Page 7 of 7 FirstFirst ... 34567
Results 61 to 65 of 65

Thread: Quốc Văn Giáo Khoa Thư

  1. #61
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng

    71. CẦN PHẢI GIỮ TÍNH HẠNH CỦA M̀NH

    Khi ông Trương Cán mới thi đậu, có vào yết kiến ông Vương Đ́nh Tướng là một bậc danh sĩ đời bấy giờ. Ông Vương Đ́nh Tướng bảo rằng: "Hôm trước, trời vừa mưa xong, tôi đi ra phố, có trông(1) thấy một người đi đôi giày mới, đi từ phố này đến phố kia, rón rén t́m lối mà bước, chỉ sợ lấm giày; sau quanh vào trong thành, bùn lầy nhiều quá, người ấy lỡ chân dẫm phải đống bùn, từ bấy giờ cứ bước tràn đi, chẳng tiếc ǵ đến đôi giày nữa. Xem thế mới biết người ta nên giữ ǵn tính hạnh ngay từ lúc đầu, nếu đă lỡ một lần, th́ dần dần(2) thành ra người càn dỡ(3)". Ông Trương Cán nghe lời dạy ấy, lấy làm cảm phục, mà tôn làm thầy.
    Ta nay đi học, cũng nên lấy điều ấy làm răn. Dẫu việc nhỏ mọn thế nào, ta cũng phải cẩn thận giữ ǵn, nếu không th́ chỉ có lần đầu là khó, rồi hễ đă quen một lần là quen măi. Bởi thế cho nên cổ nhân lấy sự giữ ḿnh làm cẩn trọng lắm.
    ___
    (1) ngó. – (2) lần lần. – (3) quấy quá.

    Giải nghĩa:
    Yết kiến = nói kẻ dưới đến thăm bậc trên.
    Rón rén = sẽ đi, đi giữ ǵn từng bước một.
    Cổ nhân = người đời xưa.

    72. THÁC KHÔNE

    Sông Cửu Long chảy đến Khône thuộc về Hạ Lào, th́ có nhiều thác cao tới mười lăm, mười sáu thước và dài đến hàng ngh́n(1) thước. Khúc sông ở phía trên thác, [ ] th́ hẹp lại rồi chảy tràn một vùng có đá lởm chởm và rộng tới bốn năm dặm. Phong cảnh chỗ ấy thật(2)hùng vĩ thanh tú. Dưới sông nước chảy ầm ầm nghe như tiếng sấm; trên núi "cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Giữa thác, đàn cá vẫy vùng; xa xa chim trời lênh bênh(3) theo ḍng nước chảy. Thác Khône thật là một nơi tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan vậy.
    ___
    (1) ngàn. – (2) thiệt. – (3) linh binh.
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-Thư Viện in khác với QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-G̣ Công.
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-G̣ Công in giống như QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-NXB Văn Học.

    Giải nghĩa:
    Lởm chởm = lố nhố nhiều lắm.
    Dặm = dăm tây là bốn ngh́n thước tây.
    Hùng vĩ = to lớn.
    Thanh tú = đẹp đẽ.
    Tiểu sơn lâm = một khu rừng nhỏ.
    Đại kỳ quan = một nơi có phong cảnh rất lạ.

    73. XỨ CAO MÊN

    Đi vào Biển Hồchùa Đế Thiên Đế Thích, th́ phải theo ngược ḍng sông Tonlé Sap là một nhánh sông Cửu Long.
    Tonlé Sap có nhiều cảnh lạ, người đi qua nh́n không bao giờ chán mắt. Hai bên bờ, th́ cây cối um tùm(1). Chỗ này lác đác mấy cái nhà sàn, cheo leo trên mặt nước; chỗ kia tịch mịch một cái lăng, một ngọn tháp hay một cảnh chùa, điểm một vị sư mặc cà sa vàng, đang trầm tư mặc tưởng. Thỉnh thoảng những chỗ thưa (sưa) cây, lại có một pho tượng thật lớn mỉm(2) cười mà nh́n xuống cơi tục, tựa hồ như nh́n người đời xô đẩy nhau trong ṿng danh lợi.
    Nhưng sông Tonlé Sap có cái cảnh lạ hơn cả, là thường ḍng nước ở trong Biển Hồ chảy ra, mà đến mùa mưa, nước sông Cửu Long lên to th́ ḍng nước lại ở ngoài sông chảy lại.
    ___
    (1) um sùm. – (2) chủm chỉm.

    Giải nghĩa:
    Biển Hồ = hồ lớn nhứt ở Cao Mên.
    Chùa Đế Thiên Đế Thích = chùa cổ nhất ở Cao Mên.
    Lác đác = rải rác một vài cái.
    Tịch mịch = yên lặng.
    Trầm tư mặc tưởng = ngẫm nghĩ về những điều cao xa.
    Cơi tục = thế giới ta ở.

    74. XỨ CAO MÊN (bài nối)

    Đến mùa ḍng nước chảy lại như vậy, th́ các miền xung quanh Biển Hồ lại ngập cả.
    Nước lên đem đất phù sa vào làm cho ruộng đất tốt thêm, cá theo nước vào hồ, có hàng ức triệu con, để nhân dân chài lưới mà sinh nhai. Dân Cao Mên giàu về nghề đánh cá. Nước tràn vào cả cả các khu rừng gần hồ, mênh mông như biển, ngập cả cây cối.
    Mùa ấy gọi là "mùa cá lên ngàn". Trong khi ấy th́ không ǵ thú bằng một con(1) thuyền đủng đỉnh dạo chơi trên mặt nước.
    Hằng(2) năm, cứ đến mùa nước xuống, th́ dân Cao Mên mở hội rất trọng thể. Lúc ấy có vua ngự ra cùng với các quan và dân sự đi thuyền theo không biết cơ man nào mà kể. Đợi lúc bước xuống, th́ thuyền bơi đến chỗ có cái dây chăng ngang qua sông. Vua làm lễ cầm thanh bảo kiếm chém đứt cái dây ấy, ngụ ư mở đường cho nước xuống để dân sự cày cấy làm ăn.
    ___
    (1) chiếc. – (2) mỗi.

    Giải nghĩa:
    Đất phù sa = đất sông bồi lên.
    Sinh nhai = kiếm ăn.
    Đủng đỉnh = ung dung, thong thả.


    75. THÀNH NAM VANG

    Nam vang là kinh đô nước Cao Mên. Xưa, đấy là một khu đất bỏ hoang, chỉ những cây cỏ gai gốc, ao đầm ẩm ướt, thế mà bây giờ hóa ra một chốn thành thị đông đúc, phố xá rộng răi, lâu đài đẹp đẽ.
    Buổi đầu, Nhà nước đào sông khơi ng̣i để lấy đất lấp những hồ ao và làm cầu cống để cho tiện đường đi lại. Hai bên bờ sông dần dần(1) các dinh thự nổi lên. Người bản xứ, người Khách thấy thế cũng theo mà làm nhà cửa rộng răi, cao ráo, đẹp đẽ. Hiện nay Nam Vang là một chốn đô hội lớn và đẹp.
    ___
    (1) lần lần.

    Giải nghĩa:
    Kinh đô = chỗ vua đóng.
    Dinh thự = sở làm việc công.
    Đô hội = thành thị to, đông người ở.

    76. HUẾ

    Ở Huế, th́ chỉ có thành tŕ và lăng tẩm là đẹp hơn cả. Thành th́ xây bằng gạch, thật cao, ở xung quanh th́ có hào sâu và rộng. Trong thành, chính giữa th́ có Hoàng thành, là chỗ cung điện nhà vua; ở bên cạnh th́ có các bộ và các viện. Vào Hoàng thành th́ đi qua cửa Ngọ môn và những con đường rộng lát gạch, hai bên có hồ sen rồi mới đến sân rồng, trước điện Thái ḥa là chỗ khi [ ] có thiết đại trào th́ vua ngự.
    Các lăng th́ ở trong những khu rừng gần kinh đô. Có lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức là đẹp hơn cả. Ở đấy th́ có đường rộng, bệ cao, có đền đài, hồ ao, có cây cổ thụ(1), có hoa bốn mùa. Lăng tẩm là một nơi hùng vĩ đẹp đẽ mà lại có vẻ tịch mịch vô cùng.
    ___
    (1) cổ thọ.
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-Thư Viện in khác với QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-G̣ Công.
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-G̣ Công in giống như QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-NXB Văn Học.

    Giải nghĩa:
    Lăng tẩm = mộ các đế vương.
    Hùng vĩ = mạnh mẽ.
    Tịch mịch = yên lặng.


    77. TẾ NAM GIAO

    Kể các sự tế tự của ta th́ tế Nam giao là trọng thể hơn cả. Tế Nam giao là tế Trời, Đất, cứ ba năm một kỳ, vua ra chủ tŕ. Khi vua ra tế, th́ đội mũ miện, mặc áo long cổn và đi hia.
    C̣n các quan th́ mũ áo chỉnh tề, đứng hai bên, quan văn bên tả, quan vơ bên hữu. Lúc tế có âm nhạc ca vũ và có voi ngựa, quân lính dàn khắp ở ngoài rất nghiêm trang. Cách bài trí, cách tế lễ thật là kính cẩn, tôn nghiêm.
    Ai đă được xem tế Nam giao, đă được trong thấy cái cảnh tượng ban đêm đèn đuốc sáng choang, trên bàn thờ khói hương nghi ngút, dưới bao nhiêu người chủ tâm về sự lễ bái như thế, th́ ai ai cũng phải sinh ḷng cung kính.

    Giải nghĩa:
    Mũ miện = mũ ở trên đỉnh phẳng và có mười hai tua tỏa xuống để vua đội lúc ra tế Nam giao.
    Áo long cổn = áo thêu rồng của vua mặc.
    Chủ tâm = để tâm để chí vào một việc ǵ.

    78. HỒ HOÀN KIẾM

    Trong thành phố Hà Nội có một cái hồ gọi là hồ Hoàn Kiếm. Tục truyền rằng một hôm, vua Lê Thái Tổ ngự ra câu cá ở bờ hồ, chỗ gần sở Đốc lư bây giờ, bỗng có một con rùa thật lớn nổi lên trên mặt nước. Vua lấy thanh bảo kiếm ném con rùa, th́ nó lặn xuống, rồi nó đem thanh kiếm lên trả vua. Bởi thế mới đặt tên là Hoàn Kiếm.
    Ở giữa hồ, về phía tây, có đền Ngọc sơn. Đi vào đền th́ phải qua một cái cầu. Đền ngoài th́ thờ đức Văn Xương, đền trong th́ thờ đức Quan Đế. Đằng trước đền, xa xa về phía tay phải (mặt) th́ có một cái g̣ (cồn), ở trên xây một cái tháp gọi là Tháp Rùa.
    Xung quanh hồ th́ có đường đi sạch sẽ, hai bên có cây cao bóng mát. Chiều đến, th́ bờ hồ đông như hội, v́ là một nơi mát mẻ nhất trong thành phố. Thật là:
    " Dập d́u tài tử giai nhân,
    Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
    ."

    Giải nghĩa:
    Tục truyền = lời miệng truyền lại, không có bằng chứng ǵ làm đích thực.
    Sở Đốc lư = sở cai trị thành phố.

    79. SÀI G̉N

    Trước khi người Pháp sang bên ta, Sài G̣n là một nơi có nhiều ao đầm kênh rạch bùn lầy ẩm thấp. Thế mà bây giờ thành ra một nơi đô hội rất đẹp ở nước ta. Người ngoại quốc đă cho là "một hạt trân châu ở Viễn Đông" này. Mà thật thế, bây giờ ở Sài G̣n có nhiều lâu đài tráng lệ, nhà cửa đẹp đẽ, phố xá rộng răi, vườn tược mát mẻ, nước máy trong sạch, đèn điện sáng choang, nhân dân đông đúc, kể có hơn tám vạn người, buôn bán phồn thịnh(1), tàu bè qua lại tấp nập(2) cả năm. Đứng trên cao trông(3) xuống, thành phố Sài G̣n chẳng khác nào một khu vườn rộng mông mênh, một màu xanh biếc, lô nhô nổi lên trên ngọn cây những nhà cao lớn, tựa hồ như muốn ganh đua với cỏ cây mà chiếm lấy một chỗ ở trên cao vậy.
    ___
    (1) thạnh. – (2) rộn rực. – (3) ngó.

    Giải nghĩa:
    Kênh rạch = sông ng̣i.
    Ẩm thấp = ướt áp, không được khô ráo.
    Trân châu = ngọc trai. Đây ví Sài G̣n đẹp như ḥn ngọc trai.

    80. CHỢ LỚN

    Ở Nam Việt đất xốp và hay lún. Người ta vận tải những đồ vật nặng có phần khó khăn và nhất là làm đường xe lửa lại càng khó lắm. Cho nên sự giao thông và vận tải đều đi đường thủy cả.
    Ở gần Sài G̣n, hai bên bờ Rạch Ông, người đi kẻ lại tấp nập lạ thường. Trên phía bắc là chỗ tàu thủy đậu, hàng hóa chồng chất ngổn ngang. Dưới phía nam là nơi ghe mành(1) đậu liên tiếp với nhau, dài kể đến một ngàn thước tây, cột buồm lô nhô chen chúc thật là nhiều. Đi quá chỗ ấy rồi cứ theo rạch Ông quanh co ở miền đồng điền, một lát, th́ đến những nơi có làng xóm sầm uất(2). Đi khỏi đó th́ trông thấy Chợ Lớn. Ở Chợ Lớn th́ nhan nhản những nhà cửa cao lớn, người đi lại đông đúc như kiến, trên bờ, dưới bến xôn xao nhộn nhịp, mà phần nhiều là khách trú cả.
    ___
    (1) bầu. – (2) đông đảo.

    Giải nghĩa:
    Đất xốp = đất không chắc.
    Tấp nập = nhộn nhịp.
    Ngổn ngang = bừa băi, không có thứ tự.
    Xôn xao = ồn ào những tiếng người.

  2. #62
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Sơ Đẳng

    81. CÁCH GIAO THÔNG

    Trong một nước, cách giao thông có tiện lợi, nghĩa là hàng hóa vận tải có dễ dàng th́ kỹ nghệ, thương mại mới phát đạt được. Ở xứ ta từ khi người Pháp(1) sang đến giờ, đường sá mở thêm ra nhiều, sửa sang sạch sẽ hơn trước. Lại thêm ra nhiều cách vận tải, như: tàu thủy, xe lửa, xe điện, xe hơi và đặt dây thép, dây nói ngầm dưới bể, để thông tin tức đi các nơi cho tiện và mau. Lại có máy bay có thể chở được cả hành khách và thư từ, và vô tuyến điện để thông tin đi các nơi thật nhanh nhẹn(2), thật tiện lợi, nhất là cho các tàu đi ngoài biển. Nhờ có vô tuyến điện cho nên nhiều khi tàu bị nạn ở giữa biển có thể báo tin để cầu cứu được.
    ___
    (1) Lang sa. – (2) lanh lẹ.

    Giải nghĩa:
    Giao thông = sự đi lại, vận tải.
    Kỹ nghệ = nghề chế tạo ra các đồ dùng.
    Vô tuyến điện = cách thông tin trên không, không cần phải dây.

    82. MỘT TẤM L̉NG TỪ THIỆN

    Bà phước Félicienne sang Việt Nam năm 1888, coi ở nhà thương Sốc [Sóc] Trăng, đến năm 1923 th́ mất.
    Trong ba mươi lăm năm trời, bà đem tấm ḷng từ thiện mà yên ủi biết bao nhiêu người yếu đau khổ sở. Bao giờ bà cũng tận tâm kiệt lực làm việc bổn phận, không nghĩ ǵ đến công lao khó nhọc. Kẻ già người yếu, trẻ bồ côi, người tàn tật, ai đă được bà trông nom cho, đều hàm ơn bà cả.
    Sau, v́ bà trông nom(1) nuôi nấng những người có bệnh phong(2), cho nên bà mắc phải bệnh ấy mà chết. Bà đem bao nhiêu tâm trí vào việc làm phúc, quên cả tính mạng để cứu giúp kẻ khốn cùng.
    ___
    (1) săn sóc. – (2) cùi.
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-Thư Viện in khác với QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-G̣ Công.
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-G̣ Công in giống như QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-NXB Văn Học.

    Giải nghĩa:
    Bà phước = đàn bà đi tu bên đạo Thiên chúa, làm phúc ở các nhà thương.
    Từ thiện = có ḷng thương yêu người.
    Tận tâm kiệt lực = hết ḷng hết sức.

    83. MỘT TẤM L̉NG TỪ THIỆN (tiếp theo)

    Lễ cất đám bà phước Félicienne làm tại Sốc [Sóc] Trăng ngày hai mươi ba tháng tám năm 1923. Các thân hào Pháp Việt trong bản(1) hạt, các đại biểu những tỉnh Nam Kỳ và cả những người đă chịu ơn bà trong bấy nhiêu năm, đều đi đưa đám rất đông.*
    Có một đội lính tập đi hộ tang. Đáng lẽ có một ông quan to thay mặt Nhà nước đọc bài điếu tang để kể công đức bà đă v́ hết ḷng giúp người mà chết. Song v́ khi lâm chung bà có trối lại rằng lễ tống táng làm cho giản dị đơn sơ, nên lúc hạ huyệt không có bài điếu tang.
    Tuy vậy, mà lễ cất đám bà rất là long trọng, v́ người đi đưa thật đông mà ai ai cũng lấy làm cảm động và thương tiếc bà lắm.
    ___
    (1) bổn.
    Ghi chú * = Xin click vào tên các sách có màu xanh nhạt dưới đây để có thể so sánh:
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-Thư Viện in khác với QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-NXB Văn Học.
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-G̣ Công in khác với QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-NXB Văn Học và khác với QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-Thư Viện.
    QVGKT-Lớp Sơ Đẳng-G̣ Công in đoạn văn * trên như sau: “Lễ cất đám bà phước Félicienne làm tại Sóc Trăng ngày hai mươi ba tháng tám năm 1923, các thân hào nhân sĩ và những người đă chịu ơn bà trong bấy nhiêu năm, đều đi đưa đám rất đông”.

    Giải nghĩa:
    Thân hào = những người giàu sang trong hạt.
    Đại biểu = người thay mặt.
    Điếu tang = bài văn viếng.
    Lâm chung = lúc hấp hối, sắp chết.
    Hạ huyệt = để xuống hố.

    84. CÁCH SỬA M̀NH

    Ông Tŕnh tử xưa để hai cái lọ(1) ở bên cạnh chỗ ngồi. Mỗi khi trong bụng nghĩ một điều ǵ thiện, th́ ông bỏ một hột đậu trắng vào trong một lọ. Mỗi khi nghĩ một điều ǵ ác, th́ ông lại bỏ một hột đậu đen vào cái lọ kia. Lúc đầu, đậu đen nhiều, đậu trắng ít. Sau đậu trắng nhiều, đậu đen ít, dần dần đến không c̣n một hột đậu đen nào. Về sau, không cần phải bỏ đậu trắng nữa, tâm tính bấy giờ thuần nhiên toàn thiện.
    V́ ông Tŕnh tử biết sửa tâm rèn tính như thế mới thành được người hiền triết. Vậy ta nên lấy đó làm gương mà sửa ḿnh. Trong sách có câu: "Từ đấng thiên tử cho đến kẻ thứ nhân ai ai cũng phải lấy sự tu thân làm gốc." Vậy người ta bất cứ làm ǵ cũng phải cố(2) mà sửa ḿnh cho nên con người có phẩm hạnh.
    ___
    (1) ch́nh. – (2) ráng.

    Giải nghĩa:
    Tŕnh tử = đây là ông Tŕnh Y Xuyên, em ông Tŕnh Hiệu đời nhà Tống.
    Toàn thiện = ư nói nghĩ làm cái ǵ đều hiền lành tử tế cả.
    Hiền triết = bậc có đạo đức cao và học hành rộng.
    Thiên tử = (con trời) nghĩa là vua.
    Thứ nhân = người thường dân.
    Tu thân = sửa ḿnh.


    ***
    Ghi chú dưới h́nh minh họa - QVGKT-Lớp Đồng Ấu
    1. Cậu bé cắp sách đi học.
    2. Học tṛ cầm sách đọc.
    3. Học tṛ ngối viết.
    4. Hai bà cháu.
    5. Đứa bé quét nhà.
    6. Thân thể người ta.
    7. Cậu bé đang ngồi học.
    8. Sách vở giấy bút.
    9. Tràng học.
    10. Cả nhà ngồi ăn cơm.
    11. Cậu bé chắp tay chào ông Bá.
    12. Giống vật nuôi trong nhà.
    13. Cha gọi con.
    14. Thầy khen học tṛ.
    15. Học tṛ biếng nhác.
    16. Giáp đi học về tŕnh mẹ.
    17. Người trưởng tộc thắp hương.
    18. Học tṛ chào thầy.
    19. Học tṛ chơi ở sân.
    20. Sáng dậy con đến thăm cha.
    21. Thợ cấy (công cấy).
    22. Thợ gặt (công gặt).
    23. Anh em chị em yêu nhau.
    24. Mẹ đang mắng con.
    25. Chị bảo em đi ngủ.
    26. Tí nói chuyện với Sửu.
    27. Cảnh mùa xuân.
    28. Trời mưa.
    29. Tập thể thao.
    30. Hai người tát nước.
    31. Cày ruộng, đập đất.
    32. Con gà sống (trống).
    33. Khuyên cậu bé ăn ở sạch sẽ.
    34. Một bụi tre.
    35. Chim hoàng oanh.
    36. Cái bút (cây viết) và cái nghiên.
    37. Ông bà yêu cháu.
    38. Trẻ chơi dưới bóng cây.
    39. Công cha như núi Thái sơn.
    40. Cắt móng tay.
    41. Cái ống nhổ.
    42. Cày bừa.
    43. Xem quyển gia phả (gia phổ).
    44. Đồng hồ quả quít.
    45. Quyển lịch.
    46. Nấu cơm.
    47. Con cóc.
    48. Chim chèo bẻo.
    49. Vú già quét nhà.
    50. Vo gạo cầu ao.
    51. Người giặt quần áo.
    52. Dắt (dắc) trâu đi cày.
    53. Tranh nhau hoa quả.
    54. Người ngồi may.
    55. Cánh đồng.
    ***

    Ghi chú dưới h́nh minh họa - QVGKT-Lớp Dự Bị
    1. Một lớp học.
    2. Những đồ dùng để xem ngày giờ ở lớp học.
    3. Cậu bé viết thư. Cậu bé đọc thư.
    4. Sử Việt Nam.
    5. Chữ Hiếu và chữ Đễ.
    6. Tư níu sào lên bờ.
    7. Thợ dệt dệt vải.
    8. Địa đồ nước Nam.
    9. Cổng làng.
    10. Bố khuyên con phải chọn bạn.
    11. Cụ già khuân tảng đá.
    12. Địa đồ nước Tàu và nước Nam Việt.
    13. Ông kể chuyện cho cháu nghe.
    14. Bà ru cháu.
    15. Đầm sen.
    16. Đền thờ hai bà họ Trưng (Hà nội).
    17. Thừa Cung chăn lợn đi qua tràng học.
    18. Đồ làm ruộng.
    19. Cái ghẻ to gấp 40 lần l'acarus. Tay ghẻ l'acarus.
    20. Xát ghẻ.
    21. Nhà cḥi ở Văn miếu.
    22. Sửu xem sách.
    23. B́nh trốn học đi chơi.
    24. Một đạo sắc của vua Gia long (trích ở Bulletin des Amis du Vieux Hue).
    25. Hai cậu bé kéo xe giúp ông lăo.
    26. Đứng nép bên đường để người tàn tật đi.
    27. Người đi bừa.
    28. Ngô Vương Quyền đánh giặc Nam hán.
    29. Trời mưa.
    30. Thợ làm nhà.
    31. Chăn trâu.
    32. Vua Lư Thái tổ dời đô ra Thăng long.
    33. Người đi du lịch về nhà.
    34. Đứa bé ngoan và đứa bé hư.
    35. Tổ ong. Hai con ong.
    36. Đền Kiếp bạc ở Hải dương.
    37. Mẹ bảo: Khi có mồ hôi chớ uống nước lă.
    38. Khấn tổ tiên.
    39. Cả nhà đang ăn cơm.
    40. Lê Lai bị quân Tàu bắt.
    41. Một nhà sum vầy buổi tối.
    42. Con c̣ mà đi ăn đêm.
    43. Kiến tha mồi.
    44. Hồ Hoàn kiếm.
    45. Cày tây và cày ta.
    46. Trâu ở dưới đầm.
    47. Chim hét ăn giun.
    48. Hồng đức luật.
    49. Cậu học tṛ nhường chỗ cho ông cụ.
    50. Mầy có bỏng tay không?
    51. Ông Carnot chào thầy học.
    52. Xướng danh tại tràng hương thi.
    53. Thằng Bút đọc bài ở lớp học.
    54. Cha bảo con: "Ngọc có giũa, có mài mới có giá".
    55. Một cảnh chùa.
    56. Mạc đăng Dung vào thi vơ.
    57. Cảnh mưa dầm.
    58. Chạy mưa.
    59. Cô Măo kéo đuôi con mèo.
    60. Triệu tường: Cửa tam quan.
    61. Cô Năm đánh phấn.
    62. Không giữ ǵn th́ áo chóng rách.
    63. (Có h́nh minh họa nhưng không có ghi chú.)
    64. Hiện cảnh trại Ai tử bây giờ (Quảng trị).
    65. Bỏ thư vào thùng.
    66. C̣, vạc, nông ở ngoài đồng.
    67. Chim sơn ca.
    68. Lũy Thầy ở Quảng b́nh.
    69. Ba con chuột.
    70. Bính rửa tay.
    71. Lư trưởng thu thuế.
    72. Một trang chữ nôm.
    73. Điếm canh.
    74. Tô lấy trộm quít.
    75. Câu cá.
    76. Vua Gia long lánh nạn ở Nam kỳ.
    77. Thợ cấy.
    78. Lau ḿnh.
    79. Đá bóng.
    80. Mả đức cha Bá đa lộc, gần Sài g̣n.
    81. Ông thầy thuốc với ba người học tṛ.
    82. Con Phong gấp áo.
    83. Bó rau muống. Ao rau muống.
    84. Phan thanh Giản.
    85. Bắp ngô.
    86. Khóm gừng. Khóm riềng.
    87. Ông Tử Lộ đội gạo.
    88. Quân Cờ đen.
    89. Thằng Ba hoảng sợ.
    90. Sơn tinh, Thủy tinh đánh nhau.
    91. Cha kể chuyện cho hai em nghe.
    92. Ông Paul Bert.
    93. Thằng Canh đánh con chó dại.
    94. Làm ăn yên ổn.
    95. Đền Ngọc sơn.
    96. Bến Sài g̣n.
    97. Đá cầu chuyền.
    98. Đêm nằm khó ngủ.
    99. Cơn gió.
    100. Lăng ở Huế.
    101. Phố ḷ rèn.
    102. Quan xử kiện.
    103. Cửa hàng tạp hóa.
    104. Một phố ở Hà nội.
    105. Học tṛ chơi ngoài sân.
    106. Trẫm yêu dân cũng như yêu con.
    107. Mặt trời mọc.
    108. Nhà ga ở Đà nẵng.
    109. Cảnh sáng trăng.
    110. Xe lửa đỗ ở ga.
    111. (Có h́nh minh họa nhưng không có ghi chú.)
    112. Máng nước ở Tac oun.
    113. Nhà ở sạch sẽ.
    114. Tinh tú.
    115. Tát nuớc.
    116. Viện Pasteur ở Sài g̣n.
    117. Nhà tràng khi nghỉ hè.
    118. (Có h́nh minh họa nhưng không có ghi chú.)
    119. Người đi cày đánh con cọp.
    120. Trường Cao đẳng ở Hà nội.
    ***

    Ghi chú dưới h́nh minh họa - QVGKT-Lớp Sơ Đẳng
    1. Xuân rủ Thu đánh khăng.
    2. Trẻ bắt bươm bướm.
    3. "D́ con mà c̣n ở lại th́…"
    4. Lư Tích nấu cháo nuôi chị.
    5. Trai đọc sách. Gái thêu thùa.
    6. Quả bí to bằng cái nhà.
    7. Làm thịt lợn.
    8. Thằng bé dắt (dắc) bà lăo ḷa đi qua đường.
    9. Nhà máy in.
    10. Con gà và con hồ.
    11. Người say rượu.
    12. (Không có h́nh minh họa.)
    13. Gieo mạ.
    14. Thợ.
    15. Đứa bé vâng lời cha mẹ dạy, không đánh đáo.
    16. V́ cờ bạc mà phải đi ăn mày.
    17. Người nhà quê thử kính (gương mắt).
    18. Sài Thế Viễn ngồi nói chuyện với bạn.
    19. Gánh nhăn đi bán.
    20. "Chó dại! Chó dại!"
    21. Xe lên dốc.
    22. Đừng phá tổ chim.
    23. Viết thuê kiếm tiền.
    24. Không nên báo thù.
    25. Từ Tử Dữ đến thăm Dương Tiêu Sơn ở trong ngục.
    26. Lính đi thú (lúc tiễn biệt).
    27. Đồn cổ.
    28. Đào được lọ bạc.
    29. Không v́ tiền mà làm điều phi nghĩa.
    30. Chia vỏ bứa.
    31. Bảo cử.
    32. Các thứ nón.
    33. Hổ mắc lưới.
    34. Học tṛ đứng hầu thầy.
    35. Ông Tŕnh Hiếu ngồi ăn tiệc.
    36. Cảnh thành phố. Cảnh nhà quê.
    37. Kẻ ở người đi.
    38. Chớ vội khinh nghề lao lực.
    39. Cha bảo: "Thằng bé này biếng (nhác) học".
    40. Viết thư.
    41. Người thợ đá không chịu làm.
    42. Em đ̣i chia.
    43. Anh em định chặt cây.
    44. Đường xe lửa Đông dương.
    45. Nhà ga.
    46. Người Mường xem túi bạc.
    47. Giảng tiện.
    48. Vác cuốc thăm đồng.
    49. Ông Châu Trí ngồi học.
    50. Lấy chè không lấy vàng.
    51. Hai con mèo.
    52. Con chó ngoạm miếng thịt.
    53. Đức Khổng tử.
    54. Ông Mạnh tử.
    55. Đêm trông sao.
    56. Con rùa và con chuột.
    57. Đàn ta, ta gảy khúc Nam nghe.
    58. Con mèo và con chuột.
    59. Mùa thu câu cá.
    60. Người thợ vẽ. Người thợ chạm. Người đánh đàn.
    61. (Có h́nh minh họa nhưng không có ghi chú.)
    62. Người em xúc thóc.
    63. Ông Tô Hiến Thành.
    64. Thằng mơ đi rao.
    65. Cái chổi.
    66. Đẩy tảng đá.
    67. Ông Nguyễn Văn Hiếu ngồi xử kiện.
    68. (Có h́nh minh họa nhưng không có ghi chú.)
    69. Chú Lưu B́nh, sao chú lần khân?
    70. Ông nghè vinh qui.
    71. Người đi đường lội.
    72. Thác Khône.
    73. Sông Tonlé Sap và Biển hồ.
    74. Mùa nước ở Cao mên.
    75. Tháp ở Nam vang.
    76. Cửa Ngọ môn.
    77. Đàn Nam giao.
    78. Cảnh hồ Hoàn kiếm.
    79. Bến Sài g̣n.
    80. Bến Rạch Ông.
    81. Các cách giao thông.
    82. Nhà thương.
    83. Đám ma.
    84. Ông Tŕnh tử.
    Last edited by Truc Vo; 31-10-2011 at 10:15 AM.

  3. #63
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư

    "Bạt"

    Đến đây coi như bạn đọc đă đọc hết toàn bộ các bài trong QVGKT. Chắc có độc giả đă có ư nghĩ lời quảng cáo ở “Lời kết” trong post #1 là ...
    Nổ … banh trời?
    Bây giờ đọc lại lời kết đó, tôi cũng thấy "bác" Đỗ, tác giả bài viết QVGKT là cuốn sách vỡ ḷng hay nhất thế giới! cũng có hơi ... nổ! Hơi nổ, v́ tôi đă t́m trong QVGKT mà chẳng thấy bài "Con quỷ và người tiều phu" ở đâu cả! Ngay cả google trên web cũng không biết câu chuyện này được đăng ở đâu!
    Tuy "bác" Đỗ có hơi ...nổ, nhưng "bác" Đỗ nổ cũng có chút cơ sở: xin bạn đọc hăy đọc lại các trích đoạn trong các bài tựa của các nhà xuất bản trong nước khi tái bản QVGKT sau đây:
    Tựa của NXB TRẺ khi tái bản QVGKT tháng 3 năm 1993:
    Rất nhiều thế hệ học tṛ, thuở ấy c̣n để tóc trái đào nay đă thành bậc phụ lăo, tóc ngả màu sương mà vẫn có thể đọc thuộc ḷng những bài học khai tâm của Quốc Văn Giáo Khoa thư.
    Bộ sách tuy nhỏ, bài học tuy ngắn nhưng giá trị sư phạm, giá trị văn học và hiệu quả giáo dục tâm hồn trẻ thơ th́ từ trước tới nay, điểm lại trong rừng sách giáo khoa quốc ngữ chưa dễ có công tŕnh nào sánh kịp. (TV in đậm).
    Ngày nay, hầu hết các bạn học sinh sinh viên đều đă học và rất yêu thích bài thơ Quê Hương của Giang Nam:
    “Thuở c̣n thơ ngày hai buổi đến trường,
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
    Ai bảo chăn trâu là khổ,
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…”
    Các bạn biết không – những trang sách nhỏ mà nhà thơ Giang Nam đă xem như t́nh yêu chính là những trang sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư này đây.

    Tựa của nhà xuất bản Thanh Niên khi tái bản QVGKT năm 2000:
    Có thể nhận định chung rằng những bài trong bộ sách này là nhằm góp phần bồi dưỡng cái vốn kiến thức cơ bản, thuộc loại đầu đời, để cho các em nên người. Cụ thể, ở trong gia đ́nh là đứa con có hiếu với ông bà, cha mẹ, thuận thảo với anh chị em, ở nơi trường học là người học tṛ nghiêm túc, chăm ngoan, biết kính yêu thầy, biết giúp đỡ bạn, ngoài xă hội là một công dân giàu ḷng tự trọng, luôn giữ phẩm hạnh của ḿnh, biết tự hào về cội nguồn dân tộc, biết trân trọng vẻ đẹp quê hương, thương yêu đồng bào, đồng loại như yêu bản thân ḿnh. Cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường xă hội, là sự giữ ǵn đạo lư, thượng tôn pháp luật, bộ sách c̣n khuyên các em bảo vệ mội trường thiên nhiên, chống lại việc phá tổ chim đến tệ xử ác đối với loài vật.
    Không chỉ kể truyện ngày nay, sách c̣n nhắc chuyện ngày xưa, không chỉ lấy những tấm gương từ trong lịch sử dân tộc, sách c̣n rút những bài học từ trong lịch sử nước ngoài, không chỉ kể chuyện con người, sách c̣n mượn truyện loài vật, nói chung sách đă dẫn dắt các em vào các vấn đề bao quát từ đạo làm con, làm dân đến những vấn đề nhỏ bé, từ cách ăn mặc, viết thư, đến môn vệ sinh thường thức hàng ngày. Bằng lối hành văn giản dị, găy gọn, hài hoà được lư và t́nh, sách nêu lên cả mặt phải cũng như mặc trái của nhiều sự việc, vận dụng được nhiều kiến thức cả trong truyền thống cũng như hiện đại, kết hợp được nhiều giá trị đạo lư đông phương cùng với tây phương. (TV in đậm).

    Tựa của Nhà xuất bản văn học! khi xuất bản “Tuyển tập QVGKT” tháng 8 năm 2011:
    Theo chúng tôi biết, nhiều bậc phụ huynh trước đây từng học bộ sách này th́ nay, khi đă làm cha mẹ họ vẫn dùng bộ sách này để tự dạy con em ḿnh. Điều này chứng tỏ QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ vẫn là vốn quư trong kho tàng văn chương và sách giáo khoa Việt Nam (TV in đậm).
    Đọc đến đây, chắc độc giả cũng đă đồng ư "bác" Đỗ nổ cũng có … cơ sở!
    Các phát hiện mới mẻ qua bộ QVGKT mượn ở thư viện
    So với các bộ QVGKT đă được tái bản trong nước và các ấn bản của QVGKT đăng trên các websites, xin xem post #1, thớt “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” qua bộ QVGKT tôi mượn ở thư viện đă có những phát hiện mới mẻ liên quan đến các vấn đề sau đây:
    1. QVGKT xuất bản lần đầu tiên năm nào?
    Theo Hoàng Văn Lộc, qua bài viết của BS Bùi Minh Đức, QVGKT xuất bản lần đầu tiên vào khoảng năm 1923:
    Bản in sớm nhất của tập sách giáo khoa thư mà chúng tôi có trong tay là bản in năm 1935 với lời chú thích trên trang trong của sách Quốc Văn lớp Đồng Ấu là “In lần thứ năm” và trong sách Quốc Văn lớp Dự Bị là “In lần thứ mười”. Như vậy có thể nói các sách giáo khoa thư này đă được ra đời trước năm 1935. Trong sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Song Ngữ Việt Anh” (NXB Miền Nam), Hoàng Văn Lộc đă ghi trong phần “Lời Tựa” là “Bộ sách giáo khoa nầy đă được in vào khoảng năm 1923”, tức sớm hơn 1935 những 12 năm.
    Trong bài viết nói trên, không thấy BS Bùi Minh Đức đưa ra lập luận của Hoàng Văn Lộc nên chúng ta không thể đánh giá cao tính chinh xác của giả thiết QVGKT xuất bản lần đầu tiên vào khoảng năm 1923 của Hoàng Văn Lộc.
    Theo GS Nguyễn Phú Phong, QVGKT xuất bản lần đầu tiên vào khoảng năm 1928:
    QVGKT xuất bản lần đầu tiên năm nào, chưa xác định được. Nhưng v́ ấn bản 1941 là lần in thứ 14, mà cứ tính ngược lại mỗi năm tái bản một lần nên theo ư chúng tôi th́ lần in đầu là vào khoảng năm 1928.
    Lập luận GS Nguyễn Phú Phong đưa ra là “cứ tính ngược lại mỗi năm tái bản một lần”; lập luận này không chắc có cơ sở thực tế. Mặt khác chúng ta đă thấy QVGKT-Lớp Đồng Ấu tôi mượn ở thư viện in năm 1935 với lời chú thích trên trang trong “In lần thứ tám” và QVGKT-Lớp Dự Bị tôi mượn ở thư viện cũng in năm 1935 với lời chú thích trên trang trong “In lần thứ mười”. Nếu áp dụng lập luận của GS Nguyễn Phú Phong th́ chúng ta dựa vào “In lần thứ tám” hay “In lần thứ mười”?
    Qua bài tập đọc “45. Ngày giờ” - QVGKT-Lớp Đồng Ấu và dựa vào h́nh vẽ cuốn lịch trong h́nh minh họa có ghi năm 1925 chúng ta dể dàng chấp nhận QVGKT xuất bản lần đầu tiên năm 1925.
    Khi họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ các h́nh minh họa cho lần xuất bản đầu tiên, chắc chắn họa sĩ phải nghĩ đến năm xuất bản bộ sách nên mới vẽ h́nh tấm lịch có ghi năm 1925.
    Xin độc giả quan sát tờ lịch thật kỹ theo h́nh sau đây:
    Dựa vào ngày 5 tháng giêng (JENVIER) năm 1925 theo dương lịch và tra theo lịch vạn niên ta có kết quả: đó là ngày thứ hai (LUNDI), nhằm ngày 11 tháng 12 (tháng chạp) năm Giáp tí (1924) theo âm lịch. Kết quả này phù hợp với ngày tháng năm âm lịch ghi trên tờ lịch với các chữ Hán. Điều này cho thấy họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ tờ lịch cho h́nh minh họa đă dựa vào một tờ lịch thực, một tờ lịch thực của năm 1925; họa sĩ đă không vẽ đại.
    Nếu sách QVGKT được xuất bản lần đầu tiên vào khoảng năm 1923 (theo Hoàng Văn Lộc) hay vào khoảng năm 1928 (theo GS Nguyễn Phú Phong) th́ không có một lư do ǵ để giải thích v́ sao họa sĩ lại vẽ năm 1925 vào cuốn lịch và họa sĩ cũng đă không có tờ lịch thực của năm 1925 để mà vẽ. Thực ra khi nói vào khoảng năm 1923 hay vào khoảng năm 1928 th́ cũng gần với năm 1925; nhưng h́nh vẽ trên cuốn lịch cho ta thấy QVGKT được xuất bản lần đầu tiên năm 1925 là tương đối chính xác, chính xác hơn là "vào khoảng năm 1923" hay "vào khoảng năm 1928".
    2. Phân biệt được các từ dùng ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam: cho đến khi được đọc chú cước sau bài TIỂU DẪN trong QVGKT-Lớp Đồng Ấu, tôi không thấy “Tuyển tập QVGKT” của NXB Văn Học hay bất cứ website nào đăng chú cước này! Nếu không được đọc chú cước này th́ chúng ta không thể nào phân biệt được các từ dùng ở miền Bắc, ở miền Trung và ở miền Nam khác nhau thế nào như các tác giả của QVGKT đă lưu ư. Các từ dùng ở miền Bắc (từ dùng trong bài học), các từ dùng ở miền Trung (từ nằm trong dấu ngoặc đơn) và từ dùng ở miền Nam (từ có số ở cuối trang hay cuối bài học); các từ đồng nghĩa dị âm này thường không nằm trong phần Giăi nghĩa cuối mỗi bài. Các từ trong phần Giăi nghĩa là các từ được giăi thích rộng hơn ra cho dể hiểu; phần Giăi nghĩa không dùng để phân biệt các từ dùng ở miền Bắc, ở miền Trung và ở miền Nam trong mỗi bài.
    3. Số bài trong bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư: như chúng ta đă thấy qua các posts ở trên, trọn bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư có tất cả 259 bài (lớp Đồng Ấu 55 bài, lớp Dự Bị 120 bài và lớp Sơ Đẳng 84 bài), không kể 34 bài dạy chữ cái và đánh vần trong QVGKT - Lớp Đồng Ấu. Nếu như QVGKT xuất bản lần đầu tiên năm 1925 như đă nêu ở trên và v́ từ năm 1925 đến 1941 không có biến cố chính trị nào lớn lao (chẳng hạng như Nhật đảo chánh Pháp, đă xăy ra vào ngày 9 tháng 3/1945) nên chúng ta hy vọng số bài và nội dung các bài trong bộ QVGKT tôi mượn ở thư viện (lớp Đồng Ấu và lớp Dự Bị: ấn bản 1935 và lớp Sơ Đẳng: ấn bản 1939 hay 1941) đă phản ảnh gần đúng nhất với số bài và nội dung các bài trong bộ QVGKT xuất bản lần đầu tiên. Bộ QVGKT tôi mượn ở thư viện cũng là bộ xưa nhất và đầy đủ nhất so với các bộ QVGKT đă được tái bản trong nước hay được đăng trên các websites từ trước cho đến nay.
    ***
    Qua nhan đề bộ sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" chúng ta có thể hiểu QVGKT là sách dạy tiếng nước nhà hay sách dạy tiếng Việt. Sau khi đă đọc toàn bộ QVGKT, chắc bạn đọc cũng đă thấy rơ QVGKT không chú trọng mấy vào việc dạy tiếng Việt, mà lại chú trọng vào việc dạy "học làm người" cho các tâm hồn trẻ thơ ở tuổi mới cắp sách đến trường.
    Cũng v́ đặc tính nổi trội này của bộ QVGKT mà nhà sách trên mạng vinabook.com đă phân loại sách này vào loại sách học làm người!
    Mong là các bài học làm người trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư sẽ được các thế hệ 1, 2, 3… truyền đạt lại cho các thế hệ kế tiếp. Mong lắm thay!

    San Jose 28 tháng 10/2011
    Trực Vơ
    Last edited by Truc Vo; 30-10-2011 at 09:34 PM.

  4. #64
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư

    Download Quốc Văn Giáo Khoa Thư

    Độc giả nào muốn sao chép (copy) bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư về computer của ḿnh, hăy nhấp chuột (click) vào các liên kết (links) sau đây, mỗi lần chỉ 1 link, và sau đó click vào "Click here to start download from Mediafire..", nay (11/11/11) đă đổi sang là nút "Download", để tải về (download).
    Cần nhớ tên các tệp tin (files) để sau khi download, nếu không biết các files đă được download về đâu th́ dùng tên file để t́m (search); thường th́ các files sẽ được download về thư mục (folder) "Downloads".
    Sau đây là nội dung các files:
    QVGKT-xy-hinh.doc: các h́nh quét (scanned images) của quyển sách được dán (paste) vào một file dạng MS Word (.doc) với các chú thích của các h́nh minh họa.
    QVGKT-xy-text.doc: bản đánh máy của quyển sách, giống như bản đánh máy đă được đăng (post).
    QVGKT-xy-jpg.zip: các h́nh quét (scanned images, dạng JPG) của quyển sách, giống như các h́nh đă được post.

    Download QVGKT- Lớp Đồng Ấu
    Download file QVGKT-ĐA-hinh.doc:
    http://www.mediafire.com/?kw5rle3reh18e2n
    Download file QVGKT-ĐA-text.doc:
    http://www.mediafire.com/?sgu8aw5zmxymt2m
    Download file QVGKT-ĐA-jpg.zip:
    http://www.mediafire.com/?g69zi7s4dg0a9n9

    Download QVGKT- Lớp Dự Bị
    Download file QVGKT-DB-hinh.doc:
    http://www.mediafire.com/?2ovb55s4l77dgko
    Download file QVGKT-DB-text.doc:
    http://www.mediafire.com/?9j45qgh47g9946l
    Download file QVGKT-DB-jpg.zip:
    http://www.mediafire.com/?6majllbwap65o41

    Download QVGKT- Lớp Sơ Đẳng
    Download file QVGKT-SĐ-hinh.doc:
    http://www.mediafire.com/?0o8hi4qz5br6769
    Download file QVGKT-SĐ-text.doc:
    http://www.mediafire.com/?qib5kk6nb1rlfoy
    Download file QVGKT-SĐ-jpg.zip:
    http://www.mediafire.com/?31j5bj67o4gll3v

    Download WinZip
    Muốn xử dụng được các files QVGKT-xy-jpg.zip, cần download WinZip về computer rồi cài (install) WinZip vào computer, nếu trong computer chưa có WinZip. Muốn download WinZip free, hăy click vào đây:
    http://www.winzip.com/trialpay.htm?s...b_search_wz_dl
    Điền vào các mục: First name, Last name, Email, Confirm Email rồi click vào Get WinZip for Free.
    Last edited by Truc Vo; 12-11-2011 at 08:32 AM.

  5. #65
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Tài liệu tham khảo

    Một số tài liệu tham khảo đăng trên các websites, đă được nói đến trong post #1, nay (29/3/2012) đă được các websites lấy xuống. Để các bác có thể đọc được các tài liệu tham khảo này, chúng tôi đă lưu lại các tài liệu này trong tập tin “TaiLieuThamKhao.doc ” và “TaiLieuThamKhao.pdf ”.
    Tài liệu tham khảo trong tập tin “TaiLieuThamKhao.doc ” và “TaiLieuThamKhao.pdf ” gồm các bài viết sau đây:
    1. Thế hệ giáo khoa thư - Bác sĩ Bùi Minh Đức:
    http://tapchisonghuong.com.vn/index....-giao-khoa-thu
    2. Quốc ngữ trong chương tŕnh tiểu học thời Pháp thuộc - GS Nguyễn Phú Phong, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm quốc gia NCKH, Pháp:
    http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-...hap-thuoc.html
    3. Trần Trọng Kim và bộ sách giáo khoa bậc sơ học - Phan Trọng Báu:
    http://nguoibanduong.net/index.php?n...ticle&sid=5746
    4. Học Tṛ Đối Với Thầy Giáo Xưa Và Nay - Hà thúc Giảng:
    http://www.advite.com/hoctrodoivoithaygiaoxuavanay.htm
    5. Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư - GS Trần Văn Chi
    Bài 1-7:
    http://cadao.org/index.php?option=co...vit&Itemid=108
    Bài 8-14:
    http://cadao.org/index.php?option=co...vit&Itemid=108
    6. “QVGKT là cuốn sách vỡ ḷng hay nhất thế giới”:
    http://www.sgtt.com.vn/oldweb/cacsob...achhaynhat.htm

    Download các tập tin ở đây:
    TaiLieuThamKhao.doc
    http://www.mediafire.com/?1g5wfi9cll49q2z

    TaiLieuThamKhao.pdf
    http://www.mediafire.com/?11o8f4fnai1hyez

    Tài liệu tham khảo ở định dạng Adobe Reader (*.pdf) có nhiều lỗi do chương tŕnh chuyển đổi từ *.doc sang *.pdf chưa được như ư, mong các bác thông cảm.
    Last edited by Truc Vo; 30-03-2012 at 08:22 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 12-06-2012, 02:20 AM
  2. Khoa học và Phật giáo - GS. Trịnh Xuân Thuận
    By phuongg in forum Tôn Giáo - Tâm Linh
    Replies: 2
    Last Post: 10-03-2012, 07:43 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 04-03-2011, 06:24 AM
  4. Dự án cao tốc trong văn kiện Đảng khoá 11
    By Ho Da Tit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-09-2010, 12:42 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2010, 09:45 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •