Page 3 of 9 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 84

Thread: CÁI GIÁ CUẢ TỰ DO : NHỮNG CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CÁI GIÁ CUẢ TỰ DO : THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG

    Trường hợp của Thuyền Nhân Vũ Duy Thái

    (Tự thuật từ trại tị nạn Songkhla,

    Thái Lan – Tháng 4,1980)

    Tôi tên là Vũ Văn Thái, sinh ngày 2 tháng 10 năm 1936 tại Hóa Lộc, Tuyên Sơn, Ninh B́nh (Bắc Việt). Thuở nhỏ rất nghèo, phải chăn trâu cắt cỏ từ lúc 5 tuổi. Mồ côi cha năm 10 tuổi, mẹ ốm đau thường xuyên, nhưng lần hồi đến năm 23 tuổi th́ đời sống tương đối dễ chịu hơn với nghề thợ may.



    Tôi di cư vào Nam năm 1954 và lập gia đ́nh vào ngày 6-4-1958 ở xứ An Lạc, Gia Định. Nhà tôi tên là Đinh Thị Bằng, sinh năm 1940 tại Phú Nhai, Nam Định (Bắc Việt). Nhà tôi cũng thuộc thành phần di cư năm 1954. Lúc mới lấy nhau, chúng tôi rất nghèo. Tiền đám cưới có 6,000 bạc chúng tôi cũng lo không nổi phải đem bán cái máy may được hai ngàn và vay mượn bạn bè thêm bốn ngàn nữa mới tạm đủ.

    Như thế nhà tôi đă khởi sự chia sẻ với tôi nỗi gian nan, vất vả của đời sống ngay từ lúc mới bước chân về nhà chồng.

    Những năm đầu thiếu thốn cực nhọc trôi qua trong sự đảm đang, tần tảo của nhà tôi. Là một phụ nữ yếu đuối về thể chất nhưng lại rất mạnh mẽ về tinh thần, nhà tôi đă phấn đấu, hy sinh rất nhiều để lo lắng cho chồng con.

    Gần như trong suốt cuộc đời, nhà tôi không được hưởng thụ ǵ, không có một thói quen giải trí nào, không ưa thích một điều ǵ ngoài niềm vui lo toan sắp xếp công việc tề gia nội trợ, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho chồng cho con. Lúc nào nhà tôi cũng cố gắng sắp xếp để cho chồng con được ăn ngon, mặc đủ.

    Dưới mắt tôi, nhà tôi là một phụ nữ tuyệt vời, một mẫu người phụ nữ Việt Nam đảm đang, trung hậu, hiền ḥa, luôn luôn là niềm an ủi khích lệ, là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể gia đ́nh.

    Chúng tôi sinh hạ được tất cả 7 con, tuần tự gồm có:

    1 Giuse Vũ Duy Thanh sinh năm 1959

    2. Vincente Vũ Duy Khanh sinh năm 1961

    3. Phero Vũ Duy Tuấn sinh năm 1963

    4. Maria Vũ Thị Thanh Thủy sinh năm 1966

    5. Maria Vũ Thị Thanh Thủy Trang sinh năm 1968

    6. Martin Vỹ Duy Tài sinh năm 1971

    7. Phero Vũ Duy Trí sinh năm 1975

    Gia đ́nh tôi được kể như hoàn toàn hạnh phúc nếu như không có sự sụp đổ miền Nam, đất nước rơi vào tay Cộng Sản (CS). Là một gia đ́nh Thiên Chúa giáo ngoan đạo, các con tôi đă thụ hưởng một nền giáo dục nằm trong t́nh yêu thương của Thiên Chúa do đó không bao giờ chúng tôi có thể sống nổi dưới ách độc tài, đàn đáp của CS.

    V́ thế chúng tôi đành quyết định bỏ nước ra đi.

    C̣n tiếp...

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyến vượt biển thứ nhất, vợ chồng tôi cho ba cháu trai đầu đi trước.

    Tầu khởi hành từ bến Bạch Đằng, Sài G̣n vào ngày 1 tháng 10 năm 1978 chở theo 130 người. Nhưng chỉ đi được 4 ngày th́ chết máy. Ghe lạc vào một đảo san hô đầy đá ngầm thuộc đảo Bành Hồ (Đài Loan).

    Sống ở đó 50 ngày, thực phẩm hết, số người chết v́ đói cứ tăng dần và những người sống sót đành xẻ thịt người chết mà ăn để sinh tồn. Hai cháu lớn của tôi, Vũ Duy Thanh và Vũ Duy Trung đă bị rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát này. Các cháu đă chết và xác của các cháu đành cho bạn đồng ghe ăn thịt.

    Măi tới sáng ngày thứ 50 trên đảo mới có tầu đánh cá Đài Loan tới cứu. Cả ghe 130 người chỉ c̣n sót có 60 người. Nhưng trên đường từ đảo san hô vào Đài Loan, lại có thêm một số người chết nữa v́ quá kiệt sức. Rút cục khi đặt chân lên đất liền ở Đài Loan, chỉ c̣n 34 người sống sót, trong số đó có con trai thứ ba của tôi là Vũ Duy Tuấn và một đứa con đỡ đầu của tôi nữa tên Trịnh Vĩnh Thụy.

    Hiện cháu đang ở Đài Bắc. C̣n cháu Thụy, nhờ có thân nhân ruột thịt bảo lănh nên đă định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.



    Trước thảm kịch có hai anh ruột bị chết thảm, cháu Tuấn v́ sợ bố mẹ đau buồn nên đă dấu biệt tin tức. Măi tới ngày 20-12-1978, một người bạn của tôi tên Đỗ Minh Ngự ở Mỹ viết thư báo tin, gia đ́nh tôi mới được rơ tin tức về chuyến đi kinh hoàng đó.

    Vào đúng thời điểm này, gia đ́nh chúng tôi lại đang chuẩn bị vượt biển chuyến thứ hai. Chung tôi làm lễ cầu nguyện 3 ngày liền cho hai cháu ở nhà thờ An Lạc, Chí Ḥa, rồi mặc dù vô cùng đau đớn, chúng tôi vẫn tiếp tục xúc tiến cuộc hành tŕnh vượt biển với cả gia đ́nh.


    C̣n tiếp...

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng tôi rời Sài G̣n vào ngày 28 tháng 12 năm 1979 lúc 4 giờ sáng để đi xuống Rạch Giá.

    Qua 4 giờ sáng ngày 29-12 th́ ghe của chúng tôi ra khơi, chiếc ghe mang số VNKG 0980, dài 13 m, ngang 2,5m, chở 120 người.




    Ghe chạy tới 7 giờ chiều ngày 30-12 th́ gặp hải tặc Thái Lan (trên tàu cướp có treo cờ Thái Lan), chúng xáp lại cướp lần đầu. Cướp xong, chúng bỏ đi.

    Qua 8 giờ sáng ngày 31-12 lại gặp một tầu cướp khác. Lần này cướp xong, chúng phá máy tầu. Một chuỗi 8, 9 tiếng nổ phát ra ở hầm may làm chiếc ghe lập tức bị chao đi và ch́m lỉm ngay ít phút sau đó. Tất cả mọi người trên ghe đều la khóc kinh hoàng.

    Vào những giây phút cực kỳ khiếp đảm này, vợ chồng chúng tôi không nói được với nhau câu nào. Tôi chỉ c̣n kịp nh́n thấy nhà tôi với vẻ mặt hết sức kinh hoàng, thảng thốt. Rồi tôi cuối xuống hôn hai con chót của tôi là cháu Tài (8 tuổi) và cháu Trí (4 tuổi).

    Tôi cũng nghe thấy tiếng cháu Thùy kêu la: “Cha ơi... chú Tuynh ḱa..” và cháu Trang la lên “Cha ơi ... chết rồi..” Rồi ghe ch́m lỉm. Lúc đó nhà tôi vẫn ở bên cạnh tôi. Nhưng nhà tôi không hề níu kéo lấy tôi. Đây là sự hy sinh cao cả cuối cùng của nhà tôi dành cho chồng con. Nhà tôi không muốn tôi bận bịu, vướng mắc giữa sóng biển để tôi có cơ hội cứu các con.

    Khốn thay, một con sóng độc ác đă ùa tới nhận ch́m tất cả những người thân yêu của tôi. Tôi không c̣n thấy ai nữa. Chỉ có sóng nước ngập đầu.

    Ngay lúc đó tôi được một người cháu tên Phương níu tôi lại và tôi bíu vào một cái can nước. Tôi ôm cái can một cách hoàn toàn theo bản năng. Và lúc tôi mở được mắt ra th́ tôi thấy nhà tôi vật vờ ngay trước mắt.. Rồi sau đó tôi ngất đi, không c̣n biết ǵ nữa.

    Khi tỉnh dậy tôi nh́n thấy ḿnh đang nằm trên tàu của hải tặc. Bên cạnh tôi là hai em Hùng và Châu đang làm hô hấp nhân tạo cho nhà tôi, chắc là nhà tôi vừa được các em vớt lên. Tôi cũng gượng dậy để ra phụ giúp nhưng bọn hải tặc đă ra hiệu là phải hất nhà tôi xuống biển. Thật không c̣n ǵ tan nát hơn ḷng tôi lúc đó. Tôi nhào lại, ôm nhà tôi vào ḷng, đau đớn nh́n nhà tôi hai mắt vẫn c̣n mở nhưng thân h́nh đă bất động.

    Tôi đă đă dùng tay vuốt cho hai mắt của nhà tôi khép lại rồi tôi khiêng ở đầu, hai em Hùng và Châu khiêng ở chân hạ nhà tôi xuống biển. Đó là lần cuối cùng tôi ở cạnh nhà tôi. Những giây phút đau đớn nhất của một đời người.

    Một cơn sóng áp tới. Biển xanh bao vây nhiều sóng dữ đă vĩnh viễn lôi cuốn đi người vợ thân yêu nhất đời của tôi. Không bao giờ tôi c̣n gặp lại. Không có cả một nấm mồ để tôi lui tới thăm viếng. Một thoáng lay động trên mặt biển. Rồi vĩnh viễn chia ĺa.

    Ôi đau đớn nào cho bằng sự đau đớn mà tôi đă phải chịu đựng. Tất cả những người thân yêu nhất của tôi đă ra đi trong khoảnh khắc.

    Khi chết, nhà tôi bận một cái quần đen, một cái áo montagut đen. Nét mặt nhà tôi không tỏ vẻ đau đớn ǵ cả. Chỉ có nét thảng thốt thoáng qua trên khuôn mặt b́nh thản. Đó là h́nh ảnh cuối cùng của nhà tôi mà tôi ghi nhớ được trước giây phút ngàn năm vĩnh biệt.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 11-11-2011 at 04:40 AM.

  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kiểm điểm lại, chẳng những nhà tôi chết trên biển mà tất cả bốn đứa con của tôi đều chết đuối hết, cháu Thanh Thùy, cháu Thùy Trang, cháu Duy Tài, cháu Duy Trí, những người thân yêu nhất của đời tôi đă vĩnh viễn đi vào ḷng biển sâu.

    Tôi tưởng rằng nếu trên đời này có những thảm họa đau đớn nào th́ thảm họa giáng xuống gia đ́nh của tôi phải kể là một trong những thảm họa lớn nhất, khủng khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng của một con người...

    Cùng số phận với vợ con tôi c̣n có 65 người khác nữa đi cùng ghe với tôi cũng đă bị chết ch́m. Như thế, cả thảy 70 sinh mạng thuyền nhân trong ghe này đă bị chết dưới bàn tay bạo tàn của hải tặc.

    Số c̣n lại được hải tặc đưa vào đảo Kra, một ḥn đào nằm trơ vơ giữa biển cả trong Vịnh Thái Lan.

    Đảo này bây giờ trở thành địa ngục của dân Việt Nam tị nạn bằng thuyền. Bởi v́ bất cứ ai bị đưa vào đây đều trở thành nạn nhân của sự bạo hành: Tra tấn đàn ông để khảo của, và bắt chỉ chỗ trốn của phụ nữ, c̣n phụ nữ th́ lẩn lút trong hốc núi, trong rừng sâu hay trong vách đá ngầm nhô ra ngoài biển.

    Trên đảo có nhiều dấu tích thảm thương của đồng bào đi trước để lại như những hàng chữ viết lên vách đá, những mớ tóc đàn bà vương văi rải rác khắp mọi nơi (chắc là được cắt đi để giả trai) và cả những xác thuyền, những ngôi mộ của những người đă bỏ xác ở đó.

    Chúng tôi được đưa lên đảo vào lúc 6 giờ chiều ngày 31-12 năm 1979. Ḷng đớn đau, thân xác ră rời, bệnh hoạn.

    Các em tôi phải t́m kiếm cỏ khô trải thành nệm cho tôi nằm, lo t́m thức ăn cho tôi ăn. V́ tôi quá đau ốm nên chú Chiếu đă chịu khó đi mày ṃ ở khắp mọi chỗ, ḅn mặt ở những nơi có vật dụng vương văi của đồng bào đi trước bỏ lại để t́m kiếm cho tôi những viên thuốc. Có những viên đă vữa nát v́ nắng mưa, có những viên ṃn vẹt chỉ c̣n lại một phần tư nhưng tôi vẫn cố nuốt để cầm cự được cho sức khỏe đă vô cùng suy sụp của tôi.

    Sáu ngày trên đảo là sáu ngày buồn thảm, kinh hoàng. Đói, bệnh và những nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của tâm hồn tôi. Trong khi ấy, các phụ nữ đi cùng ghe vẫn phải lẩn trốn như những con vật vô phương tự vệ trước những cuộc lùng sục bạo tàn của hải tặc.


    Đến ngày 6 tháng 1 năm 1980, chúng tôi được Cao Ủy LHQ phát hiện (bằng trực thăng bay qua đảo) và đưa thuyền ra đón vào quận Pakphanang thuộc tỉnh Nakorn Sri Thamaraj. Ở đó 18 ngày làm thủ tục với cảnh sát Thái, th́ chúng tôi được đưa về trại Songkhla ngày 23-1-1980.

    C̣n tiếp...

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hôm nay là ngày 10 tháng 4 năm 1980, là ngày thứ 100 nhà tôi và các cháu chết trên biển, trong Vịnh Thái Lan trên đường vượt thoát xứ CS để đi t́m tự do.

    Tôi đang ở trại tị nạn Songkhla. Cách đây 50 ngày, Cha Tuyên Úy Joe Devlin đă dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho nhà tôi và các con tôi tại nhà thờ ở trong trại.

    Hôm nay, nhân dịp 100 ngày, Người cũng dâng lễ cầu nguyện cho.

    Tôi vô cùng đớn đau, vô cùng chua xót nhớ lại những người thân yêu nhất của đời tôi. Vợ tôi, sáu con tôi đă vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.

    Lạy Chúa, xin Chúa hăy xót thương cho những linh hồn đă chết đớn đau trong thảm họa đớn đau chung của cả Dân Tộc Việt Nam chúng con. Xin Chúa hăy cứu vớt linh hồn vợ con, các con của con để đưa tất cả về nơi an nghỉ b́nh an hạnh phúc đời đời nơi nước Chúa. Xin Chúa hăy giúp con đầy đủ can đảm để đứng vững sau cơn gió băo khủng khiếp của đời người, để cho con c̣n đầy đủ minh mẫn, đủ sức khỏe để lo lắng cho đứa con trai duy nhất của con c̣n đang sống ở Đài Loan. Con đă chịu đau thương quá nhiều. Con cầu nguyện ơn Chúa ban xuống cho tất cả thân nhân c̣n lại của con, các đồng bào của con, những người sẽ vượt biển ra đi đều tới bến bờ b́nh an.



    Songkhla, ngày 10 tháng 4 năm 1980

    Vũ Duy Thái

    (Nhân giỗ 100 ngày của vợ và các con chết trên Biển Đông)

    (Trích: Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ấn hành 1981)

    http://saigontimesusa.com/bai/thuyen...biendong.shtml

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CÁI GIÁ CUẢ TỰ DO : CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065



    Vấn đề thuyền nhân Việt Nam lại được khơi dậy, khi chúng tôi được tin vào thứ Tư ngày 11 tháng này, Chương tŕnh Phóng sự Nước Ngoài trên hệ thống Đài ABC ở Úc sẽ cho chiếu một phim tài liệu về Thuyền Nhân Việt Nam, và bi cảnh ấy cũng sẽ được Đài truyền h́nh CNN ở Hoa Kỳ phổ biến.

    Nội dung phim do Đài ABC thực hiện nhân chuyến "Về Bến Tự Do" vào tháng 9 vừa qua, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trụ sở tại Úc tổ chức, nói về chuyến tàu định mệnh MT065 đi từ Mỹ Tho, chở hơn 300 thuyền nhân Việt Nam bị ch́m ở bờ biển Malaysia hồi đầu tháng 12 năm 1978, khiến hơn 170 người thiệt mạng.

    Trong khi gần một triệu thuyền nhân đă đến được các trại tỵ nạn, th́ cũng chừng ấy số người đă vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.


    Cơn ác một thuyền nhân


    Những ai đă trở về các nước vùng Đông Nam Á, nhất là đến Malaysia và Indonesia, dừng chân tại những nghĩa trang thuyền nhân, đều cảm thấy bùi ngùi thương cảm cho những người khước từ một thiên đường huyển hoặc, đành gạt lệ rời bỏ quê hương làng mạc, ruộng vườn, người thân… để liều ḿnh vượt trùng dương t́m đường sống trong cái chết.

    Trong khi gần một triệu thuyền nhân đă đến được các trại tỵ nạn, th́ cũng chừng ấy số người đă vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.

    Cũng trong chuyện bỏ nước ra đi đó, ngày 26-11-1978 tàu Kim Hoàng MT065- tức Mỹ Tho 065, chỡ trên 300 Hoa Kiều đăng kư bán chính thức vượt biên rời Việt Nam. Sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả, khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 30-11-1978 th́ tàu tới bờ biển Malaysia.

    V́ chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, lính biên pḥng Mă Lai bắn ra không cho tàu cặp bến, tàu phải bỏ neo cách bờ khoảng 200 thước chờ trời sáng t́m phương cách giải quyết. Nửa đêm băo tới. Khoảng 5 giờ sáng th́ tàu ch́m khiến trên 170 người thiệt mạng. Tử thi được mai táng trong hai ngôi mộ tập thể tại tiểu bang Kelantan ở Malaysia.

    Tháng 8-2005, lần đầu tiên phái đoàn người Việt hải ngoại, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) trụ sở ở Úc tổ chức, đă đến thăm viếng và cúng tế ở nơi này. Tháng 9-2008 vợ chồng tài công tàu Kim Hoàng theo phái đoàn VKTNVN trở về thắp nén nhang cầu nguyện cho hai đứa con, một đứa cháu và tất cả những người không may mắn đă vĩnh viễn gửi thân nơi xứ lạ quê người ṛng ră trên 30 năm qua.

    Hồi tháng 4 năm 2000, bài viết của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về chuyến vượt biên của ḿnh, được đang tải và phổ biến mọi nơi. Trong chuyến đi kinh hoàng đó, vợ và con của anh đă thiệt mạng.

    Qua bài viết, nhà văn mô tả khá chi tiết về chuyến tàu định mệnh này, và cho thấy phe tài công, chủ tàu cùng gia đ́nh đă bỏ tàu lên bờ; v́ không người điều khiển nên tàu ch́m, khiến trên 170 người mạng vong..

    C̣n tiếp...

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    *Uẩn khúc trên tàu MT065

    Anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN rất băn khoăn về vấn đề này. Gần đây anh t́m gặp anh Phạm Văn Hoàng, từng là tài công MT065 vừa nói, và ra sức t́m hiểu chi tiết biến cố sáng mùng 1-12-1978 này.

    Chúng tôi liên lạc được với anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, cùng tài công Phạm Văn Hoàng của tàu MT065, hiện cư ngụ tại Melbourne, nước Úc.

    Qua cuộc trao đổi sau đây, câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi nêu lên với anh Trần Đông là làm sao anh có thể t́m ra được ngôi mộ tập thể mai táng 123 thuyền nhân tàu Kim Hoàng MT065? Và làm sao anh biết chắc đó chính là mộ của những nạn nhân này? Anh Trần Đông giải thích:

    Trần Đông: Tháng 8 năm 2005, trong chuyến trở về thăm Malaysia, chúng tôi được đưa đến thăm khu nghĩa trang ngôi mộ tập thể thuyền nhân Việt Nam ở Cherang Ruku thuộc bang Kelantan phía Bắc Malaysia. Chúng tôi thấy trên ngôi mộ này có 5 tấm bia, ghi ngày mai táng là mùng 1 tháng 12-1978, và danh sách tên 123 người đó có ghi rơ thuộc tàu MT065. Lúc đó chúng tôi chưa biết MT065 là tàu nào, và vấn đề đưa đến tai nạn ch́m tàu xảy ra như thế nào. Chúng tôi chỉ thắp nhang cầu nguyện để ghi nhận bi cảnh ấy thôi. Măi về sau chúng tôi mới được biết chi tiết nhiều hơn.

    C̣n tiếp...

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thanh Quang: Thưa anh, có gần 180 người thiệt mạng trên tàu MT065, nhưng tại nghĩa trang Cherang Ruku vừa nói th́ chỉ mới có 123 người. Như vậy những thi thể c̣n lại được mai táng ở đâu?

    Trần Đông: Trong chuyến về thăm Malaysia hồi tháng 8 vừa nói, tại mạn Bắc của bang Kelantan, chúng tôi có đến một nghĩa trang khác cách nghĩa trang Cherang Ruku khoảng 30 cây số về phía Bắc, th́ chúng tôi phát hiện một ngôi mộ tập thể thuyền nhân ở đó, tên Balai Bachok, nơi mai táng 46 người, gồm 43 thuyền nhân người lớn và 3 thuyền nhân trẻ em. Và trong những chuyến đi Malaysia sau này, chúng tôi cũng t́m hiểu xem chiếc tàu nào bị ch́m ở Balai Bachok. Nhưng tất cả cư dân địa phương mà chúng tôi ḍ hỏi đều không ai biết 46 thuyền nhân mai táng ở Balai Bachok thuộc tàu nào. Chúng tôi chỉ ghi nhận được sự kiện là ngôi mộ này được thành lập hồi mùng 4 tháng 12-1978, tức 3 ngày sau tai nạn ch́m tàu MT065 ở Cherang Ruku. Măi sau này, khi đúc kết nhiều sự kiện khác nhau, th́ chúng tôi mới suy ra và chắc chắn rằng những nạn nhân được mai táng tại ngôi mộ tập thể Balai Bachok đó thuộc tàu MT065.

    Thanh Quang: Bây giờ, chúng tôi xin được hỏi anh Phạm Văn Hoàng, tài công chuyến tàu định mệnh này. Thưa anh Hoàng, đầu năm 1978, anh là chủ tàu Kim Hoàng MT065?

    Phạm Văn Hoàng: Dạ phải.

    Thanh Quang: Tàu dài bao nhiêu thước, tàu biển hay đi sông, thưa anh ?

    Phạm Văn Hoàng: Dạ tàu dài 18 thước, đi biển hồi đó tới giờ.

    Thanh Quang: Trang bị máy ǵ ?

    Phạm Văn Hoàng: Máy Rey 6 (Rey 671).

    Thanh Quang: Thưa anh, khi vượt biển th́ tàu này là tàu đăng kư. Như vậy anh vẫn c̣n là chủ tàu, hay đă bán tàu cho người khác?

    Phạm Văn Hoàng: Dạ đi đăng kư th́ người Việt ḿnh không đăng kư được, phải người Tàu mới được đăng kư. Chiếc tàu này có người giới thiệu nên tôi bán cho hai anh Tàu ở Sài G̣n xuống mua. Một anh tên Lu Uởn, c̣n anh kia người ta kêu là Tư Lùn.

    Thanh Quang: Như vậy nhiệm vụ của anh trong chuyến đi này là ǵ?

    Phạm Văn Hoàng: Tài công.

    Thanh Quang: Xin anh tóm lược những ǵ đă xảy ra vào chiều ngày 30 tháng 11 và sáng mùng 1 tháng 12-1978.

    Phạm Văn Hoàng: Chiều đó, khoảng 5 giờ th́ tụi tôi tới sát bờ đất Mă Lai thuộc tiểu bang Kelantan, bị lính biên pḥng bắn, không cho tụi tôi lội vô bờ. Lúc đó tàu tôi neo cách bờ từ 100 tới 200 thước, để chờ đợi Cao Ủy LHQ tới.. Nhưng không may, tới khoảng 1 giờ khuya th́ băo tới. Đến 5 giờ sáng, tụi tôi cho một số người lội vô bờ để thương lượng, nhưng vẫn có một đoàn xe Mă Lai pha đèn ra, rồi nó bắn ra, không cho tụi tôi vô. Nhưng rồi tôi thấy chiếc tàu không thể nào chịu nỗi nữa, v́ càng lúc băo càng lớn, sóng càng to, mưa gió quá chừng. Lúc đó tôi mới nói là bây giờ ḿnh cứ ôm phao lội vô bờ. Khi một số người lội được vô bờ th́ trong ṿng nửa tiếng đồng hồ, tàu bể ra, ch́m. Tôi bị chết 2 đứa con.

    Thanh Quang: Thưa anh, có người cho là tài công, rồi cả chủ tàu, bỏ mặc bà con trên tàu, trong khi họ lo t́m đường thoát thân, bất kể t́nh cảnh của bà con đi trên tàu, anh có ư kiến ǵ về vấn đề này không?

    Phạm Văn Hoàng: Có một số người, đại khái như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi có nghe đă kể vụ này trên Internet. Nhưng thực sự những người đó là khách, ngồi dưới hầm tàu th́ không hiểu bên trên tụi tôi điều hành như thế nào. Cũng như trong 2 người chủ tàu th́ có một người chủ tàu đă chết luôn cả vợ lẫn con. C̣n chủ tàu kia – là Tư Lùn, th́ một vợ và 4 đứa con gái của anh cũng chết hết, c̣n lại một thằng con trai thôi. Tôi th́ chết 2 đứa con. Em gái vợ tôi, là thợ máy, chết một đứa con. Như vậy không thể nào tụi tôi bỏ tàu chạy vô bờ. V́ cố ư chạy trước, th́ tụi tôi đâu có chết người nào?

    Thanh Quang: Cám ơn anh Phạm Văn Hoàng rất nhiều.

    Phạm Văn Hoàng: Dạ, cám ơn anh.


    C̣n tiếp...

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    *Đâu là sự thật?

    Thanh Quang: Xin trở lại với anh Trần Đông, thưa anh, qua phần t́m hiểu của anh với anh Nguyễn Ngọc Ngạn, tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác nữa, th́ đến hôm nay, anh có nhận xét ǵ về biến cố tàu Kim Hoàng MT065?

    Trần Đông: Sau khi nghiên cứu kỹ bài viết của anh Nguyễn Ngọc Ngạn, và t́m hiểu qua tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác, th́ chúng tôi rút ra được một số kết luận. Thứ nhất, về bài viết của anh Ngạn, anh Ngạn có ghi là "Khi tôi tĩnh lại trên bờ th́ thấy ḿnh nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước từ trong bụng ọc ra giúp cho tôi hồi sinh".

    Như vậy anh Ngạn từ lúc bị ngất xỉu cho đến khi bị trôi dạt lên bờ th́ khoảng thời gian đó không quá 5 phút, v́ quá 5 phút, tế bào năo sẽ chết và nạn nhân sẽ chết luôn. Do đó, kết luận thứ nhất là từ chỗ tàu bị đắm cho tới băi biển, khoảng cách đó cũng rất là ngắn, mà theo anh Hoàng là không quá 200 mét, th́ điều đó là đúng.

    Điểm thứ hai, trong bài văn của anh Ngạn, anh Ngạn có viết là "Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nh́n quanh. Lính Mă Lai đang quay những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được phép cứu những người ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu th́ tôi chắc là trong đám người kia, ít lắm cũng có cả chục người được sống dậy".

    Phần này, theo chỗ chúng tôi t́m hiểu th́ cũng không được đúng hẳn. Theo như lời anh Hoàng th́ trong số những người sống sót, cũng có nhiều người tham gia vào việc cấp cứu những người c̣n sống, thí dụ như sốc nước hay làm những động tác hồi sinh để cho nạn nhân được sống lại.

    Điểm thứ ba trong bài viết này là "Lính Mă Lai không cho cứu là bởi v́ những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và đô-la giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo.v.v…".

    Vấn đề những người chết, khi xác họ dạt vào bờ th́ lính Mă Lai có lục soát, lấy giấy tờ và lấy vàng bạc th́ phần này có đúng, theo ghi nhận của những người mà chúng tôi t́m hiểu được.

    Về điểm thứ tư trong bài viết của anh Ngạn, là "Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại băi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, t́m thêm được một số xác chết nữa nhưng cũng không thấy vợ tôi". Khi liên kết sự kiện này cho đến sự kiện ngôi mộ tập thể Balai Bachok, cũng như theo lời một nhân chứng nữa, th́ nhân chứng thứ hai này cho biết là 3 ngày hôm sau, cảnh sát Mă Lai có vào trại và đưa một số người ra để giúp việc mai táng.

    Riêng trong phần viết của anh Ngạn, anh ấy đưa một chi tiết thú vị, đó là đi bộ xuống hướng Thái Lan. Thật ra là đi lên, v́ đi xuống là phía Nam, c̣n đi lên là về hướng Bắc, giáp với Thái Lan. Đi bộ dọc lên phía trên và t́m kiếm thêm một số xác chết nữa. Như vậy tức là sóng biển nó dập hướng lên trên, và ngôi mộ tập thể Balai Bachok, nơi chôn 46 thuyền nhân, cách hướng Bắc của mộ tập thể Cherang Ruku khoảng 30 cây số, tức cũng hướng về phía trên.

    Vậy khuynh hướng lúc xảy ra vụ ch́m tàu MT065, là một số xác bị đẩy lên trên mạn Bắc. Cho nên 3 ngày hôm sau – tức ngày 4 tháng 12-1978, 46 xác chết của tàu MT065 đă trôi dạt vào bờ Balai Bachok, và người ta vớt chôn tại ngôi mộ tập thể thứ nh́ gồm 43 người lớn và 3 trẻ em như vừa nói.

    Do đó, khi nối kết các sự kiện lại với nhau, chúng ta có thể biết được chính xác là nghĩa trang ở Balai Bachok cũng là nạn nhân của tàu MT065.

    Điểm thứ 5, qua những bài viết và qua lời kể của anh Phạm Văn Hoàng cùng nhiều người khác nữa, th́ chúng ta thấy phần lớn những người phụ nữ và con nít được ở trên boong tàu, c̣n thanh niên và người lớn phần lớn ở dưới hầm. Cho nên khi tàu bị lật, th́ những người trên boong ngă xuống nước hết. Những người trong hầm khó có thể thoát ra được.

    Tính theo số tuổi của những người đă chết th́ chúng tôi sơ kết như vầy: Có 3 người không biết tuổi là bao nhiêu. 26 người tuổi từ 30 trở lên. 43 người tuổi từ 15 tới 30. Và 51 người tuổi dưới 15. Như vậy phần lớn những người chết có tuổi từ 15 trở xuống.

    Thưa quư vị, phần kết luận chung của chúng tôi là trong t́nh cảnh như vậy, việc quy kết trách nhiệm là ai - của chủ tàu hay tài công hoặc của người nào?

    Phần lớn những người c̣n sống sót, sau khi vào trại, theo lời kể của một số người, th́ rất nhiều người, v́ gia đ́nh, thân nhân bị chết nên họ cũng có tố cáo với Cao Ủy và cảnh sát Mă Lai rằng chủ tàu và tài công bỏ tàu, đưa gia đ́nh vào bờ, khiến tàu không người điều khiển nên bị lật và ch́m.

    Nhưng qua lời anh tài công Hoàng cho biết rơ ràng th́ chính phe chủ tàu và tài công cũng đều là nạn nhân của bi cảnh này. Hơn nữa, theo lời họ kể, th́ họ vào bờ là để thương lượng với cảnh sát Mă Lai nhằm t́m cách giúp đỡ cho cả tàu, chứ không phải họ vào bờ để bỏ tàu.

    Thưa quư vị, đó là thảm cảnh đă xảy ra. Và thảm cảnh này một phần phát xuất từ lỗi lầm của nhà cầm quyền cộng sản VN khiến rất nhiều người bỏ nước ra đi.

    Một phần nữa là ở Malaysia, do chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, và chính sách này không chỉ Mă lai áp dụng, mà cũng ở tại Thái Lan nữa.



    Chúng tôi biết là đa phần mồ mả của thuyền nhân tại Malaysia đều là nạn nhân được mai táng trong khoảng thời gian 1978-1979.

    ***

    Mới đó mà đă 30 năm trôi qua. Câu chuyện được ghi lại, không phải cố ư khơi lại một nỗi buồn quá khứ, không nhất thiết để hằn thêm một nét hận thù, cũng không phải nhằm nhắc lại một tội ác, mà chủ yếu là để t́m hiểu thêm và làm sáng tỏ một uẩn khúc, để những người vĩnh viễn nằm xuống trong 30 năm qua, biết đâu họ ṃn mơi trông chờ người thân, nay được người thân biết đến.

    THANH QUANG, RFA BANGKOK

    http://saigontimesusa.com/bai/thuyen...ncamdong.shtml

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CÁI GIÁ CUẢ TỰ DO : CHUYẾN HẢI HÀNH TANG TÓC

    Chuyện kể như một nén hương chiêu niệm gởi đến linh hồn của gần nửa triệu đồng bào đă bỏ ḿnh dưới đáy biển Đông và trong rừng thẳm Campuchia, trên đường vượt thoát t́m dự do.

    Người viết xin thay mặt 262 thuyền nhân sống sót tri ân ṭa đại sứ Mỹ ở Bangkok, vị thuyền trường và thủy thủ đoàn của tuần dương hạm US ROBINSON 12 đă cứu sống chúng tôi đêm 12-12-1980 trên biển Đông.



    Vào một buổi tối đầu tháng 12 năm 1980, gia đ́nh chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn tṛn giữa nhà trong một chung cư ở Sài G̣n.

    Nét mặt mọi người lúc đó thật u buồn, hiện hữu nét trầm uất đọng lại từ bao ngày. Tôi nói cho các con tôi biết cái quyết định vượt biên của tôi và đứa con trai út duy nhất 15 tuổi mà tôi và mẹ chúng đă suy nghĩ, toan tính từ lâu.

    Chúng tôi bàn với nhau về hậu quả có thể có của chuyến đi.

    Những giọt nước mắt bắt đầu ứa ra, giọng nói của vợ tôi ngắt quăng, nghẹn ngào.

    Tôi hỏi thằng út: “Con bằng ḷng đi với ba không?”. Nó gật đầu quả quyết, nét ngây thơ biến hẳn, đưa tay gạt nhanh giọt nước mắt đang đọng.

    Tôi nói tiếp: “ Trên đường đi nếu ba chết, con phải tiếp tục đi với mấy người trong nhóm của ḿnh. Nếu con chết, ba sẽ cùng chết với con.”

    Đó là lời nói cuối của một cuộc họp mặt gia đ́nh hiếm có, bi thảm như một lời trăn trối.

    Chúng tôi chỉ có ba đứa con, 2 gái, 1 trai. Giây phút đó, đứa con gái lớn và chồng nó đang ngồi gục đầu trên bàn, đứa con gái kế ṿng tay trước ngực, ngước mặt lên trần nhà, bất động.

    Trời Sài G̣n nóng bức. Tôi nghe buốt cả ḷng. Tôi bước ra hiên trong khi vợ tôi đang ôm thằng út. Tang thương đến thế là cùng. Trên cao hăy c̣n đôi v́ sao sáng. Thuyền chưa tách bến mà những gian truân nội tại đă bắt đầu.

    Một tuần sau, chuyến đi xa thật sự xảy ra.

    Tổ chức có xe đưa đón từ tụ điểm. Phải đi tới, đi lui nhiều lần mới thoát. Lần nào vợ con tôi cũng đưa chúng tôi đến nơi lúc trời chưa sáng, đứng núp ở đâu đó nh́n theo mà khóc thầm.

    Trong số người đưa tiễn đứng bất động trên đường nh́n xe lăn bánh có một người cha tuổi trung niên tiễn hai đứa con ở tuổi vị thành niên. Lần nào ông cũng cưỡi vespa chạy theo xe ra quá Phú Lâm, đến khi xe khuất dạng mới ngừng lại ngơ ngác đứng nh́n.

    Ôi, hành tŕnh biển Đông! Đây mới chỉ là những bước đi trên bộ mà sao đă đẫm đầy nước mắt.

    Rồi đến một hôm, từ 8 giờ sáng xe đưa chúng tôi đi suông sẻ, qua bắc, qua phà, vượt những dặm dài trên quê mẹ. Ở mỗi chặng dừng chân, số người đi “hôi” cũng không ít.

    Trời tối dần, trăng lên thật sáng. Xe lướt qua những cánh đồng mênh mông, vắng lặng.

    Đây là lúc những kẻ đi “hôi” bị đạp xuống đường. Xe băng băng để lại đằng sau tiếng la hét, chửi rủa nhỏ dần. Đồng ruộng miền Nam c̣ bay thẳng cánh. Nghĩ đến quê hương bỏ lại, nghĩ đến vợ con, tôi ôm chặt thằng út vào ḷng, thương quá đi thôi.

    Xe bỗng nhiên dừng lại giữa đồng cạnh một xe tải bít bùng. Cánh cửa nhỏ ngụy trang bên hông xe tải mở ra, họ đầy chúng tôi chui vào như bầy gia súc vào chuồng. Cửa đóng lại, xe chạy đi.

    Trong xe tối đen như mực. Sàn xe và đám người lổn ngổn như bầy thú. Xe tải lớn chạy trên đường ruộng hẹp, lồi lơm, hất chúng tôi lên xuống như những quả banh. Những đứa trẻ mới đáng thương làm sao!

    Xe chạy đến quá khuya, họ đưa chúng tôi xuống một ghe chài khá lớn. Từ bờ sông ḅ xuống ghe y như đang đột kích vào đất địch. Ngồi trong ghe tối như bưng. Biết là trong ghe đang có đông người nhưng nh́n không rơ mặt. Mệt quá chúng tôi thiếp đi.

    Sáng ra nh́n quanh trong ghe, số người quá đông, già trẻ ước chùng trên 300 người như là đi “bán chính thức”! Sau này biết ra là họ mua băi, mua bến.

    Chúng tôi là đợt chót được tiếp nhận. Đây là bến nước Cần Thơ, ghe sẽ đi trên sông này đưa chúng tôi xuống Cà Mau để lên tàu ra biển.

    Ghe đi chầm chậm trên sông. Nắng nung lửa trên đầu. Ghe thường chui qua các cây vắt ngang, sợ lộ, họ dùng bạt che kín chúng tôi lại. Một số đông bị ngộp thở, nhất là trẻ nít. May là một ngày trên sông rồi cũng qua nhanh.

    Chiều lại trời mát, mọi người có vẻ hồi sinh. Họ cho ăn trưa và tối. Khẩu phần là tô cơm với chút mắm dưa.

    Tôi và anh Th. t́nh nguyện chia phần ăn đến mọi người. Được biết anh Th. trước đây du học Mỹ, có bằng BS. Anh vượt biên với vợ và đứa con trai độc nhất 9 tuổi. Cùng đi với người chị và ba con nhỏ, với hai cháu gọi chị bằng cô, ở tuổi vị thành niên, con của người đàn ông cỡi vespa nói ở trên.

    Ngoài số thuyền nhân trên 300 người, trong ghe c̣n có vài ba người mặc sắc phục công an, bộ đội, có vơ trang, đi qua đi lại nhằm gây cảm giác sợ hăi để dễ bề uy hiếp. Tôi linh cảm có cái ǵ không ổn trong tổ chức. Đưa người vượt biển lúc đó là một thực tế đầy bẫy rập. Họ chỉ cần thu đủ vàng rồi đầy con thuyền ra biển, sống chết mặc bay.

    Tôi và nhiều người đă nhận ra điều đó, nhưng trễ rồi, đành phó mặc cho số mạng, cầu xin một may mắn t́nh cờ. Mặt trời đang xuống thấp. Ghe đi trong hoàng hôn đổ ra cửa biển. Hai bên bờ sông lúc ấy vắng lặng. Những tấm bạt được cuộn lại. Bầu trời thật sâu với cả một ṿm sao. Trăng sáng nhàn nhạt.

    Giờ ra khơi sắp điểm. Tôi nắm chặt tay con tôi trong một tâm trạng lo âu, trí óc chai cứng. Th. và tôi nh́n nhau thầm khuyến khích và chúc lành.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 14-11-2011, 05:53 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 06:40 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-03-2011, 12:43 AM
  4. KHI NHỮNG SỰ THẬT ĐƯỢC PHƠI BÀY!
    By Kiêm Ái in forum Tin Việt Nam
    Replies: 34
    Last Post: 27-10-2010, 01:56 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-10-2010, 06:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •