Results 1 to 3 of 3

Thread: NGHĨ VỀ VIỆC THỦ TƯỚNG VIỆT CỘNG TUYÊN BỐ TRUNG CỘNG ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆTNAM

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,740

    NGHĨ VỀ VIỆC THỦ TƯỚNG VIỆT CỘNG TUYÊN BỐ TRUNG CỘNG ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆTNAM


    Thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong phiên chất vấn công khai tại Quốchội, hôm 25/11/2011, về việc Trungcộng dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàngsa của Việtnam, rằng: “Đối với Hoàng sa th́ năm 1956, Trung quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía Đông của quần đảo Hoàng sa. Năm 1974, Trung quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng sa trong sự quản lư của Chính quyền Saig̣n (tức là Chính quyền ViệtNam Cộng Ḥa).

    Chính quyền Việt nam Cộng ḥa đă lên tiếng phản đối, lên án việc này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam (của Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam) lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàngsa thuộc chủ quyền Việt nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lư để khẳng định điều này”.

    Về phần quần đảo Trườngsa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt nam, Trung quốc, Đàiloan, Philippines, Brunei, Malaysia, Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Việt nam là nước có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất, so với các quốc gia có đ̣i hỏi chủ quyền đối với quần đảo này, và là nước duy nhất có cư dân sinh sống trên đảo”.

    Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công Ước Luật Biển, nghiêm túc thực hiện Tuyên Bố Ứng Xử của các bên liên quan ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới mà chúng ta đă kư kết giữa Việtnam và Trung quốc.

    Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, có ảnh hưởng đến hoà b́nh, ổn định ở khu vực”. Điều được ghi nhận nơi đây là, Nguyễn Tấn Dũng đă không nhắc tới việc 1988, Trungcộng đă bắn giết một số quân đội Nhân Dân của Việt cộng để chiếm lấy một số đảo ở Trườngsa.

    Nhưng, Nguyễn Tấn Dũng lại đă nhắc kỹ tới việc Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng sa 1974, từ tay quân đội Việt nam Cộng hoà, rồi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà tố cáo trước LHQ, và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt nam, nơi xuất thân của Nguyễn Tấn Dũng, cũng như Trương Tấn Sang và cánh lănh đạo Việtcộng hiện nay có gốc Miền Nam.

    Ở đây Dũng vừa nhắc tới trách nhiệm giữ nước của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, vừa chứng minh rằng, chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam cũng lên tiếng phản đối Trung cộng. Không như chính phủ Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà và giới lănh đạo Việt cộng ở Miền Bắc, lúc bấy giờ, vỗ tay hoan hô việc Trung cộng đánh chiếm Hoàngsa thuộc lănh thổ của Tổ Quốc ḿnh, để di họa tới ngày nay.

    Phải chăng Nguyễn Tấn Dũng đă có đủ sức mạnh và tư thế dám mượn diễn đàn Quốc Hội, có sự hiện diện của Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng, và Trương Tấn Sang chủ tịch nước để công khai bày tỏ lập trường chống Trungcộng của Dũng, trước dư luận quốc dân và quốc tế?

    Hay đă được sự đồng thuận của Bộ Chính Trị Việtcộng cho phép phản ứng trước việc Trungcộng đă vi phạm cam kết với Việtcộng, như đă ghi trong thông cáo chung giữa Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào là: “Hai nhà lănh đạo cùng nhất trí cho rằng, trong quan hệ hai nước c̣n tồn tại một số bất đồng xung đột quanh vấn đề Biển Đông, và nhất trí hai nước đều tránh làm phức tạp t́nh h́nh…”.

    Thế mà Trungcộng lại cho công bố, mở các chuyến du lịch tới Hoàngsa. Khiến cho Nguyễn Phú Trọng và cộng đảng Việtnam phải giữ mặt mũi? Hoặc là Trungcộng muốn mở đường để dậy cho bọn Việtcộng đàn em một bài học là nắm lấy cơ hội lên tiếng chống Trungcộng cướp Hoàngsa, nhằm xoa dịu ḷng dân Việtnnam đang sôi sục oán hận Việtcộng bán nước ngút trời?

    Thực tế, Trungcộng biết chắc một điều, Việtcộng đ̣i th́ cứ đ̣i, nhưng chừng nào chính quyền Viêtnam c̣n nằm trong tay đảng Cộng sản th́ Hoàng sa vẫn nghiễm nhiên nằm trong tay Trung cộng, v́ chẳng bao giờ Việtcộng huy động được sức dân như thời Kháng Chiến Chống Thực Dân, mà đ̣i lại nữa. Ngay cả Hoa kỳ cũng đă bày tỏ lập trường không bao giờ can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở trong vùng. C̣n kiện ra quốc tế th́ 2 bên Việtcộng và Trungcộng phải cùng chấp nhận mới được.

    Hôm 28/11/2011, đảng Cộngsản Việtnam với đảng Cộngsản Trungquốc vừa diễn ra một cuộc hội thảo hàng năm, được tổ chức tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô của Trungquốc, để chia sẻ kinh nghiệm về cách thức duy tŕ quyền hành. dẫn đầu đoàn Việtcộng là Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng, phía Trungcộng là Lưu Vân Sơn trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng Cộngsản Trungquốc.

    Lưu Vân Sơn nói: “Cả hai đảng đương quyền ở Trungquốc và Việtnam đang đối mặt với nhiệm vụ chung, bao gồm tăng cường sức mạnh và cải thiện mối quan hệ với người dân, và nên tập trung vào việc giải quyết những vấn đề lợi ích mà dân chúng quan tâm nhất”. Đinh Thế Huynh nói: “Những cuộc gặp giữa đảng cộngsản hai nước sẽ giúp tăng cường sức mạnh lănh đạo của hai đảng và cải thiện mối quan hệ song phương”.

    Rơ ràng Lưu Vân Sơn bảo, hai đảng phải quan tâm tới lợi ích thiết thân của dân chúng, th́ Đinh Thế Huynh lại chỉ biết tuyệt đối tin vào sức mạnh lănh đạo của hai đảng và cải thiện mối quan hệ song phương. Huynh không hiểu ư đàn anh đă thấy được mối nguy của cả 2 đảng là đă mất ḷng dân. Phải kịp thời cải thiện mối quan hệ với người dân.

    Có lẽ muốn giúp đàn em Việtcộng tồn tại để làm thế ‘ỷ dốc, lẫn nhau, trong khi đàn em Hàncộng v́ đói quá đang nhấp nhổm chạy theo Mỹ, c̣n nước làng giềng Miếnđiện, một đối tác chí cốt th́ đang Dân Chủ Hoá, dọn đường liên hệ với Mỹ, nên Trungcộng mới mớm ư cho Việtcộng, chống ḿnh, đ̣i Hoàngsa Trườngsa để lấy ḷng dân chúng Việtnam chăng? V́ hơn ai hết, Trungcộng hiểu rằng Dân Tộc Việtnam có truyền thống chống Tầu. Nói đến việc Tầu Xâm Lược là toàn dân Việtnam quên đói, quên khổ, nhất tề hy sinh chiến đấu. Chỉ có chiêu bài đó may ra đàn em Việtcộng mới cải thiện được mối quan hệ với người dân Việtnam.

    Dù cho Nguyễn Tấn Dũng có v́ chạy tội cho ḿnh và cho Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việtnam tội đồng loă với Cộngsản Bắc Việt về việc bán nước cho Tầu.? Hay đảng Việtcộng nhân việc Trungcộng vi phạm thỏa ước, mà cho Nguyễn Tấn Dũng công khai mượn diễn đàn Quốc Hội để tuyên bố lập trường của đảng và chính phủ Việtnam với Trungcộng.? Hoặc chính Trungcộng cho phép Việtcộng làm như thế để lấy ḷng dân Việtnam? th́ đây cũng vẫn là “Tiếng gà gáy sang canh”. V́ đó là nhu cầu của toàn dân cũng là xu hướng lịch sử dân tộc và quốc tế đang tiến vào thời đại Nhân Chủ Nhân Văn, dân chủ hóa toàn cầu.

    [B]LƯ ĐẠI NGUYÊN [B] - Little Saigon ngày 29/11/2011.

    * Source: http://baocalitoday.com/index.php?op...-lun&Itemid=59
    ----------------------------------------------
    * Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 0123 14 .
    Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 0123 14


    * RFA Radio Website: http://www.rfa.org/vietnamese

  2. #2
    NguờiPhu_KhuânVác
    Khách

    Thầy Dũng Uyên Thâm

    Thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong phiên chất vấn công khai tại Quốchội, hôm 25/11/2011, về việc Trungcộng dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàngsa của Việtnam, rằng: “Đối với Hoàng sa th́ năm 1956, Trung quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía Đông của quần đảo Hoàng sa. Năm 1974, Trung quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng sa trong sự quản lư của Chính quyền Saig̣n (tức là Chính quyền ViệtNam Cộng Ḥa).

    Chính quyền Việt nam Cộng ḥa đă lên tiếng phản đối, lên án việc này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam (của Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam) lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàngsa thuộc chủ quyền Việt nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lư để khẳng định điều này”.
    Trong lời tuyên bố của thầy Dũng có một điểm hết sức uyên thâm vậy mà không ai chịu nh́n ra. Tại sao thầy Dũng nói rơ là VNCH và MTGPMN có phản đối Tàu Cộng năm 1974 mà không nhắc tới VNDCCH ? Đó là điểm hay nhất trong lời phát biểu này .

  3. #3
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,740

    Một tín hiệu mới. Nhưng đừng vội mừng

    Trong cuộc trả lời chất vấn trước Quốc Hội Việt Nam vào ngày Thứ Sáu, 25 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă đụng đến hai vấn đề nóng bỏng và ít nhất là cho đến lúc ấy, ông và giới lănh đạo Việt Nam luôn luôn t́m cách né tránh: vấn đề chủ quyền trên Trường Sa, Hoàng Sa và hải phận Việt Nam cũng như vấn đề luật biểu t́nh.

    Về vấn đề biển đảo, Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa: “có đủ căn cứ về pháp lư và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đă làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đă làm chủ trên thực tế và liên tục, ḥa b́nh.”

    Riêng về Hoàng Sa, ông c̣n nhấn mạnh thêm: “năm 1956, Trung Quốc đă đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lư hiện tại của chính quyền Sài G̣n, tức chính quyền VN cộng ḥa, chính quyền đă lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đă ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

    Về Trường Sa, ông cho biết: “năm 1975, giải phóng, thống nhất tổ quốc, hải quân chúng ta đă tiếp quản 5 ḥn đảo tại quần đảo Trường Sa đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca. 5 đảo này do quân đội của chính quyền Sài g̣n, chính quyền miền Nam cộng ḥa quản lư, chúng ta tiếp quản. Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo...

    Ngoài ra chúng ta c̣n xây dựng thêm 15 nhà giàn ở khu vực băi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của VN ở vùng biển này, thuộc 200 hải lí vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Trong khi đó, ở quần đảo Trường Sa này, Trung Quốc đă chiếm 7 đảo đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philippines chiếm 5 đảo, Malaisia, Brunei đ̣i chủ quyền trên vùng biển nhưng không giữ đảo nào.

    Như vậy, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia, các bên có đ̣i hỏi chủ quyền, cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà ta đang nắm giữ với 21 hộ, 80 khẩu, với 6 khẩu sinh ra và lớn lên ở các đảo này.”

    Về hải phận, ông cho biết: “Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đă đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. C̣n vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đă tiến hành đàm phán. Măi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng v́ lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.”

    Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền trên biển đảo, Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập đến một vấn đề vốn được xem là rất nhạy cảm ở Việt Nam hiện nay: Luật biểu t́nh. Theo ông, một luật biểu t́nh như vậy là rất cần thiết. Thứ nhất, nó hợp với điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam vốn công nhận quyền tự do bày tỏ ư kiến của dân chúng. Thứ hai, nó đáp ứng được một t́nh h́nh mới xuất hiện gần đây: dân chúng càng ngày càng muốn bày tỏ ư kiến một cách tập thể và công khai trước nhiều vấn đề quan trọng của đất nước và xă hội. Thứ ba, nó hợp với “thông lệ quốc tế”.

    Trước hết, chúng ta cần ghi nhận tất cả những đặc điểm trong những lời phát biểu trên.

    - Thứ nhất, đó là lần đầu tiên giới lănh đạo Việt Nam lên tiếng một cách rơ ràng, dứt khoát và cụ thể về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên họ nói thẳng ra một sự thật: Trung Quốc đă dùng “vũ lực đánh chiếm” Hoàng Sa và một phần Trường Sa.

    - Thứ hai, đó cũng là lần đầu tiên một người lănh đạo tại chức nói về chính quyền miền Nam trước năm 1975 một cách đàng hoàng và nghiêm túc với ba nhóm từ được láy lại “chính quyền Sài G̣n” rồi “chính quyền Việt Nam cộng ḥa” rồi “chính quyền miền Nam cộng ḥa”. Xin lưu ư là việc sử dụng từ “chính quyền” thay cho từ “ngụy quyền” khi nói đến miền Nam trước 1975 đă xuất hiện khá lâu, như một nỗ lực thể hiện tinh thần ḥa giải mà chính quyền Việt Nam muốn tuyên truyền.

    Tuy nhiên, việc sử dụng từ “chính quyền” ấy thường chỉ thấy trong những phát biểu không mấy chính thức và nhiều lúc không giấu được chút lấn cấn. Ví dụ, mới đây, vào giữa năm 2011, báo chí trong nước đăng tải rộng răi bài “Gặp nhân chứng trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974” trong đó các phóng viên phỏng vấn một số cựu quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa từng tham gia trận thủy chiến với Trung Quốc năm 1974. Bản thân một cuộc phỏng vấn để những người từng bị gọi là “ngụy quân” như thế nói về ḷng yêu nước và sự dũng cảm của ḿnh đă là điều hay.

    Trong bài viết, mỗi lần nhắc đến chính quyền miền Nam, mấy chữ “chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa” luôn được sử dụng; đó là một điều hay khác. Tuy nhiên, đâu đó, vẫn có chút ǵ như phân biệt và kỳ thị. Ví dụ, đoạn này: “[Năm 1974], Mỹ rút, đồng nghĩa với việc viện trợ quân sự của Mỹ ngày càng giảm buộc chính quyền Việt Nam Cộng ḥa phải chuyển dần các lực lượng hải quân đang chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa về hỗ trợ cuộc chiến trên đất liền, chỉ để lại một trung đội địa phương trấn giữ.”

    Đọc câu ấy, người đọc không thể không băn khoăn và ngơ ngác trước chữ “chiếm giữ”. Tại sao hải quân miền Nam lại “chiếm giữ” Hoàng Sa? Chẳng lẽ Hoàng Sa lại thuộc về một đất nước khác?

    - Thứ ba, lần đầu tiên một người lănh đạo thuộc loại cao nhất nước nh́n nhận việc biểu t́nh chống Trung Quốc là h́nh thức “biểu thị ḷng yêu nước”. Trước, giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh cũng nói như vậy. Nhưng từ giám đốc công an Hà Nội đến Thủ tướng, trọng lượng của lời nói không thể là một. Từ một cuộc họp giao ban đến một buổi chất vấn giữa Quốc Hội và được truyền h́nh trực tiếp cho dân cả nước xem, ư nghĩa cũng khác hẳn.

    - Thứ tư, lần đầu tiên giới lănh đạo Việt Nam công bố một cách rơ ràng chủ trương của họ về vấn đề biển đảo. Chủ trương ấy được Nguyễn Tấn Dũng tóm gọn vào mấy điểm. Một, “yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến ḥa b́nh, ổn định ở khu vực.” Hai, “tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xă hội - kĩ thuật, cơ sở vật chất ở các nơi ta đang nắm giữ.” Ba, “đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy hải sản, vận tải biển trong khu vực này, khuyến khích hỗ trợ bà con ta làm ăn sinh sống và thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa này.” Bốn, “nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển 1982 và Tuyên bố DOC, đảm bảo tự do, hàng hải ở Biển Đông, ḥa b́nh và an ninh trật tự, tự do ở Biển Đông.”

    Từ những đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét chính:

    * Thứ nhất, từ việc im lặng đến việc lên tiếng công khai và chính thức về vấn đề chủ quyền của đất nước cũng như việc biểu t́nh của người dân là một chuyển biến lớn. Nhất là chuyển biến ấy lại được thực hiện bởi một người được xem là thủ tướng có quyền lực nhất trong lịch sử chế độ xă hội chủ nghĩa Việt Nam lâu nay.

    * Thứ hai, sự chuyển biến ấy có thể xem như là một sự nhượng bộ của chính quyền Việt Nam hiện nay trước những đ̣i hỏi chính đáng của dân chúng trong cả nước về một thái độ, một quan điểm và một lập trường dứt khoát và nhất quán trước nhu cầu bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ. Lâu nay, chính quyền Việt Nam vẫn chọn một chính sách khác: Bất cần những bức xúc của dân chúng, coi chuyện quốc sự là việc riêng của những người lănh đạo.

    * Thứ ba, có thể xem sự nhượng bộ ấy như một chiến thắng của dân chúng, đặc biệt của những người từng xuống đường biểu t́nh và những trí thức từng lên tiếng, dưới h́nh thức này hoặc h́nh thức khác, đ̣i hỏi sự minh bạch trong chiến lược đối phó với Trung Quốc cũng như yêu sách dân chủ hóa chế độ.

    * Thứ tư, bởi đó chỉ là một nhượng bộ, người ta có thể nêu lên ba nghi vấn. Một, liệu Nguyễn Tấn Dũng cũng như giới lănh đạo Việt Nam có thành thực trong những lời phát biểu ấy không? Hai, liệu những lời nói ấy có biến thành hành động hay không? Ba, liệu những hành động ấy có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu dân chủ và toàn vẹn lănh thổ hay không?

    Chúng ta không thể không nhớ, đầu tháng 8 năm 2011, giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh cũng thừa nhận “biểu t́nh chống Trung Quốc mang tính chất yêu nước” nhưng ngay sau đó, công an Hà Nội, dưới quyền của ông, vẫn tiếp tục thẳng tay đàn áp những người biểu t́nh, với mức độ c̣n quyết liệt và tàn khốc hơn hẳn. Riêng với Nguyễn Tấn Dũng, từ lúc lên làm Thủ tướng (tháng 7 năm 2006) đến nay, đă nhiều lần phát biểu một cách hùng hồn và dơng dạc về nhiều vấn đề. Như chống tham nhũng. Như quyết tâm điều tra vụ Vinashin. Như lời hứa hẹn xây dựng một guồng máy chính phủ dân chủ và cởi mở. Như kế hoạch giảm lạm phát.

    Nhưng tất cả đều chỉ là những lời hứa lèo.

    Không có điều ǵ trở thành hiện thực cả.

    Lần này th́ sao?

    Phải chờ. Chưa nên mừng vội.

    Nguyễn Hưng Quốc Blog


    * Source: http://www.voanews.com/vietnamese/news/
    ----------------------------------------------
    * Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 0123 14 .
    Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 0123 14


    * RFA Radio Website: http://www.rfa.org/vietnamese

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •