Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 22

Thread: Tội ác Cộng Sản Việt Nam: Thuyền Nhân

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Các Trại Tị Nạn

    Người dân Việt Nam bỏ chạy lánh nạn Cộng sản được nhiều quốc gia quanh vùng Đông Nam Á cho tạm cư trong khi chờ đợi quốc gia thứ 3 tiếp nhận định cư vĩnh viễn. Dưới đây là h́nh ảnh các trại tị nạn quanh vùng Đông Nam Á trong các quốc gia Nam Dương, Mă Lai, Thái Lan, Hồng Kông, Phi Luật Tân... Những quốc gia nầy là ân nhân của người Việt tị nạn Cộng sản trên toàn thế giới.

    (source: VNBP và các nguồn khác)




    Trại tị nạn Galang - Indonesia.




    Dăy nhà ở trong trại Galang -Indonesia

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thêm h́nh ảnh về trại Galang -Indonesia











  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    " Buồn Lâu Bi Đát " Trai Bi Đông / Malaysia










    Last edited by Tigon; 10-11-2011 at 09:14 PM.

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674









    Last edited by Tigon; 10-11-2011 at 08:58 PM.

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trại Tị Nạn Hồng Kông








  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trại tị nạn Palawan - Phillippines.








  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Quang cảnh 1 trại tị nạn CS ở Thailand.





    Tác giả của loạt bài này ghi là " C̣n tiếp" , nhưng chừng nào họ TIẾP th́ không biết .

    Vậy mời các ban tiếp nối bằng những tấm h́nh trại Tị Nạn mà các bạn đang có

    Tigon

  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT ( Pulau Bidong )



    Palau Bidong


    LTS: Bài sau đây là một phần trong cuốn sách “Pulau Bidong miền đất lạ” của Vơ Kỳ Điền. Đây là hồi kư của một thuyền nhân Việt Nam đă được dừng chân ở hải đảo này. Cuốn sách dày 420 trang được in và xuất bản lần thứ nhất từ năm 1992 do nhà xuất bản Xuân Thu phát hành.

    Chúng tôi xin được phép trích một đoạn ngắn trong chương 12 “Hải Đảo Buồn Lâu Bi Đát” của cuốn hồi kư này để góp thêm tài liệu cho công việc lên án sự triệt hạ Tượng Đài kỷ niệm Thuyền Nhân mà chính quyền Mă Lai, do áp lực của CSVN, đă phá hủy.

    Danh từ “Hải Đảo Buồn Lâu Bi Đát” mà thuyền nhân ở Pulau Bidong đọc trại đă hàm xúc những buồn đau mà những Thuyền Nhân VN phải chịu đựng. Rất mong tác giả và nhà xuất bản lượng thứ cho việc trích dẫn này.


    Trong hồi kư “Pulau Bidong Miền Đất Lạ”, tác giả Vơ Kỳ Điền mô tả lại chuyến vượt biên của ông và sau những gian nan, khổ cực trên biển, tác giả đă tới được bờ phía Đông của Tây Mă Lai, vùng Marang thuộc Pulau Trengganu, một tỉnh mà đảo Pulau Bidong thống thuộc. Sau một thời gian, tác giả được chuyển đến Pulau Bidong, nơi đây cơ quan HCR của Liên Hiệp Quốc đă cùng chính phủ Mă Lai Á tổ chức thành nơi tiếp cư cho tổ chức HCR của Liên Hiệp Quốc. Mọi thuyền nhân được chuyển đến đây để chờ được thanh lọc và được phỏng vấn để đến nước thứ ba. Cảnh sống tại Pulau Bidong của thuyền nhân VN trên đảo này đă được tác giả thuật lại một phần qua lối viết tự sự.

    Quí độc giả có thể t́m được một phần h́nh ảnh vui buồn, hy vọng, thất vọng của những người Việt đă chấp nhận tất cả, kể cả mạng sống, để có được Tự Do.

    ***

    Tôi c̣n đứng ỳ ra trên boong. Đảo Dừa chỉ c̣n là một khối xám nhạt ở chân trời.

    Trời th́ cao xa thăm thẳm giáp mí với sóng nước gờn gợn xanh ngắt một màu. Nắng sáng rực rỡ loang loáng trên mặt biển xanh.

    Ba chiếc ghe Mă lướt sóng phăng phăng chiếc sau nối đuôi chiếc trước chạy một dọc thẳng hàng.

    Không c̣n ǵ hết, tôi thẫn thờ ngồi xuống một bên be ghe. Nắng nóng như thiêu như đốt, ghe lại không có mái che nên chỉ trong chốc lát, nghe như muốn bốc khói. Phải kiếm một tờ báo, một cuốn vở học tṛ để che cho đỡ nóng.

    Ghe c̣n rất mới. Sớ gỗ c̣n tươi nước sơn. Đinh vít chưa có dấu rỉ sét. Trên boong và trong khoang đều rất sạch sẻ, đồ đạc xếp ngăn nắp chỉnh tề. Có điều rất ngộ là Mă Lai là xứ nóng mà từ tài công đến thủy thủ đều mặc âu phục, quần dài và áo tay dài cài khuy. Họ nói được những tiếng Anh thông thường.

    Những đợt sóng lớn chồm lên, nước văng tung tóe, ghe lắc lư mạnh. Chiêu ói đầu tiên, mắt xanh xám, rồi như bắt chước nhau, thằng Dân ǵ đó, Sơn ói liên tu bất tận. Phía bên kia, vợ Quách Linh Hoạt cũng ụa liên hồi, mấy đứa nhỏ ngồi bu xung quanh mặt mày bơ ngơ báo ngáo. Duyên cũng bắt đầu váng vất, nàng bèn bồng Bi lên pḥng lái ngồi chung với mấy người già yếu. Trên đó có mái che và trải chiếu. Bi nằm ngủ ngon lành…

    Ghe đi dọc theo bờ biển Mă Lai. Nh́n lên bờ về hướng trái thấy núi non xanh đen trùng điệp nối tiếp nhau không dứt, bát ngát mênh mông. Đúng là xứ của núi cao rừng sâu. Ghe có lúc đi gần bờ, tôi rán nh́n thấy được những cao ốc, dinh thự của một thành phố lớn y như một thành phố Âu Mỹ lẩn khuất trong những rặng cây xanh.

    Có phải đây là Kuala Trengganu mà người ta thường nhắc tới? Những trụ điện cao thế băng ngang qua đồi núi, lẩn khuất len lỏi trong rừng sâu…

    Ghe vẫn nổ máy gịn giă tiếp tục cuộc hành tŕnh dằng dặc.

    Một anh thủy thủ buồn t́nh lấy dây câu ra câu cá. Đó là một miếng ván nhỏ hơi dài h́nh chữ nhựt dùng để quấn dây. Lưỡi câu lớn có cột một chùm lông gà trắng. Dây câu được tuôn ra hằng trăm thước bề dài, kéo lướt trên sóng.

    V́ ghe chạy quá nhanh nên nó không ch́m xuống được. Tôi nh́n cái nhóm lông gà trắng lẫn trong bọt sóng mong có một con cá rượt theo đớp mồi. Sợi dây câu lớn bằng cọng bún, chắc dành để câu cá lớn, giữa biển khơi đâu có cá nhỏ…

    Ngồi chờ hoài không thấy cá, anh chán nản để dây câu móc vào be ghe, đứng lên mở nắp hầm dưới khoang lấy ra những xắp màn ny lông day màu xanh nước biển, quảng cáo với chúng tôi, “Ở Bidong cần loại này để che nóc lều, qua đó mua mắc lắm, bây giờ anh bán rẻ cho.” Mời mọc hoài cũng chẳng ai mua.

    Cá cũng không cắn câu mà hàng cũng không ai mua, thua buồn anh ngồi xuống lấy thuốc ra hút.

    Lúc đó từ trong khoang bước ra một người dân sự độ bốn mươi tuổi, có mang súng cồm cộm bên hông. Cũng giống như bất cứ anh công an nào, anh ta nói úp úp mở mờ ḿnh không phải là công an. Anh ăn mặc chải chuốt, nón trên đầu, giày dưới chân, khăn vắt túi, dây nịt khoen vàng, viết vắt ở túi, viết cầm tay ghi ghi, chép chép.

    Đúng là một nhân vật quan trọng. Ghi chép hồi lâu chừng cũng chán, anh ta móc túi lấy ra một cọc tiền Mă Lai dầy cộm, đếm đi đếm lại. Tụi tôi trố mắt ra nh́n. Mấy ngón tay anh lanh lẹ hết sức, lật lờ giấy bạc kêu xoành xoạch. Tay này mà chia bài gian lận th́ ai nh́n cho kịp...

    Xong màn biểu diễn, anh gạ tụi tôi có đồng hồ bán anh mua. Chiêu đương cần tiền vội cởi ngay cái đồng hồ cũ đang đeo. Mới có một tháng đi biển, cái đồng hồ tuy c̣n chạy nhưng xác xơ. Hơi nước đóng mờ trên mặt kiếng, nước mặn ăn loang lổ vỏ ngoài.

    Vài ba người Tàu cũng đưa ra vài cái. Anh công an coi tới coi lui rồi chê. Anh đ̣i các hiệu nổi tiếng như Oméga, Seiko, Orient... Chiêu tưởng là không bán được tính đeo lại nào ngờ nó lại chịu mua, trả giá mười đồng. Tất cả những cái khác nó đều mua hết...

    Ghe đi được ba tiếng đồng hồ th́ Bidong hiện ra trước mặt.

    Giữa biển cả sóng gió chập chùng một ḥn đảo nhỏ xanh ŕ nổi lên chơ vơ, hiu quạnh. Có một đảo nhỏ bên cạnh nép kế bên như con rùa con ḅ kế bên con rùa mẹ. Pulau Bidong lớn hơn đảo nhỏ này nhiều nhưng so với Kapas th́ Bidong nhỏ xíu. Từ đây nh́n vào bờ không c̣n thấy những rặng núi xanh xanh, dầu chỉ là lờ mờ. Chỉ c̣n trời và nước. Nó xa cách đất liền, trơ trọi giữa biển khơi. Cũng giống y Côn Đảo của Việt Nam ḿnh!

    Mọi người xúm nhau mà ngó. Bidong đây rồi. Cái nơi t́m kiếm trên cả tháng nay.

    Nắng lúc năm giờ chiều vẫn c̣n chói chang. Niềm hân hoan của mọi người trên ghe cũng cũng như ánh nắng lung linh trên sóng. Gần một tháng ở đảo vắng xa cách hoàn toàn thế giới bên ngoài, bay giờ được gặp gỡ nhiều người, biết được nhiều việc, tiếp xúc được nhiều nơi... chắc là thú vị lắm. Phong cảch rơ dần, rơ dần.

    Đảo là một khối h́nh tṛn, giữa có núi đất. Rừng cây chỗ dậm, chỗ lợt. Những thân cây v́ ở quá xa nh́n thấy nhỏ xíu đứng song song nhau trong khối lá xanh ŕ. Những chỗ lợt là những băi trống loang lổ v́ bị cháy rừng hay bị đốn phá bừa băi… Có những đám khói xám trắng bốc lên ở đỉnh núi. Ở dưới chân núi, sát mé biển cũng một rừng dừa. Những thân dừa suông đuột vàng lên dưới nắng.

    Thiệt, cái xứ Mă Lai chỗ nào cũng toàn là dừa. Một cầu tàu nhỏ bằng cây chạy dài ra ngoài mé nước. Sơn níu lấy tay tôi:

    - Anh coi ḱa, chỗ nào cũng có lều...

    C̣n tiếp...

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Đến bây giờ th́ tôi thấy rơ. Dưới những tàn dừa là những lều cao thấp chen chúc nhau, kề cận nhau, xô đẩy nhau nối tiếp, cài này nhô ra cái kia thụt vào, hỗn độn rối nùi. Vui quá sức! Cả một sức sống vươn lên.

    Bidong có cái ǵ hấp dẫn hơn Kapas. Kapas chỉ là cái đầu tàu bằng sắt sơn xanh là có bàn tay con người, c̣n tất cả là thiên nhiên. Bidong th́ không.

    Từ ngoài cầu tàu, đến bờ cát, sâu vô trong, trên ghềnh đá, trong các hốc núi, cheo leo trên thân cây, loanh quanh trên sườn đá đều có bàn tay con người xen vô. Đủ thứ màu sắc xanh đỏ tím vàng tha hồ mà tô điểm. Tôi trả lời Sơn:

    - Bidong coi bộ hấp dẫn, anh bây giờ chịu cảnh rần rần náo nhiệt như vầy nè, ở bên Kapas buồn quá sống một tháng mà tưởng chừng một năm…

    Sơn nh́n tôi:

    - Lúc trước cũng anh nói anh thích Kapas yên tĩnh, sống gần gũi ḥa hợp với thiên nhiên, bây giờ anh lại nói thích Bidong v́ ồn ào náo nhiệt... Sao kỳ vậy?

    - Ừ, anh cũng không biết tại sao khi vầy khi kia. Chắc muốn có cái ǵ thay đổi... cho cuộc đời vui hơn một chút… Anh chỉ cần mỗi ngày… vui hơn một chút thôi, không đă lắm sao!

    Ba chiếc ghe Mă từ từ cặp bến.

    Cầu tàu bằng cây dài khoảng một trăm thước, cột cầu cũng bằng cây lớn cắm sâu xuống những thùng phuy đổ đầy xi măng chôn dưới đáy nước.

    Nước biển trong xanh phản chiếu ánh nắng vàng rực buổi chiều chói mắt. Dưới chân cầu, hàng ngàn người da đen nâu đang nô đùa, lặn lụp trong sóng nước long lanh.

    V́ ở trên cao nh́n xuống tôi không phân biệt người lớn cùng trẻ con, đàn ông cùng đàn bà, tất cả đều nhỏ xíu xôn xao rộn rịp như đàn kiến. Ba chiếc ghe mới tới như miếng mồi ngon, đàn kiến ngưng đùa giỡn, bu quanh đen nghẹt, người vịn thành ghe, kẻ bám cột cầu tranh nhau hỏi tíu tít đến từ đâu?

    Tôi cố nh́n xuống đám người đang lội dưới kia, hy vọng gặp một người quen, nhưng hoài công, không dễ nh́n thấy được. Ai cũng ḿnh trần trụi đen thui, râu tóc dài thậm thượt rậm ŕ, giống nhau như hệt. Sóng nhấp nhô dưới chân cầu, người bơi lội nhấp nhô theo sóng.

    Khi ghe đă cột đơi, chúng tôi được hướng dẫn lên đứng xếp hàng hai bên cầu để ban trật tự của đảo sắp xếp và kiểm soát. Hành lư được chuyển lên để kế bên.

    Bây giờ tôi mới có dịp đứng yên để nh́n vô đảo. Trên bờ người ta túa ra từ các ngả rầm rộ để coi ghe mới tới.

    Không thể tưởng tượng được tỷ lệ dân cư ở đảo này. Sao mà đông quá sức, cả rừng người chen lấn xô đẩy nhau. Phần đông đều ở trần, mặc xà lỏn, tóc dài, râu dài, chân mang dép cao su đủ màu. Loại dép Mă Lai đế rất cao.

    Họ đứng dầy đặc ở băi cát, ở dưới những gốc dừa. Cây dừa ở đây cũng cao vút như ở Kapas nhưng thưa hơn, dưới những tàn lá có vài mái nhà tôle, có thể là nhà hội, cơ sở của đảo.

    Tôi ngó bên này, rồi ngó bên kia, trong đầu nghĩ tới vài người bạn đă tới trước. Tôi thèm gặp được một người quen lúc này hết sức. Nh́n hoài cũng không thấy được ai, thôi vậy đứng tách riêng ra cho người ta nh́n ḿnh. Nghĩ xong tôi đứng tách ra khỏi hàng, ở vị trí cho dễ thấy...

    Cho tới khi ban trật tự ổn định sắp xếp xong hướng dẫn cả đoàn đi vào nhà đợi làm thủ tục nhập đảo, cũng chưa gặp được một người quen. Như vậy bạn bè vượt biển của tôi, ở đảo Bidong, chắc là ít lắm.

    Nhà chờ đợi cũng ở ngay mé biển, bên trái cầu tàu. Mái lợp tôle trắng, các cột bằng cây vuông, nền tráng xi măng, không có vách. Dĩ nhiên cũng không có bàn ghế ǵ hết. Ba trăm người vào ngồi lủ khủ bên các đống hành lư của ḿnh như món hàng triển lăm, bên ngoài ṿng rào thiên hạ chen lấn nhau ḍm vào. Nếu lúc thường mà bị ḍm ngó như vầy th́ khó chịu và mắc cỡ nhưng người tỵ nạn đă vô Bidong ở cái cảnh tận cùng đất đen, nói nôm na một chút là “cùi không sợ lỡ” nữa rồi, c̣n ǵ đáng e ngại, quan tâm nữa đâu.

    C̣n tiếp...

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Tôi ngồi trân ra đó, bệt trên sàn xi măng, tai nghe mọi thứ âm thanh vang dội hỗn độn ồn ào xung quanh như trong một cái tổ ong bầu. Người ngồi bên trong nói vọng ra vang vang người ngồi bên ngoài chen lấn hét lớn vào, chia tay ở Việt Nam gặp lại ở Bidong xa xôi này không vui mừng sao được. Có những người là bà con ruột thịt, cũng có những người hàng xóm quen biết sơ sơ nhưng dầu là thân hay sơ câu chuyện cũng gịn giă thân t́nh. Bé Bi phần nóng nực, phần ồn ào nên phát khóc, đ̣i đi chơi. Duyên vừa dỗ con vừa nói:

    - Có qua đây rồi mới biết, sao mà hỗn độn rần rần, em muốn ngộp thở. Cái tên Bidong cũng là tiền định, làm em nhớ tới chữ bidonville...

    Chắc nàng đang nghĩ tới khu Bàn Cờ, tôi th́ nhớ tới những trại tỵ nạn của đồng bào An Lộc, B́nh Long vào năm 1972, mùa hè đỏ lửa, cả chục ngàn người bỏ cửa bỏ nhà chạy đổ xô về B́nh Dương sống chui rúc trong những căn nhà che tạm bằng bất cứ thứ ǵ lược được: cây, ván, vải vụn, thùng giấy cạc tông… sống cảnh màn trời chiếu đất.

    - Ừ, ừ, cũng ngộ thiệt. Bidong này với bidong kia có khác ǵ đâu. Gần bốn chục ngàn người sống trên một khoảnh đất cát nhỏ xíu như vầy. Trên thế giới chắc không có nơi nào tỷ lệ dân cư cao như ở nơi đây. Mà đố em tại sao đảo này có tên là Pulau Bidong?


    Duyên suy nghĩ một hồi, chịu thua.

    Tôi nói cho nàng nghe:

    - Pulau th́ dễ rồi, có nghĩa là ḥn đảo, tiếng Việt ḿnh cũng dùng y như vậy gọi là cù lao. Hồi c̣n ở Kapas có lần anh hỏi thằng Zâm Bri, tiếng Mă Lai nghĩa của chữ Bidong là ǵ. Nó nói Bidong là rắn. Bulau Bidong là đảo rắn. Chắc ở đảo này rắn nhiều lắm nên mới được đặt tên như vậy.

    Nàng hóm hỉnh nh́n tôi:

    - Vậy Kapas là dừa, Pulau Kapas là đảo dừa...

    Tôi cười trừ:

    - Cái đó phải kiếm thằng Dân thủy thủ để hỏi, tên đảo Dừa của nó đặt ra đó!...

    Lúc đó th́ Chiêu đă gặp lại anh bạn học ở Hốc Môn, thơ kư của chiếc 0126C, rồi tới anh Tư Trần Hưng Đạo, anh chị Thuần, chị Điệp gặp được d́ Chín, cậu Tám… nhiều nhứt là các người Tàu. Câu chuyện nổ ṛn như bắp rang. Tôi ngó mông, ngó mênh măi cũng không gặp được ai quen. Cho đến khi rời khởi chỗ tạm trú qua đêm mới gặp được một cô học tṛ cũ. Anh Lang học ở Hoàng Diệu Sóc Trăng. Cô ta đă tốt nghiệp Y khoa một lượt với Tuyết và Tiến. Cả hai gặp lại nhau mừng rỡ tít tít nói chuyện huyên thuyên. Lang đă đến đảo từ mấy tháng trước, ngày mốt là lên đường đi định cư ở Úc. Người trên đảo đông nghẹt như trong hội chợ nên đường sá rất khó định hướng. Nh́n chỗ nào cũng thấy người ta, tôi sợ lạc nên từ giă Anh Lang đi theo ḍng người về nơi tạm trú.

    Len lỏi trong rừng người, chen lấn xô đẩy vượt qua một đoạn đường giống như khu chợ trời ở chợ cũ Hàm Nghi, hai bên là những người ngồi bán các loại hàng hóa của Mỹ của Mă Lai trên các thúng cạc tông. Đường đầy rác rưới, đất cát dơ bẩn lồi lơm quanh co. Măi rồi cũng tới khu đất trống để tạm trú qua đêm. Quăng cái sắc marin bự cùng cái xách tay xuống đất, tôi ngó quanh. Hỡi ơi! Khu tạm trú là đây sao? Dưới là cát đầy rác rưới, xung quanh la liệt những người bày hàng bán chợ trời, rải rác có các cây dừa cao.

    Bầu trời đă đầy sao. Trời tối từ hồi nào tôi không hay biết. Trên các sạp thấp lè tè người ta đă lên neon. Đèn là các hộp lon coca tim vải, đốt bằng dầu lửa hoặc dầu cặn khói tù mù. Người di chuyển qua lại dùng neon bấm để soi, ánh sáng chấp chóa, chợp tắt liên hồi. Cả một cảnh tượng hỗn độn, kỳ cục, lạ mắt, một cảnh sinh hoạt t́m không ở đâu có, chỉ trừ ở hải đảo lẻ loi này. (Chợ âm phủ trong các chuyện cổ tích được ghi chép lại chắc cũng y như vậy: các hồn ma cũng đi chợ, cũng mua bán trả giá, cũng dùng tiền giấy, trong những ánh đèn chập chờn...)

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tội ác CS Việt nam: Thuyền nhân
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 44
    Last Post: 06-05-2020, 10:09 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 08-09-2011, 02:24 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 27-04-2011, 04:57 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 11-12-2010, 05:59 AM
  5. Replies: 5
    Last Post: 04-10-2010, 06:30 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •