Results 1 to 3 of 3

Thread: Tổ chức Bảo vệ các nhà báo 'quan ngại về tự do ngôn luận ở Việt Nam'

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tổ chức Bảo vệ các nhà báo 'quan ngại về tự do ngôn luận ở Việt Nam'

    Cập nhật: thứ tư, 5 tháng 10, 2011

    Tổ chức Bảo vệ các nhà báo (CPJ), trụ sở ở New York, mới ra thông cáo bày tỏ quan ngại về điều mà họ gọi là 'đợt trấn áp tự do ngôn luận' mới đây ở Việt Nam.

    CPJ cũng kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các nhà báo và cây viết đang bị giam cầm ở trong nước.




    Cây viết Công giáo Paulus Lê Sơn bị bắt hồi tháng Tám

    Theo tổ chức này, trong chỉ sáu tháng qua đã có ít nhất chín cây viết, chủ yếu trên mạng internet, bị bỏ tù ở Việt Nam. Vào cuối năm 2010, con số này chỉ là năm người.

    Ông Bob Dietz, giám đốc chương trình châu Á của CPJ, nói:"Với các vụ bắt giữ mới rồi, Việt Nam nay đã thuộc vào hạng các quốc gia cầm tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới".

    "Tình trạng trấn áp đang diễn ra cho thấy sự khiếp sợ kéo dài của chính phủ Cộng sản về một nền báo chí độc lập có thể theo dõi sát các hoạt động, các chính sách và các nhân vật trong chính phủ."

    Theo ông Dietz, các tội danh liên quan an ninh quốc gia mà nhà nước Việt Nam sử dụng để bỏ tù các nhà báo "đều là lý do giả tạo".

    Thông cáo của CPJ liệt kê các trường hợp, như ông Lư Văn Bảy, một cây viết trên mạng internet với bút danh Trần Bảo Việt, bị bắt hôm 26/03 năm nay. Ông bị tịch thu máy tính và nhiều tài liệu.

    Hôm 22/08, ông bị tòa án tỉnh Kiên Giang xử 4 năm tù giam và 3 năm quản chế vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

    Cáo trạng của tòa nhắc tới 10 bài báo mà ông Bảy đã viết và gửi đăng trên các website hải ngoại, như Đàn Chim Việt, Đối thoại và Tổ quốc, vốn mang tính chỉ trích đối với chính phủ Việt Nam.

    Trong thời gian gần đây, một số cây viết và blogger khác như Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Ḥa, Đặng Xuân Diệu, và Nguyễn Văn Duyệt, cũng đã bị bắt với cáo buộc lật đổ theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

    Những người này đều theo Công giáo, và theo CPJ hay có các bài viết đưa ra các thông tin vốn bị cấm đoán ở trong nước.

    Tổ chức bảo vệ nhà báo nói các vụ nói trên cho thấy cuộc trấn áp bất đồng chính kiến vẫn còn đang tiếp diễn ở Việt Nam, sau khi hàng chục nhà hoạt động xã hội và chính trị đã bị bắt.

    CPJ nhận định: "Đợt trấn áp này tiếp theo sau một quyết định hồi tháng Hai cho phép chính quyền được thêm quyền hành trong việc xử lý các phóng viên và biên tập về các vấn đề bị cho là nhạy cảm về an ninh quốc gia".

    Chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng về thông cáo mới nhất này của CPJ.


    BBC

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhắc lại vụ Paulus Lê Sơn

    Một loạt người Công giáo trẻ có gốc từ thành phố Vinh bị bắt trong khi những nhà hoạt động cáo buộc vụ này thể hiện "giai đoạn đàn áp mới của chính quyền vừa mới nhậm chức".

    Một thông cáo của luật sư Lê Quốc Quân từ Hà Nội cho biết bảy người Công giáo bị bắt lần lượt trong mấy ngày cuối tháng Bảy và đầu tháng Tám.

    Tên những người này là Paulus Lê Sơn, Phêrô Hồ Đức Ḥa, Phanxicô Xavie Đặng Xuân Diệu, Gioan B. Nguyễn Văn Oai, Phêrô Trần Hữu Đức, Antôn Đậu Văn Dương, Phanxicô Đặng Xuân Tương.

    Ông Paulus Lê Sơn, một blogger. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới ở Paris ngày 4/08 ra thông cáo về vụ bắt giữ ông.

    Tổ chức bảo vệ các nhà báo này nói công an bắt ông ở ngoài nhà của ông ở Hà Nội, và gọi đây là "vụ bắt cóc của công an".

    Phóng Viên Không Biên Giới chỉ trích: "Chính phủ rơ ràng không c̣n thèm che giấu chính sách đàn áp."

    "Chính quyền nay tự cho phép ḿnh có sự nặng tay kiểu Trung Quốc, và giới bất đồng chính kiến không chỉ có nguy cơ bị bắt hay kiểm duyệt, mà c̣n có thể bị bắt cóc trước mắt người dân trên đường phố."

    Theo tổ chức này, hiện có 13 công dân mạng và ba nhà báo bị bắt giam ở Việt Nam, và rằng t́nh h́nh cho nhà báo và blogger "ngày càng trở nên khó khăn".

    BBC

  3. #3
    Member
    Join Date
    26-09-2011
    Posts
    49

    Thế này th́ có cần phải “quan ngại” không?

    Thưa các Tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Mỹ!
    “Phong trào "Chiếm phố Wall" đă lan rộng khắp nước Mỹ. Trong vài tuần qua, những người biểu t́nh đă đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có cả sự thô bạo của cảnh sát, sự yếu kém của các công đoàn cũng như nền kinh tế Mỹ, các cuộc chiến của Mỹ, t́nh trạng môi trường, t́nh trạng của nước Mỹ và của thế giới nói chung. Khoảng 100 người biểu t́nh bị bắt vào hôm 24/9, trước khi khoảng 700 người khác cũng bị cảnh sát bắt giữ hôm 1/10 với cáo buộc rằng họ có hành vi gây mất trật tự”.
    Câu hỏi đặt ra là : Các Tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Mỹ có cần “quan ngại” về những vấn đề này đang diễn ra ở chính nước họ không?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đặc điểm trong ngôn ngữ Việt Nam
    By Nhân Dân Tự Vệ in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 18-10-2011, 08:30 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 17-12-2010, 07:23 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •