Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 30

Thread: Trung tá phi công Phạm Phú Quốc

  1. #11
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828
    Quote Originally Posted by diễm sông hương View Post
    Thưa các Ôn Mệ,
    Em nghe tin nói rằng Phạm phú Quốc bị thanh toán bởi băng đảng Nguyễn cao Kỳ . Nguồn tin rất đáng tin cậy v́ Phạm Phú Quốc là ḍng dơi gia đ́nh cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng, c̣n NCK chỉ là tay ăn chơi thuộc loại sáu hưởng, ít học, lại có máu du đảng, sẳn sàng làm tay sai cho ngoại bang để tận hưởng, nên NCK phải thanh toán PPQ để cầm đầu không quân rồi làm tể tướng một thời. Tuy là tin nầy không có bằng chứng nhưng cũng đáng tin cậy lắm v́ câu hỏi đặt ra là tai sao máy bay bị rớt khi đang trên đường về sau khi hoàn thành xong phi vụ . Tin nầy đă được đồn đăi rộng răi ở Saigon ngay vào lúc đó nhưng v́ NCK làm tể tướng nên vụ nầy ch́m xuồng luôn. Ôn mệ nào biết chi tiết hơn xin lên tiếng để trả lại sự thật cho lịch sử?

    Tôi rất bục ḿnh và khinh ghét ông Kỳ thoi gian sau nầy , nhung tin của bạn viết ỏ trên là bá láp,tầm bậy ,không có một chút xíu lư lẽ ǵ hết !! Nghe dến tên Kỳ dă là xấu rồi !.Cần ǵ phải vu khống thêm cho hèn nguoi ra !!

  2. #12
    Member
    Join Date
    06-04-2012
    Posts
    2

    Xin cám ơn

    Kính gởi anh BB,

    Cám ơn anh đă quan tâm và chỉ dẫn, thực t́nh em đă thử cách đó v́ không biết cách nào hơn, nhưng người th́ từ chối ngay từ đầu, viện lẽ không phải là "liệt sỹ" của CS, người khác tuy không viện lư do đó nhưng lại đ̣i hỏi quá nhiều chi tiết mà ḿnh không có.

    Theo như trên mạng th́ gđ anh Quốc có quen biết ai đó có thế lực nên mới được giúp đỡ tận t́nh để có nhiều tin tức cụ thể hơn trong viêc t́m kiếm.
    Một lần nữa xin cám ơn ḷng tốt của anh
    VKT

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    NHỮNG PHI VỤ BẮC PHẠT CỦA KHÔNG QUÂN VIỆT NAM


    NHỮNG PHI VỤ BẮC PHẠT CỦA KHÔNG QUÂN VIỆT NAM


    Hồi kư của KQ Trần Đ́nh Giao De Couteau

    Với sự cộng tác của KQ Hoàng Bá Mỹ, KQ Nguyễn Kim Chung, KQ Phạm Quốc Tiến và KQ Nguyễn Văn Phước


    * Thân tặng:

    - Những anh em Kiểm báo đă làm việc với tôi tại TRUNG TÂM KIỂM BÁO 41 PANAMA CONTROL trong những năm 1964- 1965 và 1969 tại Đà Nẵng.



    * Đồng kính tặng :

    - Đại Tá Dương Thiệu Hùng, cựu Tư Lệnh KĐ 41, người đă hướng dẫn 6 phi tuần khu trục A1H oanh kích những vị trí quân cộng sản Bắc việt tại Đồng Hới ngày 28- 2- 1965, bị pḥng không địch bắn trúng nhưng đă can đảm lái tầu về tới ngoài khơi vịnh Đà Nẵng, nhảy dù an toàn và được cứu cấp đưa về căn cứ.

    - Tưởng niệm anh hùng phi công, cố Trung Tá Phạm Phú Quốc, Tư Lệnh KĐ 23CT, đă anh dũng đền nợ nước trong phi vụ oanh tạc căn cứ quân cộng sản Bắc việt tại Hà Tĩnh ngày 19- 4- 1965.

    VÀI HÀNG VỀ TRUNG TÂM KIỂM BÁO PANAMA:

    TTKB Panama tọa lạc trên đỉnh núi Sơn Chà cao hơn 2,500 bộ trên bán đảo Tiên Sa trong vịnh Đà Nẵng. Phía Bắc là đèo Hải Vân, phía Tây là thành phố Đà Nẵng ngăn cách bởi con sông Hàn với một trục lộ giao thông duy nhất là cây cầu Trịnh Minh Thế, phía Đông là căn cứ Hải quân Tiên Sa và biển Nam Hải, phía Nam là làng Mỹ Khê với hai địa danh nổi tiếng là Ngũ hành sơn và băi biển Mỹ Khê đă từng được Hollywood dùng làm bối cảnh cho một "show TV" rất nổi tiếng ăn khách trong cuộc chiến VN là "CHINA BEACH". Núi Sơn Chà c̣n có tên là "Núi khỉ" người Mỹ gọi là "Monkey mountain" v́ có cả ngàn con khỉ sống trong khu rừng bao quanh núi, đặc biệt có loài khỉ được gọi là con "Giáo hoàng" v́ những chú khỉ này có bộ lông ngũ sắc trông giống như mầu áo đức Giáo hoàng thường mặc khi hành lễ. Ngoài khỉ, c̣n có nhiều thú rừng khác như heo rừng, thỏ và loài nai nhỏ tư gọi là con "cheo"chỉ cao lối 25 đến 30 phân, thịt ăn rất thơm ngon.
    Từ chân núi lên tới đỉnh là một đường đèo ṿng vèo dài hơn 7 cây số, có khúc dốc cao tới 25%, xe chạy lên núi chỉ có thể chạy số một hoặc số hai mới leo nổi. Đỉnh núi Sơn Chà luôn luôn có mây mù bao phủ và lạnh, anh em kiểm báo gọi là "đỉnh ngàn năm mây bay".

    Đài Panama do Không Quân Mỹ thiết lập năm 1961, được trang bị hai máy radar tối tân là FPS 20 (search radar)có tầm ḍ t́m phi cơ ở xa tới 500 miles và máy FPS100 (height finder)có thể khám phá thấy phi cơ bay cao trên 100 ngàn bộ.
    PANAMA YỂM TRỢ HÀNH QUÂN VÀ NHỮNG PHI VỤ BẮC PHẠT:
    Tôi được bổ nhiệm làm Trưởng Pḥng Hành quân Trung Tâm Kiểm Báo Đà Nẵng tháng 6 năm 1964. Chỉ huy trưởng đài lúc đó là Đại úy Đặng Văn Tiếp (1). Tôi ở trong cư xá sĩ quan độc thân bên Không đoàn 41. Không Đoàn trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Kim Khánh, Không Đoàn Phó là Thiếu Tá Vũ Văn Ước . Tôi được cấp một xe Dodge 4x 4 làm phương tiện đi làm. Hàng ngày tôi phải lái xe 20 cây số từ căn cứ Đà Nẵng sang Sơn Chà rồi leo đèo hơn nửa tiếng lên đài trên đỉnh núi làm việc cho tới 4 giờ 30 chiều mới xuống núi trở về cư xá bên Không đoàn. Pḥng hành quân TTKB của tôi có 3 toán hành quân làm việc luân phiên 24/24 do 3 sĩ quan Weapons Controller trách nhiệm là các Thiếu úy Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Mai và Hoàng Bá Mỹ(2), Sĩ quan Phụ tá HQ của tôi là Thiếu- úy Nguyễn Anh, sĩ quan Kỹ thuật là Thiếu úy Khiếu Thiện Kế (3). Công việc hàng ngày của Panama là phối hợp với Trung Tâm Hành Quân Không trợ I (ASOC 1) và Không Đoàn 41 theo dơi, yểm trợ những phi vụ hành quân oanh kích quân Việt cộng, tải thương, tiếp tế quân bạn , cấp cứu v.v...Ngoài ra, chúng tôi c̣n có nhiệm vụ kiểm soát vùng không phận trách nhiệm (air surveillance), theo dơi những phi vụ oanh tạc Bắc Việt của Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ và hoạt động của những phi cơ Mig của Trung Cộng trên đảo Hải Nam (cách Đà nẵng gần 500 dậm).

    Cuối năm 64, Thiếu Tá Khánh du học, Thiếu Tá Ước thuyên chuyển về Bộ Chỉ huy Không chiến (AOC: Air operation center)ở Sài G̣n, Thiếu Tá Dương Thiệu Hùng được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Không Đoàn 41. Thiếu Tá Hùng là Giám Đốc Huấn luyện TTHLKQ Nha Trang những năm 60, 61 khi tôi là sĩ quan Phụ tá Trường Quân sự. Gặp lại tôi, anh rất vui mừng, bắt tôi đưa lên thăm cơ sở radar trên đỉnh núi và rất quan tâm đến nhiệm vụ của đài kiểm báo.

    Đầu năm 1965, t́nh h́nh quân sự trở nên sôi động. Cộng sản Bắc việt đưa nhiều sư đoàn chính qui xâm nhập Quân Khu 2 và Quân Khu 1. Ngày 1- 2- 65, chúng tấn công căn cứ Pleiku phá hủy một số trực thăng của Hoa Kỳ, và đặt chất nổ phá hoại CLB hạ sĩ quan Mỹ ở Qui Nhơn, đồng thời pháo kích doanh trại quân đội Hoa Kỳ và VNCH ở Phước Tường gần căn cứ KQ Đà Nẵng.
    Để trả đũa và cảnh cáo CS Bắc Việt, Hoa Kỳ cho nới rộng mục tiêu oanh tạc miền Bắc từ vĩ tuyến 17 cho đến vĩ tuyến 19. Từng đoàn khu trục F 100 và F 105 liên tục oanh tạc những vị trí địch từ Vĩnh Linh tới Đồng Hới, Hà Tĩnh. Không Quân VNCH cũng khởi sự tham gia những phi vụ Bắc phạt từ tháng 2- 65.

    PHI VỤ BẮC PHẠT ĐẦU TIÊN

    ngày 5-2- 65, dưới sự chỉ huy dẫn đầu bởi Chuẩn-Tướng Tư Lệnh KQ Nguyễn Cao Kỳ diễn tiến như sau:

    Trở về đài, Đ/úy Tiếp triệu tập một cuộc họp ở pḥng hành quân chỉ thị cho Thiếu Úy Kế pḥng Kỹ Thuật phải check tất cả các máy radar ḍ phương hướng (search radar), đo cao độ (height finder) , máy truyền tin, và radar scope trong t́nh trạng khả dụng 100%. Riêng pḥng Hành quân, các sĩ quan Chỉ đạo trưởng và sĩ quan chỉ đạo phải đích thân điều khiển những HSQ radar operator giầu kinh nghiệm làm "flight following"phi vụ đặc biệt quan trọng này v́ là phi vụ Bắc phạt đầu tiên của KQVN và do ông TLKQ hướng dẫn.
    Sáng hôm sau, tôi sang đài sớm từ 6 giờ sáng cùng Thiếu úy Mỹ check accuracy của từng radar scope và cắt đặt những operator expert ngồi làm việc trong dark room ở các vị trí plotter, AST, ASS v.v..

    Mỹ cũng nhờ counterpart là Tr/úy Peoples lo giúp về Rescue khi cần và thường xuyên liên lạc với các đài của Hoa kỳ là đài YANKEE (airborne radar) ở ngoài khơi vịnh Bắc Việt và đài PRETTY GIRL ở Đông Hà để nhờ họ cùng làm Flight following. Riêng tôi lo liên lạc với TACC/North Sector(USAF) để xin yểm trợ khi có phi cơ địch lên nghênh cản. Đúng giờ G, khoảng 1 giờ trưa , Panama nghe danh hiệu " Tiger Crystal 1" gọi trên tần số UHF, phi vụ Bắc phạt bắt đầu khởi sự. Thiếu úy Mỹ , sĩ quan chỉ đạo trưởng toán C và Th/úy Bàn, sĩ quan phụ tá ngồi trước một radar scope dưới sự quan sát của Đ/úy Tiếp và tôi. Sau khi Tiger Crystal liên lạc với Panama, tất cả đều im lặng vô tuyến...Chúng tôi bắt đầu hồi hộp theo dơi trên màn ảnh radar và tần số trực HQ. Theo ước tính th́ thời gian từ giờ G cho đến TOT (time over target) vào khoảng 45 phút. Chỉ 45 phút thôi mà sao thấy dài thế. Tôi đứng cạnh máy radar Trung sĩ I Thành trưởng toán chăm chú quan sát. Tôi coi đồng hồ rồi bảo Mỹ:"c̣n 5 phút nữa, khi họ lấy cao độ vào mục tiêu ḿnh sẽ có radar contact". Tôi tiếp tục nh́n giờ và "count down " ngầm trong bụng ...rồi ở những giây cuối cùng trên tần số...chúng tôi nghe rơ giọng (Đ/úy Tường mực):"2, 3, 4, 5, 6, 7, 8... 1 gọi: tất cả lấy cao độ, chuẩn bị vào mục tiêu". Tiếp theo là những tiếng micophone bấm "Bụp bụp", mấy phút sau trên màn ảnh radar bắt đầu thấy xuất hiện các chấm lân tinh di chuyển theo hướng mục tiêu đă kẻ sẵn. Rồi th́nh ĺnh nghe trên tần số tiếng la " Một in...rồi Hai in... Ba in...cho đến Tám in...Các operator chăm chú theo dơi đếm đủ 8 chấm biểu hiệu 8 phi tuần trên scope đang di chuyển theo hướng ngược ra khơi lấy hướng Nam trở về căn cứ. 10 phút sau nghe Tiger Crystal 1 một gọi:" Panama, Tiger Crystal 1 gọi, over". Th/úy Mỹ trả lời:"Tiger Crystal1, Panama nghe bạn 5/5". Tiger Crystal1 báo cáo :"phi vụ hoàn tất, mọi người vô sự,chúng tôi trở về căn cứ, over". "Roger Tiger Crystal 1, congratulation , over". "Thank you Panama". Trên đường về, Tiger Crystal báo cáo có súng pḥng không địch bắn lên lẻ tẻ nhưng chả ăn thua ǵ cả ! Sau đó, Panama chuyển giao Tiger Crystal sang tần số đài GCA hướng dẫn về đáp phi trường Đà Nẵng. Đ/úy Tiếp và tôi cùng toàn thể anh em toán hành quân C thở phào nhẹ nhơm và vui mừng khi thấy phi vụ hành quân Bắc phạt thành công mỹ măn không tổn thất. Chúng tôi nghe anh em bên Không Đoàn kể lại : sau khi đáp, bước xuống parking, Tướng Kỳ đă được Thiếu Tướng Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 đích thân tới dưới cánh phi cơ đón và hai ông tướng đă "hug" nhau trong khi mọi người vỗ tay chào mừng dưới ống kính quay phim của đài truyền h́nh và máy ảnh của các phóng viên. Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 tuyên bố đặc biệt ân thưởng mỗi hoa tiêu tham dự phi vụ hành quân Bắc phạt Anh Dũng Bội tinh với nhành Dương liễu, các sĩ quan yểm trợ hành quân được tưởng thưởng ADBT với ngôi sao bạc, những quân nhân bảo tŕ phi cơ và vũ khí được tưởng thưởng ADBT với ngôi sao đồng. Thiếu Tướng TLQĐ c̣n ra lệnh cho trưng dụng nhà hàng Bạch Đằng ngoài bờ sông Hàn đêm nay hoàn toàn dành cho Không quân mở tiệc liên hoan.
    Các phi vụ Bắc phạt của KQVN cứ tiếp diễn song song với những cuộc oanh kích hàng ngày của Không lực, TQLC và hải quân Mỹ theo nhịp độ mỗi tuần một lần cho đến khi các mục tiêu oanh tạc được nới ra tới vĩ tuyến 19.

    PHI VỤ BẮC PHẠT ngày 28-2-65.

    Lúc 2PM, Thiếu-Tá Dương Thiệu Hùng, TLKĐ 41 đích thân chỉ huy 6 phi tuần khu trục bay ra oanh kích những mục tiêu địch ngoài tỉnh Đồng Hới cách Đà nẵng khoảng 1 tiếng 15 phút bay. Đặc biệt phi vụ này có sự tham gia của phi cơ khu trục Không Đoàn 62 trên Pleiku do Trung Tá Tư Lệnh KĐ Trần Văn Minh (4) hưỡng dẫn ra Đà Nẵng tham dự cuộc hành quân Bắc phạt. Trước giờ khởi sự, tôi lái xe đưa Tr/Tá Minh lên đỉnh núi vào pḥng hành quân quan sát các sĩ quan điều không theo dơi phi cơ bay hành quân. Lúc các phi tuần khu trục cất cánh, tôi mời Tr/Tá Minh ra ngoài sân đài, ngồi trên một tảng đá cao nh́n xuống vịnh Đà Nẵng đếm từng chiếc A1 rời căn cứ hướng về mục tiêu phía bắc. Tôi chỉ chiếc A1 bay giữa trong phi đội dẫn đầu là Th/Tá Hùng, TLKĐ 41, danh hiệu là Flying Tiger 1 (Phi Hổ 1). V́ giới hạn mục tiêu oanh tạc đă được Mỹ công bố trước (từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 19) nên cộng sản Bắc Việt đă có đủ thời giờ di tản các đơn vị tiếp liệu, hậu cần, các kho dự trữ về những vùng ngoài vĩ tuyến 20, và chỉ để lại những đơn vị pḥng không được bố trí và che dấu khéo léo nên đă gây thiệt hại cho phi cơ của Không quân Mỹ và KQVN không ít. Trong một phi vụ oanh tạc Vĩnh Linh, chiếc A1 do Thiếu úy Nguyễn Đ́nh Quư (khóa 61) bị bắn rơi đă crashed ngay trên DMZ(5)bên bờ sông Bến Hải. Thiếu úy Nguyễn Quốc Đạt (khóa 63A) bị trúng đạn nhảy dù ra bị địch bắt sống làm tù binh. Phi vụ lần này gồm 3 phi tuần A1H của KĐ 62 Pleiku và 3 phi tuần A1H của Phi đoàn 516 (Phi Hổ) do Tr/ úy Ôn Văn Tài hướng dẫn, tổng cộng là 18 phi cơ, mục tiêu oanh tạc là Đồng Hới. Trên đường bay đi, máy bay của ta đă phát hiện nhiều PT boat của cộng sản ngoài duyên hải từ DMZ (5)trở ra và khi tới mục tiêu, các phi cơ của KQ ta đă gặp phải hỏa lực pḥng không dầy đặc của địch, đủ loại đại liên, cao xạ 37 ly. Ngay đợt oanh tạc của phi tuần thứ nhất, Phi Hổ 1 đă bị trúng đạn đại liên 50 và động cơ bị chảy dầu. Sau khi thả hết bom, Flying Tiger1 hướng ra biển cố gắng lấy cao độ để có thể bay về đến bên này vĩ tuyến 17 để được cấp cứu. Wing man Flying Tiger2 là Th/úy Vũ Khắc Huề báo cáo Panama là Flying Tiger1 bị trúng đạn pḥng không và xin rescue. Tôi và Tr/ Tá Minh đến bên scope của Th/úy Phước quan sát cuộc điều động cứu cấp. Tr/ Tá Minh hỏi tôi:"radar có bắt được tín hiệu của phi cơ Th/Tá Hùng lái không ?". Tôi nói:"được, nếu phi cơ bay ở cao độ trên 3 ngàn bộ và "squawk emergency". Tôi bảo Th/úy Phước báo cho ASOC 1 và Pḥng Hành Quân Chiến cuộc KĐ 41 biết tin Flying Tiger1 bị bắn và xin xe cứu hỏa, xe cứu thương túc trực chờ ngoài phi đạo, đồng thời xin 2 trực thăng H 34 của Phi đoàn 213 airborne sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp Th/Tá Hùng phải bỏ phi cơ nhảy dù cho an toàn. Thiếu úy Phước cũng nhờ counterpart Mỹ (USAF) xin trợ giúp trong việc rescue Flying Tiger1 đang trên đường bay về căn cứ. Khoảng gần 4 PM, Panama có radar contact với Flying Tiger1 ở cao độ 5000 bộ phía nam của DMZ lối 30 miles. Capt Knight(USAF) cho biết có 1 trực thăng CH 54 của US NAVY đang bay theo Flying Tiger và sẵn sàng rescue. 20 phút sau, Flying Tiger1 kêu "May Day" báo cáo động cơ bốc khói dữ dội sắp phát hỏa và phi cơ bắt đầu mất cao độ ! Lúc 4 giờ 45, Thiếu Tá Hùng gọi:"Panama control, Phi Hổ 1 gọi, over ". "Phi Hổ 1, Panama nghe bạn 5/5 ". " Panama, tôi c̣n cách Đà Nẵng khoảng 20 miles, cao độ 3500 bộ, tôi sẽ phải bỏ phi cơ nhảy dù v́ động cơ đă bắt đầu cháy !" 10 phút sau, Đ/úy Knight cho tôi biết VNAF Flying Tiger1 crashed ở 25 miles off shore, pilot nhảy dù xuống biển đă được CH 54 của US Navy rescue và đang trên đường bay về Quân y viện Duy Tân Đà Nẵng. Trung Tá Minh yêu cầu tôi đưa ông trở về Không Đoàn 41 để đón các phi hành đoàn và thăm Thiếu Tá Hùng ở quân y viện. Hai H34 rescue được gọi về đáp.

    Sau phi vụ này, Thiếu Tá Hùng được nghỉ 15 ngày dưỡng sức rồi trở lại tiếp tục chỉ huy Không Đoàn 41 và điều hành những phi vụ Bắc phạt cho đến tháng 5- 65. Trong khoảng thời gian này, anh c̣n có thêm nhiệm vụ yểm trợ các lực lượng Cảnh sát trung ương do Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan ra mở chiến dịch dẹp các tổ chức Phật giáo biểu t́nh, đem bàn thờ Phật xuống đường gây xáo trộn chính trị.

    PHI VỤ BẮC PHẠT 19- 4- 65, oanh tạc Hà Tĩnh.

    Phi vụ này được chỉ huy và hướng dẫn bởi Trung Tá Phạm Phú Quốc, Tư Lệnh Không Đoàn 23 CT Biên Ḥa với 6 phi tuần A1H và A1G. Mục tiêu : kho đạn và kho tiếp liệu của quân Bắc Việt ở tỉnh Hà Tĩnh.

    Sĩ quan chỉ đạo trưởng đài Panama là Thiếu úy Hoàng Bá Mỹ, SQPT là Thiếu úy Phạm Quốc Tiến, toán C.
    Sĩ quan trực ASOC 1 là Trung úy Hoạt. Hai trực thăng H 34 (rescue team) trực ở Đông Hà danh hiệu là "butterfly 1 và Butterfly 2".

    Như thường lệ, trong nhiệm vụ "flight following" và rescue, hai toán radar hành quân Việt Mỹ (VNAF & USAF) đă làm việc side by side rất chặt chẽ. Các máy radar scope, truyền tin trong t́nh trạng toàn hảo. Hệ thống air surveillance và rescue giữa Panama control và các đài YANKEE (C 121 airborne radar) và PRETTY GIRL ở Đông Hà gần DMZ được phối hợp chặt chẽ thường trực. Th/úy Mỹ ngồi một scope đích thân theo dơi, scope kế bên là Tr/úy Peoples (USAF) để dễ bề phối hợp giúp đỡ nhau. Hôm ấy tôi thấy trên Plotting board vẽ đầy những tracks về hướng Bắc VN. Đó là những phi cơ F 100, F 105, A 18 của USAF và US NAVY đang oanh tạc Bắc Việt. Các phi tuần của KQVN (18 phi cơ) cất cánh lúc 1 PM, danh hiệu là "Tiger Red". Danh hiệu của Trung Tá Quốc là "Tiger Red 1". Panama đă hướng dẫn Tiger Red tới mục tiêu oanh tạc và trở về gần như an toàn mặc dù gặp phải hỏa lực pḥng không địch bắn lên dữ dội. Khi các phi tuần bay trở về đến gần đảo H̉N CỌP (Tiger island), một ḥn đảo nhỏ ở ngoài khơi phía bắc DMZ lối 5 miles, th́ bỗng thấy Tiger Red1 báo cáo thấy có súng dưới đất bắn lên. Một lát sau, Panama nghe Tiger Red 2 báo cáo : "Tiger Red 1 bị bắn rớt rồi và đă crashed xuống đất gần băi biển !"Tiger Red2 cho biết tiếp:"Red1 bị bắn, quay lại định thanh toán ổ pḥng không th́ bị hạ !"Tôi và Th/úy Mỹ cùng giật bắn người lên, Mỹ báo tin Tiger Red1 crashed cho Tr/úy Hoạt ASOC 1 biết. Tr/úy Hoạt cũng bấn lên và yêu cầu Panama nhờ Hoa Kỳ lo giúp rescue Tr/Tá Quốc. Cả pḥng hành quân đầy nghẹt những gương mặt lo âu. Hai chiếc H 34 trực cấp cứu ở Đông Hà được lệnh cất cánh. Một lát sau Butterfly báo cáo là mưa gió kéo đến, trần mây rất thấp, không thể bay xa được nữa và xin quay lại Đông Hà. Th/úy Mỹ quay sang Tr/úy Peoples nói :"Có 1 chiếc A1H của VNAF bị hạ ở tọa độ... gần Tiger island, các anh có chiếc rescue nào gần đó không ?"Peoples nói:"chờ một chút, tụi tôi cũng có 1 F 100D bị bắn rơi đang làm rescue !"

    Khoảng 3 PM, Tr/úy Hoạt ASOC 1 gọi Panama cho biết:"lệnh của Ch/Tướng Tư Lệnh KQ là bằng mọi cách phải rescue Tr/Tá Quốc cho bằng được !"Thấy t́nh h́nh nghiêm trọng, tôi vội chạy lên 3rd floor gặp Colonel Champlin (TACC/North Sector) nhờ liên lạc Hạm Đội 7 (US Navy 7th Fleet) xin yểm trợ cấp cứu. Một lát sau, Ch/Tướng Kỳ đích thân điện thoại nói chuyện với Đ/úy Tiếp để t́m hiểu việc rescue Tr/Tá Quốc. Th/úy Mỹ giao scope cho Th/úy Tiến làm flight following rồi chạy sang scope của Tr/úy Peoples theo dơi việc rescue và báo cáo diễn tiến về ASOC 1 và BTLKQ. Peoples nói :"chúng tôi c̣n một CH 54, tôi đang dẫn vào vùng phi cơ crashed dưới sự air cover của 2 chiếc F 4C, anh xác định lại tọa độ đi ". Mỹ kêu Th/úy Tiến đo lại tọa độ rồi đưa cho Lt Peoples. Một lát sau, Lt Peoples cho biết 2 chiếc F 4C đă nhận ra tọa độ chiếc A1 của Tr/Tá Quốc nhưng thấy dưới đất có rất đông người (có lẽ là dân làng) đang chạy tới chỗ phi cơ lâm nạn.." Tiếp theo, chiếc CH 54 cũng báo cáo là trời mưa to gió lớn, lại thêm có mấy chiếc canoe (có thể là PT boat của VC) từ trong bờ chạy ra và có súng ở dưới bắn lên nên không thể bay vào rescue được ! Các phi cơ rescue quần thảo trên vùng phi cơ rớt một lát nữa rồi bay về...Tôi, Th/úy Mỹ, Th/úy Tiến và Lt Peoples nh́n nhau lắc đầu thất vọng ! Col Champlin vỗ vai tôi nói : sorry v́ cuộc rescue đă thất bại ! Lt Peoples cho biết trước đó hơn một tiếng USAF cũng có 2 chiếc F 100 bị bắn rơi nên việc giúp rescue Tr/Tá Quốc bị chậm... Tôi bảo Th/úy Tiến báo cáo ASOC 1 là cuộc rescue Tr/Tá Quốc đă không thực hiện được. Lúc đó là đúng 5 giờ chiều ngày 19 tháng 4 năm 1965. Đại-úyTiếp, tôi và Thiếu-úy Mỹ ngậm ngùi lên xe jeep lái xuống núi, ḷng buồn rười rượi trước sự anh dũng đền nợ nước của một chiến hữu, một vị chỉ huy cao cấp của KQ lâm nạn mà không cấp cứu lấy được xác về...

    Tổng kết những phi vụ Bắc Phạt của Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa, chúng ta đă tổn thất :



    7 phi cơ A1H và A1G bị bắn hạ và 7 anh hùng phi công đă anh dũng đền nợ nước:

    Trung Tá Phạm Phú Quốc.
    Trung Úy Vũ Khắc Huề
    Trung Úy Nguyễn Tấn Sĩ
    Trung Úy Nguyễn Hữu Chẩn
    Thiếu Úy Nguyễn Đ́nh Quư
    Thiếu Úy Nguyễn Thế Tế
    Thiếu Úy Nguyễn Quốc Đạt (bị bắt làm tù binh sau khi nhảy dù)
    Tổ Quốc ghi ơn các anh .



    posted by Quỳnh Hoa

    Alamit: anh Vủ Khắc Tỉnh nên liên lạc Cựu Đại tá QDND Phạm Quế Dương - Báo QĐND ngoài Hà Nội, qua website Bauxit.com hoặc trang Blog Tiến sỉ Nguyễn Xuân Diện. Ông nầy giúp gia đ́nh Phạm Phú Quốc..bốc mộ
    Last edited by alamit; 08-04-2012 at 08:56 AM.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung tá phi công Phạm Phú Quốc

    Trung tá phi công Phạm Phú Quốc
    NHỮNG PHI VỤ BẮC PHẠT CỦA KHÔNG QUÂN VIỆT NAM


    Phi vụ Bắc phạt đầu tiên
    (theo lời kể của những người trong cuộc)

    Trung Tá Nguyễn Huy Cương (Tạp chí VIETNAM February 1994)
    Sau cuộc tấn công của Việt Cộng vào Trại Holloway gần PleiKu vào ngày 7 tháng 2 năm 1965, Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố : ‘ Chúng ta đă treo súng trên giá, và giữ đạn trong ngăn kéo tủ quá lâu..Tôi không thể yêu cầu các chiến sĩ Hoa Kỳ tiếp tục chiến đấu tại Việt Nam bằng một tay, c̣n tay kia th́ bị buộc sau lưng.. Tôi muốn 3 điều : tôi muốn [cuộc trả đủa] phải ngay lập tức, phải thích đáng, và tôi muốn cuộc tấn công phải được phối hợp giữa các phi cơ Việt- Mỹ’.
    TT Johnson nghĩ rằng một cuộc tấn công phối hợp giữa hai Không lực Mỹ-Việt sẽ chứng tỏ cho Hà Nội thấy rằng cuộc trả đủa không chỉ là một đáp ứng của Hoa Kỳ đối với cuộc đột kích của VC nhưng cũng liên hệ đến các hoạt động khác đang gia tăng của Cộng quân. Tại Sài g̣n, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân Việt Nam (KQVN) tuyên bố với báo chí :’ Chúng tôi đă sẵn sàng, chúng tôi có thể tấn công ngay chiều nay, Tôi không thể đoan chắc rằng toàn thễ Bắc Việt sẽ bị phá hủy nhưng Hà Nội chắc chắn sẽ bị hủy hoại’.
    Trên thực tế, KQVN chúng tôi đă sẵn sàng từ đầu năm 1964. Chúng tôi, gồm 10 người, tất cả đều t́nh nguyện và là những phi-tuần trưởng, được lựa chọn trong số những phi công ưu tú của KQVN, để lập thành Biệt đoàn 83 KQVN. Biệt đoàn được đặt tên là Thần Phong, theo tên của Phi đoàn cảm tử Kamikaze Nhật trong Thế chiến thứ 2.
    Dưới sự điều khiển trực tiếp của Tướng Kỳ, nhiệm vụ của Biệt đoàn 83 là tấn công sâu vào lănh thổ Bắc Việt. Một thời gian ngắn ngay sau khi Đơn vị được thành lập, một toán 3 quân nhân cố vấn thuộc Hải quân Hoa Kỳ đă đến Biên Ḥa để giúp huấn luyện và yểm trợ tiếp vận. Các phi cơ Skyraider của chúng tôi, không mang dấu hiệu, đă thực tập ngày đêm, thả bom ở cao độ thấp và tấn công các vị trí Cộng quân dọc duyên hải vào lúc hoàng hôn..
    Sau cùng, ngày 7 tháng 2 năm 1965, lư do giải thích cho những ngày tháng tập luyện khổ nhọc đă được hé mở.. Tôi được lệnh hướng dẫn một phi tuần 10 chiếc A-1 bay về phía Bắc, đến điểm tập trung tại Đà Nẵng.
    Trong phi vụ Bắc phạt này, tôi được chỉ định làm phi công phụ cùng bay với Tướng Kỳ trên một chiếc Skyraider A-1E, nhưng v́ tôi chưa bao giờ bay kiểu máy bay này, nên Thiếu tá Tường đă thay thế tôi (Tôi bay trong Phi tuần số 2). Trên những ghế sau của chiếc A-1E là Đại Úy Nguyễn văn Lịch và một cận vệ của Tướng Kỳ. Bay ở ví trí số 2 trong phi tuần của Tướng Kỳ là Thiếu tá Nguyễn văn Long.
    Phi vụ được dự trù sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 2, nhưng bị băi bỏ v́ lư do thời tiết. Cuộc đột kích được dời lại vào ngày 8 tháng 2. Mục tiêu được chỉ định là một căn cứ quân sự tại Chấp Lệ, ngay trên vùng Phi quân sự giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Tin t́nh báo do không ảnh ghi nhận căn cứ này được bảo vệ khá kỹ lưỡng bằng ít nhất là 12 giàn đại bác pḥng không, từ cỡ 12 ly 7 đến 57 ly.
    Chúng tôi được thuyết tŕnh trong 1 giờ, bao gồm mọi chi tiết cần thiết cho cuộc không tập, điều kiện thời tiết, bố pḥng của địch quân trên đường bay đến mục tiêu và quanh khu vực oanh kích.
    Một câu hỏi quan trọng nhất đă được đặt ra là liệu chúng tôi sẽ bay thật cao để tránh đạn từ dưới đất hay bay thấp tránh bị radar phát hiện để đạt được yếu tố bất ngờ ? Phi công phụ của Tướng Kỳ, Thiếu tá Tường, thuyết tŕnh đầu tiên. Ông đề nghị bay thấp để tránh radar, nhưng không phải ai cũng đồng ư..
    V́ đă có nhiều phi tuần F-100 Super Sabre của KQHK bay yểm trợ diệt các vị trí cao-xạ và bảo vệ chống các MiG của Bắc Việt, nên không cần thiết phải bay thấp để có thể bị trúng đạn từ dưới đất.. Nhiều người trong chúng tôi muốn chọn phương án bay cao để tránh cao xạ của địch quân, và nếu gặp trở ngại th́ có thể đáp xuống biển hơn là đáp trên mặt đất, nhảy dù ngoài biển hơn là trong đất liền để tránh bị bắt.. Nhưng với những lư do riêng, các Thiếu tá Tường và Long nhất định giữ phương án bay thấp trong nội địa. Chúng tôi không có sự lựa chọn, chỉ biết tuân theo.
    Chúng tôi đến Pḥng tiếp liệu để sửa soạn các trang bị cần thiết : mỗi người đều có áo mưu sinh trang bị máy vô tuyến hai chiều, hỏa châu, la bàn, kính chiếu hiệu, bộ cấp cứu.. Chúng tôi đều mang theo súng lục tùy thân..Với dù đeo trên lưng, chúng tôi mỗi người mang theo hơn 35 kg thiết bị..
    Các Skyraider đậu thành hàng, lần đầu tiên trong cuộc chiến, được trang bị bom đạn ở mức tối đa : mỗi chiếc đem theo 2 quả bom 500 pound loại Mark-82, 12 quả bom 250 pound Mark-81, 800 viên đạn đại bác dành cho 4 khẩu đại bác 20 ly ở 2 bên cánh..
    Các phi cơ lần lượt cất cánh : một chiếc A-1E và 25 chiếc A-1H đă hợp thành những phi tuần dự trù cho Phi vụ Bắc phạt. Tôi dẫn đầu một phi tuần 4 chiếc bay ngay sau phi tuần số 1 của Tướng Kỳ. Trong phi tuần của tôi: Thiếu tá Lưu Kim Cương bay vị trí số 2, Đại úy Trần Bá Hợi bay số 3 và Đại úy Nguyễn quốc Phiên ở vị trí số 4. Tiếp theo sau đó là 5 phi tuần, mỗi phi tuần 4 chiếc, do các phi công từ các Phi đoàn 514, 516, 518 và 520 điều khiển. Phi tuần sau cùng do Trung tá Dương thiệu Hùng hướng dẫn.
    Sau hơn một giờ bay, chúng tôi đến Vùng Phi Quân sự, và vượt qua sông Bến Hảị Ngay bên bờ phía Bắc, tôi thấy ngay một lá cờ đỏ thật lớn với ngôi sao vàng chính giữa : chúng tôi đă vào không phận Bắc Việt..
    Chúng tôi bay gần đến V́nh Linh, thành phố đầu tiên cùa Bắc Việt : trước đây đă từng là một căn cứ của Pháp nhưng nay là Bộ Chỉ huy của một trung đoàn pḥng không BV, đồng thời cũng là một địa điểm tập trung quân của BV.. Tôi thấy căng thẳng và hơi lo khi bay ngang căn cứ này.. và biết chắc sẽ gặp đạn pḥng không dầy đặc của Cộng quân.. v́ chúng tôi bay rất thấp, sát ngọn cây nên rất có thể bị bắn hạ bằng súng cá nhân.. Tôi không cần phải chờ đợi lâu : tia lửa của đạn pḥng không đă bắt đầu bắn lên, đường đạn đan chéo trên bầu trời.. Bất ngờ, tôi thấy chiếc phi cơ dẫn đầu bay vụt lên và bom từ cánh rơi xuống..
    Bẻ sang phải, tôi gia tăng tốc độ, bay vụt lên cao để tránh miểng bom. ‘Phượng hoàng 1 vẫy cánh..tất cả các Phượng hoàng..theo tôi’. Tôi gọi trong máy, nhưng lúc này mọi tần số vô tuyến liên lạc đều bị nhiễu loạn khiến việc liên lạc gặp trở ngại, khó khăn, không một phi tuần viên nào của tôi có thể bay theo tôi.. Cuộc không kích được triển khai nhanh chóng lực lượng oanh kích đă bắt đầu dội bom Vĩnh Linh. Nhưng Chấp Lệ, mục tiêu của chúng tôi c̣n cách Vĩnh linh đến 5 phút bay nữa, và trong lúc này các F-100 Super Sabre của KQHK đang oanh kích các vị trí pḥng không quanh Chấp Lệ, gây những cột khói trên bầu trờị Ỡ vị trí 12 giở trên cao, 4 phi cơ F-100 khác đang bay quanh vùng trời để bảo vệ chống MiG. ‘ Các phi cơ đang bay trên Chấp Lệ chú ư’, tôi gọi trên máy,’đây là Phượng hoàng 1, mục tiêu cách 2 phút baỵ Over’. Tôi bấm sang nút ‘tác xạ’ và nút thả bom ‘mũi và đuôi’. Bay về hướng Bắc, về phía các cột khói tôi bắt đầu vào vùng mục tiêu, chúi xuống từ 1500 feet, nhắm vào các doanh trại qua ống nhắm. Tôi nhấn nút thả bom , rồi sau đó 6 lần để thả các quả bom bên 2 cánh.
    Tiếng nổ gần như cùng một lượt của 2 quả bom 500 pound và 12 quả 250 gây rung động cả chiếc Skyraider. Các quả bom có vẻ như rơi và nổ ngay giữa khu doanh trại, nhưng tôi cũng không quay lại để nh́n sự công phá, điều lo nghĩ của tôi lúc này là mau bay khỏi khu vực này..v́ súng pḥng không đang bắn lên từ mọi phía..
    Đột nhiên, tôi cảm thấy một rung chuyển mạnh : một sưc mạnh vô h́nh nâng chiếc máy bay lên cao vài trăm feet, kim chỉ xăng quay xuống số 0 và đèn báo xăng bật đỏ. ‘Mayday, mayday’, tôi gọi trên tần số 243.0 tần số báo động, và bay hướng ra biển, nhưng các xạ thủ BV chưa chịu buông tha.. đạn tiếp tục đuổi theo khi tôi xuống sát mặt biển.. Khi bay ra biển khơi, tôi cố nh́n quanh t́m các chiến hạm.. nhưng không thấy một con tàu nào cả.
    Tôi mở nắp pḥng lái, tháo nút dù và sửa soạn cho chuyện không thể tránh. Một luồng gió mát thổi vào mặt tôi, và cảm thấy gió đang thổi vảo chiếc áo bay màu đen đang ướt đẫm mồ hôị Nón bay trên đầu tôi , không tiếng động, ngoại trừ tiếng nổ đều của động cơ 3000 sức ngựa của chiếc Skyraider. Bay sát mặt biển, tôi rất ngạc nhiên khi thấy sóng cao..tuy biển rất lặng. Tôi lưỡng lự không quyết định được có nên bỏ máy bay không ? Các đèn báo về mức dầu và áp suất máy đều ở trong khoảng xanh, đó là những dấu hiệu tốt.. cho thấy động cơ vẫn hoạt động b́nh thường. Tôi đóng nắp buồng lái lại và tăng tốc độ máy lên tối đạ Tôi lấy cao độ lên 3000 feet, chuyển sang dùng b́nh xăng phụ, bay về phía Nam, hướng về căn cứ.
    Tuy đă về chiều, nhưng trời vẫn c̣n sáng và ánh mặt trời chiếu sáng mặt biển. Có những cụm mây ở cao độ 5000 feet. Tôi đảo mắt nh́n quanh để mong t́m các phi cơ bạn, và nhận ra không khó chiếc máy bay của Tướng Kỳ : nắp pḥng lái màu xanh xậm của chiếc A-1E nổi rơ trên nền trời.. Tôi bay theo để về căn cứ..
    Sau khi đáp xuống, tôi kiểm soát chiếc phi cơ, và t́m thấy ít nhất là hàng chục viên đạn bắn trúng đuôi và thân tầu..Một viên đạn xuyên qua b́nh xăng và phá hỏng van nổi, gây ra những tín hiệu báo động không chính xác nơi pḥng láị Tôi chạy ra nơi hàng phi cơ đă đáp để gặp Tướng Kỳ, tại phi cơ của Ông và thấy rằng phi cơ cũng trúng đạn: 4 viên bắn thủng phi cơ : 1 viên trúng đồng hồ kiểm soát cao độ và văng vào tay Ông. Tất cả các phi cơ tham dự cuộc không kích đều trúng đạn pḥng không. Hai phi công đă phải nhảy dù xuống biển :Trung tá Dương thiệu Hùng và Trung Úy Nguyễn văn Thuyết đă được các chiến hạm cúa HQ HK vớt.
    Tướng Kỳ đă tuyên bố với báo chí : ‘Đây là ngày tươi đẹp nhất trong đời tôi’..
    (Con số phi cơ tham dự Phi vụ Bắc phạt thứ 1 này theo tài liệu cùa KQ HK , là 24 chiếc. Trung tá Nguyễn huy Cương, có biệt danh là Cương ‘Khào’, là 1 trong 3 Sinh viên Sĩ quan KQVN đầu tiên được gửi sang Hoa Kỳ thụ huấn theo quy chế huấn luyện sĩ quan hoa tiêu của KQHK. Trong 18 năm quân ngũ Ông bay đủ loại phi cơ từ Bearcat, Skyraider, T-28 đến A-37 và F-5, phục vụ tại các Phi đoàn 516, 518, 522 và Biệt đoàn 83. Ông mất tại Texas tháng 8 năm 1999. Ngoài ra có tài liệu ghi là khi các phi cơ VNCH vượt tuyến Bắc phạt th́ được hộ tống bỡi các F105 và các F 105 này c̣n có các F-4 bay bao vùng để bảo vệ)
    Thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ :
    (trích trong Buđha’s child trang 121-125 )
    Ngày 7 tháng 2 năm 1965, Cộng quân tấn công một doanh trại của quân đội HK tại Pleiku, gây thiệt mạng cho 8 quân nhân, 126 bị thương và hủy hoại 10 phi cơ. TT Johnson thấy đă quá đủ để phản ứng. Vài ngày sau đó, Ông chấp thuận cho HQHK ném bom một căn cứ huấn luyện của CSBV tại Đồng Hớị Tôi nghĩ rằng việc KQVN đóng một vai tṛ trong cuộc không kích sẽ nâng cao tinh thần của Quân và Dân VNCH, và HK đă đồng ư.. Chúng tôi đă chuẩn bị cho cuộc không kích Bắc phạt đầu tiên này của KQVN : tôi đă tổ chức một đơn vị ưu tú : Phi đoàn Thần Phong.. Tất cả các phi công của Phi đoàn đều t́nh nguyện tham gia phi vụ : tôi phải bắt thăm để chọn .. Và cũng như tôi đă từng nhận bay những phi vụ đầu tiên thâm nhập Bắc Việt, tôi quyết định tôi sẽ làm gương bằng cách dẫn đầu phi vụ Bắc phạt đầu tiên này..
    Hôm trước ngày oanh kích, chúng tôi bay ra Đà nẵng và nhận được một cú điện thoại từ Tướng Tư lệnh Vùng 1 :’ Dân chúng Huế muốn gặp Anh và các phi công của Anh trước phi vụ oanh kích ngày mai’. Nếu phi vụ của chúng tôi cần bí mật..th́ chắc là yếu tố này..không c̣n nữạ Khi chúng tôi đáp xuống Huế, chúng tôi được đưa đến một đại giảng đường có hàng ngàn sinh viên nam nữ chờ sẵn..Trong bộ áo bay, chúng tôi lên sân khấu để nói chuyện : ‘ Ngày mai, chúng tôi sẽ vượt biên giới, và có thể không ai trong chúng sẽ trở về...’
    Sáng hôm sau, trước khi bay hướng về mục tiêu, chúng tôi bay trên Thành phố Huế.. 24 chiếc Skyraider bay hàng một thật thấp trên Thành phố.. Từ trên máy bay tôi nh́n xuống, dân chúng đang vẫy chào..
    Một giờ sau đó, vẫn bay hàng một, chúng tôi đến gần Đồng hới, nơi tôi đă chọn mục tiêu cho Phi đoàn. Vẫn ở cao độ tuần tra, tôi thấy hàng chục chiếc máy bay của HQ HK đang thả bom và bắn phá mục tiêu của chúng tôị Sau đó tôi được biết là, v́ lo cho sự an toàn của tôi, nguời Mỹ đă quyết định t́m cách diệt những ổ pḥng không quanh mục tiêu, giúp chúng tôi dễ thả bom hơn. (Tôi chỉ biết điều này khi về đến căn cứ).
    Bay gần Đồng hới, vận tốc 350 miles/giờ, nh́n bầu trời đầy đường đạn pḥng không đan chéo, tôi nghĩ rằng người Mỹ đă oanh kích nhầm..và do ở mục tiêu dự trù ban đầu đang bị tấn công, tôi nh́n quanh để t́m một mục tiêu khác: bất ngờ tôi thấy một ṭa nhà lớn trang bị hàng chục khẩu pḥng không, tôi nghĩ rằng đây có lẽ là một vị trí rất quan trọng. Tấn công ! (sau này tôi mới biết đó là Bộ Chỉ huy của một Sư đoàn Pḥng không Bắc Việt)..
    Tôi đẩy cần lái tới trước và chúi xuống với sức máy tối đạ Ở khoảng 2000 feet, đạn pḥng không bắn lên như mưa bao phủ toàn bộ chiếc máy bay..Chiếc Skyraider rung chuyển và chao đảo từng đợt. Một viên đạn bay thẳng về phía tôi-tôi lấy tay trái che mắt ngay lúc kính pḥng lái rạn vỡ..Phản ứng đầu tiên của tôi là bay vọt lên cao và quay về phía Biển Đông, v́ tôi không biết mức độ hư hại của chiếc máy bay , và chưa biết là tôi có bị thương hay không? Và nếu tôi phải đáp khẩn cấp hay nhẩy dù, th́ cơ may về được căn cứ an toàn là đến được vùng người Mỹ đang kiểm soát không và hải phận.
    Do đó tôi bay về hướng Đông. Tuy có luồng gió mạnh thổi vào pḥng lái qua ô kính đă bị vỡ, tôi biết rơ ḿnh chưa bị thương, và chiếc máy bay vẫn hoạt động, tôi t́m cách ra lệnh cho các phi công tiếp tục oanh kích, nhưng liên lạc vô tuyến giữa chúng tôi bị gián đoạn, không ai nghe được tôị Nh́n về phía sau tôi thấy là khi tôi bỏ mục tiêu quay về, tất cả đều bay theo tôi : trong các phi vụ oanh kích, các phi tuần viên thường bay theo phi tuần trưởng..
    Một phút sau đó, khi mọi người thấy rằng tôi vẫn đang kiểm soát được con tàu, các liên lạc bàn tán êm bặt. Trên hệ thống vô tuyến, tôi ra lệnh tập trung vào mục tiêu, bay theo tôi và tiếp tục cuộc oanh tạc..Có vài người cho rằng có quá nhiều súng pḥng không, mục tiêu được bảo vệ quá kỹ, nên chọn mục tiêu khác !
    Tôi trả lời :’ Không’ và ‘Tiếp tục’..và khi tôi trở lại mục tiêu, tất cả đều theo tôi..Lần này tôi bay thấp vào mục tiêu, nhưng cần phải lấy cao độ để thả bom. Cộng quân đă chờ sẵn : và khi tôi bay lên cao, đạn chờ sẵn : thêm 2, 3 viên bắn trúng cánh..thời gian trôi như một cuốn phim quay chậm, đạn pḥng không nổ quanh mọi phía.. Tôi nhấn nút thả bom, kéo ngược cần lái.. bay vọt vào mây.. Theo sau tôi, các phi công, từng người lần lượt, làm theo..
    Khi chúng tôi tập họp lại, tôi đếm đủ 24 chiếc máy baỵ Tất cả đều trúng đạn. 2 phi công báo cáo là các A-1 của họ bị hư hại nặng, không thể đáp và bẻ lái rất khó khăn. Chúng tôi cùng bay đến khi thấy Đà nẵng trước mắt, và tôi gọi trực thăng cứu nạn, ra lệnh cho các phi công không thể đáp, nhảy dù xuống biển..và khi toàn bộ phi đoàn đă đáp xuống Đà nẵng th́ cả hai đều đă được vớt an toàn.
    Trước khi tiếp tục bay lại, tôi yêu cầu các thợ máy t́m giùm viên đạn đă bắn vỡ kính pḥng láị Họ t́m được 1 đầu đạn 12 ly 7 ghim sau ghế tôi ngồi; khi tôi ngồi thử lại vào ghế, lỗ thủng nơi ghế gần ngay giữa lưng tôi, và khi tôi giơ tay trái lên cao, tôi thấy chiếc áo bay màu đen của tôi bị cháy trắng dài ngay dưới vùng cánh tay, tôi bóc lớp vải cháy và thấy những vết bầm trên cánh tay ngay nơi áo bị cháy.. Có lẽ là khi tôi đưa tay che mắt, viên đạn đồng nặng khoảng 250 gram, bay với vận tốc 2400 feet/giây bị cánh quạt máy bay quay 1000 ṿng/ phút đưa vào vùng hẹp giữa tay và ngực của tôi..
    (Tướng Kỳ kể lại hơi khác trong tập sách How We lost the VietNam War hay Twenty years and Twenty Days trang 56-57 : Ông thấy 49 máy bay cùa HQ HK oanh kích mục tiêu dành cho KQVN, để tránh bị đụng, Ông hường dẫn Phi đoàn tiến đánh một mục tiêu khác ỡ vùng Vĩnh Linh. Phi cơ của Ông bị trúng 4 viên pḥng không..Sự khó khăn của phi vụ đầu tiên này không làm các phi công chùn bước : họ tiếp tục t́nh nguyện thi hành các phi vụ kế tiếp..) .
    Nh́n từ Đài Kiểm Báo :
    (Trích trong Hồi Kư của TrungTá Trần Đ́nh Giao trên Web site Bạn Già KQ)
    Trong những Phi vụ Bắc Phạt, ngoài những phi công trực tiếp bay trên những Skyraider thực hiện các phi vụ oanh kích, c̣n có sự đóng góp âm thần nhưng tối cần thiết của các quân nhân KQVN làm việc tại Đài Kiểm Báo Panama (đặt tại Sơn Chà, Đà Nẵng) :
    ‘ ..Trở về đài, Đại úy Đặng văn Tiếp ( Chỉ huy trưởng Đài) triệu tập một cuộc họp hành quân, chỉ thị cho Thiếu úy Kế (Pḥng Kỹ thuật) phải check tất cả các máy radar ḍ phương hướng, đo cao độ, máy truyền tin và radar scope ..trong t́nh trạng khả dụng 100%. Riêng Pḥng Hành quân, các sĩ quan chỉ đạo trưởng phải đích thân điều khiển những hạ sỉ quan radar operator nhiều kinh nghiệm để làm’ flight following’ cho phi vụ quan trọng này v́ đây là Phi vụ Bắc phạt đầu tiên của KQVN và do chính Ông Tư lệnh KQVN hướng dẫn...
    Đúng giờ G, khoảng 1 giờ trưa, Panama nghe danh hiệu ‘Tiger Crystal 1’ gọi trên tần số UHF : Phi vụ Bắc phạt bắt đàu khởi sự. Thiếu úy Hoàng bá Mỹ, sĩ quan chỉ đạo , Trưởng toán C và Thiếu úy Bàn, sĩ quan phụ tá, ngồi trước một radar scope dưới sự quan sát của Đ/U Tiếp và tôị Sau khi Tiger Crystal liên lạc với Panama, tất cả đều im lặng vô tuyến.. Chúng tôi bắt đàu hồi hộp theo dơi trên màn ănh radar và tần số trực hành quân. Theo ước tính th́ thời gian từ giờ G cho đến TOT (Time over Target) vào khoảng 45 phút.. .. Tôi coi đồng hồ và bảo Mỹ : c̣n 5 phút nữa, khi họ lấy cao độ vào mục tiêu ḿnh sẽ có radar contact.. Tôi tiếp tục nh́n giờ và ‘count down’ ngầm trong bụng, rồi ở những giây cuối cùng trên tần số..chúng tôi nghe rơ giọng (Đ/úy Tường) : ‘2, 3,4 ,5 ,6 ,7 ,8.. 1 gọi : tất cả lấy cao độ, chuẩn bị vào mục tiêu..’ Tiếp theo là những tiếng microphone bấm : ’bụp, bụp’, mấy phút sau trên màn ành radar bắt đàu thấy các chấm lân tinh di chuyển theo hướng mục tiêu đă kẻ sẵn. Rồi th́nh ĺnh nghe trên tần số tiếng la ‘ Một in..rồi 2 in..3 in cho đến 8 in..’ Các operator chăm chú theo dơi, đếm đủ 8 chấm biểu hiệu 8 phi tuần trên scope đang di chuyển theo hướng ngược ra khơi, lấy hướng Nam để về căn cứ. 10 phút sau nghe Tiger Crystal 1 : Một gọi Panama, Tiger Crystal 1 gọi , over..Th/u Mỹ trả lời : Tiger Crystal 1, Panama nghe bạn 5/5. Tiger Crystal 1 báo cáo : ’Phi vụ hoàn tất, mọi người vô sự, chúng tôi trở về căn cứ, over’. ‘Roger Tiger Crystal1, Congratulations, over’. ‘Thank you, Panama’ Trên đường về Tiger Crystal cho biết có pḥng không địch bắn lên lẻ tẻ .. Sau đó Panama chuyển giao Tiger Crystal sang tần số đài GCA hưóng dẫn về đáp xuống Phi trường Đà Nẵng..
    Trần Lư

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung tá phi công Phạm Phú Quốc

    Trung tá phi công Phạm Phú Quốc
    Truy t́m hài cốt cố đại tá Phạm Phú quốc






    Ngày 19-4-1965 trung tá Phạm Phú quốc găy cánh trong một phi vụ Bắc phạt, cách thị xă Vinh về phía đông nam 10km. Lúc đó là 15 giờ 04 phút.

    Trung tá Quốc trong phi vụ này với nhiệm vụ đánh trục giao thông cách 10 cây số phía nam thành phố Vinh. Sau khi hoàn tất phi vụ, trên đường trở về th́ phi đội của trung tá Quốc đă đụng phải một lực lượng pḥng không của Bắc Việt, súng cao xạ Bắc quân bắn lên dữ dội, một phi cơ trúng đạn phía đuôi thiệt hại nhẹ. Trung tá Quốc quyết định tiêu diệt ổ cao xạ pḥng không này, phi cơ trung tá Quốc lao vào lửa đạn, ổ pḥng không bị tiêu diệt nhưng phi cơ của Phạm Phú Quốc đă bị trúng đạn và bốc cháy

    Sinh ngày 29-8-1935 tại Quảng Nam, Phạm Phú quốc gia nhập không quân ngày 15-6-1954

    Được gửi đi thụ huấn tạI các trường đào tạo phi công của Pháp. Anlnat, Marrakech, trường phi công khu trục Bordeaux và tốt nghiệp trở về phục vụ tại phi đoàn Khu Trục Biên Ḥa vào năm 1956.

    Xuất thân từ khóa phi công khu trục đầu tiên của Không Quân Việt Nam trung tá Phạm Phú Quốc đă lái những khu trục cơ F8-F cũng là những khu trục cơ đầu tiên của KQVN. Sau đó được gửi đi tu nghiệp xuyên huấn trên khu trục cơ A-1 Skyraider tại Hoa Kỳ và khóa Air Ground Operation School tại Okinawa.



    Hay câu chuyện về một đại tá quân đội chính quy Bắc Việt giúp đỡ việc t́m hài cốt của một đại tá KQVNCH

    Sau khi cuộc chiến kết thúc việc t́m hài cốt của đại tá Phạm Phú Quốc đă được sự giúp đỡ của đại tá Phạm Quế Dương, một sĩ quan pḥng không của quân đội Bắc Việt đồng thời là một sử gia, theo chính quyền huyện Thanh Hà tỉnh Hà Tĩnh được biết xác phi công Phạm Phú Quốc đă được chôn cất bới dân chúng với quan tài chu đáo với bia ghi “ mộ ông Phạm Phú Quốc” bởi tiếng tăm của ông đă ra tới miền Bắc khi họ biết ông là một trong hai phi công (ngườI thứ hai là phi công Nguyễn Văn Cử ) ném bom Dinh Độc Lập trong cuộc đảo chánh nền đệ Nhầt Cộng Ḥa bất thành vào năm 1962 và đă bị giam tù cho đến khi cuộc đảo chánh thành công một năm sau đó 1963. Tuy được chôn cất cẩn thận nhưng v́ một thời gian dài không người trông nom nên đă mất dấu tích. ĐạI tá Phạm Quế Dương đă giới thiệu cho gia đ́nh PPQ một người chuyên t́m hài cốt thất lạc : Ông Đỗ Bá Hiệp nổi tiếng có khả năng ngoại cảm ( Telepathy ) đă cùng gia đ́nh vể vùng Cồn Cỏ, Hà Tĩnh để t́m di hài phi công Phạm Phú Quốc.




    Dưới đây là bài tường thuật của ông Phạm Quế Dương :

    “ Nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp đă giúp t́m được hài cốt phi công Phạm Phú Quốc "

    Năm 1965 phi cơ Phạm Phú Quốc bị rơi và chết tại Hà Tĩnh làm sôi động một thời gian. Dư luận không chỉ miền Nam mà cả miền Bắc quan tâm tới Phạm Phú quốc v́ anh ấy đă tham gia oanh tạc dinh tổng thống Ngô Đ́nh Diệm năm 1962. Sự việc cùng thời gian trôi qua cho tới ngày Bắc Nam thống nhất.

    Năm 1990 gia tộc anh Quốc từ miền Nam ra Hà Tĩnh t́m xin hài cốt anh ấy đưa về quê quán ở Đà Nẵng. Nhưng các cơ quan tỉnh, huyện, xă ở đây chỉ có thể xác nhận trong văn bản:” hài cốt của ông Phạm Phú Quốc đă được tỉnh đội Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà cất bốc, trong khi cất bốc đều có quan tài chôn cất chu đáo. Cơ qua quân sự huyện Thanh Hà đă nhất trí với gia đ́nh Phạm Phú Quốc khi truy t́m được nơi chôn cất cụ thể sẽ thông báo sau.

    7 năm sau – 1997 - được biết có ban liên lạc gịng họ Phạm trong UNESCO có thông tin nhờ ban liên lạc giúp đỡ. Tôi là thành viên trong ban liên lạc gịng họ Phạm được giao làm việc này.

    Tháng 5-1997, ban liên lạc đă gửi văn bản tới các cơ quan chính quyền tỉnh Hà Tĩnh giúp đỡ việc xác minh địa điểm chôn cất anh Phạm Phú quốc. Sự việc vẫn yên lặng. Tháng 9 - tháng 12-1997 ban liên lạc gửI liên tiếp hai văn bản tới các cơ quan tỉnh Hà Tĩnh và cả Đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 2,3,4-1998 ban liên lạc được các cơ quan xă, huyện tỉnh Hà Tĩnh trả lời hoàn toàn tán thành và ủng hộ việc t́m hài cốt phi công Phạm Phú quốc. Song thật sự chỉ biết mộ anh Phạm Phú Quốc đă được dời về nghĩa trang Cồn Cổ. Do thời gian quá lâu mộ thất lạc không xác định được nơi chôn cất cụ thể.

    Ngày 01-5-1998 tôi và một anh bạn nhà báo vào Hà Tĩnh, được sự giúp đỡ tích cực của báo giới Hà Tĩnh, chúng tôi gặp các cấp. Họ đều tiếp chu đáo, thành thật tŕnh bày sự việc như trên. Chúng tôi ra nghĩa trang Cồn Cổ mênh mông,bao nhiêu là mộ và không ai biết được mộ anh Quốc ở đâu. Chúng tôi xin phép địa phương mờI ông Đỗ Bá Hiệp, một nhà ngoại cảm nổi tiếng đă giúp t́m mộ bao người thất lạc, giúp cho việc này. Họ nhất trí.

    Ngày 07-5-1998 ban liên lạc đă thảo văn bản mời ông Đỗ Bá Hiệp, đồng thời báo cáo địa phương. Ông Đỗ Bá Hiệp nhận lời. Được tin ngay ngày hôm sau, 08-5-1998, bà chị anh Phạm Phú Quốc đă 83 tuổi cùng cháu gái bay ra Hà Nội gặp ô. Đỗ Bá Hiệp.

    Sáng 11-5-1998, tôi làm liên lạc đưa ông Đỗ Bá Hiệp và ông Doăn Phú, nhà địa lư thân quen ô. Hiệp cùng bà chị, cháu gái anh Phạm Phú quốc vào Hà Tĩnh.

    Sáng hôm sau, 12-5-1998, ra nghĩa trang Cồn Cổ. Chúng tôi nghĩ ông Đỗ Bá Hiệp sẽ vào bên trong nghĩa trang, nhưng ông chỉ đi trên đường bên ngoài nghĩa trang. Khi ông nh́n lên trời cao, lúc ông nh́n xuống như nh́n cái ǵ đó sâu trong ḷng đất. Chúng tôi vẫn đi theo phía sau ông. Bỗng ông rẽ vào phía đường bên kia nghĩa trang, một vùng đất rộng lồi lơm sát vớI ruộng nước và dừng lại chỉ xuống một chỗ đất bằng phẳng. Ông bảo : ” Mộ anh ấy ở đây. Bên mô cát bên phải này hai bước. bên hố nước bên trái này một bước. Chú ư đánh dấu để khỏi lẫn. Đến ngày 10-10 ta mới được bốc. “. Một lát sau ông lại bảo : ” số lính của anh ấy là số 0 ǵ đó rồi 4, hai số cuối cùng là 65 hay 56. “ Theo thói quen tôi ghi số hiệu trên vào tờ cart visit v́ không mang theo sổ tay.

    Ra về, khoảng nửa tháng sau tôi nhận được điện thoại gia tộc anh Quốc nhờ t́m hộ số quân của anh Quốc. Tuy nhận lời nhưng không biết t́m ở đâu. Mấy hôm sau tôi sang thư viện báo Quân Đội Nhân Dân nhờ lục t́m trong báo cũ. Trong số báo QĐND ngày 22-4-1965 tả việc máy bay anh Quốc bị bắn rơi, viết cụ thể : “ Phạm Phú Quốc chứng minh thư số 007. 455 cấp 01-12-64 tư lệnh đoàn máy bay khu trục số 23, tư lệnh sân bay Biên Ḥa, quân hàm trung tá “ . Thật kỳ lạ ! thông tin của ô. Đỗ Bá Hiệp về số lính với số chứng minh thư của anh Quốc ghi trong báo gần giống nhau đến thế !

    Ngày 09-10 Âm Lịch tức 27-11-1998, ông Đỗ Bá Hiệp bận không vào Hà Tĩnh được, nhưng ông đă hướng dẫn tỉ mỉ việc đào t́m mộ. Tôi nhờ nhà tôi cùng đi với cháu gái anh Quốc vào lo việc này. Nhà tôi vốn rất thành tâm nên sẵn ḷng giúp đỡ như việc nhà. Ngay chiều tối hôm đó, vào xă Thạch Trung. Chúng tôi xin phép địa phương và họ đă giao cho đội phục vụ nghĩa trang lo việc bốc mộ sáng sớm hôm sau.

    Sáng hôm sau trời vẫn mưa, phải làm lều che nơi bốc mộ. Đào sâu gần nửa thước không thấy ǵ đă lo. Nhưng may sao chỉ thêm vài nhát xẻng nữa là một vũng nước đen rồi thấy cốt ḥa lẫn trong đất bùn. Đúng như địa phương nói từ năm 1976 hài cốt anh Quốc dời chuyển từ trong làng ra đây, cốt để trong tiểu gỗ và đă hơn 20 năm tiểu gỗ không c̣n chỉ c̣n xương cốt. Xương cốt anh Quốc được bới t́m chu đào, rửa sạch bằng nước thơm rồi đặt vào tiểu quách. Bà con đến xem khá đông cùng thắp hương viếng Anh. Ngay chiều hôm đó 28-11-1998 hài cốt phi công Phạm Phú Quốc được đưa về quê quán, chùa Phước Lâm thị trấn Hội An tỉnh Quảng Nam . . . mộ anh Phạm Phú Quốc đă được xây cất nghiêm trang với bia đá khắc h́nh và tên tuổi Anh cùng những hàng chữ đầy nghĩa t́nh với Người đă khuất .”

    Phạm-Quế-Dương
    Đại tá QĐND



    Mộ phần của cố Đại tá Phạm Phú Quốc

    (Tài liệu từ Quân Sử Không Quân VNCH)

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    " Chiến công " thả bom Dinh Độc Lập

    Sao không ai nhắc đến " chiến công " của Phạm Phú Quốc và Nguyễn Van Cử thả bom bên cánh trái của Dinh Độc Lập vào 27 tháng 2 năm 1962 ?

    Dội bom Dinh Độc Lập , chiến công hiển hách nhỉ ?

    Đừng hỏi link hay lấy tin này ở đâu ra , bất cứ ai thôi sữa từ năm 1962 và ở miền Nam VN đều biết tin này .

    Tigon

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tin có thể xem thêm ở đây nè

    Reunification Palace, formerly the Independence Palace, was the official residence of the President of South Vietnam.The 1962 South Vietnamese Independence Palace bombing in Saigon was an aerial attack on February 27, 1962 by two dissident Republic of Vietnam Air Force pilots, Nguyen Van Cu and Pham Phu Quoc.

    The pilots targeted the Independence Palace, the official residence of the President of South Vietnam, with the aim of assassinating President Ngo Dinh Diem and his immediate family, who acted as his political advisors.

    With the exception of Diem's sister-in-law Madame Ngo Dinh Nhu, who escaped with minor injuries, the Ngo family were unscathed; however, three palace staff died and another 30 were injured.

    Afterwards, Cu managed to escape to Cambodia, but Quoc was arrested and imprisoned.

    http://flaggedrevs.labs.wikimedia.or...Palace_bombing

  8. #18
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Phi công Phạm phú Quốc chỉ là ṭng phạm - Thuphạm là Nguyễn văn Cử

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Reunification Palace, formerly the Independence Palace, was the official residence of the President of South Vietnam.The 1962 South Vietnamese Independence Palace bombing in Saigon was an aerial attack on February 27, 1962 by two dissident Republic of Vietnam Air Force pilots, Nguyen Van Cu and Pham Phu Quoc.

    The pilots targeted the Independence Palace, the official residence of the President of South Vietnam, with the aim of assassinating President Ngo Dinh Diem and his immediate family, who acted as his political advisors.

    With the exception of Diem's sister-in-law Madame Ngo Dinh Nhu, who escaped with minor injuries, the Ngo family were unscathed; however, three palace staff died and another 30 were injured.

    Afterwards, Cu managed to escape to Cambodia, but Quoc was arrested and imprisoned.

    http://flaggedrevs.labs.wikimedia.or...Palace_bombing
    Trách nhiệm của VNQDD (viet nam quoc dan đảng)
    và cha con Trung uư Nguyễn văn Cử
    . (cha là ông Nguyễn văn Lực)
    Trách nhiệm hay chiến công dâng boác ?

    Trich bài:
    PHẠM PHÚ QUỐC
    VÀ VỤ THẢ BOM DINH ĐỘC LẬP
    NĂM 1962 TẠI SAIGON.

    http://hoiquanphidung.com/showthread.php?2984-Phạm-phú-Quốc-thả-bom-Dinh-Độc-Lập

    .......Tóm lại, vụ thả bom Dinh Độc Lập trong năm 1962 do Phạm Phú Quốc và NVC thực hiện có liên quan đến hai đơn vị Không Quân khác, đó là TTHQKQ và CC2TLKQ. Sau đây, chúng tôi xin tŕnh bày diễn tiến của ngày hôm ấy, và các hệ quả tai hại của nó.

    Trong chức vụ Trưởng Pḥng Hành Quân của Phi Đoàn 514, anh Quốc chăm lo về huấn luyện đơn vị cho hoa tiêu, đặt hoa tiêu trong t́nh trạng túc trực hành quân, và thi hành lệnh hành quân từ TTHQKQ. Nói cách khác, trong chức vụ này, anh Quốc toàn quyền sắp xếp các phi vụ huấn luyện và hành quân hằng ngày.

    Anh NVC thuyên chuyển từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang (TTHLKQ) về Phi Đoàn 514. Anh NVC đă là một hoa tiêu giỏi làm huấn luyện viên dạy khóa sinh học lái trên các phi cơ O-1A hoặc T-6 tại TTHLKQ. Do đó, chỉ huấn luyện xuyên huấn trên A-1H trong thời gian một tháng, anh được xác định hành quân trên A-1H với tư cách phi tuần viên, nghĩa là người có thể bay hành quân theo một người khác hướng dẫn trong các phi vụ không trợ hỏa lực. Trong thời gian ngắn ngủi là một tháng, chính anh Quốc đă chăm sóc huấn luyện cho anh NVC, và chỉ có anh Quốc huấn luyện cho anh NVC mà thôi. Như vậy, hai người có thể bay rất ăn ư với nhau sau thời gian huấn luyện. Anh Quốc là một hoa tiêu khu trục giỏi, tức nhiên chỉ bảo cho anh NVC cũng cặn kẽ và chu đáo hơn bất cứ ai khác.

    Anh NVC đă tham gia hành quân với anh Quốc một vài chuyến trước khi việc dội bom Dinh Độc Lập xảy ra. Ngày hôm đó, anh Quốc dẫn anh NVC trong một phi vụ không trợ hỏa lực cho Vùng 4 Chiến Thuật, xuất phát từ hậu cứ Biên Ḥa từ sáng sớm, nghĩa là đợt túc trực đầu tiên phải thi hành phi vụ theo trong lệnh bay. Phi cơ trang bị bom nổ, bom xăng đặc "Napalm", có thể có hỏa tiển, và đầy đạn đại bác 20 mm nạp trên 4 khẩu của từng phi cơ. Chúng tôi không biết rơ số bom đạn mang theo trong phi vụ này cho từng phi cơ, nhưng hai phi cơ thường được trang bị như nhau. Có thể có các cở bom nổ như 500lbs, 250lbs hay 100lbs. Có thể có cả hỏa tiển không địa loại thường chứ không cần loại xuyên phá, v́ đây là trang bị tổng quát dành cho mọi cuộc hành quân không trợ hỏa lực cho các cuộc hành quân trong hai vùng, V3CT và V4CT, tùy số bom đạn tồn kho có những ǵ, nhưng chắc chắn có bom xăng đặc Napalm và bom nổ 500lbs v́ hai loại bom này đă được thả trên Dinh Độc Lập.

    Phi vụ các anh Quốc và NVC thi hành ngày hôm đó là một phi vụ yểm trợ trong V4CT, nên sau khi cất cánh đă lấy hướng bay về vùng này, tức nhiên tiện đường tạt qua khu vực Saigon là một khu vực cấm bay khi không có lệnh, trừ trường hợp diễn hành trong những ngày lễ lớn mà phi cơ không thể được trang bị bom đạn. Cấm bay v́ phải bảo vệ an ninh cho vùng đông dân cư chứ không nhất thiết v́ một lư do nào khác. Hai phi cơ này đă bay vào khu vực Dinh Độc Lập nằm ngay ngă ba đường Thống Nhất và đường Công Lư và thả bom ngay trên địa điểm này.


    H́nh chụp dinh Norodom của toàn quyền Pháp
    sau trở thành Dinh Độc Lập thời Đệ Nhất Cộng Ḥa
    Cánh bị dội bom là cánh bên phải trong h́nh này
    Kỹ sư Ngô Viết Thụ đă xây lại Dinh Độc Lập mới
    trong thời Đệ Nhị Cộng Ḥa

    Phi Đoàn 514 nhận tin này thẳng từ TTHQKQ đến văn pḥng chỉ huy trưởng phi đoàn. TTHQKQ yêu cầu cho phi cơ lên đuổi phi tuần đang oanh tạc Dinh Độc Lập ngay lập tức. Một phi tuần nhẹ trang bị toàn súng đại bác mà thôi do chúng tôi hướng dẫn cùng anh NVL cất cánh ngay và hướng về Saigon. Khi chúng tôi trên đường đến không phận Dinh Độc Lập th́ nghe tiếng gọi của anh NVC bảo chúng tôi hăy tấn công Dinh Độc Lập, một lời kêu gọi đanh thép và quả quyết. Lúc đó, chúng tôi chưa ư thức được vị trí và t́nh trạng của các phi cơ của anh Quốc và anh NVC ra sao hay ở đâu. Thật là một t́nh huống khó xử, v́ nhiệm vụ phải bay lên theo sự điều động của một thẩm quyền chính thức có quyền điều động như TTHQKQ để thi hành một phi vụ mà anh em nào đă từng bay cũng cảm thấy đau ḷng, v́ phải đối phó với những người bạn đă từng sống chết có nhau để tiêu diệt quân thù là Việt Cộng. Trong khi đó, có một đơn vị của Mỹ nằm ngay trong căn cứ Không Quân Biên Ḥa là đơn vị 34th Tac. Group đang sử dụng T-28, là một loại phi cơ, nếu nói về đánh nhau trên không th́ T-28 có khả năng xoay sở nhanh nhẹn hơn phi cơ A-1H nhiều. Nếu loại phi cơ này can thiệp vào ṿng chiến th́ thật sẽ làm chúng tôi khó xử hơn nữa.

    Khi chúng tôi đến vùng Saigon và lấy hướng t́m đến Dinh Độc Lập, mắt quan sát xem các phi cơ của anh Quốc và anh NVC đang ở đâu, thấy trên vùng này, mây che khuất từ dưới lên đến 300 bộ, nghĩa là khoảng 100m trần mây, nghĩa là rất thấp để thi hành một vụ thả bom. Tuy trần mây không kín hẳn, có vài lỗ trống để có thể xuyên qua, v́ loại mây gồm có loại mây "stratus" thấp nhưng không dầy đặc, nhưng tầm nh́n th́ thật là quá giới hạn, chỉ thấy xa đàng trước chừng 10 dậm Anh. Khi chúng tôi t́m cách xâm nhập vào vùng để quan sát th́ thấy Dinh Độc Lập đang cháy to ở cánh phía Bắc của dinh. Tuy không thấy đổ vỡ v́ bom là bao nhiêu, nhưng lửa bóc ra từ các cửa sổ rất rơ rệt. Th́nh ĺnh, nhiều tràng súng đại liên 12 ly 7 từ dưới đất bắn lên làm phi cơ chúng tôi lănh tất cả 4 viên, trong số đó, có một viên xuyên phá hệ thống thủy điều làm chảy thủy điều. Chừng đó chúng tôi mới ngỡ ra rằng, dưới đất không thể phân biệt được chiếc nào là chiếc oanh tạc Dinh Độc Lập, chiếc nào như chúng tôi lên để giải tỏa phi tuần kia. Chúng tôi tuyệt đối không thấy bóng dáng phi cơ của các anh Quốc và NVC đâu cả, nên chúng tôi báo cáo và t́m đường thoát ra khỏi khu vực về ha cánh. Từ Dinh Độc Lập lấy hướng khoảng 150 về hướng Đông Nam, chúng tôi bay sát đất, khoảng 50 bộ Anh, bay xuyên qua sông SaiGon khi một hàng rào lửa dầy đặc của đạn pḥng không bắn lên lên từ các chiến hạm đậu trên sông này. Súng từ chiến hạm bắn lên rất nhiều loại, trong đó có loại đạn 40mm có thể hạ bất cứ phi cơ nào nếu bị trúng đạn. May thay, nhờ bay sát đất, nhờ thấy rơ hàng rào đạn lửa bay lên, nên chúng tôi đă t́m thấy lỗ để chui qua an toàn giữa hai chiến hạm. Sau khi thoát khỏi hàng rào lửa đạn đó chừng vài phút, chúng tôi lấy lại cao độ và về Biên Ḥa hạ cánh với phương thức ra chân đáp khẩn cấp. Phi cơ của phi tuần viên chúng tôi không hề bị trúng đạn và đáp an toàn tại Biên Ḥa.

    Trong nghề bay của chúng ta, chúng ta có thể rút một vài kinh nghiệm như sau. Đài radar Paris nằm tại Tân Sơn Nhứt không thể quan sát được phi cơ bay quá gần trung tâm của đài, v́ sóng radar chỉ quét được ra xa hơn khoảng 10 dậm. Nếu phi cơ bay thật thấp như trường hợp vừa nêu th́ cũng khó mà t́m thấy được. Muốn bao vùng mà radar chổ đó không thấy được th́ phải có một radar khác phủ trùm lên chổ tối đó. Radar Cần Thơ, đài Paddy, nằm ngoài 200 dậm cách Saigon, không thể phủ trùm lên khu vực Saigon nên không tiếp sức với đài Paris được. V́ vậy, tuy TTHQKQ biết được phi tuần của anh Quốc và NVC tấn công Dinh Độc Lập v́ được Dinh Độc Lập báo tin bằng điện thoại, nhưng thật sự không biết họ đang ở đâu. Sau này, chúng ta biết được, ngay trong lúc anh NVC kêu gọi chúng tôi tấn công vào Dinh Độc Lập th́ anh ấy đă trên đường bay qua Nam Vang rồi, (đểu quá, y chang cách làm của VC, xúi dân biểu t́nh nhưng ḿnh th́ bỏ chạy) mà radar của đài Paris cũng chưa biết v́ anh bay quá thấp. Trong lúc đó th́ anh Quốc đă đáp khẩn cấp xuống sông Saigon.

    Có nhiều người cho rằng anh Quốc đă bị súng của chiến hạm bắn hạ, nhưng thật sự, anh Quốc bắt buộc hạ cánh xuống sông Saigon v́ lư do khác. Có thể đơn vị bắt anh Quốc sau khi anh đă thoát chết đuối là một đơn vị người nhái.

    Anh Quốc không hề thả một quả bom nào trên Dinh Độc Lập. Tất cả bom mà anh Quốc đă mang theo được thả an toàn trên sông Saigon trước khi anh đáp xuống nước. Thả bom an toàn là thả bom mà ng̣i nổ c̣n gài chốt nên bom rời khỏi phi cơ, ch́m xuống nước mà không nổ.

    Sau khi phi cơ được vớt lên và mang về TSN, chúng tôi có dịp đến đó quan sát th́ thấy phi cơ anh Quốc đă bị trúng tất cả 72 viên đạn 12 ly 7 bắn lên từ Dinh Độc Lập. Trong số 72 viên đạn đó, chỉ có một viên trúng vào chỗ nhược, canh van "xy lanh", v́ thế, xăng trào ra trong lúc động cơ đang nóng bỏng làm động cơ phát hỏa. Máy đang cháy, anh Quốc liền thả hết bom xuống sông sau khi đă quyết định đáp khẩn cấp xuống nước là nơi an toàn nhất cho anh và cho dân chúng trong vùng. Anh giữ mui phi cơ đóng kín để tránh lửa tràn vào pḥng lái. V́ thế, sau khi đáp xuống nước, và trong vài giây, phi cơ ch́m hẳn xuống sâu, anh đă gặp nhiều khó khăn để mở mui để thoát ra khỏi phi cơ. Sau này, trong lúc bị giam tại nhà giam an ninh quân đội, anh có viết gửi về cho phi đoàn của anh một tài liệu nói về làm sao thoát hiễm dưới nước trên A-1H khi mui phi cơ c̣n đóng chặt. Tài liệu này dài khoảng 10 trang viết tay, đầy đủ chi tiết, làm sao mở mui ra, làm sao chui ra ngoài trong lúc gần ngợp thở....Thật là một tài liệu vô cùng quư giá cho những ai bay A-1H thời đó. Cơ quan an ninh đă chuyển tài liệu ấy về cho Phi Đoàn 514 để học tập. Về phần anh Quốc, anh đă bị giữ tại cơ quan an ninh quân đội để điều tra cho đến ngày 2 tháng 11 năm 1963, anh mới trở về đơn vị. Về lại Biên Ḥa, Trung Úy Phạm Phú Quốc được đề cử giữ chức vụ chỉ huy trưởng đầu tiên của Phi Đoàn 518 đang được thành lập, sử dụng phi cơ A-1H. Một nhóm huấn luyện viên của Hải Quân Hoa Kỳ sang đơn vị này để huấn luyện đặc biệt về cách không hành trên mặt biển, theo kiểu ḍ t́m tàu lặn trong Hải Quân Mỹ, mà sau này, anh Quốc đă ứng dụng trong các phi vụ Bắc Phạt.

    Cuộc thả bom Dinh Độc Lập năm 1962 là một hành vi chính trị do hai sĩ quan Không Quân VNCH thực hiện trong tiến tŕnh chuyển hướng đường lối lănh đạo tại miền Nam Việt Nam. Ai cũng có thể nhận biết được Mỹ muốn thay đổi chính sách, bắt miền Nam phải có một đường lối chính trị hoàn toàn theo Mỹ để có thể nhận viện trợ cần thiết cho công cuộc chống cộng của ḿnh, dù trước khi đảo chính Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, Tổng Thống Diệm là người tích cực chống cộng, nhưng chống cộng theo kiểu riêng của ông, không phù hợp với chính sách của Mỹ thời bấy giờ. Nhân cơ hội này, chúng ta lại thấy rơ hơn quyết tâm chống cộng của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm qua câu chuyện sau đây.

    Ngay chiều ngày phi tuần của anh Quốc thả bom Dinh Độc Lập, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đích thân đến Biên Ḥa, trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Thiếu Tá chỉ huy trưởng CC2TLKQ và chúng tôi đă tuần tự tŕnh diện với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm để nghe hiểu thị. Chúng tôi sang tŕnh diện tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh với quân phục đại lễ trắng. Tổng Thống gặp Thiếu Tá chỉ huy trưởng CC2TLKQ trước, và sau đó, tôi tŕnh diện Tổng Thống. Đây là những giây phút hồi hộp nhất trong binh nghiệp của chúng tôi, cảm thấy ḿnh đang có một gánh nặng to lớn đè nặng trên vai mà sức người khó có thể chịu đựng nỗi. Lúc đó, chúng tôi chưa đầy 30 tuổi, đă có vợ và hai con. Đây là lần thứ ba tôi nh́n thấy Tổng Thống. Lần thứ nhất, ông đă đến dự lễ thành lập phi đoàn vào năm 1961. Lần khác, Tổng Thống đă đến phi trường Biên Ḥa triệu tập tất cả sĩ quan mặc quân phục trắng ngồi nghe Tổng Thống ban hiểu thị ngay ngoài sân tại Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, và đêm hôm đó, Tổng Thống đă ngủ lại trong một 'trailer" đặt trên sân đậu phi cơ trước hangar của Công Xưởng Không Quân. Hai lần gần gũi đó cho thấy Tổng Thống đă rất để tâm đến đơn vị Không Quân này, Phi Đoàn 514, một phi đoàn khu trục nổi tiếng từ Bắc chí Nam trong cuộc chiến chống cộng mà ông hạ quyết tâm. Tôi cảm thấy sự thất vọng của Tổng Thống trong chuyến xuất hành này vô cùng to lớn, nhưng cũng nhận thấy được Tổng Thống vẫn rất tha thiết ân cần đến đơn vị chúng tôi, v́ nếu không th́ Tổng Thống đâu cần phải đích thân xuống đây mà chỉ cần ban chỉ thị trừng phạt nếu ông muốn.

    Chúng tôi được đưa vào một pḥng trang trí đơn giản, không to lắm, không nhỏ lắm. Trong pḥng có một bộ bàn ghế bằng gỏ đỏ với bốn ghế ngồi đặt ngay chính giữa, trên một tấm thảm màu sắc nhu nhả. Ngay trên bàn, có một b́nh bông nhỏ, một đồ gạt tàn thuốc lá, bên cạnh có một đĩa nhỏ đựng một bao thuốc lá hiệu "Grand Prix" do Việt Nam sản xuất. Bao thuốc được mở sẵn nhưng khép lại để bên cạnh một bao diêm cũng do Việt Nam chế tạo. Dường như Tổng Thống rất hănh diện dùng những thứ mà nước ḿnh sản xuất thay v́ dùng những thứ như thuốc lá ba số 5, hay Players, hay Craven "A", hay Lucky, Salem...Chúng tôi ngồi đó một ḿnh để ngẩn ngơ với nhiều suy nghĩ mong lung. Ngoài cửa, có một lính canh của Phủ Tổng Thống đứng gác nghiêm chỉnh. Không lâu sau, có tiếng bắt súng chào, và Tổng Thống nhanh nhẹn bước vào trong bộ y phục trắng. Khi đến gần chúng tôi, ông chỉ thị cho tôi ngồi xuống đối diện với ông. Ông mở thuốc lá lấy một điếu và chăm lửa hút, nhưng chỉ hút không được nửa điếu là ông dụi thuốc tắt ngay.

    Tổng Thống nhỏ nhẹ nói với tôi:"Anh nói với tôi như nói với một ngọn đèn". Cố ư làm cho tôi thoải mái, đừng quá sợ sệt để có thể nói thật ḷng. C̣n tôi th́ cẩn thận nghe kỹ xem Tổng Thống nói ǵ, và cố đọc được tâm tư của ông. Nhưng chỉ có ông nói. Ông bắt đầu câu chuyện nói về ông NVL, thân sinh của anh NVC. Ông nói ông đă giúp đỡ ông NVL nhiều thứ, nhưng ông NVL không chịu hiểu Tổng Thống. Tôi không hề biết ông muốn nói ǵ, ngoài ư là ông NVL không chịu thông cảm với ông, đă liên tục phản bội ông. Chẳng khi nào Tổng Thống đề cập đến anh Phạm Phú Quốc. Không có câu nào nêu tên anh Quốc. Điều đó cho thấy, theo Tổng Thống, vụ thả bom hồi sáng là do anh NVC mà ra, không liên can ǵ đến anh Quốc. V́ anh NVC có gia đ́nh tích cực làm chính trị và có y phản kháng lại chính sách của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Rồi sau đó, Tổng Thống hỏi tôi về hoạt động của Phi Đoàn 514, về nhân sự trong phi đoàn, và về tinh thần phục vụ của nhân viên trong phi đoàn. Tôi đă xác nhận với Tổng Thống hai điều trong tầm tay của tôi. Đó là tinh thần chống cộng triệt để của anh em trong phi đoàn. Hai là khả năng hành quân của mọi nhân viên. Khi đề cập đến những khó khăn trong đơn vị, tôi cũng xác nhận hai điều.

    a. Một là t́nh trạng tài chánh của anh em rất eo hẹp khi phải hoạt động nhiều nơi cùng lúc, ám chỉ công tác biệt phái nhiều mà không đủ phụ cấp văng phản, nên khó sống với t́nh trạng "một cảnh hai quê". Tiền lương lănh được phải nuôi gia đ́nh, c̣n đâu tiền để tự nuôi sống khi biệt phái hành quân. Cảnh khó khăn về tài chánh đó đă được chúng tôi gánh chung hằng tháng, thiết rồi cả sĩ quan và hạ sĩ quan cũng chỉ ăn "cơm tay cầm" (bánh ḿ x́ dầu) khi công tác ngoài đơn vị. T́nh trạng eo hẹp kéo dài sẽ nguy hại đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

    b. Hai là, ngoài công việc huấn luyện đào tạo chuyên môn về bay hay về sửa chữa máy bay, chúng tôi không có khả năng biết được xu hướng chính trị từng người, mà đó là công việc của ngành an ninh quân đội.

    Chúng tôi hoàn toàn nhận lỗi trước hành động vô kỷ luật của anh Quốc và anh NVC v́ hai anh ấy là nhân viên trực thuộc đơn vị chúng tôi, tức nhiên cấp chỉ huy đơn vị phải nhận lănh trước tiên mọi h́nh phạt v́ liên đới chịu trách nhiệm. Chỉ mong Tổng Thống ra sức giúp đỡ phương tiện để đơn vị có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai.

    Tổng Thống khuyên tôi phải cố gắng chỉ huy cho tốt để tiếp tục ra sức đóng góp tích cực vào công cuộc chống cộng chung. Ông c̣n nói thẳng ra rằng, người Mỹ đă muốn đổ quân vào Việt Nam để tham chiến, nhưng ông khẳng định không muốn cho người Mỹ tham chiến v́ sẽ làm mất đi chính nghĩa đấu tranh của chúng ta. Ông bảo, dù một người lính Mỹ nhập vào cù lao Ré, ông cũng không bằng ḷng, huống hồ là để cả nhiều đơn vị lính Mỹ chiến đấu trên đất nước ta. Tổng Thống c̣n nhấn mạnh đến tương lai có thể bị cắt viện trợ. Ông ra lệnh tôi phải cố gắng chịu đựng trong khó khăn thiếu thốn quân dụng trong một năm, phải cố duy tŕ hoạt động được trong một năm dù bị cắt viện trợ quân sự. Sau này, chúng ta có thể xác nhận ư muốn duy tŕ chống cộng dù bị Mỹ cắt viện trợ, qua những sự chuẩn bị để đối phó như:thiết lập nhà máy đúc đạn tại Cát Lái;trồng cây lấy gổ Teck làm bá súng tại Xuân Lộc mà những ai có ở tù tại trại giam Z30A đều biết dưới tên "rừng bà Nhu".

    ____________________ ______

    Thiệt hại cho ngày hôm đó là quân bạn không được không quân yểm trợ v́ "Phi vụ các anh Quốc và NVC thi hành ngày hôm đó là một phi vụ yểm trợ trong V4CT,"

    Xin đọc thêm để biết hậu quả tai hại của cuộc ném bom này đối với QLVCH kể cả sau ngày TT Ngô Đ́nh DIệm bị lật đổ .

    http://hoiquanphidung.com/showthread.php?2984-Phạm-phú-Quốc-thả-bom-Dinh-Độc-Lập


    Last edited by Mau_Than_68; 09-04-2012 at 12:55 AM.

  9. #19
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    N C Kỳ, Đỗ Mậu , Nguyễn V Cử (chinh' phạm vụ thả bom dinh ĐL) và Nguyễn Quốc Hưng

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Reunification Palace, formerly the Independence Palace, was the official residence of the President of South Vietnam.The 1962 South Vietnamese Independence Palace bombing in Saigon was an aerial attack on February 27, 1962 by two dissident Republic of Vietnam Air Force pilots, Nguyen Van Cu and Pham Phu Quoc.

    The pilots targeted the Independence Palace, the official residence of the President of South Vietnam, with the aim of assassinating President Ngo Dinh Diem and his immediate family, who acted as his political advisors.

    With the exception of Diem's sister-in-law Madame Ngo Dinh Nhu, who escaped with minor injuries, the Ngo family were unscathed; however, three palace staff died and another 30 were injured.

    Afterwards, Cu managed to escape to Cambodia, but Quoc was arrested and imprisoned.

    http://flaggedrevs.labs.wikimedia.or...Palace_bombing
    http://vnthuquan.net/user/Ct.ly/image/15.jpg

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cựu Đại tá PQD năm nay ngoài 75 tuổi rồi. Ông ta là nhà báo có đến hiện trường khi các máy bay "Bắc phạt" rơi. Ông ta biết rỏ đến chi tiết số phận 7 sỉ quan không quân VNCH. Ông ta là người tốt và có t́nh đồng bào cao.

    Tại sao không liên lạc gia đ́nh anh Phạm Phú Quốc ? hoặc xem lại bài viết về việc bốc mộ anh Quốc, rồi trực tiếp ra Bắc nhỉ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 25-06-2012, 05:50 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 09-02-2012, 09:22 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2011, 12:46 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 01-09-2011, 07:34 AM
  5. Hacker Việt tấn công các trang mạng Trung Quốc
    By hoangcongtam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 13-06-2011, 06:25 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •