Results 1 to 2 of 2

Thread: Khi ông dân biểu gốc Việt đ̣i rút lại Đạo luật Cải Tổ Bảo Hiểm Y Tế

  1. #1
    Minh Thu
    Khách

    Khi ông dân biểu gốc Việt đ̣i rút lại Đạo luật Cải Tổ Bảo Hiểm Y Tế

    Đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế trên toàn nước Mỹ đă được lưỡng viện Quốc Hội thông qua và sau đó được kư ban hành bởi Tổng thống Barack Obama vào đầu tháng Ba vừa qua sau hơn một năm trời tranh luận sôi nổi và gắt gao, với đủ loại chiêu thức tấn công hoặc đỡ đ̣n từ vương đạo đến bá đạo của hai phía bênh và chống.
    Nó được coi như là đề tài thời sự nổi bật nhất trong thời gian qua và có lúc được coi như là thử thách lớn nhất cho chính quyền Obama để củng cố cho uy tín và ảnh hưởng của ḿnh. Nhất là khi nó đă được phe Cộng Hoà nhất tề đoàn kết để chống lại bằng mọi giá với hy vọng là có thể triệt tiêu được đà đi lên của ông Obama, theo như lời thú nhận của nghị sĩ Jim DeMint thuộc phe Cộng Hoà rằng thất bại này có thể coi như là một thứ Waterloo cho ông Obama, tương tự như thất bại của trận chiến Waterloo năm xưa mở màn cho thời kỳ đi xuống của đại đế Napoléon Bonaparte của Pháp vào đầu thế kỷ 19.
    Sự so sánh này cũng là điều dễ hiểu v́ kể từ khi ông Obama lên nhậm chức vào đầu năm 2009, ông đă phải thừa hưởng một gia tài rách nát tả tơi sau 8 năm cầm quyền của chính quyền ông Bush Con và phe Cộng Hoà với những khó khăn to lớn ở cả hai mặt đối ngoại (khi Hoa Kỳ bị cô lập và thù ghét bởi đa số các nước khác trên thế giới) và đối nội (với nền suy thoái kinh tế trầm trọng nhất từ hơn 70 năm qua). Tuy vậy, uy tín cá nhân của ông vẫn c̣n được đa số người dân ủng hộ, cho dù vẫn c̣n có nhiều thành phần dân chúng cực hữu cũng chưa thể vượt qua được nỗi khó chịu và cay cú vô bờ trước h́nh ảnh một chính khách da đen có thể lên ngồi ở ghế nguyên thủ quốc gia của đệ nhất siêu cường.
    Khó khăn của chính quyền Obama để thông qua đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế cũng là điều dễ hiểu v́ đây là đề tài gây nhiều nhức nhối cho khoảng một chục vị tổng thống tiền nhiệm thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà muốn t́m cách thông qua nhưng đều gặp đủ loại trở ngại. Thất bại lớn nhất sau cùng là của TT Bill Clinton vào hai năm 1993 và 1994 mặc dù lúc đó ông ta cũng là một vị tổng thống mới vừa được thắng cử và cũng được lợi thế đảng Dân Chủ nắm quyền đa số tại Quốc Hội. Lần này, chính quyền Obama và phe Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội có lúc cũng tưởng chừng như không biết cách nào để thông qua được đạo luật này, nhất là sau biến cố chấn động khi ông Scott Brown thuộc đảng Cộng Hoà đă bất ngờ giành được thắng lợi to lớn tại tiểu bang Massachusetts để điền khuyết vào chỗ trống của cố nghị sĩ Edward Kennedy thuộc đảng Dân Chủ, khiến cho phe này mất đi đa số áp đảo cần thiết là 60 phiếu tại Thượng Viện.
    Nhưng đến khi đạo luật này được thông qua, dù là với kết quả đa số khít khao đạt được tại Hạ Viện sau khi phe Dân Chủ đă phải ráo riết vận động trong những ngày chót trước giờ biểu quyết, người ta cũng phải thán phục về thành quả to lớn đạt được của ông Obama mà trước đó nhiều vị tiền nhiệm tài ba hơn đă không đạt được, cho dù rằng chưa chắc đạo luật này có thể đem lại nhiều lợi thế cho phe Dân Chủ trong tương lai gần v́ đa số người dân chưa có dịp hiểu biết hết được những lợi ích của nó, cũng như phải đợi đến năm 2014 th́ mọi điều khoản của đạo luật mới được hoàn toàn áp dụng.
    Sự kiện một số các ông bộ trưởng tư pháp tại 11 tiểu bang lẻ tẻ lên tiếng đ̣i nộp đơn thưa kiện đạo luật này là vi hiến và đi ngược lại quyền lợi của tiểu bang được đa số những người hiểu biết coi như là một thứ tṛ đùa có tính cách phá đám cho bơ ghét v́ bực tức và cay cú một cách xấu tính. Nó không phản ảnh thái độ của đại đa số các chính khách của người dân tại Hoa Kỳ là biết chấp nhận quy luật của tṛ chơi dân chủ: đó là phải chấp nhận kết quả một khi được thông qua một cách hợp lệ tại Quốc Hội. Và nếu có muốn tiếp tục chống đối, th́ những người bên đảng Cộng Hoà và những đồng minh của họ chống lại ông Obama và phe Dân Chủ có thể nỗ lực tranh đấu vào các kỳ bầu cử năm 2010 và 2012 để mong lật ngược thế cờ và giành lại quyền bính với sự quyết định chọn lựa tối hậu của cử tri qua lá phiếu.
    Do đó, việc những ai c̣n cố bươi móc lại đề tài này để đ̣i hỏi phải t́m cách đẩy lui (repeal) đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế này đă không c̣n được ai hưởng ứng v́ thói quen và truyền thống của người dân Hoa Kỳ vốn không ưa thích những kẻ có thói xấu “thua cay cú”, thường được gọi là “sore losers”. Đó cũng là trường hợp tương tự đối với những người như bà Orly Taitz, một nữ luật sư kiêm nha sĩ cư ngụ tại vùng Orange County ở miền Nam California là người gốc Nga, trong hơn một năm qua đă nổi tiếng với việc nộp đủ loại đơn kiện khác nhau tại toà án để đ̣i tước quyền ông Obama v́ cho rằng ông không đủ tư cách pháp lư để làm tổng thống v́ không phải sinh ra tại tiểu bang Hawaii của nước Mỹ (mà là từ ở Phi Châu rồi sau đó đă t́m cách cạo sửa giấy tờ khai sinh theo như lời cáo buộc). Nực cười thay, dường như cũng c̣n một số người trong cộng đồng người Việt, nhất là từ những thành phần ủng hộ triệt để cho đảng Cộng Hoà theo kiểu bảo hoàng hơn vua, vẫn c̣n tỏ vẻ hoài nghi và muốn tin vào những luận điệu ngây ngô này, để lâu lâu phát tán trên mạng Internet những nguồn tin tào lao được dàn cảnh để “báo động” về nguy cơ cho nước Mỹ sớm bị tiêu vong dưới chế độ Obama.
    Trong tuần vừa qua, cũng đă lại có ba ông chính khách thuộc loại tai to mặt lớn của đảng Cộng Hoà lại xuất hiện ở vùng Little Saigon tại Orange County để làm cái chuyện ruồi bu như vậy không khác ǵ ba anh hề rẻ tiền, làm một chuyện mà giới b́nh dân thường gọi một cách dễ hiểu là “giễu dở giễu dai”. Điều này cũng dễ hiểu v́ tṛ hề này được diễn ra trước thanh thiên bạch nhật nhưng cũng chỉ thu hút được có khoảng 30 khán giả ṭ ṃ đứng lại xem tṛ “sơn đông măi vơ” ở ngay trên đại lộ Brookhurst thuộc thành phố Fountain Valley . Buồn thay, trong số ba vị chính khách này lại có một vị là người gốc Việt, thường được nhiều người vẫn c̣n xưng tụng như là một vị dân cử sáng giá: đó là dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn.

    Cựu thống đốc George Pataki, chủ tịch chi bộ Orange County đảng Cộng Hoà Scott Baugh và dân biểu Trần Thái Văn trong buổi mít tinh quy tụ khoảng 30 người tại khu thương xá Fountain Valley Town Center trên đại lộ Brookhurst St. gần đường Edinger.
    Đó là chuyện đă được tường thuật bởi nhà báo Courtney Perkes của tờ nhật báo lớn nhất tại địa phương là tờ Orange County Register vào ngày 18-5 vừa qua. Bài báo đă nói về chuyện một ông cựu thống đốc tiểu bang New York là ông George Pataki đă xuất hiện tại băi đậu xe khu thương xá Fountain Valley Town Center nằm trên đại lộ Brookhurst gần góc đường Edinger để kêu gọi những người ủng hộ kư tên vào thỉnh nguyện thư đ̣i đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế vừa mới được thông qua bởi lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ hồi tháng Ba vừa qua.
    Cùng góp mặt với ông Pataki trong buổi biểu dương này gồm có ông Scott Baugh là chủ tịch chi bộ Orange County của đảng Cộng Hoà và dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn. Tuy vậy buổi tụ họp với sự có mặt của 3 tên tuổi gạo cội trong đảng Cộng Hoà cũng chỉ thu hút được khoảng 30 người đến tham dự, một con số thê thảm nói lên sự thờ ơ hoặc dửng dưng của quần chúng đến mức nào nhưng cũng được ban tổ chức t́m cách biện minh và đánh bóng khi cho biết họ đă nhận được chữ kư ủng hộ của 54 người vào thỉnh nguyện thư đ̣i đẩy lui đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế.
    Ông George Pataki là một tên tuổi lớn bên đảng Cộng Hoà nhờ vào thành tích đă làm thống đốc một tiểu bang đông dân là New York trong suốt thời gian dài từ năm 1995 đến năm 2006. Ông cũng là người sáng lập ra phong trào đ̣i đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế lấy tên là revereamerican.org, dựa theo h́nh ảnh của một người anh hùng trong lịch sử nước Mỹ là Paul Revere trong thời lập quốc, đă gióng lên tiếng chuông cảnh giác về mối nguy của quân đội Hoàng gia Anh đang tiến về Mỹ quốc để tước đoạt tự do của những người dân đến định cư tại vùng đất mới.

    Dân biểu Trần Thái Văn tham dự trong biểu mít tinh ủng hộ việc đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế tại Fountain Valley .
    Ư muốn của ông Pataki là 230 năm sau lời cảnh báo của ông Paul Revere, người dân Hoa Kỳ ngày nay cũng nên lắng nghe tiếng nói cảnh báo về mối hiểm nguy cho nền tự do của họ có thể đang bị lung lay (bởi chính quyền Obama). Ông muốn kêu gọi mọi người hăy cùng nghe lời ông để vận động trong quần chúng hầu lấy chữ kư với hy vọng có thể thuyết phục được Quốc Hội xét lại vấn đề để “đẩy lui và thay thế” (repeal and replace) đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế vừa mới được thông qua hồi tháng Ba vừa rồi. Ông cũng cho biết là phong trào này cho đến nay đă thu nhận được khoảng 80,000 chữ kư trên toàn quốc.
    Thật ra, nếu muốn hiểu rơ vấn đề, người ta cũng cần nên nhớ là Orange County từ lâu đă được coi là thành tŕ của phe bảo thủ và đảng Cộng Hoà trong một tiểu bang California mà đa số lại nghiêng về khuynh hướng cấp tiến và đảng Dân Chủ. Trong 6 ghế dân biểu liên bang đại diện cho vùng Quận Cam, đă có 5 ghế thuộc về phe Cộng Hoà và chỉ riêng một ghế duy nhất thuộc về đảng Dân Chủ là bà Loretta Sanchez. Do đó, bất cứ chính trị gia nào theo khuynh hướng bảo thủ cũng đều lựa chọn vùng Orange County để xuất hiện hầu t́m sự hậu thuẫn cho mục tiêu tranh đấu của ḿnh.
    Vùng Orange County cũng có thể do nhiều nguyên nhân ngẫu nhiên của lịch sử đă trở thành nơi chốn lựa chọn định cư của nhiều sắc dân thiểu số gốc Á như người Việt, người Đại Hàn và người Tàu gồm đa số thuộc thành phần trung lưu trở xuống và thường phải vất vả với những lo toan về vấn đề bảo hiểm y tế.
    Đa số những người này đều sẽ hưởng được lợi rất cao trong lănh vực này khi đạo luật bảo hiểm y tế được hoàn toàn áp dụng đầy đủ từ đây cho đến năm 2014. Theo đó, mọi người đều phải có bảo hiểm y tế và các hăng bảo hiểm cũng không được quyền từ chối bán bảo hiểm v́ khách hàng đă có bệnh từ trước, vốn là một trong những điều khoản từ trước tới nay chỉ có lợi cho hăng bảo hiểm và gây khốn đốn rất nhiều cho những ai lỡ đă mắc bệnh và không thể nào tiếp tục mua được bảo hiểm sức khoẻ.
    Một cuộc thăm ḍ dân ư được thực hiện vào tháng trước do tổ chức độc lập vô vị lợi là Kaiser Family Foundation đă cho thấy là có hơn phân nửa người dân tại Hoa Kỳ vẫn c̣n nhiều hoang mang về đạo luật này, và vẫn không biết là nó sẽ áp dụng đối với cá nhân họ ra sao. Tuy nhiên, khi được hỏi vào chi tiết với 11 điều khoản của đạo luật có hiệu lực trong năm nay, trong đó có điều khoản cho phép tất cả những con em trong gia đ́nh có quyền được hưởng bảo hiểm y tế theo chương tŕnh bảo hiểm hiện đang có của cha mẹ, đa số những người được hỏi đều bày tỏ sự ủng hộ cho đạo luật.
    Câu hỏi được đặt ra là tại sao ông dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn lại chịu xuất hiện trong buổi tụ tập để xin chữ kư này mà trong đó thiếu vắng nhiều khuôn mặt của các chính khách và dân cử thuộc đảng Cộng Hoà ở cấp liên bang cũng như tiểu bang? Ngoại trừ ông Scott Baugh vốn là chi bộ trưởng của đảng Cộng Hoà ở vùng Orange County vốn không cần phải trả lời trước người dân nói chung mà chỉ cần lấy sự ủng hộ của những đảng viên trung kiên trong nội bộ đảng Cộng Hoà.

    Chủ tịch Scott Baugh của đảng Cộng Hoà chi bộ Orange County có mặt cùng cựu thống đốc George Pataki và dân biểu Trần Thái Văn.
    Có nhiều người nói rằng ông Văn là một người nổi tiếng trung thành với đảng bộ Cộng Hoà, và do đó đă nhất quyết tuân hành theo những chỉ thị trong nội bộ, thay v́ dám có can đảm lấy những quyết định hoặc thái độ chứng tỏ sự độc lập của ḿnh và dám tranh đấu cho quyền lợi của địa phương. Đặc biệt với là những cử tri gốc Việt như ông, như những lời hứa hẹn ông cùng với những người đàn em trong bộ máy tuyên truyền cứ thường hay đưa ra để đánh bóng cho ông với chiêu bài mị dân rẻ tiền nhưng vẫn c̣n ăn khách là “chỉ có người Việt mới hiểu biết rơ và tranh đấu cho quyền lợi thiết thực của người Việt”.
    Trong một bài viết đề ngày 26-5-2009 phân tích về sinh hoạt chính trường tại vùng Little Saigon dưới tựa đề “Dân biểu Trần Thái Văn phục vụ cho người Việt hay cho đảng Cộng Hoà”, kẻ viết bài này đă nhận định: “Khách quan mà nói, dân biểu Văn lo phục vụ quyền lợi của đảng Cộng Hoà hơn là quyền lợi thiết thực của cộng đồng người Việt tại địa phương. Những diễn biến xảy ra trước mùa bầu cử vào năm 2006 đă cho thấy là ông Văn sẵn sàng tuân thủ theo ư muốn của nhiều cấp trên trong đảng Cộng Hoà để rút lại ư định ra tranh cử chức vụ nghị sĩ tiểu bang đơn vị 34 để đối đầu với ông Lou Correa để nhường lại cho bà Lynn Daucher sau khi họ muốn đưa bà này nhập cuộc và muốn ông Văn ở lại giữ vững chiếc ghế dân biểu tại đơn vị 68 của ḿnh.
    Trong cuộc phỏng vấn với tuần báo Viet Weekly vào đầu năm 2006, nghị sĩ Dick Ackerman là Trưởng khối thiểu số tại Thượng viện California đă thú nhận rơ ràng chuyện này khi cho rằng mục đích chính của họ muốn bảo vệ ảnh hưởng và quyền lực của đảng Cộng Hoà tại vùng Quận Cam. Và dưới cái nh́n chiến lược của ông ta th́ việc ông Văn nhảy ra ứng cử nghị sĩ đối đầu với ông Lou Correa sẽ buộc đảng Cộng Hoà phải dồn nhiều nỗ lực để vận động tại hai chiến trường là đơn vị 34 cho ghế nghị sĩ và đơn vị 68 cho ghế dân biểu mà ông Văn sẽ rời bỏ. Do đó họ đă buộc ông Văn phải từ bỏ tham vọng cá nhân của ḿnh và tiếp tục chờ thời để có cơ hội cho một chiếc ghế trống nào đó trong tương lai, và dùng ảnh hưởng và uy tín của ḿnh trong cộng đồng người Việt để lôi kéo họ ủng hộ cho bà Lynn Daucher.
    Những toan tính chiến lược của ông Ackerman và những lănh tụ phe Cộng Hoà tại California được vạch ra vào khoảng thời gian năm 2005 để sửa soạn cho chiến dịch vận động tranh cử trong năm 2006. Vào lúc ấy, uy tín của ông Văn c̣n rất cao, nhất là sau khi ông trở thành dân biểu tiểu bang gốc Việt đầu tiên tại California vào đầu năm 2005. Măi đến cuối năm 2006 (xuyên qua cuộc vận động của ông cho bà Daucher cũng như cho ông Nguyễn Đức Tân để chống lại bà Sanchez, và sau đó bỏ rơi ông Tân v́ vụ x́-căng-đan truyền đơn hăm doạ cử tri gốc Mễ) và đến năm 2007 (xuyên qua cuộc tranh cử gay cấn, ly kỳ và sát phạt cạn tàu ráo máng giữa hai phe ủng hộ Janet Nguyễn và luật sư Nguyễn Quang Trung, được coi như là con gà của ông Văn) th́ h́nh ảnh và uy tín của ông Văn mới bắt đầu bị tụt dốc nặng nề và hết c̣n được coi là một chính trị gia sáng giá và tốt đẹp, nếu không muốn nói là đă bắt đầu bị chỉ trích nặng nề về bản tính tự kiêu khi coi ḿnh như là một thứ bố già chính trị trong cộng đồng người Việt tại vùng Quận Cam.”
    Trở về với chuyện đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế, hơn ai hết, ông Văn phải biết là đa số những người Việt định cư trong đơn vị của ông đang đại diện hoặc là sẽ ra tranh cử trong kỳ bầu cử sắp tới để mong lật được chiếc ghế của đương kim dân biểu Loretta Sanchez, đều thuộc thành phần từ trung lưu trở xuống. Những thành phần này đều được coi như là sẽ hưởng được nhiều quyền lợi hữu hiệu và thiết thực trong đường dài. Cho dù có được chỉ trích hay bóp méo đến đâu đi chăng nữa, những chuyên gia khách quan đều cho rằng chỉ có một số ít thành phần có thể bị thiệt tḥi chút ít trong đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế v́ họ sẽ bị đóng tiền thuế lợi tức cao hơn: đó là những ai có tiền lương mỗi năm trên $250,000 Mỹ-kim. Ngay cả vùng Orange County là nơi có giá nhà trung b́nh khá cao trong số những nơi cao nhất trên nước Mỹ, nhưng đố ông Văn hoặc bất cứ những chính khách hoặc b́nh luận gia nào dám cho rằng đa số người dân trong vùng Quận Cam có đồng lương trung b́nh cao hơn $250,000 Mỹ-kim mỗi năm. Và trong cộng đồng người Việt đang phải chật vật kiếm kế mưu sinh trong thời gian đầu của những ngày định cư nơi xứ lạ sau khi phải ĺa bỏ quê hương, liệu tỉ lệ những người có đồng lương cao hơn như thế có được là bao?
    Có lẽ trong những ngày tháng tới khi cuộc tranh luận về bầu cử sẽ đến hồi gay cấn hơn, những ai muốn chất vấn ông Văn về điều này có thể đưa ra những tấm h́nh trong bài viết này để nhờ ông giải thích hộ: đó là ông tranh đấu cho quyền lợi của người Việt (vốn đa số vẫn c̣n có đồng lương khiêm tốn) hoặc là cho đảng Cộng Hoà, khi cứ nhắm mắt tuân theo chỉ thị của cấp trên và đảng bộ?

    Minh Thu
    minhthu54@gmail.com
    Houston, Texas 29-05-2010

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    200

    Thu hồi .

    Cái chuyện thu hồi đâu phải dễ nếu Ông Obama c̣n ngồi đó .
    Muốn thu hồi th́ Hạ viện phải biểu quyết . Ở Hạ viện chỉ cần đa số . Nếu lần bầu cử sắp tối, Cọng Hoà nắm đa số th́ có thể . Nhưng khi lên Thượng viện .
    Ở Thượng viện th́ phải cần 2/3 mới được , nghĩa là phe CH phải chiếm 60 ghế nhu phe DC hiện tại th́ mới mong qua được . Nhưng Ban hành .
    Ban hành Luật là quyền của TT . Tổ Thống có quyền phủ quyết .
    Phủ quyết xong . QH có quyền biểu quyết lại nhưng phải đạt 2/3 tổng số th́ dầu TT có ban hành hay không nó cũng thành Luật , tức là thu hồi Luật cũ .
    C̣n Kiện .
    Sau khi ban hành Bộ Luật cải cách Y tế , một số TB có Thống đốc là phe Cọng hoà và Bộ Tư Pháp TB là phe CH , nạp đơn kiện . Chỉ là 11 trong 50 .
    Nếu Toà LB xữ là Luật có sai sót th́ không đi đến đâu cả .
    Nếu xử là vi hiến th́ cuối cùng phải lên Tối Cao Pháp Viện quyết định .
    Phe Dân chủ hiện mới có 2 Vị Phán quan mới do TT Obama mới bổ nhiệm .

    Chờ xem cuộc bầu cử ngày 2/11 sắp đến sẽ như thế nào .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 52
    Last Post: 09-01-2015, 06:34 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 27-12-2011, 03:58 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-07-2011, 12:34 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 27-03-2011, 09:03 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •