Page 16 of 23 FirstFirst ... 6121314151617181920 ... LastLast
Results 151 to 160 of 225

Thread: Sau bức mành mành tre...

  1. #151
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    niềm nhớ không tên ; truyền bá Quốc ngữ.......

    Chữ Quốc ngữ được dung trong việc chuyển ngữ các kinh sách của đạo Thiên Chúa.. Cho những người Việt muốn hoc tiếng Pháp lúc bấy giờ ( 1882-85) có một người Pháp mở một trường tư thục do một hào phú mở trường, mướn giáo sư.. ở phố hàng Đào.. day tiếng Pháp, dành cho những thanh niên muốn học để đi làm thong ngôn cho Pháp..
    Trong số thanh thiếu niên đến học th́ có Nguyễn văn Vĩnh.. nhà nghèo, hiếu học, đến làm mướn cho tư thục.. nhưng lén nghe giảng và thong minh hơn người đă được những giáo sư Pháp lưu ư và cất nhắc cho hoc.. để rồi đến khi thi tốt nghiệp, NV Vĩnh đă đậu cao và đươc tuyển dung, trở thành thong dịch viên xuất sắc.. được bổ nhậm làm trợ lư cho công sứ Pháp ở tỉnh Bắc Ninh.
    Ông NV Vĩnh được gởi qua Marseilles.. theo phái đoàn Thương nghiệp Thuộc địa, ông có dịp được tiếp xúc với kỹ nghệ in báo chí và ấn loát, khi về lại VN, ông đă mở nhà in ấn loát sách truyện, xuất bản tờ báo đầu tiên ; Đông cổ Tùng báo, tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ ở Bắc kỳ. Đến năm 1913, ông cho xuất bản tờ Đông dương Tạp chí, và day dân Việt viết văn bằng chữ Quốc ngữ.. Ông cũng là người Việt đầu tiên dịch các tác phẩm văn hoá từ Pháp ngữ sang tiếng Việt.. và ngược lại những áng văn hay của Viêt sang chữ Pháp cho người Pháp đọc.. Trong những tác phẩm văn học hay của Pháp của các tác giả như Balzac,Dumas, Hugo, nhất là La Fontaine với thơ ngụ ngôn ( fable).. c̣n phía quốc văn.. th́ nhất là quyển truyên Thuư Kiều dẫn giải bao gồm phần dịch nào nghĩa đen (sens propre) nghĩa bóng ( sens figuré ) và phần giải nghĩa các điển tích . ....t.t......

  2. #152
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    quê tôi bên nớ.. bên ni.. ngày Quốc khánh.....

    ... nmq mấy ngày nay vô t́nh mà lại bân rộn, phần v́ khách đường xa.., lại đến ngày Quốc khánh của quê mẹ kế 01-07-2014... kỷ niêm ngày lập quốc sau 147 năm..( trước đó Canada là thuộc địa của bà Chúa chè...).. riêng nhà của cháu gái ở Montreal năm nay... tuy lưng nhà nh́n ra gịng sông Des Prairies.. nhưng phong cảnh that đẹp.. hai bóng cây Erable cao to.. rồi đến hàng rào bông hồng chùm... từ trên sân cỏ rộng bước xuống bờ sông.. có cầu ván neo thuyền và chỗ rửa chân cho quí bà.. Ngay cột hàng rào là bốn lá cờ Canada, Quebec, Ontario.. và không thể quên; lá cờ vàng ba sọc đỏ ... gió thổi bồng bềnh..tung bay trong nắng sớm, hân hoan..chào mừng ngày lập quốc Canada
    .
    Sáng sớm ra mọi người lục tục kéo đến tiền đ́nh Quốc hội Canada.. sau đó là buổi lễ.. đơn giản mà trọng thể, nh́n thấy quê người mà buồn cho quê hương Việt.. Cả ngày rong chơi, vui vẻ.. đến tối lại pháo bông rực rỡ cả một bầu trời..

    Cảm ơn Mẹ kế Canada.. cảm ơn nhân dân Canada.. và Quebec nói riêng.. chạnh ḷng nhớ thương quê Việt..
    ...... anh c̣n nhớ hay anh đă quên !!
    ......câu truyện t́nh hồng của thuở đôi mươi .... thật đẹp.. thật t́nh tự...
    - không.. tôi không quên v́ rằng ; tiếng Việt c̣n th́... t́nh tự quê hương cũng vẫn c̣n....!!... tt....

  3. #153
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    chữ Quốc ngữ c̣n th́ Việt Nam vẫn c̣n ..!!!!!

    .. qua mấy ngày bận rộn, vui mừng mà cũng nhớ thương đến quê hương bản quán. Coo Tú hỏi ;
    .. anh .. sao chưa gơ tiếp ?? ... có chứ và những going chữ ngày hôm nay đến với quí Bạn.. nó đă có từ thế kỷ 17 với going tên Thiên chúa giáo.. bởi các vị thừa sai sang giảng đạo.. là tôn giáo tâm linh mà cũng là chuyện khác nữa...đi chinh phục, mở rộng vùng cai trị ; thuôc địa kinh tế....

    Sự có mặt của Thực dân trên vùng đất Phong kiến đă làm thay đổi cuc diện địa phương từ diện mạo Văn hoá ( custom) đến bản sắc dân tộc ( identity ). Việt Nam cuối đời Nguyễn tuy có chữ Nôm làm gốc Văn học, thế nhưng vẫn là " cái đuôi " của nền van hoá cổ xưa của Trung Hoa; Tứ thư/ Ngũ kinh làm căn bản... gối đầu giường..!! Nay bị khuất phuc bởi Thưc dân ( Bạch quỉ)...tất cả đảo lộn, nào tam cương, nào ngũ thường.. hết cả tôn thờ th́ làm sao ..trị quốc, b́nh thiên hạ ?? Tuy nhiên, nó có cái hay..cái tốt. lại dễ học. dễ viêt... c̣n đối với Thực dân.kiêm soát cả xác lẫn hồn...tt..

  4. #154
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    lamf sao ddeer gox dduowcj nhanh....

    Kính gửi đến ban Biên Tập và quí vi trong ban Điều hành..,

    nmq gơ bài trên mà cảm thấy như tập đánh vần thời c̣n để chỏm...
    Quí vị hay coi lại.. duyệt lại software đang dung xem... nó bịnh tật ra sao ?? chứ mệt quá.. cái đuôi auto save làm sao cắt bỏ được th́ cũng nên cắt bỏ v́ nó ngáng cẳng.. nên bytes không nhận và chuyển dịch được.. mong mỏi được sự chú ư đến của quí vị... Cảm ơn . nguyenmanhquoc

  5. #155
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Xin cao lỗi vắng mặt

    nmq xin cáo lỗi vắng mặt trong những ngày tới v́ có chút việc riêng. Khi xong, nmq sẽ trở lại cùng các Bạn..

    Chúc quí Bạn vui vẻ, hang say tranh đấu trên bàn phím ./. Bye....... nmq

  6. #156
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    chợ chữ; quốc ngữ.. chữ nước ta ....

    . Hôm nay 20 tháng Bảy 2014, ngày Chủ nhật, nmq lại trở vè với quí Bạn và Diễn đàn. Nay xn tiếp nối câu truyện dở dang... về quốc ngữ, chữ nước ta . Con cái nhà đều phải học..! Nay xin hăy lùi về quá khứ để nh́n lại chặng đường dài của Quốc ngữ h́nh thành...
    Sự có mặt của Thực dân làm Phong kiến thay đổi, khi thay đổi th́ lại có những lưc luọng chốngddoois v́ lẽ ǵ đó. Quốc ngữ đem lại sự truyền thông mở rộng trong dân chúng, nâng cao dời sống văn minh lên tầm bậc cao.. thế nhưng lại là sự phá bỏ những cổ hủ, những khuôn sáo rườm rà trong văn hoá cổ xưa, thế cho nên các cụ mũ cao áo rộng, chân hia,.tay hốt nay mất đi phần thụ hưởng.. hay như bộ mặt thật được hé lộ ra cho toàn dân nh́n thấy để mà có lời ong.. tiếng ve.. khen chê này nọ.

    Quốc ngữ được h́nh thành qua kư tự Bồ đào nha, La tinh..thuộc Âu châu, hơn nữa giọng nói, phát âm của dân ta lại nhiều âm điệu.. và các dấu chẩn âm phải được chuẩn để khi phát ra âm điệu của con chữ đúng với câu văn, con chữ địa phương... và từ đây cả một nền Giáo dục mới được h́nh thành, vừa phục vụ cho phát triển xứ sở.. vừa tiện dụng cho viêc truyền thông và cai trị của thực dân. Chúng ta đă có được 24 chữ cái ( alphabet) và các dấu thăng âm ( accents) như sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngă (~), và dấu nặng (.), cùng một bán âm (oo/ kính coong= tiếng chuông xe đạp cổ xưa, hay ngụi chạy giấy trong bureau= planton= tiếng Việt gọi là loong toong....

    Quốc ngữ cũng phải trải qua một giai đoạn khá dài cho đến 1943 mới có tập sách đâù tiên ghi ra và giảng về Văn phạm do Luật sư Nguyễn mạnh Tường và học giả Trần trọng Kim( gám đốc nha học chính Bắc Việt) soạn thào làm sách giảng dạy trong chương tŕnh Giáo dục Phổ thông Tiểu học và Trung học.
    Trong quá tŕnh phát triển, tờ báo Việt ngữ đầu tiên là tờ Gia định báo, in song ngữ Pháp/Việt ra mắt năm 1865.
    Các trường học được Thực dân xây cất và mở ra cho dân Việt đầu tiên là trụng Thông ngôn, nhằm đào tạo một lớp nhân viên hành chánh thông dịch từ ngôn ngữ Pháp/Việt hay Việt/Pháp cho việc thi hành cai trị bản xứ..trường Thông ngôn college D'Adran 1861.. trường Hậu bổ, ra làm quan huyện ở Hà nội 1864, Huế 1905..

    Gioá dục cho con em bắt đầu từ cấp Tiểu học được h́nh thành khoảng 1905... với chương tŕnh hoc cả chữ nho nhưng thu hẹp dần, chữ quốc ngữ thay thế cho đến lớp nh́ (moyen) th́ bỏ chữ nho.. và thay bằng chữ Pháp.. đến 1908 th́ chương tŕnh giáo dục Tiểu học nở rộ.. khắp các huyện lỵ.. sach th́ dùng sách Pháp đă được dịch qua tiếng Việt, vở viết có kẻ gịng.. giấy trắng đóng thành tập/vở đẻ viết với ng̣i bút sắt hiệu Mallar (dọc giữa ng̣i có khe nhỏ) và học sinh th́ chấm mực tím (violet-mauve), c̣n công sở dùng mực xanh-đen(bleu-noir), mực đỏ cho thày giáo để chấm bài vở.. viết nháp, hay tập đồ th́ dùng bút ch́ (crayon/ Gilbert-2 hết sảy ..).

    Các văn thân, cách mạng thấy phong trào Quốc ngũ phát triển mạnh nên có vẻ e ngại cho chữ nho, chữ của thánh hiền cũng vội nương theo đà phát triển quốc ngữ, lập ra phong trào Đông kinh nghĩa thục(1908) do các nhà cách mạng như Phan bội Châu, Cường Để, Phan châu Trinh, và nhiều nữa khỏi xướng.. cũng mở lớp dạy quốc ngữ.. cũng mướn ngụi Pháp đến dạy học... nhưng sau này bị nghi ngờ nên đóng cửa..... tt....

    Ghi chú ; Quí Bạn thuong mến đến "Hà nội trong kư ức.." của nmq.
    nmq có nhận được yêu cầu của các đại lăo thân hữu.. nmq sẽ gơ lại version2.. sau khi gơ hết loạt bài về chợ chữ quốc ngữ này. Thấm thoắt thế mà cũng đă bốn năm qua rồi đấy. Hà nội trong kư ức đến với bạn đọc toàn cầu từ thắng Bảy/2010 và nay cũng là 07/2014.

    Thân kính./. nmq

  7. #157
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    chợ chữ quê tôi..và kỹ nghệ in ấn.....

    tiếp theo.... kể từ khi bức tượng bà đầm xoè được gắn lến trên tháp rùa hồ Gươm.. một luồng gió mới về văn hoá Âu Tây.. một cuộc cách mạng, hay một cuộc đổi mới cho đời vui hơn ?? !! những con chữ tượng h́nh Hán-Nôm nay được dần dần thay bằng quốc ngữ a..b..c..

    Các trường tiểu học do nhà nước bảo hộ mở ra từ khắp vùng miền xuống đến tận huyện lỵ, trường học được xây cất, c̣n các làng xă th́ đ́nh, chùa cũng dành chỗ cho con em để lấy chỗ học tập. Tiếp cận với nếp sống mới, đọc được con chữ phổ thông.. không c̣n giới hạn.. lại được mở rộng tầm mắt, được hiểu biết nhiều truyện ở đời qua các tờ báo hàng ngày.. các tiểu thuyết được dịch ra từ tiếng Pháp hay tiếng Tàu sang tiếng Việt, nào nhóm Đông kinh nghĩa thục.. nào nhóm Tự lực văn đoàn.. nào các tác giả như Vũ trọng Phụng (1912- 1939), với Số đỏ, Giông tố....Ngô tất Tố.. Lều chơng.. Nguyễn công Hoan.. Lá ngọc cành vàng.. rồi đến Sách học cho Tiểu học Viêt... tất cả như một làn sóng ập xô vô bờ.. và các nhà in ấn nay được mùa phát triển..

    nhà in IDEO ( imprimerie d'Ẽtreme Orient/ hay c̣n gọi là Viễn đông ấn quán, gốc từ bên Pháp) được thành lập, khởi thuỷ do hai anh em chủ đạo/editeur Francois& Ernest Schneider,( Nam kỳ cũng có chi nhánh của IDEO, ngay góc đường Lê Thánh Tôn/Filippini) nhằm mục đích in ấn các văn bản, tài liệu cho Hành chính Bảo hộ, ít năm sau, v́ nhu cầu phát triển mở rông, ấn loát các sách giáo dục thay v́ phải mang từ Pháp qua, trong Nam sau này là Kim lai ấn quán....

    nhà in Quốc gia, ở góc hàng Lọng và Nguyễn thái Học in ấn các tài liệu về phía VN và các sách giáo dục do nha Học chính Bắc Việt soạn thảo, cung cấp cho các trường toàn vùng miền Bắc.
    Các sách tập đọc như Quốc văn giáo khoa thư các lớp tiểu học
    các sách, về Luân lư, Vệ sinh thường thức cấp tiểu học...
    sau này đến các tài liệu Văn học sử, thi văn hợp tuyển của Gs DQH..

    C̣n Trí Đức thư xă ở góc Đinh Tiên Hoàng trông sang đền Ngọc Sơn( Hoàn Kiếm) th́ chuyên về các tài liệu Sử kư, Địa dư ( cuốn sử Việt Nam cận đại của Phạm văn Sơn in do nơi đây (1952) ??)

    về phần dân gian, phần dịch thuật từ tiếng Pháp qua Việt có học giả Nguyễn văn Vĩnh ( người đem kỹ nghệ in ấn từ Pháp về Việt nam) hay từ Việt qua Pháp như truyện Kim vân Kiều... thơ ngụ ngôn của La Fontaine. Rồi sau đến Hà mai Anh với Tâm hồn cao thuợng của De Amicis, hay như Sans famile của Hector Malot...

    Phần dịch thuật từ tiếng Tàu sang Việt th́ có nhiều nhà nho đă chuyển dịch nhưng qua thể kể chuyện bằng miệng.. và nay th́ đă có nhà in Quảng Thịnh hàng gai đảm trách phần in ấn song ngữ Việt/hán-nôm. . như Tam tự kinh, Tam thiên tự..
    Các chuyện như Tam quốc, Đông Chu liệt quốc, Phong thần.. Phàn Lê Huê, Vơ Ṭng v.v.. th́ do nhà in Hồng Khê hàng Bồ..
    ... các sách về đạo giáo th́ đă có nhà in Ngô Tử Hạ phố nhà Chung...

    Các nhà in báo th́ có ở Lamblot cho Tin mới.. ở đầu bà Triêu.. và ở hàng Trống....

    Trước cao trào phổ thông quần chúng.. các hội đoàn người Việt cảm thấy cần thúc đẩy dân chúng đi học ít nhất cũng đủ để đọc truyện sau đó đến viết được những gịng chữ để có thể viết thư.. và nào hội Khai Trí Tiến Đức, Trí tri.. Quảng thiện Phúc Thiện.. hô hào và cụ Nguyễn Văn Tố cùng các học giả Trần trọng Kim, Đào duy Anh.. Hoàng xuân Hăn.. cụ Hoè.., thúc đẩy và thành lập hội Truyền bá Quốc ngữ ngày 25-05-1938.. lực lương đảm trách đă có Phan Anh kêu gọi đám sinh viên ,thanh niên tiếp tay.. thế rồi nhà nước thực dân cũng vui vẻ cho mở cửa các trụng Tiểu học về chiều tối để mở lớp học của hội Truyền bá quốc ngữ...
    ... chiều tối khi xong xuôi bữa cơm chiều.. từ quê lên tỉnh.. các em cháu, các ông bà bận kế sinh nhai.. lại chiều chiều từng đoàn người kéo đến trường để học i tờ..
    ....... i th́ có chấm.. và tờ dài có ngang...
    .. c̣n người đẹp Văn khoa Giáng Ngoc là thư kư liên lạc các trường lớp của Truyền bá quốc ngữ Hà nội.. để rồi thày giáo Đại học Văn khoa đặt riêng cho một cái tên thật mỹ miều... cô tú Thanh Vân .

    Truyền bá Quốc ngữ và cô Tú Thanh Vân xin tạm kết thúc ở đây... v́ nmq đă hứa với thân hữu là sẽ gơ lại "Hà nội trong kư ức..." để cho đủ bộ truyện dài về quê hương bỏ lại phía sau. Trân trọng.

  8. #158
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Hà Nội và Hiệp định Geneve 1954; hay Hà nội trong kư ức....

    Hà nội trong kư ức........(đăng lại lần thứ nhất )... được sửa lại từ con chữ chính tả đến câu văn cho xuôi, đúng nghĩa., trong sự cố gắng của nmq

    .. Lời mở đầu : Hà nội trong kư ức được nmq gơ lên Diễn đàn Đàn chim Việt, sau khi đọc bài cuả t/v My Thanh., rồi đến lời khuyến khích của bạn đọc.... Khởi đăng từ tháng Tư năm 2010 cho đến tháng 11 / 2010.
    Loạt bài này đă được nhiều góp ư kiến.. phê b́nh; khen cũng có mà chê cũng có. Tâm ư của nmq là ghi lại, gơ ra cho mọi người cùng đọc cái bối cảnh xă hội của một thời quá khứ, cái khổ đau rên siết của gióng gịng Lạc Việt, và cái cố chấp của văn hoá trong luỹ tre làng cho đến cái phá cách hung hăn, tàn nhẫn, dă man,lừa bịp,lỳ lợm của một chủ nghĩa giáo điều Cộng sản, đă cố t́nh huỷ hoại tận gốc cái gốc rễ kỷ cương, luân lư, văn hoá Á Đông... không ngoài mục đích làm thoả tham vọng độc tài để cai trị.
    Cũng đă có người đọc phê phán đây là truyện cá nhân, diễn đàn chính trị không muốn đăng v́ không hợp ư.. và cũng có ư kiến bạn đọc hoan nghênh, cổ vơ v́ bài gơ đă nói lên được những sự thật mà người dân đă phải trải qua trong cơn băo lửa của tiêu thổ hay trường kỳ kháng chiến.. cái đau khổ v́ mất mát.. v́ thất tán.. ngay cả v́ cải cách ruộng đất, cải tạo thương nghiệp, hay tệ nạn " nhổ cỏ th́ nhổ tận gốc" và tàn khốc hơn cả phong kiến thực dân trong nạn t́m để diệt chống đối; Việt gian/Việt ngay...
    1/ Hà nội trong kư ức ghi lại từ 1940 đến 1954( Geneve), 1955 cuộc di cư t́m tự do........
    2/ Sau bức mành mành tre ghi lại miền Bắc sau Di cư 1954.. cho đến vượt biển 1980, rồi cuộc sống nơi quê ngoại 1980 cho đến nay 2014
    2/ Nghe chuyện Hà nôi, nmq gơ phụ lực cho t/v Tygon ghi lại đời sống Hà nội một thời trước 1954

    Như vậy quí Bạn, nếu lần lượt mà đọc th́, sẽ có một h́nh ảnh về cảnh xưa của Ha nội..
    ... nếu thêm được ; Saigon thuở ấy.... quí bạn sẽ có toàn cảnh kể cả miền Nam từ 1954 cho đến 1975...
    Hà nội trong kư ức sẽ đến với quí bạn ngày mai..... Trân trọng. nmq

  9. #159
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Hà nội trong kư ức......(1) một ngày hè năm 1954..

    Chiếc xe đạp lăn bánh đều..đưa tôi đi từ Quang Trung.. Trần quốc Toản. . ra đến phố Huế dọc theo phố Huees lên đến Hai bà trwng..rẽ tay trái để theo phố Hai bà Trưng.. rồi qua trường Ste marie.. áo trắng .. nay th́ cửa đóng then cài..Đi tiếp qua Toà án.. rồi rẽ tay phải đến Phủ Doăn.. rẽ tay trái là Trường Thi.. thẳng đường về Cửa Nam.. giữ bên tay phải đi qua bariere xe hoả để đi về nhà ...

    Chợt thấy đói bụng, ừ thôi.. đă lâu rồi không đến ăn phở bác Ất, hàng phở quen thuộc cả những ai thường hay đi xem đá bóng ở sân vận động Mangin, gần cột cờ... chặng đường đi... nay sao vắng lặng làm vậy, cô đơn đến lạ lùng, xe điện chạy dọc theo phố hàng Bông, Cửa nam.. hàng Đẫy.. vẫn trầm lặng chạy.. trên đường ray .. lâu lâu đến khúc rẽ lại nghiến đường ray tạo nên những âm thanh.. i..i.. u..u . Qua bariere xe hoả là đến nhà tôi , phố Puginier ( nay là đường Đường Điện Biên Phủ). Hai hàng cây sấu đứng im ĺm trong nắng chiều, những cành lá gầy khúc khuỷu.. khoe ra những quả xấu sần sui..vàng đậm... đang đong đưa trong gió.. chợt có tiếng bộp.. khô khan.. đập xuống mặt đường.. để mắt vội nh́n.. một quả sấu đang lăn trên mặt đường nhựa, tôi xuống xe.. đi lại nhăt... rồi lại tiếp tục đi đến gó đường đôi, cuối vườn hoa cột cờ.... nơi đó là chỗ mà gánh hàng phở của bác Ất.. đă có từ lâu rồi.... dụng cái xe đạp cà tàng...
    ... chào bác... đến xin bác bát phở...
    .. đă lâu rồi không thấy cậu đến... hôm nay chắc lại mưa mất thôi !!
    dạ.. cũng tại ngày xưa th́ con đường này là con đường đi học... nhưng nay cháu đă đi ngược chiều rồi.. v́ trường học ngoài phía bờ sông !!!
    .. thế hôm nay câu ăn phở chín gầu hay nạm...
    ... xin bác cho bát chín gầu ḍn...

    Phở của gánh phở bác Ất chỉ có phở chín.. hoặc là nạm, gầu hay mỡ.. hay sụn thôi chứ không có phở tái..riêng tôi, tôi thích phở chín gầu ḍn. Bác aats từ từ đứng dậy.. bước lại gánh hàng.. thổi chút cho bếp hồng ánh lửa.. quay lại.. mở ngăn kéo lấy ra hai tờ bánh phở.. cuộn lại.. đặt lên thớt rồi con dao vuông bản thoăn thoát thái nhỏ thành sợi..rồi gom bỏ vào ống xúc mở nắp thùng nước nóng.. rồi nhúng bánh trong nước nóng cho tơi.. cho sạch..đem ra vẩy cho ráo nước.. đổ vào bát..đôi đĩa vội cơi lên cho sóng sợi bánh.. sau đó là đến phàn thái thịt.. bày biện..chút hành chỉ thái nhỏ.. chút rau mùi nữa.. sau chót là múc nước dùng sôi dội lên bát phở..thêm chút hạt tiêu xay.. khói nóng bốc lên nghi ngút.. đưa ra đặt trước mặt khách hàng đang nôn nóng đợi chờ...

    Bây giờ đến lượt khách hàng làm công việc tuỳ theo khẩu vị.. cầm lấy đôi đũa.. khẽ khều lên những sợi bánh.. rồi trộn đều.. cầm cái th́a múc chút nước dùng nếm thử.. sau đó vài giọt nước mắm.. vắt múi chanh.. vài lát ớt đỏ tươi... khói bốc lên nhiều phủ đầy cả mặt khách.. và đôi đũa múa đều.. cho đến lúc phải dừng.. cái nóng của phở rồi cái cay của ớt.. làm chảy mồ hôi .. nước mắt dàn dụa...
    ... ngon quá.. thơm quá.. ăn phở ở ngoài trời có cái thú là vậy.. thật thoáng đăng.. không bị mùi phở nồng nặc.. hay mùi của khách hàng lấn lướt mất vị ngon.. và tôi thích vậy, tuy rằng cũng có nhiều hàng phở ngon khác như phở Th́n, phở Nghi xuan.. phở Cầu Gỗ..v..v..

    Phở, cũng chỉ là một loại canh ngũ cốc, có thịt thà, có bột gạo là bánh phở, có hành, ng̣, ớt là thảo mộc.. lại có xương là từ thổ.. rồi dao thái thùng đựng là kim..lửa đun thuộc hoả... đầy đủ cả ngũ hành.
    Màu săc cũng đầy đủ từ trắng của bánh phở.. vàng nâu của thịt ḅ..xanh lá cây từ hành mùi vả đỏ chót như son môt của ớt..thật vui mắt.. tất cả những chất liệu đó, đóng góp.. quấn qúit cùng nhau được bàn tay khéo léo của con người dàn xếp để tạo thành một bát phở ngon cung hiến cho con người; thưc khách.
    Phở có từ bao giờ th́ tôi không biết.. nhưng thời tôi c̣n bé... mỗi khi trái nắng trở giời.. thế là mẹ của tôi lại mua cho tôi 1 hào phở không có thịt thà hành mùi ǵ cả.. nhưng sao mà nó ngon thế !!
    C̣n trên xứ Thượng cũng có phở nhưng là phở áp chảo.. phở chua.. ăn cũng ngon, lạ miệng .

    Nói đến phở th́ lại phài nói đến phở gà sống thiến, phở gà sống thiến có từ thời Nhật sang nước ta thôi v́ ngày đó , con ḅ được quư trọng v́ c̣n phải cày vỡ đất để trồng cây đay.. làm sợi.. mà dân bắc ta lại nghiền phờ từ thơi để chỏm, bằng mọi cách, bằng mọi khám phá.. thử thách so sánh như dùng nhiều con vật để thay thế con ḅ.. nào vit, ngan ngỗng.. dê cừu.. mà chẳng có cn nào hợp được với khảu vị của phở.. cho đến khi...t́m ra..phải rồi đó là con gà...
    Ở nhà quê, ngay cả ở hàng tỉnh.. nhà nào cũng nuôi gà.. không choán chổ, ngoài sân nước cái chuồng bé tí.. cũng đủ nhốt gà.. ở nhà quê.. th́ gà vào chung chuồng lợn, hay góc bếp... nào gà mái.. gà con.. cho chúng và ch́ vài ba tháng trở thành gà ḍ.. rồi trưởng thành cất tiếng gáy.. ấy đấy lại có đàn gà tơ.. mang ra chơ là có chút tiền.. nhà quê thường hay thả rông.. gà nhà này chạy sang vườn nhà khác và đàn gà cũng là đề tài văn học b́nh dân ; nạn chửi v́ gà phá vườn,.vườn rau mới trồng.. đang lú mầm.. th́ con gà ḍ ra bươi bươi.. cục cục.. gọi gà mái tán tỉnh thế là tan hoang, hay gà đi lạc v́ đi theo tán gà mái.. thế là có chuyện đôi co chửi mất gà.. buổi trưa hè đang thiu thiu ngủ mà lanh lảnh phát ra từ hàng xóm nhưng câu chửi văn hoa, mách qué.. thôi th́ hết có mà ngủ được... đấy cũng chỉ v́ gà phá vườn hàng xóm.... phiền hà giấc ngủ đă làm cho ban hương lư trong làng ṿ đầu bứt tóc v́ mấy con gà để rồi một buổi họp được mời tất cả ban hội tề để t́m giải pháp cho nạn chừi mất gà !!
    Chợt cụ chánh gọi cụ bá ra ngoài th́ thầm..
    .. này cụ ạ.. cái điệu này th́ căi nhau loạn xạ.. đến ngày mai cũng chưa xong đấy cụ nhỉ !!
    vậy thế cụ có ư nghĩ ǵ mới mẻ không chứ ??
    /.. cũng có đấy..để tôi nói trước cụ nghe thử xem sao !! chả là làng ḿnh.. ở cuối làng.. có cái xóm của mấy bà nạ gịng.. mà thày lư làng ḿnh hay bén bảng lui tới đó ...!!
    .. th́ thày lư đến chắc là có chuyện ǵ th́... mới đến.. chứ... cụ nới tiếp đi..
    th́ cũng có chuyện..
    ... mà chuyện ǵ mới được..???
    ừ th́ chuyện ... thày lư nó ṭ tí với mấy mụ ấy... con vợ nớ cũng đă bắt đươc vài lần rồi !!
    .. nhưng chúng vẫn ăn ở với nhau mà... thôi chuyện nó.. để cho nó lo ăn chung ǵ tới việc làng.. !!
    có chứ.. mới đây con vợ nó bắt được... nó ... cho nên bây giờ thày lư mới ngoan ngoăn vậy đó..
    ừ nhỉ.. có vậy mà nghĩ chẳng ra... và rồi hai cụ dắt nhau trở vào...
    Thưa các cụ các ông bà.. xin hăy ngồi im... nghe tôi nói.... mọi người lại lục tuc ngồi...
    .. Lúc năy, tôi với cụ Chánh ra ngoài bàn bạc, nay thưa với mọi người.. rằng với đàn gà chúng tôi đưa ra cách xử.. để vui vẻ cả làng... nó như thế này... con gà mái c̣n đẻ trứng...đem bán cũng được ít đồng bạc.. chỉ có con trống là kẻ gây chuyện... mỗi nhà chỉ nên giữ nuôi một con là đủ.. c̣n bọn trống ḍ th́ cần phải giải quyết, đấy các cụ các ông bà chắc cũng thấy... thầy lư làng ta trước đây.. mỗi khi làng có viêc cần đến thày Lư th́ mơ chạy đi t́m rạc ca cẳng.. mà gọi loa cũng rát cả cổ mà chăng thấy tăm hơi ở đâu... con mấy tháng nay.. thày lư đổi tính.. lại béo tốt hồng hào.. làng cần đến là có mặt ngay..
    .. th́ đó là việc gia đ́nh của thày Lư mà cụ ơi !!!

    Không tôi muốn nói đến cách sửa trị ấy mà... thế là cả sân đ́nh bụm miệng cười khúc khích...

    Cụ Chánh tiếp lời theo ; vậy chúng ta đem ngay mấy con trống ḍ này ra.. cắt béng ngay cái củ lủng lẳng là hợp lư nhất.... thế là cả làng bèn áp dụng phương pháp ( thái giám ) để giữ yên làng xóm..
    Qua thử thách.. nay mấy con trống ḍ chỉ quanh quẩn bên cái cối xay lúa.. lông cánh mượt mà..to lớn bẹ vệ.. nhưng chàng không có cất tiếng gáy.. cũng không cục,..cuc.. tán gái mang tiếng phá làng phá xóm như trước kia nưa... và một ngày dân nghiền phở chợt nhớ ra và.. đem nagy chú gà sống thiến vặt lông bỏ vào nồi phở... ôi sao mà thơm thế.. thịt lại ngọt.. mềm.. hết say.. hoan hô phở gà sống thiến.... tt.....

  10. #160
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Hà nội trong kư ức ; ngày đó.....

    Sau khi giải quyết được nạn chửi mất gà th́ nay đối mặt với vụ trồng cây đay cho quân Nhật.. tháng ba 1945 đă xảy ra đảo chính và Bảo Đại đă uỷ nhiệm cho cụ Trần trọng Kim đứng ra lập chính phủ đầu tiên của Việt nam sau thời đô hộ của Pháp.,
    Công việc bộn bề mà không có thực lực.. tuy nhiên, là những nhà yêu nước.. đă cùng nhau nắm ngay lấy tuổi trẻ , tương lai của đất nước.. đó là giáo dục, thanh niên và nông nghiệp.
    .. ngày tháng vẫn trôi tháng năm Ất dậu.. nước lũ tràn đồng, thóc chiêm không gặt được hết v́ manh nha Cộng sản đe doạ dân ra đồng để gặt lúa.. tạo nên vụ đói Ất dậu(1945). Kho lẫm lúa gạo cứu tế các tỉnh đều có.. Cộng sản xúi dân đi phá kho gạo.. chẳng may cho kẻ nhẹ dạ.. lính Nhật bắt được.. chúng chặt tay mổ bụng răn đe... c̣n lính khố xanh th́ lo quanh quanh không đủ sức bảo vệ,

    rập ngay đến cũng ngay tháng năm 1945.. hai quả bom nguyên tử thả xuống đất Nhật..Nhật phải đầu hàng..an ninh nay bị nới lỏng..
    dân lại sợ mà đói, phong trào dân bỏ làng( vùng đồng bằng Thái b́nh, Nam định..) t́m đến các nơi dất lành để xin bát cơm đỡ đói xảy ra khắp các t́nh giàu có.. lan rộng lên tới trung du . Lực lượng thanh niên, Phụ nữ hàng tỉnh đă ra ta quyên góp những bát cơm nghĩa t́nh để phân phát cho đồng bào hàng ngày... rồi Y tế.. Vệ sinh ngày ngày đi gom xác chết trên khắp các nẻo đường về để đem đi chôn cất.. bây giờ th́ đến nạn từ đói rồi ăn no cũng chết.. khổ thay cho người dân Việt hiền hoà.

    Trong lúc chưa qua cơn kiếp nạn th́ đến ngọn gió Cách mạng mùa Thu(08/1945) ào ào thổi đến... đống rơm khô chờ đợi chất đống trên khắp miền Bắc.. nay như được đốm lửa từ đâu rớt xuống.. bùng bừng vụt cháy.. cháy một vùng rồi cháy cả miền.. khắp từ Bắc xuống nam.. và rồi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời ( 02-09/1945 )... tuyên ngôn Độc lập, Tự do.. và hạnh phúc....
    Chưa được bao lâu th́ đoàn quân của Tưởng giới Thạch do tướng Lư Hán kéo xuống phương Nam, nói là để tước khí giới quân đội Nhật... mà nh́n đến th́ thật là (hỡi ôi ) cho binh đoàn của phe thắng trận.. quần áo lếch thếch.. chân di không muốn vững mà ống chân th́ to như thân cây chuối hột v́ phù thũng.. rồi lại đói v́ thiếu ăn.. nên gặp ǵ ăn nấy.. nạn thổ tả tiêu chảy làm cho hôi hám.. ruồi nhặng.. và không biết bao nhiêu tên Tàu phù bỏ xác quê người, và chữ "Tàu phù" có trên cửa miệng dân Bắc kỳ cúng phát xuất từ đây..!!
    VNDCCH trước hiểm hoạ Tàu phù cũng lại là dịp may v́ chưa có lực lượng vơ trang.. nay được Pháp vô tiếp quản Saigon, miền Nam.. đă vội thuận cho Pháp ra Bắc, nhờ vậy mà quân Tưởng phải ra đi khoảng tháng hai-1946.. rồi Pháp vào lại Hải pḥng tháng 3/1946.. rồi lên Hà nội và trú đóng trong thành ( citadelle)... t.t......

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Lưu manh chính trị
    By hoanghuyus123456 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 14
    Last Post: 07-07-2012, 07:50 AM
  2. Replies: 8
    Last Post: 23-01-2011, 01:29 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •