Results 1 to 4 of 4

Thread: Vượt qua sợ hăi là ch́a khóa mở ra các quyền tự do khác

  1. #1
    Dac Trung
    Khách

    Vượt qua sợ hăi là ch́a khóa mở ra các quyền tự do khác

    Thứ Tư, 26 tháng 10 2011


    Bà Suu Kyi: Vượt qua sợ hăi là ch́a khóa mở ra các quyền tự do khác

    Bà Aung San Suu Kyi nói người dân phải vượt qua sợ hăi cất tiếng nói trước khi có thể tranh đấu đ̣i các quyền tự do quan trọng khác

    Lănh tụ dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, phát biểu trước một cử tọa ở Mỹ rằng vượt qua sự sợ hăi là ch́a khóa mở ra các quyền tự do khác.

    Nữ cựu tù nhân chính trị đưa ra nhận định này trong bài phát biểu thu trước tŕnh bày tối ngày hôm qua trước các khán thính giả tại trường đại học Michigan, nơi bà được tuyên dương về thành tích nhân quyền. Bà Suu Kyi cũng trả lời các câu hỏi của khán giả qua Skype. Bà hiện vẫn chưa được tự do ra khỏi Miến.

    Hăng thông tấn AP trích thuật lời bà Suu Kyi nói rằng sự sợ hăi đă làm tê liệt dân chúng, khiến người ta câm nín và thụ động. Theo bà, người dân phải vượt qua sự sợ hăi dám cất lên tiếng nói trước khi có thể tranh đấu đ̣i các quyền tự do quan trọng khác.


    Suu Kyi Tells US Audience of Crippling Power of Fear

    Posted Wednesday, October 26th, 2011 at 5:05 am

    Burmese pro-democracy leader Aung San Suu Kyi has told an American audience that freedom from fear is the key that opens to door to other liberties.

    The former political prisoner made the comment in recorded remarks presented late Tuesday to an audience at the University of Michigan, where she was honored for her human rights work. Aung San Suu Kyi, who still cannot travel freely from Burma, also took questions from the audience using Skype.

    The Associated Press quoted Aung San Suu Kyi saying fear paralyzes people, rendering them dumb and passive. She said people must overcome the fear of speaking out before they can fight for other important freedoms.

    The university presented Aung San Suu Kyi in absentia with a medal presented annually to outstanding humanitarians.

    The medal is named for Raoul Wallenberg, a one-time University of Michigan student who, as a Swedish diplomat during World War II, saved thousands of Jews from being sent to Nazi death camps.


    http://blogs.voanews.com/breaking-ne...power-of-fear/

  2. #2
    Dac Trung
    Khách
    Bài liên quan :

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi bà Suu Kyi là “người anh hùng của tôi” và nói rằng người phụ nữ 65 tuổi đoạt giải Nobel Ḥa b́nh này là một nguồn cảm hứng cho những người tranh đấu cho nhân quyền ở Miến Điện và trên toàn thế giới.

    President Barack Obama on Saturday welcomed Myanmar's decision to release a "hero of mine," democracy leader Aung San Suu Kyi ...

    Obama said. "She is a hero of mine and a source of inspiration for all who work to advance basic human rights in Burma and around the world."

    http://seattletimes.nwsource.com/htm...yndication=rss

  3. #3
    Dac Trung
    Khách
    Bà Aung San Suu Kyi thăm Đài Á Châu Tự Do

    Đài Á Châu Tự Do hôm nay, thứ ba 18 tháng 9, tiếp đón bà Aung San Suu Kyi tại trụ sở ở Washington, trong khuôn khổ chuyến thăm của nhà lănh tụ dân chủ Miến Điện tại Hoa Kỳ.



    Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện với nhân viên RFA hôm 18.09.2012


    Aung San Suu Kyi tiến vào bên trong trụ sở RFA


    Aung San Suu Kyi trả lời phỏng vấn trong TV studio của đài Á Châu Tự Do
    Nhà lănh đạo, biểu tượng dân chủ của Miến Điện, gặp gỡ và nói chuyện với toàn thể nhân viên đài Á Châu Tự Do sau khi trả lời cuộc phỏng vấn của Giám đốc ban Miến Điện, bà Nyein Shwe. Cuộc phỏng vấn được dịch sang Việt ngữ như sau.

    Sợ hăi và Hận thù

    Nyein Shwe: Chúng tôi rất hân hạnh được nói chuyện với bà ở nơi đây. Cộng đồng quốc tế trong đó có Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề người Rohinda tại bang Rakhine của Miến Điện và muốn nghe ư kiến của bà.

    Aung San Suu Kyi: Có hai cách nh́n vấn đề đó. Thứ nhất là theo nhăn quan những ǵ đang diễn ra tại Miến Điện, và thứ hai là theo nhăn quan của thế giới. Lư do là v́ tôi cho rằng sự xung đột giữa những cộng đồng như vậy không phải chỉ xảy ra tại xứ sở Miến Điện của chúng tôi, mà xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.

    Tôi muốn nhấn mạnh rằng chính sách của Liên đoàn dân chủ NLD của chúng tôi xác định rằng nhân quyền và nguyên tắc pháp trị là những nguyên tố cần thiết để làm giảm mối căng thẳng trong một t́nh thế như vậy.

    Tuy nhiên về lâu dài ta phải có thêm nhiều hiểu biết giữa những cộng đồng này với nhau để thông hiểu và trao đổi.

    Tôi nghĩ rằng về căn bản, nơi nào có thù ghét là nơi đó có sự sợ hăi. Đó có thể là những nỗi ám ảnh gây sợ hăi hay chỉ là khuynh hướng không ưa thích lẫn nhau, nhưng sự thù ghét với nỗi sợ hăi có mối liên hệ rất gần gũi.

    Cần phải nhổ bỏ gốc rễ cũa sự thù ghét bằng cách t́m ra căn nguyên những ǵ khiến con người cảm thấy mất an ninh, mất đi sự an toàn, gây nên sợ hăi. Quyền con người cần phải được áp dụng cho tất cả mọi con người ở mọi nơi mọi phía, áp dụng cho công bằng, cũng như tinh thần pháp trị, cần được phổ biến khắp mọi nơi không riêng ǵ ở bang Rakhine.

    Nyein Shwe: Khi nói phải diệt đi ḷng thù hận, bà có thấy làm được như vậy rất khó khăn không?

    Aung San Suu Kyi: Tất nhiên là rất khó. Tôi đă phát biểu rằng thù hận bắt nguồn từ sợ hăi, nên ta phải diệt đi cái nguyên nhân khiến người ta cảm thấy bất an nên sợ hăi, cũng như những nguyên nhân của sự đe doạ đối với con người. đó là những yếu tố cần phải gỡ bỏ nếu ta muốn gỡ được ḷng thù hận đưa đến xung đột.

    Nyein Shwe: Nhưng muốn gỡ bỏ được liệu bà có cần đến sự tư vấn hay quan tâm đặc biệt nào, hay một loại trật tự nào của quốc gia, hay chính quyền, để từ đó tiến tới chăng?

    Aung San Suu Kyi: Khi nói đến việc giải quyết xung đột thí bất kỳ ư kiến tư vấn nào cũng phải nói tới một việc không thể không làm, đó là phải đối thoại với nhau, phải thương lượng, phải lọc lựa ra những vấn nạn, và phải đối thoại thay v́ bạo động.

    Bà Nyein Shwe: Đă hơn hai mươi năm qua kể từ khi bà khởi xướng và điều hành phong trào dân chủ này, và bà đă vượt qua vô số vấn đề, nhưng nay khuynh hướng cải tổ đă thắng thế, và nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đang đến dần. Tuy nhiên cùng lúc đó cũng xuất hiện rất nhiều vấn đề. Bà có thể vui ḷng cho biết mối quan tâm chính yếu, mối quan tâm trước mắt của bà là ǵ để Miến Điện có thể tiến tới.

    Aung San Suu Kyi: Rất nhiều vấn đề, không chỉ một vấn đề nào là chính yếu và cấp thiết nhất. Nhưng tất cả cũng quy về mục đích quan trọng nhất là làm sao giữ vững được tiến tŕnh dân chủ hoá. Việc đó đưa đến sự tin cậy vào nhân dân.

    Tin tưởng vào dân chủ th́ phải tin tưởng vào quần chúng nhân dân. Không tin vào người dân nghĩa là không đặt niềm tin vào dân chủ. Cho nên nếu nói có niềm tin vào dân chủ những không tin vào khả năng của người dân có thể đem lại dân chủ, th́ đă đi sai đường. Ta phải nhất quán.

    V́ vậy mối quan tâm lớn lao nhất của tôi là tạo cho người dân quyền hành động , trao quyền hay tạo quyền hành cho họ để họ có thể tạo dựng một xă hội theo ư muốn của họ. Đó là ư nghĩa của dân chủ. Người dân sẽ tạo ra môt xă hội dựa trên khả năng của người dân để giữ vững những cơ sở cho công cuộc dân chủ hoá.


    Giáo dục và Dân chủ

    Bà Nyein Shwe: Bà nói đến empowerment, là tạo dựng quyền hành, trao quyền hành động cho người dân, nhưng ta cũng biết người dân Miến Điện từng sống trong những thời kỳ tăm tối như ta từng thấy. Vậy làm cách nào để họ hiểu được họ phải nắm giữ vai tṛ như thế nào trong tiến tŕnh dân chủ hoá cho nhân dân?

    Aung San Suu Kyi: Giáo dục, đó là giáo dục theo một ư nghĩa rộng lớn. Chương tŕnh giáo dục tốt hơn ở trường lớp củng những cơ sở giáo dục tốt hơn là rất cần thiết, nhưng thêm vào đó sự kết nạp kiến thức và thông tin bên ngoài trường lớp cũng không kém phần quan trọng. Đó là lư do tại sao những cơ sở như đài Á Châu Tự Do phải vào cuộc.

    Bà Nyein Shwe: Vậy bà có ư kiến thế nào về vai tṛ mà RFA cần phải có?

    Tôi cho rằng cần phải nghiên cứu t́nh h́nh Miến Điện rất thận trọng, và cố gắng giúp vào tiến tŕnh kiến tạo một nền tảng mà tôi muốn gọi là nền văn hóa chính trị lành mạnh.

    Chúng tôi rất yếu kém khi phải tiến đến chỗ thương lượng và thoả hiệp với nhau. Đó là một phần đặc tính của xă hội, không phải của văn hóa. Người ta hay cảm thấy hổ thẹn khi thua cuộc, hổ thẹn khi phải nhận lỗi đă làm ǵ sai.

    Người ta đứng ngẩng cao trên niềm kiêu hănh, mà thực ra là bám víu lấy sự hư ảo. Niềm kiêu hănh và sự hư ảo hoàn toàn khác nhau.

    Niềm kiêu hănh, niềm hănh diện thực sự th́ hiện hữu, nhưng không bao giờ có sự hiện thực của hư ảo. V́ vậy giúp người ta tự tin vào ḿnh cũng là điều rất quan trọng.

    Khi có ḷng tự tin, người ta sẽ biết lắng nghe ư kiến của người khác cũng như sẵn sàng nh́n nhận ḿnh có thể đă sai trái. Những ai ít tự tin th́ khó ḷng nh́n nhận người khác đúng mà ḿnh sai, từ đó sẽ tạo nên nhiều chướng ngại cho tiến tŕnh thương thảo và thoả hiệp.

    Bà Nyein Shwe: Bà cho rằng người ta c̣n xa nhau tới đâu để có thể tiến đến chỗ nh́n nhận sự khác biệt và thoả hiệp, và cùng tiến tới cùng một mục đích?

    Aung San Suu Kyi: Nói đến khoảng xa đối với nhau th́.. nếu chúng tôi không có khả năng thương thảo và thoả hiệp th́ chúng tôi đă không ở vị trí mà đă tiến tới được trong ngày hôm nay. Phải có khả năng thương lượng và thoả hiệp thỉ chúng tôi mới bước vào cuộc tuyển cử và vượt những trở ngại để bước vào quốc hội…

    Sau cùng th́ chúng tôi đă học hỏi được kinh nghiệm để sống c̣n và để thực hiện những lời hứa hẹn của chúng tôi với người dân Miến Điện.

    Muốn có Tự do, phải Hành động


    Muốn được tự do th́ hăy làm việc cho quyền tự do, không thể cứ ngồi đó mà hy vọng ai đó sẽ đem tự do lại cho ḿnh.

    Aung San Suu Kyi

    Bà Nyein Shwe: Là người từng có nhiều kinh nghiệm đối phó với một chế độ đàn áp, bà có lời khuyên nào cho người dân của những xứ sở độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn vân vân…

    Aung San Suu Kyi: Tôi không nói tới một xứ sở riêng rẽ nào nhưng nói chung với những người dân sợ nạn độc tài, rằng nếu họ bị sợ độc tài th́ đó là v́ họ muốn sống trong sự sợ hăi.

    Ai không sợ sự đàn áp th́ cũng không sợ được tự do. Nghĩa là nếu sợ độc tài th́ cần phải thoát ra khỏi t́nh trạng tự ḿnh làm ḿnh sợ, và phải làm ǵ đó để thoát ách độc tài.

    Tôi nhắc lại là muốn được tự do th́ hăy làm việc cho quyền tự do, không thể cứ ngồi đó mà hy vọng ai đó sẽ đem tự do lại cho ḿnh.


    Bà Nyein Shwe: Đối với Miến Điện th́ người ta cảm thấy may mắn đă có một lănh tụ với những đức tính như bà, c̣n các nơi khác th́….

    Aung San Suu Kyi: Ta không cần phải lệ thuộc vào một cá nhân đơn độc để có thể tiến tới. Không có ai lănh đạo th́ tự ḿnh hăy lănh đạo lấy

    Bà Nyein Shwe: Thưa đó không phải chuyện dễ dàng…

    Aung San Suu Kyi: Không phải chuyện dễ dàng, tôi hiểu như vậy, nhưng ai cũng làm được nếu quyết tâm làm điều đó

    Bà Nyein Shwe: Bà có lời khuyên đặc biệt nào cho những nước đă nói tới, về việc họ cần làm ǵ…

    Aung San Suu Kyi: Ta biết người Miến Điện từng nói muốn thành công th́ phải bắt đầu với ư muốn hành động. Sau đó phải có sự kiên định để thực hiện nó tới thành công, c̣n phải có tinh thần đúng đắn, có sự khôn ngoan đúng chỗ,

    Nhưng điều quan trọng là trước hết phải có một tâm nguyện cho tự do để khởi sự, nếu có tâm nguyện cho tự do th́ mới cần sự kiên định, tinh thần đúng đắn và sự khôn ngoan, và trong đó c̣n có khả năng thu nhận những tài năng cần thiết.

    Bà Nyein Shwe: Cuối cùng, có nhiều người được đề cử cho giải Nobel hoà b́nh năm nay. Bà cho rằng ai sẽ xứng đáng là khôi nguyên hoà b́nh?

    Aung San Suu Kyi: Tôi không nghĩ ǵ tới việc đó nên không có câu trả lời.

    Bà Nyein Shwe: Trân trọng cảm tạ Aung San Suu Kyi đă dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn hôm nay.

    Aung San Suu Kyi: Đó là niềm vui và hân hạnh cho tôi.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012185032.html

  4. #4
    Dac Trung
    Khách
    Gạt bỏ tình riêng

    Cập nhật: 09:33 GMT - thứ hai, 24 tháng 9, 2012



    Bà Suu Kyi là biểu tượng dân chủ được thế giới kính trọng

    Trong hơn hai thập niên, phần lớn thời gian của Aung San Suu Kyi, nhà đối kháng Miến Điện và chủ nhân giải Nobel hòa bình, là bị giam lỏng tại nhà riêng ở Rangoon – cách xa chồng và các con ở nước Anh hàng ngàn dặm.

    Bà hiếm khi nào nói về nỗi đau của sự chia cách này.

    “Tôi nghĩ bà thật sự mạnh mẽ. Ngay cả khi buồn phiền về chuyện gì thì bà luôn ý thức rằng bà phải đương đầu với nó. Bà sẽ không phí hoài thời gian để ngồi than khóc,” Kim Aris, con trai Aung San Suu Kyi, nói về mẹ.

    Ngày qua ngày trong gần 20 năm, Aung San Suu Kyi luôn đối diện một lựa chọn: hoặc tiếp tục sống trong cảnh giam cầm ở Rangoon hoặc đoàn tụ với chồng con ở Oxford. Bà biết rằng nếu rời khỏi đất nước thì bà không còn có thể quay lại để lãnh đạo người dân của mình.

    Lựa chọn khó khăn

    “Đương nhiên tôi tiếc là mình đã không thể dành thời gian cho gia đình,” bà từng thừa nhận.

    “Ai cũng muốn ở bên cạnh gia đình. Đó là lý do tại sao mọi người cần gia đình. Lẽ tất nhiên tôi cũng ân hận về điều đó. Đó là sự nuối tiếc của riêng tôi.”

    “Tôi đã muốn ở cùng với gia đình. Tôi muốn nhìn thấy các con mình khôn lớn. Nhưng tôi không hối tiếc việc tôi chọn ở lại cùng với đồng bào của tôi trên mảnh đất này,” bà nói.

    Aung San Suu Kyi là con gái của Tướng Aung San, vị anh hùng giải phóng dân tộc của Miến Điện – người đã bị ám sát khi bà chỉ mới hai tuổi.

    Bà luôn tin rằng số mệnh của bà là phụng sự người dân Miến Điện. Bà thậm chí đã nói điều này với chú rể Michael Aris vào đêm trước lễ thành hôn.

    "Tôi đã muốn ở cùng với gia đình. Tôi muốn nhìn thấy các con mình khôn lớn. Nhưng tôi không hối tiếc việc tôi chọn ở lại cùng với đồng bào của tôi trên mảnh đất này."

    Aung San Suu Kyi

    “Tôi muốn đoan chắc ngay từ đầu rằng anh ấy cần biết Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào đối với tôi và nếu như điều kiện cần tôi trở về sống ở Miến Điện thì anh ấy sẽ không bao giờ ngăn trở tôi,” bà kể lại.

    Sau một thời gian làm việc ở hải ngoại, Suu Kyi và Michael trở về Oxford, Anh quốc, để ổn định với đời sống nghiên cứu và nuôi dạy hai con trai là Alexander và Kim. Mọi việc cứ thế cho đến khi mẹ của Suu Kyi trở bệnh nặng ở Rangoon vào năm 1988.

    Về lại quê nhà để săn sóc mẹ, Suu Kyi đã trở thành lãnh đạo của phong trào đấu tranh dân chủ. Bà đã lập nên đảng chính trị Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD).

    Phe quân sự tiếm quyền đã giam cầm bà ngay tại nhà và cuộc sống gia đình của bà cũng chấm dứt từ đó.


    Bà Suu Kyi đã không được ở bên cạnh chồng khi ông qua đời


    “Lúc đó dĩ nhiên tôi biết rằng mối quan hệ của tôi với gia đình sẽ thay đổi rất nhiều bởi vì chúng tôi không thể nào giữ liên lạc với nhau nữa,” bà thuật lại.

    Nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện lúc đó nghĩ rằng họ có thể sử dụng chiến thuật này để buộc Suu Kyi rời khỏi đất nước.

    “Giáng sinh đầu tiên sau khi tôi bị quản chế, Michael được phép đến thăm tôi nhưng họ không cho phép các con đi cùng,” bà nói.


    Nhưng Aung San Suu Kyi đã chọn ở lại Miến Điện để dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi cải cách chính trị mặc dù nỗi buồn riêng của bà không bao giờ vơi.

    “Có những điều mà ta chỉ có thể làm cùng với gia đình mà không làm với người khác. Điều đó rất đặc biệt. Gia đình là rất đặc biệt. Cho nên khi một gia đình phân ly thì không có gì tốt đẹp cả. Không bao giờ tốt đẹp,” bà cho biết.
    Nối lại tình mẫu tử

    Bà chỉ gặp lại người con trai út của mình sau 12 năm xa cách.

    Khi Kim cuối cùng cũng được chính quyền Miến Điện cho phép vào thăm mẹ, tình mẫu tử đã được nối lại qua tình yêu âm nhạc.

    “Nó đem theo các đĩa nhạc mà nó thích. Nó lấy ra các đĩa nhạc đó và hỏi tôi: ‘Mẹ có biết ai đây không?”

    “Cái nào tôi cũng đoán sai, nhưng sau đó tôi cũng bắt đầu biết được ai là ai. Nó đã cho tôi nghe rất nhiều bài của Bob Marley do đó tôi cũng bắt đầu thích Bob Marley.

    Áp lực càng đè nặng trong lòng Suu Kyi khi chồng bà – lúc đó vẫn đang ở nước Anh – được chẩn đoán ung thư vào năm 1997.

    Chính quyền quân sự khi đó nói rằng bà có thể ra đi để đoàn tụ với chồng – nhưng bà tin rằng bà sẽ không bao giờ được phép quay lại. Cả Suu Kyi và Michael đều không hề tính đến chuyện bà sẽ rời Miến Điện.

    “Chưa có lúc nào mà tôi nghĩ rằng tôi sẽ ra đi. Tôi biết rằng tôi sẽ không đi và anh ấy cũng biết điều đó,” bà nói.

    Michael qua đời vào năm 1999.

    Mười năm sau, khi Miến Điện đang chật vật với nền kinh tế của mình, các lãnh đạo quân sự của nước này bắt đầu nhận thấy rằng họ cần sự giúp đỡ từ phương Tây. Tuy nhiên điều này có nghĩa là họ phải thực hiện cải cách và cuối cùng là phải chấm dứt quản thúc Aung San Suu Kyi vào năm 2010.

    Giờ đây, bản thân Suu Kyi và nhiều đảng viên NLD đã được bầu vào Quốc hội do các tướng lĩnh lãnh đạo mặc dù tiến đến dân chủ hoàn toàn vẫn là một viễn cảnh xa vời ở đất nước này.

    Mặc dù quá khứ đau thương về những mất mát cá nhân vẫ́n đè nặng trong lòng, Suu Kyi vẫn lạc quan về tương lai.

    “Chúng ta biết rằng điều kỳ diệu đang diễn ra. Tất cả chúng ta đều ý thức được rằng đây là một thời khắc rất đặc biệt đối với Miến Điện. Đây là một khoảnh khắc tuyệt vời cho đất nước chúng tôi."

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...l_regret.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2012, 10:59 PM
  2. Replies: 4
    Last Post: 06-08-2011, 06:07 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •