Sau những tháng ngày cực khổ, do phải dùng chiêu khổ cực nhất trong 36 kế (“khổ nhục kế”), nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang đă sang được Thái Lan, lúc này phong trào dân chủ hải ngoại sẽ có thêm một chiến sĩ dân chủ kề vai sát cánh, dấn thân cho phong trào dân chủ. Ngày càng nhiều nhà hoạt động dân chủ trong nước, cho rằng do bị áp bức, sách nhiễu bởi chính quyền Cộng sản, buộc ḷng t́m cách vượt biên tị nạn chính trị. Nói như vậy mới thấy sự khắc nghiệt, khó khăn mà các nhà hoạt động dân chủ phải chịu đựng. Đến đây chúng ta càng tỏ ḷng khâm phục, ngưỡng mộ những nhà hoạt động dân chủ quốc nội vẫn đang âm thầm tranh đấu trong ṿng “kim cô” của chính quyền Cộng sản.
Nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang sau khi sang đến Thái Lan đă trả lời phỏng vấn báo đài nói rơ lư do ḿnh phải trốn khỏi đất nước, trốn khỏi nơi anh đang dấn thân v́ nền dân chủ. Những tưởng anh đi khỏi Việt Nam là thoát khỏi ṿng nguy hiểm đối với bản thân, ngờ đâu anh vẫn phải sống những tháng ngày lo âu tại Thái Lan, bởi anh cho rằng “cánh tay” nối dài của Cộng sản có thể với tới và anh có thể bị thủ tiêu bất cứ lúc nào, như thảm kịch từng xảy ra với nhà dân chủ trẻ tuổi Lê Trí Tuệ.
C̣n nhớ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, nạn thuyền nhân với những con dân đất Việt, họ đă phải từ bỏ chính nơi họ sinh ra, t́m tự do ở xứ người, nhưng ngờ đâu chưa đến được niềm khát khao đó, đă phải bỏ mạng giữa muôn trùng biển khơi. Giờ đây, câu chuyện thuyền nhân được viết tiếp bởi nhiều nhà dân chủ quốc nội đă phải bỏ chính nơi mà họ cho là “mặt trận”, bỏ lại chiến hữu đang dấn thân cho nền dân chủ. Có thể kể ra rất nhiều, nào là Nguyễn Chính Kết, Bạch Ngọc Dương, Đào Văn Thụy khi c̣n hoạt động dân chủ trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, bị đàn áp và có nguy cơ phải ở tù, sớm nhận biết được điều này họ đă trốn ra nước ngoài, những tưởng khi đến được thiên đường của tự do, họ sẽ tiếp tục kề vai sát cánh tiếp tục tranh đấu cùng các nhà dân chủ trong nước, những người vẫn đang từng ngày từng giờ đối diện với khó khăn, nguy hiểm, ngờ đâu sau một thời gian x́ xèo, nay không thấy bóng dáng đâu, chắc hẳn đang vật lộn với ṿng luẩn quẩn mưu sinh, nói vui là “lặn mất tăm”.
Có quan điểm cho rằng, đừng quá vội tin những nhà dân chủ đào tẩu, có thể ở trong nước họ hoạt động tích cực, không ngại khó khăn thử thách, kể cả phải đối diện với tù tội. Nhưng khi ra được bên ngoài, ban đầu “thùng rỗng kêu to”, rồi đâu lại vào đó. Có thể lư giải bằng nhiều cách khác nhau, có thể khi ở trong nước thấy xă hội c̣n nhiều bất công nên đứng lên đấu tranh, khi ra được bên ngoài thấy “trời Tây tốt đẹp quá”, nên bản năng đấu tranh, dấn thân bị thui chột, mải mê mưu sinh quên mất rằng ở Việt Nam c̣n rất nhiều người đang hằng ngày đương đầu với khó khăn thử thách. Có thể một số nhà dân chủ khi ở trong nước rất “nổi”, khi ra bên ngoài lại “ch́m”, v́ đối với họ hoạt động dân chủ để được mọi người biết đến, hy vọng một ngày nào đó được tị nạn chính trị, như vậy hoạt động dân chủ chỉ là phương tiện nhằm đạt được mục đích sống ở nước ngoài, như trường hợp một số nhà dân chủ “cuội” Nguyễn Chính Kết, Đào Văn Thụy, Bạch Ngọc Dương…
Cho dù thuộc bất kỳ trường hợp nào, tôi cũng cầu chúc cho gia đ́nh anh Nguyễn Ngọc Quang sớm toại nguyện mơ ước bấy lâu, mong anh nhanh chóng ổn định cuộc sống để tiếp tục dấn thân cho phong trào dân chủ Việt Nam, dù anh không c̣n ở Việt Nam để kề vai sát cánh cùng các nhà dân chủ quốc nội. Mong anh đừng đi theo “vết xe đổ” của những nhà dân chủ “cuội”, để rồi lầm đường lạc lối giữa trời Tây.
Hoàng Huy