Nhiệm Vụ 8 Nghị Quyết 36

Nghị Quyết Bộ Chính trị là một văn bản cao nhất của đảng Cộng sản để chỉ thị cán bộ đảng viên thi hành công tác đă được Bộ chính trị và Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng biểu quyết. Nghị quyết số 36 – NQ/TW được ban hành ngày 26-3-2004 chỉ thị các họat động trong cộng đồng ngừơi Việt hải ngọai. Nghị quyết này gồm bốn phần (1) nhận định t́nh h́nh (2) đề xướng chủ trương và phương hứơng thực hiện (3) Nhiệm vụ phải thực hiện và (4) tổ chức việc thực hiện.

Nhận định về tiềm năng kinh tế hải ngọai, Nghị quyết 36 đánh giá như sau: “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng t́m kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước.”

Từ đó Nghị quyết vạch ra nhiệm vụ thứ 8 chỉ thị cán bộ đảng viên cộng sản: “Các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức và đoàn thể nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ của ḿnh tham gia tích cực vào công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài với các cơ quan hữu quan, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, giữa trong nước với ngoài nước. Củng cố và phát triển các tổ chức xă hội làm công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, như Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, các hội thân nhân kiều bào và các h́nh thức tập hợp chính đáng khác, phù hợp với ư nguyện và đặc điểm của cộng đồng ở địa bàn cư trú. Các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài có trách nhiệm coi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là một nhiệm vụ chính trị quan trọng ...”

Hiệp Hội Doanh Nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ: Chi Hội Đầu Tiên

Theo tin từ Vietnamnet.vn ngày 28/04/2010, một chi hội đầu tiên của Hiệp Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đă được thành lập tại Hoa Kỳ . Ông Phạm Thiếu Hoa – Tổng Thư kư Hiệp Hội Doanh Nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết: “Trong nguồn kiều hối mà bà con Việt kiều gửi về Việt Nam mỗi năm khoảng 8-10 tỷ Đô la Mỹ th́ khoảng 60-70% trong số đó được gửi về từ Mỹ (mà chủ yếu là lực lượng doanh nhân).Tuy nhiên, nguồn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ về nước c̣n thấp, mới chỉ đạt khoảng hơn 200 triệu USD, chưa xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp này. Chính v́ vậy, việc ra đời Chi hội Hoa Kỳ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài có tầm quan trọng rất lớn...” Rơ ràng mục đích chính của chi hội đầu tiên là tiền đâu ? Xin tạm gọi là chi hội tiền đâu.

Ông Phạm Thiếu Hoa c̣n cho biết: “Hầu hết ở các nước có đông người Việt Nam sinh sống đều đă có các Hội doanh nhân người Việt. Nhiều lănh đạo và thành viên của các Hội này đă trở thành Hội viên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ xúc tiến việc kết hợp chặt chẽ hơn với các Hội doanh nhân trên dưới các h́nh thức phù hợp (có thể là Chi hội hoặc Hội thành viên) tùy theo điều kiện của từng địa bàn cụ thể.” Ông Hoa công khai công nhận việc đảng Cộng sản đang tiếm danh hay tiếm quyền. Xin các Hội Thương Gia cảnh giác.

Riêng tại Victoria, có đến 4 Hội Thương Gia họat động bấy lâu nay nhằm bảo vệ quyền lợi thiết thực của các thương gia Việt buôn bán trong khu vực. Các Hội Thương Gia đều gắn bó với sinh họat Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria . Như trong lần biểu t́nh chống văn hóa vận vừa qua 8/8/2010, Hội Thương Gia khu vực Footscray đă đóng góp các biểu ngữ lớn bằng tiếng Anh để gỉai thích mục đích cuộc biểu t́nh.

Hội Doanh nhân Việt Nam - Autralia

Đầu tháng 7 vừa qua, Hội Doanh nhân Việt Nam - Autralia đă ra mắt tại Melbourne . Báo Lao Động ra ngày 24/07/2010 cho biết ông Trần Bá Phúc là Chủ tịch Hội, hai ông Lê Tony Huy và Phan văn Danh là phó Hội, Thủ quỹ là ông Hồ Chí Vạn. Không thấy đề cập đến chức danh Tổng thư kư. Xem chừng chưa kiếm ra người đủ chữ nghĩa để điền vào chỗ khuyết này.

Chủ tịch Hội Trần Bá Phúc là một người rất “nổi tiếng” tại Melbourne . Theo tin từ Họat Động Mặt Trận (mattran.org.vn) th́ ông Phúc c̣n là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và là Chủ tịch Hội Việt kiều tại thành phố Melbourne và Australia. Nhân 30 tháng 4 năm nay, ông Phúc đă tiếp ông Vũ Trọng Kim Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kư Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.



Buổi họp tiếp Vũ Trọng Kim của “Mặt Trận Tổ Quốc” (nguồn: mattran.org.vn)


Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài một tổ chức trực thuộc đảng Cộng sản

Hai Quyết định đính kèm chứng minh Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do chính đảng Cộng sản lập ra. Quyết Định thứ nhất cho phép thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Nội Vụ cấp ngày 13/3/2009. Quyết Định thứ hai của Bộ Ngọai Giao ban hành ngày 04/09/2009, về việc công nhận Ban chấp hành, Ban Kiểm Tra và Tổng Thư Kư Hiệp Hội Doanh Nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 2 của Quyết Định do Bộ Nội Vụ cấp nói rất rơ: “… Họat động của Hiệp hội chiụ sự quản lư nhà nước của Bộ Ngọai Giao và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội họat động...” Để ư kỹ “Nơi nhận” quyết định có cả Bộ Quốc Pḥng (Tổng Cục II) và Bộ Công An (Tổng Cục V, C 13). Tổng Cục II và Tổng Cục V là hai cơ quan t́nh báo cộng sản.

Việc các cơ quan công an và t́nh báo theo dơi sinh họat của người Việt hải ngọai không phải là chuyện lạ. Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, trong Ban Chấp Hành Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ, lần về Việt Nam tham dự “Hội Nghị Ngừơi Việt Ṭan Thế Giới” đựơc tổ chức tại Hà Nội tháng 11/2009 đă cho biết điều này. Ông Liêm cho biết công an đón ông tại phi trường, công an đưa vào khách sạn, công an bảo vệ, công an đưa đến Hội Nghị, đầy công an bên trong Hội Nghị và (có thể) ông đă được công an đưa ra phi trường ngay sau khi Hội Nghị bế mạc. Các tham dự viên từ hải ngọai về Việt Nam chắc cũng cùng chung định mệnh.

Việc cần quan tâm là vai tṛ của các cơ quan t́nh báo này đối với Hiệp Hội Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng người Việt hải ngọai và các nước sở tại. Cũng như sự liên hệ giữa các thành viên Hiệp Hội với hai cơ quan t́nh báo này.

C̣n Quyết Định Bộ Ngọai Giao th́ nêu rơ Quyết Định cho thành lập của Bộ Nội Vụ là :”Căn cứ vào Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính Trị…”. Như vậy Hiệp hội Doanh Nhân Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận trực thuộc đảng Cộng sản Việt Nam. Nói cách khác Hiệp Hội Doanh Nhân Việt Nam chỉ là một sản phẩm của Nghị quyết số 36.

Xin ghi chú văn bản Nghị quyết số 36 chúng ta có được là văn bản công khai. C̣n các văn bản tuyệt mật để chỉ thị các công tác điệp báo của Tổng Cục II thuộc Bộ Quốc Pḥng và Tổng Cục V, C 13 thuộc Bộ Công An th́ chỉ lưu hành trong nội bộ các cơ quan t́nh báo này.

Hiệp Hội Doanh nhân Việt Nam là một sản phẩm của đảng Cộng sản đặt cho ta nhiều câu hỏi:

Thứ nhất, có thể đây chỉ là hàng mẫu sản xuất và trưng bày để tô màu Đại Hội Đảng lần thứ 11 và Bộ Ngọai Giao kiếm ghế trong Trung Ương Đảng;

Thứ hai, hàng này có đóng dấu “made in Vietnamese communist party” không biết có đúng theo tiêu chuẩn pháp lư Hoa Kỳ, Úc và các quốc gia khác hay không ? Có ảnh hưởng đến an ninh công cộng nước sở tại hay không ?

Thứ ba, hàng này đựơc đảng cộng sản bao cấp, không biết có cạnh tranh công bằng với các Hội Thương Gia người Việt tự do hay không ?

Thứ tư, sản phẩm này sẽ tạo bất lợi ǵ cho tuyệt đại đa số các thương gia làm ăn lương thiện không chấp nhận tham gia Hiệp Hội do cộng sản kiểm sóat ?

Thứ năm, người tiêu thụ cộng đồng có tiêu thụ nổi món hàng “made in Vietnamese communist party” này hay không ?

Và c̣n nhiều câu hỏi khác rất mong các bạn đọc từ mọi giới lănh đạo cộng đồng, hội đ̣an, đ̣an thể, các luật sư, các thương gia,... và nhất là các nhà báo, các b́nh luận gia xin giúp người viết trả lời.

Melbourne, Australia



11/8/2010
Nguyễn Quang Duy