Results 1 to 4 of 4

Thread: Sài-G̣n, Quán Cà-Phê và Tuổi Lang Thang ... - Nguyễn Mạnh An Dân

  1. #1
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    53

    Sài-G̣n, Quán Cà-Phê và Tuổi Lang Thang ... - Nguyễn Mạnh An Dân

    Sài-G̣n, Quán Cà-Phê và Tuổi Lang Thang ...


    (h́nh trước 75)
    ................

    Bạn đă uống cà-phê nhiều, bạn biết mà, muốn phà một ly cà- phê tuyệt vời đâu có khó: Cà-phê Sẻ loăng nước nhưng đậm mùi thơm, cà- phê Mít đặc quánh mà vô vị, hăy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đă đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hă? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưởi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị Rhum, th́ Rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhỉ để làm ǵ à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Th́ để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hăy thử và tự cảm lấy. Bạn đ̣i phải có tách sứ, th́a bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đă đời, thú vị phải không? Th́ đó, bạn đă có đủ hết những ǵ bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đ̣i đi uống cà- phê tiệm, dị hợm không?

    Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà- phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà- phê, chúng ta c̣n ghiền “uống” con người cà- phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà- phê; “uống” câu chuyện quănh bàn cà- phê và nhiều thứ nữa. Vậy th́ mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài G̣n làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đă xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.

    Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài G̣n và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở ḿnh to tát; những cơn lốc kinh hồn; những bùng vỡ vượt mọi giới hạn; những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.

    Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đă nhân danh một cuộc cách mạng, nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lănh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lư, tái chỉnh lư; chính quyền quân nhân; chính quyền dân sự; Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung; Phong Trào Nhân Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng; Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường; Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác; người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông , theo với nó là các Snack Bar, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lư và đạo đức. Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đă trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lư thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến...

    Như vậy đó, Miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60; như vậy đó, tuổi trẻ Việt Nam lột xác: phải biết lớn ra, phải tự già đi trước tuổi của ḿnh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó đă thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không c̣n, cũng không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đă thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc ḿnh; những thảm kịch của thân phận ḿnh và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn ḥ để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật ḷng; có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.

    Những ngày mới vào Thủ Đô, tôi ở Đại học xá Minh Mạng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài G̣n lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên tôi đă dè dặc khi đi lại và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú” bạn bè mớm cho: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đ́nh Phùng đi lên và mườn tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng. Hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Dĩ nhiên nếu tính từ Đại học xá, Phan Thanh Gian được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngả Bảy đến Ngả Sáu Chợ Lớn và Phan Đ́nh Phùng phải cộng thêm khúc Lư Thái Tổ rẽơ phải đến Ngả Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngả Sáu.

    Về sau, khi đă khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chợ Bến Thành, rẽ trái lên Ḥa Hưng, Bảy Hiền; từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngả Tư Phú Nhận; cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa. Cứ như thế, cái xe Gobel hai số cọc cạch, nổ bành bạch như máy xay lúa, trung thành như một người bạn thân thiết tha tôi đi khắp Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định.

    Những ngày này tôi là khách thường trực của quán Cà-phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại ḥm Tobia; nơi đây có một căn pḥng hẹp vừa đặc quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần c̣n lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nh́n rơ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

    Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. H́nh như với ông, bán cà- phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà- phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hảnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà- phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy th́ đừng táy máy đụng vào làm hư cà- phê của tôi. Cà- phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng ǵ cả, bạn sẽ có cà- phê ngon để uống mà. Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà- phê như vậy mới là cà- phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà- phê bưng tới là tự lo liệu cho ḿnh đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào c̣n ǵ là Thu Hương! Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy c̣n ǵ là Thu Hương! Ống klhuấy cốp cốp kiểu đó cà- phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi! “Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà- phê ngon. Mà cà- phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm.

    Trong lănh vực kinh doanh quán cà- phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà- phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đă chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đă thành công.

    Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên; từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại; từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Vơ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà. Cũng có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa”lắm, “ông” nào “bà”ø nào cũng tha tập cours quằn tay, cọng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện; Cho Cây Rừng C̣n Xanh La”ù của Nguyễn Ngọc Lan; Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh và vân vân...

    Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác; tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà- phê. Thu Hương nổi tiếng như vậy; ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ! Lại c̣n phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, ŕ rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian. Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó th́ không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!

    Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh, coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ. Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo. Hồi sinh viên LKSN té lầu chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát, thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm. Người với người, chả lẻ không c̣n cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu; anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù. Đến lúc này anh đă có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.

    Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết cà-phê Hồng ở đâu không? Th́ đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi v́ tôi biết có thể bạn không để ư. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bản hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa ḥe, đèn treo hoa kết ǵ cả. Từ ngoài nh́n vào, quán như mọi ngôi nhà b́nh thường khác, với một cái cữa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ h́nh hai thiếu nữ đội nón lá; một b́nh hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lăng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.

    Cà- Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có ǵ đáng nói ngoài cái vẻ xuề x̣a, b́nh dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân t́nh và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cở “đại bác đêm đêm...” hay “đàn ḅ vào thành phố...” đă trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong ḷng mỗi người. Cà- phê Hồng đă tận dụng tối đa, nói rơ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán - những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút - đă vừa uống cà phê vừa uống cái ră rời trong giọng hát của Khánh Ly.

    Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận; ở đây c̣n có thể đọc về những điều đó. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do t́nh thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà-phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Tŕnh Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.

    Hồi Nguyễn Đăng Trừng chuẩn bị ứng cử vào Tổng Hội Sinh Viên, ban tham mưu của anh ta thường gặp nhau ở cà-phê Hồng và khi Trừng thành chủ tịch, Đặng Tấn Tới phụ trách tờ Nội San Sinh Viên, mặc dù lúc đó đă có trụ sở ở số 4 Duy Tân, rất nhiều anh em cũng vẫn thường kéo nhau đến cà-phê Hồng. Những ai hồi đó nhỉ? Đông lắm và vui lắm; vui và có ư nghĩa v́ dường như tất cả đều muốn làm một điều ǵ. Tôi nói dường như bỡi v́, nhiều năm sau thực tế đă chứng minh là không phải chỉ có những người đến với phong trào sinh viên v́ nhiệt huyết và lư tưởng, muốn một miền Nam tốt hơn, muốn bảo vệ hữu hiệu và xây dựng đất nước hoàn hảo hơn mà c̣n một số khác, dù không nhiều, đến với chủ tâm lợi dụng, coi phong trào như một cơ hội để phục vụ cho những ư đồ đen tối mà họ đang theo đuổi.

    Say này, khi đă đắc thời, người côïng sản vẫn thường hảnh diện nhắc đến phong trào sinh viên, coi đó như là sản phẩm của họ. Ai cũng biết là không phải như vậy. Thật tội nghiệp cho những người cứ phải giả vờ như không biết; cứ phải ra rả như cái máy lặp đi lặp lại những điều mà chính họ cũng biết là không có thật.

    Tôi đă đi quá xa rồi phải không? Xin lỗi, cho tôi được mượn cơ hội này để nói về tuổi trẻ của chúng ta một chút, tôi đang trở lại với cà-phê Hồng đây. Hồng là ai? Tôi không biết, quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu ǵ đó, Nói thật ḷng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành ǵ nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xan ḷng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và đều ít nói, ít cười; cái kiểu ít nói ít cười làm chết người ta. C̣n cái dáng đi nữa, bạn c̣n nhớ không? Làm ơn nhắc giùm để tôi tả cho chính xác đi, khó quá. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những lời hát khó giải thích nhưng dễ cảm nhận như “vết lăn, vết lăn trầm” hay “vết chim di” ǵ đó có lẽ có thể mượn để h́nh dung ra dáng đi của mấy cô chủ cà-phê Hồng; nó nhẹ lắm, êm ái thước tha lắm và cũng lặng lờ khép kín lắm. Chính cái vẻ lặng lờ vừa như nhu lệ thẹn thùng, vừa như kênh kiệu kêu sa, vừa lăng đăng liêu trai đó đă làm khổ nhiều trái tim trai trẻ lắm, rất nhiều.

    Giữa những năm 80, sau nhiều năm bầm dập ở nhiều trại giam khác nhau, tôi về lại Sài G̣n và có nhiều lần đi qua đi lại ở đường Pasteur. Cà-phê Hồng không c̣n, dăy phố nhỏ buồn thiu, im ĺm và trống vắng như nét ảm đạm chung của toàn thành phố một thời rộn ră của chúng ta. Đối diện nơi quán cũ, gần cuối bờ thành viện Pasteur là một băi rác khổng lồ, ruồi nhặn đen gật và mùi hôi thối nồng nặc, trùm tỏa; ở đó, hàng trăm ông lăo bà cụ; hàng trăm trẻ em trai gái tranh nhau giành giật, đào móc từng chút sắt vụn, từng mảnh nhỏ nylon. Tôi đă thường đứng lại rất lâu, nh́n cảnh năo ḷng này và tự hỏi: Những người đă có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Anh em ta có bao giờ tự thấy là dường như ḿnh đă đắc tội, đă phụ ḷng, đă không làm hết, đă không cố gắng đủ để bảo vệ cho những ǵ cần bảo vệ, giữ ǵn hay không? Và những người bên kia, có bao giờ nghĩ lại và tự hỏi họ đă nổ lực để đạt đến điều ǵ? có xứng đáng cà cần thiết không? C̣n chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào? Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nổi tan tác chung của cả một dân tộc!

    Viện Đại Học Vạn Hạnh mở cữa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đă thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lư: Hào quang của phong trào Phật giáo đấu tranh từ nhiều năm dồn lại, cùng với những tên tuổi chính trị Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang, Hộ Giác...,những cổ thụ văn hóa Minh Châu, Măn Giác, Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tôn Thất Thiện...đă giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nh́n vừa như một cơ sở giáo dục khả tín vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ư thức và dấn thân nhất.

    Ở Sài G̣n, ngoài viện Đại Học Vạn Hạnh và các trường Bồ Đề, Tổng vụ Giáo Dục và Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo c̣n nhiều cơ sở trực thuộc khác như cư xá Quảng Đức ở đường Công Lư, trường Thanh Niên Phụng Sự Xă Hội ở chùa Ấn Quang..., nói chung là dân Vạn Hạnh có nhiều chỗ để lui tới, để “dụng vơ” lắm; tuy nhiên, dường như “tổng đàn” của Vạn Hạnh không nằm ở những nơi chốn “thâm nghiêm” này, nó đặt tại một tiện cà-phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó chéo về phía chợ Trương Minh Giảng.

    Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất v́ gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thước, có vẻ chữ nghĩa. Chừng đó là quá đủ, quá đạt để phe ta tụ lại: Các anh chị em thuộc khối Văn Thể Mỹ của thầy Phạm Thế Mỹ tấp vào nói chuyện văn nghệ; nhóm làm thơ trẻ Nguyễn Lương Vỵ, Vơ Chân Cửu -lúc đó đang lên và đang chiếm đều đặng nhiều cột thơ trên báo Khởi Hành - ngồi đồng từ sáng đến tối để...làm thơ; những “chuyên viên xuống đường trong sáng” chụm đầu lại để bàn kế hoạch; những “chuyên viên lợi dụng xuống đường” cũng chụm đầu lại để bàn quỷ kế và đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau ở Nắng Mới.

    Đại học Vạn Hạnh có một phân khoa mà bên Văn khoa không có: Phân khoa báo chí. Vạn hạnh c̣n có một lợi thế như là một sự ưu đăi đặc biệt v́ nhu cầu giáo dục là phân khoa sư phạm thi tuyển và được tăng một tuổi theo luật động viên. V́ lẽ đó anh em đến với Vạn Hạnh đông lắm; không khí ở Vạn Hạnh hào hứng và sôi nổi lắm. Mỗi lần có đợt tranh đấu, xuống đường, ngày Vạn Hạnh chạo rạo, đêm Quảng Đức không ngủ, sáng Nắng Mới không có chỗ ngồi. Vạn Hạnh như một ḷ lửa, một điểm nóng, một trung tâm. Tiếc thay đàng sau những nhiệt t́nh trong sáng; những lư tưởng vô cầu là những bóng đen ŕnh rập, những nanh vuốt hờm sẵn.

    H́nh như Nắng Mới đă sống với Vạn Hạnh, sống theo Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nó chứng kiến cảnh Nguyễn Tổng cởi áo thầy tu, đi tiếp thu một trường Trung học; Nguyễn Lương Vỵ bỏ bộ mặt hiền thi sĩ đóng vai mặt lạnh ở pḥng giáo dục Phú Nhận; Vỏ Như Lanh xông xáo từ Thành Đoàn qua báo Tuổi Trẻ; Trần Bá Phương làm chúa một trại giam, gọi đẹp đẽ là hiệu trưởng trường giáo dục lao động và c̣n nhiều lắm, kẻ thù mai phục và bạn bè bạc bẽo trở cờ; tất cả thành một bầy kên kên nhởn nhơ trên nỗi khổ của anh em, nỗi đau của cả dân tộc.

    Ngày tôi về lại Sài G̣n sau nhiều năm phải xa, cà-phê Nắng Mới không c̣n; Đại học Vạn Hạnh biến thành một cư xá sinh viên, áo thun quần lót treo la liệt từ trên xuống dưới, quang cảnh vừa đ́u hiu vừa bát nháo nh́n thấy mà đứt ruột. Nghe nói núi sách của thư viên bị lấy hết, đốt sạch. Thầy Minh Châu dời lên một Phật học viên nhỏ trên đường Vơ Di Nguy gần Trung Tâm Tiếp Huyết; thầy Quảng Độ bị quảng thúc đâu đó tuốt ngoài Bắc; thi sĩ, thầy Bùi Giáng lang thang ngạo đời ở đầu phố cuối chợ; không lâu sau đó Đại Đức Tuệ Sĩ, Trí Siêu lần lược bị bắt. Vạn Hạnh không c̣n ǵ, thật sự không c̣n ǵ. Những con người cũ tứ tán muôn phương. Cái nơi chốn đầy sức sống và niềm tin ngày nào giờ tiêu điều buồn bă như gịng kinh nước đen uể oải dưới chân cầu Trương Minh Giảng.

    Mấy năm trước đây tôi có được đọc một bài báo, nội dung của nó cũng thường thường không có ǵ đặc biệt lắm; tuy nhiên bài báo có nhắc đến một chi tiếc làm tôi ngẩn ngơ nhiều ngày. Tác giả đă nói về một quán cà-phê thân quen: Quán chị Chi ở Dakao. Thật ra đây không phải là quán cà-phê mà là quán trà; mà thật ra có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là chỗ uống trà ở nhà chị Chi mới hoàn toàn đúng. Bạn hăy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp hát Văn Hoa Dakao, ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè; ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tập nập mắc cưởi của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông; nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm. Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng, mở cữa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra? Không biết, tôi đă nói là không phải quán xá ǵ cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đă là nhà bà chị th́ phải tự biết chớ, cần ǵ hỏi. Pḥng khách- được gọi là quán- chị Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông ǵ đó, chỉ đủ chỗ để đặc ba bốn chiếc bàn nhỏ. Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí ǵ cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đă đi học rồi mà”. Giang sơn của chị Chi chỉ có vậy và chị mở “tiệm”. Khách đến với chị Chi không phải coi bản hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ báo bán ǵ cả, mà hoàn toàn do thân hữu chuyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà-phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chác nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tṛn đều, láng mịn, ṿi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc , ấm đôi và ấm bư. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh - loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.

    Đến với chị Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của ḿnh; điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc ǵ cả; muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền th́ chỉ cần ngồi cười cười, chị Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói: “cuối tháng chưa lănh măng đa phải không? Uống ǵ nói chị lấy”. Chưa hết đâu, khi đă thân, đă thành “bạn của chị Chi”, hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chị Chi kêu “đến chị chơi”. Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chị Chi vui và khoẻ, “chơi” c̣n có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa.

    Khách của chị Chi không đông, giá nước ở chị Chi không đắc v́ vậy chắc chắn chị Chi không sống bằng “cữa tiệm”, chị bán cho vui, bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả t́nh ở chỗ chị Chi vui thật, vui v́ những đậm đà t́nh nghĩa.

    Hồi đó chị Chi đă khá lớn tuổi, bây giờ sợ chị đă ĺa xa chúng ta hoặc nếu không th́ cũng không c̣n đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa. Quán chị Chi chắc không c̣n nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đă từng ngồi quán chị Chi bày tỏ ḷng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cu ơ- Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp ḷng ǵ mà không cho tôi nói lời đại diện này - Cuộc đời chúng ta đẹp v́ những niềm vui nho nhỏ không tên; Sài G̣n của chúng ta đáng nhớ v́ những dễ thương nho nhỏ không tên. Chị Chi, chị đă cho chúng tôi những niềm vui ấy; chị đă góp cho Sài G̣n một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị.

    Những năm cuối thập niên 60 Sài G̣n có mở thêm nhiều quán cà-phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Café Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng...Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ - H́nh như là Đào Duy Từ - gần sân vận động Cộng Hoà có một quán cà-phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giả thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài G̣n học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật t́nh là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lang xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đă cố gắng mang cái hơi hướng của núi rừng Đà Lạt về Sài G̣n: Những gị lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đă tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những bi cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đă giúp cho Đa La mang sắc thái rất ...Đa La.

    Ngày khai trương, Đa La đă mời được Linh Mục Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt đến dự và đă chuẩn bị một chương tŕnh văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hữu Hà... Chừng đó là đủ chết người ta rồi, dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên; Y Khoa; Phú Thọ xuống; cả Petrus Kư, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngả Sáu chấm Đa La và dồn tới. Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ; nó đă chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối t́nh và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối t́nh khác, nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát: Biến cố Tết Mậu Thân với cảnh nhà cháy người chết ngay tại thủ đô Sài G̣n; rồi tổng công kích đợt hai; rồi tổng động viên lần thứ nhất năm 1968; quân sự học đường; tổng động viên lần thứ hai 1972; tất cả những điều đó đă làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tát động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người. Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn, lác đác những bộ đồ vàng quân sự học đường, những bộ đồ phép Thủ Đức, những bộ đồ lính thứ thiệt của nhiều quân binh chủng vội đến, vội đi. Đa La lần lược nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ c̣n trở về; Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà-phê cuối cùng để tiễn những người đến lược ra đi. Đa La không vui và những người bạn của Đa La cũng không vui bỡi v́ cả đất nước không vui, cả dân tộc đang muộn phiền.

    Đa La c̣n đến lúc nào? Đóng cữa bao giờ tôi không biết, có điều là đă có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người, nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng ră rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoản xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên, nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm, một chút Sài G̣n.

    Hồi đă vào Thủ Đức tôi c̣n rất nhiều dịp để ngồi cà-phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng. Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó v́ thời gian trong quân trường tôi thuộc loại con bà phước; gia đ́nh ở xa, người yêu th́ mặc dù đă quen từ thời c̣n ở tỉnh nhỏ quê nghèo những cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài c̣n e”, cuối cùng tôi chỉ c̣n bạn bè. Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đỉnh Chi, gần Hội Việt Mỹ; tuy nhiên dạo đó t́nh h́nh sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được v́ vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân”, pḥng hờ có trục trặc ǵ th́ bạn bè kể như đi uống cà-phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột. Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến. Bạn bè! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.

    Hân là quán cà-phê thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nh́n cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ ǵ; có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ; tuy nhiên, dường như có một chút ǵ rất xa, rất lạ với một người lính. Thật t́nh tôi chỉ là một người lính bất đắc dĩ, lệnh tổng động viên giới hạn tuổi ở đại học, ông tướng Đạm không kư giấy hoăn dịch nữa th́ tŕnh diện; tôi rời Sài G̣n cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức th́ cũng chỉ mới là lính tập sự, lính sữa; đă có tối nào nh́n toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn; đă có đêm nào trùm poncho gh́m súng ngồi dưới mưa giữa ṿng vây quân địch đâu mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hải; đă bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nh́n máu chảy cho đến hết đâu mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng; vậy mà tôi đă tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa la,ï lạc lơng với Hân, với Sài Gon. Kỳ cục không? Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm; nhưng tôi không có th́ giờ để suy nghĩ, để phân tích điều ǵ, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh. Sau này, Nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Muời ngày phép của một người lính” tôi đọc và thấy nhẹ nhàn thơ thới lắm; đại khái tác giả đă nhân danh một người lính mà đặc vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng. Tôi nhẹ nhơm v́ ông Thế Uyên đă nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.

    (Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ v́ vậy nên tôi xin phép nói thêm vài đều trong cái ngoặc đóng này. Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn “ Những Kẻ Thuộc Bài”. Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp; thật đáng buồn, thực tế không giống như những ǵ ta được dạy. Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó. Tôi đă từng có lúc bạo gan nghĩ là ḿnh cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồi của Thế Uyên, ủng hộ Thế Uyên. Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xă hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hộ Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết ǵ với ông. Tôi giữ một t́nh cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đă được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện ǵ đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan; trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kàtum. Nhà văn lớn có khác, tả tết th́ đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà-phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười “ hồ hỡi phấn khởi”, có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan ḥa nhân ái như những nhà tu; đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào lá cờ máu trong ngày đầu năm. Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi biết là trong hàng ngũ những kẻ không thuộc bài đă có thêm một người và tôi tự buộc ḿnh phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau ḷng nhưng phải quên, nhất định).

    Tôi xin trở lại với cà-phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi. Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người. Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà-phê Duyên Anh ( Không biết nơi này có liên quan ǵ với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bỡi một người chủ ái mộ nhà văn này). Hai tiệm cà-phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đă trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất - Cường Để và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đ́nh Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cuời và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết.

    Tôi vừa mời các bạn đi thăm một ṿng mấy quán cà-phê mà chắc nhiều anh em trong chúng ta từng quen biết, từng có những gắn bó thế này hay thế khác. Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng ḿnh. Tôi biết anh em đều là những người nặng t́nh cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng h́nh của tuổi nhỏ, của quê xưa. Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nh́n họ ngậm ống vố, đeo kiến cận nói chuyện văn chương th́ mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêngtư tâm sự th́ cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên G̣ Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp. Tất cả những ǵ tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài G̣n trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai c̣n có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim ḿnh c̣n đang bay lơ lửng ở đâu đó, nơi quê nhà.

    Nguyễn Mạnh An Dân

    nguồn



  2. #2
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968
    Sài G̣n Ngày ấy
    Hoàng Lan Chi


    Năm 54 – 60



    Ngày ấy tôi c̣n bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tầu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết ǵ. Chuyến đi êm đềm không ǵ đáng nói. Tôi thấy nguời Pháp cũng đàng hoàng. Th́ đâu chả thế. Cũng có nguời này nguời kia. Nguời hèn nhát, kẻ can đảm. Nguời quá khích, kẻ trung dung.

    Nguời Pháp trên tầu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ . À mà tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa nguời di cư vào Nam? Nếu họ cứ mặc kệ th́ số dân Bắc có đến đuợc miền Nam dễ dàng không?

    Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tầu. Rồi xe đưa vào Saigon. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Toà Quốc Hội. Mấy hôm sau th́ phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu nguời là bao nhiêu đó, tôi không nhớ v́ quá bé...

    Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo. Đuờng Ngô Tùng Châu. Gia Định. Gia đ́nh tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai Nam đánh và xỏ xiên “ Bắc kỳ ăn cá rô cây “ .. Nhưng gia đ́nh tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu . Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay v́ gia đ́nh tôi là nhà giáo ? Tinh thần tôn sư trọng đạo đă ăn sâu trong gịng máu dân Việt ? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều thưa ông giáo, hai điều thưa bà giáo.

    Con đuờng đến trường tiểu học thật dễ thương. Ngày ấy chúng tôi đi bộ nhiều, chẳng vù vù xe máy như bây giờ. Đi bộ đến trường thật vui. Cứ tung tăng chân sáo , vừa đi vừa hái hoa bắt buớm.

    Ôi sao ngày đó Saigon nhiều hoa bướm thế. Hai bên đuờng những hàng rào hoa dâm bụt đo đỏ xinh xinh. Nh́n vào trong, nhà nào cũng có vườn, cây cối xum xuê... Buớm bay la đà. Những con buớm đủ mầu sắc nhưng buớm vàng nhiều nhất. Nếu nh́n riêng th́ buớm vàng không đẹp nhưng khi bay lượn giữa rừng lá xanh th́ đàn buớm vàng thật duyên dáng. Chúng như một nét điểm xuyết cho bức họa hoa lá ..Tôi thích nh́n buớm bay .Tôi thích ngắm hoa nở.

    Truờng học to vừa phải. Lớp học đủ ánh sáng. Mỗi sáng thứ hai chào cờ. Đứng nghiêm và hát quốc ca. Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi.. . Ừ th́ thanh niên luôn được dạy dỗ là đáp lời sông núi...

    Chúng tôi được học những bài công dân giáo dục đầu tiên và đă ăn sâu măi vào tiềm thức. Đủ biết các cụ nói uốn cây khi chúng c̣n non là đúng. Tuổi ngây thơ coi những lời Thầy cô là khuôn vàng thuớc ngọc.

    - Không phá của công
    - Không xả rác ngoài đuờng
    - Phải nhuờng ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buưt
    - Phải dắt em bé hay cụ già qua đuờng
    - Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua
    - Không gian lận. Nói dối là xấu xa.

    Chúng tôi đă được dậy như thế đó và chúng tôi đă làm theo như thế đó. Ôi Saigon của tôi ơi, bây giờ tôi đi giũa phố phuờng mà lạc lơng vô cùng khi chỉ ḿnh tôi ngả nón chào nguời chết hay chạy nép vào lề nhuờng cho xe cấp cứu đi qua !

    Rồi những bài học thuộc ḷng. Rất giản dị dễ nhớ.

    Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.

    Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu. Trên non sông làng mạc ruộng đồng quê. Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe. Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử...Sung suớng quá, giờ cuối cùng đă điểm. Đàn chim non hớn hở dắt tay về. Chín mươi ngày vui suớng ở đồng quê...




    Cuộc sống sao êm đềm và thanh b́nh quá. Không có những cuớp bóc lớn lao . Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm. Tôi c̣n nhớ phơi quần áo trước nhà rất an toàn chẳng phải trông chừng...

    Tôi c̣n nhớ ruộng miền nam nhiều nơi không chia bờ rơ rệt. Tôi c̣n nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. T́nh hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự nguời dân quê biết đâu là đất là vùơn của ḿnh. Vào vuờn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy nguời ta hiếu khách và cuộc sống thanh b́nh đẹp đẽ quá. Có phải là một phần nhỏ thiên đuờng nơi hạ giới chăng?

    Tôi nhớ nhiều về lễ quốc khánh đầu tiên năm 56 th́ phải. Đúng là lễ hội. Pháo hoa tưng bừng và nguời nguời ra đuờng trong hớn hở reo vui. Không chửi bới, không chà đạp, không giành đuờng xem lễ .. Saigon bấy giờ c̣n thênh thang lắm. Saigon bấy giờ chưa đông đúc bon chen ..

    Ngày ấy các bà Bắc hay Trung đi chợ c̣n mặc áo dài. Lề thói xưa c̣n ăn trong nếp ấy. Ra đuờng là phải lịch sự. Khi lễ lạc th́ phải mặc quần đen với áo dài chứ không được quần trắng v́ như thế là thiếu lễ ...

    Tôi c̣n nhớ một gia đ́nh trung lưu là đă có thể thuê nguời làm. Đa phần người làm là các cô gái miền Trung. Đúng là quê hương em nghèo lắm ai ơi. Đât khô cằn sỏi đá đă khiến bao cô gái quê vào miền Nam giúp việc. Thưở ấy người miền Nam hay dùng từ “ở đợ” c̣n người Bắc gọi là người làm...

    Các chị giúp việc thuờng rất trung thành và lễ phép với chủ nhà. Các cô cậu con chủ nhà cũng được tôn trọng. Bà chủ thuờng ở nhà và chị phụ giúp v́ nhà nào cũng khá đông con. Ban đầu th́ ba, bốn và sau thành sáu...

    Tôi c̣n nhớ lương giáo sư đệ nhị cấp tức dạy từ lớp đệ thất đến đệ nhất của cha tôi là 5200 đ , vợ được 1200 và mỗi con là 800 (không hạn chế số con). Tô phở khá ngon là 5 đồng. Coi như luơng Giáo sư là 1040 tô phở. Lương người giúp việc là 300 đ. Luơng Bộ trưởng gấp 5 lần lương giáo sư vào khoảng 25.000 đ. C̣n lương Đại uư th́ bằng lương Giáo sư . Nếu bây giờ 7000 đ tô phở b́nh dân th́ lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.

    Hồi đó chúng tôi thi một năm hai kỳ gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt . Đề thi hoàn toàn do Giáo viên (cấp tiểu học) hay Giáo sư phụ trách ra đề. Hồi đó không có nạn các Giáo sư hay giáo viên kéo tṛ về nhà dậy kèm hay bán đề thi. Đơn giản có lẽ v́ đồng lương đă đủ sống nên họ không phải bán rẻ lương tâm.

    Cuối năm lớp nhất th́ chúng tôi phải thi bằng Tiểu Học. Sau đó thi vào đệ thất các lớp truờng công. Ai rớt th́ học truờng tư. Tất nhiên phải học giỏi mới thi vào được những truờng công danh tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Kư, Chu Văn An...

    Những tháng ngày tiểu học với tôi là tung tăng chân sáo, là chơi nhiều hơn học là hái hoa bắt bướm, là nhảy ḷ c̣, là chơi giải ranh, chơi ô quan. Đúng ba tháng hè là chơi thoả thích ..Ôi chơi chơi..sao mà thú vị thế. Nhớ đến tiểu học của con gái lại xót xa. Học quá nhiều để có thành tích cho Thầy cô, cho truờng lớp .. và con gái tôi không bao giờ biết đến
    Chín mươi ngày vui suớng ở đồng quê.

    Năm 60 – 67

    Đậu tiểu học xong tôi thi hai truờng Marie Curie và Gia Long. Lẽ ra phải thi Trưng Vương mới đúng nhưng không biết sao cha tôi quyêt định vậy.

    Những ngày đầu đi học Gia Long súng sính đầm. Lư do cha định cho học Marie Curie nhưng phút chót lại chuyển sang Gia Long. Số tôi lại hên. Cô Bắc kỳ lạc lơng giữa rừng nữ sinh Nam kỳ mà không hề bị chia rẽ hay kỳ thị. Như ngày xưa, nguời dân Saigon đă cưu mang gia đ́nh tôi ở Cây Quéo. Từ Thầy cô đến bạn bè, chẳng ai thắc mắc v́ sao tôi mặc đầm. Tôi học sinh ngữ Pháp Văn. Trường có bảy lớp Anh và bảy lớp Pháp. Tôi học đệ thất 14, lớp chót. Những năm đầu Trung học tôi đi xe đưa ruớc của truờng.




    Thế là hết những ngày chân sáo , hết những ngày đuổi buớm bắt hoa . Chỉ c̣n ngồi trong xe hiệu đoàn ngăm phố phường qua khung cửa sổ …

    Xe truờng đưa các nữ sinh lớp sáng về nhà và trên đường đi ruớc các nữ sinh lớp chiều. Trong khi chờ đợi xe đến đón, tôi thuờng cột áo dài và trèo lên cây trứng cá trước nhà để hái trái nhâm nhi ăn chơi hay đem vào lớp cho bạn. Nghe tiếng c̣i xe ngoài đuờng th́ tụt xúông xách cặp chạy ào ra. Nhà xa nên tôi bị đón sớm và về muộn. Bây giờ nhớ lại thuở cột áo leo cây thấy vui vui..Hay khi vào truờng cũng cột tà áo để nhảy ḷ c̣ !

    Trường Gia Long rất đẹp. Cơ ngơi thật đồ sộ, bốn phía là bốn con đuờng. Ngày ấy chính phủ đặt tên đuờng có chủ đích rơ ràng. Đặt theo từng vùng các danh nhân văn vơ. Không đặt lộn xôn lung tung.

    Gia Long của tôi đă đuợc bao quanh bởi danh nhân văn chương như Bà Huyện Thanh Quan, Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm và Ngô Thời Nhiệm.

    Chính giữa truờng là con đuờng tráng nhựa thật đẹp và chúng tôi hay gọi đùa là đuờng Bonard. Giờ ra chơi các nữ sinh dắt tay nhau thơ thẩn trên con đuờng ấy trông thật dễ thương.

    Rồi gia đ́nh tôi chuyển sang Vạn Kiếp. Trước nhà có một bụi tre và đối diện là khoảng vuờn mênh mông của chủ đất với những cây cau thẳng tắp .

    Năm 60 có nghe tin về Măt trận giải phóng ǵ đó nhưng tôi chẳng quan tâm. Thứ nhất c̣n bé phải lo học, thứ hai .. mọi cái lúc bấy giờ đă được chính phủ đưa dần vào nền nếp và chiến tranh ..c̣n xa lắm.. Đó là thời điểm cực thịnh của nền Đệ nhất Cộng Hoà.

    Ngày đó chưa có truyền h́nh. Mới chỉ là truyền thanh. Chương tŕnh khá phong phú. Tôi thích vừa làm toán vừa nghe nhạc. Cũng có chương tŕnh Tuyển lựa ca sỹ hàng tuần nhưng phải nói .. đa số hát dở chứ không như các cuộc thi bây giờ, thí sinh hát khá vững.

    Báo chí nở rộ. Ai có tiền th́ ra báo. Không cần phải là nguời của cơ quan chinh quyền như bây giờ. Tôi mê xem báo. Tôi đói tin tức. Ngày đó có vụ thuê báo. Các em bán báo lẻ hay quầy bán báo nếu bán không hết th́ cuối ngày trả lại toà soạn. V́ thế một số quầy báo có sáng kiến cho ..thuê báo . Nguời đọc thuê và trả tiền chỉ chừng phân nửa. Tất nhiên tiền đó chui vô túi chủ quầy báo và nguời bị thiệt hại là chủ nhân tờ báo. Gia đ́nh tôi chỉ mua một tờ và trao đổi với cậu tôi ở gần nhà tờ khác. Coi như tốn tiền một mà được xem hai báo.

    Báo thiếu nhi hơi ít . Báo chí đối lập được tự do hoạt động. Do đó có ǵ xấu xa của chế độ hay chính quyền th́ những tờ báo đó vạch ra ngay. C̣n những tờ thân chính phủ ..th́ bị báo chí đối lập gọi là nâng bi …

    Sách th́ rất nhiều. Đủ các loại. Mỗi nhà xuất bản có nét đặc thù riêng. Như nói đến Lá Bối là biết ngay các loại sách về Thiền, Phật …Nói đến Khai Trí là sách về Văn học Nghệ Thuật…Văn thi sỹ nở rộ. Tất nhiên cũng chia làm nhiều loại. Có những văn sỹ chuyên viết tiểu thuyết tâm lư xă hội và được các bà nội trợ b́nh dân hay các tiểu thương ái mộ như bà Tùng Long. Có những nữ văn sỹ viết khá bạo như Nguyễn Thị Hoàng với cuốn truyện nổi đ́nh đám Ṿng tay học tṛ. Nội dung truyện kể về chuyện t́nh của một cô giáo với học tṛ bằng một giọng văn … khó hiểu. (theo thiển ư cá nhân tôi !) Có những văn sỹ miền Bắc viết chuyện trong thời gian họ đi kháng chiến chống Pháp rất hay như Doăn Quốc Sỹ. Thời ấy thi sỹ cũng nhiều. Nào Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Hà Huyền Chi, Hoàng Anh Tuấn, Mường Mán...

    Thơ văn Saigon hồi ấy như trăm hoa đua nở. Đủ loại và tự do sáng tác theo cảm hứng, không phải viết theo một khuôn mẫu nào. Do đó rất phong phú. Nhưng tôi lại thích đọc sách phóng tác hay dịch! ( v́ chưa đủ tŕnh độ đọc nguyên tác ) Mỗi lần hè về là tôi mê mẩn ngốn hàng tá truyện ..

    Vật giá có lên nhưng chỉ chút đỉnh .. Cũng chỉ ḿnh cha đi làm c̣n mẹ ở nhà chăm lo con cái. Thuở tiểu học th́ mẹ tôi kèm tất cả các môn. Lên Trung học th́ bà không dạy được các môn khoa học nhưng Pháp văn th́ vẫn tiếp tục cho đến tú tài v́ ngày xưa mẹ tôi có bằng Certificat ǵ đó .

    Cuộc sống vẫn êm đềm và khá thanh b́nh. Nhưng từ năm 61 th́ …không c̣n nữa. Đuờng đi thuờng xuyên bị đắp mô. Quốc lộ th́ ít và tỉnh lộ th́ nhiều hơn. Địa phương quân mỗi sáng sớm phải đi phá mô. Xong xuôi th́ dân chúng mới dám đi lại. Đă có những mô nổ tung và cả chuyến xe đ̣ tan tác.. Rồi những năm sau là những lần nổ ỡ vũ truờng nơi quân Mỹ thuờng lui tới. Tất nhiên dân thường cũng vạ lây.




    Tôi vẫn ngoan ngoăn với sách đèn. Chẳng hề giao du bạn trai v́ cha mẹ cấm. Ngày ấy Gia Long và Trưng Vương là hai trường nữ nổi tiếng nhất . Hàng năm chỉ có một kỳ thi chọn học sinh giỏi là Trung Học Toàn Quốc. Lẽ dĩ nhiên số đậu rơi vào bốn truờng lớn. C̣n Lễ Hai Bà Trưng hàng năm được tổ chức khá lớn và hai nguời đẹp của Gia Long, Trưng Vương được đóng vai Hai Bà ngồi voi diễn hành ..(bây giờ ở VN dùng từ diễu hành ??? Tôi không hiểu v́ sao lại diễu hành thay cho diễn hành ???)

    Đề thi của mỗi môn cũng vẫn do Giáo sư môn đó phụ trách. Tôi thấy như vậy mà hay. Chẳng có ǵ lộn xôn xảy ra v́ thời ấy không có nạn cha mẹ hối lộ Thầy cô. Măi năm tôi học đệ nhất th́ thi chung toàn khối và đă có rắc rối xảy ra. Chẳng hạn đề thi triết đệ nhất lục cá nguyệt là của cô Lan dạy chúng tôi th́ lớp chúng tôi làm được c̣n các lớp khác th́ không ..

    Hồi đó bậc Trung Học chúng tôi phải thi tổng cộng: Trung Học ( hết lớp đệ tứ ) Tú tài 1 (hết lớp đệ nhị) và Tú tài 2 ( hết lớp đệ nhất ). Nhiều bạn sau khi có bằng Trung Học th́ đi làm. Có thể chọn nghề thư kư . Sau Tú tài 1, rụng bớt một số bạn. Sau Tú 2 rụng một số. Số học giỏi và có điều kiện th́ tiếp tục con đường đại học.

    Đề thi đại học do các trường tự phụ trách. Ngày thi lệch nhau. Truờng nào cũng công bố danh sách thi đậu chính thức và dự bị. Do đó tôi cảm thấy rất trật tự nề nếp chứ không lộn xộn như bây giờ. Nếu gọi danh sách chính thức mà thiếu th́ truờng gọi đến dự bị. Đơn giản vậy thôi. Nhưng có lẽ hồi đó vấn đề hối lộ, bán đề thi không kinh khủng để đến nỗi Bộ Giáo Dục phải xen vào ra đề chung như VN bây giờ.. Lại cũng do vấn đề tiền lương. Khi đồng lương không đủ sống th́ ..tư cách con người suy giảm ..

    Chiếc xe xinh xắn nhưng có cái bầu to phía trước. Nữ sinh thường đi xe này. Khi chạy xe, tà áo dài phía sau phồng lên trông rất vui. Nhưng đa số học sinh vẫn đi xe đạp. Số xe máy rất ít. Và v́ thế đuờng phố Saigon vẫn khá thênh thang. Năm đệ tam th́ tôi không đi xe đưa rước nữa mà chuyển qua xe đạp. Cũng khá xa mà sao hồi đó chúng tôi không thấy ǵ. Chả như bây giờ sân trường cứ tràn ngập xe máy mà lại c̣n xe phân khối lớn.. Đợt vừa qua năm 2002,Saigon có chấn chỉnh cấm học sinh chạy xe phân khối cao. Th́ ..các cô cậu quư tử đối phó bằng cách ….không gửi xe trong truờng mà gửi xa xa ! !!

    Năm tôi học đệ tứ 1963 th́ xẩy ra vụ Phật Giáo. Sau đó nền Đệ nhất Cộng Hoà sụp đổ. Tôi không ghét ông Diệm nhưng tôi ghét bà Nhu. V́ tính t́nh xấc xuợc của bà. Nhưng phải nói hồi đó với tôi, xă hội tương đối ổn định, trật tự nề nếp. Dù ông Nhu có lập Đảng Cần Lao nhưng …không ép buộc lộ liễu. Họ cũng gợi ư nhưng không vào th́ thôi. Cũng chẳng v́ thế mà bị đ́ sói trán. Hay trong ngành giáo dục của cha tôi, người ta không trắng trợn ????? Tôi chỉ biết nếu học giỏi là được học bổng, không bị phân chia lư lịch ǵ cả ..

    Sau 63, các trường có Ban Đại diện. Ngày đó tôi không chú ư lắm các thành phần ứng cử . Nhưng sau này, các anh chị lớn nói rằng, học sinh - sinh viên giỏi thường bù đầu với việc học, ít tham gia các hoạt động trên. Do đó CS cài nguời vào nằm vùng ở hầu hết Ban đại diện các trường. Họ được huấn luyện kỹ nên ăn nói hoạt bát. C̣n học sinh giỏi th́ không có thời gian luyện khoa ăn nói …

    Saigon của tôi sau những ngày đấu tranh sôi nổi, sau những biểu t́nh, sau vụ tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức ..lại êm ả trở lại. Nhưng không như xưa v́ liên tiếp các đột biến về chính trị. Cuộc chỉnh lư của Tuớng Nguyễn Khánh rồi chẳng bao lâu đến phiên của Tuớng Thiệu và Tuớng Kỳ

    Tôi chỉ biết học và không chú ư đến những việc khác. Liên tiếp hai năm thi tú tài 1 và 2 đă ngốn tất cả quỹ thời gian. Nhưng tôi chỉ nhớ Tú tài 1 chuơng tŕnh đă bị cắt giảm v́ chiến tranh..

    Cũng từ 65, quân Mỹ đổ vào đông và đă gây xáo trộn. Lính Mỹ lấy vợ Việt. Đa số là các cô gái nhảy , thời đó gọi là cave hay cả các cô xuất thân là nguời giúp việc. Me Mỹ là tên dân chúng gọi cho những cô này. Nội cái tên gọi đă nói lên sự khinh rẻ của dân chúng dành cho những cô gái ấy. Nghĩ cũng đáng thương .. Nhưng cũng chính những đồng đô la xanh mà các cô me Mỹ tiêu vô tội vạ đă làm vật giá Saigon tăng cao. Gọi là đô la xanh v́ lúc ấy chính quyền Mỹ in riêng một loại đô la cho quân Mỹ dùng ở VN. Người làm của chúng tôi lấy Mỹ và.. đổi đời..

    Cuộc sống của giới trung lưu như giáo sư bắt đầu lao đao.. Giáo sư nào dạy tư thêm th́ c̣n đỡ.. Gia đ́nh tôi hạn chế mọi chi tiêu v́ cha không dạy tư và yêu cầu mẹ phải ở nhà chăm sóc việc học của các con .

    Ai có thời gian để gửi thư t́nh tự. Ai có lúc lang thang quán ăn hàng. C̣n tôi th́ không. Cắm đầu cắm cổ học. Đi học là về nhà ngay. Ngày đó chúng tôi , gồm chị tôi và tôi đều học Gia Long nên không có vụ bạn trai nào dám đến nhà. Chúng tôi cũng chẳng học tư nhiều. Mà học tư vào những năm thi th́ cũng né con trai tối đa. Lệnh cha mẹ phải chấp hành nghiêm chỉnh. Thậm chí sau này chị tôi học duợc cũng vẫn không hề có một tên “ masculin” nào dám đến nhà !

    Tôi thích con gái đi học bằng xe đạp và nón lá nghiêng nghiêng . Từng ṿng xe quay chầm chậm nhỏ bé . Áo dài ngày đó mặc rất kín đáo. Chúng tôi bắt buộc phải có áo lá bên trong. Và các bà giám thị luôn coi chừng nhắc nhở những nàng mặc áo quá chít eo, những nàng khua giày cao lộp cộp.. Chúng tôi đi sandalh .Rất dễ thuơng. Tôi không thích học tṛ quá điệu. Áo thật eo hay guốc cao. Mà thật kỳ. Đa số mấy cô điệu thuờng học kém và có bồ sớm. Các cô giỏi th́ nguợc lại!

    Nhưng cũng có cá biệt. Tôi c̣n nhớ ngày đó cô bạn ban B Kim Dung rất xinh học giỏi được chọn làm Tây Thi trong vở kịch cuối năm ..chẳng điệu ǵ cả. Riêng lớp tôi th́ chỉ có vài chị điệu và tất nhiên ..học dở, có bồ sớm ..

    Năm tôi thi tú tài, chỉ c̣n viết và bỏ vấn đáp. Chứ truớc kia, một số môn phải thi viết và vấn đáp (c̣n gọi là oral)

    Tôi đậu tú tài cao và đuợc truờng thuởng hai chữ Gia Long quyện vào nhau bằng vàng 18. Những năm sau, truờng đổi lại là hoa mai vàng. Đó cũng là phù hiệu của Gia Long.

    Tôi mê Y khoa và .. ghét duợc. ! Tôi thích là bác sỹ để chữa bịnh cho trẻ em và tự nhủ sẽ chữa miễn phí cho em nào mắc bệnh sài uốn ván. Tất cả …chỉ v́ tôi mất một đứa em trai v́ bệnh này ..

    C̣n Duợc khoa? chẳng hiểu sao tôi ghét nữa? Tôi nói rằng học duợc, ra bán thuốc ngồi đếm từng đồng xu leng keng ! Chính v́ thế sau này có một duợc sỹ đại uư theo, tôi đặt tên anh ta là đại uư leng keng !

    Nhưng nghề chọn nguời chứ nguời không chọn đuợc nghề. Tôi thi rớt dù học giỏi. Năm đó đề thi y khoa bắt đầu có câu hỏi tổng quát, hỏi về những kiến thức xă hội chung quanh. Tôi học chăm quá nên vào pḥng thi bị đuối sức, quỵ ngă ..

    Năm 67-71

    Tôi ghi danh Khoa Học, chứng chỉ Lư hoá vạn vật tức SPCN. Nơi đây quy tụ nhiều nguời đẹp nhất Khoa học v́ sinh viên xuất thân ban A. C̣n chứng chỉ MGB hay MGP th́ ít con gái hơn..

    Chương tŕnh học khá nặng. Buổi sáng thực tập đủ năm môn (Động Vật,Thực vật, Lư,Hóa, Địa Chất) và chiều học lư thuyết. Tôi thích thưc tập thực vật hơn các môn kia. Cắt ngang hoa dâm bụt hay lá ǵ đó xem đuợc cấu trúc của nó duới kính hiển vi rất đẹp. Tôi không thích thực tập địa chất. Toàn những mẩu đá vô tri giác. Tôi cũng không thích lư với những bài dây điện loằng ngoằng. Thực tâp động vật tuy sợ nhưng cũng thích mổ con vật ra và xem cơ thể bên trong rất thú vị.



    Chính ở đây là những mảnh t́nh trong sân truờng đai học. V́ có cơ hội tiếp xúc bạn trai. Chứ những ngày Gia Long hết đi xe hiệu đoàn đến xe đạp và mê học quá chừng đâu chú ư ai.

    Năm đầu tiên đại học tôi chứng kiến tết Mậu Thân. Sáng sớm nghe nổ mà ngỡ tiếng pháo. Khi nghe tin Saigon bị tấn công, tôi bàng hoàng. Trời ? thủ đô?

    Mấy ngày sau từ nhà nhin về phía G̣ Vấp thấy trực thăng thả rocket từng chùm .. Lần đâu tiên cô bé nữ sinh chứng kiến tận mắt chiến tranh dù chỉ là một phần nhỏ. Thực ra truớc đó những lần các quán bar bị đặt ḿn nổ, xác nguời tung toé..

    Sau những ngày kinh hoàng, Saigon của tôi lại như cũ.

    Ngày đó sinh viên chúng tôi đi học mặc áo dài. Thỉnh thoảng có cô mặc đầm và không ai mặc tây cả.. Nên sân truờng đại học tung bay bao tà áo muôn mầu sắc. Cha mẹ khó nên tôi vẫn đơn giản áo trắng và ôm cặp như thuở Gia Long. Thỉnh thoảng mới áo mầu. V́ vậy khi tôi măc áo dài mầu, các bạn thấy lạ ..

    Chiều thứ bảy , tôi thuờng cùng cô bạn lang thang Saigon để ăn hàng và ngắm ..phố phuờng. Hồi đó có lẽ không khí chưa ô nhiễm nên con gái Saigon tuổi muời bốn, hai mươi trông rất đẹp. Đẹp tự nhiên ở đôi mắt đen láy, nuớc da đỏ hồng. Có cô má đỏ au như con gái Đà lạt .Tôi thích nguời đẹp nên hay ngắm con gái Saigon trên hè phố. Tuổi học tṛ thích nhất là lang thang phố phuờng và ăn hàng. Đi học cũng thích …thầy bịnh để đuợc nghỉ rồi rủ nhau ra quán tán dóc. Thât ra bọn con gái chúng tôi siêng năng đi học nên thích vậy chứ môt số ông con trai ..rất ít đến giảng đường. Mấy ông đó chỉ đi thực tập v́ có điểm danh. Vả lại không đi th́ sẽ không biết làm? C̣n lư thuyết th́ lâu lâu đáo vô một chút. Cuối năm băt đầu ngồi tụng.Tất nhiên cour đâu bằng bài giảng của Thầy. Thế là các ông tướng này đi theo năn nỉ mấy cô như tôi cho mượn tập ! Ngày đó nam sinh viên có nỗi lo, đó là nếu thi rớt sẽ đi quân dịch.

    Đời sống đắt đỏ, vật giá leo thang hoài. Chiến tranh cũng vậy. Quay trái, quay phải, sau lưng, truớc mặt, đâu cũng có nguời đi lính và chết. Có năm sinh viên phản đối chính quyền, đă vô xé bài không cho chúng tôi thi. Sau này, điểm danh lại th́ trời ơi ..mấy tay kích động, phá hoại đó ..toàn là dân nằm vùng !

    Tôi bắt đầu gửi bài đăng báo năm đệ tứ. Đăng và dấu nhẹm, không dám cho gia đ́nh biết. Hai năm sau th́ bận thi tú tài 1 và 2 nên ngưng. Khi lên năm thứ hai đại học th́ tôi lai rai viết lại. Thuở đó báo có số phát hành nhiều nhât là tờ Chính Luận. Thiên hạ đổ xô đăng quảng cáo ở đây rất nhiều. Báo có mục "Nói hay Đừng". Nội dung là viết linh tinh đủ vấn đề nhưng khuynh huớng là chỉ trích những việc …đáng bị chỉ trích. Tôi lấy bút hiệu Quỳnh Couteau. Tôi c̣n nhớ có mấy cây bút sinh viên của mục này : Quỳnh Couteau của Khoa học, Thảo gàn của Nha khoa, Thu hippy duờng như văn khoa..

    Tôi viết truyện t́nh cho báo Tiếng Vang. Tôi có thói quen mua từng ram giấy pelure đủ mầu và viết bài trên đó. Tương đối tôi viết khá dễ dàng. Đặt bút là viết. Hiếm khi sửa lại hay bôi xoá. Để bài ḿnh đuợc.. đăng nhiều và liên tiếp, tôi lấy khá nhiều bút hiệu. Nhưng tôi biết nhà văn Thanh Nam, nguời phụ trách trang đó biết là cùng một nguời .V́ cùng một nét chữ, cùng cách sử dụng giấy pelure hồng, vàng .. Tiếng Vang gửi nhuận bút 500/bài, Chinh Luân th́ cao hơn 800/bài . Sau này tôi lai rai nhảy qua Sóng thần của Chu Tử..

    Tôi nhớ duờng như sau một năm tôi có bật mí trong một truyện, các bút hiệu 1,2,3,4 …đều chỉ là một nguời ! Có điều vui là ….các độc giả cũng ái mộ, gửi thư đến toà soạn ..xin làm quen. Vui hơn nữa là khi tôi đến toàn soạn lănh nhuận bút gặp cô con gái chủ nhiệm Quốc Phong. Cô này lúc đó thay thế nhà văn Thanh Nam phụ trách trang Truyện t́nh của bạn. Không biết sao chỉ gặp lần đầu, nh́n xa xa mà cô rất thích tôi. Hôm sau xuất hiện trên báo gịng nhắn tin của cô “ PQ, hôm qua PQ đến mà chị không dám ra nói chuyện v́ đang đau mắt. Nhưng thấy PQ xinh quá, giọng bắc thật dễ thưong.. “ Giời ạ, sau ḍng nhắn của cô th́ …thơ của độc giả ái mộ gửi đến quá xá luôn. Tất nhiên tôi vẫn dấu nhẹm mọi nguời trong gia đ́nh. Nếu không, bố tôi cho ăn chổi chà về tội không học, lo viết chuyện đăng báo ! Thực ra tôi vẫn chăm học. Viết truyện t́nh ngắn với tôi..dễ ẹt ! Chỉ mất chừng một gi. Mà lại có 500 hay 800 để đăi bạn bè ăn hàng th́ cũng thú vị. Tiếc là sau này Tiếng Vang tự đ́nh bản và tôi quay qua viết cho Sóng Thần hay Dân Luận.

    Hồi đó sinh viên chúng tôi hay ra thư viện để học. Thư viện Khoa học th́ nhỏ, múôn có chỗ phải đi sớm. Chỉ có tiện là ngay trong truờng th́ sau đó vô giảng đường, không mất thời gian di chuyển. C̣n thư viện đẹp là của ĐH Vạn Hạnh nhưng tôi ít đến v́ xa nhà. Hai thư viện gần là TV Văn hoá Đức và Hội Việt Mỹ.

    Thư viện Văn hoá Đức nằm trên đường Phan Đ́nh Phùng. Nhỏ thôi. Có máy lạnh. Nhưng ..tệ hại là không có nguời giữ xe. Xe cứ khoá để trong sân. Thư viện lại ở trên lầu . Và tại đây, tôi có những kỷ niệm vừa vui vừa buồn. Những kỷ niệm nho nhỏ ..

    Thư viện bé nên chỉ một thời gian, những sinh viên hay lui tới đều biết mặt nhau. Tôi c̣n nhớ có một sinh viên già nhất, rất lập dị. Anh để hàm râu dài và xôm xoàm. Nghe nói anh đang học Luật . Gặp tôi vài lần ở cầu thang, mỉm cuời với nhau và thế là quen.

    Có lần tôi ngồi học và có cảm tuởng ..Tôi nh́n sang thấy anh ở bên kia và .. đang vẽ kư hoạ tôi. Khi ra về, anh đưa và hỏi “ Hôm nay anh thấy em dễ thưong lắm. Em đă lấy mất một buổi học của anh. V́ .. vẽ em .. “ Có khi anh bảo tôi “ khi nào em lấy chồng, nhớ báo anh nhé “ “Anh sẽ mừng ǵ ?” “ một tạ muối “ “ Kỳ vậy “ “ Cho t́nh nghĩa vợ chồng của em đậm đà như muối ..”

    T, bạn cùng Khoa học cũng hay đến đây. T đến v́ tôi chứ không v́ thư viện v́ nhà T xa. Lắm lúc cũng chẳng học, vẽ hay viết lăng quăng mấy câu nho nhỏ ǵ đó cho tôi.

    Rồi tôi bị mất xe ở đây. Hôm đó tự nhiên thấy nguời rất khoẻ và sáng suốt. Tôi say mê học. Thư viện về hết, chỉ c̣n ḿnh tôi. Khi xuống th́ chẳng thấy Honda , chiếc Honda mới toanh do gia đinh mới mua, giá 72. 000 đ ( luơng giáo sư lúc đó 23.000 ). Tôi hoảng hốt xuống pḥng duới của bảo vệ, hỏi rất ngây thơ :
    -Bác thấy xe cháu đâu không ?

    Bác cuời :
    - Không ? chắc lại bị ăn cắp rồi ?

    Tôi tái mặt. Bác nói tôi đi khai báo. Tôi đi bộ đến bót cảnh sát trên đường Mạc Đĩnh Chi gần đó. Lăo cảnh sát thấy ghét. Lăo ghi chép xong lời khai rồi cuời cuời:
    -Thế cô có biết ai lấy xe cô không?!!!

    Tôi đi bộ từ đó về nhà ở Gia Định. Thấy con đi về, không có xe, cha mẹ hỏi. Mếu máo. Bố mắng tơi bời. Mẹ th́ không .

    Tôi nằm trên gác khóc súôt. Sao .. nguời ta ác thế ? sao ăn cắp xe của tôi ? Khoá rồi mà ?? ngày đó tôi ngây thơ và gà tồ kinh khủng..

    Không thấy tôi đi học hay đến thư viện VH Đức, T t́m đến nhà. Thấy mắt sưng, T hỏi. Rồi th́ T “ Tôi sẽ đi hỏi cho LC.Tôi quen tên đầu đảng , trùm ăn cắp xe ở vùng ..” Tôi tṛn mắt ??? T, anh chàng đẹp giai, thông minh, đàn hay , vẽ gỉoi ..quen trùm du đăng ????!!!!!!! Thấy tôi tṛn mắt, T chỉ cuời.

    Hôm sau T quay lại “ Bạn tôi không t́m đuợc v́ không phải vùng nó kiểm soát. Tụi nó ră xe nhanh lắm “

    Tôi nghỉ học mấy bữa. T lại t́m đến :
    - LC à, LC lấy xe PC của tôi đi học đi ? Tôi c̣n cái Mini Vespa mà?

    Tôi đỏ mặt. T là vậy. Muốn nói ǵ là nói. Chẳng ngán ai?

    C̣n Hội Việt Mỹ th́ thư viện to, đẹp. Đa phần tôi viết truyện t́nh đăng báo ở đây ! Nhớ lại cũng vui. Khi báo đăng, tôi cắt và đem vào truờng cho bạn xem. Bạn gái xem th́ ít (nhỏ Mai không có tâm hồn văn chuơng ) nhưng T xem th́ nhiều. Có khi ..ngang đến độ …bỏ giờ học, ngồi ở thềm của lớp để xem truyện cuả tôi ! Bởi thế mấy chục năm sau, có nguời nghi ngờ , đoán rằng T, bạn ông ấy cũng chính là T ngày xưa của Khoa học, đă mét T . T t́m đọc và đă nhận ra văn phong của tôi . “ Văn LC lúc nào cũng vậy. Vẫn rất nhẹ nhàng, thơ mộng “

    Văn vẫn vậy nhưng cuộc đời th́ không vậy ?? bao nổi trôi sóng gió cho cô nhỏ đuợc một số ông ở khoa học gọi là “nguời có đôi mắt đẹp nhất pḥng Hoá “ !!

    T́nh h́nh chiến sự ngày một leo thang. Tôi nhớ những sư kiện đặc biệt.
    - Vụ đầu cơ gạo của thương buôn Tàu và Tuớng Kỳ đă “chơi ngon “, ra lịnh xử tử Tạ Vinh. Ông tuớng này thuộc loại vơ biền, ruột để ngoài da, phát biểu như cao bồi Texas. Chẳng cần biết sau này Tạ Vinh có bị xử tử thật hay không nhưng lập tức vụ gạo đuợc ổn định.

    - Năm nào đó tôi tẩy chay không đi bầu khi Tuớng Thiệu độc cử !

    Vật giá ngày leo thang luôn. Th́ như đă nói, quân Mỹ xài phung phí, me Mỹ xài vung vít. Chỉ c̣n giới trung lưu như giáo chức là khốn đốn.

    Tôi vẫn sống trong tháp ngà. Chiến tranh có làm suy tư th́ chỉ trong phút chốc. Việc học cuốn hút. Và những ngày thứ bảy cuối tuần vẫn vi vút dạo phố Saigon ăn quà. Tuổi học tṛ thích nhất là ăn hàng. Tiền bố phát hàng tuần eo hẹp lắm v́ nhà giáo mà. Nên tôi đă bổ sung ngân quỹ ăn hàng bằng các bài viết cho Tiếng Vang, Sống, Chính luận ..

    Thời tiết Saigon ngày ấy không như bây giờ. V́ tôi nhớ đi học phải mặc áo dài suốt ngày. Nhà xa, sáng học thực tập, trưa ở lại và chiều học lư thuyết. Có lẽ ảnh hưởng thời tiết chung toàn thế giới và cũng v́ Saigon .. không qúa đông như bây giờ ?

    Mấy cô bạn Gia Long cũ, bỏ đi làm từ khi đậu tú tài th́ có cô vô Ngân hàng, lương rất cao. Cô th́ làm cho hăng Pháp, luơng coi như khoảng một lượng vàng/ một tháng. Lương chuẩn uư gần một lượng .

    Quân nhân đuợc mua hàng rẻ gọi là quân tiếp vụ. Đa số mua xong , đem ra ngoài bán lại cho con buôn. Hồi đó có phong trào làm cho sở Mỹ v́ lương rất cao ..

    Thanh niên sinh viên lai rai biểu t́nh. Cứ biểu, cảnh sát biết hết ai là ham vui, ai là Cs nằm vùng ..

    Tôi chưa bao giờ tham gia hay đi xem. V́ chăm học quá mà ? Nhưng đừng nghĩ rằng không nghe tiếng đại bác trong tháp ngà! vẫn nghe đấy chứ. Cũng có những niềm riêng khắc khoải. Nhưng mục tiêu phía truớc phải đạt cho xong ..

    Tôi ra truờng năm 7. Thân cư Mệnh nên suốt đời tự lo. Họ hàng, cha mẹ không giúp. Dù quen biết nhiều. Tôi viết bài ba lần văn bằng cử nhân đi xin việc làm đăng trên Chính Luận. Nhà báo nói láo ăn tiền. Bi thảm hoá thêm. Chàng Giám Đốc Nha Viện Trợ trực thuộc Tổng Nha Kế Hoạch viết thư mới cô cử đến cộng tác.

    Thế là hết những ngày lang thang sân truờng đại học. Hết những ngày khúc khích với anh trên đường Phùng Khắc Khoan, nghe lá me xanh reo trên tầng cao, hết những chiều thứ bẩy cùng cô bạn thân ăn hàng chợ Saigon, hết những ngày trong giảng đường nhỏ giờ Thầy Thới, nghe đuợc cả tiếng muỗi vo ve, hết cả những giờ xem hai phe chống và thích ruợt nhau trong sân truờng khoa học.

    Tôi bắt đầu vào đời. Từ ấy ..

    Saigon của tôi …có những nét khác hơn của thuở học tṛ. Nhưng vẫn là Saigon của mưa nắng hai mùa, của áo lụa Hà Đông giữa trưa hè nóng bỏng, của tiếng chuông chùa Xá Lợi ngân nga. Của giáo đường nhà Thờ Đức Bà tung bay muôn mầu áo chiều chủ nhật.

    Saigon với áo dài tha thuớt. Áo Saigon không biết ngồi sau lưng Honda hai bên như bây giờ. Áo Saigon không biết phóng xe ào ào như bây giờ .. Áo Saigon không cuời hô hố trên đường phố như bây giờ. Áo Saigon không cong cớn như bây giờ. Và tôi, bao năm tháng trôi qua, vẫn một niềm hoài vọng về Saigon ngày ấy...

    Xin trả cho tôi nắng Saigon
    Thênh thang đường phố lụa Hà Đông
    Xin trả cho tôi mưa ngày ấy
    Và trả cho tôi cả cuộc t́nh ...


    Xuất xứ: Nguyễn Thái Học Foundation

  3. #3
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968


    Bản Đồ Sài G̣n Trước 1975




  4. #4
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968
    Bài viết từ một người Sàig̣n... lăng mạn...


    Gọi là yêu Sài G̣n th́ có phần hơi quá! Không dám gọi thứ t́nh cảm dành cho Sài G̣n là t́nh yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái t́nh với Sài G̣n là cái t́nh của một thằng ăn ở với Sài G̣n hơn 20 năm, cái t́nh của một thằng mà với nó, Sài G̣n c̣n quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài G̣n, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi....
    Hồi c̣n đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :

    Đèn Sài G̣n ngọn xanh ngọn đỏ
    Gái Sài G̣n cái mỏ cong cong

    Chuyện con gái Sài G̣n "mỏ" có cong không th́ hổng có biết, chỉ biết con gái Sài G̣n có cái dẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ ǵ đó. Lúc đó, đem gương hay kiến soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
    Mà con gái Sài G̣n có điệu đà, ơng ẹo chút th́ mới đúng thiệt là con gái Sài G̣n. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có ǵ sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...
    Có dạo đọc trong một bài viết về Sài G̣n – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài G̣n, cũng như văn hóa và con người Sài G̣n là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó h́nh thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
    Giọng người Sài G̣n được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian.. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”.. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, th́ đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ c̣n có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…
    Người Sài G̣n th́ khác, giọng Sài G̣n cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài G̣n cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hănh của người Sài G̣n, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó ḷng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài G̣n phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, th́ giọng nói của người Sài G̣n cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
    Giọng người Sài G̣n nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài G̣n nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài G̣n nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài G̣n th́ cũng v́ cách dùng từ “nghen, hen” này.
    Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi d́a nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh d́a hen!”.
    Nói chuyện điện thoại đă đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng c̣n ǵ nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt ǵ đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái ǵ vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
    Giọng người Sài G̣n đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ư nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.
    Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài G̣n có thói quen hay “đăi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”
    Nghe người Sài G̣n nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài G̣n. Người Sài G̣n nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.
    Nói th́ đúng là sai, nhưng viết và hiểu th́ chẳng sai đâu, đó là giọng Sài G̣n mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài G̣n không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài G̣n..
    Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” th́ người Sài G̣n nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài G̣n phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, vơng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài G̣n chút nào...
    Nh́n lại một quăng thời gian hơn 300 năm h́nh thành và phát triển của Sài G̣n từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài G̣n, dân Sài G̣n đă là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định th́ người Kh’mer đă sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
    Tiếng nói của người Sài G̣n không chỉ thuần là tiếng Việt, mà c̣n là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “h́nh ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “ĺ x́, thèo lèo, xí mụi, cũ x́,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, ḿnh ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài G̣n sử dụng một cách tự nhiên như của ḿnh, điều đó chẳng có ǵ lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài G̣n, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
    Vậy nói cho cùng th́ người Sài G̣n cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rơ nhất khi người Sài G̣n nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài G̣n nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài G̣n nói, người miền khác nghe rồi…cười v́ chưa đoán ra được ư. Điển h́nh như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài G̣n nói, vẫn có chút ǵ đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.
    Người Sài G̣n nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ư sẽ thấy ít có người Sài G̣n nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài G̣n nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
    Khi nói chuyện với người lớn hơn ḿnh, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới d́a/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài G̣n với một người Sài G̣n thấy nó "thương" lạ....dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà t́nh cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đă rồi hẳng hay....
    Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày th́ nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, c̣n người Sài G̣n th́ nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, v́ nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài G̣n hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái t́nh cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ư ǵ nhiều, nó mang ư nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
    Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ư nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài G̣n dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài G̣n bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, v́ trong người Sài G̣n vẫn c̣n cái chất Nam Bộ chung mà.
    Nghe một đứa con trai Sài G̣n nói về đứa bạn gái nào đó của ḿnh xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ư nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài G̣n gọi “nhỏ Thuư, nhỏ Lư, nhỏ Uyên” th́ cũng như “cái Thuư, cái Uyên, cái Lư” của người Hà Nội thôi.
    Nói một ai đó chậm chạp, người Sài G̣n kêu “Thằng đó làm ǵ mà cứ cà rề cà rề…nh́n phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài G̣n đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ư ǵ đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài G̣n. Mà người Sài G̣n cũng lạ, mua hàng ǵ đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
    Nghe người Sài G̣n nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” th́ c̣n “coi” được, chứ “nói” th́ làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài G̣n lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài G̣n nói dzậy mà.
    Ngồi mà nghe người Sài G̣n nói chuyện cùng nhau th́ quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là ǵ dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài G̣n à. Người Sài G̣n có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính ḿnh vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
    Tiếng Sài G̣n là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài G̣n nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài G̣n riêng riêng này th́ đúng là… “bạn hông biết ǵ hết chơn hết chọi!”.. Mà giọng Sài G̣n đă thế, cách người Sài G̣n xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
    Người Sài G̣n có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ư hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài G̣n, hiểu người Sài G̣n, yêu người Sài G̣n sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có ǵ là thô thiển mà c̣n rất ư là thân thiện và gần gũi.
    Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài G̣n.. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài G̣n nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao th́ nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế th́ mới thiệt là dân Sài G̣n.
    Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ c̣n như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú th́ khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, d́, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài G̣n "ưa" tiếng chú, thím, d́, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng c̣n tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà ḿnh nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ ḿnh ở nhà th́ "D́ ơi d́...cho con hỏi chút...!" - c̣n lớn hơn th́ dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ư khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài g̣n thường nói “Nầy, chú em…”
    Những tiếng mợ, thím, cậu,.... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc ǵ, nhưng là bạn của ba ḿnh, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi th́ gọi thế, c̣n xưng th́ xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa ḿnh với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm t́nh liền.
    Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài G̣n có kiểu gọi thế này :
    Ông đó = ổng
    Bà đó = bả
    Anh đó = ảnh
    Chị đó = chỉ
    Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai tṛ quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài G̣n á nghen.
    Người Sài G̣n cũng có thói quen gọi các người trong họ theo.... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai th́ dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lư, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...
    Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà th́ tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè...." và "Ǵ dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi D́ Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn.. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi th́ "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".
    Cách gọi này của người Sài G̣n nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đ́nh.. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, d́ Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô ǵ rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
    Cách xưng hô của người Sài G̣n là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài G̣n đi vào tai, vào ḷng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài G̣n lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài G̣n” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài G̣n.
    Đi đâu, xa xa Sài G̣n, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài G̣n như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương...

    ____________________ __________________
    ttnguyen_21@hotmail. com (khong ro xuat xu)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 07-03-2012, 03:17 AM
  2. Replies: 9
    Last Post: 15-10-2011, 06:54 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-05-2011, 12:23 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 02-05-2011, 03:14 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 07-02-2011, 07:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •