Results 1 to 7 of 7

Thread: Nghĩa của chữ "Nhân dân" trong xhcn VN, theo ông Đại Tá - Tiến Sĩ - VC "diễn nôm"

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Nghĩa của chữ "Nhân dân" trong xhcn VN, theo ông Đại Tá - Tiến Sĩ - VC "diễn nôm"

    Nghĩa của chữ "Nhân dân" trong xhcn VN, theo ông Đại Tá - Tiến Sĩ - VC "diễn nôm"

    Kể chuyện "VUI" (cười ra nước mắt cho dân Việt Nam) cho bà con VL nghe:

    SB có tham gia thảo luận về "Hiến Pháp Việt Nam" Ở ĐÂY

    Nhân dịp SB, có nêu lên thắc mắc và ư kiến của SB về các từ ngữ được sử dụng như : Nhân dân, Dân, Công Dân ... trong HP 1992 (Việt cộng) và của một số HP khác (đề nghị & viết bởi các nhóm khác)

    Th́ "không thấy ai" tham gia thảo luận trả lời cả ... Nhưng sau đó vài hôm th́ có một bài viết của ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang (csVN) đăng trên báo Quân đội Nhân dân giải thích về chữ "nhân dân" trong HP 1992 (=đang được Việt cộng áp dụng ở VN) ...

    Mời bà con cô bác Việt Land nói riêng và "dân Việt Nam" nói chung xem cho biết ... "nhân dân" Việt Nam trong/ dưới mắt của Việt cộng như thế nào.

    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    Chào hdat,

    Tiện thể cho tôi xin phép hỏi luôn,

    Bạn hiểu thế nào về những từ ngữ này:

    - Nhân dân
    - Dân
    - Công dân

    Tôi không hiểu tại sao csVN khoái dùng chữ Nhân Dân ... cái chi cũng là nhân dân. Ngay trong bản HP cho nước VN th́ cũng xài túi bụi ... Hết "nhân dân" th́ đến "công dân" => Làm sao dân VN hiểu đây? <= Đây cũng là một "quan tâm" của bạn Hdat mà phải không?

    Theo tôi th́ từ "nhân dân" là sai. Dân tự nó có nghĩa người rồi ... Chứ không lẽ thú vật cũng có thể là dân VN sao?

    Thí dụ:
    "Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, v́ dân"
    "Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của nhân dân, do nhân dân, v́ nhân dân" <= thừa thải


    Nhân dân là ai & công dân là ai? Ai là nhân dân VN? Và ai là công dân VN ?

    Bạn chê HP7 sử dụng ngôn ngữ Việt lủng củng và không rành rẽ ... Nhưng Dr. Tran th́ có một ḿnh và là người Việt hải ngoại <= tôi có thể thông cảm (sai vẫn chỉ ra & giúp được tôi sẽ giúp = phê b́nh chứ không phê phán/ chỉ trích) ...

    C̣n đảng cộng sản VN có cả một đảng đàng sau và là người Việt 100% (mà coi bộ bị lai Tàu khá nhiều)!!!

    Ai đáng bị "phê" nhiều hơn đây?

    Tôi không phải thuộc phe ông Dr_Tran đâu và cũng không có quen biết. Có thể nói thẳng với hdat như vậy!
    Nhân dịp Hdat "nhận định HP 7 & lấy HP1992 để so sánh". Tôi cũng có xem cả hai HP7 ( th́ chưa là HP của VN => không phê b́nh) , và HP 1992 th́ hiện đang được sử dụng ... Ngoài cái điều 4 và liên quan (độc tài/ phản dân chủ ... v.v. như rất nhiều người đă bàn luận), tôi c̣n thấy rất nhiều điều "mâu thuẫn" khác. Và "ngôn ngữ sử dụng trong HP 1992" cũng là một trong những thắc mắc của tôi . Một thí dụ điển h́nh th́ như "quoted" ở trên.

    Chuyện "lạ" xảy ra là

    Tôi đă đặt câu hỏi ở trên ( ngày 20/10/2011 và Hdat không muốn có ư kiến) th́ ngày 23/11/2011 có 1 bài viết giải thích về từ "nhân dân" của "Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang" đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân
    (link ở dưới):
    Đừng nhầm lẫn từ "nhân dân" trong hiến pháp

    Đọc giải thích của ông Đại tá , TS (mèn ơi nh́n quân hàm và học vị thấy phát rét) nhưng đọc bài viết th́ tôi chỉ có 2 kết luận:
    - Quân hàm Đại tá th́ có thể là thứ thiệt. Nhưng cái học vị TS th́ tôi rất là nghi ngờ . Nói rơ ràng hơn là tŕnh độ "pháp luật và luật pháp" của ông này đúng là ở vị trí cao của "đỉnh cao trí tuệ" của xhcn VN. Nghe ông Đại tá giải thích khái niệm "nhân dân" th́ mèn ui, đúng là "no italy ant" (= hết ư kiến) cho tui.
    - Nếu không phải là TS giấy... th́ đúng là Việt cộng xem dân chúng VN như con ong, cái kiến ... chẳng đáng 3 xu !!!

    Bà con nào thích thú th́ có thể xem, coi như "giúp vui - giải buồn vài trống canh" thôi và đừng có &^%$#& rồi nghẻn mạch tim, đau đầu ... chỉ tội t́nh cho bản thân & người thân thêm thôi.

    V́ những chuyện "bể dâu" đă có (hằng hà sa số) từ hơn nửa thế kỷ ở VN rồi (thằng khôn đi học thằng ngu dạy đời) . Ngày xưa th́ dân đá cá lăn dưa dạy đạo đức "kách mệnh" (= cắt/ bùm mệnh/ mạng) ... Ngày nay th́ tiến sĩ giấy dạy/ giảng luật rừng xanh... Thiệt là "trời đày" dân tộc VN.... VN có quá nhiều "thiên tài" gây tạo quá nhiều "thiên tai" ...
    ***
    Vài bài viết phản hồi của dân VN (nếu thích thú th́ bấm on links để xem):

    - "Chứng minh nhân dân" là cái của nợ

    - Cám ơn đại tá
    ***

    Có link sẵn trong "trích dẫn" ở trên.... Nhưng SB sẽ rinh bài vở liên quan về đăng cho quư vị xem ở Việt Land luôn cho "dễ dàng"
    NGUỒN

    Last edited by SilverBullet; 14-11-2011 at 02:35 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp

    Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp
    QĐND - Chủ Nhật, 23/10/2011, 22:1 (GMT+7)

    QĐND - Sau những thất bại liên tiếp trong âm mưu lôi kéo quần chúng nhân dân chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta vào dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, Hội đồng nhân dân các cấp và bầu các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị nước ta, các thế lực thù địch lại mượn danh “nhân dân” để kích động chính nhân dân chống lại những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng ư chí, nguyện vọng của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2001.
    Việc sửa đổi, bổ sung hay soạn thảo, ban hành một bản hiến pháp là một sự kiện chính trị trọng đại của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như của mỗi người dân v́ Hiến pháp khẳng định đường hướng phát triển đi lên của dân tộc, cơ cấu tổ chức hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước, quyền hạn và nghĩa vụ của nhân dân với tính cách là công dân đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc, chế độ. Nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực Nhà nước và là người thực hiện cuối cùng các quyết sách chính trị do chính ḿnh định ra. Nhân việc Việt Nam sắp sửa đổi bổ sung hiến pháp, một số người nhân dân "trí thức", "luật gia" đă viện dẫn ngay chính văn bản gốc, có tính pháp lư đầu tiên của nước ta, để rồi xuyên tạc tinh thần, tư tưởng đúng đắn của những văn bản đó. Khi trích dẫn bản Hiến pháp năm 1946 của nước ta, họ luôn mượn từ “nhân dân”, “dân tộc” để đối lập nhân dân với Nhà nước, với hệ thống chính trị và với Đảng ta hiện nay. Từ đó, họ xuyên tạc và bịa đặt Đảng ta đă “biển thủ”, “đánh cắp” hay “bắt cóc”, “cầm tù” bản Hiến pháp đó. Hành động xuyên tạc và bịa đặt đó nhằm kích động tư tưởng đa nguyên, tạo dựng ư thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa nguyên-cái mà nhân dân ta đă nhận thức rơ và không chấp nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên.

    Giả danh nhân dân, mượn từ nhân dân và cũng lợi dụng nhân dân, nhưng những “luật sư”, “trí thức” đó đă cố t́nh “không hiểu” hoặc lờ đi cái bản chất sâu sắc nhất tạo nên khái niệm “nhân dân” hay “công dân” được xác định trong Hiến pháp 1946. Nhân dân không chỉ được hiểu một cách phổ thông, đơn thuần là khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước trong một thời gian lịch sử nhất định. Nhân dân c̣n với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định. Nhân dân là chủ thể quyền lực của một chế độ xă hội nhất định. Nhân dân luôn mang tính cộng đồng dân tộc, song cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Chính v́ lẽ đó, ngay từ Lời nói đầu của bản Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (do Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thông qua ngày 9-11-1946) đă xác định rơ danh từ “nhân dân” là những người dân “đă giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng ḥa. Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đă thoát khỏi ṿng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đă gạt bỏ chế độ vua quan”. Rơ ràng, nhân dân là những người lao động, nông dân, công nhân, trí thức, binh sĩ, nhân sĩ, tiểu thương yêu nước đă bị thực dân, phong kiến bóc lột, áp bức tù đày, tước đoạt đi mọi quyền sống cơ bản của con người, quyền tự do phát triển của một dân tộc. Nhân dân ở đây c̣n là “toàn dân, không phân biệt giống ṇi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”… nhưng dứt khoát không thể là những kẻ đă áp bức, bóc lột, bám gót thực dân hay quan lại phong kiến, phản động Việt gian và tước đi các quyền cơ bản đó của đồng bào, dân tộc. Cho nên, không thể nhầm lẫn người lao động với kẻ áp bức, người yêu nước thương ṇi với kẻ phản bội quyền lợi quốc gia dân tộc. Vậy nên có một lời khuyên, các vị "trí thức", "luật sư" kia hăy đọc kỹ và học lại những từ rất cơ bản đó ở “Lời nói đầu” của bản Hiến pháp; đừng cố t́nh bỏ qua, xuyên tạc và bịa đặt như vậy.

    Sau khi nhân ta đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến vào năm 1945, trên đất nước ta c̣n có rất nhiều ngoại kiều, Pháp có, Anh có, Hoa có, Nhật Bản có, Bắc Phi có… và ngay cả những binh sĩ Pháp cũng có, nhưng họ là những người đă nh́n rơ bản chất của chế độ thực dân, đế quốc, phong kiến. Họ đă có lập trường đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, dân quyền của nhân dân các nước thuộc địa, đ̣i tự do cho các dân tộc bị áp bức, xâm lược. Chính v́ lẽ đó, mà Hiến pháp của nhân dân Việt Nam mới bảo vệ các quyền chính đáng đó của họ, không chỉ v́ phục vụ cho lợi ích của nhân dân các dân tộc đang bị áp bức đô hộ bởi thực dân, đế quốc trên toàn cầu, mà c̣n v́ chính quyền lợi của dân tộc, nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, Hiến pháp và pháp luật của nhân dân Việt Nam hiện nay cũng không ngăn cấm điều đó, miễn là những người có tư tưởng đấu tranh cho “dân chủ” và “tự do” ấy, không chống lại ư chí, luật pháp của nhân dân, quyền lợi của dân tộc Việt Nam, cũng như không chống lại lợi ích, luật pháp và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước mà nhân dân Việt Nam có quan hệ ngoại giao.

    Một điều quan trọng họ nêu ra là nhân dân Việt Nam có quyền tự quyết Hiến pháp của ḿnh không? Với nền văn hiến Việt Nam, tri thức văn hóa của nhân dân Việt Nam, nhân tài Việt Nam và với một địa văn hóa, chính trị thuận lợi, nhân dân Việt Nam không chỉ biết kế thừa và phát triển những truyền thống tinh hoa của dân tộc trong lịch sử lập quốc, lập hiến, mà c̣n tiếp thu những tri thức tiên tiến nhất của thời đại để thiết lập nên Hiến pháp của ḿnh. Nhân dân Mỹ, nhân dân Anh, hay nhân dân nước nào đi nữa đă tạo lập nên hiến pháp của ḿnh th́ nhân dân Việt Nam cũng tôn trọng họ, không can thiệp vào quyền tự quyết của nhân dân nước họ. Họ muốn chính thể, lập pháp, hành pháp và tư pháp ra sao, thành lập các tổ chức chính trị, xă hội, đảng phái như thế nào là công việc nội bộ của nhân dân nước họ. V́ lẽ đó, trong quan hệ quốc tế nhân dân Việt Nam cũng có quyền đ̣i hỏi không một nước nào, một thế lực nào, một cá nhân nào được can thiệp vào quyền tự quyết lập hiến của nhân dân Việt Nam; càng không được cả gan nhận ḿnh là “nhân dân” để phá hoại công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mối quan hệ giữa các quyền đó, việc lập các tổ chức chính trị, xă hội, đảng đoàn ra sao là do nhân dân Việt Nam, Quốc hội Việt Nam quyết định.

    Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang

    Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-Do...ap/7220575.epi

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    "Chứng minh nhân dân" là cái của nợ

    Ở dưới là một số bài viết "phản biện" của dân Việt Nam .


    "Chứng minh nhân dân" là cái của nợ
    Tŕnh Phụng Nguyên (danlambao)


    Đọc bài viết "Đừng nhầm lẫn từ "nhân dân" trong hiến pháp"của ông Đại tá TS (Tiến Sĩ ?) Nguyễn Văn Quang có nhiều bác hoang mang. Có bác bảo ông dốt, có bác bảo ông dối trá, có bác bảo ông kích động một cách nguy hiểm, có bác thấy buồn cười và… mệt, có bác… á khẩu.

    Riêng em th́ tin là ông Đại tá TS (Tiến Sĩ ?) rất mực thật ḷng và ăn ngay nói thẳng trong bài viết của ḿnh. Ông Quang với quân hàm Đại tá, tức là quan chức cao cấp của Nhà nước, bài của ông viết lại được đăng đàn trên QĐND, là tờ báo tuyên huấn ṇng cốt của đảng, nên em lại càng mănh liệt tin tưởng rằng đây là tư tưởng giáo huấn của một tầng lớp từ trên, đă được thống nhất quán triệt từ ban Tuyên giáo trung ương và cấp lănh đạo Nhà nước.

    Theo ư bài viết này - dù câu nọ chửi câu kia, dù múa bút tung hoả mù ở một số đoạn- cuối cùng th́ em cũng hiểu được điều ông Đại tá TS muốn nói "nhân dân" ở đây là ai, đồng thời cũng rút ra được một kết luận là… chẳng biết ḿnh là loại ǵ ở cái xă hội Việt Nam đương đại này, và có lẽ đại đa số đồng bào em cũng thế, cũng đang ở cùng trong hoàn cảnh ngơ ngác, ngờ vực chính con người ḿnh.

    Ông Đại tá TS viết:

    "Nhân dân không chỉ được hiểu một cách phổ thông, đơn thuần là khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước trong một thời gian lịch sử nhất định. Nhân dân c̣n với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định."

    "… nhân dân" là những người dân "đă giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng ḥa. Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đă thoát khỏi ṿng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đă gạt bỏ chế độ vua quan."

    Như vậy cụm từ "nhân dân"không phổ thông như chúng ta hiểu là người dân, mà nó giới hạn ở một "tầng lớp", một "giai cấp" được cho là "đại diện cho một quốc gia", giai cấp này đă giành chủ quyền cho đất nước, nắm quyền lănh đạo và chễm chệ cho đến hôm nay, sau tám mươi năm. Nói tóm lại -theo ư ông Đại tá TS và đồng đảng- "nhân dân" phải được hiểu là "tầng lớp" nắm quyền, đó chính là "giai cấp" Nhà nước, là hệ thống đảng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, tức là toàn đảng ngày nay, và chỉ có những ai là đảng viên, nằm trong hệ thống đảng, phục tùng đảng, mới đích thực là "nhân dân".

    Phải thế chứ! Cứ rơ ràng ra như thế đi chứ! Nhưng sao các ngài không nói ra cái "nội hàm" của hai từ "nhân dân" này ngay từ khi mới cướp chính quyền, cách đây tám mươi năm về trước, để chúng em khỏi ngây ngô tưởng bở, khỏi xum xoe hít hà, từ bấy lâu nay đă nhận vơ ḿnh là "nhân dân", thuộc về "nhân dân". Bây giờ th́ mọi người mới ngă tứ chi ra rằng: "Ủy ban nhân dân" tức là "Ủy ban đảng", "Hội đồng nhân dân" tức là "Hội đồng đảng", "Chính quyền nhân dân" tức là "Chính quyền đảng", "Quân đội nhân dân" tức là "Quân đội đảng", "Công an nhân dân" tức là "Công an đảng", "Toà án nhân dân" tức là "Ṭa án đảng", "Nhà nuớc của nhân dân do nhân dân và v́ nhân dân" tức là "Nhà nước của đảng do đảng và v́ đảng", và tất nhiên "c̣n đảng c̣n ḿnh" tức là "c̣n nhân dân c̣n ḿnh", vân vân và vân vân…. Hợp lư quá đi chứ, thế mà cứ ấp a ấp úng từ cả mấy thế hệ nay, để rồi người này người kia ư kiến ư c̣, kiến nghị này nọ lung tung cả lên.

    Nên - lẽ đương nhiên- rất dễ hiểu khi ông Đại tá TS viết tiếp (Ở phần trích này em xin được thay cụm từ "Nhân dân Việt Nam" bằng từ "đảng" cho đơn giản và dễ hiểu):

    "...V́ lẽ đó, trong quan hệ quốc tế đảng cũng có quyền đ̣i hỏi không một nước nào, một thế lực nào, một cá nhân nào được can thiệp vào quyền tự quyết lập hiến của đảng; càng không được cả gan nhận ḿnh là "đảng" để phá hoại công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc của đảng. Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mối quan hệ giữa các quyền đó, việc lập các tổ chức chính trị, xă hội, đảng đoàn ra sao là do đảng, Quốc hội Việt Nam (cũng là đảng) quyết định."

    Thế mà chẳng mấy ai chịu hiểu ra, lại c̣n "cả gan" giả danh lợi dụng, mượn danh "nhân dân" để kích động chính nhân dân chống lại những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước…, kích động tư tưởng đa nguyên, tạo dựng ư thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa nguyên-cái mà nhân dân ta đă nhận thức rơ và không chấp nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên.

    Tới đây em cũng xin lạy các ngài, không c̣n thắc mắc ǵ nữa, chỉ một điều duy nhất c̣n lấn cấn là phải xử lư ra làm sao đây với cái giấy "Chứng Minh Nhân Dân"(của ḿnh)? bởi nó là cái tờ giấy đểu, cái tờ tùy thân chó má, là của nợ. Em đâu có phải là "nhân dân" đâu mà lại sở hữu loại giấy chứng minh này, để rồi phải mang vạ vào thân các loại nghĩa vụ mà chẳng có quyền hạn ǵ cả. Khẩu hiệu "Đóng thuế là nghĩa vụ của nhân dân" là của các ngài với nhau, tức là nghĩa vụ của đảng đoàn chứ sao lại quàng vào cổ chúng em?

    Đề nghị "nhân dân" thay cho em cái giấy chứng minh này bằng một cái giấy có cái tên khác cho nó hợp lệ, có thể gọi là "Giấy căn cước" như thời "ngụy" cũ, vô thưởng vô phạt, chẳng vơ vào, cũng chẳng đụng chạm đến ai, hoặc thẳng thắn và huỵch toẹt hơn th́ ghi là giấy "Chứng minh… sinh vật nô lệ" - Họ và tên: Tŕnh Phụng Nguyên chẳng hạn- cho tiện việc sổ sách và để em c̣n liệu cơm mà gắp mắm. Em xin cúi đầu kính thưa "nhân dân" và "ơn nhân dân ơn Nhà nước" ạ.

    Tŕnh Phụng Nguyên
    danlambaovn.blogspot .com

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Về bài viết "Đừng nhầm lẫn từ "nhân dân" trong hiến pháp"

    Về bài viết "Đừng nhầm lẫn từ "nhân dân" trong hiến pháp"

    Kami/RFA


    Ngày Chủ Nhật, 23.10.2011 trên Báo QĐND online có đăng bài viết "Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp" của Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang, với nội dung đả kích một số người nhân dân "trí thức", "luật gia" (nguyên văn của Đại tá Quang). Trong bài viết của ḿnh Đại tá Quang đă viện dẫn ngay chính văn bản Hiến pháp năm 1946, một văn bản có tính pháp lư đầu tiên của chế độ Dân chủ Cộng ḥa ở Việt nam, để rồi xuyên tạc tinh thần, tư tưởng đúng đắn của những văn bản đó. Theo Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang th́ việc làm đó của các nhân dân "trí thức", "luật gia" nhằm mục đích xuyên tạc và bịa đặt Đảng ta đă “biển thủ”, “đánh cắp” hay “bắt cóc”, “cầm tù” bản Hiến pháp đó. Hành động xuyên tạc và bịa đặt đó nhằm kích động tư tưởng đa nguyên, tạo dựng ư thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa nguyên-cái mà nhân dân ta đă nhận thức rơ.

    Trước hết trên tinh thần tôn trọng tự do ngôn luận và tự do tư tưởng tôi đồng ư với cách bầy tỏ ư kiến của Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang nói lên suy nghĩ của ḿnh về hai chữ nhân dân được xác định trong Hiến pháp 1946 cho dù không đúng. Nhưng đồng thời tôi không chấp nhận hành động xuyên tạc khi Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang cho rằng (trích) "Lời nói đầu của bản Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (do Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thông qua ngày 9-11-1946) đă xác định rơ danh từ “nhân dân” là những người dân “đă giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng ḥa". Đây là một điều hoàn toàn bịa đặt, dối trá v́ trong Lời nói đầu của Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (do Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thông qua ngày 9-11-1946) hoàn toàn không hề đề cập vấn đề đó hay đại ư như vậy. Để chứng minh, xin trích nguyên văn Lời nói đầu của Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa năm 1946 (do Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thông qua ngày 9-11-1946) như sau (trích):

    "Cuộc cách mạng tháng Tám đă giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà.
    Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đă thoát khỏi ṿng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đă gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đă bước sang một quăng đường mới.
    Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lănh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.
    Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
    - Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống ṇi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
    - Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
    - Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
    Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng răi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ư nguyện hoà b́nh của nhân loại."


    Các đại biểu Quốc hội Đa nguyên Đa đảng Khóa I nước Việt nam DCCH

    Xin hỏi trong Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 trích nguyên văn ở trên, chỗ (đoạn) nào đă xác định rơ danh từ “nhân dân” là những người dân “đă giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng ḥa" như tác giả - ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang đă khẳng định? Cũng xin ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang nên đọc và t́m hiểu kỹ định nghĩa từ "nhân dân" đă ghi trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Phê chủ biên - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 2010 trang 914 cột 2 ghi rơ (trích) "Nhân dân:1. Danh từ : đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực nào đó (nói tổng quát). Đồng nghĩa: dân chúng, quần chúng. 2. Tính từ: thuộc về đông đảo những người dân, nhằm phục vụ cho lợi ích của đông đảo người dân". Chứ không có ai là người Việt mà dám lộng ngôn tới mức cho rằng (trích) "Nhân dân c̣n với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định. Nhân dân là chủ thể quyền lực của một chế độ xă hội nhất định. Nhân dân luôn mang tính cộng đồng dân tộc, song cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc". Xin tham khảo định nghĩa trên tại đây.

    V́ nếu hiểu giai cấp cũng là tầng lớp xă hội nhưng dựa trên tiêu chuẩn kinh tế như nghề nghiệp, thu nhập và của cải th́ xin được hỏi ông Tiến sĩ xă hội Việt nam hiện nay có bao nhiêu tầng lớp, có bao nhiêu giai cấp khác nhau? Và không những thế, chỉ riêng các giai cấp mà theo Điều 2 - Chương I- Hiến pháp nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 ghi rơ là "Điều 2: Nhà nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, v́ nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức". Nói như ông Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang th́ giai cấp nào trong 3 giai cấp nền tảng nói trên mới là giai cấp duy nhất đại diện cho nước Việt nam, mới là nhân dân Việt nam? Vậy theo đúng như ông TS. Quang nói th́ thấy ngay bản thân ông - một sĩ quan quân đội cũng không phải là một thành phần của nhân dân Việt nam, mà có lẽ ông là loại Nhân dân "tệ". V́ như trên mới chỉ có Công - Nông - Sĩ mà c̣n thiếu thành phần Thương - Binh trong cụm từ Sĩ - Công - Nông - Thương - Binh.

    Căn cứ theo Từ điển Bách khoa toàn thư (bachkhoatoanthu.gov .vn) th́ quá tŕnh phát triển lịch sử xă hội loài người từ trước đến nay, đă cho thấy rằng trong xă hội đă từng có giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân trong chế độ phong kiến, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong xă hội tư bản và cho tới trong chế độ xă hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, giai cấp vẫn c̣n tồn tại do vẫn c̣n sự khác nhau giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn. Nghĩa là bất kể h́nh thái chế độ nào th́ luôn h́nh thành nhiều giai cấp khác nhau. Vậy ông Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang dựa vào đâu để khẳng định danh từ “nhân dân” là những người dân “đă giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng ḥa". Điều đó đi ngược lại với Hiến pháp và đặc biệt hơn nữa là trái với những lư luận chính trị tối thiểu của một người có tŕnh độ kiến thức phổ thông phải có. Cái đó đă khiến cho nhiều người đặt dấu hỏi cho cái bằng Tiến sĩ của ông, Tiến sĩ ǵ mà dốt như vậy?


    Nực cười nhất là ở đoạn trên ông Tiến sĩ vừa viết "Nhân dân c̣n với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định", th́ chỉ sau mấy ḍng ông Tiến sĩ lại quên, để rồi chuyển giọng thành (trích) "Rơ ràng, nhân dân là những người lao động, nông dân, công nhân, trí thức, binh sĩ, nhân sĩ, tiểu thương yêu nước đă bị thực dân, phong kiến bóc lột, áp bức tù đày, tước đoạt đi mọi quyền sống cơ bản của con người, quyền tự do phát triển của một dân tộc. Nhân dân ở đây c̣n là “toàn dân, không phân biệt giống ṇi, gái trai, giai cấp, tôn giáo... nhưng dứt khoát không thể là những kẻ đă áp bức, bóc lột”. Thế xin hỏi ông Đại tá, Tiến sĩ nghĩ ǵ khi đảng CSVN có chủ trương cho đảng viên làm kinh tế tư nhân không hạn chế quy mô, hơn nữa lại c̣n ""Ông chủ doanh nghiệp tư nhân có thể vào Đảng, thậm chí tham gia Ban chấp hành Trung ương..." như ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Pḥng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết. Vậy đảng CSVN cho phép và có chủ trương cho đảng viên của ḿnh tham gia bóc lột th́ họ có c̣n là nhân dân hay không?


    Đảng cử, dân bầu

    Rồi vẫn bằng cái thói chụp mũ, khi ông Đại tá Tiến sĩ cho rằng "Hành động xuyên tạc và bịa đặt đó nhằm kích động tư tưởng đa nguyên, tạo dựng ư thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa nguyên - cái mà nhân dân ta đă nhận thức rơ và không chấp nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên". Cái này th́ chứng tỏ ông Tiến sĩ đă dốt , nay lại thêm tội nói càn, bởi v́ tư tưởng đa nguyên đa đảng luôn tồn tại trong tất cả các bản Hiến pháp Việt nam các năm 1946, 1959 và cái tư tưởng này c̣n tồn tại tới măi năm 1980 khi đă bị đảng CSVN tự ư tước bỏ và thay bằng điều 4 - Hiến pháp 1980 mà không thông qua sự phúc quyết của cử tri như Điều 70 - Chương 7 bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 mà không thấy tác giả nhắc đến. Nếu nói như ông Tiến sĩ là nhân dân ta đă nhận thức rơ và không chấp nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên th́ xin hỏi ai là người tuyên bố "Chúng ta bỏ điều 4 - Hiến pháp là tự sát", người của Đảng CSVN hay nhân dân?


    Đồng thời ông Tiến sĩ cũng không hề biết ngượng mồm khi ông ta đặt câu hỏi "Một điều quan trọng họ nêu ra là nhân dân Việt Nam có quyền tự quyết Hiến pháp của ḿnh không?". Và cũng chính ông Đại tá Tiến sĩ đă thay mặt nhân dân để tự trả lời rằng "Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mối quan hệ giữa các quyền đó, việc lập các tổ chức chính trị, xă hội, đảng đoàn ra sao là do nhân dân Việt Nam, Quốc hội Việt Nam quyết định". Có lẽ ông Đại tá Tiến sĩ cố t́nh không nhớ chuyện bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN, lên tiếng cách nay không lâu tại buổi Hội thảo góp ư về văn kiện Đại Hội Đảng XI cho rằng (trích):

    "Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền ǵ đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên th́ lại không dám phát biểu cái ǵ theo chính kiến của ḿnh mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội th́ trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai tṛ đảng viên của ḿnh. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri."

    Để kết thúc bài viết xin lấy một đoạn lời khuyên của ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang đối với những người ông coi là các vị "trí thức", "luật sư" do tay ông viết ra, để gửi lại cho ông đọc mà suy ngẫm. Đó là "Vậy nên có một lời khuyên tác giả - ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang hăy đọc kỹ và học lại những từ rất cơ bản đó ở “Lời nói đầu” của bản Hiến pháp; hăy học và t́m hiểu những khái niệm chính trị cơ bản như hai chữ "Nhân dân" để rồi hăy nói cho đúng và đừng cố t́nh bỏ qua, xuyên tạc và bịa đặt như vậy."

    Đọc bài chính luận "Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp" của ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang thấy đúng là một câu chuyện thuộc dạng phiếm luận của tờ Báo Quân đội Nhân dân ... cười. Người có học ai đọc xong cũng phải vừa tức vừa cười.

    Tức v́ muốn ngu dân mà tác giả c̣n ngu hơn dân th́ quá phản tác dụng, c̣n cười là v́ đúng là không có cách ǵ bôi nhọ tờ Báo Quân đội Nhân dân - Cơ quan của Quân ủy Trung ương, tiếng nói của Lực lưỡng vũ trang và nhân dân Việt nam tốt hơn bằng cách cho mấy ông Tiến sĩ tốt nghiệp từ cái ḷ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - cái ḷ đào tạo những "ngu tài" của nước Đại Ngu viết chính luận.

    Hà nội, ngày 24 tháng 10 năm 2011
    Nguồn: Kami Blog-RFA

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Hai bài viết, hai nhân cách

    Hai bài viết, hai nhân cách
    J.B Nguyễn Hữu Vinh



    Đọc bài viết của bác Huỳnh Ngọc Chênh, bài viết có năm đoạn, đoạn đầu nói về nhu cầu thông tin của con người, đoạn hai nói về nỗi niềm của những người viết báo Việt Nam hiện nay khi thông tin và ḷng dân không trùng ư đảng mà vẫn phải viết cho báo đảng, theo ư đảng. Đó là nỗi day dứt không có lối thoát của người cầm bút có lương tâm. Đoạn ba nói về blog như một cứu cánh để được giải tỏa thông tin, rồi những hệ lụy có thể mang lại khi những thông tin đó được nhiều người đọc lại không trùng ư đảng, lại phải đẽo gọt cho vừa chiếc giày ư đảng để rồi trở về “cái máng lợn ăn sứt mẻ” và buộc ḷng đóng blog. Đoạn thứ tư là những ước mơ, đoạn thứ năm là những hi vọng rằng ước mơ đó không chỉ là mơ ước khi các chế độ độc tài đang thi nhau sụp đổ nhanh chóng. Một cây viết khát khao được nói lên sự thật, ḷng dân, cuối cùng là những “Lời cuối chân thành”.


    Đọc được ở đó những ước mơ của bác, cụ thể, giản đơn “Tôi mơ thấy quyền được thông tin của người dân không bị cấm đoán, báo chí được tự do và ai cũng có thể nói lên chính kiến của ḿnh mà không bị phiền hà.” Nghe nó uất nghẹn, nghe đau đớn với tâm t́nh của những người Việt Nam chúng ta được vinh hạnh sống dưới chế độ Xă hội chủ nghĩa tươi đẹp. Ở đó chúng ta có “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” (Phạm Văn Đồng).

    - Đọc bài viết của Đại tá, Ts Nguyễn Văn Quang, tự xưng là Phó trưởng Ban Nghiên cứu – Tổng kết lư luận, Viện Khoa học xă hội nhân văn quân sự nhan đề “Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp“.

    Bài viết cũng có năm đoạn, đoạn đầu là chụp mũ, kết tội “các thế lực thù địch mượn danh nhân dân chống lại chủ trương chính sách của đảng và nhà nước cũng như ư chí nguyện vọng của toàn dân” trong việc bổ sung Hiến pháp năm 2011. Đoạn thứ hai là định nghĩa ḷng tḥng về nhân dân. Đoạn thứ ba cũng giải thích về nhân dân và phân biệt không bao gồm những kẻ thống trị bóc lột nhân dân. Đoạn thứ tư là ca ngợi Hiến pháp, công nhận những người đấu tranh cho dân chủ, tự do không chống lại quyền lợi của nhân dân Việt Nam kể cả ngoại kiều cũng là được công nhận và coi là nhân dân. Đoạn thứ năm là nói về việc nhân dân Việt Nam có quyền tự quyết không được ai can thiệp, kể cả nhân dân Việt Nam cũng không can thiệp vào Anh, Mỹ. Đặc biệt là ông cảnh cáo các “luật sư” “trí thức” không được cả gan nhận ḿnh là nhân dân”.

    Nội dung là vậy, nhưng cách hành văn chằng chéo, lủng củng như đám rau má mọc hoang nên ṃ măi không ra. Chưa nói đến nội dung, riêng cách hành văn, ông đáng được điểm 2/10, không thể hơn. Chỉ đọc bài viết này, có lẽ người ta sẽ hiểu được sự xuống cấp thê thảm của văn học Việt Nam đang ở mức độ nào, nhất là lại khi nghe ông này tự xưng là Phó trưởng Ban Nghiên cứu – Tổng kết lư luận, Viện Khoa học xă hội nhân văn quân sự nữa th́ nguy cơ đó không phải đâu xa. Con gái tôi học lớp 9, sau khi đọc bài báo đó nó trách ngược lại tôi: “Đấy, thế mà bố cứ bảo con kém văn, nếu chỉ viết với mấy ư như thế th́ con c̣n viết được rơ ràng và hay hơn cái ông đại tá tiến sĩ này nhiều”.

    Hai bài báo, một của người viết báo có tâm huyết với nghề, nói lên nỗi ḷng ḿnh, cuối cùng dù có buộc phải câm lặng c̣n hơn là nói những điều trái ngược.

    Một của Đại tá, Ts với chức danh rừng rực được phơi lên mặt báo để lư luận, để rao giảng kiến thức… chẳng giống ai. Nhưng cái đuôi cuối cùng th́ vẫn là để thanh minh rằng không phải là “Đảng ta đă “biển thủ”, “đánh cắp” hay “bắt cóc”, “cầm tù” bản Hiến pháp đó” và không chấp nhận “tư tưởng đa nguyên, tạo dựng ư thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa nguyên”.

    Đọc lại bài viết của Huỳnh Ngọc Chênh chợt nhớ câu thơ Phùng Quán:

    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét.
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêu


    (Phùng Quán – Lời mẹ dặn)

    Thế nhưng, sự đời đâu có dễ dàng để đến khi phải nói “Lời cuối chân thành” mà chấp nhận:

    A… xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng
    bóng máu bầm đen sơng soài nền nhà.
    Thôi th́ ta quay lại
    chuyện tṛ cùng cái bóng máu me ta

    Sáng nay, nhận được cú điện thoại của người bạn vốn hay theo dơi thông tin, chỉ theo dơi chứ không viết lách ǵ, hỏi về hai bài báo đó. Tôi chẳng biết trả lời sao. Bởi tôi không thể hiểu được ông Đại tá Ts Nguyễn Văn Quang này không biết, không hiểu hay cố t́nh không hiểu để nặn ra những bài viết ấm ớ kiểu trên? Hay bởi cái gọi là “ư thức chính trị” đă bào ṃn, làm ruỗng mục hết những ư nghĩ thông thường, lẽ phải và chân lư trong ông?

    Tôi hỏi anh bạn: “Theo ông, có phải thật sự cái ông Quang này nghĩ như vậy, do không biết hay ông có biết mà vẫn viết những lời lẽ ngu ngơ, lú lẫn như vậy”? Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ có ông ấm ớ thôi, chúng nó biết cả đấy ông ạ, biết hết nhưng chỉ là cái tṛ “giả chết bắt quạ, giả đui ḍm l…” thôi ông ơi. Không giả chết th́ làm sao ăn được thịt quạ, thịt kền kền, không giả đui th́ sao đủ can đảm nh́n vào chỗ bẩn thỉu nhất của thiên hạ. Thời buổi này cái loại đó nhiều lắm”.

    Đến đây tôi lại chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Duy:

    Xứ sở thật thà
    sao thật lắm thứ điếm
    điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
    Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
    điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn

    Vâng, đúng là c̣n lắm thứ điếm, điếm của cái thời:

    Có một thời ta mê hát đồng ca
    chân thành và say đắm
    ta là ta mà ta cứ mê ta [1]

    Vâng – đă có một thời hùng vĩ lắm
    hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương
    mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm

    Vâng – một thời không thể nào phủ nhận
    tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược ḍng

    thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
    ợ lên thum thủm cả tim gan

    Có lẽ chính v́ như vậy, mà những người như Phùng Quán phải chấp nhận cuộc sống gian nan, để những gian thần nịnh hót múa may trên mọi diễn đàn chính thống mưu lợi cá nhân cho ḿnh.

    Có lẽ chính v́ vậy mà Huỳnh Ngọc Chênh buộc phải nói "Lời cuối chân thành" để diễn đàn cho những kẻ như Nguyễn Văn Quang nhảy múa. Và có lẽ chính những điệu múa đó đă đưa ông ta lên đến chức quyền, nhăn mác Đại tá, Ts, Phó trưởng Ban Nghiên cứu – Tổng kết lư luận, Viện Khoa học xă hội nhân văn quân sự.

    Nhưng, đâu có thể măi măi là như vậy, dù muộn mằn th́ thời đó phải chấm dứt cho sự thật lên tiếng, cho chân lư tồn tại để xă hội phát triển. Những ngày tháng qua, những biến động xă hội, những tiếng nói của người dân đă cất lên dù le lói yếu ớt nhưng chứa đựng ánh sáng sự thật đă làm bùng lên bao tia sáng hi vọng.

    Và như thế th́ vẫn phải tự an ủi:

    Dù có sao
    đừng thở dài
    c̣n da lông mọc c̣n chồi nảy cây.

    (Nguyễn Duy – Nh́n từ xa Tổ Quốc).

    Hà Nội, 25/10/2011

    J.B Nguyễn Hữu Vinh

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Cám ơn đại tá

    Cám ơn đại tá
    Trần Sơn (danlambao)



    Em là em giận cha mẹ em nghèo quá không cho em ăn học đến nơi đến chốn, chỉ có được cái bằng cử nhân. Không lên lên đến Tiến sĩ như bác đaị tá Nguyễn Văn Quang, nên mỗi một cái từ Nhân Dân thôi, tưởng là đơn giản, hoá ra không phải là như vậy. May mà nhờ đọc bài báo của bác nên em mới vỡ ra thế nào là nhân dân. Ấy thế mà lâu nay em cứ nghĩ Nhân Dân là nhân dân, (chẳng ai hơi đâu đi định nghĩa cái từ đơn giản ấy). Nghĩa là những người được cha mẹ sinh ra trên cơi đời - đă là Nhân Dân rồi. May có bác chỉ giáo em mới biết: Có quyền công dân, nhưng chưa thể là Nhân Dân.

    Sau khi đọc xong bài viết "Đừng nhầm lẫn từ nhân dân trong hiến pháp" đăng trên tờ QĐND cuối tuần vừa rồi, em có vài đôi ḍng tâm sự sau:

    Trich: "Nhân dân luôn mang tính cộng đồng dân tộc, song cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Nhân dân c̣n với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định". Đọc đến đoạn này em hiểu là những nhân dân nào. Hiện nay trên đất nước ḿnh, ai thuộc giai cấp đại diện cho quốc gia, dân tộc, mới là nhân dân, c̣n những ai không thuộc đại diện giai cấp nào - bọn em gọi là dân tự do, như bác xe ôm, chị bán cháo, em bán vé số... đích thị không phải là nhân dân rôi. Lần sau bầu cử quốc hội, em mà thấy thành phần này bén mảng tới điểm bầu cử là em báo công an - bắt!. Công an mà không bắt, em gọi bác vác súng ra - bắn! Kiểu ǵ đại tá như bác mà chẳng có súng. C̣n chuẩn bị ngày bầu cử, em cùng bác hễ thấy câu khẩu hiệu nào ghi chữ - đại loại: "Ngày.... Nhân dân tham gia bỏ phiếu.." hay " Bầu cử là ngày hội của toàn dân.." là em với bác cùng xé, ḿnh em xé không xuể, nhờ bác một tay.

    Đọc đến đoạn này: "… nhưng dứt khoát ( nhân dân) không thể là những kẻ đă áp bức, bóc lột, bám gót thực dân hay quan lại phong kiến, phản động Việt gian.", em mới hiểu bà Nguyễn Thị Năm, nhà có nhiều lúa gạo nuôi giấu các bác Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, bị Bác Hồ kư bản án tử h́nh, trong cải cách ruộng đất, là đúng lắm rồi. Thế mà đến đại hội 3 Bác nhà ḿnh lại khóc, xin lỗi dân. Bác rơ là khóc điêu, bác nhỉ? Em c̣n thấy chính sách của Đảng CSVN ḿnh bỏ tù quân-dân-cán-chính chế độ miền Nam cũ là quá đúng đắn, v́ họ có phải là Nhân Dân đâu. C̣n chính sách cải tạo công thương sau 75 trên toàn quốc, dẫu cho nền kinh tế nước nhà đến kiệt quệ, dân chúng đói vàng mắt, cũng là chính sách vô cùng sáng suốt. V́ đơn giản, thành phần ấy, không phải là Nhân Dân. Bác công nhận em nói có chí lư không. C̣n bây giờ ai bảo bà con Việt Kiều là "Khúc ruột ngàn dặm," rơ là nói láo. Ruột rà ǵ, dám vượt biên đi theo bọn giăy chết, th́ đâu phải là Nhân Dân nữa.

    Thêm nữa, trích: "Sau khi nhân ta đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến vào năm 1945, trên đất nước ta c̣n có rất nhiều ngoại kiều, Pháp có, Anh có, Hoa có, Nhật Bản có, Bắc Phi có… Chính v́ lẽ đó, mà Hiến pháp của nhân dân Việt Nam mới bảo vệ các quyền chính đáng đó của họ,.." À, hoá ra Bác nhà ḿnh và quốc hội viết hiến pháp năm 46 vào lúc nước ḿnh có nhiều Ngoại Kiều đang làm ăn sinh sống, nên bản hiến pháp năm 46 đó có nhiều yếu tố, những yếu tố như "Trưng Cầu Dân Ư...." bây giờ không c̣n thiết nữa, v́ bây giờ nước ḿnh chỉ có mỗi dân Việt ḿnh thôi. Chà, em thấy, quốc hội năm 46, rơ là nhiêu khê. Dân ḿnh lo chưa xong, lại c̣n lo quyền đảm bảo chính đáng bằng pháp luật cho Ngoại Kiều nữa. Nói như bác đại tá là khoẻ re. Hiến pháp hiện hành không tính (đảm bảo) đến thành phần này. Nhưng thôi, chuyện này em với bác nói nhỏ thôi, kẻo mấy ông Tây, bà Đầm đang làm ăn sinh sống ở nước ḿnh, nghe được, khăn gói quả mướp lũ lượt kéo nhau về, là nguy to đấy. Cầu giời, không một thằng Tây nào biết tiếng Việt đọc bài báo của bác. Mặc dù bác có vuốt đuôi một câu: "Hơn nữa, Hiến pháp và pháp luật của nhân dân Việt Nam hiện nay cũng không ngăn cấm điều đó, miễn là..." Nói thật, bác có nói ǵ ǵ đi nữa, Tây nó vốn thật thà, nó sợ lắm. V́ câu đầu bác nói là hiến pháp năm 46 có (đảm bảo), sau không thấy nói nữa, là nó sợ "văi" ra rồi.

    Trich: "cũng như không chống lại lợi ích, luật pháp và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước mà nhân dân Việt Nam có quan hệ ngoại giao." Đến đoạn này em hiểu là: Đảng và nước ḿnh có quan hệ ngoại giao với nước nào, bọn em không được có ư kiến, phải không bác?. Kệ mẹ thằng Trung Quốc nó muốn bắn giết ngư dân nhà ḿnh vô tội vạ. Kệ mẹ cái (lợi ích) của Tàu là chiếm trọn biển Đông. Hoàng Sa, Trường Sa th́ nó nhất quyết không trả rồi, v́ là lợi ích của nó mà. Câu này bác dạy bảo em là không được chống lại lợi ích của nó. Em ok ngay. Nó có làm thế chứ làm nữa em cũng mặc kệ, em là em nhất nhất theo lời khuyên của bác.

    Em c̣n vỡ ra điều này nữa: Trích: "nhân dân Việt Nam không chỉ biết kế thừa và phát triển những truyền thống tinh hoa của dân tộc trong lịch sử lập quốc, lập hiến, mà c̣n tiếp thu những tri thức tiên tiến nhất của thời đại để thiết lập nên Hiến pháp của ḿnh..." Câu này bác nói em tin ngay. V́ hôm nọ thằng bạn em, nó cùng làm toà báo với bác, nó bảo em là điều 4 hiến pháp nước ḿnh bưng nguyên điều 6 hiến pháp Liên-Xô, không sai một ly. Nói thật, lúc đầu em cũng hơi ngờ ngợ, em đâu có biết tiếng Nga mà bảo em đọc được nguyên bản hiến pháp Liên-Xô. Nhưng bây giơ bác nói em tin. Có phải khi bác viết câu này trong đầu bác hiện ngay ra điều 6 Liên-Xô không? Em mà đoán th́ chỉ có từ đúng giở lên.

    Bác có đưa ra câu hỏi "Một điều quan trọng họ nêu ra là nhân dân Việt Nam có quyền tự quyết Hiến pháp của ḿnh không?" Đây là câu hỏi thuộc dạng "Yes-No " - khoe với bác, là em tốt nghiệp bằng A Anh văn lớp buổi tối rồi nhé, nghĩa là em hiểu nôm na câu trả nhời là hoặc Yes, hoặc No. Mà đọc măi đến cuối bác chẳng nói ǵ cả, em hơi buồn một chút. Nhưng em cũng được bác an ủi: "Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mối quan hệ giữa các quyền đó, việc lập các tổ chức chính trị, xă hội, đảng đoàn ra sao là do nhân dân Việt Nam, Quốc hội Việt Nam quyết định." Nhưng em lo bác ạ. Chắc Nhân Dân không có phần rồi. Em thấy thích tính t́nh bác lắm,bác già rồi mà rất thanh niên tính, thích đùa vui. Quốc hội hơn 90% là người của đảng nhà ḿnh rồi, lấy đâu ra phần dân nữa.

    Kính thưa bác đại tá, tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, em thực là nể cái kiến thức uyên bác của bác. Thật không hổ cho cái bằng tiến sĩ. Anh Gadhafi cũng chỉ đeo cái lon ngang bác - Đại tá, nhưng không có bằng tiến sĩ, thế mà cũng đ̣i lên làm Tổng thống. Đảm bảo, tháng 8 sang năm, bác qua bên Libya là dân chúng bầu bác làm Tổng thống liền. Khi nào bác đi, gọi cho em đi theo với nhé.

    Trần Sơn (danlambao)
    danlambaovn.blogspot .com

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    72
    Cái post này rất là hay, cám ơn bạn SilverBullet. Đọc rồi mới thấy sáng cả mắt ra :cool:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 26-03-2012, 02:29 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  3. Replies: 22
    Last Post: 15-10-2011, 11:31 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2011, 11:10 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •