Page 1 of 4 1234 LastLast
Results 1 to 10 of 38

Thread: Bí mật về Hồ Chí Minh

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật về Hồ Chí Minh

    Trường Lam


    Chuyện ở sân sau: Về ông nội và người cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Năm 1993, trong tập Trong cơi [1] xuất bản tại Hoa Ḱ, Giáo sư Trần Quốc Vượng (1934-2005), một trong những sử gia nổi tiếng nhất tại Việt Nam, đă công bố ghi chép của ḿnh từ "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia!", trong đó phần liên quan đến ḍng dơi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đă gây nhiều dư luận. Theo đó, tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thêm một phần không được nhắc đến trong sử sách chính thống: Thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là con đẻ nhưng không được thừa nhận của ông cử Hồ Sĩ Tạo, thuộc ḍng họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghệ An. Hồ Chủ tịch, nổi tiếng với tên gọi Nguyễn Ái Quốc trong thời ḱ hoạt động tại nước ngoài, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung [2] , tự là Nguyễn Tất Thành, song từ năm 1945 cho đến khi qua đời năm 1969 lại được người Việt Nam và toàn thế giới biết đến với tên là Hồ Chí Minh.

    Mới đây, một nhà thơ xứ Nghệ đă nhiệt t́nh dẫn một cộng tác viên talawas từ Vinh về vùng sơn cước, đến xóm Nghĩa Thái, xă Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn để t́m gặp ông Hồ Sĩ Sênh (bút hiệu Trường Lam, hội viên Hội Văn nghệ Nghệ An), một người cháu mà theo gia phả họ Hồ, gọi cụ Hồ bằng bác. Khi nghe khách bày tỏ nguyện vọng, ông đến tủ sách, lục đưa cho khách xem bản phô-tô bài bút kư viết tay của ông, nhan đề “Chuyện ở sân sau”, kể về sự thật cuộc đời của ông Hồ Sĩ Tạo, ông Nguyễn Sinh Sắc và hậu duệ. Bài kư này được viết ở Trại viết văn của Hội Văn nghệ Nghệ An đầu năm 2007. Ông Trường Lam cho biết, trong buổi tổng kết trại viết, người ta đă đánh giá rất tốt bài kư này, đă đọc bài kư cho các trại viên nghe. Nhưng là chuyện “huư kỵ”, nên không có báo nào trong nước dám in. Ông Trường Lam đă đồng ư cho chúng tôi công bố nguyên văn bài kư trên talawas. Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Trường Lam và hân hạnh giới thiệu cùng độc giả.

    talawas
    Mọi điều tưởng như đă vĩnh viễn ch́m vào bóng đêm của quá khứ mông lung, huyền ảo, có hồn ma bóng quỷ, có những h́nh nhân vật vờ, thấp thoáng, bỗng rơi vào quên lăng, lặng im…

    Người ta thở dài, tiếc những sự thật, hoặc giả là những lời đồn đại không thể xác minh, sẽ măi măi chôn vùi… Đột nhiên, một ngọn đèn le lói thắp lên, xua đi bao điều huyễn hoặc, mơ hồ.

    Đầu tháng Bảy nhuận (Bính Tuất), quê tôi trời bỗng ào ạt tuôn mưa. Những tưởng mùa thu này rồi vẫn vời vợi cao xanh, nắng đẹp cứ dịu dàng trôi, ai ngờ lại có tuần mưa gió sụt sùi! Giữa ngày mưa như vậy, tôi nhận được tin: Có một vị sư đạo cao đức trọng từ miền Nam ra, đă t́m đến và thắp hương viếng mộ cụ Cố chúng tôi, một Giải nguyên xứ Nghệ. Cụ là người đầu tiên giành được thứ hạng này ở tổng Vơ Liệt (Thanh Chương). Thật là may, ngôi mộ mới được xây lại cách đây chưa lâu. Ông bác của chúng tôi, nguyên Giám đốc Học viện An ninh Khu vực II, sau khi nghỉ hưu đă t́m về lo lắng, sửa sang. (Bác là Hồ Nhă Chương, khi làng quê không tồn tại [3] đă đổi tên là Hồ Thanh Chương, cháu nội cụ Hồ Sĩ Tạo, bắt đầu từ bà thứ tư ở Quảng Trạch, Quảng B́nh, hiện trú tại 257A, đường Nguyễn Trăi, phường Cư Trinh, TP Hồ Chí Minh).

    Vị sư đó là Thượng toạ Thích Chân Quang, sư trụ tŕ chùa Phật Quang, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông xưng danh là Hồ Chí Việt, nổi tiếng với tên Thích Hiếp Dâm, Thiền Tôn Phật Quang, ở Sàigon, chắt nội của cụ Giải nguyên, một đứa con lạc loài, nay t́m về với tổ tông. Đội mưa gió, theo sau xe Thượng toạ là bảy xe chở Phật tử, trong đó có hai xe ca… Chuyện đó thật không ngờ!

    Măi sau ít lâu tôi mới được biết Thượng toạ cũng đă về thăm nhà bia tưởng niệm Đức nguyên tổ Hồ Hưng Dật tại Quỳnh Lâm, thăm nhà thơ họ Hồ tại Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ghi vào sổ vàng lưu niệm của ḍng họ, Thượng toạ đă nói rơ ḿnh là: “đứa con lạc loài” nay mới t́m về với gia tộc… Ngoài ra Thượng toạ c̣n thắp hương viếng mộ cụ Hà Thị Hy và bà Hoàng Thị Loan…

    Những điều đột ngột diễn ra khiến tôi không khỏi suy nghĩ về những mối quan hệ huyết thống, ḍng tộc đang bền bỉ, âm thầm bén rễ sâu trong tiềm thức con người. Và những kỷ niêm tuổi ấu thơ đă xa lắc xa lơ, đang ch́m dần vào bóng tối bỗng nhiên chậm chạp hiện về, hệt như những cuốn phim quay chậm, có quăng mơ hồ, quăng lại hiện rơ như in.


    *
    c̣n tiếp phần 2
    Last edited by Thương Dân; 27-10-2011 at 02:46 PM. Reason: Sửa lại từ "chủ tịt" mà người đăng bài đă cố ư sửa từ bản gốc

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Làng Lai Nhă quê tôi nay đă không c̣n tên trên bản đồ hành chính. Nó bị xoá sổ từ năm 1978 khi người ta tiến hành cuộc cách mệnh “thay trời đổi đất, xếp đặt lại giang sơn”. Ngót ba mươi năm trôi qua bóng dáng làng xưa đâu có dấu ấn ǵ với thế hệ con cháu bây giờ! Nhưng đối với chúng tôi, những ông già cổ hủ, đêm nó vẫn hiện về trong mơ. Và riêng tôi: một làng Lai Nhă cổ truyền tươi xanh, vẫn nguyên lành bóng dáng êm đềm, hiện hữu đời đời…

    Từ nửa cuối Hậu Lê, một nhánh họ Hồ Quỳnh Lưu lập làng ở vùng Cương Gián (Nghi Xuân) cảm thấy thiên nhiên quá khốc liệt, đe doạ cuộc sống, phải bỏ đất t́m nơi khác định cư. Một gia đ́nh họ Hồ như vậy theo ông Đậu Quận Công đến vùng Ḷi Nhă, xă Thất Thôn dựng nhà sửa cửa, khai phá đất đai, lập thành một trong bảy thôn của Đậu Quận Công (vùng đất ngày trước đă có người thiểu số sinh sống. Bà nội tôi gọi họ là người Mường. Những địa danh c̣n lại như Bến Mường, Động Mường… nói lên điều đó. Khi người Kinh tiến vào, họ lập tức rút lui đi.)

    Thế hệ sau, họ có con cháu là cụ Hồ Yên Định, làm quan đến hàm tứ phẩm (không qua thi cử) mới đổi thôn thành Lai Nhă, xă Thất Thôn thành Thái Nhă. Con cháu li tổ phải lấy chữ Nhă đệm vào để luôn nhắc nhớ tới quê hương. Khi vua Quang Trung ra Bắc diệt quân Thanh, họ có cụ Hồ Hữu Tiềm đầu quân giết giặc và hi sinh tại Thăng Long (mùng 5 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ). Nhà thờ họ Hồ được cất lên thời đó. Khi giác móng và lấy hướng, ông thầy địa lư người Tàu phán rằng: “Thuỷ đáo từ đường. Hồ gia vi vương”. Ông ta bảo đây là thế đất “Phượng Hoàng ẩm thuỷ”. Thời bấy giờ sông Rộ c̣n ngoằn nghèo chảy bên phía núi xa, cách nhà thờ chừng non cây số. Biết khi nào nước sông chảy đến cho chim Phượng Hoàng uống?

    Trước Cách mạng tháng Tám, họ Hồ Lai Nhă cũng mới chỉ vài chục gia đ́nh nhưng đă có bốn cử nhân và khá nhiều tú tài. Có người khá nổi tiếng như cụ Giải nguyên Hồ Sĩ Tạo.

    Làng Lai Nhă với con sông Rộ chảy ṿng ôm lấy những vườn cây quả mướt xanh như một nét chấm phá thật thơ mộng và dịu dàng. Tôi có ông chú, con cô của bố tôi, làm chủ nhiệm Khoa Sinh vật, kiêm Bí thư Đảng uỷ Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (chú là Phạm Đức Dục, quê xă Thanh Long, Thanh Chương, cháu ngoại cụ Cử Hồ Sĩ Hạp, gọi Thị lang Phạm Hoàn là bác). Chú bị bệnh tâm thần phân liệt, vợ con nhốt vào một xó… Vậy mà khi tôi tới thăm, ông vẫn c̣n ước ao được về làng Lai Nhă để đi câu cá. Ông kể chuyện cụ Phủ Tạo và ông ngoại là cử nhân Hồ Sĩ Hạp, nhưng lẫn lộn lung tung… (Về làng Lai Nhă, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Hữu Dụng, cháu ngoại cụ Cử Hồ Sĩ Huấn cũng có ấn tượng rất đẹp.)

    Làng tôi có những khu vườn um tùm, rập rạp với ṿng ngoài chen đặc song mây, tre nứa và cây cọ cùng những cái tên đặc trưng như: Vườn Cụ Phủ, Cụ Huyện, Cụ Cử, ông Tú, ông đồ… đầy cây ăn quả và bốn mừa líu ríu tiếng chim. Cụ Tạo về hưu đă trồng bốn cây đa ngoài cổng đoài của làng. Có hai cây sau này thành tam quan nhờ một rễ phụ căng ngang, nom rất kỳ thú. Đây là nơi ông Tạo mắc vơng nằm vào những trưa hè.

    Sau này tôi mới biết, nhờ những khu vườn này mà các bậc cha chú có tiền trọ học thành tài, bởi ruộng đất ở đây rất xấu, chưa nắng đă khô, chưa mưa đă lụt, có thu hoạch được là bao!

    Ôi, những khu vườn trong mơ và làng xưa cũng chỉ c̣n lại trong mơ, nơi đă bay bỗng tuổi thơ tôi, nơi chúng tôi tha hồ quậy phá: trèo bắt tổ chim, t́m hái những chùm quả chín và cắp sách tới trường…

    Khoảng mấy năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, nước sông Rộ ṿng về, xói lở một góc vườn nhà thờ và nhà thờ họ Hồ Lai Nhă thấp thoáng soi bóng xuống mặt nước sông trong. Chim Phượng Hoàng ơi! Hăy uống nước đi…



    *


    Cụ Hồ Sĩ Tạo tự Tiểu Khê, sinh năm 1834 (Tổng tập Văn học Việt Nam tập 19 nói cụ Tạo sinh năm 1831. Cụ Cao Xuân Dục, học tṛ ông Tạo, trong sách Nghệ An khoa bảng nói ông Tạo sinh năm 1841. Chúng tôi theo người già trong họ nói ông Tạo thọ 73 tuổi và bà Hồ Thị Từ, con út ông Tạo nói bà ra đời lúc cha đă 70 tuổi, lên 3 th́ cha mất…, mà suy ra), mất năm 1907, là người tài hoa nổi tiếng cả vùng. Theo gia phả nói th́ cụ thuộc phe chủ chiến, chủ trương đánh Pháp tới cùng, nên bị vua Tự Đức đánh hỏng (?).

    Trong cuộc đời làm quan, dạy học, giao du với bạn bè khắp vùng, ông Tạo đă có quan hệ gắn bó với năm người phụ nữ. Theo các cụ trong họ (trong đó có cụ Hồ Sĩ Huề) từng kể với cháu con th́:

    Người phụ nữ thứ nhất chính là người vợ cả của cụ được gia đ́nh cưới cho ngày c̣n trẻ. Bà người họ Phan ở xă Xuân Trường (Thanh Chương) và đă cho ông Tạo hai người con trai trưởng thành.

    Người phụ nữ thứ hai là bà Hà Thị Hy, c̣n gọi là cô Đèn, quê ở làng Sài, Nam Đàn. Ông Tạo nổi tiếng khẩu khí, đam mê hát phường vải, ứng đối nhanh và giỏi. Bà Hy là người hát hay, giọng tốt và rất đỗi xinh đẹp. Tài tử gặp giai nhân cũng ví như cá gặp nước, rồng gặp mây. Khi họ quen biết nhau, tuy ông Tạo ít tuổi hơn nhưng đă có vợ và đang dạy học trong nhà họ Hà. V́ quá tài hoa nên măi năm cô Đèn ba mươi vẫn chưa có đám nào lọt vào mắt xanh… Trai làng không với tới nên họ phong toả, h́nh thành thế bao vây, không cho con trai nơi khác đến. (Theo bác Hồ Thanh Chương, ông Tạo yêu cô Đèn trước khi có vợ. Bà Hy có thai, ông Tạo về xin cha mẹ được cưới, nhưng gia đ́nh không đồng ư v́ đă dạm hỏi đám khác. Cụ Hà Văn Cẩn đành ngậm ngùi gả bà Hy cho ông Nhậm, một ông già lụ khụ.)

    Vậy là cái ǵ phải tới đă tới. Cô Đèn mang thai và ông Nguyễn Sinh Nhậm mồ côi vợ, cheo cô về làm mọn. Năm 1863, bà Hy sinh con trai. Cậu con ông Hồ Sĩ Tạo mang họ Nguyễn Sinh được ông Nhậm đặt tên là Sắc. Nguyễn Sinh Sắc lên 3 tuổi th́ ông Nhậm chết. Bà Hy vốn bị người nhà họ Nguyễn Sinh coi là dân “xướng ca vô loài”, nên họ buộc hai mẹ con phải ra sống trong một căn lều ngoài đồng khoai, cạnh làng. Chỉ hơn một năm sau, bà Hy cũng bỏ cậu Sắc mà ra đi. Bà chết trong khổ cực âm thầm và trong sự hắt hủi của gia đ́nh nhà chồng! Con trai làng Sài hối hận, thương người con gái mệnh bạc, đă kéo sang làng Sen làm lễ chôn cất. Chính ông Tạo là người đọc điếu văn.

    Cậu Sắc đành phải về dựa vào anh cả để khỏi chết đói. Và dần dà, lên thêm một tí cũng được anh cả cho một buổi chăn trâu, một cuổi cắp sách tới trường. Việc cậu Sắc được đi học cũng nhờ phần lớn ở thầy Tú Vương. Thầy xin anh Thuyết cho Sắc đến lớp mà không phải chịu khoản phí nào. Thầy Vương đă xem tướng tay, xem chữ viết và tấm tắc khen là con nhà ṇi: “Ṇi xướng ca và ṇi nhả ngọc phun châu cô Đèn thầy Tạo… Con hăy cố lên, tài hoa lắm, thầy sẽ giúp…”

    Rồi một hôm ông họ Hoàng bên làng Chùa sang làng Sen thăm thầy Tú Vương. Học tṛ được ra chơi. Đôi bạn tṛ chuyện với nhau rất lâu. Ngoài chuyện thơ phú, văn chương, thi cử… c̣n có chuyện cậu bé Sắc. Họ bàn với nhau những ǵ không rơ. Chỉ biết rằng ít lâu sau, ông Tú Hoàng Đường đến nhà Nguyễn Sinh Thuyết xin được nhận chăm nuôi cậu bé Sắc. Vợ chồng Thuyết mừng rơn. Thuyết c̣n chút t́nh người, song vợ Thyết từ lâu hậm hực, căm ghét, sợ phải chia gia tài, phải nuôi tốn kém… nên đă đồng ư liền, coi như trút được hết gánh nặng tội nợ… Ông Hoàng Đường vội mang cậu bé Sắc về ngay.

    Ngày xưa, người hiểu biết cũng thường quan tâm tới ṇi giống. Ngày nay lại nói tới nguồn gien và tin theo thuyết di truyền. Nguồn gien quư thường được nuôi dưỡng, giữ ǵn. Thấy lúa tốt phải hỏi giống ǵ, thấy con tốt phải xem cha mẹ chúng…

    Từ ngày ông Tú Hoàng Đường mang Sắc về, ông trở thành cha nuôi và là thầy giáo của cậu bé. Năm Sắc mười tám tuổi, cậu được ông Đường gả con gái đầu ḷng của ḿnh là bà Hoàng Thị Loan, mướ ba tuổi, cho. Ba năm sau bà Loan sinh cô Thanh, bốn năm tiếp sinh cậu Khơm (Khiêm) và vài năm sau nữa lại sinh cậu Côông (Công)…

    Người phụ nữ thứ ba (của ông Hồ Sĩ Tạo) là bà vợ kế ở quê nhà. Khi bà cả qua đời, gia đ́nh không người chăm lo, ông Tạo đă cưới người vợ thứ. Bà sinh hạ cho ông một con trai rất thông minh, học giỏi, nhưng chỉ đi thi hộ người khác lấy tiền cờ bạc rượu chè, không màng tới tiến thân.

    Người phụ nữ thứ tư là cô gái quê ở Quảng Trạch, Quảng B́nh. Ông nói dối là ông không c̣n vợ để được cưới bà. Bà con nhà gia thế, nên về sau, khi chuyện vở lỡ, gia đ́nh đă kiện quan về chuyện này. Bà sinh hạ được hai người con trai. Thời gian sau đó, ông Tạo cáo quan về nhà dạy học.

    Người phụ nữ thứ năm là một cô gái nghèo ở thôn Nam Lĩnh, cùng xă, nơi ông Tạo dạy học những ngày cuối đời. Hàng ngày cô vẫn thường đi bán chổi đong gạo. Khi có một con gái với ông Tạo, người ta gọi là cô Chổi. Lúc này ông Tạo đă bảy mươi tuổi. Ba năm sau, ông Tạo qua đời. Nhà cũng chẳng có ǵ, con trai cờ bạc, rượu chè phá phách hết, ông chỉ để lại cho con gái một chiếc áo bông cũ, đắp lấy hơi cha!

    Người con gái út này của ông Tạo là bà Hồ Thị Từ (tên khai sanh là Thuyến). Hoà b́nh lần thứ nhất, bà vẫn sống khoẻ mạnh. Bà lấy chồng họ Tôn. Ông là bác ruột của giáo sư Tôn Tích Thạch. Và v́ không có con trai nên đă coi Thạch là con, cho tới 1955, Thạch qua Lien Xô du học. Hơn 7 năm sau trở về th́ ông bà đă qua đời. Ông Tôn Quang Phiệt cũng họ này.

    Tôi c̣n nhớ như in mỗi lần bà về quê là đi khắp bà con xóm làng, ăn trầu luôn miệng và nói cười ha hả, rất vui. Bà kể biết bao nhiêu là chuyện, trong đó có chuyện cái huyệt mộ ông Tạo được cải táng. Ông Tạo bị cảm bệnh tại thôn Nam Lĩnh trong xă, con cháu đưa về nhà th́ ông qua đời. Ông chết trong lặng lẽ, giữa ngày thời tiết không thuận nên chỉ có xóm giềng biết với nhau. Chỉ khi cải táng (1911) học tṛ mới làm lễ lớn. Cái huyệt mộ cải táng là do ông Tạo chọn cho ḿnh ngày c̣n dạy học ở quê vợ, xă Xuân Trường.

    Theo bà Từ: Mộ được táng dưới một khối đá ngầm, phải đào hố sâu bên cạnh, khoét ngang rồi đun tiểu sành đựng hài cốt vào, nén đất lại, trên dựng một mộ chí đơn sơ. Bà bảo đó là cái hàm dưới của Miệng Rồng (Chuyện này, khi xây dựng đường điện siêu cao thứ nhất, bác Hồ Nhă Đỉnh, ở Viện Năng lượng, về vùng Nam Đàn giám sát, bác cháu gặp nhau, tṛ chuyện, bác c̣n nhắc lại cho nghe lần nữa). Nay bia mộ ông Tạo chỉ là một mảnh đá nhỏ. Phía trên bị đập vỡ chỉ c̣n lại một chữ thiếu nét và một chữ “Nhă”. Đọc bên phải: “Mậu Th́n Giải nguyên” (ông Hồ Sĩ Tạo đậu Giải nguyên triều Nguyễn, Huế, khoa Mậu Th́n (1868), cùng khoa thi này Hoàng Cao Khải đậu cuối bảng. Theo cụ Hồ Sĩ Huề kể: Có lần ông Tạo ra Hà Nội. Hoàng Cao Khải đă tự tay bưng nước đến để ông Tạo rửa mặt mũi, tay chân. Có lẽ ngoài việc trong vọng, đây c̣n nhằm mực đích mua chuộc sĩ phu…). Dọc bên trái bia mộ: “Tri phủ Quảng Trạch”. Chính giữa phía dưới: “Hồ Tiểu Khê chi mộ”. Việc cải táng hoàn toàn do học tṛ ông Tạo tuân theo di huấn của thấy mà làm, rất long trọng, có nhiều vị khoa bảng của hai huyện Thanh Chương, Nam Đàn tới dự (nhưng chắc chắn là không có ông Nguyễn Sinh Sắc. Bởi ông đă vào Kinh nhậm chức theo lệnh vua).

    Năm người đàn bà gắn bó với một người đàn ông, chuyện thật khó tin. Chắc ông Tạo tài hoa lắm và cũng đa t́nh lắm mới cuốn hút được như vậy.

    Sách vở ông Tạo để lại đă bị đốt hết trong Cải cách Ruộng đất. C̣n sót một tập thơ nhỏ ở nhà cụ Hồ Sĩ Huề, phó giáo sư Ninh Viết Giao đă mượn, nay chắc c̣n chỗ ông ấy!


    *


    Cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân khoa thi Hương năm Ngọ (1894) tại Trường Nghệ, nhưng trượt khoa thi Hội tiếp theo. Để chuẩn bị cho Sắc vào tiếp khoa thi năm Tuất (1898), ông Tạo suy nghĩ rất nhiều. Các con trong giá thú ở quê chẳng đứa nào nối được chí cha. Thông minh th́ cũng có đủ, nhưng lười học, chỉ thích cờ bạc, rượu chè. Duy chỉ có đứa con ngoài giá thú là Nguyễn Sinh Sắc lưu tâm tới việc học hành, không thể để nó bỏ dở sự nghiệp và phụ ḷng mong mỏi của bao người. Nghĩ tới đây, ông sai người mài mực, lấy giấy bút viết thư. Ông nhớ tới ông Thượng thư họ Hồ ở An Truyền đă nhận đồng tông với ḿnh. Nhớ tới ông Cao Xuân Dục, một học tṛ, đang là quan to của triều đ́nh. Đằng nào cũng phải nhờ họ giúp. Xưa nay ḿnh đă nhờ vả họ ǵ đâu!

    Vậy là nhờ có bức thư ấy, mà các vị đại thần họ Hồ, họ Cao ra tay giúp đơc để ông Sắc được vào học Trường Quốc Tử Giám. Đó là việc rất dễ nhận biết: Trường Giám là trường của Hoàng gia, quư tộc, con dân làm sao mà vào nổi?

    Ông Sắc vào Trường Quốc Tử Giám mang cả gia đ́nh đi theo, chỉ trừ cô Thanh ở nhà với bà ngoại, làm phận sự thay cho bố mẹ. Vào Huế, ông đổi tên là Nguyễn Sinh Huy. được sự giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần của các vị đại thần quen biết ông Tạo, cùng các quan khác người Nghệ Tĩnh. Bà Loan dệt vải nuôi con. Ở chốn Kinh thành, cuộc sống có dễ dàng ǵ đâu!

    Khoa thi Mậu Tuất, ông Sắc lại rớt. Bà Loan sinh thêm cậu Xin. Và v́ quá kham khổ, lao động quá sức, bà lâm bệnh và qua đời cuối năm Canh Tư (1900). Chỉ ít lâu sau, cậu Xin cũng quy tiên theo mẹ. Ba cha con ông Sắc lại dắt díu nhau về Nghệ.

    Khoa thi năm Tân Sửu (1901) ông Sắc trúng Phó bảng nhưng không ra làm quan mà xin ở nhà nuôi mẹ già yếu. Thời kỳ này ông lên dạy học ở Thanh Chương. Ông nghĩ ḿnh trước hết phải trọn đạo hiếu với cha mẹ. Nếu không, sao đáng làm người. Giai đoạn đầu ông Sắc dạy học ở nhà thờ họ Lê ở Nguyệt Bổng (nhà thờ này nay vẫn c̣n ở chân cầu Rộ), sau chuyển sang nhà ông Hàn Kháng, họ Phan ở Vơ Liệt - là một họ khoa cử, có người nổi tiếng như tiến sĩ Phan Sĩ Thực - Ngôi nhà này đă bị tịch thu chia cho nông dân trong Cải cách Ruộng đất). Chỗ ở này cách nhà ông Tạo có con sông Rộ nhỏ thó, xắn quần là có thể lội qua. Như các cụ trong ḍng họ kể lại th́ ông Sắc đă dẫn cậu Công qua chơi với ư định nhận cha, nhưng việc đó chưa kịp làm th́ năm 1904 bà đồ An qua đời. Đầu năm 1905, ông Sắc được triệu vào kinh nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ do cụ Phan Chu Trinh giao lại. (Việc chưa nhận cha c̣n có thể do quy ước khắt khe của ḍng họ – Ví như cụ Hồ Sĩ Tôn, 2 lần đậu đầu khoa: “Thiên hạ sĩ vọng vă”, “Thiên hạ cống sĩ”, là bố ông nghè Hồ Sĩ Tân. Thời trẻ dạy học ở Hưng Nguyên, có một con trai với cô con dâu nhà ho Bùi. Về sau anh này cùng con ḿnh đều đậu tiến sĩ. Hai cha con về Quỳnh Đôi nhận họ, nhưng v́ quy định đó mà không thành. Hai cha con đành đứng ngoài cổng nhà thờ họ, vái lạy rồi quay về. Nên đến nay con cháu vẫn mang họ Bùi…)

    Cuộc đời làm quan và phiêu bạt của ông Sắc tính từ đây. Năm 1907, ông Sắc được bổ Tri huyện B́nh Khê và chỉ bốn năm sau đă vướng vào trọng tội…

    … Bữa đó, ông Sắc đang ngồi tự lự, mượn chén rượu giải sầu, ḷng tràn nỗi niềm thương cảm đối với vợ con. Ông tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo khổ, mái tranh, vách đất, chẳng chút tài sản nào dư dả để nuôi con… Bỗng có lính bẩm báo:

    “Thưa quan, mấy gă chống thuế hôm qua lại đến.”

    Ông lập tức truyền cả bọn vào và giữa lúc ngà ngà say, ông bảo:

    “Bọn bây phải biết rằng, chỉ có vua mới miễn được thuế. C̣n ta chỉ có đồng lương ít ỏi phải bù cho số thuế thiếu kia. Ta đă cho người ḍ la kỹ rồi: Nhà tụi bây c̣n giàu hơn cả quan đây. Làm ruộng th́ phải đóng thuế, chống lại là cớ làm sao?”

    Cả đám lập tức nhao nhao nói hỗn, chửi bới, chỉ trích quan tham nhũng, ông Sắc nổi cáu, truyền:

    “Lôi ra ngoài đánh bọn chúng cho ta.”

    Bọn lính lôi cả đám ra ngoài đánh đập thỏa sức. Bất đồ một người trong bọn trúng chỗ hiểm, lăn ra chết… Lệnh ông ban quên không hạn chế mấy roi, nên bọn lính đă quá tay. Triều đ́nh triệu ông về Kinh chịu tội. Vua phê: “Trảm!”. May nhờ có các ông Thượng thư họ Hồ, họ Cao và Đào Tấn cùng rập đầu xin vua tha chết. Cả ba ông đều tâu vua: “Nguyễn Sinh Huy làm quan thanh liêm, xử án công minh, bốc thuốc chữa bệnh người rất tận tâm… Việc xảy ra chỉ là do sơ suất và bọn lính đă quá tay…”

    Vua cũng biết Nguyễn Sinh Huy là quan thanh liêm, không hề có tư túi ǵ, nên sau một lúc suy nghĩ đành giảm xuống “Trảm giam hậu!” (giam chờ chém sau) và phạt đánh 100 roi. May nhờ có Thượng thư Bộ binh Đào Tấn lo lót cho bọn lính nên được nhẹ đ̣n và ông Huy thoát chết. “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. Nhân buổi lộn xộn chưa quyết, nhờ có người ngầm giúp, ông Huy chuồn thẳng! Các cụ già quê tôi, người th́ bảo ông cải trang làm phu xe theo đoàn khách thương chở hàng vô Nam, kẻ lại bảo ông xuống một thuyền buôn dông thẳng vào Gia Định. Mỗi người một phách, nhưng cũng chẳng sao. Điều cơ bản là ông Huy đă thoát khỏi cái lưỡi dao thái thịt người đang lơ lửng trên đầu và có thể hạ xuống bất kư lúc nào…



    *


    Cậu Công gặp lại cha ở một địa điểm kín ở Gia Định, trong một buổi, trước khi cậu xuống tàu đi xa. Dặn ḍ con xong ông Huy lặn sâu vào giữa vùng Đồng Tháp Mười, chẳng để lại dấu vết nào với người đời, rằng ḿnh đă từng là một Phó bảng thứ thiệt, là ông Huyện B́nh Khê…

    Ngày ấy Đồng Tháp Mười c̣n rậm ŕ năn lác, đường bộ chưa có là bao. Giao thông chủ yếu là nhờ vào những chiếc xuồng tam bản tự tạo của đồng bào sống ở miệt śnh lầy. Ông Nguyễn Sinh Huy lặn lội đến vùng Cao Lănh ngày nay th́ dừng lại, ở nhờ một ngôi chùa. Nơi đây ông giấu biệt tông tích của ḿnh, tự xưng là Cụ Vương, hành nghề bốc thuốc chữa bệnh.

    Nhà Phật vốn chủ trương “cứu nhân độ thế”, các sư cũng luôn làm nhiệm vụ bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Bấy giờ làm ǵ có bệnh viện hay hiệu thuốc ở những vùng sâu, xa như thế. Thấy Cụ Vương giỏi y thuật, lại sống độc thân nên các sư rất mừng, lưu cụ ở luôn tại chùa để giúp đỡ bao nông dân nghèo khó đang hàng ngày vất vả kiếm sống và cũng vất vả chống lại tật bệnh, ốm đau. Phong trào chống thuế ở miền Trung đang nổi lên rần rần, nên nhà vua cũng làm ngơ luôn cái án của ông Tri huyện B́nh Khê. Vậy là ông Nguyễn Sinh Huy được triều đ́nh “bỏ quên”.

    Chẳng bao lâu, cái tiếng của vị thầy thuốc giỏi, lại nhân từ, sẵn sàng chữa bệnh không công cho người nghèo, theo những chiếc xuồng nhỏ, len lỏi trên sông nước, trên kênh rạch lan truyền đi khắp vùng. Người ở xa chở con bệnh tới để chữa trị hoặc mua thuốc mang về. Người gần mời cụ ngồi xuồng tới nhà bắt mạch điều trị. Nhà nghèo cụ miễn luôn mọi khoản. Đức độ của cụ hoà vào nước Đồng Tháp Mười, thấm sâu vào đất đai, tạo nên vựa lúa bạt ngàn hôm nay…

    Có lần chữa trị dài dài, cứu được mấy mạng người trong một gia đ́nh, giúp họ thoát khỏi dịch bệnh, ông già Mai Nhuận trả ơn bằng cách gả cô con gái út của ḿnh cho ông Vương.

    “Không dám…”, Ông Vương cười. Chữa bệnh cứu người là công việc hàng ngày, tôi đă nguyện theo đuổi suốt đời, đâu dám mong có ân huệ đền đáp. Cô nhà đây c̣n nhỏ tuổi hơn cả con trai út của tôi. Nhận lời cụ chẳng hoá ra tôi là thằng khốn nạn hay sao?

    “Chúng tôi không quan tâm tới việc thiên hạ dư luận, chỉ cần cụ nhận lời và nuôi cháu là nhất định gia đ́nh sẽ có ngày mở mày mở mặt. Nó đến với cụ cũng đă sung sướng cho bản thân nó. Công việc nấu nướng, chợ búa… giúp cụ chuẩn bị thuốc men, so với việc đồng áng khác nhau một trời một vực, việc ǵ nó chẳng làm được. Cụ đừng lo…”

    Năm ấy, ông Sắc đă ngoại lục tuần. Cô gái họ Mai mới ngoài hai mươi, nhỏ hơn cậu Công.

    Ít lâu sau cuộc t́nh duyên muộn mằn ấy, cậu Vương Chí Nghĩa chào đời (1927). Ông Vương Chí Nghĩa là bố của Vương Chí Hùng và Vương Chí Việt cùng năm người con gái khác. Theo Thượng toạ Thích Chân Quang, khai sinh lấy họ Vương, nhưng trong tiềm thức, trong gia phả là họ Hồ. Cụ Vương dặn như vậy. Lấy họ Vương là để che mắt kẻ thù. Việc rời Đồng Tháp lên Tây Nguyên cũng là vậy. Phải tránh sự khủng bố, truy bắt, bảo vệ ḿnh và mở ra con đường kiếm sống lâu dài. Thượng toạ Thích Chân Quang sinh ở Tây Nguyên tháng 12.1959. Tốt nghiệp đại học Khoa tiếng Anh, xuất gia năm 1980 cùng chị gái là Hồ Thị Minh Nguyệt, hơn ông hai tuổi.

    (Ngày làm lễ Nhập hồn Tượng cho vua Hồ Quư Ly và nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi, Thượng toạ Thích Chân Quang cười nói với tôi: “Em viết việc t́m họ của anh đơn giản và dễ dàng quá! Thật ra là bọn anh phải dằn vặt, đau khổ, đi xác minh cẩn thận, có thu âm, ghi h́nh đầy đủ, người ta mới công nhận. Những người trông coi Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp cứ một mực bảo ông Sắc không có vợ lẽ ở đây! Anh sẽ ghi lại cụ thể chuyện này gửi em sau. Báo để em biết, anh đă đến thăm chú Hồ Thanh Chương, t́nh cảm của chú cháu là vô cùng nồng ấm.” Thượng toạ đă đối chiếu gia phả và gọi tôi là em, mặc dù tôi nhiều tuổi hơn.)


    *


    Việc lănh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy họ Hồ làm họ mới của ḿnh có ǵ giống với con cháu cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp nhận ḿnh là ḍng dơi họ Hồ không? Điều đó chắc chắn chúng ta đă vĩnh viễn không c̣n được biết. Trong mịt mờ quá khứ xa xăm, trăm ngàn mối quan hệ chằng chịt, đan xen, không ghi âm, chụp ảnh, không quay phim, ghi chép… làm sao lần ṃ ra được?

    Cuốn Ngục trung nhật kư của Bác với 132 bài thơ (từ số 1 đến 133, nhưng bài số 100 chỉ có tên bài đề “Liễu Châu ngục” mà không có thơ), mở đầu bằng bài “Khai quyển”, kết thúc là bài “Kết luận” (Nay sách in mới, bài “Kết luận” được thay bằng bài “Mới ra tù tập leo núi”, một bài Bác ghi bên lề tờ Nhật báo Quảng Tây, không phải làm ở trong tù). Bài “Kết luận”, Bác viết:

    Hạnh ngộ anh minh hầu chủ nhiệm
    Như kim hựu thị tự do nhân
    “Ngục trung nhật kư” ṭng kim chí
    Thâm tạ hầu công tái tạ ân.

    (Tạm dịch: May mắn được gặp Chủ nhiệm họ Hầu sáng suốt. Mà nay tôi lại là người tự do, “Ngục trung nhật kư” từ nay chấm dứt. Cảm tạ sâu sắc ơn tái tạo của ông Hầu.)

    Hầu công mà Bác nhắc ở đây là ông Hầu Chí Minh, thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Hoa Nam của Quốc dân Đảng, người rất mực mến phục Bác, đă can thiệp tích cực để Bác thả ra, trở về lănh đạo Cách mạng Việt Nam. Điều đó cũng chứng minh rằng, nơi nào trên trái đất này cũng có người tốt!

    Cái tên mới của Bác, ta có thể đoán ṃ một cách không chắc chắn rằng, Bác lấy tên người đă dũng cảm cứu ḿnh để làm kỷ niệm. Tên ông là “Sáng Suốt” và việc làm của ông dành cho Bác cũng rất sáng suốt. C̣n cái họ th́ xin chịu. Liệu có sự dặn ḍ nào của cụ Phó bảng từ một ngày rất xa, khi hai cha con c̣n sống bên nhau không?


    Bác đi bôn ba thế giới “t́m đường cứu nhà, 2 lần Xử Trảm bởi nhà Nguyễn”, trải qua một ṿng trái đất và măi hơn 50 năm sau mới về lại quê nhà. Ư định nhận cha, nhận họ của cụ Phó bảng ngày dạy học ở nhà ông Hàn Kháng… cũng chưa thực hiện được. Vào Huế làm quan rồi trốn măi vào miệt śnh lầy Đồng Tháp, cụ không có điều kiện trở về. Ông Hồ Chí Nghĩa cũng vậy, không thể về bởi binh lửa liên miên và đất nước chia cắt. Chỉ măi hôm nay Thượng toạ Thích Chân Quang mới hoàn thành việc đó.

    Từ ngày cụ Phó bảng đi làm quan đến ngày Thượng toạ Thích Chân Quang t́m về, thời gian dài hơn thế kỷ. Chúng tôi lấy làm tiếc, nhà thờ họ Hồ Lai Nhă đâu c̣n ở chốn xưa! Ngày di dân, ḷng tôi như vừa chịu một trận động đất mạnh 9 độ rich-te. Dân quân cả huyện ào ào đến dỡ làng kéo đi, hệt như chạy loạn. Hàng chục chiếc máy ủi màu đỏ son gầm gừ húc cây cối đổ ngổn ngang, san phẳng mọi vườn tược mà không có pháp luật nào giải thích, không một xu đền bù giải toả!... Cha con, anh em, họ hàng phải chia ĺa nhau. Người bốc được thăm ở cuối rừng, kẻ bốc được thăm nằm đầu xă, cách nhau ba bốn cây số là chuyện b́nh thường. Mối quan hệ tộc họ từ ngàn xưa bị rạn vỡ. Nhà thờ họ vốn có vườn riêng đầy cây trái, nay đột nhiên không có đất đứng, phải hốt vào trong hẻm núi sâu, nơi bác tộc trưởng bắt được thăm, phong cảnh thật u ám, thê lương. Thật tiếc, trong thời khắc bối rối ấy, con cháu ở quê cũng không dám đấu tranh đ̣i cho nhà thờ họ một chỗ xứng đáng! Con cháu đi xa muốn tranh thủ về thăm quê cũng khó khăn. Vùng chân Trường Sơn mưa nhiều hơn nơi khác, đường sá không một tấc nhựa, lầy lội, nhớp nháp bởi thứ đất mến người, lại trèo đèo lội suối quanh co, khúc khuỷu. Anh em bà con nghèo túng hơn, về vài ngày là không thể đi thăm hết được, mà có về cũng vất vả lắm! Thôi đánh chịu lỗi với Tổ Tiên!

    Thượng toạ Thích Chân Quang về đúng những ngày mưa tháng bảy. Sau khi dâng hương viếng mộ cụ Hồ Sĩ Tạo xong, mấy chú cháu trong họ, những người đi đón bàn nhau: Xin Thượng toạ hoăn việc về thăm nhà thơ họ Hồ Thanh Khê lại, v́ đường quá xấu, xe không vào được. Nếu đi lỡ gặp tai nạn, thật là không nên… Và Thượng toạ đă đồng ư.

    Chúng tôi chép toàn là chuyện ở sân sau. Người ta nói: Đời là một sân khấu lớn với hàng ngàn vở diễn, bi có, hài có… ồn ào và sôi động trải ra. Đó là ở sân trước. Sân sau khác hơn. Nó âm thầm, lặng lẽ… Nhưng có lẽ xin được dừng lại ở đây. Dă sử vốn có chỗ dị đồng với chính sử là thế! Cũng với khoảng thời gian chưa xa, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đă có buổi tṛ chuyện thân mật với một số con cháu họ Hồ. Chắc rằng mọi chuyện vẫn chưa phải đă hết. C̣n có những điều sâu kín, dài dài, chưa thể nói ra, nhưng cũng rất con người, đang ở sân sau…

    Mong ông bà, chú bác, anh em… cùng hương hồn Liệt Tổ Liệt Tông tha thứ cho.

    Mùa xuân Đinh Hợi (2007)

    Không hiểu tại sao Đảng CS Việt nam vẫn giữ yên lặng.

    Mọi thắc mắc xin liên lạc gịng tộc họ Hồ - Nghệ an

    (Địa chỉ: Hồ Sĩ Sênh, xóm Nghĩa Thai, xă Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, Nghệ An. ĐT: 0383 785248)

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-05-2011
    Posts
    34

    Chỉ là tṛ lừa bịp của bọn sử nô - văn nô - bồi bút !

    Bài viết công phu cao cấp trên chỉ nhằm che dấu túng tích thật sự của HCM aka T́nh Báo Tàu Bí Danh Hồ Quang và có tên cúng cơm là Hồ Tập Chương.

    Sau đây mới là bí mật thật sử của tên Siêu T́nh Báo HCM:


    HCM và đảng CSTQ đă có ư đồ cướp đảng CSVN / cướp nước VN từ lúc nào ?

    Qua bài viết cua Mẹ Nấm (1) có đoạn:

    “Mất nước rồi cháu ơi, không làm ǵ được nữa đâu!”

    Tôi nhận tin nhắn của một bác trong Friend list ḿnh mà thấy đắng ḷng. Người bác, người bạn vong niên với tấm ḷng lúc nào cũng thiết tha với đất nước có lẽ vừa đọc xong toàn văn bản tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc sau chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua.


    Thật ra dân tộc VN đă mất nước từ lâu lấm rồi, chơ không phải đợi NPT đi chầu Bắc Kinh.

    Điềm báo hiệu mất nước kể từ lúc là cờ Đỏ của tỉnh Phúc Kiến Tàu tung bay qua cuộc Nam Kỳ Khởi Nghỉa 22.11.1940 mà thực chất là HCM ( aka T́nh Báo Hồ Quang / Hồ Tập Chương) mượn tay Pháp tiêu diệt toàn bộ chóp bu CS gộc Nam Kỳ Vơ Văn Tần, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai... dọn đường cho vây cánh HCM ( Thụ - Chinh - Giáp) lên nắm quyền kiểm soát đảng CS Đông Dương ( tiền thân đảng CSVN) ở Cao Bằng - Pắc Bó vào tháng 5.1941. Kể từ đó đảng CSVN coi như là công cụ nhằm phục vụ cho mưu đồ cướp nước VN và nam tiến cho CSTQ và cũng là nơi trú ẩn an toàn nhật cho mảng lưới t́nh báo TQ cho mải đến ngày hôm nay. Sau này HCM c̣n lếu láo là "Nhóm CS Nam Kỳ chết là đáng đời v́ khởi nghỉa non".

    CSTQ đă dùng cờ đỏ vơí ngôi sao từ thập niên 30 và trong cuộc Vạn Lư Trường Chinh tháng 10 / 1934 - tháng 10 / 1935:



    Trước đây trên một số diễn đàn có thảo luận về việc cờ đỏ sao vàng đă được dùng tại tỉnh Phúc Kiến. Một người kư tên T.L.T. đă đề cập việc “Trên VTV3 Việt Nam, lúc 20h các ngày thứ 2 đến thứ 6, từ 26/2/2002 đến 08/4/2002 đă chiếu bộ phim Trường chinh 24 tập của Trung Quốc, do Kim Thao và Đường Quốc Cường đạo diễn, Quốc Cường cũng thủ vai Mao. Phim nói về cuộc kháng chiến chống Tưởng của Mao. Ai để ư sẽ thấy nhiều cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh. Nói thêm về Mao, theo lịch sử: khi bất đồng ư kiến với các lănh tụ cộng sản đầu tiên của Trung Quốc, Mao quay qua nghiên cứu nông dân, tổ chức chính trị tập hợp nông dân ở khu vực Phúc Kiến, Hồ Nam, Giang Tây. Năm 1931 Mao thành lập Chính phủ cộng ḥa Xô-viết đầu tiên tại Thụy Kim, Giang Tây. Vậy thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc Phúc Kiến nằm trong vùng ảnh hưởng của Mao.” Vừa rồi, ở Úc đài SBS có chiếu bộ phim này, người viết có xem và thấy cờ đỏ sao vàng (múi sao ph́nh ra như lá cờ Việt Minh) xuất hiện nhiều lần, nhất là cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh đúng như T.L.T. đă góp ư. ( Nguồn: Cội nguồn và ư nghĩa lá cờ đỏ sao vàng - Nguyễn Quang Duy - talawas )


    Người biết chuyện thứ cứ vẩn vờ như chưa từng mất nước và vẩn cứ ca hát phấn khởi tự hào "Như có Bác Hồ trong ngay vú đại thắng...".

    Cho nên muốn cứu nước là phải dẹp bỏ cho bằng được công cụ của đảng CSTQ ở VN trên 70 năm nay: Đó là đảng CSVN - Ngoài ra không c̣n con đường nào khác !!!

    HCM và gia đ́nh / con cháu ở TQ:








    (1) MẤT NƯỚC RỒI Ư? http://menam0.multiply.com/notes/item/578

    From: http://thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7965
    Last edited by KKVN; 27-10-2011 at 10:44 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    35
    Tôi đă đọc nhiều tư liệu, bài nói, bài viết về HCM qua nhiều nguồn khác nhau, kể cả của Cộng sản ở các thời điểm khác nhau, mặc dù không mới, có nhiều t́nh tiết khác nhau, nhưng khi đọc lên vẫn có sức thuyết phục.
    Với bài viết này, tác giả đầu tư nhiều công sức, nhưng nội dung dàn trải, có phần lan man, khiến người đọc "nghi, nghi", "hoặc, hoặc"
    Mặc dù lư giải rất nhiều, tôi không nói ra th́ người khác chắc cũng như tôi sẽ cho rằng, có lẽ tác giả nhầm lẫm giữa họ tên thật (họ Hồ) và Bí danh (Hồ Chí Minh).
    Không ưa chế độ, nhưng cho dù ở các đảng phái khác nhau th́ tác giả nên tôn trọng người đọc, không nên dùng từ "tịt" thay cho từ "tịch", bởi nếu viết như vậy, bản thân tác giả đă không tôn trọng sự thật rồi!!!
    Mong đừng vội nóng giận v́ đây là thiển ư chân t́nh.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật về Hồ Chí Minh

    Bí mật về Hồ Chí Minh
    Những ḍng cảm nghĩ về cuốn biên khảo của Thuỵ Khuê:
    Nhân văn Gia phầm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc.
    Cung Tram Tuong

    May 10, 20120



    Nhân văn Gia phầm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, Thụy Khuê

    Từ nhiều năm nay, ở hải ngoại người ta đă viết khá nhiều về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm và nhân vật Nguyễn Ái Quốc.

    Công chúng nhờ đó có được một sự hiểu biết phong phú, đa nguyên, bổ ích. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đó mới chỉ là một cái nh́n cục bộ, tản mạn, rời rạc, không được hệ thống hóa, thiếu chuyên sâu và tính nhất lăm. Tầm nh́n bị hạn chế trong khuôn khổ những bài viết có những khảo hướng khác nhau, nên thiếu bề dầy, tính keo sơn và sự thống nhất tư tưởng của một quyển sách viết nên bởi một tác giả.

    Sự khiếm khuyết này của tri thức, và học thuật, nay được bổ sung với sự ra đời của cuốn biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc của nhà nữ phê b́nhvăn học tên tuổi Thụy Khuê.

    Trước hết xin nói về h́nh thức.

    Tác phẩm có kích thước của một pho sách: 970 trang, 25 chương, 1 phụ lục và một thư mục gồm 204 tài liệu, tư liệu, tiểu luận, tiểu thuyết, hồi kư, bút kư, nhật kư, tạp ghi, biên niên, thi phẩm, diễn văn, thư từ, báo cáo, tường thuật, chấp bút những cuộc phỏng vấn ghi âm trên điện thoại hay qua những cuộc gặp mặt giữa người hỏi và người trả lời, và những buổi “tṛ chuyện với những người trong cuộc” của Thụy Khuê.

    Bản liệt kê tỉ mỉ trên nhằm nói lên một điều: tác giả đă làm việc cần cù, thận trọng, nghiêm túc, có quy mô-những đức tính cần có của một người làm công tác học thuật chân chính. Về phương pháp luận, Thụy Khuê đă tỏ ra am tường, tinh tế, thông minh, linh động trong việc xử dụng những công cụ của tư duy khoa học như quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, ngoại suy, loại suy, đốichiếu (văn bản, văn khí, văn phong), khảo sát (niên đại), và vân vân.

    Để truy t́m sự thật bị bóp méo bởi những ư đồ ám muội, Thụy Khuê đă cần mẫn quy tập, tổ chức những sự kiện riêng lẻ thành một tổng hợp có ư nghĩa, kết nối cái này vớicái kia thành một tương quan liên đới, dắt dây—connecting the dots — tạo nên cái logic của tổng thể trong đó những sự kiện cá thể trở thành những yếu tố cấu thành của tổngthể. Học thuật như vậy là nghệ thuật ráp nối cái muôn vẻ thành một chỉnh thể có ư nghĩa, hóa luận ngôn (hiểu theo nghĩa là sự lập ngôn của tư duy logic) thành một bài thơ trí tuệ— un poème intellectuel —trong chừng mực tính chính xác của khoa học cho phép.

    Xin khai triển điều vừa viết ra.

    Nghệ thuật lư luận của Thụy Khuê liên hợp được chức năng cảm nhận với chức năng suy nghĩ thành một cảm nghĩ hài ḥa, cân đối — điều này thích hợp với khoa học nhânvăn — thông qua một ngôn ngữ hữu cơ: sự đơm xương nở thịt của bào thai tư tưởng. Nhà cấu trúc học Roland Barthes diễn tả mối giao thoa này với một h́nh ảnh nên thơ: “Qua nghe ra tiếng lao xao của cơi chữ, tôi hỏi về cái dợn ḿnh của nghĩa. (C’est le frisson du sens que j’interroge en écoutant le bruissement du langage.)”
    Ngôn ngữ lư luận của Thụy Khuê có cái cấu trúc hai tầng lao xao này. Nó ủ men hương của trí tuệ và gợi dậy nơi người đọc một khoái cảm mỹ học lâng lâng phiêu diêu.

    Chúng ta hăy đọc đoạn cô bà b́nh ba câu thơ kiểu Haiku của Phùng Cung

    Đêm về khuya
    Trăng ngả màu hoa lư
    Tiếng gọi đ̣ căng chỉ ngang sông

    như sau:

    “Đêm trăng, hoa lư, tiếng gọi đ̣, sông…là những yếu tố của một cảnh đêm có thể chất hoàn toàn khác nhau. Nhờ một hành động chữ, chúng đă hóa mộng. Để được sốnglại trong một không gian khác, để tạo ra nghịch cảnh của một đời người. Sự cô đơn tuyệt đối của con người bị cô lập suốt đời, được nhà thơ biểu hiện dưới một màn trăng đêmkhông người, mà có “tiếng gọi đ̣” như “con nhện vô h́nh” giăng nối hai bờ xa cách. Hai quang cảnh, một của thiên nhiên hiện thực, diễm ảo Đêm về khuya trăng ngả màuhoa lư và một của tâm thức cô đơn tuyệt đối Tiếng gọi đ̣ căng chỉ ngang sông của kẻ bị cách ly, lưu đày, bị đoạt tự do và cướp ánh sáng mà Nguyễn Mạnh Tường gọi là Un Excommunié – Kẻ Bị Khai Trừ” (Trang 421-2 NVGP&VĐNAQ).

    Ngôn ngữ lư luận như vậy là tinh tế, uyên bác, đầy đặn, cặn kẽ, tài hoa, đẹp như một bài thơ.

    Sự đánh tráo lịch sử được chính thống hóa, lên kế hoạch, dựng thành chính sách nhà nước, viết thành sách giáo khoa, xử dụng hết công suất của một cỗ máy tuyên tuyềnkhổng lồ đập ồn ĩ vào màng nhĩ, con ngươi người dân, cắm sâu xuống tầng tiềm thức của tâm hồn họ: họ bị tẩy năo mà không hay và sống kiếp sống thừa của một người có taimà điếc, có mắt mà mù.

    Đối với ai c̣n thiết tha với dân tộc, c̣n biết thương đồng bào, điều trên nói lên sự cần thiết của những liều thuốc giải độc mạnh. Chẳng hạn cuốn tự truyện Kẻ Bị Khai Trừ bi thiết nhưng không ủy mị, vẫn giữ được giọng châm biếm và khí chất sĩ phu ngạo nghễ của Nguyễn Mạnh Tường; những truyện ngắn dă sử chuyên chở những thông điệpthấm thía, mang tính phạm thượng, dân dă uyên thâm và những vần thơ phế phủ rớm máu, toát ra một khí phách quyết liệt, không khoan nhượng kẻ thù cộng sản của PhùngCung, và pho biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc chuyên sâu, tỉ mỉ, chính xác, bén như một lưỡi dao mổ của Thụy Khuê.

    Xin hậu thuẫn nhận định vừa tŕnh bày với một ví dụ dưới dạng một câu hỏi: Nguyễn Tất Thành thực sự đến Paris năm 1914, 1917 hay 1919?

    Với cái nh́n phân tích tỉ mỉ và hiếu kỳ của một thám tử chuyên nghiệp, Thụy Khuê đă trả lời hộ chúng ta nghi vấn trên.

    Theo những tài liệu chính thức và bán chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam, Tất Thành đến Paris năm 1914. Thời điểm này được lựa chọn để hợp lư hóa câu chuyện kểcủa Trần Dân Tiên — một bút hiệu của Hồ Chí Minh — theo đó anh Ba Nguyễn Ái Quốc đă có công lớn cùng với hai nhà cách mạng lưu vong nổi tiếng Phan Văn Trường vàPhan Châu Trinh trong việc khởi xướng và lănh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ngay trên đất Pháp trong giai đoạn 1914-1919.

    Câu chuyện phịa này bị lật tẩy v́ theo hồ sơ chính thức của Sở Mật Thám Pháp, “Tất Thành đến Paris ngày 7/6/1919. Ở số 10 Stockhom từ 7/6 đến 11/6. Ở số 56Monsieur Le Prince từ 12/6 đến 13/7. Và từ 14/7/1919 đến ở 6 Villa des Gobelins.” (Trang 473 sđ&#273....

    Về sau, thấy việc Tất Thành đến Paris năm 1914 quá khó tin, đảng ra lệnh cho Hồng Hà, tác giả cuốn Thời Thanh Niên của Bác Hồ, sửa lại:“Anh bỏ nghề phụ bếp ở LuânĐôn, sang Paris năm 1917, đấy là vào cuối năm 1917.” (Trang 471 sđ&#273....

    Tại sao năm 1917 lại được chọn?

    Là v́ đó là năm xảy ra cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và cuộc cách mạng bônsêvích tháng 10 ở Nga, như vậy hợp với câu chuyện “Bác ra đi t́m đường cứu nước và sớm giác ngộ chủ nghĩa cộng sản” của Đảng CSVN.

    Từ sự phát hiện này và những chứng minh hùng hồn của Thụy Khuê về sự đánh cắp danh tính Nguyễn Ái Quốc và quyền sở hữu trí tuệ của ba nhà cách mạng lỗi lạc Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh của Hồ Chí Minh, chúng ta biết được bản chất của con người này. Đó là một tên đại bịp vô liêm sỉ ngoài tiếm danh ba ân nhân thầy học của ḿnh, c̣n quay lại chê bai, chỉ trích, xuyên tạc họ, và đây không khác ǵ hơn là sự phản bội ghê tởm của một kẻ ăn cháo đá bát, qua sông đốt đ̣.

    Hơn thế nữa, hắn lại c̣n dám tự ḿnh và bắt thủ hạ phải tôn vinh, thánh hóa ḿnh thành một lănh tụ anh minh, liêm chính của dân tộc và một vĩ nhân của loài người!

    Đây quả là một thóa mạ lương tri và đạo lư làm người hiếm thấy trên sân khấu chính trị tự cổ chí kim. Phải có trong tay một quyền lực tuyệt đối và trong đầu một tâm địaquỷ và một ám ảnh bệnh hoạn th́ mới có thể hành xử vô luân và kỳ dị như vậy. Cơ bản, hắn là một con bệnh nhân cách — psychopath — có ư hướng cuồng vĩ và cuồng sát.

    Kiện toàn hồ sơ Nhân Văn Giai Phẩm

    Sự thiếu vắng những công tŕnh biên khảo tổng hợp đă khiến cho sự hiểu biết của chúng ta về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) cục bộ, tản mạn, thiếu tính hệ thống. Ở đây, chúng tôi chỉ xin bổ sung một số dữ kiện quan trọng thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm kiện toàn bức tranh toàn cảnh.
    Sau đây là một dữ kiện mới đối với chúng tôi.

    Nhờ uy tín của bản thân ḿnh là người phụ trách xuất sắc mục văn học nghệ thuật của đài RFI — một mục thu hút được giới trí thức và văn nghệ trong và ngoài đảng ở ViệtNam —Thụy Khuê đă mời được một số nhân vật chủ chốt của phong trào NVGP tham gia những buổi “chuyện tṛ với người trong cuộc” có ghi âm của bà, và nhờ đó có đượcmột lượng thông tin quư giá, độc đáo về phong trào, đặc biệt những uẩn khúc ở bên trong nó.

    Chúng tôi xin đan cử dưới đây một số ví dụ điển h́nh.

    Việc Giai Phẩm Mùa Xuân ra mắt tháng giêng năm 1956, tức bốn tháng trước khi có phong trào Trăm Hoa Đua Nở ở Trung Cộng, chứng tỏ câu chuyện bảo rằng GiaiPhẩm chịu ảnh hưởng của phong trào là sai sự thật. Cả Lê Đạt lẫn Hoàng Cầm đều xác định với Thụy Khuê là họ không dính dáng ǵ với phía bên Trung Cộng cả khi chuẩn bị cho ra mắt Giai Phẩm. (Trang 828,899 – sđd).

    Về chính danh, Giai Phẩm, mà mục đích chính là muốn thổi vào cho thi ca Việt Nam một luồng gió mới, chỉ trở thành một phong trào chính trị đ̣i tự do dân chủ rộng lớn — gọi chung là phong trào NVGP — khi được tiếp sức bởi sự ra đời sau nó của những Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông, tờ Đất Mới của sinh viên và tờ Nhân Văn. (Trang 822 – sđd).

    Về mặt thuần túy văn học, cùng lúc với phong trào thơ tự do ở miền Nam do Thanh Tâm Tuyền của nhóm Sáng Tạo khởi xướng, Giai Phẩm Mùa Xuân ở miền Bắc có mộtđóng góp không nhỏ cho cuộc cách mạng thi ca Việt Nam. Điều này làm cho chưởng môn chính thống Tố Hữu rất bực tức và nuôi ư định trả thù. Theo chúng tôi, đây là mộtđộng cơ có tính cá nhân khiến các nhà thơ của Giai Phẩm phải hứng chịu những hệ lụy chính trị ghê gớm chỉ v́ việc làm thuần túy văn học đầy thiện chí của ḿnh. Điều này nóilên bản chất phi văn hóa và đê tiện của chế độ độc tài cộng sản.

    Để có một ư niệm hoàn chỉnh về tầm vóc của phong trào NVGP, thiết tưởng cũng phải kể đến công đóng góp quan trọng cho phong trào về tư tưởng và học thuật của nhóm đại học gồm các giáo sư tên tuổi như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Đào Duy Anh, tạo cho phong trào có được một cơ sở lư luận vững vàng, uyên thâm thuyết phục được giới trí thức và sinh viên trong và ngoài đảng. V́ vậy, nếu có gọi phong trào là một cuộc cách mạng tư tưởng tầm cỡ th́ cũng là chính danh.

    Chúng tôi c̣n biết được là có một sự mâu thuẫn tư tưởng của nhóm cầm đầu NVGP như sau. Họ không chủ trương chống đảng mà chỉ chống khuynh hướng quá tả kiểu staliniste và marxist, nhưng lại tỏ ra thiết tha với chủ nghĩa hiện thực tiểu tư sản Pháp thế kỷ 19. (Trang 811 – sđd). Đối với đường lối chính thống của đảng, đảng viên nào màlàm như vậy là xét lại, là phản đảng — một tội không thể dung tha. Đó là lư do tại sao họ đă phải hứng chịu những h́nh phạt quá nặng và bị trù ếm cho đến lúc ĺa đời.
    Một phát hiện khác mới đối với chúng tôi.

    Do uy tín cá nhân của ḿnh, Phan Khôi được mời đứng tên chủ nhiệm tờ Nhân Văn, nhưng Nguyễn Hữu Đang mới đích thực là người khởi xướng, quán xuyến công việcvà là linh hồn chính trị của tờ báo. Dưới bút hiệu Người Quan Sát, cũng là của Lê Đạt-ông viết những bài xă luận chỉ trích sắc bén đường lối và chính sáchcủa đảng mà ông cho là cực quyền, đ̣i tự do dân chủ và viện dẫn hiến pháp Trung Cộng để xác định quyền được biểu t́nh của người dân. V́ vậy ông bị chụp mũ là người hô hào dân biểu t́nh chống chế độ, và đảng viện cớ này để đóng cửa tờ Nhân Văn. (Trang 836-7 – sđd).

    Tóm lại, có thể nói ông là một người cộng sản ly khai dứt khoát, cứng đầu, khảng khái, không thể cải tạo. Dưới mắt đảng, ông là một kẻ xét lại ngoan cố,một tên phản đảng, một cái gai nhọn cần phải nhổ.
    V́ vậy so với các thành viên khác của phong trào NVGP, ông đă phải lănh bản án nặng nhất: 15 năm tù; 5 năm mất quyền công dân; 16 năm quản thúc ở Thái B́nh, thời kỳnày Phùng Quán gọi là thời kỳ giun dế; sau, được phép trở về sống ở vùng ngoại ô Nghĩa Đô của Hà Nội, luôn bị công an theo dơi, cho đến lúc chết vẫn không thoát khỏi sốphận hẩm hiu của một kẻ bị khai trừ.

    Nghe nói lúc cuối đời ông trở về với Nam Hoa Kinh của Trang Tử, tức Trang Châu. Nếu quả vậy th́ phải chăng là để t́m một lối thoát duy tâm cho một tâm hồn lỡ lạc vào mê cung hoang đường của một chủ nghĩa không tưởng — chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx.
    Ông nói với Thụy Khuê:

    “…Sau khi bị kết án 15 năm th́ tôi cũng không kư chống án ǵ cả. Từ bấy giờ đến nay tôi cũng không viết một cái đơn nào để thanh minh, phân trần, xin xỏ khoan hồng hay là nọ kia. Không! Cái việc đó không!” (Trang 812 – sđd)

    Một người trí thức suốt đời trầm luân trong bể khổ mà vẫn giữ được cái khí phách ngạo nghễ, kiên cường và tinh ṛng như thế ắt phải có một triết lư sống caosâu làm điểm tựa. Nếu quả vậy, chuyện ông trở về với Trang Tử lúc cuối đời là hợp lư. Chúng tôi nghĩ, ông ắt phải tâm đắc với điều Trang Tử viết trong thiên Thiên Hạ của Nam Hoa Kinh:

    “Trang Châu thấy đời ch́m đắm trong ô trọc, không hiểu được lời ḿnh nên dùng “chi ngôn” mà gieo khắp, dùng “trùng ngôn” làm thực sự, dùng “ngụ ngôn” chorộng hiểu. Rồi riêng một ḿnh lại qua cùng trời đất tinh thần mà không ngạo nghễ vạn vật, không hỏi tội thị phi, lại sống chung cùng thế tục…Trên th́ đạo cùng tạo vật, dướibạn cùng “ngoại tử sinh, vô chung thủy”…Tông chỉ đó có thể thích hợp với bậc thượng trí.” (Trang 17 Trang Tử Nam Hoa Kinh, Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch và b́nhchú).

    Qua những lời kể lại về sau của những Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyễn Mạnh Tường và sau khi đọc được những lời buộc tội của “bốn bất tử” Tố Hữu, Nguyễn Đ́nh Thi, Chế Lan Viên và Hoài Thanh, chúng ta có thể mường tượng được cái không khí ngột ngạt, gay gắt của những buổi kiểm thảo, “học tập đấu tranh chống bọn NVGP”, thực chất là những phiên ṭa xử quái đản trong đó các nhà trí thức, văn nghệ sĩ đảng viên đóng vai tṛ công an văn hóa kiêm công tố buộc tội. Dưới áp lực của những lời đe dọa quyết liệt khiến Trần Dần phải thốt lên “Chao ơi! Con đường để đi đến chỗ “Đúng” mới nhiều máu làm sao?” (Trang 162 – sđ&#273..., nếu có một số đă tỏ ra có bản lănh, th́ cũngcó một số khác v́ khiếp sợ đă quay lại đánh không thương tiếc bạn ḿnh với hy vọng sẽ được xóa tội hay giảm tội. Một số ngoài phong trào cũng nhân dịp này nhảy vào đánhhôi để lấy điểm với lănh đạo, để tiến thân.

    Tóm lại, ngoài “giẻ rách hóa” nạn nhân, mục đích tối hậu của cuộc khủng bố trắng là đánh những cái Thụy Khuê coi là “những yếu tố thiêng liêng của con người, đánh t́nh bạn, đánh t́nh người, đánh tan nát.”

    Chính Hồ Chí Minh chứ không phải Trường Chinh hay Tố Hữu mới là người chủ trương trận đánh sa đích này. Chứng cớ là, cũng như lần đấu tố địa chủ dưới chiêu bài cải cách ruộng đất trước kia, lần này Hồ Chí Minh cũng thân chinh đến Bắc Kinh để học tập chính sách đàn áp trí thức và văn nghệ sĩ ở Trung Cộng, rồi về nước chỉ thị cho tay chân phát động chiến dịch thanh trừng NVGP.

    Sự dập tắt phong trào NVGP cũng chính là sự dập tắt tiếng nói của lương tri dân tộc. Một tội ác diệt chủng.

    Bởi lương tri này chính là sự kết tinh qua bao lớp phế hưng, thăng trầm của lịch sử của những giá trị tinh thần ưu việt, cách nh́n thế giới, lối nghĩ về đời, t́nh đồng bào, bằng hữu, đạo gia tiên, nghĩa vợ chồng, t́nh phụ tử.

    Nó là cốt cách suy tư, sự minh triết, niềm tự hào, bản lănh, cái hồn của dân tộc. Tiêu diệt nó cũng là tiêu diệt văn hóa, bởi văn hóa với hồn này là một. Chỉ những kẻ cuồng tín bán linh hồn cho ngoại bang th́ mới ăn ở thất đức như vậy.

    Đề lấp lỗ hổng gây nên bởi hành động hư vô trên, ĐCSVN đă phải mượn văn hóa của một dân tộc khác để tồn tại. Đây là lư do cơ bản — nguyên nhân của nguyên nhân — của một kế hoạch bán nước dài hạn khởi từ thời Hồ Chí Minh đến bây giờ và nối tiếp trong tương lai. Một thương vụ ô nhục của những lái buôn bán luôn nhân cách ḿnh.

    Bán đất, bán biển, bán đảo, bán rừng, bán thác, bán ải, bán những địa danh lịch sử, bán tài nguyên thiên nhiên, bán luôn cả tiếng mẹ đẻ cho bá quyền ngôn ngữ Bắc Kinh. Đă xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy, theo sự sắp xếp có bài bản của tập đoàn bán nước, ngôi sao vàng sẽ rời khỏi vị trí trung tâm của nó trên lá cờ máu ở Ba Đ́nh để xuống làm thân phận vệ tinh của lá cờ đỏ trên cổng Thiên An.

    Cái hội chứng phiên quốc, nhược tiểu thuở nào tái phát trên cấp số nhân, và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư đang lấp ló phía chân trời.

    Cung Trầm Tưởng

    www.vietthuc.org

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật về Hồ Chí Minh

    Bí mật về Hồ Chí Minh
    Hồ Chí Minh "cướp đoạt tên người khác" Nguyễn Ái Quốc?
    Về cuốn “Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thuỵ Khuê (Kết)



    Cung Trầm Tưởng - Trịnh B́nh An giới thiệu

    Trịnh B́nh An - Cho tới ngày nay, nhiều người trong nước vẫn c̣n cho rằng Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc (hay Quấc), điển h́nh là tuyển tập “Biếm Họa Việt Nam” của Lư Trực Dũng đă cho rằng “Bác Hồ” là người vẽ tranh biếm họa đầu tiên của Việt Nam trên báo Le Paria dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Đó là sự thật hay là dối trá? Mời bạn đọc theo dơi phần nhận định dưới đây của Cung Trầm Tưởng về “Nhân Văn Giai Phẩm” với phần đặc biệt t́m hiểu về Nguyễn Ái Quốc.


    Những ḍng cảm nghĩ về cuốn biên khảo của Thuỵ Khuê, “Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”


    Nhân văn Gia phầm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, Thụy Khuê
    Nguồn ảnh: Ts Tiếng Quê hương


    Vạch trần huyền thoại Hồ Chí Minh Là Nguyễn Ái Quốc

    Hồ Chí Minh là một nhà sáng chế tầm cỡ của những quả lừa vĩ đại. Chẳng hạn cuộc cách mạng tháng tám khó quên ấy, ngày lên đường của một dân tộc vào những cuộcphiêu lưu đầy máu và nước mắt đến nay vẫn chưa chấm dứt; hai cuôc chiến tranh trường kỳ hắn gọi là thần thánh ấy ngốn sáu triệu sinh linh đồng bào để xây dựng một vươngquốc,vương quốc của quỷ – quỷ đỏ; và cái huyền thoại Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc hắn tự viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên ấy để thêu dệt ”thân thế và sự nghiệp” củaḿnh.

    Ở trên, chúng tôi đă nói sơ qua về huyền thoại này qua sự phát hiện ngày đến Paris thực sự của Nguyễn Tất Thành, tên khai sinh của Hồ Chí Minh. Nay xin bổ túc một số dữ kiện ư nghĩa thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm hoàn chỉnh bức chân dung của đối tượng (xin xem chi tiết ở chương 18 –sđ&#273....

    Khảo hướng bài viết là đưa ra một số chứng cớ hiển nhiên để đánh vào tử huyệt của huyền thoại: HCM không thể là Nguyễn Ái Quốc v́ không có khả năng và phẩm hạnh của nhân vật lịch sử lỗi lạc, tài đức vẹn toàn này. Thật ra, đó là bút hiệu chung của ba nhà đấu tranh tên tuổi tiến sĩ Luật Phan Văn Trường, cử nhân Triết Nguyễn Thế Truyền và tiến sĩ Luật Nguyễn An Ninh. Ba người này cho Nguyễn Tất Thành đội lốt Nguyễn Ái Quốc để đánh lạc hướng Sở Mật Thám Pháp.

    Chúng ta hăy theo Thụy Khuê đi vào thế giới của những sự việc cụ thể.

    Cuộc truy t́m, khảo sát văn bản, hồ sơ của Bộ Thuộc Địa và Sở Mật Thám Pháp, và những điều Hồ Chí Minh đích thân viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên cho thấy khả năng Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành như sau:

    Tất Thành bắt đầu học tiếng Pháp trong thời gian làm phụ bếp trên tàu Latouche-Tréville; thầy dạy: hai người lính trẻ giải ngũ, hồi hương (trang 462 sđ&#273.... Sau được cô sen nhà ông chủ tàu ở Sainte-Adresse dạy bổ túc (trang 463 sđ&#273.... Phải nhờ một đồng nghiệp không có tŕnh độ cao lắm viết giùm đơn xin học ở trường Thuộc Địa (trang 464).

    Đến năm 1919, vẫn chưa viết đươc tiếng Pháp nên phải nhờ Luật sư Phan Văn Trường viết hộ (trang 469). Trong hội nghị Tours của đảng Xă hội Pháp, theo lời thú nhận của Trần Dân Tiên, Tất Thành “nhức đầu v́ khó hiểu” những ǵ mà các tham dự viên phát biểu (trang 478)

    Bây giờ chúng ta hăy lật hồ sơ của Sở An Ninh Pháp để xem họ đánh giá khả năng Pháp ngữ của Tất Thành như thế nào.

    Trong báo cáo ngày 20/1/1921 của điều tra viên Josselme tŕnh thượng cấp, ông ta viết:

    “Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản kư tên Nguyễn Ái Quốc đều thấymột sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những bài báo kư tên Nguyễn Ái Quốc.” (Trang 498 – sđ&#273...


    Tổng thanh tra Pierre Guesde cũng có một đánh giá tương tự về tŕnh độ Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành:


    “Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ viết những bài kư tên Nguyễn Ái Quốc” (Trang 497– sđ&#273....

    Thụy Khuê c̣n cung cấp cho chúng ta thêm một chứng cớ hùng hồn khác nữa: một tài liệu video của Viện Quốc Gia Lưu Trữ Âm Thanh và H́nh Ảnh INA – InstitutNational Audiovisuel – về buổi phỏng vấn Hồ Chí Minh của một nhà báo Pháp tháng 6/1964.

    Trong buổi phỏng vấn này, HCM đă trả lời với một tiếng Pháp thô thiển, “có nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch nguyên văn tiếng Việt” như câu:

    “Le people Viet Nam c’est un et le pays du Viet Nam c’est un ” - ông dịch từng chữ khẩu hiệu: “Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một” sang tiếng Pháp. (Trang 525 và 55 – sđ&#273....

    Trên 70 tuổi đầu mà HCM vẫn không bỏ được cái tật nói một thứ tiếng Pháp bồi của anh Ba phụ bếp năm xưa.



    Kư giả Pháp: Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu'il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam?

    HCM: Non, parce que… ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c'est un Un, et le pays du Viêt Nam, c'est Un. Les Américains veulent faire une guerre d'agression, comme qu'ils disent, une guerre non déclarée. Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, plus les Américains et leurs valets, comment dire ça, (se tournant vers quelqu'un à côté), sa lầy... s'enliser... et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.

    Tất cả những dẫn chứng trên cùng đồng nhất với nhau ở một điểm: Với cái vốn Pháp văn nghèo nàn, khập khiễng của ḿnh, làm sao Tất Thành có thể trước tác những bài báo, tiểu luận uyên thâm kư tên Nguyễn Ái Quốc mà HCM mạo nhận là của ḿnh!

    Ngoài ra, sự dốt tiếng Pháp của Tất Thành c̣n làm chúng ta phải nghi ngờ về tŕnh độ học vấn thực sự của hắn. Nếu quả thật hắn đă tốt nghiệp bằng tiểu học Certificat d’Études Primaires, đă học hai năm ở trường trung học Quốc Học Huế, sau đi dạy tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết trước khi “xuất dương t́m đường cứu nước” theo như tiểu sử chính thức của HCM thông báo, th́ tŕnh độ Pháp văn của Tất Thành là khá cao, do đó đâu phải nhờ hai anh lính thợ và một cô sen dạy tiếng Pháp khi mới đến Pháp (Trang 466, 467– sđ&#273.... Điều này chứng tỏ tŕnh độ học vấn của Tất Thành trước khi xuất dương phải là dưới cấp tiểu học, và như vậy lại càng không có khả năng viết những bài kư tên Nguyễn Ái Quốc.

    Cuối cùng, trong trận đấu trí giữa người và quỷ, những tṛ ảo thuật của Hồ Chí Minh không qua được con mắt tinh vi của những người làm học thuật chân chính và yêu nước quyết tâm t́m cho ra được sự thật để trả nó về cho lịch sử và để minh oan cho vong hồn những đồng bào xấu số của ḿnh đă bị HCM và tay chân của hắn bức hại. Trong số những nhà học thuật chân chính này có Thụy Khuê.

    Nghệ thuật viết học thuật của Thụy Khuê là nâng cấp bản tường tŕnh khô khan của cảnh sát điều tra lên tầm vóc của một chuyện kể sống động, hào hứng trong chừng mực tính chính xác của khoa học cho phép. Bởi đây là một công tác điều tra, truy t́m thủ phạm, Thụy Khuê đặt vấn đề dưới góc nh́n của một thám tử kiểu Maigret làm việc một cách chuyên cần, có lớp lang, kế hoạch, sắc bén, nhạy cảm, thông minh, tỉnh táo, điềm tĩnh, chuyên nghiệp, yêu nghề và yêu chân lư.






    DCVOnline biên tập, và minh hoạ.
    Last edited by alamit; 20-05-2012 at 04:07 AM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật về Hồ Chí Minh

    Bí mật về Hồ Chí Minh
    7 cái nhất của Hồ Chí Minh



    Hà Long




    Hồ Chí Minh là một người đặc biệt, điều ấy không phải bàn căi, thậm chí c̣n là người cực kỳ đặc biệt có một không ai v́ chính ông ta là người phải chịu trách nhiệm chung nhất, chịu trách nhiệm nặng nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng cho thời đại đau thương nhất, dối trá nhất, suy đồi nhất và ô nhục nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam – chính là thời đại cộng sản hoành hành ở Việt Nam.

    Hồ Chí Minh có những cái nhất mà hiếm ai trong người Việt Nam b́nh thường cũng như người làm chính trị có được cái nhất ấy như ông ta. Xin được liệt kê ra đây 7 cái nhất của Hồ Chí Minh để người dân Việt Nam có thể hiểu đúng và hiểu rơ hơn về con người ông ta, và để đám học tṛ ma quỷ và lũ lâu la đầu trâu mặt ngựa của ông ta hăy dày công mà HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH – góp phần sớm đưa chế độ độc tài cộng sản Việt Nam sụp đổ tan tành xác pháo.

    7 cái nhất của “Thánh nhân” Hồ Chí Minh:

    1- Hồ Chí Minh – KẺ ĐẠI BẤT NGHĨA:

    Chị ruột ở quê ra thăm Hồ Chí Minh không tiếp, dù người chị ruột này cũng là người đi theo cách mạng từ rất sớm và từng bị tù đày tra tấn dưới thời Pháp thuộc. V́ vậy mối quan hệ giữa họ vừa là t́nh huyết thống chị em ruột thịt, vừa là t́nh đồng chí cộng sản. Khi chị ruột ốm nặng sắp chết ở quê báo tin ra Hồ Chí Minh cũng không về thăm. Sau đó người chị ruột này chết ở quê trong sự nghèo khó cô độc Hồ Chí Minh cũng không về đưa tang.

    Có học giả người Đài Loan đưa ra giả thuyết rằng Hồ Chí Minh thật (tức người Việt Nam) đă chết trong nhà tù Trung Quốc, sau đó chóp bu cộng sản Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ họp lại và quyết định t́m người đưa vào đóng thay, cuối cùng đă t́m được một người Trung Quốc vào đóng thay Hồ Chí Minh cho đến cuối đời. V́ vậy, Hồ Chí Minh sau này không dám gặp mặt trực tiếp người thân là anh chị em ruột trong gia đ́nh v́ sợ những người này nhận ra ḿnh không phải là Hồ Chí Minh thật. Giả thuyết này có phần phiêu lưu, tác giả không theo giả thuyết này nên không c̣n cách nào khác khi nghĩ về việc Hồ Chí Minh né tránh tuyệt đối gặp mặt người thân trong gia đ́nh – là việc đại bất nghĩa.

    2- Hồ Chí Minh – KẺ ĐẠI BẤT HIẾU:

    Trích di chúc “Thánh nhân” Hồ Chí Minh:

    “……… pḥng khi tôi đi gặp cụ Mác, cụ Lê Nin ………..”

    Khi chết mà không nghĩ linh hồn ḿnh (nhưng cộng sản tuyệt đối vô thần cơ mà nhỉ ? !) sẽ được lên thiên đàng gặp tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà lại đi (xuống địa ngục) gặp đám tổ sư người Tây (có người Tây tốt nhưng cũng có người Tây xấu, có người Tây thông minh nhưng cũng có người Tây điên khùng hoang tưởng) ở tận đẩu tận đâu ở thời nảo thời nao.

    Đến tận lúc lập di chúc rồi mà vẫn c̣n ước vọng khác người như vậy th́ quả thật là đặc biệt, quả thật là đại bất hiếu!

    3- Hồ Chí Minh – KẺ ĐẠI HÁO DANH:

    “Thánh nhân” Hồ Chí Minh tự thổi kèn trong việc viết cuốn sách “Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ Chủ Tịch” lấy tên là Trần Dân Tiên. Trong quyển sách đại bịp này Hồ Chí Minh đă tự nhận ḿnh là “… một người khiêm nhường đến thế …”

    Hồ Chí Minh thật là một kẻ háo danh và vĩ cuồng đến mức bệnh hoạn và trơ tráo.

    4- Hồ Chí Minh – KẺ ĐẠI HỖN LÁO:

    Hồ Chí Minh lần đầu tiên tự xưng là “ Cha già dân tộc” khi mới 55 tuổi. Theo lẽ thường tập tục kết hôn và sinh con thời bấy giờ th́ người 75 tuổi đă có thể là cha, người 95 tuổi đă có thể là ông của Hồ “Thánh nhân”. Vậy mà ông ta vẫn xưng xưng tự gọi ḿnh là cha già dân tộc với hàng chục triệu người dân Việt Nam trong đó có hàng triệu người đáng tuổi ông tuổi bà, tuổi cha tuổi mẹ của ông ta.

    Hồ Chí Minh quá hỗn !

    Hồ Chí Minh quá loạn ngôn !

    Một số người thắc mắc điều này và tác giả cũng có chung thắc mắc với họ, tại sao truyền thông Việt nam ra rả gọi Hồ Chí Minh là cha già dân tộc mà không gọi người vợ gốc Tàu duy nhất được tạm coi là danh chính ngôn thuận của Hồ Chí Minh (nhưng cũng chỉ là danh chính ngôn thuận trong ṿng bí mật của cộng sản Tàu và cộng sản Việt) – bà Tăng Tuyết Minh, là “mẹ già dân tộc” ? !

    5- Hồ Chí Minh – KẺ ĐẠI TÀN NHẪN

    Hồ Chí Minh chối bỏ hoàn toàn vợ (nhiều v&#7907... con (nhiều con) của ḿnh để dựng nên một h́nh tượng trai tân đến già, cả cuộc đời v́ nước non, hy sinh tất cả v́ sự nghiệp cách mạng. Đây là việc làm thừa, là dấu hiệu rơ nét của chứng háo danh, vĩ cuồng đến bệnh hoạn của ông ta và sự dối trá đến khủng khiếp vô luân của ông ta và đám học tṛ đệ tử để lừa đảo mị dân. Bởi v́ một người đàn ông, một người làm chính trị như ông ta hoặc hơn cả ông ta như Lê Nin, Mao Trạch Đông đều có vợ (hay nhiều vợ/đời v&#7907... và con th́ cũng là điều b́nh thường, nhất là ở thời bấy giờ khi mà Việt Nam vẫn thừa nhận chế độ đa thê và hôn nhân thực tế (đến tận những năm 2000 Việt Nam vẫn thừa nhận hôn nhân thực tế và thực trạng đa thê (nhiều v&#7907... của các cán bộ cách mạng cao cấp v́ hoạt động cách mạng mà phải phân ly với gia đ́nh cũ và có thêm gia đ́nh mới).

    Hồ Chí Minh không những chối bỏ hoàn toàn vợ con, mà khi một trong những người vợ của ông ta là bà Nông thị Xuân có ư định/đ̣i hỏi phải công khai, danh chính ngôn thuận quan hệ vợ chồng với ḿnh (lúc này Nông thị Xuân đă có một con trai với Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Trung) th́ ông ta đă ra lệnh/để mặc các đồng sự chóp bu và tay sai là Trần Quốc Hoàn giết chết dă man Nông thị Xuân. Nông thị Xuân đă bị vật nặng đập vào đầu đến chết, sau đó xác bị ném ra đường đê dốc Chèm cầu Thăng Long – Hà Nội rồi cho xe cán lên giả vờ là tai nạn giao thông – 2 lần bị giết và 1 lần coi như đă chết khi Hồ Chí Minh ra lệnh/im lặng để mặc bộ chính trị chóp bu của đảng cộng sản bàn thảo kế hoạch giết người diệt khẩu man rợ khủng khiếp này. Tổng cộng bà Nông thị Xuân – người vợ yêu của Hồ Chí Minh đă bị giết đến 3 lần để bảo vệ uy tín và h́nh ảnh “Thánh nhân” của lănh tụ Hồ Chí Minh.

    Chỉ có ma quỷ và phải là ma quỷ tàn ác nhất trong các loài ma quỷ mới làm như vậy.

    Về các con của ḿnh Hồ Chí Minh không thừa nhận và không trực tiếp nuôi dưỡng bất kỳ người con nào.

    Cha thường c̣n nỏ bằng ai,

    Đ̣i “cha dân tộc” điên rồ lắm thay !

    6- Hồ Chí Minh – KẺ ĐẠI TRỐNG RỖNG:

    Trong một giây phút nịnh bợ đến mức xuất thần với đám quan thầy Tàu cộng, Hồ Chí Minh đă mất hết cả lư trí mà buột miệng nói ra một sự thật vốn được giấu kín lâu nay về kiến thức, về tŕnh độ học vấn, về lư tưởng của ḿnh như sau:

    “Tôi không tư tưởng ǵ ngoài tư tưởng của Mao Trạch Đông.”

    V́ vậy, tác giả bài viết này đề nghị Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt nam, Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và đào tạo phải khẩn trương sửa ngay tên “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thành “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Mao Trạch Đông v́ Hồ Chí Minh không có tư tưởng ǵ trong đầu ngoài tư tưởng của Mao Trạch Đông”.

    Thiết nghĩ (không hề mỉa mai chút nào!) điều này là hoàn toàn phù hợp với công cuộc bán nước và làm tay sai cho Tàu cộng mà đám cán bộ chóp bu và cốt cán của đảng cộng sản đang tích cực đẩy mạnh và công khai hóa dần.

    7- Hồ Chí Minh – KẺ ĐẠI LƯU MANH:

    Ai đă từng đọc Hồi kư Tháng 8 cờ bay của ông Vũ Đ́nh Huỳnh, thư kư, người đồng chí thân cận đặc biệt của Hồ Chí Minh có lẽ không thể nào quên đoạn tác giả viết về cuộc viếng thăm nghĩa trang Công xă Paris trong thời gian rảnh rỗi khi Hồ Chí Minh đi dự hội nghị Phông ten nơ bơ lô.

    Khi đến thăm nghĩa trang này, Hồ Chí Minh thể hiện sự xúc động quá thể một cách không b́nh thường. Ông Vũ Đ́nh Huỳnh để ư thấy Hồ Chí Minh khóc rất nhiều và đặc biệt cứ to tướng lên mỗi khi có người Tây đi qua. Cảm thấy Hồ Chí Minh có phần xúc động thái quá mà không hiểu v́ sao, ông Huỳnh mới lựa lời hỏi thưa bác sao bác lại xúc động và khóc nhiều thế. Ông Hồ Chí Minh tỉnh queo trả lời, nước mắt cũng như cái ṿi nước vậy, có thể điều khiển được, muốn nhiều có nhiều, muốn ít có ít.

    Nhiều người hẳn vẫn c̣n nhớ v́ tivi đă và vẫn đang tiếp tục chiếu đi chiếu lại h́nh ảnh Hồ Chí Minh khóc khi nói lời xin lỗi v́ cải cách ruộng đất về cơ bản là đúng, về cơ bản là thành công, về cơ bản là thắng lợi nhưng chỉ mỗi cái là phải giết hơi bị nhiều người (đoạn này là tác giả nói !): giết bằng cách chôn sống , bằng cách đánh đập vỡ đầu nát óc, bị đánh đến gẫy xương sườn dập nát ngũ tạng, bị đánh đến phọt đái phọt cứt, bị thọc gậy thọc mác từ trên họng xuống hậu môn, từ hậu môn ngược lên họng, bị cắt cổ bằng dao cùn, bị chôn sống hở cái đầu rồi bị nện bằng chày, gậy, đá vào cái đầu đang ngoi ngoi lên mặt đất, bị chôn sống hở cái đầu rồi bị trâu kéo bừa bừa đứt luôn cái đầu đang ngoi ngoi lên mặt đất đó ..v..v..

    Được một viên đạn găm vào đầu mà chết như bà đại địa chủ cách mạng Nguyễn thị Năm là một diễm phúc xa xỉ trong cải cách ruộng đất ở Việt Nam!

    Thiết nghĩ, với những tội ác khủng khiếp, với sự dối trá tận cùng và sự đạo đức giả siêu hạng của Hồ Chí Minh th́ gọi Hồ Chí Minh là tên đại lưu manh vẫn c̣n là lịch sự.

    Hà Long

    Hà Nội 2-5-2009

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật về Hồ Chí Minh

    Bí mật về Hồ Chí Minh
    Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa / Tổ tông nhà Hồ: Hồ Chí Minh


    Mọi công tác chuẩn bị đón bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ đang được tỉnh Thanh Hóa gấp rút hoàn thành.

    Từ lâu, thế giới đă biết đến một ṭa thành bằng đá cổ kính và đồ sộ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Giờ đây, người dân xứ Thanh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung lại thêm một niềm tự hào khi Thành nhà Hồ đă được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.

    Và mới đây vào ngày 10/5, Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 13 di tích thuộc nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong 13 di tích đặc biệt đó.

    Mọi công tác chuẩn bị cho lễ đón nhận bằng công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới đang gấp rút được hoàn thành. Tối 16/6, buổi lễ sẽ chính thức diễn ra.

    Dân trí xin được giới thiệu bộ ảnh về Thành nhà Hồ tới bạn đọc:











    Duy Tuyên - Hoàng Văn
    Theo DânTrí

  9. #9
    lulu
    Khách
    Mấy tên bạo chúa tay sai ngoại bang sẽ bị nhân dân nguyền rủa như Ngô Đ́nh Diệm.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật về Hồ Chí Minh

    Bí mật về Hồ Chí Minh
    Hồ Chí Minh là người Cộng ḥa hay người Cộng sản?


    Nhân kỷ niệm 67 năm ngày cướp chính quyền 19 tháng 8 và ngày Tuyên ngôn Độc lập 2 tháng 9 năm 1945, trên mạng Tuần Việt Nam ngày 30/8 có đăng bài viết của giáo sư Nhật bản Tsuboi Yoshiharu với nhan đề: “Góc nh́n khác của một học giả Nhật về tư tưởng Hồ Chí Minh”.

    Giáo sư Tsuboi Yoshiharu là một nhà nghiên cứu nổi tiếng của trường đại học Waseda, Nhật Bản. Ông nghiên cứu về Việt Nam và về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh từ năm 1973. Ông kể rằng ông đă để công lần theo những dấu vết cuộc hành tŕnh của Hồ Chí Minh, bắt đầu từ xă Kim Liên, Nghệ An, đến lăng Hồ Chí Minh, các bảo tàng Hồ Chí Minh, rồi trường Quốc Học Huế. Ông c̣n đến tận Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải, Diên An, sang tận Moscow, Paris, London, New York để h́nh dung lại hoạt động của ông Hồ ở những nơi ấy.

    Ông cũng từng gặp và hỏi chuyện hàng trăm nhà chính trị, nhà sử học, nhà báo Việt Nam và nước ngoài từng gặp ông Hồ, viết và nghiên cứu về ông Hồ để t́m hiểu thêm về nhân vật này, theo nhiều cách nh́n và góc độ khác nhau. Thật hiếm có một học giả nước ngoài nào kiên tŕ, chuyên tâm nghiên cứu kỹ lưỡng nhân vật Hồ Chí Minh như giáo sư Tsuboi Yoshiharu.

    Để rồi giáo sư Nhật này đi đến một kết luận rất đặc biệt, có thể nói là độc đáo. Ông cho rằng không chắc đông đảo người Việt Nam đă hiểu rơ ràng, sâu sắc chính xác ông Hồ bằng chính ông (!). Ông viết: “Trong quá tŕnh t́m hiểu, khám phá và trao đổi, tôi luôn cảm thấy dường như chưa ai đoán đúng được tư tưởng ‘bè trầm liên tục‘ (basso continuo, có nghĩa là thực chất sâu xa) của Hồ Chí Minh”.

    Suốt gần 40 năm chuyên khảo cứu về đề tài hấp dẫn này, giáo sư Nhật Bản khám phá ra một điều mà ông cho là rất mới, rất thật, là “Hồ Chí Minh là một con người mang bản chất cộng ḥa (democrat, mang bản chất dân chủ) hơn là một con người cộng sản theo học thuyết Mác-Lênin”. Có vẻ ông rất thích thú với việc tự t́m ra “chân lư” (!) ấy.

    Tháng 12 năm 2008 giáo sư Tsuboi Yoshiharu tham dự cuộc hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 3 tổ chức tại Hà Nội và gây được sự chú ư của dư luận v́ góc nh́n khác lạ trên đây.

    Đến nay, giáo sư lại đi sâu thêm theo nhận định độc đáo của ḿnh. Ông khẳng định: ”Mục tiêu tối thượng của ông Hồ là giải phóng dân tộc và giành lại nền độc lập cho Tổ quốc từ tay thực dân Pháp. Để thực hiện công cuộc đó, cơ sở lư luận của ông là Tự do, B́nh đẳng, Bác ái, những biểu tượng của nền cộng ḥa”. Trên đà phát hiện một lănh tụ CS mang bản chất cộng ḥa hiếm hoi, giáo sư đi đến nhận định: “Có lẽ Hồ Chí Minh là nhà lănh đạo chính trị duy nhất ở Đông Á nhận thức được một cách đúng đắn nhất tinh thần của nền cộng ḥa và ông đă cố gắng đưa nó vào Việt Nam”. Có lẽ ông chưa nghiên cứu sâu về Gandhi, cũng chưa t́m hiểu về Phan Chu Trinh.

    Ông nói thêm: “Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề cần ưu tiên nhất là đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại độc lập cho Việt Nam chứ không phải vấn đề giai cấp. Về mặt này, Hồ Chí Minh không phải là một người CS chính thống theo chủ nghĩa Mác-Lênin”.

    Tôi nhớ lại, từ hồi 2003 tôi đă gặp nhà nghiên cứu sử học Hoa Kỳ William J. Duiker khi ông vừa viết xong và phát hành cuốn sách “Hồ Chí Minh – một cuộc đời” (Ho Chi Minh – A Life), nhà xuất bản Hyperion, dày 696 trang, tiếng Anh, khi ông sang Paris – Pháp để giới thiệu. Trước đó ông đă gửi tặng tôi cuốn sách quư này, do trong khi viết sách ông đă đọc và tham khảo một số cuốn sách và bài báo của tôi. Trong một buổi gặp riêng rất thân mật, tôi đă thẳng thắn nói lên một số ư kiến về cuốn sách rất đồ sộ, đầy tư liệu lịch sử, tra cứu rất công phu của ông. Tôi chúc mừng ông có những nhận định sâu sắc, chuẩn xác về ông Hồ, như cho rằng ông Hồ là “một nhân vật lịch sử vô cùng quan trọng và khó nắm bắt” (an immensely important and elusive figure). Do rất khó nắm bắt nên cũng khó đánh giá thật chính xác.

    Một câu hỏi thường làm nhiều người đắn đo, suy đoán là Hồ Chí Minh là người yêu nước, là con người dân chủ, là người gắn bó với nền cộng ḥa, hay là con người cộng sản, con người mác-xít lêninnít, gắn bó với học thuyết cộng sản? Chính ông Hồ khi về cuối đời luôn khẳng định bản thân ông đă đi từ chủ nghĩa yêu nước lúc đầu mà gắn bó keo sơn với chủ nghĩa cộng sản, để cuối cùng khi viết di chúc cho rằng ḿnh sắp đi gặp cụ Mác, cụ Lênin, quên mất các cụ Lê Lợi hay Trần Hưng Đạo. Có ǵ rơ hơn tư tưởng và tấm ḷng ḿnh khi sắp từ giă cuộc đời?

    Cho nên tôi khen ông bạn W. Duiker đă nắm bắt được thực chất con người Hồ Chí Minh khi đă chứng minh nhận định: “Mục đích của ông Hồ trong suốt đường dài sự nghiệp của ông là t́m cách chấm dứt hệ thống bóc lột của tư bản trên toàn thế giới và tạo ra một thế giới cách mạng mới, theo cách nh́n không tưởng của Các Mác” (Ho‘s goal throughout his long career was to bring an end to the global system of capitalist exploitation and create a new revolutional world characterized by the utopian vision of Karl Marx).

    Chúng tôi trao đổi với nhau những nhận định của một số nhà nghiên cứu Pháp về Hồ Chí Minh như giáo sư Pierre Brocheux, nhà báo Olivier Todd, nhà báo Jean Lacouture và nhất là nhà triết học Jean François Revel. Lúc đầu họ đều cho rằng Hồ Chí Minh trước sau vẫn là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, chỉ coi chủ nghĩa Mác là một phương tiện để đạt mục tiêu ấy. Nhưng về sau họ đều tỉnh ra, hiểu rơ rằng từ sau năm 1924, ông Hồ sang Moscow học trường Quốc tế CS Đông Phương, sinh hoạt đều trong cơ quan Đệ Tam Quốc tế, ăn lương hàng tháng của Quốc tế CS, dự Đại hội Quốc tế CS 5 và 7, dự Đại hội Công đoàn Đỏ, Cứu tế Đỏ, rồi sang Trung Quốc làm phiên dịch cho Borodine của đảng CS Liên Xô, c̣n gia nhập đảng CS Trung Quốc, coi Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai là thượng cấp của ḿnh, th́ từ đó Hồ là con người CS chuyện nghiệp cực kỳ “ngoan đạo”, lấy chủ nghĩa CS làm mục tiêu cả đời ḿnh, không bao giờ do dự, ngần ngại. Ông c̣n được đào tạo thành một nhà t́nh báo cộng sản quốc tế già dặn.

    Sau này, W. Duiker cho chúng tôi biết ông rất thích thú với bài báo của J.F.Revel có tựa đề là “Hồ Chí Minh: sự tước đoạt ḷng yêu nước” ( Ho Chi Minh: le détournement du patriotisme), trong đó có đoạn: “Dựa vào khát vọng tự do của người dân để ngự trị, đó là phương pháp Hồ Chí Minh, rất mực trung thành tuân theo phương pháp của nhân vật tồi tệ Lênin” ( nguyên văn là: “S’appuyer sur le désir de liberté pour asservir, telle est la méthode de Ho Chi Minh très fidèlement copiée sur celle du sinistre Lénine”).

    Các bạn Pháp rất tâm đắc với nhận định tổng quát của W.Duiker: “Hồ Chí Minh is just a tactician and no more” ( Hồ Chí Minh trước sau chỉ là một nhà chiến thuật). Nghĩa là Hồ Chí Minh không hề có tư tưởng, chiến lược, như chính ông ta thú nhận. Ông ta chỉ có mưu mẹo về chiến thuật nhằm thực hiện đường lối có sẵn. Cũng chính ông thừa nhận: các cụ Mác, Lênin, Mao, Stalin đă nghĩ ra tất cả rồi; đó là những con người không bao giờ phạm sai lầm.

    Tôi từng tâm t́nh với ông bạn W. Duiker: Dù sao anh cũng là người ngoài cuộc, nghiên cứu một cách khách quan vô tư, c̣n tôi, tôi là người trong cuộc, tôi nghiên cứu, t́m hiểu với máu thịt Việt Nam của tôi, với số phận của hàng 2 triệu đồng bào, bạn bè, đồng đội của tôi chết thê thảm trong chiến tranh. Anh coi đây là niềm vui tư duy, viết lách, ra sách, tôi th́ khác, tôi coi đó là trách nhiệm công dân, viết theo lương tâm mách bảo, v́ tương lai thế hệ trẻ Việt Nam. Tôi c̣n viết trong mối hận riêng phải tạm rời xa tổ quốc, bạn bè, vợ con, sống đơn độc nơi xứ lạ, điều mà anh không có. Tôi cảm nhận mối liên hệ với ông Hồ khác hẳn anh.

    Như vậy là trong khi nhiều nhà nghiên cứu phương Tây bắt đầu nhận ra bộ mặt thật của nhân vật Hồ Chí Minh th́ ở phương Đông có nhà nghiên cứu Nhật bản lại có cách nh́n trái ngược.

    Nhân đọc bài viết của giáo sư Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu, tôi muốn nhắn với ông những ǵ tôi đă tâm sự với nhà nghiên cứu Hoa kỳ W. Duiker. Các bạn sưu tầm những tài liệu, bài nói, bài viết là rất cần, nhưng hăy cảnh giác với chữ nghĩa, với những câu nói hay, lời viết đẹp. Hăy t́m hiểu những việc làm thật sự của ông Hồ và các đồng chí thân cận của ông, nếu không sẽ bị lừa đấy. Hăy nhớ câu châm ngôn thực tiễn nhất của ông Hồ: “lạt mềm buộc chặt”. Rất thâm, lại rất hiểm.

    Những danh từ: Việt Nam, Dân chủ, Cộng ḥa, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc khắp nơi, rồi dẫn Tuyên ngôn của Hoa Kỳ và Pháp trong Tuyên ngôn Độc lập, tất cả chỉ là mưu mẹo, là chiến thuật, là cạm bẫy, v́ cân đo đong đếm được bao nhiêu những giá trị ấy được áp dụng trong cuộc sống khi ông trực tiếp cầm quyền ở chức vụ tối cao? Chẳng có mấy đâu. Xin mở cuộc điều tra xă hội học sẽ rơ.

    Hai là xin các bạn hăy đóng và nhập vai những người dân Việt Nam b́nh thường, những kẻ “bị” ông Hồ cai trị. Xin chớ chỉ là những học giả ngồi trong pḥng đọc sách, gơ phím máy điện tử, trích dẫn tài liệu rồi nhận định dễ dăi theo chủ quan. Trong suốt 24 năm cầm quyền, ông Hồ đă đóng chặt cổng trường Đại học Luật, không đào tạo một thẩm phán nào, các phiên ṭa án nhân dân đều không có luật sư bảo vệ bị cáo, xử theo mức án do cấp ủy đảng quyết định. 2 vạn 7 con người bị bắn và chôn sống trước ṭa án nhân dân thời cải cách ruộng đất là theo chỉ thị ông Hồ. Con người cộng ḥa của ông nằm ở đâu rồi?

    Suốt 24 năm ông là chủ tịch nước, ông đều coi tất cả các đảng phái khác là Việt gian, đảng CS độc quyền yêu nước. Dưới quyền ông ngay cả trong ḥa b́nh ở miền Bắc, không có một tờ báo tư nhân nào, cũng không có một công dân nào có hộ chiếu để đi du lịch ra nước ngoài.

    Công dân chỉ được làm điều ǵ đảng cho phép. Nền cộng ḥa pháp quyền của ông nằm ở đâu? Hồi ấy mậu dịch quốc dân bóp chết triệt để hàng triệu tiểu thương tư nhân.

    Cho đến tận bây giờ gia tài ông Hồ để lại, mong ông giáo sư Nhật Bản đến Việt Nam nh́n ra xă hội một chút, ông sẽ tỏ tường ngay. Tự do ngôn luận, cai trị theo luật, tự do kinh doanh vẫn kém xa thời Pháp thuộc, có ǵ mỉa mai cay đắng hơn? Người ta vẫn tụng niệm học tập đạo đức của Bác Hồ, nhưng càng học xă hội càng hư hỏng, đảng viên càng suy thoái, bất công xă hội nặng nề. Rồi ông sẽ có thể tự khám phá ra sự thật.

    Hơn nửa thế kỷ chúng tôi là nạn nhân dai dẳng của một học thuyết ảo tưởng đă phá sản, và nay đang phải truy t́m ra lư do, nguồn gốc, ai chịu trách nhiệm. Theo tôi khởi đầu là từ cái đêm nào đó trong năm 1923 ở một gian pḥng ngơ Compoint-Paris, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ôm đề cương của Lê nin vào ḷng rồi la toáng lên: chân lư đây rồi, nước mắt trào ra (theo ông kể), để rồi trung thành với Lênin, Stalin, Mao măi măi.

    Thảm họa cho Việt Nam nay tôi mới nhận thật rơ, khởi đầu từ đó, từ tư duy c̣n non nớt, từ sự chọn đường của một anh thanh niên 33 tuổi nhẹ dạ, chưa có kinh nghiệm ǵ về hoạt động chính trị.

    Việc đánh giá cho thật đúng ông Hồ hiện đang trở nên cần thiết, nóng bỏng. Nó trở nên một nhu cầu bức bách của xă hội để nhận ra chính ḿnh. Trên mạng Dân Làm Báo gần đây đă có 15 bài luận văn “Những sự thật không thể chối bỏ” rất nên t́m đọc của tác giả Đặng Chí Hùng, dám đụng đến vấn đề có nhiều người ngần ngại, cho là thuộc những đề tài nhạy cảm, phức tạp, cấm kỵ, nên tránh.

    Bùi Tín (VOA)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bí Mật Về Xác Ướp Hồ Chí Minh
    By alamit in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 21
    Last Post: 21-01-2020, 12:33 AM
  2. Replies: 9
    Last Post: 24-06-2012, 09:45 AM
  3. Sự Thật Về Hồ Chí Minh
    By TuDochoVietNam in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 0
    Last Post: 08-06-2012, 03:40 AM
  4. Câu hỏi về sự thật về Hồ Chí Minh
    By vodanh1990 in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 7
    Last Post: 21-04-2012, 02:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •