Trong thời gian gần đây, vấn đề “hâm nóng toàn cầu” được hâm nóng trở lại khi nhiệt độ không khí ở Washington DC và Moscow tạo một kỷ lục mới. Đây cũng là dịp mà những người hậu thuẫn cho “thuyết hâm nóng toàn cầu do con người gây ra,” trong số đó có không ít “chuyên viên môi trường” ở trong lẫn ngoài nước, kêu gào cho việc cắt giảm lượng carbon dioxide (CO2) phóng thích vào khí quyển để cứu nguy cho trái đất. Riêng ở Việt Nam, một số dự án để đối phó với hậu quả của hiện tượng hâm nóng toàn cầu, qua nhăn hiệu “thích ứng với thay đổi khí hậu,” đă được thực hiện dựa trên những giả thuyết hoặc những con số mơ hồ từ các mô h́nh toán của Nhóm liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc.

Ai là người hưởng lợi trong việc cắt giảm lượng CO2 phóng thích vào khí quyển? Các dự án thích ứng với thay đổi khí hậu ở Việt Nam có cấp thiết hay không? Để t́m câu trả lời thích hợp cho các vấn đề nầy, xin mời độc giả theo dơi phần phỏng vấn của Damian Wyld, Chủ tịch Nam Úc của National Civic Council, với Huân tước Christopher Monckton, cố vấn chánh sách về khoa học của Thủ tướng Margaret Thatcher, trước khi ông thuyết tŕnh về đề tài hâm móng toàn cầu và hệ thống mậu dịch CO2 (emissions trading scheme (ETS)) ở Adelaide, Australia vào ngày 4 tháng 2 năm 2010.

Bài nầy được lược dịch từ “Lord Monckton interviewed on global warming and the ETS” trên News Weekly ngày 20/2/2010 (http://www.newsweekly.com.au/article...b20_cover.html).

B́nh Yên Đông


Huân tước Christopher Monckton, nguyên cố vấn của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, là một trong những người đi đầu trong việc chỉ trích thuyết hâm nóng toàn cầu do con người gây ra (thuyết hâm nóng toàn cầu) và hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí vừa được tổ chức ở Copenhagen.

Ông đă thuyết tŕnh trước một cử toạ hơn 600 người ở International Hotel ở Adelaide vào ngày 4 tháng 2.

Trước khi thuyết tŕnh, ông đă được Damian Wyld, Chủ tịch Nam Úc của National Civic Council, phỏng vấn cho News Weekly. Dưới đây là một phần của buổi phỏng vấn. (Toàn bộ buổi phỏng vấn dài 45 phút sẽ được phát hành dưới dạng DVD và sẽ được thông báo trong số kế tiếp của News Weekly).


Wyld: Thưa Huân tước Monckton, từ trước đến nay, ông có một sự nghiệp phong phú, đa dạng và hầu như rất vững bước, qua một số cam kết và công việc mà ông quyết tâm thực hiện. Lư do nào khiến ông quan tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu?

Monckton: Vâng, tôi là một trong sáu người trong bộ phận chánh sách của Thủ tướng Margaret Thatcher. Giống như hầu hết các công chức, không ai biết về khoa học, chỉ có tôi là biết chút ít. Ở xứ mù thằng chột làm vua, nên tôi trở thành cố vấn chánh sách về khoa học.

Người Anh hơi lớn tuổi vào thời đó cũng khập khiễng như vậy. Cùng lúc đó, các khoa học gia bắt đầu quan tâm. Carbon dioxide (CO2) được đo đạc lần đầu tiên ở Mauna Loa, Hawaii bằng một phương pháp rất chính xác. Nồng độ của nó luôn luôn gia tăng từ đó cho đến nay, và không ai có thể chối căi điều đó. Con người hầu như phóng thích rất nhiều CO2 vào khí quyển và phần nào làm cho trái đất ấm lên. Nhưng vấn đề chính là lượng CO2 do con người phóng thích vào khí quyển làm cho nhiệt độ của trái đất ấm lên bao nhiêu?

Lúc đó, chúng ta không biết ǵ hết; do đó, tôi khuyến cáo với Thủ tướng Margaret Thatcher là nên t́m hiểu. Sau khi tôi rời chức vụ được hai năm, Bà Thatcher thành lập Trung tâm Hadley để tiên đoán. Người kế nhiệm tôi là George Guys đă cùng đi với Bà đến trang trại của Thủ tướng ở Chequers vào một cuối tuần tháng 10 rất lạnh lẽo. Họ vừa run vừa liệng củi vào ḷ sưởi khi viết diễn văn dành ngân khoản cho Trung tâm Hadley trong việc nghiên cứu hiện tượng hâm nóng toàn cầu.

Wyld: Nếu gặp một người chưa bao giờ nghe quan điểm của ông ở một tram xe bus, và ông chỉ có 3 hay 4 phút để nói. Ông sẽ tập trung vào những điểm nào?

Monckton: Trước hết, tôi sẽ nói rằng, hiện nay, có một số phương pháp được giới khoa học thừa nhận đă chứng minh một cách tương đối vững chắc rằng mức độ hâm nóng do việc phóng thích CO2 vào khí quyển mà Nhóm liên chánh phủ về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) tưởng tượng ra th́ cao hơn gấp 7 lần. Đó là điểm thứ nhứt.

Điểm thứ hai, cho dù mức độ hâm nóng không cao hơn gấp 7 lần và cho dù UN có đúng đi nữa, th́ phải ngưng toàn bộ kinh tế toàn cầu và không được phóng thích CO2 vào khí quyển trong 41 năm để giảm bớt 1 oC của hiện tượng hâm nóng toàn cầu mà UN đă tưởng tượng.

Sau cùng, điều tốt nhất nên làm hiện nay là “hăy chờ xem.” Trái đất ấm lên không bao nhiêu trong ṿng 15 năm qua và đang ở trong một giai đoạn trở lạnh quan trọng trong ṿng 9 năm qua. Hăy tiếp tục chờ xem, bởi v́, cho dù mọi người đều tuân thủ và không có ai vi phạm các điều khoản trong hiệp ước Copenhagen từ nay cho đến năm 2020, th́ cùng lắm, chúng ta cũng chỉ giảm bớt 0,1 oC. Cho nên việc tuân thủ của các quốc gia trên thế giới th́ vô nghĩa về mặt kinh tế và có lẽ không cần thiết về mặt khí hậu.

Wyld: Có thể ông đă nghe nói đến Giờ Trái Đất mà người dân Úc được khuyến khích tham gia bằng cách tắt đèn, ngồi trong bóng tối, và có lẽ phóng thích nhiều khói hơn với đèn cầy trong 1 giờ đồng hồ. Ông tin rằng ngưng tất cả trong 41 năm mà không có một ảnh hưởng nào hết hay sao?

Monckton: Điều đó chỉ giảm được 1 oC của mức hâm nóng mà UN tiên đoán, nếu họ tiên đoán đúng. Dĩ nhiên, kết quả tiên đoán sẽ kém quan trọng hơn nếu chỉ giảm được có 1/7 oC mà thôi.

Và đó là lư do tại sao ETS áp dụng ở Australia, chỉ bằng 1 phần trăm tổng số lượng phóng thích của thế giới, càng trở nên vô nghĩa hơn. Không có một lư do ǵ để làm chuyện đó, v́ nó chẳng khác nào đánh vào chỗ đau nhất trên lưng của những người lao động đă cật lực để chúng ta vui hưởng cuộc sống, trong khi nhiệm vụ của chánh phủ là phải bảo vệ công dân của ḿnh, cụ thể là bảo vệ công ăn việc làm, lợi tức, và đời sống của giới lao động.

Wyld: Biết thế th́ không ngạc nhiên v́ ETS đă được dự tính trước.

Monckton: Điều ngạc nhiên là những người thăm ḍ ư kiến không biết đặt câu hỏi như thế nào. Ông và tôi vừa dùng bữa trưa với hai người, và họ đă trố mắt khi tôi nói cho họ biết các loại câu hỏi mà họ phải hỏi trước khi đi vào vấn đề.

Wyld: Chúng ta sẽ không nêu tên họ.

Monckton: [Cười] Tuyệt đối không, không tên tuổi, không đâm sau lưng. Nhưng mỗi người ở một bên lằn ranh chánh trị. Tôi nghĩ nói như thế là công bằng. Nhưng họ có thể nhận thấy khá rơ là họ chưa có những câu hỏi thích đáng.

Wyld: Tôi nghĩ chiều nay BBC sẽ đến.

Monckton: Vâng, tôi hy vọng như thế. Dường như họ theo sát tôi trong suốt chuyến đi, nhưng họ đă bỏ lỡ một trong những trọng điểm của chuyến đi, đó là buổi gặp gở với lănh tụ Đối lập Tony Abbott. Tôi cũng yêu cầu được gặp Thủ tướng Kevin Rudd và đang chờ sự chấp thuận.

Wyld: Dường như ông ta đă có vé để đi với Al Gore ở đâu đó.

Monckton: [Cười] Đúng vậy, Al Gore vẫn lẫn tránh tranh luận với tôi về vấn đề khoa học trong suốt 3 năm qua, và lần cuối cùng tôi cố để cùng với ông điều trần về vấn đề nầy là khi tôi được lănh tụ khối thiểu số mời để đối đáp với ông trước Uỷ ban Thương mại và Năng lượng của Quốc hội, nhưng tôi bị từ chối.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, họ không cho tôi điều trần v́ họ lo sợ rằng tôi sẽ diệt gọn Al Gore, và dĩ nhiên, mối lo sợ đó cho thấy rằng họ biết cái khoa học mà họ và Al Gore đang rao bán là không có thật và có thể bị phanh phui một cách dễ dàng bởi một người có đầy đủ kiến thức trong lănh vực như tôi; v́ vậy, họ phải né tránh. Trong thâm tâm, họ thừa biết rằng họ không bao giờ đúng.

Tập đoàn tư bản Australia

Wyld: Ông đến Australia bằng cách nào?

Monckton: Hai người bạn rất tốt, là kỷ sư về hưu của Noosa, đă moi tiền túi và tiền hưu và đă thế chấp nhà cửa để đưa tôi đến đây. Họ không biết có ai đến để nghe tôi nói hay không, nhưng họ biết họ phải cho tôi cái quyền để đáp lại những đả kích cá nhân của Kevin Ruth trong bài diễn văn dài 45 phút ở Viện Lowry hồi năm ngoái. Rất may, chuyến viếng thăm của tôi được đài thọ hoàn toàn bằng đồng tiền của người nghèo, những người đă đến và thực sự trả $20 để nghe tôi nói. Chuyến đi của tôi rất tốn kém – khoảng $100.000 để mua vé máy bay, trả tiền ăn ở, và trả tiền thuê pḥng họp và dụng cụ.

Có người sẽ nói, “Ồ, nhưng ông được tư bản dầu hoả tài trợ” – không, tôi không có. Không có một công ty nào chịu chi tiền để nói rằng, “Chúng tôi sẽ tài trợ cho chuyến đi.” Tất cả là do cá nhân đóng góp, cá nhân có quan tâm. Tập đoàn tư bản Australia rất lo sợ chánh phủ trả thù… và họ không bao giờ giúp đỡ.

Wyld: Ông có nghĩ rằng một số công ty sẽ được lợi do ETS mang lại?

Monckton: Vâng, đương nhiên. Người đầu tiên hưởng lợi từ một thị trường bị lũng đoạn chính là người lũng đoạn thị trường, tất cả mọi người khác trong thị trường đều bị thua lỗ. Và dĩ nhiên, nếu đó là một thị trường bị lũng đoạn và cưỡng bách th́ chỉ có người lũng đoạn thị trường là có lợi, c̣n tất cả những người khác bị buộc phải thua lỗ. Kẻ hưởng lợi gồm có chánh quyền và những người trực tiếp điều hành thị trường bị lũng đoạn, đó là những ngân hàng. Do đó, một trong những lập luận vững chắc nhất để chống lại ETS là, nếu thực thi ETS, ngoài chánh quyền, chỉ có ngân hàng là trở nên giàu có.

Wyld: Nếu quần chúng phải đối diện với ETS, hay hơn nữa, nguy cơ mất chủ quyền, ông có nghĩ rằng họ sẽ sẳn sàng chống lại, chất vấn, hay bày tỏ lập trường bằng cách nào đó?

Monckton: Trong năm vừa qua, lối suy nghĩ đă bắt đầu thay đổi từ căn bản và chúng ta đang trải qua giai đoạn lịch sử của nó. Ngày nay, quần chúng không c̣n tin lời của bất cứ bên nào nữa. Trong buổi phỏng vấn trên radio mới đây, người phỏng vấn có nói “Thú thật, quần chúng đă nghe quá nhiều về vấn đề nầy từ cả hai phía và họ đang bị chứng tê liệt phân tích hành hạ.” Tôi nghĩ đây là một câu nói rất hay và tử tế. Và quần chúng thật sự hơi lé mắt để nghe thêm một buổi nói chuyện về thay đổi khí hậu. Nhưng buổi nói chuyện của tôi có khác v́ đây là cơ hội để nghe một phân tích tương đối tổng thể với ba chiều hướng khác nhau.

Ba thông điệp của tôi – đạo đức, kinh tế, và khoa học – th́ rất phổ biến trong cử toạ. Riêng thông điệp đạo đức th́ rất mạnh mẽ v́ chúng ta đă gây ra nạn đói khi đổ xô vào nhiên liệu sinh học. Đất đai dùng sản xuất thực phẩm cần thiết cho con người bị lấy đi để sản xuất nhiên liệu sinh học không cần thiết cho các loại xe ngốn xăng, và gây nạn đói tập thể ở cả chục vùng khác nhau trên thế giới.

Thông điệp đó có sức lôi cuốn rất mạnh mẽ đối với ư thức trách nhiệm của quần chúng v́ chúng ta không cứu xét đến thiệt hại song hành (collateral damage) do chánh sách mà chúng ta chưa thấu hiểu gây ra, và thẳng thắn, chỉ v́ chúng ta hời hợt tin tưởng các khoa học gia và các nhóm áp lực, mà mục tiêu của họ không phải là mục tiêu của người lao động hay thương măi b́nh thường ở Australia.

Nhiên liệu sinh học

Wyld: Trở lại vấn đề nhiên liệu sinh học, có một số vùng trồng mía hiện nay ở Australia có thể dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học mà không mất đất trồng trọt. Ông có ư kiến ǵ không?

Monckton: Đó là một việc làm hoàn toàn hợp lư. Nếu ông chỉ có thể trồng một loại cây trên đất xấu, và mía phù hợp với quan điểm đó. Nếu ông không thể bán mía để làm đường, ông có thể xay ra để làm nhiên liệu sinh học hoặc có thể trồng các loại cây khác v́ không thể trồng cây lượng thực. Đó là cách sử dụng đất đai tuyệt hảo. Không có lư ǵ bỏ hoang đất đai nếu nó có khả năng sản xuất và đóng góp một phần nào đó.

Nhưng việc sử dụng đất nông nghiệp đang trồng cây lương thực để trồng cây cho nhiên liệu sinh học trong khi nạn đói đang xảy ra khắp nơi trên thế giới th́ hoàn toàn nghịch lư. Herr [Jean] Ziegler, Phúc tŕnh viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Quyền có Thực phẩm (Right to Food) và là phát ngôn viên của những người đói ăn thấp cổ bé miệng, đă nói “Khi hàng triệu người đang chết đói th́ việc chuyển đất trồng cây lương thực để trồng cây nhiên liệu sinh học là một tội ác chống nhân loại.”

Những tội ác chống nhân loại thường bị xử phạt rất nặng nề. Nhưng ở đây, người trả giá trong lúc nầy không phải là chúng ta mà là hàng triệu người nghèo đang chết v́ đói chỉ v́ giá thực phẩm tăng gấp đôi do việc đổ xô vào nhiên liệu sinh học trực tiếp gây ra.

Mất chủ quyền

Wyld: Trở lại Copenhagen. Nhiều dân tộc có nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, và trước đây, ông đă liên kết nghị tŕnh “xanh” quốc tế với cộng sản. Ông có thêm ư kiến ǵ không?

Monckton: Đúng là như vậy. Trước hết, một số điều khoản mang tính cộng sản có thể nhận thấy trong bản dự thảo Hiệp ước Copenhagen đề ngày 15 tháng 9 [2009]. Tôi có được bản dự thảo vào đầu tháng 10 và công bố ngay lập tức để ngăn chận việc phê chuẩn v́ người dân ở Anh không thể tiếp xúc với những người làm luật như ở Australia, Hoa Kỳ, và Canada. Các Ủy viên của Cộng đồng Âu Châu (European Union) không do dân bầu, cho nên mặc cho người dân nói, họ vẫn làm theo ư của họ. Chúng ta không c̣n quyền hạn và chủ quyền. Các điều khoản trong hiệp ước, trước hết, là một chánh quyền thế giới – đó là xă hội chủ nghĩa quốc tế. Đó là điểm thứ nhứt.

Điểm thứ hai: đó là quyền chỉ huy tối cao nền kinh tế thế giới - phát xuất từ Tuyên ngôn Cộng sản (The Comminust Manifesto). Đó là quyền ấn định luật lệ điều hành các thị trường, dù là thị trường tài chánh hay bất cứ thị trường nào khác. Như vậy, sẽ không c̣n thị trường tự do nào nữa, tương tự như ở các nước cộng sản. Họ sẽ dẹp bỏ cái thị trường tự do đó. Họ sẽ ban hành thuế suất rất nặng nề mà trong lịch sử chỉ có thể có ở các nước cộng sản trước đây.

Và cái lư lẽ vững chắc nhất là, trong 186 trang của bản dự thảo Copenhagen ngày 15/9, không một trang nào có từ ngữ “bầu cử,” “dân chủ,” “lá phiếu” hay “bỏ phiếu.”

Trong cuộc tuần hành khổng lồ của các nhà hoạt động môi trường được tổ chức trước quốc hội ở trung tâm Copenhagen khi hội nghị Copenhagen đang tiếp diễn, hàng trăm và có thể hàng ngàn người đă cầm cờ đỏ búa liềm. Đây là lần đầu tiên kể từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ 20 năm trước, biểu tượng của cộng sản độc tài và sát nhân lại được nh́n thấy trên đường phố của Châu Âu. Như vậy, nếu tôi không thể gọi cộng sản là cộng sản, th́ tôi phải gọi họ là ǵ?

Wyld: Đề cập đến EU. Có những bài học nào, ETS và các vấn đề khác, mà người Úc có thể học hỏi?

Monckton: Bài học đầu tiên mà tôi muốn nói, trong nghĩa rộng hơn, là đừng bao giờ để mất dân chủ như chúng tôi. Chúng tôi bị mất dân chủ một cách lén lút. Họ nói điều đó tốt cho chúng tôi, nhưng thật sự th́ không c̣n dân chủ. Chúng tôi là một quốc gia cảnh sát trị, cai trị bởi một quyền lực ngoại lai mà chúng tôi không thể bầu cử, không thể chất vấn, không thể quy trách nhiệm, không thể cách chức, và không thể thay thế. Họ là “ủy viên,” giống như những ủy viên của Liên bang Sô viết đáng ghét. Và những ủy viên đó có quyền hạn rộng răi hơn cả Bộ chính trị của Liên bang Sô viết để chỉ đạo những ǵ xảy ra ở Anh.

Bài học thứ hai là ETS. Chúng tôi có một ETS từ nhiều năm nay. Nó sụp đổ 2 lần v́ các quốc gia Âu Châu cho phép họ phóng thích nhiều hơn số lượng mà họ đă phóng thích, cho nên trị giá của 1 tấn carbon trong thị trường bị lũng đoạn rớt xuống số 0, và họ không thể lũng đoạn để làm cho nó tăng lên. Họ cố gắng 1 lần nữa, nhưng kinh tế thế giới sụp đổ, trị giá lại giảm xuống 0. Nay họ đang thử lần thứ ba, và dĩ nhiên, họ bảo nó đang có hiệu rất quả tốt. Nhưng không phải thế, bởi v́ họ đang đẩy doanh nghiệp ra ngoại quốc.

Wyld: Làm thế nào ông duy tŕ nỗ lực và đam mê mặc dù chịu nhiều đă kích cá nhân và bực ḿnh trong công việc.

Monckton: Đam mê của tôi là cố sức làm khoa học và kinh tế cho đúng chớ không phải để ca ngợi. Tôi tham gia và nói chuyện trong các chuyến đi là v́ quần chúng muốn nghe về khoa học và kinh tế, và tôi rất vui mừng để nói cho họ biết. V́ vậy tôi lặng lẽ làm việc đó chừng nào tôi c̣n đủ sức và chừng nào Chúa c̣n cho tôi sự minh mẫn. Tôi không xem đây như là một sứ mạng. Tôi không phải là một người truyền giáo. Tôi chỉ đến nơi nào quần chúng muốn tôi đến.

Wyld: Tôi nghĩ đó là một nguyên tắc thật cao quư. Xin chúc ông nhiều may mắn trong mọi nỗ lực.

Monckton: Vâng, thật vậy, xin cảm ơn ông thật nhiều. Xin ơn trên phù hộ Australia!