Kỹ sư Trần Văn Huy

Trần Văn Huy là một kỹ sư tin học ở Việt Nam, v́ gia nhập khối dân chủ 8406 nên bị tịch thu giấy tờ tùy thân và thường xuyên bị sách nhiễu, đă trốn qua Kampuchia rồi đến được Thái Lan hôm nay sau khi khám phá anh bị lừa đến Cục Xuất Nhập Cảnh Kampuchia để tŕnh diện thay v́ đến Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, nhà hoạt động dân chủ Trần Văn Huy tŕnh bày nguyên nhân việc đào thoát khỏi nước của anh như sau:

Bị đuổi, trốn qua Kampuchia

KS Trần Văn Huy: Tôi Trần Văn Huy, hồi ở trong nước cách đây một năm tôi đă gia nhập khối 8406. Trong quá tŕnh gia nhập khối 8406 tôi có lên tiếng khẳng định rằng hiến pháp năm 1992 của Việt Nam không phù hợp với t́nh h́nh đất nước hiện nay. Cái thứ hai là không được sự đồng thuận và nhất trí của người dân Việt Nam, thành thử có thế nói hiến pháp đó là vi hiến.

Sau đó th́ tôi có nhiều bài viết khẳng định tính nhân quyền, tính vẹn toàn lănh thổ lănh hải và tính tự do tôn giáo trong hiện t́nh đất nước Việt Nam là sa sút, là không có.

Chính v́ những bài viết đó tôi trở thành đối tượng theo dơi, cô lập, áp đặt, t́m cách khủng bố để tôi không c̣n những mối liên hệ với gia đ́nh. Trong thời gian đó th́ giấy tờ tùy thân, giấy tờ đi lại đă bị tịch thu. Thực ra th́ bao nhiêu lần đă làm việc với công an, chính quyền địa phương, rồi công an A18, A76. A92, đến bây giờ th́ không nhớ được bao nhiêu lần. Tôi cư ngụ cùng vợ và bố mẹ vợ tại số nhà 25, Ngơ 553, Đường Nguyễn Khoái, Hoàng Mai, Hà Nội.

Thanh Trúc: Đến lúc nào, cũng như chuyện ǵ đă xảy ra, khiến ông quyết định phải rời khỏi Việt Nam?

KS Trần Văn Huy: Ngày 28 tháng Tám, buổi chiều đi về th́ thấy trong nhà có công an khu vực, công an quận, kết hợp với mấy ông bác bên vợ và bố mẹ vợ, đợi về kư chấp nhận biên bản là không đi biểu t́nh hoặc là đuổi hai vợ chồng ra khỏi nhà.

Th́ tôi quyết định không kư và nói thẳng là hoàn toàn chịu trách nhiệm với mọi hành vi của ḿnh. Trong cuộc nói chuyện đó th́ có sự căi cọ với bố mẹ vợ và các ông bác vợ v́ thực ra họ là những đảng viên rất tích cực. Thành thử trong cuộc căi cọ đó th́ người ta vứt sách và ném quần áo ra đường, bê máy tính bàn giao cho công an khu vực.

Tối đó th́ tôi thấy không thể tiếp tục sống thế được nữa, v́ là hộ chiếu th́ bị Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh thu giữ tại Việt Nam, giấy tờ th́ không có. Ngày hôm sau, c̣n cái xe Honda th́ bán luôn cái xe Honda, t́m đường qua Kampuchia trong cái suy nghĩ là tạm thời dung thân một thời gian, để coi ổn định sẽ tính tiếp.

Cục Quản Lư XNC không phải cơ quan LHQ

Thanh Trúc: Nhưng hiện tại anh Trần Văn Huy đă có mặt tại Thái Lan ngày hôm nay. Xin cho biết lư do tại sao từ Kampuchia anh t́m đường qua Thái Lan?

KS Trần Văn Huy: Trong thời gian qua Kampuchia tôi có liên hệ với một nhà đấu tranh dân chủ quen từ trước. Theo như địa chỉ người đó cho th́ tới Phnom Penh là sẽ có người hướng dẫn mọi thủ tục và đường đi nước bước.

Nhưng mà không ngờ qua tới Phnom Penh th́ trong những địa chỉ đó có hai địa chỉ là không có thật, và một địa chỉ có số điện thoại th́ liên lạc được. Th́ chính người này đă hướng dẫn đi lên tŕnh báo với Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh của Phnom Penh.

Khi lên Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh ở Kampuchia th́ trong người chỉ mang theo giấy tờ hộ chiếu photo, chứng minh nhân dân photo và bằng tốt nghiệp đại học có dấu của chính quyền Việt Nam. Th́ tại đây người ta quyết định thu giữ giấy tờ và giấy công chứng, giấy tốt nghiệp bằng kỹ sư mà chỉ trao trả hai tờ giấy trong đó có hộ chiếu photo thôi. Người ta cũng không hẹn làm việc giờ nào.

Thời gian đầu c̣n có tiền th́ sống nay một chỗ mai một chỗ. Một tuần sau hết tiền th́ bắt đầu sống lang thang. May lúc ở công viên th́ gặp được một người đạo Ḥa Hảo, bà cụ giúp t́m cho việc làm phụ hồ bốc vác cho một người Việt.

Trong thời gian làm việc chợt một ngày thấy tự nhiên có rất nhiều cuộc gọi của Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh Kampuchia gọi lên tŕnh diện. Điện thoại lúc đi làm không mang theo thành lúc về mới biết. Thấy cách làm việc của Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh có một sự liên hệ nào đó, thành thử em ném cái điện thoại luôn. May là em có lên mạng và liên hệ với một người có nick là Đại Cồ Việt. Sau đó hai tiếng em nhận được sự giúp đỡ của Đại Cồ Việt và em mua một cái điện thoại. Từ cái điện thoại đó em liên lạc với anh Nguyễn Ngọc Quang. Nhờ sự giúp đỡ, sự sắp xếp đó th́ hôm nay em đến được Bangkok an toàn.

Thanh Trúc: Khi qua Kampuchia, được sự giới thiệu nào đó đến Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh của Kampuchia, anh Trần Văn Huy cũng không nhận ra rằng Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh Kampuchia là của chính quyền của đất nước sở tại chứ không phải một cơ quan giúp đỡ người tị nạn?

KS Trần Văn Huy: Trong nước th́ tôi cũng có liên hệ với một số nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có một người hiện đang sống tại Bangkok, Thái Lan. Tại v́ không biết, cũng chưa bao giờ ra khỏi nước. thành thử khi thấy trong hộp thư của ḿnh có sự chỉ dẫn như thế th́ cứ đinh ninh rằng ḿnh đang vào một tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Cho nên khi gặp một người theo sự hường dẫn đó th́ chính người này đă cho xe đưa lên Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh của Kampuchia để tŕnh diện.

Thực ra cái sự đi lên Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh nằm ngoài dự tính của tôi, nhưng v́ có người hướng dẫn, chính người Việt ở Kampuchia này đă chở lên Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh thành thử mới xảy ra trường hợp sau này bản thân không biết đi đâu về đâu.

Thanh Trúc: Bây giờ qua đến Bangkok rồi th́ nguyện vọng của anh Trần Văn Huy là như thế nào?

KS Trần Văn Huy: Là t́m đến một nơi an toàn và tự do, tự do cho chính ḿnh cũng như tự ḿnh quyết định được vận mệnh bản thân và có cơ hội điều kiện dấn thân cũng như tiếp tục đấu tranh. Mặc dù ra đi nhưng vẫn mong có một ngày được quay trở về đất mẹ.

Thanh Trúc: Nếu không quyết định đi mà vẫn ở lại Hà Nội th́ anh nghĩ chuyện ǵ sẽ xảy đến cho anh?

KS Trần Văn Huy: Thực ra lúc lấy vợ th́ tôi về ở cùng với bố mẹ vợ, th́ ngay tối hôm người ta quyết định vứt sách với quần áo và nói một là cả gia đ́nh đi hai là phải thỏa hiệp. Th́ với chính quyền cộng sản th́ tôi xác định là không thể bao giờ thỏa hiệp được.

Không thể ở lại Hà Nội mà về quê ở Dak Nông th́ liên lụy đến anh em ở quê. Không về Dak Nông được không biết đi đâu th́ chỉ c̣n một con đường là chạy qua Kampuchia để dung thân tạm thời.

Thanh Trúc: Cảm ơn anh Trần Văn Huy. Mong mọi sự b́nh an đến với anh.

* Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...011144620.html

----------------------------------------------
* Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 012 314 .
Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 012 314


* RFA Radio Website: http://www.rfa.org/vietnamese