Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 13

Thread: Tuyên bố chung mang tên Nô Lệ

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tuyên bố chung mang tên Nô Lệ

    Tuyên bố chung mang tên Nô Lệ




    Ông Tổng bí thư đảng CSVN đă đồng ư để quân đội Trung Quốc chính thức có mặt dọc vùng biên giới Việt Nam qua cái gọi là "tuần tra chung biên giới đất liền" mà ông mập mờ gọi thêm là "thí điểm" và "vào thời điểm thích hợp". Thế nào là "biên giới đất liền"? Nếu nó là những vùng dọc biên giới bên phía của Việt Nam th́ tại sao lại phải có sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trong cái gọi là "tuần tra chung".

    Một tuyên bố chung dài 3208 chữ có thể được tóm lại bằng một câu 41 chữ:

    "Khẳng định t́nh hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quư báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền măi cho các thế hệ mai sau".

    Ngắn gọn hơn chỉ cần: Nô lệ.

    Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia dựa vào tương quan quyền lợi của mỗi quốc gia để mà có lúc này, lúc khác. Lịch sử Việt Nam hơn 4000 năm đă chứng minh điều đó với 4 lần Bắc thuộc và nhiều thăng trầm. Những nấm mồ của các chiến sĩ Việt Nam vùng biên giới 1979 vẫn y nguyên đó. Vừa khẳng định nó là "đời đời" vừa để "truyền MĂI cho các thế hệ mai sau" là một điều vừa vô lư, không tưởng. Nó chỉ có thể giải thích bằng tinh thần "đời đời thần phục thiên triều".


    Bên cạnh khía cạnh quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ giữa hai dân tộc. Nếu coi đó là "tài sản" th́ đó là "tài sản" của 2 quốc gia. Tại sao ông Tổng bí thư của một đảng nắm quyền coi đó là tài sản của đảng ông với tṛ ma thuật trong cách viết vừa ăn ké vừa ăn trùm "là tài sản quư báu chung của hai đảng, hai nước và nhân dân" trong đó đảng đứng trước.


    Từ cái "tài sản chung" nhưng thực chất là bản kư kết "đời đời thần phục thiên triều cho đến măi các thế hệ mai sau", ông Nguyễn Phú Trọng trong vai tṛ chỉ là người đứng đầu một đảng, không có thẩm quyền ǵ được quy định bởi hiến pháp đă "mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực giữa hai nước".


    Phải nói bản tuyên bố nô lệ dài 3208 chữ không bỏ xót một lănh vực nào. Từ giao lưu hợp tác giữa nội bộ hai đảng để dạy nhau (hay đúng ta là đảng viên CSVN đi học Trung Quốc giống như thời đi học làm Cải cách ruộng đất!?) phương thức đào tạo cán bộ, xây dựng đảng, cai trị đất nước, đến... y hệt như vậy chỉ cần thay chữ đảng thành quân đội; Từ pháp luật an ninh (điều này th́ không phải xen vào nội bộ Việt Nam!) của công an đến ṭa án, viện kiểm sát, hành chính tư pháp; Và mọi lănh vực kinh tế quốc gia như "thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, nông lâm nghiệp, giao thông, điện lực, công nghệ thông tin, khoáng sản, năng lượng, du lịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, y tế, thể thao, báo chí, giao lưu nhân dân, tuyên truyền t́nh hữu nghị Việt - Trung, tăng cường định hướng dư luận và quản lư báo chí…". Không một góc xó nào mà không có sự hiện diện của Trung Quốc dưới danh nghĩa "thúc đẩy hợp tác".


    Nhưng lẫn lộn trong bức tranh nô lệ toàn phần ấy là 2 hiểm họa đáng lo nhất, ảnh hưởng ngay lập tức đến chủ quyền của đất nước.


    Thứ nhất là ông Tổng bí thư đảng CSVN đă đồng ư để quân đội Trung Quốc chính thức có mặt dọc vùng biên giới Việt Nam qua cái gọi là "tuần tra chung biên giới đất liền" mà ông mập mờ gọi thêm là "thí điểm" và "vào thời điểm thích hợp". Thế nào là "biên giới đất liền"? Nếu nó là những vùng dọc biên giới bên phía của Việt Nam th́ tại sao lại phải có sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trong cái gọi là "tuần tra chung".


    Trong nhiều năm qua, hiện tượng cho thuê rừng đầu nguồn, các công trường khai thác của Trung Quốc mọc lên vùng biên giới và sự có mặt đông đảo của binh lính Trung Quốc đóng vai công nhân, lao động. Bây giờ lại qua tuyên bố chung này, ông Trọng đă đóng dấu cho sự có mặt chính thức của quân đội Trung Quốc ở vùng biên giới Việt Nam.


    Quân đội Trung Quốc hiện diện dọc theo biên giới chưa đủ, ông Trọng đă mở cửa cho Trung Quốc ở những tỉnh giáp giới Trung Quốc bằng tuyên bố đồng thuận "Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc".

    Điều này lại nhắc nhớ đến việc ra lệnh treo lồng đèn Trung Quốc và lén lút đổi ngày tái tỉnh Lào Cai trùng với ngày Quốc khánh Trung Quốc để kỷ niệm 20 năm.


    Thứ hai, ông Nguyễn Phú Trọng qua tuyên bố chung đă "khéo léo" đồng ư cho sự có mặt của hải quân Trung Quốc trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc qua cái điều "tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ".


    Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ đă được người tiền nhiệm của ông Nguyễn Phú Trọng âm thầm kư kết với đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 2000 và làm mất đi một vùng lănh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tay Trung Quốc. Chính v́ vậy là măi đến năm 2004 nội dung hiệp định này mới được công bố. Dù đă mất đi phần nào nhưng trên nguyên tắc lănh hải cũng đă phân định, vùng biển thuộc chủ quyền của nước nào th́ nước ấy tuần tra. Tại sao lại có chuyện "tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ" khi mà hiện nay rất nhiều vùng biển của Việt Nam đang bị Trung Quốc dán nhăn là vùng đang tranh chấp hay "chủ quyền không thể tranh căi" của Trung Quốc?


    Và trong cái không khí phải căn dặn nhau "Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ ǵn ḥa b́nh, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ b́nh tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hoá hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lư các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và ḥa b́nh, ổn định ở Biển Đông", th́ "tuần tra chung" đúng ra là một âm mưu để từng bước b́nh thường hóa sự có mặt của hải quân Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đang muốn biến thành vùng đang tranh chấp để bước đến giai đoạn vùng thuộc chủ quyền của Trung Quốc không thể tranh cải được.


    Tất cả những điều trên không phải ông Nguyễn Phú Trọng và tùy tùng của ông 15 UVTƯĐ đi cùng ông không biết. Bản tuyên bố chung này đă được soạn thảo và chờ sẵn ông tại Bắc Kinh từ trước khi ông rời Hà Nội. Nó đă được lănh đạo hai đảng thảo luận và đồng t́nh như một cuộc buôn bán và đổi chác. Ông Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của ông không bị sụp bẫy Trung Quốc và bản tuyên bố chung là kết quả sau cùng của một cuộc đi buôn mua lấy sự sống c̣n của đảng CSVN. Món hàng trong túi là đất nước Việt Nam mà đảng CS đă bằng điều 4 hiến pháp đă dành quyền độc tài lănh đạo - lănh đạo th́ dở nhưng đem buôn, đem bán th́ rất giỏi.


    Trong bản tuyên bố chung ông Nguyễn Phú Trọng đă "tin tưởng vững chắc Đảng Cộng sản Trung Quốc nhất định sẽ đoàn kết chặt chẽ và dẫn dắt nhân dân Trung Quốc thực hiện thắng lợi mục tiêu vĩ đại xây dựng toàn diện xă hội khá giả và đẩy nhanh hiện đại hóa xă hội chủ nghĩa" th́ chắc hẵn ông Trọng và tập đoàn phe phái của ông cũng tin tưởng rằng những người như ông sẽ dẫn dắt nhân dân Việt Nam mau chóng đi vào ṿng nô lệ hoàn toàn của Trung Quốc.


    Dân Làm Báo
    danlambaovn.blogspot .com
    Last edited by Tigon; 16-10-2011 at 11:29 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Một ngôi sao LẠ "lạc" trên cờ Trung Quốc ở Đài VTV


    Cờ Trung Quốc hiện nay chỉ có 5 ngôi sao tượng trưng cho 5 dân tộc lớn ở Trung Quốc. Ngôi sao lớn là dân tộc Hán, 4 ngôi sao nhỏ là tượng trưng cho các dân tộc Hồi, Mông, Tạng, Măn.

    Vậy th́ một dân tộc nào đă được VTV gắn thêm vào lá cờ của một nước mà ông Nguyễn Phú Trọng vừa tuyên bố "Khẳng định t́nh hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quư báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền măi cho các thế hệ mai sau"

    Trước đây đă có những nghi vấn nêu lên về việc Trung Quốc thêm ngôi sao thứ 5 trên lá cờ của ḿnh trong cộng đồng mạng với lo lắng về việc đồng hóa dân tộc Việt Nam qua h́nh anh ngôi sao thứ 5. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giả thiết.

    Cho đến bản tin tối ngày 14/10 do Đài Truyền h́nh Việt Nam phát sóng, th́ có lẽ ai cũng thấy rằng:

    Đây chắc chắn không thể nào là lỗi của "cậu đánh máy".

    Đây chắc chắn không thể nào là "hành động vô t́nh" cho một cái ngôi sao thừa.

    Đây lại càng không thể là âm mưu của thế lực thù địch bên ngoài.

    Danlambao

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Hôm trước và hôm sau: một ngôi sao LẠ âm thầm nhưng công khai xuất hiện

    Vậy th́ ai, tập đoàn nào đă ra lệnh cho đài VTV ngang nhiên, công khai dâng cho Trung Cộng ngôi sao thứ 6 này và tŕnh chiếu khắp nước Việt Nam vào ngày 14 tháng 10?

    Theo tin của Dân Làm Báo

    http://danlambaovn.blogspot.com/2011...urce=BP_recent

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    H́nh ảnh Cờ Trung Quốc 5 sao (1 sao mới là ǵ ????)






    Bản tin thời sự ngày 14-10 của VTV

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sứ quán hay là dinh Thái thú?




    ..... .Sứ quán Trung Quốc chiếm một vị trí đặc biệt giữa thủ đô Hà Nội.

    Đây là sứ quán nước ngoài ở gần bộ Ngoại giao nhất, cũng ở gần Phủ chủ tịch nước, gần trụ sở Trung ương đảng CS, trên đường Hoàng Diệu, ngay giữa quận Ba Đ́nh là quận trung tâm của Hà Nội.

    Ṭa nhà cổ, bề thế, được sửa chữa mở rộng nhiều đợt, nh́n ra vườn hoa mang tên Điện Biên Phủ, nơi có tượng Lenin từ những năm 1950.

    Phía sau là đường Khúc Hạo có nhiều biệt thự, bể bơi, sân quần vợt dành riêng cho các quan chức sứ quán Trung Quốc và gia đ́nh họ.

    Hơn tháng nay, sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đổi chủ. Đại sứ Tôn Quốc Tường lên đường về nước. Đại sứ mới Khổng Huyễn Hựu sang thay. Lễ tŕnh quốc thư diễn ra ngày 25-8-2011, ông Khổng là đại sứ Trung Quốc thứ 16, kể từ 62 năm nay.

    Khổng Huyễn Hựu, ông là ai?

    Có một điều hơi lạ, là các đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội trước đây thường là người từng quen biết rơ Việt Nam trước khi nhậm chức, trưởng thành từ nhân viên phiên dịch, hay bí thư, tham tán của đại sứ quán, có người từng qua trường đại học Văn, Sử, ở Hà Nội. Họ am hiểu khá sâu tiếng Việt, hiểu cả đến tiếng lóng, thổ âm Trung Nam Bắc, cả những từ ngữ dân gian.

    Vậy mà đại sứ mới Khổng Huyễn Hựu khác hẳn. Ông Khổng chỉ mới làm việc ở nước ngoài tại Nhật Bản, với chức vụ tùy viên lănh sự tại Tổng lănh sự quán ở Thành phố Đại Bàn, từ năm 1985 đến năm 1989. Sau đó ông về lại Bắc Kinh, làm bí thư thứ ba tại Vụ Á châu, Bộ Ngoại giao, từ năm 1989 đến 1995.

    Từ năm 1995 đến 1999, ông lại sang Nhật Bản, làm cán bộ nghiên cứu tại

    Sứ quán Trung Quốc ở Tokyo.

    Từ năm 2000 ông trở về Bắc Kinh để tu nghiệp tại trường đại học Ngoại giao. Năm 2002 ông được bổ nhiệm làm tham tán Viện Nghiên cứu chính sách của Bộ Ngoại giao. Năm 2003 ông là phó Vụ trưởng vụ Á châu, Bộ Ngoại giao. Từ cuối tháng 8-2011 ông là đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam.

    Về xuất xứ, khác hẳn với các người tiền nhiệm, thường quê quán từ các tỉnh phía Nam hay miền Trung Trung Quốc, ông Khổng Huyễn Hựu quê ở tỉnh Hắc Long Giang, ở cực Bắc Trung Quốc, giáp giới với Triều tiên, và ông cũng thuộc dân tộc thiểu số Triều Tiên (Cao Ly).

    Ông sinh tháng 7 năm 1959, năm nay 52 tuổi.

    Tóm lại, đại sứ mới của Trung Quốc chưa hề quen biết với Việt Nam, với Đông Nam Á, là người từ rất xa tới, cũng là người chưa trực tiếp hiểu biết ǵ về nước ngoài trừ Nhật Bản, chưa tu nghiệp hay làm việc tại các nước phát triển và Liên Hiêp Quốc. Đây là điều khó hiểu.

    Cứ theo tin tức được phổ biến trên mạng internet của sứ quán Trung Quốc, tuy mới nhậm chức có hơn 1 tháng, đă có vài chục quan chức cấp cao phía Việt Nam đă gặp và chào đón ông đại sứ mới rất nồng nhiệt.

    Không kể những buổi ông Khổng đến tŕnh quốc thư Chủ tịch nước, chào Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, có hàng loạt quan chức cao cấp đă đến sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu để chào tân Đại sứ.

    Đó là:

    - Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng (ngày 17-8-2011);
    - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc pḥng (ngày 23);
    - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, rồi Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Đặng Văn Hiếu (ngày 29-8-2011);
    - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, rồi Bộ trưởng Tài chính Vương Đ́nh Huệ (ngày 31-8-2011);
    - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh (12-9-2011);
    - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luân (16-9-2011);
    - Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng B́nh Quân, rồi Bộ trưởng Thông tin - Tuyên truyền Nguyễn Bắc Sơn (21-9-2011);
    - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (27-9-2011);
    - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, rồi Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa (29-9-2011);
    - Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, rồi Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ (3-10-2011);
    - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh (4-10-2011).

    Sứ quán Trung Quốc cho biết tân Đại sứ Trung Hoa chỉ trong thời gian ngắn đă có dịp hội kiến với quá nửa số ủy viên Bộ Chính trị của phía Việt Nam, chưa kể một loạt ủy viên Trung ương đảng, bộ trưởng, thứ trưởng và các loại cán bộ cấp cao khác.

    Sứ quán Trung Quốc quên không nói rơ là sứ quán và đại sứ mới được canh gác, bảo vệ và hộ tống rất nghiêm mật, công an, cảnh sát, mật vụ rất mẫn cán không cho công dân Việt Nam đến gần sứ quán, nhất là vào các Chủ nhật, như Hà Nội đă long trọng cam kết với Bắc Kinh.

    Quả có vậy nên viên giáo sư Long Đạo mới dám viết trên mạng Hoàn Cầu những lời ngạo mạn đến láo xược, gọi người Việt là những con muỗi.

    Theo ư đó, một đàn muỗi cao cấp nhất vừa sang Bắc Kinh rước về 6 bản Hiệp định - 6 xiềng xích buộc chặt nước ta với thiên triều bành trướng.

    Bùi Tín viết riêng cho VOA
    http://www.voanews.com/vietnamese/bl...131931578.html

  6. #6
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Thưa các bác,

    chúng ta ở ngoài Đảng, nên chúng ta thấy chuyện này rất dị hởm. Nhưng nếu ta đặt vào cương vị cúa các vị lănh đạo Đảng th́ đó là chuyện đúng đắn, bởi v́ c̣n Đảng c̣n ḿnh. Không có sự ủng hộ của anh Tàu th́ làm sao chắc chắn là Đảng ta sẽ được tồn tại vững chắc. Mà Đảng không vững mạnh, th́ làm sao lănh đạo tốt đất nước? Bởi thế...
    Thế thời phải thế.

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tuyên bô chung th́ ‘hợp tác toàn diện’ – Biển Đông th́ muốn chiếm một ḿnh

    BẮC KINH (TH) - Ngày Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011, trước khi kết thúc chuyến thăm viếng 5 ngày của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc và Việt Nam ra bản tuyên bố chung 8 điểm dài 3,163 từ cam kết hai nước “mở rộng hợp tác thiết thực” “theo các nguyên tắc b́nh đẳng cùng có lợi.”



    Người dân ở Hà Nội đi biểu t́nh chống Trung Quốc bá quyền ngày Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011. Sau cuộc biểu t́nh này, công an đă thẳng tay dẹp biểu t́nh. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)

    Một ngày trước đó, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh khuyến cáo Hà Nội đừng đụng đến dầu khí Biển Đông trong “Lưỡi Ḅ.”

    Bản thông cáo chung bản tiếng Việt phổ biết trên TTXVN kêu gọi “hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện, xử lư thỏa đáng các vấn đề c̣n tồn tại hay mới nảy sinh giữa hai nước, là phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước.”
    Từ cái nền tảng 6 điểm căn bản “thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” mới kư ngày 12 tháng 10, 2011, hai nước “đẩy mạnh đàm phán vấn đề trên biển, t́m kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực trao đổi t́m kiếm giải pháp có tính quá độ, tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển.”

    Tuy nhiên, hôm Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh cho phát ngôn viên Lưu Duy Minh ra tuyên bố lập lại như cũ là “Trung Quốc có chủ quyền không thể chối căi đối với quần đảo Trường Sa và các vùng nước chung quanh.” Dù họ chỉ đem quân tới xâm chiếm một số đảo nhỏ và băi đá ngầm vào năm 1988 đến 1995.

    Tờ Trung Quốc Nhật Báo tường thuật cuộc họp báo đó không thấy nói ǵ đến quần đảo Hoàng Sa và cái “Lưỡi Ḅ” nhưng Lưu Duy Minh lại nói rằng, “Chúng tôi được thông tin (về thỏa thuận hợp tác ḍ t́m dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ) và hy vọng các bên liên quan đi các bước tích cực để bảo đảm ḥa b́nh và ổn định ở vùng Biển Đông.” (mà họ gọi là Nam Hải)

    Điều này gián tiếp cho hiểu Bắc Kinh coi chuyện đánh cướp quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 1, 1974 nay đă xong, không có ǵ để nói qua nói lại dù Việt Nam vẫn luôn luôn tuyên bố chủ quyền không thể chối căi đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Bản thông cáo chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, với lời lẽ tổng quát, vẽ ngầm ra chiều hướng để nếu Việt Nam muốn đụng chạm tới những mỏ dầu khí nằm trong ṿng “Lưỡi Ḅ” th́ phải nói chuyện với Trung Quốc và phải theo các điều kiện của Trung Quốc. Ấn Độ sẽ bị đẩy ra ngoài.

    Báo chí của Bắc Kinh từ khi biết có mối hợp tác ḍ t́m dầu khí ở thềm lục địa giữa Việt Nam và Ấn Độ đă nhiều lần đe dọa.

    Tân Hoa Xă hôm Thứ Bảy th́ vẫn tường thuật sự cam kết của lănh tụ hai đảng và nhà nước sẽ thường xuyên tiếp xúc và trao đổi về các vấn đề trên biển và chỉ thị giải quyết đúng cách các vấn đề trên biển căn cứ theo sự đồng thuận chung ở cấp cao.

    Tân Hoa Xă cũng lập lại bản thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc là trong khi chờ đợi các tranh chấp được giải quyết, các bên cần kềm chế để giữ ḥa b́nh, ổn định trên Biển Đông và “không bên nào cho phép các lượng lượng thù địch phá hoại các mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước.”

    Chỉ mới ngày hôm trước, người ta vẫn thấy tờ Hoàn Cầu Thời Báo vẫn c̣n dọa đánh Việt Nam để “làm thất bại” kế hoạch hợp tác ḍ t́m dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ.

    Báo chí ở Việt Nam vẫn chỉ đưa ra các bản tin ca ngợi cuộc viếng thăm Trung Quốc tốt đẹp của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, không hề có báo nào nói ǵ đến các bài b́nh luận hay bản tin của Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc Nhật Báo.

    Trên đường về nước, ông Nguyễn Phú Trọng c̣n gửi điện văn cảm ơn ông Hồ Cẩm Đào đă dành cho ông cuộc tiếp đón nồng hậu.

    “Rời thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông, kết thúc chuyến thăm chính thức nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, tôi xin gửi đến đồng chí và qua đồng chí đến các đồng chí lănh đạo đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc lời cảm ơn chân thành về sự đón tiếp nồng nhiệt, chu đáo, thắm t́nh đồng chí, anh em mà đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc cũng như cá nhân đồng chí dành cho chúng tôi trong suốt chuyến thăm đầy ấn tượng tốt đẹp này.”
    TTXVN dẫn bức thư cảm ơn của ông Trọng.

    Những cam kết viết trong bản tuyên bố chung đưa ra ngày 15 tháng 10, 2011 ở Bắc Kinh và 6 điểm nền tảng hướng dẫn các cuộc thương thuyết sẽ được áp dụng ra sao, diễn tiến thời sự những ngày sắp tới sẽ cho người ta câu trả lời.

    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=8265

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giấc mơ không không không Nô Lệ tàu cộng là một giấc mơ đẹp, nhưng không biết bao giờ mới thành hiện thực KHI C̉N VIỆT CỘNG?

    Câu hỏi này , chỉ có người trong nước mới có thể trả lời được .

    Tại sao người ta " biểu t́nh yêu nước " , vi`không muốn nô lệ Tàu Cộng .

    Điểm khó ở đây là họ chưa , hay chưa dám nhận thức được rằng , kẻ cơng rắn cắn gà nhà chính là nhà nước Việt Cộng .

    Người hải ngoại chỉ đóng vai tṛ yểm trợ trên mọi phương diện có thể . Chủ động vẫn phải là người trong nước , và lực lượng có thể lật đổ được chế độ CS mau chóng sẽ là thành phần " quân đội nhân dân ", nếu họ ư thức được hiểm hoạ ngoại bang mà Đảng của họ đang muốn che dấu .

    Hy vọng giới lănh đạo quân đội trẻ sau này , nếu nắm được chức vụ cao , sẽ biết được việc phải làm

    Theo tôi , " cách mạng nhung " khó có thể thành công ở VN , v́ hệ thống Công an kiểm soát quá chặt chẽ. Số người biểu t́nh mấy lần vừa qua là một thay đổi lớn , nhưng chưa đủ để tạo tiếng vang , và sức mạnh để lôi cuốn toàn dân đứng dậy .

    Tigon

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Suy nghĩ về việc kư kết thỏa thuận trên biển Đông

    ( Mẹ Nấm )

    Theo tin từ Thông Tấn Xă Việt Nam (TTXVN):

    Ngày 11/10, ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đă chứng kiến Lễ kư các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.


    Trong các văn kiện trên, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa.


    Theo đó, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho ḥa b́nh, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.


    Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lănh đạo Việt Nam và Trung Quốc đă đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lănh thổ giữa nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lư và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:


    1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên tŕ thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lư và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển ḥa b́nh, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực.


    2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lư và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lư của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến tŕnh đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lư và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực t́m kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.


    3. Trong tiến tŕnh đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lănh đạo cấp cao hai nước đă đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).


    Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, th́ sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.


    4. Trong tiến tŕnh t́m kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử b́nh đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đă nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.


    5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, t́m kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, pḥng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.


    6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lư thỏa đáng vấn đề trên biển.


    http://www.phapluatvn.vn/thoi-su/201...-bien-2059349/


    Nếu quan tâm đến từng câu chữ của 6 điều trong văn kiện nêu ra, người ta hẳn sẽ thấy có những khái niệm được xếp vào hàng bí mật quốc gia như "đại cục", "nhận thức chung mà lănh đạo hai cấp đạt được".


    Tôi sẽ không bàn vào nội dung văn kiện được công bố, bởi tính đúng đắn và cam kết của các bên trên văn kiện thời gian sẽ chứng minh.


    Ở đây, tôi muốn nói đến trách nhiệm của Quốc hội nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối với văn kiện này.


    Theo Điều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:


    - Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội của đất nước;


    - Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà b́nh; quy định về t́nh trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác nhằm bảo đảm quốc pḥng và an ninh quốc gia;


    - Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc băi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam kư kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước;


    http://na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1400/#MIHeFgcnLL5K


    Trong vị trí và vai tṛ của một công dân nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam tôi thắc mắc vài điều sau:


    1. Điều 84 của Hiến pháp đă được áp dụng và tuân thủ như thế nào trong tiến tŕnh DẪN ĐẾN việc kư kết các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai đảng, hai nhà nước ?


    2. Trong những văn kiện được kư kết tại Bắc Kinh dưới sự "chứng kiến" của hai ông Tổng bí thư đảng CSVN và đảng CSTQ, văn kiện nào là văn kiện hợp tác giữa hai NƯỚC và văn kiện nào là văn kiện hợp tác giữa 2 ĐẢNG, v́ không có điều nào trong Hiến pháp xác định NƯỚC và ĐẢNG là MỘT.


    3. Ai là người đại diện kư kết mỗi văn kiện hợp tác giữa hai NƯỚC?


    Tôi không quan tâm đến văn kiện hợp tác giữa 2 ĐẢNG v́ đó là chuyện nội bộ đảng và tôi không phải là đảng viên đảng CSVN.


    C̣n tiếp...

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bản tin của TTXVN cũng nói rơ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đă CHỨNG KIẾN lễ kư văn kiện.

    Điều này nếu xảy ra đúng th́ rất hợp lư v́ dựa vào nội dung của Thỏa thuận Nguyên tắc biển Đông th́ nó bắt buộc phải là một văn kiện thoả thuận giữa 2 NƯỚC và theo Điều 84 Hiến pháp 1992 nó thuộc thẩm quyền của Quốc hội là bộ phận đại diện toàn dân chứ không phải là Đảng.


    Trở lại với văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa", có thể công dân b́nh thường như tôi và nhiều người khác không được biết chính xác mức độ đúng đắn của cụm "đại cục", "nhận thức chung mà lănh đạo hai cấp đạt được", nhưng một điều chắc chắn rằng những người trong Quốc hội, bao gồm cả các Đại biểu Quốc hội phải biết rơ việc này.


    * Vai tṛ của các Đại biểu Quốc hội ở đâu trong việc kư kết văn kiện trên?


    Theo định nghĩa: Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn ǵ?


    Trả lời: Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ư chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu ra ḿnh mà c̣n đại diện cho nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:


    - Tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội;


    Xét theo định nghĩa trên: Những ai tham gia vào Quốc hội đều có quyền được biết về t́nh h́nh an ninh quốc gia qua các văn kiện và quyết sách ngoại giao.


    Trong 6 điểm chính mà bản tin của TTXVN đưa ra tôi không thấy nhắc đến giới hạn lănh hải và phạm vi ảnh hưởng của đường lưỡi ḅ, nên có lẽ khó mà đem DOCS hay UNCLOS ra xác định chủ quyền của vùng biển Việt Nam trong văn kiện đă được kư kết.


    Việc kư kết văn kiện giữa hai nước là trách nhiệm của Quốc hội đối với toàn dân.

    Kể từ sau ngày 11/10/2011 này, nếu có t́nh trạng gây hấn trên biển, th́ toàn dân có quyền chất vấn Quốc Hội, yêu cầu các Đại biểu Quốc hội đại diện cho ḿnh có nhiệm vụ phải chất vấn Chủ Tịch nước về việc đă kư văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển".

    Bởi xét theo Điều 84 Hiến pháp 1992 đây phải là những đề nghị của Chủ tịch nước về chính sách đối ngoại cơ bản mà Quốc hội đă phê chuẩn.


    Cá nhân tôi rất muốn tin rằng, khi các bên đă cùng ngồi kư kết th́ sẽ không có chuyện bên nào chịu nhượng phần biển đảo quê hương ḿnh cho nước "bạn".

    V́ thế, sau ngày 11/10/2011, nếu có thêm một ngư dân nào bị đánh đập, bị xua đuổi, bị cướp đoạt tài sản trong vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa th́ trách nhiệm đó không chỉ thuộc về những người đă kư kết văn kiện hôm nay.

    Trách nhiệm này phải do Quốc hội và toàn thể thành viên Quốc hội cùng gánh vác.

    Cuối cùng, tôi thắc mắc rằng ai là người chính thức kư kết văn kiện thỏa thuận giữa hai nước này?

    Văn kiện này chắc chắn sẽ không có giá trị nếu tiến tŕnh kư kết không tuân thủ Hiến pháp Việt Nam.


    Mẹ Nấm

    http://menam0.multiply.com/journal/item/562

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nỗi ô nhục mang tên Quần Chúng Tự Phát
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 07-11-2011, 07:53 PM
  2. Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 16-10-2011, 10:22 PM
  3. Replies: 5
    Last Post: 10-07-2011, 09:23 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-06-2011, 04:52 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 17-12-2010, 07:23 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •