Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 34

Thread: Higgs boson = hạt giống của trời

  1. #11
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    T́m thấy hạt lư giải sự h́nh thành vũ trụ

    BBC- Cập nhật: 15:50 GMT - thứ năm, 5 tháng 7, 2012


    Hạt boson Higgs là chủ đề t́m kiếm suốt 45 năm qua để giải thích vật chất có khối lượng như thế nào
    Các khoa học gia Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (Cern) từ Trung tâm Máy gia tốc hạt (Large Hadron Collider - LHC) vừa công bố đă phát hiện một hạt mới có tính chất giống với hạt boson Higgs.
    Hạt này đă là chủ đề t́m kiếm suốt 45 năm qua nhằm lư giải cách vật chất đạt được khối lượng như thế nào.
    Cả hai thử nghiệm t́m kiếm hạt boson Higgs tại LHC đều có đủ số liệu chắc chắn để đưa ra kết luận đáng tầm "phát minh".
    Tuy nhiên, c̣n nhiều việc phải làm để có thể biết chắc rằng những ǵ họ vừa t́m thấy đúng là hạt Higgs.
    Kết quả được công bố tại Cern ở Geneva đă được nhiệt liệt vỗ tay reo mừng.
    Giáo sư Peter Higgs, người có tên được đặt cho loại hạt này, đă gạt nước mắt cảm động khi các nhà nghiên cứu kết thúc tŕnh bày của họ trên khán đài.
    "Tôi muốn gửi lời chúc mừng tới tất cả những người đă tham gia thử nghiệm để đạt được thành quả này," sau đó ông nói thêm.
    "Thật là kỳ diệu khi điều này xảy ra lúc tôi c̣n sống".
    Giáo sư Stephen Hawking cũng đă góp ư vào đề tài ít được bàn luận rộng răi này.
    "Đây là kết quả quan trọng và ông Peter Higgs đáng được tặng giải Nobel," ông nói với BBC News.
    'Đầy kịch tính'


    Giáo sư Peter Higgs được chúc mừng tại hội nghị của Cern, Geneva
    Nhóm nghiên cứu CMS nói rằng họ thấy có "sự nổi trội" trong các số liệu, tương ứng với một hạt nặng 125.3 gigaelectronvolts (GeV) - nặng hơn khoảng 133 lần so với hạt proton ở chính giữa mỗi nguyên tử.
    Giáo sư Joe Incandela, phát ngôn viên của CMS nói: "Kết quả mới tuy sơ khởi nhưng với tín hiệu đạt 5 sigma với khoảng 125 GeV, th́ những ǵ chúng ta đang được thấy hết sức kịch tính. Đây thực sự là một hạt mới," ông nói tại cuộc họp ở Geneva.
    Giáo sư Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Cern, nhận xét: "Nói như người thế tục, tôi nghĩ rằng chúng ta đă có hạt mới rồi."
    "Chúng ta đă có một phát hiện mới - chúng ta đă chứng kiến một hạt mới có tính chất giống với hạt boson Higgs. Nhưng liệu hạt nào? Câu hỏi đó c̣n bỏ ngỏ.
    "Đây là một cột mốc mang tính lịch sử nhưng mới là điểm bắt đầu."
    Nói về cảm tưởng của các khoa học gia tham gia thử nghiệm này, Giáo sư Incandela nói: "Tôi đă không cảm nhận được hết cho tới tận hôm nay v́ chúng tôi đă hết sức tập trung... nhưng tôi vô cùng hănh diện."
    Giáo sư Gianotti cũng có chung suy nghĩ: "Vài ngày qua thực sự căng thẳng, thật bận rộn và đầy cảm xúc."
    Sự khẳng định đây là hạt Higgs sẽ là một trong những phát minh khoa học lớn nhất thế kỷ này. Công cuộc t́m kiếm hạt Higgs được một số nhà vật lư so sánh như tương đương với chương tŕnh Apollo lên mặt trăng vào những năm 1960.
    Các khoa học gia sẽ phải đánh giá lại xem liệu hạt mà họ mới thấy có hành xử giống phiên bản hạt Higgs được tiên đoán trong Mô h́nh Chuẩn hay không. Đây là lư thuyết tốt nhất hiện nay về sự vận hành của vũ trụ. Có thể hạt này lại là một điều ǵ khác kỳ lạ hơn.
    Tất cả mọi vật chất chúng ta có thể nh́n thấy dường như chỉ chiếm 4% vũ trụ, phần c̣n lại được tạo bởi vật chất và năng lượng đen huyền bí.
    Một phiên bản hạt Higgs kỳ lạ hơn có thể là cầu nối để hiểu 96% phần vũ trụ vẫn c̣n chưa được làm rơ.

    Nguồn:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...particle.shtml

  2. #12
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Giải mă bí ẩn hạt boson Higgs

    BBC- Cập nhật: 18:00 GMT - thứ sáu, 6 tháng 7, 2012

    Các nhà khoa học tại Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (Cern) vừa công bố đă phát hiện ra một hạt mới có tính chất giống với hạt boson Higgs vào ngày 04/07 tại Thụy Sĩ.
    Hạt này đă là chủ đề t́m kiếm suốt 45 năm qua nhằm lư giải cách vật chất đạt được khối lượng như thế nào.
    Nhưng hạt boson Higgs là ǵ và tại sao phát kiến này quan trọng đến thế?
    Trên đây là giải thích của trang khoa học công nghệ của BBC.

    Mời các bác xem tiếp ở đây:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...gs_boson.shtml

  3. #13
    Member
    Join Date
    30-05-2012
    Posts
    141
    Quote Originally Posted by tui xạo View Post
    B ) Ông Higgins th́ đưa ra giả thuyết , hạt Boson không mang khối lượng và điện tích

    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    VNExpress - Thứ tư, 4/7/2012, 17:39 GMT+7
    Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) hôm nay tuyên bố các nhà khoa học đă t́m thấy loại hạt mới có đặc tính giống hạt Higgs, thứ tạo ra khối lượng cho vật chất trong vũ trụ.

    "Tôi xác nhận một loại hạt nguyên tử với các đặc tính giống giả thuyết về hạt Higgs đă được phát hiện", ông John Womsersley, giám đốc điều hành Hội đồng Khoa học và Công nghệ Anh, phát biểu trong hội nghị tại London.
    Nhóm nghiên cứu của CERN khẳng định xác suất nhầm lẫn trong kết quả của họ chỉ là 1/2 triệu.
    "Đây mới chỉ là kết quả ban đầu, song mức độ đáng tin cậy của nó rất cao. Chúng tôi nghĩ hạt mà chúng tôi t́m thấy là loại hạt mà con người chưa từng biết", Joe Incandela, người phát ngôn của các nhà vật lư thuộc CERN, nói trước khán giả trong hội nghị tại Geneva.
    Khối lượng của loại hạt mới lớn hơn 133 lần so với hạt proton trong nguyên tử.
    Trên lư thuyết th́ khối lượng của Higg là vô cùng nhỏ, c̣n trên thực nghiệm th́ hạt mới có khối lượng khoảng 133 lần khối lượng của proton.

    Vậy th́ khác biệt rất xa. Tại sao các nhà khoa học lại nói hạt mới có các đặc điểm của Higg?

  4. #14
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Theo Higgs, hạt boson có khối lượng.

    Bác CindyNg đă nhận xét đúng là bác Tui Xạo có nói “hạt Boson không mang khối lượng và điện tích”, xin xem post # 13! Tôi cũng không rơ bác Tui Xạo dựa theo tài liệu nào mà nói, xin xem post #1, “1960 Peter Higgs, of the University of Edinburgh, giảng sư đại học anh quốc đưa ra giả thuyết tạo lập vũ trụ, theo ông vũ trũ được tạo lâp từ hạt Boson, hạt tử Boson này không có mass (khối lượng), nhẹ như ánh sáng. Sở dĩ nó không c̣n khôi lượng, v́ nó chuyển tất cả năng lựơng của nó để moi thứ biến thành vật chất mà ta thấy được. Hay là hạt tạo ra vật chất kiến tạo nên vũ trụ .”
    Theo tài liệu của Higgs, "Broken Symmetries and the Masses of Gauge Bosons" (1964), th́ hạt boson có khối lượng. Xin xem tài liệu tham khảo.
    Tài liệu tham khảo cũng có nói thêm là Mô h́nh chuẩn (Standard Model) của Higgs không tiên đoán khối lượng của hạt boson, nhưng có thể ước tính một cách gián tiếp theo lư thuyết.
    Ngược lại với Higgs, chỉ theo tài liệu của GHK (Gerald Guralnik, C. R. Hagen, và Tom Kibble), “Global Conservation Laws and Massless Particles” (1964), th́ hạt boson không có khối lượng.
    Chúng ta cũng không rơ hạt t́m thấy bởi Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Pḥng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ khác với hạt Higgs boson ở điểm nào mà các nhà khoa học ở CERN chỉ nói hạt mới t́m thấy “có tính chất giống với hạt Higgs boson”, họ chưa khẳng định 100% đó là hạt Higgs boson!

    Tài liệu tham khảo:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Higgs_boson

  5. #15
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    'Tôi chưa biết loài người sẽ làm ǵ với hạt của Chúa'

    VNExpress - Thứ bảy, 7/7/2012, 11:55 GMT+7
    Giáo sư Peter Higgs, người đầu tiên công bố giả thuyết về sự tồn tại của loại hạt mang tên ông, không thể đoán con người sẽ tạo ra những ứng dụng nào sau khi chứng minh được sự tồn tại của nó.


    Ông Peter Higgs nói chuyện với các nhà báo tại Đại học Edinburgh, Anh hôm 6/7. Ảnh: Telegraph.

    Ngày 4/7, Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN), công bố bằng chứng về sự tồn tại của một hạt có đặc điểm giống hạt Higgs - mục tiêu săn lùng của khoảng 5.000 nhà khoa học trong suốt 45 năm qua. Hai ngày sau, giáo sư Peter Higgs tham gia một buổi phỏng vấn trước các nhà báo tại Đại học Edinburgh - nơi ông từng công bố giả thuyết về "hạt của Chúa", Telegraph đưa tin.
    Lư thuyết của Higgs đă giúp các nhà vật lư t́m ra loại hạt hạ nguyên tử có những đặc điểm giống hạt Higgs. Sau một khoảng thời gian nữa, rất có thể các nhà vật lư của CERN sẽ chứng minh được hạt mới chính là “hạt của Chúa”.
    Theo Higgs, nếu coi vũ trụ bao la là một ṭa nhà th́ hạt Higgs chính là những viên gạch tạo nên ṭa nhà ấy. Theo Higgs, “hạt của Chúa” chỉ tồn tại trong một phần triệu tỷ tỷ giây. V́ thế phát hiện nó là một trong những việc khó nhất trên đời.
    Vị giáo sư 83 tuổi nói rằng thời gian tồn tại của hạt quá ngắn nên ông không thể đoán con người sẽ làm ǵ với nó.
    “Nó chỉ tồn tại trong khoảng một phần triệu tỷ tỷ giây. Tôi không biết các bạn có thể t́m ra ứng dụng hữu ích nào đó đối với nó”, ông nói.
    Higgs nói nhiều hạt cơ bản khác tồn tại lâu hơn “hạt của Chúa”, song biến chúng thành ứng dụng thực tế vẫn là thách thức lớn. “Tôi không biết người ta có thể tạo ra ứng dụng từ những thứ có ṿng đời siêu ngắn bằng cách nào”, ông thừa nhận.
    Song Alan Walker, một nhà nghiên cứu về vật lư và thiên văn của Đại học Edinburgh, dự đoán những ứng dụng thiết thực liên quan tới hạt Higgs sẽ ra đời. Theo Walker, khi giới khoa học phát hiện ra electron (điện tử), nhiều người cũng từng lo ngại rằng chúng sẽ chẳng mang lại lợi ích nào.
    Richard Kenway, trưởng khoa Vật lư và Thiên văn của Đại học Edinburgh, nói rằng chúng ta có thể ví hạt Higgs như mảnh cuối trong tṛ chơi ghép h́nh để con người có thể hiểu các hạt cơ bản, song hạt Higgs chỉ chiếm khoảng 4% thành phần vũ trụ.
    Hạt Higgs giúp loài người giải thích tại sao các hạt cơ bản (như quark, lepton, boson) có khối lượng – một đặc tính cho phép chúng liên kết với nhau nhờ lực hấp dẫn để tạo nên các ngôi sao, hành tinh, nước, đá, khí. Nếu các hạt cơ bản không có khối lượng, chúng sẽ chuyển động hỗn độn trong vũ trụ với vận tốc ánh sáng và chẳng tạo nên bất kỳ dạng vật chất nào. Trong trường hợp đó vũ trụ sẽ là một khối hỗn loạn giống như bát súp.
    Suốt 48 năm qua, giáo sư Higgs luôn tin rằng một ngày nào đó các nhà khoa học sẽ chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs. Mặc dù vậy, ban đầu ông không nghĩ rằng các đồng nghiệp sẽ t́m ra hạt Higgs khi ông c̣n sống.
    Minh Long

    Nguồn:
    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/201...-hat-cua-chua/

  6. #16
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    ĐƠN TỬ CĂN BẢN HIGGS BOSON

    ĐƠN TỬ CĂN BẢN HIGGS BOSON
    Khám phá mới nhất của Vật Lư Đơn Tử

    Đông Yên - Đỉnh Sóng Số #14.


    Cấu trúc khả thể của một Higgs boson được tạo ra sau một va chạm mô phỏng giữa hai protons. Higgs boson suy hoại gần như tức khắc thành hai tia hadronsvà hai electrons có thể nh́n thấy như hai đường thẳng.

    Vật lư đơn tử vừa đạt được một khám phá tối quan trọng liên quan đến sự hiện hữu của một thứ nguyên tử (subatom) hay đơn tử căn bản (elementary particle) mà các khoa học gia đă t́m kiếm hơn 45 năm nay. Vào ngày 4 tháng 7, năm 2012, các khoa học gia của Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử Âu Châu (CERN) thông báo đă t́m được một đơn tử hoạt động đúng theo cách mà họ đă ước đoán của đơn tử căn bản tử mang tên Higgs boson. "Higgs" là tên của vật lư gia Peter Higgs. Thứ nguyên tử nầy từng được mệnh danh là "God Particle (Đơn Tử Chúa)", có khả năng là nguyên cơ của tất cả trọng khối (mass) trong vũ trụ. Các vật lư gia vô cùng phấn khởi khi hiểu biết nhiều hơn về vũ trụ của chúng ta. Nếu Higgs boson có thực th́ chúng ta sẽ khai quật sâu hơn bí mật của vũ trụ.
    Mô H́nh Chuẩn (Standard Model)
    Tuy nhiên, muốn hiểu Higgs boson là ǵ, chúng ta cần xem xét một trong những lư thuyết hàng đầu mô tả cách thức vận hành của vũ trụ: Mô H́nh Chuẩn (Standard Model). Mô h́nh nầy phát xuất từ vật lư đơn tử (particle physics), một bộ môn có mục đích giản lượt vũ trụ phức tạp của chúng ta vào những cấu tố căn bản nhất (most basic building blocks). Đó là một thách thức mà chúng ta đă đối mặt qua nhiều thế kỷ, và chúng ta đă thực hiện được nhiều tiến bộ. Đầu tiên, chúng ta khám phá ra các atoms (nguyên tử), rồi protons (đơn tử có tích điện dương trong các nhân nguyên tử), neutrons (trung ḥa tử), electrons (đơn tử có tích điện âm), quarks (vi lượng tạo ra các hợp tố hadrons, trong đó có protonsneutrons), và cuối cùng là leptons. Đó là những thành tố cấu tạo nên vật chất; nhưng vũ trụ không chỉ có vật chất; nó c̣n chứa những lực (forces) tác động trên vật chất. Mô H́nh Chuẩn cung ứng cho chúng ta nhiều trực giác hơn về những loại vật chất và lực so với bất kỳ lư thuyết nào khác.
    Mô H́nh Chuẩn được triển khai vào đầu thập niên 1970. Đại để mô h́nh nầy cho chúng ta biết rằng vũ trụ được cấu tạo bởi 12 đơn tử vật chất (matter particles) khác nhau và 4 lực. Trong 12 đơn tử đó, chúng ta có 6 quarks và 6 leptons. Quarks tạo ra protonsneutrons, trong khi hệ lepton (lepton family) bao gồm electronselectron neutrinos (tức đối tử trung ḥa của electrons). Các khoa học gia nghĩ rằng leptonsquarks là bất khả phân (indivisible), nghĩa là không thể tách ra thành những thứ đơn tử nhỏ hơn nữa được. Bên cạnh tất cả những đơn tử đó, Mô H́nh Chuẩn cũng nhận ra 4 lực: gravity (trọng lực), electromagnetic (lực điện từ), strong (lực mạnh), và weak (lực yếu).
    Về mặt lư thuyết, Mô H́nh Chuẩn rất hữu hiệu, ngoại trừ việc nó không thể giải quyết được vấn đề trọng lực. Nhờ vào Mô H́nh Chuẩn, các vật lư gia đă tiên đoán sự hiện hữu của một số đơn tử nhiều năm trước khi chúng được kiểm chứng qua thực nghiệm. Tuy nhiên, mô hinh này vẫn c̣n thiếu một yếu tố, được giả định là đơn tử căn bản - Higgs boson. Đó là cái ǵ? Tại sao vũ trụ mà chúng ta mô tả phải cần đến nó mới vận hành được?
    Cuối cùng, các khoa học gia nghĩ rằng mỗi lực trong số 4 lực căn bản nói trên đều có một đơn tử truyền tải (carrier particle), hay boson, tác động trên vật chất. Đó là một khái niệm khó hiểu. chúng ta có khuynh hướng nghĩ về những lực như là những ǵ bí ẩn, ngự trị trên biên thùy giữa hiện hữu và hư vô; nhưng thực tế chúng cũng hiện thực như chính vật chất vậy.
    Một số vật lư gia đă mô tả bosons như những quả tạ được những sợi dây thun bí mật buộc vào các đơn tử vật chất vốn sản sinh ra chúng. Theo cách loại suy nầy, chúng ta có thể tưởng tượng những đơn tử thường xuyên thoát ra khỏi hiện hữu trong một lúc nhưng vẫn đủ khả năng được chốt lại với sợi dây thun khác được gắn vào những bosons khác (và tạo ra lực trong tiến tŕnh đó).
    Các khoa học gia nghĩ rằng một lực căn bản có những bosons riêng biệt của nó. Điện từ trường, chẳng hạn, phải có quang tử (photon) mới truyền tải lực đến vật chất. Các vật lư gia nghĩ rằng Higgs boson có thể có một chức năng tương tự như thế - nhưng để truyền tải chính trọng khối.
    Liệu vật chất cố hữu có thể có trọng khối mà không cần những Higgs bosons rắc rối? Theo Mô H́nh Chuẩn th́ không thể được. Nhưng các vật lư gia đă t́m ra được một giải pháp. Sự thể sẽ ra sao nếu tất cả những đơn tử không có trọng khối cố hữu, nhưng, thay v́ thế, lại nhận được trọng khối khi đi qua một trường (field)? Trường nầy, mệnh danh là trường Higgs (Higgs Field), có thể tác động trên những đơn tử khác nhau theo những cách khác nhau. Photons có thể chui qua mà không bị ảnh hưởng, trong khi W bosonsZ bosons lại bị trọng khối chặn lại. Thực tế, giả sử Higgs boson có thực th́ vật thể nào có trọng khối cũng đều có nó khi đối tác với Higgs Field. Không như các trường khác, Higgs Field toàn năng chiếm toàn bộ vũ trụ nên không có cái ǵ nằm ngoài tầm của nó được. Nhưng cũng như những trường khác, Higgs Field cũng cần một đơn tử truyền tải để tác động trên những đơn tử khác, và đơn tử đó được mệnh danh là Higgs boson.

    Đại cương về Higgs bosons
    Higgs boson được giả định là một đơn tử căn bản do Peter Higgs gợi ư năm 1964. Sự hiện hữu của Higgs boson và trường Higgs Field tương quan có thể là phương pháp đơn giản nhất được biết đến nhằm giải thích tại sao những đơn tử căn bản có trọng khối. Theo lư thuyết nầy, một trường vô h́nh (unseen field) bao trùm tất cả không gian; trường nầy có một trị số khác không (non-zero value) ở mọi nơi, ngay cả trong trạng thái năng lượng thấp nhất của nó, và nhiều đơn tử căn bản khác có được trọng khối khi đối tác với nó. Higgs boson - kích động nhỏ nhất của trường Higgs Field - được tiên đoán là có thực do cùng một lư thuyết, và v́ điều nầy có thể tiên liệu được nên nó đă là mục tiêu của một quá tŕnh t́m kiếm lâu dài trong vật lư đơn tử. Một trong những mục tiêu sơ khởi của Hệ Tăng Tốc Large Hadron Collider (LHC) tại Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử Âu Châu ở Genève - một trong những dụng cụ khoa học phức tạp nhất từ trước đến nay - có nhiệm vụ trắc nghiệm sự hiện hữu của Higgs boson và đo lường những thuộc tính của nó nhằm cho phép các vật lư gia khẳng định được cộc mốc nầy trong lư thuyết hiện đại.
    Theo Mô H́nh Chuẩn, đơn tử Higgs là một boson, tức là một loại đơn tử cho phép nhiều đơn tử giống nhau hiện hữu trong cùng một nơi ở trong cùng trạng thái lượng tử (same quantum state). Nó không có xoay ṿng nội tại (intrinsic spin), không có tải điện (electric charge), và không tải màu (color charge), rất bất ổn, suy hoại (decay) thành những đơn tử khác hầu như tức khắc sau khi được cấu tạo. Nếu Higgs boson được chứng minh là không hiện hữu th́ những mô h́nh phi Higgs (Higgless models) phải được xem xét đến. Trong một số biến thiên của Mô H́nh Chuẩn, có thể có nhiều Higgs bosons.
    Sự hiện hữu của Higgs boson được tiên đoán năm 1964 để giải thích then máy Higgs (Higgs mechanism) - một công cụ giúp cho những đơn tử căn bản có được trọng khối. Trong khi then máy Higgs được xác định là có thực th́ chính đơn tử căn bản boson - một cộc mốc của lư thuyết dẫn đầu - lại chưa được quan sát thấy và sự hiện hữu của nó không được khẳng định. Một khám phá vào tháng 7/2012 có thể công nhận Mô H́nh Chuẩn chủ yếu là đúng, và đó là đơn tử căn bản cuối cùng được tiên đoán và đ̣i hỏi bởi Mô H́nh Chuẩn vốn không được quan sát thấy thông qua những thí nghiệm vật lư đơn tử. Những phương án thay thế của then máy Higgs không cần Higgs boson cũng có thể có và sẽ được xem xét nếu sự hiện hữu của Higgs boson bị loại bỏ. Chúng được gọi là Higgsless models (mô h́nh phi Higgs).
    Về mặt kỹ thuật, chính sự kích động lượng tử (quantum excitation) của trường Higgs Field, và trị số khác không của trạng thái nguội (ground state) giúp những đơn tử căn bản khác có được trọng khối, như quarkselectrons. Mô H́nh Chuẩn hoàn toàn xác định những thuộc tính của Higgs boson, ngoại trừ trọng khối của nó. Nó giả định là không xoay ṿng nội tại (intrinsic spin), không có tải điện (electric charge), và không tải màu (color charge), và đối tác với những đơn tử khác qua đối tác yếu (weak interaction) và những loại đối tác theo dạngYukawa.
    Higgs boson là một đơn tử có trọng khối vô cùng lớn và suy hoại hầu như tức khắc sau khi được cấu tạo nên chỉ có một máy tăng tốc đơn tử với năng lượng rất cao mới có thể quan sát được nó và ghi nhận dữ kiện. Độ nhất quán toán học của Mô H́nh Chuẩn đ̣i hỏi bất kỳ then máy nào có khả năng sản sinh được những trọng khối của những đơn tử căn bản phải trở nên hiển thị ở năng lượng cao hơn 1.4 TeV (trillion electronvolts). Do đó, máy tăng tốc LHC được xây dựng để trả lời câu hỏi liệu Higgs boson có hay không.
    Ngày 4 tháng 7, 2012, cả hai thí nghiệm chính ở LHC đều độc lập xác nhận sự hiện diện của một đơn tử chưa hề biết trước đây với một trọng khối khoảng 125 GeV/c2 (125 gigaelectronvolt - khoảng 133 lần trọng khối của proton, hay khoảng 10-25 kg), phù hợp với Higgs boson và được nhiều người tin là Higgs boson. Các vật lư gia cảnh báo rằng c̣n phải làm nhiều việc nữa mới có thể xác định đó thực sự là Higgs boson, nghĩa là nó có những thuộc tính được dự đoán theo lư thuyết của Higgs boson chứ không phải một đơn tử nào khác chưa biết trước đây. Và nếu thế người ta có thể xác định phiên bản Mô H́nh Chuẩn nào phù hợp với nó nhất.
    Trong vật lư đơn tử, những đơn tử căn bản và các lực giúp vũ trụ vận hành chung quanh chúng ta. Vật lư giải thích hoạt động và đối tác của những đơn tử nầy thông qua Mô H́nh Chuẩn - một khung tham chiếu được nhiều người chấp nhận và tin là có thể giải thích phần lớn thế giới mà chúng ta thấy chung quanh. Ban đầu, khi những mô h́nh nầy được triển khai và thí nghiệm, có vẻ như toán học phía sau các mô h́nh nầy - vốn thỏa đáng trong những lănh vực đă thử nghiệm - cũng ngăn cản những đơn tử căn bản không được có trọng khối nào. Điều đó rơ ràng cho thấy rằng những mô h́nh ban đầu là không hoàn chỉnh. Vào năm 1964, ba nhóm vật lư gia hầu như đồng thời đưa ra những tài liệu mô tả làm thế nào những trọng khối có thể mang đến cho các đơn tử nầy thông qua những phương án mệnh danh là symmetry breaking (phá vỡ đối xứng). Phương án nầy cho phép các đơn tử có được một trọng khối mà không vi phạm những phần khác của lư thuyết vật lư đơn tử vốn đă được tin là khá đúng. Khái niệm nầy đă trở thành quen thuộc với cái tên là Higgs mechanism (then máy Higgs) - không phải là một với đơn tử căn bản boson. Và những thí nghiệm về sau khẳng định một then máy như thế là có thực - nhưng họ không thể cho thấy chính xác nó xảy ra thế nào.
    Lư thuyết dẫn đầu và đơn giản nhất liên quan đến cách thức hệ quả nầy xảy ra thế nào trong thiên nhiên là: nếu một lọai "trường - field" đặc biệt nào đó (mệnh danh là Higgs Field) xảy ra để bao trùm không gian, và nếu nó có thể đối tác với những đơn tử căn bản theo một cách đặc biệt nào đó th́ tiến tŕnh nầy sẽ tạo ra then máy Higgs trong thiên nhiên, và do đó sẽ tạo ra chung quanh chúng ta hiện tượng mà chúng ta gọi là "mass - trọng khối".
    Trong những thập niên 1960 và 1970, Mô H́nh Chuẩn của vật lư được triển khai trên căn bản nầy, và nó bao gồm một tiên liệu và đ̣i hỏi rằng, muốn cho những sự kiện nầy có thật, phải có một boson chưa được khám phá ra - một trong những đơn tử căn bản - được xem như là đối tác (counterpart) của trường nầy. Đây sẽ là Higgs boson. Nếu Higgs boson được xác nhận là có, theo giả định của Mô H́nh Chuẩn, th́ các khoa học gia có thể thỏa măn rằng Mô h́nh Chuẩn căn bản là đúng. Nếu Higgs boson được chứng minh là không có th́ ngược lại những lư thuyết khác sẽ được xét đến như những ứng viên.
    Mô H́nh Chuẩn cũng cho thấy rơ rằng Higgs boson rất khó chứng minh. Nó hiện hữu chỉ trong một phần nhỏ của một giây trước khi tan vỡ thành những đơn tử khác - nhanh chóng đến độ không thể phát hiện trực tiếp được. Nó chỉ có thể được phát hiện bằng cách nhận diện những kết quả của sự suy hoại tức khắc của nó và phân tích chúng để thấy rằng có lẽ chúng được tạo ra từ một Higgs boson chứ không phải từ một nguồn nào khác. Higgs boson đ̣i hỏi quá nhiều năng lượng để tạo ra (so với nhiều đơn tử căn bản khác) nên nó cũng đ̣i hỏi một máy tăng tốc đơn tử có trọng khối lớn để tạo ra những va chạm đủ mạnh để tạo nên nó và ghi nhận những dấu vết suy hoại của nó.
    Với một máy tăng tốc (accelerator) thích hợp và những máy thám sát (detectors) thích hợp, các khoa học gia có thể ghi nhận hàng tỉ đơn tử va chạm nhau, phân tích dữ kiện của những va chạm có khả năng là một Higgs boson, và sau đó tiến hành phân tích xa hơn để thí nghiệm xem có bao nhiêu khả năng những kết quả tổng hợp chứng tỏ được một Higgs boson là có thực, và những kết quả không chỉ do ngẫu nhiên mà có.
    Những thí nghiệm nhằm cố gắng chứng minh Higgs boson có hay không có bắt đầu vào thập niên 1980, nhưng cho đến thập niên 2000 người ta chỉ có thể nói rằng một số lănh vực là khả thể (plausible), hay bị loại bỏ. Năm 2008, máy tăng tốc LHC được khánh thành, là máy tăng tốc đơn tử mạnh nhất từ trước đến nay. Nó được thiết kế đặc biệt cho thí nghiệm nầy và những thí nghiệm năng lượng rất cao khác của Mô H́nh Chuẩn. Năm 2010, nó bắt đầu vai tṛ nghiên cứu sơ khởi của nó: chứng minh Higgs boson có hay không có.
    Cuối năm 2011, hai thí nghiệm của LHC bắt đầu độc lập gợi ư cho thấy một phát hiện về Higgs boson khoảng 125 GeV. Và tháng 7/2012, CERN thông báo bằng chứng liên quan đến sự khám phá một boson với một tŕnh độ năng lượng và những thuộc tính khác nhất quán với những thuộc tính ước đoán trong một Higgs boson. Cần có nhiều công tŕnh hơn nữa để giúp cho bằng chứng được xem là chắc chắn (hay bị phản chứng). Nếu đơn tử mới được khám phá thực sự là Higgs boson th́ người ta sẽ quay sang xem xét liệu những đặc tính của nó có phù hợp với một trong những phiên bản hiện hữu của Mô H́nh chuẩn hay không. Những dữ kiện của CERN bao gồm những gợi ư cho rằng những bosons bổ sung hay những đơn tử có trọng khối tương tự có thể đă được khám phá cũng như chính Higgs bosons, hay thay v́ Higgs bosons. Nếu một boson khác được khẳng định th́ nó sẽ cho phép và đ̣i hỏi triển khai những lư thuyết mới để thay thế Mô H́nh Chuẩn hiện có.
    (................... .................... .................... .........)
    Đông Yên
    (Xin xem toàn bộ tài liệu trên Nguyệt San Đỉnh Sóng Số #14)
    Nguyệt San Đỉnh Sóng
    P.O. BOX 5201, Santa Ana CA 92704-9998

    Tài liệu tham chiếu:
    http://www.wired.com/wiredscience/20...e-higgs-boson/
    http://en.wikipedia.org/wiki/Higgs_boson
    http://science.howstuffworks.com/higgs-boson.htm

    Nguồn:
    http://www.dinhsong.net/DS/KhoaHoc.aspx?ind=31
    Last edited by Truc Vo; 10-07-2012 at 10:04 PM.

  7. #17
    Member
    Join Date
    17-08-2011
    Location
    Nơi có chuột nặng 60 kg
    Posts
    581



    Theo các nhà nghiên cứu về vật lư nguyên tử ( Particle physics ) , Boson là hạt tử nhỏ bé được phát sinh từ công thức toán học của Bose- Einstein ( 1 ) , được Paul Dirac đặt tên hạt lư thuyết này trên giấy tờ , được viết tắt lại Boson , là để tưởng nhớ công tŕnh toán học của nhà vật lư Ấn Độ Satyendra Nath Bose và Einstein .

    Boson là hạt không có trọng lượng , hạt Boson chỉ chứa các lực , và hạt Boson có trị số quay của một số chẵn S =0 , 1 ,2

    Khác với electron ( hay tất cả các hạt vật chất nào có mang trọng lượng , đều phải có trị số quay là một số lẻ ½ , 2/3 v..v..) . Theo thuyết của Pauli principle .

    Hạt Boson không có trọng lượng giống như hạt ánh-sáng ( photon ) , nhưng Boson khác với hạt ánh sáng ở chỗ , hạt ánh sáng ( photon ) là hạt chứa “ điện từ “ ( electromagnetic ) ; Hạt Boson chỉ chứa các lực ( force ).

    Nhờ các lực này của Boson , khi lại gần các hạt khác ( proton , neutron v..v… ) hay c̣n gọi là hạt vật chất , các hạt đó thu lấy lực của Boson , rồi nối kết các phân tử lại trở thành các loại hạt có trọng lượng , từ trọng lượng nhỏ , từ từ trở thành lớn ra , trở thành đất cát , ngay cả trái đất mà ta đang cư ngụ .

    - Ánh áng được cấu tạo và di chuyển trong “ Sóng điện trường “ riêng (Electromagnetic field ) .

    - Boson được cấu tạo và di chuyển trong “ Lực trường “ riêng ( Force field ) .

    - Ngoài ra cũng cần nhắc tới Graviton là hạt có trọng lực được cấu tạo và di chuyển trong “ Trọng trường “ ( Gravity field ).

    Cả ba trường ( field ) này đi xuyên qua nhau mà mắt không thấy được.

    Đơn giản bằng h́nh học , bạn hăy nhắm mắt lại và tưởng tượng ra ba mặt phẳng khác nhau , mỗi một mặt phẳng là một trường ( field ) , mặt th́ chỉ sản xuất ra hạt ánh sáng và ánh sáng di chuyển trong đó , một mặt phẳng chỉ mang lực nơi hạt Boson phát sinh và di chuyển trong đó , một mặt của trọng trường nơi các hạt vật chất phát sinh và di chuyển .Tại một điểm 0 ( hay tọa trục 0 ), ba mặt phẳng giao nhau , trở nên một nơi tụ hội của tất cả các hạt : Photon , Boson , và electron . Nơi mà ta quan sát được cả ba hạt khác nhau này . ( xin coi h́nh bên trên ) .

    V́ xuất hiện ở 3 trường khác nhau , nên đơn vị tính toán Mass = khối lượng khác nhau . Do dùng hệ đơn vị khác nhau ở 3 trường này ,

    1 ) - Hạt ánh sáng khác nhau v́ chân sóng ( Wave length ) , đơn vị tính toán của photon là nano mét -> mét , hạt ánh sáng màu đỏ có chân sóng 700 – 800nm , hạt màu xanh có chân sóng 600nm – 400nm , hạt radio có chân sóng dài tới 2 mét v..v…( mass = nm = khối lượng bao sóng )

    2 ) - Hạt Gravitons có đơn vị là gram hay kilo Gram : thí dụ hạt proton có đơn vị là Gram , hay " mass " ( trọng lượng )

    3 ) - Tương tự : có 5 loại hạt Boson , và đơn vị tính toán khác nhau qua đơn vị “ mega Evolt “ hay Giga eV/C2 , xin coi bảng , thí dụ hạt W-boson có đơn vị là 80.4 GeV/c2 ( G = giga , eV : electron volt ).

    - Electron volt = eV Khác với volt điện nhà V ( volt ) .1 eV tương đươngvới năng lượng cần để chớp mắt một cái .

    Z – Boson có đơn vị là 91.2 GeV/c2

    - the four gauge bosons (γ • g • Z • W±)
    - the Higgs boson (H0)

    Hạt Higgs Boson có đơn vị trên giấy tờ là 125–127 GeV/c2, http://en.wikipedia.org/wiki/Higgs_boson

    Khối lượng = mass của Boson dùng đơn vị là GeV/c2 .

    ==================== ==================== =====

    II ) Sự tương tác không gian của 3 trường : Trọng trường G , Điên từ trường , và Lực trường .

    - Bây gị mời các bạn lấy ra 3 tờ giấy , tượng trưng cho 3 trường . Tờ thứ nhất là trọng trường G , bạn hăy bẻ cong và bọc chung quanh một trái banh nhỏ . Tờ giấy bọc chung quanh , nhưng vẫn có các khoảng hở giữa trái banh và tờ giấy Đó là h́nh ảnh của khoảng không gian ( space ) bị ảnh hưởng bởi lực vạn vật hấp dẫn G , có đơn vị đo lường là gram . tờ giấy là vùng ngoại biên , các vật nằm ngoài sẽ bị rớt vào không gian .

    - Bây giờ các bạn tiếp tuc, lấy tờ thứ hai là Điện từ trường , bọc bên ngoài tờ thứ nhất . Chúng ta đang sống trên vỏ bên ngoài của trái đất , là một lớp đất đá rất mỏng ; bên dưới mặt đất là một lớp chất lỏng nhiệt độ trên 2 ngàn độ của sắt ( Iron ) và Nickel trộn lẫn , đây là thể plasma tức là các ion dương . Chất lỏng mang điện tích này luôn di chuyển . Theo Maxwell vật mang điện khi quay tạo ra từ trường, và vật có từ trường quay tạo ra điện trường . Và hai trường điện , từ luôn đi đôi , thẳng góc nhau 90 độ . Như thế bạn đă có h́nh ảnh không gian ( space ) của một điện từ trường , ánh sáng có thể dùng nó để ra vào , và xuyên qua trọng trường G để xuống tới mặt đất . Hai không gian này trộn lẫn , Trọng trường G có giới hạn khoảng 30 cây số cách mặt đất , vật nào nằm ngoài tầm 30 cây số sẽ không bị hút vào traí đất . Tuy nhiên ánh sáng không có giới hạn .

    - ( nói thêm : Hai đầu cực trái đất là nơi tập trung từ trường cao nhất , nơi các phân tử khí có đủ lực trở thành các Ion , tạo ra h́nh ảnh quang ảo uyển chuyển muôn màu ( Aurora ) )

    - Bây giờ bạn lấy tờ giấy thứ ba , cũng như thế , bọc bên ngoài , bạn có h́nh ảnh của không gian trường lực . Nơi các hạt Boson di chuyển và truyền hết lực của nó cho các hạt va chạm , nhờ các lực này các hạt có đủ lực để trở thành hạt vật chất .Qua lăng kính , nh́n vào cơi không gian vô tận , bạn thấy hàng hà sa số các thiên thể và tinh cầu , điều đó có nghĩa là “ Lực trường “ của Boson hiện diện khắp nơi không giới hạn , nơi nào có vật chất th́ nới đó có lực trường của Boson.

    - Túm lại cho gọn : 3 trường trộn lẫn lấy nhau không tách rời ra được .


    - Khi bạn chiếu ánh sáng vào tấm kim loại , ánh sáng không đi xuyên qua , tức hạt ánh sáng hủy biến không c̣n tồn tại , từ đó tấm kim loại lại cho ra một ǵong điện . Tức là hạt ánh sáng đă nhường lực điện từ ( Electricmagnetic force ) của nó , để tạo các hạt vật chất electron . Từ zero mass trở thành có mass .

    - Tương tự khi các các hạt Boson va chạm vào đâu nó sẽ hủy biến , và nhưuờng hết lực kết nối cho hạt bị va chạm . Nhờ có lực kết nối vật chất thành h́nh .


    III ) Chúng ta thấy ǵ từ bảng phân loại các hạt căn bản bên trên : Từ bảng phân loại bên trên chúng ta thấy có ba mầu khác nhau : mầu tím , mầu xanh , và mầu nâu nhạt .

    - Hạt vật chất là hạt phải có số quay lẻ : ½ , 2/3 .
    - Hạt không có trọng lượng như ánh sáng th́ có số quay ( spin number ) chẵn : 0 , 1, 2,
    - Thí dụ :
    - 1 ) Hạt mầu tím : U : tên Up , có mass là 2.4.MeV/C2 , điện tích 2/3 , spin ½ . hạt này là hạt vật chất cơ bản Quark , có điện tích đo được , h́nh ảnh chụp được khi cho hai hạt vật chất ( nucleus chả hạn ) khác đập vào nhau với gia tốc 2.4 mega electron volt . V́ hạt U này là hạt cơ bản , nên chỉ hiện diện trong khoảng thời gian cực ngắn khoảng phần triệu giây , không đo được trọng lượng bằng gram .
    - Nay nh́n sang khung mầu nâu nhạt : tât cả đều có số spin number là số 1 , như vậy nó không thuộc nhóm hạt cơ bản vật chất , mà thuộc nhóm tạo ra vật chất .



    Tuy nhiên có người lại cho là h́nh ảnh của hạt đen " dark matter " , là loại hạt vật chất đen này khi phân hủy cũng cho ra ảnh biên mất mau lẹ như thế . ( đang t́m nguồn bài )

    ///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////



    1 ) n particle physics, bosons ( /ˈboʊsɒn/[1]) are particles that are governed by Bose-Einstein statistics. There is a deep relationship between this property and integer spin (s = 0, 1, 2 etc.) The name boson was coined by Paul Dirac[2] commemorative of the contribution of Indian physicist Satyendra Nath Bose,[3] along with Albert Einstein, in the formation of Bose-Einstein statistics—the governing theory in this case.[4][5] Examples of bosons include fundamental particles (Higgs boson and the four gauge bosons of the Standard Model, and the hypothetical graviton of quantum gravity); composite particles (mesons, stable nuclei of even mass number (e.g., deuterium, helium-4, lead-208[Note 1]); and quasiparticles (Cooper pairs). Bosons differ significantly from a group of subatomic particles known as fermions in that there is no limit to the number that can occupy the same quantum state. This behaviour gives rise, for example, to the remarkable properties of helium-4 when it is cooled to become a superfluid.[6]

    http://en.wikipedia.org/wiki/Boson

    ==================== =====

    Đổi tên đổi họ nhưng không bao giờ đổi ...nghề , thôi vợ gọi ra làm neo , tối viết tiếp , càng về sau bảo đảm càng hay , như chuyện ...ma .
    Last edited by tui xạo; 12-07-2012 at 09:32 AM.

  8. #18
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Vài góp ư với bác Tui Xạo

    Rất vui khi thấy bác Tui Xạo đă trở về với ... đứa con của ḿnh! Lâu nay thấy vắng bác, tui cứ tưởng bác ..."đẻ" đứa con “Higgs boson = hạt giống của trời” rồi bỏ lơ cho thiên hạ nuôi dưởng nó!
    Hôm nay xin góp vài ư với bác về cái câu bác viết “Boson là hạt không có khối lượng, hạt Boson chỉ chứa các lực, và hạt Boson có trị số quay của một số chẵn S =0 , 1 ,2”, post # 17.
    Phần được tôi tô màu xanh th́ không có ǵ phải thắc mắc.
    Phần được tôi tô màu hồng, “hạt Boson chỉ chứa các lực”, th́ có 1 chút thắc mắc. Trong Mô H́nh Chuẩn (Standard Model) có đến 5 loại hạt boson (gồm 4 hạt gauge bosons là photon, W boson, Z boson, Gluon và hạt Higgs boson):
    Hạt photon truyền tải lực điện từ (electromagnetism) đến vật chất.
    Hạt W boson truyền tải lực tương tác yếu (week interaction) đến vật chất.
    Hạt Z boson truyền tải lực tương tác yếu đến vật chất.
    Hạt Gluon truyền tải lực tương tác mạnh (strong interaction) đến vật chất.
    Hạt Higgs boson truyền tải khối lượng (mass) đến vật chất.
    Trong post # 17 bác nói “hạt Boson chỉ chứa các lực” th́ e rằng có chút không ổn! Hạt Higgs boson không truyền tải lực tương tác đến vật chất; chỉ 4 hạt gauge bosons là photon, W boson, Z boson và Gluon mới truyền tải lực tương tác đến vật chất.
    (Xin xem tài liệu tham khảo http://en.wikipedia.org/wiki/List_of...ein_statistics)
    Phần được tôi tô màu đỏ, “Boson là hạt không có khối lượng”, th́ có thắc mắc nhiều nhất.
    Đọc hết tài liệu tham khảo của bác,
    http://en.wikipedia.org/wiki/Boson
    tôi không thấy có câu nào nói rằng “Boson là hạt không có khối lượng”.
    Trong tài liệu tham khảo
    http://en.wikipedia.org/wiki/Higgs_boson
    tôi thấy có nói đến khối lượng của hạt boson như sau:
    In the paper (“Broken Symmetries and the Masses of Gauge Bosons”, (1964) - ghi chú bởi TV) by Higgs the boson is massive, and in a closing sentence Higgs writes that "an essential feature" of the theory "is the prediction of incomplete multiplets of scalar and vector bosons". In the paper by GHK the boson is massless and decoupled from the massive states. In reviews dated 2009 and 2011, Guralnik states that in the GHK model the boson is massless only in a lowest-order approximation, but it is not subject to any constraint and acquires mass at higher orders, and adds that the GHK paper was the only one to show that there are no massless Goldstone bosons in the model and to give a complete analysis of the general Higgs mechanism.[24][25]
    Trong tài liệu tham khảo
    http://en.wikipedia.org/wiki/List_of...ein_statistics
    tôi thấy có nói đến khối lượng của các hạt boson trong Mô H́nh Chuẩn như sau:
    Hạt photon có khối lượng tính theo đơn vị GeV/c2 là 0.
    Hạt W boson có khối lượng là 80.4.
    Hạt Z boson có khối lượng là 91.2
    Hạt Gluon có khối lượng là 0.
    Hạt Higgs boson có khối lượng là 125.3.
    Trong Mô H́nh Chuẩn có 5 hạt boson th́ có đến 3 hạt là có khối lượng. Chủ đề của thớt này là nói đến công cuộc t́m kiếm hạt Higgs boson của CERN, tức nói đến hạt Higgs boson (không phải nói đến các loại hạt boson nói chung), cho nên bác phải nói boson là hạt có khối lượng mới kín kẻ hơn.

  9. #19
    Member
    Join Date
    17-08-2011
    Location
    Nơi có chuột nặng 60 kg
    Posts
    581
    Hiện tại các nhà vật lư cho rằng có 4 lực tồn tại trong thế giới chúng ta ( 1 ) http://www.linnaeus.uu.se/online/phy...nt_forces.html

    đó là :

    1 ) Lực điện từ ( electromagnetic force ) : lực này hấp dẫn các vật khác điện tích với nhau , thí dụ điện âm ( dư electron tầng ngoài cùng ) và điện dương ( thiếu lectron tầng ngoài cùng )

    2) Lực trọng trường ( Gravity force ) : lực hút vạn vật vào trung tâm vật quay .

    Ngoài ra c̣n hai lực dưới dạng nguyên tử , tức là các đường lực ngắn , đó là lực kết nối nguyên tử ; V́ nguyên tử quá nhỏ nên lực của trọng trường ảnh hưởng tới nó quá nhỏ 10-41 ( 10 lũy thừa trừ 41 ) yếu hơn lực điện từ ảnh hưởng trên nguyên tử ( Atom ) , cho nên coi như không đáng kể .

    3 ) Lực kết nối nguyên tử mạnh ( atomic strong force ) là lực của nhân , giữ các proton trong nhân .

    4) Lực kêt nối nguyên tử yếu (atomic Weak force ) là lực tương tác giữa electron và proton . giữ electron trong quĩ đạo ổn định ( stable orbital ) .

    Túm lại : Có bốn lực th́ , có bốn hạt Boson tượng trưng cho bốn lực đó .



    • Photons are the force carriers of the electromagnetic field.
    • W and Z bosons are the force carriers which mediate the weak force.
    • Gluons are the fundamental force carriers underlying the strong force.
    ( 2) http://en.wikipedia.org/wiki/Boson
    Additionally, the graviton (G), a hypothetical elementary particle not incorporated in the Standard Model, if it exists, must be a boson, and could conceivably be a gauge boson.


    Như vậy : nh́n vào bảng phân loại mầu nâu nhạt :
    - Photon là những hạt mang lực của điện từ.
    - W và Z boson là những hạt mang lực trung gian cho lực yếu .
    - Gluons là hạt mang lực căn bản thuộc về lực mạnh .
    - ==================== ==========
    Lực trọng trường G , là lực trên lư thuyết đến nay vẫn chưa hoàn hảo , nên không đưa vào bảng phân loại Boson v́ có thể bị trùng hợp với 1 loại hạt gauge boson.
    ==================== =================

    Bên trên chúng ta thấy có 4 hạt Boson , vậy hạt thứ 5 higgs Boson đâu ?? và mang lực ǵ ??:

    4 lực bên trên chỉ kết cấu các vật nhỏ bé , có trọng lượng 1 phần triệu hay phần tỉ tỉ gram , gồm có : 3 lực kết nhân và cấu tạo nguyên tử ( atom ) : g , Z , W , , 3 đường lực này không đi xa chỉ quanh quẩn bên trong hạt nguyên tử . 1 lực “ điện từ trường “ Y ( hay ánh sáng ) , lực này yếu chỉ đủ cho electron chạy ra ngoài .

    Trong khi đó vật chất đất , như đất đá kim loại , có trọng lượng rất lớn cả kí lô gram . Vậy cần có một lực lớn hơn bốn lực kia , để giải thích tại sao các nguyên tử nối lại trở thành phân tử , rồi nối lớn hơn thành hợp chất .

    Hạt mang lực lớn Higgs Boson ra đời với khái niệm đó , v́ lực quá lớn , nên ông Higgs đưa ra giả thiết là : có một môi trường chỉ chứa lực ( Force field ) , các hạt nhỏ có trọng lương nhỏ bé và di chuyển với tốc độ cực cao , sẽ đi xuyên qua môi trường lực không bị ảnh hưởng bởi môi trường lực ( thí dụ như hạt ánh sáng ) . Chỉ các hạt lớn di chuyển chậm trong môi trường lực Higgs này , sẽ tiếp xúc với hạt Higgs Boson , và hạt Higgs Boson cho hết lực sang các hạt đó , nhờ lực nối các vật lớn đó , các hạt kết tụ lại , và vật chất được phát sinh .

    Giải thiết về hạt Higgs Boson và môi trường lực Higgs ( Higgs field ) do nhà vật lư người anh tên Peter Higgs đưa ra vào năm 1960. Ông ta tránh không kết hợp môi trường điện từ với thể rắn của vật chất , v́ như thế sẽ ảnh hưởng tới sự di chuyển của các hạt ( hạt có tính điện âm dương ) . Và theo cách tính toán trên giấy tờ th́ hạt Higgs boson có khối lượng lớn nhất là 120 GeV/C2 , lớn hơn hạt W boson ( 90 GeV/C2 )



    Lời bàn :

    1) Các bạn hăy nh́n kỹ định nghĩa của các hạt Boson : bosons are the force carriers = Boson là là các hạt mang lực .

    Đơn vị ( unit ) dùng để tính toán là ( MeV/C2 ) hay ( GeV/C2 ) . Bạn hăy tưởng tượng ra 2 hạt có vỏ ( hay 2 cái bao phồng lên ) , bên trong chỉ chứa các lực , và bao này nhỏ hơn bao kia , nhờ chứa các lực có độ lớn khác nhau , và độ lớn đó đo bằng GeV/C2 . Cái bao chứa lực đó kêu là " mass " ( khối lượng mang tải ) .

    Thí dụ : Để đo sự giàu có , người ta dùng đơn vị là đồng $ , người này giàu hơn người kia , là v́ một người mang 1 ngàn đồng , người kia mang 1 triệu đồng . Do đó " mass " của sự giàu có chính là số lượng tiền $ mang tải .

    Bạn không thể so sánh mass nếu khác đơn vị đo lường , thí dụ : sự giàu có là một người mập 100 kư lô và một người có 1 triệu đồng .( Người mập 100 kg cũng có thể mang 2 triệu , đó là ẩn số ) .

    Cho nên trong ư nghĩa này , " mass " của boson không phải là đơn vị đo sức nặng bằng gram như ư nghĩa thông thường lớp dưới. V́ không ai cân đong được lực , ngay cả không thấy được đường lực .

    ==================== =========

    2 ) Thí nghiệm vừa qua , Vấn đề được đặt ra là Trung tâm thí nghiệm LHC dùng hai luồng proton bắn vào nhau . Proton là sự kết cấu của các hạt nhỏ hơn tên là : quark và kết nối bởi lực của hạt gluons ( một loại Boson ) . Cho nên h́nh chụp được là một chùm ánh sáng bắn tứ tung ra bốn phía , mỗi phía là h́nh ảnh một hạt , Bức ảnh chụp được là sự lẫn lộn của các hạt .

    Mà ta biết theo bảng vật chất cơ bản , hạt proton cấu tạo bởi hạt Quark , hạt Quark lại có 6 loại hạt tên : U , C , T , D , S , B ( viết tắt cho các chữ : up , charm , top , down , Strange , Bottom quark ) . ( coi h́nh phần mầu tím )

    Vậy chùm xạ ảnh chụp được hạt nào là hạt Higgs Boson hạt nào up quark , down quark , charm quark ??? .

    Cho nên có nhà vật lư đề nghị dùng tia electron , trên lư thuyết elcetron là vật nhỏ nhất , cho nên khi cho bắn vào nhau mới thực sự xuất hiện hạt Higgs Boson , Tuy nhiên để bắn nó phải cần năng lượng lớn hơn hiện có của Trung tâm thí nghiệm LHC , và cần tới 20 tỉ đôla để xây cất . Đề nghị này khi đưa ra , có nhiều quốc gia làm lơ không ngó tới .

    Cho nên hiên nay tốt nhất là lựa ra h́nh chụp được , và tuyên bố có hạt Boson trong đó , Sau 10 năm t́m kiếm và tiêu tốn hơn 10 tỉ đôla , cũng nên cho ra kêt quả khích lệ để đi tiếp .

    http://www.newscientist.com/article/...particles.html



    Vợ lại gọi ra dũa neo cho ...hết kiếp ,
    Last edited by tui xạo; 12-07-2012 at 06:35 PM.

  10. #20
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907
    “Originated by Tui Xạo”, post 19:
    Các bạn hăy nh́n kỹ định nghĩa của các hạt Boson: bosons are the force carriers = Boson là là các hạt mang lực.
    …….
    Cho nên trong ư nghĩa này, "mass" của boson không phải là đơn vị đo sức nặng bằng gram như ư nghĩa thông thường lớp dưới. V́ không ai cân đong được lực, ngay cả không thấy được đường lực.
    Định nghĩa của các hạt Boson mà bác Tui Xạo nêu ở trên là lấy từ đâu ra vậy?
    Trong post # 18, tôi đă dẩn chứng theo tài liệu tham khảo http://en.wikipedia.org/wiki/List_of...ein_statistics
    chỉ có 4 hạt gauge bosons là photon, W boson, Z boson và Gluon mới truyền tải lực tương tác đến vật chất; hạt Higgs boson chỉ truyền tải khối lượng (mass) đến vật chất.
    Trong http://en.wikipedia.org/wiki/Boson chỉ có định nghĩa bosons như sau:
    “By definition, bosons are particles which obey Bose–Einstein statistics: when one swaps two bosons, the wavefunction of the system is unchanged.”
    Bây giờ hăy xem xét câu sau đây của bác Tui Xạo:
    “Cho nên trong ư nghĩa này, "mass" của boson không phải là đơn vị đo sức nặng bằng gram như ư nghĩa thông thường lớp dưới. V́ không ai cân đong được lực, ngay cả không thấy được đường lực.”
    Chúng ta hăy chứng minh đơn vị khối lượng (mass) của các hạt bosons theo đơn vị GeV/c2 cho trong cho trong tài liệu tham khảo
    http://en.wikipedia.org/wiki/List_of...ein_statistics
    chính là đơn vị đo khối lượng bằng kilogram như ư nghĩa thông thường.
    Áp dụng hệ đo lường quốc tế SI (viết tắt SI, tiếng Pháp: Système International d'unités) ta có: (Xin xem tài liệu tham khảo http://vi.wikipedia.org/wiki/SI ):
    G = giga = 109
    e = -1.60217733 *10-19 C; điện tích của âm điện tử (electron).
    C = A*s = Coulomb (culông, tiếng Việt); một culông tương ứng với lượng điện tích chạy qua tiết diện dây dẫn có cường độ ḍng điện 1 ampere trong ṿng 1 giây.
    A = ampere; đơn vị đo cường độ ḍng điện.
    s = second, giây.
    V = J/C = kg *m2 *A-1 *s-3 ,(chuyển sang đơn vị cơ bản kg, m, A, s) = Volt, đơn vị đo hiệu điện thế.
    m = mét; đơn vị đo chiều dài.
    kg = kilogram; đơn vị đo khối lượng.
    J = N * m = kg *m2* s-2 , (chuyển sang đơn vị cơ bản kg, m, s) = Joule, đơn vị đo công.
    N = kg* m *s -2, (chuyển sang đơn vị cơ bản kg, m, s) = Newton, đơn vị đo lực.
    c = 299,792,458 m/s; vận tốc ánh sáng.
    Thay các trị số tương ứng vào 1 eV ta có:
    1 eV = 1e.1V = 1.60217733 *10-19 C*V
    Thay C = A*s ta có:
    1 eV = 1.60217733 *10-19 A*s*V
    Thay V = kg *m2 *A-1 *s-3 ta có:
    1 eV = 1.60217733 *10-19 A * s * kg * m2 *A-1 *s-3 , hay
    1 eV = 1.60217733 *10-19 kg *m2 *s-2 . V́ J = N * m = kg *m2* s-2 nên:
    1 eV = 1.60217733 *10-19 J
    Thay các trị số tương ứng vào 1 GeV/c2 ta có:
    1 GeV/c2 = (109) (1.60217733 * 10-19 kg *m2 *s-2 ) / (299,792,458 * 299,792,458 m2 *s-2)
    Thực hiện phép tính ở trên ta được:
    1 GeV/c2 = 1.783066411932051324 3292396426332×10−27 kg, hay
    1 GeV/c2 = 1.783×10−27 kg
    Kết luận: Đơn vị GeV/c2 = 1.783×10−27 kg chính là đơn vị đo khối lượng bằng kilogram như ư nghĩa thông thường, nhưng thường GeV/c2 được dùng làm đơn vị đo khối lượng của các hạt căn bản v́ các hạt này có khối lượng rất rất nhỏ.
    Last edited by Truc Vo; 13-07-2012 at 01:36 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •