Page 1 of 128 123451151101 ... LastLast
Results 1 to 10 of 1271

Thread: Nhận định về phong trào Tân Hiến pháp của Dr Tran và Đại Việt Dân Quốc

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    365

    Nhận định về phong trào Tân Hiến pháp của Dr Tran và Đại Việt Dân Quốc

    Là thành viên lâu năm bên Cà, tôi có quan sát những ǵ Dr Tran và những người ủng hộ hay phản đối viết trên diễn đàn Cà và VL. Nay VL công bố Dr Tran và phong trào của ông ta thuộc về công luận (public figure), nên tôi có những nhận xét và xin được tŕnh bày ở đây.

    Cơ sở của phong trào do Dr Tran đại diện là HP7. Mọi suy nghĩ, hành động của phong trào đều v́ những mục đích được HP7 viết nên. Đây cũng là vấn đề đầu tiên mà tôi muốn đê cập.

    Để đạt được đến HP7, Dr Tran và phong trào sẽ phải vượt qua chế độ độc tài hiện nay. Dr Tran lựa con đường đánh sập kinh tế CSVN. Đây cũng là vấn đề thứ hai mà tôi sẽ có những nhận xét.

    Vấn đề thứ ba là với chính sách chính trị nào Dr Tran và phong trào dự định đưa VN đến dân chủ.

    Vấn đề thứ tư và cũng là vấn đề cuối cùng không ít quan trọng : những ảnh hưởng từ suy nghĩ và hành động của cá nhân Dr Tran.
    Last edited by hdat; 19-10-2011 at 07:28 PM. Reason: cụ thể hoá tên thread

  2. #2
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    365

    Phần I : Hiến pháp 7

    Những nhận xét về HP7 dựa trên nguyên bản mà tôi đọc :
    http://images.vietnamthirdrepublic.m...nmid=273667183



    Lời nói đầu


    Tôi cho rằng tốt khi nói qua đến lịch sử VN từ thời Vua Hùng và những ǵ mong muốn của HP7.

    Có một điều nhỏ không lô gíc là khi nói "Triều đại Hồng Bàng dựng nên vào năm 2879 trước Công nguyên" có nghĩa là chính xác năm 2879. V́ vậy nên mới có : "Bản Hiến pháp Thứ Bảy của Việt Nam, vào năm Hùng Vương 4888". Nhưng phần cuối lại có câu : "Vua Hùng Vương Thứ Nhất kính mến đă thống nhất nhiều bộ lạc sống rải rác và lập lên nền Văn minh Hồng Bàng khoảng 4888 năm trước", tức là không chính xác năm 4888.

    Do đó mà nên bỏ "Năm Hùng Vương 4888" trong lời mở đầu, và thay năm 2879 và năm 4888 bằng khoảng 3000 năm trước Công nguyên và khoảng 5000 năm trước trong các đoạn khác.

    ------------

    Và một điều lớn là khái niệm "Chính phủ" (Government) được HP7 hiểu và giải nghĩa hoàn toàn sai.

    Tôi lấy ví dụ khi nói về chính phủ của TT NTD, th́ chúng ta nghĩ đến TT Dũng, các phó TT, các Bộ trưởng và trưởng các cơ quan ngang Bộ. Như vậy "Chính phủ" thuộc Hành pháp tức là chính quyền. Ngoài "Chính phủ" của TT NTD c̣n có các cơ quan của Chủ tịch nước, mà sau này sẽ được gọi là Tổng thống, và chính quyền địa phương cũng thuộc Hành pháp. Hiểu theo tiếng Việt, "Chính phủ" là một bộ phận của Hành pháp.

    Hành pháp là một phần trong tam quyền : Hành pháp (chính quyền), Tư pháp (Toà án) bảo đảm giám sát việc thực hiện luật và Lập pháp (Quốc hội) biểu quyết (làm ra) luật.

    Như vậy khi HP7 viết : "Tam quyền Phân lập giữa Tư pháp, Lập pháp, và Hành pháp trong Chính phủ" là hoàn toàn sai. V́ nó cho rằng Chính phủ bao gồm cả Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp. Hay nói cách khác Chính phủ bao gồm cả nhà nước, Toà án và Quốc hội. Nói vậy có khác ǵ nói một cái thai nhi lại chứa cả Cha Mẹ và anh chị của nó.

    Ngay cả một người dân thường có thể không biết Toà án độc lập hay không th́ cũng biết Quốc hội không nằm trong Chính phủ.
    Ví dụ như bên Pháp cấp bậc quan trọng được xếp hạng : Tổng thống, Chủ tịch thượng viện, Chủ tịch hạ viện, Thủ tướng, Chủ tịch viện bảo hiến. Trong trường hợp này Thủ tướng c̣n kém Chủ tịch các viện.

    Nhận xét :

    HP7 không biết khái niệm chính phủ là ǵ, lẫn lộn tam quyền Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp. Điều này rất quan trọng cho việc phân chia quyền hành trong một chế độ dân chủ. Sự thâu tóm quyền lực tam quyền không phân biệt ngăn cách là điều mà chế độ độc tài vẫn làm.
    Last edited by hdat; 18-10-2011 at 12:55 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    365
    Theo như Dr Tran th́ HP7 hội tụ ít nhất những tinh hoa của HP Mỹ, Đức và Pháp. Tôi đi vào nội dung của HP7.


    TIÊN ĐỀ


    Ỏ đây tôi không bàn đến chi tiết về quốc ca và cờ mà HP7 lựa chọn. Tôi coi đó chỉ là một đề nghị của HP7.

    Điều 4 : tôi cho rằng quy định song ngữ Việt và Anh là quốc ngữ là điều khó được chấp nhận, mặc dù cá nhân tôi rất muốn người Việt biết càng nhiều ngoại ngữ càng tốt, kể cả tiếng Pháp và tiếng Tàu. Với tŕnh độ Anh ngữ của ngay cả các TS của trường Đại học Thái b́nh dương (!) ở VN hiện nay không đủ để nói một hai câu, th́ vấn đề tiếng Anh được quy định trong HP chỉ manh tính h́nh thức và hành dân. Hăy nh́n sự thực là ngay cả tiếng Việt c̣n nhiều người không rành th́ ai quan tâm đến tiếng Anh. Ví dụ như trong chính quyền xă th́ liệu có ai biết đánh vần tiếng Anh trong các văn bản hay không. V́ vậy mà tiếng Anh chỉ có thể được sử dụng trong các văn bản của chính quyền khi cần thiết là đủ, không nên để trong HP làm khó cho các luật. Trong luật cho giáo dục th́ nên khuyến khích học tiếng nước ngoài.

    Điều 5 : "tôn chỉ của VN sẽ là : Tự Do, B́nh Đẳng và Sự thật", điều 3 cũng có nhắc.

    Có lẽ có "Sự thật" v́ người Việt quen nói dối chăng ? Có nên chăng khoe vấn đề này trước toàn thế giới không ? V́ khi nói dối th́ người nói hoặc sẽ bị trừng phạt bởi lương tâm hoặc sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật nếu gây hậu quả. Đôi lúc, con người cũng cần phải nói dối cho một mục đích tốt cho người khác.

    Dr Tran nói HP7 tụ được tinh hoa của HP Pháp mà lại quên tôn chỉ Bác ái trong : "Liberté, Égalité et Fraternité". Tự do, B́nh đẳng, Sự thực mà thiếu tôn kính trọng nhau, th́ thật là một lỗi không nhỏ.

    Điều 6 : Ba nguyên tắc căn bản nhất của Việt Nam:

    Phần 1: Ư muốn của đa số nhân dân, được đại diện bởi Bản Hiến pháp, sẽ là Luật Tối thượng của quốc gia.

    Phần 2: Chính phủ sẽ từ nhân dân, bởi nhân dân, và v́ nhân dân.

    Phần 3: Các cuộc vận động chính trị sẽ hoàn toàn bất bạo động và không h́nh sự hóa các lư tưởng khác biệt.


    Điều 7 : ở đây lặp lại vấn đề "tất cả tam quyền trong chính phủ" mà tôi đă khẳng định hoàn toàn sai trong phần "lời mở đầu" trên đây.

    Điều 8 : Chỉ một đa số trong các vị Thượng Thẩm phán tại Tối cao Pháp viện mới có thể phán định rằng một điều luật nào đó là không hợp hiến.

    Nhận xét :

    Tuy nói HP7 tiếp thu những tinh hoa của các HP dân chủ như quảng cáo, nhưng lại thiếu tôn chỉ quan trọng Bác ái chứng tỏ người viết không nguyên cứu kỹ HP Pháp. Điều đó cũng cho thấy việc tôn trọng nhau không phải là điều cần thiết trong HP7.
    Last edited by hdat; 18-10-2011 at 01:10 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Posts
    691
    Quote Originally Posted by hdat View Post

    Điều 4 : tôi cho rằng quy định song ngữ Việt và Anh là quốc ngữ là điều khó được chấp nhận, mặc dù cá nhân tôi rất muốn người Việt biết càng nhiều ngoại ngữ càng tốt, kể cả tiếng Pháp và tiếng Tàu. Với tŕnh độ Anh ngữ của ngay cả các TS của trường Đại học Thái b́nh dương (!) ở VN hiện nay không đủ để nói một hai câu, th́ vấn đề tiếng Anh được quy định trong HP chỉ manh tính h́nh thức và hành dân. Hăy nh́n sự thực là ngay cả tiếng Việt c̣n nhiều người không rành th́ ai quan tâm đến tiếng Anh. Ví dụ như trong chính quyền xă th́ liệu có ai biết đánh vần tiếng Anh trong các văn bản hay không. V́ vậy mà tiếng Anh chỉ có thể được sử dụng trong các văn bản của chính quyền khi cần thiết là đủ, không nên để trong HP làm khó cho các luật. Trong luật cho giáo dục th́ nên khuyến khích học tiếng nước ngoài.
    Đừng lấy tŕnh độ của mấy thằng Việt Cộng làm chuẩn. Đừng cố "gọt chân" Hiến Pháp cho "vừa giày" tŕnh độ Việt Cộng.

    Tân Hiến Pháp được xây dựng để toàn dân đều có thể tham gia chính quyền chứ đâu phải chỉ mấy thằng/con Việt Cộng đâu mà lo rằng tŕnh độ Anh ngữ của dân Việt không đủ đáp ứng.

    Tôi thừa nhận rằng tŕnh độ Anh ngữ của đa số dân Việt Nam hiện nay khó đáp ứng ngay được yêu cầu HIỂU NGAY ANH NGỮ. Tuy nhiên, ở đây đề nghị là dùng song ngữ Việt - Anh mà, nên sẽ không hề ǵ.

    Hơn nữa, một khi Việt Cộng sụp đổ, giáo dục được canh tân th́ sợ ǵ 5-10 năm sau đa số người dân không hiểu được Anh ngữ chứ.

    Bằng chứng về tŕnh độ Anh ngữ của dân miền Nam trong chế độ VNCH chưa đủ chứng minh khả năng [học] ngoại ngữ của dân Việt à ?

  5. #5
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    365
    Điều 9 : Các đảng chính trị được tự do thành lập miễn được tổ chức theo các quy định của Bản Hiến pháp Thứ Bảy này.

    Cho đến giờ phút này, tôi chưa t́m ra quy định nào trong bản HP7 cho vấn đề này, ngoại trừ điều 9 trong chương I có nói về hội đoàn. Nhưng hội đoàn và đảng chính trị không cùng khái niệm.

    Điều 10 : Quyền lực chính trị phải do nhân dân nắm giữ, và nhân dân có thể sử dụng quyền lực này bằng cách bầu ra các đại diện, và qua các cuộc trưng cầu dân ư.

    Điều 11 : Bầu cử sẽ trực tiếp, phổ thông, b́nh đẳng, và trong sự kín đáo.

    Điều 12: Tất cả mọi công dân Việt Nam trên toàn thế giới, ít nhất 18 tuổi, và có quyền công dân hợp lệ, đều có quyền bỏ phiếu trong tất cả mọi cuộc bầu cử trong thành phố mà người đó ghi danh tại Việt Nam.

    Điều này có quá đáng không khi mà công dân Việt Nam trên toàn thế giới chỉ có thể bỏ phiếu trong thành phố mà người đó ghi danh tại Việt Nam. Tức là họ đang ở nước khác, th́ phải quay về VN để ghi danh hay / và bỏ phiếu ? Lính Mỹ bỏ phiếu ngay ở chiến trường Irak hay Afganistan là ví dụ. Tinh hoa này của HP Mỹ đă bị Dr Tran bỏ quên. Gần đến như Algérie, Ai cập, Tunisie ..., mà những người nước họ sống ở Pháp cũng chẳng phải lặn lội cơm nắm về quê để ghi danh hay / và bỏ phiếu. HP7 c̣n kém cả những HP các nước đó chăng ?

    Điều 13 : Quyền lực chính trị sẽ bao gồm mọi thành phần và đa phương. Không một đảng chính trị nào có quyền ngăn cấm một đảng chính trị khác tham gia vào tiến tŕnh dân chủ trong khi đảng chính trị kia tuân thủ luật pháp đầy đủ.

    Ngay cả ở VN th́ ĐCS cũng không ngăn cấm một đảng chính trị khác. Họ làm điều đó theo luật (của họ) thông qua Quốc hội chứ không ra mặt. Ở các nước dân chủ, điều này cũng có thể sảy ra nhưng mức độ thấp hơn nhiều, và cũng tất nhiên là núp sau luật. V́ vậy mà câu thứ hai trong điều này theo tôi là thừa.

    Điều 14 : Việt Nam sẽ tuân thủ Bản Thỏa ước Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc thông qua, lần hiệu đính gần đây nhất vào năm 1997.

    Điều 15 : Mọi h́nh thức cờ bạc sẽ bị nghiêm cấm. Mọi thỏa thuận và tham gia vào việc này tại Việt Nam trước khi Bản Hiến pháp này được chấp thuận đều sẽ bị hủy bỏ.

    Sổ số ... được tổ chức bởi nhà nước có được coi là h́nh thức cờ bạc ? V́ vậy mà vấn đề này nên để cho bộ luật h́nh sự quy định là hơn.
    Sau khi bản HP ra đời th́ các luật, thoả thuận, ..., vi hiến đều bị huỷ bỏ chứ không chỉ nạn cờ bạc. V́ vậy nếu điều 15 để th́ không nhất thiết để câu thứ hai.

    Điều 16 : Không một viên chức chính phủ nào sẽ bị truy tố dưới bất cứ h́nh thức nào nếu người đó chẳng qua chỉ thi hành nhiệm vụ chính phủ

    Điều 17 : Mọi viên chức chính phủ được bầu lên đều không thể bị truy tố...

    Viên chức nào của chính phủ được bầu lên ? Nếu chính phủ được coi là của hành pháp, th́ những người của chính phủ được dân bầu lên theo HP7 chỉ là Tổng thống, phó Tổng thống và Thủ tướng. Những thành viên khác được chỉ định, được bổ nhiệm. Vậy khi ghi : "mọi viên chứcchính phủ được bầu lên" chứng tỏ người viết HP7 không biết họ là ai.

    Điều 18 : Mọi quy chế giới hạn thời gian có thể bị truy tố và mọi truy tố dân sự trong Điều 17 kể trên sẽ được tái lập chống lại nhân viên chính phủ được bầu lên, một tháng sau khi người này thôi chức vụ.

    Nhận xét :

    Không kiểm tra kỹ lại HP trước khi đăng đàn : không có quy định thành lập đảng chính trị, nhưng lại nói có hoặc khái niệm hội đoàn được đánh tráo vào khái niệm đảng chính trị.

    Không tiếp thu đuợc tinh hoa của HP Mỹ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người Mỹ sống ở nước ngoài có thể bỏ phiếu ngay tại nơi ḿnh cư trú.

    Không biết rơ khái niệm "viên chức chính phủ được bầu lên".
    Last edited by hdat; 18-10-2011 at 02:37 AM.

  6. #6
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    365
    Điều 19 : Không có hồi tố cá nhân, truy thu, hoặc tái phân phối tài sản, bất cứ viên chức hiện tại hay trước đây của bất cứ mọi chính phủ nào từng hiện hữu trước khi Bản Hiến pháp này được phê chuẩn.

    Nếu nói bất cứ một viên chức của mọi chính phủ th́ đă đủ chưa. Những người thuộc chính quyền địa phương th́ sao ? Họ là hạng nhỏ ư ? Tổng số những người làm trong chính quyền tham nhũng, hối lộ, bán nước, cướp dân ... là bao nhiêu. Nếu kể cả đồng loă hưởng lợi là gia đ́nh, người thân, bạn bè, ...., của họ nữa th́ sẽ là bao nhiêu ?

    Tất cả những người này đă hút bao nhiêu máu của dân. Chắc chắn chẳng phải là ít.

    C̣n những kẻ trộm cắp, ăn cướp thậm chí chém giết trước khi HP7 có hiệu lực cũng sẽ được hưởng cái "miễn" này chứ ?

    Tại sao lại có sự đối xử phân biệt giữa một viên chức tham nhũng và một kẻ trộm cắp, ăn cướp trong khi tôn chỉ của HP trong điều 5 là "B́nh đẳng".

    Cho đến khi HP7 có hiệu lực, viên chức chính phủ và ... tha hồ đục khoét dân mà không lo ngại bị tịch thu. Họ mong nếu ngày đó phải có th́ đến càng muộn càng tốt và chắc chắn họ sẽ làm mọi cách làm chậm ngày này.

    Đành rằng HP7 phải được 2/3 dân thông qua, nhưng không phải vậy mà ghi cả những ǵ khó có thể chấp nhận nếu dân đọc kỹ. Nếu ghi mà hy vọng dân ủng hộ không cần đọc th́ cũng chỉ là cái bẫy nhét chữ vào miệng dân như các HP khác của chính quyền CSVN.

    Điều 20 : Trong 20 năm sau khi Bản Hiến pháp này được phê chuẩn, sẽ không có bất cứ lời nói hoặc hành động nào có ư nghĩa bất hảo chống lại bất cứ viên chức hiện tại hay trước đây của bất cứ chính phủ nào từng hiện hữu trước khi Bản Hiến pháp này được phê chuẩn.

    Điều này tôi nghĩ c̣n khó hơn điều 19 trên. Người ta có thể nhịn ăn, nhưng nhịn nói th́ khó lắm. Làm sao có thể cấm nói và như thế nào là "có ư nghĩa bất hảo" khi sự thực xấu là XẤU. Tôn chỉ của HP7 là : Tự do (ngôn luận) và Sự thực bị coi thường ở đây.

    Nếu chỉ được phép nói tốt, th́ có khác ǵ t́nh trạng hiện nay. Như vậy HP7 đâu có tốt hơn HP hiện nay của VN.

    Rồi đến cả luật pháp cũng không được quyền ǵ chống lại những viên chức tội phạm hay sao ? Chúng ngồi xổm trên luật vậy sao, trong khi những người khác th́ phải theo luật. Tôn chỉ : "B́nh đẳng" để đâu ?

    Thử hỏi bao nhiêu người dân đồng ư với 2 điều này. Toàn bộ những người không tham gia chính quyền tức là trên 90% chắc chắc sẽ không đồng ư để cho bọn quan tham an nhàn sài tiền từ mồ hôi nước mắt của họ. Đừng có mơ 2/3 dân đồng ư. Có dám th́ để những điều này ở chỗ dễ nh́n nhất để ai cũng có thể đọc dễ dàng và nhắc nhở lại cho người dân trước khi họ bỏ phiếu.

    Nhận xét :

    Nếu cho rằng dân ủng hộ 2 điều 19 và 20 th́ người viết HP7 hoàn toàn không hiểu con người VN, hay c̣n gọi là quan liêu. C̣n nếu biết dân không ủng hộ mà vẫn cố ghi vào HP là có ư định lừa đảo.

    Chỉ riêng 2 điều 19 và 20 đă đủ để đánh tan điều 5 với tôn chỉ Tự do, B́nh đẳng và Sự thật, tức làm sụp đổ toàn bộ HP7, hay HP7 chỉ là xạo.


    c̣n tiếp ...
    Last edited by hdat; 18-10-2011 at 02:23 AM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    365
    CHƯƠNG I: BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM



    ĐIỀU 1: TỰ DO NGÔN LUẬN

    Phần 1: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ư kiến riêng họ và của người khác bằng mọi phương tiện truyền thông, bằng hội họp, bằng biểu t́nh, miễn không vi phạm quyền bảo vệ cá nhân của người khác, và không vi phạm các
    điều khoản luật lệ khác.

    Phần 2: Quốc hội không được cấm bất cứ tôn giáo nào sử dụng quyền tự do ngôn luận, miễn là các tôn giáo này giới hạn phạm vi hoạt động của họ tại các nơi thờ phụng được định trước.

    Phần 3: Quốc hội phải thông qua các điều luật định nghĩa giới hạn cần thiết của tự do ngôn luận để bảo vệ, bao gồm nhưng không hạn chế, các vấn đề như an ninh quốc pḥng, văn hóa, trẻ vị thành niên, kỹ thuật đặc quyền.

    Phần 4: Hành pháp không được thành lập truyền thông đại chúng của riêng ḿnh, và tỏ sự thiên vị trong bất cứ ngành nào của nền truyền thông đại chúng từ bất cứ nguồn gốc nào.


    ---------

    Phần 2 : phần này để ngỏ cho Quốc hộ cấm tôn giáo tự do ngôn luận ở nơi công cộng là sai. Quốc hội không thể cấm bất cứ tôn giáo nào sử dụng quyền tự do ngôn luận ngoài giới hạn phạm vi hoạt động của họ tại các nơi thờ phụng được định trước khi mà tôn giáo không làm ǵ phạm luật.

    Tôn chỉ của HP7 "B́nh đẳng" là cho tất cả mà phần 1 cũng nhấn mạnh "mọi người đều có quyền tự do ngôn luận" th́ Quốc hội không thể cấm riêng tôn giáo mà lại cho phép những người khác sử dụng quyền tự do ngôn luận ở bất kỳ chỗ nào .

    Ví dụ như Đức Giáo Hoàng hay Đức Dalai Lama phát biểu trước cả trăm ngàn hay triệu người ở quảng trường thủ đô ... chỉ trích chiến tranh, chính sách các nước giàu bỏ đói nước nghèo, ..., liệu có bị cấm không ?


    ĐIỀU 2: BẢO VỆ NHÂN PHẨM

    Phần 1: Không ai tại Việt Nam được phép kết thúc đời sống của một người khác. Không có bản án tử h́nh cho bất cứ trọng tội nào.

    Phần 2: Chính phủ phải cung cấp lương thực căn bản và nơi tạm trú cho mọi người dân nào do bệnh tật hoặc nghèo khó mà không có nơi nương tựa và không có thực phẩm.

    Phần 3: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào an sinh xă hội.

    Phần 4: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào y tế và các ngành liên quan.


    ---------

    Phần 2 : ngay cả một nước giàu nhất thế giới cũng không thể làm được điều này, th́ thử hỏi VN là một trong những nước nghèo nhất thế giới làm sao có thể thực hiện được điều đó. Điều này hoàn toàn chỉ để mị dân. Điều này nếu được viết : chính quyền cần có chính sách quan tâm giúp đỡ đến những người bệnh tật nghèo khó, th́ c̣n có thể chấp nhận được.

    Phần 3 và 4 : về ngân sách, sẽ được phân tích trong chương về Hành pháp. Ở đây tôi chỉ nhắc là khái niệm thành phố không được HP hiểu đúng nghĩa tiếng Việt hay đúng hơn không thể vận dụng cho VN. HP7 nói : ngân sách Quốc gia và thành phố. Vậy các dơn vị hành chính khác không thuộc HP7 hay sao ? Có thành phố thuộc tỉnh, có thành phố ngang tỉnh, có thành phố ngang huyện hay quận ... Đúng ra phải nói là ngân sách Quốc gia hay / và địa phương. Điều này chứng tỏ, khi dịch qua google "bang" chuyển thành "thành phố" là chấm hết, không biết "tỉnh" là ǵ.


    Qua nội dung của cả 4 phần th́ tên của điều 2 : BẢO VỆ NHÂN PHẨM, liệu có đúng nghĩa không ? Ngoại trừ bỏ án tử h́nh, c̣n th́ chẳng nhẽ Nhân phẩm được định nghĩa (chỉ) bởi : an ninh, xă hội, bệnh tật, nghèo đói ư ? Nhân phẩm của HP7 tương lai sao mà rẻ mạt vậy, chỉ có ăn và ở, nghĩa là đủ sống về vật chất là hết..

    Nhận xét :

    Tôn chỉ của HP7 : B́nh đẳng và Tự do bị vi phạm trong điều 1 phần 2.

    Nhân phẩm con người được hiểu theo HP7 quá rẻ mạt.

    Hoàn toàn vô trách nhiệm kèm tính lừa đảo mị dân khi giao cho chính phủ một nhiệm vụ mà chắc chắn không thể hoàn thành trong phần 2 điều 2.

    Người viết HP7 không có khái niệm về các đơn vị hành chính của VN, ngoài chữ "thành phố" th́ không biết ǵ khác.



    c̣n tiếp ...
    Last edited by hdat; 18-10-2011 at 03:39 AM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    365
    ĐIỀU 3: QUYỀN TỰ DO VÀ BẦU CỬ

    Phần 1: Mọi công dân Việt Nam bằng hoặc trên 18 tuổi có quyền công dân hợp pháp đều có quyền đi bầu và quyền này phải được tôn trọng toàn vẹn bởi chính phủ quốc gia và thành phố.

    Phần 2: Mọi người đều có quyền tự do phát triển cá tánh của ḿnh miễn là không vi phạm các quyền lợi của người khác, không vi hiến, và không vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức.


    Quyền tự do phát triển cá tánh nên được đổi thành quyền tự do phát triển khả năng, v́ khả năng có nghĩa tiến bộ và rộng hơn cá tánh.


    ĐIỀU 4: B̀NH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

    Phần 1: Mọi người đều binh đẳng trước pháp luật.

    Phần 2: Nam nữ b́nh quyền.

    Phần 3: Không ai có thể bị đối xử xấu hoặc tốt hơn thường lệ v́ lư do giới tính, thành phần gia đ́nh, chủng tộc, sắc tộc, ngôn ngữ, xuất thân từ quốc gia nào, đức tin, tôn giáo, hoặc tư tưởng chính trị.


    Phần 1 đă bị điều 19 và điều 20 của chương TIÊN ĐỀ ngồi xổm lên trên, như đă phân tích ở trên.


    ĐIỀU 5: TỰ DO TÍN NGƯỠNG, LƯƠNG TÂM, VÀ TÔN GIÁO

    Phần 1: Quyền tự do tín ngưỡng, lương tâm, và tôn giáo đều bất khả xâm phạm.

    Phần 2: Không ai từ 18 tuổi trở lên có thể bị ép buộc làm việc ǵ trái lương tâm họ.



    ĐIỀU 6: TỰ DO HỌC HỎI

    Phần 1: Toàn bộ nền giáo dục do chính phủ quốc gia quản trị.

    Phần 2: Giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 9 hoàn toàn miễn phí và bắt buộc.

    Phần 3: Giáo dục về các tín điều tôn giáo và lư tưởng chính trị đều tùy ư học sinh chọn lựa và không được chi trả bởi ngân sách quốc gia và thành phố.

    Phần 4: Không học sinh nào được thiên vị hoặc bị có thành kiến v́ đức tin tôn giáo hoặc khuynh hướng chính trị.

    Phần 5: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào giáo
    dục.


    Phần 1 : "chính phủ quốc gia" là ǵ ? liệu c̣n có chính phủ khác ngoài chính phủ quốc gia không. Đây là một lỗi điển h́nh của việc dịch bằng được qua google mà không cần biết mục đích làm ǵ. HP7 được nói là tinh hoa của HP Mỹ, Đức và Pháp. Chỉ có Mỹ và Đức là có khái niệm chính phủ quốc gia và chính phủ mỗi bang. VN là nước không được chia làm bang như Pháp, th́ tại sao không hút tinh hoa của HP Pháp ? V́ vậy mà khái niệm chính phủ quốc gia cũng như chính phủ thành phố nếu có hoàn toàn vô nghĩa với người dân VN.

    Ngoài hệ thống giáo dục nhà nước, trong các nước dân chủ cũng có trường học tư nhân. Kinh tế thị trường làm nảy sinh điều đó. Và thường là các trường tư nhân có chất lượng không kém mà có khi cao hơn các trường công lập. Việc quy định nhà nước độc quyền trong giáo dục liệu có ngăn cản tôn chỉ "Tự do" hay không ?


    Nhận xét :

    Khái niệm tiếng Việt hiểu sai : chính phủ quốc gia và (chính phủ) thành phố hoàn toàn vô nghĩa, các chính sách được dịch kèm theo sẽ không thể áp dụng được.
    Last edited by hdat; 18-10-2011 at 04:01 AM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    365
    ĐIỀU 7: TỰ DO HỘI HỌP

    Phần 1: Tất cả người Việt Nam đều được quyền hội họp riêng tư yên ổn, không cần xin phép chính phủ quốc gia và thành phố.

    Phần 2: Mọi sự hội họp tôn giáo đều được tự do tổ chức, nhưng chỉ trong các khu vực thờ phụng.

    Phần 3: Các cuộc biểu t́nh tôn giáo tại nơi công cộng đều bị tuyệt đối nghiêm cấm.

    Phần 4: Các cuộc biểu t́nh chính trị ôn ḥa đều được tự do tổ chức, nhưng phải xin phép chính quyền địa phương trước 7 ngày, và được cho phép 3 ngày trước khi xảy ra.

    Phần 5: Trong mọi cuộc hội họp, tất cả mọi điều luật, bao gồm nhưng không hạn định các điều như an ninh công cộng, pḥng chống hỏa hoạn, giao thông đường phố, tiêu chuẩn đạo đức, quyền tự bảo vệ nhân phẩm, đều phải được tôn trọng.


    --------

    Phần 1 : khái niệm "chính phủ quốc gia và thành phố" hoàn toàn vô nghĩa như đă phân tích ở trên. Hậu quả từ cái sai này sẽ thông suốt HP7, nên tôi không nhắc lại nữa mà chỉ in màu đỏ.

    Thế nào là "hội họp riêng tư yên ổn", mấy ai hiểu điều này ? Lẽ ra là phải viết là : hội họp ở địa phận tư nhân hay của các tổ chức. C̣n "yên ổn" th́ có điều 5 quy định.

    Phần 3 : v́ HP bảo đảm "B́nh đẳng" không phân biệt ... tôn giáo, cho tất cả nên những cuộc biểu t́nh tôn giáo tại nơi công cộng cũng phải được phép miễn là không vi phạm luật biểu t́nh.

    Phần 4 : những vụ biểu t́nh không mang tính chính trị th́ sao không được nói đến ? được quyền không cần xin phép hay sao ?

    Biểu t́nh chống TC có mang tính chính trị hay không ? Lẽ thường, các cuộc biểu t́nh chủ yếu cho đời sống, công ăn, việc làm, chống bất công ..., nhưng tất cả đều dẫn đến chính trị v́ chỉ có chính trị mới đáp ứng được các đ̣i hỏi của biểu t́nh. V́ vậy khi nói tất cả các cuộc biểu t́nh đều mang tính chính trị th́ cũng chẳng ngoa.

    V́ vậy mà phần 3 và 4 nên được gộp lại thành một phần : các cuộc hội họp, biểu t́nh ... ở nơi công cộng phải có sự đồng ư của chính quyền.

    C̣n biểu t́nh "ôn hoà" hay "yên ổn" như đă nói ở trên th́ đă có phần 5.


    Nhận xét :

    Lại có hiện tượng vi phạm tôn chỉ của HP "B́nh đẳng không phân biệt tôn giáo" đối với biểu t́nh.
    Last edited by hdat; 18-10-2011 at 04:03 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    27-04-2011
    Posts
    84
    Người viết bài này sai chính tả tùm lum, hiểu biết Tiếng Việt kém. Từ đó đă cho thấy ko đáng để đọc cái anh ta viết ra. B́nh sinh ghét nhất là sai chính tả, điều đó cho thấy sở học của anh ta cỡ nào rồi chứ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 30-11-2011, 03:12 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 06-11-2011, 10:19 PM
  3. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •