Tôi yêu nhạc sến.

Sự trục nhăn tiền quá. Lăo tùng đầu thượng lai.

Khi nào tóc bạc thêm một tí để có nhiều dịp nghe nhiều (nghe những thứ ḿnh không thích), đọc nhiều (đọc những thứ ḿnh đếch ưa) và biết tự vấn: Tại sao thiên hạ lại có thể ái mộ những bài ca, những giọng hát rẻ tiền như vậy? Có thể nói số người yêu nhạc đại chúng (xin hiểu là nhạc sến) chiếm hầu hết trong 80 triệu con người VN chúng ta, dựa vào đó ta có thể tự đắc phát biểu: Người có đôi tai vàng, biết cảm nhận những âm điệu du dương sang cả như ta thật là hiếm có, nếu không muốn nói toạc ra rằng chỉ có ta mới là nhân tài số một của VN. Và rồi thần hồn nát thần tính, cái mặc cảm tự tôn đó được chính chúng ta o bế, chiều chuộng cho đến khi biến thành khinh miệt, thù ghét cái loại nhạc rẻ tiền của thiên hạ. Chúng ta trở thành lập dị mà chúng ta không hay biết. Chúng ta mắc bịnh vỹ cuồng mà chúng ta đếch hay.

Cách đây lâu lắm rồi, chẳng biết là bao lâu nhưng hồi ấy gương mặt vẫn chưa sạch mụn trứng cá dậy th́, sáng ngủ dậy chim vẫn c̣n cửng, có lần nhỡ để chim quệt phải đổ cả tủ đựng quần áo. Nghĩa là c̣n sung lắm, khác hẳn bây giờ. Lúc ấy mới làm quen được loại sách triết lư, loại nhạc giao hưởng Tây, Meta cũng có cùng tâm t́nh như thế. Mở cái radio mà có giọng Chế Linh, Trang Mỹ Dung, Thanh Phong, Duy Mỹ, Phương Đại, Duy Khánh là tắt máy ngay. Ngày, giờ phát thanh của Tiếng Tơ Đồng, Nhạc thính pḥng của Duy Trác, thường vào nửa đêm mà thằng Meta trẻ con ấy không buổi nào nhỡ. Bạn bè của Meta cũng thế, hễ nói đến nhạc sến thường associate nó với hạng người ở đợ, gánh nước mướn, phu xe, phu khuân vác v.v...

Giời ơi. Phải già đi, phải truân chuyên theo ḍng đời mói có được cái nh́n đích thực về âm nhạc. Rơ ràng 80 triệu con người không ngu hơn ta và dù cho ta có ghét loại nhạc ấy đến cách mấy, nó vẫn sống trong ḷng người Việt, vẫn xuất hiện trên các làn sóng phát thanh lâu hơn những thứ mà chúng ta thích. Đặt một câu hỏi thuần lư: Luật đào thải cho thấy cái ǵ kém ắt tiêu vong, cớ sao, nhạc chúng ta thích bị lăng quên dễ hơn nhạc b́nh dân? Chúng ta đổ thừa tại dân trí, nghĩa là sẽ có một ngày khi "tŕnh độ" dân trí lên tới mức nào đó, nhạc sến sẽ tiêu vong. Chúng ta chờ cái ngày đó cho đến khi cái đầu lấm tấm bạc, cái chim sáng ra không c̣n cửng mà hỡi ôi, "dân trí" vẫn thế.

Có người bảo, nếu ta bỏ cả đời hoài mong một cái ǵ đó bị chứng tỏ rằng nó sai mà chờ măi nó vẫn không sai th́ chắc chắn là tư duy của chúng ta sai. Hăy già đi một tí nữa để bớt cửng. Để thấy rằng "Đời tôi cô đơn bao năm qua vẫn cô đơn" nghe măi cũng thấy vui tai. Chẳng thế mà con Mực nhà Meta, mỗi khi nghe phải nhạc Beethoven, Chopin là bỏ ngay cái băi ... đang ăn dở, cụp đuôi đi mất. Nó chỉ thích Chế Linh, Tuấn Vũ.

Già thêm chút nữa đi để sẵn sàng ḥa nhập vào ḍng sống dân tộc.

Tiêu biểu cho nhạc sến là giọng ca Tuấn Vũ. Có thể nói giời sinh ra Tuấn Vũ để hát nhạc sến, mà hát nghe rất mích ḷng. Tợ như có ai vô cớ chửi bố ḿnh. Không ai ở diễn đàn này dị ứng với giọng ca liêu trai ô nhiễm Tuấn Vũ bằng Meta. Một dạo Tuấn Vũ bị ở tù tại Cali v́ ma túy, Meta tưởng anh chàng ca sĩ này chắc giă từ sân khấu luôn. Thế nhưng sau khi được thả, Tuấn Vũ vẫn được khán giả mến chuộng. Các trung tâm ca nhạc hải ngoại vẫn mời. Có thể nói ngữ Meta hay các bạn xin hát chùa người ta không cho nhưng Tuấn Vũ th́ phải trả tiền mà c̣n phải đặt trước kẻo ngài Tuấn Vũ bận đi show.

Biết làm thế nào bây giờ. Ḿnh không thích nhưng thiên hạ thích, và ḿnh phải tôn trọng thiên hạ. Câu nói giản dị ấy không dễ làm. Thói đời hễ ai mà không có sở thích giống ḿnh, ắt là nó thất học hoặc nó là ...Cộng Sản. Có kẻ c̣n nói "những người nghe loại nhạc đó sẽ không bao giờ được ai mời bước qua ngưỡng cửa những nhà tử tế". Sao ngông cuồng thế nhi? Thử làm một lư luận:

- Pôn Pốt không nghe nhạc Tuấn Vũ. Do đó Pôn Pốt ...tử tế!
- Bọn đầu trọc bên Nga vẫn hay rượt mấy trự Việt Nam ta ở khắp các nẻo đường Mát Cơ Va đều ghét nhạc Tuấn Vũ. Có lẽ họ tử tế!!

Tại sao cần có tuổi đời th́ ta mới biết tôn trọng kẻ khác? Vâng, nếu ta là kẻ bất cần đời th́ sẽ có lúc nào đó ta phải sống chung với một mụ già khả kính gọi là vợ và probably vài trự con hay ỉa bậy và xả rác trong nhà. Sớm muộn ta cũng nhận ra rằng hễ ḿnh mở đài thể thao th́ mụ vợ nguưt một cái, ngoe nguẩy bỏ lên gác. Đến lúc "phe ḿnh" chọc thủng lưới "phe địch" ghi bàn thắng, muốn t́m cái đùi của mụ vợ khả kính để vỗ một cái th́ chẳng thấy mụ vợ đâu. Thêm vào đó, vài trự con bắt đầu trêu nhau khóc. Trự bé hơn th́ co cẳng để 1 băi tổ bố giữa nhà. Ta bắt đầu learn how to yêu những thứ chúng ta không thích.

- Ừ th́ cái remote đấy, em muốn xem ǵ th́ xem.

Mụ vợ ta hí hửng nhét vào máy dĩa nhạc Tuấn Vũ hay một trích đoạn cải lương. Có thế nó mới chịu ngồi chung với chồng. Thế đấy. Đánh đổi một trận bóng đá nẩy lửa lấy một tuồng cải lương của mụ vợ, ta được nhiều hơn mất.

- Anh uống nước trà không? Anh cần napkin "lau ngấn lệ" không? Để em bóp tay cho anh nhé?

Vâng, dù Kim Tử Long trong vai Vơ Đông Sơ có dễ ghét đến mấy nhưng cái ấm cúng hiếm hoi của một gia đ́nh xum họp ở hải ngoại thật là quư giá. Chồng làm sáng, vợ làm chiều để có người trông con khiến một bữa cơm đông đủ, một buổi chiều sụi sùi khóc với vợ v́ "Vơ Đông Sơ bởi sa cơ nơi chiến trường thọ tiễn" trở thành cái Holy Grail tối thượng mà nhiều trự đàn ông hải ngoại thèm muốn.

Vladimir Putin nói: Kẻ nào không nuối tiếc sự tiêu vong của Soviet th́ kẻ ấy không có trái tim. (Anyone who doesn't regret the passing of the Soviet Union has no heart. Anyone who wants it restored has no brains.) Mụ vợ Meta cũng nói:

- Anh mà nghe Tuấn Vũ hát câu: "Tiền thua cháy túi ... túi...túi (tiếng echoes)có ai hiểu ta?" mà không són đái ra quần th́ anh là kẻ không có trái tim.

Thực thế. Sẽ có một ngày ta bắt gặp ta són đái khi nghe Tuấn Vũ hát. Ta sẽ yêu cái mà người chúng ta yêu, yêu. Một ngày nào đó trong cơi hôn nhân âm u cô tịch, ta nhận thấy "trống vắng" khi sờ tay lên bụng thiếu hẳn một băi ...nhăo nhẹt của trự con út, sờ tay lên mặt khô ran v́ thằng con nhớn quên lấy súng bắn nước xịt lên mặt trong lúc trự bố nằm vểnh râu há hốc mồm ra ngáy, ta thấy buồn buồn, nhớ nhớ.

Ấy chẳng phải ta buồn v́ lá hồng rơi phất phơ ngoài ngơ làm phiêu bạt cái linh hồn rịn máu của bông hường. Chẳng phải ta buồn v́ đêm nghe nước giọt mái nhà, nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn. Ta buồn v́ cái ta không thích hốt nhiên không đến nữa. Lúc ấy ta mới ngộ ra rằng chỉ có già đi ta mới có thể quư trọng cái mọi người quanh ta thích cho dù ta không thích.

Chúng ta thường lên án sự tị hiềm ganh ghét và chúng ta cũng luôn tôn vinh t́nh yêu. T́nh yêu tổ quốc, t́nh đồng bào, t́nh yêu đôi mươi, t́nh gia đ́nh, t́nh yêu âm nhạc nghệ thuật. Muôn đời t́nh yêu lên ngôi trong ḷng những con người vị tha, nhân hậu. T́nh yêu thơm tho tinh khiết ví như giọt sương sa buổi sớm mà chúng ta như những đóa hoa nghiêng cánh hứng đỡ. Chúng ta không nỡ để cho giọt sương tan vỡ không chỉ v́ tiếc thương cho sương, mà c̣n là cho chính chúng ta uống lấy cái tươi mát của cuộc đời nữa. Hăy mở cửa vườn để thấy cái vô duyên của cánh hoa không có sương lấp lánh và cũng để thấy vẻ đẹp lộng lẫy của những cánh hoa đẫm hơi sương. Vậy th́ muôn loài như sương rơi, hăy làm hoa trắng đỡ. Vậy th́ muôn người cũng như sương rơi, xin nghiêng mở cánh ḷng. Hăy tập yêu những ǵ thiên hạ yêu. Kể cả khi thiên hạ yêu nhạc Chế Linh, Tuấn Vũ.

Cho nên Tuấn Vũ hát dở hay không mặc mẹ nó, miễn là mụ vợ ta thích Tuấn Vũ th́ ta phải thích theo. Hôm nào Tuấn Vũ lại bị cảnh sát tó về tội ma túy, ta phải buồn theo cái buồn của thiên hạ. Hôm nào Tuấn Vũ nghỉ không thèm thở nữa, phủi cẳng leo lên bàn thờ th́ ta cũng cúi đầu u sầu trong cái buồn chung của nền âm nhạc VN.

Thế mới gọi là Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc.

Metamorph