Results 1 to 3 of 3

Thread: Chuyện một nhà đấu tranh có thể bị trục xuất về Việt Nam

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Chuyện một nhà đấu tranh có thể bị trục xuất về Việt Nam

    Thursday, September 29, 2011 7:04:29 PM

    Hà Giang/Người Việt

    ORANGE (NV) - Trong căn pḥng dài, được chia thành khoảng 40 ô có đánh số, trên những chiếc ghế xếp hàng đôi, nhiều người mặc đồng phục mầu cam hay đỏ, thân áo cũng được đánh số, ngồi áp tai vào điện thoại, chuyện tṛ với người đối diện qua một đường dây điện thoại sẽ bị tắt sau thời gian cố định 30 phút. Cách chia họ là một tấm kính dầy.

    Ánh đèn điện chan ḥa, soi rơ mọi ngơ ngách của gian pḥng, kể cả hành lang dẫn vào khu nhà giam hun hút bên trong. Dù thế, không gian vướng vất một vẻ u uất, bí rị của nơi từ lâu đă thiếu cả gió lẫn ánh nắng mặt trời.

    Đó là khung cảnh của pḥng thăm tù trong nhà giam Theo Lacy, Orange, vào một buổi trưa Thứ Sáu, nơi ông Nguyễn Tấn Vinh, một cư dân Nam California, bị giam từ hơn một năm nay.

    Muốn trả lời câu hỏi tại sao ông Nguyễn Tấn Vinh, năm nay 55 tuổi, bị giam giữ ở đây, phải kể một câu chuyện dài, rất dài, khởi đầu từ một con đường gập ghềnh mà ông đă dấn thân bước vào, từ cách đây hơn 10 năm.

    Vào dịp kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu, 2001, ông Vinh và nhiều thành viên khác của đảng Dân Tộc Việt Nam, hậu thân của Chính Phủ Việt Nam Tự Do, một tổ chức từng do ông Nguyễn Hữu Chánh lănh đạo, đồng loạt tổ chức các vụ đặt bom trước hai ṭa đại sứ Việt Nam tại Manila và Bangkok để “gióng lên tiếng nói phản đối chế độ độc tài toàn trị và việc đàn áp nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội,” nói theo lời của các thành viên đảng Dân Tộc Việt Nam.

    Dự tính không thành, ông Vinh bị bắt giam tại Manila, Philippines, và nhiều thành viên khác, trong đó có ông Vơ Đức Văn, bị bắt giam tại Bangkok, Thái Lan. Ông Văn vừa được trả tự do về Mỹ hồi Tháng Sáu.

    Riêng ông Vinh, một thường trú nhân Hoa Kỳ, qua Mỹ định cư từ năm 1985, bị chuyển hết từ nhà tù này qua nhà tù khác, và cuối cùng là bị tạm giam ở Orange County.

    Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại của pḥng thăm tù, ông Vinh cho biết giờ đây, quan tâm lớn nhất của ông là “làm sao để khỏi bị trục xuất về Việt Nam,” nơi mà ông “biết chắc” sẽ bị nhà cầm quyền giam cầm, tra tấn.

    Ông Vinh có lư do để lo ngại như thế!

    Một công điện từ Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao Việt Nam viết cho Interpol Việt Nam ngày 8 Tháng Năm, 2002, gửi đến Ṭa Đại Sứ Việt Nam tại Manila, nhờ chuyển cho chính phủ Philippines yêu cầu dẫn độ ông Vinh về Việt Nam để trừng trị v́ âm mưu tấn công sứ quán Việt Nam bằng bom.

    Đối với nhà cầm quyền Việt Nam, ông Vinh là “một kẻ khủng bố,” đe dọa nền an ninh của Việt Nam, cần phải đưa về nước để trừng trị.

    Đối với ông Vinh, và những đồng đội là thành viên của đảng Dân Tộc Việt Nam có trụ sở tại Garden Grove, ông là một chiến sĩ đấu tranh chống cộng sản, đ̣i dân chủ cho đất nước.

    Yêu cầu dẫn độ ông được chuyển từ Ṭa Đại Sứ Việt Nam tại Manila đến Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại đó, rồi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cơ quan FBI, ṭa án liên bang, rồi Sở Di Trú Hoa Kỳ.

    Cá nhân ông, cũng như yêu cầu trên, được chuyển từ nhà tù ở Philippines, sau thời gian tù 5 năm, về Hoa Kỳ để lănh án mới.

    Lẽ ra, sau khi măn hạn tù ở Manila, ông Vinh đă có thể an toàn trở về Hoa Kỳ, nhưng ông đă phạm phải một lỗi lầm, tuy nhỏ, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng sau này.

    Khi bị bắt tại Philippines, ông Vinh dùng giấy thông hành (passport) của ông Vơ Đức Văn, em trai và là đồng chí của ông. Sự việc đổ bể trong cuộc điều tra của Interpol, nên ông bị FBI đ̣i Philippines dẫn độ về Hoa Kỳ.

    Tại Hoa Kỳ, ông Vinh bị ṭa án liên bang tuyên án 14 tháng tù giam v́ tội “sử dụng giấy thông hành của người khác.”

    Sau khi măn hạn tù, ông Vinh không được tự do, mà bị nhân viên Sở Di Trú chờ sẵn ngoài cửa mang về nhốt ở tạm giam Mira Loma, Lancaster, chờ đưa ra ṭa, v́ theo luật di trú, thường trú nhân Hoa Kỳ phạm pháp và bị án tù lâu hơn một năm, có nguy cơ bị trục xuất.

    Ngày 5 Tháng Tám, năm 2009, Ṭa Án Di Trú Hoa Kỳ ra phán quyết ông Vinh “bị trục xuất, trả về Việt Nam.”

    Sau vài lần chống án, hiện ông Vinh bị giam ở nhà tù Theo Lacy chờ quyết định của ṭa án trong lần kháng án cuối cùng.

    Với khuôn mặt gầy và hơi xanh, nhưng mắt sáng, và giọng nói cả quyết, ông Vinh khẳng định rằng “đối với một người đă dấn thân đấu tranh, th́ sống chết tù tội chẳng sá ǵ” và nếu bị trục xuất về Việt Nam, th́ “có bị hành hạ tra tấn cũng chẳng sao.”

    Nhưng ông nói thêm: “Nếu chính quyền Hoa Kỳ nhất quyết phải trục xuất, dẫn độ tôi về Việt Nam, th́ sẽ là một tổn thất lớn lắm cho mọi nỗ lực đấu tranh sau này!”

    Nói đến đó, ông lắc đầu như để xua đuổi một ư nghĩ bi thảm.

    “Không, tôi không thể nào bị trục xuất, v́ như thế vụ án này sẽ gây một tiền lệ vô cùng tai hại cho những người đấu tranh dân chủ sau này!” Ông Vinh khẳng định.

    Giải thích một cách vắn tắt, đơn xin kháng án của ông với Hội Đồng Tái Cứu Xét Di Trú Hoa Kỳ (Board of Immigration Appeals) tại Virgina, do Luật Sư Gary Silbiger, người bào chữa cho ông Vinh, nộp ngày 19 Tháng Mười Một, 2009, bị khước từ.

    Quan trọng hơn, Hội Đồng Tái Cứu Xét Di Trú Hoa Kỳ đă bác bỏ đơn của ông xin được bảo vệ và ở lại Hoa Kỳ, chiếu theo Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture) với lư do, viết rơ trong phán quyết của ṭa, là “chế độ cầm quyền của Hà Nội ngày nay không c̣n tra tấn, đánh đập hoặc hành hạ tù nhân và CSVN không c̣n ngược đăi các nhà đấu tranh bất đồng chính kiến.”

    Ông Vinh cho rằng việc ông bị trục xuất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

    “Hăy h́nh dung đi, nếu tôi bị trục xuất với lư do là nhà cầm quyền CSVN ngày nay không c̣n tra tấn, hành hạ các nhà đấu tranh bất đồng chính kiến nữa, th́ sẽ tạo ra tiền lệ ǵ cho những ai đấu tranh đ̣i dân chủ nhân quyền cho Việt Nam?” Ông Vinh nói.

    Ông tâm sự: “Tôi phó mặc mọi việc trong tay Thượng Đế, và chấp nhận số mệnh,” nhưng chỉ muốn mọi người hiểu rơ rằng, quyết định trục xuất hay hay không trục xuất Nguyễn Tấn Vinh “không chỉ ảnh hưởng đến một ḿnh tôi, mà c̣n nhiều người đấu tranh sau này.”

    Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, Luật Sư Gary Silbiger cho biết hồ sơ kháng án của ông Vinh hiện đang nằm ở Ṭa Kháng Án Khu Vực 9 (Apellate Court, Ninth Circuit) chờ quyết định, nhưng “không biết phải chờ đến bao giờ.”

    Tuy nhiên, cũng theo Luật Sư Silbiger, hồ sơ “có nhiều hy vọng.”

    “Trước hết, Ṭa Kháng Án Khu Vực 9 là ṭa kháng án cao nhất dưới Tối Cáo Pháp Viện, mà cơ quan tư pháp này hầu như không bao giờ nhận hồ sơ nào. Chính Ṭa Kháng Án Khu Vực 9 cũng nhận rất ít hồ sơ, và sự kiện ṭa này nhận đơn kháng án của ông Vinh, tự nó đă là một điều tốt,” Luật Sư Gary Silbiger giải thích.

    Trả lời câu hỏi về luận cứ biện hộ, Luật Sư Silbiger nói: “Có 6 điểm, trong đó có vài lỗi kỹ thuật của các ṭa dưới, tuy nhiên, trung tâm điểm của hồ sơ kháng án là xin ṭa cho ông Vinh được bảo vệ chiếu theo Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn.

    Luật Sư Silbiger giải thích: “Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn là một công ước quốc tế đ̣i hỏi các nước kư kết phải có biện pháp hữu hiệu để chống tra tấn trong nước ḿnh, và nghiêm cấm các quốc gia trả người về đất nước của họ, nếu có lư do để tin rằng khi trở về nước đó họ sẽ bị tra tấn.”

    Ông nói thêm: “Xét cho đúng ra, chiếu theo công ước, án lệnh trục xuất của ông Vinh lẽ ra đă phải được Ṭa Án Di Trú Hoa Kỳ thu hồi. Nhưng tiếc rằng, không hiểu tại sao, bất kể những phúc tŕnh nhân quyền gần đây nhất của Hoa Kỳ, và của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, thí dụ bản tường tŕnh có tên 'The Rehab Archipelago: Forced Labor and Other Abuses in Drug Detention Centers in Southern Việt Nam,' viết ngày 7 Tháng Chín, 2011, cho thấy cả những người ở trung tâm cai nghiện c̣n bị tra tấn hành hạ, huống hồ ǵ tù nhân chính trị.”

    Về hồ sơ kháng án, ông Silbiger cho biết: “Hồ sơ kháng án đă nộp xong, giờ chỉ c̣n chờ ṭa phán quyết. Tôi kỳ vọng rằng với ba vị thẩm phán liên bang, và với tập hồ sơ đă được bổ túc, ṭa sẽ đi đến quyết định là ông Nguyễn Tấn Vinh phải được bảo vệ theo Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn v́ nguy cơ ông bị tra tấn khi về nhà tù Việt Nam rất cao.”

    Ngoài việc chờ phán quyết của ṭa, Luật Sư Gary Silbiger cũng đang nộp đơn xin cho ông Vinh được tại ngoại hậu tra, và mong rằng “khi có phiên ṭa xử, sẽ có sự hiện diện đông đảo của cộng đồng, v́ trong những trường hợp như thế này sự hậu thuẫn có thể thay đổi kết quả.”

    Tiến Sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng, giám đốc tổ chức BPSOS, một người cũng quan tâm đến trường hợp của ông Nguyễn Tấn Vinh, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại rằng “nếu luật sư của ông Vinh chứng minh được là khi trở về Việt Nam, ông Vinh có thể bị tra tấn, th́ theo tinh thần của Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn, Sở Di Trú phải thâu hồi lệnh trục xuất.”

    Ông Vơ Đức Văn hiện đang dốc hết nỗ lực, chạy đôn chạy đáo khắp nơi, với tập hồ sơ dầy cộm bên ḿnh, để vận động cho người anh khỏi bị đưa về Việt Nam đối diện với những ǵ mà nhà cầm quyền Hà Nội dành sẵn cho bất cứ ai phạm cái tội, mà một công điện ngoại giao của Hoa Kỳ, do Wikileaks tiết lộ gần đây, gọi là “cái tội dân chủ.”


    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm.../?a=137792&z=3

  2. #2
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654

    Mỹ KHÔNG HỀ LÀ BẠN NGƯỜI VN TRONG CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ VN

    Nếu ông này là thường trú nhân Pháp, Đức, Anh th́ khỏe rồi.

    Người VN tại Pháp từng ủi sập cổng Ṭa đại sứ CSVN.

    1 công dân Pháp gốc VN từng qua Cali đốt TT Dũng (bị FBI can thiệp), bị tù Mỹ nhưng về Pháp không hề bị tù thêm lần nữa như ông Vinh trên đây.

    Cho người VN sáng mắt ra.

    Mỹ KHÔNG HỀ LÀ BẠN NGƯỜI VN TRONG CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ VN.

    -------------------------------

    Trong công cuộc này, và CHỈ TRONG CÔNG CUỘC NÀY MÀ THÔI, tôi đánh giá Mỹ giữa kẻ thù và đối tác.

    Trên thang điểm 1 là kẻ thù sâu đậm nhất, 10 là đồng minh tốt nhất, tôi đánh giá Mỹ 4/10.

    TQ 1, CSVN 2, Nhật 3, Mỹ 4, các quốc gia Đông Nam Á 5-6, Liên Âu 7, Pháp 8, NHÂN DÂN VN TẠI VN 10.

    Người Việt hải ngoại 3-4. Số rất đông đang CẢN TRỞ hơn là giúp đỡ công cuộc tranh đấu cho dân chủ, bằng chứng là hàng năm có mấy trăm ngàn VK gởi, đem về 6 tỉ USD để đầu tư, mua nhà, mua đất, tại VN. Tôi gọi nhóm này là ĐẦU NGƯỜI ÓC HEO.

    Không nói số người về thăm thân nhân, gởi tiền nhân đạo, chữa bệnh, giúp giáo dục.

    Bỏ ra nhóm ĐẦU NGƯỜI ÓC HEO này, loại như Nguyễn Bang (ông suôi TT Dũng), NCK Duyên, Lệ Thu, v.v... th́ NVHN mới có thể leo lên hàng 7-8/10 thân dân chủ VN.

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nếu Nguyễn Tấn Vinh bị trục xuất về Việt Nam, ai là người phải chịu trách nhiệm?‏

    Lê Duy San



    Tôi đă viết nhiều bài về Trường (Chu Văn An), về Thày và về Bạn. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi viết về một Đồng Môn, đồng môn Tạ Văn Tài.

    Viết về Trường, về Thày cũng như về Bạn rất dễ bởi v́ ḿnh biết rơ, không những rơ về h́nh dáng, về tính t́nh mà nhiều khi c̣n biết rơ cả về lịch sử (của Trường), tiểu sử, gia thế (của Bạn). Hơn nữa, viết về Trường, về Thày, về Bạn, thường chúng ta viết về những kỷ niệm vui buồn thời c̣n đi học, nên cũng ít khi động chạm tới ai, mà dù có, th́ nó cũng chỉ nhẹ nhàng và bạn bè ḿnh cũng sẵn sàng tha thứ. Nhưng viết về đồng môn th́ thật là khó, bời v́ nhiều khi, mặt họ, ḿnh cũng c̣n chẳng biết, th́ làm sao ḿnh biết được tính t́nh, lập trường hay tiểu sử, gia thế của họ. Nếu có th́ cũng chỉ qua người khác, như bạn bè của họ, hay qua sách vở, báo chí do người khác viết. Mà người khác viết th́ có thể v́ qúy mến họ, nên đă tâng bốc quá đáng; nhưng cũng có thể v́ hiềm khích, ghen ghét hay thù hận mà mạt sát, bôi nhọ đến tận cùng.

    V́ thế, viết về một đồng môn, nhất là đồng môn đó lại là một giáo sư danh tiếng như giáo sư Tạ Văn Tài và nhất là lại đang bị nhiều người không những chê trách mà c̣n mạt sát thậm tệ, thật là một việc khó khăn và nguy hiểm v́ nếu không khéo, ḿnh có thể bị vạ lây.


    Giáo sư Tạ Văn Tài không những là đồng môn của tôi tại trường Chu Văn An rồi tại trường Đại Học Luật Khoa Saigon, ông học trên tôi hai lớp, mà c̣n là đồng nghiệp. Khi tôi c̣n làm Thẩm Phán tại Ṭa Sơ Thẩn Saigon (sau này tôi từ chức để ra hành nghề Luật Sư), th́ ông Tài tập sự tại văn pḥng Luật Sư Tăng Thị Thành Trai ở số 9 Công Trường Lam Sơn. V́ có cấp bằng Ph.D ở Mỹ về, nên ông Tài chỉ phải tập sự có một năm và không phải thi tốt nghiệp. Ông được ghi tên vào Danh Biểu Luật Sư Đoàn Ṭa Thượng Thẩm Saigon với tư cách là Luật Sư Thiệt Thọ vào ngày 26 tháng 1 năm 1970. Ai c̣n nghi ngờ về tước vị Luật Sư của ông có thể vào website của Hội Aí Hữu Luật Khoa Việt Nam ở Nam California: www.aihuuluatkhoa.com rồi click vào Danh Biểu Luật Sư Ṭa Thượng Thẩm Saigon sẽ biết ông Tài tuyên thệ ngày nào và ngày nào được ghi vào Danh Biểu Luật Sư Thực Thu.

    Ông Tài là một sinh viên giỏi, hiền lành và khiêm tốn. Năm 1965, lúc c̣n là sinh viên Cao Học Luật và làm việc dưới quyền Kỹ Sư Trần Đỗ Cung, v́ ngoại ngữ khá nên được tuyển chọn cho sang Mỹ du học cùng với hai sinh viên khác. Ông Tài học tại Đại Học Virginia và tốt nghiêp Ph. D. Về nước ông xin tập sự Luật Sư tại văn pḥng Luật Sư Tăng Thị Thành Trai như tôi đă nói trên.

    Trong bài “Hai mươi năm cải tổ kinh tế và luật pháp ở Việt Nam” (Bài tham luận bằng tiếng Anh của luật sư Tạ Văn Tài tŕnh bày trước Hội đồng Quan hệ Ngoại giao - Council on Foreign Relations - tại New York City ngày 21 tháng 3 năm 2006. Bản tiếng Việt do ông Ngô Văn Ban sơ thảo và luật sư Tài hiệu đính), có lời “Lời dẫn” như sau: “
    Ngày 21 tháng 3 năm 2006, ở New York, tại Council on Foreign Relations, một diễn đàn hàng đầu về các vấn đề ngoại giao của Mỹ, luật sư Tạ Văn Tài, nguyên giáo sư các Đại học Luật và Trường Quốc gia Hành chánh Việt Nam trước 1975 và nguyên giảng sư / nhân viên nghiên cứu trường Đại học Luật Harvard, đă tŕnh bày một cái nh́n tổng quan về các cải tổ kinh tế và luật pháp tại Việt Nam trong 20 năm qua, trong một ban hội thảo gồm có Giáo sư Jerome Cohen của Đại học Luật New York là chủ toạ, với hai thuyết tŕnh viên khác là Giáo sư Brian Quinn, Đại học Luật Stanford, và Giáo sư Mark Sidel, Đại học Luật Iowa.” Trong “Lời dẫn” này, tôi thấy có mấy chữ “nguyên giảng sư / nhân viên viện nguyên cứu trường Đại Học Luật Harvard”

    Trong bài “Tính Dân Tộc của Phật Giáo Việt Nam trong lănh vực Chính Trị” viết chung với Giáo Sư Hoàng Xuân Hào, đă có ở trên Net từ lâu, tiểu sử của luật sư Tạ Văn Tài đă được tóm tắt như sau:

    - Cựu sinh viên và Giáo Sư Đại Học Văn Khoa và Luặt Khoa Saigon và Trường Quốc Gia Hành Chánh, Saigon

    - Tốt nghiệp Cao Học Luật Khoa tại Đại Học Harvard, 1985. Tiến Sĩ về Công Quyền và Ngoại Giao tại Đại Học Virginia.

    - Luật Sư tại Việt Nam trứơc năm 1975 và tại các toà án Tiểu Bang và Liên Bang ở Massachusetts từ năm 1986.

    - Hội Viên Nghiên Cứu từ năm 1975 và Giảng Viên Luật Việt Nam tại Trường Luật Khoa, Đại Học Harvard.

    - Học Giả Nghiên Cứu tại Trường Luật Khoa, Đại Học New York, 1990-1994.

    Điều này cho chúng ta thấy rơ ông Tài không có nhận là giáo sư của trường Harvard từ lâu, Tôi không biết bản tiểu sử của ông Tài nộp cho Toà Liên Bang Immigration Court xử vụ anh Nguyễn Tấn Vinh đă dịch chữ Giảng Viên hay Giảng Sư sang Anh ngữ là ǵ nên tôi không dám lạm bàn. Nhưng có một điều là, người Việt ḿnh, hễ cứ thấy ai dậy học là kêu bằng giáo sư và người được gọi là giáo sư thấy cũng chẳng quan trọng ǵ cần phải đính chính. Nhưng khi có chuyện th́ mới thấy là quan trọng th́ đă quá muộn.

    Điều mà tôi muốn nói tới đồng môn Tạ Văn Tài ở đây không phải là tư cách hay tước vị của ông Tạ Văn Tài mà là lập trường của ông và nhiệm vụ của nhân chứngcủa ông trước ṭa án.

    Phiên ṭa xử anh Nguyễn Tấn Vinh tại toà Liên Bang Immigration Court không phải là phiên ṭa xử tội anh Vinh. Tội anh Vinh là tội khủng bố , đă được xử tại Phi Luật Tân và anh đă thụ án xong. Nay anh trở về Mỹ sinh sống. Luật Sư Phạm Đức Tiến, hiện đang hành nghề tại Vùng Washington DC, chuyên về luật di trú và quốc tế cho biết: “Theo luật Di Trú, những người sống tại Mỹ và không phải là công dân Mỹ, có thể bị đưa ra ṭa xử trục xuất nếu bị kết án về tội đại h́nh (felony) hay những tội có tính cách xấu xa (crime involving moral turpitude). V́ thế anh Vinh đă bị đưa ra ṭa Liên Bang Immigration Court để xử trục xuất anh.

    Cũng theo Luật Sư Phạm Đức Tiến th́ người bị đưa ra ṭa có thể xin được hưởng 3 khoan miễn sau:

    1/ Xin tỵ nạn (Asylum)

    2/ Xin đ́nh chỉ / tạm hoăn trục xuất (Withholding of Removal)

    3/ Xin khoan miễn trục xuất v́ sợ bị tra tấn nếu bị trả về (Relief under Convention Against Torture)

    A/ Về khoan miễn thứ 1

    Muốn được hưởng khoan miễn thứ 1, người bị trục xuất phải là những người hoạt động chính trị tức các chính trị gia hoặc là những người bất đồng chính kiến, không muốn sinh sống tại quốc gia ḿnh nữa. Thí dụ như chúng ta, không thích sống dưới chế độ Cộng Sản, chúng ta là những người bất đồng chính kiến với chính quyền Công Sản nên chúng ta được Hoa Kỳ cho hưởng quy chế tỵ nạn.

    Anh Nguyễn Tấn Vinh là người không chấp nhận chế độ Công Sản Việt Nam nên anh có thể được coi là người bất đồng chính kiến. Anh cũng có thể coi là chính tri gia v́ anh là thành Viện của Chính Phủ Việt Nam Tự do của ông Nguyễn Hữu Chánh, anh là thành viên của đảng Dân Tộc. Nhưng v́ hoạt động của anh tại Phi Luật Tân bị ṭa án Phi Luật Tân kết án về tội khủng bố. Đây là một tội h́nh sự với trường hợp gia trọng (aggravated felony) nên anh không thể được hưởng khoan miễn thứ 1, tức được hưởng tỵ nạn (Asylum).

    B/ Về khoan miễn thứ 2

    Đối với khoan miễn thứ 2, th́ án phạt mà can phạm bị kết án phải dưới 5 năm. Tội của anh Nguyễn Tấn Vinh là tội h́nh sự với trường hợp gia trọng và án phạt là 5 năm. Nên anh Nguyễn Tấn Vinh cũng không có thể được hưởng khoan miễn thứ 2.

    C/ Về khoan miễn thứ 3

    Vậy th́ chỉ c̣n chiếc phao cuối cùng mà các luật sư của anh Vinh hy vọng đó là khoan miễn thứ 3 tức khoan miễn v́ sợ sẽ bị tra tấn nếu bị trả về Việt Nam.

    Luật sư Joseph Sandoval, luật sư của anh Vinh qủa là một luật sư giỏi, đă nh́n thấy rơ vấn đề và đi thẳng vào vấn đề này. Ông đă đưa ra rất nhiều nhân chứng quan trọng và có tên tuổi như Cựu Quốc Trưởng VNCH, Đại Tướng Nguyễn Khánh, cựu tù cải tạo Cộng Sản VN, Linh Mục Phan Phát Huồn, Thủ Tướng chính phủ VNTD Nguyễn Hữu Chánh, hai người Mỹ là ông Dennis Catron, cựu chủ tịch đảng Cộng Ḥa của tiểu bang California, ông Arron Cohen, một nhân vật hoạt động chống tệ nạn buôn bán nô lệ t́nh dục trẻ em và bà Bùi Kim Thành, một luật sư hành nghề tại Việt Nam mới tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

    Nếu phía Công tố không mời nhân chứng là Luật Sư Tạ Văn Tài hay Luật Sư Tài từ chối lấy cớ là ḿnh có liên hệ với Cộng Sản Việt Nam, sợ lời chứng không được vô tư, th́ chắc ông Chánh Án Richard D. Walsh đă t́m nhân chứng khác. Nhưng ông Tài đă không từ chối và lời chứng của ông đă khiến ông Chánh Án Walsh phải nghị án từ 2 đến 4 tuần lễ để suy nghĩ cho kỹ càng hơn mới có thể ra phán quyết.

    Ông Tạ Văn Tài đă làm chứng những ǵ và đă khai thế nào trước toà?

    Chúng ta biết, ra trước ṭa, các nhân chứng cũng như hai bên nguyên bị đều phải giơ tay tuyên thệ sẽ nói sự thật và tất cả sự thật. Toà đă hỏi ǵ và ông Tài đă trả lời ra sao ? Ông Tài có nói đúng sự thật không?

    Ông Tài cho biết Ṭa chỉ yêu cầu ông tŕnh bày một điểm là liệu có triển vọng (probability or not) có sự tra tấn (torture) những người bị trả về Việt Nam hay không? Ông Tài đă trả lời là: “Tôi ước đóan là có một triển vọng khá cao là không có sự tra tấn anh Vinh”.


    Ông Tài là một expert witness, ông lại là một giáo sư Luật học và ông cũng đă nghiên cứu kỹ luật pháp của Việt Cộng.

    Chẳng lẽ ông không biết là dưới chế độ Cộng Sản, luật pháp không phải là để bảo vệ người dân mà là để bảo vệ chế độ. Chẳng lẽ ông không biết Luật Sư dưới chế độ Cộng Sản cũng không được tự do hành nghề nhất là trong các vụ án có liên quan đến chính trị. Chẳng lẽ ông không biết rằng Việt Công thù ghét những người chống đối chúng với mục đích lật đổ chế độ như thế nào hay sao, mà lại cho rằng Việt Công sợ những người bất đồng chính kiến hơn những người như anh Vinh cho nên ông đă ước đoán là có triển vọng khá cao là không có sự tra tấn Anh Vinh nếu anh bị trả về Việt Nam. Là một expert witness, chẳng lẽ ông không biết ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam đă bắt hai nhà Phật học thông thái là Thượng Tọa Trí Siêu và Thượng Tọa Tuệ Sĩ ở chùa Già Lam, rồi lên án tử h́nh ngày 30-9-1988 về tội “âm mưu lật đổ chính phủ” ?

    Lời chứng của ông Tài như vậy có đúng sự thật không? Một câu nói chết người như vậy mà thư gửi cho tôi, ông Tài c̣n giám nói với tôi là ông có ḷng từ bi, bác ái với những người như anh Vinh? Trong một đoạn khác, ông Tài nói: “Tuy tôi không đồng ư với việc bạo động để đạt thành qủa Dân Chủ cho Việt Nam nhưng tôi coi anh Vinh là người trẻ tuổi, non dạ và bị kẻ lừa đảo, lợi dụng sự hăng say của tuổi trẻ, họ đứng đằng sau giật giây cho nên rút cục anh Vinh phải nhận trước ṭa Phi Luật Tân và Mỹ là lầm lẫn.

    Biết là anh Vinh bị lợi dụng, biết là anh Vinh lầm lẫn, lại có ḷng từ bi bác ái, sao ông Tài không trả lời trước ṭa là: “Tôi ước đóan là có một triển vọng khá cao là có sự tra tấn anh Vinh nếu anh bị trả về Việt Nam”.

    Tôi nghĩ rằng câu này, nói theo kiểu ông Tài, có triển vọng khá cao mới thật sự là đúng với t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.

    Rất tiếc, không hiểu v́ lư do ǵ ông Tài đă không trả lời Ṭa như vậy.

    Phải chăng ông đă quên là ông đă trưởng thành trong chế độ Việt Nam Cộng Hoà, cấp bằng Ph.D mà ông đă có và nhờ đó mà ông mới có cái danh vị giáo sư Đại Học Luật và Quốc Gia Hành Chánh là nhờ ở học bổng mà chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa cấp? Và ông đă quên luôn cả một người anh đă chết trong lao tù Cộng Sản?
    Ông Tài đă quên tất cả và ông cũng mất tất cả. Thật đáng tiếc!!!

    Tôi không biết chính phủ Việt Nam Tự Do của ông Nguyễn Hữu Chánh là chính phủ ǵ. Tôi không biết đảng Dân Tộc là đảng ǵ. Nhưng dưới mắt tôi, hành động anh Nguyễn Tấn Vinh là hành động của một thanh niên yêu nước, muốn lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam là một trong những chế độ độc tài, dă man và tồi tệ nhất thế giới.

    Tôi xin ngả nón chào anh Nguyên Tấn Vinh và chúc anh may mắn.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-05-2012, 01:54 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 01-03-2012, 10:24 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 30-09-2011, 08:25 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 16-06-2011, 04:29 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 18-05-2011, 09:22 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •