Results 1 to 3 of 3

Thread: LS Đài: VN cần luật biểu t́nh để bảo vệ quyền cơ bản của người dân

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    LS Đài: VN cần luật biểu t́nh để bảo vệ quyền cơ bản của người dân

    Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đă ra lệnh cho Bộ Công An soạn thảo Luật Biểu t́nh trong lúc giới hữu trách Hà Nội tiếp tục bị nhiều người chỉ trích về việc ngăn chận, sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm những người biểu t́nh chống Trung Quốc. Ban Việt Ngữ đài VOA đă tiếp xúc với Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, để t́m hiểu thêm về diễn tiến quan trọng này. Mời quí vị theo dơi một số chi tiết qua cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.



    Người biểu t́nh chống Trung Quốc xuống đường tại Hà Nội, ngày 14/8/2011


    .VOA: Thưa luật sư, theo chỗ chúng tôi được biết, cách nay khoảng 2 tuần, vào ngày 17 tháng 9, ông đă phổ biến một lời kêu gọi, để hô hào dân chúng xuống đường biểu t́nh chống Trung Quốc nhằm bày tỏ ḷng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lănh hải của quốc gia. Xin ông vui ḷng cho biết ư kiến trước việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định giao cho Bộ Công An soạn thảo Luật Biểu t́nh. Ông có nghĩ rằng đây là một diễn tiến tích cực hay không?

    LS Nguyễn Văn Đài: Việt Nam đă giành được độc lập hơn 60 năm, và ngay từ năm 1946 đă có bản Hiến pháp đầu tiên. Nhưng ở đây tôi chỉ lấy mốc là Hiến pháp năm 1980, là bản Hiến pháp cho một nước Việt Nam thống nhất và quyền biểu t́nh được qui định tại Điều 69 Hiến pháp.

    Và theo qui định của Hiến pháp và tại Khoản 2 Điều 11 luật ban hành các văn bản qui phạm pháp luật th́ Quốc hội có trách nhiệm ban hành luật để qui định những vấn đề cơ bản thuộc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

    Nhưng tới nay là hơn 30 năm những vẫn chưa có luật biểu t́nh

    . Tôi c̣n nhớ cách đây khoảng 6-7 năm, lúc đó ông Nguyễn Công Tạn c̣n là phó Thủ tướng, sau một chuyến đi khảo sát về t́nh h́nh khiếu kiện của người dân ở các tỉnh phía nam trở về, ông có phát biểu là đă đến lúc phải có luật biểu t́nh, và ông sẽ đề nghị Quốc hội sớm ban hành luật biểu t́nh. Sau đó ông không c̣n giữ chức phó Thủ tướng nữa và cũng không có vị quan chức nào nhắc đến luật biểu t́nh.

    Từ đầu tháng 6 vừa qua, khi có hàng ngàn lượt người dân ở cả Hà Nội và Sài g̣n tiến hành các cuộc biểu t́nh phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền lănh hải quốc gia của Việt Nam. Khi đó chính quyền áp dụng một văn bản pháp luật vi Hiến là Nghị định 38 năm 2005 để trấn áp và bắt giữ người biểu t́nh.

    Tiếp đó ngày 18-8 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà nội lại ra thông báo để cấm biểu t́nh. Cả hai văn bản trên đều bị các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là giới trí thức phản đối mạnh mẽ v́ tính chất vi Hiến của chúng.

    Ngày nay các tầng lớp nhân dân không c̣n ngây thơ để chính quyền tùy ư áp dụng các văn bản vi Hiến để xâm phạm các quyền con người của ḿnh nữa. Do vậy cực chẳng đă Thủ tướng Dũng đă yêu cầu Bộ Công an soạn thảo luật biểu t́nh.

    Vấn đề ở đây là tại sao ông Dũng không giao cho Bộ Tư pháp hay một Bộ nào khác soạn thảo luật biểu t́nh mà lại giao cho Bộ Công an.

    Tất cả chúng ta đều thấy rơ là Bộ công an là cơ quan ra lệnh cũng như thực hiện mệnh lệnh trấn áp biểu t́nh khi cần thiết. Do vậy việc Bộ Công an đứng ra soạn thảo luật biểu t́nh sẽ không khách quan.

    Giờ đây, chúng ta chỉ c̣n trông đợi vào trách nhiệm và lương tâm của các vị đại biểu Quốc hội trước nhân dân khi họ sẽ tiến hành thảo luận và thông qua dự luật biểu t́nh.

    Chúng ta mong rằng những điều bất hợp lư và những điều vi Hiến ở trong dự luật biểu t́nh nhằm cản trở công dân thực thi quyền biểu t́nh sẽ bị loại bỏ trước nó trở thành luật.

    Thực tiễn trong những tháng vừa qua cho chúng ta thấy khi chưa có luật biểu t́nh, th́ nhân dân có quyền tự do thực hiên quyền biểu t́nh theo Hiến pháp khi nào họ muốn. Nhưng nếu có luật biểu t́nh trong khi các định chế căn bản của nền dân chủ thực sự chưa được thiết lập th́ có thể quyền biểu t́nh trong Hiến pháp sẽ bị hạn chế hoặc tước bỏ hoàn toàn.

    Thực tiễn là Điều 69 Hiến pháp qui định công dân có quyền tự do báo chí tức là quyền tự do làm báo chí tư nhân của công dân, nhưng luật báo chí đă tước đi quyền làm báo tư nhân của công dân Việt Nam.

    Do vậy tôi cho rằng việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Công an soạn thảo luật biểu t́nh chỉ là miễn cưỡng và có thể mục đích chính là để hạn chế quyền biểu t́nh chứ không phải là để tạo điều kiện thuận lợi cũng như hành lang pháp lư cho nhân dân thực hiện quyền biểu t́nh. Tôi đánh giá đó không phải là một diễn tiến tích cực.


    VOA: Theo ông, Luật Biểu t́nh cần thỏa măn những điều kiện nào để có thể thể hiện được tinh thần của những qui định về các quyền tự do cơ bản của người dân trong Hiến pháp hiện hành ở Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đă kư kết?


    LS Nguyễn Văn Đài: Quyền biểu t́nh là quyền con người về chính trị và là công cụ pháp lư của nhân dân để thực hiện quyền lực của ḿnh, nên quyền biểu t́nh không thể bị tùy tiện hạn chế hay tước đoạt trong điều kiện b́nh thường.

    Do vậy luật biểu t́nh phải qui định thật rơ ràng chỉ trong trường hợp đặc biệt như đất nước bị thiên tai, dịch bệnh nghiêm trọng hay đang có chiến tranh lúc đó quyền biểu t́nh mới bị hạn chế, và chỉ được hạn chế trong một thời gian nhất định.

    Ngoài lư do hạn chế quyền biểu t́nh do thiên tai, dịch bệnh và chiến tranh th́ bất cứ khi nào người dân có nhu cầu thực hiện quyền biểu t́nh th́ chính quyền phải cấp giấy phép cho người dân. Một nguyên tắc quan trọng nữa là phải có những biện pháp đảm bảo rằng những tổ chức, cá nhân đứng ra đại diện cho người dân xin phép biểu t́nh sẽ không bị sách nhiễu, trả thù.

    Việc người dân thực thi quyền biểu t́nh và hành vi gây rối trật tự nơi công cộng là khác nhau hoàn toàn về bản chất. Nhưng về h́nh thức bên ngoài đôi khi có thể gây nhầm lẫn, do đó trong luật phải định nghĩa rơ thế nào là một cuộc biểu t́nh ôn ḥa, bất bạo động và đúng luật.

    Những hành vi cụ thể nào sẽ bị cấm trong khi biểu t́nh. Luật qui định thủ tục đăng kư biểu t́nh phải thật đơn giản. Khi nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy biên nhận cho cá nhân hay tổ chức đăng kư. Trên giấy biên nhận phải nêu rơ thời gian trả lời việc đăng kư biểu t́nh của người dân và nếu quá thời gian luật định mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép biểu t́nh không trả lời th́ tức là họ đă mặc nhiên chấp nhận việc biểu t́nh của người dân và người dân cứ việc thực hiện quyền biểu t́nh của ḿnh.

    Luật phải qui định những hành vi sách nhiễu, cản trở người dân thực hiện quyền biểu t́nh sẽ bị nghiêm trị. Đó là những vấn đề quan trọng mà tôi thấy cần phải có trong luật biểu t́nh.

    Từ nay cho đến khi dự luật biểu t́nh được đưa ra thảo luận và thông qua tại Quốc hội c̣n rất dài, và v́ vậy tôi mong rằng mọi tầng lớp nhân, mà đặc biệt là giới luật gia, luật sư, những người làm công tác nghiên cứu pháp luật hăy tích cực tham gia trên các diễn đàn khác nhau nhằm đóng góp ư kiến cho việc sọan thảo dự luật biểu t́nh.

    Qua đó chúng ta mong rằng cơ quan soạn thảo luật biểu t́nh sẽ có cái nh́n khách quan hơn và tôn trọng quyền biểu t́nh của nhân dân khi họ tiến hành luật hóa quyền biểu t́nh. Đồng thời các vị đại biểu Quốc hội cũng có những kênh thông tin khác nhau để lắng ư kiến của người dân về dự luật biểu t́nh. Và ư kiến của nhân dân sẽ được họ đưa ra khi thảo luận về dự luật biểu t́nh tại Quốc hội.

    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VOA: Một số người lâu nay vẫn than phiền rằng "Việt Nam có một rừng luật, nhưng chuyên áp dụng luật rừng". Ông nghĩ sao về nhận định này?

    LS Nguyễn Văn Đài: Cố luật sư, tiến sĩ luật Ngô Bá Thành đă phát biểu câu này từ rất lâu rồi, từ khi bà c̣n là đại biểu quốc hội, là phó chủ nhiệm ủy ban pháp luật của quốc hội, và câu này cũng đă được rất nhiều các luật sư, trí thức và các chính trị gia nhắc lại nhiều lần trên nhiều diễn đàn khác nhau.

    nó cũng đă trở thành câu cửa miệng của người dân mỗi khi họ thấy những hành xử bất công của chính quyền đối với người dân. Và chúng ta nh́n thấy rất rơ ràng trên thực tế khi chính quyền chiếm đoạt quyền sử dụng đất đai của người dân, bắt giữ người biểu t́nh trái pháp luật, nhân viên công lực vô cớ đánh chết người dân vô tội…

    Trong một chế độ xă hội dân chủ, khi mà cả người dân và chính quyền đều tôn trọng và đề cao sự thượng tôn của pháp luật, th́ mỗi bộ luật có liên quan đến các quyền con người được làm ra chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền con người, tạo ra hành lang pháp lư và các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tự bảo vệ cũng như thực thi các quyền con người của họ. Lúc đó chỉ cần có luật là đủ, cả người dân và chính quyền đều phải tuân thủ pháp luật.

    Nhưng trong một chế độ chính trị độc đảng không c̣n phù hợp hiện nay ở Việt Nam, th́ mọi bộ luật được làm ra đều nhằm mục đích bảo vệ và duy tŕ sự tồn tại cho thể chế chính trị hiện thời. Nó không nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như hành lang pháp lư để người dân thực hiện các quyền con người của họ.

    Cho nên chỉ ban hành luật biểu t́nh không là chưa đủ, mà c̣n rất nhiều luật khác liên quan đến các quyền con người về chính trị như quyền hội họp, quyền thông tin, quyền lập hội, lập đảng.

    Cùng với việc ban hành các luật nói trên th́ phải tiến hành dân chủ hóa đất nước nhằm tạo cho tất cả mọi người dân đều thực sự b́nh đẳng ngang nhau về các quyền chính trị. Đó là sửa đổi Hiến pháp một cách toàn diện, và bản Hiến pháp sửa đổi phải được thông qua trưng cầu dân ư.

    Sau đó sửa đổi luật bầu cử và tiến hành bầu cử tự do có sự giám sát của cộng đồng quốc tế.

    Quan điểm của tôi là luật hóa các quyền con người phải gắn liền với một chế độ xă hội dân chủ th́ nó mới hoàn thiện và đảm bảo các quyền con người sẽ được tôn trọng và thực thi trong thực tế.





    Biểu t́nh chống Trung Cong tại Hà Nội, ngày 19/6/2011



    VOA: Cám ơn Luật sư đă dành cho VOA cuộc phỏng vấn này.

    VOA

  3. #3
    Member
    Join Date
    15-11-2010
    Posts
    39

    Đốt xe trước cửa siêu thị ở Vũng Tàu

    Đốt xe trước cửa siêu thị ở Vũng Tàu

    Vụ đốt xe xảy ra hôm 04/10

    Một người đàn ông đã phóng hỏa đốt cháy xe máy của mình và ngọn lửa bùng ra làm cháy hai chiếc taxi đậu gần đó vào chiều ngày 04/10.

    Công an đã bắt giữ người được nói có tên Nguyễn Anh Vũ, 39 tuổi, trong vụ đốt xe xảy ra ngay trước cửa siêu thị Coop Mart trên đường Nguyễn Thái Học, thành phố Vũng Tàu.

    Nhiều đoạn băng video được tung lên trên mạng internet, cho thấy cảnh tượng đám cháy và những người hiếu kỳ vây quanh chứng kiến ông Vũ bị công an đè xuống đất để khống chế.

    Trên một clip, người ta nghe thấy ông la hét: "Đừng có bán nước, bán nước rồi… Đưa lên mạng, thế giới càng biết càng tốt, tôi không bị điên, không bị khùng, nhưng đưa vô trỏng mấy người sẽ đầu độc, sẽ giết tôi, tôi chỉ cần chính quyền xử lưu động tôi."

    Hiện chưa rõ ông đã được trả tự do hay chưa, cũng như động cơ của việc đốt xe là gì.

    Truyền thông trong nước khi đưa tin về vụ việc nói ông Nguyễn Anh Vũ (trú tại đường Huyền Trân Công Chúa, phường 8, Vũng Tàu) "bị bệnh tâm thần nhưng sau đó có thuyên giảm", hiện đang thất nghiệp nên "suốt ngày ở nhà xem TV".
    'Bán nước rồi'

    Được biết chiều thứ Ba 04/10, ông Nguyễn Anh Vũ đã đi xe gắn máy, đèo một can xăng qua trước cửa siêu thị thì dừng lại.
    Xem Video:
    http://www.youtube.com/watch?v=D5EBVlQXdyU
    Báo VnExpress mô tả: "Bất ngờ, người này tưới xăng lên xe máy và châm lửa đốt".

    D5EBVlQXdyU
    "Người đàn ông tay cầm can xăng, miệng không ngừng la: Hủy diệt tất cả."

    Ngay bên cạnh chỗ xe máy bị đốt có hai chiếc xe taxi của hãng Vinasun lúc đó đang đậu chờ khách. Lửa bùng lên và lan ra thiêu rụi chiếc xe máy cũng như một phần của cả hai chiếc ô tô trong chốc lát.

    Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã điều xe cứu hỏa tới hiện trường để dập tắt lửa.

    Việc phóng hỏa đốt xe tại nơi công cộng đã từng xảy ra trong năm nay.

    Hồi tháng Tư, một thanh niên đã đi xe máy tới vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu, Hà Nội, tung băng rôn mang dòng chữ chống lệnh đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông rồi châm lửa đốt chiếc xe máy của mình.

    Được biết chiếc xe nhãn hiệu Wave này sản xuất tại Trung Quốc.

    Người thanh niên bị an ninh giải đi ngay sau đó, nhưng đoạn video quay vụ phản kháng ngắn gọn này đang được lưu truyền trên các trang mạng.

    BBC

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •