Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 14

Thread: Bữa cơm với ông Nguyễn Cao Kỳ bên chùa Quảng Bá.

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-09-2011
    Posts
    172

    Bữa cơm với ông Nguyễn Cao Kỳ bên chùa Quảng Bá.

    Khi sinh thời ông Nguyễn Cao Kỳ là người gây nhiều chú ư và tranh căi. Đỉnh cao của sự tranh căi ấy là việc ông trở về Việt Nam năm 2004 với “sứ mạng” ḥa hợp ḥa giải dân tộc, như ông đă nhiều lần xác nhận. Ḥa giải ḥa hợp dân tộc để xóa bỏ hận thù và cùng nhau xây dựng đất nước là điều mọi người Việt Nam đều mong muốn. Nhưng ḥa giải ḥa hợp như thế nào và có thể nào ḥa giải ḥa hợp với người cộng sản không là điều mà rất nhiều người có “kinh nghiệm” về cộng sản luôn luôn hoài nghi, thậm chí chống đối quyết liệt.

    Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2011; chỉ 5 ngày sau đó, khi xác ông vẫn c̣n quàn tại Malaysia, vào ngày 28 tháng 7, trên báo “An ninh Thủ đô “ đă có bài viết mà ai đọc cũng thấy xót xa cho ông. Miếng chanh đă khô nước dù vỏ hăy c̣n tươi, những người “đồng cảm” với ông Nguyễn Cao Kỳ phỏng có nhận ra điều ấy?

    Giới thiệu bài viết này đến bạn đọc, không có ư khơi lại một đốm lửa đă tàn, mà chỉ nhằm nhấn mạnh một bài học cho những ai c̣n mơ tưởng về cái gọi là quên đi quá khứ, xóa bỏ hận thù của người cộng sản.


    ———-

    Bữa cơm với ông Nguyễn Cao Kỳ bên chùa Quảng Bá[/CENTER]

    Bữa cơm cuối năm ấy là cuộc gặp đầu tiên trong đời tôi với ông Kỳ, trước sự chứng kiến của một vị tướng an ninh Việt Nam.

    Đă 6 năm trôi qua kể từ lần gặp ấy, vị tướng an ninh của chúng ta nay cũng đă về nghỉ hưu, c̣n ông Kỳ vừa mới qua đời lúc mờ sáng 23.7 tại Malaysia sau một cơn đau phổi cấp tính.

    Đấy là vào một tối cuối tháng Chạp năm Ất Dậu 2005, qua sự giới thiệu từ người con trai của Bác sĩ Trần Duy Hưng- cựu Chủ tịch UBND Hà Nội, tôi đă có cuộc gặp với ông Nguyễn Cao Kỳ. Địa điểm gặp gỡ được chọn là tại nhà của một hoạ sĩ trẻ nổi tiếng, một biệt thự nhỏ nằm sát kề bên chùa Quảng Bá, không xa những vườn đào Nhật Tân đang ủ nụ, giữa xao xác gió đông bắc Hồ Tây.

    Một tâm trạng thật khó tả lúc ban đầu, nhưng cuối cùng th́ cuộc gặp đă diễn ra đầm ấm và thú vị. Đầm ấm v́ tất cả coi nhau như bè bạn vong niên, thú vị v́ trong đời làm báo, tôi chưa từng bao giờ gặp một nhân vật nào như thế.

    Trước 1975, tôi và ông ở hai bên chiến tuyến. Ông là tướng ngụy, chúng tôi là bộ đội giải phóng. Sau 1975, tôi và đồng đội của tôi là những người chiến thắng. Ông và quân lính của ông là những kẻ chiến bại. Từ ngày ấy, suốt hơn 30 năm ṛng, chúng tôi cùng đồng bào ḿnh đổ mồ hôi, sôi nước mắt hàn gắn những vết thương chiến tranh, những vết thương có một phần do chính ông gây ra.

    Từ ngày ấy, cũng suốt 30 năm, sau một cuộc di tản cấp tốc sang Hoa Kỳ, ông lầm lũi định cư tại California xa xôi. Ông ở đó bên những người Mỹ và người Việt di tản, nhạt nhẽo và nhàn tản bóc từng tờ lịch đếm những ngày cuối của cuộc đời xa xứ tha hương. Những tưởng, sẽ chẳng bao giờ chúg tôi gặp lại ông.

    Nhưng rồi , đạo lư cao cả của người Việt Nam ḿnh, chính sách khoan hồng và nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, đă đem lại cho ông Phó Tổng thống chính quyền cũ Sài G̣n một cơ may được trở lại quê hương, để rồi tối ấy, được cùng chúng tôi gặp nhau giữa đất Hà Thành.

    [CENTER]“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm …”

    Người Việt Nam ḿnh có một cách giao tiếp thật hay. Ngồi bên mâm cơm, người ta dễ nói những chuyện khó nói nhất. (“ Chung bát đũa ấy là gia đ́nh đấy”, nhà thơ của dải Trường Sơn thời đánh Mỹ Phạm Tiến Duật từng có lần nhận xét thế, tài t́nh hay cực đoan?). Năm ấy, ông Kỳ 75 tuổi. Trông ông quá trẻ so với tuổi của ḿnh.

    Tóc muối tiêu cắt cao, áo phông Pháp, quần ka-ki Nhật, trông ông vẫn c̣n tráng kiện lắm. Mâm cơm được vợ chàng hoạ sĩ dọn ra toàn những món ăn dân tộc: đậu phụ, canh cua, cà pháo, cá rô kho. Ông Kỳ dường như đột ngột trở lại tuổi thơ xưa. Ông bảo “đậu phụ rán là phải chấm mắm tôm mới ngon, chứ madi, x́ dầu thế này là chưa đúng kiểu Bắc Kỳ”.

    Rồi cách kho cá, cách nấu canh cua, ông giảng giải chẳng khác ǵ một lăo nông xứ Đoài, chẳng có vẻ ǵ của một người hơn nửa thế kỷ nay ăn cơm Tây ở nhà Mỹ. Rồi rượu được rót ra những ly gốm Bát Tràng, những ly rượu Vân xứ Kinh Bắc, sủi tăm sóng sánh. Ông Kỳ uống được lắm, chí ít như tôi thấy hôm ấy.

    Ông bảo nếu không định say, ông uống mấy cũng không say. “Dân pilot là uống thế đó” – ông Kỳ khà khà bảo vậy. Trong không khí như thế, chắc ông cũng muốn ngà ngà đôi chút để mượn rượu mà tâm sự, mà hồi tưởng, mà vượt qua những ngăn cách vô h́nh không thể nào không có giữa chúng tôi và ông …

    Tôi giới thiệu với ông rằng ngay bên cạnh chỗ chúng tôi cùng ông đang ngồi là chùa Quảng Bá. Ông chợt sôi nổi hẳn lên khi kể về những rặng ổi Quảng Bá ngày xưa, khi ông và bạn bè trưởng Bưởi (trường Chu Văn An bây giờ), hơn nửa thế kỷ trước đă có những buổi trốn học lên leo trèo hái ổi, chia nhau cũng ở ngay chốn này.

    Rồi ông kể nơi ông sinh ra cũng ở ngay bên cạnh một ngôi chùa, đó là chùa Mía, thị xă Sơn Tây. Hồi đầu năm 2004, khi về quê lần đầu, ông đă tới thắp hương, lễ phật tại chùa Mía, chùa Tây Phương, chùa Thầy. Ông bảo: “Tôi sinh ra bên chùa Mía mà giờ mới lần đầu tiên đến chùa Mía v́ tôi rời quê đi từ lúc c̣n rất nhỏ.”

    Ông Kỳ sinh năm 1930, tuổi Canh Ngọ. Ở thị xă Sơn Tây bây giờ, những người trên 80 tuổi dân gốc c̣n nhớ ông là con cụ Nguyễn Cao Hiếu. Cụ Hiếu có 3 người con, ông Kỳ là con trai út, trên có 2 chị. Học ở Sơn Tây hết lớp 4 th́ cụ giáo Hiếu cho cậu con trai mà cụ cưng chiều nhất về học trường Bưởi Hà Nội. Chính ở trường Bưởi, ông đă lọt vào mắt xanh một cô bạn cùng trường.

    Để rồi, như hôm nay ông kể, trở thành mối t́nh đầu của ông. “Người ấy” tên là K.N, nay vẫn ở Hà Nội, đă hơn 70 tuổi rồi. Lần này về nước, ông bà có gặp lại nhau. Ông thoáng cười: “Cố nhân” có gặp lại cũng chỉ để mà ôn lại những kỉ niệm, chỉ để mà nhớ lại ngày xưa thôi”. Ông nói vui với người họa sĩ chủ nhà: “Nếu không có chiến tranh, tớ cũng đă chẳng trở thành tướng tá ǵ đâu, mà có khi lại đi vẽ vời như cậu rồi…

    Mà ngày trẻ tớ hát hay lắm, đă từng hát và được thâu thanh ở đài phát thanh, thậm chí đă mơ trở thành ca sĩ…”. Cựu Tư lệnh Không lực VNCH Nguyễn Cao Kỳ chợt trầm ngâm: “Ngày xưa, tôi lái máy bay, nhưng có bao giờ được ngắm nh́n đất nước đâu. Ngày trước, bay qua vĩ tuyến 17 là “đất nước” khác rồi. Giờ, một chuyến bay, đất nước liền một dải, vui sướng thật…”

    Đưa ông Kỳ “trở về mặt đất”, tôi hỏi ông thích ai trong các nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam. Ông hào hứng nói ngay: “Văn Cao, Quang Dũng, Hữu Loan”. Ông bảo Văn Cao ngày xưa gọi ông là một “gă ngông Bắc Kỳ”. Ông nhớ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan. Ông mê lắm “Đôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ đồng hương Quang Dũng. Ai đó trong mâm cao hứng, ngâm nga một đoạn “Đôi mắt người Sơn Tây” cho ông nghe, h́nh như là vị tướng an ninh của chúng ta th́ phải:

    “Đôi mắt người Sơn Tây
    U uẩn chiều lưu lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây…
    … Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
    Em có bao giờ em nhớ thương…
    … Bao giờ ta gặp em lần nữa
    Ngày ấy thanh b́nh chắc nở hoa…”

    Vâng, hôm nay đất nước đă thanh b́nh nở hoa. Nhưng, tôi như chợt thấy trong đáy mắt ông Kỳ, thoáng “u uẩn chiều lưu lạc”. Chắc chắn không phải chỉ v́ rượu, v́ thơ? Tôi đột ngột hỏi ông: “Ông nhất định sẽ quay về sống hẳn ở Việt Nam chứ?”. Ông trả lời ngay, như chưa hề bao giờ phân vân, đắn đo: “Nhất định… Nhất định… Tôi sẽ trở về sống ở Việt Nam, ở quê hương ḿnh”.
    “Đứa con xa đă t́m về nhà…”


    Bữa cơm ở Quảng Bá ấy chính là vào cuối ngày ông Kỳ vừa đi Tuần Châu, Quảng Ninh về. Lần về nước đầu tiên vào tháng 1.2004, ông cũng đă đi Tuần Châu. Lần này trở lại Tuần Châu, ông hi vọng “làm được một điều ǵ đó cho địa danh này nói riêng, cho đất nước ḿnh nói chung”, như lời ông tâm sự . Ông Kỳ và những người bạn doanh nhân cùng đi với ông rất chú ư tới 2 dự án ở Tuần Châu.

    Đó là dự án xây dựng khu cảng biển lớn nhất Đông Nam Á được Cty Âu Lạc phát hiện tại cửa sông Nam Triệu và dự án xây dựng “thành phố Hạ Long mới” trên diện tích 15.000 ha với các khu đô thị, sân golf, trung tâm thương mại, hội thảo tầm cỡ quốc tế, nhà hát lớn. Lần đi Hạ Long này, bằng sự giới thiệu nghiêm túc và nhiệt t́nh của ḿnh, ông Kỳ đă góp phần cho ra đời một Cty liên doanh Việt Nam – Hoa Kỳ tại Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu. Cty liên doanh này mang tên “Halong Bay Group”.

    Đối tác phía Việt Nam là Cty TNHH Âu Lạc, phía Hoa Kỳ là Tập đoàn Andy Dye (Florida) và Tập đoàn Tree (Texas), do ông Andy Dye làm Chủ tịch và ông Đào Hồng Tuyển làm Phó chủ tịch. Các bên trong Cty liên doanh đă kư biên bản ghi nhớ việc triển khai 3 dự án đầu tư trị giá gần 1,5 tỷ USD, trong đó dự án xây dựng các công tŕnh mở rộng và hoàn thiện Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu có tổng vốn dự kiến 400-500 triệu USD.

    Việc góp phần cho ra đời và đi vào hoạt động Cty liên doanh nói trên, có thể coi như là một kết quả cụ thể của những dự định về làm ăn kinh tế của ông Kỳ tại quê hương. Trả lời câu hỏi về những tính toán kinh tế cụ thể mà ông dự định tiến hành trong nước, ông bảo: “Tôi đă 75 tuổi rồi, c̣n làm được ǵ nhiều đâu. May chăng chỉ có thể góp ư (nếu được hỏi) hoặc giới thiệu những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ḿnh đi ra ngoài nhiều rồi, ḿnh biết những kinh nghiệm làm ăn của người ta th́ ḿnh cũng có thể phổ biến lại với người trong nước”.

    Có một người phụ nữ xinh đẹp luôn tháp tùng bên ông Kỳ trong cả 2 chuyến về nước của ông năm 2004. Đó chính là cô Hồng Vân, con gái riêng của bà Lê Kim, người vợ cuối cùng trong số 3 phu nhân Nguyễn Cao Kỳ.

    Cô Hồng Vân cũng là một doanh nhân. Vợ chồng cô đă có doanh nghiệp làm ăn tại Việt Nam nhiều năm rồi . Hồng Vân có lần tâm sự: “Cha tôi rất măn nguyện v́ cuối đời đă được về lại quê hương, và càng măn nguyện hơn nếu ông có thể bắc được những cây cầu đầu tư kinh tế nước ngoài về quê hương…”.

    Trong cả bữa cơm chiều cuối năm ấy, trong suốt cuộc chuyện tṛ, tôi vẫn có cảm giác rằng ông, sâu thẳm trong đáy ḷng, vẫn giữ một khoảng cách nào đó, cho dù câu chuyện là cởi mở, không khí là ấm cúng. Chỉ duy nhất một lần ông không giữ khoảng cách. Đấy cũng là lần duy nhất ông “khoe khoang” tí chút trong câu chuyện, tuy cũng chỉ là chuyện văn nghệ thôi.

    Ông kể, trước năm 1975, nhạc Trịnh Công Sơn bị chính quyền Sài G̣n cấm một thời. Bản thân ông Kỳ cũng không mấy cảm t́nh với người nhạc sĩ phản chiến ấy. Thế rồi, có một lần, mấy viên phi công của Không lực Sài G̣n cũ, vừa quen biết với nhạc sĩ họ Trịnh, lại vừa là chiến hữu của ông Kỳ, đă cùng bà Mai vợ ông ngày ấy bố trí một cuộc gặp mặt, để ông được gặp Trịnh và nghe nhạc Trịnh.

    Ông biết mục đích cuộc gặp mà mấy viên phi công ấy tổ chức, nhưng ông vẫn cứ gặp. Thế là, cuộc gặp của ông Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hôm ấy đă diễn ra đúng như ư đồ của mấy người bạn kia. Nó đă trở thành một “chứng chỉ hành nghề”, một “giấy phép lưu hành” cho nhữnng bản nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn trong chế độ Sài G̣n khi ấy.

    Câu chuyện trên chưa được kiểm chứng. Nhưng, nghe ông Kỳ kể, tôi tin. Nhất là khi ông nhắc tới một bài hát của Trịnh Công Sơn, sáng tác vào giữa những năm 60, để tặng cho một người bạn rất thân của ông, một trong số những phi công có mặt trong cuộc ra mắt của Trịnh Công Sơn ngày ấy. Tôi chợt nghĩ đến một câu của bài hát ấy, sao mà hợp với ông Kỳ trong chiều cuối năm bên chùa Quảng này. Đó là câu hát: “Đứa con xa đă t́m về nhà”.

    Tết năm 2004, ông đă “t́m về nhà”. Ông về đón Tết tại quê hương. Ông đă được các vị Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú B́nh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Chiến Thắng tiếp đón và gặp gỡ. Cũng từ Tết đó trở đi, sự trở về của ông được coi là b́nh thường, như hàng vạn hàng triệu những đứa con Việt xa nhà mỗi khi xuân về Tết đến lại t́m về quê mẹ…

    Mấy hôm nay, các báo đưa tin gia đ́nh và người thân của ông Kỳ muốn được đưa ông về an nghỉ ở quê nhà như nguyện ước của ông lúc cuối đời. Ông sẽ về “nằm xuống, sau một lần vào viễn du”, ngay nơi quê cha bên chùa Mía ngoài Sơn Tây, hay gần chùa Vĩnh Nghiêm trong Sài G̣n nơi ông từng một thời tung tác?

    Mà thôi, có về đâu trên đất Việt quê ḿnh, âu cũng là “ lá rụng về cội” mà, chắc ông đồng ư với tôi ? Chứ c̣n nói rằng “cáo chết 3 năm quay đầu về núi”, ở thế giới bên kia, chắc ông sẽ tủi buồn? Mà nói thế, có lẽ cũng phải tội với ông, với “đứa con xa đă t́m về nhà”, cho dù là đứa con một thời lầm lỗi, một thời tội đồ? Phải vậy chăng?

    Theo Đàn chim Việt online
    Last edited by Vincent Le; 11-10-2011 at 05:11 PM.

  2. #2
    thangtuden
    Khách

    Cộng Sản Nằm Vùng

    coi chừng cộng sản nằm vùng trong VietLand,chúng nó gây chia rẽ nội bộ,thọc gậy bánh xe,và coi chừng Vince Le có thể là một trong hàng trăm thằng nằm vùng,nó đưa toàn tin có lợi cho VC trong trang VietLand,nó copy báo cộng sản rồi đưa vào đây và t́m cách chia rẽ nội bộ của những người chống cộng:mad: COI CHỪNG THẰNG NÀY

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Quote Originally Posted by Vincent Le View Post
    Hồng Vân có lần tâm sự: “Cha tôi rất măn nguyện v́ cuối đời đă được về lại quê hương, và càng măn nguyện hơn nếu ông có thể bắc được những cây cầu đầu tư kinh tế nước ngoài về quê hương…”.
    Kinh tế đă xuống tới đáy bùn. Tham nhũng lên tới nóc nhà. Xă Hội tan hoang. Ḷng người hoảng loạn. Các doanh nghiệp thi nhau phá sản. Vật giá leo thang từng ngày. Cướp của, giết người, lừa đảo khắp nơi. Biển Đông đầy hải tặc Trung Quốc luôn ŕnh rập cướp bóc, giết hại ngư dân... (http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=8553)

    Quote Originally Posted by Vincent Le View Post
    Ông trả lời ngay, như chưa hề bao giờ phân vân, đắn đo: “Nhất định… Nhất định… Tôi sẽ trở về sống ở Việt Nam, ở quê hương ḿnh”. .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... ....... Tôi chợt nghĩ đến một câu của bài hát ấy, sao mà hợp với ông Kỳ trong chiều cuối năm bên chùa Quảng này. Đó là câu hát: “Đứa con xa đă t́m về nhà”. .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .......... Mà thôi, có về đâu trên đất Việt quê ḿnh, âu cũng là “ lá rụng về cội” mà,
    Chỉ duy nhất dưới "triều đại" của đảng Cộng Sản, con dân VN đã liều mạng bỏ nước ra đi tìm tự do nhiều nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Ngày nay không còn cảnh từ bỏ cội nguồn ,vượt biên tìm tự do nữa. Nhưng số người tìm đủ mọi cách ra khỏi VN bằng hình thức hợp pháp là xuất cảnh luôn luôn đông hơn, nhiều hơn những đứa con ở xa tại hải ngoại tìm về nhà lại như trường hợp ông NCK .

    Quote Originally Posted by Vincent Le View Post
    Cũng từ Tết đó trở đi, sự trở về của ông được coi là b́nh thường, như hàng vạn hàng triệu những đứa con Việt xa nhà mỗi khi xuân về Tết đến lại t́m về quê mẹ…
    Mỗi năm có hàng triệu người VN tại hải ngoại về VN ăn tết là con số phóng đại, chừng vài trăm ngàn thì có:

    ...Theo Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), số lượng Việt kiều về quê dịp Tết Canh Dần sẽ đạt hơn 500.000, cao nhất từ trước đến nay.....
    (http://www.tinmoi.vn/So-luong-Viet-k...c-1099349.html)
    Việt kiều về VN ăn tết đông thật, nhưng hết tết họ về " nhà" của họ lại tại các nước Tây Phương, chứ đâu có ở lại VN luôn đâu, THÌ KHÁC GÌ CẢNH THÂN NHÂN TẤP NẬP VÀO TRẠI TÙ THĂM NUÔI NGƯỜI NHÀ VÀO DỊP TẾT ?

  4. #4
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Nguyễn cao Kỳ mưu toan tiếp tay với Việt Cộng cướp đất dân

    Quote Originally Posted by Vincent Le View Post
    ông Kỳ đă góp phần cho ra đời một Cty liên doanh Việt Nam – Hoa Kỳ tại Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu. Cty liên doanh này mang tên “Halong Bay Group”.

    Đối tác phía Việt Nam là Cty TNHH Âu Lạc, phía Hoa Kỳ là Tập đoàn Andy Dye (Florida) và Tập đoàn Tree (Texas), do ông Andy Dye làm Chủ tịch và ông Đào Hồng Tuyển làm Phó chủ tịch. Các bên trong Cty liên doanh đă kư biên bản ghi nhớ việc triển khai 3 dự án đầu tư trị giá gần 1,5 tỷ USD, trong đó dự án xây dựng các công tŕnh mở rộng và hoàn thiện Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu có tổng vốn dự kiến 400-500 triệu USD.

    Việc góp phần cho ra đời và đi vào hoạt động Cty liên doanh nói trên, có thể coi như là một kết quả cụ thể của những dự định về làm ăn kinh tế của ông Kỳ tại quê hương.
    http://vietnamdanchu.multiply.com/journal/item/2411

    Mặc cả giá đất giải tỏa như đi mua… mớ rau ngoài chợ May 25, '10 7:04 PM for everyone

    Nếu dự án này thành công trên diện tích gần 200ha th́ núi Thầy sẽ chỉ như là ḥn non bộ của dự án.

    Giao đất cho dự án Tuần Châu Hà Tây được hơn 2 năm nhưng chủ đầu tưvà chính quyền địa phương không thực hiện lời hứa. Phần đa người dân các thôn ở xă Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) mất đất cho dự án này cho rằng họ bị “lừa” v́ đến nay đất dịch vụ họ không được trả theo quy định, giá th́ lúc đầu cam kết khác, nay lại khác.


    C̣n lời hứa dự án sẽ tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, nay dự án bị dừng đầu tư, không biết rồi nay mai họ sẽ sống bằng ǵ? C̣n số dân chưa giao ruộng th́ kiên quyết giữ đất.

    “Chúng tôi bị lừa”?

    Một điểm chung rất dễ nhận thấy khi hỏi người dân ở thôn Đa Phúc mất ruộng cho dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây là họ đều cho rằng bản thân họ bi “lừa” sau khi đồng ư giao đất cho dự án này.


    Tiếp tục câu chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Lại, 63 tuổi, người mất tất cả tư liệu sản xuất kể: “Lúc đầu họ bảo mua đất của chúng tôi 27 triệu/sào th́ trả lại đất dịch vụ 10%, dự án sẽ làm đường, điện cống rănh cho th́ chúng tôi nộp vào 200 ngh́n/m2. Nhưng khi kư kết lấy tiền xong rồi th́ không thấy đất dịch vụ đâu.

    Đến bây giờ th́ dự án lại nói rằng ai nộp 200 ngh́n th́ chỉ được thuê đất 20 năm, ai mà nộp 600 ngh́n/m2 th́ được cấp sổ đỏ. Tiền đền bù ít ỏi tiêu mất rồi, sản xuất th́ không được, chúng tôi kiếm đâu ra tiền mà nộp”.


    Ông Đào Quang Thắng, chồng bà Lại c̣n đưa cho chúng tôi xem 2 văn bản do ông Đỗ Lai B́nh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, Chủ tịch hội đồng đền bù GPMB dự án này kư. Trong đó có ghi rơ giá đất dịch vụ người dân chỉ nộp 200 ngh́n/m2 đất, sau này nếu các chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có tăng th́ giá đất dịch vụ vẫn giữ nguyên như vậy.

    “Nói gọn là người dân Đa Phúc bị lừa”, ông Thắng nói.

    “Chúng tôi chấp hành tốt chủ trương chuyển đổi, không chống đối nhưng các anh phải làm theo đúng như thông báo, quyết định thu hồi. Thế mà cuộc họp trước Tết vừa rồi th́ cán bộ về phổ biến giá đất dịch vụ là 1,2 triệu.

    Chúng tôi phản đối, cứ làm theo thông báo th́ chúng tôi mới cho san ruộng. Rồi sau đó có tổ chức cuộc họp với dân th́ lại đưa ra mức là 600 ngh́n mới có sổ đỏ, 200 th́ chỉ được thuê 20 năm. Nói gọn là người dân Đa Phúc bị lừa”,
    ông Thắng cho biết.

    Cùng nỗi bức xúc về giá đất dịch vụ cho dân, chị Phan Thị Đông nói thẳng: “Họ (dự án – PV) mặc cả giá đất với chúng tôi như mua mớ rau ngoài chợ. Thật khổ!”.

    C̣n ông Phan Văn Lâm, Hội trưởng hội nông dân thôn Đa Phúc th́ nói rằng: “Dự án này nó đă bức bối từ nhiều năm nay rồi. Vừa rồi họp dân vào ngày 23/3, nhân dân mới bầu tôi làm thư kư. Chúng tôi yêu cầu bên Tuần Châu phải trả cho chúng tôi 10% đất dịch vụ và nếu chưa trả th́ không được đổ đất.

    Dự án Tuần Châu Hà Tây chưa mang lại lợi ích ǵ cho chúng tôi, chỉ nh́n thấy đường sá càng ngày càng bị hỏng, bởi chúng tôi không dám đầu tư để sửa chữa đường. Họ nói chúng tôi phải nộp 600 ngh́n/m2 th́ họ mới cấp sổ đỏ cho, là có cả điện đường trường trạm đến tận nơi chỗ ấy. Nhưng ban đầu th́ giá đưa ra chỉ 200 ngh́n. Rất là bức xúc, không biết kêu ai”.


    Ông Lâm, Hội trưởng hội nông dân thôn Đa Phúc: “Dự án Tuần Châu Hà Tây chưa mang lại lợi ích ǵ cho chúng tôi, chỉ nh́n thấy đường sá càng ngày càng bị hỏng…. Dân bức xúc mà không biết kêu ai”. (Ảnh: D.T)

    Chính ông Lâm cũng bị mất đất cho dự án, ông thấu hiểu được t́nh cảnh của những người nông dân mất ruộng. Ngay bản thân đứa con trai ông, anh Phan Văn Tiến được bố mẹ chia cho 1,3 sào ruộng để lấy vợ. Khi dự án thu hồi đất, nhận được gần 40 triệu tiền đền bù th́ liền mua chiếc xe máy tay ga. Nay 2 vợ chồng lâm vào cảnh thất nghiệp.

    Những hộ mất đất nay không có công ăn việc làm, bây giờ phải ra làm ngoài, ai bảo làm ǵ th́ làm nấy. Mà có việc th́ mới có cơm ăn không th́ phải đi vay kiểu “giật gấu vá vai” thôi. Khi các anh dự án hứa hẹn th́ hay lắm là có đào tạo, dạy nghề, có những nghề dạy th́ dân không thể làm được.

    Có mở lớp làm hoa cây cảnh nhưng không tổ chức được. Tôi là người mất ruộng nên cũng là người đăng kư đầu tiên nhưng mà không tổ chức được. Rồi th́ tổ chức đan len cho chị em phụ nữ nhưng cũng không thành”
    , ông Lâm tiếp tục bức xúc.

    Kiên quyết giữ đất cha ông để lại!

    Không như người dân ở thôn Đa Phúc, gần 2000 hộ dân ở thôn Thụy Khuê và Phúc Đức (chiếm phần lớn diện tích của dự án) đến nay vẫn chưa đồng ư bán đất. Họ, những người chỉ có duy nhất nghề nông vẫn kiến quyết bám trụ mảnh đất của cha ông để lại.

    Nhất là khi họ thấy cảnh người dân Đa Phúc đang hằng ngày thất nghiệp, đi đ̣i quyền lợi sau khi giao đất mà vẫn chưa có kết quả.


    Tờ rơi mô tả Dự án Tuần Châu Hà Tây được ông Lâm dùng để… làm b́a sổ ghi chép. Những lợi ích mà dự án “vẽ” ra trên tờ rơi này không biết rồi sẽ có hay không?,


    Ở thôn Thuỵ Khuê không ai không biết đến hộ bà Nguyễn Thị Quỳ v́ hoàn cảnh khó khăn của mẹ con bà. Di chứng của thuốc trừ sâu khi bà c̣n làm cho hợp tác đă khiến 2 trong 3 đứa con của bà không được b́nh thường.

    Đứa con gái út của bà, em Nguyễn Thị Quyên năm nay đă 20 tuổi nhưng vẫn không thể nói được v́ căn bệnh liệt nửa người đă 15 năm nay.

    Chế độ trợ cấp cho đứa con bị tật không có, khó khăn chồng chất khi chồng mất, bà Quỳ chỉ nh́n vào mấy sào ruộng để nuôi con.

    Bà kể: Tôi chỉ nghe Tuần Châu Hà Tây về thu ruộng nhưng người dân chúng tôi không đồng ư bán ruộng. 27 triệu/sào th́ tôi không đồng ư bởi v́ dù chúng tôi có yếu th́ có sào ruộng chúng tôi vẫn có cơm ăn, nếu mất ruộng th́ 27 triệu th́ chỉ tiêu vài năm là hết bởi không có cái ǵ để chúng tôi bám vào đấy để sống cả.

    Dù gia đ́nh chúng tôi rất là nghèo nhưng chúng tôi không bán ruộng
    . Chúng tôi không muốn lâm vào hoàn cảnh như ở Đa Phúc, bán đất rồi giờ đang đi đ̣i đât dịch vụ”.


    Bà Nguyễn Thị Quỳ: “Chúng tôi có sào ruộng chúng tôi vẫn có cơm ăn, nếu mất ruộng v́ chỉ 27 triệu th́ vài năm là hết. Khi ấy chúng tôi bám vào cái ǵ để sống?(Ảnh: V.Đ)

    Ông Nguyễn Tất Chúc, xóm 1, thôn Thụy Khuê được dân làng biết đến là người đứng ra để nói lên nguyện vọng chính đáng cho bà con trong thôn. Bản thân gia đ́nh ông cũng có đất nằm trong phần thu hồi của dự án Tuần Châu Hà Tây, nhưng ngay từ đầu, ông và rất nhiều người dân trong 2 thôn không đồng t́nh “bán” ruộng.

    “Thôn Phúc Đức và thôn Thuỵ Khuê là thuần nông nên dân không muốn mất ruộng. Phần đông người dân đều cho rằng mất đất cuộc sống sẽ rất khó khăn và không biết làm ǵ, đi đâu. Đất của chúng tôi là đất 2 lúa của cha ông bao đời để lại, bây giờ lại phải bán với giá 54 ngh́n/m2, trong khi đó nghề nghiệp không có ǵ.

    Đơn cứ như nhà tôi chỉ có ḿnh tôi có lương trong khi đó 5 cặp vợ chồng con cái với tổng thể 23 khẩu chỉ ḿnh tôi có lương c̣n lại đều trông vào gần một mẫu ruộng. Mất ruộng th́ chúng tôi biết bám vào đâu để sống, tŕnh độ không có, ai thuê làm việc? Người dân Thuỵ Khuê và Phúc Đức không giao đất chứ như người dân Đa Phúc bây giờ mới ngă ngữa ra ḿnh bị lừa
    , ông Chúc cho biết.

    images1965489_15

    Ông Chúc ở thôn Thụy Khuê nói: “Người dân Thuỵ Khuê và Phúc Đức không giao đất như người dân Đa Phúc bây giờ mới ngă ngữa ra ḿnh bị lừa”. (Ảnh: D.T)

    Rồi ông nói tiếp: “Dân chúng tôi bảo, dân không chống nhưng khi nhà nước thu rồi th́ cũng phải lo cho dân. Nhưng nếu chỉ là một số các ông ăn tay với nhau các ông buôn đất th́ dân chúng tôi không tin nên không giao đất. V́ trong dự án này có 54 ha làm nhà cao cấp liệu từ dự án sân golf không thành rồi dự án sẽ biến tướng th́ làm sao chúng tôi biết được”.

    Người dân ở Thuỵ Khuê c̣n lo lắng hơn nữa v́ dự án khu vui chơi giải trí nằm ngay dưới chân núi Thầy, nơi có ngôi Chùa Thầy nổi tiếng. Họ ví, nếu dự án này triển khai thành công th́ núi Sài Sơn sẽ biến thành ḥn non bộ trong của dự án.

    Vậy nên đến nay họ vẫn kiên quyết giữ đất của cha ông để lại trừ khi dự án thực sự mang lại lợi ích cho người dân nơi đây. Mà điều này th́ họ rơ hơn ai hiết sau hơn 2 năm dự án bắt đầu triển khai.

    Hiện tại họ vẫn thấp thỏm chờ đợi quyết định cuối cùng của cấp có thẩm quyền về số phận những đồng lúa của họ sau khi nghe tin dự án bị Chính phủ buộc dừng lại v́ có hạng mục sân golf chiếm quá nhiều đất 2 lúa.

    Nhóm PV Điều tra(C̣n nữa)

    Nguồn : Vietnam Net

  5. #5
    Member boban's Avatar
    Join Date
    09-03-2011
    Posts
    99

    Không nên ...

    Quote Originally Posted by thangtuden View Post
    coi chừng cộng sản nằm vùng trong VietLand,chúng nó gây chia rẽ nội bộ,thọc gậy bánh xe,và coi chừng Vince Le có thể là một trong hàng trăm thằng nằm vùng,nó đưa toàn tin có lợi cho VC trong trang VietLand,nó copy báo cộng sản rồi đưa vào đây và t́m cách chia rẽ nội bộ của những người chống cộng:mad: COI CHỪNG THẰNG NÀY
    Không nên gọi các thành viên khác là THẰNG v́ như vậy là đánh giá quá " b́nh dân " Diển Đàn VietLand . Hoá ra trong diễn đàn VL nầy thỉnh thoảng có những" thằng & con" trà trộn vào trong nầy để chửi bới lẩn nhau cho " phỉ chí tang bồng" chứ đâu phải góp ư xây dựng cho một diễn đàn dân chủ, tự do . Người khác đăng bài nếu ḿnh không thích th́ đừng đọc , đi làm việc khác . Nếu đă đọc hết mà không đồng ư th́ cứ việc cho ư kiến là tại sao ? Ḿnh có tự do mà .

  6. #6
    kenjin_knightvn2009
    Khách
    Quote Originally Posted by Vincent Le View Post
    [CENTER]Bữa cơm với ông Nguyễn Cao Kỳ bên chùa Quảng Bá.



    Khi sinh thời ông Nguyễn Cao Kỳ là người gây nhiều chú ư và tranh căi. Đỉnh cao của sự tranh căi ấy là việc ông trở về Việt Nam năm 2004 với “sứ mạng” ḥa hợp ḥa giải dân tộc, như ông đă nhiều lần xác nhận. Ḥa giải ḥa hợp dân tộc để xóa bỏ hận thù và cùng nhau xây dựng đất nước là điều mọi người Việt Nam đều mong muốn. Nhưng ḥa giải ḥa hợp như thế nào và có thể nào ḥa giải ḥa hợp với người cộng sản không là điều mà rất nhiều người có “kinh nghiệm” về cộng sản luôn luôn hoài nghi, thậm chí chống đối quyết liệt.

    Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2011; chỉ 5 ngày sau đó, khi xác ông vẫn c̣n quàn tại Malaysia, vào ngày 28 tháng 7, trên báo “An ninh Thủ đô “ đă có bài viết mà ai đọc cũng thấy xót xa cho ông. Miếng chanh đă khô nước dù vỏ hăy c̣n tươi, những người “đồng cảm” với ông Nguyễn Cao Kỳ phỏng có nhận ra điều ấy?

    Giới thiệu bài viết này đến bạn đọc, không có ư khơi lại một đốm lửa đă tàn, mà chỉ nhằm nhấn mạnh một bài học cho những ai c̣n mơ tưởng về cái gọi là quên đi quá khứ, xóa bỏ hận thù của người cộng sản.


    ———-

    ...

    Theo Đàn chim Việt online.
    Không hiểu "Theo Đàn chim Việt online" là "theo" cái ǵ? Copied nguyên bài, trích dẫn, trích đoạn v.v... và v.v...

    Không hiểu nguyên thuỷ bài này như thế nào, nhưng hăy tạm cho rằng copied nguyên xi của tác giả.

    Người Việt Nam có nói: "phi cầm tầm phi cầm, phi thú tầm phi thú". Lăo tướng quân sống rất thật với bản chất con người ông. Nên thiên hạ cũng đối xử với ông rất đúng với bản chất con người ông. Th́ có ǵ mà tác giả (Mr. V. Le) phải ta thán:

    Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2011; chỉ 5 ngày sau đó, khi xác ông vẫn c̣n quàn tại Malaysia, vào ngày 28 tháng 7, trên báo “An ninh Thủ đô “ đă có bài viết mà ai đọc cũng thấy xót xa cho ông. Miếng chanh đă khô nước dù vỏ hăy c̣n tươi, những người “đồng cảm” với ông Nguyễn Cao Kỳ phỏng có nhận ra điều ấy?
    Xót xa cái mốc x́ ǵ! He died the way he lived! Forever a stateless lost soul!

  7. #7
    Member
    Join Date
    04-03-2011
    Posts
    12

    NCK

    Tôi nghĩ chúng ta đề cập đến tên vô lại nầy hơi nhiều rồi. Xin để chổ cho những bài viết có ý nghĩa hơn. Đa tạ.

  8. #8
    NguờiPhu_KhuânVác
    Khách

    Đừng vội vàng ...rồi ân hận

    Lời nói không mất tiền mua...muốn đánh giá một con người như ông Kỳ th́ tôi nghĩ nên có cái nh́n khách quan hơn. Những câu nói của ông Kỳ rất là thâm sâu, người nghe phải sáng suốt th́ mới nhận định được, c̣n nếu u mê do thù hận, th́ khó mà hiểu hết ư ông Kỳ .

    Ông Kỳ nói :

    - 3 triệu người Việt hải ngoại th́ làm sao đủ đại diện cho một dân tộc Việt Nam mà bày đặt đ̣i hỏi này nọ .

    Câu nói này nếu nghĩ theo chiều tốt, th́ có thể ông Kỳ đang muốn mượn nvhn để ám chỉ 3 triệu đảng viên làm sao đại diện cho cả dân tộc Việt mà đ̣i lănh đạo đất nuớc.

    Câu nói thứ hai :

    - 35 năm rồi nvhn có làm ǵ ích lợi cho đất nước chưa mà đ̣i hỏi ở đất nước, hay chỉ là một lủ ăn hại chỉ biết hô hào.

    Vậy nếu câu nói này ám chỉ vào đảng CSVN th́ cũng là đúng .

    Cuối cùng là câu nói quan trọng nhất để khẳng định quan điểm của một con người :

    - Khi ngọn cờ đảng CS c̣n cao chót vót tôi c̣n không theo, ngày nay ngọn cờ đó nằm dướichận rồi th́ tôi theo để ăn cá bả ǵ .

    Hăy sáng suốt nh́n nhận một con người, đừng v́ thù hận làm mờ lư trí mà trách oan cho một anh hùng đă khuất như ông Kỳ .

    NP_KV

  9. #9
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Rất tiếc bài chủ đâu mất rồi , để dẩn chứng cho lư luận ...
    Sáng nay , khi đọc bài chủ , tôi không để ư đến nhửng ǵ thuộc NCK mà chú tâm đến nhửng tư tưởng mà tác giả , một Vc , nghỉ về NCK , một người có thái độ HGHH với Vc một cách quá độ .
    Tác giả Vc này dùng nhửng từ như tội đồ , hoặc " vết thương đất nước mà NCK có phần gây nên ..." để nói về NCK .
    Điều này một lần nửa cho thấy Vc quan niệm HGHH như đ̣i hỏi một sự đầu hàng , một sự thần phục toàn diện trên tinh thần , trong tâm tư của nhửng người quốc gia .
    Sự HGHH thật sự , trên nguyên tắc phải có sự b́nh đẳng đôi bên , đôi bên không được nói đến lổi phải ... vv , dù có như vậy , chúng ta củng khó ḷng chấp nhận v́ chính họ , Vc ,kéo quân vào Nam gây tang thương cho đất nước và qua 36 năm không hàn gắn được mà c̣n tham nhủng thối tha , bán nước để bây giờ đứng trước thảm họa có thể bị Tàu cộng thôn tính .
    VNCH tuy thua trận , nhưng lư tưởng ở phía chúng ta , chúng ta không thể nào chịu khuất nhục .
    Hơn nửa , hiện tại HGHH với Vc để chống Tàu ?
    Điều này hoàn toàn sai , v́ VN chống Tàu nhưng chính quyền cs VN lấy Tàu làm chổ dựa để bảo vệ ngai vàng và làm đầy túi tiền của họ .

  10. #10
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Mệt quá ông Người phu _ khuân vác ơi

    Tôi đọc mấy cái ư nghĩ ngộ nghỉnh ông NPKV viết ra, rồi theo ông cho đó là có thể ư nói thâm sâu , xa gần của xừ NCK .Thật tức cười chết ông ạ !Sao ông không nói thêm rằng NCK muốn "bắt cọp"(xin đừng nói lái) nên phải vào tận hang hùm mới "bắt cọp" đi,vậy c̣n dễ nghe hơn .Đừng vẽ rắn thêm chân !!
    NCK đă ngủm ,và chuyện ấy có ra chi mà quư vị bàn hoài .Tốn thời gian vô ích !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 29-01-2012, 05:07 AM
  2. Tuớng quân Nguyễn cao Kỳ ?
    By Z-28 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 02-08-2011, 05:50 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-04-2011, 04:20 PM
  4. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 07-02-2011, 07:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •