Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 26

Thread: Từ nay đến năm 2020, cho ra 2 vạn tiến sỉ đề phủ kín các cơ quan công quyền.

  1. #1
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Từ nay đến năm 2020, cho ra 2 vạn tiến sỉ đề phủ kín các cơ quan công quyền.

    Đơn đặt hàng của chính quyền 3Dũng như vậy, trách sao người dân không đáp ứng một cách nồng nhiệt.
    Dưới đây tôi trích lại nguyên bài báo rất hay để update cùng với các bác.



    Loạn trường đại học: Chỉ tiêu dân trí hay nhu cầu nhân lực?

    SGTT.VN - Việt Nam hiện nay có bao nhiêu trường đại học? Không mấy ai trả lời được chính xác, có thể là 450 hay 470, và con số này luôn bị thay đổi v́ một tháng có thêm hai trường đại học mới, một năm có thêm ít nhất là 17 – 20 trường. Con số này cũng không chính xác nốt. Đặc biệt là trong khoảng thời gian gần mười năm trở lại đây việc lập đại học trở thành phong trào rầm rộ như thành lập hợp tác xă nông nghiệp trước đây.

    Chúng ta đang chứng kiến một thảm cảnh chỉ có duy nhất ở Việt Nam, là các trường cạnh tranh nhau không phải bằng chất lượng mà bằng các mánh lới chèo kéo người học, tung ra các chiêu thức hệt như các quán ăn đường phố như tặng tiền, đồng phục, hạ điểm đầu vào đến mức 7 điểm cũng trở thành sinh viên... Các chuyên gia nước ngoài họ hoàn toàn không hiểu điều ǵ đang xảy ra với một dân tộc có tuổi đời khởi xướng đại học vào loại lâu đời nhất nh́ trên thế giới.

    Trước đây đại học tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn th́ nay tỉnh nào cũng có đại học (có lẽ trừ Dăk Nông mới thành lập là chưa có) có tỉnh đến bốn, năm trường đại học. Có trường mới toanh c̣n thơm mùi sơn nước, nhưng số trường nâng cấp từ cao đẳng, trung cấp, trường nghề, trường chính trị, trung tâm đào tạo thường xuyên lên đại học th́ nhiều vô kể, nhiều đến mức có những trường đại học mà người có thâm niên giáo dục 30 – 40 năm khi được hỏi ngơ ngác không biết nó nằm ở đâu, đào tạo lĩnh vực nào, ai là hiệu trưởng.

    Không biết có phải v́ lư do dễ kiếm ăn hay không mà việc lập đại học thành một phong trào mạnh mẽ, không chỉ tỉnh huyện, bộ ngành mà cả các tập đoàn kinh tế, công ty đều nhảy vào cuộc. Nếu một tổng công ty xây dựng, bất động sản, truyền thông, công nghệ thông tin, khai thác khoáng sản có máu mặt mà chưa có đại học th́ chưa được coi là sang trọng. Nếu một ngày nào đó đại học Việt Nam lập lại trật tự nhờ có quy luật “mạnh được, yếu thua” và được điều tiết bởi “bàn tay vô h́nh” của kinh tế thị trường th́ cũng không phải là quá tệ, nhưng như thế th́ thật là quá nhẫn tâm với những người nông dân cắm mặt xuống bùn kiếm từng đồng xu lẻ mà đặt trọn niềm tin vào những trường đại học dở trường dở chợ như thế.

    Tại sao lại phải cho ra nhiều trường đại học ồ ạt như thế? Chúng ta thử lư giải hiện tượng này và xem xét hệ quả của nó ra sao?

    Cái lư của người cấp phép là làm sao trong thời gian ngắn phải nâng số sinh viên trên 10.000 dân ngang bằng với các nước tiên tiến xung quanh, như thế mới đáp ứng được mục tiêu năm 2020 trở thành nước công nghiệp, điều này cũng diễn ra trong việc đào tạo tiến sĩ làm sao phủ kín trong các cơ quan công quyền và giáo dục với chỉ tiêu đào tạo mới là 20.000 tiến sĩ. Hiện nay số sinh viên/10.000 dân của Việt Nam là khoảng 200 đến 220, trong khi các nước như Thái Lan, Philippines, Malaysia là 400 đến 450, Hàn Quốc và Singapore là 500 đến 600. Bộ Giáo dục và đào tạo muốn nâng số sinh viên/10.000 dân bằng Thái Lan, Malaysia hôm nay là 400 vào năm 2025. Đó là một ư tưởng hay, nhưng chưa chắc đă hợp lư.

    Bởi lẽ: Giống như cơ thể con người, cơ thể kinh tế của một quốc gia chỉ có thể dung nạp một lượng nhân lực có tŕnh độ ở một mức độ nào đó. Việc sản xuất ra bao nhiêu kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư, nhà quản lư là tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của xă hội trong mỗi giai đoạn chứ không phải xuất phát từ việc nh́n xem các nước láng giềng và lại càng không nên xuất phát từ trí tưởng tượng bay bổng của một vị lănh đạo tỉnh (cho dù là với động cơ cực kỳ trong sáng) rằng tỉnh kia có đại học văn hoá, đại học công nghệ thông tin th́ có lư do ǵ mà ḿnh lại không có, trong khi đào tạo ra không biết để làm ǵ. Thuốc bổ là cần, nhưng uống nhiều quá cũng sinh bệnh mà chết.

    Việc đào tạo là một lẽ, nhưng quan trọng hơn là làm sao phân bổ đến được đúng nơi có nhu cầu. TP.HCM có đến hàng trăm, thậm chí là cả ngàn bác sĩ tốt nghiệp nhưng có đi làm hết không? Nhiều ngành khác như sư phạm, hành chính, các ngành khoa học xă hội tốt nghiệp xong cứ quanh quẩn ở 14 quận nội thành TP.HCM. T́nh trạng này cho thấy xă hội không thiếu nhân lực tŕnh độ cao, có nhiều ngành thừa rất nhiều mà do chưa có chính sách tốt cho nên không thu hút được nhân lực và như vậy mở ra càng nhiều trường đại học đồng nghĩa với việc hàng tồn kho ngày càng nhiều, lăng phí cho xă hội và cho chính mỗi gia đ́nh.

    Không ít những vị chức sắc cho rằng việc đào tạo ra nhiều cử nhân, kỹ sư nếu không kiếm được việc làm th́ bề nào cũng vẫn tốt, v́ như thế là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo con người. Điều này không sai, nhưng tŕnh độ phát triển và mức sống của đại đa số người dân chưa đến mức “học chơi”.

    Lên đại học quá dễ dù “phải theo tiêu chuẩn”, nhưng để có những tiêu chuẩn th́ không có ǵ khó, chỉ cần một cô thư kư ngồi một buổi trước máy tính là sẽ có tất tần tật. Vậy là chẳng mất ǵ, chỉ cần tăng thêm một năm nếu là cao đẳng ba năm, c̣n đội ngũ thầy cô giáo, cơ sở vật chất vẫn vậy (nếu thiếu th́ thuê mượn đỡ ở đâu đó), có khác chăng là thay cái bảng treo ở trước cổng trường. Nhưng vấn đề không đơn giản như thế. Khi các anh, chị học trung cấp, cao đẳng th́ c̣n chấp nhận các công việc phổ thông, kể cả việc lao động nặng nhọc, chân lấm tay bùn… nhưng khi có tấm bằng đại học, giờ là “ông kỹ sư, bà cử nhân” giải quyết được sĩ diện th́ bắt đầu chê việc. Ở một tỉnh nọ của đồng bằng sông Cửu Long có trường trung cấp tài chính, khi xưa tốt nghiệp xong người học vui vẻ về xă, huyện làm việc nhưng nay lên đại học chả ai chịu về xă nữa. Đó là hậu quả của việc gán nhăn mới màu mè chất lượng cao lên chai nước mắm có độ đạm vẫn thế. Nếu đọc trong bất kỳ lời giới thiệu nào của các trường dân lập đều có câu “văn bằng cấp nằm trong hệ thống văn bằng của bộ Giáo dục và đào tạo và Nhà nước Việt Nam” như là một sự bảo chứng cho nhăn hiệu.

    Rất nhiều vị quản lư nhà nước cho rằng việc bùng nổ đại học rồi dẫn đến phá sản như đă diễn ra trong thị trường bất động sản là điều tốt và là cơ hội thanh lọc đại học. Đúng là điều này đang xảy ra với nhiều khoa bị giải thể v́ không có sinh viên, nhưng không dễ ǵ với trường. Việc lập ra đă khó, nhưng giải thể có khi c̣n khó hơn, bởi đó là “tâm huyết” là “ḷng yêu dân tộc” của các vị sáng lập và càng khó hơn v́ động chạm đến lợi ích nhóm, thậm chí lợi ích gia đ́nh. Thực tế không ai mở trường học với tuyên ngôn để kiếm tiền mà là phục vụ đất nước, nhưng có một thực tế ai cũng thấy một thời kinh doanh giáo dục là kinh doanh an toàn nhất, vốn ít nhất mà lời cũng bộn nhất. Chỉ cần mướn được mặt bằng là có thể chiêu sinh được, thầy đi mời bên ngoài miễn trả giá cao hơn công lập sau đó phát triển với phương châm “lấy mỡ nó rán nó”.

    Vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi bà nội tôi c̣n sống, bà tôi vẫn làm bánh cuốn ra chợ phiên đầu làng bán, mỗi phiên bà chỉ làm có chừng 30 cái, tôi hỏi sao bà không làm nhiều hơn, bà nói ở cái làng này những người có được một, hai xu mua bánh cuốn đâu có bao nhiêu mà làm nhiều, làm nhiều lại ế mang về. Những người nông dân ở cái làng quê bé tẹo chả được học quy luật cung cầu thế mà họ cũng biết sản xuất ra cỡ nào th́ vừa, sao quan chức chúng ta nhiều tiến sĩ, giáo sư thế mà vẫn tính hớ mới lạ chứ.

    Ai là người chịu trách nhiệm trả lời trước nhân dân? Rồi ai đó sẽ nói rằng lịch sử sẽ phán xét? Nhưng than ôi không phải đợi đến mai sau mà ngay hôm nay con cháu chúng ta đang phải trả giá cho những quyết định “khó hiểu” này.

    http://sgtt.vn/Khoa-giao/153754/Loan...-nhan-luc.html

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Vẫn chỉ là tiến sĩ giấy

    http://http://niemtin.free.fr/manh%20bang.htm

    Mảnh bằng Tiến Sĩ là giấy tiến thân ?

    Thứ Ba, 4 / 10 / 111

    Hiện nay, Việt Nam có 14.000 tiến sĩ và 16.000 thạc sĩ , cao gấp 5 lần Thái Lan và 6 lần Malaysia. Nhưng tŕnh độ công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, chúng ta c̣n thua họ đến vài chục năm.

    Như vậy th́ cái bằng Tiến sĩ và Thạc sĩ của nước ta có phản ánh đúng chất lượng người học, có bao nhiêu phần trăm là người “học giả” ?

    Chính Bộ trưởng Giáo Dục và Đào Tạo đă đưa ra một con số rất khiêm tốn là 30% Tiến Sĩ có tŕnh độ yếu. Con số này chắc c̣n rất xa sự thật nếu có một Hội đồng rà soát lại các luận án Tiến Sĩ, nhất là các luận án khoa học xă hội.

    Về số liệu những bài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành thế giới và bằng phát minh sáng chế của các Tiến Sĩ Việt Nam th́ các báo đă nói là thua kém Thái Lan khoảng 20 lần.

    Theo số liệu mới nhất của Ủy Ban Khoa Học Công nghệ và môi trường của Quốc hội, Việt Nam có đội ngũ 50.000 người đang làm việc trực tiếp trong 1.102 cơ sở nghiên cứu nhưng nền công nghiệp của nước ta “chưa tự làm nổi chiếc đinh vít cho ra đinh vít”.

    Đây là chuyện thật 100%, Công ty Canon Việt Nam không thể t́m một xí nghiệp nào ở Việt Nam để đặt đinh vít đạt chuẩn ISO.

    Sở dĩ có t́nh trạng nhiều Tiến Sĩ đến như vậy mà đất nước th́ vẫn lạc hậu như thế này là do người ta đă coi cái bằng Tiến Sĩ như một cái giấy thông hành để dễ “ thăng quan tiến chức ”. Và chức đẻ ra quyền, quyền đẻ ra tiền, đó là cái đích cuối cùng của khá nhiều luận án Tiến Sĩ của những “ học giả ”, những “ Tiến Sĩ giấy ”. Một số ít quan ở các thành phố đă tốt nghiệp Đại Học rồi th́ cần cái bằng Thạc Sĩ và Tiến Sĩ để tỏ ra “trí thức”, dễ thăng tiến.

    Trong báo cáo thẩm tra của ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, bà Trần Thị Tâm Đan - Chủ nhiệm UB đă xác nhận :

    “Khi có chủ trương tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức, đă dấy lên một phong trào học tập… Nhưng rất đáng tiếc, có một bộ phận người lớn đi học với động cơ không đúng đắn, không học tập nghiêm túc, chỉ cần có một tấm bằng mà không quan tâm đến kiến thức. V́ vậy t́nh h́nh học giả bằng thật, hiện tượng sao chép luận văn Thạc Sĩ, Tiến Sĩ xảy ra không phải ít ”.

    “Trong lịch sử Giáo Dục nước nhà, chưa bao giờ các dịch vụ làm luận văn, luận án lại được quảng cáo xung quanh các trường đại học như hiện nay...”

    Bộ Giáo Dục và Đào Tạo công bố con số 220 thí sinh bị đ́nh chỉ trong các ḱ thi cao học vừa qua chỉ là bề nổi của một sự gian dối đă thấm sâu trong người lớn mấy chục năm nay. Đầu vào của Thạc Sĩ thi như vậy mà đầu ra th́ theo Bộ Giáo Dục và Đào Tạo , luận văn Thạc Sĩ của một số cơ sở đạt loại xuất sắc đến 90% !

    Thí sinh chỉ cần “ năng đến nhà thầy ” th́ nhận được điểm như ư muốn. Chủ đề quá đơn giản, chung chung, chất lượng “ảo”, bảo vệ xong chỉ xếp xó. Các hội đồng chấm luận văn phổ biến cho điểm cao để cùng vui vẻ.

    Theo con số của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo th́ mỗi năm có hàng ngàn Thạc Sĩ được cấp bằng : Năm 1998 có 5.388 người, năm 2001 là 6.500 người, năm 2003 là 11.500 người ( lấy số chẵn ), năm 2002, trường Đại Học Bách khoa Hà Nội cấp bằng cho khoảng 600 Thạc Sĩ, trường Đại Học Sư phạm HN cấp 450 bằng.

    Một Tiến Sĩ trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội “ rất đỗi tự hào ” trong 7 năm đă đào tạo được 306 thạc sĩ, trong đó có 91% loại giỏi và xuất sắc ( báo KH&ĐS 11/2004 ). Chính v́ vậy nên các dịch vụ làm luận văn, luận án lại được quảng cáo rầm rộ xung quanh các trường Đại Học như hiện nay, và giá trị khoa học của những luận văn, luận án chỉ gần là con số không.

    C̣n về cái bằng Tiến Sĩ, cũng không phải không có t́nh trạng gian dối trong thi nghiên cứu sinh, báo chí gần đây đă nêu lên ở Viện Khoa Học Kỹ Thuật nông nghiệp là một ví dụ.

    Sự gian dối phổ biến trong chất lượng các luận án. Rất nhiều luận án Tiến sĩ không có giá trị thực tiễn, nhiều luận án khoa học xă hội như lịch sử hay triết sao chép, xào nấu các luận án, sách vở khác, minh họa cho một chủ trương vô bổ.

    Thậm chí không ít trường hợp “ăn cắp đề tài nên chất lượng rất thấp” ( theo PGS TS Vũ Như Khôi, Viện nghiên cứu quân sự Bộ Quốc pḥng ). Chính v́ vậy nên rất nhiều luận án đă “ chùm chăn, đắp chiếu ” trong kho lưu trữ ở thư viện, khả năng ứng dụng chỉ đếm trên đầu ngón tay!

    Trong một bài trả lời báo chí, GS Hoàng Tụy đă nhận định : “ Trên thế giới, không ở đâu đào tạo Thạc Sĩ và Tiến Sĩ nhanh, nhiều, rẻ và ẩu như ở nước ta ”.

    Ấy thế mà trong chiến lược phát triển Giáo Dục đến năm 2010, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đề ra phải đào tạo được 19.000 Tiến Sĩ , tính ra mỗi năm gần 4.000 Tiến Sĩ . Chỉ tiêu đó bổ cho các trường, trường nào thực hiện được chỉ tiêu là có thành tích. Học vị Tiến sĩ đâu có thể đề ra chỉ tiêu số lượng như sản xuất bao nhiêu cái đồ chơi cho trẻ con…

    Số lượng Tiến Sĩ đào tạo phụ thuộc vào số lượng sinh viên xuất sắc, có tư duy sáng tạo, biết nghiên cứu và t́m ra những vấn đề cần giải quyết của thực tiễn phát triển khoa học kĩ thuật, dưới sự hướng dẫn của những người thầy tài giỏi.

    Trong khi đội ngũ chất lượng người dạy ở Đại Học nước ta như hiện nay vừa yếu, vừa thiếu, c̣n thua kém nhiều trường Đại Học trong khu vực th́ việc đào tạo số lượng Tiến Sĩ nhiều như vậy chỉ dẫn đến nhiều “ học giả ” có danh mà không có thực thôi.

    Nguyễn Thế Long

    NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÓ SỐ TIẾN SĨ NHIỀU GẤP 5 LẦN THÁI LAN NHƯNG THUA THÁI LAN ĐẾN VÀI CHỤC NĂM ,BẰNG PHÁT MINH VÀ SÁNG CHẾ THUA THÁI LAN KHOẢNG 20 LẦN VÀ NỀN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHƯA LÀM NỔI MỘT CÁI ĐINH VÍT .

    TRONG KHI THÁI LAN KHÔNG HỀ TỐN HAO MỘT CHÚT XƯƠNG MÁU NÀO ĐỂ ĐÁNH THỰC DÂN ĐẾ QUỐC ĐỂ TIẾN LÊN THIÊN ĐÀNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ƯU VIỆT

  3. #3
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Hơn 100 tỉ đồng đào tạo cán bộ ở nước ngoài

    Tiếp tục chủ đề thớt. Riêng ở tỉnh Quảng Nam người dân đă nai lưng để các quan đi du học thế này. Tính trên toàn quốc số tiền cộng lại chắc phải khủng khiếp. Bên Âu Tây, họ sẽ chấm các quan này “over-educated”và khuyên đi kiếm việc khác.

    Mong sao, các quan này học thêm được chữ "dân trí" th́ cũng không uổng tiền cơm gạo lắm.:rolleyes:



    TT - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành đề án “Đào tạo cán bộ, công chức có tŕnh độ sau đại học giai đoạn 2011-2015”.
    Theo đó, tổng kinh phí thực hiện đề án là 120 tỉ đồng, trong đó đào tạo ở nước ngoài chiếm hơn 100 tỉ đồng, hỗ trợ 100% học phí và các chi phí bắt buộc của trường học cho các đối tượng được tuyển chọn. Riêng sinh viên tốt nghiệp ĐH công lập hệ chính quy loại giỏi, thạc sĩ khá, giỏi tiếp tục đi học c̣n được hỗ trợ thêm 70 triệu đồng/người. Theo đề án, đến năm 2015 có ít nhất 550 cán bộ được cử đi đào tạo sau đại học. Trong đó ít nhất 300 thạc sĩ, tiến sĩ cho các cơ quan Đảng, các cơ quan hành chính nhà nước...
    Đến cuối năm 2010, trong tổng số 33.684 cán bộ, công chức của tỉnh Quảng Nam, chỉ có 663 người có tŕnh độ đào tạo sau đại học, chiếm tỉ lệ 1,97%

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/458923/Ho...uoc-ngoai.html

  4. #4
    Member
    Join Date
    05-10-2011
    Posts
    66

    Từ nay đến năm 2020, cho ra 2 vạn tiến sỉ đề phủ kín các cơ quan công quyền.

    Việc chạy theo số lượng để “bằng anh bằng em” với các nước trong khu vực đă tạo ra những bất cập lớn trong giáo dục ở Việt Nam. Thật đáng thương cho các bác nông dân, cặm cụi kiếm từng đồng cho con ḿnh vào đại học và luôn tự hào là con ḿnh đang học đại học mà không biết là con ḿnh đang học ở môi trường nào và học được cái ǵ.

  5. #5
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Đọc bản tin ngày hôm qua, tỉnh Quảng Nam sẽ chi 100 tỷ cho cán bộ đi du học, ngày hôm nay cũng tại cái tỉnh nghèo mạt này UBND sẽ ứng trước 4,4 tỷ để miễn phí học tṛ nghèo miền núi. C̣n biết nói thêm ǵ thêm.:(



    Ứng trước kinh phí để miễn giảm học phí

    TT - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định ứng trước kinh phí cho các huyện miền núi để thực hiện chính sách miễn giảm học phí theo nghị định 49 của Chính phủ.
    Theo đó, huyện Tiên Phước được cấp 1,3 tỉ đồng, huyện Nam Trà My 600 triệu đồng, huyện Bắc Trà My 2,1 tỉ đồng và huyện Tây Giang 150 triệu đồng. Ngoài ra, huyện Điện Bàn được cấp 800 triệu đồng.
    Quyết định cũng nêu rơ đối tượng người có công, thân nhân người có công không được hỗ trợ phí học tập do đối tượng này đă được hỗ trợ theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH.

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/459114/Un...m-hoc-phi.html
    Last edited by Lehuy; 06-10-2011 at 07:18 AM.

  6. #6
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    'Đại sứ Du lịch không cần bằng đại học'

    Phải chi TT 3Dũng ra công văn tưởng thưởng ô. T́nh này th́ nhu cầu bằng dỏm sẽ biến mất, con em chúng ta bớt khổ và các cơ quan công quyền sẽ “lộng lẫy”.



    “...theo ông T́nh (Nguyễn Văn T́nh - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế) quy chế không yêu cầu Đại sứ Du lịch (cô Lư Nhă Kỳ) là phải tốt nghiệp đại học nên không cần tŕnh ra”


    Diễn viên Lư Nhă Kỳ

    http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2011...-bang-dai-hoc/

  7. #7
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Trường đại học được... lập đại, con em ghi tên .... học đại

    Đọc bài báo dưới đây về số lượng trường ĐH, tôi phải ph́ cười khi đọc đến ư kiến của bà Nguyễn thị B́nh. Bà B́nh nay đă “disconnected” hoàn toàn với quần chúng và không c̣n ăn khớp với chính sách mỵ dân của 3Dũng.

    1- Từ năm 1998 đến 2009 đă có 304 trường ĐH, CĐ được thành lập. Trong đó có tới 230 trường được nâng cấp. Vấn đề là Bộ GD-ĐT chỉ quản lư 14,4% trường ĐH, CĐ, phần c̣n lại là do những Bộ, ngành, UBND... Đột phá cái này là sẽ có nhiều lôi thôi.

    2- Số trường nhiều như vậy không phải tự nhiên mà để đáp ứng sở thích của dân ta. Ai ai cũng muốn con ḿnh học, mà đă học th́ sao không ghi tên vào đại học, cũng từng đó tiền. Năm 2010, số lượng con em ghi học chương tŕnh trung cấp nghề (TCCN) là 700.000 trong khi đó 2 triệu sinh viên ghi học vào ĐH. Bà B́nh dám đi ngược nguyện vọng người dân ?

    3- Với số tiến sĩ, phó tiến sĩ cho ra mỗi năm, nước ta vẫn c̣n thiếu giáo viên. Có ǵ trục trặc trong chương trỉnh đào tạo bằng cấp ?





    Ư kiến: Đột phá từ khâu quản lư“Nói về giáo dục ĐH, người ta không thể cắt nghĩa nổi sự gia tăng ồ ạt về số lượng các trường trong mấy năm qua, trong khi các trường hiện có vẫn thiếu GV có tŕnh độ trên ĐH. Vậy th́ làm ǵ có chất lượng đào tạo ở giáo dục ĐH? Chúng ta chủ trương, đổi mới căn bản và toàn diện th́ khâu đột phá là khâu đổi mới quản lư giáo dục”.
    Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20...ganh-nghe.aspx

  8. #8
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Hiểm họa từ “trường không ra trường”

    Cán bộ quản lư trường học, công sở th́ nhiều vô kể nhưng có một tên nào được giao trách nhiệm xem xét t́nh trạng an toàn, vệ sinh không? Không nói ǵ hơn, các giáo viên cũng vô tư biến sân chơi con em thành chỗ để xe.



    "Vụ cháy xảy ra tại trường Mầm non tư thục Hoa Mai (118 - 120 Hải Thượng Lăn Ông, Q.5, TP.HCM) gióng lên tiếng chuông cảnh báo về nguy cơ chết người từ những trường học tạm bợ, tồn tại trên hạ tầng sai công năng.

    Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ṭa nhà làm trường Mầm non Hoa Mai được xây dựng trước năm 1975, là xưởng sản xuất ḿ ăn liền. Sau năm 1975, nó tiếp tục được giao cho một công ty sản xuất ḿ ăn liền làm xưởng. Đến khoảng năm 2000, ṭa nhà được thuê làm trường học nhưng không cải tạo ǵ nhiều, nên có rất nhiều sai phạm về PCCC.
    Ṭa nhà có 5 lầu, băi giữ xe này nằm ở tầng trệt, c̣n phía trên là lầu 1 gồm 300 học sinh (HS) trường mầm non và 4 hộ dân đang sinh sống. Ở lầu 2, 3, 4 có 300 HS của trường THPT dân lập Thăng Long (114 - 116 Hải Thượng Lăn Ông)... Trong ṭa nhà thường xuyên có hàng trăm người như vậy, nhưng chỉ có một cầu thang bộ lên xuống!"



    Xe gắn máy được dựng san sát nhau trong diện tích quá chật chội của ṭa nhà có hàng trăm học sinh - ảnh: Trần Duy


  9. #9
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Nhiều khi tôi có cảm nghĩ rằng có lẽ không ai ở VN có bằng cấp tiến sĩ thật sự từ nước ngoài cả.

    Tôi nghĩ trường nào có phẩm chất tốt cũng có tiêu chuẩn nào đó để tuyển SV chứ không phải chỉ nhắm vào tiền học phí của SV. Lư do chính v́ các trường học muốn người đi học có đủ tŕnh độ để thu thập được kiến thức của chương tŕnh học đă được soạn ra.

    Ở VN thường dùng từ "gưỉ cán bộ đi ra nước ngoài học sau đại học" làm tôi có cảm tưởng họ nghĩ là cứ bỏ tiền ra đóng tiền học cho cán bộ là các trường sẽ nhận nhập học ngay. Điều này chỉ đúng cho các trường lèo mà thôi (diploma mills). Ở Mỹ ngay cả một trường community colleges cũng đ̣i TOEFL ở một số điểm dễ dăi nào đó, c̣n không đủ điểm th́ học có những lớp ESL để học viên học song hành trong thời gian học những lớp thuộc ngành chuyên môn nào đó.

    C̣n học sau đại học (graduate) ngoài chuyện đ̣i TOEFL ở số điểm tối thiểu 550 điểm ra họ c̣n bắt phải thi GRE hoặc những cái test của những ngành chuyên môn như GMAT, LSAT, MCAT, ...

    Đó là chuyện về đại học ở nước Mỹ, các nước mà có chủ trương giáo dục nghiêm túc tôi nghĩ cũng có cách tuyển chọn như vậy, chứ không phải chỉ có tiền là được nhập học.

    Tôi mới đọc báo VN thấy có một anh TS không biết lấy bằng tiến sĩ ở đâu, nhưng đă khai rằng đă tu nghiệp ở Mỹ hai năm ở trường công nghệ Puget Sound. Tôi ṭ ṃ t́m ở trong internet th́ ở thành phố Puget Sound thuộc bang Washington th́ thấy có một trường lèo này mà thôi:


    http://www.educationdepartment.org/info/236319

    Có lẽ bây giờ nhiều người ở VN đua nhau kiếm bằng TS lèo ở Mỹ để hù thiên hạ và hợp thức hoá để lên chức, hợp thức hoá để nhà nước hănh diện lănh đạo cao cấp VN đều có tŕnh độ tiến sĩ.
    Last edited by Trungthuc5; 23-10-2011 at 07:22 PM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    21-10-2011
    Posts
    1,103
    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    Nhiều khi tôi có cảm nghĩ rằng có lẽ không ai ở VN có bằng cấp tiến sĩ thật sự từ nước ngoài cả.
    Sự thật rơ ràng rồi chứ khỏi cần "có cảm nghĩ rằng" nữa bác ơi.

    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    Tôi nghĩ trường nào có phẩm chất tốt cũng có tiêu chuẩn nào đó để tuyển SV chứ không phải chỉ nhắm vào tiền học phí của SV. Lư do chính v́ các trường học muốn người đi học có đủ tŕnh độ để thu thập được kiến thức của chương tŕnh học đă được soạn ra.
    Tiếc rằng ở Việt Nam bây giờ th́ trường đang nhắm đến việc nhận càng nhiều sinh viên càng tốt đấy bác ạ. Họ chẳng quan tâm khả năng tiếp thu của sinh viên ra sao, cứ nhận sinh viên vào là có tiền mà. Khi bị chất vấn th́ họ trâng tráo nói rằng "làm thế để tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội được tiếp cận giáo dục đại học". Rất trơ trẽn.

    Một trong những lư do họ đưa ra để tuyển sinh số lượng lớn nghe rất ngô nghê. Số là theo quy định hiện nay của Việt Cộng th́ số lượng tuyển sinh của một trường dựa vào:

    - Cơ sở vật chất, nói nôm na là số lượng pḥng học (họ không quan tâm đến thư viện, sân thể thao, công viên trong trường).

    - Số lượng giảng viên đại học, có lưu tâm đến học vị tiến sỹ, thạc sỹ.

    - Nhu cầu xă hội (thứ yếu mà thôi, giải tŕnh với Bộ Giáo Dục Việt Cộng về định lượng nhu cầu này cũng dễ thôi, chỉ có tiền là được tất).

    Do đó, bọn chúng tha hồ tuyển sinh chương tŕnh đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân đại học, ...... Cứ mỗi năm là "ra ḷ" vài ngh́n tiến sỹ, vài chục ngh́n thạc sỹ (thời gian học khoảng 2 năm). Rồi lại dùng số tiến sỹ, thạc sỹ mới này đào tạo các lớp tiến sỹ, thạc sỹ sau nữa. Mà nó tăng với cấp độ số nhân mới khiếp chứ, v́ tính ra trung b́nh 1 tiến sỹ được phép hướng dẫn luận văn 1-2 nghiên cứu sinh tiến sỹ và 2-3 sinh viên bậc thạc sỹ.

    Bởi thế mà số lượng tiến sỹ, thạc sỹ trong thời gian tới sẽ như nấm sau mưa. Chất lượng thế nào th́ biết rồi.

    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    Ở VN thường dùng từ "gưỉ cán bộ đi ra nước ngoài học sau đại học" làm tôi có cảm tưởng họ nghĩ là cứ bỏ tiền ra đóng tiền học cho cán bộ là các trường sẽ nhận nhập học ngay. Điều này chỉ đúng cho các trường lèo mà thôi (diploma mills). Ở Mỹ ngay cả một trường community colleges cũng đ̣i TOEFL ở một số điểm dễ dăi nào đó, c̣n không đủ điểm th́ học có những lớp ESL để học viên học song hành trong thời gian học những lớp thuộc ngành chuyên môn nào đó.
    Có một thông tin ít nguời biết là trong 3 năm vừa qua Việt Cộng đă gửi gần 4,000 nhân viên của bộ máy Đảng và Nhà nước Việt Cộng theo chương tŕnh 141 (hay 131?) của Trung Ương Đảng sang du học tại Trung Cộng. Đặc điểm để tuyển chọn là dưới 38 tuổi, là Đảng viên Việt Cộng (dĩ nhiên). Sau đấy, khi sang Trung Cộng, những nhân viên này sẽ học tiếng Trung Cộng trong khoảng 1 năm, sau đấy học chuyên môn hoàn toàn bằng tiếng Trung Cộng. Tất cả các tỉnh thành đều có nhân viên đi sang Trung Cộng, số lượng nhiều ít tuỳ theo tỉnh đấy lớn hay nhỏ, dân nhiều hay ít.

    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    C̣n học sau đại học (graduate) ngoài chuyện đ̣i TOEFL ở số điểm tối thiểu 550 điểm ra họ c̣n bắt phải thi GRE hoặc những cái test của những ngành chuyên môn như GMAT, LSAT, MCAT, ...
    Một số trường đại học tại Việt Nam có "chương tŕnh du học thạc sỹ tại chỗ" dạy bằng tiếng Anh cho sinh viên; có trợ giảng bởi người Việt (cũng dùng tiếng Anh trong lớp, không dùng tiếng Việt, nhưng có lẽ người Việt nói tiếng Anh với người Việt dễ hiểu hơn chăng ?).

    Nhiều trường không kiểm tra khả năng ngoại ngữ của học viên, chỉ nộp Bằng B (hoặc C) Anh ngữ mà thôi (các bằng này th́ chỉ cần bỏ ra 400 -500 ngh́n tiền Hồ sẽ có ngay). Tôi liệt kê tiêu biểu vài trường thuộc loại này để các bác chiêm ngưỡng:

    - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

    - Đại học Vinh.

    - Đại học Đà Nẵng.

    - Đại học B́nh Dương.
    -----------------------

    Mong rằng sau khi Việt Cộng sụp đổ, bác Trungthuc5 sẽ đứng đầu Ban Sát Hạch Bằng Cấp để loại bỏ lũ ngu dốt nhưng bằng cấp đầy người thế này.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 11
    Last Post: 09-10-2011, 03:10 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 17-09-2011, 09:37 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 11-09-2011, 03:05 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 06-12-2010, 10:22 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •