Results 1 to 6 of 6

Thread: Nhà Văn B́nh Nguyên Lộc

  1. #1
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Nhà Văn B́nh Nguyên Lộc

    Tên thật: Tô Văn Tuấn
    Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1915 (theo giấy tờ khai sinh)
    Mất ngày 7 tháng 3 năm 1987.
    Sinh quán tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Ḥa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh B́nh Dương)
    Ngoài ra ông c̣n dùng các bút danh như Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...

    B́nh Nguyên Lộc xuất thân trong một gia đ́nh trung lưu đă có mười đời sống tại Tân Uyên. Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Măo (hay Mẹo) (1876-1972)

    Ông học trung học ở trường Pétrus Kư từ niên khóa 1929 đến 1933. Đến năm 1934, ông trở về quê lập gia đ́nh với cô Dương thị Thiệt và sống cuộc đời công chức.
    Năm 1936 ông mới bắt đầu viết văn; Truyện ngắn đầu tay của ông với tựa đề Phù sa, đại ư nói về cuộc Nam tiến của người Việt vào miền đất mới Nam Kỳ.

    Sau biến cố đau thương 30/4/1975, ngưng cầm bút và sống tại Saigon.
    Tháng 10 năm 1985, ông được ra đi đ̣an tụ với gia đ́nh tại Sacramento, California.
    Đến ngày 7 tháng 3 năm 1987, trong cơn bạo bệnh, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, thọ 74 tuổi, chôn cất tại nghĩa trang Sunset Lawn.
    Một năm sau, vợ ông, bà Dương Thị Thiệt, qua đời ngày 9 tháng 10 năm 1988, được chôn cất cùng nơi với ông.

    Sự Nghiệp Văn Chương:

    B́nh Nguyên Lộc đă mất nhưng tên ông vẫn sống măi trong ḷng người qua rất nhiều tác phẩm nổi tiếng mà ông đă để lại cho đời như:

    -Đ̣ Dọc , 1958, nhà xuất bản Bến Nghé, Saigon
    -Nhện Chờ Mối Ai, 1962, nhà xuất bản Nam Cường, Sài G̣n
    -Bí Mật Của Nàng, 1963, nhà xuất bản Thế Kỷ, Sài G̣n
    -Xô ngă bức tường rêu, 1963, nhà xuất bản Sống Vui, Sài G̣n
    -Đừng Hỏi Tại Sao, 1965, nhà xuất bản Tia Sáng, Sài G̣n
    -Mùa Thu Nhớ Tằm, 1965, nhà xuất bản Phù Sa, Sài G̣n
    -Cuống rún chưa ĺa, Tập Truyện 1969, nhà xuất bản Lá Bối, Sài G̣n
    -Lương tâm kẻ trộm, 1971, tạp chí Hương Quê, Sài G̣n.

    và c̣n nhiều, rất nhiều ...

    Phú Yên

    -----------------
    CUỐN RỐN CHƯA L̀A
    Đây là một tập truyện gồm nhiều truyện ngắn:

    -Con Tám cù lần
    -Chiêu hồn nước
    -Bà Mọi hú
    -Căn bệnh bí mật của nàng
    -Lửa tết
    -Thèm mùi đất
    -Câu dầm
    -Phân nửa con người
    -Chiếc khăn kỷ niệm
    -Bám níu
    -Ma ném đá
    -Mấy vụ quật mồ bí mật
    -Về làng cũ
    -Những đứa con thương của đất mẹ
    -Hương hành kho
    -Bán ngôi nhà cổ
    -Những ngôi mả tổ


    Con Tám Cù Lần

    Mặc dầu nó cù lần, con tám Cù Lần là hy vọng cuối cùng của tôi (*1).

    Từ hôm đầu năm tới bây giờ, tôi đă thay đổi người làm năm lần rồi. Tôi nghe nói bên Âu Mỹ, công ăn việc làm nhiều lắm, nên người đi ở lấy rất mắc và chỉ có bực triệu phú mới dám thuê người thôi, nên tôi cũng không khổ lắm mà phải làm một ḿnh đủ thứ việc trong nhà, ngặt trẻ con đông, tôi không làm sao mà quán xuyến cho hết công việc.

    Con Tám Cù Lần là đứa độc nhất không biết rằng ngoài gia đ́nh tôi, c̣n rất nhiều người hoạt động trong đủ thứ ngành, ngành nào cũng cần nhân công, cho đến mấy ông thầu khoán mà cũng tuyển mộ phụ nữ để phụ với thợ nề, tuy họ trả lương không cao hơn tôi, trên hai ngàn đồng mỗi tháng mà không cho ăn, ở, áo quần như tôi, nhưng phụ nữ họ vẫn thích đi làm phu lương thấp hơn là đi ở. Họ không đá động tới nhân phẩm, tới ǵ hết ráo, nhưng tôi biết rằng ai cũng sợ nội trợ cả, chính các bà nội trợ là tôi đây mà c̣n sợ, huống hồ ǵ là người chưa có gia đ́nh: làm nội trợ rất tối tăm và rất buồn, chưa kể nhọc không tưởng tượng được.

    Nếu như mấy năm trước th́ tôi không thể nào nhận con Tám Cù Lần cả.

    Các cháu cho nó cái tục danh ấy, và tục danh được trường sanh, v́ tả rất đúng con Tám.

    Các bạn có bao giờ thấy con Cù Lần chưa? Tôi không có gặp nó trong rừng sâu như đàn ông đă gặp mà chỉ thấy một con Cù Lần người ta bắt về nuôi mà thôi. Nó nhỏ cỡ bằng con mèo, nhưng lông màu giống màu lông chó phèn. Đôi mắt nó lờ đờ và như lim dim ngủ suốt ngày, có xô đuổi nó, nó cũng không buồn biết tới. Khi nào cần xê dịch lắm, nó mới dời chỗ, mà nó phải bỏ ra một tiếng đồng hồ để đi lối một thước tây. Ấy, con Tám là h́nh ảnh trung thành của con Cù Lần, có kêu gọi nó th́ phải đợi mười phút sau mới nghe nó lên tiếng, và đợi thêm mười lăm phút nữa mới thấy mặt nó, mặc dầu nhà tôi, từ trước ra tới sau bếp chỉ dài có 15 thước tây thôi.

    Nó cũng chẳng biết làm ǵ hết ráo, trừ lặt rau và rửa chén. Vậy mà tôi quí nó lắm, v́ dù sao nó cũng đỡ tay cho tôi phần nào. Chẳng hạn, tôi dạy nó lau gạch trong một tuần lễ th́ nó đă lau sạch được nền nhà, một ḿnh nó, khỏi phải kiểm soát nữa. Giặt giụa th́ hơi khó thật đó Nhưng chắc dở lắm nó cũng làm được sau một tháng học tập. Sáu tháng nữa là tôi có thể nghỉ ngơi một ngày vài tiếng đồng hồ.

    Người ḿnh cứ tin rằng đi rừng mà gặp con Cù Lần th́ ba năm làm ăn ngóc đầu không lên, nhưng ngày mà một người bà con đưa con Cù Lần nầy tới đây, tôi sung sướng vô cùng. Dĩ nhiên là ngày đó nó chưa mang tên Cù Lần nhưng tôi đă nghĩ ngay đến danh từ Cù Lần lúc thấy mặt con bé thôn nữ quá chậm chạp này.

    Bỗng dưng đùng một cái, cái hy vọng cuối cùng của tôi, một đêm kia, xin nghỉ việc.

    Tôi choáng váng gần như là nghe ba các cháu tỏ ư muốn đoạn tuyệt với tôi. Năm đứa con thơ, mà đứa lớn hơn hết mới có bảy tuổi, đứa bé hơn hết mới được có sáu tháng th́ các bạn tính coi.

    Thật là tin sét đánh v́ con tám Cù Lần không có tánh ngồi lê đôi mách, không ưa đánh đôi đánh đọ với bạn đồng nghiệp của nó cùng khu phố - vả lại cũng c̣n leo heo vài đứa thôi, đứa nào cũng tật nguyền cả - th́ làm sao mà nó biết tin tức về sinh kế ở đô thành hiện giờ mà muốn "thoát ly". Các bà nội trợ ở xóm nầy, chắc không ai dụ dỗ nó làm ǵ, trái hẳn với thói phần đông của các bà, v́ ai thấy cái tướng Cù Lần của nó cũng phát ngán, đâu có chuyện quyến rủ một người làm giỏi, hoặc kha khá.

    - Mầy xin thôi thiệt sao Tám? Tôi gạn hỏi nó một cách ngớ ngẩn như vậy, và nó thật thà đáp:

    - Dạ thiệt cô à!

    - Ai nặng nhẹ mầy, ai ăn hiếp ăn đáp mầy?

    - Dạ, không có ai cô à.

    Tôi nghĩ tới các cháu, khi hỏi câu trên. Chúng nó không ác, nhưng chúng nó có thể vô t́nh làm phật ḷng con bé hiền lành nầy.

    - Mầy thôi để đi làm cho Huê kỳ hả?

    Con Tám ngơ ngác nh́n tôi mà không đáp, và tôi hiểu ngay rằng không phải thế. Không, nó không hề hay biết ǵ hết về sự đổi thay mấy tháng nay: công việc nhiều, người làm ít. Nó thật thà, dốt nát, và không có đi đâu cả, trừ theo tôi đi chợ rồi về.

    - Chớ mầy thôi rồi đi đâu, làm ǵ?

    - Dạ, cháu nhớ ốc gạo.

    - Nhớ ốc gạo?

    Bây giờ tới phiên tôi ngẩn ngơ nh́n nó. Con bé nầy nó trêu tôi sao mà? Ai lại nhớ ốc gạo!

    Kể về thú vật th́ chính mắt tôi đă thấy những thằng bé chăn trâu, chăn ḅ, nhớ trâu ḅ, khi chủ chúng nó bán những con vật ấy. Chính mắt tôi lại đă thấy những bà cụ ở thôn quê sa nước mắt mỗi lần chú chệt mua heo xách cây cần ṿng bằng mây đến bắt chơn cho heo của các cụ té rồi trói gô lại khiêng đi. Người da trắng xem chó là bạn thân, nhưng xứ ta, chó chỉ đứng vào hàng thứ ba trong nỗi nhớ niềm thương của thiên hạ thôi. Và những loài vật được loài người thương nhớ, chỉ có bốn loại ấy, trong xă hội ta. Tôi có nghe vài người nói nhớ gà, nhưng họ nói nghe ra không tha thiết lắm. Nhưng ai lại nhớ ốc gạo bao giờ. Loài ốc gạo ở dưới nước, nội cái đặc tính ấy của giống vật đó đủ chỉ rơ rằng ta không có lư do mà nhớ nó. Nó có gần gũi như mèo, hay tệ lắm như chuột đâu. Con dơi coi vậy mà thỉnh thoảng c̣n vào nhà thăm ta, chớ ốc gạo th́ lạnh như nước rạch mà chúng sống trong ấy!

    - Theo pháp luật th́ mầy với tao, cả hai phải báo với người kia hay trước mười lăm ngày, nếu muốn thôi nhau, mầy có biết không? Tôi hỏi.

    - Dạ không.

    - Không th́ nên biết đi. Tao có quyền cho mầy thôi việc ngay bây giờ, miễn là phải trả công không cho mầy cái mười lăm ngày mà mầy được biết số phận, để đi t́m việc khác, c̣n mầy th́ không, bởi mầy có thể không có việc mà vẫn khỏi đói nhờ 15 ngày lương đó, c̣n tao th́ cỡ tao được nhận tiền bồi thường của mầy, tao cũng bị thiệt hại bởi công việc bị ngưng trệ th́nh ĺnh. Mầy hiểu không?

    - Dạ hiểu.

    - Vậy th́ mười lăm ngày nữa mầy mới nghỉ việc được.

    Tôi không thích giữ một người buồn, nhưng chưa t́m được người, biết sao!

    Con Tám Cù Lần nhẫn nại chiu số phận, nhưng nó giống hệt một đứa con gái đau tương tư.

    Tôi đưa nó đi Thảo Cầm Viên, đi coi Cải lương, đi xem đèn màu Sài g̣n ban đêm. Không ăn thua ǵ cả. Nó mê những thứ ấy th́ quả có mê thật đó, nhưng không nguôi được mối t́nh ốc gạo của nó, khiến tôi đâm nghi rằng nó nói láo, chớ thật ra là nó sầu t́nh, thằng nhơn t́nh của nó có lẽ nhắn nó về.

    Hồi nó vô làm với tôi, nó nói rằng ở dưới không yên. Tôi tin rằng nó nói thật, và vẫn c̣n tin. Như vậy sao nó lại cứ nằng nặc đ̣i về chỗ thiếu an ninh?

    - Tại sao chị lại đ̣i về dưới ấy chi Tám? Thằng Công, thằng con lớn nhất của tôi hỏi con Cù Lần như vậy.

    - V́ tới mùa ốc gạo rồi.

    - Tới mùa th́ sao?

    - Chị phải về đi xúc ốc gạo.

    - Ốc gạo sống ở đâu chị?

    - Ở dưới rạch.

    - Làm sao mà xúc chị?

    - Th́ đợi nước ṛng lấy rổ xuống dưới ấy mà xúc chớ.

    - Xúc chi vậy chị?

    - Xúc để bán.

    - Bán bao nhiêu một con chị?

    Tới đây, tôi sực nhớ ra là bà bán rượu lậu ngoài đầu ngơ tôi, bả bán ốc gạo luộc làm đồ nhắm cho bợm nhậu, một đồng bạc có ba bốn con ǵ đó. Ba bốn con ốc gạo với lại một chén nước mắm chanh nhỏ bằng cái vú cau, mà những một đồng bạc th́ kể ra cũng khá được tiền.

    Tôi đợi nghe tới, xem con Cù Lần cho biết giá cả và số ốc gạo mà nó xúc được. Nhưng nó chỉ bật cười mà không đáp.

    Con tôi không hỏi lại, hỏi câu khác:

    - Chị xúc một ngày được mấy con?

    - Mấy con th́ lấy ǵ mà ăn. Mỗi ngày chị xúc hàng chục rổ.

    - Dữ vậy lận? Mà chị bán bao nhiêu một con chớ?

    - Đâu có bán con, bán con ǵ được. Chị bán rổ.

    - Bao nhiêu một rổ?

    - Chừng ba đồng bạc.

    Tôi ngạc nhiên quá. Như vậy, công nó làm,bọn trung gian ăn hết và nó chỉ kiếm được khoảng ba bốn chục bạc mỗi ngày, đâu có bằng lương tháng có ăn ở và áo quần của tôi.

    Hơn thế, mùa ốc gạo kéo dài cao tay lắm là hai tháng mà thôi. Có đáng ǵ cho nó bỏ một chỗ làm, một nơi tạm trú tốt trong lúc nó đi t́m an ninh?

    - Hễ tới mùa ốc gạo là chị phải về hả? con tôi lại hỏi.

    - Ừ.

    - Sao vậy?

    - Để bắt ốc.

    Con Cù Lần trả lời sai v́ nó đần, chớ không phải muốn đánh trống lấp đâu. Nó không phân biệt được hai nghĩa khác nhau của hai câu hỏi: "Về chi vậy" và "Tại sao tới mùa th́ phải về".

    Nhưng con tôi cũng khờ không kém, nên nó thỏa măn được với câu trả lời ăn trớt đó, và hỏi câu khác:

    - Chị về đâu chị Tám?

    - Về chợ Bưng.

    - Chợ Bưng có vui không chị?

    - Vui lắm !

    - Vui bằng Sài g̣n không chị?

    - Vui hơn.

    - Có xi-nê không chị?

    Con Cù Lần không biết xi-nê là ǵ, nhưng đáp bừa:

    - Có

    - Chợ Bưng ở đâu chị?

    Tôi nín thở, để nghe nó trả lời. Đó là cái chợ xép ở xó quê nào, làm ǵ mà có xi-nê. Nhưng con Cù Lần không bao giờ nói láo, nên tôi tin rằng ở quê hương nó có xi-nê, và đợi nghe coi nó cho biết ở đâu, để ḿnh bớt dốt địa lư nước nhà, bởi cái chợ có xi-nê ấy hẳn phải quan trọng lắm, tôi không có quyền không biết.

    Con Cù Lần mù chữ. Nhưng tôi lại h́nh dung được rơ ràng cái chợ Bưng, qua lời tả của nó, như là nó đă thấu đáo khoa tác văn, chương miêu tả. Nghe xong, tôi mới hiểu v́ sao mà nó nhớ ốc gạo.

    - Nè, em biểu xe đ̣ nó ngừng lại ga Tân hiệp nha.

    - Ừ !

    Thẳng Công không hề biết ga Tân hiệp ở đâu cả, nó cũng không hay rằng nhà ga ấy đă được phá hủy rồi v́ đường thiết lộ Sài g̣n-Mỹ tho đă bị bỏ từ lâu, nay nhà ga biến thành một địa danh. Nó cũng chẳng định đi chợ Bưng, nhưng nó nghe lời chỉ nẻo như là nó muốn xuống dưới ấy một chuyến.

    - Ừ!

    - Đó, con đường đi chợ Bưng ở trước mặt ga Tân hiệp.

    - Xuống xe ở đó rồi đi bộ sao?

    - Chớ đâu có xe mà đi, mà có, đi cũng hổng được, v́ là đường đất.

    - Đi mỏi chân hôn chị?

    - Hồi đó th́ không, bây giờ th́ mỏi.

    - Bây giờ chị già rồi, như bà ngoại vậy hả?

    Con Cù Lần cười ngất rồi đính chánh:

    - Hổng phải. Hồi đó có xe lửa, họ đi buôn bán đông, đi đường chung với nhau vui nên hổng biết mỏi. Bây giờ đường vắng đi ngán lắm. Mà có cái nầy, c̣n ngán hơn.

    - Ǵ ?

    - Ma!

    - Ư, ẹ, ghê quá! Ma trong rừng hả?

    - Đâu có. Xứ chị hổng có rừng. Chỉ có bưng mà thôi.

    - Bưng là cái ǵ?

    - Là đồng lầy.

    - Ma ngoài đồng?

    - Ừ, ma ngoài đồng, ma trên g̣ é. Con đường đất ấy đi ngang qua một cái g̣, g̣ cao, nên họ chôn người chết ở g̣ cho khỏi bị nước ngập.

    - Ma nhiều hôn chị?

    - Bao nhiêu cái mả th́ bao nhiêu ma.

    - Mà có mấy cái mả?

    - Có cả trăm cái.

    - Ư, ẹ !

    - Đi ngang qua đó giấc hừng đông, giấc chạng vạng, và nhất là vào giờ đứng bóng th́ ai cũng phải chạy, và ai cũng bị nó rượt theo sau, nó rượt nà, tiếng chơn của nó ḿnh nghe đùi đụi.

    Quả đúng như tôi đoán. Cứ theo lời con Cù Lần th́ chợ Bưng chỉ là một cái chợ xép, mười giờ đúng là tan chợ. Chợ cất bằng gỗ, lợp lá. Hai bên chợ leo heo vài tiệm tạp hóa. Rồi th́ nhà dân.

    Nhưng con Cù Lần không ở tại chợ đâu. Nhà nó cất trong xóm trong, phải qua ba con rạch mới tới xóm.

    Thằng Công không đồng ư:

    - Vậy mà chị nói vui bằng Sài g̣n !

    - Ừ, vui bằng.

    - Em có thấy ǵ vui đâu?

    - Em hổng biết chớ đi chợ vui lắm, đi ga cũng vui lắm.

    - Vui cái khỉ khô.

    - Vui chớ. Đi chợ hồi ba giờ khuya, đi qua nhà chị em bạn, hú họ, họ ra vầy đoàn với ḿnh, chín, mười chị, lại hổng vui sao?

    - Sao lại phải đi chợ khuya?

    - Đi chợ ngoài đường lộ, chớ có phải đi chợ Bưng đâu.

    - Sao lại có chợ Bưng mà hổng đi?

    - Ở đó thiếu đồ. Mỗi tháng phải đi chợ lớn ngoài đường lộ một lần. Khuya hai giờ, thức dậy nấu cơm ăn, lại hổng vui sao?

    - Ăn cơm sao lại vui?

    - Nấu cơm vui. Muốn nấu cơm, phải nhúm lửa, mà lửa th́ vui.

    - Lửa vui?

    - Ừ, ở dưới tối, nên hễ sáng là vui. Ở dưới lạnh, có lửa ấm th́ vui. Em mà thấy lửa chiều mưa thử coi.

    - Lửa chiều mưa làm sao?

    - Chiều mùa mưa, ai làm ngoài ruộng, hay đi đâu cũng về nhà hết rồi ăn cơm ở nhà bếp, quanh ḷ lửa, đông đủ cả nhà, vui lắm.

    - Đă ăn cơm mà c̣n nấu cái ǵ nữa?

    - Ừ, ở dưới nhà quê luôn luôn nhúm lửa chớ không để tắt bếp như trên nầy. Mà hễ lửa có là phải nấu cái ǵ, thí dụ luộc khoai.

    C̣n sang mùa Bấc th́ lửa ngủ rơm cũng vui.

    - Lại một thứ lửa nữa! Nhưng em hổng thấy ǵ vui hết.

    - Vui lắm chớ. Nè, gặt rồi th́ phơi rơm ngoài ruộng. Có khi phơi lúa nữa. Phải ngủ ngoài ấy giữ lúa, giữ rơm. Gió Bấc lạnh, năm bảy chị em đốt rơm lên,vui chơi, ḥ hát, vui lắm mà.

    - Hông, lửa đâu có vui, thằng Công nhất đinh không nhận quan điểm của con Cù Lần.

    - Vậy hả? Em hổng thấy là lửa vui sao?Vậy th́ nước vui.

    - Nước làm ǵ mà vui?

    - Nó không có làm ǵ hết. Nó chỉ dâng lên tới thềm là vui, thấy như là ḿnh sung túc.

    - Nước ở đâu mà dâng lên tới thềm?

    - Ngoài đồng. Bờ nước cũng vui. Em hổng thấy cây bần mọc dựa rạch lúc chạng vạng tối. Đôm đốm nó đậu nghẹt các lá cây, các nhánh cây, nó chớp cháy rồi tắt, buồn ghê lắm!

    - Buồn, sao chị nói là vui?

    - Ừ buồn mà vui. Chị nghe vui mà được buồn.

    - Chị nầy điên.

    - Em hổng biết đâu.

    Phải có nghe giọng con Cù Lần nói, mới thấy được ḷng thương mến làng mạc của nó, giọng nói c̣n quan trọng hơn là lời nói nhiều lắm. Lại c̣n những lúc im lặng nữa. Ta học nhạc Tây phương, đă thấy những sự quan trọng của những chỗ im lặng, th́ những lúc con Cù Lần im lặng cũng quan trọng lắm. Tôi nghe và h́nh dung nó đang nh́n xa về làng nó.

    Th́ ra nó chỉ nhớ nhà mà thôi, chớ không có nhớ ốc gạo khỉ khô ǵ hết. Nỗi nhớ nhà nầy được mùa ốc gạo gợi lên, thành ray rứt quá, nó chịu không thấu, khi nó thấy ốc gạo bán đầy các vỉa hè cho bợm nhậu nhắm rượu. Chắc không thể nào nó trở lên đây nữa, sau mùa ốc gạo.

    Tôi thấy trước rằng tôi sẽ bùi ngùi nhớ nó, nhớ cái vùng quê mà nó tả, bởi tôi có ở thôn quê, tôi hiểu được nó và niềm thương nỗi nhớ của nó cũng cùng một loại với niềm thương nỗi nhớ của tôi, thuở tôi rời làng lên đây. Con tôi không làm sao mà hiểu được hết, v́ chúng nó không biết cái t́nh nhớ xứ là ǵ. Đô thị không phải là nơi mà người ta có thể nhớ được, huống chi đô thành Sài g̣n thật kém thơ mộng. Ngày mai, tôi phải cho gia đ́nh ăn ốc gạo một bữa mới được, mặc dầu món ăn ấy rất kém vệ sinh. Con Tám Cù Lần có thể nhớ nhiều kỷ niệm nữa, do ốc gạo gợi ra, sẽ nói thêm cái ǵ. Mà tôi th́ rất ưa nghe nó thật thà kể lể những chuyện không đâu mà có ḿnh nó với tôi là hiểu thôi.

    -------------------------

    (*1) Lời một người nội trợ
    Last edited by Phú Yên; 16-08-2010 at 11:27 AM.

  2. #2
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Nhà Văn B́nh Nguyên Lộc

    Chiêu hồn nước

    Hai tay nhét vào túi quần. Hà nện mạnh gót giày trên vỉa hè đại lộ Hàm Nghi, miệng ngâm nho nhỏ bài thơ của chính chàng, vừa đăng trên một số báo Xuân năm nay:

    Gầy gơ (*1)
    Đường đêm
    Tiếng giày dạ khách.
    Chập chờn
    Chiếc bóng phong sương.
    Tâm tư lê nặng phố phường,
    Lầu hoa cửa khép
    Trầm hương mơ hồ !

    Bài thơ dài lắm, nhưng chàng chỉ ngâm tới đó rồi nín thinh để lắng nghe dư âm giọng ngâm của chàng, giọng ngâm mà mấy năm trước đây, đêm nào cũng vang lên trên làn sóng phát thanh của đài Sài g̣n, thử xem nó c̣n được cái phong độ cũ hay không.

    Trăng gầy loáng áo
    Nàng thơ...
    Gặp nhau
    Thêm mấy dại khờ hồn si.
    Cầm bằng như gió bay đi
    Giang hồ, ḿnh lại xa ǵ với ta!
    Em ngùi son phấn phôi pha,
    Đời tôi nghệ sĩ tài hoa phong trần!

    Thi sỉ đa cảm, đa t́nh thật! Tất cả những ǵ chàng ghi trong bài thơ nầy, đều là chuyện

    tưởng tượng cả: chàng không có gặp cô gái giang hồ đồng tâm nào đang ngậm ngùi cho cảnh phấn lợt hương phai của nàng hết. Thế mà ngâm đến đây, chàng nghẹn ngào mắt rưng rưng lệ.

    Thoáng nh́n đă vội bâng khuâng.
    Ngược xuôi, đôi kẻ rời chân ngậm ngùi!
    Vắng đêm
    Lọt nửa tiếng cười
    Nhẹ tan trong gió,
    Ai người chợt nghe?

    Hà không c̣n ngâm tiếp được nữa. Chàng đă khóc mùi, thương không biết bao nhiêu kẻ "cùng một lứa bên trời lận đận" mà chàng đă bịa ra trong bài thơ.

    Chàng dừng chân lại trong lúc khóc để chậm khô nước mắt rồi tiếp tục rảo bước. Một nỗi buồn mênh mông, xa vắng thấm vào đáy hồn chàng.

    Thế mà chàng lại thích được buồn thật buồn như vậy. Đằng xa kia, chợ hăm chín Tết vào lúc mười một giờ đêm vẫn cứ ồn ào, có lẽ c̣n ồn ào hơn lúc đầu hôm nhiều; để rồi tan vào buổi cuối năm vài tiếng đồng hồ sau đó. Đêm mai, tối lại là không c̣n ǵ nữa, v́ ai cũng bận việc nhà cửa, sau khi rước ông bà về.

    Chàng không về nhà mà chịu được, nhưng phải trốn cảnh náo nhiệt, thả bách bộ trên con phố vắng vẻ nầy như chàng đă thường đi trong đêm khuya như vậy ở nhiều phố khác.

    Năm nay thi sĩ đă ba mươi tuổi rồi, nhưng chưa yêu thật sự bao giờ cả. Những mối t́nh hời hợt qua đường, không gọi là yêu được. Chàng cứ mơ gặp một mối t́nh lớn, một mối t́nh đáng kể như trong t́nh sử bất hủ của nhân loại, và kéo lê nỗi buồn về đêm của chàng trên các đường phố vắng để nh́n khói hương trầm qua những cánh cửa nửa khép của các lầu hoa mà chàng biết trong đó đang ẩn trú nhiều bậc giai nhân cũng thèm yêu như chàng.

    Tâm tư lặng lẽ phố phường
    Lầu hoa cửa khép
    Trầm hương mơ hồ.

    Hà lắng nghe tiếng giày của chàng trong đêm vắng, nh́n bóng chàng đang chuồi trên vỉa hè, bóng đen mà đèn đường đang kéo dài ra, trông ốm nhom và rất yếu đuối...

    Gầy gơ
    Đường đêm
    Tiếng giày dạ khách.
    Chập chờn
    Chiếc bóng phong sương,

    Đi thơ thẩn, chàng lạc bước tới góc bến Bạch đằng, bị gió sông lạnh thổi hắt vào mặt, chàng mới hay.

    Hà ngước lên nh́n. Bờ sông không c̣n một bóng người. Bờ sông Thủ thiêm đen thui và bên phải của chàng, bến thương khẩu leo lét vài bóng đèn ngủ gục.

    Bỗng tiếng giày của ai vang lên, và người ấy đi trên vỉa hè bờ sông, đă từ hướng cầu quây cũ tiến đến đây. Tiếng giày ấy thưa nhưng lại ḍn, nện mạnh lên gạch lề đường nhưng nghe không nặng, người bộ hành ấy chắc c̣n trẻ, khỏe mạnh, nhứt là đă quen đi giày từ lâu rồi.

    A kia, đó là tiếng bước của phụ nữ nó có biệt sắc riêng của nó, biệt sắc ấy có lẽ do cái phần diện tích đế giày đụng chạm với gạch nhỏ quá, nghe rơ là truy nguyên được căn cước ngay.

    Hà day lại th́ thấy đó là một người đầm... mà không, đó là một người đàn bà Việt mặc duưp se-rê màu ngà với chiếc bơ-lu-dông đỏ ở thân trên.

    - Ḅ lạc giả! Hà nói thầm trong bụng như vậy v́ thấy người ấy chỉ đi thong thả, lang thang, không có ư đinh về đâu cả nên chàng nghĩ ngay rằng ả ta là một cô gái ăn sương. Ḅ lạc giả là tiếng lóng của bọn ăn chơi chỉ hạng gái nầy, đă phân biệt với ḅ lạc thật là những thiếu nữ ở tỉnh mới lên, c̣n bơ vơ chưa t́m được nơi nương dựa.

    Người đàn bà ấy dong dải cao, dáng điệu rất yêu kiều thanh lịch. Mặc dầu không có ư ǵ, Hà cũng nh́n thử gương mặt xem ả ta sắc diện đẹp hay xấu.

    Bấy giờ ả ta đă đi gần tới bên thi sĩ và Hà thấy đó là một thiếu phụ đă quá xuân, trạc ba mươi, mặt hoa đă héo, mặc dầu giỏi hóa trang. Tuy nhiên dấu vết đẹp xưa vẫn c̣n thấy bóng dáng lờ mờ trên đó.

    Ả ta xăm xăm đi lại trước mặt Hà, chàng vừa toan lắc đầu để xua ả th́ giật nẩy ḿnh mà nghe một câu tiếng Pháp rất đúng giọng đầm:

    - Xin lỗi ông, ông có lửa hay không ?

    Ả vừa hỏi vừa mở xắc lấy thuốc điếu, lấy cả hai điếu mời chàng. Th́ ra đó là một me Tây. Buồn cười, Hà móc hộp diêm ra và hỏi đùa cũng bằng tiếng Pháp:

    - Có lẽ nhớ các ổng, nh́n bến tàu cho đỡ nhớ à? Thơ mộng lắm!

    Chàng vừa đánh diêm trao lửa,vừa ngâm mấy câu thơ của Sa Giang Trần Tuấn Kiệt.

    Rải rác mưa tro mờ bến Chương Dương
    Ánh đèn đêm yên lặng chơi vơi buồn.
    Tôi khép áo mưa, ngồi trên băng lạnh
    Trông ngóng những con tàu tha hương.

    - Không, người đàn bà miệng ngậm thuốc, ch́a đầu điếu ra để đón lửa và đính chính, không, tôi t́m cái khác.

    - Khách à?

    - Không có ǵ sai hơn. Nhục nhă thay cho kẻ nào nghĩ quấy.

    Hà kinh ngạc đến cực độ. Một me tây, không thể nào biết nổi câu châm ngôn của vơ sĩ phái Jarretière hồi thời Trung cổ Pháp ấy, và nói ra rất đúng giọng "Honni soit qui mal y pense".

    Ngượng quá, chàng không biết làm sao chữa được sự lỡ lời nên ấp úng nói:

    - Tôi xin lỗi bà...

    - Không hề ǵ, nhiều người đă lầm rồi, chớ không riêng ǵ ông. Xin cám ơn chút lửa nầy.

    - Thưa bà, bỏ qua đi cho...

    - Đồng ư.

    - Và cho tôi hân hạnh được biết quí danh... của ông ở nhà.

    - Tên tôi và tên của nhà tôi chắc không nói lên được điều ǵ bên tai ông. Tôi đang buồn đi lang thang, mà xem ra ông cũng thế, th́ ta cùng đi bách bộ một ṿng, có lẽ thú hơn.

    - Có hân hạnh nào bằng.

    - Và xin nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt vậy.

    - Càng thích hơn.

    Họ băng qua đường để thả trên vỉa hè đá đỏ bên ấy. Người đàn bà hỏi:

    - Anh không đi chợ Tết sao?

    - Khi năy có đi mấy ṿng với lũ bạn, nhưng tôi lại trốn mà tách riêng ra.

    - T́m hứng hay t́m ai ?

    - Không t́m ǵ cả? Đi bậy cho buồn vậy thôi !

    - Quái lạ! Ai lại t́m buồn?

    - Chớ chính bà không t́m buồn hay sao mà lại ở chốn nầy. À, khi năy bà đă bảo rằng bà đang "t́m cái khác". Nếu không phải là chuyện riêng tư, th́ cái khác ấy là cái ǵ?

    - Em không biết nói ra có ích ǵ hay không. Đă trễ lắm rồi!

    - Trễ lắm rồi? Tàu chạy rồi à?

    - Không, không thế nào anh hiểu được đâu mà hỏi mất công.

    Hà thích ghê, nghe câu chuyện có vẻ mơ hờ như là truyện trinh thám trong các phim phóng đăng bí mật, toát mồ hôi lạnh. Nhưng không muốn quá ṭ ṃ, phần lại nghi kỵ, cứ c̣n ngờ vực người đàn bà nầy là một gái ăn đêm, khôn khéo toan lừa chàng vào tṛng bằng một thủ đoạn siêu đẳng nào, Hà hướng câu chuyện sang nẻo khác.

    - Bà có lạnh không ?

    - Bên ngoài th́ không.

    Chà, ả ta trường trải lắm đây và có học nữa. Nói như thế tức là ngầm bảo rằng ả ta đang lạnh ḷng lắm và cần người an ủi. Thằng nào lơ mơ th́ chết với ca-líp nầy.

    Đang buồn, cần bạn, nhưng bỗng đâm sợ, Hà toan từ giă con hồ ly nguy hiểm để rút đi trước khi tai họa xảy tới. Chàng chợt thấy rằng cả hai đều đến trước vũ trường Mỹ Phụng và cô ả đang quẹo lên Hai Bà Trưng.

    - Sao lại quẹo, thưa bà?

    - Em ở đường nầy, đằng kia.

    - Vậy à, th́ ra vô t́nh, tôi đă đưa bà về nhà, đă trót như vậy, tôi xin đưa bà luôn tới cửa, có bất tiện cho bà không ?

    - Không có ǵ, nếu việc đó chẳng làm nhọc ông.

    Hà đoán người nầy có lẽ là nhơn t́nh dài hạn của một Pháp kiều v́ phố Hai Bà Trưng đầu dưới sông thuộc khu người Pháp ngày trước. Như vậy, không c̣n ǵ hay ho nữa, và sở dĩ chàng đưa ả ta về nhà chỉ v́ lịch sự thôi.

    Chàng lặng lẽ đi bên cạnh người ấy, không nói, không rằng, nhưng ả ta lại nói :

    - Anh có gia đ́nh chớ?

    - Vâng !

    - Anh ở trong ngành hoạt động nào?

    - Ơ hơ... tôi là tài tử.

    - Với nghĩa nào? Cái tiếng Việt ấy có nhiều nghĩa lắm...

    - Xin Bà hiểu theo nghĩa artiste.

    - Vậy à? Thế th́ em đă lầm...

    - Bà ngỡ tôi là ǵ?

    - Em không ngỡ là ǵ hết. Nhưng em đă lầm mà cả quyết rằng anh không thể hiểu cái điều anh hỏi em. Chính chỉ có những người tài tử mới hiểu em được.

    - Nhưng rất tiếc là đă trễ ?

    Hà hỏi xong, cười to lên, có vẻ nhạo báng ả ta.

    - Phải, rất tiếc là đă quá trễ.

    Người đàn bà ấy lặp lại lời Hà một cách nghiêm trang như đă ngầm đính chánh ngộ nhận của chàng rằng bà ta chỉ làm bộ bí mật vậy thôi, chớ thật ra th́ không có ǵ cả.

    Bấy giờ Hà đă nghe mỏi chơn v́ đă đi quá xa và quá mau, đường lại cứ dốc lên măi. Chàng chợt nhớ ra là người đàn bà nầy đi mau quá sức, chàng chưa thấy cả đàn ông Việt nam nào mà đi mau đến thế. Chàng lại chợt nhận thấy họ đă đến đại lộ Thống nhất rồi mà xem ra ả ta cứ c̣n muốn đi nữa.

    - H́nh như là bà ở xa lắm?

    - Đằng kia.

    - Xa như vậy lại chỉ đi bộ?

    - Bên ấy, em chỉ đi bộ nên quen rồi.

    - Bên nào, thưa bà?

    - Bên Bọt-đô.

    - Bà ở Pháp mới về?

    - Em ở Pháp mới về.

    - Nghĩa là...?

    - Nghĩa là em có Pháp tịch, sống bên Pháp và về đây để... t́m cái đó.

    Thế là đă rơ. Tác phong của người nầy là tác phong của một cô đầm: dám xin lửa đàn ông ban đêm, đi lang thang một ḿnh trên đường vắng, đi mau quá (theo nhịp sống của Âu châu) và đi bộ giỏi quá (bên Âu châu, những người bậc trung đi bộ trong thành phố hằng năm bảy cây số là thường).

    Không c̣n ǵ lạ về con người của thiếu phụ nầy, chỉ c̣n một chút xíu là... cái đó thôi.

    Cái đó là cái ǵ mà ta t́m trong đêm tối, sợ rằng không ai hiểu cả, và đồ rằng chàng hiểu, nhưng tiếc rằng là đă trễ ?

    Hà rất hối hận đă chế giễu cái vụ "đă trễ ấy". Chàng lại lặng lẽ mà đi, và giây lát, ṭ ṃ quá, chàng hỏi:

    - Nhưng sao lại trễ thưa bà?

    - V́ mai, em đă lên đường về Pháp, và có thể không bao giờ trở lại đây nữa.

    Thiếu phụ đă dừng chân, đưa tay ra cho chàng bắt và nói bằng tiếng Pháp:

    - Cảm ơn và vĩnh biệt !

    Hà đă thừ người ra lúc nghe câu trước. Rất đa cảm, chàng hay ngậm ngùi trước mọi cảnh chia ly, cho dẫu là với người mới quen sơ. Chàng cầm tay thiếu phụ nghẹn ngào nói:

    - Bà đi thật à? Tôi cứ ngỡ...

    Thiếu phụ cười ḍn dă:

    - Anh cứ ngỡ gặp phải kỹ nữ me Tây?

    - Xin lỗi bà, ai lại...

    - Nầy, hay mời anh vào chơi giây lát. Đêm nay chắc tôi cũng không ngủ.

    Hà xem lại th́ đó là ngôi nhà chung cư Cửu long. Khi họ lên tới lầu, bà ấy đẩy cửa một căn buồng hẹp té th́ Hà ngạc nhiên hết sức mà thấy buồng trang hoàng như một căn nhà b́nh dân với nào tranh gà, tranh lợn, tranh Tàu trên vách, đặc biệt nhất là một bàn thờ tạm dọn trên chiếc bàn con với gần đủ đồ thờ, b́nh hương, độc b́nh, đèn, nhang.

    Thiếu phụ cười nói như để xin lỗi:

    - Cục cựa không được. Nhưng không làm sao khác hơn. Đến ở mười hôm, không thể mướn nhà.

    - Té ra bà chỉ mới về đây thôi?

    - Vâng, rồi mai lại đi.

    - Sao bà vội thế ?

    - Rồi anh sẽ hiểu.

    Thiếu phụ trót nước trà từ b́nh thủy ra hai cái ly bằng lát-tích, thứ rẻ tiền, mua trên vỉa hè hai bên chợ Bến thành. Nàng ngồi trên giường nhường chiếc ghế độc nhất trong buồng cho khách và nói:

    - Đáng lư v́ ngày mồng một em mới đi, để được nghe tiếng pháo giao thừa, như hồi năm 1958 mà em đă về một lần như vậy, nhưng nghe rằng năm nay cấm đốt pháo nên em lấy vé có lại ngày ba mươi Tết.

    - Té ra bà đă về đây một lần rồi?

    - Vâng!

    - Nhưng bà đă ra đi năm nào?

    - Năm 1954.

    Hà ngắm kỹ th́ quả thiếu phụ nầy đă có một thời đẹp lắm. Hớp từ hớp trà nóng, thiếu phụ cũng nh́n chàng ra nói:

    - Anh là người khách đầu tiên và cuối cùng của em. Em mừng lắm.

    - Hân hạnh cho tôi.

    - Thành thật mà nói th́ không có ǵ hân hạnh cho anh. Em chỉ mừng v́ được tṛ chuyện thân mật với một người Việt nam, chớ không v́ cá nhân của anh đâu. Anh đă mua sắm Tết chưa?

    - Đă xong cả.

    - Có bánh tét, dưa hấu chớ?

    - Có. Các thứ hoa cũng đă mua xong. Tôi mua được một cành mai đẹp lắm.

    - Mai thui...

    - Không, một cành mai mà họ cắt ngang để bán.

    Nhưng thiếu phụ không nghe nữa. Nàng nh́n vào khoảng không, rồi say sưa nói to lên một ḿnh: "Mai thui... ba chặt cành mai vào giữa tháng chạp, ba thui cành ấy nơi bị chặt, ba chặt lá, rồi ba cặm trong độc b́nh có chứa nước...".

    "Thế rồi hăm lăm hoa ra nụ và tối ba mươi nó âm thầm nở. Sáng mồng một là bàn thờ vàng óng. Nó bền và đẹp hơn hoa nở sẵn trên cành bị cắt ngang, rồi... rồi ba..."

    Bà ta c̣n nói ǵ nữa, nhiều lắm, lầm thầm trong miệng rồi nghẹn ngào không tiếp được. Lâu lắm bà ta chấm dứt trễ muộn câu nói nửa chừng ấy bằng một tiếng nấc.

    Như là kẻ đóng tṛ, hay một con mẹ điên, thiếu phụ th́nh ĺnh ngước lên nh́n khách rồi cười ḍn mà rằng:

    - Em chưa già mà đă lú lẩn. Em có làm buồn ḷng anh lắm không ?

    - Không, thưa bà.

    - Em đă ba mươi rồi. Không, em chỉ mới ba mươi thôi, nhưng già quá, ḷng em héo hắt, bằng cớ là em chỉ sống quay về dĩ văng thôi. À, anh chắc c̣n trẻ lắm?

    - Tôi cũng ba mươi.

    - Tuổi sung sướng! Của anh và của người khác. Trời ơi, sao tôi lại già thế nầy! Tôi chỉ tiếc thương dĩ văng, không hưởng được những ǵ đang có trong lứa tuổi tôi. A... ha... ha... em lại lẩn thẩn nữa, xin lỗi anh. Em cám ơn anh, đă đến, đă vào đây. Có lẽ em sẽ nhớ anh trọn đời.

    - Tôi tên là...

    - Đừng, anh đừng nói tên. Anh là người Việt nam, bao nhiêu ấy là đủ lắm rồi. Em đă gặp một thanh niên Việt nam, không, em đă gặp quê hương Việt nam vào một đêm cuối năm, trong đời em.

    - Nhưng, bà đi bên ấy làm ǵ, và về để t́m bà con hay...

    - Ông có gan nghe câu chuyện không hay mà khá dài hay không ?

    - Tôi đoán là hay.

    - Đoạn đầu rất xoàng. Đoạn sau, chỉ hay đối với em thôi. Đoạn đầu rất cổ điển mà báo chí sách vở ở đây nói đến khá nhiều rồi, về người khác mà trường hợp giống trường hợp em. Năm đó em học ban Trung học Pháp Việt ở Sài g̣n. Nhơn kỳ nghỉ hè, em về quê, một làng hẻo lánh kia, rồi bị một nhóm quân nhân Pháp hiếp.

    Sợ gia đ́nh em thưa kiện, chúng nó phao vu em rồi bắt em đi. Ra tỉnh bị giam một thời gian th́ em được thả, nhưng có c̣n ǵ nữa đâu để mà quay về. Vừa lúc ấy th́ một sĩ quan Pháp phải ḷng em và bao em.

    Em bằng ḷng theo nó, v́ cũng chẳng thiết làm lại cuộc đời, và một năm sau, đạo quân viễn chinh rút lui, em theo y về bên ấy và được y cưới luôn, rồi em xin vào Pháp tịch.

    Hai năm đầu em vui được với cảnh lạ, nhưng khi hay tin cha mẹ em qua đời, em bỗng chạnh nhớ quê nhà.

    Ban đầu chỉ là một nỗi nhớ nhung nhè nhẹ thôi. Nhưng càng ngày ḷng sầu xứ càng sâu đậm, em không chịu nổi nữa nên vào cuối năm 1958 ấy, em có dư chút ít, xin thông hành với tư cách du khách về đây, cũng lúc cuối tháng chạp như năm nay.

    Không thế nào mà anh tưởng tượng nổi sự thèm khát quê hương của một kẻ ĺa xứ vĩnh viễn không hy vọng trở về như em. Thèm như là thèm một món cá nướng chấm mắm nêm, thèm hương bưởi, thèm tiếng chuông chùa ngân nga vào buổi hoàng hôn, thèm cảnh cấy mạ vào đầu mùa lúa. Thèm chết đi được là vào lúc gần Tết, tức là khoảng đầu năm dương lịch. Nhớ Tết như nhớ nhà, nhớ nước, bởi v́ Tết là sum hợp gia đ́nh.

    Em chỉ về cho đỡ ghiền vậy thôi, chớ bà con xa gần ǵ cũng chẳng c̣n ai, không có lấy một mái tranh để mà vào. Mười hôm lưu lại đất nước nhà năm ấy đă làm cho em thất vọng vô cùng, định không về nữa. Nhưng, rồi lại nhớ và năm nay lại về.

    Hà chợt hiểu v́ sao mà tranh Tàu b́nh dân lại treo vách buồng buyn-đin và người thuê buồng lại dọn bàn thờ phiền phức như thế nầy: nàng muốn tạo lại không khí gia đ́nh đầm ấm mà về tới đây, nàng vẫn nghe thiếu.

    Hà nghe nao nao buồn khi nh́n khói nhang mà chủ pḥng đă đốt lên lúc năy. Đêm mai, nhà nhà sẽ ngát hương trầm, nhà nhà sẽ đoàn tụ, trong khi đó th́ một người sẽ bay trên vạn dặm trùng dương v́ không c̣n lấy một mái tranh để mà vào, thèm mái tranh quyện khói lam chiều ấy mà không bao giờ được hưởng.

    - Th́ ra cái đó là...

    - ... là ǵ chính em cũng không nói ra cho đích xác được. Một vũng ao tù trong thôn xóm chăng? Một chân trời quen thuộc? Một mùi cá nướng ? Một vài tiếng sáo mục đồng? Hay là tất cả những thứ ấy nó họp lại để làm một linh hồn của quê cha đất tổ mà em ngỡ từ bỏ được, nhưng không thể được.

    Mỗi đêm, em đi lang thang như vậy qua hết phố nầy đến phố khác, lắng nghe những tiếng th́ thầm bí mật trong không, ŕnh rập măi một cái ǵ không biết, nó có thể cho em thoáng thấy cái vô h́nh mà em t́m, nhưng không gặp.

    Bơ vơ quá, đang sống trong thủ đô Việt nam mà em nghe rằng ḿnh chỉ đi bên lề nước Việt thôi, không làm sao mà len vào linh hồn của đất nước được.

    - Cây cỏ, núi sông vẫn có linh hồn. Nhưng ta chỉ nắm tay được với linh hồn cảnh vật qua trung gian của một linh hồn khác thôi, linh hồn người. Có lẽ bà t́m một hồn bầu bạn mà không dè.

    Thiếu phụ đặt vội ly trà lên nệm, nh́n sững Hà giây lâu rồi nói:

    - Ừ, có lẽ đúng, anh nói có lẽ đúng.

    - Linh hồn bầu bạn ấy là vật xúc tác của hai linh hồn khác, linh hồn đất nước và linh hồn của chính ta.

    - Anh nói có lẽ đúng. Thuở c̣n con gái, em mơ yêu. Ông Hoàng tử đẹp trai của em là một thanh niên Việt nam, cố nhiên. Rồi rủi ro của số phận đă xô em vào t́nh cảnh không hay. Giấc mơ thiếu nữ không bao giờ thỏa cả, em chưa được yêu lần nào.

    Trong giờ khắc năm tàn tháng lụn, chàng thi sĩ đa t́nh và trơ trọi nh́n lại người đàn bà mà tấm ḷng đi lang thang khắp bốn phương trời, đau xót khôn nguôi cái đau mất gốc! Dấu vết hường nhan ngày xưa của nàng đang lặn hụp ch́m nổi trong niềm u uẩn triền miên, trong bóng ngày rơi rớt của buổi chiều tà, bóng nầy bỗng đẹp rực rỡ lên, trong cái bừng dậy cuối cùng của tất cả những ǵ đang hấp hối.

    - Thưa bà, tôi có thể là tâm hồn bầu bạn mà bà đang t́m hay không?

    Thiếu phụ mắt sáng lên, môi mấp máy, nhưng rồi nàng lại châu mày mà rằng:

    - Cám ơn anh đă có ḷng. Nhưng xúc động hời hợt trong một phút của anh rồi không đi đến đâu cả. Không thế nào em đủ th́ giờ để đợi anh hỏi lại cặn kẽ ḷng anh. Đă trễ quá rồi như em đă nói, và anh đă chế giễu v́ không tin.

    Nhưng cám ơn, cám ơn không biết bao nhiêu. Trong đời em, đă có một lần em suưt vớ được linh hồn đất nước. Có bị ḍng đời lôi cuốn đi, một chút xíu may mắn ấy cũng đủ sưởi ấm ḷng em trên đường trôi giạt.

    - Ngày mai bà đi?

    - Vâng, cám ơn và vĩnh biệt!

    - Nhưng bà có thể trở lại...

    - Không, chồng em kiếm không được bao nhiêu tiền. Về nước là một xa xí phẩm.

    Hồn nước Việt nam đă xuống lầu, ra phố, ngảnh lại nh́n qua cánh cửa sổ khép nửa chừng, những sợi khói nhang trắng đục từ từ bay lên trần.

    Hồn mất gốc mở toát cửa ra, lặng nh́n theo quê hương dần xa, trong khi nó sắp bị

    cuốn vào ḍng đời cuồn cuộn chảy.

    Trong đêm lặng, bốn cánh tay giơ lên, vẫy tiễn đưa nhau.

    Từ đó, đêm đêm Hà nện mạnh gót giày trên vỉa hè đại lộ Hàm nghi, dáo dác đón trong gió lạnh, hồn người bạn một giờ nó như c̣n lẩn quất đâu đây:

    Gầy gơ
    Đường đêm
    Tiếng giày dạ khách.
    Chập chờn
    Chiếc bóng phong sương.
    Tâm tư lê nặng phố phường,
    Lầu hoa cửa khép
    Trầm hương mơ hồ !

    Chàng hay ngước lên những cửa sổ khép sơ mà trong đó biết đâu lại không có một kẻ đang t́m một linh hồn.

    Giang hồ ḿnh lại xa ǵ với ta
    Em ngùi son phấn phôi pha,
    Thoáng nh́n đă vội bâng khuâng
    Ngược, xuôi đôi kẻ rời chân, ngậm ngùi!

    Nhưng từ đó cảm xúc của chàng đă có duyên cớ thật. Nghẹn ngào và lệ thảm của chàng không c̣n là cái nghẹn, là nước mắt tầm phào của một thi sĩ đa t́nh và giàu tưởng tượng nữa.

    ----------------
    (*1) Mượn thơ của Hà Liên Tử

  3. #3
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Nhà Văn B́nh Nguyên Lộc

    Căn bệnh bí mật của nàng

    Cư xá Valmante ngày... tháng... năm...

    Anh T...

    Những ngỡ không bao giờ c̣n viết thơ cho anh nữa ! Chắc anh đă ngạc nhiên trước sự im lặng của tôi dạo sau nầy, và chắc anh đă hờn tôi, nên tôi cũng chẳng được thơ từ ǵ của anh.

    Ngày nào chồng tôi vào nhà thương thăm tôi, tôi cũng hỏi có phong thơ nào mà b́ màu ngà, trên ấy có in riêng hai chữ N.Đ. hay chăng, chồng tôi lắc đầu. Anh biết, chồng tôi là người Pháp th́ anh ấy không có ghen xằng mà thủ tiêu thơ của bạn trai của tôi đâu.

    Chắc anh đă hơi đoán được cái ǵ rồi, khi nghe tôi nói đến mấy tiếng "nhà thương".

    Vâng, tôi vừa ốm khỏi anh ạ! Mà cả nước Pháp đều không biết tôi mắc bệnh ǵ, cái mới nguy cho chớ!

    Không rơ tôi đă hành động, ăn nói ra sao mà chồng tôi phải đưa tôi vào một bệnh viện đặc biệt kia mà sau đó, tôi mới hay rằng đó là bệnh viện La Timone một nhà thương điên to nhất của miền Nam nước Pháp do giáo sư khoa tâm bệnh B. làm giám đốc.

    Sau nhiều lần khám bệnh tôi bằng đủ các phương pháp tối tân, giáo sư B. cho rằng tôi thuộc loại con bệnh không cần thuốc men, mà phải được chữa bằng trị liệu tâm bệnh (Psychothérapie), bởi bệnh tâm trí có nhiều loại do nhiều nguyên nhân gây ra.

    Thật ra th́ tôi không có điên anh T. à, bằng cớ là tôi c̣n nhớ tới anh và hỏi thăm chồng tôi về thơ từ của anh. Tôi chỉ buồn bực, quạu quọ, cau có với chồng tôi và có những lúc tôi ngồi đó mà như đi vắng, chồng tôi nói ǵ, tôi cũng chỉ ừ hử lấy lệ mà thôi.

    Ban đầu anh ấy tức giận lắm, nhưng sau anh ấy đoán rằng tôi mắc bệnh tâm trí nên ảnh hành động theo chiều hướng tin tưởng của ảnh và quả giáo sư B. đă xác nhận rằng tâm thần tôi không được b́nh thường.

    Mỗi ngày tôi "bị" đàm thoại với giáo sư B. một tiếng đồng hồ. Đó là thuốc của ông ấy đấy.

    Giáo sư B. chọc cho tôi x́ ra những nén tâm, những uẩn khúc của ḷng tôi để giúp tiềm thức tôi có cách tháo củi sổ lồng cho những ẩn ức trong nội tâm của tôi.

    Nhưng chính vị y sĩ lăo thành, suối râu bạc phơ, sang giàu hiểu biết và kinh nghiệm ấy lại suưt hóa điên v́ ông ấy bí t́,chịu rằng không thể biết tôi mang nặng những ẩn ức nào.

    Biết rằng bệnh mà không được điều trị th́ càng ngày nó càng tiến triển đến nguy kịch; trong trường hợp tôi, có thể đến t́nh trạng điên loạn, th́ c̣n ǵ là đời tôi nên tôi nỗ lực để hợp tác với giáo sư B., không hề giấu chuyện lớn, chuyện nhỏ nào cả.

    Ông ấy lục lạo trong dĩ văng của tôi, thám hiểm thuở thiếu thời và thơ ấu của tôi, t́m biết cả cha, mẹ, ông bà, tam đại của tôi nữa, không có xó kẹt nào trong quá khứ của đời tôi từ ba bốn thế hệ qua mà ông không bắt tôi tự phanh phui ra, nhưng thật là không có ǵ cả: hiện tôi đang sống hạnh phúc với chồng tôi mà những dĩ văng xa hay gần mà tôi để lại nước nhà cũng đều không có ǵ cho tôi phải xấu hổ thầm hoặc hối hận.

    Giáo sư B. hồ nghi rằng tôi không thành thật, và đoán rằng tôi có một bí mật ǵ lớn lắm mà quyết giấu, nên ông cho một vị bác sĩ trẻ tuổi, giỏi thôi miên, đưa tôi vào một giấc ngủ nhơn tạo mà trong đó tôi phải hoàn toàn khuất phục uy quyền của các ông ấy.

    Thế mà tôi cũng không có "cung khai" ra cái ǵ hết, mặc dầu hai ổng đă hỏi khéo léo tôi bằng trăm câu hỏi hóc búa trong khi tôi mơ màng dở tỉnh dở say.

    Tôi và chồng tôi lo sợ lắm, và tôi ngỏ ư muốn t́m bệnh viện cừ hơn và danh y khác hơn.

    Nhưng bạn hữu của chúng tôi bảo rằng tôi mà có lên Ba-lê, có đi Đức, đi Áo, quê hương của Freud là ông tổ của khoa phân tâm học đi nữa, tôi cũng chỉ sẽ t́m ra được một giáo sư B. II mà thôi, v́ giáo sư B. là một tay cự phách trong khoa tâm bệnh, khét tiếng ở khắp Âu châu và cả bên Mỹ nữa.

    Thật là khổ cho tôi.

    Giáo sư B. vừa ban bố ơn huệ, vừa bắt buộc vợ chồng tôi điều này là mỗi chiều chồng tôi phải vào nhà thương để đưa tôi đi dạo phố, v́ ông thầy thuốc già ấy không c̣n biết làm ǵ nữa cả để giúp tôi.

    Con phố mà tôi thích nhứt là con phố La Canebière đưa thẳng xuống bến tàu (bến cũ) khung cảnh danh tiếng của ba vở kịch danh tiếng của nước Pháp: Marius, Fany và César, cùng một tác giả, một đầu đề một câu chuyện.

    Chồng tôi cứ tưởng tôi thích nơi đó v́ đó là một con phố xưa, mang nhiều dấu vết lịch sử và vang danh trong văn chương Pháp với không biết bao nhiêu là tác phẩm nói đến nó, nhưng sự thật th́ khác, mà măi về sau, chúng tôi mới biết.

    Chồng tôi muốn nói thạo tiếng Việt nên chúng tôi chỉ chuyện tṛ bằng tiếng Việt mà thôi. Một chiều kia, chúng tôi rảo bước như thường lệ trên vỉa hè, và tôi hỏi chồng tôi:

    - À, anh có cho nhuộm lại chiếc áo bị bẩn rượu vang của em hay chưa?

    Chồng tôi chưa kip mở miệng để thốt ra tiếng nào th́ th́nh ĺnh có một lăo Tây già ồ, già ghê đi, chỉ kém già hơn vị giáo sư đă chữa bệnh cho tôi mà thôi, lăo ta từ đâu không rơ, nhảy đến chận đường vợ chúng tôi mà nói bằng tiếng Pháp:

    - Xin lỗi bà, bà làm ơn lặp lại câu mà bà vừa nói với ông.

    Vợ chồng tôi kinh ngạc, trố mắt mà nh́n lăo Tây già nầy, không rơ anh ấy nghĩ ǵ chớ riêng tôi, tôi cho rằng lăo ta cũng là thân chủ của bệnh viện La Timone, bệnh lăo ta tái phát mà người nhà lăo ta chưa kịp đưa lăo ta trở vào đó.

    Chiều nay sao mà chồng tôi vui tính và dễ tính quá. Anh ấy nói:

    - Em cứ thỏa măn ông ấy đi.

    Tôi y lời chồng, nói lại câu chuyện nhuộm áo bằng ngôn ngữ của mẹ tôi.

    Lăo ta nghe xong reo lên:

    - Đúng rồi, bà nói nghe như hát. Đúng là bà ở xứ ấy mà đến đây.

    Nói xong lăo ta ̣a lên mà khóc rấm rứt rất lâu, rồi mới thổn thức giải thích:

    - Tôi tin chắc rằng bà là người Việt nam. Cái lối nói nghe như nhạc ấy, tôi không thể lầm với ngôn ngữ của dân tộc nào khác cả, mặc dầu v́ lười, tôi không có học tiếng của bà.

    Chẳng nói giấu ǵ ông bà, tôi đă sống bên ấy suốt ba mươi năm, từ thuở thanh xuân của tôi đến lúc tôi về hưu, vâng, tôi là giáo sư toán pháp ở Lycée Chasseloup-Laubat. Về hưu, tôi vẫn ở lại đó để dạy tư, không phải v́ c̣n ham hoạt động mà v́ tôi đă quá quen với những chơn trời ở bên ấy, đă thương mến những chơn trời ấy rồi th́ hồi hương, tôi lại nghe ḿnh bỡ ngỡ, lạc hướng.

    Nhưng rồi tôi vẫn phải hồi hương v́ tôi đă hoảng hốt khi thấy quân đội Pháp triệt thối. Không, tôi không phải là thực dân, nhưng vẫn bị mặc cảm v́ một số đồng bào của tôi quả đă tỏ ra không xứng đáng.

    Từ ấy đến nay, trên mười năm rồi, tôi nhớ xứ Việt nam không nguôi, và ngôn ngữ và giọng nói của bà mà tôi chợt nghe lúc đi qua đây khi năy, như bỗng đưa lại hương vị xa xôi của cái đất mà tôi không mong trở lại.

    Trời, tôi bị xúc động không biết bao nhiêu, ông bà ơi!

    Th́nh ĺnh tôi nắm lấy tay chồng tôi rồi chạy đi, anh ấy tŕ lại thế nào cũng không được với tôi.

    Bấy giờ, kẻ sợ người điên là lăo giáo sư già ấy, chớ không phải là tôi nữa, v́ trừ phi nổi cơn điên th́nh ĺnh mới hành động một cách bất lịch sự với người có tấm ḷng như lăo ấy, chớ c̣n một kẻ b́nh thường, tệ lắm cũng mời lăo ta vào quán giải khát để nói vài ba câu chuyện.

    Chúng tôi chạy được một thôi đường th́ tôi mệt lả người, dừng bước lại để thở hổn hển. Chồng tôi mắng tôi:

    - Em thật là điên. Lăo ấy bị bỏ rơi như thế, anh nghe tội nghiệp lăo quá. Sao em lại sợ lăo ta một cách vô lư như vậy?

    - Không anh à! Có chuyện quan trọng.

    Đến phiên chồng tôi ngỡ tôi điên, nên hơi lo lắng.

    - Em nên b́nh tĩnh. Để anh gọi tắc xi đưa em về bệnh viện.

    - Ừ, em phải về đó ngay để báo tin với giáo sư B. rằng em đă khỏi bệnh rồi.

    Chồng tôi hơi khổ ḷng mà thấy bệnh của vợ ḿnh trở nặng thêm.

    Khi tôi thấy mặt giáo sư B. tôi chạy a tới, ôm lăo, khóc ra những giọt lệ sung sướng mà rằng:

    - Giáo sư ơi, con đă biết bệnh con rồi.

    Ông lăo ấy nh́n chồng tôi, nheo mắt mà cười hóm hỉnh, tỏ vẻ hiểu cái ǵ, rồi hỏi:

    - Thế à? Có phải là con ghen bóng, ghen gió, và đă được chồng của con giải thích, đă phá tan ngộ nhận của con hay không ?

    - Không, thưa giáo sư, con chỉ sầu xứ mà thôi.

    Ông lăo râu tóc bạc phơ này đưa cả hai tay lên trời rồi reo lên:

    - Chúa ơi! Lăo thật ngốc quá ! Chỉ có thế mà lăo không hề nghĩ đến. Đúng là như vậy rồi. Theo hồ sơ th́ bà có Pháp tịch, thế nên lăo mới quên mất rằng bà gốc người ngoại quốc.

    - Nhưng thưa giáo sư, chồng tôi hỏi, sao lúc bị thôi miên, vợ tôi cũng không cung khai ẩn ức đó?

    - À, điều đó th́ bà ấy nên tự phân tách ḷng bả xem sao. Chắc bả sẽ giải thích được điểm kỳ dị ấy.

    Giáo sư B. bắt tôi ở lại thêm vài hôm v́ người chưa dám chắc rằng tôi đă khám phá ra sự thật.

    Nhưng quả tôi vui và yêu đời trở lại, và rất b́nh thường trong mọi việc, nên ba hôm sau, ông ấy cho tôi về, không quên căn dặn tôi trở lại khi nào tôi biết được do đâu mà tôi giấu sự thật, cả lúc tôi bị thôi miên nữa.

    Một tuần lễ qua, mà tôi chỉ t́m được có một sự thật thôi, nhưng là sự thật khác.

    Trên bước đường đi dạo mát với chồng tôi mỗi hôm, hai chơn tôi bất giác tiến về phố La Canebière, v́ con phố ấy đưa xuống bến tàu, mà bến tàu Marseille là nơi gần quê hương của tôi nhất, nơi mà tàu bè nhổ neo để đi Viễn đông, nên tiềm thức tôi xui tôi về nơi đó. Một tuần lễ sau nữa, tôi mới đi viếng giáo sư B.

    - A, chào bà, ông ấy reo lên. Tôi trông vẻ tươi tắn trên gương mặt bà, tôi đoán rằng bà đến để giải thích cái ǵ, chớ không phải để xin làm thân chủ của tôi.

    - Thưa giáo sư, đúng như vậy.

    - Nào, mời bà dạy thêm tôi một bí mật của khoa tâm bệnh mà tôi c̣n dốt.

    - Không dám. Nhưng sự thật là như thế này, thưa giáo sư. Sở dĩ tôi đă giấu nhẹm ẩn ức sầu xứ, nhớ nhà, không chịu cung khai ra trong giấc ngủ thôi miên là tại chồng tôi...

    - Trời ơi, sao mà chồng bà lại quá gắt gao đến đỗi cấm vợ nhớ nhà ?

    - Thưa không, nếu anh ấy cấm th́ đó mới thật là ẩn ức và tôi đă x́ ra rồi, khi tôi bi thôi miên. Nhưng anh ấy không hề ngăn cấm, trách cứ, mà lại thuyết phục tôi.

    Anh ấy thuyết phục giỏi đến thế nào mà cả tiềm thức tôi cũng tin rằng tôi không sầu xứ, nhớ nhà, và ẩn ức phải bỏ tiềm thức, lùi vào trốn trong tâm để (tréfonds) thế nên rất khó mà bắt được nó.

    - Giỏi, ông ấy thuyết phục làm sao?

    - Thật ra th́ chẳng có ǵ. Nhơn một hôm tôi tâm sự rằng tôi nhớ quê hương lắm, anh ấy hơi hơi ngạc nhiên rồi nói: "Em đă ưng lấy anh, đă nhập Pháp tịch, đă bằng ḷng theo anh sang đây th́ anh ngỡ rằng em đă cân nhắc kỹ lưỡng rồi, mà hễ chọn xong là dứt khoát".

    Thưa giáo sư,chồng tôi nói không đúng về sự dứt khoát là không c̣n nhớ quê hương nữa, nhưng v́ tôi ngỡ anh ấy nói đúng nên cố gắng nhiều để tin chồng tôi nên trong thâm tâm, tôi vẫn tin như vậy được. Chính v́ thế mà ẩn ức bị đẩy vào sâu hơn chăng?

    Vị giáo sư già gục gật đầu, vừa vuốt cḥm râu bạc,vừa suy nghĩ, rồi giây lâu, ông nói:

    - Có những tâm hồn cốt-mô-bô-líc (tĩnh từ Pháp của vị giáo sư già nầy, tôi xin tạm dịch là tâm hồn đô thị và quốc tế), những người mà tâm hồn như vậy, họ rất thoải mái như cá trong nước khi họ chạy từ thủ đô của quốc gia này đến thủ đô của quốc gia khác, mỗi chỗ họ sống qua vài tháng, không gắn bó với đô thị nào hết, hoặc người của đô thị nào hết nhưng lại rất ưa những người ấy trong một lúc, rồi ra đi, không luyến lưu, cũng không để lại cái ǵ cả.

    Trái lại, có những người trung thành đến trọn đời với những chân trời quen thuộc, nghiện ngập mùi vị, màu sắc, âm thanh của nơi họ sanh trưởng, một vùng quê hay một thành phố nhỏ. Bà thuộc hạng người thứ nh́, bà khó ḷng mà dứt khoát.

    Nhưng bà đă truy nă được ẩn ức của bà th́ từ đây nỗi sầu xứ của bà chỉ là một nỗi sầu xứ thôi, chớ không c̣n là một bệnh nữa.

    Có những mối sầu không nguôi, nhưng người ta sống với những mối sầu ấy, vui với mối sầu ấy, nói ra th́ nghe hơi mâu thuẫn chớ quả con người đă vui được với những mối sầu, những niềm đau mà người ta cất kỹ để được vuốt ve cho đến trọn đời... chẳng hạn như một niềm đau v́ t́nh.

    Vị giáo sư già nầy nói tám tiếng sau cùng, sau một hồi im lặng, rồi ông ngó mông vào khoảng không, vẻ mặt xa vắng vô cùng, khiến tôi không sao mà khỏi nghĩ đến một cuộc dứt t́nh nào, cách đây mấy mươi năm của một sinh viên y khoa kia.

    Lâu lắm, ông ấy mới nhớ lại rằng ông đang có khách. Ông cười mà rằng:

    - Nhưng, cốt là khỏi bệnh, và chúc bạn vui măi măi với gia đ́nh.

    Ông đưa tay ra và tôi nghe hơi thương con người đă có một niềm đau ấy cũng như tôi đă thương tôi v́ không nguôi được với niềm sầu xứ của tôi.

    Sướng nhé! Anh T. ơi, giờ tôi mới t́m lại được chính tôi, mới dám can đảm "làm tôi", dám nhớ quê hương thả cửa.

    Miền Nam của nước Pháp ve nhiều quá, và sở dĩ tôi mang bệnh có lẽ tại nhạc ve của mùa nầy, nó gợi nhớ không thôi, xứ sở của ta.

    Chồng tôi đưa tôi đi xem cây chuối độc nhứt c̣n sống được ở miền Nam nước Pháp.

    Cây chuối nầy trồng cạnh cung điện của ông Hoàng xứ Monaco trên con đường đi từ Nice đến Menton.

    Cây chuối có chiếc gậy màu đưa tôi trong phút giây, về quê hương yêu mến ấy, coi vậy mà không huyền diệu bằng cái ao rau muống của bà phán Như Ngọc ở Toulon mà chồng tôi cũng đưa tôi đi xem sau đó.

    Vừa trông thấy ao rau muống là nước mắt tôi chảy ṛng ṛng, nhứt là cạnh ao bà phán lại trồng nào là ng̣, rau om, rau răm mà cái mùi Việt nam của nó "ngàn năm chưa dễ đă ai quên".

    Anh T. nhà quê ơi, rất nhiều lần anh nói với tôi là anh không ưa Đà lạt, v́ phong cảnh Đà lạt không phải là phong cảnh Việt nam. Tôi đă chế giễu anh, nhưng giờ, tôi mới thấy là anh hữu lư. Xin lỗi nhé người bạn trung thành với nước mắm !

    Anh à, đây là tâm sự cuối cùng, một thắc mắc lớn lao của tôi, xin anh nghiền ngẫm.

    Không có tâm hồn "cốt-mô-bô-líc" tôi lại lấy chồng ngoại quốc nên niềm đau của tôi khiến tôi thương không biết bao nhiêu những đứa con Việt nam của những cặp vợ chồng sinh viên Việt nam, cả chồng lẫn vợ đều Việt.

    V́ lẽ riêng ǵ của họ không rơ, họ không chịu về nước và những đứa con ấy sẽ c̣n khổ hơn tôi không biết bao nhiêu, khi chúng lớn lên.

    Chúng nó sẽ về đất mẹ, và đáng lư v́ được toại nguyện, chúng sẽ nhớ không nguôi và một cách ngược đời quê hương của người khác.

    Vâng, đúng như vậy. Sách vở dạy chúng phải yêu nước Việt nam, nhưng ḷng chúng chỉ có thể yêu nước Pháp mà thôi. Trí và ḷng chúng khó ḷng mà đi đôi với nhau được v́ yếu tố chánh của t́nh yêu quê hương, không phải là ư thức v́ ḍng máu, mà là t́nh gắn bó vào thuở thiếu thời với những chân trời quen thuộc, với màu sắc, mùi vị, âm thanh mà tuổi thơ quen thấy, quen nếm, quen nghe.

    Sẽ có hằng vạn người Việt nam mang tâm hồn Pháp, cũng như hiện đang có một phụ nữ Pháp mang tâm hồn Việt nam là tôi. Thật là oái oăm cho thân phận con người !

    Nhưng tôi chỉ là một, không đáng kể. Cái số vạn công dân Việt nam mang tâm hồn Pháp ấy, sẽ là những công dân bỡ ngỡ, mà đáng ngại nhứt là họ sẽ là những phần tử ưu tú của nước Việt nam ta. Họ là cháu nội, cháu ngoại của những nhà giàu hiện nay, họ sẽ được đi học tới nơi tới chốn, sẽ là những chuyên viên cần thiết, nếu ngày kia họ chiếu cố đến đất tổ của họ.

    Không thể nào h́nh dung nổi một nước Việt nam mà cấp lănh đạo lại có tâm hồn ngoại quốc, không biết nước Việt nam ấy sẽ giống cái ǵ, chưa hề có tiền lệ trong lịch sử thế giới.

    Thân chào anh T. nhé, và xin gởi về xứ Đồng nai tất cả tấm ḷng tôi.

    ------------------

  4. #4
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Nhà Văn B́nh Nguyên Lộc

    Bà Mọi Hú


    Từ vùng Hố Nai, rời con đường thiên lư, mải miết đi về hướng Tây, du khách phải qua rừng rậm, tuy chưa phải là rừng già, chớ cây cũng to và có thú dữ. Rững nầy có lẽ hiện nay đồng bào di cư đă phá để làm củi.

    Qua khỏi rừng th́ một cánh đồng minh mông trải ra tới tận chân trời, và nơi đó, cánh đồng được viền bằng một khu rừng chồi; sau rừng chồi là làng mạc rồi đến con sông Đồng Nai.

    Cánh đồng không mông quạnh nầy gồm một phần ruộng rừng của dân làng, ngoài xa kia, và phần lớn là đồng đế và lau lách. (Có một khu tên là Đồng Lách).

    Ruộng rừng v́ đất khô quá, và v́ nai phá lúa, canh gác không xuể nên thường bi bỏ hoang, thành ra cả cánh đồng là một biển lau sậy bằng phẳng và buồn hiu.

    Giữa cánh đồng, lạ lùng thay, một trái núi nổi lên, giống một ḥn đảo nhỏ giữa biển cả và nhứt là giống một cậu bé đi lạc, ngơ ngác nh́n quanh.

    Nói "cậu bé" v́ đó là một quả núi tí hon và chỉ cao độ bốn mươi thước thôi. C̣n nói "đi lạc" là v́ những ḥn núi rời, tách ra khỏi khối Trường Sơn đi lang thang về phía Nam, chỉ tới mạn bắc tỉnh Biên Ḥa là đừng chơn lái. Cái anh chàng đi xa hơn hết là núi Chứa Chan đứng sừng sững đằng xa kia, xanh mờ trên nền trời lam lợt. Nhưng anh ta cũng khá dềnh dàng để xứng đáng làm một phần tử trong bầy Trường Sơn chớ có đâu mà lùn xịt và đi xa quá như chú núi nhỏ nầy.

    Tuy nhỏ mà cũng có tên họ đàng hoàng, mặc dầu không được sách địa dư nào nói đến cả. Đó là núi Bà Mọi.

    Mắt du khách đang khổ sở nh́n cánh đồng khô cỏ cháy th́ rất sung sướng được nghỉ ngơi trên cái xanh mát của ḥn núi Bà Mọi nầy, v́ cây cối mọc um sùm trên đó.

    Một con đường ṃn tương đối dễ lên, đưa tới chót núi và khi ra khỏi con đường tối om ấy, nơi cây cối giao nhành khiến nó giống một hang núi, th́ người ta ngạc nhiên thấy trước mặt đứng lên một ngôi chùa cổ rêu phong.

    Ấy, người Á Đông ta tin rằng ở rừng núi, chùa chiền mới linh, nên mặc dầu tín đồ ở tận măi ngoài sông cách đó bảy tám cây số, các sư cũng t́m cách mang vôi gạch đến đây để cất linh tự.

    Đỉnh núi bằng và sói soi không phải v́ người ta đốn cây để cất chùa mà v́ những tảng đá xanh nổi ngổn ngang trên đó không cho thảo mộc sống được.

    Trước sân chùa, sáu phiến đá lớn hơn hết họp lại thành một búp sen đá trông khá giống hoa sen và khá đẹp, và trong ḷng búp sen ấy nhú lên một trụ đá tṛn, to bằng bắp chơn. H́nh như ai đó đă đẽo đá, cặm vào đó để ếm cái ǵ hoặc đề giả làm nhị sen.

    Sư trưởng là một người đàn ông c̣n trẻ, đầu không cạo trọc, ăn nói có vẻ có học và không quê một chút nào. Chúng tôi đi thăm chùa ấy, thuộc làng Tân Định năm 1945, giữa mùa nực. Sự ân cần đón khách của sư trưởng đối với sự keo kiệt về nước uống của ông ta khiến chúng tôi ngạc nhiên.

    Đoán biết nỗi khó chịu của chúng tôi, sư trưởng phân trần:

    - Các anh tính, từ ngoài sông vào đây phải đi bảy cây số đường rừng, nên một đôi nước lên được chùa nầy là trở thành quí như nước cam lồ của Phật.

    - Đoạn, chỉ vào nhị đá của búp sen, sư trưởng nói:

    - Búp sen nầy ấp ủ một ḍng nước thần nhưng từ ba trăm năm nay nó đă tắt chảy, thành ra chúng tôi phải nhịn khát dữ lắm.

    - Một ḍng nước, thưa nhà sư? Tại sao trên núi cao lại có nước, c̣n ở dưới đồng bằng...

    - Ấy, như vậy là sự thường. Có lẽ mạch nước đang âm thầm chảy dưới đất th́ tới đây đất nhô lên th́nh ĺnh, nên nó bị đưa lên cao. Khi đất nhô, đất bị nứt ra nơi trên đầu, cái mạch như một huyết quản bị bể nơi ấy, xoi lỗ mội mà ra.

    Chúng tôi ngạc nhiên hết sức v́ sự giải thích của nhà sư rừng nhắc chúng tôi nhớ lại những bài học về địa chất học ở nhà trường.

    Chúng tôi nh́n kỹ nhà sư để t́m biết coi ông là người trong giới nào bước vào làng Phật giữa rừng nầy.

    Nhà sư vẫn thản nhiên, và như muốn đánh trống lảng, chỉ vào búp sen mà thêm:

    - Các anh thấy sáu cái máng xối đây không? Quả thật thế, từ sau khe đá giữa sáu phiến đá hợp thành búp sen, sáu đường nước giống như sáu sợi dây tḥng xuống chơn núi. Dấu nước chảy khuyết đất ngày xưa vẫn c̣n ràng ràng và những ḥn đá cuội giữa các mương bị lột trần đất như nằm lăn lóc đó mà chờ những giọt nước mát không bao giờ chảy qua nữa.

    Sáu đường mương lố dạng một quăng rồi mất hút trong cây cối xanh um, trừ cái mương mà người ta dùng làm đường ṃn lên núi. Chính do con đường nước cũ mà chúng tói leo đến đây mà không ngờ.

    - Đó là sáu con suối từ cái mội nầy chảy xuống đề tưới lên cho mát đất bằng dưới kia.

    - Nhưng ai cắc cớ bịt mội bằng cục đá nầy?

    Sư trưởng làm thinh, kéo chúng tôi ra phía sau chùa, chỉ vào một cái miếu đổ:

    - Đây là đền thờ Bà Mọi. Chính bà ấy đă làm tắt suối do.

    Khi di cư vào Nam, cách đây trên ba trăm năm, đồng bào ta không phải gặp toàn người Thủy Chơn Lạp như phần đông đă tưởng.

    Ở miền Đông Nam Việt, ta chạm phải người Mọi mà bây giờ người ta kêu là người Sơn Cước, mặc dầu danh từ Mọi không có ǵ xấu hết và danh từ Sơn Cước chỉ là danh từ tổng quát không phân biệt đúng bộ lạc nào trong đám Sơn Cước cả.

    Ta phá rừng, và dân Mọi t́m đủ cách cản trở. Họ không tiếc đất với ta, v́ đất c̣n minh mông, họ cũng không xấu bụng với ta v́ họ là những người có căn bản tốt.

    Nhưng họ quyết giữ rừng, v́ rừng với họ như nước với cá. Họ sống nhờ rừng v́ rừng là cái kho trữ các sinh vật nuôi họ. Họ thương rừng v́ rừng là khung cảnh quen thuộc của họ.

    Đám người khai phá khu rừng quanh ḥn núi nhỏ ấy bị phá phách đủ thứ: nào là mùa màng bị nhổ quăng đi, đi đường rừng bị phục kích bằng tên thuốc v.v...

    Người ta ŕnh ṃ ḍ dẫm măi mới biết được kẻ phá hoại là một mụ Mọi già tóc tai bồm xồm, trông rất ghê sợ.

    Biết thế nhưng họ không làm ǵ được mụ ta v́ động một cái là mụ biến mất vào rừng sâu.

    Người Việt ta chỉ c̣n một nước là lấn lần vào rừng bằng cách đốn cây, mong rằng đồng bằng sẽ đuổi mụ ta đi nơi khác hoặc rồi mụ ta sẽ chết trước khi họ phá hết rừng.

    Rừng già bị gặm ngày một, chậm mà chắc chắn, măi cho đến ngày kia th́ ṿng vây đă siết chật quanh ḥn núi như ở nhà quê người ta cạo trọc đầu con trẻ, chừa lại chiếc bánh bèo.

    Bấy giờ công tác phá hoại của Bà Mọi tăng lên gấp bội và mang một vẻ bối rối, tuyệt vọng. Người Việt ta chỉ cười hề hề v́ họ biết sức một cá nhơn không tài nào phá hủy công việc của hàng ngàn người được.

    Nhưng một sáng kia họ ngạc nhiên hết sức mà thấy sáu con suối chảy qua đất mới khai khẩn h́nh như là cạn bớt đi.

    Một người nói không ai tin, nhưng rồi nhiều người quan sát xác nhận điều đó nên cả đoàn người di cư đều xúm nhau mà ŕnh mực nước.

    Nước suối cạn lần thật, y như là đất khô hút lần nó và măi cho đến chiều hôm ấy th́ sáu ḍng nước nhỏ cạn queo.

    Sông cạn, núi ṃn, đó là những hiện tượng họ nghe nói trong sách vở nhưng chưa hề thấy bao giờ. Những người trẻ tuổi và đàn bà hốt hoảng lên, xem đó là một thiên tai và tin rằng trời hại họ, hoặc thần đất, thần rừng phạt tội xúc phạm của họ nên mới cướp mất nguồn sống của họ đi. Những người tuổi tác sáng suốt hơn một chút nên thấy ngay rằng Bà Mọi đă nhúng tay vào vụ đó.

    - Phải rồi, các người trẻ tuổi nghe có lư nên đồng reo lên. Chính đây là cái ngón cuối cùng của mụ ta đề phá bọn ḿnh.

    Rồi họ rùng rùng rủ nhau lên núi để bắt Bà Mọi, chớ không đùa cợt công việc phá hoại vô hiệu quả của bà ta như trước nữa.

    Nhưng những ông lăo ngăn họ lại:

    - Các anh dại dột quá. Nếu mụ ta ngăn suối chảy được là mụ ta có pháp thuật chi đó, nên mới yểm nước một cách hiệu nghiệm như vậy. Liệu các anh có đủ tài bắt một người có pháp thuật chăng? Mà đừng nói chi là pháp thuật, nội trước cái tài trốn chui trốn nhủi trong rừng của mụ ta, các anh cũng đă bó tay từ trước đến giờ rồi.

    Bây giờ chỉ c̣n một cách là đốt ḥn núi nầy, mụ ta có tài thánh ra cũng không được. Với lại lá bùa, mụ ta giấu ở đâu ḿnh cũng chẳng biết. Ngọn lửa sẽ đốt rụi tất cả, kể cả lá bùa bí mật kia nữa.

    Cả đoàn đồng hoan hô các ông lăo, rồi họ vác rựa mà đốn rạp khu rừng mỏng c̣n sót lại, viền quanh trái núi. Xong đâu đấy, họ nổi lửa lên mà đốt đống cây ấy.

    Giữa mùa nắng, cây dầu cháy quanh làm mồi cho cả một đám rừng ngă rạp, lửa cháy rần rần. Thú rừng nhỏ như chồn, thỏ, mang, mền, thoát thân chạy vọt ra ngoài đồng trống, nhưng Bà Mọi th́ măi không thấy bóng h́nh.

    Bà ta biền đi chăng? Cả đoàn người Việt di cư nơi vùng đó đă vây chặt quanh núi mà đón mụ ta, vây chặt đến con thỏ cũng ra không lọt, thế mà không thấy tăm dạng người đàn bà dị tướng: hai tai đeo hai ống tre và cổ đeo răng cọp kia.

    Đến chiều tối th́ lửa đă cháy đến chơn núi. Ngọn lửa bắt đầu leo dốc, ở xa trông thấy nó ḅ lần lên với những lưỡi lửa vói liếm đầu lá, rồi như níu vào ngọn cây mà rướn ḿnh lên.

    Bóng đêm lần xuồng là cả một góc trời đỏ rực lên. Bóng dáng của đoàn người Việt di cư nổi lên nền lửa rừng đêm, trông cổ quái như người tiền sử ăn lễ lửa vui vầy.

    Lửa leo núi được vài giờ th́ người ta nghe tiếng hú dài ghê rợn trên đỉnh núi nổi lên.

    Tiếng hú như kêu gọi một cách tuyệt vọng đồng bào sơn dă cha mụ đèn giải thoát mụ ta. Nhưng mụ có lẽ là người độc nhất của cái sóc này mà dân cư tiêu rụi hết từ lâu v́ bệnh hoạn, nên tiếng kêu của mụ mất hút trong không khí, không có lấy một tiếng vang nào vẳng lại.

    Tiếng hú vang rền từng hồi, hấp hối, rồi lại nấc lên và rốt cuộc chết lần, tất hẳn, trong ngọn lửa cao ngất trời đă bỏ lên tới đỉnh.

    Hơi hú cuối cùng thê thảm quá khiến đoàn người Việt se thắt ḷng lại, quặn đau một niềm bất nhẫn. Những ông cụ già có học Nam sử đều rưng rưng lệ nhớ lại những tiếng kêu thương khác của người Hời vong quốc âm thầm khóc điêu tàn của giống ṇi.

    - Tranh sống! Trời ơi! Tranh sống ác liệt thay! Một ông lăo lầm bầm như vậy rồi nước mắt chan ḥa.

    Hai ngày sau, khi than đă tắt hét, người ta ṃ lên núi. Sáu ḍng suối vẫn tắt nghẹt khiến cho họ nghi là lá bùa bị đè dưới một tảng đá. Họ t́m quanh th́ thấy giữa búp sen, cấm ngập ngay mội nước, một cái nút bằng cây gồ.

    Cây gồ là một thứ cây hễ thấm nước là nở ra, người Việt ta ngày xưa chưa biệt chất cốt ḿn, dùng để bắn đá núi. Họ khoét trong đá núi một hàng lỗ sâu rồi trồng những nút ấy xuống đó. Họ tưới nước vài ngày là gồ nở mạnh và đẩy tét hai một tảng đá lớn. (Cách đây vài mươi năm, dân làm đá ở Bửu Long, Biên Ḥa, cũng c̣n dùng phương pháp ấy).

    Nút gờ nở lớn quá, họ cạy măi để giải thoát mội nước mà không được.

    Nước mội lại chứa nhiều chất đá vôi nên ngày lại ngày rỉ ra, tiết chất đá vôi, chất nầy khô cứng lại và hóa thạch cái nút kia, nên càng không lay chuyển nó được.

    Dân phá rừng đành phải cam chịu ruộng khô và để tưởng nhớ một người đàn bà oanh liệt, đă bảo vệ quê hương đến hơi thở cuối cùng, họ cất miếu thờ Bà Mọi trên núi và đặt tên núi là núi Bà Mọi.

    - C̣n ngôi chùa nầy, sư trưởng tiếp, th́ chỉ mới dựng lên độ sáu mươi năm nay thôi.

    ---------------------

  5. #5
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Nhà Văn B́nh Nguyên Lộc

    Lửa Tết


    Nỗi khổ của tôi bắt đầu từ hôm bíc-níc ấy. Tôi có mang theo bánh ḿ, lạp xưởng và nước trà nóng đựng trong b́nh thủy, nên khỏi phải làm việc. Chính anh Minh, ba của con bé Liên của chúng tôi, đă đ̣i hỏi như vậy, anh ấy cho rằng ăn bánh ḿ tuy không ngon bằng ăn cơm nhưng anh ấy không muốn thấy tôi cực nhọc cả trong ngày nghỉ cuối tuần nữa.

    Chúng tôi câu cá tại bờ con rạch nhỏ, nơi mà chúng tôi cắm trại, trong khi bé Liên đuổi bướm và bắt chuồn chuồn. Thật ra th́ câu cá chỉ là cái cớ để vợ chồng chúng tôi tắm nắng một cách nên thơ vậy thôi chớ h́nh như là cá nó thù, hoặc nhờm chúng tôi hay sao ấy mà không bao giờ chúng nó cắn câu của vợ chồng tôi. Vả, nếu may mắn (hay rủi ro?) mà được cá th́ chắc anh Minh, anh ấy sẽ bối rối ghê lắm v́ một mặt anh ấy cưng vợ, một mặt anh ấy tiếc cá, cứ muốn bắt tôi kho hay chiên ǵ đó.

    Ấy, anh Minh hơi gàn gàn, nhưng tôi không dè mà anh ấy lại gàn đậm kể từ hôm đó.

    Chẳng, sau hai tiếng đồng hồ làm ông già sông Vị, anh ấy đâm chán và rủ tôi vào xóm. Đi th́ đi, bởi tôi cũng nghe da mặt nóng lắm rồi, má tôi rát rân lên v́ bị nắng đốt nhiều giờ rồi.

    Trên con đường ṃn ngoằn ngoèo đưa vào cái ấp lớn thoáng thấy đằng kia, chúng tôi gặp một nếp nhà tranh vừa cất xong, chưa ở. Nhà trống trơn và cửa phên tre dựng bên vách hông nhà, cho chúng tôi thấy rơ bên trong: Giữa gian nhà giữa, trên nền đất, một ḷ lửa đă tàn lụn nhưng than c̣n ngún trên tro. Hai bên ḷ lửa là một lu nước đầy gần tràn và một khạp gạo đầy nhóc.

    Thuở bé tôi ở thôn quê, nên biết rằng đó là những món tượng trưng cho sự đầm ấm và sung túc mà người ta bày ra giữa nhà mới, hăm bốn tiếng đồng hồ trước khi vào ở, để cầu một đời ấm no và vui vẻ về sau.

    Anh Minh say sưa nh́n bếp lửa và lu nước rồi nói, như nói một ḿnh: "Ta có danh từ nước lửa, danh từ ấy chỉ hai thứ thiên tai mà ta rất sợ. Nhưng...

    Giây lát sau, tôi đi vào ấp với bên cạnh tôi, một người bạn đời th́nh ĺnh mắc bệnh á khẩu. Nếu không có bé Liên cái miệng tía lia, cả ba chúng tôi giống một đoàn người đi đưa đám ma mà giữ lễ theo phép lịch sự Âu châu.

    Tới đầu xóm, anh Minh nói bằng giọng ra lịnh:

    - Từ rày có đi bíc-níc, nên mang gạo, mang nồi theo để thổi nấu, cấm nhặt em cho gia đ́nh ăn bánh ḿ, lạp xưởng hoặc bánh hỏi thịt quay.

    Tôi cười mà rằng:

    - Trước đây th́ cấm thổi nấu, cho đến ăn cơm mo, cơm vắt, làm sẵn ở nhà, anh cũng cấm. Giờ th́... trái hẳn lại. Nhưng không hề ǵ, em sẽ chiều ư anh.

    Anh Minh không chịu vào xóm, đứng đó mà ngắm cái ǵ rất lâu không rơ, đoạn đưa mẹ con chúng tôi trở về lều. Anh ấy đă vui tươi trở lại và không khí buổi ăn trưa hôm ấy b́nh thường nếu không có cái lịnh mới nầy. Anh ấy hỏi:

    - Thùng dầu lửa ở nhà đă hết rồi chớ? Anh nhớ h́nh như hôm qua em có dặn anh chở chiếc thùng không lại cây xăng gần nhà để đong thêm mười tám lít?

    - Đúng như vậy, và chiều nay, về Sài g̣n, anh nhớ cho, kẻo mai không có dầu mà nấu ăn.

    - Không, không nấu bằng dầu lửa nữa. Chiều nay anh sẽ ghé vựa để mua một tạ than đước với hai cái ḷ đất nung. Cho cái ḷ dầu lửa về hưu đi.

    Tôi hơi lo. Chồng tôi chỉ làm việc vừa chừng thôi, không hề gặp rắc rối sinh kế hay t́nh cảm nào, trong họ nhà chồng tôi cũng không nghe nói có người nào điên. Nhưng sao lại có cái lịnh kỳ dị nầy? Than đước một tạ sáu trăm đồng, nấu chỉ có một tháng là hết sạch. Trong cái thời gian ấy th́ nấu đốt ḷ bằng dầu lửa, chỉ phải tốn có trăm sáu thôi. Nhưng rồi anh Minh đi hái hoa dại cho mẹ con tôi, nên tôi lại an ḷng được v́ một kẻ hóa điên th́nh ĺnh, không hề nghĩ đến sự bộc lộ tế nhị của t́nh thương yêu như thế đâu.

    Chiều lại, chúng tôi về tới Sài g̣n là đă sáu giờ rồi. Theo chương tŕnh th́ chúng tôi đi ăn hiệu, nhưng anh Minh lại đổi chiến lược vào phút chót, có lẽ v́... "lư do kỹ thuật" chăng? Anh bỏ mẹ con tôi tại một góc phố kia, bảo gọi xích-lô đạp mà về nhà, c̣n anh ấy th́ phóng x́-cút-tơ đi mua ḷ đất nung và than đước. Th́ ra cái vụ than đước nầy không phải là lời đùa đâu mà là cả một kế hoạch nghiêm trang. Đă hơn sáu giờ rồi. Vào giờ nầy mà bắt vựa than họ chở than tới nhà, mà phải chở tốc hành, không thôi tới nửa đêm, dễ thường chưa có cơm mà ăn, th́ họ sẽ tính tiền chở gấp ba cho mà coi!

    Lại không có ǵ mà ăn nữa. Má tôi ở nhà, nhưng bà cụ chỉ cần một dĩa cá kho mặn mà thôi. Rồi anh ấy lại kêu là nuốt không trôi! Vào giờ nầy, c̣n chợ búa đâu để mà mua thịt, mua cá? Rơ khổ! Tôi không ngại phải nấu bữa ăn tối nầy. Đi ăn hiệu là tại anh ấy bày đặt cho tốn tiền chớ tôi đă đề nghị từ lâu là làm sẵn vài món ăn hồi trưa thứ bảy, chiều chúa nhựt về tới nhà, chỉ c̣n việc hâm lại cho nóng mà thôi. Mà cũng không phải là tôi hâm nữa. Má tôi ăn cơm hơi sớm, ăn xong, bà hâm giùm tôi là kịp lúc chúng tôi về đến nơi.

    Anh Minh mới có băm hai tuổi mà đă gàn ra th́ sống chung với anh ấy thêm hai ba mươi năm nữa, tôi chịu sao thấu hở trời!

    Kỳ lạ nhất là khi má tôi nghe tôi kể chuyện điên của "ông" rể gàn của bà, đôi mắt bà lại sáng lên. Má tôi ở thôn quê không được yên, nên anh Minh anh ấy rước bà lên đây từ ba năm nay. Chú rể quí ấy được má tôi cưng ghê lắm. Anh ấy có nịnh má tôi chăng ? H́nh như là không v́ bà cũng chẳng c̣n tài sản ǵ để anh ấy phải dùng thủ đoạn hầu hưởng một phần gia tài lớn hơn phần của người anh cả của tôi. Biết vậy, nên tôi tủi thân lắm, buổi đầu mà má tôi lên đây. Má tôi không cưng anh ấy v́ sự nịnh nọt của anh ấy, th́ tức là cưng anh ấy v́ ḷng thương, mà lại thương anh ấy nhiều hơn là thương tôi nữa. Nói th́ nói chớ tôi cũng lo tắm rửa cho bé Liên, c̣n chính tôi th́ tôi bỏ tắm chạy lại hiệu chạp phô ở đầu phố để mua trứng vịt, hàm-yũ để phụ thêm với món cá kho muôn năm của má tôi, cho mâm cơm ra vẻ một chút.

    Giây lâu sau, xe ba bánh đưa than về và má tôi chạy ra cổng rước than như dân đi tiếp rước quan to, hồi tiền chiến. Chính má tôi đốt ḷ, quạt than và vo cơm, rồi bà không chịu rời nhà bếp nữa.

    Bữa ăn hôm ấy, tôi không vui v́ bị giá của tạ than đước ám ảnh. Tôi phân trần với má tôi:

    - Má coi ! Than mắc tiền bằng ba lần dầu lửa, vậy mà...

    Anh Minh cười hề hề, chận lời tôi:

    - Có lần em đă nói: "Thôi, em không học may áo đầm cho bé Liên đâu. Ḿnh học chăm thế nào cũng không giỏi bằng thợ mà họ may sẵn bày bán ở các hiệu, c̣n rẻ hơn là chính ḿnh may lấy nữa. Em đă nói sai."

    Má tôi đă phụ họa theo:

    - Ừ, con sai lầm. Đâu có phải như vậy.

    - Ơ ḱa, em nói chuyện than đước kia mà, mắc mớ ǵ đến áo đầm chớ ?

    - Than đước, tức là áo đầm đó.

    - Ừ, cha con Liên nói có lư. Má tôi lại phụ họa theo anh ấy.

    Má tôi đă già nên lẩm cẩm, th́ c̣n nhịn được, chớ anh Minh mà nói chuyện tầm ruồng như thế, là anh ấy sắp đi nhà thương Biên ḥa rồi vậy. Tôi kinh ngạc, nh́n anh ấy trừng trừng. Anh ấy lại cười hề hề mà rằng:

    - May áo đầm, thật ra, không phải là may áo đầm.

    Tôi sợ quá. Rơ ràng là anh Minh hóa điên. Nhưng tôi cũng hỏi:

    - Chớ là ǵ?

    - May áo đầm là một qui phạm.

    - Qui phạm là ǵ?

    - Là một kỷ luật mà ta cố theo, và kỷ luật ấy luyện cho ta vào cái nếp nội trợ.

    - Chớ em không làm nội trợ à?

    - Không, em chỉ làm nội trợ miễn cưỡng mà thôi. Em thích đi làm thu ngân viên hơn. Em có óc công nhân, chớ không có óc nội trợ đâu. Ai lại không biết rằng học chăm đến đâu cũng không giỏi bằng thợ, rằng ta hà tiện vải đến đâu, áo may cũng không rẻ bằng áo mua, họ may hằng ngh́n cái nên giá vốn rất hạ. Nhưng khi may áo cho con, em sẽ để tấm ḷng thương yêu con vào đó, em sẽ cố gắng và sẽ mến được cái qui phạm may áo và ngày kia em được đưa vào nếp nội trợ, em làm nội trợ một cách vui thích, nhớ công việc nội trợ như các cô đào nhớ đèn sân khấu mỗi đêm.

    - Chồng con nó nói đúng đó con à. Má tôi ủng hộ anh chồng gàn của tôi và bỏ rơi tôi.

    Tôi giựt nẩy ḿnh trước một điều vô cùng mới lạ mà tôi nghe chồng tôi nói lần đầu: may áo, không phải là may áo, mà là một qui phạm nó luyện tính con người. Tôi giựt ḿnh v́ đă có lần tôi đă chê nhà binh sao cứ bắt lính mới, tập đi ọt, đơ măi cho tốn th́ giờ, và cậu tôi giải thích: "Đi ọt, đơ, thật ra không phải là đi ọt, đơ. Đó là một qui phạm nó luyện cho các tân binh chịu đựng được kỷ luật nghiêm khắc của nhà binh".

    Nhưng dầu vậy tôi vẫn không chịu thua, cố căi:

    - Nhưng may áo đầm, sao lại là than đước được! Anh khéo nói điên!

    Anh Minh lại cười, hề hề:

    - Bởi v́ than đước, thật ra không phải là than đước.

    - Nữa, lại cái luận điệu đó nữa.

    - Chớ sao, v́ luận điệu đó tốt. Em có biết thành ngữ "Ăn lông ở lỗ" hay không?

    - Anh đi xa vấn đề quá rồi !

    - Đâu có xa. Trước khi loài người "ở lỗ" họ rày đây mai đó. Họ không có đời sống gia đ́nh. Khi họ phát kiến ra LỬA rồi th́ họ mới định cư lại, chưa biết cất nhà th́ họ t́m hang mà ở, lập gia đ́nh, rồi đêm ngày nhen nhúm lửa thiêng, đời đời kiếp kiếp nuôi nấng lửa để ấm hang, nuôi nấng t́nh gia đ́nh để ấm ḷng. May áo và nhúm lửa là ư niệm gia đ́nh, không may áo, không nhúm lửa, không xong. Anh chợt nhớ ra sự thật ấy khi ta bắt gặp nếp nhà tranh mới cất và chủ nhà nguyện cầu, thề bồi bằng nước, lửa và gạo, nguyện cầu được no ấm, thề bồi nổ lực cho gia đ́nh được no ấm.

    - Nhưng, dầu lửa lại không là lửa à? Tôi lại căi.

    - Không. Em đă không thấy má đă dành đốt ḷ với em đó sao?

    - Ừ, tao nhớ lửa lắm, thèm lửa lắm. Má tôi xác nhận.

    Chồng tôi diễn thuyết:

    - Lửa thiêng của gia đ́nh, phải bốc khói, khói ấy phải quyện lấy mái tranh. Ta ở thành phố, không thể mong hưởng những thứ ấy th́ lửa, ít ra, cũng phải nổ lách tách trong ḷ, và tiết ra mùi cây cỏ. Ở miền Nam ta, có người gọi dầu lửa là dầu hôi, và quả nó hôi thật. Nhưng lửa thiêng của gia đ́nh phải thơm, thơm mùi thảo thụ. Dầu sao nh́n lửa than cũng vui mắt hơn, nghe nó có linh hồn hơn, nó gợi nhớ sự sống hơn. Chiếc áo mà chính tay em may sẽ mang cái bản ngă của em, dầu nó không được đẹp lắm, chớ không nặc danh như những chiếc áo khéo, mua ở hiệu. Chiếc bánh phơ-lăng do chính tay em làm, có cháy khét đi nữa, cũng được hương vị của t́nh thương của em đối với gia đ́nh, chớ không vô hồn như bánh đết-se của các hiệu ăn sang trọng.

    Má tôi nói:

    - Tao th́ tao thèm nấu bằng củi hơn. Khói củi thơm hơn khói than. Chiếc áo bà ba nầy, tao đă may một tháng mới xong, nhưng...

    - ...nhưng nó quí ở chỗ nó mang nhăn hiệu "BÀ NGOẠI CỦA BÉ LIÊN" ? Tôi hỏi đùa.

    Má tôi và anh chồng gàn của tôi đồng cười x̣a, rồi má tôi chẫm răi tuyên truyền cho tôi nghe:

    - Nè, củi mỗi thứ mỗi khác đó nhé. Củi bắp phơi khô để làm củi, th́ ngọn lửa xanh như lửa đèn cồn. Vỏ măng cụt phơi khô, chụm nó nổ lách tách y như than Cà mau. Củi nhánh sao chết rụng trên vệ đường, nó cháy rụi tỏa ra cái mùi của thời tiết gió bấc về. C̣n mầy biết củi ǵ thơm ngát hay không? Đó là dăm tiện.

    - Dăm tiện là ǵ má? Chồng tôi hỏi.

    - Muốn làm những vật dụng tṛn như kiểu chơn bàn, chơn ghế kia chẳng hạn, thợ tiện họ đưa cây vào máy tiện, cây nó mới tṛn trịa đều đặn được, chớ thợ mộc tài nào mà trau giồi cho nó tṛn. Các món đồ tiện, luôn luôn là vật dụng quí nên được làm bằng đủ thứ gỗ quí: trắc, cẩm lai, huỳnh đàn, cho nên dăm tiện nó thơm dữ lắm, thơm cái mùi hỗn hợp của đủ loại gỗ mắc tiền. Lửa củi đă thơm mà h́nh thù của nó cũng hay lắm. Nó cháy lên, ḿnh thấy được, chớ không vô h́nh như lửa của các ḷ dầu lửa đâu. Nh́n ngọn lửa cũng ngộ, nh́n màu lửa c̣n ngộ hơn. Mà hay nhứt là lửa củi không chết.

    Bé Liên ngơ ngác hỏi:

    - Lửa cũng chết nữa sao, bà ngoại?

    - Sao lại không? Lửa ḷ dầu, nấu xong bữa ăn là nó tắt liền, v́ ta phải tắt nó, kẻo hao dầu. Lửa củi đâu có như vậy. Nấu ăn xong th́ người ta vùi củi dưới tro. Tro xốp lắm, nên than củi âm ỉ cháy tối ngày sáng đêm, bước vô nhà bếp th́ nghe ấm liền, ấm thật sự, mà cũng ấm cúng nữa. Nhà bếp ở đây lạnh tanh từ đúng ngọ cho tới năm giờ chiều, nhà nào cũng vậy. Bước vào các nhà bếp ở đây, nghe ơn ớn nơi xương sống như là vô nhà hoang chết chủ!

    Tôi ao ước từ mấy năm nay một bộ ḷ điện mà anh Minh chưa đủ khả năng tài chánh để thỏa măn giấc mơ của tôi. Ḷ điện tiện và sạch hơn ḷ dầu lửa nhiều lắm. Nhưng bỗng tôi nghe hết ham cái tiện nghi văn minh đó nữa.

    Tôi đă cười đùa chồng tôi v́ anh Minh chỉ biết ra lệnh và nói lư thuyết. Má tôi dốt lư thuyết nên bà chỉ tả mà thôi, và quả tôi bỗng nghe thoang thoảng mùi lửa dăm tiện đâu đây, cái mùi vô cùng đặc biệt thường nghe thuở bé, hồi c̣n sống trong làng.

    Má tôi lại nói:

    - Ở đây sao mà lạ quá, không có mùi ǵ hết, hay chỉ có hai thứ mùi, mùi nước hoa và mùi ống cống. Mùi hay lắm. Mùi đất xông lên, sau đám mưa đầu mùa nè, mùi bông bưởi, bông sao nè, mùi củi cây rù ŕ nè, mùi lúa chín nè, mùi rơm khô nè, mùi phân chuồng nè, mùi rau, đậu tươi nè. Nói tới đây sao mà tao bắt nhớ nhà chịu không thấu nữa ! Con Liên, chắc ngày sau, nó đi đâu ở cũng được, v́ thành phố không có cái ǵ làm cho nó nhớ hết.

    - Có chớ, bà ngoại ! Liên căi.

    - Có cái ǵ? Má tôi hỏi.

    - Có kem nè, có xi-nê nè, có đèn màu nè!

    - Rồi cháu sẽ thấy rằng những thứ ấy không gợi nhớ đâu.

    - Chớ cái ǵ gợi nhớ hở bà ngoại?

    - Mùi vị khác kia, như mùi khói đống un lá chết vào mùa gió bấc mà người ta un lên để hơ ấm, bởi v́ mùi đó c̣n dính líu tới những cái khác nữa, mà nhiều thứ mới họp lại thành một nỗi nhớ được.

    - Thứ nào với thứ nào bà ngoại?

    - Nhiều thứ lắm, bà không biết nói ra. à... ờ... thí dụ như lửa Tết, lửa đêm ba mươi nấu bánh tét, quanh ḷ lửa lớn ấy có mặt đông đủ cả nhà, ai đi mần ăn xa ở đâu, cũng phải về, đông đủ cả nhà mà đôi khi đông đủ cả họ nữa, v́ có những bà con nghèo, không gia đ́nh, không nhà cửa, họ xin hưởng ké sự ấm cúng của bất cứ người nào trong họ mà có được một bếp lửa.

    - C̣n thứ ǵ nữa bà ngoại?

    - C̣n lu bù thứ. Cả nhà họp mặt đông đủ th́ vui, nấu nướng suốt đêm các món ăn ngon, kể cho nhau nghe chuyện mần ăn của ḿnh ở xa, nhắc lại chuyện ăn Tết ngày xưa của ông bà tổ tiên. Đêm cuối năm gió lạnh lắm, mà quây quần quanh bếp lửa, ấm ghê đi. Nhà có nhúm lửa, nghe như là sung túc, mà nhúm những bếp lửa lớn, nghe càng sung túc hơn. Đó rồi th́ ngày mai lại, lửa cháy trong bếp suốt ba ngày ba đêm, không được hạ ngọn phút nào hết, cho nó vui. Ở làng, người ta cất nhà lớn, nhưng cả nhà đều ở sau bếp, không phải sợ nhà trên ṃn mà không dám ở, mà v́ nhà bếp vui hơn, mà vui hơn là nhờ lửa.

    Tôi căi:

    - Nhưng ở đây, chật hẹp như vầy, dầu cho có ghiền khói, ghiền lửa như má, cũng không làm sao mà...

    - Ừ, nhưng nấu than cũng tạm an ủi được phần nào.

    Chồng tôi nh́n tôi mà cười, đắc thắng.

  6. #6
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Nhà Văn B́nh Nguyên Lộc

    Câu Dầm


    Viết theo một chuyện cổ tích của làng Tân uyên để tặng những đứa con yêu mến của Tân Uyên đă xiêu bạt khắp mọi nơi sau mùa tiêu thổ 1945.


    Tôi ưa đi câu, không phải để được cá bởi v́ tôi nặng bóng vía lắm:

    Cá không ăn câu, mồ cha con cá dại
    Cần câu anh cầm, nghĩ lại con cá khôn.

    Cũng không phải theo dấu của ông già sông Vị đợi chờ chúa Thánh rước về làm tướng Tây kỳ.

    Đi câu, đối với tôi là những giờ mà ḷng được nhẹ bổng không buồn, không vui, lâng lâng như đă thoát trần. Đi câu là những giờ ŕnh một tăm cá hay lơ đăng ngó theo bóng chim thằng chài xẹt mau như sao băng, hoặc xem "từng mây lơ lửng trời xanh ngắt". Đó là những phút hồi hộp nh́n cái phao ch́m lần... ch́m lần, nghe đầu cần câu nặng nặng. Rồi... roạch một cái, con cá ǵ đó đă sứt mép c̣n lưỡi câu th́ góa mồi, mồ hôi ngư ông nhỏ giọt... Đi câu là xem những con sông, ngọn rạch, tựa hồ như những con đường biết đi, mang theo h́nh ảnh của cả một sự sống, một cuộc đời hiếu động. Đi câu là vớt những trái tràm, những bụi cây rù ŕ trôi từ trên nguồn về để nghe nó kể lể chuyện rừng xanh.

    Tôi lại thích đi câu dầm. V́ vậy mỗi lần về quê, tôi về vào mùa mưa để đi câu dầm, t́m lại những cảm giác đă sống qua ngày nào.

    Phải nói cho các bạn nghe câu dầm là làm sao chớ. Có ǵ đâu: vài chục cần câu tre ngắn, đâu cần uốn cong như cây cung, đuôi cần vạt nhọn, nhợ câu ngắn hơn cần một chút, lưỡi thép hơi to.

    Ở làng tôi người ta gọi đó là câu cắm, là v́ cần câu được cắm dài theo bờ ruộng, có người lại kêu là câu bủa, v́ cần nhiều, bủa khắp đồng ruộng. C̣n câu dầm của họ th́ lại là một cách khác nữa.

    Nhưng tôi có cần ǵ nói trúng một tiếng nhà nghề của địa phương đâu. Câu dầm của tôi là một cuộc đi câu ban đêm, những đêm mưa dầm, phải dầm mưa mà câu.

    Ở đây, câu, đối với tôi cũng không phải là bắt cá bằng cần. Đi câu dầm là hứng lấy những hột mưa nhọn hoắt, đón những ngọn gió lạnh quíu tay để được tận hưởng trong tưởng tượng cái cảnh ấm êm, chăn gối nệm bông.

    Bơ vơ trong bóng tối, thèm thuồng một ngọn đèn xa... Lắng nghe sự sống bí mật, âm thầm của côn trùng trong cỏ, trong lau... Rùng rợn v́ tiếng vạc năo nùng như tiếng một cô hồn đau khổ, và tiếng th́ thầm của đêm tối, tiếng gió vi vu...

    Đó là những thú lạ thường mà người kỳ khôi hay t́m kiếm. Nhưng điều nầy thích hơn hết, là đi câu dầm thế nào cũng gặp ông Ba Sa.

    ° ° °

    Ông Ba Sa là một người thuộc về âm. Ban ngày không ai thấy ông đâu hết, trừ khi ông giúp đám ma, nhà héo, đi cúng chùa, cúng đ́nh. Những lúc hội họp xóm làng như vậy, ông ít nói chuyện với ai, không hiểu v́ thói quen sống cô độc, hay v́ lẽ ǵ khác.

    Như một con cú ăn đêm, bạn bè với bóng tối, ông Ba chỉ ra khỏi nhà lúc đỏ đèn để đi câu dầm, về mùa mưa. C̣n trong những tháng nắng ruộng khô không biết ông làm ǵ.

    Đêm nào tôi cũng thấy ngọn đèn ông Ba leo lét đằng xa. Một khi kia nghe ḿnh hiu quạnh cô đơn quá, cần phải nói với ai một điều ǵ, hay ít ra cũng cần sự có mặt một "hơi" người bên cạnh, tôi ṃ lần lại cái đóm đỏ, ẩn hiện như đèn ma đằng kia.

    Ông Ba cũng không t́m cách trốn tránh ǵ tôi, song cái miệng làm thinh của ông th́ không ai cạy nổi.

    Nhưng tôi đă có những chiếc đũa phép, một điếu thuốc mời, rồi hai điếu, rồi ba, rồi không c̣n biết là mấy điếu nữa. Trong những lúc như vậy mới biết hút thuốc điếu là sướng.

    Cái sức nóng nhỏ mọn của điếu thuốc như thấm nhuần khắp châu thân, nghe như đỡ lạnh ḿnh và lạnh ḷng.

    Khói thuốc xui người khép nép nhứt cũng phải cởi mở ḷng. Lời qua, tiếng lại, ban đầu c̣n cụt ngủn, xẳng lè lần lần thân mật, có bao nhiêu trút rót ra không tiếc.

    Một tiếng sét đằng xa vọng lại, tức th́ ông Ba có chuyện Thiên Lôi, chuyện lưỡi tầm sét để nói cho tôi nghe liền.

    Ông Ba biết rất nhiều chuyện yêu ma, và ở đây, hoàn cảnh rất thích hợp để gợi sự hăi hùng, rùng rợn.

    Nào là chuyện thằng cha đi câu dầm, đêm kia gặp một bà già lạnh quíu, run rẩy bên đường. Động ḷng thương, anh ta cơng bà ấy về làng. Nhưng dọc đường nghe càng lâu, càng nặng, nặng quá, đi không nổi. Anh ta ngó ngoái lại th́ trời ơi, đó là một cỗ ḥm lâu đời, mục nát, hôi tanh...

    Lại chuyện anh chàng đi soi ếch, nửa đường có thằng nhỏ xin theo xách giỏ.

    Tới khuya, anh ta xem lại giỏ coi được nhiều hay ít... thấy máu chảy ṛng ṛng, ếch th́ con nào con nấy cũng mất đầu, anh ta hỏi lẩy thằng nhỏ:

    - Bộ mầy ăn ếch sao mậy?

    - Ừ, tôi ăn.

    - Bộ mầy là ma sao mà...

    Anh chưa dứt tiếng th́ trời bỗng chớp ḷe, thấy miệng thằng nhỏ dính máu tèm lem, túa lụa, c̣n lưỡi nó th́ le ra dài tới rún...

    ° ° °

    Áo tơi và nón trũm của chúng tôi không đủ che mưa, đỡ gió. Chúng tôi lại hút thuốc cho ấm. Một điếu, rồi hai điếu... rồi ba, bốn, năm, sáu điếu.

    ° ° °

    - Cái thở 1 mà tui 2 c̣n trai như cậu - một đêm kia ông Ba kể - tôi có thèm câu cắm như vầy đâu. Cá ruộng, một năm có mấy tháng mà bán cũng không bao nhiêu tiền. Hồi đó con sông Đồng nai của ḿnh c̣n nhiều cá, mà cá lớn, tôi chỉ đi câu xuồng. Một ngày, một đêm, kiếm mạt lắm cũng được năm quan tiền 3.

    Tôi cũng biết sát phạt quá, bắt vật trời sanh lắm th́ mang tội, song nghèo th́ biết tính sao. Thôi th́ tới đâu hay đó, nữa chết xuống dưới phải tội nào hay tội nấy. Nhưng tôi "đă xuống dưới" trưởc khi chết, nên từ ấy những nay, tôi dẹp cái nghề câu sông đi.

    Ông Ba rút một hơi thuốc dài, rồi cho khói ra lỗ mũi chầm chậm... Đoạn ông thuật tiếp:

    - Cậu cũng biết chớ... chợ Tân uyên ḿnh địa thế tốt lắm. Mấy thầy địa lư cắc chú đi du phương, qua đó, thầy nào cũng khen. Nên cái chùa "Ông" 4 sau chợ bị nhà nước bắt dời đi mấy lần, mà "cắc chú" họ cứ rủ nhau xin để lại cho được mới nghe. Trước chợ, con sông, bờ cao ngất.

    Nước sông trước chợ lại vận thành xoáy khu ốc, như cố ư dừng lại trước một địa thế linh thiêng. Bên kia sông, ngay chợ, khu rừng cấm B́nh hưng trên ḥn cù lao Tân chánh, ngó giống tấm b́nh phong, hay cái tam quan trước chùa chiền. Rừng sầm uất, cây cao, bóng mát đứng trên mé vực cao, nghiêm nghị rọi ḿnh xuống sông sâu. Nếu không có chợ, nhà, người đi ghe thương hồ qua đó không khỏi sởn tóc gáy, v́ cái vẻ linh thiêng, tịch minh của nó.

    Mấy ông hồi trước thuật rằng: ngay dưới miếng đất cất chợ có một cái hang ăn luồn vô riết tới chùa Ông, tới chỗ cái hồ trên miệng có xây con cá hóa long, cậu biết chớ ?

    Một đêm kia, cái nhà sàn của chú Sang, cất dựa mé sông, bỗng đổ sụp. Bao nhiêu của cải, vàng bạc đều đi tuốt hết, c̣n chủ nhà và vợ con th́, may quá, lội vào bờ được. Chú Sang mướn thợ lặn, định ṃ vớt của lại. Nhưng cái anh thợ lặn ấy t́m hoài không thấy dấu vết cái nhà, không lượm được lấy một mảnh ngói, một tấm ván nhỏ. Anh ta gặp một miệng hang, ngó vô tối đen như mực. Hang thần được dân làng biết từ đó.

    Đó, mấy ông thuật rằng trong hang đó có một cặp cá bóng tu lâu đời thành thần. Hai vị thần nầy đă linh, lại hiền từ, nhơn đức hay phù hộ dân làng.

    Cậu thấy không, người trong làng ḿnh phần nhiều có chữ, đất địa có "Măo quan" rơ ràng.

    Trong khu rừng cấm trước chợ lại có cặp "cù" cũng tu lâu đời thành thần. Nhưng đó là hai vị thần nhỏ, tướng của thần cá bóng.

    Thần Cù rất hung ác, tham lam...

    À! Quên cái nầy, mấy ông nói nhỏ cho nghe rằng Thần Cù là cặp rắn, lớn mà ngắn, mồng đỏ, mỏ nhọn... Hễ năm nào dân làng không cúng hối lộ th́ năm đó thế nào cũng bị tai họa. Cái chợ hồi trước c̣n lợp tranh, cứ vài năm lại cháy một lần. Đêm trước khi cháy chợ, dân làng nghe bên rừng tiếng gầm thét vang trời. Bởi vậy, hằng năm làng có lập đàn làm chay trước chợ, để tế Thần Cù và luôn tiện bổ thí cô hồn, các đảng 5.

    Mấy ông lại thuật rằng có lần kia, một người câu xuồng, bỏ neo tại bến Trâu, núp dưới bóng một cây nhông. Chỗ ấy rậm rạp, đi thuyền trên sông không thấy được. Khi đương câu, anh ta thấy giữa ḍng sông nổi lên một con rùa lớn bằng cái nia. Rùa ngó quanh quất rồi lặn xuống liền, nửa giờ sau, người đi câu được mục kích một cảnh tượng hết sức lạ lùng. Nơi mà con rùa hiện lên hồi năy, thấy có khói từ dưới nước bay lên. Đó là khói hương trầm thơm ngây ngất, bay tản ra khắp mặt sông. Rồi từ từ nổi lên hai vị thần, một vị nam, một vị nữ, ngồi đối diện trước một bàn thạch. Hai vi thần nầy, đen hắc, đầu đội măo h́nh đuôi cá, xiêm y rực rỡ những vảy cá ngũ sắc, những vỏ ốc xa cừ. Xem kỹ lại th́ thấy thần đương đánh cờ. Chừng đâu được tàn một điếu thuốc bỗng nghe vị nữ thần nói: "Ông nè, ở đây nghe như có hơi phàm". Vị nam thần bèn ngước lên, nh́n quanh, dừng mắt lại phía xuồng câu, nh́n chăm chỉ rồi châu mày, tỏ vẻ khó chịu. Người đi câu c̣n hoảng sợ th́ cả thần và bàn thạch đều ch́m một cách mau lẹ.

    Một lát sau, nơi khúc sông ấy, máu trào lèn nhuộm đỏ khối nước và thây con rùa ban năy nổi ĺnh b́nh. Các ông nói đó là một vụ trừng phạt tên lính dọ đường không kỹ, để mắt tục ḍm thấy cảnh thân mật của thần.

    Tôi chận ông Ba lại nói: "Tích nầy tới đây tôi đă biết, người nào ở Tân uyên lại không rơ chuyện "Cặp Cá Bóng tu dưới chùa Ông" và chuyện "Cặp Cù gáy cháy chợ". Nhưng rồi làm sao nữa?

    Ông Ba kể tiếp:

    - Có một khi đó, đương câu, tôi nghe nó rị cần mạnh quá, tôi biết là cá lớn ăn. Cái thứ cá lớn th́ không nên kéo lên liền: như vậy chỉ thêm đứt nhợ, găy cần mà thôi. Tôi cho xuồng chạy theo sức lôi kéo của nó.

    Nhưng nó mạnh quá, sợi nhợ căng thẳng muốn đứt ra, tôi phải vừa bơi phụ thêm, vừa hớp nước sông phun cho cá nó mệt. Chạy theo doi Hàn, th́ con cá đó đuối sức, thả ngửa trên mặt nước. Con cá nó lớn gần bằng thằng nhỏ năm tuổi lận. Mà điều nầy kỳ quá cậu, nó cứ nh́n tôi, hai mắt nhấp nhái như người ta ra hiệu. Tôi phát sợ lên, bứt dây, rồi thả cho nó trôi đi. Nó mừng quưnh, ngó tôi lần chót rồi lặn mất.

    Lúc về ngang xoáy nước, xuồng tôi khi không vùng lật úp. Tôi tưởng phen đó chết trôi rồi, v́ chỗ nước vận, tài giỏi như rái cũng không lội nổi.

    Nhưng lạ quá, tôi bi nước rút xuống, ch́m mà không ngộp, và lại ch́m đứng, chớ không đâm đầu xuống như người chết đuối.

    Đáy sông không có bùn, không có cát, mà lót toàn bằng đá ong. Tôi chưa hết sảng sốt th́ bỗng đâu một con cá he lớn như một con heo nái lội tới trước mặt, rồi... lạ chưa, nói bằng tiếng người rằng: "Chúa tôi sai mời tráng sĩ vào dinh". Dinh nào cà, tôi hỏi trong bụng như vậy, và càng hoảng sợ hơn nữa. Nhưng tôi cũng cứ đi theo cá he...

    Làm sao mà tôi đi dưới nước không ngộp, cũng không bị nước cản, nhẹ nhàng, thong thả như đi trên đất liền? Tôi theo cá he vào một cái hang lớn, rộng cỡ mười người chun vô cũng lọt. Thôi tôi biết rồi, hang Thần Cá Bóng đây chớ ǵ.

    Bốn bề hang đều cẩn đá xanh. Hang sáng lờ mờ, xanh xanh như đêm có trăng, sâu vô ước chừng khỏi chợ - quả thật lời truyền khẩu không sai, hang ăn sâu tới chùa Ông - trong ấy tôi thấy một khoảng rộng sáng gần như ban ngày.

    Rơ ràng là một vương phủ. Dinh cất bằng đá cẩm thạch, cột chạm rồng cẩn ốc xà cừ, ngói bằng vảy đồi mồi, lâu năm lên nước đẹp chưa từng thấy.

    Ngai của Thần Cá Bóng đặt ngay trước thềm bằng san hô và huyền ráp mối lại rất khéo léo.

    Thần Cá Bóng ngự trên ngai, bên hữu có Thần Bà, bên tả một vi thần c̣n trẻ, đứng chớ không ngồi. Vị thần trẻ nầy trên môi mang một vết thương c̣n mới ràng ràng.

    Trước sân, binh tôm, tướng cá hầu hạ đông không biết bao nhiêu mà kể. C̣n hương trầm th́ phưởng phất thơm, nhạc thần vẳng nghe đâu đó.

    Tôi run sợ quỳ trước ngai thần, bỗng nghe thần phán: "Nầy! Người kia, ngươi có biết rằng tội lỗi ngươi chồng chất đầy dẫy không ? Kẻ hầu hạ của ta đă hao hớt nhiều, bao nhiêu binh tôm, tướng cá bị nhà ngươi câu gần hết. Ta đă tâu với Long Vương và đă được phép xử ngươi. Ta định bắt ngươi xuống đây mà trị tội, nhưng chưa kịp th́, may cho ngươi, hồi sớm đây con ta hóa cá đi du hồ, vướng phải lưỡi câu của ngươi, và được ngươi tha cho. Vậy, ơn nầy đền tội ấy, nhưng ta khiến ngươi từ bỏ cái nghề bất nhơn ấy đi".

    Nếu ngày mai ngươi c̣n léo hánh trên sông nữa th́ đừng có mong được về với vợ con.

    Tôi vưng vưng dạ dạ không ngớt th́ Thần tiếp: "Muốn nhà ngươi khỏi thiệt hại điều ǵ, ta ban cho ngươi một viên ngọc chan chan. Con chan chan sống không bao lâu, nên không mấy con có ngọc, mà hễ có th́ quí lắm. Nhà ngươi không được bán, cũng không được khoe với ai. Để nó trong nhà làm của, tự nhiên làm ăn khá. Thôi cho nhà ngươi về.

    Tôi lănh lấy ngọc, cúi lạy tạ ơn Thần rồi theo cá ra khỏi động. Khi lên tới mặt nước th́ xuồng tôi đă đậu sẵn tại bến Trâu, khô queo như mới đẩy xuống sông vậy.

    Từ ngày ấy tôi bỏ nghề câu, xoay ra buôn bán. Mà quả thật như lời Thần đă dạy, bán món nào lời món nấy, không bao lâu mà tôi cất được một cái nhà ngói khá lớn. C̣n con th́ đứa nào đứa nấy cũng mập cùi cụi.

    Một ngày kia, buồn quá, tôi xách cần ra bờ sông giựt ḷng tong chơi. Chiều về, nghe trong ḿnh bần thần rồi đau một trận đau vật tôi gần trót năm. Vợ con tôi nối tiếp nhau mà chết.

    Cửa nhà, tôi bán sạch để chạy thuốc và lo việc tang ma. C̣n ḥn ngọc th́ biến mất đi lúc nào không biết.

    Nên chi bây giờ tôi chỉ đi câu cắm thôi. Bị một lần tởn tới già. Thứ cá rô, cá lóc nầy là cá ruộng, có phải của thần đâu mà sợ.

    Tôi rợn người lên v́ lạnh hay v́ sợ? Bất giác tôi xách đèn rọi vào mặt ông Ba. Qua những giọt mưa chảy rười rượi theo vành nón trũm, tôi thấy miếng ông già gặp Thần Cá Bóng lẩm bẩm như nói thêm điều ǵ với ai.
    --------------------------------
    1 Thuở
    2 Tôi
    3 Tiền kẽm hồi Tiền Pháp thuộc
    4 Ông đây là ông Bổn Đâu Công, tức Mă Viện.
    5 Tục làm chay chợ vẫn c̣n, cho tới năm 1945 (lời tác giả)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-09-2011, 07:43 PM
  2. Việt Nam Cộng Hoà 1975, Nguyên Nhân Sụp Đổ. Phần Một
    By An Loc Đia in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 11
    Last Post: 27-05-2011, 02:31 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 24-03-2011, 01:50 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 13-10-2010, 01:59 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 11-10-2010, 10:53 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •