Page 1 of 4 1234 LastLast
Results 1 to 10 of 35

Thread: Chân tướng Hồ Chí Minh

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chân tướng Hồ Chí Minh

    Chân tướng Hồ Chí Minh P1


    Chân Dung "Bác" Hồ: "Những mẩu chuyện... " bác Hồ đă say mê... chính ḿnh như điếu đổ để tự cầm bút khoe tiểu sử, bốc thơm chính ḿnh

    của Kiều Phong tặng Lôi Tam và anh em Nhân Văn

    Phần 1

    Sau 10 năm qui ẩn, xuống núi phen này, Kiều Phong quyết định viết chuyện t́nh: mối t́nh lớn nhất của bác Hồ. Bác Hồ đă say mê...chính ḿnh, mê như điếu đổ.

    Như một anh si t́nh khờ khạo, bác Hồ làm nhiều tṛ quái đản để biểu lộ t́nh yêụ. Chúng ta đều biết, muốn t́m một đội ngũ văn nô mạnh, phải t́m ở các nước Cộng sản, muốn thấy một lực lượng nâng bi khỏe nhất, có nghiệp vụ cao nhất thế giới, phải hướng về Hà nội, thủ đô của đỉnh cao điếu đóm. Quanh bác Hồ, các chuyên viên thổi ống đu đủ đông như kiến, tên nào cũng có những ngón nghề ác liệt, thế mà bác không hài ḷng, không thỏa măn, bác đích thân cắm cúi đi làm một công việc vô cùng độc đáo là ngồi viết sách tự ca tụng, tự bốc thơm.

    Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, bác viết cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của

    Hồ chủ tịch" (từ đây sẽ được ghi ngắn là "Những mẩu chuyện... "). Sau đó, bác chế thêm bút hiệu Th. Lan, cũng với mục đích cao cả là viết bài tự khen nức nở.

    Trong cuốn sách này, Kiều Phong chỉ hỏi thăm sức khỏe bác Hồ và chú... Trần Dân Tiên. Các chú khác như Th. Lan tạm thời được bỏ qua, nhưng sẽ có ngày Kiều Phong gom chung lại dẫn ra kho đồ nghề, dụng cụ ở sau nhà, phát cho mỗi chú một cán búạ Anh nào cũng sẽ có phần cả, đừng sốt ruột .



    Mặt Nạ Rớt Đều Đều

    Bác Hồ là người ham học, ham viết. Cả hai đức tính ấy đều tốt, đều đáng khuyến khích. Chỉ kẹt chút đỉnh là bác có tật ưa táy máỵ Khi đọc, vớ được câu văn lời hay ư đẹp, người bèn mắt la mày lét, nh́n trước ngó sau không thấy có ai canh chừng là ra tay chôm liền. Mấy đứa ăn cắp xe hơi mang "hàng" về c̣n chịu khó sơn phết, cạo sửa cho mất dấu tích. Bác Hồ của các đồng chí th́ hành nghề chôm danh ngôn một cách lười biếng hơn nhiềụ. Văn chương, lời nói của người xưa, bác không chịu sửa đổi, cứ để nguyên nước sơn láng coóng tŕnh làng, lái chạy khơi khơi .

    Thế nên người ta mới bắt quả tang những câu bác Hồ nói giống hệt câu nói của các danh nhân, hoặc lời sáng tác mới toanh nóng hổi của bác, xem lại th́ đă cũ hàng thế kỷ, đă được cụ Khổng cho chào đời từ xưa rồi

    Các đồng chí cháu bác Hồ có anh cũng biết ngượng, bẽn lẽn giải thích một cách rất "lô-gích" xă hội chủ nghĩa rằng: "Đây chỉ là trường hợp chí lớn gặp nhau". Chí lớn của bác chúng tôi có hẹn với chí lớn của cụ Khổng. Chẳng may bác bị kẹt xe, đến chỗ hẹn hơi trễ. Người Việt nam ḿnh vốn giờ cao su, trễ có ngàn năm nhằm nḥ ǵ mà quí thầy di tản cứ cười đểu hoàị. Nhưng đó là chuyện sẽ được nói ở cuốn sách khác, khi Kiều Phong có th́ giờ nh́n lại toàn bộ tác phẩm lớn bé của bác Hồ. Đây chỉ sơ sơ vài đường để đọc giả làm quen với các thói hư tật xấu của bác vậy thôi.

    Khi đọc sách th́ hơi có tật xấu nhưng trong địa hạt sáng tác, công bằng mà nói, bác Hồ đưa ra được những sáng kiến độc đáo, mới la.. Nếu không bị cái tật chôm chĩa nó hại, phải tự túc tự cường th́ bác cũng dựng cờ, gióng trống dựng lên được một trường phái không giống ai: Trường phái văn chương mặc áo thụng tự vái ḿnh.

    Cuốn "Những mẩu chuyện..." được in tới, in lui cho toàn dân học tập. Mới đây, Hànội mới chính thức công bố Trần Dân Tiên, Th. Lan chính là bác Hồ. Thật ra, chả cần Hà nội chính thức xác nhận, chỉ cần đọc vài trang, người di tản buồn biết ngay tên thực của tác giả.

    Xin mời quí vị đọc trang đầu cuốn "Những mẩu chuyện... "

    "Nhiều nhà văn, nhà báo Việt nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng ḥa, nhưng măi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn : chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của ḿnh.

    Ngày 2-9-45, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt nam dân chủ cộng ḥạ

    Ngày thứ hai tôi viết thơ xin phép được gặp Hồ chủ tịch. NGAY CHIỀU HÔM ẤY, tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời của Hồ chủ tịch viết như thế này:

    "Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đếnkư tên : Hồ chí Minh". Thư trả lời chóng, nội dung thư giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến cho tôi rất băn khoăn ... " (trang 5).

    Mới đọc đến đây, 19 hàng, chưa được một trang, ta đă có tới hai dịp biết Trần Dân Tiên chính là bác, đă có chứng cớ về sự giả dối lố bịch của bác, đă bắt quả tang bác đang len lén đeo mặt nạ ngồi hồ hởi viết văn bốc thơm chính ḿnh.

    Chứng cớ thứ nhất : câu mở đầu cuốn sách đă có hai chữ dùng không chỉnh. "Nhiều nhà văn nhà báo VN và ngoại quốc muốn viết... nhưng măi đến nay chưa có người nào THÀNH CÔNG".

    Chữ "thành công" ở đây mơ hồ. Họ muốn viết nhưng chưa thực hiện được, chưa làm được hay đă viết về tiểu sử bác rồi, nhưng bốc bác chưa đủ thơm nên sách không thành công ?

    Đó là một lỗi nhỏ, không đáng kể, nhưng khi nó được viết, được in trong một nước đầy nhóc văn nô, th́ nó tố cáo rằng tác giả ở cái vị thế mà cóc anh văn nô nào dám phê b́nh, sửa chữa . Văn nô chỉ có cái tội là dồn cả cuộc đời, chí hướng, sức lực vào sự nghiệp nâng bi nên người ngợm, văn chương lúc nào cũng dơ dáy, tồi tàn. Nhưng khả năng sử dụng chữ Việt, khả năng viết của họ đều thuộc loại khá cả, không mấy khi phạm những lỗi "chưa sạch nước cản". Giả thử Trần Dân Tiên đúng là một văn nô trẻ tuổi mà viết lách như thế th́ các văn nô đa`n anh sẽ ghè vỡ đầu ngaỵ . Đàn anh Tố Hữu sức mấy mà để cho một kẻ nâng bi tay mơ, dùng chữ c̣n chưa vững như Trần Dân Tiên gia nhập đội ngũ.

    Văn chương Trần Dân Tiên dù lạng quạng cũng không bị chê bởi v́ nó là văn bác.

    Nhưng văn tài chưa hại bác ác liệt bằng trí tưởng tượng và trí nhớ của bác.

    Chứng cớ thứ hai nằm trong một câu văn đă đột ngột làm rớt mặt nạ Trần Dân Tiên, phơi mặt bác ra ánh sáng với nguyên cả râu ria:

    "Ngày thứ hai tôi viết thư xin phép được gặp Hồ chủ tich. NGAY CHIỀU HÔM ẤY, tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời... " (trang 5).

    Ở đây, không có chuyện gửi thư tay v́ chú Trần Dân Tiên không mô tả chuyện ấỵ. Kiều Phong ngờ rằng chú Tiên đă nhờ bưu điện Mỹ gửi thơ cho Chủ tịch th́ mới nhanh khiếp thế. Nhưng hỏi lại giám đốc bưu điện San Diego, được trả lời :"Hệ thống bưu điện tối tân của Mỹ cũng chỉ có thể giao thư vào ngày hôm sau, nghĩa là qua một đe^m mới tới tay người nhận".

    Bưu điện Mỹ năm 1988 đă không làm việc nhanh bằng bưu điện nhà nước xă hội chủ nghĩa vào ngày 3 tháng 9 năm 1945. Ngày đó, có chú Trần Dân Tiên gửi thư cho Hồ chủ tịch buổi sáng, buổi chiều nhận được thư trả lời! Giả thử rằng bưu điện nhà nước ta ngày ấy đă thực hiện được phép lạ th́ cái sự chú Tiên nhận được thư hồi âm, hẹn gặp cấp kỳ ngay buổi chiều cùng ngày cũng có nhiều chỗ tức cười . Coi bộ bác không có việc ǵ làm, đang ngồi vêu ra nên vừa nhận được thư của một khách mộ điệu là vồ lấy trả lời ngay, cho gặp ḿnh ngay .

    Nếu có một số người hơi đông cũng muốn gặp bác, chú Trần Dân Tiên chắc phải chờ lâu, ít nhất lâu bằng một bệnh nhân trong pḥng mạch bác sĩ, chứ đâu được bác chụp giựt vồ vập ác liệt cỡ đó. Cảnh bác Hồ vồ chú Tiên làm Kiều Phong liên tưởng tới cảnh chị em ta đang ế khứa lại thấy anh khách sộp Thúc Sinh tà tà đến nạp mạng.

    Dù sao, những bí ẩn ấy cũng có lời giải thích ổn thỏa: lỗi chẳng phải ở chú Trần Dân Tiên viết nhảm, không phải v́ bưu điện nhà nước ta năm 1945 làm phép lạ, mà v́ bác gửi thư cho chính ḿnh nên thư qua từ lại cứ nhanh như chớp. Chưa viết được một trang, bác đă đăng trí quên bẵng mất rằng ḿnh đang giả làm Trần Dân Tiên để nâng bi chính ḿnh

    Cũng chưa quá một trang, chú Trần Dân Tiên đă bị bác xử tệ, bỏ quên thê thảm. Cái thư của bác, được chú in lại từng chữ, đóng ngoặc kép cẩn thận, lại chỉ vỏn vẹn có vài ḍng: "Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến. Kư tên: Hồ chí Minh". Người gửi th́ cả chữ kư được ghi rơ c̣n kẻ nhận th́ không được bác nhắc tới họ tên, dù chỉ là cái tên trần x́ như "chú Tiên" chẳng hạn.
    Last edited by alamit; 15-12-2011 at 01:32 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P2

    Bác Không Muốn

    Trên đời có kẻ không chịu bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào có thể tự khen. Bác Hồ hơn đời nhiều, chưa có cơ hội bác vẫn tự khen được. Vừa x́ ra một câu hẹn: "Ngày mai mới chú đến", hoàn toàn tầm thường, không có ǵ ghê gớm, cao siêu, vậy mà bác đă bắt chú Tiên phải rối rít bốc thơm rằng: "Thư trả lời chóng, nội dung giản đơn...".

    Mẹ kiếp, bốc kiểu đó th́ trên thế giới, mỗi ngày có nhiều triệu người đáng được khen chỉ v́ họ cũng viết ra những cái giấy hẹn. Giấy hẹn của anh cha căng chú kiết nào mà chẳng "nội dung giản đơn...". Không những thế, giấy hẹn của thiên hạ c̣n đầy đủ, lịch sự hơn v́ có ghi tên người nhận đa`ng hoàng. C̣n giấy hẹn của bác, xét kỹ lại thấy thiếu đầu thiếu đuôi, lỡ nó rớt vào tay chú Giáp, chú Đồng hay được gửi lộn vào nhà chú Trường Chinh th́ các chú ấy cũng sẽ nhào tới tŕnh diện bác đúng 7 giờ 30 sáng mai cùng với chú Tiên! Thư hẹn thiếu sót, vớ vẩn đến thế mà vừa viết xong bác đă buông bút, đeo mặt nạ Trần Dân Tiên vào rồi hả hê tḥ tay xuống t́m... bi .

    Bác lại tỏ ra thiếu kiên nhẫn, thấy lời khen ngợi là phải vồ ngaỵ Bác có thể chiến đấu trường kỳ, ĺ lợm nướng hàng triệu người trong chiến tranh... không sốt ruột. Nhưng có cơ hội được khen th́ nhất định bác chẳng chịu chờ.

    Xin đọc lại câu văn của bác: "Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng HOAN HÔ

    NHIỆT LIỆT, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn độc lập... ". Người b́nh tĩnh, kiên nhẫn sẽ viết là: "... đứng trước quần chúng, Hồ chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập và được hoan hô nhiệt liệt". Chờ chút xíu thôi, nào có lâu la ǵ, đợi chủ tịch đọc xong người ta sẽ hoan hô nhiệt liệt cho nó đúng thứ tự thời gian và đỡ ồn ào, lộn xộn. Nhưng bác Hồ cứ thấy "quần chúng" là cầm ḷng không đậu, gặp quần chúng là bác bắt họ hoan hô nhiệt liệt ngay tức khắc.

    Những sơ sót ấy đă tố cáo một số bản tính của bác. Sơ sót hăy tạm coi là nhỏ và tật xấu chưa trầm trọng lắm. Nhưng cũng chỉ mới viết trang đầu bác đă để lộ cái tính xạo ke ra . Bác viết: "Chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế ḿnh".

    Không muốn nhắc lại thân thế mà tự ḿnh ngồi viết cả một cuốn sách bốc thơm ḿnh, bịa đặt phét lác để nâng bi ḿnh tối đa, "không muốn" kiểu này hơi lạ ! Câu ấy, đáng lẽ phải được viết như thế này: "Chủ tịch Hồ chí Minh không muốn... đứa khác viết về thân thế của ngườị Chính người phải tự viết lấy, tự ca tụng, tự thổi ống đu đủ, tự nâng bi th́ người mới cảm thấy đă đời"!

    Bác Đẹp Trai

    Nào chúng ta chịu khó đọc tiếp:

    "Sáng 4-9, 7 giờ 25, tôi đến dinh Chủ ti.ch. Đúng 7 giờ 30, một người thanh niên đến pḥng khách, lễ phép nói với tôi: "Hồ chủ tịch đợi anh ở pḥng làm việc". Pḥng làm việc của Chủ tịch là một gian pḥng rất rộng, một bên có nhiều cửa sổ lớn. Trong pḥng có một cái bàn làm việc, một chiếc giường, một tủ sách nhỏ kê sát vào tường, và hai bàn nhỏ của hai thư kư. Phía trên ḷ sưởi, có một lọ hoa . Đấy là tất cả những đồ trong pḥng làm việc, không có một thứ trang trí ǵ khác. Hồ chủ tịch THƯỜNG MẶC bộ quần áo kaki, đi giầy vải đen" (trang 6).

    Chúng ta mới ở phần đầu trang thứ hai (trong sách là trang 6 v́ 4 trang đầu dành cho nhan sách và những thủ tục lỉnh kỉnh), chưa đi xa đến một trang rưỡi, ta đă bắt gặp bác để rớt mặt nạ Trần Dân Tiên lần thứ ba .

    Chú Tiên leo lẻo kể rằng lần đầu tiên chú thấy bác Hồ là ngày 2 tháng 9. Sáng 4 tháng 9 chú mới gặp bác lần thứ hai vậy mà chú đă biết "Hồ chủ tịch THƯỜNG MẶC...". Nếu bác cứ phịa đại Trần Dân Tiên là một thứ lính cận vệ, chuyên lo điếu đóm cho bác th́ đỡ lộ tẩy . Đằng này bày đặt "thân thế" chú Tiên là người xa lạ, mới gặp... để rồi chú ấy phom phom kể bác thường mặc áo này, thường đi giầy kia, thông thạo cứ như... chính bác vậy . Đầu chưa kịp dấu cái đuôi đă tḥ ra ve vẩy loạn lên, trông không ra làm sao cả.

    Bây giờ đến khoản bác tả dung nhan của chính ḿnh. Bác viết:

    "Tóc người đă hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng... "

    Gớm! Bác thấy bác bảnh trai đến thế th́ bác si mê bác là đúng quá rồi . Khúc sau, phải tả tới màu da, bác hơi kẹt v́ da bác "ngăm ngăm đen...". Phịa là nó trắng trẻo hồng hào th́ lộ liễu quá, sợ các cháu cười, bác đa`nh phải nhận là ḿnh đen. Nhưng lại e nhận như thế nó hơi xí giai đi, bác vội vă thêm: "Da ngăm ngăm đen khiến ta nghĩ đến sương gió dăi dầu trong rừng sâu và những nỗi gian khổ của chiến tranh du kích..." (trang 6).

    Nhờ bác Hồ tí ! Sương gió dăi dầu th́ đen nhưng "trong rừng sâu" th́ lại chỉ xanh mướt hoặc vàng ra chứ đâu có đen. Cái khoản chiến tranh du kích lại càng xa sự đen đủi nữa v́ đánh du kích là chuyện của những kẻ theo bác, c̣n chính bác quanh quẩn chiến đấu dầu dăi gió sương trong những cái hang kiểu như hang Pắc Bó vậy thôi . Không ai trách bác chuyện ở ru rú trong hang để điều khiển cuộc chiến, nhưng ở chỗ an toàn như thế mà cũng đ̣i có màu da đen rám nắng của các chiến sĩ gió sương th́... tham lam quá.

    Cái phần "trán cao, mũi thẳng, mắt sáng ngời..." bác đă vồ hết, xí hết, lũ đa`n em thực sự làm du kích có tí da ngăm ngăm đen phong trần để lấy le với đa`o, bác cũng chôm luôn. Đă tham lam, bác c̣n tỏ ra ích kỷ quá sức. Khi tự mô tả ḿnh bảnh trai như thế, bác cóc thèm nghĩ đến những cộng sự viên đắc lực, những chú em đồng chí hơi xấu trai: thí dụ như chú Đồng vều . Trong khi bác "mũi thẳng, mắt sáng" th́ chú ấy mũi vẹo, môi dầy cồm cộm. Bác càng khoe ḿnh đẹp giai th́ chú Đồng vều càng buồn duyên tủi phận dữ lắm. Con người đi làm cách mạng đâu có cần bề ngoài hoa lá cành như mấy anh đóng tuồng cải lương. Làm chi mà huênh hoang dữ thần vậy cho lũ đa`n em nó thêm đau đớn phận nghèo !



    Bác Khiêm Tốn Nhường Ấy

    Sau khi để mặt nạ Trần Dân Tiên rơi lộp bộp mấy lần, bác chợt tỉnh lại và nhớ ra tṛ chơi phân thân của ḿnh. Bác mô tả tiếp:

    "Tôi bước vào pḥng kính cẩn chào . Chủ tịch đứng dậy bắt tay tôi và mời ngồi trước bàn làm việc. Trước hết, người hỏi thăm sức khỏe của thầy mẹ tôi và sau mới nói: "Tôi có thể giúp chú việc ǵ nào ?". Tôi nói rơ mục đích của tôi . Chủ tịch chú ư nghe . Sau khi tôi nói xong, người cười và đáp: "Tiểu sử. Đấy là một ư kiến haỵ . Nhưng hiện nay c̣n nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại . Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đă!" (trang 6).



    Mặt nạ Trần Dân Tiên lại rớt cái kịch

    Bởi v́ trên đời này, nếu có một tên Trần Dân Tiên thật mà tên ấy mới gặp bác lần đầu đă khờ khạo ngu si đến độ đ̣i viết tiểu sử ca tụng người th́ làm sao nó có thể sống sót ra khỏi dinh chủ tịch. Bọn văn nô chuyên nghiệp của bác sẽ bủa vây hàng hàng lớp lớp đón cậu Trần Dân Tiên ở cổng dinh mà bịch cho cậu một trận tơi bời hoa lá v́ cậu cả gan tính tranh "gióp" của chúng nó. Sau bao tháng ngày gian khổ đi theo bác chiến đấu, chúng đă thành văn nô được biên chế, chúng đă được đảng cấp cho dụng cụ hành nghề là những cái ống đu đủ rất to. Đứa nào cũng chấp chới mong ngóng có ngày được vinh dự kê ống của ḿnh vào rốn bác mà thổi, nay có thằng tay mơ ở đâu nhào tới đ̣i dẹp những văn nô nhà nghề, văn nô có chức sắc, để dành cái rốn của bác th́ đâu có thể để cho nó sống sót được.

    Về việc thực hiện cuốn tiểu sử, bác bảo: "Đồng bào đang đói khổ, có nhiều việc cần kíp phải làm trước. Hăy gác cái ư viết tiểu sử bác lại, v.v..."

    Vừa phán như thế xong, bác lại nhặt cái mặt nạ Trần Dân Tiên dưới đất lên, đeo vào, nâng bi tiếp: "Một người như Hồ chủ tịch của chúng ta, với ĐỨC KHIÊM TỐN NHƯỜNG ẤY và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc làm sao có thể kể lại cho tôi nghe b́nh sinh của người được".

    Nếu bác biết tôn trọng lời bác nói th́ cuốn sách "Những mẩu chuyện..." không bao giờ được viết. Bởi v́ từ ngày 4-9-1945 cho tới lúc các cháu khiêng bác ra quảng trường Ba Đ́nh, có lúc nào hết cảnh "rất nhiều đồng bào đang đói khổ" hay có khi nào bác hết "những công việc cần kíp" đâu . Kiên cường rước cho được chủ nghĩa Cộng sản về chụp lên đầu dân tộc, hô hào một nửa nước đem súng ống đi tàn sát ép nửa kia vào cuộc đời đói rách... những công tŕnh ấy đâu có lúc nào cho phép bác được rảnh rang. Đă bề bộn công việc lại c̣n có "đức khiêm tốn nhường ấy" nghĩa là rất thẹn khi phải tự đề cao ḿnh... bác sẽ không chịu kể tiểu sử cho ai, nói chi đến việc tự viết ra.

    May thay cho nền văn chương hài hước, tiếu lâm của dân tộc, bác đối xử với những lời nói của chính bác giống hệt như mấy cái hiệp định, ḥa ước, lệnh ngưng bắn Tết Mậu Thân mà bác đă kư kết, hứa hẹn... nghĩa là vi phạm lia chia . Hiệp ước kư rồi bác vi phạm ngay lúc chưa ráo mực.

    Lời bác phán th́ bị vi phạm ngay từ lúc đang... viết ra !

    Cái việc bác ngồi cầm bút viết những câu văn Trần Dân Tiên để tự ca tụng đă như một bàn tay vả bôm bốp vào cái mồm huênh hoang rằng bác có nhiều việc cần kíp, bác khiêm tốn, bác bận lo cho đồng bào đói khổ không có th́ giờ khoe tiểu sử, v.v... Tự ḿnh cầm bút khoe tiểu sử, bốc thơm chính ḿnh rồi cùng lúc lại nức nở ca ngợi rằng ḿnh là người quá khiêm tốn, quá bận lo cho dân đói không muốn bỏ th́ giờ vào việc kể tiểu sử... Cổ kim, Đông Tây khó kiếm được anh chàng nào ăn gian nói dối, lố bịch đến thế.

    Mới đọc chưa hết ba trang sách của bác chúng ta đă thấy hiện ra rành rành trước mắt chân dung một con người thèm thuồng lời ca tụng, không chịu thỏa măn với các kỹ thuật nâng bi tối tân của một đội ngũ văn nô nâng khỏe nhất thế giới, một con người dám làm cả những tṛ tiếu lâm, cà chớn nhất để thỏa măn nỗi khát khao được xưng tụng, một người hoàn toàn v́ ḿnh mà quên... dân, v́ trong khi dân chúng chết đói, chết v́ chinh chiến th́ bác ngồi rung đu`i hả hê viết sách tự ca tụng ḿnh tài, tự vẽ ḿnh là mắt sáng, mũi thẳng, trán cao.

    Với ba trang sách mà đă mô tả được ngần ấy chuyện, gửi đến độc giả ngần ấy đức tính cao cả của bác, phải công nhận là văn chương bác Hồ cũng phong phú lắm chớ bộ ...

    Trên mọi địa hạt, bác tỏ ra rất tự kiêu, tự măn. Lời bác nói ra là chân lư, hành động của bác không bao giờ sai lầm, bác làm ǵ cũng thành công, v.v... Thế nhưng khi đọc tới trang 7 cuốn tiểu sử này chúng ta thấy có một công việc bác đă làm với tinh thần thiếu tự tin. Bác cảm thấy ḿnh chưa đạt chỉ tiêu và bác băn khoăn, bào chữa dữ lắm. Cuối trang 7, bác viết:

    "Tôi cũng nhận rằng trong quyển này c̣n thiếu nhiều đoạn. Trong đời hoạt động của Hồ chủ tịch, những đoạn ấy phải chăng là rất quan trọng ? Tôi không thể biết, đồng thời tôi cũng nghĩ rằng : ngoài Hồ chủ tịch, th́ không ai có thể trả lời được câu hỏi đó."

    Bây giờ, ta đă biết Trần Dân Tiên chính là bác, câu văn trên cần được sửa lại cho đa`ng hoàng, đứng đắn như sau:

    "Tôi cũng nhận rằng trong quyển này c̣n thiếu nhiều đoạn. Trong đời hoạt động của tôi, những đoạn ấy phải chăng là rất quan trọng ? Tôi không thể biết, đồng thời tôi cũng nghĩ rằng: ngoài tôi ra th́ không ai có thể trả lời được câu hỏi đó."

    Câu văn lảm nhảm tức cười ấy đă thể hiện một thảm kịch do tật khoái được nâng bi gây ra . Đầu tiên, bác chê hết cả đội ngũ văn nô, chỉ tin ở tài tự ca ngợị Nhưng mới viết vài trang, bác teo . Bác sợ ḿnh sẽ không ca tụng ḿnh tới mức. Bác phải tḥng câu đó để nhắn nhe đồng bào, độc giả rằng:

    "Cuốn sách này ca tụng bác chưa đủ đâu nhé, bác Hồ c̣n nhiều cái hay ho tài ba, ly kỳ bí mật khác chưa được kể ra, người viết sách nâng bi Trần Dân Tiên nâng chưa tới đâu . Bi bác c̣n đáng... cao hơn nhiều, v.v... "

    Ngàn năm một thuở mới có dịp thấy bác nhũn nhặn nhận là ḿnh có chỗ c̣n yếu kém, làm chưa đạt chỉ tiêu . Đồng bào đổ xô lại xem chỗ yếu kém hiếm hoi đó là cái ǵ th́ hóa ra bác khiêm tốn thú nhận rằng: tôi không đủ tài để ca tụng tôi, tôi là con người vĩ đại vượt ra khỏi tầm nâng bi, ca ngợi của chính tôi!

    Từ thủa vua Hùng dựng nước, trải qua lịch sử hàng ngàn năm, chúng ta chưa từng gặp một con người "Khiêm Tốn Nhường Ấy" !
    Last edited by alamit; 15-12-2011 at 01:31 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P3

    Phần II

    Về gốc gác, gia tộc của bác Hồ, chú Trần dân Tiên viết:

    "Hồ chủ Tịch sinh năm 1980. Quê người ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trung bộ). Phụ thân người là một cụ Phó bảng, nhưng gia đ́nh người là một gia đ́nh nông dân (trang 8)

    Tại sao bác phải "nhưng gia đ́nh người là một gia đ́nh nông dân" th́ ai cũng biết, bởi v́ lũ dân con của bác, bác truy đến ba đời nhà chúng nó để hành tội, chả lẽ ông chủ tịch lại là con của một tay phong kiến hạng nặng. Thế nhưng tại sao ông già bác là Phó bảng mà gia đ́nh bác vẫn cứ là nông dân th́ bác không chịu nói, không giảng giải một lời . Chỗ này chú Trần Dân Tiên gặp chuyện khó ăn, khó nói chăng ?

    Sau khi viết một câu ngắn, rất bí hiểm về ông bố, về gia đ́nh ḿnh, bác bắt đầu lờ tịt đi . Bác xoay qua nói chuyện ông... Phan Đ́nh Phùng, ông Hoàng Hoa Thám, hai người lănh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Người đọc, thoạt đầu, không dám nghĩ là bác lạc đề. Vừa nghe bác nhắc đến ông già lại thấy bác kể liền tới chuyện Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám, người đọc chờ đợi bác đưa ra sự liên hệ giữa ông bố và hai nhân vật anh hùng này . Hèn ra th́ cũng có một màn ông Phó bảng đi theo pḥ tá người làm việc lớn. Tóm tắt là ông Phó bảng có đóng góp tí ti cho phong trào chống Tây.

    Nhưng không! Càng đọc th́ càng thấy ông Phó bảng bị quên luôn. Ông ấy chẳng dính dáng tí ti nào đến những chuyện nước non. Thành tích của thân phụ bác chỉ là cụ Phó bảng. Hết ! Ông Phan Đ́nh Phùng, ông Hoàng Hoa Thám và các người Việt yêu nước khác muốn xả Thân chống Tây thế nào cũng được, cụ Phó bảng vẫn b́nh chân như vại đứng bên lề. Trong đoàn quân kháng chiến không hề có bóng dáng cụ.

    Bác Hồ viết: "Cụ (Phan Đ́nh Phùng) tổ chức những phần tử trí thức và nông dân Trung bộ, lănh đạo họ đấu tranh gian khổ chống bọn xâm lược... Bọn Pháp bắt nông dân từ mười tám đến năm mươi phải đi phu ... Năm 1907, lần đầu tiên nông dân ở các tỉnh Trung bộ nổi dậy chống thuế."

    Ngần ấy chuyện, có biết bao nhiêu cơ hội cho cụ Phó bảng đóng góp. Thế mà cụ chẳng có mặt trong đoàn quân của cụ Phan (dù cụ Phó bảng vừa là trí thức vừa là nông dân). Trong đám người nổi dậy chống thuế không có cụ, mà cho đến cái việc bị Tây bắt đi phu cụ cũng lọt sổ luôn.

    Thế th́ khoe khoang chuyện Phó bảng ra làm ǵ ? Thà cứ viết: Bác sinh ngày: ..., tên bố bác:... , tên mẹ bác:... , lại đỡ ngớ ngẩn và không làm người đọc chờ đợi mất công.

    Cách hành văn khoe khoang vớ vẩn của bác lại có vẻ như ngầm sỉ vả ông bố về tội chẳng đóng góp được cái tích sự ǵ. Càng kể thành tích chiến đấu anh dũng của người khác, bác càng làm nổi bật sự trống rỗng, vô ích, thừa thăi của cuộc đời cụ Phó bảng nông dân. Phải chăng cái ư tưởng đấu tố cha mẹ đă nhen nhúm trong đầu vị chủ tịch nước từ ngày ấy ?

    Suốt hai trang sách, bác viết về thành tích của các cụ Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám rồi Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu . Bác quên ḿnh để ca tụng người khác rồi chăng ? Không đâu . Đến ông già bác mà c̣n bị cho de v́ không đóng góp ǵ cho sự vẻ vang của bác, các vị Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám ... đâu có thể được ca tụng khơi khơi, vô vị lợi như thế được . Bác chịu kể thành tích của họ chẳng qua chỉ để làm ḿnh nổi bật thêm. Đến trang 10, bác oang oang khoe rằng ḿnh khôn ngoan, sáng suốt hơn cả bốn vị, hơn từ lúc bác mới mười lăm tuổi !

    Bác viết :

    "Đó là t́nh trạng trong nước và ngoài nước, khi Chủ tịch Hồ chí Minh c̣n là người thiếu niên mười lăm tuổị Người thiếu niên ấy đă sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào . Lúc bấy giờ anh đă có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào . Anh đă tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc . Anh khâm phục các cụ Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan chu Trinh và Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào . V́:

    - Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, anh nhận điều đó sai lầm, chẳng khác ǵ đến xin giặc rủ ḷng thương.

    - Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp . Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác ǵ "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".

    - Cụ Hoàng Hoa Thám c̣n thực tế hơn, v́ trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể th́ cụ c̣n nặng cốt cách phong kiến ( trang 10).

    Cậu Nguyễn Tất Thành lúc 15 tuổi thông minh tài giỏi cỡ nào rồi ta sẽ nói v́ trong sách có ghi lại nhiều bằng cớ. Nhưng bác xấc láo với tiền nhân đến độ khoe ḿnh sáng suốt hơn họ từ lúc c̣n niên thiếu th́ bác ngu và phét lác quá. Hai chữ "phong kiến" bác mới học được sau này, sau khi được bọn Cộng sản Nga-Tầu dạy dỗ. Mới nứt mắt ra th́ chữ nghĩa kiến thức đâu mà chê bai các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Đ́nh Phùng, lại c̣n hồ đồ chê cụ Hoàng "theo lời người ta kể" !

    Già như bác ngày gần chầu tổ mà thở ra cái giọng ấy cũng đă can tội hỗn láo rồi . Chê cụ Phan Chu Trinh sai lầm trong cách xử sự với Pháp nhưng bản thân bác lại từng năn nỉ Pháp và bị lừa xiểng liểng nhiều phen. Chê cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp là "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau" nhưng chính bác th́ lại c̣ng lưng cơng rắn Nga, Tầu và một chủ nghĩa Cộng sản gớm ghiếc về nhà, thành ra bác "đuổi hổ cửa trước, rước hàng tá hùm beo, rắn rết cửa sau".

    Thế mà bác lại ngồi viết sách chê tiền nhân là kém sáng suốt, lại c̣n chê bằng lời nhô con Nguyễn Tất Thành mới 15 tuổi, ra cái điều là ngay lúc hỉ mũi chưa sạch, bác đă sáng láng hơn các bậc tiền bối rồi !

    Cậu Bé Siêu Phàm

    Sau khi cho cậu bé 15 tuổi chê bai tiền nhân xong, bác bèn mô tả rất kỹ tầm kiến thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm của cậu . Bác viết:

    "Một trí thức ở Sàig̣n kể lại cho tôi : "Trong khi c̣n học ở trường Chasseloup-Laubat, tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài G̣n ở nhà một người bạn. V́ cùng lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà-phê của Pháp xem đe`n điện, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấỵ Một hôm, tôi mời anh ăn kem. Anh rất la.. Lần đầu tiên, anh mới nếm mùi kem..." (trang 11).

    "Tàu điện đối với anh Ba (cậu Nguyễn Tất Thành 15 tuổi lúc đó và bác Hồ sau này) là một chuyện kỳ la.. Lần đầu tiên anh ta trông thấy những "cái nhà biết chạy" ấy . Cái ǵ cũng làm anh ta chú ư, v́ cái ǵ đối với anh ta cũng mới cả." (trang 15). "Cái ǵ đối với anh Ba cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không ăn được bánh ḿ và bơ . Ăn xúp th́ anh dùng nĩa ..." (trang 14).

    Cái vụ thộn mặt ra khi được ăn cà rem hay thấy xe điện th́ kêu thảng thốt: "Ô ! Cái nhà biết chạy !" không đáng trách. Cậu bé Nguyễn Tất Thành ở quê từ nhỏ, chưa theo kịp nếp sống văn minh, chả sao . Nhưng cậu lại dùng Nĩa để ăn Xúp th́... tối dạ không chịu được. Dù cậu Thành chưa từng được trông thấy cái th́a, cái muỗng th́ ở nhà quê dân ta đă có những dụng cụ để múc cháo và các chất lỏng khác giúp trí khôn cho cậu . Vậy mà cầm tô xúp trên tay cậu ta lại cứ dùng nĩa mà... múc lấy múc để th́ đầu óc có hơn ǵ đứa trẻ lên ba .

    Quê mùa và tối dạ chưa hẳn đă là người bỏ đi . Cậu nhóc Nguyễn Tất Thành khờ khạo, dại dột, chưa từng thấy que cà rem hay cái tầu điện, nhưng có thiên tài về chính trị, hiểu biết rộng răi về nhân văn, địa lư th́ sao ? Hăy cho cậu một cơ hội để khoe tài . Và đây là những phát biểu của cậu Nguyễn Tất Thành về những địa hạt ấy:

    Nói về nước Pháp, ở trang 14 và 15, có tới hai lần cậu biểu lộ sự ngạc nhiên. Chuyện ǵ ở Pháp làm cậu bỡ ngỡ, bàng hoàng đến thế ? Một lần cậu há hốc mồm kêu: "Ô ! Ở Pháp Cũng Có Người Nghèo như bên ta" (trang 15). Ngoài vụ kinh ngạc v́ nước Pháp "cũng có người nghèo" cậu c̣n một phen kinh ngạc nữa v́ nước Pháp có... người tốt. Bác viết: "Anh (Hồ chí Minh) nói với tôi với MỘT VẺ NGẠC NHIÊN: "Anh Mai, cũng có những người Pháp tốt anh ạ". (trang 14, 15)

    Ông nhóc con cầm nĩa múc... xúp, ngạc nhiên rằng nước Pháp có người nghèo, không biết rằng dân tộc Pháp cũng có người tốt, v.v... lại oang oang lên tiếng chê bai các nhà cách mạng từng bôn ba hải ngoại!

    Con dại cái mang. Hành vi ngôn ngữ của cậu bé vị thành niên Nguyễn Tất Thành, cụ Phó bảng phải chịu một phần trách nhiệm. Phép nhà của cụ lỏng lẻo, cụ không dậy con tử tế chăng ? Hay cậu Nguyễn Tất Thành có được dậy, nhưng quên bén mất lời cha ?

    Kẻ hậu sinh không dám chê cụ Phó bảng đă khiếm khuyết trong việc giáo huấn. Đành ngờ rằng cậu bé hỗn xược Nguyễn Tất Thành bỏ nhà giang hồ vặt từ nhỏ, nên sớm đánh rớt mất những lời dạy dỗ của cha ông.

    Cậu Nguyễn Tất Thành t́m cách xuất ngoại để học hỏi Cậu ra đi "bí mật" bằng cách lêu bêu ở bến tàu, năn nỉ hơi ồn ào để xin việc. Có kẻ thương hại, cho cậu chân phụ bếp trên chuyến tàu đi Pháp. Đây là vài thành tích lớn của cậu bé đă từng chê tuốt luốt các nhà Cách mạng lăo thành).

    Ngoài việc khoe những cái ngu nho nhỏ như dùng nĩa để múc xúp, bác c̣n khoe ra một quả tối dạ vĩ đại: tối dạ đến độ suưt mất mạng !

    Bác Hồ viết :

    "Một lần, dọc đường anh Ba (tên của bác Hồ lúc đó) suưt chết đuối . Bể nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên vai v́ tàu tṛng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn th́nh ĺnh phủ lên sàn tàu và cuốn xuống bể mọi vật trên sàn tàu . Cả những rổ rau và anh Ba nữa . Anh bị đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết." (trang 14).

    Dây Xích Oan Nghiệt

    Tàu đang gặp băo . Mọi người say sóng ngất ngư cả. Các ông bà chủ của bác cũng như hành khác trên tàu đều nằm bẹp, đâu có muốn ăn uống ǵ. Thế mà "anh Ba" cứ nhất định sợ chủ đói bụng, cứ liều chết để chu toàn vai tṛ khuân vác. Khôn ngoan một tí, anh Ba chỉ việc đau ốm như mọi người, hoặc ít nhất th́ cũng chờ cho tàu ra khỏi vùng giông băo, rồi hăy phục vụ chủ cũng c̣n kịp chán.

    Nếu không có cột buồm và sợi dây xích giữ lại, th́ bác Hồ đă hi sinh tính mạng, đă đi đoong và lịch sử ngành bồi bếp sẽ có một gương danh nhân: anh phụ bếp bỏ mạng sa trường v́ quyết tâm phục vụ những cái bụng chủ nhân ... không đói .

    Ôi, sợi dây xích oan nghiệt nào đă giữ cậu phụ bếp Nguyễn Tất Thành lại ngày hôm đó, không cho cậu đi chơi với Hà Bá ? Nếu không có nó th́ ḷng biển đă có thêm bộ xương khô của một anh bồi có tinh thần bồi bếp nặng và hơn nửa thế kỷ sau hàng trăm ngàn người dân Việt đă không chết thảm trên biển Đông.

    Chê bác Hồ tối dạ có thể là chê oan . Nên t́m một cách giải thích khác cho hành động "liều ḿnh cứu cái dạ dày chủ" của bác. Bác đă suưt chết chẳng v́ khờ khạo mà v́ có tinh thần bồi bếp quá cao, sẵn sàng phục vụ các ông bà chủ đến độ quên cả bản thân ḿnh.

    Lời giải thích này có vẽ hợp lư và đỡ tai hại cho nhân vị của bác. Cái tinh thần v́ chủ mà hầu hạ tận tụy chết bỏ, bác giữ suốt đời . Sau này, khi có cơ hội tiến thân trong sự nghiệp tôi tớ, bác được dịp phục vụ những ông chủ to hơn: hai ông chủ Nga, Tàu . Cũng với tinh thần liều ḿnh trong giông băo, bác biểu diễn một tác phong tôi đ̣i vô cùng ác liệt. Bác hy sinh cả đất nước, cả sinh mạng của hàng triệu người dân Việt để cho các quan thầy hài ḷng.

    Tinh hoa bồi bếp đă phát tiết ra ngoài từ lúc bác c̣n vị thành niên.

    Từ trang 15, bác Hồ kể chuyện ở Pháp. Tàu cặp bến Mac-xây . Các nhân viên Việt Nam được lănh lương hèn nhất là một trăm quan lại thêm vô số tiền thưởng của hành khách. Riêng bác Hồ, kẻ liều ḿnh trong giông băo, suưt chết mất xác v́ quá hăng say phục vụ, lại chỉ được phát đúng... mười quan !

    Bác bị bốc lột thê thảm!

    Để tự an ủi, bác viết: "Anh ta (bác Hồ) được ít lương, nhưng anh học được nhiều chuyện mới lạ". Và một trong những điều mới lạ bác học được trong chuyến này là "Ồ! Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta !".

    Hóa ra, khi chưa được "học" cậu Nguyễn Tất Thành cứ đinh ninh rằng nước Pháp là thiên đường, là nơi chỉ có toàn người giàu!

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P4


    Người Pháp Tốt

    Ông Mai, người giúp đỡ bác Hồ ở Mac-xây kể rằng:

    - "Công việc trong ngày xong, tôi cho anh ta (bác Hồ) mượn bộ áo quần, và chúng tôi đi đến tiệm cà phê ở đường Ca-nô-bia. Không cần phải nói, Đây là lần đầu tiên anh ta vô tiệm cà phê, và cũng là lần đầu tiên được người Pháp gọi bằng "Ông" (trang 16).

    Được gọi bằng "ông", bác sướng mê tơi, sướng đến độ mấy ngày sau, được hỏi cảm tưởng, bác khen Pháp rối rít:

    - "Sau những ngày đầu tiên ở Mac-xây, anh Ba tóm tắt cảm tưởng của ḿnh bằng mấy chữ: "Người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông dương." (trang 16)

    Được gọi bằng "ông" một cái là đă sướng run người, vơ đũa cả nắm khen "người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép...". Mới gặp vài anh Pháp bồi bàn đă vội kết luận về toàn thể dân Pháp, đă đưa ra nhận xét về tất cả người Pháp ở Đông dương! Cậu Nguyễn Tất Thành tỏ ra vừa hấp tấp vừa ngu . Bởi v́ những tên Pháp thực dân chúa, chủ trương đánh chiếm và cai trị Đông dương, bày ra những mưu sâu kế độc... chính là những người Pháp ở Pháp chứ bọn Pháp chân tay ở Đông dương đâu có "tốt" được đến thế. Đang say sưa kể chuyện bác, đến khúc này, chú Trần Dân Tiên chợt ngưng lại . Chắc là đọc xong những trang đă viết, chú khoái tỉ lắm, tự phục ḿnh lắm. Thế nên, theo đúng gương sáng của bác, chú Trần Dân Tiên tạm dẹp bác qua một bên để tư.... nâng bi . Chú viết những ḍng tự khen như sau:

    "Cho đến nay, cách của tôi - cách làm tập thể - h́nh như được việc. Những người cộng tác đầu tiên và tôi chỉ cứ nhẫn nại theo đường dây, ghi chép cẩn thận những mẩu chuyện giữ nguyên như thế. Và đây là một tiểu sử Trung Thành, đứng đắn, sinh động, không thêu dệt, không Bày Đặt." (trang 16)

    Hai chữ "Trung Thành" bác dùng sai, đáng lẽ phải viết là "trung thực". C̣n cái khoản "không thêu dệt, không bày đặt" th́ sau này, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội nói tới .



    Bác Học Văn Chương

    Ta hăy tiếp tục đọc hồi kư để xem thành tích của bác hồi ở Mac-xâỵ Bác viết:

    "Theo địa chỉ ông Mai mách, anh Trần, người cộng tác trẻ tuổi của tôi, đến gặp ông Dân ở Nha Trang. Đây là những điều anh Trần ghi chép: Ông Dân sáu mươi hai tuổi, chủ một cửa hàng nhỏ sạch sẽ và đông khách, nhà đông con. Ông ta tiếp tôi niềm nở và kể chuyện: "Tôi có hai con trai đi Vệ quốc quân và một con gái đi cứu thương. Nhà tôi c̣n ba con nữa: hai mươi hai, hai mươi và mười sáu tuổi, đều là đoàn viên của đoàn Thanh niên cứu quốc..." .......

    "Ông Dân có tài nói . Ông bắt chuyện này sang chuyện khác rất thần t́nh. Kéo ông về câu chuyện mà tôi đặc biệt chú ư không phải là dễ. Nhưng sau tôi đă thành công.

    - Có chứ, tôi c̣n nhớ anh Ba ấy . Chắc chắn tôi c̣n nhớ anh ta mặc dầu cách đây đă ba mươi năm.

    Tôi ở với ông chủ của tôi ở Xanh Addơ-rét (Saint-Adresse), một ngoại ô của Ha-vơ-rơ, một hôm, ông chủ già dẫn về một người trẻ tuổi, gầy yếu, quần áo lôi thôi nhưng có vẻ lanh lợi .

    Tên anh ta là Ba . Ở nước ngoài mà gặp được một người đồng hương, th́ lập tức người ta dễ trở thành bạn thân. Chúng tôi cũng vậy .

    Chúng tôi ở một biệt thự có vườn hoa . Ông chủ già khi rảnh việc th́ ở câu lạc bộ thành phố.

    Bà chủ thường đến nhà người con gái, vợ một nhân viên của công ty . Một người nấu bếp, một người tốt, nếu anh khéo nịnh th́ bà ta cho anh ăn ngon, nhưng khi bà ta cáu th́ như một mụ yêu tinh. Một cô sen xinh xinh hay làm dáng, có một "bà mẹ hay ốm". "Bà mẹ ốm" chính là một chàng thủy thủ. Để đi gặp t́nh nhân, chị ta lừa dối chúng tôi luôn, và nói là đi thăm mẹ ốm. Trong nhà tất cả là sáu người .

    Đồ đồng đánh bóng, đồ đạc lau xong, bàn ghế sạch bụi, thế là ông chủ, bà chủ bằng ḷng và rất tốt, luôn mồm một điều "con" hai điều "con". Nhưng phần lớn công việc do cô sen làm. Chị ta muốn cho chóng xong để đi gặp "bà mẹ ốm".

    V́ vậy chúng tôi có rất nhiều th́ giờ rảnh. Anh Ba dùng th́ giờ, chăm bón hoa với người làm vườn hoặc giở những tờ báo có ảnh trong tủ sách ra xem. Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi:

    "Anh Dân, anh có biết viết chữ quốc ngữ không?". Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết." Anh Ba liền giảng giải và khuyến khích tôi học. Tôi làm theo lời anh. Anh Ba cũng thế, anh học tiếng Pháp với cô sen." (trang 16, 17, 18).

    Cả đoạn văn này làm nổi bật hai chuyện :

    1/ Bác khôn vặt và cũng ưa bốc lột, lợi dụng sức lao động của kẻ đồng cảnh ngộ, cùng thân phận như ḿnh.

    2/ Bác học văn chương chữ nghĩa Pháp từ một sến nương.

    Về sự khôn vặt và tài bốc lột của bác th́ ta thấy lúc làm bồi tàu, là chân phụ bếp hạng bét, bác đa`nh lao động chết bỏ. Thế mà lúc ở Mac-xây, gặp chị sen tốt bụng, bác bốc lột sức lao động của chị ngay . Biết chị này đang bị ái t́nh vật, chỉ mong cho sớm xong việc để đi với kép, bác trút hết cả công việc lên đầu chị, "phần lớn công việc do cô Sen làm". Gặp một đồng nghiệp khôn vặt và chơi bẩn như thế, sến nương không hề giận, lại vẫn ra công dạy tiếng Pháp cho bác. Chẳng hiểu bác Hồ khoe cái thành tích vừa hèn vừa vô ơn này ra để nêu gương ǵ cho các đồng chí cháu ngoan của bác.

    Về nguồn gốc tài viết văn tiếng Pháp của bác như thế là chúng ta đă rơ, bác thụ giáo từ một. sến nương. C̣n văn chương Việt th́ sao ? Mầm non văn nghệ bác Hồ có được một chị sen nào dẫn dắt lúc đầu đời không mà viết tiếng Việt lủng củng chịu không nổi .

    Quí vị đọc lại những câu này:

    "Một bà nấu bếp, một người tốt, nếu anh khéo nịnh th́ bà ta cho anh ăn ngon." "Đồ đồng đánh bóng, đồ đạc lau xong, bàn ghế sạch bụi, thế là ông chủ bà chủ bằng ḷng và rất tốt, luôn mồm một điều "con" hai điều "con" . Nhưng phần lớn công việc do cô sen làm."

    Ngôn ngữ nhân vật cũng như văn chương của bác cứ như ông Tây nói tiếng Việt. Trang 19, bác ghi lời một người kể chuyện: "Anh ta làm việc như một Con Ḅ." Chẳng biết lối so sánh ấy có Tây lắm không nhưng chắc chắn rất khác Ta . Người Việt ta th́ hay nói: "Làm việc như trâu" mà Ngu th́ mới "Như Ḅ".

    Suốt cuốn sách, có khá nhiều câu văn lủng củng, lai căng như văn dịch của một anh chàng đang tập viết.

    Tới đây, ta ngưng một chút để xét lại lời tự khen của chú Trần Dân Tiên "không thêu dệt, không bày đặt."

    Để thực hiện cuốn hồi kư, chú Tiên lần lượt đi t́m (hoặc nhờ phụ tá), phỏng vấn những người này:

    Một trí thức ở Sàig̣n (được gọi là anh Lê) kể chuyện bác đến rủ đi làm bồi tàu để xuất ngoại . Anh ta không đi theo nên không biết sau đó, bác Hồ đi ngoại quốc bằng cách nào . Anh Lê nói :

    "Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ chủ tịch của chúng ta ngày nay ."

    Kẻ thứ hai được phỏng vấn là ông Mai, người cùng làm việc trên tầu với bác. Ông Mai đă cứu bác nhiều lần, dậy bác gọt khoai, gọt măng tây (có lần ông Mai phải ném xuống biển tất cả đống măng tây bác gọt tầm bậy để xóa tội, giữ job cho bác). Ông Mai cũng là người dạy bác bài học của lớp mẫu giáo: không nên dùng nĩa để múc xúp, v.v.

    Cuối cuộc phỏng vấn ông Mai kể rằng ông và bác chia tay nhau ở Pháp. Ông theo tàu trở về Đông dương, bác muốn ở lại nên được chủ tàu đem về nhà nuôi, cho làm một chân phụ tá của sến nương nhà ông. Ông Mai kết luận: "Từ đấy, tôi không được tin tức ǵ của anh Ba nữa ."

    Sau khi anh Ba biến đi một cách "bí mật" như thế th́ cũng chính ông Mai là người mách cho chú Trần Dân Tiên cái địa chỉ của ông Dân ở Nha Trang. Bởi v́ ông Mai biết rơ là ông Dân đă sống cùng với bác suốt thời gian bác ở đợ cho ông Tây chủ tàu . Ông Mai "không được tin tức ǵ về anh Ba" nhưng lại là người liên lạc thường xuyên, biết rơ địa chỉ hiện tại của người đă sống với anh Ba. Ly kỳ thật !

    Nhưng đến phiên ông Dân ra tuồng th́ t́nh thế c̣n ly kỳ hơn. Sau khi kể ra những thành tích đẹp đẽ của bác Hồ trong thời ở đợ, ông Dân bèn ngạc nhiên khi được cho biết anh Ba chính là Hồ chủ tịch bây giờ. Ông diễn xuất rằng ông không biết tí ǵ về quảng đời sau của anh Ba . Nhưng cũng lại chính ông Dân là người "biết chắc chắn" về ông Bốn, kẻ đă đi cùng với Bác sang Phi châu .

    Được phỏng vấn, sau khi chu toàn nhiệm vụ nâng bi anh Ba, ông Bốn lại giới thiệu ông Nam là người đă sống cùng với bác ở Luân đôn.

    "Ông có biết ông Nam không ?"

    - Có, hầu hết chúng tôi biết nhau, v́ chúng tôi Đều Ở Cả Trong Tổ Chức. (trang 22).

    Những người đă sống cùng với bác một thời hoặc là cùng ở trong tổ chức, hoặc là thường xuyên liên lạc đến nỗi biết cả địa chỉ hiện tại của nhau lại cứ nhất định không chịu chia xẻ những tin tức về anh Ba, để cho anh ấy tha hồ bí mật !

    Các ông Mai, ông Bốn, ông Nam đều biết anh Ba là bác Hồ. Cả đến một vị trí thức ở Sàig̣n (anh Lê), người gặp bác sớm nhất, lúc bác c̣n là một học sinh, cũng biết anh Ba là Hồ chí Minh.

    Chỉ có một ḿnh ông Dân là cóc biết !

    Tách riêng ông Dân ra như thế, bác có lư do. Bác muốn bắt ông ta diễn tuồng sửng sốt. Bác Hồ viết:

    "Để kết luận cuộc phỏng vấn của tôi, tôi hỏi ông Dân:

    - Ông có biết anh Ba hiện nay thế nào không ?

    - Không, tôi rất tiếc là không biết.

    - Ông có muốn tôi nói cho ông biết không ?

    - C̣n ǵ bằng nữa .

    - Ông quay lại xem, anh Ba ấy đây ḱa Tôi vừa nói vừa chỉ chân dung Hồ chủ tịch treo trên bàn thờ giữa những b́nh hoa, b́nh hương, đe`n nến. Ông Dân quay đầu, mở to đôi mắt, há miệng, găi tai . Và ông bật lên như một cái ḷ xo, và kêu:

    "Hồ chủ tịch ! Hồ chủ tịch của chúng ta ! A di đa` Phật! Nhưng làm sao anh biết ? Anh nói thật đấy chứ ? Ồ, lạ quá nhi ??! Hồ chủ tịch là anh Ba ấy ngày xưa . Hay quá nhỉ ! Tôi sẽ kể điều đó cho bà nhà tôi nghe, cho các cháu nghe . Chúng nó sẽ mừng biết mấy ! Cha của chúng nó được quen biết cụ Hồ ngày xưa ." (trang 19, 20).

    Rơ ràng là giữa một chuỗi những người đă từng sống với bác, biết tiểu sử của bác, vẫn giữ liên lạc với nhau, ông Dân bị bác tách ra, bắt đóng vai ngớ ngẩn để có cớ reo lên: "Hồ chủ tịch là anh Ba ngày xưa! Hay quá nhỉ !", cho bác được dịp sướng tê mê, cho tác phẩm của bác có một cú bất ngờ rẻ tiền.

    Đây là một trong những đoạn văn tiêu biểu nhất cho tinh thần "không thêu dệt, không bày đặt" của bác.

    Kiều Phong sợ ḿnh kết luận quá vội vàng mà ngờ oan cho bác nên đọc lại khá kỹ đoạn văn tả ông Dân "bật lên như một cái ḷ xo".

    Đọc kỹ, thấy một chi tiết có thể giải oan cho bác. Không chừng bác chỉ là nạn nhân. Cái ông Dân này mới chính là kẻ bày đặt, thuê dệt, vờ vịt "không biết anh Ba hiện nay như thế nào" để diễn tuồng sửng sốt, phỉnh bác chơi .

    Nguyên văn đoạn tả phản ứng của ông Dân khi được biết anh Ba chính là bác Hồ: "Ông Dân quay đầu, mở to đôi mắt, hà miệng, Găi Tai . Và ông bật lên như cái ḷ xo và kêu ..".

    Chính hành động "Găi Tai" đă tố cáo sự vờ vịt của ông Dân.

    "Quay đầu, mở mắt, há miệng, bật lên như cáo ḷ xo" đều được, người ngạc nhiên, sửng sốt đến độ bật lên như ḷ xo không có ǵây phút nào dành cho việc găi tai .

    "Găi tai" là hành động của kẻ băn khoăn, suy tính hay đang áy náy một điều ǵ. Gặp chuyện kinh hăi người ta giật ḿnh, gặp chuyện ngạc nhiên người ta nhảy dựng, phản ứng ấy tự nhiên như khi chạm nước nóng th́ rụt tay lại, bị đau th́ hét lên, không có th́ giờ nào để băn khoăn, suy tính, càng không có đủ th́ giờ để có hành động thể hiện sự băn khoăn, suy tính.

    Trước khi bật lên như một cái ḷ xo, ông Dân găi tai suy tính. Ông suy tính ǵ ?

    Có lẽ ông sợ cái tuồng ngạc nhiên ông sắp diễn chuế quá, lộ liễu quá. Tất cả những người đă quen biết bác Hồ thủa hàn vi đều biết anh Ba ngày nay là ai, chỉ có một ḿnh ông giả bộ không biết, lỡ bác sùng lên ghép cho cái tội "khi quân" th́ bỏ ma.ng. Nhưng trong lúc găi tai, suy tính, ông lại trông thấy h́nh bác Hồ để trên bàn thờ nhà ḿnh, không ai có thể ngờ là ông coi rẻ bác được, thế nên ông quyết định diễn xuất tiếp. Và ông bật lên như ḷ xo, v.v…

    Kết quả rực rỡ. Bác Hồ sướng mê tơi v́ tấn tuồng kinh ngạc của ông Dân, bác trịnh trọng viết vào sách.

    Bác Thương Người

    Sau ông Dân, tới phiên ông Bốn ca tụng bác. Theo lời ông Bốn, bác là người rất nhân từ.

    "Đến Đa-ca, bể nổi sóng rất dữ. Tầu không thể vào bờ. Cũng không thể thả ca nô xuống v́ sóng rất to . Để liên lạc với tầu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải bơi ra chiếc tầụ Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng bể cuốn đi" . "Cảnh tượng ấy, Mọi Người coi là thường. Nhưng điều đó làm cho anh Ba hết sức cảm động, anh khóc. Ngạc nhiên tôi hỏi tại saọ" (trang 21) Nhờ ông Bốn "ngạc nhiên hỏi", bác Hồ có dịp chửi thực dân là lũ hung ác, vô nhân đạo . Cảnh tượng làm bác khóc th́ "mọi người" coi là thường. Coi bộ ông Bốn đă hy sinh chính bản thân ḿnh để ca tụng bác . Bởi v́ trong số "mọi người coi là thường" có cả ông Bốn . Ông này có là thực dân đâu mà cũng hung ác, vô nhân đạo như thế?

    Thực ra, chắc ông Bốn đâu là kẻ xấu xa bất nhân. Chẳng qua là v́ trong cái nước "Dân chủ, Cộng ḥa, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc" do bác thành lập, những món quí hóa như "sáng suốt, tốt bụng, nhân đạo" đều phải dâng cho lănh tụ cả.

    Cũng con người biết cảm động, khóc thương cho những người da đen bị sóng cuốn đi ấy chỉ mấy chục năm sau không hề nhỏ một giọt nước mắt cho hàng triệu người dân Việt bị ném và ḷ lửa chiến tranh.

    Chế độ thực dân biến đổi những người Pháp tốt bụng thành những kẻ hung ác, vô nhân

    đạo, đứng trên bờ biển Đa-ca hôm ấỵ

    Chế độ Cộng sản cũng biến anh thanh niên Việt "thương người" trên bờ biển Đa ca hôm ấy thành một anh già tàn nhẫn, độc ác ngồi trong Bắc bộ phủ sau nàỵ

    Cảm ơn ông Bốn. Nhờ câu chuyện ông kể về anh Ba mà từ nay người Việt sẽ bớt băn khoăn áy náy . Người ta cứ tưởng đất nước Việt Nam đă nẩy sinh ra một kẻ ḷng dạ độc ác ngay từ tấm bé. Hóa ra không, cậu bé Nguyễn Tất Thành cho đến lúc này vẫn là một cậu bé Việt Nam tử tế. Chính chủ nghĩa Cộng sản sau đó giết cậu và ném trả về cho dân Việt một anh già tai ác, quái đản.
    Last edited by alamit; 15-12-2011 at 01:33 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P5

    Phần III

    Giă từ ông Bốn và nghề bồi tầu, bác Hồ đi Anh, nói la` để học tiếng Anh.

    Người kể chuyện về cuộc đời bác khúc này là ông Nam. Ở Anh, việc đầu tiên của bác là đi cào tuyết cho trường học. Làm đúng được một ngày th́ mệt bá thở, phải quít. Sau đó, xin được một chân đốt ḷ. Nhưng nghề này cũng không khá. Bác than "Ở đây thật đáng sợ, luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng... Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo, tôi bị cảm... "(trang 25).

    V́ bị cảm, bác nằm phè luôn hai tuần. Lúc ăn gần cạn láng, bác xin được một chân rửa bát kiêm đổ rác. Ông Nam kể rằng trong lúc hành nghề đổ rác, bác biểu diễn được một tṛ ngoạn mục: Thấy những phần ăn thừa bị vứt đi phí quá bác "giữ ǵn sạch sẽ va` đưa lại cho nhà bếp".

    Người đầu bếp Ét-cốp-phi-e bèn cảm khái và cho bác lên chức làm bánh. Công việc nhẹ nhàng hơn rửa bát mà lương cao hơn.



    Đi Xem Chiến Tranh

    Ông Nam kể tiếp: "Thế giới đại chiến bùng nổ... Anh ba đến nói với tôi: "Xin từ biệt anh Nam "

    - Anh đi đâu?

    - Tôi đi Pháp.

    - Không nói chơi chứ? Nước Pháp đang có chiến tranh. Anh đến Pháp làm ǵ?

    - TÔI ĐI XEM. Tôi sẽ viết thư cho anh.

    Anh Ba bắt tay tôi, chúng tôi hôn nhau. Và cứ thế anh Ba đi, không va ly, không hành lư".(trang 27).

    Bác Hồ đ̣i "đi xem chiến tranh!"

    Các cụ ta dạy rằng: "Ăn t́m đến, đánh nhau t́m đi" . Dân tộc các nước khác dù không từng nghe kinh nghiệm khôn ngoan của các cụ ta, cũng chỉ xem chiến tranh trên màn ảnh, trong rạp hát, trong sách vở...

    Lạng quạng vào vùng chinh chiến để chết mất xác à ? Bác Hồ từ đầu sách tới giờ vẫn đưa ra những lư do khôn ngoan để giải thích cho việc xuất ngoại của ḿnh: di Phi châu để xem các nước, đi Pháp để học hỏi, đi Anh để học tiếng Anh v.v...

    Bây giờ, bác hùng dũng tuyên bố: đi Pháp để xem chiến tranh! Chắc bác cũng không tối tăm đến thế, đây chỉ là một quả phét lác để loè ông Nam đấy thôi.

    Ông Nam mô tả cuộc ra đi của bác Hồ với vẻ khâm phục: "...Và cứ thế anh Ba đi, không va ly, không hành lư."

    Mẹ kiếp! Đi xem chiến tranh dĩ nhiên phải đi chân tay không chứ bê theo hành lư, va ly cồng kềnh th́... chạy lẹ thế nào được!



    Đến Đây Là Hết

    Viết đến khúc này tiểu thuyết gia Hồ chí Minh bút hiệu Trần dân Tiên lại đột nhiên lên cơn sảng. Không biết bom đạn ở Pháp có làm kẻ "đi xem" là anh Ba mát dây chăng ?

    Sau khi lảm nhảm ít ḍng mô tả t́nh trạng chiến tranh, nhắc lại nội dung lá thư của anh Ba khoe rằng đă được gặp nhà ái quốc Phan chu Trinh v.v... chú Trần dân Tiên viết: "Cuộc phỏng vấn của tôi đến đây là hết, và cũng từ đó bắt đầu khó khăn cho chúng tôị Chúng tôi không biết hỏi vào đâu . Không biết sau này anh Ba làm ǵ." (trang 28).

    Thế là hết chuyện, thế là cuốn sách ngưng lại ở giữa trang 28 chăng? Cuộc phỏng vấn hết. Hết người để hỏị Không biết ǵ thêm về anh Bạ Cuốn sách được thực hiện dựa trên lời kể đi đến chỗ hoàn toàn bế tắc. Chú Trần dân Tiên tịt ngóp, buông bút. và độc giả có thể buông cuốn sách rồi chăng ?

    Chưa đâu . 28 trang văn chương ca tụng đâu có làm bác thoả măn được.

    Thế nên ngay sau khi kêu ḿnh lâm vào chỗ bế tắc, bác lại viết tiếp, tỉnh bơ .

    Đây là một vài đoạn văn xuất hiện ngay sau khi chú Trần dân Tiên bế tắc:

    "Đức bị đánh bạị Chiến tranh chấm dứt. Vua Đức trốn sang Na uy, và ở đây vua làm nghề xẻ gỗ. Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích và Lê Nin đă lănh đạo công nông Nga nổi dậy . Cách mạng tháng Mười thành công. Những đoàn đại biểu các nước thắng trận và các nước bại trận đến Véc-xây họp Hội nghị hoà b́nh. Bên cạnh những đoàn đại biểu chính thức, có nhiều đoàn đại biểu thay mặt cho các dân tộc bị áp bức. Họ tới là v́ nghe có 14 điểm của tổng thống Mỹ Uynsơn (Wilson). Có cả người Ái nhĩ lan, người Ấn độ, người Triều tiên, người Ả Rập v.v...

    Họ đến để yêu cầu độc lập và tự do. Trong số đó người ta thấy có ông Nguyẽn ái Quốc

    (tức là anh Ba). Ông Nguyễn liên lạc với các đoàn đại biểu Triều tiên, Ái nhĩ lan và các đoàn đại biểu khác. Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt nam yêu nước ở Pa-ri và ở các tỉnh khác. Với danh nghĩa của tổ chức này, ông đă những yêu cầu ra trước hội nghị Véc xâỵ

    Yêu cầu gồm có 8 khoản. Những khoản chính là:

    - Việt nam tự trị

    - Tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, đại xá tù chính tri..

    - Quyền lợi b́nh đẳng giữa người Pháp và người Việt Nam.

    - Băi bỏ việc bắt ép dân mua rượu và thuốc phiện. băi bỏ thuế đinh (người), thuế muối và sưu dịch.

    Những yêu cầu ấy gửi đến cho các đoàn đại biểu đồng minh và tất cả nghị viên của Quốc

    hội Pháp. Cũng nên nhắc lại là ông Phan chu Trinh và ông Phan văn Trường không tán thành hoạt động của nhóm Việt nam yêu nước, v́ các ông ấy cho nhóm thanh niên là "trẻ con" (trang 29).

    "... Được những sự thật ấy rèn luyện, ông Nguyễn hiểu rằng những lời tuyên bố tự do

    của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào ḿnh, trông cậy vào lực lượng của bản thân ḿnh.

    Những lời yêu cầu của ông Nguyễn cũng như các đại biểu các dân tộc bị áp bức khác không có kết quả ǵ hết." (trang 30).

    Cả đoạn văn hoàn toàn là lời tự thuật của bác. Bác làm ǵ, nghĩ ǵ, bác cứ vanh vách kể ra. Học khôn được ǵ trong lúc ấy, bác cũng khai luôn ("Được những sự thật ấy rèn luyện, ông Nguyễn hiểu rằng...") Cái tṛ viết tiểu sử dựa trên các cuộc phỏng vấn, dựa trên lời kể của các ông Bốn, ông Dân, ông Nam v.v... đến đây bị dẹp đi cái rụp. Cả đến những lời huyênh hoang tự nâng bi: Bác bận không viết tiểu sử, bác khiêm tốn không muốn ai viết tiểu sử... ở đầu sách, lúc này cũng bị bác quên tiệt.

    Tưởng như, đe^m hôm trước, bác đeo mặt nạ Trần dân Tiên ngồi viết thật khuya, mệt quá, trí tưởng tượng cạn, phịa ra đến ông Nam là hết vốn sáng tác, Trần dân Tiên phóng đại xuống giấy mấy ḍng: "Cuộc phỏng vấn đến đây là hết" rồi buông bút lăn quay ra ngủ. Hôm sau, bác bừng mắt dậy, hốt hoảng nhảy lên bàn viết tiếp sự nghiệp nâng bi, bác quên mất tiêu chú Trần dân Tiên, cũng chẳng nhớ chú ấy đă bày ra tṛ ǵ, viết cái ǵ. Bác phom phom kể tiếp thành tích, bất cần lời rên xiết của chú Tiên: "Chúng tôi không biết hỏi vào đâu . Không ai biết sau này anh Ba làm ǵ ?"

    Bảo rằng v́ quên mà bác hành động kỳ quái như thế th́ cũng không đúng. Chữ nghĩa bác viết ra c̣n lù lù trên giấy, văn chương bác lại được in tới in lui . "Văn ḿnh" đă là một món hấp dẫn, hay ho," "Văn ḿnh" tự ca tụng th́ c̣n hay biết mấy, chắc bác phải đọc lại cả ngàn lần, đọc thủng giấy luôn, quên sao được.

    Không kém trí nhớ, không đần độn, mà nhất định không thấy một đoạn sách lố bịch như thế... chắc chắn bác Hồ kính yêu của chúng nó khi đọc đến đoạn ấy lại lên cơn mê . Văn tự nâng bi của bác đă tác dụng vào tâm trí bác như ma túy làm đe^ mê, đờ đẫn như những anh ghiền.

    Cũng trong đoạn văn lạc bầy vô duyên này, bác Hồ tặng cho độc giả nhiều chi tiết hay ho. Xin quí vị độc giả coi lại đoạn văn được trích dẫn ở trên nói về bản yêu cầu tám khoản của bác và lời chê của quí ông Phan chu Trinh, Phan văn Trường. Hai vị chê nhóm của bác Hồ là... trẻ con. Bị chê bác có vẻ hậm hực lắm, bác nhắc lại vụ này bằng giọng cay cú ra mặt . Nhưng lại chính bác là người chứng minh lời chê của các cụ Phan chu Trinh, Phan văn Trường là đúng. Bởi v́ sau đó:"

    Những lời yêu cầu của ông Nguyễn cũng như của các đại biểu các dân tộc bị áp bức khác

    không có kết quả ǵ hết" và "Được những sự thật ấy rèn luyện, ông Nguyễn hiểu rằng

    những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc."



    Tám Khoản Yêu Cầu

    Lại xem tám khoản yêu cầu nhóm của bác đưa ra trước hội nghị Véc-xây th́ thấy "nhóm thanh niên" không những trẻ con mà c̣n khờ khạo tức cườị

    Bản yêu cầu gồm 8 khoản th́ đă có tới 7 khoản dư thừạ Đ̣i "Việt Nam được tự trị" là đủ

    rồi, c̣n đ̣i thêm: băi bỏ việc ép dân mua rượu, băi bỏ thuế muối, đ̣i tự do hội họp, tự do

    tín ngưỡng v.v... chi nữạ Làm thế có khác ǵ một anh viết giấy đ̣i nhà, đ̣i lại quyền làm chủ căn nhà, xong rồi lại thêm những khoản: tôi phải được tự do nấu nướng trong bếp căn nhà đó, tôi phải được tự do sử dụng cầu tiêu căn nhà đó v.v...

    Việt nam được tự trị rồi, ḿnh được làm chủ ḿnh, được tổ chức đất nước ḿnh rồi th́

    Pháp nó đứng ở đâu để băi bỏ dùm ḿnh việc ép dân mua rượu và thuốc phiện ? Ngố can

    không nổi !

    Tự nhiên nhảy chồm vào khơi khơi viết một đoạn (từ trong 28 đến giữa trang 31) rồi th́nh ĺnh, không báo hiệu trước, không giải thích, bác rút lui tỉnh bơ, trao lại công tác cho chú Trần dân Tiên. Sau ba cái hoa thị ngăn cách "cụm" văn chương lạc loài của bác, chú Trần dân Tiên viết tiếp: "Một người quen ông Nguyễn ở Pa-ri đă cho chúng tôi nhiều tài liệu rất quí báụ"(trang 31)

    Đến phiên chú Trần dân Tiên lên cơn mê sảng. Tất nhiên, trong t́nh trạng "tuy hai mà một" chú Tiên, bác Hồ làm ǵ cũng có đôi, có cặp, bác đă sảng th́ chú phải mệ Nhưng cơn mê này kéo hơi dàị Mới câu trước chú Tiên khẳng định: "Cuộc phỏng vấn của tôi đến đây là hết. Chúng tôi không biết hỏi vào đâu . KHÔNG AI BIẾT sau này anh Ba làm ǵ. " Ngay câu sau bác đă viết tỉnh bơ:

    "Một người quen ông Nguyễn... cho chúng tôi nhiều tài liệu quí báu"

    Hai câu văn lăng mạ ông thân sinh của nhau thậm tệ như thế chắc chắn đội ngũ văn nô Hà nội phải thấy . Nhưng không anh nào dám hó hé phê b́nh, dám đề nghị cắt bỏ.

    Bác Hồ th́ mê sảng mà các cháu th́ rét!



    Càng Lớn Càng Dốt

    Người quen ông Nguyễn ở Pa-ri quả thực đă cho chú Trần dân Tiên và độc giả nhiều tài liệu rất quí báu . Ông ta tiết lộ về khả năng, kiến thức thực sự của bác Hồ lúc đó.

    Trần dân Tiên viết:

    "Ông này nói với chúng tôi như sau:

    "Lúc ấy, ông Nguyễn là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả cho Tổ quốc; nhưng ông Nguyễn lúc đó RẤT ÍT HIỂU VỀ CHÍNH TRỊ, KHÔNG BIẾT THẾ NÀO LÀ CÔNG HỘI, thế nào là BĂI CÔNG và thế nào là CHÍNH ĐẢNG." (trang 31)

    Lúc đó, "ông Nguyễn" đă hết tuổi vị thành niên, đă đến Pháp, đă đi qua các xứ Phi châu,

    đă đến nước Anh v.v... nghĩa là đă học hỏi được nhhiều rồi thế mà vẫn mù tịt, không viết thế nào là băi công, là công đoàn, là chính đảng, vẫn "rất ít hiểu về chính trị"

    Hẳn quí vị độc giả c̣n nhớ.

    Ở những trang đầu sách, lúc Nguyễn tất Thành mới là một cậu bé 15 tuổi, chưa ra khỏi nước, th́ lại được Trần dân Tiên tâng bốc là một cậu bé sáng suốt về chính trị, cậu chê bai khắp lượt các nhà cách mạng Phan bội Châu, Phan chu Trinh... rồi chê cụ Hoàng hoa Thám là phong kiến. Lúc nhỏ sáng suốt thế, đến tuổi trưởng thành, bôn ba hải ngoại, học

    hỏi trau giồi kiến thức hàng ngày lại hoá ra "rất ít hiểu về chính trị" nghĩa là càng lớn càng ngu dốt đi.

    Phải chăng v́ bác Hồ tự thương ḿnh quá, tự phục ḿnh quá nên hay sốt ruột, bốc nhằng. Vừa thấy cậu bé Nguyễn tất Thành ra tuồng là bác phải ca tụng ngay, cầm ḷng không đậu, chờ không nổi . Thế nên chính những lời ca tụng vội vàng của bác làm cho bác hoá ra kẻ tiến bộ giật lùi . Lúc nhỏ khôn, lúc lớn dại . Mười lằm tuổi th́ sáng mà lúc hai mươi đầu óc lại tối hù ?

    Đọc đi đọc lại đoạn văn này, Kiều Phong đâm ra hồ nghi: Phải chăng kỹ thuật tự nâng bi của bác có chỗ trục trặc đă tạo ra t́nh cảnh nghịch thường, hay sự thật đúng như thế ? Sự thật đúng là bác Hồ càng lớn càng tối tăm đi !

    Bởi v́ cứ nh́n vào phần đất nước Việt nam được bác hướng dẫn th́ cũng thấy một t́nh

    trạng giật lùi tương tự . Dưới sự lănh đạo anh minh của Bác, cả miền Bắc hùng hục chạy ngược chiều tiến của nhân loại . Bác Hồ càng lớn càng tối tăm, ác độc. Nhân dân được bác lănh đạo càng lúc càng đổ dốc ào ào "từ người xuống vượn" mất có mấy năm! (thơ Nguyễn chí Thiện).

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P6
    Đỡ Đầu Văn Học

    Từ trang 31, bác Hồ viết về thời kỳ bác học làm báo, viết văn.

    Cũng chính trong thời kỳ này, con cáo già Cộng sản đă nh́n thấy ở Nguyễn tất Thành một đệ tử sáng giá, một tên tay sai đắc lực. Nó ra tay ve vuốt, nuôi nấng, dạy dỗ cậụ

    "Trong tất cả những tờ báo Pháp, chỉ có tờ "Dân chúng", cơ quan của Đảng xă hội Pháp là đă in những lời yêu cầu của Việt nam. Ông Nguyễn đến toà báọ Chủ nhiệm báo, ông Sa.c-Lông-ghê (Charles Longuer), cháu ngoại Các Mác và nghị viên của Quốc hội Pháp, đă tiếp ông. Ông Nguyễn lấy làm lạ, v́ chưa bao giờ ông ta được ai đón tiếp thân mật như thế ! Ông Lông-ghê gọi ông Nguyễn là đồng chí thân ái . Ông nói cho ông Nguyễn rơ tất cả cảm t́nh của ông đối với nhân dân Việt nam. Ông khuyến khích ông Nguyễn viết bài và ông sẽ đăng lên tờ báo "Dân chúng" để làm cho nhân dân Pháp hiểu rơ những sự bất công xảy ra ở Việt nam. Có thể nói rằng cuộc gặp gỡ ấy đă mở đường cho sự hiểu biết chính trị của ông Nguyễn. Nó cũng làm cho ông Nguyễn hiểu rơ nhân dân Pháp.

    Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan văn Trường viết thaỵ Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn kư tên. Mà chính ông Nguyễn đă phải kư tên những bài báọ

    Nhược điểm về trí thức làm cho ông Nguyễn rất khó chịu . Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nóị V́ vậy, ông Nguyễn bắt tay vào việc học làm báọ Thường lui tới toà báo "Dân chúng", ông làm quen với những người Pháp khác trong đó có chủ bút tờ "Đời sống thợ thuyền".

    Cũng như ông Lông-ghê, người chủ bút này cũng rất đáng mến. Ông bảo ông Nguyễn viết tin tức cho tờ báo của ông. Biết rằng không thể nhờ ông Trường viết măi, ông Nguyễn nói thật là ḿnh c̣n kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: Điều đó không ngại; có thế nào anh viết thế ấy.

    Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài: năm, sáu ḍng cũng được. Ông Nguyễn bắt đầu viết rất khó khăn. Tin tức về Việt nam ông Nguyễn không thiếu, ông thiếu nhất là văn Pháp..." (trang 31-32)

    Đoạn văn này cho độc giả thấy hai điều:

    1- Những người như ông Phan văn Trường đối xử với cậu Nguyễn tất Thành rất tử tế, bao

    dung. Tuy chê nhóm của Hồ là "trẻ con", không tán thành đường lối hoạt động của Hồ, nhưng thấy Hồ dốt Pháp văn, viết không được, ông Phan văn Trường vẫn ra tay viết giúp, rồi cho Hồ kư tên. Trong tập hồi kư này Hồ kêu ca rằng: "Ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nóị" Nghĩa là Hồ muốn nói nhiều, có "ư kiến" này nọ ghê lắm nhưng ông Trường cứ dẹp đi, cất bớt đi. Nghe Hồ rên xiết, ta có cảm tưởng là ông Trường đă ếm tài của mầm non chính trị Nguyễn tất Thành, đă cắt bỏ của cậu những ư kiến, lời lẽ hay ho, xuất xắc lắm.

    Nhưng ông Trường đă chịu khó viết bài dùm cậu, cho cậu kư tên, để thổi cậu lên, tất nhiên ông cũng mong cậu có những ư kiến hay ho để ông đỡ vất vả. C̣n ém tài cậu làm ǵ. Vậy tại sao ông cứ "không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nóị" ? ta đă có câu trả lời nằm trong đoạn trước "Ông Nguyễn" đă trổ tài nói ở hội nghị Véc-xâỵ Ông đ̣i hỏi rằng nước Pháp phải để "Việt Nam tự trị" . Và đó mới là một khoản. Sau khi Việt Nam tự trị rồi ông c̣n đ̣i thêm tới bẩy khoản nữa: Pháp không được ép dân Việt mua rượu và thuốc phiện, phải bỏ thuế dinh, thuế muối và sưu dịch v.v..

    "Ông Nguyễn" nói như thế th́ chắc đoàn đại biểu đồng minh ở hội nghị đă được một phen cười vỡ bụng.

    Ông Phan văn Trường chắc phải dẹp bớt những lời lẽ lèm bèm của "ông Nguyễn" đi v́ đâu có chủ đích giúp "Ông Nguyễn" viết văn khôi hài.



    2- Bác Hồ lúc về già thèm khát lời xưng tụng mà lúc trẻ th́ cứ chết lịm người đi v́ những câu vuốt ve . Cả hai nỗi thèm khát này đều làm cho bác u mê, đờ đẫn. Khi được cháu ngoại Các Mác xoa đầu, bác hả hê ghi lại: "Ông Nguyễn lấy làm lạ, v́ chưa bao giờ ông ta được đón tiếp thân mật như thế! Ông Lông-ghê gọi ông Nguyễn là đồng chí thân ái..." và bác reo lên: " Có thể nói rằng cuộc gặp gỡ ấy đă mở đường cho sự hiểu biết chính trị của ông Nguyễn."

    Lúc mới tới Pháp, đi uống cà phê, lần đầu tiên được một anh bồi gọi là ông, bác đă

    sướng mê tơi và vội vă kết luận: " Người Pháp ở Pháp rất tốt." Bây giờ được một anh

    Cộng sản gộc gọi là "đồng chí thân ái" th́ tất nhiên " Ông Nguyễn phải thấy ngay: Cộng sản là một chế độ dễ thương nhất thế giớị

    Nhờ anh chủ bút một tờ báo Cộng sản hướng dẫn, bác Hồ dần dần viết được những

    mẩu tin ngắn. Ddây là đoạn mô tả thời kỳ bác học làm báo:

    "... Khi thấy viết đă bớt sai lầm ông chủ bút bảo ông Nguyễn: " Bây giờ anh viết dài hơn một tí, viết độ bảy tám ḍng" . Ông Nguyễn viết bảy, tám ḍng.

    Dần dần ông Nguyễn có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn. Lúc bấy giờ, người chủ bút bạn thân của ông Nguyễn khẽ bảo: "Bây giờ anh viết ngắn lạị Viết từng này hoặc từng này ḍng. Không viết dài hơn."

    "Ông Nguyễn thấy rằng phải rút ngắn cũng khó như trước kia phải kéo dài. Nhưng cũng hết sức cố gắng. Và ông thành công. Ông bắt đầu VÀO LÀNG BÁO từ đó." (trang 32-33).

    Tài nghệ mới viết được một cột báo đă bị chủ bút bảo phải viết ... ngắn lạị Thế mà mầm non báo chí Nguyễn Ái Quốc đă khoe ngắng lên là ḿnh "vào làng báo" rồi ! nếu ở miền Nam trước năm 1975, với văn tài "bảy tám ḍng" như thế, kư giả Nguyễn Ái Quốc may phước lắm th́ xin được làm đa`n em của ông Văn Đô chuyên trị đi nhặt tin xe cán chó.

    Những bài học về báo chí của bác cũng chẳng giống ai . Trong khi một kư giả phải học cách săn tin, viết tin, điều tra, phỏng vấn v.v... th́ bài học mà anh chủ bút Cộng sản dạy bác quanh đi quẩn lại vẫn là: "Viết năm, sáu ḍng". Bây giờ, phải viết dài một tí độ bảy tám ḍng". "Bây giờ, phải viết ngắn lạị" Khi viết hồi kư khoe ḿnh "vào làng báo" tất nhiên bác phải tŕnh làng tất cả những bài học hay ho sáng giá nhất, những câu đối thoại sâu sắc nhất giữ thày tṛ bác. Cái sâu sắc nhất ấy chỉ là chuyện viết ngắn, viết dài !

    Nhưng báo chí không phải là nạn nhân duy nhất. Sau khi hành hạ làng báo, bác quay qua tra tấn, đấu tố làng văn.

    Trần Dân Tiên kể tiếp:

    "Về văn học, ông Nguyễn thích đọc Sếch-Pia (Shakespeare) và Đích-ken (Dickens) bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huy-gô (Hugo), Dô-la (Zola) bằng tiếng Pháp. A-na-ton Phơ-răng-sơ (Anatole France) và Lê-Ông Tôn-stoi (Leon Tolstoi) có thể nói là những người ĐỠ ĐẦU VĂN HỌC cho ông Nguyễn.

    Đọc những truyện ngắn của A-na-tôn Phơ-răng-Xơ và của Lê-ông Tôn-stôi, ông Nguyễn thấy hứng thú về văn chương giản đơn và tự nhủ: "Người ta chỉ cần viết điều ǵ người ta thấy và cảm, bằng cách nắm lấy màu sắc và hoạt động của sự vật, như thế th́ viết cun~g không khó lắm. " (trang 33).

    Riêng lời tự nhủ của bác đă là một câu nhận định về văn chương lảm nhảm, lủng củng và có thể khiến các ông Antole France và Leon Tolstoi khóc thét. Viết điều ǵ "người ta thấy và cảm" th́ được rồi, nhưng lại "bằng cách nắm lấy (?) màu sắc và hoạt động của sự vật" th́ là nghĩa thế nàỏ

    Lê-ông Tôn-stôi và A-na-tôn Phơ-rang-Xơ là 2 nhà văn xấu số nhất. Họ là thủ phạm gợi hứng cho bác Hồ lăn xả vào làng văn, gây cho bác cảm tưởng "viết cũng không khó lắm."

    Nhưng cái tội lớn nhất của họ là "đỡ đầu văn học" cho Hồ chí Minh. Đỡ đầu bằng cách

    nào . Đọc văn Hồ ? Sửa văn Hồ ? khuyến khích Hồ viết ? Giới thiệu tác phẩm của Hồ ? Chỉ cho Hồ những sách cần đọc ? Những chuyện cần học ? Thư từ qua lại bàn chuyện văn chương với Hồ ? Hướng dẫn Hồ vào làng văn ?

    May phước cho ông văn sĩ Nga và ông văn sĩ Pháp này: Cả hai đều không sống đồng thời với Hồ. Cả hai chỉ có một hành động liên hệ với Hồ duy nhất là họ viết sách để lại cho đời, và Hồ đọc được, hứng thú về "văn chương giản đơn" của họ, thế thôi . Cái việc Hồ mừng rỡ reo lên: hai ông ấy đỡ đầu văn học cho tôi ! hoàn toàn ngoài dự tưởng của họ, ngoài trí tưởng tượng của người b́nh thường.

    Đọc sách của người xưa, cảm hứng v́ sách rồi cầm bút viết văn, làm thơ ... chuyện ấy xảy tới cho nhiều người . Nhưng nhận vơ tác giả cuốn sách là người "đỡ đầu văn học" cho ḿnh th́ cổ kim, Đông Tây chỉ có mầm non văn nghệ Hồ chí Minh dám làm cái công việc nhận quơ, nhận quàng trơ trẽn đến thế.

    Trong tất cả những trường hợp "thấy kẻ sang bắt quàng làm họ" của dân Việt, cũng chưa từng có vụ nhận quàng nào khôi hài hơn.

    Theo gương bác, những anh văn công chuyên làm vè có thể hô hoán "Nguyễn Du đă đỡ đầu văn học cho tôi" bởi v́ các anh ấy đă đọc và thích truyện Kiềụ Các thi hào, thi bá Lư Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị v.v... sẽ can tội "đỡ đầu văn học" cho một ông chuyên làm thơ quảng cáo thuốc ho Bà lang trọc v́ ông này cũng mê đọc Đường thi dữ lắm .



    Bác Sáng Tạo

    Dù sao, nếu Hồ trở thành một văn thi sĩ lỗi lạc th́ vụ nhận vơ này cũng không làm đau ḷng quí ông Anatole France và Leon Tolstoị Ta hăy xem thành tích của mầm non văn nghệ Nguyễn Ái Quốc: Bác có viết một số truyện ngắn, được tờ "Nhân Đạo" đăng tảị Nhân đạo không phải là một tờ báo văn chương. Nó là tờ truyền đơn quảng cáo chế độ Cộng sản. Truyện ngắn được đăng trên "Nhân Đạo" không chứng tỏ văn tài, chỉ thể hiện khả năng làm đầy tớ Cộng sản.

    Về tác phẩm lớn của Hồ th́:

    "Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển: "Bản án kết tội chệ độ thực dân

    Pháp" quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, TRÍCH TRONG NHỮNG SÁCH CỦA NGƯỜI PHÁP VIẾT ĐỂ Ở THƯ VIỆN QUỐC GIẠ" (trang 34)

    Tài sáng tác của bác đă yếu kém mà đến khả năng viết sách kể tội thực dân của bác cũng

    không khá. Công tác cực nhọc nhất của mầm non văn nghệ Nguyễn Ái Quốc là chạy vào thư việt cóp nhặt những trang sách của các tác giả Pháp, gom lại, làm một cuốn sách của ḿnh, mà lại là "QUYỂN SÁCH DUY NHẤT."

    Ở đoạn trên, chú Trần Dân Tiên đương huyênh hoang rằng bác "không có một phút nào quên Tổ Quốc ḿnh bị giày xéo và đồng bào ḿnh bị áp bức." (trang 34). Nhưng tổ quốc bị giày xéo, đồng bào bị áp bức thế nào bác không viết (hay không viết nổi) thành sách. Việc ấy đâu có đ̣i hỏi ở bác một khả năng sáng tác, tưởng tươ.ng. Chỉ cần ghi lại vụng về những chuyện đang xảy ra ở Việt Nam là bác có một cuốn sách dàỵ Nhưng người được Leon Tolstoi và Anatole France "đỡ đầu văn học" chỉ làm nổi một việc là đi chép những trang sách trong thư viện, sắp xếp lại rồi hùng dũng kư tên!

    Tội nghiệp hai ông Leon Tolstoi và Anatole France ! Chỉ v́ viết văn "giản đơn" được bác thích mà mang cái họ "đỡ đầu văn học" cho một cây bút quá tồị Về công tŕnh sáng tác của bác, Trần Dân Tiên bốc:

    "Đầy hăng hái, ông Nguyễn viết cả một vở kịch RỒNG TRE".(trang 34)

    Đáng lẽ chú Tiên phải viết: "Ông Nguyễn viết vở kịch Rồng Tre" hoặc "Ông Nguyễn viết một vở kịch nhan đề là Rồng Trẹ" Nhưng thôi, chuyện văn chương bác lủng củng th́ nói sao cho hết.

    (Vả lại, trễ rồị Nếu bác c̣n sống, "Nếu có bác trong ngày vui di tản" th́ ta đă gửi bác đến trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng tu nghiệp là mọi chuyện em thắm ngay, khỏi mất công chê baị)

    Xin quí vị độc giả chú ư đến chữ "cả" trong câu văn của Trần Dân Tiên. Chữ "cả" làm cho câu văn như reo lên một cách lăng xẹt. "...ông Nguyễn viết CẢ một vở kịch. "CẢ" không hàm ư tất cả (có ai viết nửa vở kịch rồi ngưng đâu) Viết cả một vở kịch th́ có ǵ là ghê gớm, phi thường ? Trần Dân Tiên reo ḥ thán phục với ngụ ư rằng: ngoài cuốn sách cóp nhặt, bác c̣n viết được một vở kịch nữa đấy . Ôi chao! Chỉ cần giở bất cứ một đặc san, bích báo nào của trẻ em trung học miền Nam, chúng ta cũng gặp những siêu nhân ngang tài với bác "viết cả một vở kịch." Có em viết cả hai ba vở kịch lận.

    Vở kịch Rồng Tre hay ho cỡ nào ?

    Trần Dân Tiên viết: "Đại ư vỡi kịch như thế này: Có những cây tre thân h́nh quằn quẹọ Những người chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con rồng. Nó là một đồ chơi . Là con rồng nhưng thật ra chỉ là một khúc tre. Là một khúc tre, nhưng lại hănh diện có tên và h́nh dáng con rồng. Tuy vậy chỉ là một quái vật vô dụng." (trang 34)

    Tre, trúc là giống mọc thẳng. Tây con có thể không biết, chứ người gốc Mít như bác Hồ phải biết. Một cây tre mọc cong queo là đă là hiếm, ở đây bác Hồ bảo: "Có những cây tre thân h́nh quằn quẹo" nghĩa là nhiềụ Như lời Án Tữ xưa nói: "Cây quít mọc ở phía Nam sông Hoài th́ ngọt, mọc ở phía Bắc sông Hoài th́ chua, là v́ thủy thổ khác nhaụ" Vậy nay, những cây tre mọc ở ngoài đời th́ thẳng mà mọc trong ḷng bác lại quằn quẹo chẳng là v́ tâm địa bác cong queo khác thường chăng ?

    Tre cong queo đă hiếm, mà cong queo đến độ như con rắn, con rồng uốn khúc th́ đúng là kim cổ kỳ quan. Trên thế gian những giống cây cong queo đâu có thiếu ǵ. Bác lại chọn đúng loài cây mọc thẳng nhất, bắt nó cong để viết kịch th́ đúng là đă "vận dụng hết óc sáng tạo", hết tiệt luôn.

    Đấy là cái khoản chọn vật, bây giờ hăy xét cách chọn người của kịch tác gia Hồ. Người chơi đồ cổ là người chuyên sưu tầm và có thể buôn bán đồ cổ. Một cây tre cong queo đâu có phải là một món đồ cổ đáng để họ sưu tầm. Nhà chơi đồ cổ đi kiếm cây tre cong đă lạ,

    cái việc đẽo gọt nó thành con rồng càng lạ hơn. Việc chơi đồ cổ không cho họ có bàn tay tài hoa của một nhà điêu khắc. Viết như thế th́ cũng không khác ǵ kể chuyện rằng ở bên đường có một khúc gỗ, có mấy anh chuyên gia thiến heo đem khúc gỗ về đẽo gọt nó thành một ... cây đờn !

    Muốn đẽo gọt cây tre cong queo thành con rồng, nhân vật kịch của bác phải là một nhà điêu khắc, hay hèn nhất th́ cũng là một ông thợ mộc khéo taỵ

    Nhưng kịch của bác nhất định bắt mấy tay chơi đồ cổ h́ hục gọt cây tre thành con rồng, coi bộ họ cũng gian khổ ác liệt như nhân dân bị bác bắt biến sỏi đá thành ... cơm vậy! Anh nào lọt vào tay bác cũng hốc hác !

    Vỡ kịch được bác gán cho một ư nghĩa cao siêu: "Là một khúc tre, nhưng lại hănh diện có tên và h́nh dáng con rồng."

    Mới nghe tưởng ghê, tưởng sáng kiến mới lạ Nhưng ư kiến này, tiếc thay, bác Hồ lại thuổng của tiền nhân. Bài thơ "Tiến sĩ giấy" của cổ nhân thâm trầm, sâu sắc biết bao nhiêụ Cái anh chàng thuổng lại, đem về viết kịch, làm thành chuyện rồng, chuyện rắn vừa ngô nghê vừa ngớ ngẩn chẳng ra làm sao cả.

    Xưa nay, trong hồi kư, bút kư, những truyện tức cười, những hành động lố bịch, những sáng tác vụng dại, non kém được kể lại không phải là hiếm. Nhưng khi kể những chuyện ấy, tác giả chỉ cốt dựng lại một thuở xa xưa, một thời non trẻ lúc mà tác giả chưa trưởng thành, chưa làm ra cái ǵ nên hồn. Chỉ những thiên tài, thần đồng mới có những thành tích lớn lao đáng khoe khoang từ lúc c̣n rất trẻ. Ngoài ra người ta kể lại chuyện cũ để cười, để giễu cợt chút đỉnh ... kiểu như một người nhắc lại cái bệnh tè dầm của ḿnh thời bé dại, vậy thôi .

    Bác không phải là thiên tài, thần đồng. Nền văn chương, kịch cợm của bác dù được tới hai văn hào Nga và Pháp "đỡ đầu văn học" vẫn chỉ là một cuốn sách cóp nhặt, một vở kịch lèm bèm, dở ẹc . Thế mà bác long trọng ghi lại tất cả một cách nghiêm trang, như ghi lại một đoạn đời thành công lớn lao, với những thành tích to lớn !

    T́nh yêu quả thực đă làm người ta mù quáng. Bác si mê bác quá nên không bao giờ thấy nổi sự lố bịch của người yêụ



    Nghề Nghiệp và Hoạt Động

    Sau khi khoe bác viết kịch được các nhà phê b́nh văn nghệ khen hay, bác học tập nghề làm báo rất gian khổ và được vào làng báo Tây v.v... chú Trần Dân Tiên kể tiếp:

    "Trong thời gian ở Paris, ông Nguyễn sống rất cực khổ..." (trang 34).

    Ô hay ! Đă vào làng báo Tây là ngon rồi, khỏe rồi sao c̣n "rất cực khổ." Tây vốn trọng nhà văn, nhà báọ Ông nhà văn, kịch tác gia kiêm kư giả Nguyễn Ái Quốc sao lại thảm vậy? Hăy nghe chú Trần Dân Tiên kể tiếp: "Để kiếm tiền, ông Nguyễn làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Chính cụ Phan Chu Trinh đă dạy cho ông Nguyễn nghề nàỵ" (trang 34).

    (Ở đây chúng ta lại có dịp thấy tấm ḷng bao dung của nhà cách mạng Phan Chu Trinh. Gặp một kẻ lấc cấc, bắng nhắng như Hồ, ông vẫn không giận, không ghét, vẫn dạy nghề cho). Con người đói nhất của làng báo Tây, ngoài nghề rửa ảnh, c̣n có một cái "gióp" cao quí hơn: "Ông làm cả nghề SƠN VẼ ĐỒ CỔ. Ở Paris có nhiều nhà LÀM GIẢ ĐỒ CỔ TRUNG QUỐC; họ làm đồ gỗ, b́nh phong và những vật khác bắt chước theo kiểu Trung Quốc. Họ sơn bằng sơn Nhật và vẽ hoặc viết những chữ ngoằn ngoèo giả chữ Trung Quốc. Những bà quí tộc giả, những trọc phú rất ham những vậy ấy, không biết là đồ giả và mua rất đắt. Công việc sơn vẽ giả đồ cổ Trung quốc rất dễ cho ông Nguyễn, KHÔNG MAY đấy chỉ là môt. công việc hàng mùa, mỗi năm chỉ làm vài tháng." (trang 34-35)

    Ối trời ! Hóa ra bác Hồ chí Minh rực rỡ tên vàng của chúng nó đi làm cái nghề chế tạo đồ cổ giả để lừa bịp mấy bà già!

    Tưởng tượng ra cái mặt bác nghệt, cái lưỡi bác thè, cái tay bác cặm cụi viết những chữ "ngoằn ngoèo" giả làm chữ Trung Quốc, thấy "anh minh" không thể tả được, chỉ hơi kém lương thiện tí thôị Đọc đến chỗ này, ta thấy một nghi vấn văn học đă được giải toả, đă có lời giải thích. Quí vị c̣n nhớ: khi viết vở kịch Rồng Tre, bác "sáng tạo" rằng: "Những người chơi đồ cổ đem khúc tre cong quẹo về đẽo gọt thành con rồng v.v..." Thật ra có lẽ bác định viết: "những người LÀM ĐỒ CỔ đem khúc tre về đẽo gọt..."

    Làm đồ cổ ? Ở trên đời đâu có loại người tài ba đến thế. Món đồ được coi là cổ,

    phải có bàn tay của thời gian xiá vộ Kẻ làm cái đĩa thời Khang Hy cũng chỉ là một anh thợ đồ gốm chuyên làm đĩa làm chén. Trăm năm, ngàn năm sau, một món đồ tầm thường hóa ra đồ cổ. Đâu có ai làm ra một món ǵ rồi lập tức biến nó già đi vài trăm năm thành đồ cổ. Đồ cổ không ai làm được trừ phi nó là đồ ... giả. Và đó là nghề của chàng.

    Bác ngồi làm đồ cổ giả hung hăng quá nên nó nhập tâm, hóa ra nó méo mó nghề nghiệp, khi viết kịch cũng đưa đại cái nghề bất lương đó vô tác phẩm và khán giả mới có dịp thấy "người chơi đồ cổ" lại có khả năng đẽo rồng, gọt phượng!

    Ôi chao! Nếu trời không xui, đất không khiến cho bác tự khoe ra th́ bố ai mà biết được bác lại có lúc chơi những tṛ gian vặt, bất nhân, đi lừa lọc mấy bà già khờ khạo như thế !

    Cũng ở chỗ này, thêm một lần nữa ta biết Trần Dân Tiên chính là bác. Nếu đứa khác viết

    hồi kư giùm bác mà lại phang ra cái nghề lừa bịp bà già của bác thủa thiếu thời, khiến bác nom buồn cười quá như thế th́ đội ngũ văn nô sẽ xúm lại khiền nó thấy mẹ

    Bác có hai nghề độ thân. Cái nghề cụ Phan Chu Trinh dạy cho (rửa ảnh, phóng đại ảnh) th́ oai hùng, lương thiện mà cái nghề bác tự kiếm lấy lại bất lương quá đi thôị Sao không noi gương những lăo ông di tản rực rỡ tên vàng, thường cày hay gióp phom phom mà gióp nào cũng đa`ng hoàng cả.

    Lúc ấy c̣n trẻ túng đói, chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc bấn quá phải sinh nhai bằng cái nghề lừa bịp. Thôi th́ cũng thông cảm, bỏ quạ Nhưng khi viết hồi kư, bác đă già đầu rồi, đă biết suy nghĩ, đắn đo rồi, thế mà c̣n lên giọng tiếc hùi hụi: "KHÔNG MAY, đây chỉ là một công việc hàng mùa, mỗi năm chỉ làm vài tháng." !

    Bác không may một, th́ nhân dân Việt Nam không may mườị Giả thử rằng cái tṛ sơn đồ cổ bịp bà đầm già của bác lúc đó mà phồn thịnh, bác may mắn hơn, kiếm ăn khá hơn, bận rộn suốt bốn mùa th́ có lẽ bác đă thành một tay sơn đồ cổ giả chuyên nghiệp và, với sự chịu khó, tài láu cá vặt, bác sẽ thành công. Nước Pháp có thêm một thằng bịp nhưng nước Việt thoát được một kẻ hại nước, tàn dân .

    Không may thật. Uổng thật. Kiều Phong cũng tiếc hùi hụi.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P7

    Phần IV

    Đó là chuyện nghề ngỗng, bây giờ đến cái khoản ăn ngủ và hoạt động của bác.

    Về khoản ăn, theo lời Trần dân Tiên, bác thuộc loại dễ nuôi:

    "Mỗi buổi mai, ông Nguyễn nấu cơm trong một cái sanh nhỏ bằng sắt tây đặt trên một ngọn đe`n dầu . Với một con cá mắm hoặc một tí thịt. Ông ăn một nửa và để dành một nửa đến chiều . Có khi một miếng bánh ḿ với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày" (trang 35).

    Về ở, bác lại vận dụng trí sáng tạo đưa ra một kiểu chống lạnh rất ly kỳ:

    "Ông trọ ở một pḥng nhỏ trong một khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Pḥng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có ǵ khác.

    Về muà đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào ḷ bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong Những Tờ Báo Cũ, để xuống nệm cho đỡ rét." (trang 36)

    Nếu đây chỉ là lời bịa đặt thuần tuư, để tự đề cao, để cho đời thấy bác đă có thuở thiếu thời vô cùng rét mướt, vv..vv ta nên bỏ qua v́ trí sáng tạo của bác chỉ có vậỵ

    Nhưng nếu thật sự bác đă từng chống rét bằng cái kiểu gói viên gạch vào những tờ báo cũ th́ lúc đó bác c̣n tối tăm lắm, không hơn ǵ cái thuở ăn xúp bằng nĩa .

    Không ai gói giữ nhiệt độ bằng giấy báo cũ. Khách sạn bác trọ không có máy sưởi ở các pḥng, mùa đông Paris sẽ lạnh tàn nhẫn vô nhân đạo . Ḷ bếp khách sạn đâu có ở cạnh pḥng bác. Cục gạch lấy từ bếp ra, gói vào giấy báo th́ chỉ một lúc sau, bác về tới pḥng là nó lạnh như cục nước đá rồi . Để cục nước đá ấy xuống nệm mà nằm cho nó oặt xương sống ra à !

    Yêu cầu các cháu văn nô của bác trong kỳ tái bản tới sửa lại khúc này là: bác bọc cục gạch nóng vào mớ giẻ rách. May ra đỡ lạnh hơn và nằm chắc chắn êm hơn, xương sống được an toàn.



    Có Vẻ Dễ Yêu

    Về sinh hoạt thường ngày của bác , chú Trần dân Tiên kể:

    "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày, làm buổi sáng để kiếm tiền, c̣n buổi chiều th́ đi đến thư viện hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính tri.. Tối đến ông đi dự mít tinh ở Paris ... Hầu hết trong những buổi mít tinh này, ông đều phát biểu ư kiến." (trang 36)

    Vừa kể đến đó, bác cầm ḷng không đậu, lại tự khen ngay một phát ra ǵ:

    "V́ ông là người ngoại quốc độc nhất trong những nơi này và v́ ông CÓ VẺ DỄ MẾN cho nên thính giả thích nghe ông. Ông Nguyễn KHÉO LÁI những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa, đặt biệt là vấn đề Việt nam." (trang 36) Mới có mấy ḍng kể chuyện đi mít tinh bác đă nhồi nhét vô được ba bốn lời tung hô vạn tuế: nào là bác "khéo lái", bác được thính giả thích nghe, bác có vẻ dễ yêu mến . Nhưng ở đoạn này, bác muốn "nói có sách, mách có chứng" đa`ng hoàng, bác đưa ra ví dụ về chuyện "khéo lái" rồi chuyện "dễ yêu" . Bác kể:

    "Có một lần bác sĩ Cu-ê (Coué) nói về thuật thôi miên. Nhiều người phát biểu ư kiến, người đông y, người phản đối phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên. Đến lượt ông Nguyễn, ông KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI thuật thôi miên. Lư do của ông: Thực dân Pháp đă THÔI MIÊN CHÚNG TÔI để đa`n áp và bóc lột chúng tôị" (trang 36)

    "Ông Nguyễn phát biểu ư kiến kiểu đó th́ thính giả thích nghe ông thật. Người ta vẫn khoái nghe lời nói giễu, khoái coi vẻ mặt ngô nghê, hành động lố bịch tức cười của những thằng hề.

    Các cụ hăy tưởng tượng phong cảnh một pḥng họp: Các chuyên gia đang hăng say thảo luận về thuật thôi miên, đề tài tranh căi là có nên dùng thôi miên trong y khoa không. Đột nhiên có một anh Mít nhẩy lên diễn đa`n, phản đối thuật thôi miên ầm ĩ, kêu la rằng chính thực dân đă .... thôi miên dân tộc của anh ấy ! Thực dân nào dùng thuật thôi miên ? Chúng nó đem vũ khí tối tân, quân đội hùng hậu, sách lược thâm độc đến Việt nam để đa`n áp bóc lột chứ thôi miên làm ǵ cho thêm rắc rối . Có bao giờ ta thấy một anh thực dân đứng đưa cái quả lắc trước mặt anh Mít ngơ nghệch và dụ khị "Ngủ đi! Ngủ đi .... " để rồi sau đó mới bóc lột, đa`n áp!

    Bác "khéo lái" thế th́ khán giả đến cười lăn ra mà chết. Sự ngô nghê của bác có khả năng chọc cười, làm khán giả bị bất ngờ. Lời nói càng ngu, mặt mũi càng nghiêm chỉnh th́ người ta càng buồn cười, càng thấy bác "có vẻ dễ yêu".

    Khi kể chuyện lên diễn đa`n chống thuật thôi miên, bác không nhắc đến phản ứng của khán giả. Nhưng ở một dịp phát biểu ư kiến khác, bác mô tả rơ hành động của mọi người sau khi nghe bác nói: Họ cười lăn ra !

    Bác kể: "Một hôm, ông Nguyễn đứng lên phát biểu: "Các bạn thân mến ! Các bạn đều là những người xă hội, rất tốt! Tất cả các bạn đều muốn giải phóng giai cấp công nhân. Vậy như thế dù đệ nhị, đệ nhị rưỡi hay đệ tam quốc tế phải chăng cũng thế cả. Những Quốc tế ấy đều không là cách mạng cả saỏ Những Quốc tế ấy đều không đấu tranh cho chủ nghĩa xă hội cả sao ? Dù các bạn gia nhập Quốc tế này hoặc Quốc tế nọ, các bạn cũng phải đoàn kết, nhất trí.

    Tại sao tranh luận nhiều thế . Trong khi các bạn tranh luận ở đây th́ đồng bào chúng tôi đang rên xiết ở Việt nam."

    Mọi người cười . (trang 44) Bác làm thiên hạ phá lên cười . Nhưng nghe bà con cười, bác lại hiểu rằng: "Mọi người cười, nhưng không là mỉa mai, mà là cười cảm t́nh với một đồng chí non, chưa hiểu được vấn đề."

    Có thể họ không cười mỉa mai thật . Nhưng cười cảm t́nh th́ chưa chắc. Đó là những tiếng cười dành cho một anh lấc cấc, lố bịch, rất hề.

    Từ trang 38 đến trang 46 bác Hồ kể lại những chuyện du lịch, thời gian làm tờ báo "NGƯỜI CŨNG KHỔ" và vụ gia nhập đảng Cộng sản Pháp.

    Về tờ báo "NGƯỜI CŨNG KHỔ" th́ "ông Nguyễn được mọi người cử ra để làm tờ báo chạỵ V́ vậy ông Nguyễn kiêm cả viết, chủ nhiệm, chữa bài, thủ quỹ, xuất bản và liên lạc."

    Tờ báo do một ông tài nghệ mới mấp mé tới mức kư giả săn tin xe cán chó chủ trương kiêm nhiều chức vụ như thế nên "lúc đầu ông Nguyễn gửi bán tại những cửa hàng nhỏ. Nhưng bán không chạy lắm". Nghĩa là không khá, báo ế. Ông Nguyễn giải thích cái sự báo ế này bằng lư do "v́ ở Paris có vô số báo, người ta không thể đọc và mua tất cả." (trang 41).

    Bác nói phét, làm như người ta không mua báo bác là tại thị trường nhiều báo quá chứ không phải tại báo bác dở ẹc.

    Về vụ vào đảng xă hội, bác than thở là người ta thảo luận nhiều quá và thú thực rằng bác chẳng hiểu mẹ ǵ.

    "Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rơ lắm, v́ người ta thường nhắc đi nhắc lại những tiếng, những câu: Chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xă hội, cách mạng không tưởng, khoa học, Xi mông, Phu-ri-ê, Mác (Saint Simon, Fourrier, Marx) chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề, phản luận đề ....

    Ngoài những ư kiến trên, c̣n có những lời giải thích và những lời tranh luận khác. Ông Nguyễn nhức đầu v́ khó hiểu" (trang 43).

    Riêng vụ du lịch, bác có vẻ rành, nên bác ba hoa:

    "Sau mỗi chuyến đi, ông Nguyễn kể cho chúng tôi nghe cảm tưởng của ông. Thường thường ông nói nửa đu`a nửa thật. Trong những ngày nghỉ, không nên tiêu phí tiền bạc, mất thời giờ ở bải bể để nh́n người đa`n bà đi tắm, mà nên du lịch, học hỏi được nhiều (trang 38). Không phải chỉ v́ thích đi du lịch mà ông nhịn ăn, nhịn tiêu . Điều đó cũng có, nhưng nhất là ông muốn biết những nước ấy Tổ Chức và Cai Trị như thế nàọ" (trang 40)

    Khoe là đi các nước để xem người ta tổ chức và cai trị như thế nào, nhưng những đoạn văn đưa ra nhận xét của bác về các quốc gia th́ toàn là văn tả cảnh hoặc mô tả sinh hoạt một cách mơ hồ và lèm bèm kiểu như:

    "Va-ti-căng có nhiều lâu đa`i vĩ đạị Nhà thờ thánh Pi-e (Pierre) là một kỳ công kiến trúc. Viện bảo tàng Va-ti-căng là một cuốn sách sống về lịch sử tôn giáo . Ngoài những vật quí khác, người ta c̣n thấy cả những bánh xe thời Trung cổ. Khi nào nông dân không nộp thuế cho nhà chung, ngướ ta buộc chân tay người nông dân vào bánh xe vừa đánh, vừa quay" (trang 38) "phụ nữ Ư hát rất hay . Tiếng hát trong như tiếng chuông. Theo ông Nguyễn th́ nước Thuỵ Sĩ xinh hơn hết. Bá linh so với Pa ri và La mă giống như một miếng bánh ḿ so với bánh ga tô . So sánh như vậy cũng không đúng lắm v́ Bá linh cũng như tất cả nước Ddức đang khốn khổ v́ nạn đói . Nạn lạm phát ghê gớm. Một chút ǵ cũng trả mấy ngàn Mác (đồng tiền Đức)." (trang 40).

    Có thấy "cách tổ chức và cai trị" của nước nào đâu, chỉ nghe lời kể lảm nhảm, nhạt nhẽo của một nhà du lịch kiến thức nghèo nàn. Lời kể cũng đầu Ngô ḿnh Sở, lộn xộn không đáng viết thành sách.

    Sau những thảo luận kịch liệt "làm ông Nguyễn nhức đầu lên" v́ khó hiểu, đảng xă hội Pháp chia ra làm hai: Phần lớn thành đảng Cộng Sản Pháp. Bác Hồ đi theo nhóm đa số và được đưa qua Nga học tập, bắt đầu dợt nghề làm tay sai cho điện Cẩm linh.

    Ra Đi Bí Mật

    Sau đây là cảnh bác Hồ rời khỏi Paris, văn sĩ Trần dân Tiên dàn văn, xếp ư, g̣ khúc này dữ lắm để cho cảnh biến mất của bác hết sức đột ngột, ly kỳ và cải lương ra rít. Cũng phải nói thêm: trong cảnh biệt ly ảo năo này có mấy nhân vật như cô bé Alice và cậu bé Paul đột ngột xuất hiện đóng tuồng. trước đó không ai hề được nhắc tớị Bà B., Alice, Paul ra đời chỉ v́ nhu cầu "lâm li" của đoạn văn mà thôị

    "Theo lệ thường, chiều thứ bẩy, những đồng chí Sê-nê-ga-le, Ma rốc, An-giê-ri, Man-gát, vv .. vv đến toà báo Người Cùng Khổ để thảo luận về những bài viết cho số báo saụ Ngày hôm ấy họ thấy toà báo đóng cửạ Họ gơ cửạ Không thấy trả lờị Người ta bắt đầu ngạc nhiên và bàn bạc.

    - Có lẽ ông Nguyễn ốm chăng ?

    - Không, nếu ốm th́ ông đă báo cho chúng ta biết .

    - Hoặc bị bắt chăng ?

    - Không thể. Chúng nó không dám làm như thế ở Pa-ri .

    - Có lẽ ông bận đi việc ǵ.

    - Ông Nguyễn sẽ để lại cho chúng ta một chữ. Ông Nguyễn thường làm như thế.

    - Như vậy chúng ta đợi một lát.

    - Không cần . Chúng ta đến nhà ông B.., chúng ta sẽ trở lại sau .

    Ông B.. là một luật sư người Ăng-ri. Ông Nguyễn thường đến nhà ông. Bà vợ ông coi ông Nguyễn như anh em. Ông Nguyễn rất yêu hai đứa con ông, một cháu gái tám tuổi và một cháu trai bốn tuổi, và cũng được chúng rất mến.

    Những người bạn gặp ông B.. trong pḥng khách cùng vợ và hai con. Hai vợ chồng có vẻ buồn. hai đứa trẻ khóc.

    - Ǵ thế ? Những người bạn hỏi ông B..

    Bà B.. gạt nước mắt chỉ mảnh giấy gấp để trên bàn và nói:

    - Các bạn đọc đi sẽ biết ....

    (Sau đây là đoạn chót lá thư của "ông Nguyễn")

    "Tôi sẽ viết thư cho các bạn. Nhưng tôi không giám hứa với các bạn, v́ không phải dễ viết thư khi người ta hoạt động bí mật. Dù tôi có viết thư cho các bạn hay không, các bạn hăy tin chắc rằng ḷng tôi luôn luôn yêu các bạn. Nhờ các bạn bắt tay những người bạn Pháp của chúng tạ

    Bây giờ một vài lời với cháu trai và cháu gái.

    Các cháu rất yêu chú và chú cũng rất yêu các cháu, phải không các cháu . Chú sẽ nói với những người bạn nhỏ Việt Nam là các cháu rất ngoan. Chú sẽ thay mặt các cháu bắt tay các bạn nhỏ Việt nam.

    Có lẽ rất lâu, các cháu sẽ không thấy được chú Nguyễn, không được leo lên đu`i, lên lưng chú như các cháu thường làm. Và cũng rất lâu chú sẽ không thấy cô A-lít-sơ (Alice) và cậu Pôn (Paul) của chú. Khi chú cháu ḿnh gặp nhau, có lẽ chú đă già, các cháu lớn bằng ba và má. Điều đó không ngại ǵ. Chú sẽ luôn nhớ đến các cháu . Các cháu luôn luôn vẫn là cô bé A-lít-sơ và cậu bé Pôn thân yêu của chú

    Các cháu ngoan. Học thuộc bàị Vâng lời cha me.. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uưt (Marius) của các cháu . Khi các cháu đă hơi lớn, các cháu sẽ đấu tranh cho tổ quốc của các cháu cũng như ba má, chú Nguyễn và những chú khác.

    Các cháu nhỏ thân yêu của chú, chú hôn các cháu rất kêụ Các cháu hôn mẹ hộ chú.

    Chú Nguyễn

    Bác sĩ R.. ngừng đọc.

    Mọi người nh́n nhau không nóị Cậu bé Pôn phá tan cảnh im lặng hỏi mẹ:

    - Chú Nguyễn đâu hở mẹ ?

    - Khi nào th́ chú ấy trở lại hở mẹ ? Cô bé A-lít-sơ hỏi theo .

    - Chú ấy sẽ trở lại khi nào nước chú độc lập. Bà B. trả lời và ôm chặt lấy hai con". (trang 47-50)

    Các đồng chí Sê-nê-ga-le, Ma-rốc, An-gê-ri, Man-gát v..v.. cùng chung một lư tưởng, hoạt động "bí mật" cùng với bác, làm báo "Người Cùng Khổ" với bác. Tóm tắt, họ chia xẻ với bác những chuyện sinh tử lớn lao . Thế mà lúc bỏ Pháp qua Nga bác không báo trước cho anh nào một lời . Đến nỗi cả lũ đồng chí phải lốc nhốc kéo nhau đến nhà ông bà B... Mà bác có ra đi bí mật hoàn toàn không ? Đâu có, bác gửi lại những ḍng thư tâm t́nh tha thiết, cảm động mê tơi cho hai "đồng chí" Alice và Paul (một cháu tám tuổi và một cháu mới bốn tuổi). Với cậu bé bốn tuổi bác đem cả chuyện đấu tranh cho tổ quốc ra dặn ḍ, nhưng với các đồng chí lớn, bác hoàn toàn bí mật. Cho cả lũ tha hồ xớn xác t́m bác.

    Ôi chao! Các đồng chí nước bạn Sê-nê-ga-le, Ma-rốc, An-grê-ri, vv..vv.. cũng chả nên buồn v́ lối cư xử ngớ ngẩn, nhảm nhí của bác. Chẳng qua là tại bác mê cải lương quá đỗi . Và trong cảnh ly biệt rất cải lương này, các đồng chí không có vai tṛ nào gây cảm động bằng hai đứa bé con. Thế nên các đồng chí mới bị bác tỉnh bơ dẹp qua một bên.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P8

    Nghệ Thuật Vẽ Rồng

    Viết xong khúc này, chú Tiên, bác Hồ có vẻ đắc trí, hả hê lắm.

    Bác lại long trọng hạ hai câu:

    "Thế là một lần nữa ông Nguyễn biệt tích

    Một lần nữa chúng tôi mất khâu chuyền" (trang 51)

    Bây giờ th́ độc giả biết tỏng ra rồi . Lời đe doạ của bác hết thiêng . Dù bác biệt tích, dù chú la lối mất khâu chuyền th́ rồi câu chuyện vẫn tiếp tục như thường .

    Nhưng tại sao ông Nguyễn lại hay "biệt tích" thế? Sẽ có độc giả đặt câu hỏi như vậy, và đó là mối lo của nhà cầm bút Trần dân Tiên. Cái tṛ bắt bác khi biến, khi hiện này là một nghệ thuật cao cường của chú. Nếu người đời không thấy được cái chỗ hay ho, tài t́nh ấy th́ uổng lắm, thiệt tḥi cho chú lắm.

    Thế là chú Tiên đa`nh khơi khơi giảng huỵch toẹt cái hay trong nghệ thuật viết văn của ḿnh ra:

    "Một câu châm ngôn Trung quốc nói: "Một nhà họa sĩ vẽ giỏi không bao giờ vẽ nguyên cả một con rồng, mà vẽ con rồng khi ẩn, khi hiện giữa những đám mây " (trang 51)

    (Đáng lẽ chỗ này nên để cho lũ văn nô xúm lại bốc thơm hồi kư của bác, "phát giác" ra, nhưng bác sốt ruột quá, xí luôn công việc ấy . Thành ra bác viết văn tự ca tụng rồi lại viết ca tụng chính cái nghệ thuật tự ca tụng của ḿnh.)

    Viết xong câu giải thích. ngẫm nghĩ, bác lại thấy h́nh như chú Trần dân Tiên hơi át giọng bác Hồ kính yêu Độc giả có thể hiểu lầm rằng sở dĩ con rồng đẹp là nhờ nhà hoạ sĩ có tài . Cái kỹ thuật tài t́nh dùng mây che bớt rồng làm cho con rồng nổi bật, chứ sự thật, rồng có thể xấu xí hơn rồng trong tranh.

    Thế là, bác vội đe` cổ chú Tiên xuống bắt viết những lời khiêm tốn.

    "Chúng tôi không phải là những nhà họa sĩ có tài . Chúng tôi không để những đám mây trong tiểu sử của Hồ chủ tịch, nhưng đến đây th́ chúng tôi phải thú thật rằng đă mất mối câu chuyện." (trang 51)

    Nghĩa là bức tranh đẹp không nhờ tài họa sĩ mà nhờ chính con rồng. Con rồng, khi đứng chụp h́nh, đă biết lấy mây che bớt vài khúc cho ḿnh thêm mờ ảo tranh đẹp v́ Rồng Hồ khéo dàn cảnh, không v́ họa sĩ Tiên khéo vẽ.

    Tất cả những tṛ ly kỳ rùng rợn như "bác biệt tích", "chú Tiên mất khâu chuyền" được giải quyết dễ dàng bằng hai chữ "May thay ...". Từ nay th́ độc giả có thể yên tâm, trong sách c̣n nhiều "may thay !" nữa .

    "May thay lần nầy, khâu chuyền thiếu không lâu . Chỉ trong thời gian ngắn một người bạn Pháp đă kể cho chúng tôi nghe như sau:

    "Tuyết xuống nhiều, phủ một lớp dầy trên chiếc tầu Xô viết tên là X ... chiếc tầu vừa thả neo trước cửa bể Lê- nin - gờ - rát. Vị thuyền trưởng đưa cho một người Á đông trẻ tuổi một bộ áo quần lông và vừa nói vừa cười: Anh tạm dùng, sẽ trả lại tôi khi nào anh không cần đến nữa".

    Người Á đông trẻ tuổi cảm ơn, mặc áo quần ấm và đợi . Hai người thủy thủ trẻ tiến đến và nói với người Á Đông:

    "Nếu anh cho phép, chúng tôi đưa anh đến trụ sở".

    Đến trụ sở th́ một cán bộ ra tiếp, mời ngồi, mời một điếu thuốc lá Nga, dài bằng hai ngón tay, và hỏi:

    - Xin đồng chí cho biết tên.

    - Tôi là Nguyễn.

    - Đồng chí muốn đi đâủ

    - Tôi muốn đến đây, đến Ngạ

    - Đến có việc ǵ, đồng chí vui ḷng cho biết?

    - Để gặp đồng chí Lê-nin.

    - Rất đáng tiếc, không thể gặp đồng chí Lê-nin, v́ Người vừa mới mất hôm kia - Người cán bộ vừa nói vừa lau nước mắt.

    - Trời ơi ! Đồng chí Lê nin mất rồi sao?

    Ông Nguyễn sửng sốt và vô cùng cảm động. Người cán bộ hỏi tiếp:

    - Theo lời thuyền trưởng, đồng chí đi tầu ... không có giấy phép?

    - Đúng, tôi Bí Mật." (trang 52)

    Đến đây, độc giả thấy rằng ngoài cái tật mê những cảnh cải lương, bác c̣n khoái truyện gián điệp rẻ tiền, hơi một tí là kêu nhắng lên: "bí mật!". Ở đây bác lên chiếc tàu Nga, "bí mật" thế nào mà đến cả ông thuyền trưởng cũng biết, được ông tặng bộ quần áo lông. Cả cán bộ và thủy thủ đoàn trên tàu đều biết bác. Rời tàu , bác phải đi bắt tay từng người, lại được cán bộ hướng dẩn đến tận trụ sở. Ông thuyền trưởng th́ khai vanh vách về t́nh trạng của bác với cán bộ địa phương. Thế mà khi công an hỏi, bác cứ nghiêm nghị đáp tỉnh bơ:

    - Đúng, tôi bí mật!

    "May thay" cho tên cán bộ Nga lúc đó, nhờ chế độ Cộng sản ḱm kẹp, nó hết biết cười. Nếu không th́ đến đứt ruột mà chết.

    Tṛ bí mật bác khoái từ hồi nhỏ. Quí vị độc giả c̣n nhớ: Ở đầu sách, cậu bé Nguyễn Tất Thành khi rủ một cậu bé khác ở Sàig̣n đi ra nước ngoài cũng bắt cậu kia phải giữ "bí mật". V́ lư do ǵ? V́ cậu Thành được gởi ra nước ngoài bằng đường dây Cách Mạng? V́ cậu sẽ lên đường trong một đêm tăm tối, mưa gió băo bùng, không để ai phát giác được hành tung? Không có. Cậu xuất ngoại bằng cách giữa thanh thiên bạch nhật đàng hoàng đến bến tàu xin việc. Xin hết tàu nầy đến tàu kia mới gặp một kẻ thương t́nh cho chân phụ bếp. Thế mà cũng cứ nhất định khăng khăng giữ ... bí mật!

    Bốc Thơm Quan Thầy

    Con người đến Nga "một cách bí mật" ấy đă bị cán bộ Nga đón tiếp một cách không bí mật tí nào că. Sau màn phỏng vấn, biết gặp được một tên tay sai đầy triển vọng, cán bộ Nga cho Hồ đến ở khách sạn quốc doanh và nuôi nấng cẩn thận, chỉ cấm không cho ra ngoàị Thế cho nên mấy hôm sau, được hỏi nhận xét, cảm tưởng về nước Nga, bác phang ra một câu xanh rờn: "Tôi thấy rất rét!".

    Nguyên văn đoạn đối thoại:

    " - Anh đấy ử Paul hỏị

    - Vâng tôi đây, ông Nguyễn trả lờị

    - Anh làm thế nào mà đến đây được?

    - Như lệ thường thôi, bằng cách Bí Mật.

    - Anh đến đây vào lúc đang buồn. Lê nin vĩ đại vừa mới mất.

    Hai người bạn lặng yên một lát, buồn rầụ Rồi Pôn nói tiếp:

    - Anh thấy xứ này thế nàỏ

    - Tôi Thấy Rất Rét. Ngoài ra không biết chuyện ǵ khác, v́ tôi đă hứa với người cán bộ là không ra khỏi khách sạn." (trang 54)

    Coi bộ t́nh cảnh bác tới Nga lần đầu thảm hơn lần tới Pháp. Đến Pháp, bác c̣n được tà ta ra tiệm cà phê, được bồi gọi là Ông nên bác có nhận xét rất rộng ra răi:" Người Pháp ở Pháp tốt va lịch sự v ...v..." Đến Nga, bị cán bộ cấm ra khỏi pḥng bác sầu đời, phang ra một quả nhận xét cộc lốc: " Tôi thấy rất rét!" Nghe tuy quê mùa nhưng cũng khá dũng cảm.

    Nhưng sự hậm hực chê bai nước Nga chỉ có thế. Sau đó là tràng giang đại hải những lời ca ngợi, kiểu như:

    "Ông chú ư nhất đến chế độ xă hội nước Nga . Ở đây, mọi người ra sức học tập, nghiên cứu để tiến bộ Chính phủ th́ giúp đở khuyến khích nhân dân học tập. Ở đâu cũng thấy trường học ..." (trang 56)

    Điều này bác ca ngợi đúng. Nga mở ra nhiều trường lắm. Tây bá lợi á cũng đầy trường. Chính phủ không những khuyến khích mà c̣n c̣ng dân, dí súng vào lưng dân đẩy đến trường học tập.

    "Có một số nông trường tập thể rất giàu mà người ta gọi là nông trường triệu phú. Những nông trường nầy có trường học sơ cấp và trung cấp, thư viện, nhà chiếu bóng, sân vận động, nhà thương, pḥng nghiên cứu nông nghiệp, nơi chứa máy móc, vân vân ..." (trang 56).

    Trích dẫn nhiều chỉ làm nhàm tai độc giả. Hàng triệu cuốn sách, bài báo tuyên truyền của Cộng sản đều có những lời tương tự

    Bác cũng c̣n dành một trang để ca tụng Nga là thiên đường của con nít (trong khi chờ đợi thành thiên đường của người lớn.) Những điều ca tụng của bác, nữa thế kỷ sau nước Nga vẫn ... chưa thực hiện được.

    Đặc biệt ở những trang ca tụng nước quan thầy này, bác viết như chép từ những tài liệu tuyên truyền hoặc nghe lại lời ba hoa của một cán bộ tuyên truyền. Bác không kể nổi tên một người, một địa danh nào đặc biệt. Có lẽ tụi Nga chỉ cho bác đi vài ṿng ngắm cảnh rồi giam bác ở khách sạn cho học tập tối ngàỵ

    Cái khúc con rồng hiện ra ở nước Nga này hơi thảm. Giá bác cứ cho nó "biệt tích" luôn th́ lại đỡ hơn.

    Từ trang 62, bác kể lại thời gian hoạt động ở Tầu, ở Xiêm (Thái Lan).

    Được quan thầy Nga huấn luyện, dậy dỗ, bác tiến bô. thấy rơ. Tài chôm chỉa của bác nhuyễn lắm rồi . Các sáng kiến, công lao của người khác, ở mọi địa hạt, nếu vừa mắt, hạp ư, bác vồ gọn.

    Thí dụ ở trang 62, bác kể:

    "Ba nguyên tắc của bác sĩ Tôn dật Tiên là:

    - Dân tộc độc lập.

    - Dân quyền tự do.

    - Dân sinh hạnh phúc."

    Quí vị có thấy cái ǵ quen quen không? Vâng, mấy khẩu hiệu ấy, bác thuổng hết, xài suốt đời, thành ra ta cứ đọc thấy những câu dài ḍng: "Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa độc lập, tự do, hạnh phúc" được gắn nguyên con cho miền Bắc.

    Về vụ dựa hơi hại nhà cách mạng Phan bội Châu và Phan chu Trinh, bác kể:

    "...Thực dân Pháp đă phạm một sai lầm là bắt nhà lăo chí sĩ yêu nước Phan bội Châu, lúc bấy giờ ở Trung quốc, và muốn kết án tử h́nh cụ Phan. Tất cả nhân dân Việt Nam nổi dậy chống lại vụ án này và yêu cầu tha cụ Phan. Chưa bao giờ có một phong trào quần chúng rộng răi như vậy. Đây là một dịp tốt cho ông Nguyễn tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước." (trang 63).

    "Nhà lăo ái quốc Phan chu Trinh ở Pháp trở về Việt Nam. Về được một năm th́ cụ mất. Từ Bắc chí Nam, nhân dân ta tổ chức đám tang rất lớn. Bọn cầm quyền Pháp can thiệp cấm những cuộc truy điệu và bắt bớ những thanh niên, sinh viên hăng hái nhất trong cuộc vận động đó. Sự can thiệp này đă thổi thêm ngọn lửa yêu nước của ông Nguyễn ..." (trang 64)


    Bác Tự Cứu Đói

    Nhưng lư thú nhất là vụ bác ăn cướp cơm chim, nghĩa đen.

    Nguyên là hồi bôn ba ở Thái Lan, bác thất nghiệp nặng. Lúc ở Tầu, bác sinh sống bằng nghề thông dịch. Ở Nga, bác được nuôi . Ở Anh th́ có nghề rửa chén. Thời gian ở Pháp huy hoàng hơn cả, bác cầy hai "dóp" : một là rửa và phóng đại h́nh, hai là ngồi sơn vẽ đồ cổ giả để bịp mấy bà già. Riêng thời ở Thái, bác khai nghề nghiệp rất mơ hồ: "Cuốc đất, đi buôn" Chắc là đọi Bác bèn kể lại một mưu mẹo thần sầu để cứu đói cho chính ḿnh và đồng bọn.

    Bác kể:

    "Người Xiêm mộ đạo Phật và rất hiền lành. Đến tuổi nào đó, con trai phải đi tu ở chùa mấy tháng. V́ vậy trong nước có hàng ngàn nhà sự Sư rất được nhân dân kính tro.ng. Và được nhân dân nuôị Mỗi ngày họ chỉ ăn một bữa, vào mười giờ sáng. Chị em mang cơm đến chùa . Sư cứ việc ăn không cảm ơn ai . Họ chỉ cảm ơn Phật tổ. Khi sư ăn xong, cơm rau c̣n lại khách qua đường có thể ăn. Những người đưa cơm đều rất sung sướng được dịp bố thí. Nhờ thế mà ông Nguyễn và những người bạn của ông có thể đi đường không tốn tiền cơm. Nếu không gặp Những Người Khách Đói, người đưa cơm đem một phần cơm thừa cho chim ăn." (trang 66)

    Tội nghiệp những con chim bị những người khách đói "ăn chặn." Trước khi có "ông Nguyễn và đồng bọn" xuất hiện, chim Thái Lan sống rất phủ phê . Cơm thừa của các nhà sư bao giờ cũng dư giả. Bây giờ th́ " những người khách đói " vét sạch bách.

    Nguồn gốc của từ ngữ " ăn cướp cơm chim " chắc là đây .

    Nghĩ kỹ ra th́ những con chim Thái Lan thửa ấy vẫn c̣n may mắn lắm. Ngày đó có bác đi nhẹ vào đời chim, chim phải một phen bữa đói bữa no, nhưng c̣n tự do đậu trên cành hót chửi bác và tự do bay đi . C̣n dân Việt Nam bị bác đi nhẹ vào đời th́ đói kinh niên, mất tự do thê thảm cho tới chết.
    Bạn Đọc Hồi Hộp

    Khi rời nước Tầu, đến Thái Lan hoạt động bác lại biểu diển tuồng "biến mất" thêm một phát nữạ

    "Một lần nữa ông lại mất tích. Ông Nguyễn đi đâụ Không ai biết. Những đồng chí của ông cũng bị nghi ngờ và bị Quốc dân đảng bắt bỏ tù. Chúng tôi lại mất mối thêm một lần nữa..." (trang 65)

    Trong tṛ "biến mất", "mất mối" kỳ này, chú Trần dân Tiên và vai tṛ của chú lại bị bác quên mất tiêụ Hai chữ "may thay" bác cũng quên luôn. Sau khi than bác mất tích, chúng tôi "mất mối" bác viết tỉnh bơ, không cần ai kể, không cần "may thay có người biết..." như thường lê..

    Cả ở những việc không đáng ǵ bác cũng cứ nhơn nhơn, trắng trợn phơi sự láo khoét của ḿnh ra như thế! Quái đản thật.

    Rồi đến cuối trang 85, th́nh ĺnh bác Hồ lại la hoảng:

    "Ông Nguyễn Lại Mất Tích!"

    Và lần này coi bộ bác sốt ruột lắm rồi, chịu không nổi, bác nói thẳng với độc giả: " Các bạn thân mến, chắc các bạn cũng Hồi Hộp khi đọc chuyện của một người khi xuất hiện khi mất tích, lại xuất hiện, lại mất tic'h luôn luôn và đột ngột như thế".

    Hóa ra bác Hồ thèm thuồng sự vinh quang của mấy tay viết truyện trinh thám, gián điệp rẻ tiền. Bác xào đi xào lại cái tṛ "ông Nguyễn mất tích" để bắt bà con "hồi hộp" đấỵ

    Nhưng hồi hộp thế quái nào được. Kết cuộc câu chuyện của bác đă được phơi ra từ những trang đầụ Độc giả biết tỏng rằng "ông Nguyễn" dù có biến, hiện loạn xị th́ cuối cùng cũng về ngồi lù lù ở Bắc bộ phủ. Vả lại, cứ theo t́nh tiết câu chuyện th́ thường mỗi lần gặp thế nguy, bác lại biến mất tiêụ Bị Quốc Dân Đảng Trung Hoa muốn hăm hại, bác biến. Bị thực dân giăng bẫy bắt, bác "mất tích". An toàn khỏe ru như thế, hồi hộp vào cái khổ nào .

    Đầu tiên, bác biểu diễn kỹ thuật viết: cho nhân vật lâu lâu biến một lần. Rồi bác giải thích cái hay của kỹ thuật ấy bằng thí dụ ông họa sĩ vẽ rồng để nhắc khéo độc giả rằng bác viết tài t́nh lắm đó. Sau chót, chả cần giữ ư tứ ǵ, bác huỵch toẹt hỏi thẳng độc giả: Tôi viết có hay không? có khéo không ? chắc là tôi làm quí ngài hồi hộp phải biết !

    Loại văn sĩ nghĩ văn ḿnh là nhất không hiếm trên đời, nhưng vừa viết văn vừa tự khen, cưỡng bách độc giả phải khen ngay tại trận th́ chỉ có ḿnh bác.

    T́nh cảnh ấy thảm thương như một anh hề vừa giễu xong vội giải thích tất cả kỹ thuật giễu của ḿnh rồi chất vấn khán giả: chắc là "các bạn thân mến" đang buồn cười lắm v́ tài giễu của tôi!
    Last edited by alamit; 15-12-2011 at 01:35 AM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P9

    Phần V

    Những anh thân cộng thường nhận định: Hồ là một người quốc gia, măi sau mới thành cộng sản. Những ông quốc gia ngây thơ cũng phụ họa: Hồ khéo giấu cái đuôi cộng sản trong suốt thời gian kháng chiến, sau này mới lộ ra . Nhưng theo chính lời bác th́ cờ liềm búa, bản chất tay sai đắc lực của Nga đă được bác trương lên ngay từ những ngày đầụ Trang 76 bác kể: "Trong thời kỳ đầu, phong trào lan rộng và ăn sâu... Trong những tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân Việt Nam đă lật đổ chế độ cai trị của Pháp và phong kiến và Lập Chính Quyền Xô Viết. Họ tuyên bố độc lập và thi hành tự do dân chủ. Những ủy ban xă, ủy ban huyện được dựng nên". Như thế, vừa chiếm được vài nơi, bác đă áp dụng ngay cách cai trị, tổ chức kiểu Liên Xô, nghĩa là đúng sách vở của quan thầy . Bao nhiêu bài bản học được từ Nga (trong những khoảng thời gian "biến mất" , "mất tích" v.v...)được đem ra dùng cả.

    Ấy thế nhưng khi bọn đế quốc kết tội những con người chủ trương "lập chính quyền sô viết ở Nghệ Tĩnh ấy là Cộng sản, là đàn em Nga th́ bác lại không chịu . Ngay ở trang sau (trang 77) bác hậm hực viết:

    "Bọn đế quốc BỊA ĐẶT rằng những người cách mạng đó là tay sai của Đệ tam quốc tế, của Liên xô ... Đế quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai của Liên xô. "

    Hai chữ "bịa đặt" ở đây bật lên cái ư phủ nhận một điều xấu xa người ta gán cho ḿnh. Thế mới la.. Mặc dầu bác giẫy nẩy lên, chối cho bằng được cái mác Cộng sản, cái tội làm đầy tớ Nga, chính phủ Anh vẫn biết rơ hành tung và chủ trương của bác. Thế là ông "Nguyễn" bị phú lít Anh tóm cổ nhốt ở Hương Cảng.



    Chưa Bao Giờ Sướng Thế

    Từ trang 77 đến trang 84, bác Hồ mô tả những chuyện bị giam giữ, bị đưa ra ṭa xử rồi được tha . Và, ngộ nghĩnh vô cùng, cả đoạn văn ấy là một bài dài ca ngợi nền tư pháp của đế quốc Anh.

    Lúc bị giam ở xà lim (được coi là thời kỳ tù đa`y ghê gớm nhất) bác bị ăn uống khổ sở như sau:

    "Mỗi ngày hai lần, chúng cho ông ăn cơm gạo xấy và mắm thối . Mỗi tuần hai lần, chúng cho ông ăn THỊT B̉, CƠM TRẮNG. Thật là một bữa tiệc sang!" (trang 78)

    Gạo xấy, mắm thối nhà tù b́nh thường nào cũng có. Chỉ dưới chế độ Cộng sản th́ sinh viên các trường cải tạo mới có nhiều ngày ngồi mơ ước được chút mắm thối, chút gạo xấy mà cũng... không có, phải nhai đỡ bo bo . Thế nhưng xà lim bác ở cứ một tuần hai lần thực đơn lại có khoản "cơm trắng với thịt ḅ". Đem chuyện ấy ra kể khổ, bác không sợ nhân dân miền Bắc sinh ra mơ ước được làm tù nhân ở Hương cảng sao ?

    Đấy là vụ ăn uống, giờ đến vụ hỏi cung.

    Xưa này, chuyện tra vấn, hỏi cung vẫn là chuyện đáng sợ đối với tất cả tù nhân. Người ta truyền tụng những h́nh thức tra tấn dă man của thực dân: đi tầu bay, tầu ngầm, quay điện, ḱm kẹp v.v... thế mà bác Hồ lại khoái được đi hỏi cung mới la.. Bác là người gan dạ phi thường, ḿnh đồng da sắt, coi thường mọi tṛ tra tấn, khinh bỉ những cực h́nh chăng ? . Hăy nghe bác giải thích:

    "Những buổi bị đưa đi hỏi cung là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất ở trong tù. Một là được ra khỏi xà lim một lúc, cái xà lim nghẹt thở, tối om và hôi hám. Hai là v́ bọn trùm mật thám thường hỏi cung ông, mời ông Hút Thuốc Lá Anh" (trang 79)

    Hóa ra nhà cách mạng vô sản không bị đánh đấm ǵ, lại c̣n được ph́ phèo thuốc lá thơm, nên thích bị hỏi cung quá xá.

    Nhưng "đi hỏi cung" cũng chưa sướng bằng đau ốm. Khi tù nhân Nguyễn ái Quốc ể ḿnh, tụi cai tù đế quốc Ăng lê thực dân thâm độc lập tức cho đi nằm bệnh viện. Và ông Nguyễn lại khoe nhắng lên:

    "Ông có được cái giường tốt và được ăn cơm tây . Ông nói:" Cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế này" (trang 82)

    Thú thật một lời khoe phản động đầy tính cách tuyên truyền chống phá Cách mạng vô sản, sỉ nhục nặng nề đa`n anh Liên xô . Cho đến lúc này th́ đời ông Nguyễn đă dài rồi, đă năm lần bảy lượt ông đến nước quan thầy để chầu chực hoặc học tập. Liên xô nuôi nấng, chiêu đăi ông dữ lắm. Vậy mà, chưa có khi nào đồng chí "Nguyễn" được "ăn uống sung sướng" bằng lúc là một tù nhân của Ăng lệ Xă hội gương mẫu, thiên đường Liên xô đăi khách không tử tế hậu hĩnh bằng chế độ thực dân cư sử với ... tù. Nếu chính bác chẳng khai ra th́ mấy ai biết được cái chỗ hay ho ấy .

    Ḷng tốt của thực dân Anh chưa ngừng ở đâỵ Họ c̣n cử một luật sư tài ba là Loseby ra căi cho bác. Và v́ Ăng lê không có cái món ṭa án nhân dân nên dù bác Hồ là một tên Cộng sản chính hiệu, một tên tay sai trung thành của Nga, bác vẫn được xử là ... vô tộị Ông chánh án chỉ yêu cầu phạm nhân phải rời khỏi Hương cảng.

    Luật sư Loseby vẫn không chịu, căi cho bác trắng án rồi ông ta c̣n muốn bác không bị đuổi khỏi Hương cảng. Ông chống án lên tới ṭa án của Hoàng đế Anh ở Luân đôn.

    Và cuối cùng ông ta thành công, bác Hồ reo lên: "Thế là ông Nguyễn thắng lợi" (trang 84)

    Bác đă có công trạng ǵ trong vụ "thắng lợi" này ? Cơm trắng thịt ḅ hai tuần một lần là công của nhà tù Anh. Bác được nằm nhà thương, được ăn những bữa "sướng nhất đời" là nhờ ông luật sư người Anh, nhờ chế độ đối xử với tù nhân của Anh. Bác được tha bổng là nhờ ṭa án Ăng lê không giống ṭa án nhân dân, nhờ ông luật sư người Anh lỗi lạc. Bác chỉ có công may mắn được ở tù dưới chế độ thực dân Anh! Thế thôi .

    Hàng triệu tù nhân của những nhà tù do chính bác dựng nên sau này không có anh nào may mắn, tốt phước như thế. Nhiều kẻ chắc đă sống sót, sống dai hơn nếu gặp lũ cai tù tử tế bằng một phần trăm, một phần ngàn cai tù Ăng lê thực dân, đế quốc.

    Cũng trong đoạn hồi kư về những ngày lêu bêu ở Tầu, ta hay gặp những câu văn mô tả thừa thăi, vô duyên. Một thí dụ nằm ở trang 84: "Ông Nguyễn trốn đi, đóng vai một nhà buôn to Trung quốc. Từ Hương cảng đến nhà một người bạn thân của ông Lôđơ bai ở một thành phố khác. Ở đây ông Nguyễn sống như một nhà giầu đi nghỉ. Ông đi dạo trong rừng, đi thăm các chùạ Ông làm quen với các người văn nghê.. Ông viết bài cho những tờ báo địa phương, bằng tiếng Anh và tiếng Trung quốc, kư tên khác nhau . Ông Thường Tập Thể Dục Để Lấy Lại Sức."

    Câu cuối vừa lạc lơng vừa dài ḍng. Vẽ ra h́nh ảnh một ông Nguyễn cải trang, hành tung bí mật, mô tả ông đi dạo, thăm chùa, làm quen với văn nghệ sĩ, viết báo ... là đủ rồi, chuyện tập thể thao th́ cũng như vụ ăn uống, tắm giặt, đi cầu . Độc giả đâu cần những chi tiết ấy . Chuyện kể vô duyên mà lời kể th́ thừa . Mục đích của tập thể dục đâu có bí hiểm ǵ mà phải giải thích. Nói ông thường tập thể dục là đủ, cần ǵ phải "để cho nó khoẻ" hay "để lấy lại sức". Cứ cái đà lèm bèm ấy, tinh thần mô tả ấy, bác phải viết thêm: hàng tuần ông tắm vài lần cho nó sạch, mỗi sáng ông đi cầu để tránh bệnh táo bón, khi đi tè ông vẩy rất kỷ để khỏi ướt quần v.v... Đă thế, cái việc bỗng dưng kể là bác thường tập thể dục vào thời kỳ đặc biệt này khiến người đọc đâm ngờ: chắc trước đó bác lười, chả tập tành ǵ, giờ mới thể thao chút đỉnh, phải vội khoe.

    Từ trang 87, bác mô tả t́nh h́nh Việt Nam, những hoạt động của đảng Cộng sản sau khi đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ. Bác nhận trọng trách sang Tầu cầu viện. V́: "Đến lúc cần tranh thủ thêm sự giúp đỡ của Đồng minh. Đồng minh gần nhất và có quan hệ nhất đến việc chống Nhật ở Việt Nam là Trung quốc. V́ vậy, phải t́m đến Trung quốc. Trong những người Cách mạng Việt Nam, ông Nguyễn là người hiểu biết Trung quốc và người Trung quốc hơn hết. V́ vậy mọi người đồng thanh cử ông Nguyễn đi Trung quốc. Đi bộ đến Trùng Khánh không phải là một việc dễ dàng. Nhưng ông Nguyễn nhận lời ra đị" (trang 90)

    Chà! Khúc này ly kỳ rùng rợn đây . Không cần bị bác hối thúc, độc giả vẫn bắt đầu cảm thấy hồi hộp. Bác là tay "bí mật" có ha.ng. Hồi c̣n vị thành niên, chỉ mới sửa soạn đi làm bồi tầu, bác đă bí mật. Khi lên tầu sang Nga, cả ông thuyền trưởng lẫn thủy thủ đoàn đều biết, bác vẫn cương quyết "bí mật". Phen này, nhận công tác xuất ngoại cầu viện, cứu nước, bác bí mật phải biết.

    Quả nhiên, trước khi lên đường, bác ra chiêu, trổ tài gián điệp, qua mặt phe địch vù vù: "Để đánh lạc hướng bọn mật thám ông Nguyễn lấy tên là "Hồ Chí Minh." (trang 90)

    Độc giả chưng hửng. Có vậy thôi sao ? Từ chuyện gián điệp nghiêm chỉnh trong binh thư Đông Tây đến những cuốn tiểu thuyết James Bond, người ta ít gặp một phương pháp "đánh lạc hướng" nào giản dị như vậy: đổi tên . Kẻ chưa từng bị nghi ngờ, theo dơi có thể làm tṛ ấy được. Bác th́ ngụy trang, thay h́nh đổi dạng, vẻ mặt bôi râu ... chưa chắc đă lừa được bọn mật thám. Vả lại chúng nó chỉ theo dơi bác thôi chứ có chận bác lại để hỏi tên đâu mà ḥng đem tên mới ra "đánh lạc hướng".

    V́ khả năng "bí mật" chỉ là những tṛ vớ vẩn như thế nên: "đi liền mười đe^m và năm ngày, cụ Hồ đến một thị trấn Trung quốc, chưa kịp nghỉ chân th́ ngày hôm đó cụ bị bắt."(trang 90)

    Chắc tụi t́nh báo Tầu, khả năng t́nh báo kém, chưa biết ông Nguyễn đă có tên mới, nên không bị "lạc hướng" cứ vồ đại . Và cụ Hồ bị tóm cổ hơi sớm.


    Ôi ! Đức Phật Tổ!
    Lúc mới bị cùm, bác cũng quậy dữ lắm: "Quốc Dân Đảng giam cụ vào nhà lao C.H.S. hơn hai tuần, ngày mang gông, đe^m cùm chân. Cụ quen huyện trưởng, trước kia đă gặp nhau ở Q.L. nhưng huyện trưởng từ chối không gặp cụ . Cụ gửi điện cho những nhà cầm quyền cao cấp, không thấy trả lờị" (trang 90)

    Hóa ra cái anh đồng minh mà bác đang hí hửng tính cầu viện lại chơi bác một vố nă.ng. C̣n chế độ tù đầy của Trung quốc th́ khỏi nói, vồ được cụ Hồ là nó cho cụ "ngày mang gông, đe^m cùm chân" liền một khi, đâu có như tụi thực dân Anh, cử cả một luật sư lỗi lạc ra căi cho cụ, lúc cụ ốm lại cho đi nằm nhà thương ăn những bữa ngon nhớ đời v.v...

    Bác rên rỉ về những chuyện cực khổ trong tù như sau:"Cái làm cho cụ khổ nhất là ghẻ và rận. Cụ bị ghẻ khắp người, đầy cả cánh tay và bàn taỵ Không phải là một thứ mà là hai thứ ghẻ: ghẻ ruồi ngứa và lở, c̣n rận th́ vô số. Không có cách ǵ trừ tiệt được rận. Ở đâu cũng có: trong quần áo, trong chăn chiếu, trong ván nằm. Rận và rệp tranh nhau hành hạ những người tù. Đêm đến họ bị một kẻ thù đáng sợ nữa là muỗi ." (trang 92)

    Tưởng ǵ. Ở tù mà chỉ có vụ ghẻ lở, muỗi, rệp, nằm gần cầu tiêu ... th́ thường thôi . Bác rên xiết quá có thể làm cho những ông tù cải tạo cười vỡ bụng. Học viên cải tạo của bác đâu có sung sướng thế. Họ c̣n bị bắt buộc lao động cật lực trong khi bụng đói kinh niên. Nhà tù của bác có nhiều món ăn chơi độc địa hơn nhiều.

    Khi bị giải đến Liễu Châu, bác được đối xử tử tế hơn: "Từ Quế lâm người ta giải cụ đi Liễu Châu, giam vào nhà giam quân sư.. Ở đây cụ được hưởng "chế độ chính trị". Có đủ cơm ăn, mười lăm phút buổi sáng để đi ỉa, có người gác. Không bị gông, không bị xích. Thỉnh thoảng Cụ có thể đọc một tờ báo hoặc một quyển sách. Một hôm Cục trưởng cục chính trị đến bắt cóc ở trong pḥng người khác. Ông này hạ lệnh người gác cho phép Cụ đi dạo nửa giờ trong sân nhỏ, cắt tóc cho cụ và cho cụ tắm nước nóng." (trang 93)

    Đến đây, bác cảm khái quá, sướng quá, bác đột ngột reo lên: "Đức Phật tổ đại từ đại bi, tốt biết bao! Mấy hôm sau ghẻ lặn gần một nửa!" (trang 93)

    Được tắm nước nóng một phát, bác sướng thấy ... Đức Phật tổ, nên lại quên béng mất chú Trần dân Tiên. Mặt nạ Trần dân Tiên rớt mất tiêu hồi nào bác không hay .

    Độc giả đảng trí nhấ, ít chịu suy nghĩ nhất, đến lúc này cũng thấy ngay Trần dân Tiên chính là bác. Văn nô nào kể chuyện bác mà lại dám tự tiện hô hoán một câu lạng quạng như thế! Được anh cai tù cho tắm nước nóng một phát kêu rầm "đại từ bi, tốt biết bao!". Nhét vào miệng bác một lời rên sướng tỉ như thế để chọc quê, để làm giảm uy tín của bác à ?

    Cái anh đă cho bác tắm nước nóng một phát để đời này mới là quân độc địa . Cùm kẹp, tù đầy khiến bác bị ghẻ lở, đói rét chỉ tăng uy tín bác. Làm cho bác, hàng chục năm sau, c̣n phải thảng thốt la lên trong sách "Đại từ đại bi! tốt biết bao" mới thật là hại đời tư của bác. Nó tố cáo rằng nhà cách mạng vô sản, con người được nhiều kẻ tôn xưng là vĩ nhân ấy cũng khốn đốn v́ cái xác phàm.

    Bác có một bộ thần kinh bằng thép, một ư chí sắt đá, luôn luôn b́nh thản coi thường cái đau của thể xác, nhưng là nỗi đau thể xác của ... những đứa khác thôi . Con dân bác bị tù đầy, đấu tố. Đàn bà, trẻ nít tan xương nát thịt v́ không thích Cộng sản, bác tỉnh bơ . Hết thế hệ này đến thế hệ kia cháy ngùn ngụt trong ḷ chiến tranh, bác tỉnh bơ . Nhưng khi thân xác bác thèm thuốc, bác ngồi thắc thỏm cầu nguyện được "bị thẩm vấn" đều đều (để được hút thuốc thơm Ăng lê ), không lư ǵ tới mối nguy sơ sẩy tiết lộ những điều có hại cho các đồng chí . Khi thân xác bác thèm tắm mà bỗng được cho tắm, th́ dù kẻ cho chính là cai tù, bác vẫn kêu tới cả "Đức Phật tổ" để ca ngợi sự tốt bụng của nó! Thân xác vừa được vuốt ve là ư chí lạng quạng, phát ngôn bừa băi, mê sảng ngay, chẳng c̣n ra cái thể thống ǵ.)

    Từ trang 110, bác Hồ kể chuyện thời làm chủ ti.ch. Sau một thời gian dài chiến đấu gian khổ, bác rời hang Pắc Bó về Hà Nội hưởng thành quả chiến thắng, trổ tài cai trị dân . Đến đây th́ cái máy "tự ca tụng" của bác đă chạy đều, dù là "người vô cùng khiêm tốn" bác cũng cứ đa`nh phải nhũn nhặn công nhận rằng ḿnh đúng là vị thánh, không c̣n ǵ phải nghi ngờ nữa .

    Nhưng trong lúc bịa ra vài mẩu chuyện để tự nâng bi, nhà sáng tạo Hồ chí Minh lại sản xuất được những lời phét lác rất tiếu lâm.



    Bác Hồ Cho Áo

    Nguyên văn lời bác kể:

    "Ngày 2-9-1945. Ngày chính phủ Hồ chí Minh ra mắt nhân dân. Hồ chủ tịch sửa soạn đi dự lễ. Cụ Hồ chợt thấy ḿnh không có quần áo. Về việc quần áo có hai chuyện đáng kể:

    1- Vừa mới ở rừng về đến Hà Nội, một vơ quan ngoại quốc đến chào Hồ chủ tịch, vơ quan này bận quần ka-ki và áo bằng vải dù. Vơ quan thú thật là không có áo nào khác. Lập tức chủ tịch CỞI ÁO KHOÁC NGOÀI và biếu người vơ quan ấỵ Thấy người này cảm động và băn khoăn không muốn nhận chiếc áo . Chủ tịch cười nói: "Chúng ta quen biết nhau không nên khách khí. Anh nhận đi . Tôi c̣n một cái áo nữa", và người vơ quan ra đi với bộ quần áo đầy đủ, c̣n chủ tịch th́ suốt ngày mặc áo sơ-mi. ... Trong rừng, Hồ chủ tịch cũng như các chiến sĩ du kích, ai cũng quen bận quần đùi và ở trần. Về đến Hà Nội, Hồ chủ tịch cũng GIỮ NGUYÊN BỘ QUẦN ÁO KHI Ở TRONG RỪNG." (trang 111)

    Bộ quần áo của bác khi ở trong rừng là bộ nào, gồm những món ǵ, không thấy nói. Độc giả chỉ có một cách hiểu là bác "như các chiến sĩ du kích" cũng: "bận quần đu`i và ở trần".

    Về Hà Nội, Hồ chủ tịch "giữ nguyên bộ quần áo khi ở trong rừng" nghĩa là chủ tịch vẫn chơi một quả quần đu`i và ở trần.

    Thế nhưng ông Chủ tịch chỉ có mỗi cái quần đùi trên người lại biểu diễn được một màn từ thiện, nhường cơm xẻ áo rất ảo thuật. Thấy ông vơ quan ngoại quốc nghèo khổ rách rưới quá, chỉ có cái áo bằng vải dù, Chủ tịch thương lắm. Và ông chủ tịch giầu ḷng nhân, dù đang cởi trần vần cứ ... cởi áo khoác ngoài ra biếu ông vơ quan như thường !

    Đang ở trần trùng trục mà lại cởi được áo khoác ngoài đă siêu . Nhưng bác Hồ c̣n siêu hơn, cho áo khoác ngoài đi rồi, bác không trở lại t́nh cảnh ở trần mà lại "suốt ngày mặc áo sơ-mi".

    Thương thay! Câu chuyện cho áo của bác mới chào đời ở cuối trang 110 th́ vừa đến giữa trang 111 đă bị tác giả giết chết thẳng cẳng, hưởng dương được đúng 21 ḍng.

    Chuyện cho áo có thể thật v́ mấy anh cộng sản rất ưa nặng phần tŕnh diễn những tṛ như thế. Nhưng khi được kể lại nó hóa ra chuyện tiếu lâm, chỉ v́ bác tham quá . Bác muốn được tiếng có ḷng nhân đồng thời lại muốn mọi người tin là bác đă chịu đựng gian khổ, nghèo đói như mấy anh du kích: Ở rừng chuyên trị quần đu`i mà về tới Hà Nội rồi vẫn không khác lúc ở rừng . Tham th́ thâm ! V́ mải mê vồ tất cả những cái tốt đẹp về ḿnh, bác tự du ḿnh vào hoàn cảnh ngặt nghèo: Đang ở trần mà vẫn cứ phải cởi áo khoác ngoài cho bằng được!

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chân tướng Hồ Chí Minh P10

    Nhà Báo Nâng Bi

    Về ngày ra mắt đồng bào, bác Hồ tự nâng bi như sau:

    "Một vị Chủ tịch đă trăm lần thay đổi tên, làm mười hai nghề khác nhau, bị tù nhiều lần, một lần bị kết án tử h́nh, một lần có tin là chết - nhân dân chờ đợi được thấy, không những là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng Ḥa mới, mà c̣n lạ vị Chủ tịch khác thường ." (trang 111)

    Bác đă là vị chủ tịch đầu tiên th́ lấy đâu ra các chủ tịch khác để so sánh xem bác là loại thường hay khác thường Hay bác tính tự ca ḿnh là Chủ tịch "phi thường" nhưng chọn lộn chữ ?

    Những thành tích của Chủ tịch như "bị kết án tử h́nh, bị tù nhiều lần" đáng khoe rạ Nhưng cái màn đổi tên, làm nhiều nghề th́ có ǵ ghê gớm, phi thường đâụ Bọn trộm cướp, tà gian đổi tên như máy, đổi nhiều hơn bác . Bác lưu lạc năm bảy nước mà làm có 12 nghề là yếu . Kiều Phong bôn ba có mỗi nước Mỹ mà đă quất đủ 14 nghề rồi, so với đồng bào tị nạn th́ con số 14 cũng xoàng. Việc đổi tên đổi nghề xoành xoạch đâu có phải là những thành tích phi thường, làm cho ngài chủ tịch thêm vĩ đại.

    Tuy nhiên, tự nâng bi đến khúc này, bác có vẻ hả hê . Lần đầu tiên, bác cho phép một văn nô xiá vào nâng bi tiếp. Thật là một biến cố trọng đại, một vinh dự lớn cho anh văn nô . Con người có may mắn kỳ diệu, được chia xẻ công tác nâng bi với bác là ai ? Độc giả không được biết . Bác đâu có thèm nêu tên hắn ra . Bác chỉ viết:

    "Đây là MỘT NHÀ BÁO kể lại cảm tưởng của ḿnh sau buổi mít tinh". (trang 111)

    "Nhà báo này được bác chọn là phải v́ "cảm tưởng" của anh ta quanh quẩn hơi nhiều ở những lời tâng bốc bác lên tới mây xanh . Nhưng đặc biệt, anh nhà báo này có một lối nâng bi khá giống bác . Căn cứ trên những sự kiện vớ vẩn, anh ta hô lên những lời "hót" rất bất ngờ:

    "Từ xa tôi thấy Chủ tịch Hồ chí Minh. Chủ tịch đội mũ vải đă ngả mầu vàng v́ mưa gió, đi một đôi dép cao su, mặc một bộ quần áo ka-ki .

    Khi chủ tịch bắt đầu đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, giọng sang sảng của Chủ tịch c̣n nhắc lại rừng núi xa xăm, chiến tranh du kích . Đọc một đoạn và giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt. Chủ tịch nói:

    "Tôi nói đồng bào nghe rơ không?"

    Câu hỏi giản đơn này làm tiêu tan tất cả những cái ǵ c̣n xa cách giữa Chủ tịch và nhân dân, và làm thành một mối t́nh thắm thiết kết chặt lănh tụ và quần chúng. Với câu hỏi lạ lùng này không một ai ngờ Chủ tịch Hồ chí Minh đă trừ bỏ tất cả lễ tiết tất cả h́nh thức Chủ tịch trở thành "Cha Hồ" của dân tộc Việt Nam.

    "Tôi nói đồng bào nghe rơ không?", tất cả quần chúng cảm thấy sâu sắc ḷng thương yêu của một người Cha, của chủ tịch Hồ chí Minh đối với quần chúng, với nhân dân." (trang 113-114)

    Trước hết hăy bàn về câu hỏi:"Tôi nói đồng bào nghe rơ không?" Anh "nhà báo" kêu rằng "câu hỏi lạ lùng, không một ai ngờ."

    Lạ lùng, không ai ngờ được thật, v́ một diễn giả thường chỉ đặt câu hỏi như thế khi thấy mặt khán giả nghệt ra, không hiểu, không nghe rơ ḿnh nói ǵ. C̣n bác Hồ th́ hỏi câu ấy "giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt." Bác đọc xong một đoạn, khán giả phải hiểu, phải chịu lắm mới vỗ tay, hoan hô. Được mọi người hoan hô mà lại gân cổ hỏi: "Nghe tôi có rơ không" th́ ngu quá . Hỏi thế có khác ǵ chửi khán giả hoan hô, vỗ tay một cách mù quáng, không nghe không hiểu mẹ ǵ cũng cứ vỗ tay bừa.

    Bác đặt câu hỏi đă vô duyên, không đúng chỗ mà anh nhà báo diễn lời bác để tâng bốc c̣n lăng nhách, vô duyên hơn.

    Chỉ hỏi "Tôi nó đồng bào nghe rơ không?" mà "làm thành một mối t́nh thắm thiết kết chặt lănh tụ và quần chúng"... trở thành "cha Hồ" của dân tộc Việt Nam... làm cho tất cả quần chúng cảm thấy sâu sắc ḷng thương yêu ..."! Mẹ kiếp! Thế th́ những cán bộ hạng bét, những ca sĩ mầm non, những anh bán thuốc ê giữa chợ, và hàng triệu diễn giả tầm thường trên đời đều có thể trở thành "cha già dân tộc, thương yêu quần chúng sâu sắc" nếu họ lên diễn đa`n với một cái micro tồi . Máy khuếch âm rè rè, tiếng nói lúc có lúc không... cam đoan anh diễn giả sẽ lớn tiếng hỏi một câu giống hệt như bác, dù chẳng hề "thương dân sâu sắc".

    Bác chỉ x́ ra một câu hỏi tầm thường mà anh nhà báo đă suưt xoa, ca tụng bằng đủ lời dị hợm, lố lăng. Xem cách nâng bi của anh này sao mà giống bác quá. Hay là anh nhà báo kia chẳng phải xa lạ mà chính là chú... Trần Dân Tiên?





    Sáu Vấn Đề Cấp Bách

    Ngày 3 tháng 9, Hồ chí Minh họp hội đồng chính phủ lần đầu tiên. Tường thuật về buổi họp, Trần Dân Tiên cho thấy chỉ có một ḿnh bác nói, đưa ra kế hoạch, hội đồng có thảo luận hăng say cũng chỉ là để hoàn toàn đồng ư với Chủ ti.ch.

    Các bộ trưởng tán thành vội vàng quá nên ư kiến của bác được giữ nguyên con, tha hồ lộn xộn, lảm nhảm. Bác nêu ra các vấn đề "cấp bách" đánh số cẩn thận từ 1 tới 6.

    Vấn đề thứ sáu (Tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết) đáng lẽ phải nằm trong vấn đề thứ ba (Thực hiện dân chủ) th́ bác tách ra làm hai . Vấn đề thứ tư, thứ năm th́ hoàn toàn lộn xộn, bát nháo:

    Nguyên văn: "VẤN ĐỀ THỨ TƯ: Chế độ thực dân đă đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đă dùng mọi thủ đoạn ḥng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác . Chúng ta có nhiệm vụ cấp bác là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta . Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.

    Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.

    "VẤN ĐỀ THỨ NĂM: Thuế thân, thuế chợ, thuế đ̣ là 1 lối bóc lột vô nhân đạọ Tôi đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế ấỵ Cuối cùng tôi đề nghị TUYỆT ĐỐI CẤM HÚT THUỐC PHIỆN" (trang 116).

    Chuyện cấm hút thuốc phiện phải nằm trong "vấn đề thứ tư", ngay sau khi bác tố thực dân đầu độc dân ta bằng rượu và thuốc phiện. Vấn đề thứ năm đang nói chuyện thuế, tự nhiên lại phang ngay ra cái khoản cấm thuốc phiện, lộn xộn quá . Lúc đó bác chưa dùng những chữ "tàn tích do thực dân để lại" nhưng tinh thần đỗ thừa đă cao . Bác bảo thực dân hủ hóa làm cho dân ta "gian giảo". Nhưng trong số những người Việt gian giảo, bác và cán bộ Vẹm của bác tài nghệ ở mức thượng thừa, gian khiếp lắm. Cũng bị thực dân hủ hóa chăng?

    Bác muốn mở chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân, nhưng đ̣i dạy dân phải cần, kiệm, liêm, chính. Dân đang đói nhăn răng, chả cần ai dạy cũng cần kiệm. Bác muốn dạy dân hai đước tính ấy, thôi th́ cũng được đi . Những cái khoản liêm chính th́ phải dân cho các quan lớn, quan bé cán bộ của bác chứ . Dân chúng có quyền hành chức tước ǵ mà sợ họ không liêm không chính.

    Cái khoản "vấn đề thứ năm" mới khiếp: Bác ban lệnh miễn thuế. Thực dân bày ra không biết bao nhiêu thứ thuế độc ác, bác lại chỉ bỏ có ba: Thuế thân, thuế chợ, thuế đ̣ .

    Có nhân dân nào chết v́ thuế chợ thuế đ̣ đâu . Bác thực t́nh không biết đến những "lối bóc lột vô nhân đạo" khác của thực dân? Hay bác biết, nhưng kín đáo giữ lại, chỉ tha cho nhân dân vài món thuế vớ vẩn, có số thâu yếu kém nhất để làm cảnh .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bí Mật Về Xác Ướp Hồ Chí Minh
    By alamit in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 21
    Last Post: 21-01-2020, 12:33 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 14-03-2012, 02:15 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 09-02-2012, 06:36 AM
  4. Replies: 13
    Last Post: 11-07-2011, 09:55 PM
  5. Tâm T́nh Với Thế Hệ Hồ Chí Minh
    By nguyenlocyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 02-03-2011, 11:43 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •