Page 5 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 41 to 50 of 65

Thread: Quốc Văn Giáo Khoa Thư

  1. #41
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị

    76. VUA GIA LONG

    Vua Gia Long, húy là Nguyễn Phúc Ánh, là cháu ông chúa cuối cùng nhà Nguyễn. Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn giết, ngài mới họp thủ hạ lại, vào đánh lấy đất Nam kỳ [Việt].
    Nhưng sau nhà Tây Sơn mang quân vào đánh, ngài bị thua. Ngài phải trốn sang Xiêm, rồi sai con là hoàng tử Cảnh đi với ông Bá đa Lộc sang Pháp cầu cứu.
    Sau ngài lại trở về Nam kỳ [Việt], đánh lấy được thành Sài-g̣n. Được ít lâu th́ có tàu chiến, quân, tướng và binh khí bên Pháp sang giúp. Ngài bèn tiến ra Bắc, đánh lấy thành Qui Nhơn, Huế và Hà Nội. Ngài thu phục được cả giang sơn nước Nam [Việt Nam], mới lên ngôi hoàng đế mà lập ra cơ nghiệp nhà Nguyễn.

    Giải nghĩa:
    Húy = tên tục, cha mẹ đặt ra để gọi ḿnh.
    Thủ hạ = người theo về với người khác, thuộc quyền người ta sai bảo.
    Thu phục = lại lấy lại.
    Vua Gia Long sáng nghiệp ra nhà Nguyễn.


    77. NGƯỜI ĐI CẤY

    (Ca dao)- Bài học thuộc ḷng.

    Người ta đi cấy lấy công,
    Tôi nay đi cấy c̣n trông nhiều bề:
    Trông trời, trông đất, trông mây,
    Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
    Trông cho chân cứng, đá mềm,
    Trời êm, bể lặng mới yên tấm ḷng.

    Đại ư:
    Bài này nói người làm ruộng quanh năm ngày tháng cứ phải lo lắng luôn, v́ có được mưa thuận, gió ḥa th́ mới được mùa và mới có đủ ăn, và mong thiên hạ được thái b́nh.
    Giải nghĩa:
    Trông = mong mỏi, ao ước.
    Chân cứng, đá mềm = tục ngữ, ư nói được khỏe mạnh để làm công việc.
    Yên tấm ḷng = khỏi phải lo sợ.
    Có cày, có cấy mới có thóc, gạo mà ăn.


    78. DA

    Da bọc khắp thân thể, che chở cho các cơ quan ở trong.
    Da lại c̣n có công việc cần hơn nữa. Khi ta vận động nhiều, hay mùa nực, ta uống nước, ra nắng, th́ thấy mồ hôi chảy. Mồ hôi chảy, tức là đem những chất vô ích hay chất độc trong ḿnh ra ngoài. Mồ hôi chảy là do những lỗ chân lông rải rác khắp trên mặt da.
    Ta chớ để cho ghét bụi làm lấp những lỗ chân lông lại. Ta phải năng tắm rửa cho sạch sẽ, để cho thông hơi, th́ những cơ quan trong người mới khỏe mạnh.

    Giải nghĩa:
    Cơ quan ở trong = là nói thịt, gân, mạch máu, v.v...
    Do = bởi đó mà ra.
    Năng = luôn luôn.
    Da phải giữ cho sạch


    79. NGƯỜI TA CẦN PHẢI VẬN ĐỘNG

    Người Ngô Phổ hỏi ông Hoa Đà cái cách giữ vệ sinh thế nào, ông Hoa Đà nói rằng: "Người ta phải làm lụng vận động luôn, th́ ăn uống mới dễ tiêu hóa, huyết mạch mới dễ lưu thông và bịnh tật không sinh ra được. Cái ch́a khóa mà không gỉ, là v́ dùng đến luôn. Nước giữa ḍng mà không dơ bẩn, là v́ chảy luôn. Người ta cũng vậy, có vận động th́ mới khỏe mạnh."
    Người Ngô Phổ theo lời dạy ấy. Quả nhiên, mỗi ngày một khỏe ra, và sống được ngoại chín mươi tuổi.

    Giải nghĩa:
    Hoa Đà = một người chữa thuốc giỏi đời cổ.
    Huyết mạch lưu thông = nói máu chạy luôn trong mạch máu.
    Nước giữa ḍng = nước ở giữa ḷng sông.
    Có vận động th́ huyết mạch mới lưu thông.


    80. ÔNG BÁ ĐA LỘC

    Ông Bá Đa Lộc là người Pháp. Ông sang Nam kỳ [Việt] để truyền đạo Thiên Chúa. Đến đấy th́ ông gặp vua Gia Long bị nhà Tây Sơn đánh thua, đang phải trốn tránh. Ông thấy nhà vua thế cùng lực tận, ông bèn đi với hoàng tử Cảnh về bên Pháp cầu cứu, rồi lại sang nước ta giúp vua Gia Long khôi phục lại cơ nghiệp cũ.
    Ông Bá Đa Lộc thủy chung, đến lúc chết vẫn là một người bạn tận tâm và một người pḥ tá sáng suốt của vua Gia Long: ông theo ngài trong các trận mạc mà lại là thầy dạy hoàng thái tử học nữa.
    Về phần vua Gia Long cũng yêu mến ông lắm. Lúc ông mất, ngài làm lễ chôn cất rất trọng thể: nhà vua, các quan, các hoàng thân, tôn thất đều đưa đi cả. Lăng ông xây ở gần thành phố Sài G̣n, trong khu vườn mà hồi sinh thời ông, ông hay chăm nom trồng trọt.

    Giải nghĩa:
    Thế cùng lực tận = chỉ c̣n một ḿnh ḿnh, không có ai giúp, mà phải chịu nhiều nỗi khổ sở.
    Thủy chung = từ trước đến sau.
    Pḥ tá = người giúp việc.
    Hoàng thân = người họ gần với vua.
    Tôn thất = người trong họ nhà vua.
    Ông Bá Đa Lộc là một người bạn hiền của vua Gia Long.


    81. BA THẦY THUỐC GIỎI

    Một ông thầy thuốc già, chữa bịnh giỏi có tiếng. Phải khi ông ốm nặng, các học tṛ đến chầu chực, thuốc thang bên cạnh. Ông cố gượng nói rằng: “Lăo biết ḿnh lăo đă đến ngày tận số rồi, nhưng lăo có nhắm mắt, cũng cam ḷng, v́ lăo có để lại cho đời ba thầy thuốc rất hay”. Ông nói đến đây, nhọc quá, phải nghỉ. Các thầy thuốc học tṛ thấy ông nói thế, đều lắng tai nghe, ai cũng nghĩ bụng, trong ba người ấy, thế nào cũng có tên ḿnh. Ông nghỉ rồi lại nói: “Trong ba thầy thuốc ấy, th́ hay nhất là thầy Sạch sẽ, thứ nh́ là thầy Điều độ, thứ ba là thầy Thể thao. Sau khi thầy mất rồi, nếu các anh biết theo ba thầy ấy mà chữa cho người ta, th́ thiên hạ khỏi được biết bao nhiêu là bịnh tật”.

    Đại ư:
    Bài này là bài ngụ ngôn, ư nói thầy thuốc nào cũng không bằng ăn ở sạch sẽ, ăn uống điều độ, năng tập thể thao.
    Giải nghĩa:
    Cố gượng = ra sức, gắng gượng mà nói, v́ lúc ấy ông lang già đă yếu lắm rồi.
    Tận số = hết số, sắp chết.
    Cam ḷng = thoả ḷng hả dạ.
    Thiên hạ = nói chung cả mọi người ta.
    Sạch Sẽ, Điều Độ, Thể Thao là ba thầy thuốc giỏi.


    82. PHẢI CÓ THỨ TỰ

    Đồng hồ đánh bảy giờ. Con Phong ung dung cắp sách đi học. Trong cặp nó đă sắp sẵn đủ cả sách, vở, bút(1), mực, bút ch́ và những đồ dùng khác. Ở lớp học cần đến cái ǵ, là có ngay. Nó không bỏ quên hay để mất cái ǵ bao giờ.
    Hết buổi học về, Phong thay áo, treo lên mắc hay xếp vào ḥm (rương), rất cẩn thận. Nên quần áo của Phong lúc nào trông cũng như mới.
    Cả đến những chăn(2), gối, ở trên giường, giày, guốc để ở dưới đất, các đồ chơi để trong rương Phong cũng thu xếp đâu vào đấy, thật là gọn ghẽ. Nên khi dùng đến cái ǵ, là thấy ngay, không phải t́m (kiếm) mất công mất thời giờ. Phong là một đứa bé có thứ tự, ta nên bắt chước.
    ___
    (1) viết. – (2) mền.

    Giải nghĩa:
    Ung dung = ôn ḥa, thư thả.
    Gọn ghẽ = cái ǵ cũng có một chỗ để, không bỏ bậy, bỏ bạ.
    Đồ đạc xếp đặt có thứ tự.


    83. RAU MUỐNG

    Rau muống mọc ở các ao hồ là một thứ rau ta rất hay ăn. Người ta thường hái và bó nhiều ngọn với nhau, thành từng mớ, các ngọn rau có lá, người ta nhặt(1) những lá sâu, lá úa và bỏ những cuống (cọng) già đi, rồi đem luộc, hoặc xào, hoặc nấu canh. Xào, th́ phải có mỡ và thường cho thêm tỏi. Nấu canh, th́ thường nấu với tương hoặc nấu với cua đồng, tôm he hay sườn lợn(2). Rau muống luộc mà chấm với tương ăn cũng ngon; c̣n nước luộc rau th́ đem chan vào cơm mà ăn với cá, cũng thú vị.
    ___
    (1) lặt. – (2) heo.

    Giải nghĩa:
    Lá sâu = những lá sâu bọ đă cắn dở.
    Lá úa = những lá vàng, không tươi tốt.
    Tôm he = tôm bể.
    C̣n ao rau muống, c̣n đầy chum tương.


    84. ÔNG PHAN THANH GIẢN

    Ông Phan Thanh Giản làm kinh lược sứ ba tỉnh phía tây trong Nam kỳ [Việt]. Khi chánh phủ Pháp đánh lấy ba tỉnh ấy, ông biết rằng chống với nước Pháp không được nào, mới truyền đem thành tŕ ra nộp. Nhưng ông muốn tỏ ḷng trung với vua và tự trị tội ḿnh không giữ nổi tỉnh thành cho nước, ông bèn uống thuốc độc tự tử.
    Chánh phủ Pháp thấy ông là một bậc vĩ nhân mà chết như thế, lấy làm cảm phục lắm, mới làm ma cho ông rất trọng thể, cho một chiếc tàu chiến đem linh cữu ông về quê ông, lúc chôn có lính tây làm lễ chào.
    ___
    Ghi chú dưới h́nh minh họa: Phan Thanh Giản [ ]; ([ ] = Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học 2011 không có ghi chú “Phan Thanh Giản”, nhưng ở cuối trang có chú thích như sau:
    Chú thích - Phan Thanh Giản tuy đă tự tử nhưng vẫn bị triều đ́nh bắt tội và công hay tội ngày nay lịch sữ c̣n chưa thống nhất quan điểm. TV.)


    Giải nghĩa:
    Kinh lược sứ = quan đại thần vua cho rộng quyền cai trị một hạt.
    Tự tử = tự ḿnh giết ḿnh.
    Người Pháp làm ma cho ông Giản rất trọng thể.


    85. BẮP NGÔ

    Ngoài bắp có mấy cái lá mỏng bao bọc, trên đầu có ít sợi, gọi là râu ngô(1). Bóc (lột) hết lá ra, th́ thấy các hột ngô xếp liền nhau, đều từng hàng. Khi lẩy (lặt) hột đi, th́ thấy cái lơi (cùi). Ngô để cả bắp, th́ người ta luộc, hoặc nướng mà ăn. Bắp nào càng non bao nhiêu, th́ ăn càng ngon ngọt bấy nhiêu. Ngô thật già, th́ người ta lẩy hột ra, phơi khô để dành. Rồi rang bỏng, gọi là bỏng ngô(2), hoặc bung dừ (nhừ), gọi là ngô bung(3), ăn cũng ngon. Có khi người ta nấu lẫn với cơm mà ăn.
    ___
    (1) bắp. – (2) bắp rang. – (3) bắp nấu.

    Giải nghĩa:
    Lẩy = tỉa hột ở bắp ra.
    Rang bỏng = bỏ hột ngô vào chảo hay nồi rang, rồi đun cho nó nổ và nở ra.
    Bung = nấu cho dừ.
    Ngô nấu lẫn với cơm ăn cũng được.


    86. GỪNG VÀ RIỀNG

    Củ gừng thường có lắm nhánh, nhưng nhiều khi nó vặn vẹo, sù ś, không ra h́nh rạng cái ǵ cả. Nhấm nó vào lưỡi, th́ thấy cay, nên người ta hay nói: "cay như gừng". Thế mà gừng nấu với đường, làm thành mứt, ăn cũng ngon. Gừng lại dùng làm đồ gia vị và làm thuốc nữa. Khi đau bụng mà ăn một miếng gừng nướng, th́ thấy nóng bụng và đỡ ngay.
    Riềng cũng thuộc về một giống với gừng, nhưng củ nó đỏ và vị nó th́ hắc. Riềng thường dùng để kho cá, nấu giả cầy và làm đồ gia vị cũng được.

    Giải nghĩa:
    Nhánh = chồi mọc ở củ cái ra.
    Vặn vẹo = cong queo, không thẳng.
    Mứt = một thứ thắng với đường để ăn.
    Gia vị = thêm vị, như: cay, chua, ngọt, chát, v.v...
    Hắc = mùi xông lên mũi.
    Giả cầy = giả làm thịt chó.
    Gừng th́ cay, riềng th́ hắc.


    87. CHUYỆN ÔNG TỬ LỘ

    Ông Tử Lộ, xưa nhà nghèo, phải đi đội gạo để lấy tiền nuôi cha mẹ. Vậy mà lúc nào ông cũng lấy làm vui vẻ trong ḷng, v́ có thế th́ con mới tỏ hết ḷng hiếu với cha mẹ.
    Về sau, ông chịu khó học tập, thành người có danh vọng, khi được đi làm quan, th́ cha mẹ đă khuất núi cả. Nên tuy là sang trọng giàu có, mà lúc nào ông cũng có ư buồn rầu nghĩa ngợi. Ông thường phàn nàn, tiếc rằng không con cha mẹ, để lại đội gạo, lấy tiền nuôi nấng như khi xưa.
    Ông Tử Lộ là một bậc hiền triết thuở xưa, ăn ở với cha mẹ được hiếu thảo như thế, ta há chẳng nên trông đó mà bắt chước hay sao! Lúc cha mẹ c̣n, ta phải dốc ḷng thờ phụng cho hết đạo làm con.

    Giải nghĩa:
    Khuất núi = mất rồi.
    Hiền triết = người đức hạnh tốt và học vấn rộng.
    Con phải hết ḷng thờ phụng cha mẹ.


    88. GIẶC KHÁCH Ở BẮC KỲ [VIỆT]

    Về đời vua Tự Đức, có những bọn giặc khách gọi là Cờ đen và Cờ vàng tràn sang Bắc kỳ [Việt] ta, đi đến đâu phá hại dân sự, đốt cháy làng mạc, bắt hiếp đàn bà con gái đến đấy. Chúng tàn phá đến nỗi ngày nay, nói đến chúng mà dân sự vẫn c̣n khiếp sơ. Lại thêm những quân trộm cướp bất lương trong nước nhập đảng với chúng nữa. Đang khi ấy th́ có những "giặc tầu ô" quấy nhiễu ngoài ven biển xứ Bắc kỳ [Việt] và tàn phá những làng mạc vùng đó.
    Măi đến lúc nước Pháp đặt cuộc bảo hộ rồi, cho quân lính đi dẹp, giặc mới tan mà trong nước trước bị loạn lạc măi bấy giờ mới được yên.

    Giải nghĩa:
    Bắt hiếp = bắt đem đi mà làm cho khổ sở.
    Bất lương = có tính hung ác.
    Nhập đảng = theo làm một bọn.
    Dẹp = đánh đuổi cho đến cùng.
    Giặc khách tàn phá các làng.


    89. PHẢI BẠO DẠN MỚI ĐƯỢC

    Thằng Ba vào giường ngủ. Đèn đuốc tắt cả rồi. Ba hoảng sợ kéo chăn(1) trùm kín mít. Một lát, vừa mở chăn ra, Ba kêu lên một tiếng: "Ối chao! Có người ŕnh rập ven tường!". Bà mẹ nghe tiếng, vội vàng cầm đèn chạy vào hỏi: "Cái ǵ thế, cái ǵ mà kêu thế?".
    - Ối chao! Có người.
    - Người đâu? Đâu nào?
    Ba ngổm(2) dậy, trỏ vào tường, th́ ra chỉ có cái áo treo ở đấy. Lúc bấy giờ Ba mới hoàn hồn.
    Bà mẹ vừa cười vừa nói: "Rơ sợ hăo sợ huyền. Con trai đâu mà nhút nhát như vậy!"
    Ba lấy làm xấu hổ, lại nằm xuống ngủ.
    ___
    (1) mền. – (2) xổm.

    Giải nghĩa:
    Hoảng sợ = thốt nhiên sợ ở đâu đến.
    Hoàn hồn = lúc sợ như mất hồn đi rồi lại tỉnh lại.
    Sợ hăo sợ huyền = sợ cái không đáng sợ.
    Người ta phải bạo dạn mới được.


    90. CHUYỆN SƠN TINH, THỦY TINH

    Tục truyền rằng vua Hùng Vương thứ mười tám có người con gái rất đẹp. Sơn TinhThủy Tinh đều muốn hỏi làm vợ.
    Hùng Vương hẹn ai đem đồ lễ đến trước, th́ gả cho. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đến trước, lấy được vợ đem lên núi.
    Thủy Tinh đến sau, tức giận lắm, bèn làm mưa to gió lớn, rồi dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
    Sơn Tinh ở trên núi, hễ nước lên cao bao nhiêu th́ lại làm núi cao bấy nhiêu. Thủy Tinh đánh măi không được, phải rút về. Nhưng từ đó về sau, năm nào Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng đánh nhau một lần. Khi hai bên đánh nhau th́ trời mưa, nước sông lên mênh mông làm hại cả đồng điền.

    Đại ư:
    Nhân v́ ở nước ta năm nào cũng có nước lũ xuống, ngập cả đồng bằng, và lại hay có mưa gió, người ta không hiểu tại lẽ ǵ, cho nên bịa đặt ra chuyện này.
    Giải nghĩa:
    Sơn Tinh = thần trên núi.
    Thủy Tinh = thần dưới nước.
    Mênh mông = lai láng khắp cả mọi nơi.
    Trời nắng th́ trời lại mưa.
    Last edited by Truc Vo; 16-10-2011 at 04:17 AM.

  2. #42
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị

    91. ANH EM PHẢI H̉A THUẬN

    Nhà kia có hai anh em hay ganh tị, thường căi nhau luôn. Người cha thấy thế, mới bảo rằng: "Các con nghe câu chuyện này: Một hôm tay trái thấy tay phải(1) việc ǵ cũng tranh lấy mà làm, mới đem ḷng ganh tị và sinh sự căi nhau. Hễ tay phải cầm cái ǵ, là tay trái giựt lại. Rồi hai tay đánh đập nhau, đến nỗi cùng bị đau cả. Lúc ấy, đầu mới bảo hai tay rằng: "Chúng bay là anh em chung một máu mủ, chúng bay không biết rằng đứa nọ làm đau đứa kia, tức là làm đau cả ḿnh ư? Và khi anh em đánh nhau như vậy, th́ mất cả công việc, c̣n làm ăn ǵ được? Chúng bay không nên đánh đâp nhau, phải ḥa thuận với nhau."
    Các con ơi, các con cũng như hai bàn tay trong chuyện này. Các con phải biết nhường nhịn nhau và thương yêu nhau mới được."
    ___
    (1) mặt.

    Giải nghĩa:
    Sinh sự = bày chuyện để gây mối căi nhau, đánh nhau.
    Ḥa thuận = ḥa là êm đềm; thuận là nhường nhịn.
    Anh em như thể chân tay.


    92. ÔNG PAUL BERT

    (Bài này không có trong Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học, ấn bản 2011)
    Cuộc bảo hộ bên nước ta đặt được ít lâu th́ chánh phủ Pháp cử ông Paul Bert sang làm Toàn quyền xứ Đông pháp. Ông là một nhà chánh trị giỏi, lại là một nhà khoa học có tiếng. Ông rất là nhân từ, thấy dân khổ v́ loạn lạc đă lâu, bèn tha cho những số thuế c̣n thiếu, trợ cấp cho những người bị lụt, bị cháy nhà, và sửa sang đê điều cho khỏi hại về sau. Ông mở trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp, đặt ra hội đồng kỳ hào lần thứ nhất, khuyến khích việc canh nông và việc thương mại và sửa soạn mở một cuộc đấu sảo đầu tiên những sản vật xứ Đông pháp.
    Ông Paul Bert chỉ muốn làm thế nào cho dân ta được sung sướng mà thôi. Chẳng may v́ nhọc mệt quá, nên ông bị ốm, ở được bảy tháng bên nước ta th́ mất.
    Thực là nước Nam mất một bậc đại ân nhân.

    Giải nghĩa:
    Nhà khoa học = người chuyên về một khoa học nào như: toán pháp, thiên văn, y học, vân vân.
    Trợ cấp = cho tiền cho gạo để giúp khi túng đói.
    Ân nhân = người làm ơn cho ḿnh.
    Ông Paul Bert mở trường dạy ta học.


    93. BỊNH CHÓ DẠI

    Một hôm, thằng Canh đang chăn ḅ ngoài băi cỏ, bỗng chốc nó nghe tiếng lũ trẻ chơi gần đấy kêu ầm lên. Nó ngoảnh lại th́ thấy một con chó dại(1) đang đuổi cắn. Thằng Canh sẵn gậy cầm ở tay, liền chạy lại đánh, th́ con chó chồm lên cắn phải tay nó. Nó hăng lên, phang vào đầu con chó mấy cái thật mạnh, th́ con chó chết ngay.
    Đoạn nó đánh ḅ về nhà, kể chuyện lại, th́ cha nó liền đem nó vào nhà thương để chữa. Được ít lâu th́ nó khỏi.
    Ấy là nhờ có ông bác sĩ người Pháp là Pasteur đă t́m ra được thứ thuốc chữa bịnh chó dại, th́ những người bị chó dại cắn mới chữa được, chứ như trước, đă bị chó dại cắn, th́ không mấy khi sống.
    ___
    (1) điên.

    Giải nghĩa:
    Chồm = nhảy xổ lên.
    Phang = cầm gậy đánh thật mạnh.
    Nhà thương = nhà chữa bịnh.
    Bác sĩ = người học thông thái.
    Ông Pasteur là một người có công với nhân loại.


    94. NƯỚC CÓ TRỊ TH̀ DÂN MỚI AN

    Nước ta thuở xưa thường hay loạn lạc. Những quân gian phi nhân dịp quấy nhiễu, cướp phá mọi nơi, bắt người lấy của, đốt cửa đốt nhà, tàn hại lương dân. Bây giờ th́ không thế nữa, đâu đấy được yên ổn, ai nấy đều vui ḷng mà làm nghề nghiệp ḿnh. Được như thế, là nhờ có Nhà nước Bảo hộ lập ra pháp luật [là nhờ pháp luật] nghiêm minh, định việc quan pḥng cẩn mật.
    Đâu đâu cũng vậy, trong nước có yên trị th́ nhân dân mới được yên nghiệp mà làm ăn và mới phú cường được.

    Giải nghĩa:
    Nghiêm minh = nghiêm là nghiêm ngặt, không dung túng; minh là rơ ràng, công b́nh.
    Quan pḥng = canh giữ.
    Yên trị = được yên ổn, thái b́nh.
    Nước có trị th́ dân mới an.


    95. ĐỀN NGỌC SƠN Ở HÀ NỘI

    Ở Hà Nội có cái cảnh đẹp là cảnh đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn kiếm. Đền này làm từ đời nhà Hậu Lê, trên một cái g̣ (cồn) nổi lên ở giữa hồ. Người đi lại phải qua một cái cầu bằng gỗ. Ở ngoài đường đi vào, về bên trái, có một cái núi đá, người ta đắp lên và có xây một cái tháp vuông, ở trên ngọn có cái ng̣i bút(1) đề là: "bút tháp". Vào đến gần cầu, ở trên cái cửa ṭ ṿ(2) có cái nghiên đá, đề là: "nghiễn đài". V́ đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương đế quân là một vị thần coi việc văn học, cho nên mới xây những nghiên bút như thế.
    Trước cửa đền có cái nhà thủy tạ, gọi là "Trấn ba đ́nh", giữa có dựng cái bia đá để ghi sự tích cái đền ấy. Đến mùa viêm nhiệt, người ta thường hay ra đấy hóng mát và ngắm phong cảnh, thật là có bề thanh thú lắm.
    ___
    (1) viết. – (2) cuốn.

    Giải nghĩa:
    Tháp = cột xây bằng đá hay bằng gạch, ở chỗ đền chùa.
    Thủy tạ = nhà làm ở giữa hồ.
    Bia đá = một tảng đá người ta dựng lên, rồi khắc chữ vào để ghi nhớ sự tích ǵ.
    Đền Ngọc Sơn là một cảnh đẹp ở Hà Nội.


    96. THÀNH PHỐ SÀI G̉N

    Sài G̣n là kinh đô xứ Nam kỳ mà là [Sài G̣n là] hải cảng to nhất ở xứ Đông pháp [Dương]. Thành phố ấy ở trên bờ sông Sài G̣n, có hai cái lạch chảy hai bên, có đường sắt, đường bộ và nhất là đường thủy, tức các nhánh sông Cửu Long (Mékong), sông Đồng Nai và nhiều những kênh, ng̣i, làm giao thông với các tỉnh khác và xứ Cao Mên nữa. Có rất nhiều những tàu, sà lan và các thuyền chở thóc lúa ở khắp xứ Nam kỳ [Việt] về Chợ Lớn, mang lên các nhà máy gạo để xay, giă, rồi lại chở sang bến Sài G̣n để xuất cảng. Ở ngoài bến th́ có tàu biển chạy ra Bắc kỳ [Việt], sang Tàu, Nhật, Xiêm, Phi Luật Tân, Nam Dương quần đảo, sang Pháp và các nước khác bên Âu Châu.

    Giải nghĩa:
    Hải cảng = chỗ cửa bể người ta sửa sang cho tàu bè có chỗ đậu.
    Kênh = sông người đào ra.
    Xuất cảng = ở trong nước chở đi nước khác.
    Sài G̣n là kinh đô xứ Nam kỳ.

    [Sài G̣n là hải cảng to nhất ở Đông Dương]


    97. KHÔNG ĐÁNH ĐÁO

    - Đi đánh đáo đi.
    - Không, không đánh đáo.
    Cậu Phái rủ cậu Tư không được, mới bảo rằng:
    - Sao lại không đánh? Mày không có tiền à? Có muốn vay, tao cho vay.
    Tư đáp: - Tao không có tiền thật, mà tao cũng không muốn vay. Tao đă bảo tao không đánh đáo mà.
    - Ừ, thế tại làm sao?
    - Tại đánh đáo không hay. Thua th́ mất tiền của mẹ cha, mà được th́ cái tiền ấy cũng vào kẹo bánh hết. Mày có đá cầu chuyền (đá kiện) chơi, th́ tao đá với mày thôi. Tao sẵn có quả cầu đây.
    Phái nghe, bằng ḷng đá cầu chơi với Tư, thôi không đánh đáo nữa.

    Giải nghĩa:
    Vào kẹo bánh = ư nói đem tiền đi mua kẹo bánh cả.
    Đá cầu chuyền = lấy chân hay tay đá quả cầu sang để cho người khác đỡ mà đánh lại.
    Cờ bạc là bác thằng bần.


    98. TIẾNG ĐỘNG BAN ĐÊM

    Một đêm nằm măi không ngủ được, tôi lắng tai nghe những tiếng động ở nhà.
    Ở dưới giường, con mọt nghiến gỗ kèn kẹt như người đưa vơng. Ở đầu giường, cạnh cái tủ, chuột chạy sột sạt (rọt rẹt) bên cạnh ḿnh, muỗi kêu vo vo. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng con mối (thằn lằn) bắt muỗi. Con nắc nẻ bay xè xè bên vách.
    Không những ở trong nhà, mà ở ngoài cũng có tiếng động. Cạnh nhà, gió thổi vào những tàu lá chuối, nghe như mưa; ngoài vườn, tiếng dế kêu ri rỉ. Trời mới mưa, các chỗ trũng (hũm) đầy nước cả, nên cóc và ếch, nhái, đều kêu inh ỏi (vang). Xa xa, th́ nghe tiếng có sủa trăng.

    Giải nghĩa:
    Lắng tai = cố hết sức nghe.
    Con mọt = con sâu ăn gỗ.
    Nắc nẻ = một thứ côn trùng về loài bướm, cánh nhỏ, ḿnh to và có lắm phấn.
    Dế = một thứ côn trùng có cánh, có càng hay ở lỗ, ở băi cỏ.
    Thức lâu mới biết đêm dài.

    [Đêm tháng Năm chưa nằm đă dậy]


    99. GIÓ

    Không khí trên mặt đất chuyển động luôn, không lúc nào đứng yên. Không khí chuyển động là v́ nóng lạnh khác nhau. Không khí nóng th́ nhẹ, lạnh th́ nặng. Nhẹ th́ bốc lên, nặng th́ ch́m xuống. Bởi thế cho nên chỗ nào không khí nóng bốc lên, th́ không khí lạnh đổ xô lại, để bù vào chỗ khuyết. Cũng như trong nhà đốt lửa, th́ hơi nóng theo ông khói mà bay lên, hơi lạnh ở ngoài theo khe cửa mà luồn vào. Ở trên mặt địa cầu cũng vậy, không khí ở chỗ nóng bốc lên ở chỗ lạnh chạy lại. Không khí chuyển động như thế, tức là gió.

    Giải nghĩa:
    Không khí = khí trời ở trên không.
    Chuyển động = chạy đi chạy lại luôn, không đứng yên.
    Địa cầu = trái đất.
    Cây muốn lặng, gió chẳng đừng.


    100. CÁC LĂNG TẨM Ở HUẾ

    Cách kinh thành Huế một ít, ở trên bờ sông Hương có những lăng tẩm của vua nhà Nguyễn.
    Muốn vào đấy th́ phải đi qua những con đường rộng hai bên giồng (trồng) cây to, những cái sân rất rộng hai bên có tượng đá tạc h́nh các quan văn, vơ, voi, ngựa, đứng chầu, [;] rồi trèo lên những bậc thềm đá hai bên có rồng chạy, những đợt bệ cao bày những thống lớn; lại đi qua những cái cửa bằng đồng, những cái cầu bắc qua hồ, ao, dưới thả sen. Cứ thế mà đi, th́ trước đến chỗ bi đ́nh, trong dựng bia kể sự nghiệp vua, rồi đến điện thờ ngài, rồi sau mới đến mộ có cây cối um tùm, không biết quan quách trôn ở chỗ [chôn ở nơi] nào cả.

    Giải nghĩa:
    Lăng tẩm = mộ vua chúa, xây rất đẹp đẽ.
    Bi đ́nh = nhà, trong có dựng bia.
    Um tùm = xanh tốt, rậm rạp.
    Lăng tẩm ở trong Huế.


    101. CÔNG NGHỆ

    Ở Đông pháp [Dương] có nhiều công nghệ. Nghề làm đồ đồng, đồ gỗ, đồ thêu, đồ cẩn, đồ sơn và nghề dệt các thứ tơ lụa đều có vẻ thịnh vượng. Nghề làm nồi, làm bát, làm chiếu, làm mật, làm đường đă có nhiều nơi phát đạt lắm. Nhưng xưa nay, các công nghệ của ta có cái thói lạ, là nhiều nơi có nghề ǵ riêng, th́ cố giữ, không cho nghề ấy lọt ra ngoài. Mỗi nghề lại thờ một ông thánh sư, là người đă sáng lập ra nghề ấy. Ở chỗ thành thị cũng vậy, ai làm nghề ǵ, hay buôn bán thứ ǵ thường ở chung với nhau một phố, như phố hàng sắt, hàng đồng, hàng giấy, hàng lọng, v.v... Cái thói giữ riêng từng nghề như thế, th́ ngày nay đă mất dần đi rồi, nhất là ở chỗ thành thị, các phố xá không chia từng nghề như trước nữa.

    Giải nghĩa:
    Phát đạt = thịnh vượng, càng ngày càng hơn.
    Sáng lập = khởi đầu lập ra.
    Thành thị = chỗ có các công sở đông và có nhiều người ở buôn bán, và làm các công nghệ.
    Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.


    102. PHẢI TUÂN THEO PHÁP LUẬT

    Có pháp luật, th́ trong nước mới được b́nh yên, nhân dân mới được vui vẻ mà làm ăn. Pháp luật đặt ra là v́ lợi ích chung cả mọi người, nếu không có pháp luật th́ không thành xă hội được.
    Nhờ có Nhà nước đặt ra [Nhờ có đặt ra] pháp luật, đem pháp luật mà thi hành, phân xử mọi việc, trừng trị những kẻ gian phi, trộm cướp, th́ tính mệnh ta, của cải ta, danh giá ta, mới không sợ ai xâm phạm đến. Nhờ có pháp luật th́ việc cày cấy, việc buôn bán, và các nghề nghiệp mới được thịnh vượng, học hành mới được mở mang, đường xá mới được tốt đẹp; nói rút lại, mọi người mới được yên nghiệp [phận] làm ăn.
    Vậy dân trong nước, ai ai cũng phải tuân theo pháp luật.

    Giải nghĩa:
    Xă hội = người ở quần tụ với nhau, cùng theo một lệ luật.
    Thi hành = đem ra bắt phải thep.
    Tính mệnh = đời người.
    Pháp luật che chở cho cả mọi người, vậy ai cũng phải tuân theo.


    103. NGƯỜI ĐI BUÔN THẬT THÀ

    Anh Thương, từ khi đậu được bằng việt nam [Việt Nam] sơ học rồi không học nữa, ở nhà coi hàng giúp mẹ. Sau đi làm công cho một cửa hàng to(1), để học nghề buôn bán. Khi đă sành nghề rồi, anh ta mới về mở một cửa hàng buôn bán đồ tạp hoá.
    Anh ta đi buôn, biết lấy điều cẩn thận, thật thà làm đầu. Tuy thấy hàng hoá bán chạy, có nhiều người đến mua nhưng không bao giờ anh ta giở lối gian ngoa để tham lấy nhiều lợi. Các bạn hàng thấy vậy, ai cũng tin bụng thật thà của anh Thương, mà đến mua rất đông. Bởi vậy cái cửa hàng(2) của anh ta phát đạt và thịnh vượng lắm.
    ___
    (1) tiệm lớn. – (2) tiệm.

    Giải nghĩa:
    Việt Nam sơ học = đây là bằng của những học tṛ học hết bậc sơ đẳng ra thi.
    Tạp hoá = hàng vặt, đủ các thứ cần dùng của người ta.
    Gian ngoa = cách điên đảo, giả dối.
    Phát đạt = buôn bán chạy, được nhiều lăi.
    Khôn ngoan chẳng lọ thực thà.


    104. HÀ NỘI KINH ĐÔ MỚI NGÀY NAY

    Xưa kia, về đời quốc triều ta, thành Hà Nội cũng đă là kinh đô nước Nam [Việt Nam] rồi. Thời đó chỉ có một khu thành trong là dinh thự các quan, ngoài th́ dân sự buôn bán, phố xá chật hẹp khúc khuỷu. Từ ngày nước Pháp sang bảo hộ đến nay, thành phố ấy đă mở mang rộng răi ra nhiều.
    [Ngày nay] khu người bản xứ ở, thợ thuyền, buôn bán nay vẫn c̣n ở cùng với nhau thành từng nghề một như trước, nhưng đường đi đă mở rộng thêm ra, mà nhà cửa cũng đă xây thẳng hàng cho tiện đi lại và thoáng khí. C̣n trong khu người tây [Pháp] ở th́ có những đường rộng hai bên giồng (trồng) cây to và có các nhà lầu đẹp đẽ cùng các cửa hàng buôn trông rất là lộng lẫy. Trong thành phố, có vườn Bách thú, dinh quan Toàn quyền, trường Cao đẳng, một nhà hát, hai viện bảo tàng và nhiều vườn hoa trong có tượng hoặc đài kỷ niệm làm cho quang cảnh thêm vẻ đẹp ra.

    Giải nghĩa:
    Dinh thự = nhà các quan to ở.
    Lộng lẫy = sáng sủa, sạch sẽ mà có nhiều hàng bày trông rất đẹp mắt.
    Viện bảo tàng = nhà để chứa những đồ quư hoặc đời nay hoặc đời xưa.
    Trong thành phố Hà Nội có nhiều đường rộng.


    105. CHƠI ĐÙA KHÔNG PHẢI LÀ VÔ ÍCH

    Cứ đến giờ chơi, học tṛ ra cả ngoài sân, đứa th́ chạy nhảy, đứa th́ đánh quay (đánh vụ), chơi đùa(1) [đùa] ầm ỹ, thật là vui vẻ. Duy có cậu Tí cứ cầm quyển(2) [quyển] sách đọc, không chịu chơi.
    Thầy giáo thấy thế đă nhiều lần, một hôm gọi cậu Tí lại hỏi. Cậu ấy thưa rằng: “Thưa thầy, con tưởng đă đi học, th́ chỉ cốt chăm lo học hành, chơi đùa làm ǵ cho phí thời giờ”. Thầy nói: “Cũng khá khen cho con là đứa chăm học. Nhưng miễn là đừng lười(3) [lười] biếng th́ thôi, chứ chơi đùa chạy nhảy, cũng không phải là vô ích. Nếu con mài miệt [mải miết] học cả ngày, không nghỉ một phút nào, th́ trí khôn sinh quẫn, mà thân thể cũng mỏi mệt, học sao tinh tường được. Vậy phải có học và có chơi, th́ sự học mới dễ dàng và chóng tấn tới.
    ___
    (1) trửng dởn [ ]. - (2) cuốn [ ]. - (3) làm [ ]. ([ ] = Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học 2011 không có các chú thích này.)

    Giải nghĩa:
    Miễn là = cũng nghĩa như quí hồ.
    Mài miệt = luôn với quyển sách, không lúc nào rời ra.
    Quẫn = bối rối, không sáng trí khôn.
    Học hẳn ra học, chơi hẳn ra chơi.
    Last edited by Truc Vo; 15-10-2011 at 09:33 PM.

  3. #43
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị

    106. ÔNG VUA CÓ L̉NG THƯƠNG DÂN

    Vua Thánh Tôn nhà Lư là một ông vua nhân từ, có ḷng thương dân. Một năm, trời làm rét(1) lắm, vua nghĩ đến những người tù phạm phải dam [giam] ở trong ngục, bèn bảo các quan rằng: “Trẫm ở trong cung, ăn mặc như thế này mà c̣n rét. Những kẻ nghèo khó, những tù nhân phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, th́ khổ sở đến đâu?” Nói rồi truyền lấy chăn(2), chiếu phát cho tù. Lại có một hôm, đang buổi chầu, có công chúa đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa mà bảo các quan rằng: “Ḷng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy. Chỉ v́ trăm họ ngu dại, làm càn phải tội. Vậy từ nay về sau, tội ǵ cũng giảm bớt đi”.
    ___
    (1) lạnh. – (2) mền.

    Đại ư:
    Bài này trích ở sử ra; nhà chép sử chỉ nói vua Lư Thánh Tôn tỏ ḷng thương những kẻ tù phạm, mà không nói ǵ đến những người lương dân, là có ngụ ư rằng: đến kẻ tù phạm, mà vua c̣n thương như thế, huống chi là những người làm ăn lương thiện. Cứ xem câu “Ḷng trẫm yêu dân cũng như yêu con” th́ đủ biết cái ḷng nhân của ngài bao dung cả thiên hạ.
    Giải nghĩa:
    Tù phạm = người có tội, phải giam trong ngục.
    Cung = nhà của vua ở.
    Trăm họ = dân gian, người thường dân.
    Ông vua phải thương dân như [hơn] thương con.


    107. MẶT TRỜI.

    Mặt trời cũng là một trái cầu tṛn như trái đất ta ở, nhưng lớn hơn trái đất không biết bao nhiêu mà kể(1). Ta coi h́nh như bé, là tại mặt trời xa trái đất vô cùng. Xung quanh mặt trời có những ngôi sao nhỏ gọi là hành tinh. Trái đất ta cũng là một vị hành tinh.
    Khí nóng và ánh sáng do ở mặt trời mà ra. Ta ở trên mặt đất mà có ánh sáng và có khí nóng là nhờ có cái ánh sáng và cái khí nóng ở trên mặt trời chiếu xuống. Không có mặt trời th́ trái đất đời đời tối tăm, lạnh lẽo, cỏ cây không mọc được và người cũng không sống được.
    ___
    (1) Lời dặn ông thầy. - Cái bán kính mặt trời dài hơn bán kính của trái đất một trăm chín lần.

    Giải nghĩa:
    Hành tinh = ngôi sao đi quanh mặt trời.
    Mặt trời chiếu ánh sáng cho ta.


    108. ĐƯỜNG XE LỬA CHẠY SUỐT XỨ ĐÔNG PHÁP [DƯƠNG]

    Ở xứ Đông pháp [Dương], người Pháp đă đặt ra nhiều đường xe lửa để chở hành khách và hàng hóa cho chóng, hiện nay những đường ấy đă qua những nơi giàu có và nông dân ở rồi.
    Trong các đường xe lửa ấy, con đường quan trọng nhất là đường chạy suốt cơi Đông pháp [Dương] , khi nào làm xong th́ các nơi, từ biên thùy nước Tàu cho đến biên thùy nước Xiêm, có thể giao thông với nhau được. Hiện nay đă làm xong được hai đoạn rồi: một đoạn về bắc từ Na Sầm đến cửa Hàn, một đoạn về nam từ Nha Trang đến Sài G̣n. Nhưng đợi đến khi cả đường làm xong th́ có ô tô chở hành khách từ Nha Trang ra cửa Hàn và từ Sài G̣n sang Xiêm, thành thử từ Bắc vào Nam chẳng mất mấy nỗi thời giờ, đi thẳng một mạch chỉ mất có hai ngày rưỡi mà thôi.

    Giải nghĩa:
    Đi thẳng một mạch = đi luôn không ở lại đâu lâu cả.
    Đi xe lửa rất chóng.


    109. MẶT TRĂNG

    Mặt trăng cũng là một trái cầu như trái đất ta ở, nhưng nhỏ hơn trái đất. Mặt trăng không có khí nóng và ánh sáng. Cái ánh sáng mà ta coi thấy ban đêm là của mặt trời chiếu sáng, cũng y như ánh sáng ngọn đèn giọi vào mặt gương vậy.
    Mặt trăng đi xung quanh trái đất. Tính theo tháng ta th́ từ ngày mồng một, mồng hai, lúc chập tối, chỉ coi thấy mặt trăng có cái vành sáng cong cong như lưỡi liềm, rồi dần dần(1) cái vành sáng ấy lớn ra. Đến ngày rằm th́ sáng đủ cả mặt tṛn. Từ hôm mười bảy trở đi, măi đến khuya mới trông thấy trăng, mà mỗi ngày một khuyết dần(2) đến ngày hai mươi tám, hai mươi chín th́ không thấy nữa.
    Khi trăng sáng tṛn đủ cả, gọi là trăng tṛn; khi sáng có một phần gọi là trăng khuyết.
    ___
    (1) lần lần. – (2) lần.

    Giải nghĩa:
    Rằm = ngày mười lăm tháng ta.
    Khuyết = là thiếu, không đủ cả mặt tṛn.
    Mặt trăng chạy quanh trái đất.


    110. CÁC CÁCH ĐI THỦY ĐI BỘ

    Đời bây giờ, người ta đi lại thật lắm cách. Chẳng những đi chân, đi cáng, đi ngựa như xưa thôi, lại c̣n đi xe tay, xe ngựa, xe đạp, xe hơi, xe máy, xe điện, xe lửa. Ấy là các cách đi bộ. C̣n đi thủy, th́ chẳng những thuyền(1) chèo, thuyền buồm, bè mảng mà thôi, người ta lại c̣n đi tàu thủy, chạy bằng hơi bằng máy, rất mau nữa.
    Ấy đường bộ, đường thủy, đă có lắm cách tài giỏi và mau chóng như thế, mà người ta c̣n cho là thường. Nên người ta lại chế ra thứ máy bay, bay bổng trên trời như chim; tàu lặn, lặn ngầm dưới nước như cá.
    ___
    (1) ghe.

    Giải nghĩa:
    Cáng = thứ vơng có mui che ở trên.
    Đường bộ = lối đi trên mặt đất.
    Đường thủy = lối đi trên mặt nước.
    Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.


    111. CỐI GIĂ GẠO

    Gạo xay ra, phải giă cho trắng, th́ mới ăn được. Giă gạo đă có một thứ cối lớn bằng đá, chôn xuống đất. Trên có cái cần lớn và dài, bằng gỗ. Một đầu cần, th́ có cái chày, gọi là mỏ, bỏ xuống vừa vào giữa ḷng cối. Chia ba một phần cần, về đàng đầu kia, th́ có cái trục suốt qua cái cần, và gối đầu vào hai súc gỗ có đục lỗ sẵn. Hai bên có hai tấm ván, gọi là bàn cối.
    Gạo đă đổ vào cối, một người đứng, hai tay níu vào hai cái dây treo trên mái nhà. Một chân dứng lên bàn cối, một chân đạp vào cái cần mà giẫm xuống, th́ đầu chày dơ lên. Khi nhấc chân lên, th́ đầu chày rơi(1) vào cối. Cứ giă như thế độ một chốc, gạo xát hột nọ với hột kia, gióc (tróc) hết vỏ mà trắng dần(2) ra. Gạo giă xong, người ta đem giần: cám th́ cho lợn ăn, tấm th́ để nấu ăn cũng như cơm.
    ___
    (1) rớt. – (2) lần.

    Giải nghĩa:
    Trục = then gỗ chốt ngang một cái ǵ đó. Có nơi gọi là cốt.
    Níu = tay nắm lấy mà vịn vào.
    Gióc (tróc) = tuột vỏ ra.
    Giần = để vào một thứ sàng mau mắt, rồi lắc cho cám và tấm rơi xuống.
    Giă gạo bằng cái cối đá to.


    112. CUỘC DẪN THỦY NHẬP ĐIỀN

    Muốn cấy lúa th́ phải đem nước ở sông lạch chung quanh vào ruộng; cho được như thế th́ phải làm những cuộc gọi là cuộc dẫn thủy nhập điền.
    Từ ngày nước Pháp sang bảo hộ bên ta, đă làm nhiều những cuộc ấy, nhất là ở Kép, Vĩnh Yên, Sông Cầu ngoài Bắc kỳ [Việt]; ở Thanh Hóa, Phú Yên trong Trung kỳ [Việt].
    Cuộc lớn nhất là cuộc dẫn thủy nhập điền ở Thanh Hóa. Làm từ năm 1918 đến năm 1925 th́ xong. Nhờ có cuộc ấy, những đất trước kia bỏ hoang nay đă cấy lúa, giồng (trồng) bông, giồng mía được mà những đất đă cày cấy này thu hoạch cũng hơn [cũng khôn hơn] lên được nhiều.

    Giải nghĩa:
    Thu hoạch = thu các hoa màu ở ruộng đất.
    Dẫn thủy nhập điền để cấy lúa.


    113. NHÀ Ở PHẢI SẠCH SẼ VÀ CÓ NGĂN NẮP

    Độ nọ tôi có vào chơi nhà anh Thanh, mà tôi c̣n nhớ măi đến bây giờ. Nhà anh ta chẳng lấy ǵ làm giàu có lịch sự, nhà gianh (tranh), vách đất, nhưng thật là sạch từ cổng sạch vào.
    Trong nhà bày ít đồ đạc, chỉ những đồ tre gỗ xuyềnh xoàng thôi, nhưng cái nào cái nấy, xếp đặt có hàng lối phân minh, ngăn nắp chỉnh tề. Kể từ bức tranh dán trên vách, cho đến cái khóm hoa, giàn lư trước cửa, cái ǵ cũng có ư vị [nhị] cả, ai ngó thấy cũng phải ưa.
    Ấy thế mới biết người ta không kỳ giàu nghèo, hễ ai biết xếp đặt cho có ngăn nắp, và biết giữ ǵn cho được sạch sẽ, th́ dẫu ở đâu cũng vui cũng đẹp.

    Giải nghĩa:
    Xuyền xoàng = không có cái ǵ là trang hoàng lịch sự.
    Ngăn nắp = có trật tự, đâu ra đấy.
    Ư nhị = có vẻ đẹp con mắt và có thú vị.
    Nhà ở phải giữ sạch sẽ và có ngăn nắp.


    114. CÁC TINH TÚ

    Những đêm sáng trời, ta thử ngửa mặt lên trời mà coi, th́ thấy không biết cơ man nào là những đốm sáng nhấp nhánh, càng trông càng thấy nhiều. Ấy là những ngôi sao. Những ngôi sao ấy, ta trông thấy nhỏ li ti, nhưng chính thật th́ lớn vô cùng, lớn hơn trái đất của ta hàng mấy mươi ngh́n lần. To nhưng mà trông thấy nhỏ, là v́ sao cách trái đất xa không biết thế nào mà kể. Mặt trời cũng là một ngôi sao, nhưng mặt trời gần trái đất hơn, cho nên ta trông thấy lớn. Mặt trăng th́ không phải là ngôi sao, và không to bằng mặt trời, nhưng ở gần trái đất hơn, cho nên ta trông được rơ.

    Giải nghĩa:
    Tinh tú = tiếng nói gồm cả các sao ở trên trời.
    Cơ man = nhiều không thể đếm được.
    Li ti = nhỏ bằng hột tấm.
    Ban đêm sao nhấp nhánh trên trời.


    115. CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LÀM RUỘNG

    Ở nhà quê, quanh năm ngày tháng, ai cũng chăm về việc cày cấy. Sớm tối lo làm ăn, hết công nọ đến việc kia, không mấy khi được nhàn hạ. Khi hạt giống đă gieo xuống đất, đêm ngày mong được nắng, được mưa, cho cây mạ mọc lên tươi tốt. Cây mạ lên đă đủ sức rồi, phải nhổ lên, đem ra cấy vào ruộng. Ruộng cấy xong, nhưng công việc đă xong đâu. C̣n phải bón phân, nhổ cỏ. Lỡ khi trời nắng khô khan, phải tát nước vào ruộng cho cây lúa được mạnh mẽ, th́ rồi bông lúa hạt thóc mới được tốt đẹp. Đến khi lúa chín, gặt về, đập ra, phơi khô. Bấy giờ mới chắc được thóc gạo mà ăn. Nghề làm ruộng khó nhọc như thế, cho nên phải cần mẫn mới được.

    Giải nghĩa:
    Quanh năm ngày tháng = nói cả năm, lúc nào cũng thế.
    Nhàn hạ = thong thả, không phải làm lụng, lo lắng ǵ.
    Nghề làm ruộng phải cần mẩn lắm.


    116. VIỆN PASTEUR

    Có lắm bệnh như bệnh dịch hạch, bệnh tả, bệnh chó dại, bệnh lao, do những con sinh vật rất nhỏ, mắt không trông thấy được, gọi là vi trùng, mà phát ra. Muốn trị các bệnh ấy, trước phải t́m xem giống vi trùng nào gây nên, rồi mới t́m thuốc hoặc để pḥng, hoặc để chữa. Nay t́m được như thế là nhờ có một nhà khoa học đại tài người Pháp tên gọi là Pasteur. Chính ông đă t́m ra vi trùng bệnh chó dại và thuốc trị bệnh ấy; nhờ đó mà cứu được biết bao nhiêu là mạng người. Về sau, các nhà khoa học mới theo phương pháp của ông mà t́m ra vi trùng những bệnh khác. Các ông ấy làm việc trong những sở người ta lấy tên nhà khoa học Pasteur mà đặt ra viện Pasteur.
    Ở Đông pháp [Dương] nay có ba viện Pasteur: một viện ở Sài G̣n, một viện ở Nha Trang, một viện ở Hà Nội.

    Giải nghĩa:
    Sinh vật = tên gọi những giống biết ăn, biết uống, hoặc vận động được, hoặc không, nhưng sinh sản được mà có sống có chết.
    Vi trùng = những con trùng nhỏ.
    Phương pháp = cách thức ḿnh phải tuần tự theo làm một công việc ǵ.
    Ông Pasteur là một nhà khoa học đại tài.


    117. NGHỈ HÈ

    Trời nóng nực khó chịu. Học nhiều, nghĩ lắm, sợ đuối sức và mệt trí, nên vào khoảng mấy tháng hè, từ trung tuần tháng sáu đến đầu tháng chín tây, th́ các tràng đâu đấy đóng cửa.
    Tuy vậy, người học tṛ tốt, không lấy nê(1) rằng nghỉ mà sao nhăng hẳn sự học. Mỗi ngày cũng phải ôn tập lại các bài trong một vài giờ, th́ mới không quên được những điều đă học. Có thế th́ năm sau vào tràng mới ḥng có đủ sức mà ganh (tranh) đua với chúng bạn.
    ___
    (1) ta.

    Giải nghĩa:
    Trung tuần = khoảng mười ngày vào giữa tháng.
    Lấy nê = nhân một việc ǵ mà làm một việc khác.
    Ôn tập = học tập lại những bài cũ.
    Ḥng = mong đợi.
    Học hành không nên sao [xao] lăng bao giờ.


    118. ÔNG GIÀ VỚI BỐN NGƯỜI CON

    Một ông lăo làm ruộng có bốn người con trai. Một hôm, ông gọi cả bốn người lại trước một cái bàn, trên để một bó đũa và một túi bạc. Ông bảo rằng: "Hễ đứa nào bẻ gẫy được [bẻ được] bó đũa này, th́ ta cho túi bạc."
    Bốn người con, mỗi người thử một lượt, không ai bẻ được. Ông già bèn cởi bó đũa ra, bẻ từng chiếc một, th́ bẻ gẫy như chơi. Các con nói rằng: "Nếu bẻ cái một th́ chẳng khó ǵ."
    Người cha bảo: "Này các con, như thế th́ các con biết rằng: muốn có sức mạnh th́ phải hợp quần. Khi ta chết rồi, th́ các con phải nhớ đến chuyện bó đũa này. Các con phải thương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau, th́ mới đủ thế lực mà đối với người ngoài".

    Giải nghĩa:
    Bẻ = lấy tay uốn cho gẫy.
    Hợp quần = nhiều người xum họp với nhau.
    Muốn có sức mạnh, th́ phải hợp quần.


    119. NGƯỜI KHÔN HƠN LOÀI VẬT

    Ngày xưa, có một người đi cày đánh đập con trâu thế nào cũng phải chịu. Con cọp ngồi trên bờ, nom thấy mới hỏi trâu rằng: "Trâu kia, mày to lớn nhường ấy, sao mày để nó đánh đập như thế?". - Trâu nói: "Nó bé nhưng trí khôn nó lớn". Cọp lấy làm lạ, không biết cái trí khôn ra thế nào, mới bảo người rằng: "Người kia, trí khôn của mày đâu, cho tao xem?". - Người nói: "Trí khôn tôi để ở nhà". - "Mày về lấy đi". - "Tôi về, rồi ông ăn mất trâu của tôi th́ sao? Ông có thuận để cho tôi trói ông lại, tôi về lấy cho ông xem".
    Cọp muốn xem, thuận để cho trói. Trói xong, người lấy bắp cày (ỉnh cày) đánh măi, bảo rằng: "Trí khôn tao đây!".
    Vậy mới biết: mạnh chẳng tày khôn.

    Giải nghĩa:
    Cọp = giống ác thú ở trên rừng, hay bắt người và các loài vật khác mà ăn. Người ta c̣n gọi là hổ, hùm, beo, kễnh, khái, v.v...
    Trí khôn = cái trí để người ta biết cái hay, cái dở, cái phải, cái trái.
    Bắp cày = đoạn tre dài nối vào cái cày cho trâu ḅ kéo.
    Chẳng tày = không bằng.
    Mạnh dùng sức, yếu dùng chước.


    120. TRƯỜNG ĐẠI HỌC

    Ngày nay, Nhà nước đă mở ra nhiều trường để dạy cho ta những điều thường thức, mà ở đời này ai cũng cần phải biết. Năm 1917 th́ mở ra một trường dạy về bậc cao đẳng: đó là trường Đại học Đông Pháp. Trường Đại học nay có cả thảy 7 trường, mỗi năm sinh viên thi đỗ ra, làm y sĩ, như những y sĩ ta thường thấy ở các bệnh viện Đông Pháp - làm thú y đi chữa bệnh cho gia súc - làm tham tá công chánh như những viên tham tá ta thường gặp ở ngoài đường đốc thúc việc xây cầu cống hay là họa đường - làm giáo sư bậc Cao đẳng tiểu học, dạy ở trường Trung học Pháp Việt và những trường Cao đẳng [ ] Tiểu học Nam Định, Hải Pḥng, Thái B́nh, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Lại c̣n có nhiều sinh viên đang học ở trường Đại học nữa để sau này ra, nhờ Nhà nước chỉ bảo cho, mà làm công kia việc nọ, cốt sao cho ta được phong lưu, sung sướng, giỏi giang, nên người vậy.
    ___
    (Chú thích: [ ] = Tuyển Tập QVGKT, NXB Văn Học 2011 không có các chữ có nét gạch dưới -TV.)

    Giải nghĩa:
    Thường thức = điều thông thường cần phải biết.
    Y sĩ = thầy thuốc chữa bệnh người.
    Bệnh viện = nhà thương, nhà để chữa người ốm.
    Gia súc = vật nuôi trong nhà.
    Đốc thúc = trông nom bảo ban cho người ta làm.
    Phong lưu = không thiếu thốn ǵ, nhàn thân không phải lo lắng ǵ về đường sinh hoạt.
    Có nhiều sinh viên học ở trường Đại học.

  4. #44
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng















  5. #45
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng














  6. #46
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng














  7. #47
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng














  8. #48
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng














  9. #49
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng














  10. #50
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng














Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 12-06-2012, 02:20 AM
  2. Khoa học và Phật giáo - GS. Trịnh Xuân Thuận
    By phuongg in forum Tôn Giáo - Tâm Linh
    Replies: 2
    Last Post: 10-03-2012, 07:43 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 04-03-2011, 06:24 AM
  4. Dự án cao tốc trong văn kiện Đảng khoá 11
    By Ho Da Tit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-09-2010, 12:42 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2010, 09:45 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •