mạc Đăng Dung là quan coi lính túc vệ ra cầm quân đánh giặc, tan rồi, nhân dịp ấy giữ lấy binh quyền và các quyền hành trong nước, việc ǵ cũng quyết định cả. Vua thấy thế lo sợ, chạy trốn, định lấy quân các nơi về đánh Đăng Dung. Nhưng Đăng Dung bắt được vua, đem giết đi rồi tự xưng làm vua mà lập ra nhà Mạc.
    Tuy Đăng Dung đă lên ngôi rồi, nhưng trong nước c̣n nhiều người theo về nhà Lê.

    Giải nghĩa:
    Thoán nghịch = người bầy tôi làm phản đánh lại nhà vua cướp lấy ngôi.
    Lính túc vệ = lính theo hầu, trông nom cho vua pḥng những kẻ phản trắc.
    Về cuối đời nhà Lê, trong nước có nhiều giặc giă


    57. MƯA DẦM GIÓ BẤC

    Về mùa đông, khi gặp mưa dầm gió bấc, th́ phong cảnh nhà quê trông thật tiêu điều buồn bă. Ngoài đồng th́ nước giá, thỉnh thoảng mới thấy lác đác có người cày hay bừa. Người nào người nấy cặm cụi (lụi cụi) mà làm, không tṛ chuyện vui vẻ như khi ấm áp. Trong làng th́ đường sá vắng tanh, bùn lầy đến mắt cá. Xung quanh ḿnh, không có một tiếng động, chỉ nghe gió thổi vào bụi tre ù ù, giọt nước rơi xuống đất lách tách.

    Giải nghĩa:
    Tiêu điều = vắng vẻ, buồn bă.
    Giá = lạnh cóng chân tay.
    Cặm cụi = cắm đầu làm, không nghĩ đến việc khác.
    Bùn lầy = đất lơng bơng nước.
    Mưa dầm lâu cũng lụt.


    58. CƠN MƯA

    Trời đương nóng nực, lá cây ngọn cỏ im phăng phắc, bỗng có cơn gió mát thổi. Ngẩng(1) lên trông(2) thấy về phía đông nam mây kéo đen nghịt một góc trời. Ai cũng bảo rằng sắp có trận mưa to. Ngoài đường cái kẻ đi người lại, người nào cũng bước rảo cẳng (lanh chân) để chóng về đến nhà, hay t́m chỗ trú (núp) cho khỏi ướt. Ở trong nhà th́ tiếng gọi nhau ơi ới chạy mưa. Nào là quần áo, chiếu chăn(3), thóc lúa, rơm rạ, phải chạy cho mau. Đâu đâu cũng có tiếng động xôn xao, khác thường. Duy chỉ có ở ngoài đồng, anh đi cày, chị đi cấy, là cứ điềm nhiên làm việc, v́ họ đă pḥng bị đủ cả nón và áo tơi rồi.
    ___
    (1) ngước. – (2) coi. – (3) mền.

    Giải nghĩa:
    Đen nghịt = đen khắp cả, không hở chỗ nào.
    Chỗ trú = chỗ nghỉ, chỗ tránh mưa.
    Bước rảo cẳng = bước rảo cho nhanh. Có nơi gọi là săn chân.
    Chạy = đây là cất đồ vào nhà.
    Mây kéo đen nghịt một góc trời


    59. ĐỨA BÉ(1) VÀ CON MÈO

    Cô Măo thơ thẩn ngồi chơi một ḿnh ở trong vườn. Cô thấy con mèo lượn qua, cô gọi, cô vẫy(2) lại. Mèo đến lẩn quẩn ở bên cạnh, cái đuôi ve vẩy như vui mừng, cái đầu ngẩng lên như chào hỏi, miệng th́ kêu "meo meo" ra dáng bằng ḷng lắm.
    Cô Măo chơi với con mèo cũng lấy làm vui thích. Cô lấy tay vuốt ve nó, ôm nó để ngồi vào trong ḷng. Nhưng được một chốc, cô nắm đuôi con mèo, kéo một cái thật mạnh. Mèo bị đau, giận quá, giơ ngay chân ra cào cô một cái, xước cả tay, rồi bỏ mà đi mất.
    Cô Măo xít xa, lại thơ thẩn ngồi một ḿnh ở trong vườn. Thế mới biết người ác chẳng ai chơi với.
    ___
    (1) nhỏ. – (2) ngoắc.

    Giải nghĩa:
    Thơ thẩn = buồn bă, v́ chỉ có một ḿnh.
    Lẩn quẩn = quanh ở bên ḿnh không rời đi chỗ khác.
    Xít xa = ư nói đau đớn, muốn kêu cho ra tiếng. Có nơi gọi là thít tha.
    Không ai muốn làm bạn với người ác


    60. ÔNG NGUYỄN KIM

    Khi nhà Mạc đă cướp ngôi vua rồi, th́ ông Nguyễn Kim là người trung thành với nhà Lê, chạy trốn sang Lào. Người Lào giúp ông lương và tiền để ông đánh nhà Mạc pḥ nhà Lê. Ông lập ông hoàng tử Ninh là ḍng dơi nhà Lê lên làm vua, rồi chiêu tập những người c̣n có bụng giúp nhà Lê.
    Lúc ông đă đủ quân lính lương thực rồi, ông bèn về nước, đánh lấy đất Thanh Hóa, Nghệ An, rước vua Lê về, rồi lập một triều đ́nh ở phía Nam. Năm sau ông đem quân ra Bắc đánh nhà Mạc, nhưng đến nửa đường th́ bị một người hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết.
    Ông Nguyễn Kim thực là một người có công khôi phục lại nhà Lê.
    Đền thờ ông nay ở Triệu Tường trong Thanh Hóa.

    Giải nghĩa:
    Trung thành = có bụng chỉ thờ một người hay là một họ đă cho ḿnh ăn lộc.
    Chiêu tập = họp lại làm một đảng.
    Khôi phục = đánh lấy lại nước, lại quyền.
    Ông Nguyễn Kim là một người bầy tôi trung

  9. #39
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Xin c̉am ơn ông Tŕuc Ṽo đ̃a ćo công posted t̀ai liệu hay ǹay.
    Tôi không thụôc th́ê ḥê ḥoc ḅô śach ǹay, nhưng ŕât th́ich th́u khi đ̣oc đựơc, nhất l̀a nh̃ưng h̀ang ch̃ư cuối m̃ôi b̀ai m̀a tôi th́ây vô cùng quen thụôc!
    Th̀i ra ĺuc tôi nh̉o, b́ô tôi đ̃a cho ch́ung tôi tập víêt đ́ung nh̃ưng câu ǹay v̀a kỉêu ch̃ư ǹay!

  10. #40
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị

    61. TRANG SỨC

    Cô Năm chẳng học hành, chẳng may vá ǵ. Cả ngày chỉ cái gương, cái lược, chải chuốt, vuốt ve, sắm sửa trong ḿnh cho đẹp. Bà mẹ thấy vậy, một hôm mắng rằng: "Mày tường chỉ có môi son, má phấn, áo quần là lượt mới là đẹp thôi ư? Không, con ơi! Người ta đẹp không cốt ǵ ở cái trang sức bề ngoài. Chỉ có người làm ăn chăm chỉ nết na tử tế mới thật là đẹp mà thôi. Mày học hành khá, khâu vá giỏi, xếp đặt mọi việc trong nhà cho có ngăn nắp, ấy là cái đẹp của mày ở đấy, con ạ."

    Giải nghĩa:
    Trang sức = quần áo, phấn sáp cho đẹp.
    Nết na = tính tốt.
    Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.


    62. ĂN MẶC PHẢI GIỮ G̀N

    Cùng một ngày, bà mẹ may cho anh Giáp và anh Ất, mỗi người một cái áo lương. Thế mà chưa được bao lâu, áo của anh Ất đă sờn rách năm bảy chỗ, c̣n áo của anh Giáp vẫn nguyên lành như mới. Tại sao vậy? Tại anh Ất có áo mà không biết giữ; lúc mặc th́ lê la giày ṿ; lúc cổi ra th́ bạ đâu quăng đấy. Trách sao áo không chóng(1) rách được! C̣n áo của anh Giáp th́ vẫn nguyên lành, là v́ khi nào mặc th́ anh giữ ǵn sạch sẽ, và khi nào cổi ra, th́ anh chịu treo, chịu gấp cẩn thận.
    Các anh nên bắt chước anh Giáp mà ăn mặc để cho khỏi tổn hại cha mẹ, và lại tập được cái tính tốt không đuềnh đoàng(2) (lài xài).
    ___
    (1) mau. – (2) tầm phào.

    Giải nghĩa:
    Lương = có khi gọi là the, một thứ dệt bằng tơ và hay nhuộm thâm.
    Sờn = sợi đă bợt ra, sắp rách.
    Lê la = bạ đâu cũng sà xuống, không giữ ǵn.
    Đuềnh đoàng = lười trễ, không giữ ǵn cẩn thận.
    Ăn mặc phải giữ ǵn cẩn thận.


    63. MỘT CÁI THƯ

    (Trong h́nh cái thư, nơi góc trái bên dưới, ấn bản 1935 QVGKT - Lớp DỰ ghi "Bắc Kỳ", ấn bản 1948 QVGKT - Lớp DỰ ghi "Bắc Việt"- TV.)
    Tôi viết thư cho anh tôi ở Hải-dương. Tôi lấy một tờ giấy trắng. Trên ḍng đầu, tôi đề ngày tháng, dưới tôi kể những tin thức ở nhà cho anh tôi biết. Sau tôi chúc cho anh tôi mọi sự b́nh yên, rồi tôi gấp(1) lại, bỏ vào phong b́(2) trên dán cái tem năm [sáu] xu. Xong tôi sai người nhà đem thư ra bỏ vào thùng nhà dây thép cạnh ga. Thế là cái thư của tôi chỉ độ chiều mai là xuống tới Hải-dương, có người đem lại tận nhà cho anh tôi. Nghĩ mất có năm [sáu] xu mà được việc như thế, thật cũng là tiện lợi.
    ___
    (1) xếp. – (2) bao thơ.

    Giải nghĩa:
    Tem = cái dấu in sẵn, phải mua, dán vào thư th́ mới gửi được.
    Nhà dây thép = nhà gửi các thư từ giấy má.
    Ga = nhà xe lửa đỗ.

    Nhà dây thép giúp ta được nhiều việc.


    64. ÔNG TỔ SÁNG NGHIỆP RA NHÀ NGUYỄN: ÔNG NGUYỄN HOÀNG

    Ông Nguyễn Hoàng là con thứ hai ông Nguyễn Kim, làm trấn thủ đất Thuận Hóa.
    Lúc ông đến nhậm chức, dân ở đó mang dưng ông bảy chum nước. Ông lấy làm lạ; người cậu ông bảo ông rằng [người cậu bảo ông rằng]: "Thế là ḷng trời bảo cho biết đó: đây là điềm tướng công mở ra nước sau này đây!" V́ chữ "nước" vừa có nghĩa là "nước uống" vừa có nghĩa là "đất nước".
    Về trấn Thuận Hóa rồi, ông bèn ra công làm cho trong hạt được yên ổn, lập đồn canh giữ, khai khẩn đất hoang, chọn dùng những người tài giỏi, hết sức làm cho dân sự mến phục. Ông thực là người gây dựng ra cơ nghiệp nhà Nguyễn ngày nay.

    Giải nghĩa:
    Trấn = tên đặt cho những tỉnh lớn về đầu nhà Nguyễn.
    Trấn thủ = quan cai trị một trấn.
    Nhậm chức = bắt đầu nhận công việc làm quan.
    Ḷng trời tựa ông Nguyễn Hoàng


    65. THƯ GỬI MỪNG THẦY HỌC

    Ngày.......... tháng..... năm.....
    Thưa thầy,
    Năm mới, con ở nhà được chúc mừng cha mẹ con. Con tiếc không được gần thầy để chúc mừng thầy.
    Con c̣n bé dại, chưa biết viết thư thế nào cho hay. Con chỉ biết chúc thầy được mạnh khỏe, sống lâu, cũng như con đă chúc cho cha mẹ con vậy. Nhân dịp (nhịp) con lại xin hứa cùng thầy rằng: năm nay con hết sức học hành và không bao giờ dám quên công phu khó nhọc thầy dạy dỗ chúng con.
    Học tṛ kính lạy:
    Nguyễn văn........

    Giải nghĩa:
    Mừng tuổi = mừng ai được thêm một tuổi ngày mồng một đầu năm.
    Hứa = nhận làm một việc hay nhận cho cái ǵ.
    Mừng tuổi nhau năm mới


    66. CÁI C̉, CÁI VẠC, CÁI NÔNG

    (Ca dao)- Bài học thuộc ḷng.

    Cái c̣, cái vạc, cái nông,
    Sao mày giậm lúa nhà ông, hỡi c̣?
    – Không, không tôi đứng trên bờ,
    [Không, không tôi đứng trên bờ,]
    Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi.
    Chẳng tin, th́ ông đi đôi,
    Mẹ con nhà nó c̣n ngồi đây kia.

    Đại ư:
    Bài này lấy chuyện con c̣, con vạc, con nông, mà ngụ cái ư chê người nhà quê hay có tính xấu đôi co (chối) mách lẻo.

    Giải nghĩa:
    Cái vạc = cái vạc tức là con vạc, một thứ chim về loài c̣, lông xám hay lốm đốm, thường đi ăn về ban đêm.
    Cái nông = một thứ chim thuộc về loài vịt, ta thường gọi là bồ nông hay bè bè, ḿnh to bằng ba con vịt, mỏ dài và ở dưới có một cái túi để đựng cá.
    Đi đôi = đi đôi co (chối) để đối tụng.
    Ta không nên đôi co mách lẻo.


    67. CHIM SƠN CA (CHUYỆN CHUYỆN)

    Chim sơn ca là một thứ chim ở ngoài đồng, ḿnh và lông gần giống như chim sẻ, nhưng mỏ dài và chân nhỏ hơn.
    Chim sơn ca là giống chim hay hót, nhất là về mùa xuân. Thường thường nó vừa bay, vừa hót, càng bay cao, giọng càng véo von. Tiếng hót to, có khi nó bay thật cao, trông không thấy, mà vẫn nghe tiếng hót. Khi không bay th́ đậu ở dưới đất, chứ không đậu trên cành cây mà những lúc đậu ở dưới dưới đất, th́ không hót bao giờ.
    Người ta thường nuôi chim sơn ca để nghe nó hót; song nuôi nó th́ công phu lắm, và phải bắt từ khi mới nở th́ mới nuôi được.

    Giải nghĩa:
    Véo von = cao giọng mà nghe hay.
    Đậu = đứng một chỗ, nói về loài chim.
    Chim sơn ca hay hót về mùa xuân


    68. LŨY ĐỒNG HỚI

    Lũy Đồng Hới là cái lũy chúa Nguyễn đắp lên để giữ bờ cơi cho quân Trịnh ở ngoài Bắc khỏi tràn vào. Lũy ấy bắt đầu từ cửa sông Nhựt Lệ đến chân núi Đầu mâu [Mâu], cao gần 6 thước tây, dài 12 ki-lô-mét. Lũy đắp bằng đất, ngoài cắm đà bằng gỗ lim, trong có đường cho voi ngựa đi lại. Lũy ấy kiên cố lắm, thường quân Bắc vào đến đó là không tiến lên được nữa.
    Lũy ấy tục gọi là lũy Thầy, v́ người đời bấy giờ thường gọi ông Đào duy Từ [Đào Duy Từ] là "thầy", mà ông Đào duy Từ [Đào Duy Từ] là người vẽ kiểu và trông nom việc đắp cái lũy ấy.

    Giải nghĩa:
    Bờ cơi = chỗ hai nước giáp nhau.
    Đà = ván gỗ cắm xuống đất mà sát vào mặt lũy.
    Kiên cố = bền chặt, không ai phá được.
    Lũy để giữ bờ cơi


    69. CON CHUỘT

    Con chuột, ḿnh nhỏ, mơm nhọn, mắt to(1), tai rộng, đuôi dài mà thót (nhọn). Lông nó ngắn và mềm. Chuột ở đâu cũng có, trong nhà, ngoài đồng, vườn tược, rừng rú. Chuột to ở dưới cống gọi là chuột cống, chuột nhỏ ở trong nhà gọi là chuột nhắt (lắt); chuột ở ngoài đồng gọi là chuột đồng. Nó ăn quả, ăn hột, ăn củ, ăn cây, cắn giấy, cắn vải, cắn gỗ, cắn da, cái ǵ nó cũng gậm được. Răng chuột cứng và sắc, nên nó khoét được cả tủ và rương. Lúc đói, nó cắn cả quần áo của ta nữa. Giống chuột chỉ làm hại ta và lại nguy hiểm cho ta nữa, v́ nó có thể đem bịnh dịch hạch mà truyền đi mọi nơi.
    ___
    (1) lớn.

    Giải nghĩa:
    Thót = dài mà đàng cuối cứ nhỏ dần măi.
    Gậm = cắn bằng răng cửa.
    Rương = ḥm để đựng đồ.
    Chuột chẳng được ích lợi ǵ cho ta cả


    70. Ở SẠCH TH̀ KHÔNG HAY ĐAU MẮT

    Một hôm cậu thằng Bính đến chơi, đang ngồi nói chuyện th́ thằng Bính chạy ra nghịch đất, rồi lấy tay giụi vào mắt. Bà mẹ trông thấy mắng rằng: "Tay mày bẩn(1) thế mà giụi (chụi) vào mắt. Mày lại muốn mù như thằng Phác hay sao? Đi rửa ngay đi!" Bính nghe lời mẹ, vội vàng đi múc nước rửa.
    Bà mẹ lại nói rằng: "Trẻ con ta nhiều đứa đau mắt cũng chỉ v́ dơ bẩn (nhớp nhúa) thế mà thôi". Ông cậu nói: "Phải, bịnh đau mắt nước ta nhiều thật, nhưng nghe nói rằng từ khi Nhà nước đặt ra cuộc y tế, các thầy thuốc tây đi chữa đă bớt được nhiều". Bà mẹ nói: "Thế là may lắm, chứ người ta c̣n có ǵ khổ bằng hư hai con mắt".
    ___
    (1) dơ.

    Giải nghĩa:
    Giụi = lấy tay cọ vào mắt.
    Y tế = cuộc chữa thuốc giúp người bịnh tật.
    Ở sạch th́ không hay đau mắt.


    71. LƯ TRƯỞNG LÀNG TA

    (1) trưởng là người của dân cử ra làm việc làng. Trong làng có việc ǵ ra đến quan [Công sở], th́ lư trưởng đi thay mặt dân. Quan trên [Công chức cao cấp] có lệnh ǵ truyền về làng, cũng trách cứ ở lư trưởng. Hương hội có quyết định việc ǵ, th́ lư trưởng phải thi hành. Nhưng công việc hệ trọng nhất của lư trưởng là việc sưu thế. V́ bao nhiêu tiền thuế đinh, thuế điền, cùng một tay lư trưởng thu để đem nộp quan cả. Xem thế th́ công việc lư trưởng nặng nhọc lắm.
    ___
    (1) xă.

    Giải nghĩa:
    Thuế đinh = thuế người.
    Thuế điền = thuế ruộng.
    Lư trưởng là người của làng cử ra.


    72. CỐ ALEXANDRE DE RHODES VÀ VIỆC ĐẶT RA CHỮ QUỐC NGỮ

    Ngày xưa, ở nước ta, muốn viết tiếng ta, th́ người ta dùng một lối chữ gọi là “chữ nôm” do ở chữ nho ra. Những chữ ấy khó đọc lắm.
    Đến khi các ông cố đạo ở Châu Âu sang nước Nam [Việt Nam], các ông ấy mới lấy những chữ cái vần la tinh mà đặt ra chữ “quốc ngữ” tức là chữ ngày nay trong nước ta đă thông dụng vậy.
    Các ông cố người Pháp và nhất là cố Alexandre de Rhodes có công trong việc đặt ra lối chữ ấy lắm.
    Cố Alexandre de Rhodes ở bên nước Nam [Việt Nam] ngoại bảy năm. Ông có viết nhiều sách về nước Nam, nhất là quyển lịch sử đất Bắc kỳ [Việt] và một tự điển tiếng ta dịch ra tiếng la tinh và tiếng Bồ Đào Nha. Các sách của ông là những sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.

    Giải nghĩa:
    La tinh = tiếng người La Mă nói đời xưa, mà là gốc tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Y pha nho, tiếng Ư đại lỵ, tiếng Lỗ ma ni ngày nay.
    Thông dụng = dùng khắp mọi nơi trong nước.
    Tự điển = sách chép hết cả những chữ dùng trong một tiếng mà có chua nghĩa rơ ràng.
    Các ông cố đạo Âu Châu đặt ra chữ quốc ngữ.


    73. TUẦN PHU

    Tuần phu là trai tráng trong làng cắt ra để canh pḥng cho dân. Hoặc họ ngồi trong điếm(1) đánh trống cầm canh, hoặc họ đi lùng đây đó, xó chợ, đầu đ́nh, ngoài đồng, trong ngơ, để ŕnh bắt những kẻ gian phi, trộm cướp. V́ có tuần phu nên của cải ta để trong nhà, không sợ mất cắp, thóc lúa ở ngoài đồng không sợ gặt trộm; ngày ta được yên tâm làm ăn, đêm ta được vững dạ ngủ ngon. Thật là việc trị an chung cho cả dân làng, mà tuần phu phải sớm khuya khó nhọc. Có khi họ liều ḿnh, xông vào chỗ đầu gậy, mũi dao, nguy hiễm đến nỗi phải bị thương hay bỏ mạng. Vậy ta há lại không biết công cho họ ru?
    ___
    (1) nhà hở.

    Giải nghĩa:
    Đi lùng = đi khắp mọi nơi để t́m ṭi ai, hay t́m cái ǵ.
    Gian phi = kẻ làm điều trái phép.
    Trị an = coi sóc cho được yên ổn.
    Bỏ mạng = chết.
    Tuần phu là trai tráng trong làng cắt ra.


    74. THÚ THẬT

    Cậu Tô thơ thẩn chơi một ḿnh ở trong pḥng. Bỗng chốc cậu trông thấy có quít để trong nắp quả, trên bàn. Ôi chà! Những quả quít sao mà đỏ đẹp làm cho người ta thèm rỏ dăi (nhỏ nước miếng)! Không sao nhịn được, Tô chạy lại, lấy một trái bóc ăn.
    Chiều đến, lúc mẹ về, gọi các con lại để cho quít th́ thấy mất một trái. Mẹ liền hỏi: "Đứa nào lấy quít đây?" Tô đỏ bừng mặt, cúi đầu xuống, lẳng lặng một lúc, rồi thú ngay rằng: "Thưa mẹ, con."
    Mẹ mắng: "À! Thằng này ăn vụng à! Ăn vụng xấu lắm, từ giờ phải chừa đi. Tao tha cho bận này, v́ mày đă biết thú thật mà nhận lỗi."

    Giải nghĩa:
    Thèm = muốn ăn.
    Lẳng lặng = im không nói ǵ.
    Khi phạm lỗi, nên thú thật


    75. ĐI CÂU

    Những ngày nghỉ học, thỉnh thoảng tôi lại theo anh tôi đi câu cá. Anh tôi vác cần đi trước, tôi cầm mồi và xách giỏ theo sau. Chúng tôi thường hay câu ở các bờ ao, những nới có bóng mát. Khi móc mồi rồi, thả xuống ao, phao nổi lềnh bềnh. Lúc nào thấy phao động đậy ấy là cá cắn. Hễ phao ch́m xuống, là anh tôi giật. Mà giật được con nào, tôi bỏ ngay vào giỏ. Anh tôi câu như thế, thường hay được cá rô, cá giếc, cá trê, cá chép, bận nào cũng được ít nhiều, có khi ăn đến hai bữa không hết.

    Giải nghĩa:
    Câu = bắt cá bằng cần câu.
    Phao = ống lông ngỗng hay miếng gỗ bộp, buộc vào chỉ câu để nổi trên mặt nước.
    Tôi theo anh tôi đi câu.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 12-06-2012, 02:20 AM
  2. Khoa học và Phật giáo - GS. Trịnh Xuân Thuận
    By phuongg in forum Tôn Giáo - Tâm Linh
    Replies: 2
    Last Post: 10-03-2012, 07:43 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 04-03-2011, 06:24 AM
  4. Dự án cao tốc trong văn kiện Đảng khoá 11
    By Ho Da Tit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-09-2010, 12:42 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2010, 09:45 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •