Results 1 to 8 of 8

Thread: Ngày 2 Tháng 11 -Nhớ về Ông Bà Ngô Đình Nhu-

  1. #1
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Ngày 2 Tháng 11 -Nhớ về Ông Bà Ngô Đình Nhu-

    Nhớ Về Ông Bà Ngô Đ́nh Nhu




    Tôi mới nhận được một giấy mời tham dự Lễ Tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm vào ngày 02/11. Tôi không một chút suy nghĩ và đă nhận lời. Lần đầu tiên nhận một giấy mời như thế kể từ khi ông chết. Cám ơn ban tổ chức. Tôi nh́n thấy tên người tổ chức: ông Lê Châu Lộc. Người đă có thời hănh diện v́ đă được sống bên cạnh vị Tổng Thống ấy. Từ Lê Châu Lộc, tôi liên tưởng đến những người từng có cơ hội gần gũi với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm như Đỗ Thọ, Nguyễn Hữu Duệ, Cao Xuân Vỹ, Tôn Thất Thiện, Cụ Quách Ṭng Đức, Huỳnh Văn Lang, Trần Kim Tuyến Lâm Lễ Trinh, cụ Đoàn Thêm, Vơ Văn Hải, Nguyễn Thành Cung, Nguyễn Cửu Đắc, Nguyễn Văn Minh và v.v…

    Ít ai có lời phỉ báng, nặng nhẹ, nếu không nói là một ḷng, một dạ. H́nh như ít có vị lănh đạo nào, dù đạo hay đời mà khi chết đi để lại thương nhớ và niềm kính trọng nơi những kẻ dưới quyền đến như ông? Hồ Chí Minh chăng? Không. Nào ai khác không có. Nhớ những người này, những kẻ một ḷng, một dạ với ông th́ đồng thời tôi cũng muốn không nhớ tới Đỗ Mậu, một số tướng lănh hay Thích Trí Quang và Cabot Lodge. Nói chi đến thứ viết như Nguyễn Đắc Xuân, viết bẩn, bôi bẩn.

    Tôi sẽ đến đó với một tấm ḷng thanh thản.

    Tôi đến với một chút ḷng. Chỉ có thế. Đến v́ nghĩ rằng những năm tháng ấy, mặc dù chẳng phải là một xă hội toàn hảo. Mặc dù xă hội ấy chập chững khập khễnh giữa dân chủ, phong kiến, tự do và độc đoán. Tôi tránh chữ độc tài bởi v́ nó nhiều mức độ quá. Và tôi vẫn tự hào với ḿnh, với bạn bè ḿnh, đó là những năm tháng đẹp nhất quăng đời tuổi trẻ của tôi, của chúng tôi. Tôi đă hỏi các bạn bè tôi, ít ai nói khác.

    Hỡi những ai, những loài chim ri, chim sẻ đă từng là Chu Văn An, Petrus Kư, Gia Long, Trưng Vương. Nói lên đi, đă có lần nào các anh bị tù, bị bịt mồm, bịt miệng một cách bất công, bị đàn áp một cách vô lư… Và các anh, các chị đă có lúc nào cảm thấy bị ngộp thở, bị đè nén trong thời gian đó v́ lư do tôn giáo? Do ai và người nào, bày tôi nào mà chúng ta bị đối xử như thế? Hăy t́m cho tôi một thời gian nào của mảnh đất miền Nam trong 20 năm và nay nửa thế kỷ đă qua những ngày tháng tốt đẹp hơn những ngày tháng ấy?

    Tôi nhắc lại nơi đây một nhận xét của Vơ Phiến về giai đoạn 1954-1963 như sau:

    “Trong khung cảnh thái b́nh, nước nhà vừa có chủ quyền …, chính phủ đang được tín nhiệm, trong không khí vui vẻ xây dựng một miền đất tự do, văn học nghệ thuật đă phát triển nhanh chóng mạnh mẽ. T́nh h́nh văn học trong giai đoạn mở đầu miền Nam phản ánh cái phấn khởi, tin tưởng, tích cực….Sang giai đoạn sau cả văn nhân lẫn văn chương đều hóa ra phong trần…

    (Trích Văn học miền Nam tổng quan, Vơ Phiến, trang 207)

    Trước 1954 và sau 1963, chúng ta đă sống thế nào? Trước 1954, nhiều nỗi bấp bênh. Tương lai vô định. Sau 1963, t́nh thế rối beng, tuổi trẻ chán ngán.

    Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đă đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đă góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đă mất. Mất tất cả? Dù thế, chúng ta đă để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu.

    Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không c̣n ǵ… chúng ta mới có dịp so sánh và nh́n lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam. Nhiều khi, chúng ta đă có lúc đ̣i cái nọ, cái kia mà thực sự cái chúng ta đ̣i đă nằm sẵn trong túi áo?

    Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ? Chúng ta đă được đào tạo đến nơi đến chốn? Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài G̣n, Đà Lạt, Huế.

    Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam? Hăy cố nhớ lại xem. Hăy dùng tất cả cái tấm ḷng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành. Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành v́ thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo:

    “Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở.

    Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông.

    Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học.

    Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử.

    Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ”

    Nay th́ đă mấy lần từ ngày 01/11/1963? Hơn 40 năm rồi. Có điều ǵ cần phải nói nữa không? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nh́n về thế hệ con cháu chúng ta.

    Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đă sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội.

    Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đ́nh Nhu. Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rơ. V́ chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu.

    Nhưng đă trót quư mến ai rồi th́ khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đă trót quư mến Nam Phương Hoàng Hậu.Và niềm kính trọng vẫn c̣n đó. Nay th́ đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi.



    Đầu óc làm chính trị, nh́n xa nên nhóm ông Nhu đă mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi th́ họ phải có tŕnh độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi v́ tôi theo học tại trường ḍng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đ́nh. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xă hội. Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Pḥng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào pḥng học.

    Trong những dịp này, tôi được nh́n thấy ông Ngô Đ́nh Nhu. Dưới mắt một đứa bé con th́ anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đă thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước t́nh nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại c̣n là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào. Nh́n ông mà trong ḷng chỉ biết nể phục.

    Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt.
    Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm.
    Mặc dù chỉ là kư ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi c̣n ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đă gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. V́ một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đ́nh danh gia vọng tộc.

    Nhưng khoảng cách tuổi khá lớn giữa hai ông bà cũng là cớ sự cho những lời đồn thổi sau này kể từ sau 1963.

    Đối với tôi, sau 1963, cái ǵ cũng trở thành đầu đề để đàm tiếu gia đ́nh ông Nhu. Có cần nhắc lại những điều viết bất xứng về bà Nhu của những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân không?

    Xin được nhắc lại một lần cuối. Trong bài kư: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt băo’ của anh em Ngô Đ́nh Diệm ở Sài G̣n tháng 11–63”.

    Ông Xuân đă viết với lối viết quen thuộc, nửa hư, nửa thực như sau:

    Suốt tuần qua báo chí Sài G̣n đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những h́nh ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đ́nh Nhu – người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay pḥng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái pḥng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong pḥng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng pḥng riêng của Tổng Thống Diệm gần pḥng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đ́nh Nhu muốn vào pḥng riêng của của vợ phải đi qua pḥng của anh trai ông. Không rơ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?

    Và Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp:

    Những thành viên trong đoàn sinh viên Huế đi tham quan ngày ấy, hiện nay vẫn c̣n ở Huế khá đông như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, anh Lư Văn Nghiên, ở Đà nẵng có bác sĩ Lê Quang Tái, ở TP Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo Nguyễn Đ́nh Hiển, ở Đức có Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, ở Pháp có Lê Thị Thảo; ở Mỹ có Nguyễn Thị Kim Tri, ở Úc có Nguyễn Thị Kim Xuyến v.v… Ba thành viên chủ chốt trong đoàn nay không c̣n nữa là Nhà thơ Trần Quang Long (ra trường năm 1965), tham gia kháng chiến và hy sinh ở chiến trường Tây Ninh năm 1968; Nguyễn Thiết đang học năm thứ ba th́ thoát ly, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, hy sinh năm 1968; Vĩnh Kha, về sau làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế, lănh đạo sinh viên phát động các cuộc đấu tranh chống các chính quyền Diệm mà không có Diệm. Kha mất v́ bệnh gan vào giữa những năm Tám mươi.

    Theo ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp trường Mỹ thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm cho người viết hay: pḥng ăn dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng pḥng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức anh vẽ bán thân bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ (1). Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rơ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh pḥng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm ǵ có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác.

    Chi tiết mà ông Ngô Bảo, nay đă 78 tuổi, cho biết một lần nữa chứng tỏ chắc chắn rằng Nguyễn Đắc Xuân đă bịa đặt, viết lếu láo và đám nam nữ sinh viên cùng tham dự buổi tham quan dinh Gia Long đă im lặng. Im lặng ở đây được coi là đồng loă.

    Dù chỉ nh́n thoáng qua, ấn tượng về ông c̣n được ghi nhớ măi trong tôi. Nhưng ấn tượng đó c̣n được ghi khắc thêm là trong số học tṛ của ông Nhu có linh mục Phước. Lm Phước kể lại cho tôi là có dịp đi Đà lạt sau này, có đến thăm thày cũ. Ông đă hết lời nói về gia đ́nh thày của ḿnh. Ông Nhu th́ học cao, hiểu rộng, tài trí hơn người. Ai ai cũng phải nh́n nhận như vậy. Cụ Đoàn Thêm nhận xét: “Về phương diện trí thức, tŕnh độ của ông Nhu rất cao. Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững. Qua lời nói ề à, kẻ chú ư có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.”

    Bà th́ vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ ǵn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu. Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở pḥng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng.

    Đấy là cử chỉ của những gia đ́nh có lễ giáo nghiêm ngặt. Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho.

    Nghe sao th́ nói lại.

    Mà câu chuyện này tôi nghe khi c̣n ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư.

    Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế. Sau này có điều ǵ đi nữa. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được?

    Ai nghĩ xấu th́ đó là việc của họ. C̣n tôi th́ không. Ai ghét th́ cứ việc. C̣n tôi không là không. Nói xấu cho một người th́ dễ. Kính trọng được một người th́ mới là điều khó.

    Bẵng đi một thời gian gần 10 năm, tôi lại có dịp khác “gặp lại” ông Nhu trong một khung cảnh khác. Hồi ấy, tôi c̣n là sinh viên Đại học Đà Lạt nên thường tham dự những buổi lễ do nhà trường tổ chức. Đôi lần lại có dịp được thấy ông Nhu. Ông không mặc áo bốn túi nữa, mà áo veste. Gương mặt có phần trĩu nặng ưu tư. Mặc dầu là cố vấn Tổng Thống, ông xuất hiện hết sức low profile. Ngồi một góc. Im lặng. Ai khen th́ khen. Ai vỗ tay th́ vỗ. Ông vỗ nhẹ tay lấy lệ, c̣n vẫn ngồi bất động như thể đang nghĩ về một vấn đề ǵ khác. Gần như ông không chú ư đến ai cả. Có cảm tưởng như ông bắt buộc phải ngồi đó. Có thể ông ghét những thói bề ngoài ŕnh rang với đôi chút tâng bốc, xu phụng. Cả buổi lễ, ông chỉ ngồi chống tay trên thành ghế. Không nhúc nhích, không nói nửa lời.

    Nói như cụ Đoàn Thêm th́ ông Nhu “cử chỉ lạnh lùng bắt người ta nhớ đến câu của Racine gán cho Néron: ‘Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne’ (Bạn hay thù, miễn là họ biết sợ ḿnh là đủ).”

    Phần tôi, có lẽ chẳng có lệ thuộc ǵ với ông, tôi nh́n chăm chăm vào ông. Kính phục th́ có, sợ th́ không.

    Tôi dành cả buổi lễ quan sát ông không sót một cử chỉ nào. Ông khác hẳn các viên chức như các ông Trương Vĩnh Lễ, Trương Công Cừu. Cụ Lễ th́ khúm núm ra mặt. Các ông lần lượt lên rước lễ mà chắc hẳn ông Nhu không hề chú ư đến những cử chỉ , thái độ của mấy ông này.

    Ông không phải là loại người của đám đông.

    Cứ nghĩ lại coi, trong 9 năm cầm quyền. Có bao giờ thấy ông Nhu xuất hiện công khai, đăng đàn diễn thuyết (chỉ trong trường hợp thuyết tŕnh học tập như ở Suối Lồ Ồ) đao to búa lớn, hay h́nh ảnh đăng dài dài trên báo hà rần, cờ xí, duyệt binh, gắn lon gắn chậu, tiền bạc xa hoa, xe cộ tiền hô hậu ủng.

    Không. Ông Nhu ít xuất hiện, ít phô trương. Ngược lại kín đáo, nấp sau bóng dáng Tổng Thống.

    Tôi đă đọc lại các số báo Lập Trường, Hành Tŕnh, Đất nước và Tŕnh bày sau 1963. Không hề nghe thấy một lời phê phán về cá nhân ông Ngô Đ́nh Nhu. Tiền bạc không, nhà cửa dinh thự không. Mấy ai đă làm được như vậy? Xin hăy đọc vài ḍng của cụ Đoàn Thêm viết về ộng Nhu để thấy con người ấy sống như thế nào:

    “Tôi c̣n ghi nhận những ống quần nhầu không ủi, chiếc sơ mi hở cổ cộc tay và hơi cũ, đôi dép da quai sờn . Y phục sức quá sơ sài của em một Thủ tướng khiến tôi phát ngượng, lúng túng trong bộ đồ lớn của tôi. Tôi càng thấy khó hiểu, khi mục kích ông co ro cùng vợ con trong một căn pḥng nhỏ hẹp trên lầu dinh Độc lập, tuy c̣n những pḥng rộng rộng lớn và đẹp hơn. Theo một người thân cận, th́ ông không muốn ở trong Dinh, chỉ chờ dịp dọn đi, nhưng Ông Diệm không nghe, quyết giữ ông lại để c̣n luôn luôn hỏi việc. Căn cứ vào những lời ông nói và nếp sống bề ngoài của ông, tôi đă kết luận rằng ông tránh tiếng lợi dụng quyền lực và địa vị của ông anh … Ngay cả hai chữ cố vấn cũng chỉ là nhận bất đắc dĩ.

    Theo như lời kể của cụ Đoàn Thêm:

    “Đến khi cần cử ông qua Pháp thương thuyết với thủ tướng Edgar Faure, một số người trong chánh phủ thấy ông phải đi với một danh nghĩa chính thức hơn là với tư cách bào đệ ông Diệm. Nên hai chữ cố vấn đă được đem dùng để đồng thời thừa nhận một sự vẫn được coi là hiển nhiên. Ông cũng biết là không tránh được chức vị… Ông Nhu không thoát khỏi lệ thường, nên chỉ tới đầu 1956 là ông hết phản đối (Không chịu người ta gọi là ông cố vấn).

    Người nào đă đọc cụ Đoàn Thêm th́ đều hiểu rằng, cụ viết cẩn trọng, tương đối khách quan, khen có mà chê cũng có. Vậy nên những nhận xét của cụ phải được coi là khuôn thước, tránh được cái tệ nạn bôi bẩn hay xưng tụng quá mức.

    Ông cố vấn sống thanh đạm và đơn giản như thế, hẳn người phụ nữ nào làm vợ ông cũng phải là người thế nào?

    Tư cách ở chỗ ấy, trí thức thứ thiệt ở chỗ ấy. Cứ thử nh́n lại, những người thay thế ông sau này, quyền bính vào trong tay, họ đă hành xử thế nào? Cứ như ông Đỗ Mậu hồi làm phó thủ tướng văn hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn, ông xuất hiện nhiều lần hơn gấp bội ông Ngô Đ́nh Nhu trong 9 năm làm cố vấn?

    Có một vị nào sau này lên cầm quyền có một phong cách trí thức như một Ngô Đ́nh Nhu và tư cách một kẻ sĩ như một Ngô Đ́nh Diệm?

    Từ đầu đến giờ, tôi chỉ muốn nói về CON NGƯỜI mà không đề cập ǵ đến chính trị. Hay nói như cụ Đoàn Thêm, chế độ đệ nhất cộng hoà là nhân trị hơn pháp trị. Nhưng nếu con người mà không xứng đáng th́ nói chi đến thứ khác?

    Sau này, tại California, tôi lại một lần nữa nghe từ những người trước nay từng có cơ hội gần gũi ông bà Nhu, ông Diệm, Ông Cẩn, ông Thục.

    Tôi đă nói chuyện với sĩ quan tuỳ viên Lê Châu Lộc, sau này là nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết ǵ nói nấy, có nói có, không nói không. Ông cho biết 6 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, v́ hai ông bà ở khu bên kia dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu v́ giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với tổng thống Diệm th́ bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn pḥng ông Diệm lúc nào th́ vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng. Ông đưa ra hai giai thoại liên quan đến bà Nhu.

    Một lần xe của bà Nhu vào Dinh trong khi sắp có xe của một vị tướng Mỹ sắp đến. Ông Lộc đă yêu cầu xe của bà Nhu nhường lối. Bà Nhu vui vẻ nhận lời trong khi người tài xế của bà tỏ vẻ khó chịu. Sau đó bà đă vui vẻ chào.

    Một lần nữa, ông Lộc vội vă không kịp chào bà Nhu. Vậy mà việc cũng đến tai “ông cụ”. “Ông cụ” cho biết: Lộc nó là sĩ quan th́ chỉ chào sĩ quan có cấp cao hơn, hà cớ ǵ lại phải chào bà Nhu.

    Những chi tiết nhỏ đó cũng cho thấy có nhiều điều xàm tấu, bôi bẩn mà công việc của chúng ta là cần “làm vệ sinh” tẩy rửa những dư luận xấu xa đó.
    Trường hợp thứ hai là nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh.

    Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là người được chọn chính thức chụp ảnh cho gia đ́nh ông Ngô Đ́nh Diệm trong các buổi lễ chính thức. V́ thế, ông đă nhiều lần ra Huế để chụp ảnh cho gia đ́nh ông Diệm.

    Ông đă kể lại một cách sinh động duyên dáng về những nhân vật thời đệ nhất cộng hoà. Nhiều nhà văn, nhà báo đă tham dự và được nghe ông kể về những điều này tại toà soạn báo Nhân Chứng, khoảng năm 1980. Đó là Mai Thảo, Phạm Đ́nh Chương, Du Tử Lê, Vũ Văn Hà, Thuỵ Châu, v.v…

    Theo lời kể của anh Trần Cao Lĩnh, ông đă hết lời đối với gia đ́nh ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là loại người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quư phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Không phải loại người bờm xơm, cớt nhả, dâm đăng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ư.

    Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, GM Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà c̣n cả với Giám mục Ngô Đ́nh Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào pḥng ông Diệm.

    Nhưng phỏng được bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh để rồi kính trọng nhân cách con người bà?

    Phải thú thực không có bao nhiêu. Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà th́ gần như tất cả. Đàn ông ghét đă đành, đàn bà cũng ghét theo. Ghét ngay từ những năm1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ nữ Liên đới hay phụ nữ Bán Quân sự. Dưới mắt đám đông, bà Nhu chỉ là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng không ai bảo ai, giới nữ sinh đến loại mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó.

    Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm ǵ đâu? Không làm cũng chết chỉ v́ bà là một người đàn bà. Lại thường nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm, lập trường, không nhường nhịn. Đàn ông nào nó chịu được.

    Có lẽ chúng ta lại cần đến lời bàn của cụ Đoàn Thêm khi nhận xét về bà Nhu xem sao.

    Theo cụ Đoàn Thêm:

    – Dù không làm hay chưa làm việc ǵ có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.
    – Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với h́nh ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ư nhị hiền hậu, của người mẹ và người vợ Việt Nam.
    – Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất, theo cụ Đoàn Thêm là nỗi ác cảm với bà là do người đă đẹp mà lại muốn khoẻ và hách nữa th́ quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu th́ người ta c̣n nhẫn nhịn chờ đợi, nhưng đối với bà th́ ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.
    – Nên dù trái hay phải, gnười đàn bà VN muốn vội sống theo gương đàn bà tiền phong (avantgarde) Âu Mỹ, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người c̣n ghê sợ những Vơ Hậu và những Từ Hy.
    – Tâm lư số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nh́n thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói và việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt.

    Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó. Người ghét cứ ghét, cứ mỗi ngày mỗi nhiều thêm do cái thể chế tam đầu chế, cộng thêm một người phụ nữ là bà Ngô Đ́nh Nhu.

    Những người ngưỡng mộ và quư mến bà chẳng bao nhiêu. Sau khi nghe ông Trần Cao Lĩnh kể về bà, có người đề nghị ông nên viết lại về bà Nhu. V́ không ai có đủ tư cách hơn ông để viết. Nhưng rồi ông cũng đă không làm cho đến khi ông ĺa đời. Cũng hiểu được, bênh vực một người “mất nết” như bà Nhu nó khó lắm. Tôi hiểu.
    Ngay như hơn hai chục nam nữ sinh viên đă tham dự trong phái đoàn Huế đi tham quan dinh Gia Long sau khi hai ông Diệm Nhu bị thảm sát. Họ im lặng đồng lơa với Nguyễn Đắc Xuân. Họ chấp nhận gián tiếp những điều bôi nhọ bà Nhu của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi chỉ yêu cầu một cô nữ sinh viên trong số họ cho biết những điều Nguyễn Đắc Xuân viết là đúng hay sai. Nói sai dĩ nhiên là không dám nói. Nói đúng th́ hóa ra đồng lơa bôi nhọ. Trả lời khôn ngoan nhất là không nhớ. Không nhớ ǵ hết.

    Theo quư vị độc giả, tôi phải nghĩ thế nào về những sinh viên đă im lặng, không dám lên tiếng về những lời vu cáo của Nguyễn Đắc Xuân?

    Nhưng nếu chúng ta có thể tạm quên đi tất cả những điều thị phi, những lời khen chê, những lời bôi nhọ dơ bẩn về bà ấy để chỉ nh́n lại kể từ tháng 11/1963 đến nay bà Nhu đă làm ǵ? Đă nói ǵ? Đă viết ǵ? Và đă sống như thế nào?

    Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người trước nay từng là những người cộng tác với hai ông Diệm và Nhu. Một vài người đă có dịp gặp bà như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đều nhận thấy bà sống cuộc đời ẩn dật và sống chết với quá khứ đó. Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm này?

    Và trong thời gian đó, bà đă sống đúng nhân cách một người phụ nữ? Những năm tháng ấy đă tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà?

    Kể như bà đă chết cùng với hai anh ông Diệm Nhu. Đối với bà, cuộc sống đă không c̣n nữa. Sự im lặng của bà mang nhiều ư nghĩa: Đắng cay và tủi hận.

    Những ai từng kết án bà th́ xin nhớ rằng nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa trăng hoa, mất nết… Chúng ta sẽ thấy một bà Nhu sống buông thả, quen biết lung tung, tai tiếng đủ loại sau 01/11/1963.

    Nhưng ngay những kẻ thù oán, chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được bằng cớ nhỏ nhoi ǵ để bôi nhọ bà.

    Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ư rồi sang Pháp mua hai căn hộ nhỏ, một để ở và một để cho thuê lấy tiền tiêu xài. ngày ngày đi lễ nhà thờ, lấy kinh nguyện làm lẽ sống.

    Một con người như thế, chịu biết bao điều sỉ nhục, biết bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân t́nh.

    Nhân cách ấy, cách chọn lựa lối sống ấy, không phải là dễ, không phải ai cũng làm được. Và chỉ cần nh́n lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đă làm được như bà?

    Người ta đồn bà đang viết nhật kư. Mong là như vậy . Ông Lê Châu Lộc có nói với tôi là bà viết nhiều lắm. Tôi chỉ biết vậy.

    Trong cuộc sống này, trong suốt những năm làm vợ ông Nhu. Tôi mường tượng h́nh ảnh mô tả của nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh nói tới ánh mắt reo vui, âu yếm của ông khi nh́n mẹ con bà Nhu ăn mặc chuẩn bị chụp h́nh. Đặc biệt , ông nuông chiều cậu Út.

    Đó là một gia đ́nh êm ấm.

    Ông đă chết từ 02/11/1963.

    Phần bà Nhu đă chết kể từ ngày ấy. Nhưng bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay.

    Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng hậu và bà Ngô Đ́nh Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ không khỏi bất công.

    Tôi quư mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và trân trọng quư mến bà quả phụ Ngô Đ́nh Nhu.


    Nguyễn Văn Lục

    nguồn : KBC HaiNgoai

    http://kbchn.com/2011/04/30/nh%E1%BB...-ngo-dinh-nhu/
    Last edited by longquan; 30-10-2011 at 08:12 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Vài chuyện về bà Ngô Đ́nh Nhu




    Cập nhật lúc 4:32:00 AM - 26/04/2011

    Ông Vơ Long Triều tṛ chuyện cùng ông Cao Xuân Vỹ


    Thứ Hai, 25-4-2011, được tin bà Ngô Đ́nh Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, qua đời hôm Chủ Nhật, thọ 87 tuổi, hai người bạn là nhà báo Vơ Long Triều và ông Cao Xuân Vỹ đă có một buổi mạn đàm về bà Ngô Đ́nh Nhu.

    Ông Cao Xuân Vỹ là cựu tổng giám đốc Thanh Niên, thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, người rất thân cận với gia đ́nh Ngô Đ́nh Diệm – Ngô Đ́nh Nhu.

    Ông Vơ Long Triều đă cho phép nhật báo Viễn Đông đăng báo cuộc mạn đàm này.

    Ô. Vơ Long Triều: Thưa anh, bà Ngô Đ́nh Nhu mới qua đời, anh biết chưa?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Thưa, tôi có biết rồi. Bên Tây có gọi điện thoại báo cho tôi biết rồi.

    Ô. Vơ Long Triều: Báo chí nói bà Ngô Đ́nh Nhu để lại nhiều ấn tượng cho người Việt Nam, có cái đúng, có cái sai, nhưng mà ḿnh cũng mừng cho bà lúc sắp qua đời có con, có cháu đầy đủ bên cạnh và được lănh phép xức dầu Thánh. Không biết khi c̣n trẻ, bà Nhu có giữ đạo giáo đàng hoàng không?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Không những bà giữ đạo đàng hoàng mà c̣n giữ đạo khắt khe nữa là khác.

    Ô. Vơ Long Triều: Vậy th́ quá tốt, nhưng mà gia đ́nh bà là Phật giáo thành ra gặp bên nây là Công giáo, mà Công giáo rất là đạo đức thành ra không biết bà có làm phép giao với ông Nhu hay là được “chuẩn”?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Có làm phép giao đàng hoàng v́ gia đ́nh bên đây khắt khe lắm. Nghiêm lắm.

    Ô. Vơ Long Triều: Khi người ta nói bà lạm quyền một phần tại v́ là phu nhân của ông Ngô Đ́nh Nhu. Sự lạm quyền đó, bây giờ quá khứ đă trôi qua, ḿnh nghĩ lại, nó có lợi cho đất nước hay nó có hại cho đất nước?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Bà Nhu có hơi văn minh một tư, muốn thể hiện lối sống mới một tư, thấy bà học trường đầm thành ra nhiều người không ưa, ghét bà rồi nói này nói kia chứ thực ra bà nguyên tắc lắm đó. Trong gia đ́nh bà, bà nghiêm khắc lắm. Con bà, bà dạy theo kiểu lễ giáo Việt Nam theo Nho giáo, tôi ở bên cạnh tôi biết.

    Ô. Vơ Long Triều: Bà Nhu bị nhiều tiếng oan lắm; có một vụ bà tuyên bố không biết có thiệt hay không, nó hơi bừa băi, lúc mà ông Thích Quảng Đức tự thiêu, bà nói cái này là “barbecue”, có không anh?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Bà có nói câu này, có xúc phạm đến tôn giáo. Tánh của bà rất thẳng thắn và có thể bà ảnh hưởng văn hóa Tây phương, v́ xưa bà học trường đầm mà.

    Ô. Vơ Long Triều: C̣n vụ ngày xưa, em bà ly dị hay ǵ đó, tôi không biết, nhưng mà “thôi” với anh luật sư Nguyễn Hữu Châu. Hồi tôi qua Pháp, tôi có gặp ảnh. Có phải tại v́ vậy mà bà Nhu ra Luật Gia Đ́nh, một vợ một chồng?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Không phải v́ vụ em bà mà bà Nhu đă chống quan niệm “trai năm thê bảy thiếp” từ trước rồi, v́ mấy ông quan của ḿnh cứ vợ nhất, vợ nh́, vợ ba, nên bà ra Luật Gia Đ́nh. Theo tôi cái này là do giáo dục gia đ́nh của bà rất kỹ chứ không phải v́ vụ em bà đâu.

    Ô. Vơ Long Triều: Tôi có nghe nói rằng ông thân sinh của bà là Đại Sứ VNCH tại Mỹ, vào lúc Phật giáo được coi là bị đàn áp th́ ông cụ từ chức để phản đối, vụ đó có không, thưa anh?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Ông Trần Văn Chương từ chức không phải vụ đó, nhưng v́ ông cảm thấy không làm đủ vai tṛ một người Đại Sứ tại Mỹ.

    Ô. Vơ Long Triều: Từ sau cuộc đảo chánh 1963 đến nay, có khi nào anh gặp lại bà Ngô Đ́nh Nhu không?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Hồi tôi qua Pháp, tôi có tới cái chỗ bây giờ tôi quên mất đi, bà có hai cái nhà do một người tư bản Pháp mua biếu bà, nó là cái Apartement.

    Ô. Vơ Long Triều: Anh có biết bà đang viết một cuốn hồi kư không?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Hồi qua Pháp gặp bà, tôi biết bà có viết hồi kư.

    Ô. Vơ Long Triều: Bây giờ anh là chứng nhân lịch sử. Bữa nào xin gửi anh một số câu hỏi về chiến tranh Việt Nam. Tôi có một Show trên đài truyền h́nh nói về chiến tranh Việt Nam, thành ra thế nào tôi cũng hỏi anh vài câu. Hôm qua được tin bà Nhu, thấy cũng tội nghiệp cho bà.

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Bà Nhu theo tôi biết, tánh bà rất thẳng thắn, không nể nang ai hết, nên đôi khi chính nhiều bà làm việc chung với bà cũng không ưa bà, nhưng đó là cái bản tính của một người, vừa được giáo dục theo lễ giáo Á Đông, lại vừa hấp thụ nền giáo dục Tây phương nên như vậy.

    Ô. Vơ Long Triều: Theo anh, cách cư xử của bà Nhu với tư cách là em dâu của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và vợ của ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu có cư xử đàng hoàng với những người cộng sự viên của chế độ hay là hơi kiêu căng?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Ḿnh phải nói trong lănh vực nào. Chứ c̣n trong gia đ́nh họ Ngô, th́ là nề nếp phong kiến. Bà Nhu vẫn cư xử theo cá tính nề nếp gia đ́nh phong kiến, lễ giáo chứ không cư xử theo kiểu Tây phương mà bà đă hấp thụ được, không hề hách dịch, kiêu căng.

    Ô. Vơ Long Triều: Khi bà Nhu đưa ra cái mốt mới của chiếc áo dài cổ hở, bị nhiều người chỉ trích dữ dội; theo tôi, đó cũng là cách làm đẹp của phụ nữ, nhưng c̣n anh, anh có tán thành không?
    Ô. Cao Xuân Vỹ: Bà ưng tiến bộ mà. Bà cũng muốn ra vẻ ta đây là văn minh. Bà lấy cái kiểu áo Lemur. Tôi nói lại, bà Nhu tánh rất thẳng thắn, nên dễ mất ḷng nhiều người, dễ mất ḷng giữa các bà với nhau ấy, v́ bà pha Tây vô. C̣n các bà khác nhiều khi theo phong kiến.

    Ô. Vơ Long Triều: Tôi có người bạn là bà Lê Quang Kim, bà này từ Pháp về, hoạt động chung trong Hội Phụ Nữ của bà Nhu một thời gian, sau bà Kim rút ra và chỉ trích dữ lắm!

    Bà Nhu có một cô con gái là Ngô Đ́nh Lệ Thủy, được cưng nhất, theo anh, cô này có đàng hoàng không, v́ tôi thấy có một bài của một người bạn học cùng lớp với Lệ Thủy, rồi hoạt động Công giáo ǵ đó, mà gần đây có người gửi cho tôi cái email, rất kính nể Lệ Thủy, anh thấy sao?

    Ô. Cao Xuân Vỹ: Cô Lệ Thủy là người được ông Nhu rất cưng, và giáo dục rất kỹ, cô rất lễ phép và theo phong tục Việt Nam.

    Ô. Vơ Long Triều: Cám ơn anh rất nhiều.

    nguồn : viendong daily

    http://viendongdaily.com/Contents.as...=10880&item=94

  3. #3
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu


    Nếu nói về sự nghiệp của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, mà không nói tới ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu th́ thật là một thiếu sót lớn. Bởi v́ ông Ngô Đ́nh Nhu được coi như là một Kiến Trúc Sư, đă góp phần xây dựng nền móng vững chắc cho chế độ Cộng Ḥa Việt Nam. Là một cố vấn, ông đă giúp Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, giải quyết nhiều công việc khó khăn lúc ban đầu. Ông đă hoạch định và phát triển chương tŕnh Ấp Chiến Lược ở nông thôn, trong công cuộc chống Cộng Sản, đă đạt được nhiều kết quả rất khả quan.

    Nhưng tiếc rằng, sau khi làm đảo chính, tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền, ông đă ra lệnh phá hủy tất cả các Ấp Chiến Lược, thành ra Việt Cộng đă có các vùng thôn, ấp bỏ ngỏ rất an toàn để ẩn náu và hoạt động mạnh mẽ trở lại, đưa đến hậu quả góp phần mất toàn miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 75, khiến Dương văn Minh đă phải nhục nhă đọc lệnh đầu hàng Bắc Việt.


    Ông Ngô Đ́nh Nhu sinh ngày 7 tháng 10 năm 1910 tại Huế, nhưng nguyên quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh. Khác với hai người anh của ḿnh là Ngô Đ́nh Khôi và Ngô Đ́nh Diệm xuất thân Nho Học và ra làm quan cho triều Nguyễn. C̣n ông Ngô Đ́nh Nhu th́ lại theo Tây Học. Giữa thập niên 1930 khi du học tại Pháp, ông là thủ lănh sinh viên Việt Nam, ông đă phụ giúp sinh viên biểu t́nh ủng hộ Mặt Trận B́nh Dân Pháp do nhà xă hội Léon Blum cầm đầu, và về sau ông đă giúp Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thu nhận nhân tài tại Pháp về nước giúp xây dựng và phát triển Miền Nam Việt Nam.


    Sau khi đỗ Cử nhân Văn Chương tại Pháp, ông Ngô Đ́nh Nhu theo học ngành Archiviste Palégraphe trong trường Quốc gia Cổ Tự Học (École National des Chartres) là một trường rất nổi tiếng tại Paris.



    Năm 1938, ông Ngô Đ́nh Nhu trở về Việt Nam và đảm nhận chức vụ thống kê viên Nha Văn Khố Trung Ương Hà Nội từ năm 1938 –1943. Sau đó ông làm Chủ sự Pḥng Văn Khố Ṭa Khâm Sứ Huế. Và cũng đă được ông Trần Văn Lư, Đổng Lư Ngự Tiền Văn Pḥng của Nam Triều mời giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Chỉnh Đốn Châu Bản của Văn Khố nhà Nguyễn.


    Năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông được chính phủ Trần Trọng Kim cử giữ chức Giám Đốc Văn Khố Trung Ương tại Hà Nội. Trong thời gian này ông có viết một tác phẩm bằng tiếng Pháp, nhan đề là "La Fête de l’ouverture du Printemps a Hanoi sous les Postérieurs".


    Năm 1945, khi Hồ Chí Minh cướp chính quyền tại Hà Nội, ông bị Hồ Chí Minh lùng bắt trong một đêm mưa gió, nhưng ông đă trốn thoát và đến tá túc tại Đại Chủng Viện Phát Diệm. Sau đó bộ chỉ huy pḥng thủ Phát Diệm đă dùng chiếc xe kéo tay che phủ kín, rồi cho người kéo ông đi vô Thanh Hóa, tạm trú tại nhà xứ Cha Mai, Chánh xứ Tam Tổng, và ông đă qua ngă Lào để về Sài G̣n. Người hộ tống ông lúc bấy giờ là hai ông Trần Kim Tuyến và Nguyễn văn Châu.


    Ông Ngô Đ́nh Nhu là người trầm lặng ít nói, không có tài hùng biện trước công chúng. Nhưng nếu ai đă có dịp tiếp xúc với ông cũng đều phải thán phục những tư tưởng và những sự phân tích khai triển công việc nhanh, gọn của ông.


    Từ thập niên 1950, ông Ngô Đ́nh Nhu đă bắt đầu hoạt động chống Cộng Sản với sự thành lập Liên đoàn Lao động Công giáo.


    Năm 1954, khi TT Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền, ông thành lập đảng chính trị Cần Lao, dựa vào một chủ thuyết do ông khởi xướng là học thuyết Cần Lao Nhân vị để hỗ trợ chính quyền. V́ thế ông được coi như là cha đẻ của Đảng Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị (personnalisme) qua đúc kết hai xu hướng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier và Jacques Maritain.


    Dưới sự giúp đỡ của người Mỹ, đảng Cần Lao phát triển nhanh chóng, thâm nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh và trở thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ. Đồng thời, ông cũng cho thành lập một tổ chức có tên là "Thanh niên Cộng Ḥa", do ông làm Tổng thủ lănh. Một tổ chức khác dành cho phụ nữ có tên là "Phụ nữ liên đới" cũng được thành lập và do vợ ông làm Tổng thủ lănh. Ông là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược, tổ chức thực hiện kế hoạch quốc pḥng Ấp chiến lược từng gây khó khăn cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nói chung là bọn Việt Cộng.



    Trên danh nghĩa, ông chỉ là một Cố Vấn Chính Trị. Nhưng hầu hết các tài liệu, đều ghi nhận ông là kiến trúc sư của chế độ, là người khởi xướng mọi chủ trương chính sách cho nền Đệ Nhất Cộng Ḥa. Ông cũng cho lập nhiều cơ quan t́nh báo và mật vụ để chống lại Cộng Sản nằm vùng. Câu nói nổi tiếng của ông Nhu là "Cộng sản có ǵ hay mà ta phải học!".


    Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn cuối đời, đă có nhận định về Ngô Đ́nh Nhu, cũng như so sánh ông Ngô Đ́nh Nhu với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm như sau:


    " ...ông [Ngô Đ́nh Diệm] chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm ǵ nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh. Tất cả các bài diễn văn của TT Diệm đều do ông Nhu soạn thảo. Khổ nỗi, Hoa kỳ muốn tách ông Nhu khỏi ông Diệm. Ông Nhu là một trở ngại. Trở ngại lớn hơn TT Diệm. V́ ông Nhu có nhiều mưu lược. Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. TT Diệm th́ trái lại. " .



    Và thực lực của đảng Cần Lao Nhân Vị, chính đảng do ông Ngô Đ́nh Nhu lập ra, cũng được tướng Cao Văn Viên nhận xét:
    " ...Đảng Cần Lao dựa vào thuyết Cần Lao Nhân Vị, có tổ chức quy củ hơn, với sự chỉ huy trực tiếp của hai ông Ngô Đ́nh Nhu và Ngô Đ́nh Cẩn, đi sâu vào Quân Đội với các quân ủy, như Cộng sản...".


    Sau ngày đảo chính, dư luận tung ra những tin đồn xấu xa, để bôi lọ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và gia đ́nh. Họ nói rằng ông Nhu nghiện thuốc phiện và khi vô trong Dinh, họ đă khám phá ra được cái “dọc tẩu” hút thuốc phiện v. v . . . Sự thực cái "dọc tẩu" đó là do một người Pháp, nhờ kiếm hộ làm đồ sưu tầm kỷ niệm.



    Thực ra th́ ông Nhu là người hút thuốc lá rất nặng. Và ông chỉ hút thuốc Job Vertes, c̣n Thổng Thống th́ hút thuốc hiệu Grand Prix. Vậy mà dư luận đă độc ác bịa đặt ra chuyện ông Nhu nghiện thuốc phiện, mặc dù Đại Úy Đỗ Thọ, tùy viên của Tổng Thống đă xác nhận là ông Ngô Đ́nh Nhu không có nghiện á phiện. Chẳng những tùy viên Đỗ Thọ xác nhận, mà tất cả những người thường hầu cận bên ông Nhu, và những người thường theo ông lên Cao Nguyên săn bắn cũng chẳng bao giờ gặp thấy ông bên bàn đèn.



    Tệ mạt hơn nữa là sau ngày đảo chánh 1-11- 63, trong cuộc họp báo, Thiếu Tưóng Tôn Thất Đính đă vô liêm sỉ khi nói rằng:

    1)- Chủ tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn bị thủ tiêu cũng chỉ v́ vô t́nh đứng trên lầu nh́n sang Dinh Gia Long thấy đào đường hầm, sợ bị tiết lộ nên ông Nhu ra lệnh thủ tiêu.

    2)- Trong Sở Thú có hầm át xít dùng để thủ tiêu người.

    3)- Trong ngày đảo chánh Tổng Thống và ông Cố Vấn đă thoát ra khỏi Dinh Gia Long bằng đường hầm bí mật, v.v...



    Bây giờ tôi xin tường thuật lại từng vụ để quí vị thấy rơ là phản tướng Tôn Thất Đính đă vu cáo đê tiện:

    1)- Vụ chủ tiệm giày trên đường Lê Thánh Tôn chết, là do bà vợ tên Tống Thị Lư ngoại t́nh, bị chồng biết được nên bà ta cùng t́nh nhân đă ra tay hạ sát chồng, vụ này báo chí Saig̣n đă đăng tải rùm beng.

    2)- Vụ hầm át xít trong Sở Thú, th́ báo chí đă có đến Sở Thú để t́m hiểu và không thấy có hầm nào chứa at xít cả, chỉ thấy những hầm làm từ thời Pháp, Nhật đề chứa đạn mà thôi.

    3)- Vụ thứ ba là nói Tổng Thống và ông Cố Vấn thoát khỏi Dinh Gia Long bằng hầm bí mật. Trong khi sự thật là do ông Cao Xuân Vỹ lái xe 2 chevaux (2 mă lực), đưa Tổng Thống và ông Cố Vấn ra khỏi Dinh Gia Long, chứ không phải ra bằng đường hầm nào cả. Điều này có thể hỏi ông Cao Xuân Vỹ hiện ở Califonia để xác nhận.



    C̣n nói ông Nhu tàn ác th́ lại càng không đúng, nếu nói ông Nhu mưu lược th́ đúng hơn. Tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau:

    Nếu như ông Nhu tàn ác th́ làm sao ông Phan Quang Đán có thể yên thân sống để tham gia cuộc đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960. Rồi đám Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị, Trịnh Đ́nh Thảo làm sao có thể công khai cấu kết với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được, và chắc chắn không có ngày 1 tháng 11 năm 1963 xảy ra.

    Những vụ này tôi biết rất rơ v́ tôi nắm trong tay hồ sơ của những vụ này. Như vụ bác sĩ Phan Quang Đán lúc c̣n mở pḥng mạch tại đường Nguyễn Thái Học, ông đă bất măn với chế độ, chỉ v́ ông Đán không được chia một ghế nào trong nội các. Ông ta bèn liên lạc bắt mối với CIA mà phái bộ Michigan đặt ở đường Pasteur, để cung cấp tài liệu và những hoạt động của Chính Phủ VNCH cho CIA và nhận chỉ thị của họ. Sau nhiều ngày theo dơi, tôi đă nắm được đầy đủ tài liệu và chứng cớ về mọi hoạt động của ông ta. Tôi báo cáo về văn pḥng ông Nhu và xin lệnh tạm bắt giữ Phan Quang Đán, nhưng ông Nhu chỉ cườ́ và nói:

    - Cấm không được có hành động nào với ông Đán, cứ tiếp tục theo dơi để biết những hoạt động của ông ta thôi.

    Đến Dương Văn Minh, sau khi dẹp được B́nh Xuyên và phạm lỗi để cho Bảy Viễn thoát được, rồi vụ Dương Văn Minh tịch thu vàng bạc và tiền của B́nh Xuyên, đă không giao nạp vô Ngân Khố Quốc Gia, khi bị triệu hồi về Tham Mưu Biệt Bộ, Tướng Minh tỏ vẻ bất măn, có ư tạo phản, móc nối các sĩ quan cùng phe. Tôi được tin này bèn báo cáo với ông Nhu th́ ông Nhu cũng chỉ cười và nói:

    - Xếp lại ! Minh th́ làm được ǵ .



    Tiếp theo vụ Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị tôi cũng có đầy đủ tài liệu và báo cáo lên ông Nhu xin tạm giữ. Nhưng ông Nhu cũng không chấp thuận, v́ thế trong một buổi chiều đă có xe của Toà Đại sứ Pháp đến bí mật chở bọn họ đi.

    Để buộc tội ông, mà nói ông độc tài, kiêu căng là không đúng. Thực ra ông Ngô Đ́nh Nhu có tính chủ quan, nên mới xảy ra cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963. Nói ông nóng tính cũng không đúng, v́ ông luôn trầm tĩnh, ít nói. C̣n phê phán ông là quan liêu hách dịch th́ lại càng sai, v́ ông là người rất biết lắng nghe những lời nói chính đáng, hợp lư lẽ.

    Dư luận c̣n gán cho ông Ngô Đ́nh Nhu đă ra lệnh hạ sát Tướng Tŕnh Minh Thế, trong khi tên Sanvani thuộc Pḥng Nh́ Pháp, đă thú nhận hắn được lệnh giết Tướng Tŕnh Minh Thế, để gây bất lợi cho Chính Phủ của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm theo chủ ư của Pháp (sách Soldats Perdus et Fous De Dieu của Jean Larteguy, trang 244-245 thuật lại)



    Những năm 1960 - 1963 khi tôi giữ chức vụ Tham Mưu Phó kiêm Trưởng Pḥng 2 của Lực Lượng Đặc Nhiệm An Ninh Quốc Lộ 15, các thôn ấp nằm dọc trên Quốc Lộ này, ban đêm thường bị bon VC về vơ vét lương thực, tuyên truyền, dụ đỗ và bắt đi theo. Chúng tôi đă phục kích và bắt được nhiều tên. Nhưng bọn chúng vẫn tiếp tục ṃ vào các thôn ấp tuyên truyền quấy phá, bắt dân và sách nhiễu đồng bào nộp lương thực, thuốc men cho chúng, mỗi khi vắng bóng chúng tôi, v́ lực lượng của chúng tôi th́ thường xuyên di chuyển trên cả một Quốc Lộ dài từ đầu cầu xa lộ Biên Ḥa ra tới Vũng Tàu.

    Nắm vững được sinh hoạt về đêm của bọn VC, tôi bèn cho mở chiến dịch "kêu gọi cán binh về qui thuận" và soạn ra một tờ truyền đơn mang tên PHIẾU BIỆT ĐĂI đem lên cục Tâm Lư Chiến xin duyệt, th́ ở trên nói, không có lệnh của Phủ Tổng Thống họ không dám kư, hăy chờ xin lệnh ......

    Tôi liền chạy sang Tổng Nha Thông Tin để xin kiểm duyệt, ông Tổng Nha cũng sợ trách nhiệm không dám kư, tôi bèn tŕnh bày và năn nỉ nhạc sĩ Nguyễn Hiền, sau đó ông Hiền chịu kư "thừa lệnh Trưởng Pḥng Kiểm Duyệt". Có chữ kư rồi, tôi đưa truyền đơn qua nhà in, yêu cầu họ in gấp cho tôi mấy trăm ngàn tờ PHIẾU BIỆT ĐĂI .

    Có truyền đơn rồi, tôi xin trực thăng đem đi rải trong các Mật Khu Hắc Dịch và Dương Minh Châu. Đồng thời chúng tôi cũng mở các cuộc hành quân, tung truyền đơn vào các thôn ấp, cũng như phân phát cho đồng bào tại các xóm, chợ đông người. Sau mấy ngày th́ bọn VC chúng cầm PHIẾU BIỆT ĐĂI ra "tŕnh diện". Chúng tôi giải giao những hàng b́nh này cho Trung Tâm "Thẩm Vấn Tù - Hàng B́nh" của Pḥng Nh́ Tổng Tham Mưu để họ khai thác. Khai thác xong th́ cung từ được Pḥng Nh́ gởi về văn pḥng ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, trong Phủ Tổng Thống và gởi cả cho chúng tôi nữa. Khi nhận được cung từ của Pḥng Nh́ gởi đến, ông Cố Vấn cho gọi tôi lên từ tốn hỏi:

    - Ai cho phép làm? Tại sao không tŕnh trước? Lấy tiền ở quỹ nào ra in?



    Tôi bèn tŕnh bày với ông Cố Vấn:

    - Tôi nghĩ là mới chỉ là thí điểm, trong phạm vi Lực Lượng của chúng tôi, nhưng không ngờ kết quả đạt được quá tốt đẹp. C̣n tiền in th́ tôi lấy ở quỹ đen của Lực Lượng Đặc Nhiệm.



    Nghe xong ông Cố Vấn ngẫm nghĩ một lúc rồi nhỏ nhẹ nói với tôi:

    - Làm việc th́ cũng phải nhớ nguyên tắc, phải tŕnh xin ư kiến và chờ được chấp thuận mới làm ...



    Cá tính trầm tĩnh, hiểu người biết việc của ông Ngô Đ́nh Nhu là thế, nên Đại Tá Lansdale rất quư mến, hàng tuần hai ông thường gặp nhau để đàm đạo. Và theo Ông Đoàn Thêm nhận xét về phương diện trí thức, tŕnh độ nhận thức của ông Ngô Đ́nh Nhu rất cao, với nền học vấn cổ điển, nhân bản rộng răi và vững chắc. Ngoài ra ông Ngô Đ́nh Nhu c̣n là người không thích phô trương, rất kín đáo, ăn mặc giản dị, đơn sơ, ít xuất hiện trước công chúng. Ông Nhu quả thật không phải là mẫu người của đám đông. Nhưng ông có khả năng giải quyết những vấn đề quốc gia đại sự đầy phức tạp khó khăn.




    http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCan...au/CvNDNhu.htm

  4. #4
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Ngô Đ́nh Nhu ngủ trong giấc mộng ḥa b́nh


    Thứ hai, 24 Tháng 10-2011

    Cổ sử Trung Hoa từng tự hào về Quân Sư Khổng Minh Gia Cát Lượng th́ Lịch Sử Cận Đại Việt Nam cũng nên hănh diện có được một Ngô Đ́nh Nhu!

    Thế giới vỗ tay khi Tổng Thống Obama được giải Nobel Ḥa B́nh th́ người Việt cũng nên khâm phục ư tưởng ḥa b́nh của Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu!

    Đúng vậy, nếu tham khảo hết các sử liệu về Nền Đệ Nhất Cộng Ḥa do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thành lập và lănh đạo th́ chúng ta sẽ thấy vai tṛ của Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu đă đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp chống cộng để bảo vệ Miền Nam Việt Nam. Ngoài thành công của Quốc Sách Ấp Chiến Lược, do ông soạn thảo, đă làm điêu đứng đối phương, c̣n có một sự kiện mà, măi cho đến ngày nay, Lịch Sử vẫn chưa làm sáng tỏ được! Đó là việc ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đích thân đi gặp ông Phạm Hùng, Đại diện của Hồ Chí Minh, để t́m một thỏa hiệp giữa cả hai phe là Quốc Gia Tự Do và Cộng Sản Bắc Việt.

    Rất tiếc và rất tiếc v́, đă gần 50 năm trôi qua, những tư liệu và chứng cứ về sự kiện này vẫn không được khám phá nhiều hơn ngoài một vài chi tiết được viết đi, rồi ghi lại qua hàng ngàn cuốn sách về cuộc Binh Biến 1-11-1963. Ngay cả Luận Án chưa xong của cố Trung Tá Nguyễn Văn Châu, từng là Quân Ủy của Đảng Cần Lao, mang tựa đề khá gây chú ư là: NGÔ Đ̀NH DIỆM VÀ NỖ LỰC H̉A B̀NH DANG DỞ, do dịch giả Nguyễn Vi Khanh thực hiện, vẫn không soi rọi thêm bằng chứng nào khác về cuộc ''chuyện tṛ bí mật'' giữa đại diện của hai phe Nam-Bắc tại khu rừng Tánh Linh, B́nh Tuy khi mà ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đóng vai người đi săn Cọp để gặp gỡ ủy viên Phạm Hùng của Bắc Việt.

    - Vậy, phía Cộng Ḥa là ông Ngô Đ́nh Nhu và phía CSVN là ông Phạm Hùng đă nói ǵ với nhau?

    - Mức độ tiến triển của cuộc thương thuyết đă ra sao?

    - Sự thỏa hiệp này có lợi cho Cộng Ḥa hay cho Cộng Sản?

    - Ai hứa hẹn với ai điều ǵ?

    - Tại sao ông Ngô Đ́nh Nhu phải đi nước cờ này? Và phải chăng nước cờ này là lối ''tháu cáy'' của ông Nhu sẽ khiến người Mỹ thay đổi lập trường đối với Chính Phủ Đệ Nhất Cộng Ḥa?

    - Hay, qua nước cờ này, hai ông Diệm-Nhu muốn bán đứng Miền Nam cho Việt Cộng như bao người đă kết tội?

    - Nếu thỏa hiệp ḥa b́nh này thành công th́ Việt Nam sẽ như thế nào? Và cục diện chính trị có rơi vào t́nh trạng bi đát như hiện nay không?

    Hàng ngàn câu hỏi đă được đặt ra, và đă có hàng vạn lập luận trả lời được in trên giấy. Nhưng tất cả vẫn bị bịt kín sau tấm màn bí mật. Và có thể bí mật này vẫn bị chôn vùi dưới lớp bụi thời gian. Phía người bênh vực hai ông Diệm-Nhu th́ khá khiêm tốn khi bàn về sự kiện này. Nhưng phía người chống th́ quyết một lời là tố cáo, nhưng không được sự khả tín và sức thuyết phục nếu không muốn nói là ác cảm tính. Trong khi các yếu tố về lịch sử như ngoại giao, quân sự, pháp lư, t́nh tự Dân Tộc, ư chí lănh đạo của mỗi bên, kể cả của Hoa Kỳ và Đồng Minh, cũng như của Liên Xô, Trung Cộng và khối xă hội chủ nghĩa chưa được kết hợp để tạo nên một lập luận vững vàng!

    Vậy, làm sao soi rơ sự kiện này khi hai nhân vật chính cũng đă bị bức tử dột ngột nên Kế Hoạch Ḥa B́nh của Anh-Em ông Diệm, Nhu cũng bị dang dở. Câu trả lời thật quá khó như hỏi ông Trời có bao nhiêu tuổi và Trái Đất có tự bao giờ! Nhưng đây chính là điểm hấp dẫn nhất để cho những ai sau này muốn viết Luận Án Ḥa B́nh và Chiến Tranh của Việt Nam và Đông Dương! Bởi v́, nếu đem so với tất cả danh nhân từng nhận giải Nobel Ḥa B́nh trên thế giới th́ Kế Hoạch Ḥa B́nh của Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu thật sự hết sức táo bạo và độc đáo, hay nói cách khác, là độc nhất, vô nhị! V́ cuộc thương thuyết giữa ông Nhu và ông Hùng không hề diễn ra trong pḥng họp xa hoa với tiếng khui chai và âm thanh nổ gịn của rượu, mà là sự thỏa hiệp được âm thầm qua môi giới của hai vị Đại Sứ Quán Pháp (*) và Ấn Độ... Và điều ǵ c̣n lại đă xảy ra th́ có chỉ hai người trong cuộc mới biết tận tường cốt lơi!



    Để tỏ ḷng kính trọng đối với một Chính Trị Gia xuất sắc, có công chống cộng, tôi xin gác lại mọi lời b́nh cũng như phân tích về sự thành công hay thất bại của kế hoạch ḥa b́nh này. Vả lại, khi sự kiện chưa ghi thành Lịch Sử th́ không nên vội vàng phán xét!

    Do đó, bài viết này chỉ đưa ra một số lập luận có cơ sở để xác định rằng Kế Hoạch Ḥa B́nh của ông Ngô Đ́nh Nhu rất hữu lư và có khả năng sẽ thành tựu giá như ông không bị thảm sát! Xin đặt ra một số câu hỏi dưới đây cho những ai muốn tham luận về sự kiện này. Và câu trả lời theo cảm nhận vô tư của mỗi người sẽ là yếu tố giúp làm sáng tỏ thêm vấn đề.

    a) Ai quả quyết được rằng Chính Phủ Hoa Kỳ măi măi viện trợ cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa dù sẽ là một hậu Chính Phủ được Dân cử sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm (về hưu hay bị thảm sát), để tiếp tục chống cộng?

    b) Ai nhất quyết chắc chắn rằng Trung Cộng, Liên Xô cùng khối Cộng Sản vĩnh viễn yểm trợ vô điều kiện mọi mặt cho Hà Nội để duy tŕ cuộc chiến?

    c) Nếu cả hai miền Nam-Bắc đều được hai khối cường quốc ủng hộ th́ chiến tranh kéo dài đến bao lâu, và Dân Tộc Việt Nam được ǵ và mất ǵ?

    d) Miền Nam có chiến thắng cuộc chiến này không? Có phải Miền Nam vĩnh viễn nằm trong thế pḥng thủ và bị động, hay nói cách khác là suốt đời bị Mỹ bắt ''giẫm chân tại chỗ'' v́ lịch sử đă chứng minh rằng VNCH chưa vượt vỹ tuyến 17 để đánh địch quân, nghĩa là luôn luôn tôn trọng Hiệp Định Genève 1954?

    e) Nếu Chính phủ VNCH rơi vào t́nh trạng như điểm (d) nói trên, và ngay cả thời Đệ Nhị Cộng Ḥa cũng vậy (v́ lịch sử đă chứng minh) trong khi Bắc Việt không từ bỏ tham vọng cưỡng chiếm Miền Nam th́ kết quả cuộc chiến đă như thế nào?

    f) Phía CSVN chiến thắng nhờ Mỹ bỏ rơi Miền Nam, nhưng được ǵ? Và Tổ Quốc Việt Nam hiện nay đă mất ǵ? Dân tộc Việt Nam đă mất ǵ, sẽ mất ǵ, và cần ǵ?

    g) Ḥa b́nh vào giữa thập niên 1960 và sau 1975 giống và khác ǵ nhau cho người c̣n sống hôm nay? Được và mất ǵ cho mấy triệu con dân là Chiến Sĩ Quốc Gia và Lính Bộ Đội HCM nằm xuống trong cuộc chiến ư thức hệ???

    C̣n rất nhiều câu hỏi cần đặt ra, nhưng tôi chỉ nêu lên ngần ấy điểm căn bản để mong đồng bào suy luận. Và, nhắm ''phá nhất điểm: khai thông toàn diện'', hay nói cách khác là ''giải đoán'' cho cuộc gặp gỡ bí mật vốn là một Kế Hoạch Ḥa B́nh đă bị bắt chết non, tôi lại nêu lên câu hỏi và ư nghĩ như sau:

    - Phải chăng ông Ngô Đ́nh Nhu đă nh́n thấu hết cục diện chính trị của cả hai miền Nam-Bắc và biết trước kết quả của cuộc chiến???

    - Phải chăng, v́ thế, ông đă quyết định táo bạo, nhưng có tính toán, nhắm văn hồi ḥa b́nh là điều có lợi cho cả hai phe?

    - Phải chăng ông Hồ Chí Minh cùng chung một suy nghĩ như ông Ngô Đ́nh Nhu là làm cho Quốc Gia Việt Nam có được ''Quyền Dân Tộc Tự Quyết''?

    - Bắc Việt chưa từng tiết lộ một chi tiết nào về vấn đề này v́ họ không dại ǵ nói ra điều ấy để mất đi ''cái oai của người chiến thắng năm 75 là nhờ Hoa Kỳ bỏ rơi Miền Nam''!

    - Phía Nam Việt, ai là người cực lực phản đối ông Nhu v́ cho rằng ông ta chỉ ''làm ảo để tháu cáy'' người Mỹ, chứ không thể nào muốn tính xa như vậy! Ai có suy nghĩ như thế th́ xin t́m đọc phần nhận định của chính ông Nhu trong cuốn ''CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM'' vốn là cơ sở vững chắc nhất, là yếu tố quan trọng nhất, xác định một phần nào, dù là nhỏ nhất, rằng Kế Hoạch Ḥa B́nh mà Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đang thực hiện dang dở là không mơ hồ và chẳng ảo tưởng. Trong cuốn sách giá trị đó, ông Nhu từng nhấn mạnh rằng Hà Nội thắng th́ Chủ Quyền của Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Cộng. Xin lặp lại rằng, hơn ai hết, trong Nội Các của Chính Phủ Đệ Nhất Cộng Ḥa, ông Ngô Đ́nh Nhu là người duy nhất nắm vững mọi tin tức t́nh báo chiến lược từ hạ tầng đến thượng tầng cơ sở. Cho nên, ông Nhu thấu triệt hết t́nh h́nh ngoại chính và nội bộ của đối thủ là Hồ Chí Minh! Xin đơn cử một ví dụ mà, trong toàn Dân Việt Nam, ngay cả những đảng viên cấp cao trong Quốc Hội hay Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam thời đó, chẳng mấy ai biết được Công Hàm bán Biển Đảo năm 1958 cho Trung Cộng, do Phạm Văn Đồng kư tên với sự đồng ư của ông Hồ Chí Minh là lănh tụ tối cao đương quyền lúc đó!!! Nhưng, biết đâu chừng tin tức bí mật này đă lọt vào tai ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu! Và ai đoán ra được tư tưởng của Hồ Chí Minh khi đó??? Hai câu hỏi, nhưng cũng là một vấn đề mà, nếu như ngay cả Gia Cát Lượng, Trương Lương hay Phạm Lăi nổi tiếng bên Tàu đội mồ lên, sống lại, cũng phải trả lời: Có trời mới biết!

    Sở dĩ phải đặt ra vấn đề trên là v́ toàn bộ tiểu tiết đến đại tiết của sự kiện đều bị bao trùm bởi bí mật! V́ vậy, thiết tưởng cần đặt ra giả định để mà lập luận ngơ hầu gợi ư cho các sử gia mai hậu anh minh, cao kiến hơn trong việc thẩm định phần Lịch Sử tan thương của Nước Nhà!

    Hôm nay, đếm trên đầu ngón tay, Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu mất đă 46 năm, hiện trạng chính trị của Quốc Gia Việt Nam là như thế nào? Câu hỏi này không chỉ dành cho kẻ thắng người thua, không đơn phương cho người bênh hay chống ông ta. Nhưng tất cả đă thấy rơ rằng biên giới phía Bắc và Tây Nguyên, là nơi mà ông Nhu cho là tử huyệt, đă về tay Trung Cộng. Hoàng Sa đang ''phát'' giấy bạc Trung Cộng cho dân Tàu xài! C̣n Trường Sa th́ Việt Cộng vẫn rêu rao là có ''bộ đội ta'' đang đóng. Phải, bộ đội đang đóng trên một vài gầm đá ''to không đủ'' cho mấy con Cá Mập cà lưng khi ngứa ngáy ḿnh.

    Chiến tranh hay chiến thắng? Ai nuôi mộng và được ǵ???

    Ai nhận giải Nobel Ḥa B́nh? Và v́ sao người ta phải trao giải này? Có phải người ta hoan hô v́ một phần nhân loại không c̣n chảy máu. Chỉ cách đây vài ngày, người xem truyền h́nh trên toàn thế giới đều phải thút thít hay cắn môi trước cảnh một Mẹ già 100 tuổi ngồi trên xe lăn từ Bắc Hàn đến nhà Khách Đoàn Tụ. Khán giả nghe thắt tim khi hai người con đă 75 tuổi từ Nam Hàn đến, cung kính quỳ lạy người Mẹ mến yêu sau bao năm xa cách. Ranh giới giữa chiến tranh hay biên giới của ḥa b́nh thật gần, nhưng mà thật xa! Ai mạnh dạn nói rằng tôi muốn Đất Nước Việt tôi cũng như thế? Có, có thể vài người nghĩ như vậy, nhưng dễ dầu ǵ nói ra mà không nghẹn tiếng. Rất có thể! Có thể thôi, là 46 năm trước, ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu cũng đă muốn nhen lên ngọn lửa Ḥa B́nh dưới hai làn bom đạn. Chắc chắn ư tưởng của ông không mang tham vọng cá nhân. Bởi bộ óc trăm năm như ông không t́m ra được một lối thoát cho chính ḿnh tại Pháp, Đài Loan hay Ai Cập. Có lẽ cái giá của Dân Tộc, của Tổ Quốc cao hơn mạng sống của chính ḿnh!

    Ôi, Quê hương ôi! Bao giờ người cộng sản Việt Nam nghĩ được như thế?

    Xin vĩnh biệt một Chính Trị Gia ngàn năm khó kiếm với tấm ḷng kính, khâm phục của một kẻ sinh ra sau một năm khi Người đă ngủ với giấc mộng ḥa b́nh.



    Nguyễn Duy Thành

    http://lytuongnguoiviet.com/index.ph...=56&Itemid=111
    Last edited by longquan; 30-10-2011 at 07:56 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    06-05-2011
    Posts
    403

    Ngẫm...

    Có trường đào tạo kỹ sư, bác sĩ, giáo sư.
    Nhưng không có trường nào đào tạo nên nhà văn nhà thơ
    Lại càng không có trường đào tạo ra Nhà Tư Tưởng

    Ngài Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu là Nhà Tư Tưởng vĩ đại của dân tộc trong TK 20

  6. #6
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    NHỮNG BI KỊCH CỦA BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
    Nhủ danhTRẦN LỆ XUÂN




    Ngày 24.4, bà Trần Lệ Xuân, là phu nhân của ông Ngô Đình Nhu, đă qua đời tại một bệnh viện ở Rome, Ư, hưởng thọ 87 tuổi. Luật sư Trương Phú Thứ, người chấp bút cho cuốn hồi kư của bà Trần Lệ Xuân, cho biết bà qua đời khi các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh.

    Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, là quả phụ ông Ngô Đ́nh Nhu (em trai và cố vấn của cựu Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm). Bà có bốn người con, hai trai, hai gái, trong đó trưởng nữ Ngô Đ́nh Lệ Thủy đă thiệt mạng năm 1968 trong một tai nạn giao thông ở Paris. Bà Trần Lệ Xuân có nguyện vọng cuốn hồi kư của ḿnh chỉ được phát hành sau khi bà qua đời.

    Trần Lệ Xuân lớn lên ở Hà Nội, từng theo học Trường Albert Sarraut và đă tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943, Trần Lệ Xuân kết hôn với người con trai thứ sáu của ḍng họ Ngô Đ́nh là Ngô Đ́nh Nhu và bỏ đạo Phật theo đạo Thiên chúa của gia đ́nh chồng…

    Tháng 10.1963, đánh hơi thấy sự thất thế của triều đại Ngô Đ́nh trong con mắt các đồng minh thân cận, Trần Lệ Xuân cùng con gái lớn là Ngô Đ́nh Lệ Thủy đi Mỹ và Rome với dự định sẽ lên tiếng về một âm mưu đảo chính có thể xảy ra.

    Ngày 1.11.1963, khi Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California) th́ ở Sài G̣n, đă xảy ra đảo chính và Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu đều bị giết. Tới ngày 15.11.1963, hai mẹ con Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy phải lật đật rời khỏi Los Angeles sau khi tức tối tuyên bố: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, v́ lư do đơn giản chính phủ của họ đă đâm sau lưng tôi"


    Họa vô đơn chí


    Từ đó trở đi là những giai đoạn họa vô đơn chí đối với Trần Lệ Xuân. Vừa nhận được tin chồng và anh em chồng bị giết chưa bao lâu, Trần Lệ Xuân đă phải nhận tin mẹ chồng qua đời ở tuổi hơn 90 tại Huế…

    Bốn năm sau, con gái đầu của Ngô Đ́nh Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô Đ́nh Lệ Thủy cũng bị chết trong một tai nạn giao thông ở Paris.

    Sau năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng những người con c̣n lại (lúc đó đều c̣n bé) chuyển về sinh sống tại Rome trong nhiều năm liền, nơi giám mục Ngô Đ́nh Thục, đang tá túc cho qua ngày đoạn tháng.

    Nói một cách công bằng, trong số các anh chị em ruột của Ngô Đ́nh Nhu, h́nh như chỉ có một ḿnh giám mục Ngô Đ́nh Thục là thông cảm nhất với những điều tiếng và lận đận của cô em dâu. (Người em Ngô Đ́nh Cẩn th́ trái lại, không tiếc lời gièm pha chị dâu và có lần đă nói: "Đó là Đát Kỷ của thời nay!").

    Có tin cho rằng, chính giám mục Ngô Đ́nh Thục đă chu cấp cho mẹ con Trần Lệ Xuân mọi kinh phí để họ sống ở Rome. Không những thế, ông Ngô Đ́nh Thục c̣n tài trợ cho ba người con của Ngô Đ́nh Nhu và Trần Lệ Xuân ăn học đến nơi đến chốn.

    Nhưng Ngô Đ́nh Thục cũng chỉ sống ở Ư một thời gian rồi sang Mỹ và để tới ngày 13.12.1984, phải vĩnh biệt cơi trần trong một viện dưỡng lăo v́ khủng hoảng tinh thần. Cái chết của giám mục Ngô Đ́nh Thục có lẽ là một tổn thất nặng về t́nh cảm đối với Trần Lệ Xuân.

    Tiếp sau cái tang Ngô Đ́nh Thục, Trần Lệ Xuân c̣n phải sống qua bi kịch cha mẹ bị chính người em ruột lên cơn tâm thần của bà ta giết. Rồi người em út của ḍng họ Ngô Đ́nh là Ngô Đ́nh Luyện cũng qua đời vào đầu năm 1990 ở Paris.

    Như vậy là Trần Lệ Xuân đă phải chứng kiến tới 10 cái chết của những người họ hàng ruột thịt.

    Mai danh ẩn tích

    Sau khi Ngô Đ́nh Luyện (người h́nh như cũng có điều không mấy bằng ḷng với cách làm vợ của chị dâu) qua đời, Trần Lệ Xuân đă rời Ư sang Paris cư trú. Có nhiều tin đồn là người đàn bà nhan sắc Trần Lệ Xuân trong mấy chục năm qua đă không chịu ở vậy. Tuy nhiên, không có chứng cứ xác thực về một lần nào đó Trần Lệ Xuân tái giá.

    Năm 2002, một luật sư người Việt từ Mỹ sang chơi Paris đă có dịp trực tiếp gặp Trần Lệ Xuân ở Paris và đă ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của ḿnh. Theo đó, khi ấy, Trần Lệ Xuân ở một ḿnh trong một căn hộ ở tầng thứ 11 thuộc một ṭa nhà mới xây gần tháp Eiffel, nơi cư dân chủ yếu là các nhân viên ngoại giao từ các nước tới làm việc ở thủ đô Pháp.

    Đó là một chung cư có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính, có lẽ đă được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Trần Lệ Xuân sở hữu hai căn hộ liền kề nhau (theo lời Trần Lệ Xuân, tiền mua hai căn hộ là do giám mục Ngô Đ́nh Thục cho. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy: nguồn tiền đó là do một người ẩn danh tặng cho Trần Lệ Xuân).

    Trần Lệ Xuân ở một căn hộ, có hai pḥng ngủ và một pḥng khách; c̣n căn hộ kia th́ cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê, để có thêm tiền sinh hoạt. Món tiền cho thuê nhà cũng là món lợi tức duy nhất của Trần Lệ Xuân, để có thể đủ tiền sống mà không phải nhờ cậy tới con cái.

    Tại Paris, Trần Lệ Xuân sống mai danh ẩn tích đến nỗi nhiều người Việt cư trú lâu năm ở đây và có những mối quan hệ rộng răi vẫn tưởng bà ta đang ở tít tận bên Ư…

    Theo cảm nhận của người khách Việt khi tới thăm Trần Lệ Xuân ở Paris năm 2002, dù xa nhà lâu năm nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên giọng nói đặc Huế, không vồn vă nhưng cũng không quá lạnh nhạt. Người đàn bà ở tuổi bát tuần này vẫn trang điểm gương mặt một cách kỹ lưỡng.

    Về sức khỏe th́ cũng b́nh thường, không có ǵ đáng phải phàn nàn, "đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng". Tuy nhiên, theo nhận xét của ông khách đó, "cái già" cũng vất vưởng đâu đó trên khóe mắt vành môi…

    Ba người con của Ngô Đ́nh Nhu và Trần Lệ Xuân đều đă phương trưởng. Người con trai lớn Ngô Đ́nh Trác từng tốt nghiệp kỹ sư canh nông, lấy vợ người Ư và đă có 4 con (3 trai, 1 gái). Người con trai thứ hai là Ngô Đ́nh Quỳnh, từng tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I'Economie et du Commerc (ESEC, một trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chính, có học tŕnh chặt chẽ và học phí rất cao). Cô con gái út Ngô Đ́nh Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường Đại học Rome…

    Trần Lệ Xuân đă viết được một cuốn hồi kư bằng tiếng Pháp rồi tự dịch ra tiếng Ư, Anh và Việt Nam. Theo người đàn bà này tâm sự, cuốn hồi kư đó chỉ có thể được công bố sau khi bà ta qua đời.

    Nguồn:
    Những bi kịch của bà Trần Lệ Xuân



    http://vmcinhanoi.blogspot.com/2011/...n-le-xuan.html

  7. #7
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Bà Trần Lệ Xuân
    Một bậc nữ lưu bạc phận


    Ngày hai anh em ông Diệm – Nhu bị hạ sát (2/11/1963) th́ bà Trần Lệ Xuân đang ở đất Mỹ để “giải độc” cho chế độ nhà Ngô. Bà Trần Lệ Xuân cùng trưởng nữ là Ngô Đ́nh Lệ Thủy đă tới nhà thờ để dự lễ cầu hồn cho người thân. Sau đó vài năm th́ một người em chồng của bà là ông Ngô Đ́nh Cẩn cũng đă bị phe đảo chánh giết hại. Nỗi đau tang gia chưa nguôi th́ bà Lệ Xuân được tin mẹ chồng là bà Ngô Đ́nh Khả (Phạm Thị Thân) hơn 90 tuổi đă tạ thế tại Huế. Quả phụ Ngô Đ́nh Nhu cùng các con không được về nước chịu tang mẹ chồng và bà nội.

    Cả giám mục Ngô Đ́nh Thục và ông Ngô Đ́nh Luyện, cựu đại sứ VNCH tại Anh và đang sống lưu vong tại đó, cũng không được về nước chịu tang thân mẫu. 5 năm sau những biến cố ấy th́ trưởng nữ của bà, Ngô Đ́nh Lệ Thủy lại qua đời do tai nạn giao thông tại Paris (Pháp), vào năm 1968.

    Sau đó bà Trần Lệ Xuân cùng các con nhỏ chuyển về sinh sống tại La Mă, nơi giám mục Ngô Đ́nh Thục đang tạm sống ở đó.

    Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con quả phụ Ngô Đ́nh Nhu lại nhận được tin giám mục Ngô Đ́nh Thục đă từ trần tại đất Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần và đang nghỉ dưỡng tại một ḍng tu Công Giáo tại Mỹ. Khi c̣n ở Việt Nam, hay lúc sống lưu vong, ông Ngô Đ́nh Thục lúc nào cũng thương yêu mẹ con bà Trần Lệ Xuân, do vậy, với gia đ́nh bà, ông Ngô Đ́nh Thục không chỉ là người thân ruột thịt mà c̣n là ân nhân của bà nơi đất khách. Khi được tin ông Ngô Đ́nh Thục qua đời, mấy mẹ con bà Nhu định sang Mỹ phục tang, nhưng v́ có chuyện xích mích trong gia đ́nh họ Ngô nên ông Ngô Đ́nh Luyện, em út trong gia đ́nh họ Ngô, không đồng ư cho mẹ con bà sang Mỹ dự tang lễ Giám mục Ngô Đ́nh Thục.

    Gần 2 năm sau (28/7/1986), bà Lệ Xuân nhận được điện thoại của người em trai ruột của bà là Trần Văn Khiêm báo tin song thân là ông bà Trần Văn Chương đă qua đời nhưng không rơ nguyên nhân. Sau đó lại được tin Trần Văn Khiêm bị cảnh sát Mỹ bắt giữ do có liên quan đến cái chết của song thân. Cha mẹ qua đời bà cũng không thể qua Mỹ chịu tang được. Đến năm 1990, người em út của gia đ́nh họ Ngô là Ngô Đ́nh Luyện cũng qua đời tại Paris v́ bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không sang dự đám tang v́ trước đó họ đă có xích mích. Như vậy là cuộc đời bà Nhu đă phải chứng kiến tới 10 cái chết của những người thân họ hàng ruột thịt, từng khóc hết nước mắt nhưng đă không một lần được tham dự tang lễ, âu cũng là một chữ “Lệ”!

    Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi và đă đến thăm gia đ́nh bà quả phụ Ngô Đ́nh Nhu. Khi về lại Mỹ, luật sư Trương Phú Thứ đă viết một bài khá dài về cuộc gặp gỡ với bà quả phụ Ngô Đ́nh Nhu. Luật sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Nhu ở một ḿnh trong căn hộ của một ṭa nhà mới xây gần tháp Eiffel (Paris). Bà Nhu là chủ sở hữu 2 căn hộ ở trên tầng lầu thứ 11 của ṭa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp của thủ đô Paris. Bà Nhu ở một cái và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của bà, cũng đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tại Paris là cựu trung tướng quân đội Sài G̣n Trần Văn Trung vẫn tưởng là bà Nhu hiện đang sống ở Italia.

    Bà Nhu tuy đă ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn hộ của bà Nhu khá b́nh thường với hai pḥng ngủ và một pḥng khách. Trên tường pḥng khách của bà có treo vài khung h́nh lớn của ông Diệm, ông Thục và ông Nhu, có cả ảnh trưởng nữ Ngô Đ́nh Lệ Thủy, và nhiều người trong thân tộc khác đă quá văng.

    Bà phân trần quanh chuyện có người nói rằng một người Pháp giàu có biếu Giám mục Ngô Đ́nh Thục một món tiền lớn, rồi ông Thục đă cho bà để mua một căn trong ṭa nhà cao tầng này, và sau đó bà đă dành dụm mua thêm được một căn nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu cho biết bà đă trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, bà đă nhờ một cựu bộ trưởng thời Chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai căn nhà này. Bà Nhu cũng cho biết: “Mấy thanh niên Việt mới bơ vơ đến Pháp được bà cho tạm trú ở căn thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau, những thanh niên này đă được thân nhân hay v́ nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống th́ bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê cho đến ngày nay.

    Bà Nhu cũng cho biết: Vị ân nhân tặng bà Nhu số tiền kếch sù đó là bà Capici, một người Italia, từng lọt vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và măi đến 4 năm sau khi bà Capici tạ thế bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đă gia ân cho ḿnh. Trên bức tường ngăn pḥng khách và nhà bếp có treo tấm h́nh đen trắng ngôi nhà của ông bà Nhu ở Đà Lạt.

    Bà Nhu hiện nay không có ư định về thăm quê hương Việt Nam. Khi nói về những người con th́ bà Nhu có vẻ bằng ḷng với chút hănh diện.

    Người con trai lớn Ngô Đ́nh Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đă 55 tuổi, lấy vợ người Italia và đă có 4 con, (3 trai, 1 gái). Bà Nhu khoe là những đứa cháu nội (con trai ông Trác), ai cũng “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc ḍng dơi quư tộc giàu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đă chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đ́nh ông Trác sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mă. Ngôi biệt thự này có phong cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đă ở đây nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng bà Nhu đă tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.

    Người con trai thứ hai là Ngô Đ́nh Quỳnh cũng đă trên 50 tuổi, tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superieur de I’Economie et du Commerce) chứ không phải Trường HEC (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chĩ đă đưa tin. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tại chính, có học tŕnh chặt chẽ và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chính trên toàn thế giới trọng vọng. Khi Ngô Đ́nh Quỳnh học trường này bà Nhu đă không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền bạc. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Brussels (thủ đô nước Bỉ). Ông Quỳnh không lập gia đ́nh. Bà Nhu cười nói: “Thằng Quỳnh giống bác ruột” (hàm ư sống độc thân như ông Diệm).

    Cô con gái út Ngô Đ́nh Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật sư ngành Công pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở Phân khoa Luật của Đại học Roma mà thôi. Lư do đơn giản là Lệ Quyên không chịu nhập quốc tịch Italia. Luật pháp Italia không cho phép những người không có quốc tích được quyền giảng dạy một cách chính thức trong học tŕnh.Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc khiến các “cây đại thụ” của ngành công pháp thế giới phải ngưỡng mộ. Lệ Quyên có chồng người Italia nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu đă hănh diện nói tên cháu bé là Ngô Đ́nh Sơn. Niềm tự hào ḍng họ là sự giữ gốc rễ dân tộc. Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, bà Nhu đều xuống đường đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint dự thánh lễ hàng ngày, Thông thường sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt, trưng bày hoa nến. Ngày chủ nhật, bà phụ trách dạy lớp giáo lư cho các trẻ nhỏ.

    Bà Nhu hầu như rất ít đi mua sắm. Một bà bạn người Nhật đă lo cho bà về cái mặc rồi. Nói đến quần áo, bà có vẻ đăm chiêu: “Ở Sài G̣n nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ. Tổng thống không bằng ḷng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là “kiểu áo bà Nhu” đă một thời là mốt của các thiếu nữ Sài G̣n và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rỗi nghề.

    Bà Nhu kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (rubi), bà Nhu có tŕnh và xin ông Diệm số tiền là 6 ngàn đồng bạc Việt Nam thời đó (tương đương 6 triệu bây giờ) để mua lại. Tổng thống nghe lời giải bày cũng hợp lư nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này.

    Bà Nhu nói đó là lần duy nhất ông Diệm cho tiền và cũng chẳng c̣n nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu. Luật sư Thứ cũng kể lại “bà Nhu có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lư đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dễ dàng bị thuyết phục”. Điều này chứng tỏ tuy sống khép ḿnh trong một căn pḥng nhỏ bé nhưng bà vẫn theo dơi thời cuộc một cách cẩn thận.

    Bà Nhu cũng kể lại vào mùa xuân năm 1975. Hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lư do bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đ̣i 10 ngàn USD tiền thù lao với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất đi Paris – Washington DC, v́ lúc đó Lệ Quyên c̣n rất nhỏ và muốn đi gặp ông bà ngoại. V́ không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng v́ thương con nên bà bằng ḷng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp ông bà Trần Văn Chương ở thủ đô nước Mỹ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC th́ những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đă vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Đó là lần duy nhât bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ h́nh thức nào.

    nguồn: st


    http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/3552889057/

  8. #8
    HangChot
    Khách

    ...Inagine...

    Đọc lên tên thánh Gioan Baotixita , không ngăn nỗi sự liên tưởng về Sứ mệnh tương tự nhau của 2 nhân vật cùng vai tṛ Ngôn sứ dẫn đường, báo trước một sự quang lâm cao trọng hơn về tầm mức.....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •